Hoàng Phủ Ngọc Tường

Tên của Hoàng Phủ Ngọc Tường thường được nhắc tới khi đề cập đến sự kiện thảm sát trong Tết Mậu Thân tại Huế năm 1968, xin được sơ lược sau đây.

Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937, tại thành phố Huế, nhưng quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Sau khi học hết bậc trung học ở Huế, ông lần lượt trải qua:
  • Năm 1960: tốt nghiệp khóa I ban Việt Hán, Đại học Sư phạm Sài Gòn.
  • Năm 1964, nhận bằng Cử nhân triết Đại học Văn khoa Huế.
  • Năm 1960-1966: dạy tại trường Quốc Học Huế.
  • Năm 1966-1975: thoát ly lên chiến khu, tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ bằng hoạt động văn nghệ.
  • Năm 1978: được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.
Hoàng Phủ Ngọc Tường từng là Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên-Huế, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt.

Năm 2007, ông được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, cùng đợt với vợ là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.

Hiện nay (2012), nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và vợ đang cư ngụ tại Sàigòn.

Nhà báo Lữ Giang nói về vai trò của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong trận Tết Mậu Thân 1968:

Có lẽ cuốn sách tóm lược đầy đủ hơn cả về vụ thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế là cuốn “The Vietcong Massacre at Hue” (Cuộc thảm sát của Việt Cộng ở Huế) của bà Bác Sĩ Elje Vannema xuất bản năm 1976. Bà là người có mặt ở Huế khi biến cố xẩy ra. Lời tường thuật của các nhân chứng khác, Việt Nam cũng như ngoại quốc, cũng đã giúp chúng ta thấy rõ hơn sự dã man của cuộc thảm sát này.

Theo tài liệu, khi Cộng quân tấn công vào Huế, có đem các đại đội đặc công, võ tranh tuyên truyền và các toán an ninh. Hoạt động về an ninh được đặt dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Lê Minh, Phụ tá Bộ Tư Lệnh Quân Khu kiêm Trưởng Ban An Ninh Quân Khu. Trụ sở chính của Ban An Ninh được đặt tại Chùa Từ Đàm. Chỉ huy các toán an ninh là Tống Hoàng Nguyên và Nguyễn Đình Bảy (tự là Bảy Khiêm) thuộc Khu Ủy Trị Thiên. Tồng Hoàng Nguyên đã giao cho Nguyễn Đắc Xuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường phụ trách khu Gia Hội.

Nguyễn Đắc Xuân thành lập “Đoàn Quân Nhân Sư Đoàn 1 ly khai”“Đoàn Nghĩa Binh Cảnh Sát” để dụ các quân nhân và cảnh sát VNCH ra trình diện, rồi sau đó đưa đi thủ tiêu.

Trường Trung Học Gia Hội của Dòng Mai Khôi (Phú Xuân) được dùng làm nơi giam giữ và xét xử các thành phần bị coi là Việt gian hay phản động. Theo bà Bác sĩ Elje Vannema, các phiên tòa ở đây đều do Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ tọa.

Bà Elje Vannema là người Hà Lan, sinh năm 1932 và tốt nghiệp y khoa tại trường McGill University Medical School ở Canada năm 1962. Bà đã dến hoạt động y tế ở Huế từ 1965 đến 1968, có mặt tại Huế trong biến cố Tết Mậu Thân, nên đã tường thuật khá đầy đủ trong cuốn “The Viet Cong Massacre at Hue” dày 212 trang, xuất bản năm 1976. Bà đã ghi lại các việc làm của Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân như sau:

“Dân chúng hiện diện khá đông tại các phiên tòa ở Tu viện, ở Gia Hội bên kia cầu và ở trong thành. Tòa án ở Tu viện do Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ trì. Anh này tốt nghiệp đại học Huế và là cựu lãnh tụ sinh viên trong Ủy Ban Phật Giáo chống chính quyền trước đây. Cầm đầu ở Gia Hội là Nguyễn Ðắc Xuân, trước kia là một liên lạc viên cộng sản nay đột nhiên lại xuất hiện. Tòa trong thành do hai sinh viên Nguyễn Ðọc và Nguyễn Thị Ðoan (Trinh) điều khiển. Các phiên tòa vang lên những lời đe dọa với khẩu hiệu tuyên truyền, kết tội, qui chụp. Hầu hết những người bị lôi ra tòa chẳng biết lý do mình bị bắt. Nhưng tất cả đều bị kết tội, một số bị tử hình tức khắc…”

Bà Elje Vannema cho biết đã kiểm kê được qua 22 mồ tập thể với số nạn nhân bị Cộng quân giết là 2.326 người. Riêng tại trường Gia Hội, nơi Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân điều hành, có 203 người bị giết. Người đi bắt và bắn chết là tên Linh (Diệu Linh), người Quảng Ngãi làm nghề thầy bói, khoác áo Việt Nam Quốc Dân Đảng Thừa Thiên.
(Trích trong bài Nói với Hoàng Phủ Ngọc Tường của Lữ Giang)

Ngày 1 tháng 3 năm 1981, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã trả lời trong cuộc phỏng vấn do đài truyền hình WGBH của Mỹ tại Boston thực hiện trong bộ phim tài liệu 10 tập về Việt Nam, thừa nhận là đã có mặt tại Huế vào dịp Tết Mậu Thân (roll 29 of Vietnam Project - Mar. 1, 1981 - Interview with Hoang Phu Ngoc Tuong, Writer) ở phút 5:56 sau đây:

WGBH: 1 tháng 3, 1981 - Phỏng vấn nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Hoàng Phủ Ngọc Tường thừa nhận có mặt tại Huế vào năm 1968 (trích trong đoạn băng trên).

Thế nhưng khi nhà báo Thụy Khuê phỏng vấn Tường vào ngày 12 tháng 7 năm 1997 thì Tường lại nói là không có mặt ở Huế lúc đó trong bài phỏng vấn này:

Nói chuyện với Hoàng Phủ Ngọc Tường về biến cố Mậu Thân ở Huế. Thụy Khuê