Cồn bãi và sông nước trên đất cù lao xưa

Ngườixưa có niềm kiêu hãnh khi ngắm nhìn cồn bãi, rừnghoang qua đôi tay và khối óc của chính mình mà trở thànhruộng vườn, làng xóm trù phú đông vui, dù thờitrước chưa có qui mô bề thế như ngày nay. Họlà người xác định chân lý “quê hương đẹphơn cả”, cũng như ngàynay chúng ta hiểu rằng “không có quý hơn độc lập tự do”.

ÐấtBến Tre được hình thành bởi những cù lao giữacác nhánh sông lớn Cửu Long tiếp giáp với biểnĐông bốn bề nước chảy sông sâu, mênh môngsóng vỗ, một bên là sông Tiền (tên xưa là Mỹ Thođại giang) thuộc dinh Trấn Định, mộtbên là sông Cổ Chiên (tên xưa là Long Hồ đại giang)thuộc dinh Long Hồ. Trấn Định sau này là TrấnĐịnh Tường rồi đổi lại là tỉnhĐịnh Tường, còn Long Hồ sau là Trấn VĩnhThanh và được đổi tên thành tỉnh VĩnhLong của Nam Kỳ lục tỉnh.

Đầuthế kỷ XIX, cách đây 200 năm, tư liệu thànhvăn đầu tiên ra đời ở đất Nam Kỳđã ghi chép những nét chấm phá nhưng khá ngoạn mụcnhững đặc điểm về cồn bãi trên sôngnước thuộc đất cù lao Bến Tre thời bấygiờ. Xưa nhứt, có thể là sách Gia Định thànhthông chí của tác giả Trịnh Hoài Đức viếtvào khoảng những năm 1816 -1820.

Theosách ấy và rải rác ở các ghi chép của moat số tácgia khác, đất cù lao cả bên phía Trấn Định (MỹTho) và bên phía Long Hồ (Vĩnh Long) thời bấy giờlàng xóm khá đông đúc, thịnh vượng “có cảnhtrí đẹp đẽ tự nhiên ở chốn giang thôn”.

Trênsông Cửa Đại phía Bến Tre thời ấy cồnPhụng chưa nổi cao lên như bây giờ. Từ cồnThới Sơn (thuộc Tiền Giang) xuống đã có cùlao Quí Sơn, cồn Tàu và cồn Nhựt Bổn.

Cùlao Quí Sơn (nay gọi là xã Quới Sơn) “ở phía Tâyngã ba sông lớn, chu vi 8 dặm khuất khúc uốn lưngnhư hình con rồng. Có cù lao đất che kín phía Bắccon sông cồn Tàu nằm xiên phía Đông dòng nước.

Cùlao nầy đứng riêng giữa cảnh phong ba, rộnglớn, cây cối tươi tốt, đất phì nhiêu,trông có sinh khí sầm uất, có thôn Huỳnh Long - Quí Sơn ởđấy”.

Nhưvậy xã Quới Sơn ngày xưa là một cù lao cách vớidãy đất bên nầy bởi con rạch Phú Thành. Cù laoĐất tức cồn Đeo. Còn cồn Tàu nói trên nay làxã Tam Hiệp thuộc huyện Bình Đại. Về sau conrạch Phú Thành cạn dần và hẹp lại như ngàynay, cù lao Quí Sơn dính với đất liền. Thôn HuỳnhLong - Quí Sơn nay được gọi là xã QuớiSơn. Các thôn Miễu Ông, Tân Phú, Thạch Hồ là tiềnthân của xã Tân Thạch ngày nay. Các thôn xã nay liền kềvới nhau lên đến phà Rạch Miễu, trở xuốnglà các xã Giao Long và Giao Hòa. Xã Quới Sơn có ngôi chùa HộiTôn cổ tự, moat trong những ngôi chùa xưa nhứt ởđất Nam Kỳ. Chùa Hội Tôn được lưudân doing lên từ đời vua Hiển Tông nhà Hậu Lê niênhiệu Cảnh Hưng vào khoảng nửa đầu thếkỷ XVIII, nay chứng tích vẫncòn.

CồnTàu ở trên sông Cửa Đại, chiều dài từ ngang xãLong Thạnh đến xã Vang Quới, ngày xưa cồn cóba ấp tương đương với ba xã trên bờphía bên nầy sông, nay hợp lại


thànhxã mới Tam Hiệp. Từ cuối thế kỷ XVIII trênđất cồn Tàu đã có truyền thuyết về anhem Bảy Giao, Chín Quỳ đến trừ cọp dữ,khai hoang, mở đất, lập nên xóm ấp trên vùngđất cồn nầy. Xã Tam Hiệp ngày nay là mộtvùng cây trái trù phú nổi tiếng của huyện Bình Đại.

CồnNhựt Bổn ở về phía Tây cảng Đại Hải(tức cửa Đại) “trên cồn có Thủ ngựđồn trú, trước mặt có cồn cát nằm chìmdưới nước tục danh cồn Tàu”. Trên cồncòn gọi là bãi cát Nhựt Bổn có giồng Nhựt Bổn,giồng Tổng Đồ, giồng Cây Da “trồng nhiềubông vải, khoai lang, khoai nước. Nhà cửa ẩn hiệntrong các rặng tre và cổ thụ”. Phía về miền sôngBa Lai còn có giồng Bến Lứt, giồng Du Tản (nay gọilà Tán Dù), giồng Giếng, “trồng bông vải, dâu, gai, cócác thôn lạc dân cư”.

CồnNhựt Bổn hay bãi cát Nhựt Bổn ở vào vị tríxã Thừa Đức, huyện Bình Đại, cồn Tàuxưa là cồn Cát còn chìm dưới mặt nướcnay là bãi tắm thuộc ấp Thừa Trung của xã nầy.

Trênsông Hàm Luông cảnh trí thời trước đã đượcmiêu tả là độc đáo và khởi sắc. Sông HàmLuông rộng, sâu và dài như “cái vực của loài giaolong ở có cá to, sấu lớn thường bơi lặnnơi ấy. Sông chia làm ba ngả: ra sông Tiền, xuốngBa Lai và xuôi về cửa biển Ngao Châu. Nướcthường trong, ngọt, sóng gió chập chờn trông rõmênh mông muôn khoảnh”.

Ởđầu nguồn sông Hàm Luông có sông Tiên Thủy (dân gianquen gọi là xứ Súc Sĩ hay Sóc Sãi “làng chợ trù mật,ghe thuyền đi lại tụ tập đông đúc.Nước chia làm hai lạch: lạch phía Nam nướctrong, lạch phía Bắc nước phù sa đỏ giốngnhư sông Kinh, sông Vị trong đục phân chia, nhưng vịnước đều ngọt tốt, pha trà có mùi thơm,tắm gội được trơn láng nên gọi tên làTiên Thủy (nước tiên)”. Phía trên sông Tiên Thủy có cùlao Phụ  Long, ở phụ cậntheo sông Hàm Luông nên gọi là “phụ”, có lũy tre xanh bao bọc,cây bần soi nước như bóng cây liễu rũ quanhvùng sông nước của thôn Phụ Long. Giữa đồngruộng có nhiều cò đậu, buổi chiều hằngđàn dơi quạ đeo bám trên cây bay đi tìm món ănnhộn nhịp khắp vùng, thật là cảnh trí tựnhiên ở chốn giang thôn”. Vùng nước tiên ấy nay làcác xã Tiên Long, Tiên Thủy. Cồn cù lao Phụ Long sau đổithành thôn Phú Long rồi sát nhập với thôn Tân Lợi thànhxã Tân Phú, huyện Châu Thành hiệnnay.

Bêndòng sông Hàm Luông thuộc bờ phía Nam có “cù lao Thanh Sơn tụcdanh cù lao Cái Cấm ở giữa dòng sông Hàm Luông. Có dâncư của ba thôn Thanh Sơn, Thanh Xuân và Tân Thông ởđó trông như núi xanh đứng giữa không trung, sóng bạcvỗ bên giang ngạn, như là bóng trái đất ởtrong mặt trăng hay là cảnh trí chốn thần tiên vậy”.

Cùlao Thanh Sơn sau nay hợp nhứt ba thôn Thanh Sơn, ThanhXuân và Tân Thông thành xã Th anh Tân của huyện Mỏ Cày. Cái Cấmlà tên con sông bao bọc xã Thanh Tân có cây cầu Cái Cấm trênquốc lộ 60 đi ngang qua đấy.

SôngBa La tục danh là Cái Mít ở phía Đông sông lớn HàmLuông... trước miệng sông có nổi cái cồn nhỏ,từ dòng nhỏ ở nơi cồn ấy xuống phíaNam chin dặm đến sông nhỏ Sơn Đốc...”. Cồn nhỏ nói nay là cồn Ốc xã Hưng Phong, huyệnGiồng Trôm, moat làng quê cây trái trù phú trên sông nước HàmLuông. Cồn Ốc xưa thuộc thôn Hưng Thạnh (naylà Thạnh Phú Đông), sau tách ra thành thôn Hưng Phong, nên tênxã dùng chữ


Hưnglàm đầu, còn Phong có nghĩa là ngọn núi nhỏ nhô lêngiữa vùng trời nước (ta có thể hiểu làđồi hay gò cao). Cụ Trần Quốc Duy mộtsĩ phu yêu nước bị đày ra Côn Đảo, có viếtcâu đối điếu người đồng chí là NguyễnTiểu La: “Ba trung dũng khởi cô phong, cao, cao, cao, lưutrú anh hùng thiên cổ trạch. Mộng lý kinh đô đồngchí chiến, chiến, chiến, hoàn ngã sơn hà độclập thiên” (Tạm dịch ý: Giữa sóng gió ba đào nổilên ngọn núi trơ vơ, cao và cao, nơi yên nghỉ củakhách anh hùng muôn thuở. Trong giấc mơ  kinh khủng, thét to gọi đồngchí, đánh, đánh nữa, giành cho được đấttrời non nước về ta). Chữ phong trong câu đầuđồng nghĩa với tên xã Hưng Phong, không phảiphong là gió hay phong tục theo nghĩa thông thường.

CồnĐất trên sông Hàm Luông thuộc xã An Hiệp, huyện BaTri xưa có tên chữ là Thổ Châu. Sách viết “Giữasông nổi lên hai cù lao, phía Đông là cù lao Đất (ThổChâu) dài hơn 2 dặm, phía Tây là cù lao Cát (Sa Châu) dài hơn 5dặm... Nơi đây gò đất phì nhiêu, cây cối xanhum, đứng cản cửa biển như 2 con cá kình trấngiữ thủy khẩu để làm cửa ải khốngchế nơi biển ấy”. Ta biết cù lao Đấthay cồn Đất thuộc phía Ba Tri, còn cù lao Cát nay làvùng Cái Cát (hay Cả Cát) còn có tục danh là cù lao quốc tếthuộc về huyện Thạnh Phú và gần như dính hẳnvới đất liền chỉ cách nhau con rạchBăng Cung không lớn lắm. Ở cồn Đất, bầnmọc thành rừng, chim chóc tụ hội về đâythành sân chim. Ngày xưa Nguyễn Phúc Ánh bị Tây Sơn truytìm phải chạy ra ẩn tại cồn Đất. Ởđó ông ta đói quá phải ăn trái bần chát với nắmsống và cơm nguội và nhờ có bay rái cá chạy thụtđất bít mất dấu chân nên ông ta thoát nạn. Vềsau khi lên ngôi vua Nguyễn Phúc Ánh (tức vua Gia Long) cho gọitên cây bần là thủy liễu (cây liễu nước) vàphong cho rái cá chức “lang lại đại tướngquân”. Người có công nuôi giấu nhà vua, cai việc TrầnVăn Hạc ở thôn Hưng Lễ, đượchưởng đất phong “tự Hàm Luông chí hải khẩu”tức là nơi tương ứng với vùng cồn Đấtngày nay. Cồn Đất hiện tại thôn xóm đông vui,chim trời bay kín khi chiều xuống, hàng cây bầnnhư liễu rũ thướt tha trên dòng nước biếclúc bình minh. Đêm đêm ngàn vạn con đom đóm chớplóe trong lùm cây như sao giăng trên mặt nước. CồnĐất còn là căn cứ địa của du kích trong2 cuộc kháng chiến và là nơi thưởng ngoạn củadu khách khi sân chim ở đây còn đông đúc các loài chimsinh sản và cư trú trên ruộng đồng sông nướcBến Tre.

Ởcuối cù lao Minh là Hồ Cỏ nay thuộc xã Thạnh Hải,huyện Thạnh Phú. Ngày xưa nơi Hồ Cỏ tiếpgiáp với vùng nổng cát ven biển là một vùng đấtđai bằng phẳng, cỏ non xanh rờn,nhìn xa mút mắt.Thời mới bắt đầu khai hoang, Hồ Cỏ códáng dấp của một vùng thảo nguyên đồng bằngven biển, cỏ xanh dợn sóng, cát mịn nát chân, mùachướng về gió đông man mác, sóng vỗ rì rào, mộtthời có tiếng là nơi kỳthú chốn chân trời góc biển.

Truyềnthuyết kể rằng năm Tự Đức thứ 16(1863) ông Nghè Trương Văn Mô người thôn ThạchHồ, tỉnh Định Tường (nay là xã Tân Thạch,huyện Châu Thành, Bến Tre) nhân một chuyến vềthăm quê bạn tại đây, cảm hứng trướccảnh vật độc đáo của vùng quê biển ôngviết một bài thơ tức cảnh:

“Đây cảnh Đào Nguyên hay cõi trần?Đứng đây dường thấy rạng tinh thầnNgàn chim lướt gió bay không dứt Hồ Cỏ ThạnhPhong đẹp tuyệt trần”.