“Ly Rượu Mừng”

Cao-Đắc Tuấn(Danlambao)Ca khúc “Ly Rượu Mừng” làmột bài hát thịnh hành trong dịp Tết.Bài hát mời mọi người cùnguống rượu mừng Xuân và nóinhững lời chúc Tết đến toàndân và đất nước. Tuy bài hát khôngmô tả những cảnh tượng và sinhhoạt Tết như pháo nổ, hoa tươisặc sỡ, bánh kẹo, bài hát tiêubiểu cho Tết Việt Nam vì chúc Tết làmột tục lệ quan trọng trong Tết Việt Nam.Cộng với điệu nhạc vui tươi, giaiđiệu tiết tấu sống động, vàlối diễn tả bình dị với vàiđiểm đặc sắc, “Ly RượuMừng” là một bài hát bất hủtrong dịp Xuân về.

 

Nhạc sĩ PhạmĐình Chương viết ca khúc “Ly RượuMừng” là một bài hát Xuân gồm cónhững lời chúc Tết đến mọingười và đất nước. Bàihát rất thịnh hành trước năm 1975 tạimiền Nam Việt Nam. Hầu như năm nào cácđài phát thanh, truyền hình đềutrình bày “Ly Rượu Mừng” trongsuốt mấy ngày Tết. Trong các bữatiệc, người ta thường hát bàinày khi cụng ly chúc mừng Tết. Bàihát vẫn còn thịnh hành hiện nay ởhải ngoại trong cộng đồng ngườiViệt hải ngoại. Tuy nhiên, ca khúc “LyRượu Mừng” không còn đượcưa chuộng bởi giới trẻ tạiViệt Nam hiện nay (Xem, thí dụ như, Anh 2015; Chi2015).

Thời điểmbài hát được viết khôngđược rõ. Trong tài liệu từWikipedia, năm viết được ghi là 1952(Wikipedia 2015). Tuy nhiên, tờ in nhạc bản gốcghi có giấy phép in ngày 28-12-1966 (Dòng 2014).(Nhạc sĩ miền Nam thường in lạinhững tác phẩm viết trướcđó.) Bài hát có nhắc đếnchiến tranh, hoà bình, và lời chúccác binh sĩ. Nhưng Việt Nam hầu như lúcnào cũng có chiến tranh trong các thập niên1950 và 1960. Do đó chi tiết này không chobiết rõ thời gian bài hátđược viết.

Sau đây là tiểusử vắn tắt của tác giả(Wikipedia 2015).

Phạm ĐìnhChương sinh ngày 14 tháng 11 năm 1929 tại Bạch Mai,Hà Nội. Quê nội ông ở Hà Nội và quê ngoại ởSơn Tây. Ông xuất thân trong một gia đình truyềnthống âm nhạc. Cha ông là Phạm Đình Phụng.Người vợ đầu của ông Phụng sinhđược hai người con trai: Phạm ĐìnhSỹ và Phạm Đình Viêm. Phạm Đình Sỹ lậpgia đình với nữ kịch sĩ Kiều Hạnh và cócon gái là ca sĩ Mai Hương. Còn Phạm Đình Viêm là casĩ Hoài Trung của ban hợp ca Thăng Long. Ngườivợ sau của ông Phạm Đình Phụng có 3người con: trưởng nữ là Phạm Thị QuangThái, tức ca sĩ Thái Hằng, vợ nhạc sĩPhạm Duy. Người con trai thứ là nhạc sĩPhạm Đình Chương. Và cô con gái út là PhạmThị Băng Thanh, tức ca sĩ Thái Thanh.

Phạm ĐìnhChương học nhạc từ năm 13 tuổi,bắt đầu sáng tác vào năm 1947, khi 17 tuổi.Năm 1951, ông và gia đình chuyển vào miền Nam. Vớitên Hoài Bắc, ông cùng các anh em Hoài Trung, Thái Thanh, Thái Hằnglập ra ban hợp ca Thăng Long danh tiếng. Năm 1967,ông thành lập phòng trà “Đêm Mầu Hồng”tại Sài Gòn rất nổi tiếng (Robertino1472006). Ông viết khoảng sáu mươi ca khúc,gồm nhiều thể loại như dân ca, tình ca,nhạc phổ thơ. Những ca khúc nổitiếng của ông gổm có: Tiếng Dân Chài, AnhĐi Chiến Dịch, Ly Rượu Mừng,Người Đi Qua Đời Tôi, Nửa HồnThương Đau (thơ Thanh Tâm Tuyền), Đôi MắtNgười Sơn Tây (thơ Quang Dũng), MộngDưới Hoa (thơ Đinh Hùng).

Năm 1979, ôngvượt biên và đến định cưtại California, Hoa Kỳ (Robertino147 2006). Ông mất vàongày 22 tháng 8 năm 1991 tại California.

Nguyên văn lờibài hát “Ly Rượu Mừng” như sau(Dòng 2014).

Ngày Xuân nâng chén ta chúc nơi nơi
Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi
Người thương gia lợi tức
Người công nhân ấm no
Thoát ly đời gian lao nghèo khó

Á A A A
Nhấp chén đầy vơi, chúc người người vui
Á A A A
Muôn lòng xao xuyến duyên đời

Rót thêm tràn đầy chén quan san
Chúc người binh sĩ lên đàng
Chiến đấu công thành, sáng cuộc đời lành
Mừng người vì nước quên thân mình

Kìa nơi xa xa có bà mẹ già
Từ lâu mong con mắt vương lệ nhòa
Chúc bà một sớm quê hương
Bước con về hòa nỗi yêu thương

Á A A A
Hát khúc hoan ca thắm tươi đời lính
Á A A A
Chúc mẹ hiền dứt u tình

Rượu hân hoan mừng đôi uyên ương
Xây tổ ấm trên cành yêu đương
Nào cạn ly, mừng người nghệ sĩ
Tiếng thi ca nét chấm phá tô nên đời mới

Bạn hỡi, vang lên
Lời ước thiêng liêng
Chúc non sông hòa bình, hòa bình
Ngày máu xương thôi tuôn rơi
Ngày ấy quê hương yên vui
đợi anh về trong chén tình đầy vơi

Nhấc cao ly này
Hãy chúc ngày mai sáng trời Tự Do
Nước non thanh bình
Muôn người hạnh phúc chan hòa

Ước mơ hạnh phúc nơi nơi
Hương thanh bình dâng phơi phới

Có vài chữtrong bản gốc in năm 1966 có lẽ viết sai.Thí dụ “tuông rơ” thay vì “tuôn rơi”;“Muông người” thay vì “Muônngười”; “đang phơi phới” thayvì “dâng phơi phới.”

Trong bài này, tôisẽ trình bày nhận xét về nội dungvà hình thức của “Ly RượuMừng.” Ngoài ra, như trong các bài viếtvề âm nhạc trước, tôi sẽ chú trọngthảo luận chi tiết về các khía cạnhvăn chương của lời nhạc, nhưngsẽ có phần nói về các khía cạnhâm nhạc của bài hát. Tôi dùng “khángiả” để chỉ người nghe,người đọc, và người xem.

A.  “LyRượu Mừng” tiêu biểu cho nhạc Xuânvì bài hát chú trọng vào lờichúc Tết và có điệu nhạc vuitươi sống động

“Ly RượuMừng” có nội dung đơn giản, là cakhúc mừng xuân với những lờichúc Tết tới mọi ngườiđược hạnh phúc ấm no trong cảnhđất nước thanh bình tự do.Bài hát không có những mô tả hìnhảnh hoặc sinh hoạt trong những ngàyquanh dịp Tết (thí dụ, pháo nổ, màuhoa sặc sỡ, kẹo bánh) nhưng rấttiêu biểu cho ngày Tết Việt Nam. Đó làvì bài hát chú trọng vào điểmquan trọng nhất trong dịp Tết: chúc Tết.Ngoài ra, bài hát được viếtvới điệu nhạc Valse, đem lại nétvui tươi sống động trong mùa Xuân. Giaiđiệu vả tiết tấu có nhiều khíacạnh linh hoạt theo nội dung, rất thíchhợp cho hợp ca hoặc phối hợpgiữa hợp ca và đơn ca.

1.  “Ly Rượu Mừng”gồm những lời chúc Tết cho mọingười có cuộc sống ấm no hạnhphúc và đất nước hưởngthanh bình tự do:

Bài hát mởđầu với lời mời nâng chénrượu để chúc mọi ngườiở khắp nơi (“Ngày Xuân nâng chén ta chúc nơinơi”), từ anh nông phu được mùalúa thơm, người buôn bán cólợi tức, cho tới công nhân lao độngthoát được cảnh nghèo khó (“Mừnganh nông phu vui lúa thơm hơi/ Người thương gialợi tức/ Người công nhân ấm no/ Thoát lyđời gian lao nghèo khó.”) Với cácchữ “nông (phu),” “thương (gia),” và “công (nhân),”ta không thể không liên tưởng đến “sĩnông công thương,” được coi là bốngiai cấp xã hội Việt Nam thời xưa.Không rõ tại sao Phạm Đình Chươngbỏ “sĩ” (người học hành). Trongđoạn sau, ông có nhắc đến “sĩ,”nhưng đó là “nghệ sĩ” lànhững người sinh sống qua nghệthuật, chứ không phải là nhữngngười sinh sống qua học hành hoặchành nghề chuyên môn như bác sĩ, kỹ sư,luật sư. Có thể lúc bấy giờ,số người “sĩ” không nhiều trong xãhội bằng ba giới “nông, công, thương.”

Với “nâng chén,”tác giả mở đầu bằng hànhđộng giơ cao ly rượu khi chúcmừng. Tác gỉả dùng “chén” và “ly”như nhau trong toàn bài hát. Ta nên nói thêmvề “chén” và “ly” trong tiếng Việt.

Chữ “chén” cónhiều nghĩa trong tiếng Việt. Nghĩa thôngthường của “chén” là vật dùngđể uống nước, rượu, trà,thường bằng sành hay sứ. Mộtchữ có nghĩa tương tự là“tách” (do tiếng Pháp “tasse”) nhưng “tách”thường có tay cầm trong khi “chén”thường không có tay cầm. Nghĩa thứhai là vật dùng để ăn, như chéncơm, chén cháo. Trong nghĩa này, ngườimiền Nam dùng “chén” thay cho “bát” hoặc“tô” mà người miển Bắcthường dùng. “Chén” còn có thểdùng với nghĩa bóng, hàm ýchứa đựng ý tưởng, tâmtình (như “chén tình” trong bài hát).

“Ly” khác “chén”ở hai điểm: “ly” thường làmbằng thủy tinh và sâu hơn “chén.”Để uống rượu, người Tâyphương thường dùng “ly” và rấtít khi dùng “chén.” Ngược lại,người Việt dùng “ly” và “chén”tùy vào loại rượu. Nguyễn Dư(2014) viết một bài lý thú về nguồngốc các dụng cụ uống rượu(chén, bát, ly, cốc).

Ta cũng nên đểý là khi uống rượu chúcmừng, người ta thường nói“nâng chén” hoặc “cụng ly” chứ ít ai nói“cụng chén.” Có thể vì thói quen“cụng ly” là tạo âm thanh cho thêm phần vui nhộn,và thường thì thủy tinh pha lê của lymới tạo ra được âm thanh trongvắt, chứ không có mờ đụcbuồn tẻ như sành sứ của chén.Thực ra có nhiều nguồn gốc giảithích cho thói quen “cụng ly.” Một giảithích theo thói quen Hy Lạp là khi cụng ly, tacó thể làm văng thuốc độc bỏvào ly rượu của mình vào lyrượu của kẻ đang muốn hạimình (Xem, thí dụ như, Etiquette International; Upton2010). Một lý thuyết khác là khi cụng ly,ta đuổi ma quỷ ra khỏi rượu và dođó uống rượu an toàn hơn (EtiquetteInternational; Upton 2010). Một giải thích nữalà một ly rượu ngon khơi mạnh cácgiác quan về nhìn, đụng chạm, vị,và mùi. Do đó, khi cụng ly, ta tạo thêmcảm nhận âm thanh, cho đầy đủ ngũ quan(Etiquette International). Với hai lý thuyếtđầu, “cụng ly” hay “cụng chén” đềucó ý nghĩa. Nhưng với lý thuyếtthứ ba, “cụng ly” có lẽ đúng hơn“cụng chén” vì như trình bày trên, âm thanhtạo bởi hai ly thủy tinh va chạm nhau nghethánh thót và vang vang hơn chén sành.

Ngoài ra, tiếngViệt ta dùng “nâng chén” và “nhấc ly”chứ không dùng “nâng ly” hoặc “nhấcchén.” Đó là vì “nâng” là hànhđộng trịnh trọng, hàm ý dùngsức (thực sự hay bề ngoài). Tronglúc uống rượu bằng chénthời xưa, người ta thườngdùng hai tay để “nâng” chén rượumời với ngụ ý trịnh trọnghoặc bày tỏ sự kính trọng. “Nâng”trong “nâng khăn sửa túi” hoặc tiếnglóng “nâng bi” có ý nghĩa kính cẩntrịnh trọng tương tự. Ngoài ra, vìchén thường không có tay cầm, dùng haitay để “nâng” chén giữ cho chén thăngbằng, không đổ hoặc rớt.Ngược lại, “ly” thường cóhình thể thon dài, có bầu sâu chứarượu và chân ly dài, và nhẹ, nêncầm ly dễ dàng và không dùng sứcnhiều. Do đó, khi đưa ly rượu lêncao, người ta thường dùng một tayđể “nhấc” thay vì “nâng.” Một điểmnữa, có lẽ hơi lạc đề, làcách “nhấc” ly hoặc cầm ly rượu.Cách đúng nhất là cầm chân hoặcthân (stem) ly, và không bao giờ cầm bầu (bowl) ly(Xem, thí dụ như, Real Simple). Lý do là khicầm chân hoặc thân ly rượu, tayngười cầm ly sẽ không che rượutrong ly (để màu và mức trong củarượu được nhìn thấy), vàthân nhiệt ở tay sẽ không làm thay đổi nhiệtđộ rượu. Vì cầm ly rượuở chân hoặc thân ly và bằng mộttay, hành động đưa ly lên thườngkhông cần phải có sự trịnh trọnghoặc nặng nề. Do đó, “nhấc ly”nghe hợp lý hơn “nâng ly.” Tuy nhiên, “nâng ly”hoặc “nâng cốc” vẫn được dùngđể ngụ ý trịnh trọng, lễ phép,trong lúc chúc tụng.

Trở vềvới “Ly Rượu Mừng,” mọingười cùng nhấp chén rượuđầy vơi, chúc vui mọi người (“ÁA A A Nhấp chén đầy vơi, chúc ngườingười vui.”) Trong dịp Xuân về, ai cũng naonao với những mối duyên nợ cuộcđời (“Á A A A Muôn lòng xao xuyến duyênđời.”) Với quãng “Á A A A,”bài hát khuyến khích mọi ngườicùng ca. Có lẽ đó là lý do “LyRượu Mừng” thích hợp chohợp ca và trong cuộc họp mặt đôngngười khi mọi người cùng nâng lyrượu chúc lẫn nhau.

Ly rượuđược rót tràn đầy đểchúc người binh sĩ lên đườngra nơi trận mạc xa xôi được thànhcông, làm tươi sáng cuộc đời dânlành (“Rót thêm tràn đầy chén quan san/ Chúcngười binh sĩ lên đàng/ Chiến đấu côngthành, sáng cuộc đời lành/ Mừng người vìnước quên thân mình.”) Ta hiểu “quan san” là quanải và núi non, thường để chỉnhững nơi xa xôi, hoặc ở biêngiới, đồn trú cho binh lính. Lờichúc cũng được gửi tớinhững bà mẹ già nơi xa xôi, nhớthương con cháu mong mỏi đượcgặp lại người con đi xa, sẽcó dịp gặp lại con trở vềhội ngộ chan hòa niềm yêu thương (“Kìanơi xa xa có bà mẹ già / Từ lâu mong con mắtvương lệ nhòa/ Chúc bà một sớm quê hương/Bước con về hòa nỗi yêu thương.”)Mọi người cùng hát bài hát vuivẻ làm tươi thắm đờingười chiến sĩ, và để chongười mẹ già không còn lo âu buồnbã vì con nữa (“Á A A A Hát khúc hoan cathắm tươi đời lính/ Á A A A Chúc mẹhiền dứt u tình.”)

Ly rượumừng cũng gởi đến nhữngcặp tình nhân hoặc vợ chồngđang xây tổ ấm cùng nhau (“Rượu hân hoanmừng đôi uyên ương/ Xây tổ ấm trên cành yêuđương.”) Điều đó không cónghĩa là chúc mừng những cặpvợ chồng mới cưới. Tabiế̉t ít ai làm đám cướitrong mùa Xuân vào dịp Tết. “Đôi uyênương” chỉ có nghĩa cặp tình nhân,hoặc cặp vợ chồng trẻ đangtạo dựng gia đình nhỏ. Vớingười nghệ sĩ, chúc mừng họđem lời ca, tiếng nhạc, câu thơ văn,và nét họa tô điểm cuộc đờithêm mới mẻ tốt đẹp (“Nào cạn ly,mừng người nghệ sĩ/ Tiếng thi ca nétchấm phá tô nên đời mới.”) Như trìnhbày ở trên, “nghệ sĩ” đây không phảilà giai cấp “sĩ” trong “sĩ nông công thương”mà là những người theo ngànhnghệ thuật như nhạc sĩ, ca sĩ, thi sĩ,văn sĩ, họa sĩ, ̣điêu khắc gia,v.v.

Nhưng lời chúcthiêng liêng nhất là lời chúc cho đấtnước hòa bình, không còn chiến tranh,thịt rơi máu đổ. Đó là ngàyquê hương được yên vui và nhữngngười lính trở về vớichén rượu ấm chứa chan đầytình thương yêu (“Bạn hỡi, vang lên/ Lờiước thiêng liêng/ Chúc non sông hòa bình, hòa bình/ Ngàymáu xương thôi tuôn rơi/ Ngày ấy quê hương yênvui/ đợi anh về trong chén tình đầy vơi.”)Có thể đây là lý do ca khúc “LyRượu Mừng” không còn đượcthịnh hành tại Việt Nam hiện nay nữa,vì lời chúc hòa bình có vẻmất ý nghĩa. Tuy nhiên, với tình trạngthế giới hiện nay và thái độngang ngược của Tàu cộng, chiến tranhcó thể bùng nổ bất cứ lúcnào. Ngoài ra, chiến tranh không nhất thiếtlà về quân sự, mà còn có ýnghĩa chính trị, văn hóa, xã hội, v.v.Với những ý nghĩa đó, ViệtNam hiện nay vẫn còn chiến tranh trên toànđất nước dưới sựthống trị tàn bạo của cộng sản.

Mọi ngườihãy cùng nhấc cao ly rượu, chúc chotương lai sáng sủa tràn đầytự do, đất nước thanh bình,và mọi người được hạnhphúc tràn trề (“Nhấc cao ly này/ Hãy chúc ngày maisáng trời Tự Do/ Nước non thanh bình/ Muônngười hạnh phúc chan hòa.”) Trướchết, ta để ý tác giả dùng “nângchén” và “nhấc cao ly rượu” (thay vì“nâng ly” hoặc “nhấc chén”) như đãđề cập ở trên. Thứ nhì, trongphiên khúc này, tác giả chúc đấtnước tự do và thanh bình. Ta phảihiểu Phạm Đình Chương ngụ ýcầu mong nước non thanh bình và sángtrời tự do cho toàn thể đấtnước Việt Nam từ Nam ra Bắc.Lúc bấy giờ, miển Nam đã đượchưởng nền dân chủ tự do, nhưngmiền Bắc bị dưới ách thốngtrị tàn bạo của cộng sản. Phạm ĐìnhChương lúc nào cũng tưởngnhớ đến miền Bắc. Tên hátcủa ông là Hoài Bắc, nói lên tâm tưnày. Thứ ba, đây là lời chúc khácvới lời chúc trong phiên khúctrước. Trong phiên khúc trước,lời chúc “non sông hòa bình” khácvới “nước non thanh bình.” “Hòabình” ngụ ý không còn chiến tranh, chémgiết lẫn nhau. “Thanh bình” ngụ ý yên tĩnh,không bị khuấy động. Một đấtnước hòa bình không có nghĩa làthanh bình nếu nước đó vẫncòn những bất công, đàn ápbởi kẻ cầm quyền. Thí dụđiển hình là Việt Nam. Tuy không cònchiến tranh, Việt Nam hiện nay còn bị khuấyđộng nhiều hơn cả lúc đang chiếntranh, vì những bất công, tham nhũng,đàn áp, và tàn bạo do nhànước cộng sản xảy ra toàn diệntrên khắp vùng đất nước.Đó là không kể hiểm họa mấtnước có thể xảy ra nay mai.

Tổng kết, mọingười mơ ước hạnh phúcở khắp mọi nơi và hươngthơm thanh bình đang dâng cao (“Ước mơhạnh phúc nơi nơi/ Hương thanh bình dâng phơi phới.”)“Phơi phới” hàm ý một khí thếđang lên. Lời chúc “thanh bình” gồm cả“hòa bình” lẫn yên tĩnh, và do đócó ý nghĩa mạnh mẽ hơn “hòabình.”

“Ly RượuMừng” là một ca khúc đơn giản,gồm những lời chúc Tết cho mọi ngườicó cuộc sống ấm no hạnh phúc vàđất nước hưởng thanh bìnhtự do. Bài hát có nhiều khíacạnh khác biệt với những bàihát khác về Xuân.

2.  Tuy không mô tả cảnhtượng hoặc không khí Xuân, “LyRượu Mừng” tiêu biểu cho ngày Tếtvì chúc Tết là tục lệ quan trọngnhất trong Tết Việt Nam:

Ca khúc “LyRượu Mừng” thuần túy lànhững lời chúc Xuân cho mọingười và đất nước. Bàihát hoàn toàn không có mô tả cảnhtượng đón Xuân, hoặc các trang lễ,chuẩn bị, và không khí của nhữngngày Tết theo truyền thống Việt Nam. PhạmĐình Chương cố tình gạt bỏnhững hình ảnh về Xuân, mà chỉtập trung vào một khía cạnh duy nhấtlà chúc Tết. Cả toàn bài hát khônghề có các cảnh tượng thiên nhiênmùa Xuân như màu sắc hoa (mai, đào),mùi hương thơm hoa, nắng vàng,gíó ngàn, tiếng chim hót; hình ảnhđón Tết và trang hoàng trong nhà nhưbếp hồng, bánh dầy, bánh chưng, kẹomức, hạt dưa, trái cây, cây nêu; cảnhtượng đường phố như trẻem khoe quần áo mới, người đinườm nượp, phố phườngđông đúc; các hình ảnh và âm thanhTết như pháo nổ đì đùng,trống đập múa Lân, phong bì đỏ lìxì, tiếng nhạc ca hát mừng Xuân, v.v.

Những bài hátkhác về Xuân luôn luôn có, không nhiều thì it,những hình ảnh hoặc gợi ýcho cảnh Xuân và không khí đón Tết.Thí dụ như: “Rừng hoa mai đua nở” (“TâmSự Nàng Xuân” của Hoài Linh); “Ngắm vườn bênthấy mai đào nở,” (“Nghĩ Chuyện Ngày Xuân”của Song Ngọc); “Hoa lá nở thắm,” “hoa đàohồng thắm,” (“Cánh Thiệp Đầu Xuân” của MinhKỳ & Lê Dinh); “Hoa đào hoa mai,” “trẻ thơ khoe áo xinhxinh,” “mứt vàng hạt dưa,” “bánh dầy bánh chưng,”“phong bì thắm tươi” (“Ngày Tết Việt Nam”của Hoài An); “chim hót mừng,” “Lập lòe tà áo xanhxanh,” “đàn chim non xinh xinh tung bay,” “tiếng pháo đìđùng,” “Ngàn hoa hé môi cười vui” (“Xuân Đã Về”của Mink Kỳ); “cánh hồng tươi thắm,” “Muônsắc khoe tươi,” “Nồng ngát hương thơm”(“Gió Mùa Xuân Tới” của Hoàng Trọng);“nụ hoa vàng mới nở,” “lộc non vừa trẩylá,” “bầy chim lùa vạt nắng,” “rung nắng vàng ban mai,”(“Anh Cho Em Mùa Xuân” của Nguyễn Hiền, thơ KimTuấn); “mai đào nở vàng bên nương,” “pháo giaothừa rộn ràng,” “trông bánh chưng ngồi chờsáng,” “cho tà áo mới ba ngày xuân đi khoe phốphường” (“Xuân Này Con Không Về” của Trịnh LâmNgân); “nắng vàng,” “nâng phím đàn cùng hát ca,” (“Xuân Họp Mặt”của Văn Phụng).

Thực ra, cảtoàn bài “Ly Rượu Mừng,” chỉcó một chữ “Xuân” duy nhất trong câuđầu. Nếu bỏ chữ “Xuân” này vàthay bằng một chữ khác như “vui,”cả toàn bài chỉ hoàn toàn nói vềchúc tụng mọi người và đấtnước, và không có một chút xíugì về Xuân hoặc Tết cả. Nhưng cóthật là vậy không?

Tại sao “LyRượu Mừng” luôn luôn được coilà bài hát tượng trưng cho dịpXuân về, Tết đến?

Câu trả lờithật đơn giản nhưng cũng có thểgây ngạc nhiên: Chính lời chúc tụng làđặc tính độc đáo củaTết Việt Nam.

Tết Việt Nam cóthể không có cảnh tượng thiên nhiên nhưchim hót, nắng vàng, gió mát,hoặc những hoạt động nhân tạo nhưpháo nổ, múa rồng, múa lân, hoa mai, hoađào, bánh chưng, kẹo mứt, quầnáo mới, tiếng hát Xuân, phong bìđỏ lì xì.

Nhưng Tết Việt Namkhông thể nào không có lời chúc Tết.

Chúc tụnghoặc chúc mừng nhau gần như làcăn bản sinh hoạt ở xã hội ViệtNam. Người Việt hình như bị ám ảnhvới chúc tụng. Người ta chúc nhautrong bất kỳ dịp nào: sinh nhật, đầytháng, thôi nôi, sinh đẻ, thi cử(trước và sau khi thi), thăng quan tiếnchức, mua sắm đồ dùng, mua nhà,mua xe, cưới hỏi, du lịch, nghỉ hè,đau ốm, ra vào bệnh viện, ra mắttác phẩm, mở cửa hàng, nhậnchức vụ mới, thuyên chuyển, trìnhdiễn, trúng thầu, ký khế ước.Trong một buổi họp mặt, cho dù bất cứcó dịp gì, luôn luôn có ngườiđứng lên ngỏ lời chúc mọingười. Trong một bữa tiệc, sẽcó người nói, “Chúc quý vịmột bữa tiệc vui vẻ.” Trên đàiphát thanh hoặc truyền hình hàng ngày,các xướng ngôn viên luôn luôn có lời chúckhán thính giả, lúc thì một ngày vuivẻ, một ngày nghỉ an toàn, hoặcmột buổi tối ấm cúng với gia đình.Trong một lá thư hay một e-mail, ngườiviết thường mở đầu hoặckết luận bằng một lời chúc. Ngaycả trong lúc gặp nhau hàng ngày cũngcó lời chúc vui vẻ hoặc mạnhkhỏe. Những lời chúc nhiều khibiến thành những lời chào hỏihàng ngày, thí dụ như “Chúc bạnmột ngày vui,” tương tự nhưnhững câu nói sáo rỗng “Have a nice day!”ở Hoa Kỳ.

Chúc tụnghoặc chúc mừng nhau không phải chỉxảy ra thông thường ở Việt Nam. Dânchúng tại nhiều quốc gia khác cũng cóthói quen tương tự. Nhưng tại cácquốc gia này, chúc tụng thườngxảy ra tại các buổi họp mặt, tiệctùng, ăn mừng một dịp nàođó, và thường không xảy ragiữa cá nhân hoặc qua thư từ,và không có sắc thái hầu như làám ảnh của người Việt. Tạicác quốc gia khác, trong bữa tiệc họpmặt, ngoại trừ các xã hội cấmuống rượu (thí dụ, đạo Hồi),thường có những lời chúctụng giữa khách và chủ qua cáchgiơ cao ly rượu và cùng uống (toasting).Đa số những lời chúc tụng làcho sức khoẻ (Etiquette Scholar).

Người Việtcó lẽ tin tưởng vào các lờichúc tụng sẽ quả thật đem lại maymắn, sức khỏe, tiền bạc, thànhcông, tình yêu. Trong các dịp lễ long trọngnhư ngày Tết, lời chúc còn cóý nghĩa “thiêng liêng” hơn các dịp khácvì có sự tin tưởng vào thầnthánh, tổ tiên ông bà hoặc nhữngngười đã khuất trong gia đình,hội họp trong dịp Tết và sẽ giúpnhững lời cầu chúc thành sựthật. Phong tục cổ truyền Việt Nam trongdịp Tết có nhiều tục lệ như cúngkiến, xông đất, xuất hành, chúc Tết,hái lộc, biếu quà, kiêng cữ, v.v. nhưngcó lẽ chúc Tết là tục lệ quantrọng nhất. Trong những ngày đầunăm, câu đầu tiên người ta nóivới nhau khi gặp nhau là lởi chúcTết. Ngay cả ngày nào đi chúc Tết aicũng được quy định rõ rệt: “Mồngmột chúc Tết mẹ cha/ Mồng hai tết vợ,mồng ba tết thầy.”

Do đó, tuy không cónhững mô tả thiên nhiên, cảnh tượng,nhà cửa, đường phố, thiên hạ,và các hoạt động Tết, ca khúc “LyRượu Mừng” biểu hiện mộtđặc tính quan trọng nhất trong TếtViệt Nam. Đó là những lờichúc Tết trong các ngày đầu năm.Tết Việt Nam sẽ mất ý nghĩa nếu khôngcó những lời chúc Tết và dođó “Ly Rượu Mừng” luôn luôn làmột ca khúc được hát trong dịpTết hàng năm.

3.  Giai điệu, tiết tấu,và điệu nhạc valse thích hợp cholời chúc mừng Xuân với nét vuitươi và sống động:

Bài hátđược viết với nhịp 3/4,dưới điệu nhạc Valse có tốcđộ/ hành độ (tempo) nhanh và do đóđem lại nét sống động và vuitươi, thích hợp cho dịp vui ănmừng ngày Tết. Nhạc sĩthường chọn lựa điệu nhạc(tiết điệu) khi soạn nhạc. Tiếtđiệu là chu kỳ của các pháchmạnh và yếu theo một nhịp điệunào đó. Tiết điệu cho thấysự liên kết nhịp nhàng trong chuyểnđộng. Thí dụ: valse, rhumba, fox, slow, tango(Phạm Đức Huyến, 37). Ta nên biết cóhai điệu nhạc Valse, hoặc Waltz theo tiếngMỹ: Waltz chậm (slow Waltz) và Viennese Waltz. Cả haiđều có cùng nhịp điệu cănbản nhưng Viennese Waltz có tốc độ nhanhhơn Waltz chậm, có thể nhanh gấp ba bốnlần. Waltz chậm còn được gọilà Boston, do tên thành phố Boston tại Hoa Kỳ khiđiệu Waltz được phát triển vàdu nhập qua Hoa Kỳ vào thế kỷ 19 (Xem, thídụ như, OSLH). Nhạc Việt thườngdùng Boston cho Waltz chậm và Valse cho Viennese Waltz. Trongbài “Ly Rượu Mừng,” nhạc sĩPhạm Đình Chương ghi rõ điệu Valsetrên tờ nhạc, và bài hát nênđược trình bày với tiếtđiệu nhanh và sống động củađiệu Viennese Waltz.

Giai điệu vàtiết tấu của bài hát thích hợpcho hợp ca, như trong buổi họp mặt.Bài hát có những khúc trầm bổng,ngắn gọn và kéo dài tùy vàonội dung của câu hát, tạo nên nét linh hoạtvà sống động. Thí dụ câu “Bạnhỡi/vang lên/ Lời chúc/ thiêng liêng” cóbốn ngắt quãng với dấu nghỉ,và ở nốt cao, diễn tả lời kêugọi mọi người cùng vang lên lờichúc. Lời kêu gọi đó đượcnhấn mạnh qua bốn ngắt quãng vànốt cao tạo nên khí thế thúc giụcmạnh mẽ. Tương phản với câu kêugọi thúc giục đó, câu “Kìa nơi xa xa có bàmẹ già” có cùng trường độ,nhưng không có dấu nghỉ và lời cađược kéo dài liên tục; do đótạo ra âm hưởng êm ái nhẹ nhàng,thích hợp cho hình ảnh bà mẹ giàmong chờ con.

Bài hát gồmcó những lời chúc mọingười và toàn dân đấtnước. Do đó, âm hưởng bàihát sẽ có khí thế mạnh mẽ vàý nghĩa khi bài hát trình bày quahợp ca. Tuy bài hát có thể do một casĩ hát, âm điệu sẽ được hayhơn nếu có nhiều ca sĩ cùng hátmột lúc. Những quãng Á A A A trongbài hát là dành cho khúc hợp ca,có nhiều người đồngxướng. Bài hát cũng sẽđược trình bày linh động nếucó những khúc hát hợp ca xen kẽnhững khúc hát đơn ca, hoặchợp ca giọng nam xen kẽ hợp ca giọngnữ. Ban Hợp ca Thăng Long phối hợpkỹ thuật hợp ca và đơn ca, vàhợp ca giọng nam cùng giọng nữrất tinh vi, đem nét linh động, vui tươi,và nhiều sắc thái cho bài hát (Xem,thí dụ như, Doppelpass01 2010).

B.   Bàihát có lối diễn tả đơn giảnthích hợp cho các lời chúc Tếtchính xác và có vài nét đặcsắc đem lại nét linh hoạt sốngđộng:

Trong “Ly RượuMừng,” Phạm Đình Chương không cólối dùng chữ hoặc kỹ thuậttrình bày gì đặc biệt. Bàihát có ít mỹ từ. Các từngữ đơn giản, dễ hiểu, không cầukỳ bóng bẩy. Đó chính làđiểm hay của bài hát. Bài hátgồm những lời chúc Tết cho mọingười; do đó, ngôn từ cần phảiđơn giản thích hợp với bảnchất bình dị và chất phác của đasố dân Việt thời bấy giờ. Không aimuốn nói những lời chúc khó hiểuhoặc bóng bẩy làm mất đi ýnghĩa chân thành của lời chúc đầunăm. Ngoài ra, vì bài hát lànhững lời chúc Tết và không phảilà một câu chuyện hoặc tâm trạng củamột người nên không có nhiều nhữngkhía cạnh kỹ thuật viết như lốitrình bày, “cho thấy, đừng kể,”chú trọng vào chi tiết rõ rệt, v.v...

Tác giả dùngnhững lời chúc chính xác,̣đánh đúng vào nguyện vọngcủa mọi người. Với ngườinông phu, còn gì sung sướng hơn làruộng lúa được mùa; thương giabuôn bán có lời nhiều; người laođộng không còn nghèo khó; ngườichiến sĩ thành công nhiệm vụ, giúp dânlành; bà mẹ già gặp lại contrở về, hết cơn u buồn; cặptình nhân xây tổ ấm; người nghệsĩ tô điểm đời thêm tươiđẹp; non sông hòa bình và đấtnước hưởng thanh bình tự do.Ta không thấy những lời chúc mơhồ, sáo rỗng, máy móc, như “sứckhỏe sung túc,” “sống lâu trăm tuổi,” “tàilộc dồi dào,” “con hiền dâu thảo,” “thăngquan tiến chức,” v.v...

Tuy bài hát cólối diễn tả bình dị và đơngiản, cũng có vài điểm đặcsắc đáng ghi. Trước hết, PhạmĐình Chương trình bày cuộc uốngrượu mừng là một chuỗi tácđộng rót rượu, nâng chén hoặcnhấc cao ly, nhấp nháp rượu, uốngcạn ly, và rót thêm rượu (“nâng chén tachúc nơi nơi / Nhấp chén đầy vơi/ Rót thêm trànđầy chén/ Nào cạn ly/ chén tình đầy vơi/Nhấc cao ly này”). Mỗi tác động kèm theolời chúc mọi người. Cách môtả đó tạo ra cảnh tượng linhhoạt sống động của một bữatiệc khi mọi người cùng giơ cao ly rượuvà chúc lẫn nhau. Thứ nhì, bàihát có vài chỗ dùng “cho thấy,đừng kể,” chi tiết rõ rệt, vàẩn dụ nhẹ nhàng. Thí dụ như “mắtvương lệ nhòa,” “máu xương thôi tuôn rơi,”“chén tình,” “thoát ly đời gian lao.” Cộngvới điệu nhạc vui tươi và giaiđiệu tiết tấu sống động, cácdiễn tả này đem lại những nétchấm phá rải rác trên khắp bàihát, giúp khán giả có tâm trạng lâng lângsảng khoái.

C.  KếtLuận:

Ca khúc “LyRượu Mừng” là một bài hátbất hủ cho Tết. Bài hát không cónhững mô tả thông thường về Tếtnhư pháo nổ, hoa mai hoa đào nở,bánh kẹo trái cây, nhưng đánh đúngvào sắc thái quan trọng trong dịp Tếtlà chúc Tết. Ngoài ra, với điệunhạc Valse vui tươi, giai điệu trầmbổng, tiết tấu sống động, vàlời ca đơn giản, bài hát thíchhợp cho hợp ca hoặc phối hợpgiữa hợp ca và đơn ca.

Với ngườiViệt, Tết là mùa vui vẻ. Nhữngngày đầu năm là những ngày aicũng vui cười, trao quà, chúc nhaunhững lời chúc tốt đẹp. NgàyTết thực ra có thể tạo căngthẳng cho một số gia đình phải lo tốnkém chuẩn bị, mua sắm và sửasoạn nhà cửa. Với nhiều giađình nghèo, ngày Tết cũng như mọingày trong cuộc đời. Ngoài ra, cónhiều gia đình thiếu thốn ngườithương yêu vì họ bị giam cầm chonhững tội bịa đặt của nhànước cộng sản. Do đó, trong khi tahưởng thụ những ngày Tếthạnh phúc với gia đình, ta cũng nêncó chút suy nghĩ đến nhữngngười đang chịu khổ cựcđọa đầy, nhất là nhữngngười đang trong ngục tù cộng sảnvì đấu tranh cho dân chủ tự do.

Đáng kể nhất,ngày Tết còn là những ngàynhắc nhở đến nỗi đauthương cho những gia đình mất ngườithương yêu trong Tết Mậu Thân năm 1968 khi quâncộng sản, nuốt lời đình chiếnđã tuyên bố qua đài phát thanh, tổngtấn công những thành phố đô thịmiền Nam. Cuộc thảm sát tại Huế làbằng chứng cho bản chất dã man vô nhânđạo của cộng sản. Bản chấtđó vẫn không hề thay đổi từlúc cộng sản được thành lậpcho đến nay, trong suốt 85 năm trời.

Tuy chiến tranh khôngcòn trên Việt Nam, đất nước vẫnchưa được hưởng thanh bìnhvà tự do dưới ách cộng sản.Do đó, “Ly Rượu Mừng” vẫn làbài hát có ý nghĩa trong mùa Xuânvới lời cầu chúc đấtnước “ngày mai sáng trời Tự Do” và “nướcnon thanh bình.”

 

________________________________________

Tài Liệu ThamKhảo:

- Anh Tú (KiếnThức). 2015. 5 bài hát về Tếtđược giới trẻ yêu thích nhất.18-2-2015. http://kienthuc.net.vn/cong-dong-tre/5-bai-hat-ve-tet-duoc-gioi-tre-yeu-thich-nhat-453220.html (truy cập 18-2-2015).

- Chi Yên (VNExpress). 2015. 10ca khúc Việt được nghe nhiều nhất trongnhững dịp Tết. 17-2-2015. 

http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/nhac/lang-nhac/10-ca-khuc-viet-duoc-nghe-nhieu-nhat-trong-nhung-dip-tet-3148561.html (truy cập 18-2-2015).

- Dòng Nhạc Xưa.2014. Ly Rượu Mừng (Phạm ĐìnhChương). 1-1-2014. http://www.dongnhacxua.com/ly-ruou-mung-pham-dinh-chuong (truy cập 17-2-2015).

- Doppelpass01. 2010. LyRượu Mừng (Phạm Đình Chương) -Hợp Ca. 6-1-2010. https://www.youtube.com/watch?v=X5C9qtY3yxE (truy cập 18-2-2015).

- Etiquette International. Khôngrõ ngày. Toasting - A Memorable Art. Không rõngày. http://www.etiquetteinternational.com/articles/toasting.aspx (truy cập 17-2-2015).

- Etiquette Scholar. Không rõngày. International Toasts. Không rõ ngày. http://www.etiquettescholar.com/dining_etiquette/toasting_etiquette/international_toasts.html (truy cập 17-2-2015).

- Nguyễn Dư. 2014. Nângchén, cụng li, chạm cốc và đụng lon. 4-2014. http://chimvie3.free.fr/55/nddg155_NangChenCungLi.htm (truy cập 17-2-2015).

- OSLH (Old Sacramento LivingHistory). Không rõ ngày. History of the American Waltz.Không rõ ngày. 

http://oslhp.net/2009/node/357 (truy cập 17-2-2015).

- Phạm ĐứcHuyến. Không rõ ngày. Nhạc Lý DiễnGiải. Không rõ ngày. http://dbvietcatholic.info/CaDoan/tailieu/Nhac_Ly_Dien_Giai.pdf (truy cập 17-2-2015).

- Real Simple. Không rõngày. Instant Wine Smarts. How to Hold a Wineglass. Không rõngày. 

http://www.realsimple.com/food-recipes/shopping-storing/beverages/instant-wine-smarts/hold-wineglass (truy cập 17-2-2015).

- Robertino147. 2006. Mau ki niem- 01. Tieu su nhac si Pham Dinh Chuong. 24-7-2006. https://www.youtube.com/watch?v=TEzCC72oIu8 (truy cập 17-2-2015).

- Upton, Chad. 2010. Why We ClinkGlasses When We Toast. 31-12-2010. http://brokensecrets.com/2010/12/31/why-we-clink-glasses-when-we-toast/ (truy cập 17-2-2015).

- Wikipedia. 2015. PhạmĐình Chương. 27-1-2015. 

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A1m_%C4%90%C3%ACnh_Ch%C6%B0%C6%A1ng (truy cập 17-2-2015).