ĐaKao: Một trung tâm Văn Hóa

Trước năm1975, vùng Đakao thuộc Quận I của thủ đô Sài Gòn. Trong thời Pháp thuộc, vùng n ày có tên là Đất Hộ. Tuy hiện naychưa có những tài liệu nghiên cứu nghiêm chĩnh vàcó hệ thống về lịch sử của vùngđất nầy khiến ta không rõ về nguồn gốccủa địa danh nhưng có thể khẳngđịnh đây là một trong những vùng đấtđược khai thác từ lâu đời nhất củaSaigon, có lẻ đã trên một trăm năm. Mộtbằng chứng cụ thể là Chùa Ngọc Hoàng, ởđường Phạm Đăng Hưng, theo sách "SaigonNăm Xưa" của cố học giả VươngHồng Sển, nguyên Giám Đốc Viện Bảo TàngSaigon, đã được xây cất từ năm 1905.Điều nầy có thể giải thích phần nào dovị trí nằm sát Rạch Thị Nghè, một nhánh củaSông Saigon, một trục giao thông quan trọng, nhất làtrong giai đoạn mới bắt đầu khai tháccủa thực dân Pháp.  Vớivị thế là một vùng đất xưa, Đakaođã có một đời sống văn hóa khá đậmnét về nhiều mặt. Một điều đặcbiệt cần lưu ý là khu Đakao, so với phầnlớn những khu vực khác trong thành phố Saigon, cómột mật độ rất cao về cơ sởvăn hóa.

 Các Cơ  SởGiáo Dục

 Trước hết xin nói về các cơsở của Bộ Giáo Dục. Hầu hết các bộphận đầu nảo của Bộ đều tọalạc trong khu Đakao. Trụ sở của Bộ GiáoDục, với các bộ phận trực thuộc nhưNha Du Học, Nha Kế Hoạch, đều nằm tạikhu vực ngả tư Lê Thánh Tôn và Hai Bà Trưng. Hai bộphận khác cũng rất quantrọng của Bộ làTổng Nha Trung, Tiểu Học và Bình Dân Giáo Dục, và NhaKhảo Thí đều tọa lạc tạiđường Nguyễn Bĩnh Khiêm, đối diệnvới Sở Thú. Nha Kỹ Thuật và Mỹ ThuậtHọc Vụ thì được đặt tạiđường Mạc Đĩnh Chi, đối diệnvới Nha Khí Tượng. Ty Tiểu Học Saigon thìnằm trong khuôn viên của Trường Nữ TiểuHọc Đakao, trên đường Phan Đình Phùng,đối diện với Phòng Thí Nghiệm Vi Trùng Học.

Về các trường đại học, saucuộc đão chánh 1-11-1963, thành Cộng Hòa, nơiđồn trú của Lữ Đoàn Phòng Vệ PhủTổng Thống, đã được biến thành trụsở của hai trường Văn Khoa và Dược Khoa.Về sau Trường Nông Lâm Súc cũng đượcđưa về đây luôn. Hai Trường Luật Khoa,nằm trên đường Duy Tân, và Kiến Trúc, nằmgần ngả tư Duy Tân và Phan Đình Phùng, cũng nhưtrụ sở của Viện Đại Học Saigon,nằm ngay tại Công Trường Chiến Sĩ (mà saunăm 1975 dân chúng Saigon thường gọi là Hồ ConRùa), bên cạnh trường Luật Khoa, cũng có thểxem là thuộc khu Đakao.

Về các trường trung học công lập,thì phải kể ngay đến trường nam VõTrường Toản, và trường nữ TrưngVương, nằm ngay bên cạnh Tổng Nha Trung, TiểuHọc và Bình Dân Giáo Dục. Trong thời Pháp thuộc,tại địa điểm nầy là Ecole Normale(Trường Sư Phạm) đào tạo giáo viên tiểuhọc cho cả Nam Kỳ. Cả hai trường VõTrường Toản và Trưng Vương đều làtrường trung học đệ nhị cấp (sau 1975,chính quyền mới gọi là trường phổ thôngcấp ba), dạy đến lớp đệ nhứt,tức là lớp đi thi bằng cấp Tú Tài II. Ngoài ra,tại đường Hồng Thập Tự, ngó ngay rangả ba với đường Phùng Khắc Khoan, từthập niên 60 trở đi, ta còn thấy có trườngTrung Học Kỹ Thuật Nguyễn TrườngTộ.  Trường nầychỉ là một trường trung học đệnhất cấp mà thôi.

Về các trường trung học tưthục, thì khu Đakao tập trung phần lớn cáctrường nổi tiếng của Saigon. Vào đầuthập niên 50, khi chương trình Pháp vẩn cònđược giảng dạy song song với chươngtrình Việt, thì phải kể đến hai trườngquan trọng là trường Vương Gia Cần, nằmtrong một biệt thự có lầu ở đườngPhan Thanh Giản, đối diện với ngả ba PhanKế Bính, và trường Les Lauriers, ở đườngMạc Đĩnh Chi, giữa ngả ba Phan Thanh Giản vàngả tư Tự Đức, sau dời vềđường Đinh Công Tráng, gần ngả ba LýTrần Quán, và đổi tên là trường Tân Thịnh.Các trường dạy chuyên về chương trìnhViệt thì quan trọng nhứt phải kể đếntrường Huỳnh Khương Ninh, nằm trênđường D'Ariès, gần đầu ngả ba vớiđường Paulin Vial. Trường nầy có từ rấtlâu đời, gồm một dãy nhà hai tầng khang trang,dạy cả tiểu học và trung học, điềuhành bởi một ban giám đốc và giảng huấn cókhả năng, tận tâm và yêu nghề, và đặcbiệt là có tinh thần yêu nước cao. Chính vì thế,trong thời Pháp thuộc, trường nầy đã làmục tiêu theo dõi thường xuyên của mật thám Pháp.Sang thời Cộng Hòa, trường nầy cũng lạilà nơi tập trung một số cán bộ đảngviên của đảng Cộng Sản, nên cũng vẫntiếp tục bị theo dõi nghiêm nhặt bởi TổngNha Cảnh Sát. Sau ngày 30-4-1975, vị  Hiệu Trưởng củatrường nầy đã được chính quyền quânquản đề cử làm Giám Đốc đầu tiêncủa Sở Giáo Dục Thành phố Hồ Chí Minh. Kếđến là các trường Huỳnh Thị Ngà, ởđường Trần Nhật Duật, và trườngViệt Nam Học Đường, ở cuốiđường Đặng Tất. Sau thập niên 60, thì cóthêm hai trường là trường Văn Hiến, ởđường Trần Quang Khải, gần rạpchớp bóng Văn Hoa, và trường Tân Thanh, ởđường Trần Quý Khoách, sau lưng trườngViệt Nam Học Đường. Một trườngtrung học tư thục nữa ở Đakao làtrường Đông Tây Học Đường, nằmở đường Hai Bà Trưng, đối diệnvới ngả ba đường Tự Đức.Trường nầy chỉ sống được mấynăm vì ít học sinh và vì kết quả giáo dụctương đối kém nên không cạnh tranh nổivới các trường tư thục khác trong vùng. Ngoài racũng phải kể đến trường chuyên dạyAnh ngữ đầu tiên của Saigon là Trường Anhngữ Trần Gia Độ, nằm trên đườngPhạm Đăng Hưng, gần chùa Ngọc Hoàng (vềsau là địa điểm của Vỏ dường Nhuđạo của Thích Tọa Thích Tâm Giác).  Tất cả các trườngtrung học tư thục nầy, dù nhiều dù ít,đều đã có những đóng góp quan trọng vàoviệc giáo dục thanh thiếu niên ở cấp trunghọc trong một thời gian dài, nhất là trong thậpniên 50 (trước 19540) vì lúc đó tại Saigon chỉ có mộttrường trung học công lập duy nhất là Lycée PétrusTrương Vĩnh Ký ở mải tận trong khu Nancy,gần Chợ Lớn. Tất cả học sinh Saigon, saukhi thi đậu bằng Tiểu Học, đềuphải trải qua kỳ thi tuyển vào trường PétrusKý. Năm 1953 khi tôi tham dự kỳ thi tuyển nầy,trường Pétrus Ký chỉ lấy vào 550 học sinh cho 10lớp Đệ Thất. Những học sinh rớtkỳ thi tuyển nầy không còn cách nào khác hơn làphải theo học tại các trường trung họctư thục.

      Về cáctrường tiểu học công lập, khu Đakao có haitrường, trường nam nằm trên đườngĐinh Tiên Hoàng, giữa hai đường TựĐức và Nguyễn Thành Ý, và trường nữ,nằm trên đường Phan Đình Phùng, cùng mộtđịa điểm với Ty Tiểu Học Saigon. Tôitheo học trường nam suốt bậc tiểu học,cho đến khi thi đậu vào trường Trung HọcPétrus Trương Vĩnh Ký, nên đã có rất nhiềukỹ niệm với ngôi trường nầy. Tôi xinmở dấu ngoặc ở đây để nói thêm vàiđiều về giáo dục tiểu học và ngôitrường nầy. Chương trình giáo dục tiểuhọc lúc đó đã được chuyễn ngữ, dùngtiếng Việt để giảng dạy, nhưngvẩn còn phải học môn Pháp văn. Tên gọi củacác cấp lớp đều dùng cả hai ngôn ngữ:Lớp Năm (nôm na gọi là Lớp Chót) - Cours Enfantin,Lớp Tư - Cours Préparatoire, Lớp Ba - Cours Élementaire,Lớp Nhì - Cours Moyen, Lớp Nhứt - Cours Supérieur, vàLớp Tiếp Liên - Cours Certifié. Về thi cử, hếtLớp Ba thì phải qua một kỳ thi lấy vănbằng Sơ Đẳng Tiểu Học, đậu thìmới được lên Lớp Nhì. Hết LớpNhứt thì phải đi thi lấy văn bằng TiểuHọc. Đậu bằng Tiểu Học rồi thìmới được làm đơn xin dự kỳ thituyển vào Lớp Đệ Thất của trườngTrung Học Pétrus Ký.  Nhữngngười thi rớt kỳ thi tuyển nầy, muốnnăm sau thi lại, thì xin vào học Lớp Tiếp Liên.Trong thời gian tôi theo học, trường nam TiểuHọc Đakao có 2 lớp cho mổi cấp, trừcấp Tiếp Liên chỉ có một lớp thôi. Xin đóngdấu ngoặc lại ở đây.

      Về cáctrường tiểu học tư thục, khu Đakao córất nhiều cơ sở như thế nhưng tôi khôngcòn nhớ được hết, nên chỉ xin kể rađây những trường tôi còn nhớ được.Trường đầu tiên tôi muốn nói đến làtrường Quốc Học, không phải vì nó làtrường lớn nhứt hay quan trọng nhứt màchỉ vì đó là ngôi trường tôi theo họcđầu tiên trong đời. Đó là cuối năm 1947,tôi mới được 6 tuổi, mẹ tôi đóngtiền cho tôi vào học Lớp Chót tại trườngnầy để chuẩn bị cho tôi năm sau sẽ xinvào trường Tiểu Học Đakao. Ngôi trườngnầy nằm ở đường Legrand de la Liraye (saugọi là đường Phan Thanh Giản), gần ngảtư với đường Albert 1er (Đinh Tiên Hoàng), ngayđằng sau tiệm hủ tiếu của ngườiHoa ở ngả tư nầy. Trường nầy chỉlà một căn phố và có 3 lớp mà thôi, một LớpChót, một Lớp Tư và một Lớp Ba. Tôi theo họctại trường nầy độ 5 hay 6 tháng gì đó màthôi, đủ để biết đọc, biếtviết, và thuộc cữu chương. Sau trường nầythì phải kể đến các trường nằm trênđường Paul Bert (Trần Quang Khải) mà tôi chỉcòn nhớ tên được một trường mà thôi,đó là trường Lễ Văn (chắc là đặttên theo câu Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn). Từcuối thập niên 50 trở đi, mới thấyxuất hiện các trường Mẫu Giáo, và khu Đakaocũng có hai cơ sở lớn và nổi tiếng, đólà Trường Michelet, sau đổi tên là Rạng Đông,ở đường Hiền Vương, gần ngả baLý Trần Quán, và Trường Mạnh Mẫu, nằm trongđường Lý Trần Quán.

 Các Cơ Sở Tôn Giáo

 Song song với cơ sở giáo dục nhưvừa kể qua ở trên, các cơ sở tôn giáo trong vùngmới chính thật là nét văn hóa đặc thù của khuĐakao. 

Trước hết xin nói về các ngôi đình.  Tôi tin rằng trong toàn thành phốSaigon không có khu vực nào có nhiều đình như khuĐakao và tập trung trong một diện tích nhỏhẹp như vậy. 

Nội trên đường Trần QuangKhải thôi ta đã có đến 4 ngôi đình.  Ở khoảng đầuđường, đi vào từ ngả tư vớiđường Đinh Tiên Hoàng, bên phải có một ngôiđình mà tôi không còn nhớ tên, ngôi đình nầy bềngoài trông như một căn phố, không có sân; cách đóchừng mười lăm mét, bên tay trái là ngôi đìnhlớn nhứt trong toàn khu Đakao, đó là đình NamChơn.  Đình nầy có sânrất rộng, có cả một cây đa cổ thụ ngayở trước, phía bên trong vách tường bằnggạch ở mặt tiền. Chính dưới bóng mát của cây đa nầy là cácbàn hớt tóc mà tôi đã nhiều lần đến hớt tóc lúccòn nhỏ.  Vào bên trong, toà nhà của đìnhvới điện thờ nằm bên tay trái, phần cònlại là một khoảng sân đất rất rộng,đây là nơi dựng rạp khi cúng kỳ yên.  Rạp được dựng lênbằng vải và được sử dụng cho haiviệc: ban ngày là nơi để cho khách đến cúngđình ngồi nghĩ uống nước, ghi sổ cúngtiền, và chờ đợi đến phiên mình vào lểkhi bên trong điện đã quá chật, ban đêm trởthành rạp hát để trình diển các vở tuồng hátbội.  Sau đình Nam Chơn,ra đến gần ngả ba với đườngNguyễn Phi Khanh, bên tay phải lại có một ngôiđình nhỏ nữa, tôi cũng không nhớ tên ngôi đìnhnầy, chỉ nhớ ngôi đình nằm bên cạnhmột con hẽm nhỏ, và là nơi đóng đôthường trực của một đoàn hát bộinhỏ.  Qua khỏi ngả baNguyễn Phi Khanh, tại ngay ngả ba vớiđường Bà Lê Chân, là đình Phú Hòa, với cửa vàoquay ra đường Bà Lê Chân, chính tại đây có quán càphê của nghệ sĩ cải lương lừng danhBảy Nhiêu.  Đình Phú Hòathường được các đoàn cải lươnglớn dùng làm nơi tập tuồng mới. 

Trên đường Nguyễn Phi Khanh, ngayngả ba với đường Huyền Quan, gần ratới ngả ba với đường Trần QuangKhải, cũng có một ngôi đình lớn là đìnhSơn Trà.  Đình nầychỉ nhỏ hơn đình Nam Chơn thôi, phíatrước và dọc theo cạnh đường HuyềnQuan là hàng rào cây sống. Trước mặt tiền của điệnthờ cũng là một sân đất lớn và, cũngnhư đình Nam Chơn, đây là nơi dựng rạptrong các dịp cúng kỳ yên. Chính tại ngôi đình nầy tôi đãđược mẹ tôi cho đi theo để coinhững vở tuồng hát bội nổi tiếng củathời đó như tuồng San Hậu, Huê Dung Đạo,Thần Nữ Dưng Ngủ Linh Kỳ, Trãm Trịnh Ân...,với các cô đào hát bội một thời vang bóng nhưCô Năm Đồ, Cô Cao Long Ngà ... Tôi còn nhớ mãi cái khôngkhí ngột ngạt của các đêm hát bội tạiđây.  Rạp bằng vảibố, che không cao lắm, bên trong rạp rất chật, vànóng bức.  Sân khấubằng gổ cũng không cao lắm, và gần như lúcnào cách bài trí cũng giống nhau, dầu là cảnh nhà dân,nhà quan, hay cung vua, cũng chỉ thấy có một cái bànvới hai cái ghế để ở hai bên, cả bàn vàghế đều có tấm phủ mầu sắcđẹp.  Ngayđưới sân khấu, chỉ có hai hay ba hàngđầu là để ghế, các hàng còn lại toàn làbăng gổ.  Ngaytrước cái ghế ở chính giữa hàng ghếđầu có để một cái trống lớn, vàngười ngồi ở cái ghế đó thỉnhthoảng cầm cây chầu đánh vào trống mấy cáithùng thùng.  Về sau lớn lêntôi mới biết đó là một vị chức sắctrong đình có nhiệm vụ "cầm chầu"để làm cái việc đánh giá cách trình diển của cácnghệ sĩ trên sân khấu. Thỉnh thoảng người đi xem cũng tham giavào việc tán thưởng các nghệ sĩ bằngtiền, họ kẹp tiền vào các cây quạt xếpbằng giấy và liệng quạt lên sân khấu.  Đoàn hát luôn luôn có ngườiphụ trách đi lượm các cây quạt, gở tiềnra và mang quạt không trả lại cho khán giả.        

Trên đường Nguyễn Bĩnh Khiêm, ngayngả tư với đường Tự Đức, làđình Tân An, cũng là nơi đóng quân của mộtđoàn cải lương nhỏ. Tôi không có kỹ niệm gì về ngôi đình nầy.

Ngoài ra khu Dakao còn cái đình nhỏnữa.  Đình nầy nằmtrong một con hẽm trổ ra gần nơiđường Đinh Tiên Hoàng gặp đườngHiền Vương.  Conhẽm nầy ăn thông ra đến đườngHuỳnh Khương Ninh.  Tôikhông còn nhớ tên ngôi đình nầy.

Như thế là trong một khu vực vớidiện tích chưa tới một cây số vuông, ta cótất cả 7 ngôi đình. Nếu tính theo đường chim bay, hai ngôi đìnhlớn nhứt trong khu Đakao, đình Nam Chơn và đìnhSơn Trà, cách nhau chưa tới hai trăm mét.  Hồi còn nhỏ tôi hoàn toàn khôngnghĩ gì về mật độ tập trung nầycủa các ngôi đình trong vùng. Về sau lớn lên, nhất là tôi lại họcvề ngành sử, nét văn hóa đặc thù nầy làm tôithấy thắc mắc nhiều. Vì thông thường mổi làng chỉ có một ngôiđình mà thôi, làm nơi thờ thành hoàng bổn cảnh.  Làng ở trong Nam lại thôngthường có diện tích rất lớn.  Thật khó tin là khu vực nhỏbé nầy của Đakao, nơi quy tụ bảy ngôiđình nầy, ngày xưa là địa hạt củabảy cái làng.  Nhưng nếukhông phải như vậy thì tại sao lại có tớibảy cái đình.  Tôi đã códự định làm một cuộc nghiên cứu về cácngôi đình nầy để tìm câu trả lời nhưngchưa bao giờ làm được vì nhiều lý do ngoài ýmuốn.  Cho đến mộthôm vào khoảng cuối năm 1974, rất tình cờ,thắc mắc nầy của tôi đã đượcgiải đáp một phần nào. Hôm đó tôi đi họp ủy ban tại trụsở của Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục(HĐVHGD) ở đường Trần Quý Khoách mà tôi làmột thành viên.  Trong khichờ họp, tôi ngồi trò chuyện với cụĐổ Văn Rở, Thứ Trưởng Bộ VănHoá Giáo Dục Đặc Trách Văn Hóa,  Phó Chủ Tịch Văn Hóacủa HĐVHGD (ở nhiệm kỳ 2 nầy củaHĐVHGD, 1974-1977, Chủ Tịch HĐVHGD là Phó TổngThống Trần Văn Hương, Phó Chủ Tịch GiáoDục của Hội Đồng là Giáo Sư TrầnVăn Tấn, Khoa Trưởng Đại Học SưPhạm Saigon).  Tôi không còn nhớchúng tôi đã khởi đầu câu chuyện như thếnào nhưng sau một hồi thì câu chuyện xoay quanh các ngôiđình của vùng Đakao.  Tôichợt nhớ lại thắc mắc của mình nên đemvấn đề ra hỏi cụ Rở.  Không suy nghĩ gì cả, cụ nóingay ý nghĩ của cụ ra cho tôi nghe, và tôi nhận thấycụ rất có lý, và đây có thể là mấu chốtcủa vấn đề.  Theocụ Rở, những người đã dựng lên các ngôiđình nầy là những di dân thuộc các làng chàilưới đánh cá từ miền nam Trung phần vào.  Tiếng địa phươnggọi các làng chài nầy là các Vạn.  Vào đây rồi, khi đã ổnđịnh thì họ lập đình để tiếptục thờ cúng các vị thành hoàng của họ.  Mổi Vạn đều có thànhhoàng riêng nên bắt buộc họ phải lập đìnhriêng.  Đó là lý do tại sao cóquá nhiều đình trong môt phạm vi nhỏ hẹp nhưthế.  Cụ Rởđưa ra bằng chứng là ngay tại vùng Đakaonầy có một xóm gọi là Xóm Vạn Chài.  Xóm nầy nằm sát bờRạch Thị Nghè, ngay phía sau khu vực trườngVăn Hiến và rạp chớp bóng Văn Hoa ởđường Trần Quang Khải sau nầy, gầnnhư đối diện với đình Nam Chơn, vàcũng không cách đình Sơn Trà bao xa.  Cho tới thập niên 50, lúc tôi cònnhỏ, xóm nầy vẩn còn mang tên là Xóm Vạn Chài.  Lý luận và bằng chứngcụ Rở đưa ra khá vững, tôi nghĩ làbước kế tiếp cần thực hiện là nghiêncứu các thần sắc (nếu còn) thờ trong các ngôiđình nầy, chắc chắn ta sẽ tìm đượcgốc tích của những người đầu tiênđã lập ra các ngôi đình nầy.  Trong thâm tâm tôi tin rằngthuyết của cụ Rở là đúng.

Sau các ngôi đình, các cơ sở tôn giáo quantrọng khác của khu Đakao là chùa Cô Hồn ởđường Trần Quang Khải, chùa Ngọc Hoàngở đường Phạm Đăng Hưng vàĐền thờ Đức Trần Hưng Đạoở đường Hiền Vương.  Trong ba cơ sở nầy, chùaNgọc Hoàng là cổ nhứt. Ngay trong thập niên 50 lúc tôi còn nhỏ thì chùa nầyđã có được nữa thế kỹ rồi.  Chùa Ngọc Hoàng có cơ sở khálớn, cổng gạch, sân rộng và dài, lối đi látgạch, bên trong sân có nhiều cây cối.  Vào hết phần sân ngoài rồilà lan can bằng gạch rồi đến phần sân tronghoàn toàn lát gạch, có nhiều cây kiểng, và đặcbiệt ở góc bên tay phải có một hồ nhỏ nuôirùa và cua đinh, mặt hồ hoàn toàn phủ rong xanh, vách vàthành hồ bằng đá cũng đầy rong rêu, trôngrất cổ kính. Trước khi vào bên trong chùa, hai bên cửa có haitượng Ông Thiện và Ông Ác to gần bằngngười thật, đứng cầm gươm, màusắc rực rỡ.  Bên trongchùa lúc nào cũng âm u và khói nhang nghi ngút, thú thật tôichỉ dám đứng ở ngoài cửa nhìn vào mà thôi,chưa bao giờ tôi dám bước vào bên trong.  Tôi chỉ thích đứngchồm mình vào thành cái hồ ngoài sân để nhìn các chú rùalâu lâu trồi lên mặt nước để thở.  Chùa Cô Hồn, cách không xa đìnhPhú Hòa, tuy gọi là chùa nhưng xem có vẻ giống cáiđình nhiều hơn, không biết cất từ nămnào, có cổng gạch và sân gạch, về sau dườngnhư có cho thuê phần sân để làm garage sửa xehơi.  Chùa Cô Hồn thì tôicũng có khá nhiều kỹ niệm.  Đó là nơi hàng năm vào dịpRằm Tháng Bảy bọn con nít tụi tôi kéo tới xemcúng cô hồn, xem tượng Ông Tiêu làm bằng hoa lá,với cái lưởi le dài ra, đỏ lòm trông đễsợ, và cũng để chờ tiết mục hấpdẫn nhứt sau khi chùa cúng xong: đó là màn màn nhào vôgiựt bánh trái, giựt tiền trong chùa liệng ra sân(gọi là thí cô hồn).  Bánhtrái thì đủ loại, nào chuối, nào khoai, nàođậu phộng nấu, nào bánh cúng, bánh cấp, bánh in,bánh ít.  Còn tiền thì chỉ làbạc cắt, một cắt, hai cắt mà thôi.  Đền thờ Đức ThánhTrần là mới nhứt trong ba cơ sở tôn giáo nầy.  Đền được cấtlên sau năm 1954, bên ngoài đường HiềnVương nhìn vào tưởng như chỉ là mộtcăn phố với cổng sắt cao.  Sau khi vào cổng rồi là mộtlối đi lát gạch, bề ngang chỉ rộngđộ ba mét, dài độ hơn mười mét.  Cuối lối đi nầy kháchviếng thăm đền sẽ ngạc nhiên vô cùng khiđối diện với một sân gạch rấtrộng nằm xéo qua phía bên tay phải, sân nầy hìnhchữ nhựt, mổi cạnh dài có đến trên haimươi mét.  Cuối sânđó là điện thờ, nền lát gạch bông luôn luônsạch bóng và sơn son thếp vàng rực rỡ.  Hàng năm đến ngày húycủa Đức Thánh thì đồng bào đến lểđông vô cùng, bên trong khói nhang nghi ngút và chiêng trốngđánh vang rền.

Khu Đakao còn một cơ sở tôn giáonữa, tuy nhỏ nhưng mang nhiều nét độcđáo.  Đó là MiểuNổi.  Đây là tên củangười địa phương đặt cho cơsở tôn giáo nầy, tên chính thức của nó là gì thì tôikhông biết vì chưa bao giờ nghe nói đến.  Đặt tên như thế vìđây là một cái miểu cất trên một cái cù laonhỏ trên rạch Thị Nghè (rạch Thị Nghè là têngọi trên bản đồ, người địaphương thì gọi là sông Cầu Bông).  Có thể đến MiểuNổi bằng hai cách, hoặc theo một con hẽmnhỏ ở đường Trần Quang Khải, đixuyên qua hết khu xóm Vạn Chài, ra tới tận bờsông rồi dùng đò qua miểu, hoặc đi xuyên quatrại cưa Trần Pháp, ở dưới dốcCầu Bông, về phía bên Bà Chiểu, độ hơn 100mét, ra bờ sông rồi cũng dùng đò qua miểu.  Miểu là nơi thờ mộtvị Thánh Mẫu, dân trong vùng thường chỉ gọilà Bà, nên cũng có khi người ta gọi cơ sở tôngiáo nầy là Miểu Bà.  Dânchúng trong vùng tin là Bà rất linh thiêng, cầu xin gì cũngđược, nên suốt năm lúc nào cũng có đôngngười đến cúng vái, và vì thế Miểu Nổilúc nào cũng ở trong tình trạng được chămsóc, sơn phết tươi tốt.

Về phần đạo Thiên Chúa, ngoài hai ngôithánh đường lớn, tuy không xa khu Đakao, nhưngkhó có thể gọi là thuộc khu Đakao, Nhà ThờĐức Bà Saigon (về sau được Toà Thánh La Mãnâng cấp lên hàng Vương Cung Thánh Đường), vàNhà Thờ Tân Định, còn phải kể đến các cơsở đào tạo tu sĩ nằm trong khu Đakao.  Đó là Đại ChũngViện Saigon và nhà Dòng Tu Kín, cả hai cơ sở nầyđều nằm trên đường CườngĐể.

Ngoài những cơ sở tôn giáo thuần túynhư vừa trình bày ở trên, khu Đakao còn có Đềnthờ Quốc Tổ trong Thảo Cầm Viên (ngườiSaigon thường gọi là Sở Thú).  Sau khi vào cổng chính củaThảo Cầm Viên, nhìn sang phía tay phải ta thấy ngayđền thờ Quốc Tổ. Ngôi đền nầy có kiến trúc rấtđộc đáo, vuông vức, mổi cạnh khoảng 10mét, dựng trên một mô đất cao, với mái cong, lợpngói âm dương rất đẹp.  Mổi phía đều có bậcthềm đá dẩn lên đền, hai bên thềm có lan canhình rồng đúc xi măng và sơn phết rấtđẹp.  Ngay trướcmặt chính của đền là sân lát gạch, ỡgiữa có một bia đá. Nhìn từ phía chính diện vào trong đền, bên tayphải, các đền chừng 5 mét có một tượngvoi bằng đồng đen, theo bảng đề bêncạnh thì tượng voi nầy là do Vua Cao Miên tặng vàodịp khánh thành Sở Thú. Chung quanh đền, bốn phía đều có cửabằng gổ quý.  Đềnchỉ mở cửa cho khách viếng vào ngày Chúa Nhựtthôi.  Bên trong đền làđiện thờ sắp xếp như trong các ngôiđình, chia làm ba gian, với các giá dựng binh khí bằngđồng bóng loáng.  Hàngnăm cứ đến ngày Giổ Tổ Hùng Vươngđều có tổ chức lể rất long trọngtại đây.

 Các Cơ Sở Văn Hóa Khác

 Ngoài các cơ sở giáo dục và tôn giáovừa kể trên, khu Đakao còn có nhiều cơ sởvăn hóa quan trọng khác. 

Trước hết, đáng kể nhứt làThảo Cầm Viên Saigon, tức Sở Thú.  Tọa lạc trên một vùngđất rộng hàng chục mẫu, mặt tiền làđường Nguyễn Bĩnh Khiêm, một cạnh làđường Hồng Thập Tự, và mặt sauchạy dọc theo rạch Thị Nghè, Sở Thú là mộttrong những khu giải trí quan trọng của dân chúngSaigon, nhứt là vào ngày Chúa Nhựt. Sở Thú thời Pháp thuộc gọi là Jardin Botanique(nghĩa là vườn bách thảo), sang thời Cộng Hòađổi ra tên Việt, gọi là Thảo Cầm Viên,nhưng đối với người dân Saigon thì truớcsau vẩn gọi là Sở Thú. Theo ý kiến riêng của tôithì cả ba tên gọi nầy, hai tên chính thức, mộttên nôm na, đều không diển tả đượchết nội dung của khu vườn nầy.  Tên Pháp thì hoàn toàn chỉ nói vềcây cối là sai, vì trong vườn có nuôi rất nhiềuloại thú khác nhau.  Tên Việtchính thức cũng không hoàn toàn đúng vì chỉ nóiđến cây cối và chim, bỏ ra ngoài các loài thú.  Tên Việt nôm na thì chỉ nóitới thú, bỏ qua hết cây cối, bông hoa.  Tuy nhiên phải công nhậnmột điều là tên Sở Thú có vẻ sát vớithực tế nhứt, vì phần đông khách vào Sở Thúlà để xem thú nhiều hơn là xem cây cối.  Sau khi vào cổng chính, du kháchsẽ thấy ngay trước mặt mình một conđường tráng nhựa rất rộng xe hơi cóthể chạy được, chia làm hai đường,một đường để vào, mộtđường để ra, phần chính giữa còn khárộng có những bồn hoa đủ màu.  Ngay đầu con đườngnầy, bên tay phải là Đền Thờ Quốc Tổ(đả kể ở trên), bên trái là Viện Bảo TàngSaigon (sẽ nói đến sau). Con đường nầy chạy dài, thẳngtắp độ 200 mét thì hết, đụng vào conđường chạy dọc theo rạch Thị Nghè.  Ngay tại ngả ba nầy làmột sân khấu lộ thiên nhỏ, có tam cấp đilên, hai bên viền lại bằng các giàn bông giấyđủ màu trắng, đỏ, và tím.  Đây chính là nơi hòa nhạccông cộng vào các ngày lể hay Chúa Nhựt để giúpvui cho du khách.   Ở vàokhoảng giữa con đường lớn nầy cómột ngả tư.  Conđường cắt ngang, nếu ta rẽ về bên tayphải, sẽ dẩn ta vào khu trung tâm của Sở Thú,nơi có chuồng khỉ, hầm gấu, chuồng chim,két,  và, đặc biệtnhất, là một hồ sen rất lớn, ở giữacó nhà thủy tạ hình bát giác có cầu gổ từ trongbờ đưa ra.  Hồ sennầy, từ thập niên 60 trở đi có nuôi nhiều cáchép Nhật Bản đủ màu rất đẹp.  Rời khu vực hồ sen tasẽ đến khu chuồng cọp, sư tử và dãnhân.  Sau đó bọc vòngtrở lại bờ sông thì có chuồng voi và nai.  Từ bờ sông gần chuồngvoi có một cây cầu lớn dẩn qua khu Thị Nghè.  Chính trên cây cầu nầy đãxảy ra vụ tai nạn làm chết nhiều ngườitrong thời gian Hội Chợ Thị Nghè trong thờiĐệ Nhứt Cộng Hòa. Ngoài các loại thú, Thảo Cầm Viên cũng cótrồng nhiều kỳ hoa dị thảo, và có cảmột khu nhà kiếng cho các loại phong lan. 

Đến Thảo Cầm Viên mà không vàoviếng Viện Bảo Tàng sẽ là một điềuđáng tiếc.  ViệnBảo Tàng, như đã nói ở trên, nằm ngay bên phía taytrái khi bước vào cổng chính của Sở Thú.  Thời Pháp thuộc ViệnBảo Tàng mang tên Pháp là Musée Blanchard de la Brosse.  Trong thời Cộng Hòa, cố họcgiả Vương Hồng Sển đã làm Giám Đốcviện trong khoảng 10 năm. Tôi xin mạn phép mở một đấu ngoặcnhỏ ở đây để ghi lại đôi dòng kỹniệm về vị thầy khả kính vừa khuấtbóng.  Năm thứ hai ởĐại Học Sư Phạm Saigon, niên khóa 1961-1962, anhchị em Ban Sử Địa chúng tôi được maymắn học môn sử Việt Nam với thầyVương Hồng Sển. Ngoài việc dạy môn chính khóa nầy, thầy cònkể cho chúng tôi nghe những nghiên cứu của thầyvề đồ sứ men lam Huế mà thầy là chuyên giasố một của thế giới.  Tôi còn nhớ mãi hai câu thơ thầyđã ngâm cho chúng tôi nghe khi nói về chiếc dĩa MaiHạc: 

                           "Nghêu ngao vui thú yên hà

                       Mai là bạn củ, Hạc làngười quen"

 Tôi xin được đóng dấu ngoặclại ở đây.  Xinmời độc giả trở lại Viện BảoTàng.  Viện Bảo Tàng làmột toà nhà lớn, dài, sơn trắng, xây trên mộtnền cao.  Bên trong chia làmnhiều phòng, mổi phòng dành riêng cho một giaiđoạn lịch sử hay một nền văn minh,chủ yếu là các cổ vật của nước ta vàcác quốc gia trong vùng như Chiêm Thành, Phù Nam, Chân Lạp.  Đáng chú ý nhứt có lẻ làphòng trưng bày các cổ vật của nền văn minhÓc Eo, đào được tại Long Xuyên trong thập niên40, đặc biệt là hai đồng tiền cổ La Mãthời Hoàng Đế Marc Aurèle, chứng tỏVương Quốc Phù Nam xưa đã có những traođổi hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp (quacác thương nhân Ả Rập?) với ĐếQuốc La Mã. 

Một cơ sở văn hóa quan trọngkhác, trong đầu thập niên 60, là Viện KhảoCổ, cũng nằm ngay trên đường NguyễnBĩnh Khiêm, đối diện với Sở Thú (từcuối thập niên 60 trở đi Viện Khảo Cổmới dời về đường Gia Long, đốidiện với Bộ Kinh Tế). Khi tôi học năm thứ nhứt tại ĐạiHọc Sư Phạm Saigon, thầy dạy môn PhươngPháp Sử của chúng tôi là Giáo Sư Trương BữuLâm, lúc đó là Giám Đốc Viện Khảo Cổ.  Trong năm học thầyTrương Bữu Lâm tổ chức cho anh chị em sinhviên chúng tôi vào viếng Viện để đượcnghe thuyết trình về công tác của Viện, và chínhtại đây tôi đã được lần đầu tiênnhìn thấy tận mắt một chiếu chỉ củatriều Lê Thánh Tôn, lồng kính treo trên tường trongphòng làm việc của thầy.

Ngoài các cơ sở văn hóa quan trọngvừa nêu trên, khu Đakao còn có khá nhiều rạp hát,cả cho bộ môn hát bội, cải lương vàchiếu bóng.  Về môn hátbội thì rạp hát chính là những ngôi đình mà tôi đãcó kể qua ở phần trên. Về cải lương thì có rạp Thuận Thànhở đường Paul Bert (Trần Quang Khải, vềsau bị phá đi để xây rạp chiếu bóng VănHoa) là nơi đóng quân của đoàn Phụng Hảo, vàmột rạp nữa trên cùng một đường mà tôikhông còn nhớ tên và là nơi đóng quân của đoàn BíchThuận. Về chiếu bóng thì có rạp ASAM và CasinoĐakao cùng nằm trên đường Albert 1er (Đinh TiênHoàng), và rạp Nam Tân trên đường Dr. Angier(Nguyễn Bĩnh Khiêm).  Sangthập niên 60 chỉ còn lại rạp Casino Đakao, saunăm 1975 đổi tên lại gọi là rạp CầuBông.

 Các Món Ăn Ngon Khu ĐaKao

 Nói về văn hóa mà không nói đến các mónăn thì có phần thiếu sót, vì ăn uống cũng làmột phần khá quan trọng trong đời sốngvăn hóa của một dân tộc.

Sau đây tôi xin lược kể ra các món ngonnổi tiếng của khu Đakao. Trước hết xin kể về các món ăncủa người Việt. Khu Đakao nổi tiếng về các món ăn sauđây: cơm tấm, bánh cuốn, và bánh mì thịt.  Về cơm tấm thì có hai tiệm.  Tiệm thứ nhứt nằmtrong đường Nguyễn Phi Khanh, không có bảnghiệu, nhưng khách ăn quen thường gọi làCơm Tấm Bà Ba Liên, theo tên bà chủ tiệm.  Cơm tấm tiệm nầy ngonnhờ gạo ngon, nấu khéo, hột cơm rờinhưng không khô, bì nhiều thịt ít da và luôn luôntươi (vì khách ăn tới đâu thì bà chủ mớixắc tới đó), và nước mắm thì phađậm (lại bằng nước mắm hạng ngon)nên không cần chan nhiều. Tiệm nầy chỉ bán có hai loại, cơm tấmbì, và cơm tấm bì chả, miếng chả rất ngon vìchắc chớ không bời rời và nhiều thịtcua.  Dĩ nhiên tiệm cũngbán luôn cà phê phin đen và sửa, nhưng cà phê nầychỉ thuộc loại xoàng. Tiệm thứ nhì theo tôi nhớ cũng không cóbảng hiệu nhưng ai cũng gọi là Cơm TấmHiền Vương vì nằm trên đường HiềnVương, gần tới ngả tư Hai Bà Trưng.  So với tiệm Bà Ba Liên, cơmtấm tiệm nầy không ngon bằng, nhưng không khí vàgiá cả có vẻ bình dân hơn. Cơm tấm tiệm nầy thì nhiều loạihơn, cơm tấm bì, cơm tấm bì chả, cơmtấm bì hột gà, cơm tấm bì nem chiên.  Miếng chả tiệm nầythì thua xa tiệm Bà Ba Liên, vì chỉ có trứng và thịtheo chớ không phải làm bằng thịt cua.  Món ngon của tiệm nầy chínhlà cơm bì nem chiên, với mấy chiếc nem Lái Thiêu chiênmở vàng ngậy, thơm lừng. Cà phê tiệm nầy thì uống cũngđược mà không uống cũng không có điều gìđáng tiếc.  Về bánh cuốnthì phải nói là rất nổi tiếng, đó là bánhcuốn Tây Hồ.  Hàng bánhcuốn nầy thật ra không có tên, người ta gọinhư thế là vì lúc mới ra hàng nầy đặt cơsở trong sân của Đền thờ Cụ Tây HồPhan Châu Trinh ở bên cạnh chợ Đakao.  Sau 1975, cửa hàng dời ramột căn phố nhỏ đường Đinh TiênHoàng, gần ngả ba với đường HuỳnhKhương Ninh.  Bánh cuốnTây Hồ ngon nhờ cuốn ăn liền tại chổ,bột rất mõng, nhưn ngon vì làm bằng thịt heotươi, trộn nấm mèo và củ hành xắcnhuyễn, nước mắm chanh pha rất loãng nhưngvừa miệng nên có thể chan nhiều.  Về bánh mì thịt thì nổitiếng nhứt là xe Bánh Mì Bảy Quan, đặt tạingả ba Đinh Tiên Hoàng và Huỳnh Khương Ninh.  Nét đặc biệt của xebánh mì nầy là không bán vào buổi sáng, mà chỉ bán vào banđêm, từ 6 giờ chiều trở đi.  Cái ngon của bánh mì Bảy Quan làmột tổng hợp của nhiều đặcđiểm:1) bánh mì luôn luôn nóng dòn (do đượcnướng lại trên một cái lò than đằng sauchiếc xe), 2) bánh mì được phết một lớpmõng sauce mayonnaise, 3) sau đó được phết thêm lêntrên một lớp ba tê gan, 4) thịt ba chỉ (cuộnlại, cột chặt bằng dây, và có nhuộm phẩmđỏ bên ngoài) luôn luôn mới mổi đêm, và 5) kèm theolà đồ chua (củ cải trắng và cà rốt xắccộng dài và ngâm dấm), dưa leo và mấy cọng ngò tàutươi xanh.  Về saunhiều người cũng nhái theo công thức nầy vàra nhiều xe bánh mì khác, cũng có tiếng, nhu Ba Lẹ, BéBự, nhưng vẩn không tài nào giựt nổi kháchcủa Bảy Quan.

Về món ăn Tây, thì khu Đakao, như có nóiqua trong Phần Thứ Nhứt về các conđường, có khá nhiều nhà hàng cơm Tây khá nổitiếng, tất cả đều nằm trênđường Albert 1er (Đinh Tiên Hoàng).  Nhà hàng lâu đời nhứt trongkhu Đakao là nhà hàng Casino Đakao, đối diệnvới rạp chiếu bóng có cùng tên, và cũng là nhà hàngcơm Tây đầu tiên của cả Saigon có bán Repas Completvới ba món và với một giá tiền nhứtđịnh.  Các món nổitiếng của nhà hàng nầy là Soupe à l'Oignon, Poulet Marengo,và Homard Thermidor.  Soupe à l'Oignon(súp hành) dựng trong tô lớn bưng ra múc vào dĩa chokhách, rất nóng, thành phần gồm có củ hành tâyxắc khoanh và chiên vàng, fromage Gruyère bào nhuyển, và mấymiếng ruột bánh mì, trong một thứ nước súprau cải ngọt lịm. Poulet Marengo (Gà Marengo) là một món gà (thường làcái đùi) chiên vàng, thả vào trong một thứnước sốt rất sệch có pha sửa và cóđủ thứ đồ bổi như cà rốt, khoaitây, và cà mấy khoanh bánh mì nữa. Homard Thermidor (Tôm hùm Thermidor) là món tôm hùm làm bằngthịt tôm hùm trộn với fromage, dồn trở lạivô vỏ tôm, rồi đút lò. Một nhà hàng cơm Tây khác là Chez Albert thì nổitiếng với hai món ngon, Salade Russe au Crabe vàChateaubriand.  Salade Russe au Crabe làmbằng các loại cà rốt, khoai tây, đậu Hòa Lan,tất cả xắc vuông nhỏ, trộn sauce mayonnaise vàthịt cua, món nầy ăn rất ngon nhưng không ănnhiều được vì quá béo nên mau ngán.  Chateaubriand là một loại steakcao cấp, làm bằng một miếng thịt bò rấtdầy, nhưng rất mềm, ăn kèm với khoai tâychiên.  Một nhà hàng cơm Tâynữa nổi tiếng với món Bouillabaisse là nhà hàng LaCigale (Con Ve Sầu), ở gần ngả tư vớiđường Richaud (Phan Đình Phùng).  Bouillabaisse là món đồbiển, gồm có nhiều loại tôm, cá, cua, ốc, mực,ăn với một loại nước chấmđặc biệt.  Món nầyngon hay dở là do nước chấm đó, nghe nói làmrất công phu, món nầy xuất phát từ vùng Marseillecủa Miền Nam nước Pháp. Một nhà hàng cơm Tây khác nữa là nhà hàng Duy Ban,đối diện với Chez Albert, cũng nổi tiếng,nhưng có lẻ nổi tiếng là do khung cảnh (rấtlịch sự, trang nhã) hơn là món ăn, vì tôi không cònnhớ món nào là món ngon của nhà hàng nầy cả.

Về món ăn của người Hoa thìdĩ nhiên, không nói ai cũng biết, đó là mì CâyNhản.  Tiệm mì nầy mangcái tên dễ nhớ đó là vì đặt cơ sở trongsân một ngôi nhà xưa, đối diện vớitrường Tiểu Học Đakao, có một cây nhảnrất lớn.  Mì Cây Nhảnngon nhờ một thứ nước sốt đặcbiệt, làm bằng thịt heo xoay nhuyển, vừangọt, vừa béo, vừa thơm. Sau khi nấu mì xong cho vào tô, trước khi đổnước lèo vào, thì nước sốt nầyđược chan một ít lên trên mặt vắt mì.  Nước sốt nầy nhưthế sẽ thấm vào cọng mì, và sau đó tan vào trongnước lèo luôn, làm thành cái vị đặc biệt màkhông có tiệm mì, xe mì nào có được.  Tiềm mì nầy, sau năm 1975,dời ra ngoài xa lộ, cách cầu Phan Thanh Giảnchừng vài trăm mét.

Nói đến chuyện ăn uống ởĐakao mà không nói đến tiệm Cà phê Thái Chi sẽ làmột thiếu sót lớn.  Dânsành điệu chuyên uống cà phê phin ở Đakao, và cólẻ một phần khá lớn dân ghiền cà phê phin củaSaigon, ai mà không biết tiệm cà phê Thái Chi nầy.  Nằm ngay sát đầuđường Nguyễn Phi Khanh, tiệm cà phê nầyđặt cơ sở trong một căn phố nhỏxíu, bề ngang chừng hơn ba mét, còn bề sâu vô chắcchừng hơn hai mét thôi, trong tiệm chỉ đặtđược chừng ba hay bốn cái bàn gổ nhỏ,thấp lè tè, ghế thì toàn là ghế đẩu.  Tuy nhiên đừng vì cái bềngoài lôi thôi nầy mà bị lầm. Cà phê phin tiệm nầy có thể xếp vào hàng ngonnhứt của cả thành phố Saigon, theo ý kiến riêngcủa cá nhân tôi, thì còn ngon hơn cả cà phê phin Gió Bắcmột thời lừng danh ở đường PhanĐình Phùng, trong khu Bàn Cờ. Chủ nhân là một cặp vợ chồng sồnsồn (hồi thập niên 60, bây giờ không biết cònsống hay không) người Bắc di cư năm 1954 khôngcó con cái gì cả.  Cà phêtiệm nầy ngon nhờ làm toàn bằng cà phê loại ngoncủa Ban Mê Thuột, do chính chủ nhân rang, ướp, vàxay một cách đặc biệt nên hương vị vôcùng đậm đà, khi phục vụ khách thì dùng nhữngphin rất tốt, pha thật đậm đặt, nênuống vô thì "phê" vô cùng. Tiệm nầy hiện nay vẩn còn ngay tạiđịa điểm nầy, nhưng khách thì đônghơn gấp bội, vì tiệm bày thêm rất nhiều bànra ngoài lề đường luôn. Điều nầy đã một lần nữa xácđịnh tiệm Cà phê Thái Chi của khu Đakao quảlà "danh bất hư truyền".                  

Thay Lời Kết

 Qua sự trình bày trên chắc bạnđọc cũng khó mà không đồng ý với tôirằng khu Đakao quả thật là một trong nhữngcái nôi văn hóa quan trọng của thành phố Saigon.  Nó là một trong những vùngđất được định cư từ lâuđời nhứt của Saigon, với một mậtđộ tập trung văn hóa rất cao về nhiềumặt: giáo dục, tôn giáo, bảo tàng, văn nghệ, vàcả ẩm thực nữa. Ước mong sau nầy sẽ có những công trìnhđịa phương chí nghiên cứu nghiêm chĩnh vùngđất nầy để trả lời cho nhữngthắc mắc mà đến nay vẩn chưađược giải đáp thỏa đáng như:nguồn gốc của địa danh Đakao vàĐất Hộ, tại sao có quá nhiều đình trongmột khu vực nhỏ hẹp như vậy, ai lànhững người dân đầu tiên khai phá vùngđất nầy.