Thân thế và sự nghiệp của Phan Thanh Giản

Phan Thanh Giản tênchữ là Tinh Bá, và Đạm Như, hiệu LươngKhê, biệt hiệu Mai Xuyên, sinh ngày 12 tháng 10, năm BínhThìn, tức Tây Lịch 1796. Tổ tiên là người TrungHoa, đến cuối đời Minh mới sang ViệtNam, trước ở làng Hội Trung, huyện BồngSơn, tỉnh Bình Định, đến đời thânsinh cụ gia đình mới thiên cư vào Nam ở làng TânThạnh, huyện Vĩnh Bình, phủ Định Viễn,trấn Vĩnh Thanh về sau đổi ra làng BảoThạnh, tổng Bảo Trị, huyện Bảo An,phủ Hoằng Trị, tỉnh Vĩnh Long, và sau này làngBảo Thạnh lại thuộc quận Ba Tri, tỉnhKiến Hoà. 

Thân sinh của cụPhan là Phan Thanh Ngạn, hiệu Mai Dã, tục gọi là Xán,cất nhà ở gảnh Mù U, bãi Ngao, tức Ngao Châu,cưới vợ là bà Lâm Thị Búp, người làng Phú Ngãi,tổng Bảo Thuận. Phan Thanh Ngạn để vợcon ở gảnh Mù U, lên Vĩnh Long làm chức thơlại cho triều Nguyễn. Năm 1798 ông lãnh vậnlương cấp cho quan quân đánh với Tây Sơnở Bình Định. Bà Lâm Thị Búp mất năm 1802,thọ 27 tuổi. Lúc này Phan Thanh Giản chỉ mới 7tuổi. Cha có vợ khác là người Long Hồ. Nhưngmẹ ghẻ là người hiền đức, hếtlòng lo lắng cho con chồng. Bà cho Phan Thanh Giản theohọc với nhà sư Nguyễn Văn Noa ở chùa PhúNgãi. Mỗi tháng bà phát cho Phan Thanh Giản 30 tô gạo và 30con mấm.

Năm 1815 Phan ThanhNgạn bị vu cáo, bị cách chức, và bị phạt tùmột năm ở Vĩnh Long. Phan Thanh Giản thân hành lêntỉnh xin ở tù thế cho cha trước quan HiệpTrấn Vĩnh Long nhưng không được. ThấyPhan Thanh Giản hiếu hạnh, lại thông minh dĩnhngộ, quan Hiệp Trấn an ủi ông, khuyên ông cốgắng học hành và hết lòng giúp đở ông về tàichánh. Hằng ngày ông vào khám thăm cha, làm những việccực nhọc của cha phải làm, và hết sứcchuyên cần học tập. Sau khi cha mãn tù, nhờ sựkhuyến khích giúp đở của quan Hiệp Trấn,Phan Thanh Giản tiếp tục ở lại Vĩnh Long,học với một đốc học họ Võ. Ôngcũng được bà quả phụ Nguyễn ThịÂn, cám thương tình cảnh thiếu thốn của ông,giúp đở ông tiến bạc, quần áo.

Năm 1825 Phan ThanhGiản đậu Cử Nhân kỳ thi Hương tạiGia Định. Cũng trong năm này ông cưới bà Lê ngườiLong Hồ làm vợ vì bà vợ trước đã mất.Năm 1826 ông ra Huế dự thi. Trước khi ra điông có bài thơ “Ký Nội” nhắn gởi bà vợ ở nhàlo cho cha đang già yếu bệnh hoạn. Bài thơ nàyđược nhiều cho là một kiệt tác của ông.

Từ thuởvương mang mối chỉ hồng

Lòng này ghi tạc có nonsông.

Đường mâycười tớ ham dong ruổi,

Trướng liễuthương ai chịu lạnh lùng.

Ơn nước nợtrai đành nỗi bận,

Cha già nhà khó cậy aicùng.

Mấy lời dặnbảo cơn ly biệt,

Rằng nhớ rằngquên lòng hởi lòng.

Trong khoa thi này (BínhTuất, 1826) có 200 sĩ tử, trong số này có 10người đỗ Tiến Sĩ. Phan Thanh Giảnđứng thứ ba trong 10 ông tiến sĩ khoa này. Đâylà lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùngMiền Nam có một vị tiến sĩ thời Nhohọc. Đậu xong, ông về quê lạy tạ ơnHiếp Trấn Vĩnh Long, ông thầy họ Võ, bàNguyễn Thị Ân, nhà sư nguyễn Văn Noa cùng thânbằng quyến thuộc, nhưng tuyệt nhiên không c ócảnh vinh quy bái tổ, võng chàng đi trước, võngnàng theo sau.

Năm 1827 ông bắtđầu cuộc đời làm quan với chức LangTrung bộ hình tại kinh đô Huế. Năm sau ông lãnhchức Tham hiệp tỉnh Quảng Bình. Năm này nhờngười mai mối, ông cưới bàTrần ThịHoạch, một hiền phụ ở Quảng Trị.Cụ Phan đưa vợ về Kiến Hoà để lophụng dưỡng cho thân phụ đã già yếụ. BàTrần Thị Hoạch làm tròn câu “xuất giá tùng phu”,một mình về Kiến Hoà báo hiếu cho chồng. Bàcưới người hầu thiếp, tên Thịnh ởlàng Bảo Thạnh, cho cụ Phan để có ngườihầu hạ cụ nhưng cụ nhất địnhtừ chối.

Từ Quảng Bình ôngïđược thuyên chuyển về Quảng Nam đểdẹp loạn Cao Gồng ở Chiên Đàn. Thấttrận ông bị giáng chức làm Tiền Quân hiệulực, mỗi khi đáng giặc ông vác giáo đitrước. Khi yên giặc ôngï được gọivề Kinh phục chức Hàn Lâm kiểm thảo, sung nộicác hành tẩu rồi làm phó sứ sang Trung Hoa.Được khen thưởng và được cắtcử làm Kinh Lược sứ ở Trấn Tây (Cao Miên),rồi trỡ về sung chức Bố Chánh Quảng Nam.

Năm 1836, Minh Mạngmuốn ngự giá núi Ngũ Hành. Ông dâng sớ cảnngăn. Minh Mạng không nghe lời can. Khi Minh Mạngđến Quảng Nam, Phan Thanh Giản quì trước ngựgiá cản vua. Minh Mạng đình chỉ việc tuầnthú, nhưng sai người đến Quảng Nam xem xéttình hình. Bị nịnh thần gièm siểm, cụ bịgiáng chức, làm người quét dọn bàn ghế tạitỉnh đường tỉnh Quảng Nam. Nhưng ít lâusau, được vua hiểu rõ tình cảnh và lòng dạ,nên được tin dùng trỡ lại, và đượcbổ Đô Sát viện Ngự Sử, sung Cơ MậtViện đại thần.

Năm Thiệu Trịnguyên niên, 1841, ông được thăng Tham Tri bộ hình,sung Cơ Mật Viện đại thần. Năm này ôngđược cử làm Chánh Chủ Khảo trườngthi Hà Nội. Năm 1842 Thiệu Trị tuần du raBắc. Quân lính và hầu cận gần 17,500 người,chi phí lên đến 100 vạn quan. Hành cung xây 44 nơi.Năm 1847, ông được Thiệu Trị khen vàthăng Hình Bộ Thượng Thơ sung Cơ MậtViện đại thần. Thiệu Trị thăng hànăm này và Tự Đức lên thay. Ông đượcđổi qua Lại Bộ Thượng Thơ. Năm1851, vua sai Nguyễn Tri Phương làm Kinh Lược chánhsứ, Phan Thanh Giản làm phó sứ vào Nam lậpđồn điền, khai phá rừng bụi, lập làngấp, đấp đồng luỷ ngăn ngừa giặcMiên. Mùa xuân 1852 trời có nhiều điều lạ. Vua losợ, xuống lời dụ hỏi các quan để vuathẩm xét và làm theo. Phan Thanh Giản và Nguyễn TriPhương có sớ điều trần gồm 8điểm trình lên vua. Tự Đức thưởng choPhan Thanh Giản tấm kim khánh có khắc 4 chữ “Liêm,Bình, Cần, Cán”.

Năm 1859, Pháp chiếmGia Định và sau đó, năm 1961, chiếm 3 tỉnhMiền Đông, và lâm le tấn công sang Vĩnh Long. Triềuđình sai Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Namthương thuyết để cứu vãn tình thế.Việt Nam đang ở vào thế yếu nên cuộcthương thuyết chỉ đưa đến việcký kết hiệp ước ngày 5/6/1862 cắt 3 tỉnhMiền Đông giao cho Pháp để giảng hoà. Vua TựĐức và các triều thần không hài lòng nên lạicử phái bộ sang Pháp chuộc lại các tỉnh bịmất. Phan Thanh Giản được giao trách nhiệmChánh Sứ, với Phó Sứ Phạm Phú Thứ và BồiSứ Nguỵ Khắc Đản. Phái đoàn gồm 53người trong đó có Petrus Truong Vĩnh Ký làm thôngdịch viên, từ Đà Nẵng xuống tàu “Echo”hồicuối tháng 6. Ngày 4/7 phái đoàn đáp tàu “Européen”đến Alexandrie đổi qua tàu “Labrador” sang Pháp. Sau haitháng 7 ngày lênh đênh trên mặt bể, phái đoànđến Pháp. Ngày 10/9/1863 sứ bộ lên Marseille,được hải quân Pháp ở đây chào mừngbằng 17 phát  đại bác.Các thuyền ở tại bến đều kéo cờViệt Nam bên cạnh cờ Pháp theo đúng nghi thức.Phái bộ nghỉ tạm một đêm ở Marseille và hômsau, 11/9, lên Paris triều yết Pháp hoàng Nã Phá Luân đệTam. Nhưng lúc này Pháp hoàng đang nghỉ mát, sứthần phải chờ hơn một tháng mớiđược yết kiến. Phan Thanh Giản đệtrình văn thơ xin chuộc ba tỉnh Miền Đôngcủa vua Tự Đức. Pháp hoàng trả lời pháiđoàn là sẽ trả lời triều đình Huế saukhi có cuộc đình nghị ở Pháp. Mấy hôm sau PhanThanh Giản cùng phái đoàn đi sang Y pha Nho, và đếncuối năm thì lên tàu “Japon” trỡ về Việt Nam.Cuộc thương thuyết không đi đến đâucả vì chưa có hồi đáp của Pháp hoàng. Ngày24/3/1864 sứ bộ về tới Sài Gòn sau mộtchuyến công du không kết quả. Phía Pháp lúc này cũngđang có khó khăn, Pháp hoàng còn rất phân vân mới saitrung tá Aubaret sang điều đình với triều đìnhHuế. Cuộc điều đình chưa xong thì ChasseloupLaubat , bộ trưởng Hải Quân Pháp, tâu lên Pháp hoàngkhông cho Việt Nam chuộc ba tỉnh Miền Đông, vàbuộc phải thi hành hoà ước Nhâm Tuất (1862).Năm 1865 việc cai trị ở 3 tỉnh MiềnĐông khá ổn định, De la Grandière bắt đầudòm ngó các tỉnh Miền Tây. Triều đình Huế đãthấy được ý đồ của Suý Phủ Sài Gònnên năm 1866 lại sai Phan Thanh Giản vào làm kinhlược sứ để tìm cách chống giữ.

Trong nhiệm vụmới, hết sức nặng nề, cụ Phan cốgắng tìm cơ hội giải hoà, tiết kiệmxương máu của dân chúng. Biết không đương đầunỗi với súng ống tối tân của Pháp cụ Phankhông còn cách nào để bảo vệ phần còn lạicủa Nam Kỳ hơn là yêu cầu đàm phán. Nhưngthực dân Pháp đã thấy rõ thế yếu củaViệt Nam. Ngày 17/6/1867 Pháp đem đại quân trên tàuchiến đến trước thành Vĩnh Long đưatối hậu thơ cho cụ Phan yêu cầu đàm phán ngaytrên tàu của họ. Trong cuộc hội đàm họđưa ra điều kiện buộc Việt Namđầu hàng. Cụ Phan từ khước, xin đìnhlại để hỏi ý kiến triều đình.Nhưng ngay khi cuộc đàm phán chưa kết thúc thì quânPháp đã đổ bộ kéo binh vào thành. Vĩnh Longthất thủ, và tiếp theo đóø An Giang và Hà Tiên cũnglần lượt rơi vào tay Pháp.

Thấy mình không làm trònbổn phận giử thành, cụ Phan đã tự xửlấy mình. Cụ vào trong một chòi tranh bắtđầu tuyệt thực. Cụ xếp tất cả áomão, trào phục, sắc phong, kèm theo tờ sớ tạtội với triều đình. Sau 17 ngày tuyệt thực,cụ vẫn không chết. Lúc nữa đêm mùng 4 rạngmùng 5 tháng 7 năm Đinh Mão (1867), cụ uống á phiệnvới giấm thanh kết liễu đời mình. Lúc nàycụ được  71tuổi.

Linh cửu cụđược đem về làng Bảo Thạnh, huyệnKiến Hoà, mai táng. Các quan Nam và Pháp tời thăm ai cũngđều ngậm ngùi thương tiếc. CụNguyễn Đình Chiểu có bài thơ khóc cụ Phan:

Non nước tan tànhhệ bởi đâu

Dàu dàu mây trắng cõi NgaoChâu.

Ba triều công cán vài hàngsớ

Sáu tỉnh cangthường một gánh thâu

Trạm Bắc ngàychiều tin nhạn vắng,

Thành Nam đêm quạnhtiếng quyên sầu.

Minh sanh chín chữ lòngson tạc,

Trời đấttừ đây mặc gió thu

Cùng lúc này triềuđình chẳng những không đoái tưởngđến một công thần hết sức trung thành,hết lòng vì dân vì nước, không một lời chiabuồn cùng gia quyến, còn có sắc bãi chức cụđể làm gương, cho đục tên cụ trong biatiến sĩ ngoài Huế. 

Thấy mình đã khôngtròn trách nhiệm đối với triều đình trongviệc bảo toàn lãnh thổ, cụ chỉ muốnngười đời sau biết đến cụ nhưmột người dân thường không có học vị,quan chức, công nghiệp gì cả, vì thế cụ đãcó di chúc cho con cháu chỉ ghi trên mộ bia một câu tầmthường như sau:

“NAM KỲ HẢI NHAI LÃOTHƠ SANH

PHAN CÔNG CHI MỘ”

Đối vớitriều đình Huề và một số ngườiCộng sản chật hẹp, cụ Phan không có mộtsự nghiệp gì đáng kể. Tuy nhiên đối vớingười dân Miền Nam cũng như đối vớinhững người trí thức nhân bản, khai phóng thìsự nghiệp của cụ Phan hết sức lớnlao, không những về văn chương mà cả vềchính trị. Về văn chương, Phan Thanh Giản làmột nhà thơ, một nhà văn, một học giảuyên bác, để lại nhiều tác phẩm giá trị.Toàn thể tác phẩm của cụ được ghilại trong bộ sách “Lương Khê thi văn thảo” dochính cụ cùng các con sưu tầm, biên tập và khắcin. Bộ sách gồm hai phần: Phần Một là phầnThi Thảo gồm 18 quyển với gần 500 bài thơĐường luật, ngũ ngôn, tư,ø vịnh, vàPhần Hai là phần Văn Thảo gồm biểu,sớ, ký, sự, thuyết, luy, thư, luận, biện. .. tất cả 39 bài trong 3 quyển. Ngoài ra còn có PhầnPhụ gồm Thi Thảo Bổ Di với 20 bài vịnh, vàVăn Thảo Bổ Di với 4 bài. Về chính trị,nếu lấy chủ trương “dân vi quý, xã tắcthứ chi, quân vi khinh” làm triết lý căn bản, thìsự nghiệp của cụ Phan phải đượcđánh giá thật cao. Năm 1828, nhân có bão lụt ởHuế, cụ đã dâng sớ tâu xin “Thánh Thượngtự sửa mình làm điều nhân đức và giảmsố cung nữ phi tần. . . như thế . . . bách tínhsẽ được sung sướng.” Với tínhcương trực, và với lòng thương dân caođộ, cụ đã nhiều lần can gián vua bớtnhững xa xí, phí tổn, bớt gánh nặng trút lênđầu dân nghèo. Có lần bị giáng chức, bịquở phạt, cụ cũng không nhụt chí. Trong mộttờ sớ dâng vua Minh Mạng, cụ viết “Vua ngựhtì ngàn xe, muôn ngựa, quan quân hầu hạ, nhứtthiết vì tiêu dùng của vua. Những việc sửađắp đường sá, dọn dẹp cungđiện, sáp củi đốt cho quan quân, cắt cỏlót cho ngựa, voi, tất nhiên phải bắt dân phu vớilính, như thế dân phải bỏ việc tư, loviệc công. Hạ thần là kẻ giữ đấtchăn dân, đội đức vua, không làmđược cho dân hạnh phúc thật là có tội”.

Trước sức mạnh của vănminh Tây phương, biết mình không cách gì chống cựđược, cụ chủ trương hoà hoản,học hỏi, đổi mới thay vì chống trảbằng quân sự. Chủ trương của cụ đãtiết kiệm được biết bao nhiêu xươngmáu, tàn phá, sụp đỗ cho người dân lành. Nếudân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh, thì conđường của cụ là con đường có giátrị nhất. Điều đó cho thấy tại saongười dân Nam luôn nhớ ơn, tôn sùng cụ.