Điểm sách “Quê Hương Vụn Vỡ”của Nguyễn Văn Sâm
Hoàng Nhất Phương

Trong trái tim của mỗi ngườimặc nhiên cưu mang tình yêu quê hương - một tình yêu không thể nào cắt nghĩa đượcnhưng rất sâu đậm. Khi còn thơ ấu, đọc qua những bài học lịch sử người dân Việtai cũng xao xuyến và hết sức ngưỡng mộ lòng yêu nước của tiền nhân. Từ đó quêhương giống hệt vòng tay của người mẹ ân cần ôm ấp, che chở đàn con. Biên giớiđịa lý rào chắn chung quanh lãnh thổ chính là gia đình chung, của những ngườisinh ra và lớn lên trong cùng một tổ quốc. Chiến tranh bộc phát, quê hương bịdu vào định mệnh khắc nghiệt. Chiến tranh biến thị trấn, thôn trang thành vùnghỏa tuyến. Không thể kể hết những phế tích mà chiến tranh để lại trong từng khuphố, từng quận lỵ, từng xóm làng. Những nơi xưa kia là vùng định cư sầm uất, phồnthịnh, náo nhiệt, một sớm một chiều bị bom đạn phá tan thành bình địa hoang vu.Sau chính biến ngày 30 tháng 4 năm1975, nhiều người dân Miền Nam Việt Nam dùkhông muốn cũng phải bỏ quê hương ra đi. Vốn liếng tình cảm thiêng liêng của mộtđời người gửi gấm cho quê hương tưởng như chỉ còn trong hoài niệm, bất ngờ hiệnhiển trong tâm hồn khi nghe tiếng chửi của bà hương giáo Hải, “ngọt như tiếngca của mấy cô danh ca Ba Bé, Tư Sạng trong đĩa hát Asia…”

“Cao cao chi tổ, viễnviễn chi tông, thúc bá đệ huynh, cô nhi tỷ muội nhà bây ra nghe tao chửi thơnè...’ Tư bề yên lặng. 'Sóng bủa thuyền câu lướt dập, nhà xập bìm bìm leo, đéomẹ tổ… chó đẻ nó cũng leo theo...Tổ cha ông bà nó...chơi với khỉ, khỉ vỗ đít,chơi với con nít, con nít lờn mặt, không bằng tuổi lẻ của tao mà bây bày đặtnói ra nói vô để gia đình tao hục hặc xáo xào…”

“Mỗi lần bà Hương trổtài là mỗi lần tôi và bàn dân thiên hạ ở đây khoái chí tử: Vừa giải trí vừa đổithay không khí nhàm chán của một nếp sống trầm trầm - trong vùng đất nhỏ bằng bụmtay lọt giữa con sông rộng - kéo dài trước đó. Sồn sồn người nhưng du dương giọng,bà Hương có tiếng chửi không khác mấy tiếng hát ru em trưa nắng, mùi mẫn nhưbài ca dạ cổ hoài lang từ phu tướng lên đường, đã điếu còn hơn nghe mấy con nhỏxóm dưới kéo vuốt lên cao ngất, nhọn lễu như kim chích nhè nhẹ, nhột nhột vôtim, lăn tăn tới từng sợi dây thần kinh trên khắp cùng thân thể, mấy tiếng chótcủa một câu hò ruột. Nói có hơi quá, nhưng còn khoái hơn nghe trai gái mèo mỡ đốiđáp trửng giỡn lúc giã gạo đêm trăng.” [1]

Cả một làng quê thoải mái cười khi nhắc đến tàichửi đầy vần điệu của bà hương giáo Hải, của một thời sông nước bình an. Nhữngđịa danh quen thuộc như Sài Gòn, Ông Tạ, Cầu Ông Lãnh, Mỹ Tho, Tây Ninh, BếnTre…Những nhân vật bình dân như bà hương giáo Hải, thằng Quang, con Nhàn, conBông, anh Bảy Nhành, Tư Chịu, Út chột, thằng Đẹt, thằng Hai Biệt Động Quân, thằngBa du kích, con Út vượt biên…Những hình ảnh quen thuộc như chiếc xe thổ mộ, nhữngngười lính Việt Nam Cộng Hòa, những người thương phế binh điển hình là chú Tư Cụt,những tay anh chị như “thằng Tư mặt thẹo” - một kẻ bắt chó chuyên nghiệptừng tuyên bố “mỗi ngày phải đập đầu chừng một chục con thì uống rượu mớingon…” [2] Tất cả đều được mô tả trong tuyển tập “Quê Hương Vụn Vỡ,”làm sống dậy khung cảnh của xã hội Việt Nam trước và sau năm 1975. Ai cũng biếttrước ngày 30 tháng 4 năm 1975, người dân lao động Miền Nam Việt Nam sống đạm bạc,tuy không giàu sang nhưng có đủ ngày ba bữa ăn. Sau năm 1975 chính thể và hoàncảnh đất nước thay đổi, một số người dân phải bỏ xứ sở ra đi, trong đó có nhữngquân nhân những công chức bị chế độ mới bỏ ra ngoài “biên chế,” dòm ngókiểm soát gắt gao. Những người còn lại là sĩ quan hay công chức cao cấp của ViệtNam Cộng Hòa phải đi học tập, bị đối xử nghiệt ngã, bất công; nhiều người đã chếttrong những trại giam của chế độ cộng sản. Dân chúng ở thành thị cũng như thônquê đều khốn khó vì những lần đánh tư sản, đổi tiền, trưng thu nhà đất khốc liệt;nhiều người bị bắt giam vì can tội làm dân oan khiếu kiện, rồi chết vì kiệt sức.


Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm sinhnăm 1940 tại Sài Gòn. Ông từng giảng dạy tại các trường Nguyễn Đình Chiểu - MỹTho, Pétrus Ký, Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, và các trường Đại Học Vạn Hạnh; Đại HọcCao Đài; Đại Học Hòa Hảo, Cần Thơ. Ông định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1979, vẫn sốngbằng nghề dạy học, cộng tác với các tạp chí Văn, Văn Học và các tạp chí Việt Ngữcủa người Việt hải ngoại. Trước năm 1975 ông chuyên viết về biên khảo văn học.Các tác phẩm đã in “Văn Học Nam Hà [1971-1973], Văn Chương Tranh Đấu MiềnNam [1969], Văn Chương Nam Bộ và Cuộc Kháng Pháp [1972].” Sách in tại Hoa Kỳ“Câu Hò Vân Tiên [1985], Ngày Tháng Bồng Bềnh [1987], Khói Sóng Trên Sông[2000]...” Những năm sau này Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm chuyên nghiên cứu cáctuồng hát bộ, truyện thơ viết bằng Chữ Nôm chưa từng được phiên âm - nguyên bảnhiện còn đang nằm trong các thư viện lớn tại Châu Âu, như: “Tam Quốc DiễnNghĩa, Lôi Phong Tháp, Sơn Hậu Diễn Truyện, Trương Ngáo”…v.v… Giáo Sư NguyễnVăn Sâm là thành viên Ban Biên Tập Tự Điển Chữ Nôm Trích Dẫn, Trưởng Ban VănChương của Viện Viện Học ở Nam California, USA.

Tuyển tập “Quê Hương VụnVỡ” của Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm gồm 20 truyện ngắn viết theo thể loại hồiký, do Viện Việt Học phát hành năm 2012 với chủ đề quê hương và dân tộc, dẫnđưa độc giả trở về thời quá khứ của Miền Nam Việt Nam bằng những câu chuyện vẫncòn ghi đậm dấu ấn trong tâm hồn tác giả. Hình ảnh những ngôi chùa thời thơ ấu,kỷ niệm về “cái cốc của sư bác,” lời giảng dạy hành phải đi đôi với hạnhnguyện Bồ Tát; âm vang của làn điệu “nói thơ ca vè”; tiếng rao bán chó,tiếng chửi thề trong khu xóm lao động…, được mô tả bằng nghệ thuật tả chân vớigiọng văn đặc sệt “miệt vườn” của người lục tỉnh. Câu chữ tự nhiên, nhiềuchỗ sai chánh tả vì ghi lại theo lối phát âm của các nhân vật, càng khiến tìnhtiết của từng câu chuyện thêm chân thực, sinh động. Chẳng hạn như đoạn mô tả lòlàm bánh tráng sau đây:

“Đi qua một lò làmbánh tráng, làm bún mùi chua nồng vậy mà còn dễ thở hơn đi ngang qua chỗ làm lạpxưởng, hay làm đồ lòng, ở đây ruồi vô số và mùi thịt thúi bay dính vô quần áođi xa cả cây số mùi vẫn còn phưởng phất, ác nhứt là mùi thứ nước màu đỏ đỏ họdùng để tẩm ướp thịt, nghe như mùi sơn ở cái trại hòm, làm mình liên tưởng đếnmùi người chết để qua ngày hòm bị xì. Đi qua chỗ làm nước tương thì còn ghêhơn, thùng bọng chất tràn đầy ra tới sân, chất đen ngòm đó được sang qua sớt lại,được vô chai vô thùng, thường là không bao giờ được rửa cẩn thận hay khử trùng,tẩy uế, giòi bọ đầy đất.” [2]

Đọc xong rồi độc giả vừathích thú vừa sợ hãi, như tận mắt chứng kiến cảnh tượng “ghê rợn” nóitrên. Cách viết-như-nói và sử dụng những thuật ngữ địa phương “một lúc hènlâu, phủi đít cái rẹt, độ chừng ăn dập bã trầu, dằn ba hột cơm chiên hồi tưng bửngsáng, quơ đại quơ đùa,” hay những hình ảnh “ông bà già cúp bình thiếc,tô cơm bự chảng, quẹt mỏ, lỗ mũi ăn trầu cái đầu xỉa thuốc,” càng làm nổi bậttâm tánh và sinh hoạt đời thường của người Miền Nam. Những từ láy như “bự xộn,lẽo lự, tòn ten, kẽo kẹt, lu lú, xa lơ xa lắc, lạ lạ, hay hay, xứ lai xứ đế “…v.v…,trở thành tiếng nhạc đồng quê ngân dài trong “Quê Hương Vụn Vỡ.”

Bên cạnh những hồi ức về đấtcũ người xưa, “Quê Hương Vỡ Vụn” còn là khúc ca thương cảm của một ngườicao niên, nhận biết nỗi buồn tha hương của bản thân khi đứng trên bến bờ hiu quạnh,khi chứng kiến cái chết của người thân, của bằng hữu tại đất khách quê người,khi thấy rõ những mê lầm, sự phân biệt giai cấp, giàu nghèo, đã làm hại đời củangười ta. Tác giả cũng vạch ra chuyện tranh chấp vùng lãnh hải ở Biển Đông, đãtạo thành “những hố chưn voi” chia cắt người Hoa và người Việt - nhữngngười từng chung sống nhiều đời. Tất cả những điều ấy đã vụn vỡ tan nát, hay chỉlà những mảnh loang lổ dấu đạn bom còn sót lại ở quê nhà, trong tâm hồn của tácgiả và của người đọc. Nhưng cho dẫu đã lỡ mòn và tan nát, tình yêu quê hươngluôn thường trú trong ký ức của những người xa quê, nhất là khi họ sống ở hảingoại, hằng ngày phải dùng một ngôn ngữ khác để giao tiếp, không phải là “tiếngnước tôi tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi, thoắt ngàn năm thành tiếng lòng tôi, Nướcơi!” [3]

Hoàng Nhất Phương

5:57 am Thứ Bảy ngày 21tháng 6 năm 2014

___________________________________________

[1]. Trích từ truyện ngắn “NhưNước Trong Nguồn.”

[2]. Trích từ truyện ngắn “NgườiĐổi Chó.”

[3]. “Tình Ca” củanhạc sĩ Phạm Duy