Vua Khải Định và chuyến công du sang Pháp dự hội chợ thuộc địa Marseille


Chuyến công du sang Pháp dự hội chợ thuộc địa Marseille của vua Khải Định được coi là chuyến công cán nước ngoài đầu tiên của một của một vị vua triều Nguyễn, điều chưa có tiền lệ từ trước tới nay.

Ngày 20/5/1922, Vua Khải Định sang Pháp dự Hội chợ thuộc địa ở Marseille. Chuyến đi của vua Khải Định đã làm dấy lên nhiều hoạt động của người Việt Nam yêu nước nhằm phản đối ông. Phan Chu Trinh đã gửi một bức thư dài trách Khải Định 7 tội, thường gọi là Thư thất điều hay Thất điều trần, nội dung bức thư lời lẽ nghiêm khắc buộc Khải Ðịnhphải thoái vị nhường quyền lại cho quốc dân và kể bảy tội nhà vua đã làm và đáng tội chém đầu. Có đoạn ông đã viết : “…Một là vì Trinh này đối cùng bệ hạ đã đoạn tuyệt hẳn, không còn một chút quan hệ gì, chỉ đứng vào cái địa vị đốiđãi mà thôi, cho nên bức thư này không phải dâng lên cho bệ hạ mà chính là gửi cho bệ hạ, hai chữ bệ hạ mà tôi dùng đây, chẳng qua là cái tiếng xưng hô đã quen trong Hán văn đó mà thôi … ngày nay Trinh này đề thư cứ gửi ngay cho ông Bửu Ðảo là cái tên húy của bệ hạ, để tỏ ý phản đối”. Bức thư của ông, sau khi được công bố, đã khích động được tinh thần tranh đấu của đồng bào trong và ngoài nước.

Chuyến công du này của vua Khải Định đã được trang Gallica.bnf.fr của Pháp đã đăng tải trọn bộ hình ảnh.

Tại Marseille, Pháp


Con tàu Porthos chở vua Khải Định cập Cảng Marseille, Pháp, ngày 21/6/1922, sau một tháng lênh đênh trên biển.

Bộ trưởng Bộ thuộc địa Albert Sarraut và các quan chức Pháp đón vua Khải Định tại bến cảng Marseille ngày 21/6/192.

Quan chức An Nam tại Pháp ra bến cảng chờ đón vua Khải Định.

Đoàn quan chức An Nam chờ đón vua ở cầu tàu.

Bộ trưởng bộ thuộc địa Albert Sarraut lên tàu đón vua Khải Định.

Hoàng tử Vĩnh Thụy vua Bảo Đại sau này đứng sau ông Albert Sarraut và vua Khải Định, ông qua Pháp để đi du học.

Vua Khải Định. hoàng tử Vĩnh Thụy, bộ trưởng Albert Sarraut và người đứng trong cùng hoàng thân Vĩnh Cẩn tại Marseille.

Khu triển lãm của xứ An Nam tại hội chợ thuộc địa Marseille trên báo Pháp.

Các diễn viên tuồng đến từ An Nam, chính phủ bảo hộ Pháp phải trả tiền cho họ qua đây để biểu diễn trong dịp hội chợ này.

Vua Khải Định tại Paris, Pháp

Sau khi dự hội chợ tại Marseille, Vua Khải Định đến Paris ngày 24/6/1922.Hình chụp tại ga Bois de Boulogne.

Vua lên xe ngựa trước nhà ga Bois de Boulogne tại Paris.

Vua Khải Định cùng quan chức Pháp trên xe ngựa rời nhà ga.

Vua Khải Định và Hoàng tử Vĩnh Thụy di chuyển trên các đường phố Paris. Ngày đó Paris là một trong những thành phố hiện đại và đẹp nhất thế giới, khung cảnh Paris khiến cho một vị Thiên Tử xứ An Nam không khỏi choáng ngợp.

Lực lượng quân cảnh Pháp và những người dân tò mò đứng hai bên đường ngắm vua xứ thuộc địa đi qua.

Vua Khải Định bước xuống cổng điện Elyse dinh tổng thống của Pháp.

Vua Khải Định cùng các quan chức Pháp tại sân danh dự tại điện Elyse.

Vua Khải Định rảo bước vào trong điện Elyse.

Mẫu quốc tiếp đón ông vua xứ thuộc địa bằng nghi lễ long trọng nhất.

Một người hầu cầm nón cho vua Khải Định nở nụ cười khi được chụp hình.

Vua Khải Định viếng mộ chiến sĩ vô danh gần Khải Hoàn Môn ở thủ đô Paris.

Bắt tay với các tướng lĩnh Pháp tại khu tưởng niệm.

Vua Khải Định đặt vòng hoa tại khu tưởng niệm các chiến sĩ vô danh.

Vua Khải Định và hoàng tử Vĩnh Thủy tại khu tưởng niệm.

Vua Khải Định và các quan chức Pháp thăm đền tưởng niệm Tử sĩ Đông Dương đã hy sinh vì mẫu quốc ở vườn thuộc địa Nogent sur Marne, Paris.

Người đứng bên trái nhà vua là quan thượng thư Nguyễn Hữu Bài.

Vua Khải Định và các quan chức Pháp tiến vào đền tưởng niệm.

Quang cảnh phía trước đối diện đền tử sĩ đông dương.

Đền tử sĩ đông dương ở Paris với lối kiến trúc đậm chất Á đông.

Vua Khải định bước ra khỏi đền sau khi viếng.

Vua Khải Định viếng đài tưởng niệm những tử sĩ người Việt Nam theo Công Giáo đã chết cho nước Pháp trong chiến tranh thế giới nhứ nhất.

Vua Khải Định ở vườn thuộc địa Nogent sur Marne, Paris, Pháp.

Vua Khải Định thăm hội địa lý Pháp tại Paris.

Vua Khải Định và tổng thống Pháp Millerand ngồi trên lễ đài xem đua ngựa tại Longchamp, Paris, Pháp.

Sau chuyến đi Pháp đầy tai tiếng gây sự oán than trong dân chúng, khi về nước vào năm 1924 vua Khải Định lại tổ chức lễ mừng thọ 40 tuổi (hay còn gọi lễ tứ tuần đại khánh) làm cho ngân sách triều đình kiệt quệ, thâm hụt nghiêm trọng.

Chỉ một năm sau ông qua đời ở tuổi 40 được an táng tại Ứng Lăng.