Văn học quốc ngữ Nam bộ từ cuối thế kỷ 19 đến 1945: Thành tựu và triển vọng nghiên cứu

Văn học quốc ngữ NamBộ cuối TK.XIX đến 1945 là một bộ phậnmáu thịt của văn học dân tộc. Trong khoảnghơn nửa thế kỷ từ khi hình thành chođến 1945, vùng văn học này đã có mộtđời sống rất sôi nổi với hàng trăm câybút và hàng mấy trăm tác phẩm, cuốn hút hàng triệuđộc giả, và đã để lại nhữngvết son không phai mờ trong ký ức của  nhiều người, nhất lànhững người lớn tuổi ở Nam Bộ.Nhưng từ sau 1945 văn học quốc ngữ NamBộ có một thời khá dài bị giới nghiên cứu phêbình quên lãng, ít  đượcai nhắc tới, hoặc chỉ được biếttới với vài ba gương mặt nổi bật:Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Hồ BiểuChánh… Sở dĩ có tình trạng ấy có thể vìnhững nguyên do sau đây:

Trướchết là do thiên kiến, nhiều người nghĩrằng văn học quốc ngữ Nam Bộ không có giátrị. Người ta cho rằng các nhà văn Nam Bộviết sai chính tả đầy rẫy, tác phẩmcủa họ chỉ là sản phẩm giải trí bình dân,chứ không có giá trị văn học thực sự.Người ta coi thường nó tới mức độnhà nghiên cứu Bùi Đức Tịnh phải cho rằng nólà “Hòn máu bỏ rơi” như nhan đề một cuốntiểu thuyết rất nổi tiếng của PhanHuấn Chương. 

Thứ hai làngười cầm bút Nam Bộ ít chú trọng đếnnghiên cứu phê bình văn học. Đây là ý kiếncủa GS.Nguyễn Văn Trung, ông viết: “Ngườimiền Nam sống văn chương hơn là làm vănhọc. Ít có người làm việc điểm sách, phêbình, phỏng vấn và viết văn học sử. Chođến nay nếu chúng tôi không nhầm thì các bộvăn học sử Việt Nam đều là do các tácgiả gốc miền Bắc, miền Trung biên soạn.Không phải là không thể làm mà đúng hơn là không muốnlàm, không cần làm”([i][1]).Vì vậy  những thành tựucủa văn học Nam Bộ không được sưutầm, phê bình và đánh giá đúng mức trong các giáo trình,cũng như các sách nghiên cứu khác.

Thứ ba, cóthể cũng do hoàn cảnh lịch sử. Trước1975, do tình hình chiến tranh, nên các nhà nghiên cứu ởmiền Bắc không thể nghiên cứu văn học NamBộ một cách khách quan với quan niệm “gạnđục khơi trong” được. Vì vậy suốtmấy chục năm không có ai nghiên cứu về vănhọc quốc ngữ Nam Bộ, ngoài cuộc tranh luậnvề Trương Vĩnh Ký trên tạp chí Nghiên cứulịch sử năm 1963-1964 với ý hướng chunglà kết tội. Nhiều nhà văn Nam Bộ khác cũngtừng cộng tác với Pháp, làm công chức cho Pháp haysống ở miền Nam nhiều chục năm sau đó,giới nghiên cứu rất khó có điều kiệnsưu tập, kiểm tra tư liệu nên đã bỏtrắng mảng này. Thế hệ nghiên cứutrước bỏ, thế hệ sau cũng không biếtđến, không nói đến luôn.

Thứ tư,có thể là do phong cách nghiên cứu. Nhiều nhà nghiêncứu rất đề cao lý luận, phương phápluận mà rất coi nhẹ tư liệu và sựkiện. Người ta đã phát ra một kết luậnhùng hồn nào đó, rồi cứ yên trí với nó, mà khôngcần suy nghĩ lại, xem xét thêm, không cần biết nócòn đúng nữa khộng. “Học phong” kiểu ấyđã để lại di chứng nặng nề trongnhiều người nghiên cứu trẻ sau này. Đốivới văn học Nam Bộ, công việc đầu tiênlà phải tìm kiếm tư liệu để đọc vàsuy nghĩ, nhưng rất nhiều người nghiêncứu đã không làm công việc ấy.

Vì thếviệc nghiên cứu văn học quốc ngữ NamBộ vẫn còn ngổn ngang. Tuy nhiên khoảng 15 nămtrở lại đây, nhờ nỗ lực củanhiều nhà nghiên cứu nặng lòng với văn họcquốc ngữ Nam Bộ mà việc nghiên cứu, giớithiệu văn học Nam Bộ đã tiếnđược một bước đáng kể.

1 - Thành tựu nghiên cứu văn học quốc ngữ Nam Bộ 20 năm gần đây

  • Sưu tầm, giới thiệu tác phẩm

Trước1975 giới nghiên cứu miền Nam cũng có để ýđến mảng văn học quốc ngữ Nam Bộ,tuy thành quả nghiên cứu cũng chưa phải thậtnhiều. Ở miền Bắc thì dường như ít ainhắc đến mảng văn học này. Sau khiđất nước thống nhất, suốt 10 nămtừ 1975-1985, tình hình nghiên cứu về văn học NamBộ cũng chưa tiến thêm được bao nhiêu.Tuy nhiên từ 1987 trở đi, việc nghiên cứu vềvăn học quốc ngữ Nam Bộ đã tiếntriển nhanh hơn hẳn.

Năm 1987,nhân kỷ niệm 100 năm ngày ra đời cuốntiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên củavăn học Việt Nam - Truyện  thầy Lazaro Phiền củaNguyễn Trọng Quản, GS. Nguyễn Văn Trung cógiới thiệu tác phẩm ấy trong một tài liệuin ronéo dành cho học viên cao học vớinhan đề: Những áng văn chương quốc ngữđầu tiên: Thấy Phiền- Truyện của NguyễnTrọng Quản, sách doTrường Đại học Sư phạm TP.HCM xuấtbản. Trong tậpsách ấy ông còn đề cập đến hàng loạtcác nhà văn Nam Bộ khác nữa: Nguyễn KhánhNhương, Trương Duy Toản, Michel Tinh, BiếnNgũ Nhy, Lê Hoằng Mưu, Nguyễn Chánh Sắt…

Năm 1989Hội nghị về Hồ Biểu Chánh tổ chứcở Tiền Giang chính thức “chiêu tuyết”cho ông. Hộinghị ấy đã mở đường cho hai nhàxuất bản Tiền Giang và Long An tái bản hàng loạtsách của Hồ Biểu Chánh và một số nhà văn NamBộ khác như: Nguyễn Chánh Sắt, Phú Đức, TânDân Tử, Bửu Đình, Nguyễn Ý Bửu…

Rải ráctrong thập niên 90 Tổng tập văn học ViệtNam  ra đời. Trong cáctập 20, 21, 26 có tuyển một số tác phẩm củaTrương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của,Lương Khắc Ninh, Trần Chánh Chiếu, Lê  Hoằng Mưu, Nguyễn VănVinh, Hồ Biểu Chánh, Bửu Đình…

Năm 2000 CaoXuân Mỹ có giới thiệu nhiều tác phẩm củanhà văn Nam Bộ, nhất là truyện ngắn củaTrần Quang Nghiệp trong Văn xuôi Nam Bộ nửađầu TK.XX, 2 tập(Trung tâm Quốc học và NXB.Tổng hợp TP.HCMxb, 1999-2000)

Năm 2002, nhànghiên cứu Nguyễn Kim Anh  vàcác cộng sự cho ra đời công trình Thơ vănnữ Nam Bộ TK.XX (NXB.TP.HCM, 2002), trong đó có giớithiệu khá nhiều văn học nữ Nam Bộ, khôngchỉ văn mà cả thơ.

Năm 2003Trung tâm Quốc học xuất bản bộ Vănhọc Việt Nam TK.XX (NXB.Văn học). Trong cácQuyển I (tập 3, 4, 5), Quyển II (tập 1), Quyển V(tập I) có giới thiệu một số truyệnngắn, tiểu thuyết, tiểu luận, phê bình  của văn học Nam Bộ.

  • Nghiên cứu, phê bình văn học

Năm 1988 cácnhà nghiên cứu Hoài Anh, Thành Nguyên, Hồ Sĩ Hiệpđã phác thảo sơ nét về diễn trình vănhọc Nam Bộ qua cuốn Văn học Nam Bộtừ đầu đến giữa TK.XX (NXB.TP.HCM, 1988).Sau đó Hoài Anh, Hồ Sĩ Hiệp vẫn tiếp tuc theođuổi mảng đề tài này, đến năm 1999hai ông cho xuất bản cuốn Những danh sĩmiền Nam (NXB.Tổng hợp Tiền Giang, 1999) trongđó có giới thiệu vắn tắt về Trần ChánhChiếu, Thượng Tân Thị, Sương Nguyệt Anh,Nguyễn Quang Diêu. Liên tục trên tạp chí Văn, nhàvăn Hoài Anh có viết bài giới thiệu về nhiềunhà văn Nam Bộ, sau đó ông đã tập hợp các bàiviết này thành cuốn Chân dung văn học (NXB.Hộinhà văn, 2001), trong đó có giới thiệu 28 nhàvăn quốc ngữ Nam Bộ từ Trương Vĩnhký đến Huỳnh Văn Nghệ. Đây có thể coi làmột tập hợp nhiều nhất chân dung của cácnhà văn Nam Bộ từ trước đến bấygiờ.

Năm 1990trong Tiến trình văn nghệ miền Nam (NXB.AnGiang), Nguyễn Q.Thắng đã giới thiệu sơgiản khoảng 10 cuốn tiểu thuyết Nam Bộtừ Truyện thầy Lazaro Phiền củaNguyễn Trọng Quản (1887) đến Tam Yên dihận của Nguyễn Văn Vinh. Tiếp tục theođuổi mảng đề tài này, năm 1999 trong Từđiển tác gia Việt Nam (NXB.Văn hóa thông tin, 1999)ông đã viết hàng mấy chục mục từ vềcác tác gia văn học quốc ngữ Nam Bộ.

Liên quantrực tiếp đến đề tài văn họcquốc ngữ Nam Bộ, có 3 luận án tiến sĩ :

- Tôn ThấtDụng: Sự hình thành và vận động củathể loại tiểu thuyết văn xuôi tiếngViệt ở Nam Bộ giai đoạn cuối TK.XIXđến năm 1932, Luận án tiến sĩ,Trường ĐHSP Hà Nội, 1993

- Cao Xuân Mỹ: Quátrình hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Namtừ cuối TK.XIX đến đầu TK.XX, Luậnán tiến sĩ, Trường ĐHSP TP.HCM, 2001

- Lê Ngọc Thúy: Đónggóp của văn học quốc ngữ ở Nam Bộcuối TK.XIX – đầu TK.XX vào tiến trình hiệnđại hóa văn học VN, Luận án tiến sĩ,Trường ĐHSP  TP.HCM, 2002

Với mộtcách thức làm việc nghiêm túc, chú trọng khảo sáttư liệu, cùng những kiến giải sắc sảo,ba luận án này đã đóng góp không nhỏ vào việc tìmhiểu văn học quốc ngữ Nam Bộ.

Các nhà nghiêncứu Bùi Đức Tịnh, Nguyễn Văn Y, BằngGiang đã có quá trình sưu tập và nghiên cứu lâu dàivăn học quốc ngữ Nam Bộ ở miền Namtừ trước 1975, vào thập niên 90 của thếkỷ trước cũng tiếp tục có nhiềuđóng góp quan trọng.

Trong Địachí văn hóa TP.HCM, (tập 2, Trần Văn Giàu, TrầnBạch Đằng, Nguyễn Công Bình chủ biên, NXB.TP.HCM,1998), với một bảng thư mục dài, nhà nghiêncứu Nguyễn Văn Y đã phác họa những nét chínhbức tranh toàn cảnh về văn học quốcngữ Nam Bộ cuối TK.XIX - 1945

Nhà nghiên cứuBùi Đức Tịnh được biết đếntừ trước 1975 với công trình Nhữngbước đầu của báo chí, tiểu thuyết vàthơ mới (Lửa thiêng xb, S.1974; NXB.TP.HCM 1992, táibản 2002) lại tiếp tục phát huy những thànhquả nghiên cứu của mình trong công trình mới xuấtbản gần đây: Lược khảo lịch sửvăn học Việt Nam từ khởi thủy đếncuối TK.XX (NXB.Văn nghệ TP.HCM, 2005).

Nhà nghiên cứuBằng Giang, tác giả cuốn Mảnhvụn văn học sử (Chân Lưu xb, Sài Gòn, 1974), cóhai công trình quan trọng: Sương mù trên tác phẩmTrương Vĩnh Ký (NXB.Văn học, 1994) và Vănhọc quốc ngữ ở Nam kỳ 1865-1930 (NXB.Trẻ, 1992, tái bản lần thứ nhất 1998). Haicuốn sách ấy thực sự là cẩm nang cho nhữngngười nghiên cứu về vấn đề này.

Gần đâynhất là công trình Tiểu thuyết Nam Bộ cuốiTK.XIX đầu TK.XX (NXB.Đại học Quốc giaTP.HCM, 2004) do nhóm tác giả Nguyễn Kim Anh (chủ biên),Nguyễn Thị Trúc Bạch, Hà Thanh Vân, Vũ VănNgọc, Hoàng Tùng, Huỳnh Vĩnh Phúc biên soạn, đã giớithiệu khái quát về văn học Nam Bộ cũngnhư tiểu sử, sự nghiệp của từng tácgiả. Đây là công trình công phu, nghiêm túc và dày dặnnhất về văn học Nam Bộ từ trướcđến nay.

Nhờ cốgắng của nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu màvăn học Nam Bộ dần dần đãđược biết đến, đã có đượcvị trí xứng đáng hơn trong lịch sử vănhọc dân tộc. Điều ấy đượcphản ánh qua Từ điển văn học (Bộmới), NXB.Thế giới, HN, 2004 do các giáo sưĐỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, PhùngVăn Tửu, Trần Hữu Tá chủ biên, trong đóđã dành gần 20 mục từ cho các tác giả vănhọc Nam Bộ, các mục từ này chủ yếu doNguyễn Huệ Chi, Nguyễn Q.Thắng và Trần HữuTá viết. Chúng tôi hy vọng rằng trong những lầntái bản sau, số lượng các mục từ dành chovăn học Nam Bộ sẽ còn tăng lên nhiều hơnnữa.

Ở trên chúngtôi đã điểm qua những thành tựu chính trongviệc nghiên cứu văn học quốc ngữ nhữngnăm gần đây, mặc dù đã đạtđược nhiều thành quả, nhưng vẫn cònkhông ít vấn đề đặt ra.

Trướchết là vấn đề tư liệu. Tư liệuvề văn học quốc ngữ Nam Bộ hiện cònrất rải rác,  tànkhuyết rất nhiều. Cần phải có một côngtrình nghiên cứu sưu tập quy mô lớn với côngsức của nhiều người để sưutầm, chỉnh lý tất cả các tư liệu còn cóthể tìm được - cả sách cũng như trên báochí, để từ đó có kế hoạch bảotồn, nghiên cứu, giới thiệu cho độcgiả, cũng như để lại làm tư liệunghiên cứu cho những ai quan tâm về lĩnh vực này.Tình trạng thiếu tư liệu, khó khai thác tưliệu làm cho việc nghiên cứu về văn họcquốc ngữ Nam Bộ luôn luôn phải làm lại từđầu, ít có tính kế thừa. Tình trạng ấy làmnản lòng rất nhiều người nghiên cứucũng như các nghiên cứu sinh, học viên cao học.

Xuất pháttừ tình hình đó, từ năm 2005 Đại họcQuốc gia TP.HCM đã cấp kinh phí cho Khoa Ngữ văn vàBáo chí chúng tôi tiến hành công trình Khảo sát, đánh giá,bảo tồn di sản văn học quốc ngữ NamBộ với mục đích khảo sát, sưu tầm,chỉnh lý, nghiên cứu toàn bộ tư liệu vềvăn học quốc ngữ Nam Bộ cả thơ,văn xuôi nghệ thuật, lý luận phê bình. Công trình cósự tham gia đông đảo của nhiều nhà nghiêncứu, giảng viên ở TP.HCM, Hà Nội, Tiền Giang,Cần Thơ như: Mai Cao Chương, Trần Hữu Tá,Nguyễn Khuê, Cao Tự Thanh, Trương NgọcTường, Nguyễn Thị Thanh Xuân, Lê Tiến Dũng, Võ VănNhơn, Cao Xuân Mỹ, Lê Ngọc Thúy, Nguyễn ĐứcMậu, Tào Văn Ân, Trần Ngọc Hồng, NguyễnVăn Hà, Đào Ngọc Chương, Nguyễn Công Lý, LêTâm, Phan Mạnh Hùng, Lưu Hồng Sơn, Hồ Khánh Vân,Nguyễn Long Hòa, Lê Thụy Tường Vy, La Mai Thi Gia,Đào Diễm Trang, Trương Nữ Diệu Linh…ĐoànLê Giang được phân công làm chủ nhiệm đềtài. Ngoài những nhà nghiên cứu, giảng viên nêu trên, còn cósự góp sức của hàng mấy chục nghiên cứusinh, học viên cao học và sinh viên đã và đang họctập ở Khoa Ngữ văn và Báo chí (TrườngĐại học KHXH và Nhân văn thuộc Đạihọc Quốc gia TP.HCM) 5 – 7 năm trở lại đây. Côngtrình nghiên cứu Khảo sát, đánh giá, bảo tồn disản văn học quốc ngữ Nam Bộ là cơsở để thực hiện một bộ Tổngtập văn học quốc ngữ Nam Bộ cuốiTK.XIX đến 1945.

2 - Về bộTổng tập văn học quốc ngữ Nam Bộcuối TK.XIX đến 1945

Nguồntư liệu để tìm hiểu vấn đề này cónhiều loại: sách, tác phẩm đăng báo, chúngtồn tại dưới dạng bản in, bảnchụp microfilm, microfic, photocopy hiện đangđược lưu giữ chủ yếu ở thưviện, các hiệu sách cũ và các tủ sách tư nhân.

Báo chí đăng tải vàphản ánh đời sống văn học. Muốntìm hiểu phê bình văn học và tìm những sáng tácđăng báo trước khi xuất bản thành sách thìphải tìm vào kho lưu trữ báo này. Ngoài một sốtư nhân có giữ một số báo quý hiếm, thì báo chíchủ yếu nằm ở thư viện Quốc gia,Thư viện Thông tin KHXH, Thư viện Khoa họcTổng hợp TP.HCM, Thư viện KHXH TP.HCM, Thưviện của chủng viện… dưới dạng báogiấy và microfilm. Theo thống kê của chúng tôi, ở NamBộ trước 1945 có đến trên dưới 50tờ báo, trong đó những tờ báo có đăngtải nhiều về văn học quốc ngữ là: GiaĐịnh báo, Thông loại khóa trình, Nông cổ mín đàm,Lục tỉnh tân văn, Nam Kỳ địa phận, Côngluận báo, Đông Pháp thời bao, Nam Kỳ kinh tế báo,Phụ nữ tân văn, Tân thế kỷ, Kỳ lân báo,Tiểu thuyết Nam Kỳ, Nữ giới chung, Thầnchung, Đuốc nhà Nam, Sống, Mai, Nữ lưu,Đồng Nai, Đại Việt tạp chí, An Hà nhựtbáo…

Để khaithác các tờ báo này trước hết cần phảilập thư mục những bài viết có liên quanđến văn học. Công việc ấy đãđược hàng chục sinh viên, học viên cao họcthực hiện liên tục trong suốt mấy nămtrời. Hiện nay đã có thể có một tập thưmục về những tờ báo quan trọng. Nhữngtư liệu này cũng sẽ được công bốđể làm tư liệu cho những người nghiêncứu sau này.

Về sách, các thư viện cólưu giữ nhiều sách này là: Thư viện Quốc gia(Hà Nội), Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM,Thư viện KHXH TP.HCM và rải rác ở một sốthư viện khác nữa. Tuy nhiên không có thư viện nàogiữ được đầy đủ, vì vậyphải tìm thêm sách ở các tủ sách tư nhân. Các nhà nghiêncứu có công sưu tập nhiều tư liệu vềvăn học Nam Bộ là các ông Vương HồngSển, Bằng Giang, Nguyễn Văn Y (các tác giả trênđã mất) và những nhà nghiên cứu có công trình vềvăn học Nam Bộ đã kể ở trên. Qua thựctế sưu tầm, chúng tôi còn thấy có một nguồnsách về văn học Nam Bộ quan trọng nữađang nằm ở trong tủ sách của dân và nhữnghiệu sách lẻ. Nhiều gia đình đã giữ gìnnhững cuốn sách của Nguyễn Chánh Sắt, LêHoằng Mưu, Nguyễn Thế Phương, NgọcSơn…như của gia bảo, sách được cấttrong tủ, được đóng thành gánh treo trên xà nhà (vìsách ông cha để lại, dặn phải giữ gìn). Vàtất nhiên cũng có một số đã bị đem báncho các hiệu sách cũ. Chúng tôi đã tìm đến giađình hậu duệ của hàng chục nhà văn NamBộ, và được cung cấp những tư liệuvô cùng quý giá: gia phả, giấy tờ có liên quan, kỷ vật,và cả một số tác phẩm tưởng đãmất từ lâu. 

Theo thốngkê của chúng tôi, có lẽ chưa thật đầyđủ, số người sáng tác văn học có sáchđã được xuất bản ở Nam Bộ từđầu cho đến 1945 là trên 200 tác giả.Số lượng tác phẩm thì khó có thể có con sốchính xác, chúng tôi từng lập ra thư mục khoảngtrên 700 cuốn sách – tất nhiên phải hiểu là cónhiều cuốn khổ nhỏ, dày chừng vài trang lànhững bài vè, truyện ngắn được in riêng thànhquyển như: Bấtcượng của Trương Vĩnh Ký- 8 tr, Giấc mộng anh thợ vẽcủa Khổng Lồ - 12 tr…, cho đến nhữngtiểu thuyết dày hàng 400, 500 trang trở lên như cácbộ tiểu thuyết của Phú Đức: Bà chúađền vàng dày 438 tr, Lửa lòng – 858 tr…

Hiện naysố lượng tác phẩm của từng tác giảchúng tôi đã thu thập được có thể kểnhư sau:

- TrươngVĩnh Ký, nhà văn quốc ngữ tiên phong, sốlượng tác phẩm của ông theo Bằng Giang là 118cuốn. Tuy vậy, trong số ấy có rất nhiều sáchtiếng Pháp, sách dạy tiếng. Sách bằng tiếngViệt của ông có nhiều loại, trong đó sưutập, dịch, phiên âm chú giải chiếm sốlượng lớn. Tổng cộng số này trên 50quyển. Chúng tôi đã thu thập được khoảng30 quyển.

- HuỳnhTịnh Của, nhà ngôn ngữ học, nhà nghiên cứuvăn học, nhà thơ, có khoảng 15 quyển, đãsưu tập được hơn 10 quyển.

- TrươngMinh Ký, nhà dịch thuật, nhà thơ du ký, có khoảng 30quyển, đã sưu tập được 17 quyển.

- NguyễnTrọng Quản, nhà tiểu thuyết đầu tiên, có 1tác phẩm, đã sưu tập được bản inlần thứ nhất và bản dịch ra tiếng Pháp.

- TrươngDuy Toản, nhà văn, nhà hoạt động duy tân, có 4quyển, đã sưu tập được 3 quyển.

- LươngKhắc Ninh, nhà báo, nhà thơ duy tân, có hàng mấy trăm bàibáo và thơ, đã sưu tập được phầnlớn.

- Trần ChánhChiếu, nhà văn, nhà báo, nhà cách mạng, có 9 quyển,đã sưu tập được 7 quyển.

- HồBiểu Chánh, nhà văn hàng đầu Nam Bộ, có trên 60quyển, đã sưu tập được đầyđủ trong đó có cả hồi ký hết sức quantrọng của ông.

- Lê HoằngMưu, nhà văn của những thử nghiệm táobạo, có 21 quyển, đã sưu tập được17 quyển.

- BiếnNgũ Nhy, nhà văn viết truyện trinh thám đầutiên của nước ta, có 12 quyển, đã sưutập được đủ.

- Nguyễn ChánhSắt, nhà văn, dịch giả “truyện Tàu” trứdanh, có 21 quyển, đã sưu tập được 17quyển.

- Tân Dân Tử,nhà tiểu thuyết lịch sử hàng đầu, có 5quyển, đã sưu tập được đầyđủ.

- Phạm MinhKiên, nhà tiểu thuyết lịch sử và xã hội, có 18quyển, đã sưu tập được 16 quyển.

- Bửu Đình,nhà tiểu thuyết xuất thân từ hoàng tộc trởthành người tù Côn Đảo, có  22 quyển, đã sưu tậpđược 20 quyển.

- PhúĐức, nhà tiểu thuyết trinh thám, võ hiệp cựphách, có 22 quyển, đã sưu tập được 19quyển.

- Phan ThịBạch Vân, nhà văn, người tù chính trị vìhoạt  động nữquyền, có 9 quyển, đã sưu tập được8 quyển.

-Trần QuangNghiệp, nhà văn của thể loại truyện ngắn,có 26 tác phẩm, đã sưu tập đượcđầy đủ.

- NguyễnVăn Vinh, nhà văn, nhà giáo yêu nước, có 3 quyển,đã sưu tập được đầy đủ.

- SơnVương, nhà văn, tướng cướp,người  tù khổ sai, có 29quyển, đã sưu tập được gầnđủ.

- NguyễnBửu Mọc, nhà văn xã hội tả chân, có 10quyển, đã sưu tập được đầyđủ.

- Việt Đông,nhà văn thị trường, có 62 quyển, đã sưutập được 29 quyển.

- NguyễnThới Xuyên, Phan Huấn Chương, mỗi nhà vănđều có 1 tác phẩm được giảithưởng báo Đuốc nhàNam, đã sưu tập đầy đủ.

- Trần HữuĐộ, Nguyễn An Ninh, hai nhà cách mạng, nhà vănđã có nhiều công trình nghiên cứu, sưu tập vềông mới xuất bản gần đây.

- NguyễnThế Phương, nhà báo, nhà tiểu thuyếttrường thiên liên hoàn, có 25 quyển, đã sưutập được 9 quyển.            

- Nguyễn ÝBửu, nhà văn thời sự, có 3 quyển, đã sưutập được 2 quyển.

- DươngMinh Đạt, nhà văn viết về những nhânvật anh hùng, có 9 quyển, đã sưu tậpđược đầy đủ.

- DươngQuang Nhiều, nhà tiểu thuyết xã hội, có 10 quyển,đã sưu tập được 7 quyển.

- Cẩm Tâm, nhàvăn tâm lý xã hội, có 14 quyển (trong đó có tácphẩm được giải thưởng báo Đuốc nhà Nam), đãsưu tập được đầy đủ.

Tổngtập văn học quốc ngữ Nam Bộ cuốiTK.XIX – 1945 sẽ bao gồm các tác giả trên, ngoài ra còn cótuyển tập để đưa vào những tác giảít nổi tiếng hơn.

Để hoànchỉnh bức tranh văn học quốc ngữ NamBộ thì không thể thiếu được nhữngmảng về thơ và phê bình văn học.

-         Về thơ, thơ quốc ngữ Nam Bộ baogồm các truyện thơ cận đại: Thơ Sáu Trọng, ThơThầy Thông Chánh, Thơ Cậu Hai Miêng…, thơ củacác tác giả nổi tiếng trước Thơ mớinhư: Thượng Tân Thị (tác giả mười bài Tục khuê phụ thán),Nguyễn Liêng Phong (tác giả hai tập thơ Nam Kỳ phong tục nhân vậtdiễn ca, Điếu cổ hạ kim tập),Sương Nguyệt Anh… cho đến các nhà Thơ mớiNam Bộ: Nguyễn Thị Manh Manh, Lư Khê, ĐôngHồ, Mộng Tuyết, Hồ Văn Hảo, Huy Hà…Thơcủa họ ngoài một số ít thi tập ra, phầnnhiều được đăng rải rác trên các báo.Chúng tôi đã sưu tập được trên 200 bài.

-         Về phê bình văn học, ngoài Kiều Thanh Quếcó thể coi như nhà phê bình văn học chuyên nghiệpduy nhất của văn học Nam Bộ, thì tưliệu về phê bình văn học là các bài tựa, bạttrong một số tiểu thuyết, và quan trọng hơncả là những bài phê bình giới thiệu tác phẩm vàtranh luận văn học trên báo chí. Từ việc lậpthư mục các báo, chúng tôi có thể hình dung ra bức tranhphê bình văn học Nam Bộ khá phong phú, đa sắc,trong đó nổi bật lên là các cuộc tranh luậnvề Truyện Kiều, về tiểu thuyết của LêHoằng Mưu, Hồ Biểu Chánh, và nhất là cuộctranh luận về Thơ mới.

Sau khi sưutập đầy đủ tư liệu trong khảnăng có thể, thì việc chỉnh lý, chú thích các tácphẩm của từng tác giả là một công việckhông kém phần khó khăn. Với mục đích vừađảm bảo trung thành với nguyên tác, lại vừacó thể giúp cho độc giả rộng rãi dễ dàngthưởng thức, chúng tôi đề ra nguyên tắc là:chính tả thì sửa nhưng phương ngôn giữ nguyên.Ví dụ một đoạn như sau trong Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân củaTrương Duy Toản:

“VươngThế Trân liền nép lại nơi cội cây mà coibọn ấy làm gì cho biết: giây phúc thấy có hai người điđầu, tuổi tác xấp xỉ nhau, chừng bốnmươi ngoài, theo sau chừng mươi kẽ tùy tùng, thảy đều cỡingựa, phăn phănđầu kia đi lại, đến gần lại nghengười đi trước day lại hỏimột người tùy tùng rằng: “Có phải lối nàychăng?” – Người ấy liền thưa rằng:“Phải”- Người kia hỏi lại: “Sao mà chẳngthấy?””([ii][2])

Như trên,những từ có gạch chân là phương ngôn / cổngữ thì giữ nguyên, còn những từ gạch chân và inđậm là sai chính tả, phải sửa lại.

3 - Triểnvọng nghiên cứu về văn học Nam Bộ:

 Việc sưu tập đầyđủ tư liệu về văn học Nam Bộsẽ mở ra những hướng nghiên cứu mới.

Trướchết là văn học sử. Người nghiêncứu phải trả lời nhiều câu hỏiđặt ra:

- Giá trị,phong cách, vị trí của từng nhà văn Nam Bộđối với văn học vùng và văn học dântộc như thế nào?

- Đốivới văn học Nam Bộ, với tư cách là mộtvùng văn học, cách chia giai đoạn văn họcnhư thế nào? Có thể dùng cái khung chung mà chúng ta vẫnchia lâu nay: Từ đầu đến 1930/ 1932, từ 1930/1932 đến 1945 được không? Lấy gì đểlàm mốc đánh dấu sự thay đổi đó? Haykhông cần phải phân kỳ như vậy?

- Phươngpháp sáng tác, các khuynh hướng trong văn học NamBộ là gì? Có thể dùng mô hình: khuynh hướng lãngmạn, khuynh hướng hiện thực phê phán và khuynhhướng cách mạng như lâu nay được không?

- Đặc điểmcủa văn học Nam Bộ là gì, nếu so vớivăn học toàn quốc?

- Có thể nóitới thi pháp tác giả ở một số nhà văn NamBộ, hay thi pháp thể loại (thơ, tiểuthuyết), thi pháp vùng văn học… đượcchăng?

- Mối quanhệ giữa công chúng và sáng tác như thế nào trongđời sống văn học Nam Bộ. Đặc tínhcủa văn học Nam Bộ có liên quan như thế nàođến thị hiếu của độc giả ởđây?

Không chỉnghiên cứu về văn học sử, những tưliệu về văn học Nam Bộ còn mời gọinhiều ngành nghiên cứu khác nữa như: ngôn ngữhọc, nghệ thuật học, văn hóa học, xãhội học…

Có thể nóivăn học quốc ngữ Nam Bộ “đặt hàng” cácnhà ngữ học nhiềucông trình trong những lĩnh vực khác nhau.

Trướchết là phương ngôn / cổ ngữ. Trong các tácphẩm văn học Nam Bộ có vô số những từđịa phương, cổ ngữ không dễ hiểuchút nào với người đọc hiện nay, ví dụnhư trong Hoàng Tố Anh hàm oancủa Trần Thiên Trung dưới đây (nhữngtừ in đậm gạch chân):

- “Việcấy cũng còn hưởndãi

- “Tía ở nhà gởi bạc ở hãng Băn nhiều lắm” (tr.21)

- “day lại, phụnhĩ với Tố Anh rằng” (tr.28)

- “anh cứ khổhạo củ mà ra dấu cho em” (tr.29)

- “bảo chấp tiên  đậu xe ngoài đường”

- “tưởng là trẻ ahườn đi chơi về” (tr.31)

Có thểtừ việc giải thích phương ngôn, cổ ngữmà làm một cuốn từ điển về phươngngôn, cổ ngữ Nam Bộ.

Không chỉtừ vựng mà ngữ pháp (cấu trúc câu, cách dùng hưtừ) trong các tác phẩm văn học quốc ngữ NamBộ cũng có nhiều điểm khác so với tiếngViệt hiện đại.

Về chínhtả, có thể thống kê các kiểu loại sai chínhtả thường gặp, tần số các từ hay sai…để làm một cuốn từ điển chính tảdành riêng cho học sinh Nam Bộ.

Trong kho tàngvăn học quốc ngữ Nam Bộ còn lưu giữmột số lượng không nhỏ, đến hàngtrăm kịch bảntuồng, cải lương ít có người nghiên cứu nào để mắttới. Có thể kể ra đây một số vở tronggiai đoạn đầu:

- Tiên Bữuthơ tuồng, Đặng LễNghi, Đinh Thái Sơn, In lần thứ 1, S.Phát Toán xb, 1908

- Bài ca cảilương, Nguyễn Thường Ký sưu tập,In lần thứ 1, S. Impr. Nguyễn Văn Viết, 1922

-Tốiđộc phụ nhơn tâm, tuồnghát cải lương, Triệu Văn Yên, Sài Gòn, Impr J. NguyễnVăn Viết, 1922

- Bộiphu quả báo, tuồng hát cải lương,Nguyễn Trọng Quyền soạn, S.Impr. du Centre, 1923

- Bên tìnhbên nghĩa, tuồng hát cải lương,Trần Quang Hiển, H. : Impr. Mạc Đình Tư, 1924

- Trinh nữsự nhị phu (Gái trinh thờ hai chồng),tuồng cải lương, Dương Bá Tường, Inlần thứ 1, S. Impr. Nguyễn Văn Viết, 1924

- Hồngphấn phiêu lưu,  tuồng hát cải lương ba hồi,Vương Gia Bật, In lần thứ 1,  S.Impr. de l'Union Nguyễn Văn Của,1924 …

Đấy lànhững tư liệu vô giá cho việc nghiên cứulịch sử sân khấu Việt Nam, cụ thể làcải lương Nam Bộ.

Triểnvọng nghiên cứu về văn học quốc ngữNam Bộ rất lớn, trong đó công việc có thểhoàn thành ngay trước mắt là bộ Tổng tậpvề vùng văn học này như đã nói ở trên. Tuynhiên để thúc đẩy thêm việc nghiên cứu,giới thiệu và lưu giữ những giá trịcủa mảng văn học này, chúng tôi thấy có mộtsố việc nên làm:

- Xây dựngmột trang web về văn học Nam Bộ, vừa làđể đưa văn học đến vớimọi người, vừa làm diễn đàn giao lưugiữa những người nghiên cứu, để cóthể bổ sung tư liệu và trao đổi kếtquả nghiên cứu([iii][3]).

- Đãđến lúc TP.Hồ Chí Minh nên nghĩ đến xâydựng Bảo tàng văn học Nam Bộ. Hiện con cháucác nhà văn còn giữ ít nhiều kỷ vật, nếukhông có kế hoạch sưu tầm, gìn giữ thì sẽmất mát thất lạc hết.

- Ở cáctỉnh cũng nên xây dựng các nhà lưu niệm vềcác nhà văn, nhằm gìn giữ di vật, tác phẩmcủa nhà văn, thể hiện thái độ tri ân, và giáodục thế hệ trẻ, về phương diện dulịch thì cũng là điểm tham quan cần thiết vàthú vị.

Chúng tôinghĩ văn chương nếu không gìn giữ, khônggiới thiệu, phê bình, nghiên cứu, giảng dạy thìdù có hay đến mấy cũng sẽ bị rơi vàoquên lãng.

TP.HCM, tháng 5năm 2006

                                                

CHÚ THÍCH



[i][1] Nguyễn Văn Trung: Những áng vănchương quốc ngữ đầu tiên: ThấyPhiền- Truyện của Nguyễn Trọng Quản, bảnin roneo, Đại học Sư phạm TP.HCM xb, 1987, tr.17

[ii][2]  TrươngDuy Toản: Phan Yên ngoạisử tiết phụ gian truân, Sài Gòn, F.H.SchneiderImprimeur-Editeur, 1910, tr.2

[iii][3] Có thể tham khảo trang web: www.hobieuchanh.com củaTS.Trang Quan Sen, Phan Tấn Tài ở nước ngoài.

 

TÓMTẮT BÁO CÁO

Vănhọc quốc ngữ Nam Bộ cuối TK.XIX đến1945 là một bộ phận máu thịt của văn họcdân tộc. Trong khoảng hơn nửa thế kỷtừ khi hình thành cho đến 1945, vùng văn học nàyđã có một đời sống rất sôi nổivới hàng trăm cây bút và hàng mấy trăm tác phẩm,cuốn hút hàng triệu độc giả. Nhưng từsau 1945 văn học quốc ngữ Nam Bộ có mộtthời khá dài bị giới nghiên cứu phê bình quên lãng,ít  được ai nhắctới. Trước hết bài nghiên cứu này đi vào tìmhiểu nguyên nhân tại sao văn học quốc ngữNam Bộ lại ít được các nhà nghiên cứu quantâm như vậy. Sau đó đi vào nội dung chính củabài. Bài viết có có 3 phần chính: 1) Những thành tụunghiên cứu và giới thiệu văn học quốcngữ 20 năm trở lại đây; 2) Giới thiệucông trình nghiên cứu cấp Trọng điểmĐại học Quốc gia TP.HCM: “Khảo sát, Đánh giá,Bảo tồn Văn học Quốc ngữ Nam Bộcuối TK.XIX – đầu TK.XX”, công trình nền cho bộTổng tập văn học Quốc ngữ Nam Bộcuối TK.XIX – 1945; 3) Triển vọng nghiên cứu vềVăn học Quốc ngữ Nam Bộ về cácphương diện: văn học sử, ngôn ngữhọc, văn hóa học, nghệ thuật học…

 

(*)  Tiến sĩ, TrườngĐại học KHXH và Nhân văn (Đại họcQuốc gia TP.HCM)

Nguồn: Tạpchí Nghiên cứu văn học số 7 năm 2006, ViệnVăn học, HN