Người Chăm ở Nam Bộ

Một trong những đặcđiểm nổi bật của miền châu thổ sôngCửu Long ở Tây nam Việt Nam là có khá nhiềuđịa danh nghe khác lạ, và còn có thể nói là rất xalạ với tiếng Việt thông dụng. Đi từđiểm cực Nam nơi chín cửa sông Cửu Long trổra biển khơi, ngược dòng Tiền giang và Hậugiang tiến trở vào đất liền, hướngvề vùng biên giới Việt-Kampuchea ở phía Bắc,người ta gặp ngay địa danh “Cà Mau,” “SócTrăng,” “Sa Đéc” v.v...vốn là những địa danh, được dùng quenthuộc trong dân gian từ một thời xa xưa, và có khicòn được nhà cầm quyền chánh thứcđặt thành tên gọi các đơn vị hành chánhđịa phương nữa. Đối với mọicái gì gần gũi đã trở thành quá quen thuộc,hiếm thấy có ai tự hỏi về nội dung ýnghĩa đích thực của các địa danh này là gì, vànhư vậy là người ta đã chấp nhận chochúng lặng lẽ hoà đồng với các địa danhhoàn toàn gốc tiếng Việt quen thuộc như BếnTre, Gò Công, Vĩnh Long, Long Xuyên, An Giang, v.v...rồi. Tuy nhiên,khi có ai tình cờ chợt nêu lên thắc mắc, thì chắcchắn là không ít người dân bình thường sẽphải ngỡ ngàng và băn khoăn không biết trảlời thế nào. Những người am tườnghoặc có tìm hiểu cạn cùng mới làm rõ, chẳnghạn như:

- Cà Mau thực sự vốn làtừ ngữ đọc trại từ Tưc Khmâu, (Tứclà nước, Khmâu là đen), chỉ định mộtvùng đất bồi phù sa màu đen.

- Sóc Trăng là do chữ Srok cónghĩa là khu vực làng xã; còn Trăng là do chữ Tlăngcó nghĩa kho vàng: Xứ kho vàng.

- Về địa danh Sa Đéc,thì Sa là do chữ Phsar có nghĩa là chợ, và Đéc cónghĩa là sắt, được suy diễn có thểnguyên là địa điểm chợ bán hàng đồsắt.

Còn nhiều và nhiều nữa. Cácđịa danh nghe lạ tai được diễngiải kể trên, sự thực, mang dấu vếtvăn hóa của người Khmer trong dân gian còn đượcgọi là người Miên, hoặc nếu có cảmthấy chút phân cách hơn là nói người Đàng Thổ,một sắc dân bản địa, sanh sống tạichỗ trước đó, khi các đoàn quân và lưu dânViệt tháp tùng Nguyễn Hữu Cảnh đượcChúa Nguyễn cử vào Nam mở mang bờ cõi trong vùng châuthổ sông Cửu Long. Người Khmer ở châu thổsông Cửu Long được các nhà cổ học - chủyếu ban đầu là các nhà cổ học Pháp như GeorgeCoedes, Malleret, v.v. - xác định thuộc nền văn hoáÓc Eo mà các di chỉ kiến trúc cổ đã và vẫnđang được các nhà cổ học Việt Nam saunày tiếp tục khai quật. Tiền nhân củangười Khmer đã xây dựng nên Vương quốcPhù Nam, được tiếp nối với nướcThủy Chân Lạp. Trải qua những giai đoạnlịch sử tiếp xúc, va chạm, đốiđầu, và an bình cộng cư với ngườiViệt, người Khmer có khuynh hướng sốngtập trung trên các khu đất giồng (khu đất caohơn mực nước dâng trong mùa nước nổi)ở các vùng ven biển ở Trà Vinh, Sóc Trăng, BạcLiêu, và Thất Sơn, có địa danh Tri Tôn (nguyên là SwayToong) giáp giới Kampuchea, đã góp phần vào quá trình khaikhẩn và canh tác đất đai cho đến ngày nay.Hiện tượng hội nhập mang tính cân bằng haichiều được thể hiện bằngphương thức Việt hoá ngữ âm du nhập cáctừ Khmer để duy trì địa danh thông dụng trongdân gian Việt nói chung mà không đặt vấn đềnội dung ý nghĩa cũng như gốc nguồn.

Bên cạnh người Khmer, khôngthể không kể đến người Hoa. NgườiHoa hẳn nhiên không phải thuộc thành phần dân bảnđịa như người Khmer. Họ vốn làtầng lớp người không chịu thắt bím cạođầu làm tôi nhà Thanh ở Trung Hoa, nên vào khoảng cuối thếkỷ 17, đã theo Mạc Cửu, đến tìm nơiẩn trú, sẵn đà, khai khẩn đất vàđịnh cư lập nghiệp tại vùng đất HàTiên. Trong một thời gian không lâu, nhóm người Hoalưu dân này đã mang nguồn vốn văn hoá cùng kỹnăng từ nước mẹ của mình, góp phần pháttriển Hà Tiên thành một thương cảng tấpnập, trù phú, giao dịch thương mại với bênngoài.

Lướt qua nét đặc thùcủa vùng châu thổ sông Cửu Long qua khía cạnhđịa danh và đóng góp khai hoang phát triển, ghinhận sự hiện diện của người Khmer vàngười Hoa là hai sắc dân bản địa và lưuvong tỵ nạn cùng với người Việt cộngcư khai phá khẩn hoang như trên, chúng tôi muốn gợilên một toàn cảnh để lồng vào đó hìnhảnh làng quê nhỏ bé thân thương của bản thân,trong tầm nhìn của người trong cuộc, từ đó,giúp soi sáng về gốc nguồn của tôi là sắc dânChăm mà hoàn cảnh lịch sử đã đưađẩy, lưu lạc đến định cư bêncạnh người Khmer, người Hoa, ngườiViệt tại một góc trời ở vùng châu thổ sôngCửu Long trù phú bao rộng này.

Ngôi làng sanh quán của tôi có tên kháclạ đối với ngôn ngữ Việt: làng Koh Ta Boong,trong sử sách Việt được phiên âm thành CỏĐầm Bôn, dưới thời Pháp thuộc là Ka Tam Bong,tên gọi chánh thức của một đơn vị hànhchánh cấp Xã. Dịch theo tiếng Chăm, Koh có nghĩa làcồn, là cù lao, còn Ta-boong thì là cây gậy, ngụ ý hình dángcủa cù lao này giống như một cây gậy.

Châu thổ sông Cửu Long ởmiền Tây Nam Nam Việt Nam là vùng đất bồi do phùsa từ thượng nguồn và vùng Biển hồ trôixuống, hàng năm đều có mùa nước nổi (mùalũ lụt), mực nước tùy năm ở mộtsố nơi có thể dâng cao lên đến ba thước,khởi đầu mùa lúa sạ; nước tràn vào các cánhđồng tạo môi trường cho các loài cá nướcngọt đẻ trứng sanh sôi nẩy nở, rồiđến mùa nước giựt, nước chảyngược ra các vàm kinh rạch để đổ ra biển.Dưới tác động chu kỳ của thiên nhiên, dòngchảy sông Cửu Long thay đổi theo thời gian, haibên bờ thường diễn ra hiện tượng bênlở bên bồi. Koh Ta-boong đã hình thành từ mộtcồn cát nhô lên dọc theo một bên bờ Hậu giang,được vun bồi lần hồi thành một cù lao,ngăn cách với đất liền bằng một conrạch.

Vào thập niên 1940, thờithuộc Pháp, hệ thống giao thông bằngđường bộ chưa được mở mang,con tàu “sà-lúp” chạy bằng hơi nước do lòcủi, kéo những chiếc ghe chài (địaphương gọi là ghe chành) đầy ắp hàng hóatừ Sài Gòn về vẫn rẽ vào con rạch nàyđể tạm tránh những dòng nước ngượcchảy siết bên ngoài sông cái. Kỷ niệm khó quêncủa tuổi niên thiếu là mỗi khi nghe còi tàu văngvẳng từ xa, tôi thường hối hả cùng cácbạn đồng lứa tuổi ù chạy ra bờ sông,cùng ngắm nhìn đoàn ghe tàu chạy qua như là mộtbiến cố đến từ một thế giới xalạ. Hấp dẫn và hồi hộp nhứt là banđêm, mỗi khi chiếc tàu dòng đứng một chỗvì dòng nước ngược chảy quá mạnh, phảibỏ thêm củi vào lò. Trên ống khói, thình lình phụt lênnhững luồng bụi than đỏ ửng, cảbọn trẻ tái mặt giựt mình, nhưng liềnđó, lại thích thú vỗ tay reo hò vang dội. Trong phútchốc, đoàn ghe tàu lại mất hút ra ngoài vàm sông cái,trả lại sự yên tĩnh cho thôn ấp.

Từ bên này bờ sông nhìn sang bênkia, không xa lắm, chỉ vào khoảng 50 thước,tiếng trẻ em vui đùa vẫn vọng mồn mộtsang bên này bờ, nhưng thực tế là hai thếgiới khác biệt. Thật vậy, nhà cửa bên kia sông, thườngđắp nền cao rồi dựng cột và vách lên, bêntrong nhà có bàn thờ tổ tiên, bày biện bàn ghế,giường ngủ có chân cao. Hầu như trướcnhà nào cũng đều có một bàn thờ nhỏ gọngọi là “bàn ông Thiên” buổi chiều khói hương nghingút.

Bên này sông, trái lại, nhà nhàđều có sàn, cột thường bằng gỗ nguyêncây tước hết vỏ và bào nhẵn, cao khỏiđầu người để phù hợp với mùanước nổi dâng cao; mặt tiền nhà nào cũng cómột cái thang rắn chắc bằng gỗ, và bên trong nhàhầu như không có bàn ghế, nên khi khách đến nhà thìchủ nhà thường trải chiếc chiếu hoặctấm thảm, để chủ khách cùng ngồi xếpbằng trên sàn gỗ, nhưng phải đặc biệtlưu ý không được tự động vượtqua khung cửa có màn che được trang trí tuỳ theomức độ giàu nghèo của chủ nhà, ngăn cáchvới gian nhà trong, theo tập tục, hoàn toàn dành cho đànbà con gái sanh hoạt không lẫn lộn với đàn ông contrai. Nhà cửa cất phần lớn sát vào nhau, mở cánhcửa sổ bên này, có thể chuyện trò với nhà bên kiađược, nên tạo cảm giác như conngười đang hợp quần co cụm lại.Cả làng hầu như không có nhà nào trồng rau quả,vườn tược. Ở những nhà khá giả thìhầu như luôn luôn có dưới sàn một khung dệtvải cổ truyền, được kín đáo che saumột bức màn,vốn là nơi làm việc của con gáitrong gia đình, vừa dệt hoặc quay tơ, vừacất lên những tiếng hát trong trẻo vừađủ nghe, nhưng hấp dẫn mãnh liệt nhữngcặp mắt hiếu kỳ từ ngoài đường.Người dân bên nây bờ thường vận chănSa-rong vấn quanh mình, dài đến gót chân. Tưởngcần giải thích rõ, Sà-rong là cái chăn mặc củađàn ông; còn phụ nữ Chăm cũng mặc chănche phủ đến gót chân nhưng không gọi là Sa-rongnhư được nhận thấy ở một vài bàiviết về Chăm, mà đúng ra thì gọi là Khanh ngui, tứccái chăn mặc, trong số, có Khanh kăk là mộtthứ chăn dệt công phu bằng hàng tơ lụarất được phụ nữ mến chuộng.

Người dân bên này bờ bìnhthường gọi người dân bên đất liềnlà Yuôn, và ngược lại, những người Yuôn nàylại gọi người dân bên cù lao là Chàm, có khi là Chà, vàkhi có chút gì không bằng lòng nhau thì gọi là Chà và, gâycấn hơn nữa, thì là Bọn Chà và!

Người dân bên cù lao tựgọi mình là Chăm, trongsanh hoạt hằng ngày, sử dụng một ngôn ngữriêng không phải tiếng Việt mà là tiếng Chăm.Riêng chính người Chăm thì cảm thấy tinh thầnnhẹ nhàng tương kính trong giao dịch khiđược người đối thoại gọi mìnhlà Chăm. Do đó, cách gọi Chăm một lúc sau nàyđược thông dụng thay vì Chàm.

Loáng thoáng trong giới nghiên cứungười Việt được tiếp chuyện, cóvị cảm thấy dị ứng về từ Yuôn, và nóitheo lối thời thượng, cho là “mang tính tiêu cực,”“có vấn đề.” Một đôi lần, tôi cònđược nghe một quan điểm thủ cựu,mang sắc thái đại dân tộc, diễn dịchtừ Yuôn là do chữ Vương, thể hiện quanhệ triều cống chư hầu giữa triềuđình Đại Việt và triều đình Champa tronglịch sử. Ngược lại, quan điểm mang tínhđấu tranh thì cho rằng từ Yuôn mang tính hiềmkhích oán hờn từ phía người Chăm nặng tinhthần dân tộc cực đoan, cũng không còn thíchhợp với bây giờ nữa. Một công trình biênsoạn công phu mà bản thân tôi rất trân quý, dướiquyền chủ biên của giáo sư Bùi Khánh Thế vớiNhóm biên tập gồm hai học giả trẻngười Chăm gốc Ninh Thuận, quyển “Từđiển Việt Chăm,” do Nhà Xuất bản Khoahọc Xã hội xuất bản năm 1996, đã ghi làPiệt- Chăm thay vì Yuôn-Chăm đúng theo từ ngữđược lưu truyền trong dân gian. Thực tế,trong câu chuyện trao đổi hằng ngày với nhau,người Chăm khắp các vùng tại Việt Nam vàcả người Chăm ở Kampuchea vẫn gọingười Việt là Yuôn một cách hồn nhiên, khôngthấy có chút mặc cảm khác lạ gì xen vào cả.

Vào cuối thập niên 1940,thời thuộc Pháp, xã hội người Chăm ởKoh Taboong còn rất khép kín; không có nghĩa khép kín vềmặt địa lý, bởi lẽ làng Koh Taboong quê tôi khôngcó hàng rào bao quanh, cách biệt với xã hội bên ngoàinhư một số thôn làng Chăm còn tồn tại ởNinh Thuận và Bình Thuận, nguyên đã trải qua nhữnggiai đoạn đối đầu xung đột vớiquan quân triều đình Đại Việt, gây chết chócđẫm máu kết liễu sự hiện tồn củavương quốc Champa vào đầu thế kỷ 19.Hiện tượng khép kín ở đây thực chất làdo nhu cầu hiện tồn căn sắc truyềnthống Chăm, vốn được gắn chặttrong tim óc, phát xuất từ nề nếp sinh hoạtIslam, tập tục, tín ngưỡng, nói chung, vào nềnvăn hoá của riêng sắc dân mình, không hoàn toàntương đồng với nền văn hoá của xãhội bao quanh. Do thiếu giao lưu về văn hóa và xãhội, giữa người Chăm bên này bờ vàngười Yuôn bên kia bờ rạch, dưới tácđộng của tinh thần phân chia “ta và họ” nói chung,đều có ít nhiều thành kiến với nhau vềmột số mặt thực tế trong nề nếp sinhhoạt hằng ngày. Cụ thể, người Yuôn dùngđũa ăn cơm thì bị người Chăm chê làĐấng Tạo hóa đã tạo ra bàn tay cho conngười sử dụng, thì tại sao lại đi dùnghai chiếc đũa để gắp thức ăn,tựa hồ như xeo nạy (cha-kơh) khó coi trong khi cácthức ăn này đều phải được xem làrizki, tức ân phước của Đấng Tạo HóaAllah ban cho như vậy?

Ngay cả bản thân tôi, ởbuổi đầu khi có điều kiện ra khỏi xómlàng đi sanh sống hội nhập vào xã hội bên ngoài,tôi vẫn cảm thấy có những mặt không ổntrong vấn đề này. Mãi về sau này, tôi mớilấy lại được phần nào tự tin trongđánh giá tập tục, nhất là vào năm 1964 khi códịp tham dự buổi tiếp tân khoản đãi chánhthức nhân Hội nghị các nước Hồi GiáoĐông Nam Á và Viễn Đông lần đầu tiên do ChánhPhủ Malaysia tổ chức ở Kuala Lumpur, cả chủnhà bao gồm cả cố Thủ Tướng Malaysia TungkuAbdul Rahman và khách các nước đều cùng ngồixếp bằng trên nền nhà, cùng thoải mái ăn bốctheo một phong cách tự nhiên không khác gì tập tụcăn bốc của người Chăm tại làng quê KohTaboong của tôi cả. Các mặc cảm trong ngườitôi lúc ấy mới nhẹ nhàng được giảitoả và tôi mới được rõ dứt khoát khôngthể nói bên nào văn minh bên nào lạc hậu cả;người Yuôn và người Chăm thuộc hai nềnvăn minh khác biệt nhau, một bên đượcmệnh danh là nền văn minh đôi đũa, mộtbên là nền văn minh bốc tay. Ngoài ra, còn một nềnvăn minh khác đã được ghi nhận trong mộtbuổi tiếp chuyện nhân Hội nghị quốc tếkể trên, đó là nền văn minh muổng nĩacủa Âu Tây.

Trở lại với làng quê KohTaboong thời thơ trẻ của tôi, cả làng từđầu vàm trở vào, đều chỉ có khoảngmột ngàn ngôi nhà người Chăm cất san sát nhau haibên đường, và đến cuối làng mới có nhàngười Việt. Toàn bộ thế giới thờithơ trẻ của tôi hầu như hoàn toàn gói ghém trongngôi làng bình dị thôn dã này.

Ông thân sanh của tôi là giáo viên duynhứt trường sơ học phổ thông trong làng nênmột mình phải phụ trách luôn cả ba lớp một,hai và ba [vào thời đó, gọi là lớp đồngấu (cours enfantin), lớp dự bị (cours préparatoire) vàlớp sơ đẳng (cours élémentaire)]. Sau đó, muốntiếp tục học thì học sinh phải lên trườngtỉnh Châu Đốc, cách làng khoảng bốn cây số.Trong số học sinh đến trường, dĩ nhiênchỉ học Pháp văn, có một số học sinhngười Việt nhà ở đầu làng, cho nên trong cáctrò chơi ngoài lớp, tôi có dịp học và nói bậpbẹ tiếng Việt, một thứ tiếng Việtthường được diễn dịch theo từngchữ tiếng Chăm, chẳng hạn, chúng tôi nói“tắm nước” thay vì “tắm,” “đứt tim” thay vì“gan dạ,” các bạn học người Việt nghe lâungày rồi cũng quen.

Tại các lớp trong làng kểtrên, tôi cũng được học một thứchữ Chăm viết theo mẫu tự la tinh, ráp vầntheo tiếng Pháp, tôi thấy rất dễ đọc và dùngđể diễn dịch ý tưởng bằng tiếngChăm cội nguồn. Thứ chữ này đượchình thành do óc sáng tạo của một nhân vật nổitiếng trong giới người Chăm Châu Đốc vàothập niên 1940 là cụ cố Kim Sop, nhờ gia đình giàucó, được học trường Tây, làm Thông phántại Tòa Án Châu Đốc. Vì chữ Chăm thông dụngphiên âm bằng mẫu tự A Rạp đangđược thông dụng, thứ chữ Chăm la tinhnày không mấy được các bậc phụ huynh quantâm, nên không tích cực khuyến khích các con em học.Nhưng riêng phần tôi và một vài bạn học thìthấy thích thú, nhứt là trong tập sách, cố Kim Sopđã cho in một vài mẫu chuyện làm bài đọcthêm, và sau này lớn lên tôi mới biết là thuộc vănhọc dân gian Chăm, như bài “Chim Chhơng” đồngthời cũng là một thể ca ngâm chất chứanhiều thi vị mà tôi nhớ nằm lòng cho mãi đếntuổi thất thập này.

Hầu như tất cả cácbạn học Chăm đều nghỉ học khi hoàntất lớp cuối cùng trong làng. Bị ám ảnh trongmặc cảm e sợ con cái jưng yuôn (biến thànhngười Việt), phần lớn các bậc cha mẹđều e ngại, khi cho chúng lên học trườngtỉnh, thì sẽ sống theo người Việt, không còntheo nề nếp sống của xóm làng, nặng về tínngưỡng Islam, trong đó, có một số kiêng cữrất nghiêm ngặt như tuyệt đối cấm(harăm) ăn thịt heo, cấm uống rượu,cấm trai gái vụng trộm ngoài hôn nhân, v.v... Thựctế hơn nữa, đàn ông bé lớn đều cạođầu và khi tham gia sanh hoạt trong làng thì đềuđội mũ bằng nỉ màu đen, còn ngườilớn thì đội mũ trắng hoặc chit khăn Hajichứng tỏ là người đã đi hành hươngở Thánh địa Makkah bên nước A Rạp SauĐi, được thôn làng tôn kính như các bậc trêntrước. Cho nên, khi một người đi làm ănxa mà để tóc dài trở về làng mang theo một ítphong cách phóng túng không thích hợp thì không phải chỉbản thân người đó mà còn cả gia đìnhphải chịu những lời đàm tiếu, bà con lên án.

Sanh hoạt thường ngàycủa xóm làng xoay quanh một ngôi giáo đườnggọi là masjid nằm giữa làng, kiến trúc có nhữngnét gợi nhớ quang cảnh bên kia trời Trung Đông, baogồm một nóc vòm và đài tháp lạ mắt,được nhận ra từ xa. Ngôi giáo đườngnày, người Việt sống ở lân cận vẫnquen gọi là “chùa Chàm,” nhưng ở đây, kiến trúc vàtrang trí bên trong cho thấy chỉ là một ngôi nhà khang trangđể bổn đạo tụ họp dâng lễnguyện tập thể và nghe thuyết giảng vào ngày thứsáu trong tuần, thể hiện sự tôn thờĐấng Tạo Hóa Allah nên không có pho tượng thờnào cả ngoài chiếc bục đơn giản có babậc như nấc thang nằm sát bên trong cùng. Mỗi ngàynăm lần, khi trời rựng sáng, trưa ngọ,xế chiều, chạng vạng và trở về khuya, chínhtừ ngọn tháp kể trên, phát ra một hồi trốngvà tiếp theo là lời ngân nga kêu gọi đến giáođường dâng lễ nguyện vang đi rất xa,điều hòa cuộc sống hằng ngày củangười dân.

Bên cạnh giáo đường, cómột trường gọi là Madrasah dạy đọc kinhQur’An bằng chữ A Rạp nguyên gốc và có cảlớp dạy chữ Mã Lai giảng giải nội dung kinhsách và giáo lý Islam. Các bậc phụ huynh thích cho con em mìnhhọc các trường lớp này, và thường hãnhdiện về thành tích con em đạt đượcnhứt là khi chúng trổ tài đọc Thiên kinh Qur’An trongcác sanh hoạt tập thể của xóm làng.

Bản thân tôi đã bị trì kéogiữa hai khuynh hướng, nhứt là khi đãđến lúc phải chuyển lên trường tỉnhtiếp tục học lớp nhì (cours moyen). Mẹ tôi làmột người đàn bà Chăm không biết mộtchữ a, b, c... nhưng lại rất thông thạo kinhQur’An viết bằng chữ A Rạp. Đượchậu thuẫn của ông bà ngoại, mẹ tôi muốn chotôi nghỉ học trường phổ thông và chuyển sanghọc ở trường lớp tại giáođường như các đứa bé Chăm khác trong làng.Ngược lại, cha tôi, có chút ít căn bản Tây học,nhứt quyết phải cho tôi lên trường tỉnhtiếp tục học. Sự bất đồng ý kiếngiữa cha mẹ chúng tôi khá gay go và kéo dài, sau cùng đãchấm dứt bằng một giải pháp dung hòa; tôiđược tiếp tục đi học trườngtỉnh, nhưng những ngày nghỉ cuối tuầnhoặc ngày lễ, tôi phải đi học chữ Mã Lai vàA Rạp tại trường lớp của giáođường.

Lên trường Tỉnh học, vìvào cuối thập niên 1940 chưa có cây cầu bắt ngangcon rạch như sau này, người lớn trong nhà,thường là bà ngoại hoặc mẹ tôi phải bơixuồng đưa tôi sang bên kia bờ rạch, mộtbước kế tiếp tạo điều kiện chotôi mở rộng môi trường tiếp xúc vớithế giới bên ngoài với những kỷ niệm khó quên.

Koh Taboong làmột trong bảy làng Chăm Châu đốc. Ngoài Koh Taboonglà làng chôn nhau cắt rún của tôi, còn có sáu làng Chăm kháclà Mat chruk, Koh Kaboak, Plây Kênh,Plao Ba, Koh Ghoi, Koh Kaghia, Sabâu, với địa danh Việttương ứng là Châu Giang, Đa Phước, Châu Phong, La Ma hoặc VĩnhTrường, Búng lớn hoặc Búng Bình Thiên, ĐồngCô Ky.

Phần lớn các địa danhtiếng Chăm kể trên khởi đầu bằngtừ “Koh” có nghĩa là cù lao, cho thấy phần lớn cáclàng Chăm Châu Đốc đều nằm trên các cù laotrên ven sông Cửu Long:

- Gọi là Koh Kaghia vì cù lao nàyđược đánh dấu bằng hàng cây sao, mộtgiống cây, gỗ rất chắc mà người Chămdùng làm cột nhà sàn hoăc đóng ghe xuồng.

- Về Koh Goi, có vài lốidiễn dịch khác nhau tại địa phương,cần được nghiên cứu xác định sau này.

- Sở dĩ gọi là KohKaboăk vì xóm này chuyên dệt và mua bán tơ lụa, hầuhết dân cư đều từ Plây Kênh ở bên bờđối diện chuyển qua, do nạn bên lở bênbồi của dòng sông Cửu Long.

Về địa danh Plây Kênh,dịch nghĩa là “xứ con kênh,” do nhà cửa làng nàynằm dọc hai bên bờ một con kênh đào dẫnnước từ bờ Hậu giang trổ ra phía Tân Châu.Trong dân gian, người ta thường gọi là Gah Kênhthay vì Plây Kênh; Gah là “bên.” Cùng thuộc Gah kênh này, có mộtấp nằm ngoài bờ sông cái gọi là Puk Pa-ok; Pa-oktiếng Chăm là cây xoài, nên trong tiếng Việt gọilà “Hàng xoài.” Và cũng từ tiêu chuẩn để nhậndiện bằng hàng cây xoài này, mà tên làng Plây kênh thời Phápthuộc mới được ghi trên giấy tờ hànhchánh là Phum Soài (“soài” viết s). Phum là từ ngữ khmer cónghĩa là làng, cho thấy xuất xứ Khmer của làngnày. Địa danh Phum soài, về sau, đã dượcđổi thành tên Việt là Châu Phong.

Trong số các tên làng kể trên, cólẫn lộn Mat Chruk là chữ Khmer chớ không phảichữ Chăm, có nghĩa là “mõm con heo,” do địathế của làng này nằm ở một bên bờ sôngCửu Long đổ từ Nam Vang xuống, tẻ ra làm hainhánh, khiến một bên bờ trông tợ như mõm con heovậy. Mặc dầu người Chăm không ănthịt heo, trong dân gian vẫn dùng tên gọi này. Sựlẫn lộn từ ngữ khmer vào tên gọi làng Chămcàng gợi thêm cho tôi sự tò mò tìm hiểu, đểbiết rằng đất Mat Chruk cũng như các làngChăm khác tại đây ngày xưa là vùng đấtThủy Chân Lạp và từ “Mat Chruk” là địa danhđã sẵn có từ trước khi người Chămđến định cư. Địa thế bảy làngChăm kể trên không liền nhau, nhưng cùng nằmdọc theo hai bên bờ sông Cửu Long trải dàiđến giáp giới với Kampuchea cho thấy đãđược bố trí theo mục tiêu chiếnlược phòng thủ, có tính toán và cân nhắc rõ rệt.

Vào thập niên 1940 thuộc Pháp,làng Koh Taboong về mặt hành chánh, đượcđặt dưới quyền cai trị của một BanHội tề như các làng xã khác, gồm đủ cácchức việc. Tất cả đều là ngườiChăm ngoại trừ Chánh lục bộ chuyên trách bộđời là một cụ già người Việt nhàở đầu làng. Cố thân sinh tôi do là giáo viên làng,thực tế phải trở thành một nhân vật trungtâm được xóm làng đến nhờ thảo dùmtừ các văn thư giao dịch với chánh quyền.

Sáu làng Chăm khác cũng ở vàotình trạng tương tự, đều thiếungười rành chữ Pháp và chữ Việt, nhưngđiều nghịch lý là làng nào cũng thừa ngườicó trình độ đào tạo về chữ A Rạp vàchữ Mã Lai.

Thêm một điều nghịch lýnữa, nhưng lần này lại là do nhà cầm quyềnthuộc địa Pháp. Đó là việc bổ nhiệm vàonăm 1943 một chức vụ lãnh đạo cộngđồng người Chăm tại bảy làng nàyvới chức vụ Saykhol Islam, Chef des Malais. Saykhol Islam làmột chức vụ lãnh đạo do nhà cầm quyềnthuộc Anh đặt ra ra tại bang Trengganu, Malaysia, naynhà cầm quyền thuộc địa Pháp mang áp dụngtại Châu Đốc, nhưng ghi là Chef des Malais, lờđi không nhắc gì đến căn sắc Chămcả. Sự thực, tại một khu vực mệnhdanh là Mubarak của làng Châu Giang ở ngay tại bến phàtừ tỉnh lỵ Châu Đốc ngó qua, có mộttập thể gốc Mã Lai trong dân gian gọi làngười Java Ku mà ngôn ngữ thường ngày khôngphải tiếng Chăm mà là tiếng Khmer trộn lẫnvới tiếng Mã Lai. Cố Haji Tangkhao Mat là ngườiJava Ku này đã được bổ nhiệm làm Saykhol Islamđã được chọn trong số nhữngngười có sản nghiệp và có uy tín, trên nguyên tắc,có vai trò phối hợp các vị lãnh đạo Islamcủa từng làng Chăm gọi là Hakim điều hànhcộng đồng, chuyên trách xử lý các tranh chấpvề giáo lý Islam. Do cộng thêm ảnh hưởng từMã lai về khuôn mẫu hành đạo Islam thông qua các Tuôn làcác thầy dạy kinh sách, có một thời gian nhiềuthập niên, căn sắc Chăm của các làng Chămbề ngoài bị lu mờ, tạo nên một khuynhhướng trong dân gian đa số ít học, chỉmuốn tự coi mình là người Mã Lai, nhất là tronggiới phụ nữ trong chăn áo, khăn độiđầu, mỗi mỗi đều cùng nhau hướngvề Mã Lai, chạy theo thời trang để mua sắm.

Trong bối cảnh bề ngoàichịu ảnh hưởng sâu đậm văn hoá Mã Lai,nặng về tôn giáo Islam như trên, tinh thần dân tộcChăm ở đây vẫn còn rất mãnh liệt, nhưngâm thầm lặng lẽ trong dân gian. Qua sự tôn kính dànhcho một vài nhân vật Chăm nổi danh với mộtsố thành tích đôi khi được chuyển thànhhuyền thoại ly kỳ hấp dẫn trong mộtsố tình huống mang tính phò trợ hoặc cứu nguyngười dân. Sự tôn kính này được thểhiện ở sự đặc biệt chăm sóc bảotrì một vài nấm mồ gọi là Maqam chẳng hạnnhư ở Koh Taboong có Maqam Tôk Ahmad nằm ở vị tríbên ngoài sông cái Hậu giang cách xa làng này khoảng hai câysố, chỉ có dân cư Việt sống kế cận,được suy đoán có lẽ người Chămtrước có cư ngụ tại đây nhưng sau đóđã dời cư về vị trí hiện nay, đểđược bảo vệ an toàn trước thiên nhiênsông nước hơn.

Trong sinh hoạt dân gian, ngoàinhững buổi lễ nguyện tập thể ở giáođường, nhiều đêm dưới ánh đèndầu, bên cạnh khung quay sợi, hoặc một vàingưòi lớn lặng lẽ đan vá lưới, trên nhàsàn, bọn trẻ thường tụ họp đếnnghe các cụ già kể chuyện đời xưa rấtthích hợp với khối óc dồi dào tưởngtượng của thời thơ trẻ. Không biết baonhiêu lần, tôi đã theo dõi, với những tình tiếtđầy sống động, câu chuyện ông vua say mêsắc đẹp mỹ nhân ra đốn cây krêk là câythần thủ giữ nền tảng Nagar Chămđể rồi phải bị nước mất nhà tan.Hấp dẫn với nhiều pha gây cấn nhứt là cácđoạn mô tả thời chiến chinh phải bồngbế nhau trốn giặc cùng những trận chiến ácliệt làm nổi bật một số nhân vật anh hùngngười Chăm, nhưng giặc đó là giặc nào thìngười kể không bao giờ nói rõ.

Trong xóm, chỉ có một vài cụgià, khi được hỏi, mới trang trọngđưa ra cho xem những tờ giấy vàng xưa cũcó những dòng chữ nói là akhar tapuk, chữ Chăm cổkhông còn thông dụng nữa, nhưng được cấtrất kỹ, hiếm thấy cho con cháu biết, vì hầunhư đã trở thành một thời trang, con cháu chỉđược khuyến khích học kinh sách viếtbằng chữ A Rạp và chữ Javi Malayu.

Trong hành trình soi rọi cộinguồn dân tộc, tôi đã được các bô lãongồi say sưa kể cho nghe những giai thoại bithương còn được lưu truyền vềcuộc dời cư lịch sử của ngườiChăm từ vùng Phan Rí (Ninh Thuận) dưới trào củamột vị vua cuối cùng là Pô Chơn, không chịunổi chánh sách đàn áp khắc nghiệt của Vua Yuôn làMinh Mạng nhà Nguyễn để sang lánh cư trênđất Kampuchea, buổi đầu xoay quanh vùng lấytên là Kampong Cham, đa số tiếp tục nghề đánhcá vùng Biển Hồ, nguyên là nghề truyền thốngcủa cha ông. Nghề truyền thống này không cònđiều kiện tồn tại trên mảnh đấtquê hương cội nguồn Chăm ở miền Trung Việt Nam ngày naynữa. Những thôn làng người Chăm ngày nay tạiNinh Thuận và Bình Thuận đều ở sâu vào vùngđất liền, xa bờ biển. nên đa sốngười dân chuyên về canh tác nông nghiệp hoặcchăn nuôi.

Có một chi tiết mà tôiđược nghe lặp đi lặp lại nhiềulần là: “Ngày xưa, người Chăm mình có đấtnước (tanưh ea) tên là Chămpa, người yuôngọi là Chiêm Thành.” Có cụ già còn xác định mộtcách thật thà, và được một vài cụ khácgục gặc đầu thích thú tán đồng vớirất nhiều chân tình và tự hào, hẳn nhiên là bằngtiếng Chăm mẹ đẻ của tôi: “Thật ra,không phải Chiêm Thành đâu, mà là ‘Chiến thắng’ đó;người Chăm mình ngày trước đánh giặcgiỏi lắm, đánh trận nào là thắng trận đó,nên gọi là ‘Chiến thắng’!”

Bọn trẻ nghe, đứa nàocũng lấy làm thích thú. Đến khi lớn khôn tìmhiểu, tôi mới biết lời khẳng địnhđó vốn sai lạc do nhiều tưởngtượng. Nhưng điều làm cho tôi xúc độngkhắc ghi mãi trong lòng và nghĩ ngợi miên man là sựtưởng tượng đó thực sự đãxuất phát từ tận đáy lòng, từ con tim, củanhững con người bản tánh chơn chất mộcmạc, đã cùng các đồng tộc trải qua bao giaiđoạn thăng trầm của cuộc sống,nghĩ sao nói vậy về gốc nguồn cách xa củamình. Sau này, khi có điều kiện tiếp xúc và hộinhập vào xã hội bên ngoài, tôi càng thấy thấm thíahơn khi nhận ra đó là niềm tự hào hồn nhiêntiềm ẩn sâu đậm trong tận tim óc về bảnsắc dân tộc Chăm của mình, và niềm tự hàođó là chung cho mọi người, cho toàn nhân loại,chớ không phải cho riêng một dân tộc vớimột trình độ văn minh nào.

Cuộc dời cư củangười Chăm từ đất Kampuchea vềđến đất Châu Đốc vốn là mộtcuộc hành trình gian nan đã được các nhà biênkhảo Pháp ghi lại một phần trong lịch sửVương quốc Khmer, cho thấy người Chămdời cư sang đất Khmer bao gồm nhiều thànhphần lãnh đạo, đã từng cầm quân chiếnđấu, nên xoay sở tác động vào nội tình hoànggia Khmer khi thắng khi bại. Đến năm 1782,một lãnh đạo Champa là Đon Set xua quân từ ThabaungKhmum tiến đánh kinh đô U-đong khiến Hoàng gia Khmerphải lánh chạy sang nước Xiêm, tạo điềukiện cho người Chăm thiết lập các khuđịnh cư riêng biệt tại Phnom Penh, Chruy Chagwar làmột cù lao nằm chắn ngang sông Mekong và Tonle Sap, tồntại đến ngày nay. Nhưng sau đó Đon Set đãbị giết chết. Năm 1858, vua Khmer đóng đôở U Đong lại bị người Chăm giếtchết, khiến vua Hariraks điều quân đếnThabaung Khmum đánh phá giết hại, người Chămphải nương nhau theo dòng sông Cửu Long thoát thânvề phía Nam, xuống đến tận Mat Chruk tứcChâu Giang trước còn thuộc lãnh thổ Khmer lúc đóđang bị quân Việt chiếm đóng. Sau đó khônglâu, vẫn trong năm 1859, người Chăm ở MatChruk đã quay trở lại đất Kampuchea tổchức di chuyển khá nhiều đồng tộc Chămvề sanh sống tại Mat Chruk, được hiểulà “đất lành, chim đậu,” người Chămđã được triều đình Đại Việtchấp nhận cho định cư tại địaphương vùng giáp giới Kampuchea, giao bố trí thiếtlập một số đồn luỹ mang tính phòng thủchiến lược, đúng như các vị tríthường ở các đầu vàm còn tồn tạiđến ngày nay. Nhiều người Chăm đã đượctriều đình nhà Nguyễn tuyển dụng làm thân binhsẵn sàng vận dụng tài thao lược truyềnthống của mình khi cần. Khi Thoại Ngọc Hầukhởi công đào kinh Vĩnh Tế chạy dài dọc theobiên giới Miên-Việt, trổ ra đất Hà Tiên,người Chăm đã được huy độngsung vào lực lượng bảo vệ an ninh tạođiều kiện cho dân phu có thể làm việc cựclực suốt ngày đêm, và họ đã chứng tỏhoàn thành tốt nhiệm vụ trọng yếu này.

Vì làng Châu Giang nằm bên kia bờHậu giang đối diện với Châu Phú, tỉnhlỵ Châu Đốc, nên trong dân gian, người Việtcòn gọi chung người Chăm ở đây, là “Chà Châu Giang.” Những người Chăm mưu sinh bằngnghề quảy trên vai gói hàng vải tơ lụa đi bándạo khắp cùng các nẻo đường vùng châuthổ sông Cửu Long cũng thường đượcdân gian gọi như vậy. Sự thực, tên gọi “ChàChâu Giang” không đúng, vì Châu Giang chỉ là tên một làng.

Têngọi mang tính phổ biến và được chấpnhận và sử dụng rộng rãi trong dân gian xưa nay làtên gọi “Chăm Châu Đốc” dân số trướcnăm 1975 được ghi nhận là 12.000 người,nay được cho biết đã tăng lên đếnkhoảng 20.000 người..

Vốn được tiếp xúcvới nhà văn Bình Nguyên Lộc ở toà soạn Bách Khoado anh Lê NgộChâu làm chủ nhiệm, tôi đã có dịp trao đổisôi nổi nhưng vô cùng hữu ích và lý thú về văn hoá,ngôn ngữ người Chăm, có đề cậpđề tài “Chà Châu Giang” nhất là sau khi tôi có bài góp ývề quyển “Lột trần Việt ngữ” đãđược xuất bản tiếp sau quyển“Nguồn gốc Mã Lai của Dân tộc Việt Nam.”

Nhân cuộc trao đổi trên,học giả Nguyễn Văn Hầu vốn là tác giảquyển ký sự có giá trị biên khảo trung thực nóivề chuyến viếng thăm vùng Thất Sơn ChâuĐốc cũng đã dựa vào sử sách Việt, xácđịnh một số người Chăm đã cómặt tại Châu Đốc bên cạnh ngườiViệt trước khi nhóm người Chăm từ NamVang kéo xuống.

Vì chế độ xuấtbản vào năm 1973 không cho phép tờ Bách Khoa ThờiĐại đánh số xuất bản định kỳvà ngày tháng như thường lệ, nên không thể ghinguồn các bài viết kể trên. Chỉ xin nhắclại ở đây như là một kỷ niệm trongkhung tản mạn biểu tỏ chút tâm tư củađề bài.


DOHAMIDE

Dohamide, dân tộc Chăm, sinhnăm 1934 tại Kok Taboong, Châu Đốc. Tốtnghiệp Thủ khoa Ban Cao Nguyên và Ban Đốc Sự HànhChánh, Học Viện Quốc Gia Hành Chánh. M.A. chánh trịhọc, Đại học Kansas Hoa Kỳ. Sáng lập Hiệp HộiChàm Hồi giáo Việt Nam. Đại biểu Islam ViệtNam tham dự Hội Nghị các nước Islam Đông NamÁ và Viễn Đông tại Kuala Lumpur 1964, Hội nghịIslam Thế giới tại Thánh địa Makkak, A RạpSau Đi 1972. Hiện định cư tại OC, NamCalifornia. Đã xuất bản: Dân Tộc ChămLược sử, Bangsa Champa: Tìm Về Với MộtCội Nguồn Cách Xa... Viết cho các báo Bách Khoa, Thế Kỷ21.

(Thếkỷ 21)