Huỳnh Văn Lang và tác phẩm “Đã hơn 30 năm rồi”

Huỳnh Văn Lang làmột trong những nhân sĩ, trí thức có tiếng ởMiền Nam.  Xuất thân từ một gia đìnhgốc nhà quan có công lớn đối với triều Nguyễnthời Gia Long - Minh Mạng – Thiệu Trị, và cũng làmột gia đình đại điền chủ ởMiền Tây thời trước 1945, với quá trình họcvấn tân tiến vừa cao xa vừa sâu rộng ở cácnước Tây Âu, ông đã từng là một công chức caocấp của chánh phủ Việt Nam thời ĐệNhất Cộng Hòa, một  nhà kinh doanh lớn ở SàiGòn, một chủ nhân ông của một ngân hàng tư quantrọng, và là một nhà văn hóa giáo dục có nhiềuthành tích tốt đẹp. Tính người ngay thẳng,bộc trực, khí khái anh hùng, thiết tha gắn bó vớibà con, anh em, với quê hương xứ sở, vớilịch sử, văn hóa nước nhà, ông đãđể nhiều công phu sưu tầm, nghiên cứuviết lách, đem lại sự công bằng, rọi thêmánh sáng cho một số vấn đề liên hệ tớilịch sử cũng như cuộc sống củangười dân Việt.

Tác phẩm mới nhấtcủa ông là quyển  “ĐÃ HƠN 30 NĂM RỒI(V.N. DUKÝ 2006)”. Sách dày 293 trang và gồm ba phần: phần.Một là phần đi thăm bà con, phần Hailà phần Du Ký, và phần Ba là phần tiếng nói củangười dân với lời kết luận của tácgiả về ông Hồ Chí Minh và chủ nghĩa xã hộicủa ông ta. Hai phần đầu của quyển sách làphần tôi chú trọng nhiều nhất trong bài nhậnđịnh này.

Sách do chính tác giả trìnhbày và xuất bản với hình bìa độc đáo là hìnhphân nữa lá cờđỏ sao vàng của Cộng Sản Việt Nam, nằmbên phân nữa nền vàng tượng trưng chonước Việt tự do. Theo sự giải thíchcủa tác giả thì đây là hình ảnh diễn tả hoàncảnh thực sự đã và đang xãy ra ở ViệtNam từ 1975 đến giờ: Miền Bắc cai trị,đô hộ Miền Nam. Hai tiếng Miền Bắc vàMiền Nam ở đây, theo tác giả, không mang ý nghĩamiền địa lý mà mang ý nghĩa ý thức hệ,một bên là chủ nghĩa Mác-Lê và và một bên là chủnghĩa tự do, dân chủ. Miền Bắc chỉCộng Sản Bắc Việt theo chủ nghĩa Mác-Lê.Miền Nam là Miền Nam tự do trong tinh thần nhânbản, dân chủ. Theo ý nghĩa này, một người dùsinh trưởng ở Miền Nam như Võ Văn Kiệt,Phan Văn Khải v v ... nhưng nếu đã theo CộngSản Bắc Việt thì phải được kểnhư người Miền Bắc, thắm nhuần vănhóa cộng sản. Ngược lại nhữngngười, tuy sinh trưởng ở Miền Bắc,nhưng theo chủ nghĩa dân chủ tự do, chốngchủ nghĩa cộng sản, thì phải đượcxem như người Miền Nam, theo văn hóa tự dođa văn hóa của miền Nam. Miền Bắc caitrị/đô hộ Miền Nam có nghĩa là Bắc Việtvới ý thức hệ cộng sản đang đô hộMiền Nam với ý thức hệ dân chủ tự do.Đó là ý nghĩa của hình bìa và hai từ ngữ MiềnBắc và Miền Nam dùng trong tác phẩm này.

Nội dung quyển sách,theo nhan đề cho biết, là một quyển Du Kýnhưng thật ra như tác giả thú nhận ngay từđầu là nếu gọi tác phẩm này là một du ký thì“xem ra có phần tham lam và cường điệu.” bởi“đây chỉ là những ghi chú (notes) rất rờirạc, rất nông cạn của một ngườivừa đi thưởng ngoạn thiên nhiên củađất nước, vừa đi tìm sự thậtvề tình trạng xã hội Việt Nam. . . “(tr. 13). Vớinội dung đặc biệt như vậy và lối hànhvăn bộc trực, diễn tả rõ ràng và đúngchớ không gò gẩm cho câu văn bóng bảy, tác phẩmcủa Huỳnh Văn Lang có tính cách khoa học hơn làvăn chương. Đáng lẽ nó phảiđược liệt vào phạm trù các tác phẩm nghiêncứu, biên khảo hơn là loại du ký, nhưng nhưtác giả thú nhận một cách khiêm nhường rằngnó chưa đáp đúng những tiêu chuẩn mà một côngtrình nghiên cứu khoa học (xã hội) đòi hỏi.Sở dỉ như vậy là vì nhóm mẫu (sample) quánhỏ: chỉ khoảng 50 người trên toàn dân số(population) hơn 80 triệu; nhóm mẫu lại khôngđược chọn lựa một cách ngẫu nhiên(random sample) mà lại dùng những người có sẵn(available subjects). Với nhóm mẫu quá ít và sẵn có nhưvậy, nhà khoa học có thể cho là kết quả khôngtránh được thiên lệch (bias), thiếu vô tư,khoa học. Thật ra trong văn hóa xã hội học, ngoàiphương pháp chặt chẽ, khắt khe ra, còn cónhiều dạng nghiên cứu, ghi chú khác cũng cung cấpđược nhiều dữ liệu hữu ích choviệc tìm hiểu một xã hội, một cộngđồng. Những field-works (điều tra/nghiên cứungoài trời), những case studies (nghiên cứu từngtrường hợp) của một số nhà khảocứu ngày nay, hay ngay cả những phong tục tiểuthuyết, những địa chí của ngườixưa cũng rất có giá trị cho các học giả.Những phong tục ký, những địa chí của cácnho gia ngày xưa đâu có theo các tiêu chuẩn khoa học ngàynay đâu nhưng những tác phẩm của họ vẫnrất có ích cho người đời sau. Ngày nay chúng tavẫn phải tìm đọc Phủ Biên Tạp Lụccủa Lê Quý Đôn, Gia Định Thành Thông Chí củaTrịnh Hoài Đức, hay cả Chân Lạp Phong Thổ Kýcủa Chu Đạt Quan nữa khi muốn biết vềThủy Chân Lạp, về Miền Nam thuở nào. Thành ratheo tôi, quyển sách của Huỳnh Văn Lang phảiđược kể là sách có giá trị vềphương diện xã hội/văn hóa và giá trị đâylà giá trị khoa học. Nhóm mẫu (sample) của ông tuynhỏ, sự lựa chọn, không ngẫu nhiên, nhưngthật ra nếu xem như đây là một cách lựachọn mẫu theo cách ngẫu nhiên nhiều tầng (stratifiedsampling) thì cũng không kém phần giá trị. Ông đãphỏng vấn đủ hạng người (giàu có,chức vụ, điền chủ, làm công, lái xe ôm, nghèokhổ, giáo chức, học sinh sinh viên, tu sĩ, v v...),ở rải rác nhiều nơi từ Đồng Bằngsông Cửu Long (Cù Lao Dài Vĩnh Long, Cái Mơn Chợ LáchBến Tre, Đại Phước, Nhị Long Trà Vinh, và vàinơi ở An Giang) đến Sài Gòn – Biên Hòa – BìnhDương, đến Huế, Hà Nội, các vùng thuộccả hai bên chống Cộng Sản và theo Cộng Sảntrước 1975, có Công Giáo, có Thờ Ông Bà, v v... 

Với nhóm mẫu cóthể phần nào đại diện cho nhiều hạngngười ở nhiều nơi khác nhau, ông đã cónhững câu hỏi vốn như câu phỏng vấn xoay quanhnhững vấn đề chính trong sinh hoạt xãhội/văn hóa như công việc làm ăn ra sao,đời sống thế nào, con cái học hành đếnđâu. v v ... Bên cạnh những câu hỏi đó lànhững ghi nhận của ông về đường sá, nhàcửa, công thự, sự phát triển ở mỗinơi. Trước dáng vẽ trí thức, ngoạikiều, bộc trực và rộng rãi của ôngngười được hỏi đã trả lời ôngmột cách chân thành chớ không phải trả lời theokiểu lấy lòng người hỏi (social desirability).Với những câu trả lời trung thực, những ghinhận khách quan, ông Huỳnh Văn Lang đã điđến cái nhìn tổng kết như sau về xã hộiViệt Nam năm 2006:

Về hạ tầng cơsở, đường sá cầu cống có xây thêm nhưngnhững nơi xa xôi ở đồng quê vẫn nhưcũ, không có sửa sang, xây cất gì cả. Có nơi làmrồi lại hư, cứ phải sửa chửa luôn, vìnạn ăn xén khiến phẩm chất rất kém.Điện cũng vậy. Nhiều làng xã đã cóđiện về làng nhưng nhiều nơi vẫnchưa có điện. Nhà cửa ở đồng quê cònnhiều nhà lá tồi tàn. Có một số ít nhà gạch ngóikhang trang và những nhà đó là những nhà có con cái ởngoại quốc gởi tiền về cho xây cất. Nhà kháthì có TV và những tiện nghi khác. Xe cộ di chuyển thìphần đông dùng xe đạp, một số rất ít cóxe gắn máy. Ấp nghèo thì có vài chiếc xe gắn máy,ấp giàu có đến hai ba chục chiếc. Trong việcdi chuyển ở nhà quê ngoài xe ôm còn có đò máy, giá vérất rẻ.  Nhìn chung thì cũng có chút phát triểnnhưng chậm lắm, 30 năm phát triển ở đâykhông bằng 10 phát triển ở những nước khác.

Các trụ sở, cơ quancông quyền, xây cất lớn lao đồ sộ. (Vì cócơ hội ăn xén trong công tác xây cất. Từ ngữquen thuộc ở trong nước là “rút ruột”).Đền thờ Phạm Hùng ở Vĩnh Long chẳnghạn, được xây cất thật nguy nga đồ sộ.

Theo Huỳnh Văn Lang thì“những nơi có công trường xây cất nhà cửa,trường sở, công sở cũng như cầucống, đường sá là ở đó có chợ đensắt, chợ đen xi măng... Danh từ rút ruộtở đó mà ra, tức là rút bớt xi măng, thay cát vào,rút bớt giây sắt, giây kẻm đi, kết quả làcột bê tông, nền đá tường gạch bịgiảm thọ một cách kinh khủng, từ năm bachục năm có khi chỉ còn thọ đượcnăm ba năm là cùng... một trường trung họcđồ sộ ở miền Tây đã cất xong rồimà không dám cho học sinh vào học vì không bảo đảmtính mạng.” (tr.56)

Về công cuộc làm ănsinh sống của người dân thì những ngườilàm vườn, trồng cây ăn trái, có huê lợi sốngđược nhưng những người làm ruộngthì nghèo đói lắm. Nhiều người thấtnghiệp không có công ăn việc làm gì khác. Nhiềungười phải ra thành thị kiếm công việcsống lây lất  Ở Bải Xang chẳng hạn,“kinh tế Bải Xang là kinh tế chết. Ruộngvườn không có huê lợi như trước, nhiềungười không có công ăn việc làm, bỏ đixuống tỉnh (trà Vinh) hay lên thành phố (Sài Gòn)”  (tr.61). Về cảnh nghèo đói của nông dân, tác giả tríchdẫn thêm lời của tiến sĩ Lê Đăng Doanh:”Nông nghiệp đã nghèo, đất đã kém đi, nhungmỗi một năm thêm một triệu miệng ăn,lấy đâu ra mà ăn? Chênh lệch, đói nghèo là nóở chổ ấy. Chúng ta về quê xem, có tiến bộkhoa học nào để tạo ra việc làm? Laođộng là vất vả, mỗi ngày lao động trên8m2 đất thì có cái gì mà giàu có được.” (tr. 93)

Ưu tư số 1 củahọ là phát triển hạ tầng cơ sở không cókế hoạch , hay kế hoạch không hợp lý gâynhiều hậu quả tai hại. Từ sau 1975, nông dânkhông còn đất nhiều lại bị mất thêmnhiều nữa để mở rộng đườngsá làm cho họ không còn sống nổi. Hai bên bờ sông LángThé, sông Tân lập, sông Rạch Bàng, Càng Long, bị nạnđấp đập làm nhiều giống cá không sốngđược phải bắt đầu tuyệt giốnglần lần. Chung qui gần 1 triệu dân TràVinh sốnghai bên bờ sông Rạch Bàng, Láng Thé, và Tân Lậpđều sống dở chết dở vì chươngtrình phát triển thủy lợi của chính quyền.Ở đây tác giả có thêm phần chú thích vớinhững con số thống kê cho thấy sự cách biệtgiàu nghèo giữa các tỉnh và thành phố hết sứclớn lao: “Nếu chỉ số phẩm chất laođộng cũng là chỉ số nghèo giàu thì Trà Vinh và SócTrăng là hai tỉnh nghèo nhứt trong 61 tỉnh thànhcủa VN. .. theothống kê của Đặng Quốc Bảo trong‘Chiến lược phát triển giáo dục’ thì Hà Nộitrên 100,000 đầu người có 8965 người cóbằng với trình độ đại học trởlên, Đà Nẳng 3506, Sài Gòn 3531, Hải Phòng 2286, CầnThơ 884, Trà Vinh 332, Sóc Trăng 265. . . “(tr. 69).

Một tệ nạn khác lànghề làm đỉ điếm của nhiều cô gáimiền Nam. Vì thiếu “quan hệ” nên không cách gì tìmđược việc làm. “Quan hệ” tức là quyềnlực đở đầu. Theo tác giả thì quyềnlực đã ở trong tay người Miền Bắctừ 1975. Ngay trong nghề buôn son bán phấn này cũng chothấy rõ sự khác biệt giữa cai trị/đôhộ và bị trị. “Bán trôn nuôi miệng là con gáimiền Nam. đứng ra tổ chức thịtrường thịt người là người miềnBắc, tức nhiên cũng theo nghĩa ý thức hệ. . .Đó là nói đến thị trường nộiđịa bán thịt người, thương nghiệpxuất khẩu thịt người, nhứt là thịt ngườinon trẻ từ 9, 10 tuổi, thì lại phải cầnquan hệ với quyền lực cao cấp thế nàonữa, vì phải qua bao nhiêu là ngỏ ngách hành chánh cảthuế quan. Nhưng sau trước vẫn là mộtpattern, một mô hình: Con gái miền Nam, Quan hệ, QuyềnLực, văn hóa miền Bắc. Đó là một bikịch của thời đại. Hình ảnh một em béV.N. 11 tuổi lạc lỏng trong chợ thịtngười ở Thái Lan, chưa làm tình được,nhưng đã được huấn luyện “biết bú,biết mút” (oral sex) những thằng đàn ông vặmvở mỗi tuần lấy 300 đô tuần này sangtuần khác, hình ảnh đó có làm cho bạn đọc khócđược không, chắc chắn người miềnBắc không khóc. Kề bên vấn đề ‘mua bán thịtngười’, vấn đề lấy chồng Đài Loan,chồng Tàu, bây giờ thêm chồng Đại Hàn, vớibao nhiêu thảm kịch của nó cũng là một khíacạnh khác của vấn đề thiếu cơm ănviệc làm của người con gái miền Nam.” (tr.107). 

Cho conăn học là một vấn đề nan giải.Tiền học phí quá nhiều, không đủ sức chocon ăn học. Mỗi làng có trường tiểu họcnhưng muốn lên trung học thì phải lên tỉnh, vàđây là nổi nhức đầu của phụ huynh vìchi phí quá nặng cho gia đình. Về kết quả giáodục thì hầu hết thầy cô đều nhìn nhậnlà kiến thức con em bây giờ kém hơn trướcrất nhiều dù phải học nhiều hơn. Mộtông giáo cho biết : “Có nhiều lý do, giáo chức khôngxứng, sách giáo khoa sai lạc,còn thay đổi luôn,học trò nhiều khi hoang mang, tất nhiên cũng nhiềubài ‘thầy không muốn dạy, học trò không muốnhọc’ làm mất quá nhiều thì giờ vô ích. Còn chuyện‘Tiên học phí, Hậu học thêm’ cũng có, đó là cáidịch không thuốc chữa. Nhưng giáo chức là côngchức của nhà nước, lương bổng củahọ quá thấp, mới ra đi dạy chỉ 600,000đồng một tháng, không bằng thu nhập của anhlái xe ôm, chính em cũng phải lái xe ôm, để khỏidạy thêm mới đủ nuôi gia đình một vợ bacon.” (tr. 43). Một cô sinh viên vừa tốt nghiệpđại học Tổng Hợp sắp sửa nhậnviệc dạy học ở trung học Cầu Ngangđược ông Huỳnh Văn Lang hỏi vềchuyện Hai Bà Trưng và Bà Triệu đã trả lời ôngnhư sau; “Ônghỏi con về Hồ Chí Minh thì con nói cho ông nghe. Còn vềHai Bà Trưng, Bà Triệu con có học ở đâu mà nói.”(tr. 93)

 Nhà giàu tập trungvề các thành phố lớn. Có những khu mới pháttriển chỉ người ngoại quốc mới ởnổi như khu Phú Mỹ Hưng hay Tân Mỹ Hưngở Khánh Hội. Một căn hộ ba phòng ngủ trongnhững cư xá cao ốc ở đây cho thuê hằng thánglà 6,000 US $. Hiện có nhiều người đang ởtrong đó. Đại học Quốc Tế của Úccũng mở trong khu này. Học phí ở đây là 1,500 $một tam cá nguyệt (1 năm 3 tam cá nguyệt, tiềnhọc $4,500). Hiện có 1000 sinh viên, trên danh sách chờđợi (waiting list) còn cả ngàn nữa. Đạihọc chỉ dạy các môn khoa học hay kỷ thuật,không được dạy các môn nhân văn (humanities) haytriết học. Đại học nhà nước đãrất đắt đối với rất nhiều giađình thế mà đại học tư này còn đắtgắp 3 lần đại học nhà nước. Vậymà vẫn có nhiều người cho con đi học ởđây. Tại sao người ta vẫn muốn cho con emhọc ở đây? Câu trả lời, theo tác giả, là:“phẩm chất Đại học nhà nước quáthấp, về mặt chuyên nghiệp cũng như vềmặt phong hóa, cha mẹ con em không tin tưởng ởchế độ Đại học nhà nước nữa.Tham vọng của cha mẹ là đủ sức gửi conem vào học các trường Quốc tế trongnước, lý tưởng nhứt là đượcgửi đi ra nước ngoài.” (tr. 111)   

 Một xã hộibất công kẻ giàu quá sức người nghèo khổ vôcùng, phân chia giai cấp rõ rệt miền Bắc caitrị/đô hộ miền Nam bị trị bị đôhộ bị triệt để khai thác, một chếđộ tham nhũng từ trên xuống dướivới nạn rút ruột, phong bì, một nền văn hóađồi trụy không còn tinh thần đạođức dân tộc, một nền giáo dục giảm sútthê thảm với cảnh tiên học phí hậu học thêmvới những môn thầy không muốn dạy học tròkhông muốn học. Nghèo nhất là người nông dân TràVinh Sóc Trăng và phần lớn đồng bằng sôngCửu Long, quê hương của tác giả. Đó là cáikết quả thu lượm được qua các câuphỏng vấn và sự ghi nhận trong cuộc hành trìnhđi thăm bà con và đi du lịch Việt Nam của tácgiả trong quyển Đã Hơn 30 Năm Rồi. TaÙcgiả có quá đáng, có thiên lệch không trong cái nhìn củaông về tình trạng xã hội Việt Nam ngày nay? Tôinghĩ là không. Những ai có đọc báo ở trongnước hay tin tức trên internet đều thấy cónhiều bài vở nói về tình trạng mà ông HuỳnhVăn Lang ghi lại ở đây. Một bài khảocứu gần đây của giáo sư Lâm Văn Bé về“Nghèo Đói Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long” đăngtrong tập san Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai CửuLong số 4 xác nhận những điều Huỳnh VănLang đã nói. Tựa trên nhiều tiêu chuẩn khác nhau vềcái nghèo ( như lợi tức, nhà cửa, học vấn,chi phí y tế, giáo dục, v v...) các dữ liệu thốngkê mà giáo sư Lâm Văn Bé thu lượm đượcđều cho thấy đồng bằng sông Cửu Longgiờ đây rất nghèo khổ, thất học, thua kém xaHà Nội và miền Bắc.

[Đây là một vài consố thống kê trong bài viết giáo sư Lâm Văn Bé: Theotiêu chuẩn tiền tệ, tỉ lệ người nghèoở đồng bằng sông Hồng là 13%, ởđồng bằng sông Cửu Long là 23% (con số củaTCTK năm 2002). Theo tiêu chuẩn lương thực, tỉlệ ở đb sông Hồng là 6.5, ở đb sông CửuLong là 7.5 (con số của bộ TCTK). Theo tiêu chuẩn nhàlá loại E, đb sông Hồng 7, đb sông Cửu Long 53.9.Tiêu chuẩn xài điện, đb sông Hồng 99, đb sôngCửu Long 74. Tiêu chuẩn bỏ học THCS , đb sôngHồng 28,2, đb sông Cửu Long 39,9. Tốt nghiệp THPT,đb sông Hồng14, đb sông Cửu Long 5. Tốtnghiệp đại học, đb sông Hồng 5,25, đbsông Cửu Long 1,5. Hậu đại học, đb sôngHồng 0,25 đb sông Cửu Long 0,01. Đồng Nai CửuLong số 4, tr. 93-116]   

Miền Nam xưa kia giàu cóhạnh phúc bao nhiêu thì bây giờ nghèo đói khổ sởbấy nhiêu kể từ ngày Miền Bắc xóa bỏvăn hóa Sài Gòn để áp đặt văn hóa cộngsản Hồ Chí Minh lên trên vùng đất tự do này.

Trước thựctrạng đáng buồn như thế tác giả cóđưa ra giải pháp sửa đổi nào không?Đọc phần sau cùng ta thấy khuynh hướngcủa tác giả là chỉ có cách mạng mới giảiquyết được. Nhưng chưa thấy cóđủ yếu tố nội tại cũng nhưngoại lai có đủ tiêu chuẩn để xãy ramột cuộc cách mạng trong tương lai gần. Tuynhiên tác giả vẫn chừa một khoảng cho sựtin tưởng rằng cái gì cũng có thể xãy rađược trong điều kiện tiến bộvượt bực của khoa học kỹ thuật ngàynay.

Các chính trị gia vànhững người ưa thích chính trị có thể khôngđánh giá cao tác phẩm của Huỳnh Văn Lang trongđường lối và giải pháp của ông, nhưngngười làm văn hóa, nhất là người dânmiền Tây từ 1975 đến giờ chưa vềViệt Nam lần nào như tôi, thì tôi đánh giá rất caotác phẩm của ông. Trước hết tôi phải cám ơntác giả đã làm giùm tôi một việc quan trọng mà cólẽ tác giả cũng không biết. Tôi là người sinhra và lớn lên ở vùng Phú Túc, An Hóa, Bình Đại, xưakia thuộc Mỹ Tho, bây giờ thuộc Bến Tre. Chamẹ tôi cũng có chút ít vườn ruộng, nhưng giađình chúng tôi đã phải bỏ xứ ra đi giữathập niên 1950. Quê tôi là vùng oanh kích tự do là vùng củaViệt cộng, không có làng xã, không còn đồn bót gìcủa Việt Nam Cộng Hòa. Tôi có nhiều bà con còn ởđó. Tôi cũng rất mong được trở vềthăm làng cũ, thăm bà con xóm giềng, muốnđược biết đời sống củangười dân ở vùng đó bây giờ như thế nào.Tôi chưa làm được việc đó. Đọc tácphẩm của Huỳnh Văn Lang tôi thấy như tôiđã làm được chuyện đó rồi vậy. Tôihết sức cám ơn ông Lang. Kế đó tôi cho rằngtác phẩm của ông có giá trị nhiều về vănhóa/xã hội vì nó sẽ giúp cho nhiều thế hệ sau nàykhi họ muốn tìm về hình ảnh của vùngđồng bằng sông Cửu Long vào đầu thếkỷ XXI. Gần đây có người bạn điệnthoại hỏi tôi rằng nếu như Rockefeller Foundationcho tiền để giúp đời sống ngườidân vùng đồng bằng sông Cửu Long thì nên xin họgiúp những gì? Câu trả lời của tôi là: Hãyđọc quyển sách của Huỳnh Văn Lang và bàiviết của Lâm Văn Bé trong Đồng Nai Cửu Longsố 4. Tôi nghĩ trong trường hợp này quyểnsách của Huỳnh Văn Lang rất có ích.