Phần I: Luân Lư Giáo Khoa Thư

HỌC HÀNH CỐ CHÍ LẬP THÂN NÊN NGƯỜI

 

Xưa nước ta lệ thuộc Tàu trên 1000 năm. Họ đem chữ Hán dạy ta nên gọi là Hán tự. Đời này qua đời khác, ta dạy lẫn nhau ... Lâu ngày người ḿnh đọc trại theo giọng Nam, không đúng giọng Tàu, viết th́ h́nh thù như chữ Hán ... 

Lối học riêng đó của dân ta gọi là học Chữ Nho. V́ lối học thời ấy, mạnh ai nấy học, nấy dạy, triều đ́nh cử quan Đốc Học để quản lư học tṛ ở mỗi tỉnh, và quan Giám Thọ hay huấn đạo ở các phủ, huyện sắp đặt sĩ tử đi thi Hương, chọn nhân tài ra giúp đất nước.

Lúc Tây chưa vào, cả xứ Lục Tỉnh từ B́nh Thuận trở vào chỉ có một trường thi Gia Định, cụ Nguyễn Đ́nh Chiểu đâu Tú Tài ở Gia Định năm 1843, đời Thiệu Trị năm thứ 3(1).

Khi Tây chiếm Gia Định, rồi 3 tỉnh miền Đông họ bắt đầu dùng chữ quốc ngữ (loại chữ lấy mẫu tự la-tin a,b,c  ...  phiên âm tiếng Việt) thay thế chữ Hán, trong giao dịch và giáo dục.

Đến 18-9-1924 Toàn Quyền Đông Dương là Merlin ra quyết định đưa chữ quốc ngữ vào dạy ở cấp Sơ Học trên toàn nước Việt Nam ta. Bài Trường học” trong Luân Lư Giáo Khoa Thư là nói về trường học trong bối cảnh sau 1924; dạy và học chữ quốc ngữ.

Ở trong Nam, Tây thiết lập hệ thống làng xă rất sớm; xây dựng nhà việc, lập trường Sơ Học, chợ và phố xá ...

Mỗi trường Sơ Học thường có 3 pḥng cho ba lớp Đồng Ấu, Dự Bị và Sơ Đẳng. Trường xây dựng bằng gạch, lớp ngói cao ráo, sạch sẽ, vững chắc. Trường học xây dựng ở khu thị trấn gần chợ, phố, cạnh sông ... thuộc khu phố, thị tứ, đông dân cư.

Trường học là một h́nh ảnh của văn minh Tây Phương, rực rỡ giữa làng mạc, nhà cửa đơn sơ, lạc hậu của ta, có giá trị chinh phục ḷng người không ít.

Tác giả tả cảnh trường học ở làng như sau :

Đồng hồ sắp đánh tám giờ. Học tṛ tấp nập đi học , lũ năm lũ  ba, tay cặp sách, vừa đi vừa chuyện tṛ vui vẻ. Đến trường ai nấy vào học, các lớp học rộng răi, mát mẻ".

Hồi đó học tṛ đi học ngày hai buổi, nghỉ ngày thứ Năm và Chủ Nhựt. Bấy giờ, ít ai có đồng hồ. Làm việc ǵ cũng canh tiếng gà gáy, nh́n con nước lớn nước ṛng, ḍm mặt trời . . .  mà đoán định thời gian. Chùa th́ có giờ công phu. Trường học th́ có trống báo giờ. Tây vào họ đem đến cho ḿnh một dụng cụ đo thời gian gọi là cái đồng hồ. Cái đồng hồ xưa treo trên vách , có quả lắc gọi là trứng dái đưa qua đưa lại kêu tíc tắc. Mặt đồng hồ có hai cây kim chỉ giờ và phút. Đồng hồ chạy được nhờ có cuộn dây thiều. Kim đồng hồ quay hết 24 tiếng gọi là một ngày, một đêm bằng ṿng quay của trái đất là  : 23 giờ , 56 phút, 4 sao (tính tṛn là 24 giờ) . Mỗi giờ đồng hồ gơ một tiếng (trong Nam không kêu là đánh) và cứ 15 phút có tiếng nhạc nên gọi là đồng hồ đờn.

Ngày nay trẻ con sanh ra đă nh́n thấy cái đồng hồ : nào là đồng hồ báo thức (reo) , đồng hồ đeo tay, bỏ túi ...  nên không có được cái cảm xúc của học tṛ thời Luân Lư Giáo Khoa Thư.

Hồi nhỏ học tṛ đến trường rất sớm để chơi đánh đáo, đá cầu, bắn cu li; con gái th́ chơi nhảy dây, đánh tên (đánh đũa), nhảy c̣ c̣. v . v. . .

Nghe trống đánh ba hồi , lại ba dùi, th́ chạy ùa về trường, xếp hàng mà mặt mũi c̣n mồ hôi, c̣n luyến tiếc cuộc chơi...

Cái trường Sơ Học của tôi hồi nhỏ ở làng Tân Ḥa,   quê hương kháng chiến của Trương Công Định , nền cao tới bụng, tam cấp bước lên bề thế, cửa cái có hai cánh to, cửa số lá sách mở rộng, sáng sủa. Mái lợp ngói đỏ, nền lót gạch Tàu màu đỏ đậm . . .

Trong khi đó trường học trong xóm mà bọn tôi học vở ḷng , học ráp vần xuôi, vần ngược th́ nghèo nàn, thầy tṛ nhố nháo ...

H́nh ảnh trường làng thời xưa, luôn luôn là một chút ǵ thơ mộng, không sao tả hết và có lẽ mỗi người

trong chúng ta, ai đă từng trải qua, từng sống mới cảm, thông nổi ...

H́nh ảnh ấu thơ êm đềm dưới ngôi trường làng có bóng cây to, cạnh ao làng,  nay không c̣n t́m lại được nữa !

Chúng ta nghe Luân Lư Giáo Khoa Thư viết tiếp :

 Thầy giáo hết ḷng dạy các cậu, mà các cậu học hành rất chăm chỉ. Sự học hành cần lắm. Ta phải rủ nhau đi học. Có học mới khôn được.

Hồi xưa học tṛ trong Nam ôm cặp bằng đệm, đội nón đệm, mặc áo bà ba, quần cụt, chân đi đất. Sau này mới có áo sơ mi trắng, cặp da, nón nỉ.

Giấy viết hồi đó là giấy manh, mua về phải  gạch hàng, sau này có tập vở cahier khổ nhỏ :32, 50, 100 trang.

Học tṛ xưa viết chữ rất đẹp. Thầy giáo dạy nắn nót từng nét. Viết bằng cây viết có ng̣i, mực tím, nét chữ do đó rất sắc sảo.

Thầy giáo xưa rất chăm chỉ là mẫu mực cho xă hội. Thầy rất gần gũi với cha mẹ,  làng xóm.

- Không thầy đố mày làm nên.

hoặc   

- Muốn sang th́ bắt cầu kiều,

Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.

Hồi đó thầy giáo được đào tạo thế nào ?

Ban đầu được chọn từ những người đậu Tiểu Học, hoặc nếu không đậu th́ phải có chữ viết tốt. Họ ăn lương làng xă hoặc ăn lương tỉnh. Cả hai loại quyền lợi đều thua các thầy kư, thầy thông mặc dầu xuất thân như nhau.

Hồi Tây mới mở trường làng, dân không ai chịu cho con đi học; sợ triều đ́nh hoặc sợ Tây bắt con đi Tây luôn ...  

Do đó ban đầu làng bắt buộc, cưỡng bức cha mẹ đem con đi học; Dù vậy cũng không đủ số học tṛ cho mỗi lớp.

Kết luận bài Trường học” tác giả Luân Lư Giáo Khoa Thư  viết :

Khuyên con, con sớm chuyên cần.

Học hành có chí lập thân nên người”.

Học hành quả là cần thiết. Nó là ch́a khóa mở cửa trí tuệ con người.

Cha mẹ Việt Nam ta xưa  , dầu ít học, nhưng ai ai cũng lo toan cho con ḿnh đi học, dù học chữ Hán, Chữ Nôm, chữ quốc ngữ, chữ Tây ...

Thế mới thấy rằng dân tộc ḿnh xưa nay vốn hiếu học và rất coi trọng người trí thức, người có chữ nghĩa.

Sĩ nông công thương.

Trong nếp thang nghề nghiệp, sĩ xếp đầu, người trí thức, kẻ sĩ luôn được đề cao.

Nói về thứ bậc trong xă hội th́ người Thầy chỉ đứng sau Vua mà thôi.

Quân, Sư, Phụ.

Sang hải ngoại cái tinh thần hiếu học của người ḿnh cũng đă được khẳng định, làm rạng danh dân Việt vậy.

 

 

 

(1)  Xứ Nam Kỳ Lục Tỉnh ban đầu chỉ có trường thi Tú Tài ở Gia Định và Văn Thánh Miếu ở B́nh Dương. Năm 1863, ba tỉnh miền Đông bị Pháp chiếm, cụ Phan Thanh Giản là Khâm Sai Đại Thần, được vua Tự Đức cử làm Kinh Lược 3 tỉnh Miền Tây, đồn trú tại Vĩnh Long. Cụ cho lập :

- Trường thi Tú Tài tại An Giang (Châu Đốc)

- Văn Thánh Miếu tại Long Hồ (Vĩnh Long)