Sự thành hình của Nam Kỳ Lục Tỉnh tức vùng Đồng Nai Cửu Long

TS  NguyễnThanh Liêm, chủ tịch hội Lăng Ông - Lê VănDuyệt  Foundation, đọcbài thuyết trình này nhân ngày khai mạc Tuần LễVăn Hóa Miền Nam (3-10 tháng giêng, 2009) tại trụsở Hội Tả Quân Lê Văn Duyệt Foundation ởWestminster, Nam Cali.

 

Đồng Nai Cửu Long là tên hai hệ thống sônglớn ở Miền Nam nước Việt. Khi nói vùngĐồng Nai Cửu Long là người ta muốn nóiđến tất cả các tỉnh nằm trong vùngđất bao quanh hai hệ thống sông lớn này. Đólà các tỉnh Miền Đông và Miền Tây Nam phần,từ Bình Thuận vào đến Cà Mau. Dưới thờivua Gia Long và phần đầu của thời vua Minh Mạng(1802-1832), cả vùng này được gọi là Trấn GiaĐịnh mà Tả Quân Lê Văn Duyệt là ngườihai lần được bổ nhiệm làm TổngTrấn ở đây. Năm 1932, sau khi Lê Văn Duyệtmất, Gia Định Trấn mới bị bãi bỏ,Miền Nam được chia thành 6 tỉnh (GiaĐịnh, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, AnGiang, Hà Tiên). Địa danh Nam Kỳ Lục Tỉnh cótừ đó.

Dưới thời Pháp thuộc, người Phápgọi vùng này là Cochinchine hay Nam Kỳ. Đây là vùngthuộc địa của Pháp, và lục tỉnhđược chia làm 21 tỉnh (với các chữđầu là Gia Châu Hà Rạch Trà, Sa Bến Long Tân Sóc,Thủ Tây Biên Mỹ Bà, Chợ Vĩnh Gò Cần BạcCắp). Thời Việt Nam Cộng Hòa, vùng này là MiềnNam Việt Nam và bao gồm các tỉnh Miền Đông (TâyNinh, Bình Long, Phước Long, Bình Dương, Biên Hòa, LongKhánh, Bình Tuy, Phước Tuy, Gia Định), và các tỉnhMiền Tây Nam Phần (Châu Đốc, Kiến Phong,Kiến Tường, Hậu Nghĩa, Kiên Giang, An Giang,Vĩnh Long, Định Tường, Long An, ChươngThiện, Phong Dinh, Vĩnh Bình, Kiến Hòa, Gò Công, An Xuyên,Bạc Liêu, Ba Xuyên). Chính phủ hiện thời dùng chữNam Bộ thay vì Nam Phần và cũng phân biệt MiềnĐông (hay vùng Đồng Nai với các tỉnh Sông Bé,Đồng Nai, Tây Ninh, Long An) và Miền Tây (hay đồngbằng sông Cửu Long với các tỉnh Đồng Tháp,Tiền Giang, Cửu Long, An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, MinhHải).

Khi Nguyễn Hoàng được cử vào cai quảnThuận Hóa (1558) thì đất đai của nướcViệt về phía Nam chỉ có đến Phú Yên. Từđó đến Bình Thuận còn là lãnh thổ của ChiêmThành hay Champa. Nhưng từ lúc xứ Đàng Trong (từsông Gianh trở vào Nam) của Chúa Nguyễn bắtđầu thành hình thì cũng là lúc Chiêm Thành khởi sựsuy yếu dần. Xứ Đàng Trong càng lớn mạnh lênbao nhiêu thì xứ Chiêm Thành càng yếu đi và càng nhỏlại bấy nhiêu. Cho đến cuối thế kỷthứ XVII thì nước Chiêm Thành kể như không cònnữa và dân tộc Chăm trở thành người dânthiểu số trong cộng đồng ngườiViệt. Biên giới phía Nam của nước Việtbấy giờ là vùng Bình Thuận, và nước lánggiềng về phía này của Việt Nam là nước ChânLạp (tức Kampuchea hay Cao Miên) của ngườiKhờ Me (tức người Miên như người trongNam thường gọi). Vùng Đồng Nai Cửu Long lúcnày thuộc về Chân Lạp.

Thật ra đất Đồng Nai Cửu Longchỉ có thuộc về Chân Lạp trên danh nghĩa thôi,trong thực tế người dân Khờ Me không có mặtnhiều trên phần đất này. Người dân KhờMe chỉ sinh sống ở một vài nơi thưathớt, rải rác trên vùng đất cao, hoang vu mênh môngở vùng Hậu Giang của đồng bằng sôngCửu Long. Ở vùng Đồng Nai thì có các bộ lạc ngườiMạ và người Xtiêng sinh sống, cũng rải rác,cũng thưa thớt trong vùng đất mênh mông hoang vuvậy. Triều đình Chân Lạp chưa có thiếtlập các cơ quan hành chánh cai trị hay nhữngđồn binh quân sự trấn đống đểbảo vệ đất đai và dân chúng của họ trênvùng đất này. Đối với người dânViệt, những đất đai mênh mông hoang vu ởđây là đất vô chủ, không ai để ý tới,không ai dòm ngó, kiểm soát. Vả lại, ranh giớigiữa hai nước (Việt - Chân Lạp) không có gì rõràng, ranh giới giữa các sắc tộc sinh sốngrải rác trên vùng đất này (xem như vùng tráiđộn) lại càng mơ hồ, co giãn, biến thiênhơn. Trong tình huống đó, và với bản năng sinhtồn mạnh mẽ, người Việt không ngầnngại gì mà không vào vùng đất hoang vu mới mẻ nàyđể phá rừng, dọn đất, trồng trọt,mưu sinh, lập nghiệp. Mô Xoài là nơi mà ngườiViệt đã đến khai phá, định cư sớmnhất. Mô Xoài tức là Bà Rịa bây giờ. Các sách GiaĐịnh Thông Chí của Trịnh Hoài Đức vàĐại Nam Nhất Thống Chí triều Nguyễn chorằng xứ Mô Xoài là vùng địa đầu củaBiên Trấn, tức là vùng người lưu dân Việtđầu tiên đặt chân vào để khai phá mởmang Miền Nam nước Việt.

Đây chỉ là những bước đầulẻ tẻ, chập chững của nhữngngười đi tiên phong trong công cuộc mạo hiểmvào vùng đất mới lạ. Phải đợi mộtcơ hội thuận tiện nào đó để việcmở rộng về phương Nam trở thành phong tràomạnh mẽ, có tính cách quy mô hơn. Cơ hội đó làsự cầu thân của vua Chân Lạp Chey Chetta II vớiChúa Nguyễn Phúc Nguyên vào năm 1620. Sử Khờ Me ghi làsau khi lên ngôi vua Chey Chetta II cho xây cung điện nguy ngatại Oudong rồi cử hành lễ cưới longtrọng với một nàng công chúa xinh đẹp củaViệt Nam. Hoàng hậu Sam Đát (tức công chúa NgọcVạn) có đem nhiều đồng hương sang ChânLạp. Có người làm quan trong triều, có ngườilàm thủ công, có người buôn bán, vận chuyển hànghóa. Theo hồi ký của giáo sĩ Chistofo Borri, mộtngười Ý đã sống gần Qui Nhơn từ 1618đến 1622, thì chúa Nguyễn đã viện trợ cho vuaChân Lạp cả tàu thuyền lẫn binh lính đểchống lại quân Xiêm. Borri cũng tả rõ phái đoànquan quân Việt Nam đưa công chúa Ngọc Vạn vềOudong như sau: ”Sứ bộ gồm khá đôngngười, cả quan lẫn lính, vừa nam vừanữ, chuyên chở trên những chiếc thuyền lớncó trang bị vũ khí và bày trí lộng lẫy. Khi sứbộ tới kinh Oudong, thì dân chúng Khờ Me, thươngnhân Bồ Đào Nha, Nhật Bản, Trung Hoa đã tụhội đông đảo để đón tiếp và hoannghênh.”

Về phương diện xã hội, việc công chúaNgọc Vạn theo chồng về Miên có thểđược xem như là một sự mở đầucho những bành trướng lãnh thổ quy mô vềphương Nam của dân tộc Việt. Theo chân NgọcVạn công chúa lưu dân người Việt càng ngày càng vàoNam lập nghiệp nhiều hơn. Với chính sáchkhuyến khích khéo léo của chính quyền, làn sóng vào Nam cànglúc càng bành trướng mạnh mẽ. Về phươngdiện chính trị ngoại giao, cuộc hôn nhân của côngchúa Ngọc Vạn với vua Chey Chetta II là bướcmở đầu cho mối liên hệ ngoại giao giữahai dân tộc Việt-Khờ Me, một mở đầuhết sức quan trọng đối với triều Nguyễnvà người dân Đàng Trong. Từ đây triềuNguyễn luôn luôn sẵn sàng để hoặc giúpđỡ/viện trợ, hoặc can thiệp vào nộitình Chân Lạp. Cứ mỗi lần quân chúa Nguyễntiến lên xứ Miên làm một công ơn gì đóđối với Chân Lạp là mỗi lần triềuđình Chúa Nguyễn được đền đápbằng một số đất đai để hợpthức hóa những nơi lưu dân người Việtđã từng vào khai phá. Những sự kiện lịchsử sau đây đánh dấu những bướctiến trong quá trình hoàn thành vùng đất Nam KỳLục Tỉnh theo lối “dân đi trước chínhquyền đến sau”.

Những giai đoạn Namtiến kể từ năm 939

- Hai năm sau khi Ngọc Vạn trở thành hoànghậu Chân Lạp, năm 1623, chúa Nguyễn sai phái bộtới Oudong yêu cầu vua Chey Chetta II cho chúa Nguyễnlập hai đồn thu thuế tại Prei Nokor (Sài Gòn) vàKas Krobei (Bến Nghé). Đây là vùng qua lại và nghỉngơi của thương nhân Việt Nam đi ChânLạp. Từ khi có các đồn thu thuế của chúaNguyễn, vùng này đã trở nên vùng thị tứ trên bếndưới thuyền rất là sầm uất.

- Năm 1658 triều đình Chân Lạp có nộibiến, thái hậu Ngọc Vạn đã khẩn cầuChúa Nguyễn là Hiền Vương Nguyễn Phúc Tầngiúp quân đánh dẹp Nặc Ông Chân dành lại ngôi báu chodòng họ Prea Outey. Chúa Hiền, cháu kêu thái hậu Ngọc Vạnbằng cô ruột, cho quan Khâm Mạng Trấn Biên dinh Phú Yênlà Tôn Thất Yến đem 3,000 quân qua giúp bắtđược Nặc Ông Chân giải về Quảng Bình.“Người Cao Miên khâm phục oai đức củatriều đình đem nhượng hết cảđất ấy rồi đi lánh chỗ khác, không dám tranhtrở chuyện gì.” (Gia Định Thông Chí, trung, tr.7).Đất ấy đây là vùng Mô Xoài, chính thức thuộclãnh thổ Việt Nam từ đó.

- Sang năm 1674 Nặc Ông Đài lại liên kếtvới Xiêm La chống Đại Việt. Chúa Nguyễn làHiền Vương cử cai cơ Nguyễn DươngLâm đem quân đánh chiếm Sài Gòn và tiến lên Nam Vang.Chúa Nguyễn làm chủ tình thế cả vùng ĐồngNai.

- Năm 1679 trấn thủ Quảng Đông làDương Ngạn Địch cùng với phó tổng binhHoàng Tiến, và tổng binh các châu Cao, Lôi, Liêm là TrầnThượng Xuyên cùng phó tổng binh Trần An Bình đem3000 quân Trung Hoa (nhà Minh) với 50 chiến thuyền trốnquân Thanh chạy sang Việt Nam xin làm thần dân của ChúaNguyễn. Chúa Nguyễn Phúc Tần dung nạp họ và chongười hướng dẫn họ đến vùngđất mới trong Nam để định cư sinhsống. Nơi đây đã có một số ngườilưu dân Việt khai phá. Dương Ngạn Địchvào Mỹ Tho, Trần Thượng Xuyên vào Biên Hòa khaikhẩn đất đai, thiết lập phố xá bánbuôn., phát triển nông nghiệp và thương nghiệp cùngvới người lưu dân Việt ở hai nơi này.Cùng lúc đó ở Cà Mau, một cựu thần khác củanhà Minh là Mạc Cửu cũng trốn quân Thanh sang đâykhai khẩn lập nghiệp.

- Năm 1698 Minh Vương Nguyễn Phúc Chu cửthống suất Nguyễn Hữu Cảnh làm kinhlược đất Chân Lạp. Năm 1699, NguyễnHữu Cảnh đem binh lên tận Nam Vang để canthiệp và trở về vào khoảng tháng Tư năm sau.Trên đường về ông cho quân sĩ theo dòng TiềnGiang, trú đóng tại Cái Sao (vùng chợ Thủ của LongXuyên). Một số quân sĩ bị phát bịnh dịch vàchính ông cũng bị nhiễm bịnh và mất hai ngày saukhi quân ông rút khỏi vùng này. Một số binh sĩ hoặcbị bịnh hoặc tình nguyện ở lại vùng Cái Saokhai khẩn đất đai sinh sống trước khivùng này được vua Cao Miên nhường cho ChúaNguyễn. Họ được gọi là người dânHai Huyện, trực thuộc phủ Gia Định từxưa. (Xem Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam củaSơn Nam, tr. 23).

- Năm 1705, Nguyễn Cửu Vân hành quân sang Cao Miênđánh quân Xiêm, trên đường về trú quân ởVũng Gù (nay là Tân An), khai khẩn đất hoang, cholập đồn binh và cho đào kinh cho rạch Vũng Gùăn thông sang rạch Mỹ Tho, nối liền sông VàmCỏ Tây qua Tiền Giang.

- Năm 1708 Mạc Cửu dâng cả vùng mới khaikhẩn ở Cà Mau xin hàng phục Chúa Nguyễn. Vùng nàygồm các ấp vừa lập từ Vũng Thơm,Trủng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá đến Cà Mau. HàTiên trở thành một thương cảng quan trọngtrong vùng. Chúa Nguyễn Phúc Chu phong cho Mạc Cửu làmtổng binh, giữ đất Hà Tiên.

- Năm 1732 lưu dân người Việt bị quânMiên tấn công. Chúa Nguyễn là Ninh Vương cửTrương Phúc Vĩnh đem quân vào dẹp yên. Vua ChânLạp là Nặc Tha nhường Me Sa (Mỹ Tho) và LongHồ cho Chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn lấy đất LongHồ lập thành châu Định Viễn (Vĩnh Long) vàđặt dinh Long Hồ.

- Năm 1753 Nguyễn Cư Trinh đem quân sang đánhChân Lạp. Vua Chân Lạp là Nặc Nguyên thua trận bèn dânghai phủ Tầm Bôn và Lôi Lạp (Gò Công và Tân An) đểcầu hòa. Bốn năm sau Nặc Nguyên mất, ChânLạp có nội biến. Chúa Nguyễn cử Mạc ThiênTứ đưa em họ của Nặc Nguyên là Nặc Tônlên ngôi. Nặc Tôn dâng đất Tầm Phong Long (gồm AnGiang và một phần Vĩnh Long) để tạ ơnChúa Nguyễn và năm phủ ở vùng Hà Tiên cho MạcThiên Tứ. Năm phủ này được sát nhập vàotrấn Hà Tiên.

Đến đây kể như vùng Đồng NaiCửu Long đã trọn vẹn thuộc về ViệtNam, và thuộc về Đàng Trong của Chúa Nguyễn.Từ đầu thế kỷ XVII đến giữathế kỷ XVIII người Việt Nam mất 150 nămđể tiến vào và mở mang vùng đất hoang vumới mẻ này.

Trước khi người Việt đến vùngĐồng Nai khai khẩn thì nơi đây còn là cảmột vùng “toàn rừng rậm mấy nghìn dặm” theoPhủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn. Vùng rừngrậm hoang vu này là vùng cư trú của nhiều nhóm dântộc thiểu số mà người Việt gọi chunglà người “Man” theo tiếng Hán Việt hay nôm na làngười “Mọi.” Đó là các dân tộc thiểu sốngười Mạ, người Xtiêng, người Mnông,Người Cơho, người Churu, v.v.. Trong các nhóm nàyquan trọng hơn hết là người Mạ ở vùngMô Xoài Bà Rịa, người Xtiêng ở vùng Biên Hòa, BìnhDương và người Khờ Me ở Tây Ninh. Dântộc Mạ hay Châu Mạ (Châu theo tiếng Mạ cónghĩa là người) nói tiếng nói thuộc nhóm Môn –Khờ Me. Địa bàn sinh sống của Châu Mạ ngàyxưa là cả vùng Đồng Nai xuống đếnMỹ Tho (theo Bình Nguyên Lộc). Dân tộc Mạ màngười Việt thường gọi là Mọi BàRịa, thạo nghề dệt vải có hoa vănđẹp, ở nhà sàn dài, có tục cà răng và xâu lỗtai lớn. Họ rất hiền hòa, thường bị ngườiXtiêng và người Miên bắt đem bán làm nô lệ ởcác nơi. Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quí Đôn ghi:“Từ các cửa biển như Cần Giờ, Xoài Rạp. . . đi vào toàn là những đám rừng hoang vuđầy cỏ rậm, mỗi đám rừng có thểrộng hơn nghìn dặm. . . Nhà Nguyễn cho dânđược tự nhiên chiếm đất. . . Lạicho họ thâu nhận những người Mọi từtrên đầu nguồn xuống để mua làmđầy tớ, đứa ở, sai khiến, hầuhạ. . .”

Dân tộc Mạ hiện có khoảng 20,000người cư ngụ ở vùng cực Nam Tây Nguyên, phíaNam tỉnh Lâm Đồng, và một số ởĐắc Lắc.

Người Xtiêng cư trú trong vùng các tỉnh Tây Ninh,Bình Dương, Biên Hòa. Tiếng nói của họ cónhiều nét gần gũi với tiếng Mnông, Cơho,Mạ, nằm trong nhóm Môn - Khờ Me. Họ để tócdài, búi đằng sau gáy, đeo bông tai bằng cây haybằng ngà, xăm mặt, xăm mình, đàn bà mặc váy,đàn ông đóng khố. Địa chí Thủ DầuMột ấn hành năm 1910 gọi dân tộc Xtiêng làMọi hoang, Mọi Cà Răng, Mọi Việt hay MọiĐồng Nai. Dân tộc Xtiêng hiện nay có khoảng 40,000người quần tụ vùng biên giới Tây Nam, ở cáctỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai.

Ở Hậu Giang, vùng Trà Vinh – Sóc Trăng có nhiềungười Miên hơn ở Miền Đông Nam Phần.Những sóc người Miên này sống cách biệt vớitriều đình Kampuchea. Khi người Việt vào khaikhẩn vùng Hậu Giang thì người Việt vàngười Miên cùng cộng cư, và sau này khi toàn cõi NamViệt thuộc về Chúa Nguyễn thì nhữngngười Miên này trở thành người dân thiểusố trong cộng đồng người Việt.

Vùng Đồng Nai, vùng cư trú của hai sắc dânXtiêng và Mạ là vùng đệm giữa hai nước ChiêmThành và Chân Lạp. Vào đầu thế kỷ XVII,đất đai vùng này quá rộng mà người thì quá ítcho nên dân cư quá thưa thớt, và phần lớnđất đai là rừng rú hoang vu đầy muôn thú. Khingười Việt bắt đầu vào khai khẩnđất hoang vùng này thì người Mạ, ngườiXtiêng và một ít người Khờ Me (ở phí Tây Tây Ninh)từ từ rút lui dần về vùng đất cao ởphí Bắc và phía Tây, nhường đất thấp ởphía Nam cho người lưu dân mới đến khai phá.Người Việt thành thạo hơn trong việc khaikhẩn đất đai, trồng lúa nước ởđất thấp (gọi là thảo điền), trong khingười sắc tộc thiểu số thì thành thạotrong việc săn bắn và làm rẫy trên các ruộng caohay giồng (sơn điền). Đất rộng mênh mônghoang vu, và lại là đất thấp không mấy thíchhợp với thổ dân, là hai điều kiện vô cùngthuận lợi cho người lưu dân Việt vào vùngĐồng Nai khai hoang sinh sống mà không gặp mộtsự chống đối nào.

Số ít người Việt đầu tiên vào đâykhai phá không biết là ai, không biết họ bắtđầu vào làm công việc đó từ lúc nào, không cómột ghi chép nào để lại tên họ gốc gáccủa những người đó. Theo các sách sử sau nàythì chắc chắn họ đã vào vùng Đồng Nai khaikhẩn sinh sống rất sớm, ngay từ lúc NguyễnHoàng vừa vào trấn thủ Thuận Hóa. Trịnh HoàiĐức cho là từ đời các “tiên hoàng đế”tức là từ thời các chúa Nguyễn Hoàng, NguyễnPhước Nguyên.

Những người đầu tiên vào đây lànhững người tự nguyện chứ không phảilà những người được chính quyềnđưa đến hay bị lưu đày. Lúc này chínhquyền chưa chính thức áp dụng biện pháp di dân vàoNam được. Lưu dân lúc này có thể là nhữngngười nghèo khổ, những kẻ bị áp bức,những người chạy trốn chiến tranh loạnlạc, những người không sống đượctrong xã hội đương thời, phải mạohiểm tìm đường sinh sống ở vùngđất mới. Họ có thể đến từMiền Bắc hay Miền Trung. Nhưng phần đôngchắc là người Miền Trung, người ĐàngTrong nhiều hơn, nhất là những người vùng ThuậnQuảng. Sau đợt tình nguyện đầu tiên,nhất là sau sự kiện Ngọc Vạn công chúa, chúaNguyễn bắt đầu áp dụng chính sách đưadân quân vào Nam mỗi ngày một triệt để hơn.Theo Philippe Papin thì:

Cuộc tranh chấpgiữa hai phủ chúa thù nghịch đóng kín ranh giới,cho nên cuộc “Nam tiến” trở thành một hiệntượng của riêng lãnh địa nhà Nguyễn ;nước Việt Nam “mới” còn đi xa hơn nữa,nhưng từ nay là người miền Trung sẽtiến vào miền Nam bao la của nước Việt,bắt đầu được khai thác đúng vào lúcnước Việt đứt đoạn... Mong muốnkiểm soát một không gian ngày càng rộng lớn, các chúaNguyễn bèn áp dụng một chính sách cư dân triệtđể: các viên chức được lệnh tập hợptất cả những người vô gia cư, tấtcả những ai không có tên trong sổ bộ làng xã,đưa vào các tỉnh miền Nam mới chiếmđược của Kampuchea. .

Giáo sư Nguyễn Đăng Thục ghi lạilời của Jules Sion trong “L'Asie des Moussons” về cuộcbành trướng của dân Việt về phương Namnhư sau:

Cuộc bành trướngcủa dân Việt là một sự đồng hóa thậtsự. Tính chất đó giải thích vì sao ngườiViệt bành trướng chậm nhưng rất chắcchắn. Cao Miên và Lào quốc đánh nhau chỉ đem quâncướp lấy tù binh đem về làm nô lệ, lạicó một giai cấp quí tộc thống trị cho nên có cướpđược đất cũng để mất ngay.

Mục đích củangười Việt lại khác. Họ không cần bắtnô lệ, họ làm lấy. Đối với họthắng trận không phải là để có ngườilàm, mà là để có đất cày.

Nhiều khi chiến tranhchỉ là để xác nhận một tình thế đãrồi. Dân Việt bành trướng một cách ôn hòa, sinhcơ lập nghiệp rồi sau binh lính mới tới.Trước khi Việt Nam sáp nhập đất Nam kỳvề mình, người Việt đã lập ở đâynhững tổ chức, những đám di dân đã xâydựng làng xóm hay là tới ở chung với ngườiMên, rồi lần lần nắm quyền chính.

Cuộc bành trướngthực hành bằng cách đưa đến nhữngđám người liên tiếp, đủ các hạng: dâncày không có ruộng, tù tội, kẻ chống đốichế độ hay là quân cướp muốn chuộctội. Cũng có khi chính phủ thu thập nhữngngười đó rồi đưa xuống nhữngmiền mới chiếm lãnh, hay là lập đồnđiền nơi biên thùy để phòng bị lân bangtới đánh. Những người ấy có quan lạicai trị và họ lập thành làng mạc.  (Dòng Việt, số 17, tr.68-69).

Ngoài những người dân Việt từ vùngThuận Quảng đến còn có người Trung Hoa vùngQuảng Đông – Quảng Tây, trốn chạy nhà Thanh, sangđây định cư lập nghiệp. Thành phầncư dân này rất quan trọng vì họ giúp phát triểnmạnh về thương mại và công nghiệp, nhấtlà thương mại.

Trong số quân binh nhà Nguyễn đi chinh chiếnở Miền Nam hay trên Cao Miên cũng có nhiềungười tình nguyện hay được chính quyềncho ở lại định cư, làm ăn với dân chúng.

Nói chung thì phần đông người lưu dân làngười Miền Trung thuộc đủ các thànhphần xã hội cùng một số đáng kểngười Trung Hoa. Họ là những người có cônglớn lao trong việc bành trướng lãnh thổ, mởmang bờ cõi Việt Nam về phương Nam, biến vùngrừng rú hoang vu đầy muôn thú thành vùng đấtđai phì nhiêu màu mỡ nuôi sống và làm giàu cho cảnước.

Môi trường sinh sống mới và sự tiếpxúc với những nền văn hóa khác là nhữngđiều kiện cần yếu đưa đếnnhững biến đổi. Trước hết là môitrường thiên nhiên vật lý: đất đai, khíhậu, ruộng nương, vườn tược ởđây cùng một loại với đất đai, khíhậu, ruộng nương vườn tược ởKampuchia, Thái Lan, Mả Lai, thành ra các loại cây trái giốngnhau, kỹ thuật làm ruộng, làm vườn, trồngcây trái cũng giống nhau. Cuộc sống vật chấtở nhà quê do đó cũng rất giống nhau.Người lưu dân Việt vào môi trường sinhsống này không thể không linh động thay đổiđể thích ứng với môi trường sinh sốngmới. Mặt khác ở trong hoàn cảnh sinh sốngmới này họ lại gần gũi với những dântộc khác với nền văn hóa khác mà lâu dần, quendần, họ không thể không vay mượn mộtsố nét đặc thù nào đó mà họ thấy cầnyếu hay thích hợp với họ trong hoàn cảnh sinhsống mới. Thành ra từ khi Nguyễn Hoàng vào ThuậnHóa và các chúa Nguyễn nối tiếp, xây dựng nên ĐàngTrong thì bắt đầu có một nhánh văn hóa Việtbiến dạng dần dần trở thành một chi nhánhvăn hóa (subculture) có phần khác biệt với văn hóacổ truyền ở miền Bắc. Sự cắtđứt liên hệ chính trị giữa Đàng Trong (ChúaNguyễn) và Đàng Ngoài (Chúa Trịnh), sự phân tranh Nam Bắcvà chia đôi lãnh thổ đã là cơ hội đểtạo nên một chi nhánh văn hóa mới xa dần vănhóa cổ truyền. Đến thế kỷ XVII khi HọNguyễn chiếm hết cả miền Trung và rồimột số người miền Trung vào khai phá miềnNam khẩn hoang lập ấp xây dựng nên miền Nam thìmột chi nhánh văn hóa khác nữa lại thành hình. Chi nhánhvăn hóa mới này lại càng cách biệt với vănhóa gốc ở miền Bắc để đếngần văn hóa Đông Nam Á hơn (tức cũng cónghĩa xa dần văn hóa Trung Hoa và đến gầnvăn hóa Ấn Độ hơn).

Miền Nam là cả một vùng đất hoang mênh môngchằng chịt sông rạch với không biết là bao nhiêucá tôm rau cỏ cây trái. Đất đai lại rất phìnhiêu do phù sa mang lại. Khẩn hoang lập nghiệp tuy cócực nhọc nặng nề nhưng kết quả thulượm dễ dàng và khả quan, đời sốngtự nhiên ung dung thoải mái. Điều kiện vậtlý đó cũng dễ un đúc nên tính tình rộng rãi, phóngkhoáng, hiếu khách, đối đãi tử tế vớingười từ xa mới đến củangười miền Nam mà nhiều người côngnhận.

Vùng mới lập này tuy có ít nhiều liên hệvới Chúa Nguyễn nhưng triều đình ở xa,tổ chức cai trị không chặt chẽ tùy thuộcở triều đình Huế (chế độ tổngtrấn), thêm vào đó còn có những biến cố chínhtrị làm thay ngôi đổi chủ nhiều lần cho nêntương đối có nhiều tự do địaphương và tự do cho cá nhân nữa. Chỗ này ởkhông được, hoặc bị áp bức thì nhổ sào,chèo ghe đi chỗ khác làm ăn, không có gì ràng buộchọ được. Hoàn cảnh đặc biệtở đây giúp người ta nuôi dưỡng tinh khítự do phóng khoáng, không cần phải ép mình, chếngự cái tôi để phụng sự cho một lýtưởng sách vở gì cả. Vả lại nỗlực chính của những thế hệ đầu tiênvào đây là khai khẩn đất đai, thiết lậpđời sống mới nhiều hơn là trau dồi kinhsử để lãnh lấy mão áo chức tướccủa triều đình. Đời sống dễ dãi,tương đối thừa thãi về vật chất vàtự do về tinh thần, đã không bắt buộcngười dân Việt ở đây phải duy trì hay theođúng những phong tục tập quán đãđược mang vào Đàng Trong từ mấy thếkỷ trước. Sự lỏng lẻo của khuông phéptừ thế hệ này sang thế hệ khác đã tạonên một nếp sống mới, một tính tình và nhân cáchmới, rộng rãi và phóng khoáng, với tâm hồn chânthật, chất phác, mở rộng để đónnhận những cái mới lạ hơn là khép kínđể duy trì những cái đã có.

Ngoài hoàn cảnh địa lý nói trên, trong quá trìnhmở rộng đất đai về phương Nam chinhánh văn hóa Đàng Trong đã phải tiếp xúc vachạm với những nền văn hóa khác tạo nênđiều kiện rất cần cho sự biếnđổi về văn hóa. Có tiếp xúc với văn hóakhác là có cơ hội để nhìn thấy lốisống, cách hoạt động, sự tín ngưỡng,lề lối suy tư của một giống ngườikhác. Từ đó có thể có những thích nghi với nhauhay vay mượn lẫn nhau ít nhiều từ tập quán,kỹ thuật, đến tín ngưỡng và nghệthuật.

Từ thế kỷ XVII người Đàng Trongđã có cơ hội gần gũi với văn hóa ChiêmThành, đã nhìn thấy và hiểu biết lối sốngcủa người dân Chăm. Sau đó sang thế kỷXVIII người Việt khi bành trướng lãnh thổvề miền Nam lại có dịp sống bên cạnhngười Miên và người Trung Hoa (Minh Hương,Triều Châu). Và gần đây hơn từ thế kỷXIX người Việt ở đây lại có nhiềudịp để biết đến đạo Thiên Chúacùng văn minh Tây Phương do người Pháp mangđến. Thí dụ như ở Cà Mau (tỉnh lỵ AnXuyên), vào khoảng thập niên 1960, thống kê cho biếtdân số là 270,643 người trong đó có 3,048người Việt gốc Hoa, và 2,959 người Việtgốc Miên, với 22,000 Tịnh độ cư sĩ,15,000 Công giáo, 3,700 Thiền Lâm, 3,200 Cao Đài, và 400 Tin Lành.Người Việt gốc Miên ở Trà Vinh, Sóc Trăngrất nhiều và người Triều Châu rất đôngở Bạc Liêu đến đổi người dân Namphải nói “Dưới sông cá chốt, trên bờ TriềuChâu”. Có thể nói miền Nam cũng na ná như xứMỹ, nó là một xã hội mới thành hình vớinhiều chủng tộc sống lẫn lộn trong đóvà với một nền văn hóa ít nhiều pha trộnđủ thứ. Nó như cái “melting pot” hay cái “salad bowl”của Việt Nam. Nó mang rất ít tính chất cổtruyền của nền văn hóa gốc.

Thật ra thì sự gặp gỡ, tiếp xúc giữacác nền văn hóa mới chỉ là điều kiệncần mà thôi chớ chưa phải là điều kiệnđủ để cho sự vay mượn, họchỏi xảy ra. Điều kiện đủ đểđưa đến vay mượn và thích nghi văn hóa làsự có mặt của những yếu tố sau đây:(1) tinh thần khai phóng của người vay mượn,(2) sự tự do chấp nhận cái mới lạ củangười vay mượn, và (3) sự lợi ích củanhững gì được vay mượn học hỏi.Văn hóa không thay đổi nếu các thành phần trongnền văn hóa đó không có tinh thần cởi mở,không chấp nhận những cái mới lạ củanền văn hóa khác. Mặt khác dù các thành phần chấpnhận những cái mới lạ của văn hóa khácđi nữa nhưng không có tự do để họchỏi, thực hiện thì văn hóa cũng không có cơhội thay đổi. Chẳng hạn như nếuluật lệ của quốc gia quá cứng rắn không chophép người dân chấp nhận hay du nhập nhữngcái mới lạ, hoặc giả nếu như phong tụctập quán trong xã hội quá khắt khe khiếnngười ta không thể đi ra ngoài những thói quenđã có thì sự thay đổi về văn hóa tấtnhiên sẽ khó xảy ra. Phải có đủ tự dođể học hỏi và thực hiện điều gìmới lạ trong cuộc sống thì sự biến đổivề văn hóa mới diễn tiến được. Sauhết người ta chỉ học hỏi vay mượnkhi nào điều người ta muốn học hỏi vay mượnđó đáp ứng được nhu cầu sinh sốngcủa con người.

Những điều kiện trên đây cầnphải có đủ thì văn hóa mới có thể thayđổi được. Người Việt Nam trong quátrình bành trướng lãnh thổ và định cư vàoPhương Nam đã có đủ những điềukiện ghi trên. Họ có tinh thần rộng rãi khai phóng,không mù quáng tôn sùng cổ nhân, không khép kín chật hẹp haybế quan tỏa cảng. Họ có ít nhiều tự dochớ không bị chặt chẽ ràng buộc bởiluật lệ cứng rắn của triều đình haytập quán khắt khe của xã hội. Khi đã cóđủ những điều kiện cần và đủthì tất nhiên văn hóa phải thay đổi theo lốisống thay đổi của con người ở vùngđất mới mẻ này. Những khác biệt này lànhững biến đổi tự nhiên của văn hóaViệt Nam qua bao nhiêu thế hệ và qua quá trình bànhtrướng lãnh thổ, tiếp xúc với nhiềunền văn hóa khác. Biến đổi để thíchứng với môi trường và hoàn cảnh mới, đólà điều kiện cần yếu để mộtnền văn hóa sinh tồn và tiến bộ. Khi văn hóabiến đổi nó cũng làm cho con người ítnhiều biến đổi theo. Có sự tương quankhá mật thiết giữa văn hóa và nhân cách của conngười. Người ta hay nói đến tính bộctrực, ăn ngay nói thật, tính rộng rãi chiều khách,tính anh hùng ngang tàng của người dân miền Nam,kể cả tính bất cần và không thèm kiên nhẫncủa người dân vùng này.

Người dân Miền Nam, hay người Nam Kỳ,tuy nói gốc gác phần nhiều là dân Thuận Quảng,nhưng nói chung đều là người từ MiềnBắc vào Miền Trung (Đàng Trong) rồi từ MiềnTrung vào Miền Nam (nếu là dân Thuận Quảng), còn khôngthì có thể từ Bắc, Trung vào Nam. Có người vào Namtrước, có người vào Nam sau. Nhưng trướchay sau, lâu hay mau gì thì cũng được “Nam Kỳ hóa”ít hay nhiều. Bởi cái đặc tính của xứ NamKỳ là rất cởi mở, rộng rãi, dễthương, nên dễ dung nạp, dễ cảm hóangười mới đến để họ hộinhập vào đại gia đình Đồng Nai Cửu Longmà nhà văn hóa học có thể xem như một cái tô xàlách (”salad bowl”) của mọi người.