Nguyễn Vĩnh Bảo,

bậc thầy của âm nhạc tài tử miền Nam


Nguyễn Thuyết Phong

 

[Thầy Vĩnh Bảo biểu diễn tiếng đàn tranh tuyệt diệu của thầy]

Thay Vinh Bao danh dan nguyet.jpgQua hướng dẫn bằng thông tin điện tử từ một sinh viên ở Mỹ, tôi đi vào ngơ rồi lại ngách của một con phố nằm bên hông chợ Bà Chiểu. Ngược xuôi ba lần tôi mới t́m ra ngôi nhà khiêm tốn của người mà tôi hằng mong được gặp từ ba mươi năm qua, người có tiếng đàn đă từng vang xa đến những thính đường đại học Sorbonne, Washington, Kent, hay trên làn sóng phát thanh “Tinh Hoa” nơi quê nhà ngày nào: Nguyễn Vĩnh Bảo. Với tên nghệ sĩ người ta thường gọi một cách thân quen “Vĩnh Bảo” hay các băng nhạc “Nam B́nh” khiến nhiều người lầm tưởng ông thuộc giới hoàng tộc Huế. Thực ra, mảnh đất vùng nước nổi hằng năm Cao Lănh (tỉnh Đồng Tháp) là sinh quán. Chỉ ba ngày sau khi tôi gặp ông, theo kế hoạch đă định sẵn, tôi đưa đoàn sinh viên Mỹ đi khảo sát vùng đất nầy, vùng đất quen “sống với mùa nước lớn”, tôi vô t́nh biết ông xuất thân từ vùng ấy, càng hiểu được tại sao tiếng đàn của ông mênh mang, huyền diệu như cơn nước muôn trùng. Tôi càng hiểu rơ hơn giá trị của sinh thái đối với con người âm nhạc, trực diện với sông nước từ thủa tấm bé như ông.

Ông tiếp tôi qua những giây phút ban đầu với vẻ ngỡ ngàng, không kém ǵ cảm giác riêng tôi đối với ông. Cái ǵ khiến chúng tôi cùng chịu những băn khoăn như thế!? Chúng tôi biết nhau qua tên, qua việc làm, từ rất lâu. Hẳn nhiên với tuổi đời, tuổi nhạc, ông cách tôi mấy thế hệ, ông là bậc thầy. Tuy nhiên, mầu nhiệm thay, cảm giác ấy vụt qua rất nhanh, biết ra rằng, trong im lặng, chúng tôi trách nhau về cái “hoàn cảnh” khiến không được gặp nhau sớm hơn! Không khí bỗng dưng “nổi đ́nh nổi đám”. Tôi hết sức sững sờ trong nỗi vui mừng! Ông mang hết cây đàn này đến cây đàn khác ra đàn cho tôi nghe, giải thích cho tôi hiểu — cái tự nhiên hôm ấy khiến tôi nhớ lại h́nh ảnh rất thân yêu, bằng hữu, tương tự như trong giây phút đầu gặp gỡ nhạc sĩ (quá cố) Trần Hoàn năm 1993. Ông c̣n giở ra từng trang thơ làm bằng tiếng Pháp, những bài viết bằng tiếng Anh. Nếu không đến đây, bạn sẽ không thấy được một con người tài hoa, và cũng không biết được một con người không những có tầm tri thức rất lớn về âm nhạc, mà c̣n về cuộc đời nữa. Một con người rất đa dạng. Không những ông nắm hết các kỹ thuật chơi đàn, đóng đàn, mà c̣n cả một hệ thống lư thuyết và ứng dụng âm nhạc mà sách vở không thể tả hết. Điều đó thể hiện nét độc đáo của phương pháp truyền khẩu tiềm tàng trong một nghệ nhân có một quá tŕnh nghệ thuật lâu dài.

Ông sinh ra trong một ngôi làng nhỏ (Mỹ Trà) thuộc huyện Cao Lănh, tỉnh Đồng Tháp, vào năm 1918. Ban đầu học đàn với cụ thân sinh Nguyễn Hàm Ninh (nghệ nhân, nhà Đông y), sau đó học với Hai Ḷng (Vĩnh Long), Năm Nghĩa, Sáu Tư (Trà Ôn). Dù có năng khiếu âm nhạc phi thường, thuở c̣n thơ, thân sinh ông sợ con ḿnh mê đàn sẽ chểnh mảng việc học văn hóa. Lạ lùng thay, khi nghỉ chơi đàn th́ cậu bé Vĩnh Bảo lại học dở! V́ thế thân sinh ông phải cho đàn trở lại. Măi về sau, với ḷng đam mê học nhạc, ông tự nhận đă học với hơn 200 vị dù ít dù nhiều. Trên thực tế phần lớn ông tự học; và mỗi khi học với một người thầy th́ không quá một tháng là đủ số lượng bài bản cần thiết để chuyển qua một vị khác.

Trong lĩnh vực biểu diễn, ông là thế hệ kế tục các nhạc sư Cao Văn Lầu (tức Sáu Lầu, Bạc Liêu), Trầm Văn Kiên (tức Mười Kiên, Cần Thơ), và cùng hoặc xấp xỉ thế hệ với Chín Kỳ, Nguyễn Văn Thinh (tức Giáo Thinh), Hai Biểu, Chín Trích, Hai Khuê, Bảy Hàm, Mười Tiễng, Năm Cơ, Văn Vĩ, Sáu Tửng, v.v. Sớm tiếp cận với văn hóa tây phương, trong lúc dạy tiếng Pháp ở trường Ngô Quang Vinh (khoảng năm 1947) ông cũng đă chơi piano, violon, mandoline, và guitare.

Đặc điểm trong tiếng đàn tranh của ông là sự lưu loát, sang trọng, thanh thoát khiến người bạn tri âm của ḿnh là Giáo sư Trần Văn Khê có nhận xét trong một buổi giảng tại Hoà Lan: “Tôi chưa nghe ngón đàn tranh nào hay hơn ngón đàn của nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo, vừa ‘bay bướm’ vừa ‘sâu sắc’”. Không dừng lại chỉ ở tiếng đàn tranh mà ông c̣n tuyệt diệu qua nhiều nhạc cụ khác như ḱm, gáo, tỳ bà, độc huyền (bầu), v.v. Ông bước vào làng âm nhạc chuyên nghiệp rất sớm, tức năm 1938, ḥa quyện tiếng đàn gáo Vĩnh Bảo, tiếng đàn tranh Năm Nghĩa, tiếng đàn ḱm Ba Cần, vào tiếng ca lănh lót của cô Ba Thiệt (chị của cô Năm Cần Thơ) trong đĩa Béka.

Về căn nhà ấm cúng nầy, tôi lắng nghe từng tiếng rung, tiếng nhấn điêu luyện, tha thiết trên phím đàn ḱm (nguyệt), trên dây đàn gáo, đàn tranh và đáng lưu ư hơn hết là ở tuổi 88, nhạc sĩ Vĩnh Bảo không sai sót bất cứ cao độ âm thanh tinh tế nào trong nhạc dân tộc. Ông sống với chúng từ hơn tám mươi năm theo từng nốt thăng trầm của đất nước, của đời người. Ông c̣n là nhà sáng tạo âm thanh và nhạc cụ. Tôi theo dơi những dẫn giải say sưa, nhiệt t́nh, rơ ràng của ông về sáng tạo “dây tỳ” (quăng tám) và “dây xề-liu” (quăng tư) hồi năm 1935 và minh họa cho tôi xem một cách hết sức nhuần nhuyễn kỹ thuật diễn tấu hai loại dây lạ lùng, thú vị nầy. Câu chuyện “dây tỳ” – “dây xề-liu” khởi động từ bối cảnh thiên nhiên. Lúc sống ở Campuchia, trên đường đi thăm một ngôi chùa trong một đêm trăng sáng ông nghe tiếng ếch kêu thảm năo, khiến ông nghĩ ra một cách tạo âm cho cây đàn gáo qua cách lên dây mới nầy. Sáng tạo ấy quả t́nh bắt gặp tư duy thiên nhiên của Olivier Messian, nhà soạn nhạc Pháp, khi ông nầy ghi âm, nghiên cứu tiếng chim nhiều nơi trên thế giới cho một số các tác phẩm đương đại của ông.

Tuy nhiên, sáng tạo nổi bật nhất của ông là việc cải tiến đàn tranh với 17, 19, và 21 dây. Âm thanh của tiếng tranh Nguyễn Vĩnh Bảo đáp ứng thẩm mỹ cao; h́nh dáng trở nên đẹp hơn, thực dụng hơn cho việc diễn tấu. Ông cũng là người đầu tiên thử nghiệm thành công gỗ kiri Nhật Bản cho đàn tranh Việt Nam. Đây là một loại gỗ có vân tuyệt đẹp, chất xốp vừa đủ, và cho âm vang thật trong, sáng. Tôi được niềm hân hạnh lớn trong đời được có cây đàn tranh Nguyễn Vĩnh Bảo duy nhất dùng nguyên hảo gỗ kiri ấy (nguyên để đóng đàn koto Nhật) trong nhiều đĩa nhạc và trong suốt thời gian trắc nghiệm khoa học âm thanh (acoustics) tại đại học Washington (1987-89). Hai nhà khoa học Edward Burns và Douglas Keefe ở đây đánh giá độ vang loại đàn tranh Nguyễn Vĩnh Bảo là dài nhất trong các loại đàn tranh châu Á. Ngoài âm sắc đẹp, quư phái, kết quả thử nghiệm đó quả đáng ghi nhận hay nhất trong lịch sử chế tác đàn tranh Việt Nam. Lại nữa, hiện nay cả nước thường sử dụng đàn tranh 17 dây, bắt nguồn từ sáng tạo của nghệ nhân Nguyễn Vĩnh Bảo. Cải tiến nhạc cụ của ông có định chuẩn dân tộc cao, không lai căng, đi sai lệch truyền thống như một số các trường hợp gần đây. Đó là điểm son, đồng thời là minh chứng hùng hồn nhất về đóng góp của ông cho nền văn hóa dân tộc. Việc nầy, tôi thiết nghĩ nhờ vào khả năng duy nhất: chính ông là nhạc sĩ biểu diễn tài t́nh và là bậc thầy cầm cân nẩy mực của một hay nhiều thế hệ nhạc sinh. Ông phát biểu trong ấn bản đĩa OCORA – Radio France, 2002 như sau: “Toujours insatisfait de moi-même, je ne m’arrête jamais sur un résultat acquis. Mon oeuvre est en transformation perpétuelle. Je tente constamment de varier mes procédés de trouver chaque jour d’autre moyen d’expression” (Luôn luôn không hài ḷng với chính ḿnh, tôi không bao giờ dừng lại ở kết qủa đạt được. Tác phẩm của tôi luôn ở trạng thái biến đổi trường cửu. Tôi không ngừng thay đổi mỗi ngày bằng một phương thức diễn tả mới)

Hai nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo và Nguyễn Hữu Ba là hai nhà trí thức âm nhạc, là chim đầu đàn của cả thế hệ âm nhạc toàn miền Nam giữa thế kỷ 20. Thầy Vĩnh Bảo đă góp công đào tạo các thế hệ giảng viên nồng cốt của Nhạc Viện thành phố và cả nước như Nguyễn Văn Đời (nguyên Chủ Nhiệm Khoa Nhạc Cụ Dân Tộc), Phạm Thúy Hoan, Quỳnh Hạnh, Hoàng Cơ Thụy, hay thậm chí đến các nghệ sĩ trẻ tên tuổi đoạt Giải nhất đàn tranh toàn quốc như Nguyễn Thanh Thủy (Nhạc viện Hà Nội) cũng t́m đến thầy Vĩnh Bảo hầu tiếp thu tinh hoa. Từ mấy thập kỷ qua, lúc đă về hưu, thầy Vĩnh Bảo vẫn không từ chối dạy học tṛ tại trường (thí dụ như trường Colette, Alliance Francais), tại nhà, thậm chí c̣n dạy qua mạng Internet ở châu Âu, châu Mỹ. Cái cao qúi của một con người chỉ sống bằng lương tâm âm nhạc dân tộc là không dạy v́ tiền, có khi lại “năn nỉ” học tṛ ḿnh học để sao cho vốn qúi dân tộc được tiếp tục lưu truyền. Và ông đă lưu truyền vốn qúi ấy vào những nghiên cứu trên thế giới. Lúc là giáo sư thỉnh giảng tại đại học Southern Illinois (Hoa Kỳ), sinh viên các nơi khác trên đất Mỹ cũng đến t́m học với ông. Không nhờ vào kiến thức của Giáo sư Nguyễn Vĩnh Bảo, John Paul Trainor khó có thể hoàn tất luận án Tiến sĩ với đề tài rất khó: “Điệu thức trong nhạc tài tử” bảo vệ tại đại học Washington. Phó giáo sư Tiến sĩ Christophe Maillard, trường đại học Toulouse (Pháp) cũng chịu khó lần ṃ đến căn nhà nhỏ của ông mà học nhạc và ḥa đàn hằng đêm.

Căn nhà nhỏ của ông vừa là điểm chế tạo nhạc cụ, điểm hội tụ những nhạc sinh, những người yêu đờn ca tài tử, của nụ cười sáng tạo. Ông không màng đến khen thưởng, chỉ xem tiếng nhạc là lẽ sống, là niềm tin yêu, là sự phồn vinh cho tâm hồn như ông nói với tôi lúc chia tay: “La confiance en la musique enrichit mon existence”.

Wednesday, November 02, 2005

Nguyễn Thuyết Phong