Tiểu Thu, nhà văn nữ đi vào khu vườn kỷ niệm qua tập truyện “Tiếng hát vành khuyên”

TiểuThu là một nhà văn gốc Nam Kỳ, chuyên viếtvề kỷ niệm những ngày chị sống ở CaoLãnh, Kontum và Ngả Năm Bình Hòa (Sài Gòn). Lác đác có vàitruyện xảy ra trong khung cảnh thành phố Montréal(Gia-nã-đại). Nhưng từ  thành phốđịnh cư ấy, chị không quên viết nhữngngày hoa mộng ở trên 3 địa danh của đấtnước Việt Nam mà tôi vừa kể.

Tậptruyện ''Tiếng Hót Vành Khuyên'' là tác phẩm thứhai của nhà văn nữ Tiểu Thu, sau quyển ''Sóng Nước Tình Quê'' xuất bản vào năm 2003. Trongkhi giao cho tôi bản thảo của tác phẩm thứ haivừa đóng thành tập rất đẹp, tác giả cócho biết rằng chị đang đem in nó thành sách.Đây là công trình thập thúy tầm phương (gom góp lôngchim trã và tìm hoa thơm) của tác giả. Chị đãkết tập những truyện ngắn đăng trên vàitạp san ở Canada, đặc biệt là tam cá nguyệtsan Cỏ Thơm ở Virginia. Đây là sự đóng góptích cực vào mùa văn chương ở hải ngoạidù đang lúc suy thoái, nhưng dù sao cũng vẫn còntiềm lực như mớ than hồng âm ỉ cháydưới lớp tro mỏng.

Cũngnhư ở tác phẩm đầu tay, mạch văncủa Tiểu Thu ở quyển sau vẫn trơn tru vàthơm ngát tình quê gợi trên dòng liên tưởngngười đọc các loại hương du như dầu mù u, dầu dừa chẳng hạn, khi dùngchúng thắp đèn thì ngọn lửa sáng trắng vàtỏa hương thơm man mác. Văn phong củaTiểu Thu thao thao như nước khe ngòi ởđồng rưộng, từ gò nổng nhấp nhô tuônxuống trũng thấp, xuống ao, bàu, lung, vũng,bật tiếng reo thánh thót và trong sáng. Chị viếtvăn rất dễ dàng, rất thoải mái, trànđầy hứng khởi như cánh diều, dảiphướn, lá cờ uyển chuyển bay trong cơn giógiữa thinh không bát ngát. Chị ít khi dùng tới lốiviết miêu tả (la description) mà thường dùng lốithuyết thoại (la narration). Cũng như cụ HồBiểu Chánh hay cụ Vương Hồng Sển , chịkể chuyện tuồn tuột và ngon ơ, nhưnước trà Huế từ bình tích được rót ron rỏn  vào chén sứ mỏng tráng men bạchngọc. Lối kể chuyện của chị thậthồn nhiên, thật nhí nhảnh và duyên dáng. Nhưng tronglối kẻ chuyện ấy, biết bao hình ảnhkỷ niệm thân thương được hiện ratừng nét tượng hình tuy khái quát mà thật sắcsảo; những lời thuật sự tía lia, vo vảnhmột cách nồng mặn.

Đâylà đoạn  văn  trong truyện ngắn ''DấuẤn Cuộc Đời''; hai người bạn gáitâm sự dưới mái nhà ở thành phố Montréal, saunhiều năm xa cách. Họ nhắc lại thời trunghọc:

Trầmngâm một chút Lan chợt hỏi Thư:

--Mầy còn nhớ con Lệ Quân không? Nhà nó gần khogạo.

-- Taolạ gì. Hồi xưa nó học lớp tao. Rất thôngminh. Cặp mắt nó vừa đen vừa sáng, lóng lánhnhư hai viên ngọc.

--Tội nó lắm mầy ơi. Sau 75, tụi tao đãkhổ mà nó còn khổ hơn. Vì chồng nó sĩ quan,lương còn chưa đủ sống, sau đó bịđi cải tao, nó làm vất vả nuôi con, bữa đóibữa no. Thằng chồng nó được thảvề bèn vượt biên, hứa sẽ bảo lãnh vợcon sang sau. Ai ngờ qua được bên Mỹ, gặpmụ nặc nô cũng bỏ chồng. Hai đứahạp nhau về cái món ... ''gì'' thì mầy biết rồiđó, bèn bỏ luôn vợ con bên nhà, đang mong ngóngtừng ngày. Sau cùng con Lệ Quân rứt ruột cho con gáitheo dì vượt biên. Chẳng hiểu lên tàu làm sao, mà connhỏ rớt xuống biển hồi nào không ai hay!Thảm một cái là tới giờ, mỗi lần em nóviết thơ về, vẫn phải nói dối là con bé bìnhyên, khỏe mạnh. Không ai dám nói thật, vì nó có thểchết đi được Tôi nghiẹp, nó đâu còntrẻ trung gì để làm lại cuộc đờihả mầy. Cả đám tròm trèm nửa thế kỷhết trơn rồi!

--Ừ, ngày xưa nhìn nó lúc nào cũng cười, khoe hai cáirăng khểnh, cặp mắt có đuôi. Ai ngờđời nó thảm thương như vậy.

--Chưa đâu mầy ơi! Mầy còn nhớ con Lan Đàibên lớp tao không? Con nhỏ tóc dài tới thắt lưng,điệu rơi điệu rụng đó. Sau này lấytên Thanh, anh của nhỏ Hoàng lớp mầy. Sau 75, tên Thanhchạy tuốt qua Mỹ. Gia đình nhỏ Hoàng bịkiểm kê hết. Nghèo khủng khiếp! Mẹ nó từmột bà mệnh phụ phải gánh hàng ra chợ bán.Nhưng sau chịu không thấu, hai ông bà đềubịnh nặng. Túng cùng, con Lan Đài phải hy sinh lấycán bộ dể đem tiền nuôi bố mẹ chồng.Nghe cứ như là chuyện cổ tích mầy há?

Thưbùi ngùi:

-- Taochỉ mong đây là những chuyện không có thật.

Saunhững tiếng thở dài sườn sượtthương cho số phận không may của đám bạncòn kẹt bên quê nhà. Cả hai im lặng một lúc, chợtLan cười hi hí:

-- ConLan Đài mặt coi hiền mà một cây đó mầyơi. Tao nhớ năm đệ lục,

đứanào cũng ngố ơi là ngố ! Một bữa, giữagiờ ra chơi, bốn năm đứa vây quanh nó, dĩnhiên trong đó có tao, nó bèn lấy giọng nghiêmtrọng:  -- Tụi bây phải nhớ cho kỹ.Đừng bao giờ để cho tụi con trai hôn lên má.Biết tại sao không? -- Cả đám ngố lắcđầu, nó giơ một ngón tay lên điểmđiểm trong không khí và gằn từng tiếng cốtđể cho những lời vàng ngọc của nó đisâu vào đầu óc ngu ngơ đang chờ đợi kia:-- là vì khi được hôn lên má bên nầy, nó sẽ hôntiếp má bên kia. Rồi nó sẽ hôn xuống miệng vàlần lần xuống cổ... và sau đó (con bé dàigiọng ra)... mình sẽ không biết gì nữa..! -- Cảđám ngố nhìn nó một cách vừa khâm phục vừasợ hãi.

Thưhình dung ra cái cảnh một lũ nhóc hỉ mũi chưasạch, mặt nghệt ra vì sợ trước cáiviễn ảnh bị con trai hôn mà cười chảynước mắt. Nhứt là sự diễn tả củanhỏ Lan Đài tếu không chịu được.Chẳng bù với tụi nhỏ thời nay. Ở phòngmạch bác sĩ Quân, nhiều đứa mới 12 tuổiđầu mẹ đã phải dẫn tối xin thuốcngừa thai.

Lốimiêu tả một vận sự dưới ngòi bút chạythoăn thoắt như ngựa phi nước đạicủa Tiểu Thu chỉ gồm vài nét khái quát rồibắt chuyền qua lối miêu tả một vận sựkhác. Cũng có thể chúng ta nghĩ rằng tác giả tronglúc kể chuyện, có áp dụng một nghệ thuậttả cảnh tàng hình, nghĩa là chị không trình bàynhững nét tạo hình biểu kiến (có thểđể cho chúng ta thấy được) của bốicảnh. Nhưng trong lúc kể chuyện, chị vẫn có đủ năng lực  đưađộc giả đứng trước một khungcảnh hay một hoạt cảnh linh động, mộtvà nhân vật sống thực v.v....  Cứ nhưthế, chị có  thể lần lượt tập hợpthành một bức tranh dù đơn sơ nhưng vô cùnglinh hoạt. Đó là cách viết văn của các cây bútgốc Nam Kỳ rất hợp với tầng lớpđộc giả có khiếu thưởng ngoạn đơngiản: họ chỉ cần thưởng thức cốttruyện, chỉ muốn thả tâm tư mình trôi theotừng diễn biến cốt truyện, không cầnđi sâu vào những chi tiết miêu tả chi ly, tỉmẩn đến độ mà họ cho là rườm rà vôích. Với lối hành văn như thế này, Tiểu Thuđã có bạn đồng hành như Hải Bằng,Nguyễn Văn Ba... (nam), Phương Hoài Nam, PhượngKhánh... (nữ).

Rồivừa làm bếp, Thư vưa hồi tưởng lạithuở còn con gái, ở cái xứ Kontum xa tít mù khơi. Quãngđời đo sao mà êm đềm, vô tư lự! Aichưa ghé qua Kontum, sẽ tưởng rằng nơi đóchỉ có núi rùng trùng điệp, cùng đám ngườithiểu số (mà dân Việt thường gọi làMọi cà răng căng tai). Nhưng nếu ở qua, thìsau này, dù có đi tận chân trời góc biển nào, mộtphần trái tim cũng đã bị xứ Kontum nhỏ béđó giữ lại! Dân nơi đây là một sự phatrộn của ba miền Nam- Trung - Bắc. Phong cảnhđẹp một các thơ mộng với con song Dakbla baobọc chung quanh thành phố (có thể thật hiền hòavào mùa nắng và rất hung hãn vào mùa mưa. Những cơnlũ lụt lắm khi cuốn trôi cả nhà cửalẫn súc vật hai bên bờ) và thật hùng vĩ vớinhững núi xa xa, mau xanh lam, thuộc dãy Trường Sơntrùng điệp. Cảnh đẹp và lòng ngườihiền hòa. Cao nguyên lạnh nên con gái cũng da trắng máhồng, không thua gì các tiểu thơ xứ Hoa Anh Đào.Điểm đặc biệt nữa là Kontum cát trắng,không giống Pleiku, dù chỉ cách 50 cây số, mà đấtlại đỏ quạch. Mùa mưa rât dơ, mỗibước đi, cặp chân cứ muốn dính chặtxuống mặt đuờng. Thư theo ba mẹ lên Kontumnăm 12 tuổi, đúng lúc vào Đệ thấttrường sơ. Những ngày đầu phảidiện chiếc áo dài trắng, bước chân đi saovướng lạ lùng.

Đốivới bé Thư ngây thơ đó, các chị Đệngũ, Đệ tứ, chị nào cũng đẹpnhư tiên. Nhưng vì tinh lẻ, nên sau lớp cao nhất làĐệ tứ, phần lớn các chị... theo chồngbỏ cuộc chơi hết trơn! Chẳng là Kontum cósư đoàn 22 Bộ Binh đóng. Sĩ quan đông, nênchỉ cái e lệ gật đầu là các cô trở thành bàúy, bà tá ngay ( học nhiều làm gí cho nó mau tàn phai nhansắc! ).

Nếu đã từng đọc qua ''Sông Nước Tình Quê''rồi đọc ''Tiếng Hót Vành Khuyên'', chúng ta sẽthấy Tiểu Thu yêu thích tuốt luốt nhữngđịa danh, những xứ sở mà chị đatừng định cư như Cao Lãnh (Sa-Đéc), Kontum,Ngả Năm Bình Hòa (Sài Gòn), Montréal (Canada). Bất cứđịa danh nào mà chị cư ngụ trong mộtthời gian dù dài dù ngắn  cũng cho chị nhiềukỷ niệm thân thương, niềm lưu luyến sâuđậm huống hồ la những món trân cam giai nhụccùng thổ sản thủy sản ở những nơiđó.

TrừMontréal ra, các địa danh kia khi đi vào vănchương của Tiểu Thu mang ít nhiều bóng dángtuổi trăng lên hoa nở của chị. Trăng phìmỹ và sáng như gương chiếu  trọntấm lòng thanh thản, hoa phô sắc bừng hươngkhắp một góc nhỏ của vườnđời  của một cô nữ sinh yêu nồng nàncuộc sống. 

 

*  *  *

 

Tậptruyện  '' Tiếng Hót Vành Khuyên'' gồm 10 truyệnngắn. Xin tóm lược mỗi truyện ngắn nhưsau:

 

* ''CôNam Kỳ Đáng Yêu'':  Đây là cảnh gia đình bàquả phụ Tân thuộc hạng địa chủ. Bà có3 người con: Cậu trai lớn  lưu họcở Sài Gòn. Cô cô gái kế  tên Trang sau khi học xong lópnhứt, lại phải ở nhà lo trau giồi nữ côngphụ xảo theo truyền thống của các thiếunữ  theo lễ giáo gia phong thuở cựu trào. Còn côcon gái út tên Cúc thì còn ở quê nhà học bậc tiểuhọc. Vào dịp nghĩ Tết, Thanh rủ anh ban thânngười Bắc  tên Huy xuống quê mình ăn Tếtvới gia đình mình. Tại đây, Huy và Trang phải lòngnhau. Dù ngôn ngữ bất đồng, dù có thành kiếnlệch lạc, nhưng cả hai vẫn yêu nhau và điđến cuộc hôn nhân hạnh phúc. Kết cuộc câuchyện đẹp như chuyện cổ tích ĐôngPhương lẫn Tây phương hay như chuyện thiênphương dạ đàm của xứ Ba Tư. Ởđây, tác giả làm sống lại cái Tết cổtruyền trên dải đất Nam Kỳ Lục Tỉnh:

Nhữngngày sau đó Thanh, Huy dọn dẹp nhà cửa đónTết. Trước sân nhà ông nội có cây lão mai. Năm nàoThanh cũng xin một cành cắm vào cái độc bình darạn có vẽ bát tiên màu xanh, đặt bên  cạnhbàn thờ ông Tân. Chiéc lư đồng đượcđánh bóng ngời. Mâm ngũ quả chưng trái cây tuơihực hỡ. Trang o bế nồi thị kho nướcdừa với trứng, cá lóc thiệt ngon để ba ngàyTết ăn với bánh tét. Vui nhứt là chiều bamươi, cả nhà thức canh nồi bánh. Bánh tét nấutrong chảo đụn. Hai người mới khiêngnổi cái chảo đặt trên ba ông đầu rau ngoàisau hè. Phải canh chừng cẩn thận vì đôi khi bánhkhông cánh mà bay đi mất tăm, chủ nhà chỉ cónước đứng chửi đổng cho đỡ tức!Bốn người ngồi chung quanh nồi bánh. Củi khônổ tí tách, thỉnh thoảng văng tàn đỏ nhưpháo bông. Thanh và Huy thay nhau kể chuyện vui khiến Trangvà nhỏ Cúc cười lăn chiêng, quên cả buồnngủ. Tới giao thừa thì bánh vừa chín. Bà Tân cúng giaothừa đón năm mới, rồi mọi ngườiđi ngủ.

Sáng hômsau khỏi cần kêu réo, ai cũng tự độngdậy thiệt sớm để sửa soạn. Hai tênđực rựa chỉ diện quần tây, áo sơ-mi làxong. Thanh pha hai ly cà phê rồi ngồi nhâm nhi với Huy trongkhi chờ đợi phái nữ làm đẹp. Bà Tân coicũng khá mặn mà trong chiếc áo dài gấm màu huyếtdụ, nổi bông mai lan cúc trúc vàng ánh. Cổ đeochuỗi hột vàng, bông tai vàng. Chiếc cà rá hột xoànchiếu lấp lánh nơi ngón áp út Mái tóc muối tiêubới như thường ngày, chỉ có giắt thêm câytrâm vàng tám cẩn hột trai óng ánh. Nhỏ Cúc từ trongphòng chạy ào ra như cơn lốc:

-- Anhhai, anh Huy coi em đẹp không nè?

Thanhchọc em:

--Nhỏ nầy miệng còn hôi sữa... bò mà đãđiệu quá trời!

Cúc chumỏ:

-- Xí emmà còn hôi sữa hả? Cho anh hay trong lớp em...

Huylật đật chen vô:

-- AnhThanh trêu bé thoi. Bảo đảm bé Cúc của anh xinh nhát.Chiếc áo đầm

thêu hoacúc tuyệt quá. Trông bé xinh như cô Công Chúa BạchTuyết.

Cúcngơ ngác:

-- Công Chúa Bạch Tuyết là ai vậy anh Huy?

-- Là côCông Chúa trong chuyện cổ tích. Thôi, để lần sauanh sẽ mang về tặng Cúc quyển ''Bạch Tuyếtvà Bảy Chú Lùn''.

Đangnói chợt Huy ngưng ngang, mắt nhìn sững về phíabuồng của hai cô gái. Trang từ trong đó bướcra. Huy nhắm mắt lại rồi mở to ra tựnhủ có thể nào là cô Trang của những ngàytrước đây??? Cô nàng thấy Huy nhìn mình đămđăm thì mắc cở hai má đỏ hồng. Thanhquay qua thấy mặt Huy thộn ra coi thiệt tứccười, bèn đưa bàn tay quơ qua quơ lạitrước mặt bạn, miệng hô lên:

--Bớ ba hồn chín vía thằng Huy. Có lạc ở đâuthì về cho mau.

Trangmắc cở:

-- Anhhai. Bộ hổng chọc người khác anh ăn mấtngon hả?

Huyđập vai ban:

-- Thôimày. Bữa nay mồng một, cấm chọc giậnngười khác.

Thanh làmbộ ngó trời ngó đất:

--Thiệt la quá, đâu có mưa gió gì mà sao có ngườibị sét đánh trúng vậy kìa? Phải không Huy?

Huycười đáp lững lờ:

--Ừ,  thì cũng có chút chút!...

Từtrước tới giờ, Thanh vẫn coi hai cô em cònnhỏ dại lắm. Bữa nay thấy thằng bạnthân bị em mình hớp hồn, Thanh mới để ý dòmkỹ và bỗng cảm thấy lần đầu chàngmới thật sự nhìn thấy em. Cái áo nhung màu hồngđào tôn làn da trắng mịn của Trang đẹp lênbội phân. Cặp lông mày nhổ khéo khiến đôimắt đen huyền như to hơn. Nàng đánh phớtmột lớp phấn hồng lên má và đôi môi cũngđược tô lớp son hồng lợt. Cổ chỉđeo cây kiềng vàng trơn. Tai đeo đôi bông hộtxoàn nhỏ nhưng chiếu lấp lánh. Ngón tay giữađeo chiéc cà rá nhận hột trai thật đơnsơ. Tóc chải kiểu tango phồng trước trán vàmái tóc bữa nay được kẹp bằng chiếcnơ cùng màu áo. Ử, con nhỏ coi cũng đẹp quá,hèn chi...

 

*''Tiếng Hót Vành Khuyên'': Đây là hồi ức của côMai, sau khi nghe bài  hát ''Trường Làng Tôi'' trong buổi tối văn nghệ trường Chu Văn An.

Khi cònthơ ấu, cô bé Mai học ở các trường tạilàng Tân An thuộc quận Cao Lãnh. Trường gồm hailớp chót do thầy Tánh  đảm nhiệm. Muốn đi đến truờng phải trẩy đòngang do người cha nuôi của Mai đưa đò. Sauđó là ngôi trường chỉ có lớp năm do chúhọ của Mai tên Thuận dạy. Chú vừa dạyhọc vừa hành nghề xem mạch hốt thuốc.Năm sau, Mai không rõ vì nguyên nhân gì mà chú Thuận dẹptrường. Nguời chú họ khác tên Sáu Lân mởtrường gồm ba lớp. Trường có  cô giáoBích và cô giáo Liêu. Cô Bích và ông hiệu trưởng Sáu Lânphải lòng nhau. Nhưng cha mẹ chú bắt chú cướicô gái nhà giàu tên Thu làm vợ. Chú đành chiều theo chamẹ, nhưng vẫn còn thậm thụt dan díu với côBích. Bà vợ nổi ghen đánh ghen một trận, cô Bíchphải xin đổi đi tỉnh khác.

Khi Mailên lớp nhì, phải theo mẹ qua Phong Mỹ đểtiếp tục việc học. Trường có bốnlớp năm, ba, tư, nhì. Thầy Hiệu trưởngLương người Bắc tốt nghiệptrường Sư Phạm, khi đổi về PhongMỹ có mẹ theo. Bà cụ nhứt địnhcưới cô Bạch thùy mị đoan trang cho con trai mình.Nhưng thầy đang tự tình với chị Kim Sa cùngngồi lớp nhì với Mai. Đám cưới vừatổ chức thì gia đình Kim Sa thưa với HộiĐồng Xã là thầy Lương dụ dỗ chịKim Sa tơi nỗi chị mang bầu. Thầy bằng lòngbãi hôn với chị Bạch và chịu cưới Kim Sa,chịu trách nhiệm là tác giả cái bầu... giữatiếng khóc bù lu bù loa của bà mẹ. Thì ra thầy âmmưu với Kim Sa tạo ra cái bầu chỉ ở cáimiệng gia đình của Kim Sa mà không hề có cái thainằm trong cái bầu. Và chẳng hiểu cả hai có làmcái vụ tiền dâm hậu thú hay không? Thế là bà cụđành cưới chị Kim Sa cho con trai mình.

    Truyện ngắn này được diễn tả bằnglời thuật véo von, nêm thêm mắm muối, rắc thêmtiêu tỏi hành ớt, đủ cả... Tác giả khôngquên kể luôn thằng bạn trong lớp ve vãn Mai, ngoài cáchvẽ hình hoa lá rất đẹp mà còn ngó lén cô bé nũa.Văy Mai là ai? Hỏi tức là trả lời rồi. Vì cóai ngoài cô bé tiền thân của nữ sĩ Tiểu Thuchớ ai trồng khoai đất nầy?

 

*''Thằng Luợm'': Đây là đứa con nuôi củavợ chông Sáu Hiến. Vợ thì thương yêu nó bằngtám lòng ngưòi mẹ, còn chồng thì chẳng đốixử khắc bạc gì với nó, phiền một nỗimỗi khi say rượu ưa về nhà đánhchưởi vợ con. Chú Sáu không có việc làm nên ngày ngàyđặt trúm, nôm cá để kiếm ăn. Còn thím Sáu giúpviệc cho ông bà Hội Đồng Vị. Bạn thơấu  của Lượm là con Hiếu. Cha củaHiếu nuôi rẻ con trâu của Hương Quản Cư.Trâu chết, cha của Hiếu không có tiền bồithường, phải ngồi tù. Mẹ Hiêu bắt conchị lớn của Hiếu ở đợ dểlấy tiền độ nhật Đã vậy mụ sanhtâm ngoại tình với chú Tư Lầu. Biết Hiếunghèo khổ, bữa đói bữa no, Lượm tìm cách giúpđỡ con Hiếu bằng cách san sẻ miếng ăncho Hiếu.

Tìnhcờ trong lúc gây gổ với thằng bạn cùng lớp,Lượm bị nó chửi là con hoang Về nhàLượm hỏi mẹ. Thím Sáu xác nhận vì không con nên bàxin đúa con trai người bạn của anh mình trên NamVang để nuôi lấy hên, để mai sau mình sẽđược chửa ghén sanh nở. Thằng con nuôiđó chính là Lượm vậy.    

Nhà ôngbà Hội Đồng Vị có cô con gái tên Tố Oanh cùngchồng con từ Sài gòn về chơi, lại còn rủthêm bà bạn tên Ái Loan. Lượm đượcđề cử lau chùi bàn ghế để đón khách vànhứt là bậu bạn với con gái bà Ái Loan tên CúcPhương lên mười cùng hai con cô Tố Oanh là con béTố Ái lên tám  và  thằng bé Linh lên mười.Lượm bày đủ trò chơi cho 3 đùa trẻ nênđược chúng nó mén. Riêng bà Ái Loan cũng cảmthấy mình quyến luyến thương yêu thằngLươm mà không hiể tại sao? Một hôm nọ vì muônhái bông sen cho Tố Ái, Lượm ngã xuống ao sen, mìnhmẩy ướt mem. Bà Ái Loan cổi áo nó, lau mình mẫycho nó, khám phá cái bớt son trên ngực nó. Bà sực nhớthuở xưa mình là người đẹp tỉnh BìnhDương  đã từng yêu một thanh niên tênSơn;  cả hai dan díu nhau, cô thiếu nữ Ái Loan kiacó bầu. Cha mẹ nàng bảo bà vú đưa nàng lên ĐàLat sanh nở rồi đem con trai tư sinh kia  chomột cặp vợ chồng ở tận Nam Vang vàbắt buộc nàng phải lấy Thuần, bạn củaHưng (anh của nàng) vì cha mẹ Thuần và cha mẹ ÁiLoan đã đính hôn cho hai trẻ.

Vụcưỡng hôn chỉ tạo tấm thảm kịchđồng sàng dị mộng cho Ái Loan. Ròi sau đó Ái Loanmang bầu, Thuần khám phá ra vợ mình đã có con vớingười khác trước khi kết hôn với mình.Đứa con trong bụng nàng không phải là con đầulòng của nàng, mà là thứ con rạ. Ái Loan sanh cho Thuầnđứa con gái đặt tên Cúc Phương.  Cảhai cứ gay cấn lục đục với nhau điđến chỗ ly dị khi Sơn cùng dạy chungtrường trung học với Hưng và tìm cách thăm ÁiLoan với tư cách người bạn. Thuần ghentưông dằn thúc nàng nên nàng xin ly dị, sống quãngđời cô đơn với con gái.

Thấyđược bớt son trên ngực Lượm, bà Ái Loanliền về Sài Gòn hỏi bà vú của mình về việccha mẹ mình đem con mình cho người khác ở nơithật xa. Bà vú khai thiệt mọi sự. Á i Loan tìmgặp lại Lượm. Tác giả Tiểu Thu đã thaythế Ngọc Hoàng Thượng Đề  giũsổ một cuộc hôn nhân cưỡng ép và làm cho mẫutử được trùng phùng. Chưa hết đâu, tronglúc Lượm đi ra đám bắp, chị thay NgọcHoàng bày cho nó gặp một cảnh đánh đô vậtạch đụi giữa chú Tư Lầu và má conLượm trong ruộng bắp. Eo ơi, chị có baogiờ để cặp mắt nghịch ngợm củachị thoát khỏi chuyên lạ lùng đối vớitrẻ nít nhưng rất... hấp dẫn đốivới người lớn đâu?

...Ăn cơm  trưa xong, thằng Luợm theo lờidan của má nó, đi ra ruộng bắp của chú TưLầu mua một chục. Nó băng qua lộ mới thìtới ruộng bắp xanh rờn. Những trái bắp notròn nằm xiên xiên trên những cái lá dài, uốn éo, phấtpho theo chiều gió. Lượm tới cái chòi lá nhưngkhông thấy chú Tư Lầu đâu cả. Nó nghĩchắc chú đang hái bắp đâu đây, nên cứvạch lá đi theo luống dất giữa hai hàng câythẳng tắp. Đang đi bỗng nghe có tiếng gì làlạ nên nó dừng lại ngó dáo dác. Hình như có tiếngrên rỉ đâu đây. Lượm vảnh lỗ tai lênnghe, rồi lần lần theo tiếng rên đi tới.Bỗng nó sựng lại vì cách chừng đó hai ba luốngbắp, thấp thoáng sau những cây bắp sai oằn trái,rõ ràng là chú Tư Làu và má con Hiếu đang... dánh nhau! Hình như tiếng rên đau đớn là của má con Hiếu.Thằng Lượm hoảng hốt thối lui ra khỏiruộng bắp, chạy một mạch về kiếm conHiếu. Con nhỏ đang ngồi truớc hàng ba nhìn vơvẩn ra đường, mặt lộ vẻ buồnthiu. Thằng Lượm vừa kéo tay con nhỏ vừalắp bắp:

-- Theotao lẹ lên. Má mầy với chú Tư Làu đang vạtlộn ngoài đám bắp.

 

* '' MìnhƠi!''. Đây là hai câu chuyện hôn  nhân của mộtngười đẹp tên

Thanh Mâyở Đốc Vàng. Cô là con của bà Hương Hào Bá,chủ nhân tiệm bán hàng vải khá giàu. Qua cô bạnNgọc Châu, cô được quen với  cậu ÚtNhơn, con ông bà Hội Đồng Đáng ở Long Xuyênnổi tiếng giàu có danh giá. Cậu tìm cách ve vãn Thanh Mây vàkỳ kèo với mẹ để cưới Thanh Mây cho bằngđưọc. Bà Hội Đồng Đáng cũngchiều con nên đi dạm hỏi Thanh Mây cho con. Nhưngbà Hội Đồng Đáng tỏ lời chê bai với mácủa Ngọc Châu rằng bên bà Hương Hào Thi không mônđăng hộ đối với gia đình mình. Lờichê đó lọt vào tai cô Kim Anh, cô nầy từ lâu vốnthèm thuồng được làm vợ cậu Út Nhơn. KimAnh tìm cách thuật lại lời miệt thị của bàHội Đồng cho Thanh Mây nghe. Vì tự ái và cũng vìchưa yêu Út Nhơn sâu đậm nên Thanh Mây buộc mẹhồi hôn. Sau đó ít lâu,  qua trò mai mối củangười bác dâu, Thanh Mây được bà CảTrọng dắt con trai là cậu Tư Tân đến nhà bàHương Hào Bá để coi mắt Thanh Mây cho cậuTư. Cậu Tư nầy quá đẹp trai gặpmột cô nàng Thanh Mây yêu kiều diễm lệ thì dĩnhiên hai bên gây cú sét nổ rầm rĩ cho nhau. Thế làcuộc hôn nhân thành tựu tốt đẹp.

Nhưngkhi về nhà bà Cả Trọng làm dâu, Thanh Mây mải mê loviệc quán xuyến tề gia nội trợ mà thiếumặn nồng với chồng. Cậu Tư Tân ngoạitình với cô Kim Phụng. Cô này là con người táđiền của ông Cả Trọng. Mợ Tư Tânđược cô em chồng thóc mách nên tìm cách bắtquả tang chồng mình tổ chức làm đám...cưới lén lút với Kim Phụng mà lễ cướichỉ có chú rể và cô dâu. Mợ toan làm dữ thì ôngchồng lẹ tay xớt vợ lên xe đạp đưavợ về nhà để năn nỉ xin vợ thatội.

Thấyvợ chịu mở miệng, cậu Tư mừng húm,đi bằng hai đầu gối, sấn tới:

-- Thôi,thôi mình tha thứ cho anh nghen mình. Anh thề mà. Cô Phụngthì

cũnglà chơi qua đường. Anh chỉ thươngmột mình thôi. Anh nói láo Bà bắn.

MợTư trề moi, xí một tiếng dài thòn đượmmùi khinh bỉ:

--Thiệt tình, Tiết Đinh San cầu Phàn Lê Huê hồixưa chắc cũng còn thua

anh xa.Bữa nay rán mà suy nghĩ lại đi. Hồi nào tớigiờ anh hứa, anh thề có bao nhiêu lần, mà có lầnnào anh giữ lời được hay không?

Mợcàng nói càng tức tưởi. Cậu Tư vẫn cònquỳ, thấy vợ nói vậy thì lật đật ômgiò của mợ đang thòng dưối đất:

-- Khôngkhông, lần nầy anh nói thiệt. Anh thề độccho mình tin.

-- Thôiđi. Độc tới cỡ nào tui cũng đã ngheđầy hai lỗ tai rồi. Nếu lần nầy anhthành tâm thì rán quỳ đó cho tới sáng.Tui mệt lắmrồi. Bây giờ để yên cho tui ngủ.

Mợnói xong thì nhẹ hất cặp giò để rút khỏivòng tay ông chồng đang ôm cứng ngắt. Không ngờcậu cũng quyết bám trụ tới cùng, không chịubuông ra. Hai bên giằn co níu kéo một hồi, cái quầnlãnh Mỹ A  lưng thun láng mướt chống cựkhông nổi... Cậu thừa thắng xông lên , vì biếtđây là cơ hội cuối cùng có thể làm xiêu lòng bàvợ đang giận cậu tái tê! Con bé Thanh My rađời chín tháng mười ngày sau đó.

Vẫnlà một đề tài cũ của các cây bút viếttruyện đồng quê, vẫn là cách diễn tảnghịch ngợm với giọng điệu líu lo trong bútpháp của tác giả, nhưng cái hấp dẫn của câu truyệnnhư lúc nào cũng mới đối với kẻ thahương ôm nặng tình cố hương thuở còn bánkhai với tập tục cổ truyền và với thứtình cảm  đơn giản  mà lạiđượm đà niềm thiêt tha của dân tộc.

 

*''Thoáng Hương Xưa'': Cùng với ''DấuẤn Cuộc Đời'', truyện ngắn này

làđề tài sâu sắc nhất trong tập truyện.Truyện đầu như sau: cô Kim, thư ký của Bácsĩ Thanh. Trong cuộc du ngoạn ngắn, cô  đingang qua ngôi nhà đóng cửa kín mít của cặp vợchồng bổn xứ  là Jacques và Marie Trudeau. Họđã lần lượt qua đời cách đây ba tháng.Cả hai cứ cãi vả hà rầm suốt trên 60 nămchung sống. Thế mà sau khi chôn cất chồng xong , bàMarie nhứt định không ăn uống đểtừ từ theo chồng về bên kia thế giới.

Trởvề phòng mạch, Kim gặp người da đen tênValentin làm việc ở Caisse Populaire đến xin khámbịnh nhức đầu vì theo lời hắn, dù làmviệc siêng năng, nhưng tại sao hắn vẫnbị mấy cô bạn đồng nghiệp da trắng chêhắn ta lười biếng. Hắn nhứt đầuvì lời chê bất công ấy đã đành mà cũng cóthể hắn nhức đầu vì tại sao ngườida trắng khinh thường người da đen.

Ngườiđến thứ hai là ông già Phan. Ông cho Kim biết vợchồng ông về viếng tỉnh Châu Đốc, nổitiếng có nhiều mắm ngon nhất Việt Nam. Bàvợ mê ăn đủ thứ mắm nên bịđứt mạch máu chết đi để ông ởlại cô đơn.

Rồitên Jacques Gagné vốn là dân Canadien 100 % và cũng vốn làthứ ký sinh trùng ăn bám xã hội. Thân thể, tóc taihắn bẩn thỉu; mùi hôi nồng nặc tỏa ra tùmlum tà la. Hắn đến xin thuốc ngủ vì  từngày chí tối, hắn chỉ coi Tivi và uống bia lu bù.

Đanglúi húi xếp hồ sơ thì Kim nghe cô bạn Mai báo tin giađình vợ chồng cô Nga tan nát vì bà mẹ chồng óđâm dèm pha để  gây xào xáo cho vợ chồng contrai mình. Cho nên từ chỗ cãi vả đi đếnchỗ thằng con điên tiết đánh đậpvợ thừa chết thiếu sống. Nga phải nhờcảnh sát can thiệp và được cùng đứa contạm trú nơi cơ quan bảo vệ phụ nữ. Cònông chồng bị đưa vào bịnh viện tâm thần. Ác nghiệt cho hoàn cảnh hơn nữa là Ngađang mang bầu được 3 tháng.

Vềnhững tấm thảm kịch gia đình kiều bào, Kimnhớ lại một ông già nọ được conbảo lãnh qua Canada. Ông vui sống với công việc làmvườn. Dè đâu một ngày nọ ông bị cảnhsát hỏi tội vì ông đái bậy trên sở vườncủa mình nên bị người hàng xóm thưa với cácđấng ''bạn dân'' rằng ông cốt ý ''khoecủa''. Ông già tức giận đòi về Việt Namđể được tự do ''tưới cây'',chẳng sợ ai làm mỏng làm dầy, làm khó làm dễ...

Ngườikhách sau cùng là cô nữ quái bụi đời vốn dânbản xứ đến xin thuốc ngủ lẫnthuốc an thần vì thằng bồ của ả đánhcướp nhà băng bị tù nên thần kinh ả căngthẳng.

Cuốitruyện là Kim bắt gặp mùi nước hoa ởđâu thoảng đến. Kim nhớ đến cô bạnchí thân ngày xưa tên Lệ Hồng. Cô ta chỉ thíchnước hoa hiệu Tabu, không chịu thay dổi thứnào khác. Kim nhớ luôn bao kỷ niệm giữa Kim và cô tatrên đất nước quê hương trong tuổi thanhxuân lãng man mộng mơ.

 

*''DấuẤn Cuộc Đời:' Trong truyện ngắn này, tácgiả Tiểu Thu dựng hai cảnh chị em thỏthẻ trong đêm dưới mái nhà của cô Thưtại thành phố Motréal (Gia-nã-đại). Lầnđầu, Thư và Lan đôi bạn cũ họctrường sơ ổ Kontum sau nhiều năm xa cáchđược dịp hàn huyên trong chuyến Lan đếnMontréal viếng Thư. Lan kể hoàn cảnh bi đátcủa hai cô ban chung là Lệ Quân và Lan Đài. Xin xem lạiđoạn kể  được bút giả trích ra ởphần đầu bài viết này. Trong đêm tâm sựđó Thư có nhắc tới Kim Ánh, cô bạn chung thứba vốn là đầm lai xinh đẹp. Trướcđó,  Kim Ánh có phone từ Mỹ cho Thư có hẹn quaMotréal thăm Thư.  Ít lâu sau đó, cũng lại cómàn chị em thỏ thẻ đêm thanh vắng. Kim Ánh kểlại cuộc đời ba chìm bảy nổi chín cái lênhđênh của mình cho bạn nghe. Truyện kể nhưsau: Kim Anh nghe lời đường mật và tintưởng cái xảo kế điêu mưu của Minhđể gặp cảnh chồng chúa vợ tôi, gặp bàmẹ chồng lựu đạn nên cực nhụctrăm bề. Khi Cộng Sản xâm lăng miền Nam, Minhđi học tập. Bà mẹ chồng sợ con dâu lai Âucủa mình sẽ gây cho bọn Cộng Sản làm khó dễmỉnh nên đuổi 8 mẹ con Kim Ánh ra khỏi nhà. Sauthời gian điêu đứng, Kim Ánh gặp quớinhơn giúp đỡ buôn bán thuốc Tây nên sống khávững. Cô gặp được anh chàng quân tử tênPhương giúp cho hai đứa con trai đầu củacô vượt biên bằng đuờng bộ. Còn haiđứa con kế trong chuyến 6 mẹ con vượtbiên bằng đường biển thất bại, bịmất tích. Sau đó, Kim Ánh được Hội HồngThập Tự cho biết hai đứa con mất tích kiađã được một gia đình bên Mỹ bảolãnh. Lần vượt biên thứ ba, Kim Ánh lại bịthất bại, bị tù, nhưng nhờ chàng quân tử tênPhương kia tim cách giúp cô được phóng thíchđể cùng nhau trở thành vợ chồng và cùngvượt cbiên trót lọt qua Mỹ. Sau thời gianlận đận trong cuộc mưu sinh tại xứngười, nhờ nghề bán fastfood với các món ănViệt Nam mà Kim Ánh trở nên giàu có dể nuôi 10 đứacon (8 đứa con em, 1 đứa con anh và 1 đứa concủa chúng ta).

Baogiờ cũng vậy, Tiểu Thu không bao giờ ly khailối viêt tếu đậm tếu lợt. Xen giữatừng đoạn kể lể từng tấm thảmkịch kinh hoàng trong cuộc đời, hễđược dịp tốt là chị xỉa vài câu tràolộng, vài cụm tu hoặc vài ngữ pháp nghịchngợm, ranh mãnh ranh mương. Cho nên những kẻ nào''lỡ'' đọc văn chương của chị, bútgiả bảo đảm chẳng có ai có thể ngủgục trên trang sách cả. Đó là cái triết lý vuisống luôn luôn tươi rói của chị: Dù đờicó ra sao thì  hãy cứ vui lên, vui được lúc nào haylúc ấy, dù vui một ngày, dù vui một giờ, ''dẫumột phần ba phút, góc tư giẫy'' (nói theo NguyễnBính) đi nữa.

 

*''Dưới Cội Sung Già'':Truyện gồm hai thế hệ: đời bố mẹvà đời con. Số

làHậu và Lãng là đôi bạn thân; cả hai cùng đeođuổi Cẩm Vân. Rốt cuộc, Hậu chiếmđược trái tim người đẹp vàcưới Cẩm Vân làm vợ. Lãng đau khổ,cưới Mai làm vợ nhưng không yêu vợ. Cẩm Vânsanh cho Hậu một trai, đặt cho nó cái tên Tú . Còn Maisanh cho Lãng một trai tên Đức và một gái tên LiễuNhu. Nhưng khi sanh đứa thứ ba xong, Mai chết tronglúc Lãng ở sòng bạc. Chàng quyết tâm báo thù Hậu,dụ dỗ Hậu bài bạc. Cẩm Vân tìm Lãng nănnỉ Lãng đừng đưa chồng mình  ngã vàobức tường thứ ba trong tứ đổtường (tửu, sắc, tài phiến). Nhưng vốnđa lập tâm báo thù thì Lãng vẫn tiếp trụcđẩy bạn vào con đường cùng của thúđỏ đen. Rốt cuộc, vì tiêu tan sự nghiệpvà thiếu nợ như chúa Chổm, Hậu tự tử.Cẩm Vân kìa khỏi tỉnh nhà, sau khi thống trách Lãngdữ dội. Ngôi nhà của Hậu bỏ hoang,người trong xóm đồn rằng đêm đêm có vonglinh Hậu hiện về.Vài năm sau,  Cẩm Vân táigiá với một phú thương Hoa Kiều ở Nam Vang,nuôi con trai là Tú ăn học thành tài.

Tútrở về sửa sang căn nhà của thân phụ,nhưng giấu người lối xóm tên thật củamình. Chàng xưng là Hoàng, tìm cách quen biết Liễu Nhu, congái của Lãng và Mai. hiện giờ cô thiếu nữ ôn nhuxinh đẹp kia đang ở chung với bà nội vàngười vú. Vtrong khi quyết chiếm đoạt tráitim của nàng. Tú nhận thấy Liễu Nhu là một côthiếu nữ hiền hậu, giàu lòng nhân từ,thường giúp đỡ dân nghèo trong xóm. Lúc đó chàngmới thú thật mình là Tú rắp tâm về Sa Đécđể quyến rũ nàng  ô danh xú tiết bằngcách đưa nàng vào cảnh mang hoang thai để báo thùkẻ làm hại cho chàng tự tử, cua nhà chàng tan nát.Chàng còn cho Liễu Nhu biết rằng sau khi suy đinghĩ lại, việc báo thù rửa hận chỉ gây thêmcái ác nghiệp oan oan tương báo mà thôi; huống hồchàng chân thành yêu nàng bằng cả con tim nguyên vẹn. Vảlại, Tú cũng đuọc biết ông Lãng cũng đãtừng tỏ lời hối hận với bà Cẩm Vântrước khi bà bồng con đi xa. Tú xin cướiLiễu Nhu làm vợ và được nàng nhận lời.

Cốttruyện hơi giống các cuốn phim tình cảm xãhội Ý-đại-lợi đã từng đưa têntuổi các diễn viên Ý và diễn viên Âu Châu,Mễ-tây-cơ lên đài vinh quang như Marta Toren, Maria Félix,Yvonne Sanson, Yvonne Furneaux, Nadia Gray, Anna Maria Ferrrero, Gianna MariaCanale, Lucia Bose, Eleonora Drossi Drago, Eva Bartok, Rossana Podesta,Silvanna Pampanini, Antonella Lualdi... (nữ), Amédéo Nazzari, EttoreManni, Jacques Sernas, Franco Interlenghi, Tomas Milan,  Pierre Crossoy,Vittorio Gasmann, Pedro Armendariz  (nam)... Nhưng ở đây,tác giả tiết kiệm súng đạn, gươm giáo,máu me và ác mộng hơn. Nhờ cái kết cuộc chói chanmàu hồng hạnh phúc nên các độc giả bà giàtrầu têm cho mình một miếng trầu ngon, cácđộc giả ông già ống vối nhồi thêmthuốc lá Gò Vấp vào tẩu thuốc, các ngườitrẻ tuổi trổi giọng du dương ; họvừa hút thuốc hoặc ăn trầu, ca hát vừahả hê thưởng thức cái  hậu tốt lànhcủa truyện kể dưới ngòi bút của nhà vănnữ đất Cao Lãnh này.

 

*''Đời Còn Có Nhau'': Đây là tình sử của cậuÚt Hào, con ông Hội Đồng

Phú,tốt nghiệp trường Đại HọcDược Khoa về quê vinh quy bái tổ. Cha mẹ cậuđã chọn cô Thu Thảo dung nhan sắc sảo, con gái bácsĩ Đương cho con mình cưới làm vợ.Nhưng khi về quê nhà, cậu nhận thấy Lụa, congái mụ tớ Hai Nhiên trổ mã mỹ miều , đâm rathèm khát cô ta nên tìm cách quyến rũ cô ta, chiếmđoạt tấm băng trinh cô ta. Sau đó, cậu cướiThu Thảo. Hai vợ chồng chẳng những mônđăng hộ đối, lại còn đẹp đôinên cả hai mê man tàng tịch với nhau. Lụa sau lầnân ái với cậu Út Hào lỡ mang  thai. Ông bà HộiĐồng cho mẹ con thím Hai Nhiên một số tiềnbảo họ bỏ đi cho thật xa.

Ai dètrong chuyến đi ra Vũng Tàu hứng mát, cậu Út Hàobị tai nạn xe  hơi, rồi bị chứngbất lực sinh lý. Từ đó vợ chồng cậusống trong cảnh đồng sàng dị mộng. ThuThảo thường vắng nhà để lui tớivới người ban trai cũ. Bà Hội Đồng Phúbuồn rầu lo sợ con mình bị tuyệt tự vàhối hận đã đuổi Lụa ra đi nên giađình bà bị Trời trả báo. Về phần Lụa,nàng đã yêu Hào khi vừa mới lớn. Tuy bị Hàođánh trống bỏ dùi nhưng nàng tự hứa sẽở độc thân  suốt đời để nuôicon nên người. Không được làm vợ Hào,nhưng có một đứa con với Hào là nàng đủmãn nguyện rồi. Lụa sanh một đứa con traiđặt tên là Hiệp. Ai ngờ má con của thím Hai Nhiênăn nên làm ra, có cơ ngơi vững chắc, tuy không giàucó gì. Tình cờ, Hào gặp Lụa, hiện làm chủsạp vải ở ngoài chợ Bến Thành. Cuộc táingộ dần dà đi đến chỗ thông cảm nhau,mọi sần sưọng gút mắc tan rã. Nhưng Hàonghĩ mình bất túc sinh lý nên không dám đòi hỏi gìở Lụa, chỉ mong được nhìn nhậnHiệp là con chính thức của mình. Nhưng Lụa gieocho chàng một hy vọng rằng nàng sẽ đưa chàngtới ông danh y giỏi khoa cham cứu để giúp chànglấy lại một thể chất bình thường. Câuchuyện chấm dứt ở đây.

Ởtruyện ngắn này, Tiểu Thu đề cao tấm làm caođẹp của mẹ con thím Hai Nhiên. Chị khôngđả kích  hay buộc tội Thu Thảo. Hàodưới ngòi bút chị là kẻ không luyện đạtnhân tình thế thái. Khi du học ra ngoại quốc, chàngđã làm tình với Mylène, em gái của bạn chàng, sốngcuộc đời tình dục phóng khoáng, không yêu nhau nữalà anh đi đường anh, tôi đuờng tôi. VớiLụa, chàng chơi hoa cho biết mùi hoa, rồi bỏmặc nàng gánh vác hệ lụy mà chàng quên rằng ởxứ ta, người đàn bà sa ngã khó làm lại cuộcđời. Vậy mà Lụa can đảm gánh vác cái tình yêuđơn phương của mình, không oán trách Hào. Còn thímHai Nhiên bị tên hào phú cưỡng bức mới sinh raLụa, cũng không oán trời trách đất. Gặpđược chú Hai Nhiên cưới làm vợ rồi ítlâu lại gặp cảnh góa bụa, thím nhận nuôithằng Cầm, đứa con riêng của chồng, coi nónhư con ruột. Và dù bị bà Hội Đồng chomột ít tiền rồi đuổi đi, thím cũng khôngoán trách bà vì thím chỉ nghĩ lúc thím chửa hoangđẻ lạnh, bà đã ra tay cứu giúp thím.

Đànbà Việt Nam dưới ngòi bút của Tiểu Thu trộihơn đàn ông Việt Nam nhiều.       

 

*''Hạnh Phúc Nơi Nào?'': Đây là cuộcđời của Hoa, một thiếu nữ bạcphuớc, đa truân đa  khổ lụy. Sớm mô côimẹ phải ở với cậu ruột, bị mợ dâungược đãi. Sau đó, đuợc bà Năm, mộtnghiệp chủ giúp đỡ cưu mang nên khi lớn lên,từ con Xíu ốm o lu lít trở thành một cô Hoa xinhđẹp. Rồi cô yêu một tên

Chệtlai đẹp trai tên Hiếu, bị bà mẹ y ta chửimắng bêu xấu nên cả hai phải chia tay. Cô yêu hắnchân thành sâu đậm, còn hắn yêu cô hòi hợt. Sau đócô yêu tên Hưng, cũng bảnh trai, cũng hời hợt.Khi cô mang thai, hắn toan bỏ mặc cô với cái bào thai,nhưng nhờ bà Năm can thiệp, hắn phảicuới cô, rồi lén lút đi đêm với một  côchiêu đãi viên ở quán Chiều Tím. Sự tan vỡ khôngsao tránh khỏi. Bà Năm giúp Hoa mở cái sạp bán cơmngoài góc chợ. Rồi cô lại yêu một tên trung sĩtừ Nha Trang đổi vào. Hắn có vợ nhưngbảo rằng vợ chết. Cả hai ăn ở nhaurất hạnh phúc. Rồi mụ vợ hay đuợcđến phá tan nát ổ uyên ương. Văy là mốitình thứ ba kết liễu một cách tứctưởi. Trong số thực khách ăn cơm ởsạp có chàng đạp xích-lô tên Minh thì rrái lại yêu Hoachân thành. Cảm tình của hai nhen nhúm dần dà mớitượng hình thành tình yêu. Cả hai toan đi tới hônnhân. Nhưng Minh gặp tai nạn xe cộ : một chiếc quân xa đụng chiếc xích lô của Minh. Đầu Minh bị đập vào chân cột đèn. Tácgiả buông lửng ở ây, không cho biết Minh sốngchết ra sao.

 Đâylà một truyện ngắn duy nhất có cái kết cụcbi thảm trong tập truyện ''Tiếng Hót Vành Khuyên''.Hoa, cô gái luôn đi tìm kiếm hạnh phúc không nhàm mỏi.Nhưng hạnh phúc như bức thư trao lầm hếtđịa chỉ nầy sang địa chỉ nọ.Nhưng tới khi thư trao trúng địa chỉ thìngười nhận thư chưa kịp đọchoặc chỉ đọc sơ qua thì bị địnhmệnh tàn ác giáng xuống đương sự một cúngã quỵ. Trong pham vi truyện ngắn, tác giả cónhiều tài liệu, nhiều chất liệu nên khó phô diễnvăn tài. Cho nên chị đành dùng văn pháp thuyếtthoại. Nếu ''Hạnh Phúc Nơi Nao?'' đượctrình bày tỉ mẩn hơn và diễn tả chi ly hơnsẽ hành một truyện dài.

 

*''Đời Vẫn Đẹp'' : Chàngthanh niên tân học tên Phát và cô Xẩm lai (cha Tàu mẹViệt) yêu nhau. Phát muốn cưới Mỹ Linh, nhưngông bố Chệt Xương đã hứa gả con gái mìnhcho anh chàng Chệt Quân. Vả lại, người Tàuvốn chủ trương thà cưới vợ dịchủng cho con trai mình , còn con gái mình thì phải kết hônvới người đồng chủng. Dù đượcbà vợ  năn nỉ cho tới gảy lưỡi, dùMỹ Linh có kháng cự  cách nào đi nữa, nhưnglão Chệt Xương vẫn giữ lòng dạ cứnghơn gang và dẻo hơn thép. Túng thế, Tâm ngườianh con nhà bác của Phát bày kế cho Mỹ Linh khai dốivới cha rằng nàng đã có mang với Phát. Văy lànhờ cách liều lĩnh của Mỹ Linh mà ông chađành hồi hôn với Chệt Quân.

Đềtài của truyện ngắn này cũng chỉ tầmthường thôi, nhưng tác giả xen lác đác tronglối kể chuyện của mình vài đoạn tảcảnh, tả người. Vả lại, lối diễntả mọi tình tiết của tác giả rất duyên dángnên câu chuyện có một hấp lực mặn mà. Nhưvậy, chị Tiểu Thu cho chúng ta biết rằng: tronglối hành văn, chọn đề tài không quan trọngbằng diễn tả đề tài. Đề tài dù có hayho cho cách mấy thì cũng như một miếng thịttươi ngon mà cách diễn tả vụng về thì mónăn sẽ dở tệ. Còn đề tài xoàng xĩnh màđược diễn tả khéo léo thì  đó cũngnhư miếng thịt kém phẩm chất nhưng nhờgặp tay đàu bếp cừ khôi, nó sẽ biến thànhmột món ăn ngon như đuợc làm bằng giainhục trân cam.

 

*  *  *

 

Cáiđặc điểm trong văn chương củaTiểu Thu là cảnh vợ chồng âu yếm nhau.Thường là bà vợ nũng nịu còn ông chồng thìmơn trớn vuốt ve, vỗ về. Cảnh lứađôi mùi mẫn với nhau một cách mặn nồngnhư diễn ra trước mắt  ngườiđọc làm họ có thể liên tưởngđến  Điêu Thuyền õng ẹo với LữBố trong tuồng ''Phụng Nghi Đình'', đến mànTây Thi giỡn nhột vua Ngô Phù Sai trong vở ''Tây Thi GáiNước Việt''. Tác giả dùng lối đốithoại đậm đà kịch tính để thêm mặnmuối cay gừng và  xông ướp thơm tho mùitrầm hương ngọc quế vào câu chuyện.

Đâylà một pha vợ Nam chồng Nam đùa cợt nhau trongtruyện ngắn ''Cô Nam Kỳ Đáng Yêu''. Tác giả khôngvẽ ra một hoạt cảnh với những cửchỉ những động tác gơi hình, mà chỉ dùnglời nói bông đùa, pha lửng một cách nghịchngợm. Đó là những lời đối thoại trong cácvở hài kịch nhẹ nhàng, nhưng ý tình  nào kémnồng mặn:

Cúcnhư chọt nhớ ra điều gì, cặp mắtchợt sáng như hai đèn pha:

-- Anhơi, em nhớ ra rồi. Năm nay vừa đúng 40năm đám cưới chị Trang.

Tụimình sẽ dành cho ảnh chỉ một ''sự ngạcnhiên'' thích thú. Em sẽ tổ chức một bữatiệc kỷ niệm tưng bừng. Mời đámbạn bè của tụi mình tới hát karaoké cho vui. Anhthấy vợ anh có sáng kiến hay chưa?

Hưnggiở giọng Út Trà Ôn:

--Hỡi ơi, có ai hiểu vợ anh hơn anh nữa???Ừa, anh thấy cái hổn danh mà

hồianh Thanh với chị Trang đặt cho em ''nhỏ Cúc xíxọn'' sao mà đúng ''một chăm phần chăm''...

Cúc véovô bắp vế Hưng một cái đau điếng:

-- Chochừa cái tật nói xấu vợ! Thôi, ra coi hockey đicho em dọn dẹp.

Chuyệnchị Trang hạ hồi phân giải.

Hưngđứng lên một cái rột:

-- Xintuân lịnh... bà lớn!

Cúctrợn mắt:

-- Nè, bộ muốn có... bà nhỏ hay sao mà bữa nay phong tuilên chức bà lớn vậy  cà? Nói thiệt đi cho tuiliệu... mua xăng!

-- Chivậy cưng?

-- Chènđéc ơi! Bộ anh quên chuyện cô Hườn rồihả?

Nghetới đây Hưng vội vàng đưa tay lên trời:

-- XinThượng Đế làm chứng cho con. Đời conchỉ yêu có một nàng. Đó chính là ''cô Cúc xí xọn''!

Cúccười xòa:

--Thôiđược rồi. Tha cho anh.

Haiđứa nhỏ đưa mắt nhìn nhau: Thiệthết ý hai cái ông bà già nầy!!!

Cònđây là cảnh vợ Nam chồng Bắc đang âuyếm cũng bằng ngôn ngữ ỡm ờ,  vuinhộn trong truyện ngắn ''Tiếng Hót Vành Khuyên''. Ôngchồng có lẽ là Bắc di cư  sống lâu ngày trênđất nước Nam Kỳ Lục Tỉnh, cốtập nói tiếng Nam Kỳ cho đẹp lòng ngườivơ gốc Nam Kỳ. Nhưng đương sự nóikhông hoàn toàn bằng ngôn ngữ Nam Kỳ, thỉnhthoảng chen một vài tiếng Bắc. Điều đócũng như trong mớ giá sống có lẩn lộnvàisơi rau muống chẻ:

 Sánghôm sau dậy trễ, Mai ra bếp đã thấy Tiếnđang ngổi nhâm nhi ly cà phê phin bốc khói thơmlừng, vừa đọc báo. Thấy vợ ra Tiếnbuông tờ báo xuống hỏi:

-- Làm gìmà đêm qua cứ lăn lộn hoài vậy cưng?

Maibưng ly cà phê của chồng uống một hớp:

-- Nghebài ''Trường Làng Tôi'', em nhớ tới những máitrường xưa dưới quê lúc còn nhỏ. Nhớmuốn chết luôn!

Tiếngiả bộ hốt hoảng:

--Ấy ấy, nhớ thì cứ nhớ nhưng đừngchết. Bỏ tui cu ky một mình tội lắm à nha!

Mai xìmột tiếng:

--Người ta nói vậy thôi, chớ bộ ngu sao chết !Còn anh nữa, sao không bao giờ em thấy anh nói nhớvề miền Bắc ?

Tiếnlấy giọng bi thảm :

--Ốigiời, bà xã yêu quí, bộ bà tưởng ông chồng bà cótrái tim bằng sắt hay sao chứ? Nhiều khi tui nhớda nhớ diết cái xứ Hưng Yên. Nhất là vào mùa hè,mỗi khi bà mua nhãn về ăn, là lòng tui đứt ratừng đoạn (?!) vì nhớ tới mấy cây nhãn ngonkhông thể tả trong vườn bà ngoại ngày xưa...

--Thơ mộng dữ hôn! Nhớ gì mà không nhớ, chỉnhớ mấy cây nhãn!

Tiếncười hà hà:

--Cưng ơi, cổ nhân có phán rằng: có thực mớivực được đạo. Chà, nói đến đâyanh lại cảm thấy đói bụng. Thôi, đi hâmnồi bún riêu đi cưng.

Maivừa mở tủ lạnh vừa nói:

--Thưa ông tướng có ngay. Trong khi chờ đợi,gọi dùm mấy nhóc tì ăn luôn.

Tiếnđứng dậy cái rụp:

-- Xintuân lệnh bà nội... tướng! 

Ngônngữ và nghệ thuật đối thoại trong các tácphẩm truyện ngắn của Tiểu Thu là thứ ngônngữ phổ thông trong giới trung lưu cấp thấptrở xuống, nhưng vì chúng duyên dáng quá đỗi nêngiới thượng lưu dùng để đùa nghịchcùng với những bạn bè chí thân hay trong khuê phòng vớingười yêu của mình. Chỉ có Lê Xuyên hồitrước 1975 và Nguyên Đức Lập ở hảingoại  mới đạt được thứ ngônngữ và nghệ thuật đối thoại thắmthiết hồn thiêng đất nước Nam Kỳnhư thế. Bên phái nữ chỉ có Tiểu Thu mà thôi.Xin đọc tiếp đoạn chót của truyệnngắn ''Mình Ơi!'':

Tốiđó, dọn dẹp xong xuôi, mợ Tư vô buồngngồi trước bàn phấn, xõa mớ tóc đen mun rachải. Cậu Tư vô sau, rón rén tới đứng saulưng vợ, đưa tay vén mớ tóc, cúi xuống hôn lêncái gáy trắng ngần như ngó sen. Mợ Tư dựađầu vô ngực chồng, cặp mắt lim dim,cảm thấy niềm hạnh phúc dâng lên rào rạt. Cótiếng cậu thì thầm bên tai:

-- Anh cócái này tặng cho mình. Anh đưa trước đểtới Tết mình đeo.

Nghe nóivậy mợ Tư bừng mắt, ngồi thẳng lên.Trên tay cậu Tư có cái hộp bằng nhung đỏ.Cậu mở nắp hộp, đưa tớitrước mặt vợ. Đôi bông tai nhận hộtxoàn chiếu lóng lánh. Mợ Tư cầm cái hộp từtay chồng mà cảm động đến nghẹnlời. Cặp hột xoàn nhỏ hơn đôi bông hồixưa  bà Hội Đông Đáng đi cho mợ rấtnhiều. Nhưng đây là quà tặng của ngườichồng mà mợ thương yêu nhứt đời.Nhớ lại hồi đám hỏi rồi đámcưới với cậu Tư, bà Cả cho mợđồ trang sức bằng vàng y. Bạn bè, chị emtrong gia đình ai cũng chê là nhà quê, nhưng mợ đâucó thèm để ý. Miễn mợ lấy đượccậu Tân là hạnh phúc rồi. Những thứ khácchỉ là chuyện nhỏ! Bây giờ mợ đã cóhột xoàn để chưng diện với chị em. Cóthua gì ai đâu? Hột xoàn lớn nhỏ thì quan trọnggì, miễn cậu yêu thương nhau nồng nàn làđủ.

MợTư đưa cặp mắt ướt rượt nhìnchồng thỏ thẻ:

-- Mìnhơi, Tết nầy em là bà vợ sung sương nhứt.Em sẽ đeo đôi bông nầy cho mấy con em xí xọncủa em hết chê bai nhún trề. Tụi nó chê em đeovàng quê quá là quê! Cám on mình.

-- Cámơn suông thôi sao? Phải có cái gì cụ thể hơnmới được.

CậuTư vừa nói vừa mơn trớn bờ vai tròntrịa của vợ. Mợ Tư đặt cái hộpnhung lên bàn phấn, quay lại đưa hai cánh tay nuộtnà ôm lấy cổ chồng nũng nịu:

-- Mìnhbiết lúc nào em cũng chìu mình mà... Mình thích là em vui rồi.

--Vậy anh tắt đèn à nghe.

Căuvừa dứt lời thì ngọn đèn ống khóiđể trên bàn tắt phụt. Trong phòng vẫn còn sánglờ mờ của ánh trăng mươi sáu chiếu quarèm cửa sổ. Còn mười lăm ngày nữa làTết, mợ nghĩ thầm. Chưa bao giờ mợ mongcái Tết đến sớm như bữa nay. Cău Tưnửa dìu nửa ẳm vợ lại giường.

Cótiếng mợ Tư cươi khúc khích, rồi kêu lên: Mìnhơi!!!

Vẫnlà một đề tài cũ của các cây bút viếttruyện đồng quê, vẫn là cách diễn tảnghịch ngợm với giọng điệu líu lo cua tácgiả, nhưng cái hấp dẫn của câu truyệnnhư lúc nào cũng mới đối với kẻ tahương ôm nặng tình cái cố hương thuở cònbán khai với tập tục cổ truyền và với cáitình cảm  đơn giản  mà lại đượmđà tình ý thiêt tha của dân tộc.

 

* *   *

 

Nhữngtruyện ngắn của Tiểu Thu giống nhưtruyện dài của Hồ Biểu Chánh, của Duyên Anh,của Nguyễn Đình Thiều đều có ngôn ngữđiện ảnh (langage cinématographique) từ diễnbiến câu chuyện đến lời đốithoại. Nếu nhà viết kịch bản (le scénariste) nàođó có thể kéo dài một ít chi tiết trong truyện thìcó thể đưa cho điện ảnh gia thựchiện thành một cuốn phim với đủ hỉ,nộ, ái ố. Điều này  thì đâu phải làvấn đề khó khăn. Những truyện dài ánmạng của nữ sĩ Agatha Christie có thể thựchiện thành phim dễ dàng đã đành, mà truyệnngắn ''Le Miroir''của bà chẳng hạn khi thựchiện thành phim qua sự diễn xuất của nữminh tinh Jane Seymour cũng hay luôn!

Nhữngnhà văn nữ thường có vài tật chung: nếu sắc diện họ không ngoạn mục, để bùđắp sự hụt hẩng về phươngdiện tâm lý, họ chăm sóc và trang điểm câu vănnếu không làm dáng trí thức cũng o bế cho ngôn từhoa lệ, chuốt ngót văn phong cho uốn éo cầukỳ. Và có nhiều bà rất tiện tặn về cáchăn xài, nhưng không bao giờ tiết kiệm vềchuyện phô trương kiến thức lẫn phongđộ trí thức của mình.

TiểuThu không như thế. Khi viết văn chị không thíchlối văn uyển chuyển đến độưỡn ẹo, chị không tô điểm màu sắcđến độ lòe loẹt rườm rà cho vănphong của mình. Đúng là lối viết Nam Kỳ, hơicẩu thả một chút, nhưng cực kỳ phóng khoáng.Chị nghĩ sao viết vậy, văn viết gần giốngvăn nói 80 %. Chúng ta có thể liên tưởng đó lànhững loại man thảo bò chằng chịt trên mặtđất hoặc leo trên lùm bụi cây khô còn trơnhững nhánh chà. Nhưng mà, man thảo có loại dẻodai hơn thép như dây choại, dây mây trong rừng tràm CàMau âm u. Man thảo có những loại trổ hoa đẹpnhư dây bìm, dây sắn với bông hoa hình chuông màu xanh thúyngọc hay mau tím nhạt, như dây phấn trang trổ hoamàu hồng đào kết từng chùm. Man thảo cũng cóloại  trổ hoa thơm ngát  không kém lá loàiphương thảo; đó là dây thiên lý với chuông hoa màuxanh nõn, như dây dạ lý hương trổ từng chùmhoa ngọc thạch lún phún như pháo bông...

Trongcuộc bút trình trơn như mỡ, lưu loát như tuôn mưa rào rào trên mái ngói mái tranh, Tiểu Thu dựa vàokỷ niệm thời con gái để làm sống lạihình ảnh cố hương. Trên đất nướcđịnh cư ở hải ngoại, rất có thểvì cuộc sống  hối hả, chúng ta quên biết baohình ảnh giang sơn gấm vóc trên cố hương.Nhưng chúng như những mảnh thủy tinh củalọ, của chén dĩa bị vứt đâu đó trongbụi rậm hoang sơ, mà bình thường chẳng aiđể ý đến. Nhưng rồi một phút hoàiniệm hiển linh nào đó đến mạch cảm hoàichúng ta. Nó như ánh nắng tơ vàng, như ánh trăngtrắng êm dịu chiếu sáng lên những mảnh vụnthủy tinh ấy. Chúng nổi bật lên, sáng lóng lánhnhư được giát vàng giát bạc. Những cáivụn vặt hèn mọn kia trong lúc được ánhnắng hay ánh trăng chiếu cố tới, kêu gọichúng ta nghĩ về sự hiện hữu và sựtrường tồn của chúng. Cũng thế, vănchương của Tiểu Thu đúng là ánh nắng, ánhtrăng soi từng mảnh vụn của cuộcđời chị, biến chúng thành mẫu số chung chobiết bao hồi ức và tình hoài hương củakiều bào trên đất khách.

 

(HồTrường An. Quê Nam Một Cõi - Chương 9:Tiểu Thu, Nhà văn nữ đi vào khu vườn kỷ niệm qua tập truyện ''Tiếng Hót Vành Khuyên'')