Rạch Giá - Hà Tiên

Hình (Mạnh Thường): Cửa biển Hà Tiên.

Tổng Quát: Tỉnh Kiên Giang(Rạch Giá) là tỉnh ở về phía cuối Miền TâyNam nứơc Việt, cách Sài Gòn 250 km (156 miles). Về phíaĐông và Đông Nam, Kiên Giang giáp với các tỉnh An Giangvà Cần Thơ, về phía Nam giáp với Cà Mau, và vềphía Bắc giáp với Kampuchia, với đường biêngiới chung dài 54 km. Phía Tây của Kiên Giang là Vịnh Thái Lan.

Với diện tích 6, 253 km vuông, vàvới dân số hơn 1 triệu 600 ngàn người (2004),Kiên Giang hiện có 11 huyện là Hà Tiên, Hòn Đất, TânHiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh,Vĩnh Thuận, và hai huyện đảo là Phú Quốc vàKiên Hải. Kiên Giang có hai thị xã là Rạch Giá và Hà Tiên.


Ba dân tộc sống ởđây là người Việt (người Kinh),người Miên (Khmer) và người Hoa.

Kiên Giang, trong đất liền, cónhiều núi thấp như núi Đại Tô Châu (cao 178 m, hay234 ft), núi Hòn Sóc (cao 187 m), núi Hòn Đất (cao 260 m), núi VânSơn, núi Địa Tạng v v . . . Trong Vịnh Thái Lan,Kiên Giang có hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ như HònTre, hòn Thổ Châu, hòn Chông, hòn Rai, hòn Mấu, hòn Nam Du. . .Đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất với566 km vuông, dài 50 km, ngang rộng nhất 29 km, trên đảocó dãy núi Tà Lơn với những ngọn cao như HàmRồng (cao 365 m), núi Chúa (cao 603 m), núi Mắt Quỷ (cao 360m).

Kiên Giang có khu rừng ngậpnước ở phía Nam là khu U Minh Thượng, cónhiều sông và kinh rạch chằn chịt như sông TrèmTrẹm, sông Cái Lớn, sông Cái Bé, kinh Hà Tiên, kinh Cái Sắn,kinh Tân Hiệp, kinh Ba Thê, kinh Thốt Nốt, kinh Cán Gáo,rạch Giang Thành, rạch Sỏi, v v . . .

Những liên tỉnh lộ số 8 vàsố 12 là những trục giao thông quan trọng nốiliền Kiên Giang với các tỉnh khác. Có ba phitrường chính đặt ở Hà Tiên, Rạch Giá, vàDương Đông (Phú Quốc).

Rạch Giá – Hà Tiên có nhiều danh lamthắng cảnh, có những di tích lịch sử quantrọng, nhiều đền chùa nói lên sinh hoạt tôn giáo,tín ngưởng đặc biệt của người dân ởđây, và nhất là “Chiêu Anh Các”, thườngđược xem là trung tâm văn học ở Miềncực Nam nước Việt hồi hơn thế kỷtrước. Trước khi đi vào chi tiết củanhững điều vừa nói, chúng ta hãy đingược thời gian, trỡ về thuở xa xưa xemcó những giống người nào đã từng sinhsống trên vùng đất này.

  • Hà Tiên thời tiền sử

Các nhà khảo cổ học không haychưa tìm được những di chỉ nào cho thấycó sự hiện diện của con người sinhsống ở vùng này trong thời gian trước văn hóaÓc Eo. Con người thời hái lượm, săn bắnkhông sinh sống hoặc không có để lại dấuvết ở vùng này. Nhưng nếu nói chung cho cả vùngHậu Giang thì theo Sơn Nam thổ dân thời tiềnsử ở đây có lẽ thuộc giống Indonesien (cóbộ sọ người tìm thấy ở Vĩnh Hưng,Bạc Liêu). Người Mon- Khmer tràn tới, xua các thổdân này qua miền Trung hoặc ra Nam Dương vào khoảngđầu thiên niên kỷ thứ nhất. Riêng ở vùng HàTiên con người sớm nhất mà ngày nay các nhà khảocổ có được dấu vết là người PhùNam và văn hóa Óc Eo của họ.

Những di chỉ khảo cổ tìmthấy ở Óc Eo do nhà khảo cổ Malleret của Phápkhai quật hồi thập niên 1940 cho thấy nơi đâyxưa kia là một trung tâm, có thể là một đôthị vừa là một thương cảng quan trọngcủa vương quốc Phù Nam. Óc Eo hiện nay nằmtrong tỉnh An Giang, ở chân núi Ba Thê, cách biển hơn 20km. Địa bàn của vương quốc Phù Nam trảirộng cả vùng Đồng Nai Cửu Long qua tậnKampuchia trong khoảng thời gian từ thế kỷ Iđến thế kỷ thứ VII của thiên niên kỷthứ nhất. Dấu tích của vương quốc PhùNam không phải chỉ có ở Óc Eo mà còn được tìmthấy ở nhiều nơi khác như Cạnh Đền(Kiên Giang), Gò Tháp (Đồng Tháp), Gò Năm Tước, v v...đến Đồng Nai, vùng Đông Nam Phần theo các côngcuộc khai quật gần đây. Theo Malleret thì Óc Eo làmột đô thị rộng lớn, một thươngcảng phồn vinh, một trung tâm kinh tế sốngđộng với mối giao thương Âu-Á khá rộngrãi. Óc Eo cũng là một đô thị tiêu biểu chonền văn minh của một quốc gia cổ hình thànhsớm nhất ở Đông Nam Á.

Nhưng người Phù Nam là ai? Tên PhùNam ở đâu mà có? Chữ Phù Nam là chữ người tatìm thấy trong thư tịch Trung Hoa. Tân ĐườngThư ghi là Trúc Chiên Đàn (vua Phù Nam) xưng vua, sai sứsang cống voi đã thuần dưỡng. Sách cũng ghi làhọ (Phù Nam) có 5,000 voi chiến. Lương Thư cũngcó nói đến Phù Nam nhưng không sách nào nói rõ hơnvề người Phù Nam là người gì? George Coedès, trongquyển “The Indianized States of Southeast Asia” thì chữ Phù Nam làchữ của người Trung Hoa phiên âm từ tiếngb’iu-nâm, tức là tiếng Khmer cổ có nghĩa là “vua ởtrên núi” (Khmer cổ là bnam, Khmer mới là phnom). Cũng theoCoedès thì người Phù Nam có thể từ miềng ĐôngNam Ấn Độ, hoặc từ bán đảo Mã Lai haytừ các đảo trong châu đại dương. Trongquyển “The Making of South East Asia”, Coedès có nói đếntruyền thuyết Kaundinya (như một tù trưởng)từ miền Nam Ấn Độ đến kết duyêncùng hoàng hậu Liễu Diệp ở vùng hạ lưu sôngMêkông, lập nên nước Phù Nam. Kinh đô ở vùng BaNam, thuộc tỉnh Preyveng ngày nay, cách biển 500 dặm.

Nhưng tại sao Phù Nam suy tàn vàmất dấu vết từ thế kỷ thứ VII? thìcho đến bây giờ không có tài liệu nào cho biếtvề việc này ngoài những giả thuyết cho rằnglà do một đại thiên tai nào như hồng thủy,sóng thần, bệnh dịch đã tiêu diệt giốngngười này. Nhưng trên bình diện trải rộngnhư các di chỉ khảo cổ cho thấy thì khôngthể có thiên tai nào có khả năng tiêu hủy cảvương quốc Phù Nam được. Có giảthuyết cho là người Java đã tiêu diệtngười Phù Nam, nhưng không có dấu hiệu gì đángtin cậy về sự việc này.

Đến cuối thế kỷ XIII,khoảng 1296 – 1297, sứ thần Trung Hoa là Châu ĐạtQuan đã đến vùng này nhưng lúc bấy giờ thìvùng này đã thuộc về Chân Lạp chớ không còn là PhùNam nữa. Trên đường đi Chân Lạp, ChâuĐạt Quan có ghi nhận quang cảnh hoang vu vùngđồng bằng sông Cửu Long như sau :

 “... hầu hết các vùng đều là bụi rậmcủa khu rừng thấp, những cửa rộng củacon sông lớn chạy dài hằng trăm lý, bóng mát um tùmcủa những gốc cổ thụ và cây mây dài tạothành nhiều chổ trú xum xê. Tiếng chim hót và thú vậtkêu vang dội khắp nơi. Vào nữa đườngtrong cửa sông, người ta mới thấy lầnđầu cánh đồng ruộng bỏ hoang, không cómột gốc cây nào. Xa hơn tầm mắt chỉ toàn làcỏ kê đầy dẫy. Hằng trăm hằng ngàn trâurừng tụ họp từng bầy trong vùng này. Tiếpđó, nhiều con đường giốc đầy trechạy dài hằng trăm lí.” (Châu Đạt Quan, ChânLạp Phong Thổ Ký, Lê Hương. Sài Gòn: Kỷ NguyênMới, 1973, tr. 80).

Thành ra trong thời gian từ thếkỷ VII cho đến thế kỷ XIII, nghĩa là sau khiPhù Nam tan rã cho đến lúc Chân Lạp phồn thịnhlên, người ta không tìm được những dấuvết gì có thể cho biết là dân tộc nào ngựtrị ở vùng này và dân tộc đó đã phát triềnbành trướng hay suy tàn như thế nào? Theo Charles Highamtrong quyển “The Archaeology of Mainland Southeast Asia” (CambridgeUniversity Press, 1989), tựa trên những công trình khai quậttừ trước đến thập niên 1980 thì từkhỏang 10,000 năm trước Chúa Giáng Sinh chođến cuối thế kỷ XVI, cả vùng Đông Nam Á(lục địa) đã trải qua nhiều thờikỳ lịch sử với những hình trạng xãhội khác nhau: thời săn bắn hái lượm từ10,000 BC đến 5,000 BC; thời định cư venbiển từ 5,000 BC đến 1,500 BC...  thời kỳ thành hình các mandalasở Đông Nam Á từ 500 BC đến thế kỷ III;và thời kỳ phát triển và chuyển biến củanhững mandalas từ thế kỷ III đến thếkỷ XVI. Văn hóa Óc Eo và Angkor chỉ mới xuấthiện vào thời kỳ cuối trong những thờikỳ ghi trên. Đây là thời kỳ tương ứngvới sự phát triển của các quốc gia cổvới chế độ xã hội gọi là “mandala”(một loại chế độ vừa tôn giáo vừaphong kiến ở Đông Nam Á). Trước khi có nhữngmandalas thì xã hội Đông Nam Á còn ở tình trạng bộlạc với các tù trưởng (chiefdoms). Phù Nam, ChânLạp, Lâm Ấp là ba trong 5 hay 6 mandalas của vùng ĐôngNam Á. Mỗi mandala bao gồm một khu vực địalý dưới sự thống trị, và làm chủ củamột vị vương vừa như nhà vua vừa làngười được tôn sùng như một lãnh tụvề tôn giáo. Nhưng mandala không có biên giới nhấtđịnh; ranh giới của nó rất co giản, nó thayđổi luôn (fluid) tùy theo sức ảnh hưởngcủa nhà vua chủ nhân. Mandala chưa phải là mộtquốc gia, một nước có chủ quyền, có quyluật truyền ngôi, có biên giới rõ rệt. Vươngquốc Phù Nam chỉ là một mandala và mandala này đãbị tan biến trong mandala Chân Lạp, cũng nhưmandala Lâm Ấp sau này bị tan biến trong quốc giaViệt Nam vậy.

Một giả thuyết gần đâylại cho rằng vùng Hà Tiên xưa kia là vùng đấtcủa người Việt cổ. Giả thuyết nàytựa trên một số các địa danh mà ngườiThái (Xiêm) và người Miên (Khmer) đã đặt ra chonhững địa điểm đó. Thí dụ núi Phù Dungcó thể là do chữ Phù hay Phnom và Youn, có nghĩa là Núi củangười Việt. Ngay danh từ Hà Tiên, theo thuyết này,cũng có thể là do chữ Tà Ten mà ra, Tà có nghĩa là núi vàTen là tên con sông, theo tiếng Miên. Thuyết này bác bỏtruyền thuyết cho rằng nơi đây xưa kia có tiênhiện xuống, đi lại trên sông nên gọi là Hà Tiên(tiên hiện ra trên sông). Người chủ trươngthuyết này là ông Trương Minh Đạt. Trong quyển“Nhận Thức Mới về Đất Hà Tiên”, ôngĐạt viết:” ...có thể nói được thờixa xưa, vùng đất Hà Tiên chính thống là vùngđất Phù Dung (Phù Youn) của người LạcViệt. Trong quá trình chung sống hội nhập, nhữngngười Việt đầu tiên đã trỡ thành dâncư của Phù Nam, rồi họ tiếp nhậnđợt sóng Khmer và Java sau đó... Vào các thế kỷXVII, XVIII, người Việt Nam đã hoàn thành tốt vaitrò thống nhất lãnh thổ xưa của tổ tiên.Cuộc thống nhất diễn ra nhanh, chỉ dongười Việt đã có mặt rải rác khắpnơi trên lãnh thổ phía Nam này.” (tr. 28-29). Đây cũngchỉ là một giả thuyết còn chờ đợinhiều chứng liệu lịch sử nữa đểcó thể chứng giải được.

Giả thuyết khác nữa là giảthuyết của Hà Văn Thuỳ sau đây, tựa trênnhững khám phá của nhà địa chất học H.Fontaine của Pháp. Từ cuối Đại Trung Xinh(Pleistocene) đến đầu Đại Tân Xinh (Holocene),đại khái từ khoảng 100,000 đến 11,000năm trước, nước biển hạ thấptừ 100 đến 120 m, biển Đông khô cạn,chỉ còn là một vũng nhỏ, tạo điềukiện cho động vật từ Châu Á tràn sang ChâuĐại Dương, khiến cho hệ đông vậtgần nhau giữa hai châu. Từ 10,000 năm trướccông nguyên trở lại đây có nhiều lần (4 lần)biển tiến (dâng cao) và lùi (xuống thấp),đặc biệt là trong hai lần tiến và lùi củabiển lần thứ 3 và lần thứ 4 có mậtthiết liên hệ tới sự thành hình và tan biếncủa vương quốc Phù Nam. Trong lần nướcbiển lên cao lần thứ ba (200 năm BC đến 50AD), nước biển ở vùng đồng bằng sôngCửu Long đã ngăn chặn bước tiếncủa các giống dân sống ở vùng Đồng Nai quađịnh cư ở vùng này. Rồi khi nước lùitừ năm 50 đến thế kỷ thứ V, thì ngườiMã Lai-Đa Đảo (MalayoPolynésien) từ các đảongoài biển vào đây định cư làm thành vươngquốc Phù Nam với nền văn minh Óc Eo tiêu biểucủa họ. Tiếp theo đó trong lần dâng cao thứIV kéo dài 800 năm từ năm 350 đến 1,150, vớiđiểm cao nhất vào khoảng năm 650, nướcbiển đã làm ngập cả đồng bằng sôngCửu Long khiến không còn ai có thể sốngđược trong vùng. Vương quốc Phù Nam tan rã,một phần của người Phù Nam lên miền núi caosinh sống, và phần khác trỡ về các đảo trongChâu Đại Dương. Từ thế kỷ XIInước biển xuống thấp trỡ lại, ởmức bình thường như ngày nay. Cũng từ đónước Chân Lạp thành hình chiếm cả vùngđất Phù Nam trước kia. Và ta có hình ảnh củavùng Đồng Bằng sông Cửu Long do Châu Đạt Quanghi lại hồi thế kỷ XIII như đã thấytrên.

Qua các giả thuyết cũng nhưcác công trình khai quật nói trên ta có thể tạm kếtluận là vùng Hà Tiên vào các thế kỷ đầu củathiên niên kỷ thứ nhất thuộc vương quốcPhù Nam, và từ thế kỷ XIII cho đến thếkỷ XVII thuộc Thủy Chân Lạp và từ thếkỷ XVIII trỡ đi thuộc Việt Nam.

  • Hà Tiên thành hình

Điều mà ngày nay chúng ta biếtchắc nhất là Mạc Cửu đã đến khai pháxây dựng đất Hà Tiên và dâng đất này cho ChúaNguyễn. Việc dâng đất xãy ra hồi nào thìnhiều sách chép khác nhau. Có sách cho là năm Giáp Ngọ (1714)nhưng nhiều sách ghi là năm Mậu Tý (1708). Theo ôngTrần Kinh Hòa và một số các học giả khác thìnăm Mậu Tý (1708) có thể đúng nhất. NhưngMạc Cửu là ai? và ông đã đến khai phá xâydựng vùng Hà Tiên hồi nào trước khi dâng đấtnày cho Chúa Nguyễn? Và trước khi Mạc Cửuđến khai phá thì người Việt đã có ởđây chưa? Theo nhiều học giả thì vào thếkỷ XVI đã có người Việt đến sinhsống ở Hà Tiên rồi. Những người này cóthể là những tội nhân trốn chánh quyền ĐàngTrong hay là những người dân Miền Trung phiêu bạttừ bờ biển Đông đến. Gia ĐịnhThành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức ghi là nhữnglưu dân người Việt đến ở nhữngvị trí “sườn gò khởi phục, cây tốt,suối trong”. Họ ở chung với người Miên(Khmer), trong những khu vực sống trù mật. Sau đóngười Hoa cũng đến đây làm ăn sinhsống. Như vậy có thể người Việt đãcó ở đây trước khi Mạc Cửu đến.

Mạc Cửu sinh ngày mùng 8 tháng 5năm Ất Mùi (1665) tại xã Lê Quách, huyện HảiKhang, phủ Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Hoa.Năm 1671 Mạc Cửu trốn tránh Nhà Thanh, đưa giaquyến và một số người di dân xuốngthuyền ra nước ngoài. Theo một số sử gia thìông đã qua các nước Phi Luật Tân, Nam Dươngrồi sau đó vào khoảng 1680 mới đến ChânLạp và được vua nước này dùng làm quảnlý việc thương mãi. Ít lâu sau nhờ lo lót cho quyềnthần và đám cung phi của vua, Mạc Cửu đượcquốc vương Chân Lạp cho làm chức Ốc Nha.Trong chức vụ mới này, Mạc Cửu chiêu dụthương khách ngoại quốc cùng với nhiềungười Việt, người Hoa, người Khmerđến cư ngụ, làm ăn ở Mang Khảm,tức là Hà Tiên sau này. Mang Khảm thuộc Thủy ChânLạp. [Nước Chân Lạp được chia thành haivùng: Thượng Chân Lạp hay Lục Chân Lạp là vùngđất cao, chạy dài từ Biển Hồ đếnĐồng Nai, và Thủy Chân Lạp là vùng đấtthấp hoang vu, ngập đầy nước ởmiền Hậu Giang. Người Khmer thích ở vùng cao,không thích ở vùng thấp]. Khi đến Mang KhảmMạc Cửu cho mở sòng bạc, tiệm hút, và pháttriển việc buôn bán, làm nên một thành phố.Trước kia cũng đã có người ngoạiquốc đến đây mua bán, nhưng đếnthời Mạc Cửu thì việc giao thương buôn báncàng phát triển mạnh hơn, tàu thuyền đi lạirộn rịp. Từ đó người Việt,người Đường, người Liêu, ngườiMan (Miên) kéo đến trú ngụ, làm ăn, hộ khẩungày càng đông đúc.

Công cuộc phát triển ở MangKhảm không tránh khỏi sự dòm ngó của Xiêm La. Trongnhững năm 1687-1688 quân Xiêm đánh chiếm Hà Tiên,Mạc Cửu bị quân Xiêm bắt đem về Xiêmđến năm 1700 mới thả ra. Lúc này tình hình ChânLạp cũng rất rối ren vì cuộc nội chiếnvà giặc giả nổi lên cướp phá dữ dộiở nhiều nơi. Thấy thế lực của ChúaNguyễn đang lan ra mạnh mẽ về phươngNam, Mạc Cửu theo lời khuyên của mưu sĩhọ Tô, cho thuộc hạ là Trương Cầu và Lý Xámang ngọc lụa đến Thuận Hóa vào mùa thu nămMậu Tý (1708), dâng biểu xin dâng đất Hà Tiên cho ChúaNguyễn và xin làm Hà Tiên Trưởng. Chúa Nguyễn Phúc Chuban ấn tín, phong cho Mạc Cửu làm Tổng Trấn HàTiên, và Mang Khảm trỡ thành Hà Tiên trấn. Hà Tiên Trấngồm các ấp vừa thành lập từ Vũng Thơm,Trủng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá đến Cà Mau.

  • Hà Tiên phát triển và suy vi

Mạc Cửu mất năm 1735. ChúaNguyễn Phúc Chu truy tặng Khai Trấn ThượngTrụ Quốc, Đại Tướng Quân Vũ NghịCông. Năm sau Chúa Nguyễn sắc phong cho con trai củaMạc Cửu là Mạc Thiên Tích làm Đô Đốctrấn Hà Tiên. Dưới thời Mạc Thiên Tích, Hà Tiêncàng phát triển mạnh hơn nữa. Mạc Thiên Tíchmở thêm các huyện Kiên Giang, Long Xuyên, Trấn Di (BạcLiêu), Trấn Giang (Cần Thơ), sáp nhập Kiên Giang và LongXuyên vào trấn Hà Tiên. Về phương diệnthương mại Hà Tiên lúc này hết sức phồnthịnh. “đường lối tiếp giáp, phố xáliền lạc, người Việt, người Tàu,người Cao Miên, Đồ Bà đều theo chủngloại cư trú, ghe thuyền ở sông biển qua lạinơi đây không dứt. Thật là một đạiđô hội ở nơi gốc biển vậy.”(Trịnh Hoài Đức, Gia Định Thành Thông Chí).Hầu hết các sản phẩm đưa đến HàTiên đều chịu thuế không đáng kể. Nhờvậy mà các sản phẩm như cá, khô, mật ong, sáp ong,gạo. . . trong vùng đều đưa đến Hà Tiênngày một nhiều. Các xứ như Vạn Tượng(Lào), Chân Lạp cũng đưa ngà voi đến đâycó đến hằng trăm tấn. Ngoài ra các loạisản phẩm như lông chim ở rừng U Minh, trầmhương, hải sâm từ Phú Quốc và các đảokhác cũng được đưa về đây.”Nhưng đó chỉ là sự phồn thịnh vềthương mãi mà thôi còn về nông nghiệp thì rất thôsơ, chưa có những phát triển gì đáng kể. Trongbài tựa Hà Tiên Thập Vịnh Mạc Thiên Tíchviết:”Từ khi tiên quân khai sáng đến nay đãhơn 30 năm mà dân mới được ở yên,hơi biết việc trồng trọt. . .” Chung quanh Hà Tiênvẫn còn là vùng hoang địa, bùn lầy nướcđọng, cây cỏ um tùm, nhiều mối và đỉa,trong sông có nhiều cá sấu, đất thườngẩm thấp, phải xây gác cây để ở. Hà Tiênphải nhờ lúa gạo của hai đạo Long Xuyên vàKiên Giang cung cấp. Cùng lúc với sự phồn thịnhvề thương mại, Hà Tiên cũng phát triểnmạnh về văn hóa. Tao đàn Chiêu Anh Các ra đờitrong lúc này (1736). Chiêu Anh Các không những chỉ là tao đànđể các nho sĩ xướng họa thi ca mà còn là trungtâm giáo dục miễn phí, một nghĩa thục giúp các nhântài và con nhà nghèo có nơi học hỏi. Bên cạnh Chiêu AnhCác họ Mạc còn cho xây dựng văn miếu thờKhổng Tử, và xây cất nhiều chùa chiền.

Nhưng giặc Xiêm, giặc Miên vàcướp biển cứ nối tiếp nhau đếnđây tàn phá, thêm vào đó còn có cuộc nội chiếngiữa Chúa Nguyễn và Nhà Tây Sơn làm cho tình thếcủa Hà Tiên càng chông chênh, bất ổn. Con cháu Mạc ThiênTích không giữ nổi sự nghiệp của cha ông, Hà Tiênbắt đầu đi xuống từ giữa thậpniên 1770. Dù sao thì đối với nhà Nguyễn bangười có công lớn trong dòng họ Mạc ở HàTiên là Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích và Mạc Tử Sanh.Và trong ba người này, giỏi nhất là Mạc ThiênTích.

Đời Mạc Thiên Tích, Rạch Giávà Cà Mau được thiết lập thành đạo KiênGiang và Long Xuyên, đồn lủy được dựnglên. Hai nơi này dần dần trỡ nên quan trọngvề mặt kinh tế nhờ sản xuất nhiều cá,mật và sáp ong, lông chim và lúa gạo. Kiên Giang là bànđạp vững chắc cho người dân Việttiến sang bờ sông Ba Thắc. Các con sông Cái Lớn, Cái Bénối qua rạch Ba Láng, Ô Môn được thám hiểm.Sau cuộc chiếm đóng Hà Tiên của quân Xiêm hồiđầu thập niên 1770, Mạc Thiên Tích phải ngụtại Kiên Giang để cho con trai về chỉnhđốn Hà Tiên. Trong các thập niên 1770 và 1780, Rạch Giá– Cà Mau đã cung ứng cho Nguyễn Ánh vùng địathế hiểm yếu để dung thân trước sựlùng bắt gắt gao của Tây Sơn. Với hệthống sông rạch như mạng nhện thôngthương lẫn nhau, với rừng tràm dày bịt,ăn sâu vào U Minh Thượng và U Minh Hạ, Nguyễn Ánhdễ đi về liên tiếp trong những năm 1777,1782, 1783, 1784, 1787 . . . Nhiều nền nhà hiện còn dấuvết ở Cạnh Đền, Cây Bàng là những nơiquân Nguyễn Ánh đồn trú. Một số dân Rạch Giá– Cà Mau đã sung vào quân đội của Nguyễn Ánh.Từ ngày Gia Long thống nhất đất nước,Rạch Giá – Cà Mau càng trỡ nên trù phú. Chợ Rạch Giáphát triển không thua Hà Tiên, có phần phồn thịnhhơn nhờ lúa gạo, và dần dần trỡ nênthương khẩu quốc tế. Ghe buôn Hải Nam, XiêmLa ra vào tấp nập. Sòng bạc mọc lên khá nhiều.Người Phước Kiến lập vườn làmăn, người Hải Nam chuyên về xuất nhậpcảng và thương mãi nội địa. NgườiViệt từ An Giang, Sa Đéc, Ba Xuyên đổđến khai thác đất hoang ở ven sông, ven rạchrất nhiều. Theo thống kê năm 1886 thì bên cạnh 100người Việt ở Rạch Giá có 114 ngườiMiên. Nhưng đến năm 1930 thì bên cạnh 100người Việt chỉ còn có 38 người Miên dù là dânsố Miên tăng gắp 3 lần từ 1886 đến1930. Rạch Giá chia ra ba xã rộng lớn: (1) Vĩnh Hòa (saunày mở ra làng Vĩnh Lộc, Vĩnh Phước theo vensông Cái Lớn), (2) Đông Yên (từ chợ Rạch Giáđến vàm sông Ông Đốc), (3) Vân Tập (thịtrấn Rạch Giá, sông Cái Bé, rạch Tà Niên).

  • Hà Tiên thời Pháp thuộc

Pháp chiếm ba tỉnh Miền Tây(Vĩnh Long, An Giang, và Hà Tiên) năm 1867. Dướithời Pháp thuộc, Nam Kỳ có 21 tỉnh. Hà Tiên làmột tỉnh, và Rạch Giá là một tỉnh khác trongsố 21 tỉnh đó. “Gia, Châu, Hà, Rạch, Trà...”, câuđầu của bài thơ 21 tỉnh ở Nam Kỳ, cócả hai tỉnh Hà Tiên và Rạch Giá ở trong. Vào thậpniên 1930, dân số Hà Tiên có khoảng 26,000 người. Có 4quận tất cả là Châu Thành, Hòn Chông, Giang Thành, và PhúQuốc. Ngoài tỉnh lỵ Hà Tiên nhiều điểmtập trung dân cư mới được thành hình nhưGiang Thành, Bình An, Thuận Yên, Núi Trầu. Một sốtrường học được mở ra như trườngHà Tiên, Thuận Yên, Hòn Chông, Lộc Trĩ. Dân thành thịở Hà Tiên và Phú Quốc chỉ buôn bán tạp hóa, hoặccác nghề tiểu thủ công nghệ đơn giảnchớ không có hảng xưởng gì quan trọng. Ngoài thànhthị người dân ở nông thôn thì sống vớinghề ruộng rẫy và vườn tiêu. Ở Hà Tiên khôngcó hạng đại điền chủ như ởBạc Liêu.

  • Hà Tiên thời Việt Nam Cộng Hòa trở về sau

Tháng 3 năm 1957 Việt Nam Cộng Hòađổi Hà Tiên thành ra một quận của tỉnh KiênGiang.

Năm 1960 các xã Dương Hòa, An Hòa,Bình An, An Bình tách ra khỏi Hà Tiên để sáp nhập vàoquận Kiên Lương mới được thành lập.Nhà máy xi măng Hà Tiên ra đời từ năm 1957,nằm trong quận Kiên Lương. Hiện giờ Hà Tiênvẫn là một trong 11 huyện của tỉnh Kiên Giang,nhưng là 1 thị xã hấp dẫn nhiều du khách bởinhững cảnh đẹp và những di tích lịchsử ở đây. Đầu thập niên 1970 do biếnđộng chính trị ở Kampuchia, nhiều đồngbào Việt sống bên Miên di cư về Hà Tiên, khiến dânsố ở đây tăng gắp đôi. Người ta chorằng cũng từ đó phong vị Hà Tiên dần phainhạt, người ta không còn tìm lại đượcnhững món ăn Hà Tiên độc đáo thời nào nhưxôi, hủ tiếu hấp, cốm chùi... Do quan hệlịch sử người ta thấy Hà Tiên gần vớiPhú Quốc và Châu Đốc hơn là gần vớiRạch Giá, Cà Mau.

  • Người Hà Tiên – Rạch Giá

Cộng đồng dân tộc sinhsống ở Hà Tiên – Rạch Giá bao gồm ngườiViệt, người Hoa, và người Miên. NgườiViệt chiếm đa số, có mặt ở khắpnơi nhưng có tỷ lệ cao nhất ở các xã VĩnhĐiều, Tiên Hải, Hòa Điền, Kiên Lương, v v...Người Hoa lai (Việt hoặc Khmer) cư trú khắpnơi nhưng tập trung nhiều nhất ở thịtrấn Hà Tiên, Bình An, Thuận Yên, Dương Hòa.Người Hoa gồm có Quảng Đông, Triều Châu,một ít Phúc Kiến và Hải Nam. Người Khmer sinhsống khá đông ở Mỹ Đức, Phú Mỹ (TràPhô, Tà Ten), Bình An (Rạch Đùng), Dương Hòa v v . . .

Ta hãy theo Sơn Nam “hình dung cuộcsống phiêu lưu của người dân vùng vịnh XiêmLa thời ấy”:

“Hôm nay thì bơi xuồng theo sôngrạch để vớt sáp ong, ngày mai thì theo vàingười bạn đi tìm sân chim. Mãn mùa giết chim,họ ra biển đánh lưới. Lông chim, sáp ong, cá khô .. . vì quá nhiều nên họ sẵn sàng bán lại vớibất cứ giá nào cho các thương buôn Hải Namđể xuất cảng ra ngoại quốc. Rồi thìhọ đi ghe biển đến Rạch Giá đểăn uống, cờ bạc cho thỏa thích. Họ khôngcần lo đến ngày mai vì ngày mai còn dành cho họnhiều thú vui mới... Sau khi sạch túi, họ ra khơi,tìm hòn Nhạn để hốt trứng chim, nhìn mâynước xa vời, thả hồn ao ước mộtcuộc viễn du đến tận bên kia Vịnh. Họlà người cực khổ, dẻo dai, chịuđựng muỗi mòng, rắn rít, cọp sấu giỏinhất và cũng là người hào hiệp, lãng phínhất, đồng tánh chất với nhữngngười cũng đồng thời đi tìm vàng, mua bánda chồn tận bên kia biển Thái Bình Dương, ởGia Nã Đại, ở Mỹ, ở Ba Tây.

Cuộc sống đã tạo chohọ nhiều đức tính và nhiều tật xấu:máu “anh chị”, trọng nghĩa bạn bè, sẵn sàngkết thân và hy sinh với người lạ miễn làngười ấy tỏ ra rộng lượng, anh hùngnhư mình; không phân biệt giàu nghèo, chủng tộc; vôkỷ luật; thích biểu dương võ lựcđể giải quyết mọi xung đột; ưa hàihước, lãng phí, tự đắc.

Xứ đâu thị tứ bằngxứ Kinh Cùng,

Tràmxanh củi lục anh hùng thiếu chi.”

 (Sơn Nam, Tìm Hiểu Đất Hậu Giang &Lịch Sử Đất An Giang, Nhà Xuất BảnTrẻ, 2003, tr. 48-49)

  • Thắng Cảnh Hà Tiên

Nói đến Hà Tiên người tathường nhớ ngay đến “thập cảnh” trongthơ Mạc Thiên Tích. Nhưng đó chỉ là 10 cảnhđẹp xưa theo Mạc Thiên Tích. Ngày nay ngoài 10 cảnhđó Hà Tiên còn có nhiều cảnh đẹp khác. Hầuhết các thắng cảnh đều trải dài theo conđường ven biển như Bãi Dương, HònTrẹm, Hòn Chông, Chùa Hang, Hòn Phụ Tử, Hang Tiền, NúiMo So, Núi Tô Châu, Thạch Động, v v . . .

Nhà thơ Đông Hồ, ngườiHà Tiên, đã có những nhận định đặcbiệt về cảnh đẹp Hà Tiên như sau:

“Muốn đem so sánh với nhữngdanh lam thắng tích, muốn đem so sánh với nhữngdanh sơn đại xuyên, thì phong cảnh Hà Tiên thực hãycòn thua kém nhiều nơi lắm.

Nhưng mà Hà Tiên dễ yêu, dễcảm nhiểm người, vì ở đó núi rừng khôngcao rậm lắm, đến cho người ngắmhải hùng, biển hồ không sâu rộng lắm,đến cho người nhìn kinh sợ. Ở đónhư một cảnh giả sơn thân mật, trong hoaviên, mỗi cảnh nhỏ nhỏ xinh xinh vừađủ để cho tầm ngoạn thưởng.

Ở đó kỳ thú thay, nhưhầu đủ hết.

Có một ít hang sâu, độnghiểm của Lạng Sơn. Có một ít ngọn đáchơi vơi giữa biển của Hạ Long. Có mộtít núi vôi của Ninh Bình, một ít thạch thất, sơnmôn của Hương Tích. Có một ít Tây Hồ, một ítHương Giang. Có một ít chùa chiền của BắcNinh, lăng tẩm của Thuận Hóa. Có một ítĐồ Sơn, Cửa Tùng, có một ít Nha Trang, LongHải.

Ở đây không có một cảnh nàoto lớn đầy đủ; Ở đây chỉ nhỏnhắn xinh xinh, mà cảnh nào cũng có.

Phân tích được điềuđó, rồi mới biết vì sao, ai đến thăm HàTiên, thoạt nhìn, không thấy có cảnh nào đặcsắc, mà sao lòng cứ như lưu luyến để saylòng.

Chính cũng nhờ những tính cáchđặc thù đó của danh thắng, mà Hà Tiên là mộtmiếng đất màu mỡ cho hạt giống vănchương, văn học dễ phát sinh.” (Đông Hồ,Văn Học Miền Nam – Văn Học Hà Tiên, Quình Lâmxuất bản, 1970, tr. 27).

Bên cạnh thắng cảnh, Hà Tiên còncó những di tích lịch sử đáng chú ý. Lăng MạcCửu, chùa Phù Dung, đền thờ Nguyễn TrungTrực, chùa Tam Bảo, chùa Ông Bổn, chùa Quan Đế,chùa Bà Cửu Thiên, v v . . .

Phong tục xưa của ngườiHà Tiên được ghi trong Đại Nam NhấtThống Chí như sau:

 “Kẻ sĩ biết chữ, dân siêng làm ăn, quánữa là nghề bán buôn, còn kỷ nghệ tầmthường. Ở gần biển thì làm nghềlưới đáy, cắm đăng để bắt cá;ở gần núi thì hay bắt chim và tổ ong để bán.Người quân tử hay thích điều nghĩa, siêngviệc công; kẻ tiểu nhân thì an thường thủphận, không gian tham trộm cướp. Nhiềungười hào hiệp và hay trau giồi hoa sức, đànông ra đường hay che dù, đàn bà con gái trùmđầu bằng khăn vải dài, con trai bới tóc haycài khúc thoa (cái thoa cong một đầu) để cho tóckhỏi sổ; con gái trang sức sơ đạm, bớitóc thả thòng ra sau. Tính người mau lẹ, nữ côngtinh xảo, hay đi thuyền giỏi nghề bơinước, ưa nóng ghét lạnh; bệnh tật ít hay tìmthầy uống thuốc, ưa dùng đồng bóng vàthầy phù pháp Cao Man. Gặp việc tang tế, lễ nghitheo nho mà cũng theo Phật. Có việc hoàn nguyện ắtđốt đèn trời; cưới hỏi thì dùng có balễ vấn danh, thỉnh kỳ, và thân nghinh. Tính ưathờ Phật, những ngày tam nguyên (thượng nguyên,trung nguyên, và hạ nguyên) đều dùng hương đènhoa quả cầu phước trước bàn Phật.Đêm nguyên đán chiêm nghiệm khí trời trong sáng thìnăm ấy được mùa màng lúa thóc, hoặc khíđất trong sáng thì năm ấy được mùaở sông biển, ấy là di tục chiêm nghiệm trongnăm. Tiết đoan ngọ 5-5 âm lịch làm bánh ú cósừng để cúng tiên tổ và đua ghe; tiết thanhminh con trai con gái đi tảo mộ ông bà gọi làđạp thanh; tiết trung thu mời bạn hữu chungthưởng trăng thu, đêm trừ tịch thì thắpđèn suốt đêm gọi là “thủ tuế”. Còn tụcthổ dân thì mỗi năm cứ đến tháng ba làsắm đèn hương hoa quả đến cầuphước ở chùa Hồ Tự rồi ba ngày sau cócuộc hội ẩm gọi là “hạ tuế”. Tháng 8 cólễ rước nước, tháng 10 lễ đưanước, giống như thổ tục ở An Giang.”(tr. 85-86)

  • Các lễ hội của dân Khmer

Dân Khmer có hai điệu múa phổbiến: múa ăn ong và múa lên tổ. Múa ăn ong rấtphổ biến ở vùng Bình An, Dương Hòa, Phú Mỹ,nơi mà nghề lấy mật ong và sáp ong rất thịnhhành trước kia. Múa lên tổ được tổchức trong những buổi cúng tế trị bệnh,rất phổ biến ở vùng Xà Ngách, Tà Xăng, Tà Phô, BàLý.

Có hai lễ hội đặc biệtcủa đồng bào Khmer: lễ OK-OM-BÓC và hội ĐUAGHE NGO. Lễ OK-OM-BÓC là lễ cúng trăng và đút cốmdẹt, diễn ra vào ngày rằm tháng 12 theo Phật lịch(15 tháng 10 âm lịch). Hội đua ghe NGO đượctổ chức cùng lúc với lễ Ok-Om-Bóc. Thườngđược tổ chức tại ngả ba sông TắcCậu, quận Châu Thành.

  • Món ăn Hà Tiên

Hà Tiên có nhiều món ăn ngon rấtđộc đáo: Canh mấm tràm, vịt nấu tiêu, món móccá, món giả cầy, canh cà na nước, cơm cơibuôi, món cà xỉu móng tay, nham cua, cá xào lăn.

Hà Tiên có các thứ bánh dân gian rấtđặc biệt: Bánh óc, bánh lọt xiêm, bánh thốtnốt, bánh trứng sam, bánh chài, cốm chùi, chè hột me.

  • Các nhóm đảo trong Vịnh Thái Lan thuộc tỉnh Kiên Giang

Đặc điểm quan trọngtrong vùng biển Tây Nam là sự hiện hữu củarất nhiều hòn đảo. Có trên một trămđảo lớn nhỏ chia làm 6 nhóm quần đảo vàcác đảo lẻ: nhóm Hải Tặc, nhóm Bà Lụa, nhómNam Du, nhóm Hòn Khoai, nhóm Phú Quốc và An Thới, nhóm ThổChâu và những hòn đảo khác nằm rải rácđơn độc như Hòn Nghệ, Hòn Tre, Hòn Rái, HònChuối, Hòn Đá Bạc.

Đảo lớn nhất làđảo Phú Quốc, diện tích 568 km2, rộng hơnquốc gia Singapore, dài 52 km, chiều rộng từ 3đến 29 km. Phú Quốc cách Mủi Nai, Hà Tiên 46 km, cáchRạch Giá 114 km. Núi và rừng chiếm phần lớndiện tích đảo (có đến 99 ngọn núi). Vùngbiển Phú Quốc là một trong những ngưtrường phong phú nhất của Vịnh Thái Lan. Đánhcá và bắt thủy sản là nghề truyền thốngcủa người dân Việt ở đây. Một báo cáocủa phái đoàn quan sát về Phú Quốc gởi ThốngĐốc Nam Kỳ hồi 1898 có ghi:”Đảo PhúQuốc có khoảng 500 dân đinh. Người An Nam khôngtrồng trọt. Tất cả đều làm nghề chàilưới, rành rõi hơn mà lại sanh lợi hơn.”Từ nghề đánh cá, người dân Phú Quốc đãsản xuất loại nước mắm nổitiếng: nước mắm Hòn Phú Quốc. QuyểnMonography de la province de Hà Tiên, 1901, có đoạn ghi:”Nước mắm Phú Quốc tập trung ởDương Đông, vừa là lỵ sở của TổngPhú Quốc, vừa là trung tâm kỷ nghệ nướcmắm của toàn Nam Kỳ”. Mỗi năm trung bình ởđây sản xuất lối ba đến bốn triệulít nước mắm.

Rừng chiếm khoảng 85% diệntích với 929 loài thực vật, trong đó còn những khurừng nguyên sinh thuộc hệ rừng cao vùng nhiệtđới. Các loài động vật cũng rất phongphú. Ở đây vẫn còn nhiều thú rừng như trâu,bò, heo, nai chồn, khỉ, kỳ đà, trăn, rắn.

Dân Phú Quốc gần đây sảnxuật rất nhiều hồ tiêu có giá trị.

Phú Quốc không nằm lẻ loi, mànằm trong nhóm đảo An Thới. Nhóm đảo nàygồm 15 đảo lớn nhỏ ở phía Nam của PhúQuốc, khiến Phú Quốc ít bị sóng gió, và trở thànhcảng biển lý tưởng trong Vịnh Thái Lan. PhúQuốc hiện có 60,000 cư dân sanh sống.

Lớn thứ nhì sau Phú Quốc là HònRái. Hòn Rái còn có tên là Lại Sơn hoặc Sơn Rái,diện tích hơn 12 km2.

Hòn Tre, nhỏ hơn Hòn Rái, diệntích chỉ hơn 4 km2, nhưng có địa vị quantrọng, vì đây là huyện lỵ của huyện KiênHải.

Hòn Nghệ nằm giữađường Rạch Giá đi Phú Quốc. Diện tíchkhoảng trên 4 km2 có 1,350 người sinh sống. HònNghệ là một xã thuộc huyện Kiên Hải.

Quần đảo Nam Du gồm 21đảo lớn nhỏ, trong đó có 7 đảo cóngười sinh sống và 8 đảo chìm, có đảochưa có tên.

Quần đảo Hải Tặcgồm 16 đảo lớn nhỏ. Sở dỉ có tênnhư vậy (cả quốc tế đều biết Ilesdes Pirates) vì người ta cho rằng bọn cướpbiển thường dùng đảo này làm sào huyệt.

  • Văn Học Hà Tiên

Sau khi nhận định về phongcảnh Hà Tiên, Đông Hồ đã đi đến kếtluận rằng:” Chính cũng nhờ những tính cáchđặc thù đó của danh thắng, mà Hà Tiên là mộtmiếng đất màu mỡ cho hạt giống vănchương, văn học dễ phát sinh.” (Đông Hồ,Văn Học Miền Nam – Văn Học Hà Tiên, Quình Lâmxuất bản, 1970, tr. 27). Văn chương phát sinhsớm nhất ở đây là các tác phẩm và tác giảtrong tao đàn Chiêu Anh Các do Mạc Thiên Tích sáng lậphồi năm 1736. Văn đàn gồm từ 32 đến37 người, phần lớn là người Trung Hoa,sống ở Quảng Đông và có thể chưa hềđến Hà Tiên bao giờ. Theo Trịnh Hoài Đức thìtao đàn đã sản xuất 6 tác phẩm: (1) Hà TiênThập Cảnh Toàn Tập, (2) Minh Bột Di Ngư ThiThảo, (3) Hà Tiên Vịnh Vật Thi Tuyển, (4) ChâuThị Trinh Liệt Tặng Ngôn, (5) Thi Truyện TặngLưu Tiết Phụ, và (6) Thi Thảo Cách Ngôn VịnhTập. Ngoài 6 tác phẩm trên Lê Quý Đôn còn ghi thêm tậpThụ Đức Hiên Tứ Cảnh. Thụ ĐứcHiên là thư trai của Mạc Thiên Tích. Cả 7 tác phẩmtrên là kết quả xướng họa thi ca củahơn 40 năm hoạt đông của tao đàn Chiêu Anh Các.Rất tiếc là thời gian và chiến tranh đã làmthất lạc gần hết, nay chỉ còn Hà Tiên ThậpVịnh. Đây là nhan đề 10 bài thơ vịnh 10cảnh đẹp của Hà Tiên:

KimDữ lan đào
Bình San diệp thúy
Tiêu Tự hiểu chung
Giang Thành dạ cổ
Thạch Động thôn vân
Châu Nham lạc lộ
Đông Hồ ấn nguyệt
Nam Phố trừng ba
Lộc Trĩ thôn cư
Lư Khê ngư bạc

vàmột bài “Hà Tiên thập cảnh tổng vịnh” củaMạc Thiên Tích:

“Mườicảnh Hà Tiên rất hữu tình
Non non nước nước gẩm nên xinh.
Đông Hồ, Lộc Trĩ luôn giòng chảy
Nam Phố, Lư Khê một mạch xanh.
Tiêu Tự, Giang Thành chuông trống ỏi
Châu Nham, Kim Dữ cá chim quanh.
Bình San, Thạch Động là rường cột
Sừng sửng muôn năm cũng để dành.”

Nóiđến Mạc Thiên Tích thì không thể không nhắcđến câu chuyện tình của ông với cô NguyễnThị Xuân và am tự Phù Cừ. Chuyện kể vào đêmNguyên Tiêu năm Bính Thìn (1736), Mạc Thiên Tích mở dạtiệc, khai trương Chiêu Anh Các. Giữa dạ tiệccó một chàng trai dáng người nho nhả thanh tú, ngâm lên8 câu thơ:

“Đêmxuân hội mở tuần trăng mới
Đốt hỏa đèn dưa sánh quả trăng
Áo trắng thanh vân tô điểm tích
Lòng son đơn quế dải cung Hằng.
Đây Chiêu Anh Các lời châu ngọc
Kìa Quảng Hằng Cung rạng tuyết băng.
Non nước thần tiên mừng có chủ
Cỏ nhàn mừng tỏ mặt hoa đăng.”

Mếntài người trai trẻ, Mạc Thiên Tứ kết làmbạn văn chương. Nhưng người đó khôngphải là nam giới mà là một người đẹpgiả trai. Cô tên Nguyễn Thị Xuân, ngườiQuảng Ngãi, theo cha vào Hà Tiên buôn bán. Sợ bịcướp hại đời cô nên cô phải giả trai.Mạc Thiên Tích đem cô về làm vợ lẻ. Vợlớn ghen, nhân khi Mạc Thiên Tích bận việc quan, bàđem cô vợ nhỏ bỏ vào trong một cái luđậy kín lại. Cô Xuân ngộp thở, suýt chết,thì Mạc Thiên Tích vừa về tới. Trời sắpmưa to, Mạc Thiên Tích cho mở hết mấy nắp lura để hứng nước. Nhờ đó cứuđược cô Xuân. Buồn tình cô Xuân xin đượcđi tu. Mạc Thiên Tích cho cất cái am ở Phù Cù cho cô tuhành. Sau này khi cô mất rồi thì có một thi sĩ (khôngbiết tên) đã viết bài thơ:

“Ngólên am tự Phù Cừ
Thương cho người ngọc giả từ lầuson.
Về đây nương chốn thiền môn
Tay lần chuổi hạt cho mòn ngày xanh.
Duyên xưa chẳng bận chi tình
Bụi kia chi để vươn cành hoa sen.
Nước trong không rửa đánh phèn
Cửa thiền thanh tịnh não phiền sạch không.”

Vănchương Chiêu Anh Các là văn chương chữ Hán vàchữ Nôm. Sau Chiêu Anh Các tình hình bất ổn đã không chophép có những áng văn chương tiếp nối. Mãiđến đầu thế kỷ XX, sau khi Nam KỳLục Tỉnh đã trở thành thuộc địa củaPháp, nền tân học với văn chương, báo chíchữ Quốc Ngữ thành hình và có cơ sở vữngvàng, Đông Hồ Lâm Tấn Phác mới mở đầucho văn mới ở Hà Tiên. Tác phẩm Linh PhượngLệ Ký của ông đã một thời làm say mêngười đọc. Ông có lập Trí Đức HọcXá. Năm 1964 ông được mời làm giảng sưtrường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, phụtrách chứng chỉ Văn Chương Quốc Âm, chuyênvề văn học Miền Nam, đặc biệt làvăn học Hà Tiên.

Mộttrong những người do Trí Đức học xá đàoluyện, và trở thành vợ và bạn thơ củaĐông Hồ là Mộng Tuyết Thất tiểu muộiThái Lâm Úc. Bà có tập thơ Phấn Hương Rừngđược giải thưởng Tự Lực VănĐoàn. Những truyện ngắn của bà, cùng với nhữngtuyển tập Dưới Mái Trăng Non, Nàng Ái Cơ trongchậu úp cũng rất được ngườiđọc tán thưởng.

ĐôngHồ và Mộng Tuyết là hai nhà thơ Miền Nam cómặt trong quyển Thi Nhân Việt Nam của Hoài Thanh vàHoài Chân.

Mộtnữ sĩ có tiếng khác là cô Nguyễn Thị Kiêm, búthiệu Nguyễn Thị Manh Manh. Cô từng là TổngThơ Ký của hội Ái Hữu Nữ Sinh Gia Long thờixưa, từng đi diễn thuyết ở nhiềunơi về quyền của người phụ nữ,từng vẽ ra cuộc đời lý tưởng củaphụ nữ Việt Nam vào giữa thế kỷ XX. Cólần cô diễn thuyết ở nhà hát lớn Hà Nộivới mấy ngàn người tham dự.

Nhữngáng văn chương, những công trình biên soạn ghidấu sinh hoạt trí thức của người Hà Tiênkhông làm mất đi những bài thơ bình dân, mộcmạc của người dân Rạch Giá:

“ỞHà Tiên mần ăn không khá
Anh về Rạch Giá anh bán cá mòi
Thương nhau không được ngỏ lời
Nước trôi thăm thẳm biết đời nào nên.”

“Chiều trông về núi Tô Châu
Thấy em gánh nước trên đầu giắt trâm.
Trâm đồi mồi tóc em em giắt
Mắt anh nhìn thương thiệt là thương.
Dãi dầu một nắng hai sương
Tóc em vẫn mượt mùi hương vẫn còn.”
“Tóc quăn chải lược đồi mồi
Cải đứng chải ngồi quăn vẫn cònquăn.”
"Gió đẩy gió đưa cho vừa lòng bạn
Con sông Giang Thành chỗ cạn chỗ sâu.
Thăm em anh phải bắc cầu
Lội sông sợ ướt cái đầu hết duyên.”

“Bậu lỡ thời nhưgiặc Hà Tiên
Giặc Hà Tiên người ta còn đánh
Bậu lỡ thời như cánh chim bay
Cánh chim bay người ta còn chuộng
Bậu lỡ thời như ruộng bỏ hoang
Ruộng bỏ hoang người ta còn cấy
Bậu lỡ thời như giấy trôi sông
. . .
Bậu lỡ thời như lưới giăng ngang
Lưới giăng ngang người ta còn cuốn
Bậu lỡ thời ai muốn bạn đâu.”

(*) GHI CHÚ (Lê Công Đa): TS Nguyễn Thanh Liêm nguyên là HiệuTrưởng Trường Trung học Petrus Ký, SG, nguyênThứ Trưởng, và Phụ Tá Bộ Văn Hoá GiáoDục Thanh Niên VNCH. Ông là môt bậc Thầy trong ngành giáodục, góp phần bồi đắp đào tạonhiều thế hệ trí thức miền Nam. Nay ở vàolứa tuổi "cổ lai hy", Thầy Liêm hiệnđịnh cư tại Nam Cali và là Chủ Tịch LêVăn Duyệt Foundation, đang nỗ lực vậnđộng xây dựng lên một Lăng Ông Bà Chiểutại Cali như là một trong những tụ điểmvăn hoá của người Việt hải ngoại.Mọi ý kiến dóng góp, yểm trợ, độc giảcó thể liên lạc với GS Nguyễn Thanh Liêm quađịa chỉ: liemthanhnguyen@yahoo.com.

(**) Hình (MạnhThường): Cửa biển Hà Tiên.

14/05/2006 - Vietnam Review