85 năm bài Vọng Cổ ra đời

Từ trong quá khứ đến hiệntại, bản vọng cổ luôn được xem làbản chủ lực của nhạc tài tử cảilương. Cho đến nay nó như một vị hoàngđế trong các cuộc chơi đờn ca tài tử vàcả trên sân khấu cải lương.

Buổi bình minh dạ cổ

Ai cũng biết bản vọng cổ do nhạcsĩ Cao Văn Lầu sáng tác tại thị xã Bạc Liêu.Ban đầu có tên Dạcổ, kế đó là Dạ cổ hoài lang và nay là bài vọng cổ,với từng giai đoạn được nớirộng tiết tấu.

Nhạc sĩ Cao VănLầu sinh năm 1892, tại làng Thuận Lễ,tổng Cửu Cư hạ, nay là xã Thuận Mỹ - ChâuThành - Long An. Ông mất ngày 13.08.1976 (âm lịch) tạithị xã Bạc Liêu mà ông chọn làm quê hương thứhai, nơi đã khai sinh ra bản vọng cổ. Thânphụ của ông cũng là nghệ nhân – Hươngnhạc chỉ huy ban nhạc lễ trong làng, tên là CaoVăn Giỏi (Chín Giỏi). Ở vào cái thời mà thựcdân và phong kiến đàn áp dân nghèo, người mang nặngkiếp tằm nghiệp dĩ đều phải chịucảnh đói khổ, lúc đó, gia đình ông phảirời nơi chôn nhau cắt rốn (Long An) dạt vềphía Nam, ghé nhiều nơi ở Nam kỳ lục tỉnh vàcuối cùng dừng lại ở Bạc liêu. Tạiđây, Cao Văn Lầu (Sáu Lầu) thọ giáo thầyđờn Nhạc Khị, một thầy đờngiỏi nổi tíêng khắp Nam kỳ lục tỉnh,đứng đầu nhóm tài tử Bạc Liêu,người đời tôn ông là hậu tổ tài tửcải lương. Sau một thời gian họcđờn tranh và kìm, ông Sáu Lầu trở thành học tròxuất sắc nhất trong nhóm các môn đệ củathầy Nhạc Khị. Sáu Lầu thầm yêu cô Hai Thân (congái thầy Nhạc Khị), nhưng vì nhà nghèo không tiềncưới nên cô Hai Thân phải đi lấy chồng. Câuchuyện tình yêu của Sáu Lầu và Hai Thân theo thời gianchỉ còn là kỷ niệm. Gia đình cưới mộtngười con gái cùng quê cho Sáu Lầu nhưng trớ trêuthay, đã ba năm mà nàng không sinh nở, trong khi cha mẹSáu Lầu luôn mong có đứa cháu nội. Hồi đóquan niệm “Tam niên vô tử bất thành thê” rất khắcnghiệt. Cha mẹ Sáu Lầu buộc ông thôi vợđể cưới người khác và cho vợ ôngđược trở về nhà cha mẹ đẻ.

Sáu Lầu vẫn chung thủy với vợ. Đêmđêm một mình chăn đơn gối chiếc ôngnằm nghe tiếng trống chùa Vĩnh Phướcvọng lại đến não lòng. Ông liên tưởngđến tình cảm của vợ chồng ông chẳngkhác gì thiếu phụ trông chồng như Hòn Vọng Phu,cùng lúc cảnh đất nước đang bịthực dân phong kiến thống trị. Đêm khuya thanhvắng ôm đờn mà giải bày tâm sự, ông nhớđến điệu Nam ai với bài Tô Huệ Chứccẩm hồi văn và dựa theo tứ đó sáng tácbản Dạ cổ. Từ câu chuyện tình yêu và nỗikhổ của mình, nhạc sĩ Cao Văn Lầu đãnâng lên thành tâm trạng chung, tư tưởng nghệthuật chung của dân tộc lúc bấy giờ đểmôi người cùng chia sẻ.

Đó là buổi bình minh của bản vọng cổ.Nhạc sĩ Cao Văn Lầu sáng tác giai điệu nàykhoảng cuối năm 1918, đến năm 1919 thìđược phổ biến trong giới tài tửBạc Liêu. Cũng năm ấy ông lén đến thămvợ và mấy tháng sau được vợ báo tin bàđã có thai. Cha mẹ ông vui mừng và rước vợông về đoàn tụ. Kết quả bào thai ấy là cậubé Cao Kiến Thiết ra đời (hiện nay là cán bộvề hưu).

Bản vọng cổ thờigian

Từ sau năm 1920 thì bản Dạ cổ hay Dạcổ hoài lang được phổ biến càng ngày càngrộng khắp miền Tây Nam Bộ, với từngthời gian và tiết tấu được tăng thêm:nhịp đôi, nhịp tư, nhịp tám, nhịp 16, vàđến nay là bản vọng cổ nhịp 32. Cáccuộc đờn ca tài tử nào cũng không thểthiếu vắng bản vọng cổ, với hơiđiệu Nam ai oán, vừa trữ tình lãng mạn, có chútbuồn man mác…Ngay khi SKCL ra đời không lâu thì các tácgiả tiền bối đã đưa bản vọngcổ vào cải lương và thịnh hành từ saunăm 1930. Càng về sau bản vọng cổ đượcđưa vào cải lương với số lượngnhiểu hơn, được tách rời từng câu chophù hợp với tình huống, hoàn cảnh kịch nhưcó lớp chỉ câu 1+2, có lớp 15+16, có màn 3+4 hoặc 1+6…Các tác giả còn viết trọn bài theo các loại nhịp,gọi là bản lẻ và thường xuất hiện trêncác hãng băng đĩa, đài phát thanh và các cuộcđờn ca tài tử. Từ cuối thập niên 50đến nay, nhiều tác giả còn ghép bản vọng cổvới ca khúc tân nhạc, gọi là tân cổ giao duyênrất ăn ý và nhiều tác phẩm đã làm say mê lòngngười không ít.

Sự thăng hoa củabản vọng cổ

Bản vọng cổ đã có sức sống mãnhliệt trong lòng công chúng, nó chiếm lĩnh tình cảmtất cả các tầng lớp từ trí thức, đếnnhững người bình dân nhất. Nhiều vịtướng lĩnh, tiến sĩ, giáo sư, bác sĩ cavọng cổ rất hay và hầu hết dân chúng ở vùngĐBSCL ca rành "sáu câu vọng cổ". GSTS TrầnVăn Khê, có lần thuyết trình về cái đẹpcủa âm nhạc Việt Nam tại TPHCM đã nói “bảnvọng cổ rất đa dạng về phong cách và phongphú về tư tưởng nội dung. Chỉ có câuchữ nhạc trong khuôn khổ nhất định màmỗi người đờn nghe khác nhau về âm sắc,người ca nhiều hơi, kỹ thuật giọngđiệu cũng khác nhau, người viết lời khácnhau tạo hương sắc bản vọng cổ muôn màumuôn sắc tuyệt vời. ”Nhiều nhà nghiên cứunước ngoài đến Việt Nam nghe bản vọngcổ rồi bảo Vọng cổ chỉ từng ấycâu, mà quá nhiều lời văn, nội dung cỡ nàocũng dung nạp được và nghe hoài không thấychán. Và, một nghệ sĩ miền Bắc đã tâmđắc: Nam Bộ có bản vọng cổ vượtthời gian và không gian, thể loại hay mà người cacũng hay, nhất là miền Tây Nam Bộ sờ đâucũng đụng ca vọng cổ hay! Phải chăngsự thăng hoa ấy của bản vọng cổđã đạt đến đỉnh điểm củanó trong lòng mọi tầng lớp công chúng và nó cũng đãvượt đại dương đến nhiềunước trên thế giới.

Cũng chính bản vọng cổ đã khẳngđịnh sức sống và vị trí của mình bởitính chất đa dạng: hỉ, nộ, ái, ố...Đặc điểm này đã nhanh chóng chắp cánh chonhiều lớp nghệ sĩ nổi danh. Cô Ba Đắc,Năm Nghĩa, Tư Sạng, cô Ba cần Thơ, Năm TràVinh... Đệ nhất danh ca Út Trà Ôn, tiếp nốinhững sầu nữ Út Bạch Lan, Thanh Nga, BạchTuyết, Phượng Liên, Lệ Thủy, Mỹ Châu, ThanhKim Huệ, Tấn Tài, Minh Cảnh, Minh Phụng, MinhVương, Thanh Sang, Phương Quang, Thanh Tuấn, VũLinh… Nhờ những câu vọng cổ cải lươnghay trên SKCL sàn diễn mà nhiều nghệ sĩđược khán giả coi như thần tượng,họ luôn mong chờ cho nghệ sĩ xuống hò vọngcổ để vỗ tay tán thưởng… Vọng cổđã làm "cho xiêu lòng chị cho dày duyên em" là thế.Có thể nói không một vở cải lương nào màkhông có ít nhất vài câu vọng cổ, vì nó như là máuthịt.

Cứ đến mùa Trung Thu hàng năm ở Bạc Liêulại tổ chức kỷ niệm ngày mất củanhạc sĩ Cao Văn Lầu, người đãđể lại cho nghệ thuật dân tộc một disản độc đáo, một bản sắc văn hoácủa cả nước nói chung và phía Nam nói riêng.