Tư liệu mới về tiền nhân và hậu duệ của Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức

1.Đặt vấn đề

Thôngthường, để tìm hiểu một người thì ngoài việc xem xét hành trạng của bản thânngười ấy ra, còn phải xét đến các mối quan hệ gia đình mà nhất là tiền thân và hậuduệ của người đó.

Đối vớiTiền quân Nguyễn Huỳnh Đức, hành trạng của ông đã được ghi chép khá kĩ trong Đại Nam thực lục chính biênĐại Nam liệt truyện chính biên. Ngoàira, xưa nay cũng có nhiều công trình tường thuật và bàn luận về công trạng củaông. Trong khi đó, hành trạng của lớp tiền nhân và hậu duệ của ông thì chưa đượctìm hiểu nhiều, ngay cả trong gia tộc và các nhà nghiên cứu. Bài viết này tậptrung khai thác những điểm còn mù mờ đó.

2.Tìm hiểu và tiền nhân và hậu duệ của Tiềnquân Nguyễn Huỳnh Đức

2.1. Tiền nhân

Theo Đại Nam liệt truyện chính biên, NguyễnHuỳnh Đức vốn họ Huỳnh, vì có công lớn, được vua Gia Long ban quốc tính nên đổithành họ Nguyễn Huỳnh. Cũng theo sáchnày, ông có cha tên Lương, ông nội tên Châu. Nhiều tài liệu còn kể đến ông cố củaNguyễn Huỳnh Đức là Huỳnh Quốc Tuấn, làm quan Lễ bộ Thượng thư triều Lê Cảnhhưng, nhưng không có bằng chứng nào xác thực.

Như vậy,Đại Nam liệt truyện chính biên chỉ cho biết họ và tên húy củaba thế hệ (ông nội họ Huỳnh húy Châu, cha họ Huỳnh húy Lương và bản thân ông họHuỳnh húy Đức). Do đó, việc nhiều tài liệu cho ghi thêm chữ lót ‘Công’ giữa họvà tên húy của ba người này (Huỳnh Công Châu, Huỳnh Công Lương, Huỳnh Công Đức)có thể chỉ là do cách tôn xưng dành cho các ông lớn thời xưa[1]chứ không phải là tên khai sinh chính thức. Cá biệt, trong Danh nhân nước nhà, Đào Văn Hội ghi ông tên Huỳnh Tường Đức làkhông có căn cứ.

Thật vậy,thần chủ ông nội và cha Nguyễn Huỳnh Đức thờ tại Nguyễn Huỳnh tông miếu cũng chỉghi họ và tên húy:

- Ôngnội (Huỳnh Châu):

越故

該隊翰文侯黃姓諱珠第一行神主

Việt Cố

Cai đội Hàn Văn hầu Huỳnh tính húy Châu đệnhất hàng thần chủ.

(NướcViệt xưa,

Thầnchủ của ông Cai đội Hàn Văn hầu, họ Huỳnh húy Châu, thứ hai[2]trong gia đình).

- Cha(Huỳnh Lương):

越故

該隊度才侯黃姓諱良第五行神主

Việt Cố

Cai đội Độ Tài hầu Huỳnh tính húy Lương đệngũ hàng thần chủ.

(NướcViệt xưa,

Thầnchủ của ông Cai đội Độ Tài hầu, họ Huỳnh húy Lương, thứ sáu[3]trong gia đình).

Hai thầnchủ này không đề năm sinh, năm mất của người quá cố nên có lẽ được làm nhiềunăm sau ngày mất, khi Nguyễn Huỳnh Đức đã lập đại công nên cha và ông nội mới đượcvua đặc ân truy phong tước Hầu.

Về tiềnnhân của Nguyễn Huỳnh Đức, tại Khánh Hậu[4]hiện còn nhiều ngôi mộ cổ lớn không thấy mộ bia, chỉ thấy mộ của song thân NguyễnHuỳnh Đức, tức ông bà Huỳnh Lương, bằng đá xanh và có mộ bia. Mộ bia ông ghi:

皇越

欽封掌奇鎮國大將軍諡威勇黃府君之墓

嵗在乙亥年仲夏月上浣

孝子掌前軍郡公黃德奉立

Hoàng Việt

Khâm phong Chưởng cơ Trấn Quốc đại tướngquân thụy Oai Dũng Huỳnh phủ quân chi mộ.

Tuế tại Ất Hợi [1815] niên trọng hạ nguyệt thượng hoán.

Hiếu tử Chưởng Tiền quân Quận công Huỳnh Đứcphụng lập.

Như vậy,so sánh giữa chức tước ghi trên mộ bia và thần chủ, thấy rõ rằng sự thực ông HuỳnhLương sinh thời chỉ làm tới chức Cai đội[5],nhưng sau khi mất, nhờ huân công của con là Nguyễn Huỳnh Đức mà được truy phongđến tước Hầu và chức Chưởng cơ[6].Tương tự, ông nội là Huỳnh Châu cũng được vua Gia Long năm thứ 3 ban sắc truyphong mĩ tự “Quang tấn Hộ quân Phụ quốcVõ huân tướng quân Cẩm y vệ Cai cơ[7]Châu Ngọc hầu, thụy Trung Dũng”. Như vậy, về tước hàm được truy phong thìông Huỳnh Châu (ông nội) ngang với ông Huỳnh Lương (cha), nhưng về chức hàm thìông Huỳnh Châu thấp hơn ông Huỳnh Lương một bậc.

Hiện tạiđền thờ Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức còn lưu giữ sắc phong năm Gia Long thứ 3(1804) truy phong cho ông Huỳnh Châu. Nội dung sắc phong này ca ngợi ông Huỳnh[Công] Châu tích nhiều “âm đức” nên mới có được “lệnh tôn” (cháu nội) là NguyễnHuỳnh Đức tài ba thao lược, công nghiệp rỡ ràng. Như vậy, sắc này có được thựcra là nhờ công lao của Nguyễn Huỳnh Đức, nên được thờ tại đền thờ Nguyễn HuỳnhĐức cho tới nay, mặc dù tại Khánh Hậu chỉ thấy mộ ông Huỳnh Lương mà không thấymộ ông Huỳnh Châu. Vậy quê quán và mộ phần ông Huỳnh Châu ở đâu?

Hiệnchưa có tài liệu nào cho biết việc này. Trong Gia phả họ Nguyễn Huỳnh suy đoán rằng ông Huỳnh Châu ở lại nguyênquán [Thăng Long], không vào Nam, chỉ có ông Huỳnh Lương di cư một mạch từ Bắcvào Nam, khai phá vùng đất giồng Cai Én, nay là Khánh Hậu[8].

Tuynhiên, chúng tôi xét thấy điều đó không thể xảy ra. Bởi vì trong các thế kỉ trướckhông thấy có tiền lệ di cư trực tiếp từ Bắc vào Nam, mà phải trải qua nhiều bướcđệm ở miền Trung. Bởi vì di cư đường biển, bằng phương tiện thô sơ mà vượt quahàng ngàn cây số với nhiều thế lực cát cứ, trong khi chủ thể chưa hiểu biết vềđịa thế và phong thổ, là điều không thể xảy ra.

Hơn nữa,trong sắc vua Gia Long phong cho ông Huỳnh Châu có viết: “Sắc Tiện nghi Cai đội, suất binh tam thuyền cố Huỳnh Công Châu”,khiến ta liên tưởng đến 3 thuyền đội[9]Thắng Nhứt, Thắng Nhì, Thắng Tam khi chúa Nguyễn đóng chốt quân sự ở Mô Xoài từ năm 1674 (với luỹ Phước Tứ, naythuộc thành phố Bà Rịa). Nhưng địa hình ở đây phức tạp và thổ nhưỡng khô cằn,không phù hợp với tập quán trồng lúa nước của người Việt, nên chủ yếu chỉ là địabàn trung chuyển trong quá trình Nam tiến cũng như trong hoạt động giao thươngtừ miền Trung vào Nam.

Do đó, có thể suy đoán rằng ông Huỳnh Châu có thể làmchức Cai đội 3 thuyền đội nói trên (“Tam thuyền”) hoặc là Cai đội thuyền ThắngTam (“Đệ tam thuyền”), để rồi đến con ông là Huỳnh Lương mới Nam tiến tiếp tụcvào Nam và khai phá nên vùng đất Khánh Hậu.

Như vậy, nhánh hậu duệ của ông Huỳnh Châu tại Bà Rịa –Vũng Tàu có bà con mật thiết với nhánh Nguyễn Huỳnh Đức. Chính vì vậy mà đếnnăm Bảo Đại thứ 11 (1935), làng Long Hải (tổng An Phú Thượng, quận Long Điền, tỉnhBà Rịa) làm đơn yêu cầu và được vua ban sắc phong Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đứclàm thần Thành hoàng làng này[10].Sắc phong muộn này có lẽ để thay thế cho sắc phong năm Gia Long thứ 3 dành choông Huỳnh Châu được thờ tại Khánh Hậu thay vì Long Hải.

Như vậy, hiện nay các tài liệu khả tín chỉ cho phépxác định tiền thân của Nguyễn Huỳnh Đức đến đời ông nội là Huỳnh Châu. Một sốtài liệu còn kể đến ông cố là Huỳnh Quốc Tuấn, làm quan Lễ bộ Thượng thư triềuLê Cảnh hưng, nhưng chỉ là truyền thuyết chứ không có bằng chứng xác thực nào.

Hơn nữa, nếu ông Huỳnh Quốc Tuấn làm quan to đến vậythì con trai ông là Huỳnh Châu khó có khả năng theo chúa Nguyễn trôi dạt vàoNam mà chỉ làm tới chức Cai đội. Ngoài ra, việc xuất hiện niên hiệu Cảnh Hưngnhà Lê trong đạo sắc phong thời chúa Nguyễn chỉ là do chúa Nguyễn khiêm nhường,lấy danh nghĩa nhà Lê để truy phong, chứ không có nghĩa là người được phong làmviệc cho triều Lê Cảnh Hưng.

2.2.Hậu duệ

Theo Gia phả họNguyễn Huỳnh thì Nguyễn Huỳnh Đức có đến 6 người con ruột (theo thứ tự lớnnhỏ gồm: Nguyễn Huỳnh Toán, Nguyễn Huỳnh Thành, Nguyễn Huỳnh Nhiên, Nguyễn HuỳnhThỏa, Huỳnh Thị Mãng, Nguyễn Huỳnh Thượng) và một người con nuôi (Nguyễn ĐìnhPhổ[11]).Trong đó, người con út là Nguyễn Huỳnh Thượng có lẽ mất sớm nên không thấy nhắcđến hành trạng và hậu duệ.

Tuy vậy, khi ông từ trần (1819) thì chỉ mới có ngườicon đầu là Nguyễn Huỳnh Toán (sinh năm Quý Sửu[12]1793) lập gia đình, lấy công chúa Ngọc Xuyến của vua Gia Long (1818), rồi mãi đếnnăm 1829, người con kế (Nguyễn Huỳnh Thành) mới lập gia đình, lấy công chúa NgọcCơ của vua Gia Long. Điều đó chứng tỏ, tuổi thanh xuân Nguyễn Huỳnh Đức mải locần vương chinh chiến nên lập gia đình và có con trễ. Trong đó có nhiều ngườicon sinh sau lớn lên khi ông đã qua đời, nên việc kèm cập không được như ý. Chonên có vài người con có hành trạng thiếu chuẩn mực, làm ảnh hưởng đến uy tíngia đình và dòng họ Nguyễn Huỳnh.

Chính vì vậy mà, tuy là bậc đệ nhất khai quốc công thầnnhà Nguyễn và có được ân sủng đặc biệt của triều đình (như truy phong đến tổtiên 3 đời và có đến 2 người con là phõ mã), nhưng hậu duệ của Nguyễn Huỳnh Đứcít được sử sách nhắc đến, ngoại trừ người con nuôi là Nguyễn Đình Phổ làm đếnchức Chưởng cơ thống quản 10 cơ binh Trấn Định thuộc Trung quân, rồi Tổng đốcNinh Thái[13].

2.2.1.Hai contrai lớn: phò mã Nguyễn Huỳnh Toán và Nguyễn Huỳnh Thành

Khi vua Minh Mạng lên ngôi đã được 7 năm (1825), contrai lớn của Nguyễn Huỳnh Đức là phò mã Nguyễn Huỳnh Toán đã mất, còn lại cácem đều còn nhỏ, nên vua không biết rõ mặc dù rất quan tâm, nên mới ra lệnh: “Sai bộ Binh tư ngay cho Gia Định hỏi rõ conNguyễn Hoàng Đức[14], từ 15 tuổi trở lênthì cho đi đường trạm về Kinh, do bộ dẫn vào ra mắt”[15].

Kết quả của cuộc ra mắt nói trên được ghi trong Đại Nam thực lục chính biên: “Trước vua thường khen tiết tốt của Hoàng Đức,người làm tôi khó có ai bằng, nên cho dòng dõi được vẻ vang. Đến khi Lê Văn Duyệtvào chầu, vua hỏi con Hoàng Đức có mấy người dùng được. Đáp rằng:“Con trưởng làHoàng Nhân không giống cha, con thứ là Hoàng Thành biết giữ phép nhà[16],đã tuyên triệu về Kinh rồi”. Bèn sai Phan Văn Thuý dẫn Thành vào chầu. Vua bảoThuý rằng : “Thành tính thuần phác, ngươi nên dạy bảo mà gây dựng cho nó”. Nhânban cho quần áo”[17].

Như vậy, cứ theo lời của Tả quân Lê Văn Duyệt thì contrai trưởng của Nguyễn Huỳnh Đức là Nguyễn Huỳnh Nhân chứ không phải Nguyễn HuỳnhToán. Tuy nhiên, gia phả họ Nguyễn Huỳnh xưa nay chưa từng nghe tên người này.

Cần chú ý là năm này (1825), Nguyễn Huỳnh Toán đã mất,mà Tả quân Lê Văn Duyệt tâu vua rằng “Contrưởng là Hoàng Nhân không giống cha” (không nên trọng dụng), như vậy NguyễnHuỳnh Nhân này là người khác chứ không phải là tên khác của Nguyễn Huỳnh Toán.

Trong số con trai của Nguyễn Huỳnh Đức, được nhắc đếnnhiều nhất là Nguyễn Huỳnh Toán và Nguyễn Huỳnh Thành, vì đây là hai phò mã đượcân sủng đặc biệt của triều đình. Tuy nhiên, phò mã Nguyễn Huỳnh Toán chỉ ở với BảoThuận công chúa (Ngọc Xuyến) được có 5 tháng thì mất (1818), không con nối dõi[18].

Tại Nguyễn Huỳnh tông miếu hiện còn thờ thần chủ của ôngNguyễn Huỳnh Toán:

皇越

額駙明翊將軍驍騎都尉算成侯諡敦愿阮公神主

生於癸丑年仲夏月初四日

卒於戊寅年三月二十六日

孝子阮黃矯奉祀

Hoàng Việt

Ngạch PhụMinh Dực tướng quân Kiêu kị Đô úy Toán Thành hầu thụy Đôn nguyện Nguyễn công thầnchủ.

Sinh ư QuýSửu [1793] niên trọnghạ nguyệt sơ tứ nhật.

Tốt ư Mậu Dần[1818] niên tamnguyệt nhị thập lục nhật.

Hiếu tửNguyễn Huỳnh Kiểu phụng tự.

Đồng thời, Nguyễn Huỳnh tông miếu còn gọi là Phủ Minhđường, có lẽ là cách nói trại của PhụMinh đường, nghĩa là nhà của Phụ Minhdực tướng quân Nguyễn Huỳnh Toán như trong thần chủ trên có ghi.

Hiện nay, tuy ở Khánh Hậu chưa biết mồ mả ông NguyễnHuỳnh Toán ở đâu, tuy nhiên, theo Gia phảhọ Nguyễn Huỳnh thì sau khi phò mã Nguyễn Huỳnh Toán mất, có chuyển thi hàivề chôn chất tại Khánh Hậu, nên công chúa Ngọc Xuyến làm văn tế chồng có đoạn: “Lại nhớ câu phụ mạng vi tôn, đất Đông thổlà quê cũ làng xưa, đem về đó phải chịu đường xa dặm thẳm... Nay thôi Nam Bắc bỗnghai phương, phận tân quả luống riêng hồn thiên mạng”[19].

Có điều, thần chủ trên cho biết con trai thừa tự củaNguyễn Huỳnh Toán là Nguyễn Huỳnh Kiểu 阮黃矯, trong khi Giaphả họ Nguyễn Huỳnh chỉ ghi nhận duy nhất một người con của Nguyễn HuỳnhToán là Nguyễn Huỳnh Dụ.

Còn phò mã Nguyễn Huỳnh Thành thì ở với Định Hòa côngchúa (Ngọc Cơ) được 3 năm rồi cũng mất. Theo Nguyễn Phúc tộc thế phả thì hai người có với nhau 2 người con trai nhưngmất sớm[20]. Đại Nam liệttruyện chính biên cho biết rõ hơn:“Trưởng công chúa Ngọc Cơ không con nối dõi, tâu xin cho người xãDương Xuân coi giữ việc thờ cúng, năm Minh Mạng thứ 18 được chuẩn y”[21].

Ghi nhận vừa nêu trên là rất quan trọng, vì nhánh hậuduệ họ Nguyễn Huỳnh ở Khánh Hậu hiện nay còn giữ gia phả cho biết họ là concháu trực hệ của phò mã Nguyễn Huỳnh Thành. Như vậy, có khả năng trước khi lấycông chúa Ngọc Cơ (1829), Nguyễn Huỳnh Thành đã có vợ và con trai ở tại quê nhà(Khánh Hậu) rồi, tương tự như ông Nguyễn Huỳnh Toán. Nhưng sau đó, vì ân sủngđược trưởng công chúa hạ giá kết duyên nên chuyện vợ con của ông ở quê nhà khôngđược nhắc đến, rồi sau khi mất ông được chôn cất và thờ tự luôn tại Huế để côngchúa tiện bề thăm viếng[22].

Có lẽ chính vì vậy mà mãi đến 18 năm sau khi Nguyễn HuỳnhThành mất, vua Tự Đức năm thứ 3 (1850) mới nhìn nhận và ban chế phong tước KiếnXương tử cho chon trai ông Nguyễn Huỳnh Thành là Nguyễn Huỳnh Kim và xác địnhrõ ông Kim là “thứ tôn”[23] của Nguyễn Huỳnh Đức.

Lúc này triều đình đã biết Nguyễn Huỳnh Kim là conriêng của Nguyễn Huỳnh Thành trước khi cưới công chúa Ngọc Cơ, tức không phảicháu ngoại vua Gia Long, nên chỉ ban đến tước tử, hàm Cai đội, trật chánh ngũ phẩm, tương đối thấp.

Do Nguyễn Huỳnh Toán mất sớm (1818, hưởng thọ 25 tuổi),làm phò mã chỉ được có 5 tháng nên ít được nhắc đến. Còn Nguyễn Huỳnh Thành hưởngthọ cao hơn một chút (khoảng 30 tuổi) và có 3 năm làm phò mã nên sách Đại Nam thực lục chính biên có vài lầnnhắc đến. Chẳng hạn, năm Minh Mạng thứ 5 (1824): “Cho [...] con trai Chưởng Tiềnquân Nguyễn Hoàng Đức là Nguyễn Huỳnh Thành và Nguyễn Huỳnh Nhân mỗi tháng tiền3 quan, gạo 3 phương”[24].

2.2.2. Những người con khác

Vua Minh Mạng lên ngôi năm 1919, rất mực quan tâm đến con cháu các vịkhai quốc công thần. Năm 1825, “Vua nhớlại các công thần giúp nên cơ nghiệp, dụ bộ Lễ rằng: “Trong đời Gia Long, đứcHoàng khảo Thế tổ Cao hoàng đế ta nghĩ thương những người có công lao trước,phàm công thần trung hưng đã chết vợ con đều được thưởng cấp rất hậu. NayNguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn Văn Nhân, Nguyễn Đức Xuyên, đều có công to với nước,nối nhau mà chết, trẫm muốn thưởng cho dài đời để đáp công đầu. Bọn ngươi nênchép tên con trai con gái của họ tâu lên để hàng tháng cấp cho tiền gạo đủ ăn”[25].

Chính vìvậy, ngoài phò mã Nguyễn Huỳnh Toán đã mất, đến năm 1828 và 1829, vua Minh Mạngban 2 đạo chiếu phong chức tước và thăng cấp cho Phò mã Vệ úy[26]Tín Thành hầu Nguyễn Huỳnh Thành.

Hai người emcủa Nguyễn Huỳnh Thành là Nguyễn Huỳnh Nhiên và Nguyễn Huỳnh Thỏa tuy giai đoạnnày do còn nhỏ nên không thấy được phong chức tước gì, nhưng cũng được cho vàongạch viên tử[27],phục vụ trong quân đội triều đình[28].

Năm 1833, LêVăn Khôi nổi loạn, chiếm thành Phiên An và kêu gọi Lục tỉnh Nam Kì cùng chốnglại triều đình. Lúc này Nguyễn Huỳnh Nhiên và Nguyễn Huỳnh Thỏa vẫn còn là viêntử phục vụ trong quân đội triều đình, tham gia triệt hạ thành Phiên An[29].“Viên tử là Nguyễn Huỳnh Thoả đánh nhau ở cầu Cao Mên (Thoả là emNguyễn Huỳnh Nhiên. Từ khi Công Triềuquy thuận, chiêu tập quân nghĩa dũng, Thoả đi theo), tiếng trống tiếng súngvang ầm rầm rộ[30].

Nhờ có côngtrận như vậy nên hai anh em Nguyễn Huỳnh Nhiên, Nguyễn Huỳnh Thỏa mới được vuaMinh Mạng xem xét cất nhắc quan chức: “Lạixét những người đầu mục, xướng suất ứng nghĩa từ trước tới giờ hoặc nguyênkhông có quan chức như viên tử Nguyễn Hoàng Nhiên và Nguyễn Hoàng Thoả, hoặctuy có chức mà đã về hưu, không dự đến việc tỉnh thành thất thủ bấy giờ, mộtphen căm giận giặc, kích động vì việc nghĩa, bèn họp binh chúng giết quân thù,lại rõ ràng nhiều lần có công thực trong việc đánh dẹp. Vậy trước hết chọn lấymột hai người tâu lên, đợi chỉ, sẽ liệu cho quan chức, để khuyến khích”[31].

Kết quả là, ngay khi cuộc chiến giữa quan triều đìnhvà phe nội loạn Lê Văn Khôi còn đang trong thời kì ác liệt: “Cất bổ các viên tử là Nguyễn Hoàng Nhiên vàNguyễn Hoàng Thoả làm Phó vệ uý chư quân vẫn đem hương dõng theo các Tướng quânvà Tham tán đi làm việc quân. Lũ Nhiên đều là các con của Chưởng tiền quân NguyễnHoàng Đức. Khi Nam Kì mới có việc, họ tụ họp nghĩa dõng theo đi đánh giặc, dựcó công lao, cho nên được đặc cách cất dùng”[32].

Lúc này, theo lời cầu viện của Lê Văn Khôi, quân Xiêmtheo đường sông Mekong tiến sang đánh Nam Kì. Nguyễn Huỳnh Thỏa theo Lê ĐạiCương ra sức đánh dẹp, lập được nhiều chiến công.

Đến năm 1835, khi triều đình đã hạ được thành Phiên Annhưng hai anh em Nguyễn Huỳnh Nhiên, Nguyễn Huỳnh Thoả lại gặp số phận khácnhau: “Nguyễn Huỳnh Nhiên, trước vì mạolĩnh lương quan, thu tiền của quân, việc phát giác bị án tội đồ, được đổi phátvãng làm lính ở thành Trấn Tây”[33].

Trong khi đó, người em út là Nguyễn Huỳnh Thỏa được vờivề kinh trọng dụng: “Vua bảo bộ Binh rằng:“Anh em Nguyễn Huỳnh Thoả, Nguyễn Huỳnh Nhiên đều là con quận công Nguyễn HuỳnhĐức trước đây, ở Phiên An, có biến loạn, họ biết xướng nghĩa, lập công, được cấtnhắc lên đến Phó vệ uý chư quân. Đó vì ta nhớ đến cha họ là bề tôi có công giúpnước lúc trung hưng, nên mới đặc cách gia ơn ưu hậu, khiến họ trổ sức làm việcđể được dùng. Chẳng ngờ Nguyễn Hoàng Nhiên cam tâm tự làm hỏng mình gây ra mốitệ, nên đã bị cách chức bắt làm lính. Thực là đáng tội! Còn Nguyễn Huỳnh Thoả từtrước đến nay theo làm việc quân, hơi biết phấn khởi cố gắng. Vậy, truyền dụ Tướngquân và Tham tán: tức thì cho Thoả đi ngựa trạm, về Kinh đợi Chỉ [...]. Khi Thoảđã đến Kinh, được thăng thự Phó vệ uý Tiền vệ dinh Hổ uy”[34].

Cũng trong năm này, thự Phó vệ uý Nguyễn Huỳnh Thoả đượclệnh đem vệ binh đi đóng giữ Thanh Hoa[35].

Năm sau ông được chuyển làm thựPhó vệ uý Hữu vệ dinh Tiền phong đóng ở Bắc Ninh.

Năm 1837, Nguyễn Huỳnh Thỏa bệnh mất, thi hài được chuyểnvề Kinh rồi đưa về quê cũ Khánh Hậu an táng. Đại Nam thực lục chính biên, Đệ nhị kỉ ghi:“Nay có thự Phó vệ úy vệ Tiền phong hữu là Nguyễn Huỳnh Thỏa đóng ở BắcNinh ốm chết, thuyền đưa đến Kinh. Nguyễn Huỳnh Thỏa là con có hiếu của côngthần (Nguyễn Huỳnh Đức), xin nên lại bắt thuyền buôn chở về nguyên quán ở ĐịnhTường, các thuế thuyền trước và thuyền sau đều giảm cho một nửa, không nên chotrừ cả, tự nay có việc nào giống thế, theo đấy làm lệ. Vua nghe theo”[36].

2.2.3. Các cháu chắtthừa tự

Sau đây là phả đồ thừa tự (thủ tự Nguyễn Huỳnh tôngmiếu) của dòng họ Nguyễn Huỳnh tại Khánh Hậu:

Huỳnh Lương ® Nguyễn Huỳnh Đức ® Nguyễn HuỳnhThành ® Nguyễn Huỳnh Kim ® Nguyễn Huỳnh Quờn® Nguyễn Huỳnh Tân (cháu gọi ông Quờn bằng chú) ® Nguyễn Huỳnh Khai® Nguyễn Huỳnh Trân (em trai út của ông Khai) ® Nguyễn HuỳnhThoại (thủ tự hiện nay, đời thứ 7 tính từ Nguyễn Huỳnh Đức).

Mặc dù con trai cả của Nguyễn Huỳnh Đức là NguyễnHuỳnh Toán, ông Toán có con trai là Nguyễn Huỳnh Kiểu[37],nhưng không hiểu sao ông Kiểu không được tập ấm mà con trai của ông NguyễnHuỳnh Thành là Nguyễn Huỳnh Kim lại được tập ấm, mặc dù ông Kiểu vừa là cháunội đích tôn vừa lớn tuổi hơn ông Kim. Theo ĐạiNam thực lục chính biên, ngay từ cuối năm 1836, “Cháu nội Kiến Xương quận công Nguyễn Huỳnh Đức [là Nguyễn HuỳnhKim], còn nhỏ, đợi đến năm 20 tuổi, sẽ do bộ xin phong”[38].

Mãi đến năm Tự Đức thứ 3 (1850),vua mới ban chế tập phong cho NguyễnHuỳnh Kim tước Kiến Xương tử, hàm Cai đội, trật chánh ngũ phẩm và chuẩn cho phụtrách thờ tự lăng mộ và đến thờ Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức.

Mộ bia ông Nguyễn Huỳnh Kim ghi:

Đại Nam

Hiển tổ khảo Nguyễn triều Kiến Xương tử Nguyễn Huỳnh Kim tự [2 chữ không đọcđược] chi mộ.

Pháp quốc nhấtthiên cửu bách nhị thập [1920]. Hiếu nữ Huỳnh Thị Hương[39]phụng lập.

Canh Thân niên tamnguyệt thập thất nhật, Thanh Minh nhật tạo.

Hiện nay tại đền thờ Tiền quânNguyễn Huỳnh Đức còn lưu giữ Kiến Xươngtử chi ấn do vua Tự Đức ban cho.

Kế đến, con trai út của ôngNguyễn Huỳnh Kim là Nguyễn Huỳnh Quờn/ Quyền (1859 – 1924) được thừa kế tướcKiến Xương tử. Thần chủ ông Nguyễn Huỳnh Quờn ghi:

Hiển khảo tùng vương phụ tước viên tử Huỳnh húy Quờn [Quyền] phủ quânthần chủ.

Sanh ư Kỉ Mùi, hưởng linh lục thập lục tuế.

Giáp Tí niên thập nguyệt ngũ nhật tốt.

Hiếu nam phụng tự.

Mộ bia ghi rõ hơn:

Đại Nam

Hiển khảo tùng phụ Kiến Xương tử Nguyễn húy Quờn [Quyền] phủ quân chimộ.

Giáp Tí niên thập nguyệt thập thất nhật[40]tử.

Nam Nguyễn Huỳnh Sĩ, Nguyễn Huỳnh Khả đồng lập.

Như vậy, đến các thế hệ sau ông NguyễnHuỳnh Kim, cùng với cả Nam Kì, vùng đất Khánh Hậu và quê hương của dòng họNguyễn Huỳnh cũng phải nằm trong vòng quản lí của chính quyền thực dân, ngoàiphạm vi của triều Nguyễn, và chịu tác động của chiến tranh.

Đến đầu thế kỉ XX, Nguyễn Huỳnh tông miếu và lăng Tiền quân bắt đầu bị hư hoại, mặc dù sự gắn bó với triều đình Huế vẫn được duy trì. May nhờ có viên tri huyện châu thành Tân An lúc đó là ông Michel Nguyễn Hữu Mỹ cám cảnh hưng phế của hậu sự đức Tiền quân nên đã dụng công biên soạn một tập sách bằng tiếng Pháp nhan đề S.E. Nguyên-Huynh-Duc, Maréchal d’avant-garde de Gialong[41] [Nguyễn-Huỳnh-Đức, Nguyên soái tiên phong của Gia Long], trong đó kê cứu đầy đủ về lai lịch, tiểu sử của đức Tiền quân và trình bày thực trạng bi đát của miếu mộ ngài. Ông thông qua Chánh tham biện tỉnh Tân An là ông Adrien Petit để trình lên Thống đốc Nam Kì và xin được kinh phí tu bổ lăng miếu đức Tiền quân.

Năm 1927, ông Nguyễn Huỳnh Tân đanggiữ chức Hương quan làng Khánh Hậu, đồng thời phục vụ trong Ban quý tế đìnhKhánh Hậu, nhận trách nhiệm thủ tự Nguyễn Huỳnh tông miếu từ chú út (NguyễnHuỳnh Quờn). Với sự quan tâm đặc biệt của chính quyền tỉnh và nguồn kinh phícủa Thống đốc Nam Kì[42], ôngcho cất lại Nguyễn Huỳnh tông miếu và trùng tu lăng đức Tiền quân. Ngày 02/4/1928,công trình hoàn tất và tổ chức lễ khánh thành rất long trọng với sự có mặt củacác vị chức sắc lớn như:

- Quan Chánh tham biện Tân An làông Adrien Petit và Phó tham biện là ông Vilmont;

- Cụ Tôn Thất Quang, Tuần vũ tỉnhBình Thuận, đại diện cho Nam triều; và nhiều quan chức Pháp, Việt lớn nhỏ khác[43].

Xong việc, ông căn cứ vào nộidung sắc chỉ ngày 15/11 năm Minh Mạng thứ 5 (1823) ra Huế định yết kiến vuaKhải Định xin nhận quyền thu thuế 100 mẫu tự điền ở làng Mậu Tài dùng làm chiphí thờ phụng đức Tiền quân, nhưng sự việc không thành.

Ông đành trở về và từ đó về sau,mọi chi phí tu dưỡng từ đường và lăng mộ đức Tiền quân chủ yếu do chính quyềnđịa phương và con cháu trong tộc họ đảm đương[44]. Tuynhiên, điều đáng quý đến mức lạ lùng là, khu lăng mộ Tiền quân và Nguyễn Huỳnhtông miếu chẳng những không bị chiến tranh làm hại mà ngược lại còn trở thànhnơi tá túc của người dân tản cư quanh vùng và trở thành một tịnh đàn quan trọngtrong số 72 tịnh đàn của phái Cao Đài tiên thiên có tên gọi Phủ Minh đường,tiền thân của Tam Thanh bửu điện ở Khánh Hậu hiện nay.

Nếu như Phủ Minh đường đặt tạiNguyễn Huỳnh tông miếu chính là tiền thân của Tam Thanh bửu điện hiện nay, thìcũng phải thừa nhận vai trò đỡ đầu của Nguyễn Huỳnh tông miếu mà không ai khácchính nhờ uy tín của Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức đối với thánh tịnh này, mà trêncon dấu của Phủ Minh đường trước 1975 có ghi “Tiên Thiên đại đạo. Phủ Minh đường Quan Võ Tiền quân” chính làbằng chứng.

3.Thay lời kết

Như vậy, Nguyễn Huỳnh Đức có 4 người con trai. Hai contrai lớn là Nguyễn Huỳnh Toán và Nguyễn Huỳnh Thành được làm Phò mã của vua GiaLong, chức Đô úy, tước Hầu, nhưng chẳng may mất sớm: Nguyễn Huỳnh Toán mất năm1818, Nguyễn Huỳnh Thành mất năm 1832. Người con trai giữa là Nguyễn HuỳnhNhiên cũng lập được huân công nhưng chẳng may phải tội dù không lớn lắm mà bịcách hết chức tước và đày đi làm lính tận Nam Vang rồi sau không còn được nhắctới nữa. Người con trai áp út là Nguyễn Huỳnh Thỏa lập được nhiều thành tíchhơn và giữ được gia thanh nhưng chẳng may cũng mất sớm lúc đang tuổi thanhxuân. Còn người con trai út là Nguyễn Huỳnh Thượng và người con gái là HuỳnhThị Mãng không thấy sử sách nhắc tới.

Như vậy, khởi từ ông nội và chaNguyễn Huỳnh Đức làm chức Cai đội, đến bản thân Nguyễn Huỳnh Đức huân công caodày đệ nhất, đến hai người con trai làm Phò mã với tước Hầu và cuối cùng làcháu nội trở về với chức Cai đội. Nhưng đọng lại là tiếng tăm của một vị danhtướng tận trung báo quốc truyền đời mà oai danh đã vượt ra khỏi vùng đất NamKì.

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN

1.               Biểu Chánh (1943),“Hổ tướng Đồng Nai Nguyễn Huỳnh Đức”, NamKỳ tuần báo, số 55-56, tháng 10/1943.

2.               Hội đồng trị sựNguyễn Phúc tộc (1995), Nguyễn Phúc tộcthế phả, Nxb Thuận Hóa, Huế.

3.               Hội Khảo cứu phong tục Đông Dương (1938), Bản khai Thầntích thần sắc làng Long Hải, tổng An Phú Thượng, quận Long Điền, tỉnh Bà Rịa,18/12/1938. Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội, kí hiệu: TTTS.17957.

4.               Michel My (1926), S.E.Nguyên-Huynh-Duc, Maréchal d’avant-garde de Gialong, Saigon, ImprimerieNouvelle Albert Portail.

5.               Quốc sử quán triềuNguyễn (1821–1909, tái bản 1972), Đại Nam thực lục chính biên,Đệ nhị kỉ, quyển 49 (bản chữ Hán), The Oriental Institute, Keio University,Tokyo, Japan.

6.               Quốc sử quán triềuNguyễn (1821–1909, tái bản 2003, 2004), Đại Nam thực lụcchính biên, tập 2, 3, 4, 5, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

7.               Quốc sử quán triềuNguyễn (1852, tái bản 1997), Đại Nam liệttruyện chính biên, Nhị tập, NxbThuận Hóa, Huế.

8.               Trung tâm Nghiên cứuvà Thực hành gia phả TP.HCM (2003), Giaphả họ Nguyễn Huỳnh, TP.HCM.

9.               Võ Hương An(2012), Từ điển nhà Nguyễn, Nam Việtxuất bản, California, USA.

____________________________________

[1] Thí dụ: Trương Định/ Trương Công Định; Phan Tòng/Phan Công Tòng. Ngày xưa tên lót được chèn vào khá tùy tiện giữa họ và tênhúy. Chẳng hạn, ngay trong chiếu ban cấp ngày mùng 1 tháng 5, Gia Long nguyênniên (1802) còn gọi Nguyễn Huỳnh Đức là ‘Nguyễn Văn Đức’.

[2] Tính theo Nam Bộ,người con cả gọi là thứ hai.

[3] Tính theo Nam Bộ,người con thứ năm gọi là thứ sáu.

[4] P. Khánh Hậu,TP.Tân An, tỉnh  Long An.

[5] Cai đội chỉ huy một đội gồm 50 lính, trật chánh lụcphẩm.

[6] Chưởng cơ chỉ huy một liên cơ (mỗi gồm 500 lính), trật tòngnhị phẩm.

[7] Cai cơ chỉ huy một , trật chánh tam phẩm.

[8] Trung tâm Nghiêncứu và Thực hành gia phả TP.HCM, Gia phảhọ Nguyễn Huỳnh, TP.HCM, 2003, tr.9.

[9] Thuyền đội, gọi tắt là thuyền, là đơn vị cấp cơ sở của thủyquân chúa Nguyễn. Mỗi thuyền khoảng 50 lính.

[10] Theo Bản khai Thần tích thần sắc làng Long Hải, tổng An Phú Thượng, quận Long Điền, tỉnhBà Rịa ngày 18/12/1938. Lưu trữ tại Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội, kíhiệu: TTTS.17957.

[11] Sách Đại Nam liệttruyện ghi Nguyễn Đình Phổ, còn Giaphả họ Nguyễn Huỳnh (2003) ghi Nguyễn Huỳnh Phổ.

[12] Theo thần chủ Nguyễn Huỳnh Toán thờ tại Nguyễn Huỳnhtông miếu.

[13] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam liệt truyện chínhbiên, Nhị tập, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1997, tr.324 – 325. Mặc dù vậy, Đại Nam liệt truyện chính biên không hề cho biết ông là con nuôi của Nguyễn Huỳnh Đức.

[14] Có sự khác nhau về ngữ âm địa phương: Miền Nam nói Huỳnh, miền Bắc nói Hoàng.

[15] Đại Nam thực lụcchính biên, Đệ nhị kỉ, tập 2, Nxb Giáo Dục, Hà Nội,2003, tr. 482.

[16] Nguyên văn: 長黃仁不克肖次黃成能守家訓 Trưởng Huỳnh Nhânbất khắc tiếu, thứ Huỳnh Thành năng thủ gia huấn.

[17]Đại Nam thực lụcchính biên, Đệ nhị kỉ, quyển 49, tập 2, Nxb Giáo Dục, Hà Nội,2003, tr. 743.

[18] Đại Nam liệttruyện chínhbiên, Sơ tập, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1997, tr.72 – 73.

[19] Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành gia phả TP.HCM(2003), Gia phả họ Nguyễn Huỳnh,TP.HCM, tr.15 – 16 và 217 – 218.

[20] Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc (1995), Nguyễn Phúc tộc thế phả, Nxb Thuận Hóa,Huế, tr.264.

[21] Đại Nam liệttruyện chínhbiên, Nhị tập, Quyển 9, Nxb Thuận Hóa, 1997, tr.184.

[22] Xưa nay, tuy tại đền thờ họ Nguyễn Huỳnh ở Khánh Hậucó lưu giữ hai chiếu chỉ năm Minh Mạng thứ 10 (1828) bổ nhiệm chức Vệ úy Thành Tín hầu và năm thứ 11 (1829)thăng một cấp cho Nguyễn Huỳnh Thành, nhưng không thấy thần chủ, đồng thời mồ mảông vẫn còn tại chùa Đông Thuyền, làng Dương Xuân, nay thuộc xã Thủy Xuân,TP.Huế.

[23] Nguyên văn trong Chếđề ngày 2 tháng 8 năm Tự Đức thứ 3 viết: 咨爾原建昌郡公故阮黃德之次孫阮黃金Tư nhĩ nguyên KiếnXương quận công cố Nguyễn Huỳnh Đức chi thứtôn Nguyễn Huỳnh Kim. Nếu Nguyễn HuỳnhKim là con trai Nguyễn Huỳnh Toán thì phải gọi là đích tôn (của Nguyễn Huỳnh Đức).

[24] Đại Nam thực lụcchính biên, Đệ nhị kỉ, quyển 26, tập 2, Nxb Giáo Dục,Hà Nội, 2003, tr.380

[25] Đại Nam thực lụcchính biên, Đệ nhị kỉ, tập 2, Nxb Giáo Dục, Hà Nội,2003, tr. 440 – 441.

[26] Vệ úy là trật quan võ, trật chánh tam phẩm.

[27] Viên tử là con quan từ tam phẩm đến nhất phẩm, được ưu tiên trong tuyển dụngvà miễn sưu dịch.

[28] Đại Nam thực lụcchính biên, Đệ nhị kỉ, tập 3, Nxb Giáo Dục, Hà Nội,2003, tr. 758.

[29] Không biết các soạn giả quyển Gia phả họ Nguyễn Huỳnh (2003, tr.24) căn cứ vào đâu mà viết: “Theo sử liệu thì ông Nguyễn Huỳnh Nhiên vàcả người em út là Nguyễn Huỳnh Thỏa đã tham gia vào cuộc nổi dậy của Lê VănKhôi ở Gia Định vào năm 1833 và được quy vào phản loạn nên không được ai nói tới”[?].

[30] Đại Nam thực lụcchính biên, Đệ nhị kỉ, tập 3, Nxb Giáo Dục, Hà Nội,2003, tr. 778.

[31] Đại Nam thực lụcchính biên, Đệ nhị kỉ, tập 3, Nxb Giáo Dục, Hà Nội,2003, tr. 787.

[32] Đại Nam thực lụcchính biên, Đệ nhị kỉ, tập 3, Nxb Giáo Dục, Hà Nội,2003, tr. 1058.

[33] Đại Nam thực lụcchính biên, Đệ nhị kỉ, tập 4, , Nxb Giáo Dục, Hà Nội,2004, tr. 707 – 708. Nói theo ngôn ngữ ngày nay là Nguyễn Huỳnh Nhiên phạm tộichứa “lính ma, lính kiểng”.

[34] Đại Nam thực lụcchính biên, Đệ nhị kỉ, tập 4, Nxb Giáo Dục, Hà Nội,2004, tr. 707 – 708.

[35] Đại Nam thực lụcchính biên, Đệ nhị kỉ, tập 3, Nxb Giáo Dục, Hà Nội,2003, tr. 790.

[36] Đại Nam thực lụcchính biên, Đệ nhị kỉ, tập 5, Nxb Giáo Dục, Hà Nội,2004, tr. 129.

[37] Nhưng theo Giaphả họ Nguyễn Huỳnh thì con trai duy nhất của ông Toán thì Nguyễn Huỳnh Dụ.

[38] Đại Nam thực lụcchính biên, Đệ nhị kỉ, tập 4, Nxb Giáo Dục, Hà Nội,2004, tr.1143.

[39] Giai đoạn này con trai thừa tự của ông Nguyễn HuỳnhKim là Nguyễn Huỳnh Quờn còn tại thế, nhưng có lẽ gặp vấn đề gì trong cuộc sốngnên con gái là Huỳnh Thị Hương mới phải đứng ra lập mộ cha.

[40] Ngày mất ghi không thống nhất với thần chủ.

[41] Saigon, ImprimerieNouvelle Albert Portail, 1926.

[42] Hiện nay tại Nguyễn Huỳnh tông miếu còn cặp liễn dohương chức làng Tân Hội Đông bên cạnh tiến cúng nhân lễ khánh thành này vớidòng lạc khoản bên phải bằng chữ Nho đề: 新安,興隆總, 慶厚村。蒙恩政府官崇修建昌郡公廟。恭賀主祀鄉官阮黃新落成献歌誌喜Tân An, Hưng Longtổng, Khánh Hậu thôn. Mông ân chính phủ quan sùng tu Kiến Xương quận công miếu.Cung hạ chủ tự Hương quan Nguyễn Huỳnh Tân lạc thành hiến ca chí hỉ.

[43] Theo Biểu Chánh, “Hổ tướng Đồng Nai Nguyễn Huỳnh Đức”,Nam Kỳ tuần báo, số 55-56, tháng10/1943.

[44] Từ sau năm 1927 mãi đến sau 1954 mới có sự quan tâm hỗtrợ kinh phí của nhà nước để trùng tu và nâng cấp đền thờ và lăng mộ Tiền quânNguyễn Huỳnh Đức: Năm 1959 xây dựng chính điện đền thờ, năm 1968 xây dựng nhàkhách, năm 1973 xây dựng hai cổng lăng sát Quốc lộ 1A. Năm 1993, công trình lăngmộ và đền thờ Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức được công nhận là Di tích lịch sử -văn hóa cấp quốc gia và sau đó nhiều lần được cấp kinh phí duy tu bảo dưỡng.


Hình nguồn: Bùi Thụy Đào Nguyên – xem dưới, CC BY-SA 3.0, https://commons.wikimedia.org/w/index.php?curid=4761680