Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo:

Người được Tổng thống Pháp vinh danh

 

Theo tin từ Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ngày 22-4-2008, nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo đă được Tổng thống Pháp tặng huy chương Officier des Arts et des Lettres - phần thưởng cao quư của nước Pháp dành những nghệ sĩ có cống hiến to lớn cho nghệ thuật và văn chương.

Đến nay, vị nhạc sư này đă 91 tuổi, nhưng là người sống ngay tại quê hương đầu tiên nhận được vinh dự của nước Pháp.

Sau ngày nhận sự vinh danh từ Đại sứ quán Pháp, sau những cuộc phỏng vấn của nhiều báo đài quốc tế, ngoại trừ vài lẵng hoa chúc mừng của học tṛ và của giáo sư tiến sĩ âm nhạc Việt kiều Mỹ Nguyễn Thuyết Phong đang về thăm quê, cuộc sống của vị nhạc sư 91 tuổi vẫn b́nh lặng với việc đóng đàn tranh và dạy nhạc qua Internet trong ngôi nhà bề ngang chỉ ba mét trong một con hẻm ở quận B́nh Thạnh, TP.HCM. Ấy vậy mà ngôi nhà không sang trọng ở con đường khó t́m ấy lại được rất nhiều ông Tây, bà đầm, Việt kiều khắp thế giới, dân chơi nhạc tài tử trong nước, từ những người chưa biết qua một nốt nhạc đến những vị giáo sư tiến sĩ âm nhạc đă t́m đến chỉ để lĩnh hội tiếng đàn tranh và kiến thức âm nhạc dân tộc của nhạc sư Vĩnh Bảo.

Lạ nữa là chủ nhân ngôi nhà chưa từng qua một trường lớp học nhạc nào lại từng là giáo sư dạy nhạc ở Trường Quốc gia âm nhạc - kịch nghệ Sài G̣n, là giáo sư thỉnh giảng và nói chuyện về âm nhạc Việt Nam ở Mỹ, Pháp, Đức, Nhật… bằng bốn loại ngoại ngữ, được vinh danh là người có tầm ảnh hưởng đến việc nghiên cứu âm nhạc dân tộc học thế giới nên mới được gọi kính trọng là nhạc sư.

Tuổi thơ mê đàn

Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo sinh năm 1918 tại Sa Đéc, trong một gia đ́nh điền chủ có thú chơi âm nhạc tài tử. Bảy anh chị em trong gia đ́nh đều biết đàn ca, nên từ lúc năm tuổi cậu út Vĩnh Bảo đă biết sử dụng cây đàn đoản. Thấy con mê đàn quá mà xao lăng việc học, người cha cấm con không được đụng tới đàn nữa. Song người mẹ lại phát hiện con đàn rất hay nên thường khuyến khích, “bao che” cho cậu bé tập đàn.

Đến 10 tuổi, Vĩnh Bảo đă chơi được gần hết các loại đàn dân tộc như tranh, gáo, ḱm, c̣… nhưng đúng là việc học của cậu sa sút rơ. Cha Vĩnh Bảo lo lắng, mẹ cậu bèn kêu con ra đàn cho cha nghe, xin chồng cho con được học và chơi đàn chính thức, biết đâu việc học sẽ tốt hơn. Ngạc nhiên trước ngón đàn mượt mà của con, cha Vĩnh Bảo đồng ư và c̣n mướn một thầy về dạy đàn cho con. Từ đó, việc học đàn cũng như học văn hóa của Vĩnh Bảo khá hẳn. Nhưng rồi những tháng ngày êm đềm bên cha mẹ được không lâu v́ cậu học sinh trường Tây ấy bị các quan chức Pháp phạt đánh 30 roi và đuổi học v́ tham gia rải truyền đơn.

Người vinh danh âm nhạc dân tộc việt khắp thế giới

Để giúp con học tiếp, cha mẹ Vĩnh Bảo gửi cậu sang Campuchia học đến tú tài. Vẫn học giỏi đến hết tú tài nhưng Vĩnh Bảo không thi lấy bằng, bởi anh quan niệm học cái ǵ ḿnh muốn biết chứ không học chỉ để lấy cái bằng. Việc học nhạc cũng thế, Vĩnh Bảo có thể say mê học hỏi tất cả mọi người, từ một bạn đờn vô danh đạp xích lô đến những nhạc sĩ nổi tiếng thời bấy giờ như Hai Ḷng, Sáu Tư, Năm Nghĩa nhưng anh cũng không thích tới trường lớp để lấy bằng cử nhân.

Chưa đến 20 tuổi, Vĩnh Bảo đă nổi danh khắp Nam kỳ lục tỉnh và cả đất bạn Campuchia bởi tiếng đàn của ḿnh, được những quan chức Nhật mời sang tận Nhật để sinh sống và chơi đàn. Trên đất Campuchia, năm 1935, ông sáng chế ra dây tỳ và dây xề liêu cho cây đàn gáo, cố tạo ra tiếng ếch kêu trên cây đàn này khi nghe tiếng ếch trong ngôi chùa Miên vào một đêm trăng sáng.

Năm 1938, lúc 20 tuổi, Vĩnh Bảo về nước kiếm sống bằng nghề dạy tiếng Pháp cho các trường tư thục và lập tức được Hăng đĩa Béka mời thu đĩa với các bạn đờn nổi tiếng như Ba Câu, Năm Nghĩa. Vốn thông minh, lại thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp, biết thêm tiếng Hoa, tiếng Nhật và cả tiếng Campuchia, chàng trai Vĩnh Bảo tự ḿnh t́m đọc các tài liệu âm nhạc và mày ṃ cải tiến cây đàn tranh từ 16 dây thành 17, 19, rồi 21 dây vào những năm 1950.

Cải tiến của anh đă vấp phải luồng chỉ trích dữ dội từ nhiều nhạc sĩ nhạc cổ truyền đương thời rằng ông phá hỏng nhạc truyền thống. Nhưng với tính năng tiện lợi, không phải sửa dây, kéo nhạn mỗi khi đàn những bài bản khác nhau của loại đàn tranh do ông cải tiến, chỉ vài năm sau, chúng đă khiến loại đàn tranh 16 dây không c̣n chỗ đứng và Vĩnh Bảo được giới thông thạo nhạc Việt và âm nhạc thế giới ghi công. Từ đó, tiếng đàn tranh đờn theo kiểu ứng tác tùy vào tâm trạng của ḿnh để nhấn nhá cho ra những âm điệu phong phú, thanh thoát, lịch lăm của Vĩnh Bảo cũng được ca ngợi là “đệ nhất danh cầm”, được vinh danh ở trong lẫn ngoài nước, cả giáo sư Trần Văn Khê cũng thán phục, tôn là bậc thầy để đến học hỏi.

Từ việc cải tiến đàn tranh, Vĩnh Bảo c̣n có thêm nghề đóng đàn dân tộc nổi tiếng, được Trung tâm Nghiên cứu âm nhạc Đông Dương của Pháp mời sang Paris làm việc, trao đổi kinh nghiệm với tiến sĩ vật lư Emile Leipp - một chuyên gia về đóng đàn piano và guitar.

Năm 1955, Trường Quốc gia âm nhạc - Kịch nghệ Sài G̣n được thành lập, Nguyễn Vĩnh Bảo được mời về giảng dạy với chức danh Trưởng Ban giáo sư âm nhạc miền Nam và mọi người kính trọng gọi ông là nhạc sư Vĩnh Bảo. Vài năm sau sinh viên trường ông bỏ học phản đối việc giảng dạy nhạc dân tộc không theo nguyên tắc sư phạm, điển h́nh là t́nh trạng chỉ một bản nhạc mà lúc này thầy đàn kiểu này, lúc khác lại đàn kiểu khác.

Nhờ rất rành nhạc dân tộc và c̣n thông thạo âm nhạc phương Tây, chơi được nhiều lại nhạc cụ như piano, violon, mandoline…, nhạc sư Vĩnh Bảo đứng ra nói chuyện và thuyết phục được sinh viên. Một mặt ông đưa ra phương pháp kư âm nhạc ngũ cung theo kư hiệu như nhạc phương Tây do chính ông sáng tạo ra giúp sinh viên dễ tiếp thu, mặt khác ông nhắc nhở sinh viên nên học hỏi điều hay, nhưng không để cho âm nhạc phương Tây làm vong bản nhạc dân tộc.

Năm 1960, ông lập ban nhạc Tinh Hoa, chuyên tŕnh diễn nhạc tài tử Nam bộ trên Đài phát thanh Sài G̣n. Năm 1964, ông rời Trường Quốc gia âm nhạc - Kịch nghệ v́ bất đồng quan điểm giảng dạy với Ban giám đốc v́ cho rằng nhà trường đă không đặt âm nhạc dân tộc đúng vị trí cần thiết mà thiên về nhạc phương Tây. Không c̣n dạy ở trường, song với vốn văn hóa sâu rộng, kiến thức âm nhạc dân tộc uyên bác và khả năng sử dụng được nhiều ngoại ngữ thông thạo, ông vẫn được mời đi tŕnh diễn, diễn thuyết về âm nhạc dân tộc, giao lưu âm nhạc Đông - Tây trong và ngoài nước.

Năm 1963, ông tham gia Hội nghị Âm nhạc châu Á ở Singapore. Năm 1969, ông sang Tokyo nói chuyện về âm nhạc truyền thống Việt Nam. Năm 1972 ông sang Paris giới thiệu, biểu diễn nhạc cụ dân tộc Việt Nam cho Trung tâm Nghiên cứu âm nhạc Đông phương và Viện Nghệ thuật - khảo cổ của Pháp. Tại Pháp, ông cùng giáo sư Trần Văn Khê được mời thu đĩa nhạc tài tử Nam bộ cho Hăng Ocara và Hăng Phillips phát hành, thu đĩa đàn tranh cho UNESCO giữ làm tư liệu… Từ năm 1970 đến năm 1972, vị nhạc sư không bằng cấp Nguyễn Vĩnh Bảo được Đại học Illinois mời sang Mỹ giảng dạy âm nhạc Việt Nam. Năm 1974, ông được mời tham dự Đại hội Âm nhạc thế giới ở Hoa Kỳ có 51 nước tham dự nhưng ông không được cấp phép đi…

Đến năm 2005, đánh giá cao sự cống hiến của ông cho âm nhạc dân tộc, Nhà nước đă trao giải thưởng Đào Tấn cho nhạc sĩ Vĩnh Bảo. Năm 2006, tại Hội thảo dân tộc nhạc học thế giới lần 51 ở Honolulu (Hawaii, Hoa Kỳ) quy tụ hơn 800 nhà nghiên cứu khắp thế giới, có một tham luận “Danh nhân âm nhạc trong ngành dân tộc nhạc học” được hội thảo đón nhận nồng nhiệt. Tham luận này nêu ra sáu nhạc sư có tầm ảnh hưởng đến nghiên cứu âm nhạc dân tộc thế giới, trong đó tên Nguyễn Vĩnh Bảo được đặt lên hàng đầu cùng năm vị nhạc sư thuộc các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Ireland.

Vị nhạc sư chốn dân gian

Trước 1975, lương dạy nhạc không đủ sống, để nuôi được gia đ́nh bảy con, nhạc sư Vĩnh Bảo phải làm thêm đủ nghề, nào đóng đàn, dạy ngoại ngữ, chép thuê bản án cho ṭa án, nào lái taxi, lái xe tải mua dừa ở quê lên bán… Từ chối di tản sang Mỹ theo đề nghị của Chính phủ Mỹ (v́ có tên trong danh sách giáo sư một trường đại học Mỹ), ông ở lại nước, sống lặng lẽ nên cuộc sống có lúc rất chật vật. Dù khó đến mấy, ông vẫn quyết sống bằng nghề dạy nhạc dân tộc và đóng đàn tranh, đàn ḱm tại nhà. Chỉ cần ai muốn học, gọi điện hay đến học là ông nhận lời, không đặt nặng học phí, sẵn sàng rút ruột chỉ bày tận t́nh cho bất kỳ ai muốn hỏi nghề. Tâm nguyện của ông chỉ muốn truyền bá âm nhạc thuần chất tinh túy của dân tộc cho càng nhiều người càng tốt.

Bây giờ, khi đă 91 tuổi, ông vẫn dạy nhạc, đóng đàn kiếm sống, cuộc sống chỉ ở mức tạm ổn. Nhớ lại những lúc đói ăn, ông vẫn cười bao dung: “Người ta giúp ngặt chứ không có giúp nghèo. Cái chính ḿnh vẫn phải tự lo cho cuộc sống của ḿnh”. Tuy sức có yếu đi nhưng đầu óc ông vẫn minh mẫn, giọng nói rơ, vang, nét chữ vẫn rắn rỏi, riêng sức làm việc, cách làm việc th́… phi thường!

Nhiều năm nay, ông c̣n qua Internet để dạy nhạc cho các học tṛ học trực tuyến (ông đàn và giảng qua webcam). Hàng ngày ông kiểm tra thư học tṛ và trả bài qua mạng, vào trang web http://vinhbao.theonly1.net/ do học tṛ và bạn bè từ khắp thế giới quư trọng lập cho để trao đổi về kiến thức âm nhạc với mọi người. Tuổi cao nhưng ông vẫn thường xuyên ngồi làm việc mấy giờ liền cùng máy tính trong đêm khuya để soạn bài, thu nhạc, giảng giải cho các học tṛ. Vị nhạc sư tóc bạc trắng đă 91 tuổi ấy sống thanh bạch cả đời với nhạc dân tộc giữa chốn dân gian.

Theo H̉A B̀NH - Doanh nhân Sài G̣n Cuối tuần