TÔ NGUYỆT Đ̀NH

(1920-1988)

 

Nguyễn Văn Sâm

 

          Tên thật là Nguyễn Bảo Hóa, ngoài bút hiệu Tô Nguyệt Đ́nh ông c̣n kư nhiều bút hiệu khác mà Tiêu Kim Thủy là một. Ông sinh ngày 1 tháng 10 năm l920 tại làng Phước Lễ, tỉnh Bà Rịa, mất ngày 17 tháng 05 năm 1988, hầu hết thời gian ông sinh sống đều là làm báo viết báo.

            Thuở c̣n trẻ yêu quí sách vở cho nên ông vừa mở cửa hàng bán sách báo ở quê nhà, vừa cộng tác viết tin địa phương cho các báo Tin Điển, Ánh Sánh, Việt Thanh, Việt Báo … tại Sàig̣n.

            Từ năm 1955, ông lên Sàig̣n tiếp tục cộng tác với một số tờ báo tại đây và sống bằng nghề viết lách cho đến cuối đời, năm 1988.

            Các tác phẩm chính:

 

            a. Sáng tác:

            - Ải Chi Lăng (truyện ngắn, Việt Bút, 1947)

     - Bóng giai nhơn (truyện ngắn, Đoàn Kết, 1948)

            - Mị Lan Hương (tiểu thuyết, Tấn Phát, 1950)

            - Bộ áo cà sa nhuộm máu (tiểu thuyết, Tấn Phát, 1952)

            - Chàng đi theo nước (tiểu thuyết, Tấn Phát, 1953)

            - Bức địa đồ máu (tiểu thuyết, 1952)

            - Tiếp Bội (tiểu thuyết, Lá Dâu, 1957)

            - Mía sâu có đốt (tiểu thuyết, chung với Trang Thế Hy, Lá Dâu, 1957)

 

            b. Biên khảo:

            - Nam Bộ chiến sử (Lửa Sống, 1949)

            - Phạm Hồng Thái (Sống Mới, 1957)

            - Tàn phá Cổ Am (Tấn Phát, 1958)

            - Việt Nam 25 năm máu lửa (Khai Trí, 1971, chưa kịp xuất bản)

                             

           

Lời giới thiệu

 

Trong giai đoạn văn chương tranh đấu chống Pháp của Nam Bộ 1945-1954, Tiêu Kim Thủy nổi danh với quyển sử có tính cách đấu tranh nhiều hơn sử tính là Nam Bộ Chiến Sử, tiểu thuyết Bộ Áo Cà Sa Nhuộm Máu của ông cũng vậy, đáp ứng cho giai đoạn văn chương thời đó hơn là giá trị nội tại của nó.

Tiếp Bội là t́nh trạng kéo dài không cần thiết của một giai đoạn văn học đă đổi chiều với sự ra đời của hiệp định Genève, kéo theo sinh hoạt viết lách mang một sinh thái khác của những nhà văn miền Bắc mới di cư vào Nam mà nổi bật nhứt là những cây bút của nhóm Sáng Tạo và nhóm Quan Điểm. Tiếp Bội, Mía Sâu Có Đốt v́ vậy  có vẽ lạc điệu và lỗi thời khi được xuất bản.

Nếu Tiếp Bội được viết và in trước đó 10 năm như Người Yêu Nước của Thẩm Thệ Hà th́ chắn chắn nó sẽ được đón nhận cách khác, không phải hờ hững như khi được xuất bản.

Nh́n chung, tác phẩm được tác giả viết với tâm huyết,  gói ghém một cách thế đấu tranh và tŕnh bày được nguyên ủy v́ sao phải đấu tranh để chống thực dân Pháp. Nhưng năm 1957, t́nh h́nh đă đổi khác, người ta không c̣n đặt chuyện tranh đấu lên hàng đầu nữa mà đặt vấn đề theo ai hay tranh đấu như thế nào, để làm ǵ.. lên hàng đầu.

Trước sự thay đổi của chánh trị và văn nghệ, Tiếp Bội nói riêng, và tác phẩm của những nhà văn nổi tiếng trước đó độ 10 năm nói chung bổng nhiên đi vào trường hợp ḥn đá ném xuống không tạo được một gợn sóng nào trên mặt hồ. Tiếc thay!

Tiếp Bội chỉ c̣n giá trị ghi nhận được một vài h́nh ảnh của Sàig̣n xưa hơn là giá trị của quyển truyện.

 

(NVS)