Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội với tùy bút “Dưới Mái Trăng Non”

Nữ sĩ MộngTuyết Thất Tiểu Muội là đứa con út trong giađình sáu anh em nên trong thơ văn bà thường nóitới nhân vật Nàng Út thay vì xưng tôi ở ngôi thứnhất trong danh xưng. Trước năm 1945, bà cộngtác với các báo ngoài Hà Nội như Tiểu Thuyết ThứNăm, Trung Bắc Chủ Nhật, Hà Nội Báo, Tri Tân, ConOng...và các báo Sống, Gió Mùa, Ánh Sáng trong Nam (Sài Gòn).

Vốn là học sinhưu tú của Trí Đức Học Xá do nhà thơ ĐôngHồ chủ trương, bà viết những bài văn nhonhỏ, góp lại thành quyển hợp tuyển vănchương ''Bông Hoa Đua Nở'' ký bút hiệu là TháiNữ Mộng Tuyết để đăng ở Nam Phongtạp chí (1930). Sau khi bà Linh Phượng qua đời, ôngĐông Hồ trước đó đã tái hôn lần thứnhất với người chị ruột của bàMộng Tuyết là bà Thái Nhàn Liên (tên thật là Thái thịThân). Sau khi sanh cô con gái tên Lâm Yiễm Yiễm (đọc làcô Diễm Diễm), bà  Nhàn Liên qua đời. Ông ĐôngHồ tái hôn lần thứ hai với nữ sĩ MộngTuyết, cô học trò và cũng là cô em vợ của mình. BàMộng Tuyết còn làm môi giới để chongười cháu kêu mình bằng cô (về sau trở thành giámđốc nhà in Mặc Lâm) kết hôn với côtrưởng nữ  Lâm Mỹ Tuyên của ông ĐôngHồ. Bà Tuyên vốn là con bà Linh Phượng.

Bà Mộng Tuyết vàothời tiền chiến đã đoạt giải vănchương do nhóm Tự Lực Văn Đoàn tổchức vào năm 1937. Quyển này không bao giờ đượcxuất bản. Ngoài ra, bà cùng ba nữ sĩ gốc Bắclà Hằng Phương, Vân Đài và Anh Thơ cùng đóng góptập thơ ''Hương Xuân''. Bà cũng đượcHoài Thanh và Hoài Chân đưa vào quyển phê bình ''Thi NhânViệt Nam''. Ngoài ra, bà còn viết cho báo Nhân Loại trongthời chiến tranh Đông Dương giữa Pháp vàViệt Minh do Đông Hồ chủ trương.

Cũng trong thờichiến tranh Đông Dương, bà Mộng Tuyết cộng tác cho báo Ánh Sáng và tham  gia vào tuyển tập thica ''Thơ Mùa Giải Phóng''gồm nhiều tác giảnổi tiếng ở miền Nam vào thời Nam Bộ KhángChiến như Chim Xanh, Trúc Khanh, Phạm Từ Quyên, TừTrẩm Lệ... Sau Hiệp định Genève, bà cộng tácvới một vài tạp san nổi tiếng ở miềnNam như Nhân Loại (do nhóm Ngọc Linh chủtrương), Tiểu Thuyết Thứ Bảy (ở Sài gònvào năm 1961),Văn Đàn, Văn, Bách Khoa... Năm 1960, bàcho xuất bản quyển tiểu thuyết dã sử ''NàngÁi Cơ Trong Chậu Úp'' thi vị hóa cuộc diễm tìnhlệ sử giữa Tông Đức Hầu Mạc Thiên Tíchvà nàng ái cơ Nguyễn Phù Cừ của ngài tại doanhtrấn đất Phương Thành (Hà Tiên). Năm 1969, bàcho xuất bản quyển tùy bút ''Dưới Mái TrăngNon''. Năm 1973, bà cho in tập thơ ''Gầy Hoa Cúc''...Đó là những quyển sách xương sống củabà.

Ở quyển bútkhảo này, bút giả chỉ nói tới quyển  ''DướiMái Trăng Non'', do Văn Nghệ (Sài Gòn) tái bản vàonăm 1996.

Vào năm 1969, LêTất Điều  cũng đã giới thiệu vànhận xét qua loa quyển tùy bút này trên nhật báo TiềnTuyến. Quyển này ở lượt xuất bảnlần đầu tiên chỉ đăng những bài vănxuôi. Thơ có chăng chỉ được lồng vàonhững bài văn xuôi coi như minh họa nhữngđiều mà tác giả muốn trình bày với độcgiả. Hoặc đó là những câu thơ, những bàithơ coi như những viên kim cương hoặcnhững phiến  bảo ngọc nạm trên nhữngmón bội hoàn chạm trổ tinh xảo, có tính cách trang trícho đẹp bài viết. Nhưng khi do Văn Nghệ (SàiGòn) tái bản vào năm 1996 thì tác giả thêm thơ và thêmnhiều bài tùy bút khác. Có thể là thơ trích trong thitập ''Phấn Hương Rừng'' hoặc trong thitập ''Hương Xuân'' hay thi tập ''Thơ Mùa GiảiPhóng''. Cũng có thể là thơ lẫn văn xuôi tríchtừ các tạp chí văn chương vào thời tiềnchiến hoặc dưới hai chính thể Đệnhất Cộng Hòa và Đệ nhị Cộng Hòa ởMiền Nam Việt Nam.

Trên hành trình thựchiện ''Dưới Mái Trăng Non'', bà Mộng TuyếtThất Tiểu Muội phải trải qua trên 3/4 thếkỷ. Vận sự này khiến chúng ta liên tưởngđến quyển nhật ký ''Mes Cahiers Bleus'' của nàngđại danh kỹ Liane de Pougy  vào Thời ĐạiMỹ Lệ (La Belle Époque) từ khi nàng đặt bút hoalên trang thứ nhất màu lam ngọc của quyểnnhật ký cho tới trang chót mà quyển sách hãy còn dởdang. Quyển  nhật ký ấy cũng phải trảiqua hơn nửa thế kỷ. ''Mes Cahiers Bleus'' giốngnhư ''Dưới Mái Trăng Non'' ở chỗ viếtvề các văn nhân thi sĩ đương thờivới tác giả. Nhưng Mộng Tuyết ThấtTiểu Muội chơi trội hơn Liane de Pougy ởchỗ biết làm thơ, ở chỗ miêu tả nhữngthắng cảnh với những nét tạo hình kiềudiễm  có thể khắc sâu vào ấn tượng vàniềm hoài cảm của độc giả.

Tên thật của bàMộng Tuyết bị hai ông Hoài Chân và Hoài Thanh ghi sai trongquyển  ''Thi Nhân Việt Nam''. Tên bà không phải là LâmThái Úc mà  là Thái thị Sửu. Dù lai người Trung Hoaba bốn đời, nhưng song thân bà vẫn nhiễm thóiăn nết ở của dân quê Nam Kỳ nên khôngđời nào đặt  cho con gái họ một cái têncó ý nghĩa thâm thúy và kêu vang lảnh lót khi đọc lênđược. Thuở xưa, dân Nam Kỳ không bao giờđặt tên đẹp cho con gái mình, cốt tránhđiều xuôi xẻo có thể xảy ra khi các cô ngọcnữ kia hãy còn thơ ấu. 

Hồi tiềnchiến, tác giả lấy bút hiệu là Mộng Tuyết.Kèm theo đó, bà còn lấy thêm bốn bút hiệu Nàng Út, HàTiên Cô, Bách Thảo Sương và Bân Bân Nữ Sĩ. Dướichính thể Cộng Hòa Miền NamViệt Nam, bà thêm 3chữ Thất Tiểu Muội vào bút hiệu MộngTuyết thường dùng của mình. Nhưng dướichế độ Cộng Sản, bà  bị rúng épphải trở về bút hiệu Mộng Tuyết suôngtrơn thuở trước.

Thơ văn bàMộng Tuyết Thất Tiểu Muội điệuđà, thêu hoa dệt gấm rất diêm dúa và sặc sỡ.Bà lại lấy cảm hứng ở văn chươngTrung Hoa, dùng bối cảnh cổ kính của nướcTàu thời Trung Cổ, thời Cận Đạiđược vẽ trên tranh lụa, trên nền menngọc của các món cổ ngoạn. Chúng ta không nên trách bàngoại lai ở nếp sống và ở vănchương. Bà sinh trưởng tại thị trấn HàTiên có hồ thơ núi mộng, có những tòa kiến trúc theokiểu lâu các đình viện của Tàu. Người xâydựng thị trấn này là Cửu Lộc Hầu MạcCửu vốn người Minh Hương bỏ chếđộ quân chủ Mãn Thanh để qua Việt Namlập nghiệp. Từ một góc nhỏ hoang dã và manrợ  đầy sơn lam chướng khí củamiền Cực Nam đất nước, Cửu LộcHầu đã biến thành thị trấn Phương Thành(về sau mới đổi tên là Hà Tiên) với cáchkiến trúc rất Tàu. Nhưng gia đình của bà cũngtheo cách sống của thôn dân Việt Nam nơi Xóm Rẫy(vùng ngoại ô của Hà Tiên) nên văn chương bà cóthể phản ảnh được rất nhiềunếp sống và phong thái của người Việt Nam.

Ông Đông Hồcũng lai Tàu bốn năm đời gì đó. Ông yêutiếng Việt, dân Việt. Nhưng trong tâm hồn ôngvẫn bảng lảng chút khói hương thờiĐường Tống của đất nước TrungHoa. Cho nên ông tránh sao khỏi cái tính lập dị cá biệt.Tiệm sách của ông được đặt tên làYiễm Yiễm Thư Trang, tiệm may của ông tên làYiễm Yiễm Thương Điếm, nhà hóng mát củaông có treo vài giò phong lan được đặt tên làVương Giả Hương Đình. Khu vườncủa bên nhạc gia ông được đặt tên làBách Phương Viên, rồi Úc Viên, mái hiên trên gác xép củabà Mộng Tuyết được gọi là Tân NguyệtHiên (Mái Trăng Non). Sau này, khi thiên cư lên Sài Gòn, ông mangtheo những cái tên Úc Viên, Mái Trăng Non, Vương GiảHương Đình tọa lạc đườngNguyễn Thái Học. Nhà ông có cái tên Đại Ẩn Am. Sauđó ít lâu, Yiễm Yiễm Thư Trang từđường Nguyễn Thái Học dời qua TânĐịnh, gần rạp hát Moderne. Còn Đại ẨnAm, Vương Giả Hương Đình, Úc Viên, MáiTrăng Non được dời qua Phú Nhuận, gầnHồ Tắm Chi Lăng; chính tại đây ĐạiẨn Am  biến thành Quình Lâm Thư Thất. Khi ông quađời được ít lâu, bà Mộng Tuyết thiêncư về Tân Sơn Hòa, đường Nguyễn MinhChiếu  mang theo Quình Lâm Thư Thất và Úc Viênđặt trên dẻo đất có cây cao bóng mát.

Các bạn dù cótrách  lối sống kiểu cách đôi uyên ươngnghệ sĩ kia đi nữa, nhưng các bạn phảicông nhận họ có nếp sống đẹp. Nhà họkhông có bàn ghế bằng danh mộc, không có hoành phi,liễn son, liễn mun, không có các món ngoạn hảo quý giá.Nhưng nó có những tủ kính vĩ đạiđựng sách như một cái thư viện. Lại còncó những liễn bằng giấy bồi ghi những bàithơ của ông Đông Hồ qua nét thủ bút sắcnhư lá lan của chính ông.

*   *   *

Trong bài Bạt  ''VườnDưa của Nàng Út'' của quyển ''Dưới MáiTrăng Non'', bà Mộng Tuyết Thất Tiểu Muộiđã vạch rõ đường lối văn chuơng theophái Duy Mỹ của mình như sau:

Vườn hoa nàng Útngày nay không biết có tốt tươi xinh đẹpnhư vườn dưa nàng Út ngày xưa hay không và córủ rê quyến luyến khách qua đường hay không,cái đó thì không làm sao biết  được. Duy, cómột điều biết đuợc là nàng Út bây giờhẳn không khờ dại mà để cho ông Hoàng nàotrẩy hết cả vườn hoa quý của nàng.

''Dễ thườngmình ích kỷ và hà tiện quá hay sao?''. Nàng tự hỏi mìnhnhư thế, trong lúc tay đang cầm chùm hoa ''Thấttỉ muội'' mới ngắt ở Bách Phương Viên,rứt từng cánh nhỏ thổi tung đi.

Gió quyện hơithơm, nước trôi cánh đẹp, bay tới đâu,xuôi tới đâu và dừng lại nơi đâu, nàngcũng không làm sao biết được.Nàng chỉbiết xin ai đừng đòi, ở bông hoa đó,những màu sắc diễm nùng với những lànhương nồng ngát say sưa.

Đó chỉ lànhững đạm đạm thanh thanh, những ý trinh dìudịu, những ánh chiều mong manh và những tơtrăng mờ ảo, là những mở chầm chậm edè của cành hổ ngươi. Hãy gượng nhẹ vàdịu dàng, xin đừng mạnh tay mà cành hổngươi khép lại. (các trang 478, 479)

Trong bài ''ĐápLời Phỏng Vấn Văn Nghệ của Báo Bách Khoa'',thêm một lần nữa bà xác định khuynhhướng văn chương của mình và vị trícủa người đọc:

Mình chỉ viết chomình, vì mình không phải nhà văn chuyên nghiệp cho nên đãđể trôi qua biết bao nhiêu tình ý mà vì không cố côngđuổi bắt nó, một khi nó lảng vảngđến mình.

Chỉ ghi lạinhững gì chín muồi như trái cây nhân sâm chín rụng,không biết dùng móc bạc mà hái nó, rồi cũng khôngbiết dùng chậu vàng mà hứng nó thì e nó chui tuộthết xuống đất. Cảm hứng cũng mong manh,nhát tiếng động và ưa lẩn trốn như tráinhân sâm. (trang 472)

  ...thơ nàocũng không nói được hết lời. Bèn nghĩlối viết tùy bút. Và, thay vì làm thơ thì làm văn,với đúng nghĩa ''làm văn'', với quan niệm''làm văn'' cũng phải khó khăn, cũng phải rènluyện, cũng phải công phu như ''làm thơ''. Bàivăn là bài thơ tự do không xuống dòng.

Và bài văn đónhất định phải đẹp, phải đẹpnhư một bài  thơ. Bài văn đó cũngphải điêu luyện, cũng phải trau chuốt,cũng phải là lời vàng tiếng ngọc đểmà  diễn tả ý ngọc tình châu.

Và còn đọc vănnữa. Đọc một bài văn lại cũng phảicông phu như đọc một bài thơ.

Người viếtđã dọn mình mà viết, người đọc saolại không dọn mình mà đọc, dẫu rằngngười đọc không cùng một quan điểm vớingười viết nữa.

Chiếc vòng ngọcthạch, hoặc rộng hoặc hẹp, không vừavới cổ tay mình, nhưng mà nó vừa vặn vớicổ tay người khác, thì mình dẫu không đeo nó,cũng phải biết thưởng thức đúngvới cái đẹp của nó ở cổ tay của giainhân không phải là mình. (trang 473)   

Tôi đượcđọc cuốn ''Đời Viết Văn Của Tôi''của Học Giả Nguyễn Hiến Lê, tôi đãtiếp xúc với Tiến Sĩ Thái Văn Kiểm,Thiền Sư Thích Nhất Hạnh. Họ đều khenngợi văn phong và cách diễn tả của bà MộngTuyết Thất Tiểu Muội. Óc quan sát của bàthật tinh nhuệ, thật bén nhạy và thật mãnhliệt. Những sự vật tầm thườngdưới ngòi bút của bà trở nên linh độngdị thường. Xin cùng đọc đoạn bàviết sách quốc cấm duới thời Pháp thuộcbị đốt cháy:

Ánh lửa bập bùngtrong lò cuộn khói. Ngổn ngang đống giấy, trangchữ in, đang bị ngọn lửa xanh, cháy xém. Lửaliếm tới đâu, tờ giấy như thun mìnhlại, uốn éo. Phồng lên, co dúm, quằn quạinhư có tri giác, né tránh sức bạo tàn thiêuđốt.Nhưng mà ngọn lửa bạo tàn có ngừnglại cho đâu. Một cái cử động nhỏcủa que cời, đã giúp cho sức hung hăng, vừakhói vừa lửa, kiêu hãnh vươn cao gần tới nócnhà bếp.

Út không dám có mộtlời nào, một cử chỉ nào: cô đứng im nhưtượng đá mà nhìn trân trân đống lửa.

Út thấy lòng bồihồi đau xót. Ruột gan như cũng uốn mìnhchống trả lại với một quặn thắt vôhình, thần kinh như cũng co giãn theo mỗi chuyểnmình của mỗi tờ giấy.

Trang giấy trắngtinh nổi rõ hàng chữ mực in, lần lần ngã sang màuvàng, dưới lưỡi lửa xanh lè ám khói, rồimới cháy bùng lên.

Lửa ngọn hạthấp dần, khói đen nhạt dần, những tờgiấy trở thành than đen nhánh. Kiếp giấy, than ôiđã mỏng, mỏng như phận mỏng cánh chuồn,nhưng mà tờ than của kiếp sách nó còn mỏng manhhơn mấy kiếp cánh chuồn chuồn.

Cô Út muốn đưatay gom lại những tờ than giấy còn lờ mờnổi những chữ mực in kia. Nhưng mà trong lòngkhối than giấy, lửa hãy còn âm ỉ. Lửa chưahóa được những tờ kia thành tro bụi,lửa đâu chịu tàn cho.

 Lửa hãy cònđốt phá ngấm ngầm cái mỏng manh hếtsức mỏng manh của tờ than giấy.

(''Đốt Sách'', cáctrang 213, 214)

Qua đoạn tríchdẫn trên đây chúng ta đã thấy cái tâm hồnnghệ sĩ của tác giả sâu sắc, thắmđượm là dường nào. Một nhà văn tàinghệ tầm thường làm sao có thể nhìn thấy cáiđẹp tiềm ẩn và thấm nhuần trong cáichết chóc tàn hủy, trong những sự vật chưaphải là vưu vật và cũng không phải là kỳ quanhay thắng cảnh. Vậy mà tác giả dùng cách diễntả rất thơ, tưới tẩm ngôn từ diễntả bằng những rung cảm kỳ diệuđể biến chúng thành chất liệu quý báu cho vănchương. Cho nên cảnh đốt sách quốc cấmdưới thời Pháp thuộc ấy một khi đi vào vănchương của bà nữ sĩ đất Hà Tiên đócũng trở thành ra một bài bi ca (poème saturnien) diễmlệ.

Văn phong nhưthế này  dù có ưỡn ẹo thật đấy,nhưng chẳng những nó không dơ dáng dại hình mà còncó nét đẹp riêng, song song với cái đẹp cổkính của lụa vẽ nhung thêu xen lẫn cái đẹpcủa trời nước, của trăng sao, của hoađồng cỏ nội trong các bài tùy bút khác. NguyễnTuân trong ''Vang Bóng Một Thời'' tuy điệu đà màvẫn giữ khí phách ngang tàng của tay giang hồ mãthượng. Xuân Diệu tuy có ưỡn ẹo trong thiêntùy bút ''Phấn Thông Vàng'' nhưng biểu dươngnhững niềm rung cảm bén nhạy đối vớicuộc sống hẩm hiu, đối với những conngười bất hạnh, đối với cảnhvật thê lương. Cho nên không ai lấy làm lạrằng hai ông Nguyễn Tuân và Xuân Diệu trở thành tri âmtri kỷ của bà từ thuở nước nhà chưangún ngòi lửa chiến tranh (bắt đầu từĐệ nhị Thế Chiến). Nhưng nói chung, cáiđiệu đà trong văn chương của NguyễnTuân chỉ là màu đạm hồng phơn phớt, còn cáiđiệu đà trong văn xuôi của Xuân Diệu là màuhồng đào tươi sáng, còn cách diễn tả uốnlượn uyển chuyển trong các bài tùy bút của bàMộng Tuyết Thất Tiểu Muội là màu hồngngọc thắm thiết và sáng long lanh.  Tự bấylâu nay, có vài  ''phê bình gia''  chê văn phong điệuđà của bà Mộng Tuyết Thất Tiểu Muộimột cách phiến diện bất công. Họ không saogiấu được chân tướng của loạingười có tâm hồn hạn hán và có tâm địahạn hẹp không thể mở rộng để đónnhận những sắc thái đặc biệt củavăn chương nghệ thuật. Họ ưa dùngđao tao búa lớn để chém ngã những công trình tinhtế  của một nhà văn vì quá mê say cáiĐẹp nên không tự chủ lúc cầm bút, nên tạo racách diễn tả hoa gấm kiêu sa cho văn phong củamình. Chém ngã như thế, các tay phê bình bạo dâm kiachứng tỏ ta đây trượng phu, ta đây uy mãnh vàhào hùng, ta đây khinh thường loại vănchương nghệ thuật chỉ dành riêng cho phụnữ thích làm dáng, thích nũng nịu với cuộcđời. Nhưng họ bị cái ép-phê ngược:họ càng để lộ cái căn tính hẹp hòi cùngkhiếu thưởng ngoại chai sượng và khôcứng, không thể thẩm thấu chất mậtngọt và hưong thơm cùng những phong vị tuyệtvời khác trong cuộc sống.

Viết tùy bút, nhàvăn có thể dùng mọi thứ ngôn ngữ. Mai Thảodùng ngôn ngữ trừu tượng và huyền bí pha lẫnnhững ngôn từ triết học, ngôn ngữ dành riêng chothơ. Nguyễn Tuân và Xuân Diệu dùng ngôn ngữ dành chocách viết truyện ngắn nhưng cả hai vẫn dùngvài ngữ pháp kiều diễm, vài ngôn từ thơ mộngđể trang sức cho bài viết thêm sinh sắc. Cóbuồn cười chăng là ông Thi Vũ Võ văn Áiviết đoản văn, tùy bút,  bình luận thờicuộc bằng ngôn từ do chính đuơng sựbiến chế  ra hoặc những ngôn từ có trongtự diển chấp vá với chữ mà đuơngsự moi móc ở đầu Tề đít Lỗ nào đó.Bài viết vì thế tuy có khua động rổn rảngnhưng vì ý tứ nghèo nàn kém cỏi nên trở thành kệchcỡm. Những ngôn từ như thế chỉ lànhững lớp son phấn lòe loẹt không sao che giấugương mặt rổ chằng chịt. Trong khi đó,ba Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội dùng ngôn từthi ca để viết tùy bút. Cho nên mỗi bài tùy bútcủa bà là một bài thơ bằng văn xuôi đúnghơn.

*   *   *

Ở các bài tùy bút, bàMộng Tuyết vận dụng óc quan sát tối đa. Cộngthêm tính mẫn cảm, bà vạch nên những nét tạo hìnhsắc sảo trên vận sự được miêutả.  Trước hết xin đọc những nétmô tả khái quát như những nét phác thảo, nhưngvẫn là  những nét sắc sảo cứa mạnh vàoấn tượng người đọc. Đây là thúđãi khách uống trà:

Chén trà đã quyệnhương rồi. Đó là những cánh trà đen, to và thô,pha từ nước thứ hai có mùi hoa mộc, từnước thứ ba  có mùi hoa thúy lan. Đó là loạitrà Thiết Quan Âm, Thiết La Hán của Phúc Kiến mà tácgiả ''Những Cái Ấm Đất'' công khó  từHà Nội gửi vào.

Các thứ trà đó,uống nó, người ta phải có những chén tống,chén quân, những cái ấm chuyên, ấm đồng;nhưng nay vì đông người quá, người taphải làm lối ngưu ẩm, pha cả bình.

Biết vậy, côchủ nhân cái Yiễm Yiễm Trà Thất đã cẩnthận chọn bỏ ra, từ chiều những cánh tràgià màu hơi vàng và đã tự tay nấu nước chovừa độ, và tự tay pha lấy giữ chohương trà không hao kém đi.

(''Khói Trà HươngĐượm Chén Trùng Phùng'', trang 194)

Trong ''Hồng LâuMộng'' của Tào Tuyết Cần, đạo cô DiệuNgọc pha trà bằng tuyết đọng trên cánh hoa maitrong vườn chùa Huyễn Mộ Phiền Hương.

Trong ''Những CáiẤm Đất'' của quyển tùy bút ''Vang Bóng MộtThời'', Nguyễn Tuân nói về cách pha trà bằngnước giếng chùa Đồi Mai và bằngsương  đêm đọng trong lòng sâu của lá sen(trong bài ''Chén Trà Trong Sương Sớm'').

Bà Mộng Tuyết thìkhông pha trà cầu kỳ như thế. Nhưng bà đã tìmđược hương vị trà pha ở nướcthứ nhì và ở nước thứ ba. Khưu giác bàphải tinh nhuệ lắm.

Và để tiếptheo, xin đọc một đoạn về việc seđôi bạch lạp trong bài ''Đêm Bất Dạ''như sau:

Sáp lấy ở Nganong, làng Dương Hòa, là tốt có tiếng. Ngan ởđây là một cánh rừng to, mọc toàn cây dá và cây vông,đặc biệt là tư niên, có ong đến đó làm tổkhắp giải rừng.

Sở phong ngạn làtriều đình chúa Nguyễn cấp làm đấthương hỏa đời đời cho dòng họMạc đã có công khai trấn đất Hà Tiên.

Năm năm cóngười thầu, đóng hoa lợi cho làng đểcung việc tế tự.

Sáp lấy ởrừng này quý là vì ong chỉ ăn thuần mộtgiống hoa, không ăn tạp giống hoa khác, cho nênchất sáp có một màu trong và một vị thơmđặc biệt.

Hai bát sáp úp vào nan, notròn, trong ngon mắt như cặp bánh dầy trắngmịn. (trang 133)

Sau hôm mồng bảy,hạ cây nêu trước nhà rồi, là cụ Hương loviệc đan tim (tức là bấc đèn) và phơi sáp. Trướcnhất là thái sáp thành lát mỏng, chắp lại thànhtừng cái dĩa bàn, đem phơi giữa lúc nắng to.Rồi cả nhà, anh Ba, anh Tư cùng góp tay vào việc cholửa nhồi sáp, nắn cho sáp được nhuyễnmềm.

Việc quan trọng làđặt tim vào lòng sáp. Cả khối sáp mềm vừa lănđè lên trên tấm ván, đặc biệt để dùng xeđèn, vừa nắn cho nhanh và đều tay khối sápdôi ra bao bọc đều vừa hết sợi tim đèn.Nắn sửa lại cho tròn thành cây đèn ngay thẳng,xong thì lớp vỏ sáp cũng từ từ se nguội.Tưới một ít nước lã vào, lăn thêm ít ngoai, làsáp cứng lạnh. (trang 134)

Chúng ta đã bắtgặp những gì trên 2 đoạn trích dẫn này? Mộtchút khói sương và một chút óc quan sát trong tùy bút ''VangBóng Một Thời'' của Nguyễn Tuân có phải? Một niềm tha thiết bền sắt tươi sonvới vang bóng thời xa xưa trong văn chươngcủa Vũ Bằng ở quyển  ''Mê Chữ'' cóphải?

Bước qua lãnhvực ấn loát, sách ốc, tức là qua lãnh vựckỹ nghệ khô khan, tác giả vẫn tìm đượckhía cạnh thơ mộng, một bản sắc kỳ đặcđể mô tả. Chẳng hạn về giấy in, bàvạch những nét tạo hình tuyệt vời như sau:

Ôi thú vịthay!Người trần biết ký thác tâm tình tưtưởng họ trên những trang giấy thơmđẹp.

Mềm mạitrắng tinh của tờ ngọc khấu, tờ cốngxuyên nước Tàu thuần phác; xốp nhẹ dễ yêucủa tờ Bouffant, óng mỡ dịu mắt của tờVelin, nhẵn láng mát tay của tờ couché phương Tâymáy móc. Thanh nhã thay chất nhung tơ của phẩmgiấy Phù Tang và cao quý thay Dó lụa Việt Nam !... (''Con GáiÚt Nhà Trời Thác Sinh Làm Nàng Mọt Sách'', trang 181)

Cũng viết vềgiấy, Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội không quênnhắc tới Nguyễn Tuân, nhà văn viết tùy bút vĩđại nhất thuở tiền chiến đốivới tâm tưởng của bà:

  ... Bao nhiêuthư từ sách vở anh gửi cho từ năm 1939đó, tuy không còn giữ đủ được, nhưngnội dung và kỷ niệm không thể phai mờ.

Lúc anh cho in quyển''Vang Bóng Một Thời'' lần thứ nhất, anhgởi vào cho hai bản đặc biệt. Một bảnlụa Dó dầy đựng trong hộp bằngđủi tơ vàng óng. Anh đề: ''Gởi Tuyếtmuội muội'' và bản kia cũng loại đặcbiệt bằng giấy Bouffant impérial à la cuvée (có đóngtriện son ''Gió đã lên'' với cánh buồm no gió vàmảnh trăng liềm), anh đề tặng:

''Kính gởi ĐôngHồ Lâm nhân huynh

''Hồ Tây, quí xuân Canh Thìn (1940)''.

Trong quyển giấyđó, anh kèm theo lời là phải rọc cách nào cho có ''nhungtơ óng mỡ''. Thế là tôi phải thỉnh giáo lại.Anh dạy lấy khăn ướt lau cho ẩm ba bờsách rồi mới dùng dao cùn màrọc.      (''Mưa Dầm ThángBảy'', trang 415)

Những sự vậtmà tác giả đã được mắt thấy tai nghedĩ nhiên được óc quan sát của bà soi rọi,được óc thẩm mỹ và óc tế nhị củabà nếu không tô hồng chuốc lục khi gặp cảnhsắc xứng ý thì cũng làm cho chúng linh độnghẳn lên, biến thành chi tiết hay toàn cảnh củamột bức tranh sống.

Thì đây! Chúng ta cùngngắm cảnh Đông Hồ dưới ánh trăngđêm rằm Nguyên Tiêu trong ''Đêm Bất Dạ'':

Rằm tháng giêng...Tết đã qua mười lăm ngày rồi. Phong vịTết đã nhạt dần từ hôm mồng ba mồngbốn...Chiều hôm nay, lòng bỗng nôn nao. Dư vị củaba ngày xuân còn lắng đọng, tự nhiên như phơiphới dâng lên.

Trẻ con lạiđược giở ra quần áo mới. Ngườigiai nhân dự bị, từ sáng sớm, đểhưởng một đêm Tết Có Trăng.

Mặt trờikhuất sau tấm màn gió biếc của rặng Bình San thìbên kia Đông Hồ, vành trăng cũng từ từ nhô lênkhỏi nước. Một cái ấn vàng đóng tròn trênmặt gương ngọc.(các trang 131, 132)

Toàn cảnh bao lađược thu nhỏ vào một khu vườn củatác giả ở Xóm Rẫy cũng vào một đêm trăngtròn, nhưng không phải vào những kỳ rằm; nơiấy có một bông hoa quỳnh hé nở:

Một đêm kia, hìnhnhư không phải là đêm rằm mà sao bóng trăng tròntrĩnh quá! Nửa mái nhà và một góc vườn ngậpánh trăng.Đâu đây, thoang thoảng mùi thơm. Mộtmùi thơm là lạ, vương vướng có hơibạch đàn hương, thanh hải hương vàmột chút ngọc quế hương.

Trăng diễmảo, mùi thơm càng diễm ảo hơn. Trăng đãcao và sáng hơn. Mùi thơm theo độ trăng càng náonức hơn.

Nàng Út say sưa gầnnhư cuồng loạn. Nàng chạy khắp vườn.

Hươngvương trong lá, hương rớt trên đường,hương tràn ngoài ngõ, hương vương trong tơtrăng. Ôi! Hương! Hương! Hương trànngập!

Gió thổi vờn làntóc, Nàng Út nghĩ thầm: ''Hay là gió quyện hơi thơmtừ một lãng uyển nào về?''. Mùi thơm huyềndiệu quá. Hoa hoa, lá lá, cả vườn thao thức sayhương.

Chớp mắt mộtcái, Nàng Út thấy mình đứng trước chậu hoaQuỳnh. Theo thói quen, nàng ngồi lại bên hoa, vuốt vemấy cái lá xanh già.Nàng ngạc nhiên nhìn chồi hoa đã caolớn lên lúc nào. Và bài thơ chữ thảo li ti bên bứctranh lờ mờ khắc trên men ngọc chậu sứ,nàng cũng nhận rõ ràng. Nàng đọc mấy chữthơ mà mọi khi phải soi kiếng cũng không tìmđủ nét.

''Nhứt chi nùngdiễm lộ ngưng hương''

Cái dáng dấpDương Quí Phi tựa nghiêng bên gác trầm hươngdường như phấp phới.

Nhưng mùi hươngsực nức đã gọi Nàng Út ngẩng lên, không cầnphải ngửi một hơi dài, nàng cũng cảmthấy mùi hương ngạt ngào, ngập tràn trong buồngphổi. Nàng đưa tay vạch một kẽ lá và kêu lên:

-- Ô! Một bông hoaQuỳnh hé cánh.

 Cuống hoa xanh màuhoa lý từ trong nách một kẽ lá trổ ra. Những cánhđài hoa còn vương vướng có gân xanh đã nởbung dần. Ở trong còn bao lớp tuyết nhung ngậmkín.

Sung sướng và saymê, Nàng Út yên lặng ngồi rình. Nàng không dám thở mạnh,sợ làm tan một cái gì mỏng manh, mỏng manh lắm.Ôi, còn gì mong manh hơn sự mở cánh của quầnphương!

Trăng cao cao dần,hoa hé hé dần. Ai đã đem tơ trăng huyềnảo mà buộc vào những cánh thần hoa? Những cánhtrắng hơn tuyết, nõn hơn nhung, trong hơn vânngọc, mịn hơn vân ngà. Làn u hương kỳdiệu đồng thời toát theo từng cánh mởcủa bông hoa.

(''Úc Viên Ký'', các trang279, 280, 281)

Có thể có vài bạnđộc giả thắc mắc: trăng sáng tớimức độ nào mà tác giả thấy nét chữthảo trên nền men ngọc của chậu hoa, thấymàu sắc của cuống hoa, đài hoa và cánh hoa? Nhưngmà ai ai cũng phải tin rằng dù dưới ánh trăngchưa tới kỳ rằm, cái phàm nhãn của tác giảtuy không thấy rõ ràng và tách bạch nét chữ của bàithơ trên nền men của chậu hoa cùng hình ảnh và màusắc của bông hoa đang nở, nhưng con mắtcủa tâm hồn bà cộng với ấn tượngcủa bà do một cảm giác mãnh liệt và đột xuất khơi dậy, khiến bà thấy  những đốitượng ngoạn mục và thơ mộng kia. Do đó,trong văn chương, chúng ta có thể ý thức thêmmột điều then chốt: nhìn cảnh đẹpđâu phải chỉ nhìn bằng mắt mà còn phải nhìnbằng tâm hồn.

 Càng thu nhỏhơn nữa, đó là những vật tầmthường như cái bánh qui bằng bột nhuộmđỏ dành để đãi Nguyễn Bínhđược bà ghi giống như ''chiếc ấn son''.Những chiếc đèn lồng bằng dưa hấu (quađăng) cũng đươc bà mô tả vừa kỳđặc vừa sống động:    

Trước nhất,cụ Hương bảo cắt mặt dưa, dùđỏ hay không đỏ cũng cứ để nguyênquả dưa mà móc bỏ hết sạch ruột đi. Quảdưa đã biến thành một cái đáy bụng củachiếc hồ lô. Rồi cụ dùng mũi dao sắcnhọn tỉa gọt, chạm sâu vào những nét lan, néttrúc, cánh bướm, bài thơ, trên mặt vỏ dưa.Bỏ vào bồn nước, ngâm giữ cho vỏ dưađừng héo.

 Trăng giảikhắp. Trong vườn Muôn Hương, dưới cành,trong lá loáng thoáng những quả lồng đèn dưa,nổi bật trên nền vỏ xanh, lọc ánh sáng thànhmột màu xanh ngọc bích.

Chiếc đèn to,trổ theo kiểu nhất thi nhất họa củacụ Hương, treo giữa hiên. Những chiếc kháccủa các anh cũng chạm khắc theo lối đó, nhữngai không kẻ được đủ cả một bàithơ, bằng lối hành khải thư, như chiếcđèn chánh. Chỉ tỉa một đôi câu:

''Nguyên tiêu thiên bấtdạ

''Đối cảnh phú Tràng An''.

Hoặc chỉ có bachữ ''bất dạ thiên'' hay bốn chữ ''nhấtkhắc thiên kim'' theo lối lệ triện.

Riêng có chiếc đèncủa Nàng Út thì cụ Hương cũng vạch phá chomấy nét hai chữ ''Úc Viên'', rồi để cho Úttự gọt lấy. Ngoài nét chữ ra, Út còn móc thêmnhững điểm sao rơi và những liềm trăngnon. Chiếc Úc Viên Đăng được treo trên cành maigie trước cổng, có dán đôi câu đối viếttrên giấy hồng đơn.

''Thế thượngmai hoa vô song phẩm

''Nguyệt trung đan quếđệ nhứt chi''.

*   *   *

Rất nhiềulần, bà Mộng Tuyết Thất Tiểu Muộidựng những cảnh rất sống động,rất linh hoạt trong giấc mộng, trong câu truyệnkể, trong truyện truyền kỳ. Nhưng mà, nhữngkhải tượng (les visions) trong chiêm bao hay trong ảoảnh, trong tuởng tượng có cái nào mà không bắtnguồn tự sự thật?

Bởi sinhtrưởng ở Hà Tiên, tác giả đã từng thấyđồng cỏ, rừng núi, ao suối, khe ngòi nên trongthiên tùy bút ''Mộng Xanh'', bà dựng một phongcảnh trong giấc chiêm bao như sau:

Hà mơ thấy mình,như ban ngày, cùng con cháu bé đang thơ thẩn bên bờĐông Hồ. Là bờ Đông Hồ, nhưng sao lạithấy một cây cầu bắc qua một cái suối con,nước chảy róc rách. Bước lên cầu. Cầunhúng nhính. Qua bên kia suối, thì là một cảnh là lạ.Ngoảnh lại, nhìn chung quanh thì chỉ đứng đómột mình. Không nhận ra lúc ấy là ban chiều hayđêm trăng. Hà chỉ thấy bóng sáng mát giọiđều trên mặt đất, trồng toàn mộtthứ cỏ xanh mát như nhung. Những conđường mờ mờ trắng chạy viềnđều trên mặt cỏ.

Hà chạy tung tăngkhắp các con đường. Đường không cósỏi đá, êm chân như trải bằng thứ cátlạ ở cõi tiên.

Đi mãi đến bênmột cái đồi con. Những con nai, con hươu trênđầu mang cả một nhánh cây khô, ung dung ăn cỏbên sườn đồi. Đồi cũng toàn một màuxanh rờn rờn, lưa thưa có bóng rợp của tàncây mát rượi.

Cô đứng lại,lắng tai nghe như có tiếng gió và tiếng chim.

 Bên kia đồi,vài con thỏ vui đùa chạy giỡn, trông nhưnhững khối bông trắng tinh lăn trên thảmbiếc.

Trèo lên ngọnđồi, ngó chung quanh, thấy toàn một màu xanh ngănngắt bạt ngàn. Vô số những cây liễu, cây dâu,những cây cỏ không hoa mà cũng không tên.

Hà đến bên cáibiển cạn xây bằng cẩm thạch. Đá xanh,nước lại xanh hơn, làm xanh lây đếnnhững con cá bơi lội trong hồ.

Màu xanh mát trong củanước như quyến rũ. Tự nhiên, Hà đưatay cởi bỏ dần khuy áo... Giựt mình, ngừng tay,khép áo lại, ngơ ngác nhìn quanh... (các trang 101, 102, 103)

Tác giả chỉ nghengười trưởng thượng kể lạivận sự ông nội của mình dong thươngthuyền đi biển gặp con quái ngư khổnglồ cỡ chiếc tàu cũng đủ để bàdựng nên một hoạt cảnh sống động.Vận sự thì có thật. Nhưng hoạt cảnh vẫnlà sản phẩm óc tưởng tượng phong phúcủa kẻ làm văn chương.

... Mũi tàu còn cách concá không đầy trăm thước, đang lừ lừtiến đến, chợt nghe ầm ầm quẫymạnh đàng đuôi, cánh vi trên lưng cá nhưhướng nhích qua một bên. Đứng trên tàu, nhìnthấy chiều cạnh của cánh vi khổng lồđó.

Ông nội tôi có tia hyvọng. Ông truyền cho bác tài công vững tay lái, cho tàuhướng trịch mũi về bên kia để tránhđà tiến của con cá.

Sóng nổi ồồ, cuồn cuộn, lớp lớp trùng trùng chuyểntới, tràn ngập cả sàn tàu.Bây giờ mũi tàu đãtránh lệch khỏi được đường tiếncon cá. Mũi tàu và lưng cá sắp sửa vượt tráinhau theo chiều dọc. Cánh vi cá và cánh buồm chiếc tàuđã song song cao ngang nhau, cách không khoảng mườithước. Lưng cá cọ sát vào sườn tàu. Mình tàunghiêng hẳn về một bên. Nước tràn ào ào.Người trên tàu chạy đổ xô về bên phía trên,bên mạn thuyền cá vượt qua.Ôi chao ! Nhữngmảng vẩy bông tròn tròn, xậm xậm nổi rõ trênlưng cá bằng từng chiếc nia to.

Ông nội tộiđã nhận ra đó là một con cá có vẩy to lớn vôcùng. Chiều cái vi trên lưng nó đã ngang với buồmtàu, thì cố nhiên, mình con cá cũng dài không kém chiếc tàuđâu.

Con cá vuợt quakhỏi, thình lình, đuôi nó quẫy mạnh một cáirồi nó đi thẳng, làm chiếc tàu quay tròn mấy vòngnhư vỏ quả trứng thả vào chậunước đương xoáy.

Tuy vậy tàu cũngtừ từ yên lại. Mọi vật trong tàu đã xáotrộn ngã đổ cả. Nhìn sau mui lái, thì bác tài công, vìcố kềm ghì giữ tay lái cho vững, khi cá quẫy,bị cần lái đập vào người, ngã ra bấttỉnh.  (''Ông Đạo Lập Quá Hải'',  cáctrang 356, 357, 358)

Về con quái ngưkhổng lồ, bà chỉ tả đôi dòng nhưng cũngđủ gợi những nét tạo hình thật sắcsảo khắc sâu vào ấn tượng độc giảnhư cổ nhân khắc chữ lên bản in  haykhắc dấu triện son trên gỗ, trên đá, trênđồng:

Nó không phải là cá xàcá mập, loài cá không vẩy, mình trơn, vi thấp. Đàngnày, vi cá  cao ngất như buồm cánh dơi, mình cóvẩy đốm hoa to bằng chiếc nia.

Thì rõ ràng là loại cámú khổng lồ. Cá mú mà ta thường thấy, mình nótròn, lốm đốm hoa vàng, hoa nâu. Kỳ to, vi lớn,đuôi dẹp xòe ra như cánh quạt, miệng to, hàmrộng, mang phồng. Những con nho nhỏ mà ta trôngthấy đã khỏe đẹp lắm. Nó cũngthuộc vào loại kình nghê mà sách Trang Tử đã nóiđến đến trong thiên ''Đại Tiêu Dao''.

(''Ông ĐạoLập Quá Hải'', trang 358)

Ở truyện ''ConGái Út Nhà Trời Thác Sinh Làm Nàng Mọt Sách'', khúcđầu, bà Mộng Tuyết chỉ cần quan sát conmọt sách để mô tả hình dáng của nó. Khi nóbiến thành giai nhân thì bà chỉ cần dùng óc tuởngtượng phong phú của mình để nối bút chođến đoạn cuối truyện. Ít có ai quan sátmột con côn trùng bé tí ti và tầm thường nhưloại con sâu cái kiến kia để tả cho thậtđặc sắc và  thật đẹp như bà.

Lật bìa bọc da hãycòn nguyên vẹn, thấy hiện trên tờ sách nhữngvết li ti. Vết nhấm tròn tròn như hình mặttrăng, cong cong hình bán nguyệt, góc cạnh hình ngôi sao, đủcả. Sinh soi lên đèn, từng tờ lỗ chỗ, thấynhư da trời đêm tối lốm đốm saothưa. Tay lật nhanh lên để xem các dấu thủngđã suốt sách chưa.

Đến gầntờ cuối, một con hai đuôi thon thon hình thoi,độ hai phân dài, mình vương vướng phấnnhung tơ, sau cùng có hai sợi lông đuôi vót dịu. Con vậtlui chui tìm chỗ trốn, lủi mau vào kẹt giấychưa kịp ẩn vào đâu. Bực tức, Sinhđịnh gấp sách lại thật nhanh cho nó chếtbẹp, nhưng chàng chỉ lấy ngón tay chận lại.Ngón tay dí trên mình con vật, chàng định ấn mạnhxuống, rồi lại sợ bẩn trang sách quý. Hơiấm nóng trơn trơn, nhung nhúc tự dưng làm chànggiở tay lên; con vật chậm rãi bò chui vào lưng sách,vẽ một vết mờ ngòng ngoèo theo dấu bò đi, vàđể vướng lại trên ngón tay chàng một típhấn óng mỡ.

Sinh rút khănđịnh lau vết phấn trên ngón tay, thì lạ thay,vết lông tuyết nhung đã lan khắp lòng bàn tay màmảnh khăn chàng cầm là một mảnh lụaphớt xanh ướp phấn. Như người bàng hoàngchưa tỉnh, Sinh nhắm mắt định thần...

Khi mở mắt ra thì,đối diện với chàng là một giai nhân tuyệtsắc, là một tiên nữ yêu kiều lững thữngxiêm y phớt xanh mình phấn, y như mảnh lụa chàngvừa nắm trong tay, lướt thướt sau lưng,vạt áo chia đôi óng nuột. (Các trang 183, 184)

Ở đoạnvăn này, cũng như nhà văn nữ Nguyễn thịHoàng, bà Mộng Tuyết tả con vật và tảngười sắc sảo mà không chói mắt, lộnglẫy mà không ruờm rà. Đó là trường hợpmột thợ thêu khéo, chỉ dùng kim tuyến và ngântuyến thêu trên nền nhung mịn màng, chứ khôngthêu  trên nền  gấm vì vóc gấm chẳngnhững bóng lộn mà còn dệt hoa bằng hai thứchỉ lóng lánh ấy sẵn rồi. Đây là cuộc phatrộn màu sắc có hòa điệu.

*   *   *

Thú vị nhất lànhững bài được bà Mộng Tuyết ThấtTiểu Muội viết về những văn gia thi sĩmà bà đã từng quen biết. Đó là những bài  dànhriêng cho quyển tùy bút ''Dưới Mái Trăng Non''. Đólà nhà chí sĩ Sở Cuồng Lê Dư, nhà văn NguyễnTrọng Thuật (bút hiệu Đồ Nam Tử, tácgiả quyển sách lừng danh ''Quả DưaĐỏ''), cùng nhà thơ Lưu Trọng Lư, nhà vănNguyễn Tuân, Lê Thanh v.v.. trong bài du ký ''Hà Nội Tây Thi''.Đó là  cụ Đồ Nam Tử thêm một lầnnữa xuất hiện trong bài ''Gặp Tác Giả ''QuảDưa Đỏ'', Cụ Đồ Nam Nguyễn TrọngThuật'' . Đó là nhà văn Lê Thanh đã từng cộngtác với báo Tri Tân lần thứ hai hiển linh trong bàivăn tế khoác áo tùy bút ''Tơ Duyên DươngLiễu''. Đó là  nhà thơ Nguyễn Bính trong bài''Để Nhớ Nguyễn Bính Những Ngày Ghé Bến HàTiên''. Đó là Nguyễn Tuân tái xuất hiện trong bài''Mưa Dầm Tháng Bảy''. Đó là Xuân Diệu cùng HuyCận,  kẻ chết người sống cùng họpmặt trong bài tưởng niệm bằng thơ''Để Nhớ Anh Xuân Diệu''...

Cộng tác vớitạp chí Nam Phong do cụ Thượng Chi PhạmQuỳnh chủ trương, ông Đông Hồ và bà MộngTuyết bắt đầu quen hầu hết với các taonhân mặc khách, các danh sĩ đương thời haimiền Trung Bắc. Lại nữa, giải thưởngVăn Chương do nhóm Tự Lực Văn Đoànchủ trương đã đẩy tên tuổi bà xuyênsuốt đất nước Việt Nam. Dù thuở đócó con thiết lộ Xuyên Việt, nhưng trước khiviếng Hà Nội, hai danh sĩ đất hồ thơ núimộng của miền Tây Nam nước Việt ấychỉ biết các bạn văn của mình qua cuộc traođổi  thư đi tin lại. Chính chuyếnthăm thành quách Thăng Long vào năm 1939 đã giúp cảhai gặp gỡ các người cầm bút ngoài đấtBắc. Đôi bên  không còn ''văn kỳ thanh, bấtkiến kỳ hình'' nữa. Đôi bên đượctiếp xúc lẫn nhau, đã có kỷ niệm đẹpcho nhau. Đó cũng là thời kỳ Nhật dội bomxuống Đông Dương và lăm le nuốt chữngĐông Dương.

Độc giả chúngta ở hải ngoại đa số là hậu bốicủa các văn gia thi sĩ thời tiền chiến. Aicũng khao khát muốn tìm hiểu đời sống cá nhânvà phong thái từng tác giả một. Dĩ nhiên, các bàivở trong quyển tùy bút '' Dưới Mái Trong Non'' khôngđủ đáp ứng hoài vọng nồng nàn của chúngta đâu. Nữ sĩ chỉ vẽ lờ mờ đôi nétphác thảo về chân dung và cuộc đời của cácngười cầm bút lừng danh ấy, cùng nhữngkỷ niệm vặt vãnh giữa họ và bà. Có thểchúng ta cho rằng bà thiếu sót trong công việc viếtvề họ. Nhưng ngẫm cho cùng, bà có muốn lôiđời tư của họ để trình bày cho chúng tathỏa mãn tính hiếu kỳ đâu? Bà cũng có muốnkhoác áo phê bình một cách trịnh trọng về thi văncủa họ đâu? Bà chỉ muốn dắt  chúng tasong hành cùng bà vào vùng trời kỷ niệm trong văngiới thế thôi. Chúng ta chỉ nhặt nhạnh dămba mảnh vụn sáng lấp lánh trong cách sống củahọ, ngay cả của bà. Vậy mà bài viết vẫnđượm nhuần thi vị, vẫn sáng lên vóc dángvăn chương nghệ thuật, vẫn khơi dậykhói hương của một thời đại vănchương huy hoàng đã xảy ra trên quê hươngtổ quốc chúng ta. 

Các bạn muốnbiết chân dung các văn gia thi sĩ thời tiềnchiến đã từng quen biết với bà MộngTuyết Thất Tiểu Muội ư? ''Dưới MáiTrăng Non'' sẽ tặng các bạn một vài nhu cầutìm hiểu của các bạn. Trước hết, xinđọc bức phác thảo chân dung cụ Đồ NamNguyễn Trọng Thuật:    

Cụ Đồ Namngười cao cao và chắc chắn. Da mặt ngămngăm, tóc râu nhiều và to sợi. Miệng rộng và luônluôn cười.

Câu chuyện của ônggià đó cũng ngay thẳng và chất phác như dángđiệu của ông, như bộ quốc phục, cái áothe thâm, cái quần vải trắng không ủi của ông.Lời nói của ông không trang sức, không cầu kỳ,không văn hoa như phần nhiều các ông Nho học màbọn trẻ khi tiếp chuyện phải lo sợ.

(''Gặp Tác Giả''Quả Dưa Đỏ'' Cụ Đồ Nam NguyễnTrọng Thuật'', các trang 440, 441)

Chân dung Lưu TrọngLưu và Nguyễn Tuân cũng tại ga Hàng Cỏ trongbuổi đưa tiễn du khách về Nam cũng chỉđược bà Mộng Tuyết nói qua loa cách phụcsức và cái phong thái của họ hơn làđường nét tạo hình:

Trên sân ga Hàng Cỏđông nghẹt. Người ra đi đã đông, màngười đưa tiễn người đi càngđông hơn. Có hai mẫu người đứng gầnnhau mà rất tương phản nhau. Một người dễdãi giản dị đến chểnh mảng. Mộtngười thì sạch sẽ diêm dúa đến nghiêmchỉnh.

Người trên làmột thi sĩ thính tai nghe  được nhữngthanh âm khi chưa thành tiếng động, nghe những''tiếng thu'' âm thầm ''dưới trăng mờthổn thức'', nghe được cả ''hình ảnhkẻ chinh phu trong lòng người cô phụ''. Thi sĩLưu Trọng Lư hôm nay cũng lễ mễ ra gađưa vợ về Thanh tránh loạn như mọingười thiên hạ. Không biết thi sĩ có nghetiếng gì đặc biệt hơn không?Ngườidưới là một văn sĩ khát cổ thèm đi. Nhàvăn này đã từng vẽ lại những ''vang bóngmột thời'', đã cho tôi ''sống'' lại đờisống êm đềm của nghìn xưa thăm thẳm.Cũng nhà văn này đã gọi dậy lòng say mê phongvị sông hồ của tôi sẵn từ thuở bé.

Nguyễn Tuân trịnhtrọng đến bắt tay anh Đông Hồ.Đứng trước nhà văn sĩ có một vẻđiềm đạm, ôn hòa khệ nệ, đếncầu kỳ, khác người ấy, tôi cần phảinói một cái gì, nhưng chung quanh đã ồn cả lênrồi.  (''Hà Nội Tây Thi'', trang 323)

Cuộc gặp gỡgiữa nhà thơ Nguyễn Bính cùng Đông Hồ và MộngTuyết vào xế chiều mùa hạ năm 1944 tại HàTiên , giữa lúc bà Mộng Tuyết ngồi may tạiYiễm Yiễm Thương Điếm. Nguyễn Bínhđược bà vễ chân dung như sau:

Một ngườikhách lạ bước vào, với chiếc va-li nhẹ xáchtay. Người khách thâm thấp. Phong trần hiện trênmớ tóc đen rậm, rối bồng, dài tới mang tai.Bộ Âu phục cũ nhầu nát làm tăng thêm phầntiều tụy. (''Để Nhớ Nguyễn Bính NhữngNgày Ghé Bến Hà Tiên'', trang 402)

Riêng chân dung của XuânDiệu và cuộc gặp gỡ giữa đôi bên lạiđược tả bằng 2 đoạn thơ, mỗiđoạn gồm 4 câu  thất ngôn trong bài thơtưởng niệm ''Để Nhớ Anh Xuân Diệu''(trang 432):

Mùa thu tháng tám nămbăm chín (1939)

Một nhóm anh em từphương Nam

Ra thăm Hà Nộitrong chớp nhoáng

Quán cơm Hàng Da nơihội đàm.

***

Một gã thư sinh máitóc bồng

Mắt sáng, miệngcuời tươi nở bông

Ghé lại cùng ngồigóp thêm chuyện

Ký tặng bạn xaquyển ''Phấn Thông..''.

Còn gì cảmđộng hơn, khi ra Hà Nội, đôi uyên ương thica Đông Hồ & Mộng Tuyết đến viếngcụ Đồ Nam Tử. Cụ tình nguyệnhướng dẫn họ đi thăm thú đó đây cùngviếng các nhà văn nhà thơ đất Thăng Long.

Cụ đòi thânđưa bạn Hà Tiên đi thăm các nơi danh thắngđất Thăng Long. Anh Đông Hồ có lẽ vì sợcụ Đồ Nam nhọc mệt, vội vàng từtạ bằng một câu sáo, hết sức sáo:

-- Xin cám ơn ngài.Nếu ngài có bận có mệt thì xin để chúng tôiđi với các anh em trẻ tuổi cũngđược. Ngài cứ nghỉ nhà, chúng tôi điđến đây thăm ngài và nếu có cần gì sẽchạy đến xin nghe là được. Ngài khỏibận đến, và chúng tôi ra đây cũng có nhiềunơi quen biết, không đến nỗi lạ lùng gì.

Cụ Đồ Namđưa tay lên lắc và nói một cách mạnh bạo:

--, nói mà hay, thiêntải nhất thì kia mà, hữu bằng viễnphương lai, thì dẫu có mệt thì cũng khôngđược mệt và dẫu có bận công việc baonhiêu nữa cũng phải vứt bỏ cả, chứ saonói đến nhọc và bận?

 (''Gặp TácGiả ''Quả Dưa Đỏ'' Cụ Đồ NamNguyễn Trọng Thuật'', các trang 440, 441)

Khi tiễn khách Hà Tiêntrở về Nam, tại ga Hàng Cỏ, cụ Đồ Namđã tặng một bài thơ dài, nhưng ở đây bútgiả HTA xin trích mấy câu chót:

Gặp nhau đãthỏa ước ao,

Gần nhau ta tínhthế nào cho hay.

Lầu văn chungsức dựng xây,

Lòng thành sẵn đá,sẵn cây, sẵn nền.

Mấy lời gắnbó bao quên,

Bạn về, tađứng ngóng trên non Nùng.

Cách viết của bàbớt uốn éo, bớt bay bướm để mạchcảm xúc len lỏi vào từng chữ viết, từngdòng văn. Giao tình đôi bên  từ phía bên khách khi vàoquyển tùy bút lúc nào cũng đẹp, cũng đángđể bên chủ, luôn cả bên độc giả trânquý và cất giữ trong kho tàng kỷ niệm của mình.Nhà văn Lê Thanh, một kẻ ít nổi danh nhất,nhưng vẫn được tác giả quý mến lúcđưong sự sinh tiền, vẫn được bàkhóc lóc, hoài niệm lúc nghe tin ông tạ thế ngoàiđất Bắc. Và chàng Lê Thanh yểu mệnh kiadưới ngòi bút bà là ''một văn nhân tầmthước, nhã nhặn, diêm dúa và đứng đắn.Đôi kính trắng học giả nổi trên khuôn mặtđẹp và hiền của một thư sinh thờicổ'' (trang 392) đã cho bà những kỷ niệm nhưsau:

Huống chi ngoài duyênvăn tự, hãy còn những dấu vết nhạnhồng, những bức thư trắng tinh sạch sẽthường viết bằng nuớc son tươi vớinét nhỏ, mau, mà rơi như tơ rối đó hãy cònmới như những cánh hoa đào rơi trên mặtsuối.

Mỗi khi viếtđến chữ Mộng Tuyết và tên ngườinhận lãnh trên phong bì, anh cố bắt chước theochữ ký của Mộng Tuyết vẽ cảnh trăngnon trên chữ Tuyết và dưới chữ Mộng vẽmột ngôi sao.

Anh đã báo tin choMộng Tuyết:

''Tôi đã đưađi khắc cái chữ Mộng Tuyết có mặt ôngtrăng và một ngôi sao kỳ dị ấy, sốtiền thuê là năm xu rưỡi, chị làm thế nàohoàn lại cho?''.

Và anh đòi nợMộng Tuyết:

''Có một diệukế nhất là một ngày nào đó, đáng lẽ chịkhông định viết thư nhưng cũng đemviết, thế là trả xong món nợ đó''. (Thư ngày3-9-1941). (''Tơ Duyên Dương Liễu'', trang399)

Vào thời buổi này,đọc những sách viết danh nhân trong các lãnh vựcchính trị, văn hóa, nghệ thuật, ai cũng tìmnhững đoạn gay cấn, éo le, khúc mắc... Đócũng là những đoạn được tôđiểm bằng thù nghịch, đòn phép, lọclừa, súng đạn, ác mộng, tinh khí, để hâm sôimáu găng- tơ chảy trong huyết quản, đểkhích dục khiêu dâm, để đánh thức con ác quỷlặn sâu cuối đáy thẳm của nội giới conngười. Nhưng đọc những cuộc giao dutrong văn giới dưới ngòi bút của bà MộngTuyết Thất Tiểu Muội, chúng ta chỉ thấycuộc sống của họ như mặt hồ im sóngtrải gương, chỉ thấy tâm tư họ nởhoa nhân ái, chỉ thấy giao tình giữa họ với nhauđẹp bảy sắc cầu vồng. Chúng ta có cảmtưởng mọi vận sự  dẫu nhám nhúa và gaigóc đến đâu  trước khi đượcđưa vào văn chương, cũng được bàgọt cho trơn láng và đánh quang dầu cho bóng loángnhư nền men và như mặt gương. Những bàiviết như thế thiếu kích thích, nhưng bù lạichúng làm cho mỹ cảm người đọc thấmnhuần thêm cái chất tinh hoa thuần khiết củavăn chương cổ điển.

Việc tặng quà chonhau trở nên thi vị tuyệt vời. Đâu cần cácmón trang sức hay các món ngoạn hảo làm bằng  kimngân châu báu đắc tiền, mà chỉ là những mónvừa với túi tiền của các hạng trung lưu . Nhữngmón đó, qua góc cạnh nhìn ngắm đặc thù cùng tâmtình tha thiết của bà Mộng Tuyết cũng trởnên những món hiếm quý, không phải ở trong cuộcsống thường nhật của chúng ta mà ở trong cáithế giới văn chương gấm vóc của bà.

Đây là món quà tặngcủa Nguyễn Tuân vào thời tiềnchiến:       

Tết Trung Thu nămấy, tôi nhận được một gói quà vuông vứcbọc giấy dày cẩn thận. Mở ra thì là cái hộpgỗ đặt đóng riêng, trong có một hộpgiấy đựng bốn cái bánh trung thu của hiệucao lâu Đông Hưng Viên, có tiếng nhất Hà Nội lúcđó. Hộp bánh gởi bưu điện bằng xelửa tốc hành vào Sài Gòn, rồi theo đườngbộ về Hà Tiên mất mấy ngày đườngnữa.

 Tuy vậy bánhvẫn thơm ngon, kèm theo hộp bánh một số báo Trungthu của Hà Nội Tân Văn có bài của anh. Cái hộpgỗ đẹp như hộp may của các cô nữ sinh.Bánh thập cẩm lâu ngày, tôi đem nướng lại.Cái lối bánh ''biscuit'' này làm bánh tăng thêm hươngvị.

Bánh ngon là mộtchuyện mà nhớ đến công phu người gởi.Cái bàn tay chuyên để đóng triện son, đểmở khóa va-li giang hồ ấy, lại làm đượccái việc phong gói tẩn mẩn kia thực cũng lạlùng. Tôi tự nghĩ hoài không hiểu tại sao mà ngàyđó chúng tôi được anh ''cưng'' đếnthế ?

(''Mưa DầmThángBảy'', các trang415, 416)

Hồi tiềnchiến, quà tặng đôi bên qua lại như con thoidệt lụa. Sau này, khi miền Nam Việt Nam lọt vàotay Miền Bắc thì cuộc tặng quà lại nối tiếp.Hãy cùng đọc:

... Có người vàoanh gởi tấm thiếp ''Xin gởi cho BưởiỔi''. Nhưng loại bưởi này thì phải rằmtháng chạp trở lên mới có. Người ta phảiđể cho vừa đỏ chín  mới hái thì nómới có đủ mùi thơm. Múi từng tép trong mọng,vỏ bưởi vàng tươi và có mùi thơm ngọtcủa rượu Cointreaux. Mới nhận đượcbưởi lần đầu anh thích cái dáng xinh xắn vàđể vài trái là nghe ngát hương khắp phòng.Thấy anh thích, năm nào tôi cũng mua sẵn đểlàm quà Tết. Có một năm Hoài Vũ bảo tôi mua,nếu có ai ra Hà Nội mà gởi được sẽđem về gởi hộ. Năm đó không gởi cho aiđược mà tôi lấy làm mừng, vì đã mua lầmthứ bưởi lai không thuần giống.

Một bận anh HuyCận ghé vào dịp Tết, mừng quá, tôi xin gởi. AnhCận nghe gởi buởi thì bảo một trái mà thôi, mà cóthể tôi sẽ lột vỏ mà chỉ đem ruộtvề thôi. Tôi gởi anh Tuân một và anh Xuân Diệumột, và xin đừng bỏ vỏ vì vỏ là phầnchánh. Khi ăn bưởi rồi, treo vỏ ở đâuđó, nó còn phảng phất mùi hương. Anh Huy Cậnlại bảo: ''Nếu thế thì tôi bỏ lạiruột mà chỉ mang vỏ ra cũng đượcchứ!''.

(''Mưa Dầm ThángBảy'',  các trang 423, 424)     

Qua các món quà xoàngxĩnh này, chúng ta còn biết thêm thú thanh thưởng tao nhãcủa các nghệ sĩ  tiền phong lão thành quanhững cái tầm thường, vặt vãnh, tủnmủn. Nhưng mà nhờ cặp mắt nghệ sĩ,nhờ niềm cảm nhận uu việt, họ đã tìmgặp chất thơ chất mộng của món quà, ngoàitình bằng hữu thắm đượm thiết tha.

Đối vớiNguyễn Bính, tác giả đem tấm lòng âu yếm,thương yêu và đùm bọc cho ông Nguyễn, nhưngười chị hiền đối với chú emnhỏ. Khi ông Nguyễn vào Hà Tiên ở chơi nhà ông ĐôngHồ thì nhà thơ đất Hà Tiên kia bảo bà MộngTuyết may bộ áo bằng lụa Hà Đông cho ôngNguyễn mặc, nhường căn gác xép (Nam PhongTiểu Các) cho ông Nguyễn cư ngụ dài hạn. Xin cùngđọc hai đoạn văn trong bài ''Để NhớNguyễn Bính Những Ngày Ghé Bến Hà Tiên'':

Bính thườngquấn quít bên tôi như một chú em ngoan ngoãn. Quãng này, tôicòn đang tang cha, luôn luôn mặc chiếc áo dài ai trắng,thứ vải thô xấu, may dối dối theo tangphục. Bính thường ngắm tôi và nói: ''Ngườicon gái Việt Nam, mặc áo tang sô gai có một vẻđẹp não nùng, khả ái như một bài thơbuồn''. Có những lúc tôi bận suy nghĩ mộtđiều gì, Bính nói chuyện, tôi lơ đảng, khôngtrả lời, thì  Bính gắt gỏng: ''Trông chịnghiêm như một bà Hoàng, ghét quá!''.

Cứ buổi sángăn xong ở nhà riêng của  anh Đông Hồ ởcạnh Hồ Đông, thì Bính ra tiệm với tôi. Tôi rachợ trước tiệm, mua thêm bánh ngọt cho Bínhuống trà. Bính thích hơn hết là thứ bánh qui. Bính nói:''Bánh chi mà đẹp như chiếc ấn son''.

Bính ra cửa hàng.Để trông cửa hàng cho chị. Để xem chịmay áo. Để đi gửi thư cho chị.

Mỗi khi tôi viếtthư xong, thế nào Bính cũng dành đi bỏ thùng chođươc. Bính học thuộc các địa chỉtrên phong bì. Có bận nhìn địa chỉ mộtngười, Bính làm vẻ hờn dỗi: ''Sao mà chịviết nhiều cho người này lắm thế, làm choBính phát ghen''.

Bính thường haykể chuyện giang hồ, kể chuyện gia đình.Kể chuyện ''Chị Trúc'', người chị tinhthần đã an ủi Bính trong những khi Bính chán nản.Bính hứa xem tôi như một người chị tinhthần thứ hai của Bính. (trang 405)

Mỗi đêm,dưới ánh hồng lạp, Bính viết bốn nămtrang thơ lục bát. Thời kỳ bấy giờ khôngdầu lửa. Ở tỉnh nhỏ, ai cũng đốtbằng dầu dừa, dầu cá. Duy với Bính thì anhĐông Hồ phải dành trên Nam Phong Tiểu Các cho Bính nhữngngọn hồng lạp để đêm hôm Bính làm thơ.Mỗi sáng ra, Bính đem đọc cho chúng tôi nghe, bànlại, cùng thưởng thức.

Giữa lúc đó, vàotiết Đoan Ngọ, theo tục lệ ở Hà Tiên, tôinấu nước lá thạch xương bồ đểtắm gội. Bính thích ba chữ ''thạch xươngbồ'', và lấy ba chữ đó đặt tên cho tácphẩm đang khởi thảo của mình.

Trong lúc sáng tác, Bínhthường bảo viết truyện thơ, tảcảnh tả tình không khó. Tự sự mới thiệt khókhăn. Bính nói: ''Mình có làm rồi mới biết văntự bằng lục bát của Nguyễn Du quả là tàitình. Người sau đố mà theo cho kịp''.

Bính sáng tác truyện''Thạch Xương Bồ'' được gần hai batrăm trang. Tới lúc rời đi, thì chuyện mớichỉ xong được một phần. Nếu Bính cònnằm ở Hà Tiên ít lâu nữa thì chắc chắn đãhoàn tất được một quyển truyện diễnca khá độc đáo. Bởi chúng tôi thấy khi đóNguyễn Bính viết rất hào hứng, rất dồi dào.Bính viết lục bát nhanh như văn xuôi.

Anh Đông Hồ và tôitiếc vì tác phẩm chưa hoàn thành mà Bính bỏ đi,bỏ dở dang thi uổng. Chúng tôi cố lưu Bính ởlại thêm một thời gian nữa mà Bính nhấtquyết ra đi. Bịnh giang hồ đã nổi dậylên trong lòng người nghệ sĩ. (các trang 407, 408)

Văn chương bàMộng Tuyết Thất Tiểu Muội uyểnchuyển, bay bướm, tuy hơi lập dị đôichút , nhưng thuần túy hiền lành, chứ không giả vờngoan ngùy, chứ không giả bộ đôn hậu. Tìnhbằng hữu của bà đối với các văn nhânthi sĩ đương thời cùng bà sao mà ngọt ngào, âuyếm và sâu sắc. Bà viết văn bằng mộttấm lòng trước nhất, sau đó mới trangđiểm thêm hoa hòe hoa sói. Do đó mà nhiều độcgiả cho rằng đó là những màu mè che đậy cáidối trá, cái hư ngụy. Thật sự, ở ngoàicuộc đời bà hiền lành hay hỗn dữ ra sao,chân thật hay dối láo cách nào, chúng ta vẫn phải tinrằng ở một nhà nghệ sĩ nói chung, ởmột nhà văn nói riêng, luôn có hai con ngườiđối nghịch: một con người trí trá giảdối và một con người chân thật thành khẩn.Tùy theo hoàn cảnh, tùy theo môi trường sinh hoạt màmột trong hai loại người đó hiển lộ.Nhưng trong văn chương, nhà nghệ sĩ vàothời đại xa xưa có thể không cho conngười xấu của mình xuất hiện, dù trongcăn tính của họ, cái xấu đó bành trướngvà lấn át con người tốt của họ đi.Họ hèn nhát che đậy cái nhược điểmcủa mình, có phải thế không? Không đâu. Khi trangtrải con nguời tốt của mình lên vănchương, nhà nghệ sĩ trong giây phút sáng tác, sốnghoàn toàn bằng con người đó. Họ thành tâmmuốn phơi bày cho người đọc cái hoài bão, cáingưỡng vọng của mình đối với cáiThiện để cho Chân Thiện Mỹ cùng soigương gặp bóng lẫn nhau, nâng cao giá trị củavăn chương nghệ thuật thêm lên. Họ muốnhướng thiện, cái Thiện mà họ ít khi có dịpđể họ đem ra xử dụng với thế nhântrong cuộc sống thường nhật, nhưng không baogiờ họ hoàn toàn quên nó.

Về thơ, ngaytừ thời tiền chiến, bà Mộng Tuyết đãbiết xử dụng ngôn ngữ dù đơn giảnnhưng rất thơ, rất đượm đà tính chấtsáng tạo. Tuy nhiên, bà dùng một vài hình ảnh, một vàiđiển tích và cái khí hậu thơ ĐườngTống trong văn chương Trung Hoa. Cho nên đôi khi nóđứng ngỡ ngàng bên lề cảm nhận củađộc giả và xa cách niềm xúc động củahọ một khoảng khá xa. Chẳng hạn bài''Đợi Gió'' bà dùng để trang tặng nữ sĩAnh Thơ:

Gởi Anh Thơ

Mấy vần thơđợi gió,

Lòng xuân thắmđỏ,

Lòng thuyền nhonhỏ,

Đợi nướctriều lên...

Triều đã lênrồi trăng cũng lên;

Trăng lên rồiđó. Gió chưa lên.

 

Mặt nướchồ nằm say giấc mơ,

Lòng gương khôngvướng gợn mây mờ,

Khói chiềuđứng thẳng trên quan tái,

Hương tỏahồn hoa ướp cỏ bờ.

         

Cánh gấm buồm aibuông trắng tinh,

Phơi nền trinhbạch giữa trời xanh,

Cắm sào bếncũ buồn lơ lửng,

Chở mộng muônphương, mộng viễn trình.

 

Trời Bắc bên kiađương ngóng trông,

Sông Thương, sôngNhuệ mở đôi lòng.         

Xuôi chèo Nhâm Tuất theotrăng lạnh,

Mở yến ĐàoViên chuốc chén nồng.

         

Gió gác ĐằngVương chẳng thổi đưa,

Cho thuyềnđợi gió đến bao giờ,

Cho buồm VươngBột trong giây phút,

Nghìn dậm bay sangbến đợi chờ.

         

Khi xuân thắmđượm khắp nơi nơi,

Vạn vật đemxuân trả lại đời,

Mà chẳng trả chothuyền tí gió,

Để thuyềnthương nhớ những phương trời.

Đây là loạithơ tân cổ điển (néo-classique) mà đồngthời  hoặc sau bà Mộng Tuyết vài năm, có cácnhà thơ như Đông Hồ, Jean Leiba và Ngân Giang hà hơi tiếpsức để khơi lên một cơn gió giao mùa xôn xaolàm cho khu vuờn thi ca nước nhà nở những bông hoađài các trong hoa phổ nước nhà. Sau khi đấtnước bị phân đôi bởi con sông Bến Hải, ởMiền Nam Việt Nam có Hư Chu, Bùi Khánh Đản cùng cácnữ sĩ của Thi Đoàn Quỳnh Dao nối hơichạy tiếp sức với vợ chồng bà đểtrận gió kia đưa lại những  hình xa bónglạ từ trong tranh, trong những quyển cảothơm của thi ca nước Tàu. Xin đọc bài ''NguyênTiêu Tương Tư''. Bài này không có mặt trong quyểntùy bút ''Dưới Mái Trăng Non''.    

Gương ngọcthiên kim giá đổi vừa,

Khuôn duyên tròn mộtquả đèn dưa

Ngồi đây mànhớ trang phương đó,

Đọc trắngđêm rằm chuyện Ái Cơ.

Nhưng ngẫmlại, khung cảnh và khí hậu trong truyện dài bằngthơ  ''Đoạn Trường Tân Thanh'' của NguyễnDu hay  truờng ca ''Chinh Phụ Ngâm'' của ĐặngTrần Côn qua nghệ thuật phiên dịch của Đoànthị Điểm, trường ca''Cung Oán Ngâm Khúc'' củaÔn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều, trường ca''AiTự Vãn'' của Ngọc Hân Công Chúa, tất cả có tínhchất Việt Nam chút nào đâu? Đọc những áng thica kia, chúng ta như lạc vào khung cảnh xa xưa củathời quân chủ nước Tàu.

 Còn thơ củanhóm thân hữu vợ chồng ông Đông Hồ như BùiKhánh Đản, Hư Chu, Cao Tiêu, Đan Quế, Thanh Vân,Phương Hồ và các nữ sĩ trong Thi Đoàn QuỳnhDao thì sao?  Có điều rõ rệt nhất là quý bàQuỳ Hương, Uyển Hương, Thu Nga, VânNương, Như Hiên, Đinh Việt Liên, PhượngTần... đôi khi có thêm Mộng Tuyết và Tuệ Nga trongthi đoàn này  khi làm thơ thất ngôn bát cú thì nhưchỉ có một người làm ra: ngôn từ, ngữ pháp,khí hậu, ý tưởng trong thơ của họ y changnhư nhau. Thơ của các bà lẫn thơ các ông này làloại thơ được chăm sóc từng câu, lau chùivà giồi mài từng chữ, thêu thùa những bông hoangữ pháp diêm dúa để trở thành toàn bích về hìnhthức. Nhưng có nhiều trường hợp, họgặp hiệu quả trái ngược: cái gì khéo quachẳng những không có cái duyên đậm đà mà lạicòn thiếu truyền cảm, thiếu tâm huyết và linh hồn.Hàm răng giả đều đặn và bóng lộnhơn hàm răng thật, nhưng khi gắn vào miệngthiếu răng của một trung niên mỹ phụ nàođó, nó  làm cho nụ cười củađương sự nhăn nhở và không đượcthuận nhãn. Thơ tân cổ điển của nhữngnhà thơ mà tôi vừa kể chẳng những lạc loàigiữa  thi ca lãng mạn, thơ hiện thực,thơ trừu tượng, thơ siêu thực bên kia chântrời Âu Châu tuần tự nhập cảng qua Việt Nammà còn bị thơ thấm nhuần tinh túy Việt Namlấn át nữa.

Trước khi làmthơ tân cổ điển trên đất nướctự do của Miền Nam Việt Nam sau HiệpĐịnh Genève, bà Mộng Tuyết làm thơ lãng mạnvì vào thập niên 30 của thế kỷ 20, đó là cao tràoloại thơ này:

Một nàng tiên nữđẹp như em,

Là một bài thơ,một quả tim,

Là áng hồng non, làn giólướt,

Là hoa xuân thắm, bóngtrăng đêm.

 

Thi sĩ, em ơi,đó lại là

Người đi theodõi bóng tiên nga,

Ước mơ, yêuthích và ca ngợi,

Những cái mà em đãcó thừa.

 (''Em Trả Thù'',trang 179)

Trước khicuộc chiến tranh Đông Dương bùng nổ, cảmthấy giữa cơn biến chuyển của lịchsử mà mình không đáp lời sông núi thì... chậm tiếnquá. Cho nên bà Mộng Tuyết làm thơ hiện thực qua''Muời Khúc Đoạn Trường'' dễ làm rung độngcho những ai có lòng xót xa với trận đói ngoài BắcViệt vào năm Ất Dậu (1945). Xin đọc haiđoạn đầu của bài thứ 6 ''Hấp HốiĐợi Chờ''.

Tai mới nghe kia lòngthổn thức,

Xác người xenhặt buổi ban mai,      

Còn bao nhiêu nữađang quằnquại,                                                                          

Hấp hối chờcơm hơi mỏn hơi?

                 

Gốc rạ, cọngrơm vơ mót sạch,

Giây khoai, củchuối: món caolương,                                                     

Vỏ cây, giây lá khôngcòn nữa,                                                                                   

Đất trụi,đồng trơ nuốt thảm thương.

(trang 340)

Thơ hiện thựcở trên đây thấm nhuần chất sống thực.Cái màu mè riêu cua vắng bóng. Tuy nhiên cái sống thựcở đây không có chất sáng tạo nên nó thổi bay tantác chất thơ trong ngôn ngữ dành riêng cho thi ca. Tuy nhiênbài thơ có dáng dấp mới hơn thơ tân cổđiển, nhưng đứng bên thơ tân cổđiển, nó chỉ là cô thôn nữ quần bô áo vảiđứng bên cô đào hát ăn mặc cổ trangđể đóng tuồng Tàu. Cho nên bà xoay qua thơchiến đấu. Đó là một loại thơ hiệnthực có nhiều ngữ pháp và ngôn từ bừng bừngtráng khí làm hơi thơ lẫn vóc dáng thơ mới mẻhơn:

Kết chặt hàngđi dưới bóng cờ,

Trời Nam giành lạinước non xưa,

Tưng bừng vậnmới hồn trai trẻ,

Một khối nghìn thuvững cõi bờ.

                 

Lửa đỏấm vui lòng cố quốc,

Nắng vàng hanhrạng cảnh biên thùy,

Gió lộng xôn xao láquốc kỳ.

(''Dưới Cờ'',trang 304)

Loại thơ này trongthời kỳ Nam Bộ Kháng Chiến có Vũ Anh Khanh,Thẩm Thệ Hà, TrúcKhanh, Ái Lan... tiếp hơi. Sau đó,vào hai chính thể Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam,có Hoàng Phong Linh hoặc Phạm Lê Phan ( qua thi tập''Chiến Ca'') nối gót. Ra hải ngoại đã cóBắc Phong, Vũ Kiện, Lê Khắc Anh Hào và nữ sĩNgô Minh Hằng cố gìn giữ tàn hơi loại thơnày,  không để cho vang bóng bạc nhượccủa nó tắt lịm.

Truớc năm1975, UyênThao đã gạt phắt Mộng Tuyết Thất TiểuMuội ra khỏi ''Những Nhà Văn Nữ Việt Nam'';có lẽ vì ông Thao không chịu được cái cổkính, cái trang đài trong các bài tùy bút của bà. Ra hảingoại, nhà văn Võ Phiến bỏ rơi bà khi hoàn thànhbộ ''Văn Học Miền Nam''. Có lẽ, ông Võ không thíchcái vẻ mệnh phụ  kiểu cách trong vănchương của bà chăng? Cách đãi lọc của haiông danh sĩ này kỹ quá nên đẩy văn chươngbà lùi sâu vào bóng tối đặc sệt dưới đáyvực thời gian mà quên cái công trình trước tác rấttận tụy của bà gần ba phần tư thếkỷ.

Chúng ta cũngđừng quên bà MộngTuyết Thất Tiểu Muộilà  phụ nữ  đầu tiên viết văn xuôicó nghệ thuật đã  xuất hiện trên văn đànnữ giới  rất quạnh quẽ đìu hiu vàothập niên 30 của thế kỷ 20 vừa qua. Song song bà,có hai bà Tú Hoa và Đoàn Tâm Đan, nhưng bà Đoàn TâmĐan không đủ tài năng và nghị lực đểxuất hiện lâu trên văn đàn, còn bà Tú Hoa dù cóquyển tiểu thuyết ''Bóng Mơ''  đoạtgiải Tự Lực Văn Đoàn đi nữa, nhưngvề sau lại  bà  Tú Hoa xoay qua viết tiểuthuyết diễm tình, mở đường cho hai bà LanPhương và Tùng Long làm mưa làm gió trong giớiđộc giả bình dân ở Miền Nam Việt Nam . Saubà Mộng Tuyết ít lâu, có Thụy An và Mộng Sơn,rồi kế đó là Nguyễn thị Vinh và Linh Bảo.Công khai phá của bà đâu phải nhỏ!

Bài giới thiệu nàykhông nhằm mục đích đòi các nhà biên khảo và cácnhà phê bình trả lại công bình cho bà nữ sĩ củađất Hà Tiên với hồ thơ núi mộng kia.Nhưng bút giả hy vọng nó sẽ rọi sáng đâuđó cái tài viết dã sử tiểu thuyết của bà(qua quyển ''Nàng Ái Cơ Trong Chậu Úp'') không thua tài sángtác Nguyễn Triệu Luật (qua quyển ''Bà Chúa Chè''). Cònvề nghệ thuật viết tùy bút, bà đứng bêncạnh Nguyễn Tuân và Xuân Diệu tuy có thua kém vài phân,nhưng như trường hợp hoa mai đứng trêntuyết, trên băng. Sắc hoa  không thể đọsắc trắng trong của băng, của tuyết ,nhưng  hoa vẫn còn một chút hươngđượm phảng phất mơ hồ.

Văn chươngtrải qua nhiều trào lưu, nhiều trường phái.Bà Mộng Tuyết xuất thân từ lò Nam Phong Tạp Chínên bút pháp bà vẫn vướng vít vài nét cổ kính, câuvăn bà đôi lúc không tránh khỏi thói biền ngẫu réorắt nhàm tai. Cho nên văn thơ của bà có thể đãkhông còn ai hưởng ứng, chiêm ngưỡng nữa.Không một nhà văn nữ nào chịu nối gót theo bà. Nhưngđọc văn chương của bà, chúng ta hãy tựđặt mình vào thuở tiền chiến, vào thờikỳ mà Hoàng Ngọc Phách viết cuốn ''Tố Tâm', vàothời kỳ Nhất Linh viết quyển''Nho Phong'', và vàothời kỳ mà độc giả mê say haiquyển''Tuyết Hồng Lệ Sử'' và ''Ngọc LêHồn'' của Từ Trẩm Á (Trung Hoa) đượcdịch ra Việt ngữ. Đó là thời kỳ vănchương nước nhà chưa có văn phạm(grammaire) dựa trên văn phạm Tây phươngđể chỉnh đốn câu văn sao cho trong trẻo,sáng sủa, đơn giản, đôn hậu. Cho nên bút phápcủa văn nghệ sĩ tiền phong trong đó có bàMộng Tuyết không đạt đuợc gọn gàngtruyền cảm nên không đi sâu vào khiếu thưởngngoạn và tâm hồn người đọc. Bù lại, vănchương của bà phong phú hình ảnh và nườmnượp cái thú tiêu khiển phong lưu tao nhã củacổ nhân.

Và hãy dùng niềmcảm thông chia sẻ để mở những cánh cửađã từng đóng chặt tâm hồn và thú thưởngngoạn của chúng ta. Có được như thế,phong vị dịu dàng của văn chương bà MộngTuyết tràn vào nội giới chúng ta như ánh nắngtươi non hoặc ánh trăng sáng mát tràn vào cănbuồng u tối.