Phần 3 - Nhà giàu xuất thân từ quan lại

Bùi Quang Chiêu, nhàgiàu xuất thân từ quan lại: (1873-1945)

Làng Đa Phúc vào cuối thế kỷ 19 (đầuthế kỷ 20), đổi lại thành ĐạiĐiền, quận Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre là quêhương của những nhà giàu, trí thức tân họcđầu tiên ở Nam Kỳ. Nơi đây phát tíchnhiều cự phú, có ảnh hưởng quan trọngđến kinh tế, xã hội nước ta. Thuộcloại thông minh, học hành đỗ đạt sớmnhứt là hai ông cùng sinh trưởng lại cù lao Minh: BùiQuang Chiêu, Dương Văn Giáo.

Ông Bùi Quang Chiêu là kỹ sư canh nông đầu tiêncủa Nam Kỳ (1897), và Dương Văn Giáo là luậtsư tốt nghiệp Luật khoa Tiến sĩ và chínhtrị học tại Paris rất sớm.

Hai ông từng là bạn đồng môn, đồng chítrong đảng Lập hiến, có thời hoạtđộng chung để tranh đấu cho nềnđộc lập của xứ sở và chịu chungsố phận: bị Việt Minh thủ tiêu mùa thu năm1945. Hai ông phải chết vì Việt Minh cộng sảnsợ uy tín lớn của các ông. Cũng như luậtsư Dương Văn Giáo, ông Bùi Quang Chiêu là một khuônmặt chính trị lớn ở Nam Kỳ vào mấythập niên đầu thế kỷ này.

Xuất thân trong một gia đình đạiđiền chủ, có thân phụ là một nhà nho, từngchủ trương chống đối người Pháp xâmlăng, nhưng Bùi Quang Chiêu là một ngườiđược Pháp nâng đỡ và chịu ảnhhưởng văn hoá Pháp trong đường lối chínhtrị ôn hoà. Bùi Quang Chiêu là con của ông Bùi Quang Đạivà bà Phan Thị Tuân.

Thuở nhỏ, Chiêu theo học trường làng ởMỏ Cày, rồi lên Sài gòn, tiếp tục theo họctrường Chasseloup-Laubat. Ông Chiêu được Phápcấp học bổng để du học bên Algérie chođến khi đậu Tú tài toàn phần. Sau khi tốtnghiệp trường trung học, Chiêu xin họctrường Thuộc địa tại Paris trong 2 năm1894-1895, trước khi dược nhận vào họcviện Nông Nghiệp.

Bùi Quang Chiêu là ngườiViệt nam đầu tiên tốt nghiệp kỹ sư nôngnghiệp vào năm 1897. Trường Thuộc địa là nơi mà anhbồi tàu Nguyễn Tất Thành (sau này đổi lạiHồ Chí Minh) mới chân ướt chân ráo đặt chânlên đất Pháp, vội vàng làm đơn xin theo học.Chính phủ Pháp bác đơn vì trình độ cậu ta cònquá kém. Phải chi lúc đó, chính quyền Pháp thâu nhậncậu Nguyễn Tất Thành, thì sau này, bộ máy Thuộcđịa sẽ có thêm nhiều Hoàng Trọng Phu, ThânTrọng Huề... đâu đến nỗi cậu bồitàu Nguyễn Tất Thành phẫn chí đi theo cộngsản, gây tai hoạ cho cả dân tộc Việt nam. Xin xemthêm bài “ Bác Hồ đi tìm đường cứunước... Pháp” cùng tác giả. Theo tài liệu củaTiến sĩ Sử học Vũ Ngự Chiêu thì“trường Thuộc địa” (école Coloniale) là mộthọc hiệu lừng danh, chuyên đào tạo các viênchức hành chánh thuộc địa của Pháp.Trước thế chiến thứ nhứt, trườnggồm 2 phân khoa:

- Phân khoa bản xứ (Section Indigene)

- Phân khoa Pháp (Section Française)

Phân khoa bản xứ là liền thân củatrường Thuộc địa Paris.

Khởi đầu từ một nhóm 13 thiếu niênngười Miên được Auguste Pavie mang về Parishuấn luyện tiếng Pháp vào mùa Thu năm 1885. Phân khoanày được mở rộng dần, để đónnhận các học viên người Việt, Lào, Porto Novo vàvài trẻ lai Pháp. Năm 1889, trường Thuộcđịa được Thứ trưởng Thuộcđịa Eugene Étienne chính thức thành lập, gồmcả hai phân khoa bản xứ và Pháp. Mười nămsau, giám đốc Etienne Aymonier báo cáo rằng đã có 49học viên bản xứ rời trường. Quá bánhọc viên gốc Miên (25 người). Trong số 17người Việt, có nhiều nhân vật khá lừnglẫy: Bác vật canh nông Bùi Quang Chiêu, giáo sư Lê VănChính ở Quốc Tử Giám, Thân Trọng Huề(Thượng Thơ), Lê Văn Miên (hoạ sĩ), vềsau làm Đốc học trường Pháp Nam ở Vinh...

Từ năm 1908, toàn quyền Klobukowski quyếtđịnh thay đổi việc thâu nhận học viênvào phân hiệu bản xứ. Từ đây, trườngchỉ thâu nhận học viên đã đậu các khoa thiHương và thi Hội ở Việt nam, đểchuẩn bị cho những tân khoa này bước vàoguồng máy hành chánh bảo hộ. Thời gian huấnluyện kéo dài 2 năm. Tháng 3-1911, một số phó bảngvà ấm sinh người Việt như Bùi Kỷ, BùiThiện Cơ, Phan Kế Toại, Trương NhưĐính (con như Trương Như Cường) bắtđầu lên đường dự khoá huấn luyệntrắc nghiệm này. Thật ra, họ là những họcviên người Việt cuối cùng của phân hiệubản xứ Trường Thuộc địa. (Phảichi năm 1911, đơn xin nhập học của cậubồi tàu Nguyễn Tất Thành được thâu nhậnthì nước ta đã bước qua một khúc ngoặcquan trọng khác)

Sau khi tốt nghiệp kỹ sư Canh nông, Bùi Quang Chiêuhồi hương và được bổ làm công chứctrong phủ Toàn quyền tại Hà Nội. Thời gianđó P. Doumer có nhiều chương trình phát triển kinhtế cho toàn thể Đông Dương rất quy mô. Sau ôngChiêu được đổi qua làm thanh tra nông nghiệp.Khi trường Canh Nông ở Huế thành lập, Chiêuđược cử ra Huế dạy ít lâu. Năm 1908,Chiêu về Nam Kỳ và làm việc trong sở Canh Nông.

Năm 1923, Bùi Quang Chiêu,Dương Văn Giáo, Nguyễn Phan Long... thành lậpđảng Lập hiến, chủ trương tranhđấu ôn hoà, đòi cho nước Việt nam có mộtbản hiến pháp như Úc. Thời gian đó, ông Chiêu cũngđắc cử Hội đồng Quản hạt NamKỳ. Sau vài niên khoá, ông Bùi Quang Chiêu đắc cử Nghị viên Nam Kỳtại Thượng Hội Quốc gia thuộc địaở Paris (1932). Cũng như Trương Văn Bền,Chiêu là hội viên lâu đời của Hội dông Kinhtế lý tài Đông Dương.Năm 1926, ông làm chủnhiệm sáng lập tờ báo Pháp ngữ “Diễn đànĐông Dương” (La Tribune Indochinoise), bắt đầumột giai đoạn tranh đấu tích cực hơn.Cũng năm đó, Bùi Quang Chiêu vận động vớiToàn quyền Đông Dương ban cho Việt nam mộtbản hiến pháp, nhưng bị từ chối khéo. Toànquyền bảo việc đó ngoài quyền hạn củaông, vì thế ông Chiêu nhứt định qua Pháp, đểtranh đấu nhưng thất bại.

Bùi Quang Chiêu là một người hoạt độngtrong nhiều lãnh vực: chính trị, kinh tế,thương mại, công nghệ, văn hoá và trong phạmvi nào ông cũng thành công nhờ uy tín lẫn khả năng.

Bùi Quang Chiêu: nhà chính trị,nhà báo

Hồi những thập niên đầu thế kỷ20, dư luận trong nước thường cho rằng“Bùi Quang Chiêu là Phạm Quỳnh ở Nam Kỳ”. Sựđánh giá ấy cũng không sai biệt lắm. Cả haiông Chiêu và Quỳnh đều là những người thânPháp, được Pháp tin cậy, giữ địavị cao, tuy nhiên vai trò của Bùi Quang Chiêu không quan trọngbằng Phạm Quỳnh.

Năm 1930, tuần báo “Phụ Nhân Văn” có mởmột cuộc thi kỷ niệm đệ nhứt chu niênngày thành lập báo. Đầu đề thứ ba củacuộc thi là một câu hỏi như sau:

- “Nếu có cuộc tuyển cử 10 vị “Việtnam nhân dân đại biểu” (như Dân biểu, hayNghị sĩ) mà những vị kể tên dướiđây (tờ báo nêu tên 10 nhân sĩ lúc ấy) ra ứngcử, thì độc giả sẽ cử những vịnào?”Kết quả các câu trả lời đượcsắp thứ tự như sau:

1 Phan Văn Trường (luật sư)

2. Huỳnh Thúc Kháng

3. Nguyễn Phan Long

4. Diệp Văn Kỳ

5. Lưu Văn Lang

6. Bùi Quang Chiêu

7. Trần Trọng Kim

8. Dương Văn Giáo

9. Trần Trinh Trạch

10. Phạm Quỳnh.

Dấn thân hoại động từ thập niên 1910,ông Chiêu bắt đầu bày tỏ thái độ, sựbăn khoăn của mình trước thời cuộcnước nhà. Những bài viết của ông dânlượt xuất hiện trên báo “Diễn đàn bảnxứ” của ông Nguyễn Phú Khai (Tháng 3 - 1917). Gần 10năm sau, ông chủ trương riêng tờ báo “Diễnđàn Đông Dương”. Thời đó tờ “Diễnđàn bản xứ”, (La Tribune Ingigene) có thể coi nhưcơ quan ngôn luận của đảng Lập hiếntrong thời kỳ đầu. Tờ “Diễn đànĐông Dương” do chính ông Chiêu làm chủ nhiệm, ôngNguyễn Kim Đính làm chủ bút kiêm quản lý. Trên lãnhvực báo chí truyền thông, ông Chiêu biết lợi dụngphương tiện và sức mạnh của cơ quan ngônluận để làm áp lực với chính quyền Pháp vàcác nhóm kinh tài khác, để được ưu đãitrong lãnh vực thương mại, kinh doanh. Vềđường lối chính trị, Bùi Quang Chiêu chủtrương theo dùng thuyết “Pháp Việt đềhuề” do Toàn quyền Albert Sanaut đề ra. Trong mộtbài xã luận trên báo “Diễn đàn Đông Dương”số 47, ra ngày 26-11-1926, ông viết: “Người Pháp đãgóp phần thắt chặt tình hữu nghị Việt Pháp,tạo nền móng vững chắc để từ đóĐông Dương sẽ vươn lên đẹpđẽ và vững mạnh. Người Việt nam đãtừng yêu mến nhiều người Pháp có thiện chímà họ xem như là bạn thân, anh cả; nhữngngười anh cả này sẵn sàng đền đáplại, giúp đỡ anh em...”.
Bắt đầu từ năm 1917, đến năm 1926,Bùi Quang Chiêu cùng các bạn từng du học ở Phápvề như Nguyễn Phú Khai, Võ Hà Trị, mở ra mộtthời kỳ mới trong việc phát triển báo chítiếng Pháp ở Nam Kỳ.

Cuộc đờilàm chính trị của Bùi Quang Chiêu có thể phân làm 3 giaiđoạn:

1- Giai đoạn đầu, ông viết cho tờ“Diễn đàn bản xứ” của Nguyễn Phú Khai. Ông Nguyễn Phú Khai làngười sinh tại tỉnh Bà Rịa, trong một giađình điền chủ lớn. Sau khi học xong bậctrung học dê nhứt cấp (theo cách phân chia giáo dụcngày nay), ông được thâu nhận vào trườngThuộc địa năm 1904. Sau đó, ông họctiếp, đậu bằng kỹ sư công chánh. Thếchiến thứ nhứt bùng nổ (1914), Khai gia nhập quânđội Pháp với cấp bậc Thiếu uý. Về Sàigòn, Nguyễn Phú Khai cùng với Bùi Quang Chiêu lập tờbáo Pháp ngữ “Diễn đàn bản xứ”, đểvận động cho Việt nam đượchưởng quy chế lập hiến như Úc. Theo chủtrương của Nguyễn Phú Khai: “Sở dĩ dântộc Việt nam nghèo khổ vì các quan lại Pháp Namđàn áp, bóc lột, còn Hoa kiều tiếp tay, bằng cáchnắm vận mạng kinh tế. Đó là nguồn gốccủa một quốc gia nghèo và chậm tiến”. Theo Khai,muốn cho đất nước tiến bộ, khôngcần phải độc lập mà cần mở mang kinhtế, có nghĩa là người Việt phảiđứng ra tham dự vào các hoạt động kinhtế, cạnh tranh để đem quyền lợivề cho người bản xứ. Trong tinh thần tranhthương với Hoa kiều, chính Nguyễn Phú Khai làmột trong những người Việt đầu tiênlập nhà máy xay lúa ở Mỹ Tho năm 1915. Quanđiểm của Nguyễn Phú Khai được Bùi QuangChiêu nhiệt thành chia sẻ. Cả hai nhiều lầncổ võ lập trường bằng những bài báo trên“Diễn đàn bản xứ”: Hô hào mở mang kinh tế,nâng cao dân trí và về chính trị, đòi đượcquyền tự trị mà thôi. Các thành viên củađảng Lập hiến, sau này như các ông Hộiđồng quản hạt Lê Quang Liêm, Diệp VănCương, Trần Văn Khá, Trương VănBền... đều tán thành quan điểm của Chiêu vàKhá. Ông Diệp Văn Kỳ, một Hội đồng quảnhạt, thành viên của đảng Lập hiến,từng tuyên bố trước phiên họp Hộiđồng quản hại ngày 10-9-1917, yêu cầungười Pháp cải thiện nhiều lãnh vực caitrị của chế độ thuộc địa:

- Cải cách hệ thống hành chánh làng xã, giảmbớt nhiệm vụ, tăng lương cho hươngchức hội tề.

- Cần giao cho cai tổng giữ chức thẩm phánhoà giải.

- Dễ dàng cho người Việt nhập Pháptịch.

- Mở rộng thêm Hội đồng quản hạt,để nhiều người Việt làm thành viênđể tiếng nói của người địaphương thêm quan trọng.

Tuy không phải là tuyên ngôn của đảng Lậphiến, nhưng nhiều người nghĩ rằng cácđề

nghị ấy đều phản ảnh lậptrường của đảng này.

Ông Cương chủ trương đồng hoávới nền văn hoá Pháp hơn là hợp tác. Năm 1919,Bùi Quang Chiêu trở lại quan điểm cũ củaNguyễn Phú Khai cho rằng: Hoa kiều là đồng minhcủa Pháp trong việc bốc lột kinh tế củangười Việt nam. Do đó ngày 28-8- 1919, tờ“Diễn đàn bản xứ” của Nguyễn Phú Khaiđăng một bài “cuộc tẩy chay hàng hoá Hoakiều”. Hai ngày sau, nhóm này lập ra “Hiệp hộithương mại của người An Nam” với Khailàm chủ tịch, Nguyễn Chánh Sát, chủ bút tờ “NôngCổ Mím Đàm” (1901-24), và Trần Quang Nghiêm, đồngphó chủ tịch. Thành tích của những ngườiđề xuất phong trào “Tẩy chay Chinois” là:

- Lập ngân hàng Việt nam (1 0- 1919)

- Mở Đại hội Kinh tế Nam Kỳ, tậphọp đại biểu 16 trong số 20 tỉnh củamiền Nam.

Sau đó có phong trào nhiều người Việtnhảy ra tranh thương bằng cách mở những nhàmáy. Đây cũng là một phong trào khá bồng bột, sôinổi như hồi “Cuộc Minh tân” mà Trần ChánhChiếu phát động hồi năm 1908. Nhiều nhà máyxay lúa mọc lên khắp nơi: Nhà máy xay lúa của LêVăn Tiết ở Chợ Lớn, mỗi ngày xayđược 16 tấn gạo; nhà máy xay của NguyễnThành Liêm ở Mỹ Tho, ông Lê Phát Vĩnh, con trai ôngHuyện sĩ lập nhà dệt sa-ten, the lụa ở Sàigòn, sử dụng 50 công nhân... Thời điểm nàycũng là lúc các nhà giàu có kiến thức Tây học xuấtvốn lập đồn điền cao su, trà, cà phê.

Ông Chiêu công khai ủng hộ lập trường “PhápViệt đề huề” của A. Sarraut:

“Ao ước hai nước Pháp Nam sẽ hợp tácđề huề và ra vẻ hoài nghi vấn đề“độc lập, giải phóng” còn mơ hồ trongtương lai, một vấn đề mà bọn trẻcách mạng vừa được 20 tuổi đời,đang háo hức đòi hỏi”.

Nói về sự xuất hiện bí mật củanhững phần tử cộng sản tại ĐôngDương, ông Chiêu nói: “Cộng sản là những hiệpsĩ mang dấu hiệu búa liềm, đang mở cuộctảo thanh chống guồng máy cai trị của chúng ta”.(La Tribune Indochinoise ngày 9-5-1924)

Khi tờ “La Tribune Chinoise” ra đời, đảngLập hiến đã:

- Tạo riêng thế đối thế ôn hoà, có uy tíntrong giới tư sản, trí thức Nam Kỳ. Ban Giámđốc tờ báo cứ ung dung theo đườnglối hợp tác giữa kẻ thống trị và bịtrị.

- Tiếng nói của những nhà giàu, hấp thụvăn hoá Tây phương.

- Những cây viết: Trần Văn Khá, Bùi Quang Chiêu, LêQuang Liêm, Nguyễn Phan Long... đều nhứt loạtcổ động cho đường lối này.

Chúng ta thường nghe ông bà nhắc lại hồithập niên 1920, 30 ở Nam Kỳ gần như tỉnh nàocũng lập hội “Canh nông tương tế-tíndụng (Société Indigène de Crédit Agricole Mutuel), cứtưởng đây chỉ là một hội tươngtế, hiếu hỉ. Thực ra, đó là một tổchức tập họp các điền chủ ở NamKỳ, để đối phó với Hoa kiềuđộc quyền mua bán lúa gạo. Chính các hội “Canhnông tương tế - tín dụng” ấy khuyến khích cácđại điền chủ ở mỗi tỉnh lậpnhà máy xay lúa, bán thẳng ra ngoài không qua trung gian của Hoakiều. Hội Canh nông tương tế - tín dụng thànhlập sớm nhất ở Nam Kỳ là Mỹ Tho (1912). Sauđó, gần như tỉnh nào cũng có. Mục đíchchính của hội là lập ra mỗi tỉnh một cáilẫm (kho lúa), để tới mùa, các chủ ruộngđem lúa gởi vào đó. Hội xem xét, phân phối,ấn định giá bán ra thị trường, không bịbọn đầu cơ ép giá. Ngoài ra, họ còn lập “Canhnông ngân hàng tín dụng” (Agricole Crédit) giúp họ vay khỏibị người Chà Chetty bóc lột. Khi ông Phạm Quỳnhvào Nam, thăm ông Lê Quang Liêm, lúc đó đang làm chủquận Long Xuyên, hội trưởng “Hội khuyếnhọc” và chủ trương Đại Việt tạpchí” cổ võ đường lối Pháp Việt đềhuề như “Nam Phong” ngoài Bắc. Ông Phạm Quỳnhđề nghị với ông “Phủ Bảy” tức Lê QuangLiêm nên hợp tác hai tờ báo “Đại Việt và NamPhong” làm một tạp chí chung cho cả Nam lẫn Bắc.Cả hai ông đều tán thành vì chung một mụcđích, đường lối. Tuy nhiên việc hợp tácấy không thành.

Nhắc lại tờ báo “Diễn đàn ĐôngDương” của ông Bùi Quang Chiêu sống mạnh từnăm 1926 đến 1941. Ngoài nghề làm báo, ông Chiêu còn làmột chánh khách giao thiệp rộng. Ông Chiêu cố tranhđấu đòi cho Việt nam có một bản hiếnpháp vì lẽ “từ trước tới nay, chính sách caitrị thuộc địa của Pháp không dựa vàomột khuôn khổ nhứt định nào”. Theo ông Chiêu “cóhiến pháp để dân chúng biết sống và hànhđộng đúng theo hiến pháp”. Vì thế đảngcủa ông lấy tên là “Đảng Lập hiến”.

Vào năm 1918, ông Chiêu có đưa ra một nhận xét:“Muốn mở mang kinh tế nước nhà, nâng cao dân trí,để đi đến mục tiêu cuối cùng làđộc lập, chúng ta phải dựa vào Pháp hoặcNhựt”.

Đối với cộng sản những ngườiquốc gia thân Pháp hay Nhựt, đều có tội phảichết, chỉ có quyền theo Liên Xô mới là... yêunước. Kể từ khi thành lập đảngcộng sản Đông Dương (1930) đến nay,cộng sản Việt nam tuyệt đối trung thànhmệnh lệnh của Liên Xô, dù phải bán rẻ quyềnlợi quốc gia dân tộc. Hơn một thế hệqua rồi, kể từ khi dốc toàn bộ sinh lựcmiền Bắc, cùng với võ khí viện trọ của LiênXô, chiếm cho bằng được miền Nam, Việtcộng vẫn còn mắc nợ Liên Xô 10 tỷ đô la.Với tổng sản lượng quốc gia là 17 tỷ(thống kê của LHQ năm 1989) liệu Việt cộnghuy động tất cả tài nguyên đất nước,tiềm lực, tài lực của toàn dân, có thể trảhết món nợ võ khí ấy trong suất thế kỷ 21được chăng? Đó là công hay tội củacộng sản? Cùng một hành động mà ngườiquốc gia làm thì bị kết tội, còn cộng sảnlàm thì có công!

Khi Toàn quyền Varenne vô Sài gòn, ông Chiêu đưa yêu sách,nhưng Varenne từ chối “vì ngoài thẩm quyền”. Ôngcho biết chỉ có Quốc hội Pháp mới có quyền.Do đó, ông Chiêu nhứt định qua Pháp vậnđộng (1926). Tuy vậy, mối hy vọng đó khôngthành tựu. Ông Bùi Quang Chiêu trở về Sài gòn tay không. Khiông về tới Sài gòn, lớp trí thức tư sảntổ chức biểu tình đón ông tại bến tàu.Đồng thời, những tay thực dân, chủđồn điền, vốn coi Nam Kỳ là vươngquốc của họ, cũng huy động một nhómngười quá khích, tổ chức cuộc phảnbiểu tình để phá rối. Hai bên xô xát hỗnloạn. Tờ “Đông Pháp thời báo” thuật lạibiến cố đó như sau: “một cảnh trí ngoàisự tưởng tượng của người ta: Dân chúngnườm nượp kéo đến bên tàu Nhà Rồngnhư nước lũ. Đường nàođường nấy chật nức người ta,từ trước Sở Thương Chánh cho tới Quai deBelgique, qua cầu, thẳng tuột tới bến tàu. Tàutới trễ, dân chúng lũ lượt tới chúngđông. Ngẫu nhiên vì vụ Nguyễn An Ninh bị bắtmà Chiêu được nhân dân tiếp đón long trọng.Cả ngàn thanh niên hộ tống đi hai hàng, tay đeobăng vàng, huy hiệu đảng Jeune An nam, vừa đichậm theo Bùi Quang Chiêu vừa hô khẩu hiệu: “Phảithả Nguyễn An Ninh”. Phía phản biểu tình của Phápcho người nhào vô phá hoại. Một tên Tây con, cônđồ lẻn vào gần và đá đít Bùi Quang Chiêumột cái. Thế là dân chúng như nước vỡbờ, túa chạy theo đánh đấm mấy chú Tây.Nếu không có cảnh sát can thiệp kịp, thế nàocũng có án mạng, người chết”. (“Nguyễn AnNinh” của Phương Lan, trang 157).

Khi ở Pháp, ông Bùi Quang Chiêu có viết một loạtbài báo đăng trên tờ “Việt nam hồn” của ôngNguyễn Thế Truyền. Nói về lai lịch tờ“Việt nam hồn”, cụ Đặng Hữu Thụ, tácgiả sách “Nhà cách mạng Nguyễn Thế Truyền”sưu tầm tài liệu tại các văn khố Pháp, chobiết:

“Việc ra báo “Việt nam hồn” bằng tiếngViệt là ý kiến của ông Nguyễn Ái Quốc. Vàokhoảng cuối năm 1922 đầu năm 1923, Quốcphổ biến trong giới Việt kiều ở Phápmột tờ truyền đơn, kêu gọi họ mua báonày, do chính ông ta làm chủ bút. Lời kêu gọi ấyviệt theo thể thức một bài vè: “Hồn NamViệt”:

Ở trong thế giới, ống nói, tàu bay,

Việc lạ tin hay, ngày ngàythường có.

Nào ai muốn rõ phải cónhật trình,

Mình ở gia đình, mắtsoi vạn lý,

Á, Âu, Úc Mỹ... rút lạimột tờ.

Mong mỏi người mình,mở mày mở mặt,

Báo này sẽ đặt tên“Việt nam hồn”.

Mỗi tháng hai lần, mỗilần trăm bản

Xin anh em bạn, ai có muốncoi,

Cắt gửi cho tôi, cái toa mãichi (order).

Mấy lời chứngthị, thư bâí tận ngôn,

Chúc “Việt nam hồn”vạn tuế, vạn tuế?

Phía dưới có câu: “Cắt cái toa này, gởi cho M.Nguyễn Ái Quốc, 3 rue du March des Patriarches, Paris 5”. Đoạn dư,để một khoảng trống cho người muađiền tên, họ, địa chỉ. Ông có ghi thêm:“Nếu không đủ 100 người xem thì không thể làmđược”.

Đó là cách thức của ông Hồ mượnđầu heo nấu cháo, định ra báo “Việt namhồn”, nhưng thất bại vì không đủ sốngười đặt mua.

Đến cuối năm 1925, ông Nguyễn Ái Quốcđi Liên Xô được hai năm rưỡi, ôngNguyễn Thế Truyền mới thực hiện ra tờbáo “Việt nam hồn” riêng do chính ông làm chủ nhiệm.Trên danh nghĩa, tờ Việt nam hồn do ông Nguyễn ÁiQuốc sáng lập, nhưng không có một bài viết nào vìkhi báo ra đời, ông đã đi Liên Xô, mà “quên” trảlại số tiền của mấy mươi độcgiả đặt mua báo, vì không ra được!

Sự thật đã rõ ràng như vậy, mà tài liệucộng sản bên nhà, luôn luôn đề cao “uy tín dỏm”của “Bác”: Trong thời gian ở Pháp, Bác có ra tờ báo“Việt nam hồn” để cổ động tronggiới người Việt sinh sống tại Pháp...”.“Bác” không có ra tờ báo “Việt nam hồn” nào, mà chỉ cóbáo “Việt nam... lèo”. (Tài liệu của ĐặngHữu Thụ đã nêu ở trên, trang 73).

Tờ báo “Việt nam hồn” của ông NguyễnThế Truyền là nguyệt san, viết bằng 3 thứtiếng Việt, Pháp, Hán. Có vài số như số 10 14đều viết bằng quốc ngữ. Trước khitờ báo đầu tiên chào đời, ống NguyễnThế Truyền có tung ra tờ truyền đơn cổđộng:

Nghĩ lắm lúc thâm gan, tím ruột,

Vạch trời kia mà tuộtgươm ra,

Cũng xương, cũngthịt cũng da,

Cũng hòn máu đỏ, con nhàLạc Long.

Thế mà chịu trong vòng tróibuộc,

Mấy mươi nămnhơ nhuốc lầm than

,Thương ơi ĐạiViệt giang san,

Thông minh đã sẵn, khôn ngoancũng thừa...

(Sách đã dẫn, trang 76)

Trong những bài báo của ông, nhiều lần ôngđòi hỏi người Pháp ban bố tự do dân chủcho Việt nam, nâng cao dân trí, mỏ mang kinh tế đểtiến (rân đến chỗ tự trị, nhưthế, sẽ tránh được hỗn loạn. Theo ông,nếu Việt nam độc lập mà hỗn loạn, dântrí còn ở trình độ thấp kém sẽ làm mồi chocộng sản.

Trong một bài viết bằng tiếng Pháp đăngtrên báo “Việt nam hồn” của ông Nguyễn ThếTruyền, tựa “Pour le dominion Indochinois” đăng liêntiếp trên 4 số báo, ông Chiêu tố cáo chánh sách dùngrượu đầu độc dân tộc Việt nam:

“ Nếu ở Việt nam số trường họccũng nhiều nh ư số tiểu bài rượu vàthuốc phiện, thì dân Việt nam sẽ là dân có họcthức vào bậc nhíp thê”giới. Trẻ con đi họcbuộc phải nạp giấy khai sanh cho nhà trường,nhưng nếu trẻ con đi mua một lượngthuốc phiện, thì không phải nạp giấy tờ gì.Quyền tự do độc nhất mà người Việtnam chúng tôi được hưởng là quyền tựđầu độc bằng rượu và thuốcphiện”.

Khắp lãnh thổ chằng chịt những liệubài rượu, mà oái oăm thay, các tiểu bài nàyđập vào mắt quần chúng bằng những ngọncờ ba sọc, cắm một cách kiêu hãnh trên mái nhà. Trênhay dưới lá cờ, có mấy chữ R.A. Đó làchữ tắt ty rượu “Regie alcool”. Trong thời gianở Pháp ông Nguyễn Thế Truyền nhiều lầnđi diễn thuyết về nạn độc quyềnnấu và bán rượu của Pháp. Cụ ĐặngHữu Thụ viết về việc này như sau:

Ở Nam Kỳ, rượu được một côngty Pháp độc quyền nấu và do chính phủ bán. Vìđộc quyền nấu rượu dành cho các công ty Pháp,nên các người Việt nam phải làm nghề nấurượu theo phương thức cổ truyền bịphá sản, mất kế sinh nhai. Khi mới thành lập,công ty rượu “Sociéte Francaise des Distillenes de L”lndochine” cósố vốn 2 triệu Francs. Vì lợi tức nhiều,các cổ phần tăng gia mau chóng, số vốn tănglên vào năm 1926 là 33 triệu Francs. Lợi tức năm1926 của công ty là 21 triệu Francs. Mỗi cổ phầnnăm 1901 là 500 Francs, đến năm 1926 bán tới 6.600Francs. Chủ tịch công ty rượu là ông A.R. Fontaine. Cácty rượu mở khắp nơi. Làng nào cũng có. Cácquan lại Việt nam được chỉ thịcủa cấp trên phải làm cho rượu bán chạy,tiêu thụ được nhiều. Quan Phủ, Huyệnnào mà trong hạt của mình, rượu bán đượcnhiều rượu thì chóng được thăngthưởng. Vì vậy, có nhiều vị quan buộcmỗi xã phải tiêu thụ một số lượngrượu nhất định. Việc bắtrượu lậu gây ra nhiều tệ đoan. Nhà đoanđi xét rượu lậu, thấy ở bờ rào hayở ruộng của người nào, có giấu menrượu và dụng cụ nấu rượu, cùng rượulậu, là người ấy bị đưa ra toàphạt vạ, phạt tù rất nặng nề, khôngkể tiền bồi thường thiệt hại cho nhàđoan”. (Sđd, trang 233)

Đặc biệt vào năm 1928, khi có vụ ánĐồng Nọc Nạn, tờ báo,”La Tribune Indochinoise” cóđăng tải vụ này, tường thuật vắntắt diễn tiến vụ án, kết án gia đình Mã Ngânđã cấu kết với ông Phủ Huấn giựtđất của gia đình Mười Chức. Vụ ánđẫm máu đã làm thiệt mạng cò hiến binh Phápvà 3 người trong gia đình Mười Chức. (Xem thêm“Vụ án Đồng Nọc Nạn, sách Nam Kỳ lụctỉnh” cùng tác giả)

Năm 1929, ông Bùi Quang Chiêu cùng luật sư DươngVăn Giáo đi Calcuua dự phiên họp củađảng Quốc Đại Ấn Độ. Nhân cơhội này, hai ông ghé thăm viện Đại học TagoreSantiniketan, mặc dầu không gặp được thi hàoTagore. Năm sau, thi hào Tagore trên đường điNhựt Bổn, có ghé qua Sài gòn, gặp và nói chuyệnvới ông Chiêu. Nhân dịp này, ông Chiêu có viết nhiềubài báo ca ngợi cả Gandhi lẫn đường lốicai trị của Anh ở Ấn Độ. Trong thờigian từ năm 1932 tới 1941, ông Chiêu hoạtđộng ở Pháp với tư cách Nghị sĩĐông Dương trong Thượng hội đồngquốc gia Pháp.

Khi ở vào tuổi 70, có lần ông Chiêu tâm sựvới một người bạn thân là “quá tin vào thiệnchí của Pháp, nên mới mất nhiều thời gian theođuổi mục đích”. Năm 1945, theo lịnh củaTrần Văn Giàu và Nguyễn Văn Trấn, bọn“Quốc gia tự vệ” tới tư gia ông Chiêu ở PhúNhuận hạ sát gần trọn gia đình một cách manrợ.

Bùi Quang Chiêu:người làm thương mại, văn hoá

Cho tới nay, ít người được biếtđến con người văn hoá của ông Bùi Quang Chiêu.Chọn Học viện Canh Nông để theo học,điều đó biểu lộ chí hướng của BùiQuang Chiêu, muốn mở mang kinh tế nước nhà.Với bằng kỹ sư Canh nông, khi hồi hương,ông Chiêu được bổ nhiệm làm Phó giám đốcNha Canh nông ở Hà Nội. Năm sau (1907), ôngđược dồi về Nam làm Thanh tra nông nghiệp.Với chức vụ này, Chiêu được Toàn quyềnPháp giao quyền quản lý cơ sở tằm tơ,dệt lụa ở Tân Châu.

Năm 1913, ông Chiêu trở ra Bắc nghiên cứu vấnđề tơ lụa cho chính phủ. Về Nam lầnthứ hai, ông Chiêu được chính thức bổ làmGiám đốc cơ sở sản xuất tằm tơtằm Tân Châu, lợi tức mỗi năm ướcchừng 4.000 đồng.

Bùi Quang Chiêu là một trong số các ông Hộiđồng quản hạt Nam Kỳ có sáng kiến thànhlập trường “Nữ học đường”, sau nàylà trường Gia Long.

Năm 1923, ông Chiêu lập ra “An Nam họcđường” tại Phú Nhuận, Gia Định. Tuygặp nhiều khó khăn do chính sách hạn chế giáodục của người Pháp, nhưng An Nam họcđường cũng tồn tại đến năm1928. Trường này góp phần đào tạo mộtthế hệ thanh niên mới, hiếu học. Hà Huy Tậptừ Bắc vào Nam tìm sinh kế, có đến xin dạytại trường này. Tạ Thu Thâu trước khi quaPháp du học, cũng là giáo sư của An Nam họcđường nhiều năm. Bất cứ ngườinào làm ăn thành công về vấn đề gì, cũng cóngười ganh tỵ. Bùi Quang Chiêu không tránhđược thông lệ đó. Trên tạp chí “Văn minh”số ra ngày 2-3-1927, tố cáo ông Bùi Quang Chiêu khi đứngra khai thác và quản lý sỏ tằm tơ Tân Châu, đãnhận được một số trợ cấprất lớn là 20.000 đồng. Ngoài ra, ông còn thâu huêlợi quảng cáo trên báo “Diễn đàn ĐôngDương” hàng năm tới 4.000 đồng.

Kể từ khi có phong trào “Tẩy chay Chinois” vào năm1918, Bùi Quang Chiêu cũng dấn thân vào công việc kinh doanh,thương mại. Điều đó cũng chứngtỏ ông là người có đầu óc thực tiễn,dứt bỏ quan niệm bảo thủ, khinh khi nghềbuôn bán. Sau khi có các bài tố cáo Hoa kiều là đồngminh của Pháp, bóc lột đồng bào, Bùi Quang Chiêucũng tham dự vào cuộc tranh thương vớihọ: mở xưởng làm nón ở Sài gòn, lập nhà máyxay lúa ở Chợ Lớn, mở hiệu buôn “NamĐồng Lợi”.

Có óc tháo vát biết tổ chức lại giao thiệprộng, được Toàn quyền Đông Dương VanVollenhoven nâng đỡ, vì là bạn học, nên các cơsở kinh tế, thương mại của Bùi Quang Chiêumỗi ngày một phát triển mạnh.

Ông Chiêu có người em ruột là Dược sĩ BùiQuang Tùng. Hồi năm 1945, khi cuộc kháng chiếnchống Pháp mới bùng nổ, chính dược sĩ Tùnglái chiếc xe Traction mở máy điện quang, máytruyền máu trực tiếp ra bưng, để tiếptế cho Sở Y tế Nam Bộ. Nhờ đó, Sở Ytế đã cứu sống nhiều chiến sĩ bịthương ngoài mặt trận trở về.

Người cộng sản nhìn ở đâu cũngthấy kẻ thù. Những ai yêu nước, không theokiểu cách của họ đều là phản quốc.Chủ trương chụp mũ, lý luận một chiêu,độc tôn đảng cộng sản, đã làm chobiết bao nhiêu người yêu nước, các nhân làichết oan.

Thời đại của ông Chiêu, của ông PhạmQuỳnh, chọn đường lối hoạtđộng chính trị riêng cho mình. Là người củabuổi giao thời, cho nên xét theo quan niệm quá khíchcủa cộng sản, thì không ai cảm thôngđược. Thời thế lúc đó cũng như sauđó, chính cựu Hoàng Bảo Đại cũng tâm sự“nếu không biết khéo léo giao thiệp giữa mộttrạng thái chính trị do sự chiếm đoạt gâynên, và một trật tự mới, trong đó, kiếntạo một xã hội phồn vinh, trọng nhân phẩm,không thể trong chốc lát mà tạo ra được”. Aicố gắng giữ hài hoà, sự ôn hoà trong cách thứctranh đấu để đi đến một sựtriển khai khôn ngoan và cuối cùng đi tới chỗ hoàntoàn độc lập. Lấy quan điểm bây giờ xéthoàn cảnh xưa có lúc không thực tế. Ngườiquốc gia không kết tội vì không quá tin, không cuồngtín.