Tân nhạc miền Nam Việt Nam (1954-1963)

  Phan Thượng Hải

NHẬP ĐỀ

Miền Nam Việt Nam trong thời kỳ 1954-1963 sống dưới thời độc lập yên bình của Đệ Nhất Cộng Hòa. Nền Tân Nhạc trong thời kỳ nầy là dung hòa và tổng hợp của thời gian và không gian. Từ thời Pháp thuộc với Kháng chiến chống Pháp, Tân Nhạc trải qua thời thanh bình cho tới bắt đầu Chiến tranh. Đặc tính văn hóa Bắc Trung Nam cũng thể hiện và hòa hợp nhờ cuộc di cư vào Miền Nam của 1 triệu người Miền Bắc. Tất cả đem lại một nền Tân Nhạc tuyệt vời mang đặc tính dân tộc, tự do không bị ảnh hưởng bởi chính trị và độc lập trước khi có sự du nhập của Âu Mỹ.

Mặc dù ở Hải ngoại từ năm 1979, nhưng đã sống qua thời niên thiếu trong nền Tân Nhạc Miền Nam của thời kỳ nầy (1954-63) và với lòng yêu thích và ngưỡng mộ không phai, tác giả viết bài nầy để nhắc lại và theo dõi những Nhạc sĩ và những Ca sĩ cũng như giữ mãi những Nhạc Phẩm trong ký ức của mình.

BỐ CỤC

  • Sinh Hoạt và Ca Sĩ: trang 1
  • Nhạc Sĩ: trang 9
  • Nhạc Sĩ và Nhạc Phẩm (ở Miền Nam): trang 15
  • Nhạc Sĩ và Nhạc Phẩm (ở Miền Bắc): trang 66
  • Nhạc Phẩm: trang 72

SINH HOẠT VÀ CA SĨ

Sinh hoạt chính là ở Sài Gòn. Nó gồm có ở 2 Đài Phát thanh Sài Gòn và Quân Đội; ở sân khấu của các rạp hát qua các chương trình phụ diễn âm nhạc và Đại nhạc hội và ở các Phòng Trà và Khiêu vũ trường.

Đài Phát thanh Sài Gòn và Quân Đội được phát thanh toàn quốc. Các Nhạc phẩm được xuất bản, bán khắp nơi trong nước và qua các hãng dĩa nhạc.

Ở Huế cũng có Đài phát thanh riêng. Ở các tỉnh lỵ lớn đều có Hội họp ca nhạc ở trong thành phố vào cuối tuần hay dịp lễ. Ca Nhạc sĩ (Tân hay Cổ nhạc) ở Tỉnh cũng trổ tài của mình vào ban đêm qua Phòng Thông tin của Tỉnh, được chuyển vận ở những địa điểm chánh của thành phố bằng những Loa phóng thanh (Loud Speaker).

Toàn thể Miền Nam sống trong thanh bình vào thời kỳ nầy.

Đài Phát Thanh ở Sài Gòn

Đài Phát Thanh Sài Gòn là nơi phát thanh toàn quốc có nhiều Ca sĩ cũng như nhiều Ban Nhạc.

Các Nhạc Trưởng thường xuyên phụ trách coi chương trình âm nhạc như Văn Phụng, Vũ Thành...

Các Ca sĩ thường xuyên:

  • (Nam) Anh Ngọc, Duy Khánh, Duy Trác, Hồng Phúc, Hùng Cường, Mạnh Phát (Tiến Đạt), Quách Đàm, Thanh Thoại, Thu Hồ, Châu Kỳ...
  • (Nữ) Ánh Tuyết, Minh Diệu (vợ Mạnh Phát), Minh Tần (em Minh Diệu), Minh Nguyệt, Minh Trang, Ngọc Hà, Tâm Vấn, Thùy Dương, Lệ Thanh; Khánh Ngọc, Châu Hà, Kim Tước, Mộc Lan. Về sau có thêm: Mai Hương, Hoàng Oanh, Quỳnh Giao, Minh Hiếu, Phương Dung, Tâm Đan...

Những Ban Ca Nhạc thường xuyên:

  • Ban Hoàng Trọng/Tây Hồ/Đất Nước Mến Yêu (của Hoàng Trọng)
  • Ban Lửa Hồng (của Huyền Linh, Trịnh Hưng, anh em Phó Quốc Thăng và Phó Quốc Lân): với 2 nữ Ca sĩ chánh là Ánh Tuyết và Thùy Dương (em Phó Quốc Thăng)
  • Ban Tiếng Thời Gian (của Nguyễn Văn Đông): (Nữ) Lệ Thanh, Minh Diệu, Khánh Ngọc; (Nam) Hoài Linh, Mạnh Phát, Thu Hồ, Quách Đàm.
  • Ban Biệt Thể (của Võ Đức Thu)
  • Ban Đại Hòa Tấu (của Vũ Thành)
  • Ban Tiếng Nhạc Tâm Tình (của Anh Ngọc)
  • Ban Đàn Giây (của Hoàng Lang)
  • Ban Xuân Bình (của Mặc Thế Nhân)
  • Ban Sóng Mới (của Anh Bằng): từ 1963
  • Các Ban Ca Nhạc Thiếu nhi: Ban Việt Nhi (của Nguyễn Đức) có Thanh Phong; Ban Tuổi Xanh (của Kịch sĩ Kiều Hạnh) có Tuấn Ngọc và Ban Thiếu Nhi (của Trọng Liêu).

Những nam Ca sĩ chính của Đài phát thanh:

  • Anh Ngọc tên là Từ Ngọc Toản sinh năm 1925 tại Hà Đông. Ông vào Nam từ năm 1949 và bắt đầu hát ở Đài phát thanh Pháp Á. Anh Ngọc còn làm việc ở Đài Quân Đội và có Ban Nhạc Kịch hoạt động trên sân khấu. Năm 1990, Anh Ngọc sang Mỹ theo diện ODP, ở Orange County 3 năm rồi về ở Virginia.
  • Duy Trác tên là Khuất Duy Trác sinh năm 1932 tại Sơn Tây. Ông di cư vào Nam năm 1954. Nghề nghiệp chánh là Luật sư, Ông chỉ hát ở Đài phát thanh. Sau biến cố 1975, Duy Trác đi học tập cải tạo cho tới năm 1988. Năm 1992, ông sang Mỹ định cư ở Houston.
  • Duy Khánh (1936-2003) tên là Nguyễn Văn Diệp sinh tại Quảng Trị. Ông là dòng dõi quan Phụ Chính Nguyễn Văn Tường. Năm 1952, Duy Khánh đậu đầu kỳ thi tuyển lựa ca sĩ của Đài phát thanh Pháp Á ở Huế và sau đó chuyển vào hát ở Sài Gòn. Duy Khánh còn nổi tiếng ở sân khấu và phòng trà. Năm 1988, Duy Khánh được bảo lãnh sang định cư ở California và chết ở bệnh viện Fountain Valley, California.
  • Hùng Cường (1936-1996) tên là Trần Kim Cường sinh tại Bến Tre. Sau nầy Ông trở thành Nghệ sĩ Cải lương nổi tiếng. Sau nhiều lần vượt biên tỵ nạn thất bại, Hùng Cường thành công (năm 1980) và định cư ở Garden Grove, California cho đến khi qua đời.
  • Mạnh Phát (?-1973) là Ca sĩ kỳ cựu nhất, Ông còn là Nhạc sĩ sáng tác nhạc nổi danh và chết năm 1973 ở Sài Gòn. Hai Ca Nhạc sĩ kỳ cựu khác là Châu Kỳ và Thu Hồ còn đàn hát ở Đài Phát thanh Quân Đội. Châu Kỳ còn hoạt động ở Sân khấu Đại nhạc hội.
  • Hai vợ chồng Mạnh Phát và Minh Diệu (?-?) cũng như các nữ Ca sĩ Ánh Tuyết, Tâm Vấn và Minh Trang đã hát từ Đài phát thanh Pháp Á.
  • Ánh Tuyết (1936-2017) tên là Hoàng Bạch Tuyết sinh tại Hải Phòng. Bà lấy chồng là Sĩ quan VNCH có 4 con nên giải nghệ sớm. Năm 1966, Bà tái giá với một Sĩ quan người Mỹ và sang định cư Mỹ nhiều năm trước 1975 cho đến khi qua đời. Người ta thường lộn Bà với Ca sĩ Ánh Tuyết rất nổi danh đương thời.
  • Tâm Vấn tên là Dương Thị Vân sinh năm 1933 tại Hà Nội và vào Nam năm 1953. Người chồng đầu là Học giả Thanh Nghị Hoàng Trọng Quỳ, em Văn sĩ Hoàng Trọng Miên (Thanh Nghị viết Tự điển Pháp Việt). Tâm Vấn và Thanh Nghị có 2 người con trai là Hoàng Trọng Thạch (Thạch Hoàng) và Hoàng Trọng Thụy. Sau biến cố Tết Mậu Thân (1968), Thanh Nghị vào mật khu. Ít lâu sau Tâm Vấn tái hôn với Bác sĩ Nguyễn Đăng Quế và cùng sống ở Sài Gòn.
  • Minh Trang (1921-2010) tên là Nguyễn Thị Ngọc Trân sinh tại Bến Ngự, Huế. Bà là giòng hoàng tộc: Bà Ngoại là chị ruột vua Thành Thái và cha là Thượng Thư Bộ Hình Nguyễn Hy. Minh Trang lấy chồng đầu là Ưng Quả (1905-1951), cháu nội Tuy Lý Vương Miên Trinh có 1 trai và 1 gái (là nữ Ca sĩ Quỳnh Giao). Minh Trang vào hát Đài Phát thanh Pháp Á và tái giá với Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước vào năm 1951. Bà nghỉ hát vào đầu 60s vì bệnh suyễn. Năm 1979 Minh Trang vượt biên tỵ nạn cùng con (Dương Thiệu Tước ở lại vì tuổi già sức yếu). Bà định cư ở Virginia rồi từ năm 1986 Bà về ở Orange County cho đến khi qua đời.
  • Ba Ca sĩ Kim Tước, Mộc Lan và Châu Hà thường hát chung.
  • Mộc Lan tên thiệt là Phạm Thị Ngà (1931-2015). Bà sinh ở Nha Trang và vào Sài Gòn từ đầu thập niên 50s. Người chồng đầu tiên của Mộc Lan là Ca Nhạc sĩ Châu Kỳ. Bà chết ở Sài Gòn.
  • Kim Tước tên thiệt là Nguyễn Kim Tước sinh năm 1938 tại Nam Định và di cư vào Miền Nam (năm 1954). Kim Tước cùng chồng và 2 con di tản năm 1975. Bà định cư ở Hawaii trong một thời gian rồi về ở California.
  • Cũng di cư năm 1954, Châu Hà là vợ thứ nhì của Nhạc sĩ Văn Phụng.

Những nữ Ca sĩ chính bắt đầu từ đầu thập niên 60s:

  • Mai Hương tên thật là Phạm Thị Mai Hương sinh năm 1941 tại Đà Nẵng và vào Sài Gòn năm 1952. Bà là con của Kịch sĩ Kiều Hạnh và Phạm Đình Sỹ (anh của Ca Nhạc sĩ Hoài Bắc Phạm Đình Chương). Mai Hương về sau có hát ở Phòng trà. Năm 1975, Mai Hương di tản và định cư ở Nam California.
  • Quỳnh Giao (1946-2014) tên thật là Công Tằng Tôn Nữ Đoan Trang sinh tại Vỹ Dạ, Huế. Mẹ của Bà là Ca sĩ Minh Trang. Lúc nhỏ Quỳnh Giao hát trong Ban Tuổi Xanh. Một ngày trong năm 1961, Minh Trang bị suyễn nên ngày đó không hát cho ban Tây Hồ của Hoàng Trọng được. Quỳnh Giao hát thế và từ đó hát luôn với các ban nhạc ở Đài phát thanh. Năm 1975, Bà di tản và định cư ở Virginia. Năm 1990, Quỳnh Giao tái giá với Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa và về sống ở California. Bà chết ở Fountain Valley, California
  • Hoàng Oanh tên thật là Huỳnh Kim Chi sinh năm 1946 tại Mỹ Tho. Lúc nhỏ Bà đã hát trong Ban Việt Nhi. Hoàng Oanh chỉ hát và ngâm thơ ở Đài phát thanh. Sau biến cố 1975, Hoàng Oanh cùng chồng di tản và định cư ở New Jersey rồi dời về California.

Tiền thân của Đài Phát thanh Sài Gòn là Đài phát thanh Pháp Á do người Pháp lập ra. Từ đầu thập niên 50s, Đài Pháp Á có chương trình Việt Nam do ông Hoàng Cao Tăng phụ trách. Trong chương trình văn nghệ có:

  • Ban Nhạc Trần Văn Lý là ban nhạc thường trực với các Ca sĩ: Tâm Vấn, Minh Diệu, Ngọc Hà, Minh Tần; Tiến Đạt (Mạnh Phát).
  • Ban Thần Kinh Thương Nhớ với Thu Hồ, Châu Kỳ, Hồ Đình Phương; Mộc Lan, Minh Tần.
  • Ban Võ Đức Thu.
  • Ban Võ Đức Tuyết.
  • Ban Đàn Giây với Linh Sơn, Minh Hoan, Vũ Huyến, Trọng Nghĩa.
  • Ban Sầm Giang (1950-54) của Trần Văn Trạch với Mạnh Phát, Tôn Thất Niệm; Ngọc Sương, Ngọc Hà, Linh Sơn, Minh Diệu, Tâm Vấn, Túy Hoa

Thời Đệ Nhất Cộng Hòa, ở Sài Gòn còn có Đài Phát Thanh Quân Đội cũng phát sóng đi toàn quốc. Lúc bắt đầu, Đài có những Ca Nhạc sĩ từ Miền Bắc.

Các Ca sĩ thường xuyên:

  • (Nam) Anh Ngọc, Châu Kỳ, Ngọc Long (em Anh Ngọc), Nhật Bằng, Thu Hồ, Vũ Huyến
  • (Nữ) Châu Hà, Kim Tước, Mộc Lan, Linh Sơn.

Ca Nhạc sĩ thường xuyên:

  • Canh Thân, Đan Thọ, Lâm Tuyền, Ngọc Bích, Nguyễn Hiền, Trọng Liêu, Xuân Lôi, Xuân Tiên, Văn Phụng.
  • Anh Ngọc và Nhật Bằng là Xướng ngôn viên của Đài có 2 Ban Nhạc hát ở Sân khấu. Vợ chồng Ca Kịch sĩ Linh Sơn và Vũ Huyến (con Kịch sĩ Vũ Huân) có trong Ban Nhạc Kịch của Anh Ngọc.

Sân Khấu Rạp Hát ở Sài Gòn

Một số Ca Nhạc sĩ của Đài Phát thanh cùng với những Ca Nhạc sĩ khác dùng sân khấu của các rạp hát (kể cả rạp chiếu bóng) để trình diễn Tân Nhạc qua các chương trình Phụ diễn văn nghệ hằng đêm (với một nhóm nghệ sĩ nhỏ) hay Đại nhạc hội lớn (qui tụ nhiều nghệ sĩ).

Có trên 10 rạp hát ở Sài Gòn được dùng: Thống Nhứt (đ. Thống Nhứt), Olympique (đ. Hồng Thập Tự), Rạng Đông (đ. Pasteur), Nam Quang (đ. Võ Tánh), Thanh Bình (đ. Phạm Ngũ Lão, cạnh chợ Thái Bình), Moderne (đ. Trần Văn Thạch, cạnh chợ Đa Kao), Kim Châu (đ. Nguyễn Văn Sâm)...

Ngoài các Ban Nhạc Kịch còn có Các nhà chuyên môn tổ chức Đại Nhạc Hội: Châu Kỳ, Hoàng Thi Thơ, Nguyễn Văn Đông, Trần Văn Trạch, Tùng Lâm...

Các Ca Nhạc sĩ có hát theo Ban hay hát riêng rẽ.

Các Ban Nhạc (Kịch) vừa hợp ca vừa đơn ca:

  • Ban Nhạc Thăng Long: Hoài Trung, Hoài Bắc, Phạm Duy; Thái Hằng, Thái Thanh, Khánh Ngọc (và Lữ Liên).
  • Ban Nhạc Kịch Sầm Giang (của Trần Văn Trạch): Trần Văn Trạch, Vân Hùng, Tùng Lâm, Ngọc Phu, Khánh Băng; Tam Ca 3 Con Mèo (3 chị em Minh Tuyết, Kim Anh và Uyên Ly), Yến Hương, Thúy Nga.
  • Ban Nhạc Kịch Dân Nam (của Anh Lân): Anh Lân, Anh Sơn, Hoàng Cầm, Ngọc Đức, Ngọc Phu; Túy Hoa, Túy Phượng, Túy Hồng, Tuyết Vân, Li Lan và (thần đồng) Kiều Oanh.
  • Ban Nhạc Hạc Thành (của Nhật Bằng): Nhật Bằng, Nhật Phượng, Thể Tần, Hồng Hảo.
  • Ban Nhạc Kịch Anh Ngọc (của Anh Ngọc): Anh Ngọc, Vũ Huân, Vũ Huyến, Hoàng Hải, Hoàng Nam, Anh Tuấn; Linh Sơn, Mộc Lan.
  • Ban Nhạc Kịch Vì Dân (của Nguyễn Văn Đông): Hoài Linh, Mạnh Phát, Minh Kỳ, Quách Đàm, Thu Hồ, Trần Văn Trạch, Vân Hùng; Minh Diệu, Khánh Ngọc. Kịch sĩ thì có Kim Cương, Ba Vân, Bảy Xê, Vân Hùng, Trang Thiên Kim.
  • Đoàn Văn Nghệ Việt Nam (của Hoàng Thi Thơ) gồm Nhạc, Kịch và Vũ (với Vũ sư Trịnh Toàn, Lưu Bình và Lưu Hồng). Đoàn Văn Nghệ Việt Nam rất lớn qui tụ hàng trăm nghệ sĩ còn đi lưu diễn ở các tỉnh lớn và sau nầy ở ngoại quốc.

Các Ca sĩ độc lập nổi tiếng (thường hát ở Đại nhạc hội):

  • (Nam) Duy Khánh, Hùng Cường, Hồng Phúc, Thanh Hùng, Việt Ấn...
  • (Nữ) Túy Phượng và các Ca sĩ từ Phòng trà: Bích Chiêu, Lệ Thanh, Thanh Thúy; Minh Hiếu, Phương Dung...

Các Ban Ca sĩ hợp ca nổi tiếng:

  • Ban Tam ca AVT
  • Ban Đô Si La gồm có Văn Phụng, Nhật Bằng và Anh Ngọc
  • Ban Gió Bắc gồm có Thanh Thoại, Thanh Nguyên và Ngọc Quang
  • Ban Tướng Sĩ Tượng có Hoàng Long, Thanh Thoại...

Từ Đài Phát thanh sang trình diễn ở Sân khấu, Thanh Thoại thường xuất hiện trong Ban hợp ca Gió Bắc hay Tướng Sĩ Tượng. Cũng nhờ sân khấu, Thanh Hùng thi thố được giọng Ténor của mình.

  • Trần Văn Trạch tên là Trần Quang Trạch (1924-1994) sinh tại Mỹ Tho. Trần Văn Trạch là người khởi xướng Tân Nhạc ở Nam Kỳ. Năm 1946-47 Ông cùng em gái là Ngọc Sương mở Quán nước ở Sài Gòn và có hát cho khách nghe. Ông cộng tác với Lê Thương và hát những bài hát vui của Lê Thương. Năm 1949, Trần Văn Trạch bắt đầu khởi xướng tổ chức Đại nhạc hội (gồm ca hát, kịch, vũ, ảo thuật, hát xiệc..). Ban Sầm Giang (từ 1950) của Ông hát ở Đại nhạc hội và cả Đài phát thanh Pháp Á. Năm 1951 Ông bắt đầu tổ chức Chương trình phụ diễn văn nghệ hằng đêm ở các rạp hát và tự Ông bắt đầu sáng tác nhạc hài hước (như Cái Đồng Hồ Tay...). Bài Xổ Số Kiến Thiết Quốc Gia sáng tác năm 1952.Năm 1953, Trần Văn Trạch và Võ Đức Thu hợp tác với Phạm Duy và Ban Thăng Long lập Ban Gió Nam trình diễn trên Sân khấu từ Nam ra tới Bắc.Cuối thập niên 50s, Trần Văn Trạch qua làm Điện ảnh rồi đầu 60s Ông sống giữa Pháp và Việt Nam. Trần Văn Trạch ở lại Việt Nam cho đến năm 1977 thì ông được cho phép đi định cư ở Pháp.
  • Ban Thăng Long thành lập năm 1948 ở Hà Nội rồi vào Nam năm 1951. Các Ca Nhạc sĩ đều có liên hệ gia đình bắt đầu từ ông Phạm Đình Phụng.
  • Phạm Đình Phụng có 2 vợ:

Người Vợ đầu có 2 con trai là Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm (Hoài Trung). Vợ chồng Kịch sĩ Phạm Đình Sỹ và Kiều Hạnh có con gái là Ca sĩ Mai Hương.

Người Vợ sau có con gái đầu là Phạm Thị Quang Thái (Thái Hằng), con trai kế là Phạm Đình Chương (Hoài Bắc) và con gái út là Phạm Thị Băng Thanh (Thái Thanh).

  • Thái Hằng là vợ của Phạm Duy. Thái Thanh có chồng là Tài tử Lê Quỳnh. Hoài Bắc có vợ là Khánh Ngọc (lấy nhau 1953). Ca sĩ Hoài Bắc Phạm Đình Chương và Ca sĩ Phạm Duy là 2 Nhạc sĩ sáng tác nhạc hàng đầu của Tân Nhạc Miền Nam. Từ đầu thập niên 60s, Ban Thăng Long chỉ còn Thái Thanh, Hoài Trung và Hoài Bắc. Sau năm 1975, Ban Thăng Long ở Mỹ có Mai Hương, Hoài Trung và Vũ Huyến.
  • Thái Thanh tên là Phạm Thị Băng Thanh sinh năm 1934 tại Bạch Mai, Hà Nội. Năm 1956 Thái Thanh kết hôn với Tài tử Điện ảnh Lê Quỳnh và 2 người có 5 người con trong đó có 2 nữ Ca sĩ là Ý Lan và Quỳnh Hương. Thái Thanh được bảo lãnh sang định cư ở Nam California năm 1988.
  • Ban hợp ca AVT thành lập năm 1958 với 3 Ca sĩ dùng nhạc khí khác nhau và có giọng 3 miền: Anh Linh (đàn cò, giọng Bắc), Vân Sơn (trống, giọng Trung) và Tuấn Đăng (đàn sến, giọng Nam). Tháng 8, 1962, Anh Linh là Trung sĩ Trần Đình Kế được đi học khóa Sĩ quan đặc biệt nên Nhạc sĩ Hoàng Hải (của Ban Nhạc Anh Ngọc) đổi tên là Anh Hải để hát thế. Đến năm 1966 thì Nhạc sĩ Lữ Liên (của Ban Thăng Long) thay thế Anh Hải. Những bài hát của Ban AVT đa số là do Lữ Liên và Phạm Duy Nhượng (anh Phạm Duy) viết.
  • Sau biến cố 75, Anh Linh đi học tập cải tạo, Vân Sơn chạy trốn VC nhẩy cầu Thị Nghè chết, Tuấn Đăng ở lại đánh đàn thuê còn Lữ Liên cùng gia đình di tản và định cư ở Mỹ.
  • Lữ Liên (1920-2012) tên trong khai sanh là Lã Liên. Ông có bảy người con đều là Ca sĩ: Bích Chiêu, Tuấn Ngọc, Anh Tú, Khánh Hà, Thúy Anh, Lan Anh và Lưu Bích.
  • Túy Phượng (1939-2001) tên là Nguyễn Thị Kim Phụng sinh tại Bạc Liêu, con của Ca Kịch sĩ Túy Hoa. Bà thường đóng với Túy Hoa và Túy Hồng trong Ban Dân Nam của kế phụ là Anh Lân. Túy Phượng có hát một mình ở Đại nhạc hội, nổi tiếng đầu thập niên 60s là Nữ hoàng nhạc Twist. Bà chết ở Bình Thạnh, Sài Gòn.
  • Ngọc Phu (sinh năm 1940) xuất thân từ Ban Sầm Giang rồi cộng tác với Ban Dân Nam và Đoàn Văn Nghệ Việt Nam. Ngọc Phu là một nhân tài của Sân khấu: hát hay kể cả hát nhạc ngoại quốc, biết Vũ, đánh Trống, làm MC (MC chuyên nghiệp đầu tiên), trình diễn Ảo thuật và biết làm “Make up”. Ông còn là Tài tử trứ danh một thời. Năm 1978, Ngọc Phu đóng tàu vượt biên tỵ nạn và định cư ở Orange County.

Phòng Trà ở Sài Gòn

Lúc đầu các Ca sĩ hát hằng đêm ở cả 2 chỗ: Phụ diễn Văn Nghệ và Phòng trà (và Khiêu vũ trường). Ăn khách nhất là Thúy Nga (trước khi lấy Hoàng Thi Thơ), vừa hát vừa đánh vỹ cầm; vợ chồng Ngọc Cẩm Nguyễn Hữu Thiết và Thái Thanh (và Ban Thăng Long).

Ngọc Cẩm sinh 1931 tại Huế. Bà gặp trong kháng chiến và kết hôn với Ca Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết năm 1948. Hai người về thành năm 1953 và nổi tiếng ở các Phòng trà ở Sài Gòn.

Thúy Nga tên là Nguyễn Thị Thúy Nga sinh tại Hải Phòng. Bà di cư vào Miền Nam năm 54. Năm 1957, Bà kết hôn với Hoàng Thi Thơ và từ đó sự nghiệp của Bà gắn liền với chồng của mình (Đại nhạc hội, Đoàn Văn Nghệ VN và Vũ trường Maxim). Ngày 30-4-1975, Đoàn Văn Nghệ VN đang lưu diễn ở Nhật Bản nên Thúy Nga cùng chồng sang định cư ở Glendale, California cho đến khi qua đời (2010).

Nữ Ca sĩ hát ở Phòng trà rất đông vì đa số khán thính giả là Nam giới? Theo Nghệ sĩ Nguyễn Long, “Ngũ Long công chúa” nổi tiếng nhất ở các Phòng trà từ cuối thập niên 50s: Bích Chiêu, Lệ Thanh, Bạch Yến, Thanh Thúy và Linda. Ngoài ra còn có thêm Khánh Ngọc (có khi hát một mình không cùng với Ban Thăng Long), Trúc Mai (từ năm 1959), Ánh Tuyết và Mai Hương (từ Đài phát thanh), Minh Hiếu và Phương Dung (từ đầu thập niên 60s).

  • Khánh Ngọc có lẽ sinh khoảng 1938-1939 nhưng không biết sinh ở đâu. Bà đã đi hát từ năm 12, 13 tuổi và hát ở khắp nơi. Năm 1953 Bà đã có mặt trong Ban Gió Nam của Trần Văn Trạch (và kết hôn với Phạm Đình Chương). Khánh Ngọc và Phạm Đình Chương ly dị (vì chuyện Bà ngoại tình với Phạm Duy) rồi Khánh Ngọc sang Mỹ du học ngành Điện ảnh (năm 1961). Khánh Ngọc ở lại Mỹ sau khi kết hôn với một du học sinh Việt Nam. Ông nầy làm Luật sư và hai vợ chồng có 3 con sống ở Los Angeles.Khánh Ngọc là nữ Tài tử Việt Nam đầu tiên trong các Phim Ánh Sáng Miền Nam, Đất Lành.... Bà là Ca sĩ nổi danh của Sân Khấu và Phòng trà của thập niên 50s.
  • Bạch Yến tên là Quách Thị Bạch Yến sinh năn 1942 tại Sóc Trăng. Cha là người Tiều châu. Bà đi du học về âm nhạc bên Pháp (61-63) rồi về hát lại. Từ năm 1965, Bạch Yến sang ở Mỹ. Bà là Ca sĩ Việt Nam duy nhất xuất hiện trên Ed Sullivan Show, từng hát chung chương trình với Bob Hope và hát bản nhạc tựa đề cho phim The Green Berets (của John Wayne). Năm 36 tuổi Bạch Yến kết hôn với Trần Quang Hải (là con trai của Nhạc sĩ Trần Văn Khê) và định cư ở Pháp.
  • Thanh Thúy tên là Nguyễn Thị Thanh Thúy sinh năm 1943 tại Thừa Thiên. Vì mẹ bị bệnh nan y phải vào Sài Gòn và Bà đi hát để nuôi mẹ. Đạo diễn Nguyễn Long có làm phim “Thúy Đã Đi Rồi” về cuộc đời của Bà và bản nhạc tựa đề từ lời của Nguyễn Long và nhạc của Y Vân. Người đóng vai Thanh Thúy trong phim nầy là Ca sĩ Minh Hiếu.Năm 1964, Thanh Thúy lấy chồng là Tài tử Ôn Văn Tài, làm đến Đại tá (trong Quân Đội VNCH). Ông còn là Thủ quân của Đội tuyển Bóng Chuyền Việt Nam. Năm 1975, Thanh Thúy cùng gia đình di tản và định cư ở Nam California.
  • Bích Chiêu sinh năm 1942 là con của Ca Nhạc sĩ Lữ Liên. Năm 1962, Bà sang Pháp du học và hát ở đây. Sau đó Bà lập gia đình với một người Ý và định cư luôn ở Ý (có 2 con). Gần đây Bích Chiêu sống ở Pháp cũng như Bạch Yến.
  • Lệ Thanh lấy chồng và từ giả nghề ca hát từ năm 1962. Hình như Bà định cư ở Montréal, Canada. Linda (em cùng cha khác mẹ của Thi sĩ Nguyên Sa Trần Bích Lan) định cư ở California. Trúc Mai định cư ở San Jose, California.

Từ Phòng trà, Minh Hiếu và Phương Dung còn nổi tiếng ở Sân khấu Đại nhạc hội và Đài phát thanh (từ đầu thập niên 60s).

  • Phương Dung tên thiệt là Phan Phương Dung sinh năm 1946 tại Gò Công. Bà có biệt danh “Con nhạn trắng Gò Công” từ Thi sĩ Kiên Giang Hà Huy Hà. Bắt đầu nổi tiếng vào năm 1963 với bài “Nỗi Buồn Gác Trọ”. Bà lập gia đình với một sĩ quan Không quân. Năm 1975, Phương Dung di tản và định cư tại Úc.
  • Minh Hiếu tên thiệt là Đỗ Thị Lài sinh năm 1935 tại Sóc Trăng. Năm 1975, Bà di tản và định cư ở Houston, Texas. Với sắc đẹp của mình, Minh Hiếu còn là Tài tử đóng phim. Chồng của Minh Hiếu là Trung tướng Vĩnh Lộc (của Quân Đội VNCH).
  • Khánh Ly và Lệ Thu đã có hát Phòng Trà nhưng đến giữa thập niên 60s mới bắt đầu nổi tiếng.Khánh Ly tên là Nguyễn Thị Lệ Mai sinh năm 1946 tại Hà Nội. Năm 54 Bà di cư vào Nam và bắt đầu hát ở Phòng trà Anh Vũ năm 1962. Năm 1975, Khánh Ly cùng các con di tản và định cư ở Nam California.
  • Lệ Thu tên là Bùi Thị Oanh sinh năm 1943 tại Hải Phòng. Năm 1979 Bà vượt biên tỵ nạn và định cư ở Nam California

Các nữ Ca sĩ Phòng trà và Khiêu vũ trường khác gồm có: Bạch Quyên, Băng Tâm, Kim Chi, Ngân Hà, Nhật Thiên Lan, Thu Hương, Thùy Hương, Thùy Nhiên, Tuyết Mai (vợ Duy Khánh), Yến Vỹ...

Nam Ca sĩ hát Phòng trà thì ít hơn phái Nữ. Nổi tiếng thì có Duy Khánh, Cao Thái, Ban AVT, Mạnh Phát (và vợ là Minh Diệu) và Hùng Cường (trước khi chuyển sang Cải Lương vào đầu 60s). Dĩ nhiên còn có Hoài Trung và Hoài Bắc cùng với Thái Thanh của Ban Thăng Long.

Jo Marcel bắt đầu hát ở Phòng trà Văn Cảnh cùng một ngày với Trúc Mai (1959) dưới tên là Ngọc Minh. Đến giữa thập niên 60s, ông mới đổi tên thành Jo Marcel và nổi tiếng.

Ngoài ra còn có Đức Phú, Việt Ấn (lai Ấn Độ, chuyên hảt bài Hận Đồ Bàn), Tô Huyền Vân (còn là Tài tử cùng thời với La Thoại Tân), Kongthom (người Lào)...

Jo Marcel tên là Vũ Ngọc Tòng sinh năm 1938 (?) tại Hà Nội. Ông di cư vào Nam (năm 1954) và học trường Taberd Sài Gòn. Năm 1975, Jo Marcel di tản và định cư ở Los Angeles (có làm ở USCC). Sau đó ông ở Long Beach, California.

Các Khiêu Vũ Trường: Đại Kim Đô, Ma Cabanne, Tự Do, Đại Nam...

Các Phòng Trà: Anh Vũ (đ. Bùi Viện) của Kiến trúc sư Võ Đức Diên, Đức Quỳnh (đ.Cao Thắng, cạnh rạp Việt Long) của Đức Quỳnh, Văn Cảnh (đ. Calimette), Trúc Lâm của Mạc Thu Bồng, Bồng Lai của Lâm Minh Lê, Hòa Bình (trước cũng có tên là Văn Cảnh, ở gần bùng binh chợ Sài Gòn trên đ. Phạm Ngũ Lão) , Kim Điệp, Kim Sơn, Lệ Uyển (đ. Đồng Khánh trong Chợ Lớn)...

Khi chính phủ Ngô Đình Diệm đóng cửa Khiêu vũ trường thì một số (như Tự Do) thành ra Phòng trà.

4)

Sinh hoạt ở Sài Gòn còn gồm có:

  • Hãng Dĩa: Continental, Việt Nam, Sóng Nhạc, Tân Thanh, Premier, Sơn Ca
  • Nhà xuất bản nhạc như Tinh Hoa Miền Nam, An Phú...

Có trường hợp đặc biệt xảy ra: Lê Trạch Lựu (1931-2015) đi du học ở Pháp năm 1951. Ông có viết bài Em Tôi gởi về Việt Nam và được xuất bản năm 1955.

NHẠC SĨ

Các Nhạc sĩ trong Miền Nam (54-63) gồm người Bắc, Trung và Nam Kỳ sáng tác từ trước hay sau 1954. Chỉ có 2 Nhạc sĩ không biết lai lịch là Hiếu Nghĩa (tác giả bài Ông Lái Đò) và Lê Bình (tác giả bài Đường Lên Sơn Cước). Hai bài nầy xuất hiện vào đầu thập niên 1950s.

Nhạc sĩ người Nam Kỳ

  • Trần Văn Trạch, Võ Đức Thu, Lê Văn Thiện, Tú Quỳnh
  • Anh Việt, Phạm Trọng Cầu, Văn Lương
  • Anh Việt Thu
  • Hà Phương, Hoàng Lang, Hoàng Trang, Huỳnh Anh
  • Khánh Băng
  • Lam Phương, Lê Dinh và Minh Kỳ (và Lê Minh Bằng)
  • Mặc Thế Nhân,
  • Nghiêm Phú Phi, Nguyễn Văn Đông
  • Ngọc Sơn, Song Ngọc
  • Thanh Sơn, Trường Hải, Trúc Phương
  • Nhóm Lê Minh Bằng gồm có: Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng.

Trước 1954 có những Nhạc sĩ sáng tác nhạc (Tiền chiến) trong vùng kháng chiến hay ở thành phố.

Ca Nhạc sĩ Trần Văn Trạch và Nhạc sĩ Võ Đức Thu đã nổi danh trước 1954 ở trong Nam Kỳ với sinh hoạt ở Đài phát thanh và Sân khấu. Ca Nhạc sĩ Tú Quỳnh đã sáng tác từ cuối thập niên 40s và có Phòng trà Tú Quỳnh ở Sài Gòn. Lê Văn Thiện là nhạc sĩ ở Khiêu vũ trường (và Phòng trà) và sau nầy hòa âm cho các hãng băng dĩa nhạc.

Anh Việt, Phạm Trọng Cầu và Văn Lương là 3 Nhạc sĩ (Tiền chiến) trong kháng chiến trước 1954. Phạm Trọng Cầu bị thương trong kháng chiến nên về học trường QGAN Sải Gòn. Anh Việt rời kháng chiến sớm và gia nhập Quân Đội Quốc Gia VN (năm 1951) làm đến Đại tá (Quân Đội VNCH). Văn Lương về ở Cao Lãnh sau 54, ông làm Ký giả viết báo (Tiếng Chuông...) có bút hiệu là Đặng Tấn.

Các Ca Nhạc sĩ Tiền chiến nầy không sáng tác nhiều sau 1954.

Sau 1954 có những Nhạc sĩ bắt đầu sáng tác:

  • Làm trong quân đội có Nguyễn Văn Đông (làm đến Đại tá) và trong cảnh sát có Minh Kỳ (làm đến Đại úy). Nguyễn Văn Đông có Ban Nhạc Kịch, hoạt động ở Sân khấu và Đài Phát thanh Sài Gòn và sau nầy mở hãng dĩa.
  • Lê Dinh là 1 Chủ sự phòng ờ Đài phát thanh Sài Gòn. Mặc Thế Nhân với ban nhạc Xuân Bình và Hoàng Lang có Ban Đàn Giây ở Đài Phát thanh Sài Gòn.
  • Thanh Sơn và Trường Hải đậu nhất nhì trong kỳ thi tuyển lựa Ca sĩ năm 1959 của Đài Phát thanh Sài Gòn. Ngọc Sơn hát trong ban Sầm Giang và với những ban Nhạc Kịch của Nguyễn Văn Đông
  • Trường Hải còn đánh đàn và thổi kèn ở các phòng trà. Huỳnh Anh và Khánh Băng chơi nhạc ở các phòng trà và vũ trường. Huỳnh Anh là 1 tay Trống cự phách. Khánh Băng còn đánh đàn ở Đài phát thanh Sài Gòn và của ban Sầm Giang (ông là người đầu tiên dùng Guitar điện vào đầu 60s).
  • Nghiêm Phú Phi dạy Nhạc ở trường Quốc Gia Âm Nhạc và chuyên về Hòa âm. Hà Phương dạy Nhạc tại trung học Long An, Mỹ Tho và Bến Tre
  • Sinh viên Anh Việt Thu là trưởng đoàn văn nghệ Tổng hội sinh viên quốc gia.
  • Lam Phương, Trúc Phương, Song Ngọc, Hoàng Trang chú trọng sáng tác. Lam Phương có trong quân đội (đi quân dịch) một thời gian.

Nhạc sĩ người Trung Kỳ

  • Châu Kỳ
  • Duy Khánh, Dzũng Chinh, Đỗ Kim Bảng
  • Hoàng Nguyên, Hoàng Thi Thơ, Hồ Đình Phương
  • Lâm Tuyền
  • Lê Mộng Bảo, Lê Mộng Nguyên, Lê Trọng Nguyễn,
  • Mạnh Phát
  • Nguyễn Hữu Ba, Nguyễn Hữu Thiết
  • Phạm Mạnh Cương, Phạm Thế Mỹ
  • Thu Hồ, Từ Công Phụng,
  • Văn Giảng/Thông Đạt

Trước 1954 có những Nhạc sĩ sáng tác nhạc (Tiền chiến) trong vùng kháng chiến hay ở Huế.

  • Lê Trọng Nguyễn là người Quảng Nam. Ông bỏ kháng chiến sớm về làm tư chức Giám đốc hãng ở Hội An và không hoạt động văn nghệ nữa.
  • Hoàng Nguyên là người Quảng Trị và tham gia kháng chiến. Năm 1954 Ông về ở Đà Lạt dạy tư thục Tuệ Quang thuộc chùa Linh Quang. Năm 1956 Hoàng Nguyên bị bắt vì trong nhà có bài “Tiếng Quân Ca” và bị đày Côn Đảo. Năm 1961 Ông về Sài Gòn học Đại học Sư Phạm và bị động viên năm 65. Ông làm dưới quyền Đại tá Trần Văn Trọng (Anh Việt) quản lý ban nhạc Hương Thời Gian của Đài phát thanh và truyền hình Sài Gòn.
  • Phạm Thế Mỹ là người Bình Định, tham gia kháng chiến. Sau HĐ Genève 54, Phạm Thế Mỹ không tập kết, ở lại nằm vùng, dạy ở trường tư thục Bồ Đề của Phật Giáo.

Ở tại Huế có Văn Giảng, Lê Mộng Nguyên, Lê Mộng Bảo và Nguyễn Hữu Ba trước 1954.

  • Lê Mộng Nguyên đi du học Pháp (1950) và ở lại lấy vợ Pháp.Lê Mộng Bảo vào Sài Gòn sau 1954. Ông còn là nhà thơ Mạnh Quỳnh. Lê Mộng Bảo không có sáng tác nhiều nhưng có Nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam chuyên xuất bản nhạc. Về sau Lê Mộng Bảo cùng Lê Thương, Phạm Duy, Nguyễn Hữu Ba và Xuân Phát lập Hội Nhạc Sĩ Việt Nam.
  • Văn Giảng (Thông Đạt) dạy nhạc ở trung học ở Huế rồi vào dạy ở Sài Gòn và đi du học. Về sau Ông về làm Phó Giám đốc trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Nguyễn Hữu Ba dạy nhạc tại trường Quốc Gia Âm nhạc và các trường trung học.
  • Trước 1954, Châu Kỳ và Thu Hồ đã từ Huế vào Sài Gòn đàn hát ở Đài phát thanh Pháp Á và Sài Gòn rồi hoạt động sân khấu. Châu Kỳ còn có tổ chức Đại nhạc hội. Thu Hồ còn hát trong Ban Vì Dân của Nguyễn Văn Đông và dạy nhạc tại các trường Trung học.

Sau 1954 có những Nhạc sĩ bắt đầu sáng tác:

  • Hoàng Thi Thơ là người Quảng Trị. Ông học trong vùng kháng chiến nhưng khi về thăm gia đình (1952) thì bị Pháp bắt giam và được thả sau HĐ Genève (1954). Hoàng Thi Thơ vào Sài Gòn tổ chức Đại nhạc hội và lập Đoàn Văn Nghệ Việt Nam.
  • Phạm Mạnh Cương và Đỗ Kim Bảng là người Huế ra học Đại học Văn Khoa ở Hà Nội. Hai ông di cư vào Nam năm 1954. Phạm Mạnh Cương dạy Triết (và văn chương) tại các trường trung học còn Đỗ Kim Bảng tiếp tục học Văn Khoa rồi nhập ngũ (1960).
  • Đã là Ca sĩ nổi danh ở Huế, Duy Khánh vào hát ở khắp nơi tại Sài Gòn còn Nguyễn Hữu Thiết và vợ là Ngọc Cẩm là Ca sĩ nổi danh của sân khấu và phòng trà Sài Gòn. Mạnh Phát và vợ là Minh Diệu là Ca sĩ chánh của Đài Phát thanh Pháp Á và Sài Gòn. Lâm Tuyền làm Nhạc trưởng và đánh đàn ở Đài Phát thanh Quân Đội.
  • Ca Nhạc sĩ Từ Công Phụng học Đại học Văn khoa đã có sáng tác nhưng bắt đầu nổi tiếng vào cuối thập niên 60s. Dzũng Chinh là sinh viên Luật Khoa ở Sài Gòn.
  • Hồ Đình Phương người Phong Điền, Thừa Thiên vào Sài Gòn học và tốt nghiệp Thủ khoa Quốc Gia Hành Chánh (năm 58) sau đó ông đi làm việc ở các tỉnh. Năm 1960, Ông làm Phó Tỉnh trưởng Ninh Thuận. Hổ Đình Phương là 1 Thi sĩ chuyên viết lời cho các Nhạc sĩ (Hoàng Trọng, Song Ngọc, Châu Kỳ, Lam Phương, Hoài An...)

Nhạc sĩ người Bắc Kỳ (vào Miền Nam)

(Nhóm 1)

  • Lê Thương
  • Chung Quân, Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh, Hùng Lân
  • Vũ Thành, Vũ Huyến, Canh Thân, Cung Tiến

(Nhóm 2)

  • Phạm Duy, Phạm Đình Chương
  • Hoàng Trọng, Văn Phụng, Nhật Bằng

(Nhóm 3)

  • Nguyễn Hiền
  • Trịnh Hưng, Huyền Linh, Phó Quốc Lân (và Phó Quốc Thăng)
  • Tuấn Khanh, Xuân Tiên (và Xuân Lôi)
  • Ngọc Bích, Đan Thọ, Tuấn Hải
  • Lê Hoàng Long
  • Trọng Khương
  • Anh Bằng, Hoài Linh
  • Y Vân, Hoài An, Hồng Vân/Trần Quý
  • Đỗ Lễ
  • Thanh Bình, Thăng Long, Từ Vũ, Phạm Duy Nhượng

Trong thời Đệ Nhất Cộng Hòa có nhiều Nhạc sĩ người Bắc Kỳ. Những Nhạc sĩ nầy đã vào Nam trước hay di cư năm 1954 (sau Hiệp định Genève).

Có thể chia ra làm 3 Nhóm: Nhóm 1 đã sáng tác trước 54 ở Bắc Kỳ nhưng không hoạt động nhiều nữa, Nhóm 2 (trẻ hơn) đã sáng tác và tiếp tục sáng tác mạnh mẽ sau 54 và Nhóm 3 bắt đầu sáng tác sau 54.

Nhóm 1 gồm những Nhạc sĩ Tiền chiến ít sáng tác có Lê Thương, Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh, Hùng Lân, Chung Quân, Vũ Thành, Canh Thân, Vũ Huyến và Cung Tiến.

  • Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh, Hùng Lân, Lê Thương và Chung Quân dạy nhạc tại trường Quốc Gia Âm Nhạc. Thẩm Oánh có làm Giám đốc trường Ca Vũ Nhạc Sài Gòn.
  • Lê Thương vào Nam từ năm 1941. Ông còn dạy học ở các trường Trung học ở tỉnh rồi ở Sài Gòn (dạy Sử Địa và Pháp Văn) và làm công chức ở Bộ Quốc Gia Giáo Dục.
  • Chung Quân còn dạy nhạc ở các trường Trung học công lập ở Sài Gòn (như Chu Văn An, Nguyễn Trãi) nên có học trò như Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên, Nam Lộc...
  • Vũ Thành làm Chủ sự và Nhạc trưởng ở Đài phát thanh Sài Gòn. Đài Phát thanh Quân Đội có Ca Nhạc sĩ Canh Thân và Vũ Huyến. Vũ Huyến còn hát và đóng kịch trên sân khấu (Ban Anh Ngọc).
  • Cung Tiến du học ở Úc về ngành Kinh tế học (57-63)

Nhóm Nhạc sĩ Tiền chiến tiếp tục sáng tác thì đa số hoạt động rất mạnh: Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Văn Phụng, Hoàng Trọng và Nhật Bằng.

  • Ca Nhạc sĩ Phạm Đình Chương với ban Thăng Long (vào Nam từ năm 1951) xuất hiện thường trên sân khấu cảc rạp hát trong chương trình phụ diễn hay Đại nhạc hội và Phòng trà.
  • Phạm Duy du học sang Pháp học dự thính về âm nhạc (53-55). Sau khi về nước Phạm Duy hát với Ban Thăng Long trước khi có vụ tai tiếng với Nghệ sĩ Khánh Ngọc (vợ Phạm Đình Chương). Sau đó Phạm Duy cộng tác với Điện ảnh.
  • Ca Nhạc sĩ Nhật Bằng (và Anh Ngọc) hát và làm Xướng ngôn viên tại Đài phát thanh Quân Đội và có Ban Nhạc hoạt động trên sân khấu ở các rạp hát.
  • Văn Phụng phụ trách chương trình ca nhạc của Đài phát thanh Quân Đội và Sài Gòn. Hoàng Trọng có ban nhạc ở Đài Phát thanh Sài Gòn (có 3 tên: Hoàng Trọng, Tây Hồ, Đất Nước Mến Yêu).

Nhóm Nhạc sĩ bắt đầu sáng tác trong Miền Nam đa số hoạt động ở 2 Đài Phát thanh (Sài Gòn và Quân Đội) cùng với Văn Phụng, Hoàng Trọng và Nhật Bằng.

Ở Đài Phát thanh Sài Gòn: Huyền Linh (cũng là Ca sĩ), Phó Quốc Lân (với anh là Phó Quốc Thăng) và Trịnh Hưng có ban Lửa Hồng; Tuấn Khanh và Xuân Tiên (và anh là Xuân Lôi) đánh đàn. Phó Quốc Lân về sau từ năm 1960 làm Giám đốc Trung tâm Điện Ảnh. Nguyễn Hiền hát hay chơi đàn và có làm Chủ sự. Anh Bằng nhập ngũ (57-62) sau đó có Ban Nhạc Sóng Mới ở Đài Phát thanh Sài Gòn.

  • Tuấn Hải làm Chuyên viên Âm thanh còn Ngọc Bích đàn, hát và làm việc ở Đài phát thanh Quân Đội. Đan Thọ đánh đàn ở Đài Phát thanh Quân Đội và trong các phòng trà.
  • Lê Hoàng Long cũng đánh đàn ở Sài Gòn.
  • Trọng Khương đã đánh đàn ở Hà Nội nhưng không rõ làm gì khi di cư vào Nam.
  • Hoài Linh làm Trung úy, đàn hát trong các Ban nhạc của Nguyễn Văn Đông (Đài phát thanh và Sân khấu).
  • Trịnh Hưng và Y Vân (?) cũng như Hồng Vân mở lớp dạy nhạc tư. Lớp của Trịnh Hưng (ở đ. Cao Thắng) đào tạo các Nhạc sĩ Trúc Phương và Đỗ Lễ, các Ca sĩ Thanh Thúy và Ánh Tuyết (?).
  • Trong giới sinh viên có Đỗ Lễ đã viết nhạc trong thời kỳ nầy.
  • Hoài An chỉ chú trọng sáng tác.
  • Phạm Duy Nhượng, Thanh Bình, Thăng Long và Từ Vũ không sáng tác chuyên nghiệp. Thăng Long làm công chức, nhờ tác phẩm đầu tay là Quen Nhau Trên Đường Về (1963) được có chương trình nhạc ở Đài Quân Đội. Phạm Duy Nhượng làm Thầy giáo (ở Thủ Dầu Một?).

Theo Nghệ sĩ Nguyễn Long, trước Hiệp Định Genève 54, Tân Nhạc ở Miền Bắc rất thịnh hành.

  • Từ năm 1949, Đài phát thanh Hà Nội có chương trình Tiếng Nói Quốc Gia với Ban Việt Nhạc (Đài hiệu là bài “Việt Nam Hùng Tiến” của Thẩm Oánh) và chương trình Tiếng Nói Quân Đội Quốc Gia Việt Nam với Ban Nhạc Đệ Tam Quân Khu
  • Ban Việt Nhạc có các Ca sĩ: Ngọc Bảo, Minh Đỗ, Kim Tước (cháu Minh Đỗ); Canh Thân, Anh Ngọc, Ngọc Long (em Anh Ngọc)...
  • Ban Nhạc Đệ Tam Quân Khu có các Ca Nhạc sĩ: Hoàng Giác, Tu My, Nguyễn Thiện Tơ; Văn Khôi, Văn Phụng, Nhật Bằng, Nguyễn Hiền.
  • Hội Khuyến Nhạc được thành lập ở Hà Nội từ Thẩm Oánh, Dương Thiệu Tước, Nguyễn Xuân Khoát... có trường dạy nhạc. Từ năm 1951 có những Ban Nhạc trình diễn tại đây:
  • Ban Nhạc do Đỗ Thế Phiệt điều khiển với các nhạc sĩ như Nguyễn Đình Phúc (violoncelle) và Vũ Thành (thổi sáo).
  • Ban Nhạc Đỗ Nhuận với các Nhạc sĩ như Tu My (Đỗ Mạnh Cương), Trọng Khương
  • Ban Nhạc Đàn Dây.

Các Ca sĩ trình diễn:

  • (Nữ) Bích Thọ, Minh Đỗ, Mai Khanh, Kim Tiêu, Bùi Thị Thái, Ngọc Dậu, Ái Liên
  • (Nam) Đoàn Tòng, Bùi Công Kỳ, Hoàng Giác, Phạm Duy, Đỗ Hải, Canh Thân, Ngọc Bích

Nhạc sĩ Tiền Chiến sau 54 (không ở Miền Nam)

Sau Hiệp Định Genève, có nhiều Nhạc sĩ không sống ở Miền Nam nhưng một số Nhạc phẩm Tiền chiến của những Nhạc sĩ nầy được Ca Nhạc sĩ Bắc kỳ đem vào Nam. Những Nhạc phẩm nầy được phổ biến và ưa chuộng ở Miền Nam.

Đa số là người Bắc Kỳ ở lại Miền Bắc (Nhóm 1) hay sống ở ngoại quốc hoặc đã qua đời (Nhóm 2). Chỉ có vài người Nam Kỳ ra sống ở Miền Bắc (Nhóm 3).

(Nhóm 1)

  • Doãn Mẫn, Đoàn Chuẩn (và Từ Linh), Đỗ Nhuận
  • Hoàng Dương, Hoàng Giác
  • Nguyễn Đình Phúc, Nguyễn Thiện Tơ, Nguyễn Văn Tý, Nguyễn Văn Thương
  • Nguyễn Xuân Khoát
  • Tô Hải, Tô Vũ/Hoàng Phú, Trần Hoàn, Tu My
  • Văn Cao, Văn Chung, Việt Lang

(Nhóm 2)

  • Đan Trường
  • Đặng Thế Phong, Hoàng Quý, La Hối

(Nhóm 3)

  • Lê Trực, Phan Huỳnh Điểu,
  • Lưu Hữu Phước

Nhóm 2: Đan Trường du học sang Pháp 39. Năm 1943, Ông viết bài Trách Người Đi gửi về in ở Hà Nội. Đan Trường tham gia Đệ Nhị thế chiến rồi ở lại Pháp làm ký giả Đài phát thanh Pháp từ năm 1946. Ông về hưu năm 1982 và sống ở Pháp.

  • Đặng Thế Phong, Hoàng Quý và La Hối chết trước 54.

Nhóm 3: Phan Huỳnh Điểu và Lê Trực tập kết ra Bắc (sau 54). Lê Trực với tên mới là Hoàng Việt vào Nam (về đánh Mỹ) bị tử thương ở Cái Bè (1967). Lưu Hữu Phước đã ra miền Bắc từ năm 1946.

Năm 1938 Tân Nhạc Việt Nam bắt đầu hình thành ở Bắc Kỳ sau những buổi trình và diễn thuyết của ông Nguyễn Văn Tuyên tại Hà Nội. Từ đó có 3 nhóm nhạc sĩ chính bắt đầu sáng tác và truyền bá nhạc phẩm của mình.

  • Nhóm Đồng Vọng ở Hải Phòng do Hoàng Quý với Phạm Ngữ, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước, Canh Thân, Hoàng Phú (Tô Vũ) và Văn Cao. Trước đó Hoàng Quý, Hoàng Phú (em Hoàng Quý), Phạm Ngữ và Canh Thân cùng Lê Thương đàn hát trong ban Kịch của Thế Lử (1935).
  • Nhóm Tricéa (3 Chữ C) ở Hà Nội của Văn Chung, Lê Yên và Doãn Mẫn. 3 Chữ C là viết tắt của Collections Des Chants Composés Par Des Artistes Annamites Associés (Tuyển Chọn Các Tác Phẩm Âm Nhạc Của Nhóm Nghệ Sĩ An Nam)
  • Nhóm Myosotis (Hoa Lưu Ly) ở Hà Nội của Thẩm Oánh và Dương Thiệu Tước với Phạm Văn Nhượng, Trần Dư và Vũ Thành.
  • Về sau Lưu Hữu Phước về Hà Nội lập nhóm Tổng Hội Sinh Viên.

NHẠC SĨ VÀ NHẠC PHẨM (Ở MIỀN NAM)

Danh Sách:

  • Anh Bằng (B), Anh Việt (N), Anh Việt Thu (N)
  • Canh Thân (B), Cung Tiến (B)
  • Châu Kỳ (T), Chung Quân (B)
  • Duy Khánh (T), Dzũng Chinh (T)
  • Dương Thiệu Tước (B)
  • Đan Thọ (B), Đan Trường (B)
  • Đỗ Kim Bảng (T), Đỗ Lễ (B)
  • Đức Quỳnh (N?)
  • Hà Phương (N)
  • Hoài An (B), Hoài Linh (B)
  • Hoàng Nguyên (T), Hoàng Thi Thơ (T), Hoàng Lan (N), Hoàng Trang (N)
  • Hoàng Trọng (B)
  • Hồng Vân (B), Hùng Lân (B)
  • Huyền Linh (B), Huỳnh Anh (N)
  • Khánh Băng (N)
  • Lam Phương (N), Lâm Tuyền (T)
  • Lê Dinh (N), Lê Thương (B), Lê Hoàng Long (B)
  • Lê Mộng Nguyên (T), Lê Mộng Bảo (T), Lê Trọng Nguyễn (T), Lê Trạch Lựu (?)
  • Mạnh Phát (T), Mặc Thế Nhân (N), Minh Kỳ (N)
  • Ngọc Bích (B), Ngọc Sơn (N)
  • Nguyễn Hiền (B), Nguyễn Hữu Ba (T), Nguyễn Hữu Thiết (T), Nguyễn Văn Đông (N)
  • Nhật Bằng (B)
  • Phạm Duy (B), Phạm Duy Nhượng (B), Phạm Đình Chương (B)
  • Phạm Mạnh Cương (T), Phạm Thế Mỹ (T), Phạm Trọng Cầu (N)
  • Phó Quốc Lân (B) Phó Quốc Thăng (B)
  • Song Ngọc (N)
  • Thanh Bình (B), Thanh Sơn (N)
  • Thăng Long (B), Thẩm Oánh (B)
  • Thu Hồ (T)
  • Trần Văn Trạch (N) Trần Văn Khê (N)
  • Trịnh Hưng (B), Trọng Khương (B)
  • Trúc Phương (N), Trường Hải (N)
  • Tuấn Hải (B), Tuấn Khanh (B)
  • Văn Giảng (T), Văn Lương (N), Văn Phụng (B)
  • Võ Đức Thu (N), Vũ Huyến (B), Vũ Thành (B)
  • Xuân Tiên (B), Xuân Lôi (B)
  • Y Vân (B)
  • Nhạc Trưởng chỉ chuyên về Hòa Âm: Lê Văn Thiện và Nghiêm Phú Phi
  • Hồ Đình Phương: Thi sĩ chỉ chuyên viết Lời cho Nhạc Phẩm (cũng như Ca Nhạc sĩ Hoài Linh).

Sự nghiệp trước tác của các Nhạc sĩ ở Miền Nam từ thời kỳ nầy kéo dài cho đến 30-4-1975. Sau đó một số vẫn tiếp tục ở hải ngoại hay trong nước.

Dưới đây là những Nhạc Phẩm nổi tiếng của các Nhạc sĩ kể trên.

Anh Bằng (1926-2015)

Tên thật là Trần An Bường. Sinh tại Thanh Hóa

Di cư vào Miền Nam sau 54

Từ năm 1975 di tản, định cư và chết ở Orange County.

Nhạc Phẩm của Anh Bằng

  • Anh Còn Nợ EmAnh còn nợ Em công viên ghế đá, công viên ghế đá. Lá đổ chiều êm
  • Bướm Trắng/Người Hàng Xóm (thơ: Nguyễn Bính)Nhà nàng ở cạnh nhà tôi. Cách nhau cái dậu mồng tơi xanh rờn
  • Căn Nhà Ngoại ÔTôi ở ngoại ô, một căn nhà tranh có hoa thơm trái hiền
  • Chuyện Hoa SimRừng hoang đẹp nhất hoa màu tím. Chuyện tình thương nhất chuyện hoa sim
  • Chuyện Hoa Ti Gôn (thơ: TTKH)Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn. Nhặt cánh hoa rơi chẳng biết buồn
  • Chuyện Một ĐêmChuyện một đêm khuya nghe súng nổ nổ vang trởi. Chuyện một đêm khuya ôi máu đổ đổ lệ rơi
  • Chuyện Tình Hoa Trắng (thơ: Kiên Giang)Lâu quá không về thăm xóm đạo. Từ ngày binh lửa cháy quê hương
  • Chuyện Tình Trương Chi Mỵ NươngNgày xưa Trương Chi sống cô đơn, lênh đênh với con đò, giữa giòng sông sâu
  • Giấc Ngủ Cô Đơn (+ Lê Dinh)
  • Nửa đêm nhớ Anh buồn nghe mưa khóc bên mành. Nửa đêm nhớ Anh tủi thân mi khép mong manh
  • Huynh Đệ Chi BinhHuynh đệ chi binh là gì đó anh Hai? Huynh đệ chi binh là huynh đệ chi binh...a la la. Huynh đệ chi binh là mình cùng chung đời lính
  • Khúc Thụy DuHãy nói về cuộc đời. Khi tôi không còn nữa
  • Lẻ BóngCó người hỏi tôi tại sao hay ca bài ca sầu nhớ. Thương ngắm trăng mờ hoàng hôn
  • Nếu Hai Đứa Mình (+ Lê Dinh)Nếu hai đứa mình không về cùng chung lối đường. Thì dù hoa thắm chỉ là màu thắm không hương
  • Nếu Vắng AnhNếu vắng Anh ai dìu Em đi chơi trong chiều lộng gió. Nếu vắng Anh ai đợi chờ Em khi sương mờ nẻo phố
  • Ngoại Ô BuồnTừ tiền tuyến tôi về. Thăm căn nhà ngoại ô thấy lòng thương vô bờ
  • Nhật Ký Của Hai Đứa Mình (+ Trúc Ly)Thức trắng đêm nay ghép lại nhật ký của hai đứa mình
  • Thằng bé âm thầm đi vào ngõ nhỏ. Tuổi ấu thơ đã mang nhiều âu lo
  • Nỗi Lòng Người ĐiTôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu. Bao nhiêu mộng đẹp yêu thương thành khói tan theo mây chiều
  • Sầu Lẻ Bóng 1Người ơi, khi cố quên là khi lòng nhớ thêm. Giòng đời là chuỗi tiếc nhớ
  • Tango Dĩ VãngEm khóc tơ duyên bẽ bàng, nằm ôm sầu nhớ mênh mang
  • Tím Cả Chiều Hoang (thơ: Hữu Loan)Nàng có ba người anh đi nhập ngũ (bộ đội). Những đứa Em nàng có Em chưa biết nói
  • Tình Đời/Duyên Kiếp Cầm Ca (+ Minh Kỳ)Khi biết Em mang kiếp cầm ca đêm đêm phòng trà dâng tiếng hát cho người bỏ tiền mua vui
  • Tình Nồng Cháy (dịch)Em không mơ hoang kiếp sống trên cung Hằng. Em không tham lam diễm phúc trên thiên đàng
  • Trúc Đào (thơ: Nguyễn Tất Nhiên)Chiều xưa có ngọn trúc đào. Mùa thu lá rụng bay vào sân em
  • Xin Hãy Quên TôiThôi, Em hãy quên tôi, Em hãy quên tôi. Như quên một nụ cười, như quên một nụ cười, trong giấc ngủ trong chiêm bao

Anh Việt (1927-2008)

Tên thật là Trần Văn Trọng. Sinh tại Rạch Giá.

Tham gia kháng chiến (1945), bỏ về thành (1951), vào Quân Đội Quốc Gia trong Quân Cụ làm tới Đại tá.

Từ năm 1975, di tản, định cư và chết ở California.

Nhạc Phẩm của Anh Việt

Bến Cũ

Bến ấy ngày xưa người đi vấn vương biệt ly. Gió cuốn muôn phương về đây

Anh Việt Thu (1939-1975)

Tên là Huỳnh Hữu Kim Sang. Sinh tại Campuchia nhưng khai sinh tại An Hữu (thuộc q. Cái Bè), Mỹ Tho.

Chết tại Sài Gòn ngày 15-3-75 vì Hoại Thận (trước biến cố 30-4-1975).

Nhạc Phẩm của Anh Việt Thu

  • Giòng An Giang (1956)Giòng An Giang sông sâu nước biếc. Giòng An Giang cây xanh lá thắm
  • Hai Vì sao LạcNgười về, một mùa thu gió heo may. Về đâu, có nhớ chăng những vì sao long lanh
  • Người (Đi) Ngoài PhốNgười đi đi ngoài phố, chiều nắng tắt trên sông. Người đi đi ngoài phố, bóng dáng xưa êm đềm
  • Nhớ Nhau HoàiEm ở nơi nào, có còn mùa xuân không Em? Rừng ngàn lá gió, từng đêm nhắc nhở thì thầm

Canh Thân

Không biết Tên gì. Sinh năm 1920 ở Miền Bắc

Có trong Ban Đồng Vọng của Hoàng Quý ở Hải Phòng năm 1938.

Di cư vào Nam sau 54.

Nhạc Phẩm của Canh Thân

  • Cô Hàng Cà PhêỞ chợ Dầu có hàng cà phê. Có một cô nàng be bé xinh xinh
  • Khúc Ca Mùa HèVề đây ta lắng nghe muôn cung đàn. Đường tơ tha thiết vương hương nồng nàn
  • Vỹ Dạ Đò TrăngMột chiều tròn trăng mái chèo ngược giòng. Chẳng hẹn mà quen chuyến đò chung bóng

Châu Kỳ (1923-2008)

Cũng tên là Châu Kỳ. Sinh tại Huế

Bị mật thám Pháp bắt và giam ở Ba Vì (1941-43). Được thả về viết bài đầu tiên Trở Về (1943)

Chết tại Thủ Đức, Gia Định.

Nhạc Phẩm của Châu Kỳ

  • Con Đường Xưa Em ĐiCon đường xưa Em đi, vàng lên mái tóc thề, ngõ hồn dâng tái tê. Anh làm thơ vu quy
  • Đón Xuân Nầy Nhớ Xuân XưaĐón xuân nầy tôi nhớ xuân xưa. Một chiều xuân em đã hẹn hò
  • Đừng Nói Xa NhauĐừng nói xa nhau cho tâm hồn đau khổ. Đừng nói xa nhau cho mắt lệ hoen mờ
  • Giọt Lệ Đài TrangNgày xưa lá ngọc cành vàng. Ngày xưa quyền quý cao sang
  • Mưa Rơi (+ Ưng Lang)Mưa rơi, chiều nay vắng người. Bên thềm gió lơi. Mơ bóng ngàn khơi
  • Sao Chưa (Không) Thấy Hồi ÂmTheo năm tháng hoài mong, thư gởi đã mấy lần đợi hồi âm chưa thấy
  • Trở Về (1943)Về đây nhìn mây nước bơ vơ. Về đây nhìn cây lá xác xơ. Về đây mong tìm bóng chiều mơ

Chung Quân (1936-1988)

Tên thật là Nguyễn Đức Tiến. Sinh ở Miền Bắc.

Sau 54, Di cư và chết ở Miền Nam

Nhạc Phẩm của Chung Quân

  • Làng TôiLàng tôi có cây đa cao ngất từng xanh, có sông sâu lơ lửng vờn quanh

Cung Tiến

Tên thật là Cung Thúc Tiến. Sinh năm 1938 tại Hà Nội

Di cư vào Miền Nam sau 54. Hình như sống ở ngoại quốc từ thập niên 80s.

Nhạc Phẩm của Cung Tiến

Đôi BờThương nhớ ơ hờ thương nhớ ai. Sông xa từng lớp lớp mưa dài

Hoài Cảm (1953)Chiều buồn len lén tâm tư. Mơ hồ nghe lá thu mưa

Hương XưaNgười ơi, một chiều nắng tơ vương hiền hòa hồn có mơ xa

Thu Vàng (1953)Chiều hôm qua lang thang trên đường. Hoàng hôn xuống chiều thắm muôn hương

Duy Khánh (1936-2003)

Tên thật là Nguyễn Văn Diệp. Sinh tại Quảng Trị.

Năm 1988 được bảo lãnh sang định cư ở Mỹ. Chết ở Nam California.

Nhạc Phẩm của Duy Khánh

  • Ai Ra Xứ HuếAi ra xứ Huế thì ra. Ai về là về núi Ngự. Ai về là về sông Hương
  • Biết Trả Lời SaoCó người gặp tôi, hỏi sao lâu rồi không về thăm quê miền Trung. Dù thương vẫn thương, nhưng non nước chưa yên lành
  • Đi Từ Ruộng Đồng Bao LaHò ới ới hò! Hò ơ, ơ ớ ơ. Từ Cà Mau ruộng đồng bao la, Năm Căn heo hút muỗi sa từng bầy
  • Lối Về Đất MẹNgày qua giã từ đất mẹ mà đi. Vì nghe tình quê tình nước đôi bề
  • Mùa Chia TayRồi chiều nay hè trở về đây. Phượng thắm rơi phượng thắm rơi đầy
  • Sao Không Thấy Anh VềAnh nói rằng Anh sẽ về thăm quê miền Trung. Dù năm tháng dài đường xa lạnh lùng
  • Thương Về Miền TrungĐã bao lâu rồi không về miền Trung thăm người Em. Nắng mưa đêm ngày cách trở giờ xa xôi đôi đường
  • Trường Cũ Tình XưaHôm nay tôi trở về thăm trường cũ. Nhiều nét đổi thay tường mái rêu mờ
  • Xin Anh Giữ Trọn Tình QuêChung vui đêm nầy cho trọn tình yêu thương. Đẹp tình quê hương. Mai tôi về chúng mình đôi đường

Dương Thiệu Tước (1915-1995)

Tên là Dương Thiệu Tước. Sinh tại Hà Đông

Di cư vào Miền Nam sau 54.

Vợ sau là Ca sĩ Minh Trang (góa phụ có con trước là Ca sĩ Quỳnh Giao) cùng có 5 người con. Năm 1978 vì Dương Thiệu Tước bệnh yếu nên Minh Trang cùng các con vượt biên tỵ nạn và định cư ở Mỹ. Ông ở lại và từ năm 1980 sống với bà Nguyễn Thị Nga ở Bình Thạnh, Gia Định cho đến khi chết tại đây.

Nhạc Phẩm của Dương Thiệu Tước

  • Bến Xuân XanhNgày xuân êm ấm. Nắng xuân tưng bừng, hoa tô màu thắm, bướm bay quyến luyến
  • Bóng Chiều XưaMột chiều ái ân. Say hồn ta bao lần. Một trời đắm duyên thơ
  • Chiều (thơ: Hồ Dzếnh)Trên đường về nhớ đầy. Chiều chậm đưa chân ngày. Tiếng buồn vang trong mây
  • Đêm Tàn Bến NgựAi về bến Ngự cho ta nhắn cùng. Nhớ chăng non nước Hương Bình
  • Khúc Nhạc Dưới TrăngDưới ánh vầng trăng bóng ngà, một trời mát êm trong sáng
  • Ngọc LanNgọc Lan. Giòng suối tơ vương. Mắt thu hồ dịu ánh vàng
  • Ơn Nghĩa Sinh ThànhUống nước nhớ nguồn. Làm con phải hiếu. Em ơi hãy nhớ năm xưa
  • Thuyền MơThuyền mơ trên dòng sông vắng buồn in bóng trên ngàn thông xanh
  • Tiếng XưaHoàng hôn lá reo bên thềm. Hoàng hôn tơi bời lá thu. Chiều thu nhớ nhung vì đâu, thắm đôi dòng châu

Dzũng Chinh (1941-1969)

Tên là Nguyễn Bá Chính. Sinh tại Nha Trang

Học Luật Khoa và viết Những Đồi Hoa Sim trong thời gian nầy (61-62).

Năm 1965 thì nhập ngũ và năm 1969 tử thương tại Ninh Phước (Phan Rang).

Nhạc Phẩm của Dzũng Chinh

  • Những Đồi Hoa Sim (thơ: Hữu Loan)Những đồi hoa sim ôi những đồi hoa sim tím chiều hoang biền biệt. Vào chuyện ngày xưa nàng yêu hoa sim tím

Đan Thọ

Tên thật là Đan Đình Thọ. Sinh năm 1924 tại Nam Định.

Di cư vào Miền Nam sau 54.

Em là nhạc sĩ đờn Đan Phú. Năm 1985 được em vợ bảo lãnh sang định cư ở Mỹ.

Nhạc Phẩm của Đan Thọ

  • Chiều Tím (thơ: Đinh Hùng)Chiều tím chiều nhớ thương ai, người Em tóc dài ngồi bên phím đàn

Đan Trường

Tên thật là Ngô Đức Vân Quỳnh. Sinh năm 1919 tại Bắc Giang

Năm 1939 du học sang Pháp 39, tham gia Đệ Nhị thế chiến rồi ở lại Pháp làm ký giả Đài phát thanh Pháp từ năm 1946. Về hưu từ năm 1982 và sống ở Pháp.

Nhạc Phẩm của Đan Trường

  • Trách Người ĐiSương lam tuôn rơi hắt hiu trên hàng thông xám reo vi vu

Đỗ Kim Bảng

Tên là Đỗ Kim Bảng. Sinh năm 1932 tại Huế. Học Đại học ở Hà Nội.

Di cư vào Miền Nam sau 54. Nhập ngũ (1960)

Sau biến cố 1975 học tập cải tạo. Năm 1980 vượt biên tỵ nạn và định cư ở Massachusette rồi về California (từ năm 2000).

Nhạc Phẩm của Đỗ Kim Bảng

  • Mưa Đêm Ngoại ÔTrời đã khuya rồi đây, trăng chênh chếch xuyên ánh qua mành

Đỗ Lễ (1941-1997)

Tên là Đỗ Lễ. Sinh tại Hà Nội

Di cư vào Miền Nam sau 54, học Cao đẳng Mỹ Thuật Gia Định

Viết bài Sang Ngang đầu 60s khi người mình yêu là Ca sĩ Lệ Thanh đi lấy chồng. Kết hôn với Ca sĩ Hoài Xuân là người đầu tiên hát bài nầy.

Năm 1994 được gia đình bảo lãnh sang định cư ở Philadelphia. Tháng 10-1996 ông trở về Việt Nam và tự tử tại nhà thuê ở Sài Gòn (tháng 9-1997).

Nhạc Phẩm của Đỗ Lễ

  • Sang NgangThôi nín đi Em. Lệ đẫm vai rồi. Buồn thương nhớ ơi

Đức Quỳnh (?-1994)

Tên là Nguyễn Đức Quỳnh. Sinh tại Miền Nam? Sáng tác ở Miền Nam từ 1947.

Chủ Phòng trà Đức Quỳnh và chết ở Sài Gòn

Nhạc Phẩm của Đức Quỳnh

  • Rước Đèn Tháng Tám (Vân Long) (1947)Tết Trung Thu rước đèn đi chơi. Em rước đèn đi khắp phố phường
  • Thoi Tơ (thơ: Nguyễn Bính) (1951)Em lo gì trời gió. Em lo gì trời mưa. Em lo gì mùa hè. Em tiếc gì mùa thu
  • Trả Lại Anh (Em)Trả lại Anh câu yêu mà Anh đã tặng. Trả lại Anh nhớ nhung mặn nồng cay đắng

Hà Phương

Tên thật Dương Văn Lắm. Sinh năm 1938 tại Chợ Gạo, Mỹ Tho

Sống ở Mỹ Tho

Nhạc Phẩm của Hà Phương

  • Hai Sắc Hoa Ti GônMột mùa thu trước mỗi hoàng hôn. Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn

Hiếu Nghĩa

Nhạc Phẩm của Hiếu Nghĩa

  • Ông Lái ĐòTôi đã gặp một chiều trên bến nước. Ông lái đò ngồi đợi khách sang sông
  • Chân Đi Theo NướcChiều xuân ấy chàng bước chân đi. Theo hồn nước duyên tình nhớ chi

Hoài An (1929-2012)

Tên thật là Nguyễn Đắc Tịnh. Sinh tại Hải Phòng

Di cư vào Miền Nam sau 54. Chết ở Sài Gòn

Nhạc Phẩm của Hoài An

  • Câu Chuyện Đầu NămTrên đường đi lễ xuân đầu năm. Qua một năm ruột rối tơ tằm
  • Dựng Một Mùa Hoa (+ Phó Quốc Thăng)Chào bình minh hoa ban mai lả lơi. Nhạc chiều êm vang dư âm ngàn nơi
  • Tâm Sự Ngày Xuân/Tâm Sự Nàng XuânTrong thế gian đang vui mừng đón xuân. Chắc nàng xuân năm nay đẹp bội phần
  • Tình Lúa Duyên Trăng (+ Hồ Đình Phương)Mây bay qua ánh trăng chiếu dần vào ruộng đồng bao la. Nghe xa xa mấy câu hát vè vọng từ đầu thôn đưa về
  • Trăng Về Thôn Dã (+ Huyền Linh)Mây trắng bay qua khi trăng dần tan. Muôn câu hò nhịp nhàng khắp thôn trang
  • Trước Giờ Tạm BiệtChỉ còn một đêm nay nữa thôi. Mai chúng ta mỗi người một nơi

Hoài Linh (1920-1995)

Tên là Lê Văn Linh. Sinh ở miền Bắc

Di cư vào Miền Nam sau 54. Chết ở Sài Gòn

Chuyên viết Lời cho bài hát

Nhạc Phẩm của Hoài Linh

  • 1 Chuyến Bay Đêm (+ Song Ngọc)Giữa lòng trời khuya muôn ánh sao hiền. Người trai đi viết câu chuyện một chuyến bay đêm
  • Biệt Kinh Kỳ (+ Minh Kỳ)Bạn ơi quan hà xin cạn chén ly bôi. Ngày mai tôi đã đã đi xa rồi
  • Chúng Mình Ba Đứa / Lời Người Bộ Binh (+ Song Ngọc)Mình có ba người vừa đúng nét hai mươi. Những chiều mây lưng trời tầm mắt hướng xa xôi
  • Chuyến Tàu Hoàng Hôn (+ Minh Kỳ)Chiều nay tiễn nhau đi khi bóng ngả xế tà. Hoàng hôn
  • Đầu Xuân Lính Chúc (+ Tấn An)Ngày đầu xuân chúc non nước thanh bình. Ngày mồng hai chúc cho lứa đôi mình
  • Hồn Lỡ Sa Vào Đôi Mắt Em/Về Đâu Mái Tóc Người ThươngHồn lỡ sa vào đôi mắt Em. Chiều nao xỏa tóc ngồi bên thềm. Thầm ước nhưng nào đâu dám nói
  • Mười Năm Chuyện Cũ (+ Huỳnh Lâm)Thuở ấy tóc nàng chưa chấm ngang vai. Tóc tôi chưa vướng bụi đời
  • Nhịp Cầu Tri ÂmTôi ở đồn xa, nhịp cầu duyên mong nối, tri âm muốn tìm. Em ở thành đô
  • Nỗi Buồn Gác Trọ (+ Mạnh Phát)Gác lạnh về khuya cơn gió lùa. Trăng gầy nghiêng bóng cài song thưa
  • Quán Nửa Khuya (+ Tuấn Khanh)Quán nửa khuya đèn mờ theo hơi khói. Trút tâm tư vào đêm vắng canh dài

Hoàng Lang (1930-2014)

Tên là Phạm Phúc Hiển. Sinh tại Hóc Môn, Gia Định

Năm 1972 du học về âm nhạc tại Thụy Sĩ. Chết tại Thụy Sĩ.

Nhạc Phẩm của Hoàng Lang

Miền Quê Tôi (+ Thùy Linh)Ai về quê tôi qua đồng lúa xanh. Qua giòng An Giang lơ thơ hàng cau

Hoàng Nguyên (1932-1973)

Tên là Cao Cự Phúc. Sinh tại Quảng Trị

Tham gia kháng chiến. Năm 1954 về ở Đà Lạt dạy tư thục Tuệ Quang thuộc chùa Linh Quang. Năm 1956 bị bắt vì trong nhà có bài “Tiếng Quân Ca” và bị đày Côn Đảo.

Năm 1961 được thả về Sài Gòn học ĐHSP bị động viên năm 1965. Làm dưới quyền Đại tá Trần Văn Trọng (Anh Việt) quản lý ban nhạc Hương Thời Gian của Đài phát thanh và truyền hình Sài Gòn.

Chết vì tai nạn xe hơi ở Vũng Tàu (1973).

Nhạc Phẩm của Hoàng Nguyên

  • Ai Lên Xứ Hoa ĐàoAi lên xứ hoa đào dừng chân bên hồ nghe chiều rơi. Nghe hơi giá len vào hồn người chiều xuân mây êm trôi.
  • Anh Đi Về ĐâuAnh đi về đâu mà bụi đường vươn lên mái tóc. Anh đi về đâu mà chiều vàng lắng xuống mi anh
  • Bài Thơ Hoa ĐàoNgày nào dừng chân phiêu lãng. Khách tới đây khi hoa đào vươn lối đi.
  • Cho Người Tình LỡKhóc mà chi yêu thương qua rồi. Than mà chi có ngăn được xót xa
  • Đừng Trách Gì NhauNgày nào gặp nhau quen nhau rồi sống bên nhau. Những tưởng dài lâu như trăng như sao cho đến bạc đầu
  • Đường Nào Lên Thiên ThaiCầm tay Em hỏi: Đường nào lên thiên thai, đường nào lên thiên thai, đường nào lên thiên thai?
  • Sao Em (Anh) Không ĐếnSao Em không đến chiều nay thứ bảy. Sao Em không lại đường vắng Em đi
  • Tà Áo TímMột chiều lang thang bên giòng Hương Giang. Tôi gặp một tà áo tím. Nhẹ thấp thoáng trong nắng vương

Hoàng Thi Thơ (1929-2001)
Tên là Hoàng Thi Thơ. Sinh tại Quảng Trị. Còn có bút hiệu là Tôn nữ Trà Mi hay Tôn nữ Diễm Hồng.
Học trong vùng kháng chiến. Năm 1952 về thăm nhà thì bị Pháp bắt giam. Sau 54 được thả, vào Sài Gòn.
Ngày 30-4-75 cùng Đoàn Văn Nghệ Việt Nam bị kẹt đang lưu diễn ở Nhật Bản nên xin đi định cư ở Mỹ. Chết tại Glendale, California.
Nhạc Phẩm của Hoàng Thi Thơ
  • Chiều Cố Đô
    Chiều Cố Đô, ôi những chiều Cố Đô. Giòng Hương Giang êm trôi
  • Đám Cưới Trên Đường Quê
    Ô ô sáng hôm nay trên quê hương tôi, quê hương xinh xinh hữu tình
  • Đường Xưa Lối Cũ
    Đường xưa lối cũ có bóng tre bóng tre che thôn nghèo. Đường xưa lối cũ có ánh trăng ánh trăng soi đường đi
  • Duyên Quê
    Em gái vườn quê. Cuộc đời trong trắng. Dầm mưa dãi nắng
  • Gạo Trắng Trăng Thanh
    Trong đêm khuya tiếng chài khua, ta hát vang trong đêm trường mênh mang
  • Múc Ánh Trăng Vàng
    Chiều chiều ơi trăng về lả lơi. Chiều đồng quê câu hò chơi vơi
  • Rước Tình Về Quê Hương
    Anh xin đưa Em về, về quê hương ta đó. Anh xin đưa Em về, về quê hương tuyệt trần
  • Tà Áo Cưới
    Tôi đi trong nắng thu màu nhớ. Ngơ ngẩn vì tiếng gió thu buồn
  • Tình Đêm Liên Hoan
    Vui một đêm nay rồi mai lên đường. Vui buồn ai hay, tình dâng đêm trường
  • Tôi Nhớ Tên Anh
    Tôi viết tên Anh trên lá trên hoa. Tôi viết tên Anh trong trái tim tôi
  • Trăng Rụng Xuống Cầu
    Đêm nay bao con thuyền về đâu xuôi mái. Ai ca dưới trăng ngà gần xa vắn dài
  • Túp Lều Lý Tưởng
    Từ ngày hai đứa yêu nhau mộng ước thật nhiều. Từ ngày hai đứa yêu nhau lòng ước bao nhiêu

Hoàng Trang (1938-2011)
Tên là Trần Văn Phát. Sinh tại Bến Tre
Chết tại Sài Gòn.
Nhạc Phẩm của Hoàng Trang
  • Nếu Đời Không Có Anh (Em)
    Ra phố hôm nay thấy buồn lên mắt. Đường chiều man mác như gợi niềm thương
  • Không Bao Giờ Quên Anh (Em)
    Tôi viết lên đây với tất cả chân thành của lòng tôi trao Anh

Hoàng Trọng (1922-1998)
Tên là Hoàng Trung Trọng. Sinh tại Hải Dương
Di cư vào Miền Nam sau 54.
Gia đình bảo lãnh định cư (1992) và chết ở Mỹ (1998).
Nhạc Phẩm của Hoàng Trọng
  • Bên Bờ Đại Dương (+ Hồ Đình Phương)
    Đất nước tôi màu thắm bên bờ đại dương. Bắc với nam tình nối qua lòng miền trung
  • Dừng Bước Giang Hồ
    Chiều nay sương gió lữ khách dừng bên quán xưa. Mơ màng nghe tiếng chuông chiều
  • Gió Mùa Xuân Tới
    Gió mùa xuân tới, cánh hồng tươi thắm trong nắng vàng. Muôn bướm tung bay mang sắc tươi phô cùng trời sáng
  • Hai Phương Trời Cách Biệt
    Ánh nắng chiều thoáng phai rồi. Hoàng hôn khơi thương nhớ xa xôi
  • Mộng Ban Đầu
    Quê Em miền thùy dương. Lúa ngọt ngào hoa mới. Gió mang mùa xuân tới
  • Một Thuở Yêu Đàn
    Nghe tiếng thời gian âm thầm đưa. Ngẩn ngơ thương nhớ đến cung đàn xưa
  • Ngàn Thu Áo Tím
    Ngày xưa xa xôi Anh rất yêu màu tím. Ngày xưa vô tư Em sống trong trìu mến
  • Người Tình Không Chân Dung
    Hỡi người chiến sĩ đã để lại cái nón sắt trên bờ lau sậy nầy

Hồ Đình Phương (1927-1979)
Tên là Hồ Đình Phương. Sinh tại Thừa Thiên
Tốt nghiệp Quốc Gia Hành Chánh làm Phó Tỉnh trưởng Ninh Thuận (1960). Sau 1-11-1963, dạy học rồi làm Tư chức (Giám Đốc hãng Giấy).
Năm 1975 đi học tập cải tạo hơn 2 năm.
Năm 1979, vượt biên tỵ nạn và chết trên Biển Đông (cùng vợ và 4 con).
Nhạc Phẩm của Hồ Đình Phương
  • Bên Bờ Đại Dương (+ Hoàng Trọng)
    Đất nước tôi màu thắm bên bờ đại dương. Bắc với Nam tình nối qua lòng miền Trung
  • Tình Lúa Duyên Trăng (+ Hoài An)
    Mây bay qua ánh trăng chiếu dần vào ruộng đồng bao la. Nghe xa xa mấy câu hát vè vọng từ đầu thôn đưa về

Hồng Vân/Trần Quý (?-?)
Tên là Trần Công Quý. Sinh tại miền Bắc
Di cư vào Miền Nam sau 54.
Vợ là Như Phy cũng viết nhạc.
Nhạc Phẩm của Hồng Vân
  • Đồi Thông Hai Mộ
    Một chiều rừng gió lộng một chiều rừng. Nhớ chuyện một đồi thông

Hùng Lân (1922-1986)
Tên là Hoàng Văn Cường (hoặc là Hường hay là Hương). Sinh tại Hà Nội
Di cư vào Miền Nam sau 54.
Chết ở Sài Gòn.
Nhạc Phẩm của Hùng Lân
  • Hè Về
    Trời hồng hồng sáng trong trong. Ngàn phượng nắng rung ngoài song
  • Khỏe Vì Nước (1946)
    Khỏe vỉ nước kiến thiết quốc gia. Đoàn thanh niên ta góp tài ba
  • Mùa Hợp Tấu
    Bạn đường ơi nắng lên rồi gieo sáng ngời. Nhạc ngày xanh như chim lành tung đôi cánh
  • Việt Nam Minh Châu Trời Đông (1944)
    Việt Nam minh châu trời đông. Việt Nam đuốc thiêng tiên rồng

Huyền Linh
Tên là Nguyễn Xuân Cần. Sinh năm 1927 tại miền Bắc
Di cư vào Miền Nam sau 54. Sống ở Sài Gòn.
Nhạc Phẩm của Huyền Linh
  • Ghé Bến Sài Gòn (+ Văn Phụng)
    Cùng nhau đi tới Sài Gòn. Cùng nhau đi tới Sài Gòn. Thủ đô yêu dấu nước Nam tự do
  • Trăng Về Thôn Dã (+ Hoài An)
    Mây trắng bay qua khi trăng dần lan. Muôn câu hò nhịp nhàng khắp thôn trang

Huỳnh Anh (1932-2013)
Tên là Huỳnh Anh. Sinh tại Cần Thơ
Cha là Nhạc sĩ Cổ Nhạc Sáu Tửng (chuyên môn đàn Kìm)
Từ năm 1975 di tản, định cư và chết tại San Francisco
Nhạc Phẩm của Huỳnh Anh
  • Biết Nói Gì Đây
    Biết nói gì đây khi hai đường đời ngăn chia mình rồi. Bao nhiêu thương nhớ bao nhiêu đợi chờ chưa hoen lối đi.
  • Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím (thơ: Kiên Giang)
    Hoa trắng thôi cài trên áo tím. Từ ngày binh lửa ngập quê hương
  • Kiếp Cầm Ca
    Mưa rơi cho đời thêm nhớ thương. Hạt mưa ướt vai người tha hương
  • Lạnh Trọn Đêm Mưa
    Mưa buồn ơi thôi ngừng tiếng. Mưa cho phố nhỏ càng buồn thêm
  • Mưa Rừng
    Mưa rừng ơi mưa rừng. Hạt mưa nhớ ai mưa triền miên
  • Mừng Nắng Xuân Về (thơ: Thanh Sơn)
    Nắng xuân về trên muôn hoa. Nắng xuân về tươi thắm mọi nhà
  • Nếu Anh Về Bên Em (Nếu Em Về Bên Anh)
    Nếu Anh về bên Em. Những năm sầu thương sẽ không còn
  • Rừng Lá Thay Chưa (Rừng Chưa Thay Lá)
    Anh đi rừng chưa thay lá. Anh về rừng lá thay chưa. Phố cũ bây chừ xa lạ
  • Thuở Ấy Có Em (Anh)
    Thuở ấy có Em Anh yêu cuộc đời. Yêu đôi môi hồng điểm nét son tươi

Khánh Băng (1935-2005)
Tên là Phạm Văn Minh. Sinh tại Vũng Tàu
Chết tại Sài Gòn vào ngày Mùng Một Tết Ất Dậu
Nhạc Phẩm của Khánh Băng
  • Đôi Ngã Chia Ly
    Em ơi nép vào lòng Anh. Má kề bên nhau ta nhắc chuyện ngày qua
  • Giờ Nầy Anh Ở Đâu
    Giờ nầy Anh ở đâu? Quang Trung nắng cháy da người. Giờ nầy Anh ở đâu? Dục Mỹ hay Lam Sơn
  • Ngày Về Quê Cũ
    Ngày nầy năm xưa lòng ta ước mơ. Ngoài nơi biên cương ngày đêm hững hờ
  • Sầu Đông
    Chiều nay gió Đông về. Dừng chân trên bến xưa
  • Trăng Thề
    Một đêm trăng sáng lung linh. Bên đồi thanh vắng im lìm

Lam Phương (1937)
Tên là Lâm Đình Phùng. Sinh tại Rạch Giá
Lên Sài Gòn năm 11 tuổi, học nhạc với Hoàng Lang và Lê Thương. Năm 15 tuổi sáng tác ca khúc đầu tiên bài Chiều Thu Ấy. Năm 18 tuổi đã nổi danh.
Bút hiệu Lam Phương lấy từ Lâm và Phùng (Lam Phương = phương trời màu xanh hy vọng)
Di tản ngày 30-4-75 trên tàu Trường Xuân. Định cư tại Mỹ và Pháp. Năm 1999 bị Tai Biến Mạch Máu Não
Nhạc Phẩm của Lam Phương
  • Bài Tango Cho Em
    Từ ngày có Em về, nhà mình toàn ánh trăng thề. Giòng nhạc tình tang tắc lâu, tuôn trào ngọt ngào như dòng suối
  • Biết Đến Bao Giờ (Đời Là Vạn Ngày Sầu)
    Đời là vạn ngày sầu biết tìm nơi chốn nào. Ta quen nhau bao lâu nhưng tình đã có gì đâu
  • Bức Tâm Thư
    Vài hàng gửi Anh trìu mến. Vừa rồi làng có truyền tin. Nói rằng nước non đang mong. Đi quân dịch là thương nòi giống
  • Buồn Mà Chi Em (Buồn Chi Em Ơi)
    Sầu mà chi Em. Lúc non sông cần trai hùng. Buồn mà chi Em. Mai Anh về trong nắng êm
  • Chiều Hành Quân
    Một chiều hành quân qua thôn xưa, lúc nắng xuân chưa nhạt màu. Chạnh lòng tìm người em gái cũ
  • Chiều Tây Đô
    Một đêm Anh mơ mình ríu rít đưa nhau về. Thăm quê xưa với vườn cao thề
  • Chờ Người
    Chờ Em chờ đến bao giờ. Mấy thu thuyền đã xa bờ
  • Chuyến Đò Vỹ Tuyến
    Đêm nay trăng sáng quá Anh ơi. Sao ta lìa cách bởi giòng sông bạc hai màu
  • Cỏ Úa
    Còn nhớ tên nhau xin gửi vào giấc mộng
  • Đêm Dài Chuyến Tuyến
    Một đêm dài nhớ Em. Một đêm dài trắng đêm. Nhìn sao rừng nhớ Em. Nhìn núi đồi thấy Em, người Anh yêu trọn đời.
  • Đèn Khuya
    Không biết đêm nay vì sao tôi buồn. Buồn vì trời mưa hay bão trong tim
  • Đoàn Người Lữ Thứ
    Kìa là rừng sâu âm u dưới sương trời khuya. Một đoàn tàu đi quanh co giữa đêm trăng đầy
  • Đường Về Quê Hương
    Đến bao giờ trở về Việt Nam, thăm đồng lúa vàng, thăm con đò chiều hoang
  • Duyên Kiếp
    Em ơi nếu mộng không thành thì sao. Non cao đất rộng biết đâu mà tìm
  • Em Đi Rồi (Anh Đi Rồi)
    Em đi rồi, đường xưa có nắng không anh
  • Em Là Tất Cả
    Em ơi suốt đêm thao thức vì Em
  • Khóc Thầm
    Tiễn Anh đi, Em về gác lạnh đìu hiu
  • Khúc Ca Ngày Mùa
    Kìa thôn quê dưới trăng ngàn bát ngát. Ánh trăng thanh chiếu qua làng xơ xác
  • Kiếp Nghèo
    Đường về đêm nay vắng tanh. Rạt rào mưa rơi rớt nhanh
  • Kiếp Tha Hương
    Chiều đi lặng lẽ màn đêm dần trôi. Bâng khuâng vì gió Đông đến tim côi
  • Nắng Đẹp Miền Nam
    Đây trời bao la ánh nắng mai hé đầu ghềnh lan dần tới đồng xanh
  • Ngày Buồn
    Còn gì nữa đâu mà khóc với sầu. Còn gì nữa đâu mà buồn với nhớ
  • Ngày Hạnh Phúc
    Ngày hôm nay thanh thanh. Gió đưa cành mênh mang tà áo
  • Ngày Tạm Biệt
    Hôm nay đây còn vui trong thấy nhau. Bên tiếng ca tiếng đàn vượt trời cao
  • Nhạc Rừng Khuya (Rừng Khuya)
    Nhạc đêm tàn hòa cùng ngàn cây trầm lắng. Nhạc reo buồn hòa cùng đường tơ rừng vắng
  • Phút Cuối
    Chỉ còn gần Em một giây phút thôi. Một giây nữa thôi là xa nhau rồi
  • Thành Phố Buồn
    Thành phố buồn nhớ không Em. Nơi chúng mình tìm phút êm đềm
  • Thiên Đàng Ái Ân
    Đường nào vào thiên đàng ái ân. Là đường vào nhịp thở lâng lâng
  • Thu Sầu
    Mùa Thu thưa nắng gió mang niềm nhớ. Trời chiều man mác buồn nát con tim
  • Tiễn Người Đi
    Người ơi, biết đêm nay là mấy đêm qua rồi. Ngồi đây ngóng trăng về soi bóng đêm chơi vơi
  • Tình Anh Lính Chiến
    Xuyên lá cành trăng lên lều vải. Lòng đất ấm thương tình đôi mươi
  • Tình Bơ Vơ
    Càng nhìn Em yêu Em hơn và yêu Em mãi. Dù phút êm đềm xa xưa nay đã đi vào quên lãng
  • Tình Chết Theo Mùa Đông
    Chiều buồn ngồi một mình. Nhìn mây trôi mênh mang. Nhìn đôi chim lang thang lang thang
  • Tình Nghĩa Đôi Ta (Chỉ Thế Thôi)
    Thôi là hết Anh đi đường Anh. Tình duyên mình chỉ bấy nhiêu thôi
  • Trăm Nhớ Ngàn Thương
    Mất Em rồi xa Em rồi. Hoa đã tàn nhụy đã phai
  • Trăng Thanh Bình
    Ngày nào súng biên cương rền nổ khắp đồng xanh. Bao la súng rền vang xa xa
  • Xin Thời Gian Qua Mau (Hai Phương Trời Cách Biệt)
    Buồn nào hơn đêm nay. Buồn nào hơn đêm nay. Khi ngoài kia bão tố đầy trời

Lâm Tuyền (?-1997)
Chết mấy năm trước thế kỷ 21
Người Huế
Sáng tác trong Miền Nam 50-60.
Nhạc trưởng cùng cỡ với Văn Phụng, Hoàng Trọng, Vũ Thành
Nhạc Phẩm của Lâm Tuyền
  • Hình Ảnh Một Buổi Chiều (+ Dạ Chung)
    Đàn chim tung cánh xa khuất mờ. Chiều thu lưu luyến màu thương nhớ
  • Tiếng Thời Gian
    Mưa rơi hắt hiu. Ai sầu mùa đông

Lê Bình
Nhạc Phẩm của Lê Bình
  • Đường Lên Sơn Cước (1953)
  • Đường lên núi rừng sao hãi hùng. Ôi gió lộng. muôn lá động, cành trong bóng thê lương
  • *
Lê Dinh
Tên là Lê Văn Dinh. Sinh năm 1934 tại Gò Công
Từ năm 1978 vượt biên tỵ nạn và định cư ở Montreal, Canada
Nhạc Phẩm của Lê Dinh
  • Cánh Thiệp Đầu Xuân (+ Minh Kỳ)
    Hoa lá nở thắm đẹp làn môi hồng. Xuân đến rồi đây nào ai biết không
  • Chiều Lên Bản Thượng
    Gió cuốn theo chiều xuống qua bao đồi nương. Nắng ngủ trên cành lá khi ánh chiều buông
  • Đường Chiều Sơn Cước (+ Minh Kỳ)
    Chiều xưa Em tiễn bước Anh đi. Tháng năm về đây nhớ nơi kinh kỳ
  • Đường Về Khuya (+ Minh Kỳ)
    Đường khuya vắng người mến thương xa vời. Mình tôi lắng hồn trong tiếng mưa rơi
  • Giấc Ngủ Cô Đơn (+ Anh Bằng)
    Nửa đêm nhớ Anh. Buồn nghe mưa khóc bên mành. Nửa đêm nhớ Anh. Tủi thân mi khép mong manh
  • Hà Tiên
    Tôi nhớ hoài một chiều dừng chân ghé qua thăm miền ước mơ. Hà Tiên mến yêu đẹp như xứ thơ xa cách tôi còn nhớ
  • Hạnh Phúc Đầu Xuân (+ Minh Kỳ)
    Thấm thoát là đây một mùa xuân mới với ngàn cánh mai vàng. Nụ cười trên môi
  • Mùa Xuân Gởi Em (+ Minh Kỳ)
    Nghe gió xuân hay rằng xuân đã về. Gói tâm tình vào trong bao ý thơ
  • Nét Đẹp Thiên Thần
    Ngày xưa Anh ví Em như thiên thần. Làn môi Em thắm hơn bao mùa xuân
  • Nếu Hai Đứa Mình (+ Anh Bằng)
    Nếu hai đứa mình không về cùng chung lối đường. Thì dù hoa thắm chỉ là màu thắm không hương
  • Tấm Ảnh Ngày Xưa
    Ngày xưa Em đến thăm tặng tôi một chiếc hình. Ghi nhớ ngày chúng mình vừa quen nhau
  • Thương Đời Hoa
    Buồn viết nêm bài ca. Vì nhớ thương đời hoa
  • Tình Yêu Trả Lại Trăng Sao
    Thôi hết rồi người đã xa tôi. Quên hết lời thề ngày xa xôi
Nhạc Phẩm của Lê Minh Bằng (Mạc Phong Linh và Mai Thiết Lĩnh)
  • Chai Đá
    Một người qua đường trông một em bé chết trong thảm thương. Lòng người không buồn mau dồn chân bước nét vui bình thường
  • Đám Cưới Nhà Binh
    Đừng chê Anh lính đám cưới nhà binh Em ơi. Em sẽ là cô dâu đẹp tuyệt vời
  • Đêm Nguyện Cầu
    Hãy lắng tiếng nói vang trong tâm hồn mình người ơi. Con tim chân chính không bao giờ biết nói dối
  • Hai Mùa Mưa
    Mùa mưa lần trước anh về đây ghé thăm tôi. Tình xưa bạn cũ gặp nhau đêm ấy mưa rơi
  • Chuyện Tình Lan Và Điệp 1 (Mạc Phong Linh và Mai Thiết Lĩnh)
    Tôi kể người nghe đời Lan và Điệp, một chuyện tình cay đắng

Lê Hoàng Long
Tên là Lê Hoàng Long. Sinh năm 1930 ở Sơn Tây.
Di cư vào Miền Nam sau 1954. Nhạc sĩ đánh đàn
Được biết qua bài hát “Gợi Giấc Mơ Xưa”
Nhạc Phẩm của Lê Hoàng Long
  • Gợi Giấc Mơ Xưa (1955)
    Ngày mai lênh đênh trên sông Hương. Theo gió mơ hồ hồn về đâu

Lê Mộng Nguyên
Tên là Lê Mộng Nguyên. Sinh năm 1930 tại Huế
Năm 1950 Du học ở Pháp. Hành nghề Luật sư và dạy Luật.
Lấy vợ người Pháp và sống bên Pháp.
Nhạc Phẩm của Lê Mộng Nguyên
  • Trăng Mờ Bên Bờ Suối (1949)
    Người hẹn cùng ta đến bên bờ suối. Rừng chiều mờ sương ánh trăng mờ chiếu

Lê Thương (1914-1996)
Tên là Ngô Đình Hộ. Sinh tại Hà Nội
Vào Miền Nam năm 1941.
Chết ở Sài Gòn
Nhạc Phẩm của Lê Thương
  • Học Sinh Hành Khúc
    Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau. Học sinh xây đời niên thiếu trên bao công lao
  • Hòn Vọng Phu 1
    Lệnh vua hành quân trống kêu dồn. Quan với quân lên đường
  • Hòn Vọng Phu 2
    Người vọng phu trong lúc gió mưa. Bế con đã hoài công để đứng chờ
  • Hòn Vọng Phu 3
    Nơi phía nam giữa núi mờ. Ai bế con mãi ngóng chờ
  • Lòng Mẹ Việt Nam
    Bài Tư bán hàng có bốn người con. Thằng Hai đã lớn hai em hãy còn
  • Thằng Cuội
    Bóng trăng trắng ngà có cây da to có thằng cuội già ôm một mối mơ

Lê Trạch Lựu (1931-2015)
Du học ở Pháp năm 1951. Ông có viết bài Em Tôi gởi về Việt Nam và được xuất bản năm 1955.
Không có về Việt Nam
Chết ở Canada.
Nhạc Phẩm của Lê Trạch Lựu
  • Em Tôi
    Em tôi ưa đứng nhìn trời xanh xanh. Mang theo đôi mắt buồn vương giấc mơ

Lê Trọng Nguyễn (1926-2004)
Tên là Lê Trọng Nguyễn. Sinh tại Quảng Nam
Năm 1983 vượt biên tỵ nạn và định cư tại Rosemead, California. Chết tại Bệnh viện City of Hope, California (2004).
Nhạc Phẩm của Lê Trọng Nguyễn
  • Nắng Chiều
    Qua bến nước xưa lá hoa về chiều. Lạnh lùng mềm đưa trong nắng lưa thưa

Lê Mộng Bảo (1923-2007)
Tên là Lê Mộng Bảo. Sinh tại Huế
Sau biến cố 1975, học tập cải tạo tới 1981.
Năm 1993 sang Mỹ theo diện HO. Định cư và chết ở San Jose, California

Lê Văn Thiện (1928-2009)
Tên là Lê Văn Thiện. Sinh tại Sài Gòn
Nhạc trưởng chuyên về Hòa âm
Vượt biên tỵ nạn và định cư ở California từ năm 1982 cho đến khi qua đời.

Mạnh Phát (1929-1973)
Không biết tên. Sinh ở Trung Kỳ. Còn có bút hiệu là Thúc Đăng hay Tiến Đạt
Vào Miền Nam ở Sài Gòn trước 54. Hát cho Đài Phát thanh Pháp Á và Sài Gòn với Vợ là Ca sĩ Minh Diệu
Chết năm 1973 tại Sài Gòn.
Nhạc Phẩm của Mạnh Phát (hay Thúc Đăng)
  • Chuyến Đi Về Sáng (+Trần Thiện Thanh)
    Người ơi, nếu yêu rồi chớ để buồn người nơi xa xôi. Người ơi, nếu thương rồi chớ để nhạt màu son trên đôi môi
  • Nhớ Một Người (+ Hoài Linh)
    Người ơi tôi kể lại chuyện xưa bao kỷ niệm êm ái lúc tuổi còn thơ. Nhà tôi sang nhà người Em gái cách nhau con sông dài
  • Nỗi Buồn Gác Trọ (+ Hoài Linh)
    Gác lạnh về khuya cơn gió lùa. Trăng gầy nghiêng bóng cài song thưa
  • Hoa Nở Về Đêm
    Chuyện từ một đêm cuối nẻo một người tiễn một người. Đẹp tựa bài thơ nở giữa đêm sương nở tận tâm hồn
  • Phố Vắng Em Rồi (+ Ngọc Đan Thanh)
    Em đi pháo đỏ lên màu mắt. Tình cũ thề xưa lỡ hẹn rồi
  • Dấu Chân Kỷ Niệm (Thúc Đăng)
    Chuyện tình đôi mươi chan chứa không bao giờ vơi. Như giòng suối tình êm ái
  • Khúc Nhạc Đồng Quê (Thúc Đăng)
    Quê hương tôi gió chiều về trong nắng vàng. Ven bờ sông ai chờ mong bao hình bóng

Mặc Thế Nhân (1939)
Tên là Phan Công Thiệt. Sinh năm 1939 tại Gò Vấp, Gia Định
Còn viết báo
Hiện sống ở Sài Gòn (?)
Nhạc Phẩm của Mặc Thế Nhân
  • Cho Vừa Lòng Em
    Thôi rồi ta đã xa nhau kể từ đêm pháo đỏ rượu nồng. Anh đường Anh Em đường Em
  • Tương Tư 3
    Chờ Anh trong chiều nay, nắng hôn đường phố dài. Người qua đôi từng đôi, lắng nghe buồn xua tới

Minh Kỳ (1930-1975)
Tên là Nguyễn Phúc Vĩnh Mỹ. Sinh tại Nha Trang
Cháu 5 đời của vua Minh Mạng
Năm 1975 đi học tập cải tạo và chết vì lựu đạn nổ trong trại cải tạo An Dưỡng, Biên Hòa
Nhạc Phẩm của Minh Kỳ
  • Ai Nói Với Em
    Ai nói với Em nếu Anh là lính. Không biết nói yêu mỗi khi gần Em
  • Biệt Kinh Kỳ (+ Hoài Linh)
    Bạn ơi quan hà xin cạn chén ly bôi. Ngày mai tôi đã đã đi xa rồi
  • Cánh Thiệp Đầu Xuân (+ Lê Dinh)
    Hoa lá nở thắm đẹp làn môi hồng. Xuân đến rồi đây nào ai biết không
  • Chuyến Tàu Hoàng Hôn (+ Hoài Linh)
    Chiều nay tiễn nhau đi khi bóng ngả xế tà. Hoàng hôn
  • Đà Lạt Hoàng Hôn (+ Dạ Cầm)
    Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ. Màu lan tím Đà Lạt sương phủ mờ
  • Đường Chiều Sơn Cước (+ Lê Dinh)
    Chiều xưa Em tiễn bước Anh đi. Tháng năm về đây nhớ nơi kinh kỳ
  • Đường Về Khuya (+ Lê Dinh)
    Đường khuya vắng người mến thương xa vời. Mình tôi lắng hồn trong tiếng mưa rơi
  • Hạnh Phúc Đầu Xuân (+ Lê Dinh)
    Thấm thoát là đây một mùa xuân mới với ngàn cánh mai vàng. Nụ cười trên môi
  • Mưa Trên Phố Huế (+ Tôn Nữ Thụy Khương)
    Chiều nay mưa trên phố Huế. Kiếp giang hồ không bến đợi
  • Mùa Xuân Gởi Em (+ Lê Dinh)
    Nghe gió xuân hay rằng xuân đã về. Gói tâm tình vào trong bao ý thơ
  • Người Ấy Là Anh (+ Thu Hồ)
    Ai đã ra đi vì nước nhà rửa thù chung. Ai đã hy sinh nơi chiến trường quên thân mình
  • Nha Trang
    Nha Trang là miền quê hương cát trắng. Có những đêm nghe vọng lại
  • Thương Về Xứ Huế
    Mây vương khói chiều, xứ Huế đẹp yêu kiều. Ngơ ngẩn lòng du khách những chiều xưa
  • Tình Đời/Duyên Kiếp Cầm Ca (+ Vũ Chương/Anh Bằng)
    Khi biết Em mang kiếp cầm ca đêm đêm phòng trà dâng tiếng hát cho người bỏ tiền mua vui
  • Tôi Đã Gặp
    Tôi đã gặp Anh người Anh quá hiên ngang đi xây cuộc đời vì lứa tuổi đôi mươi
  • Xuân Đã Về
    Xuân đã về, xuân đã về. Kìa bao ánh xuân vàng tràn lan mênh mông

Nghiêm Phú Phi (1930-2008)
Tên là Nghiêm Phú Phi. Sinh tại Sài Gòn
Năm 1985 tỵ nạn định cư tại Mỹ. Chết tại Mỹ (2008)
Nhạc trưởng chuyên về Hòa âm.

Ngọc Bích (1924-2001)
Tên là Nguyễn Ngọc Bích. Sinh tại Hà Nội
Di cư vào Miền Nam sau 54.
Di tản sau biến cố 75. Định cư và chết tại Los Angeles, 1 tuần sau khi dự đám ma Hoàng Thi Thơ.
Nhạc Phẩm của Ngọc Bích
  • Mộng Chiều Xuân
    Gió chiều thầm vương bao nhớ nhung. Người yêu thoáng qua trong giấc mộng
  • Trở Về Bến Mơ
    Ngày nào một giấc mơ. Đâu những đêm trăng mờ ai ngóng chờ
  • Suy Tôn Ngô Tổng Thống (+ Thanh Nam)
    Ai bao năm vì sông núi quên thân mình. Cứu đất nước thề tranh đấu cho tự do

Ngọc Sơn
Tên là Thái Ngọc Sơn. Sinh năm 1934 tại Sài Gòn
Sống tại Sài Gòn
Nhạc Phẩm của Ngọc Sơn
  • 100 phần 100 (+ Tuấn Hải)
    Một trăm phần trăm Em ơi một trăm phần trăm

Nguyễn Hiền (1927-2005)
Tên là Nguyễn Hiền. Sinh tại Hà Nội
Di cư vào Nam sau 54.
Ở lại Việt Nam sau 30-4-75. Năm 1978 bị quy là dính líu vào tổ chức phục quốc nên bị giam cho đến 1980.
Định cư tại Mỹ diện ODP (1988). Chết tại California
Nhạc Phẩm của Nguyễn Hiền
  • Anh Cho Em Mùa Xuân
    Anh cho Em mùa xuân. Nụ hoa vàng mới nở, chiều đông nào nhung nhớ
  • Em Là Vì Sao Sáng
    Trang hỡi Trang, Em là vì sao sáng. Giữa khung trời mây trắng với thăng thanh
  • Về Đây Anh (Em) (+ Nhật Bằng)
    Người ơi, nước Nam của người Việt Nam. Vì đâu oán tranh để lòng nát tan
  • Từ Giã Thơ Ngây
    Từ giã thơ ngây Em đi lấy chồng. Người ấy hay tin có buồn lắm không

Nguyễn Hữu Ba (1914-1997)
Tên là Nguyễn Hữu Ba. Sinh tại Quảng Trị
Chết tại Sài Gòn
Nhạc Phẩm của Nguyễn Hữu Ba
  • Lý Ngựa Ô
    Khớp con ngựa ngựa ô. Khớp con ngựa ngựa ô. Ngựa ô Anh khớp, Anh khớp cái kiệu vàng

Nguyễn Hữu Thiết (1928-2002)
Tên là Nguyễn Hữu Thiết. Sinh tại Phan Thiết.
Vợ là Ca sĩ Ngọc Cẩm. Nổi danh là đôi Song ca Ngọc Cẩm Nguyễn Hữu Thiết.
Chết tại Sài Gòn
Nhạc Phẩm của Nguyễn Hữu Thiết
  • Chàng Là Ai
    Này chàng, từ hậu phương hay biên cương. Nơi đây chàng đến, áo vương bụi đường

Nguyễn Văn Đông (1932)
Tên là Nguyễn Văn Đông. Sinh năm 1932 tại Sài Gòn
Sau biến cố 75, đi học tập cải tạo cho tới năm 1985. Về sống ở Phú Nhuận, Sài Gòn.
Nhạc Phẩm của Nguyễn Văn Đông
  • Chiều Mưa Biên Giới
    Chiều mưa biên giới Anh đi về đâu. Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu
  • Hải Ngoại Thương Ca
    Một mùa thương kết muôn hoa lòng. Người về đây nối câu tâm đồng
  • Khi Đã Yêu (Phượng Linh)
    Khi đã yêu thì mơ mộng nhiều. Mơ ngày mai pháo nhuộm đường vui
  • Khúc Tình Ca Hàng Lớp Lớp
    Còn đây giây phút nầy. Còn nghe tiếng hát nụ cười xinh tươi
  • Mấy Dặm Sơn Khê
    Anh đến thăm áo Anh mùi thuốc súng. Ngoài trời mưa khuya lê thê qua ngàn chốn sơn khê
  • Mùa Sao Sáng
    Một mùa sao sáng đêm Noel chúa sinh ra đời. Người hẹn cùng tôi ngày về khi đất nước yên vui
  • Nhớ Một Chiều Xuân
    Chiều nay thấy hoa cười chợt nhớ một người. Chạnh lòng tôi khơi bao niềm nhớ
  • Phiên Gác Đêm Xuân
    Đón Giao Thừa một phiên gác đêm. Chào xuân đến súng xa vang rền
  • Sắc Hoa Màu Nhớ
    Hoa phượng rơi đón mùa thu tới. Màu lưu luyến nhớ quá thu ơi
  • Về Mái Nhà Xưa
    Về đây ngơ ngác chim bay tìm đàn. Về đây hoang vắng lạnh buốt cung đàn

Nhật Bằng (1930-2004)
Tên là Trần Nhật Bằng. Sinh tại Hà Nội
Sau biến cố 75 học tập cải tạo 7 năm.
Năm 1990 định cư theo diện HO và chết tại Virginia.
Nhạc Phẩm của Nhật Bằng
  • Ánh Sáng Miền Nam (+ Xuân Lôi)
    Trời bình minh lên. Ngàn tia nắng hồng huy hoàng
  • Khúc Nhạc Ngày (Mừng) Xuân
    Ngàn hoa thắm tươi hé môi mừng chào đón xuân. Bày chim tung cánh bay trên muôn cành cùng hát vang
  • Thuyền Trăng
    Thuyền trôi triền miên trên sông nhịp nhàng. Thuyền trôi lướt êm trong sương mơ màng
  • Về Đây Anh (+ Nguyễn Hiền)
    Người ơi, nước Nam của người Việt Nam. Vì đâu oán tranh để lòng nát tan

Phạm Duy (1921-2013)
Tên là Phạm Duy Cẩn. Sinh tại Hà Nội
Vợ là Ca sĩ Thái Hằng. Cha là Học giả Phạm Duy Tốn. Anh là Nhạc sĩ Phạm Duy Nhượng. Có con trai là Ca sĩ Duy Quang và có 2 con gái là Ca sĩ Thái Hiền và Thái Thảo. Thái Thảo là vợ của Ca sĩ Tuấn Ngọc (con Lữ Liên).
Vào Nam đầu thập niên 50s.
Thập niên 60s làm ở Trung Tâm Quốc Gia Điện Ảnh, đàn hát và đi ngoại quốc giới thiệu văn nghệ Việt Nam.
Năm 1975 dẫn gia đình di tản và định cư ở Tp Midway, California. Năm 2005 về sống luôn ở Quận 11, Sài Gòn cho đến khi qua đời.
Nhạc Phẩm của Phạm Duy
  • Bà Mẹ Quê
    Vườn rau xanh ngắt một màu. Có đàn có đàn gà con nương náu
  • Bao Giờ Biết Tương Tư
    Ngày nào cho tôi biết biết yêu Em rồi. Tôi biết tương tư
  • Bên Cầu Biên Giới
    Ngừng đây soi bóng bên giòng nước lũ. Cầu cao nghiêng giốc bên giòng sông sâu
  • Bến Xuân 2 (nhạc: Văn Cao)
    Nhà tôi nay vẫn còn ngơ ngác. Em vắng tôi một chiều
  • Cây Đàn Bỏ Quên
    Hôm xưa tôi đến nhà Em. Ra về mới biết rằng quên cây đàn
  • Chiếc Bóng Bên Đường
    Tình Em như chiếc bóng bên đường. Người yêu gần nhưng vĩnh viễn xa hơn
  • Chiến Sĩ Vô Danh (+ Bùi Công Kỳ)
    Mờ trong bóng chiều. Một đoàn quân thấp thoáng. Núi cây rừng
  • Chuyện Tình Buồn
    Năm năm rồi không gặp. Từ khi Em lấy chồng
  • Còn Chút Gì Để Nhớ
    Phố núi cao phố núi đầy sương. Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
  • Con Đường Tình Ta Đi
    Con đường tình ta đi với bàn chân nhỏ bé. Con đường chiều thủ đô, con đường bụi mờ
  • Con Đường Vui
    Kìa đoàn người tưng bừng về trong cơn gió. Hồn như đám mây trắng lửng lơ
  • Cửu Long Giang/Về Miền Nam
    Cửu Long Giang gió về vui trên sóng sông. Uốn quanh như chín con rồng ôm chặc đứa con
  • Đố Ai
    Đố ai biết lúa mấy cây
  • Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng (thơ: Phạm Thiên Thư)
    Rằng xưa có gả từ quan. Lên non tìm động hoa vàng ngủ say
  • Đừng Bỏ Em Một Mình
    Đừng bỏ Em một mình, đừng bỏ Em một mình. Trời lạnh quá, trời lạnh quá
  • Đừng Xa Nhau
    Đừng xa nhau. Đừng quên nhau. Đừng rẽ khúc tình nghèo
  • Em Bé Quê
    Ai bảo chăn trâu là khổ. Chăn trâu sướng lắm chứ
  • Em Hiền Như Ma Soeur
    Đưa Em về dưới mưa. Nói năng chi cũng thừa
  • Gánh Lúa
    Mênh mông mênh mông gánh lúa mênh mông. Lúc trời mà rạng đông ư rạng đông
  • Giòng Sông Xanh
    Một giòng xanh xanh. Một giòng tràn mênh mông
  • Giọt Mưa Trên Lá
    Giọt mưa trên lá. Nước mắt mẹ già. Lã chã đầm đìa trân xác con lạnh giá
  • Hai Năm Tình Lận Đận
    Hai năm tình lận đận. Hai đứa cùng xanh xao
  • Hẹn Hò
    Một người ngồi bên kia sông. Im nghe nước chảy về đâu
  • Hoa Rụng Ven Sông
    Giờ đây trên sông hoa rụng tơi bời. Giờ đây Em ơi cơn mộng tan rồi
  • Hoa Xuân
    Xuân vừa về trên bãi cỏ non. Gió xuân đưa lá vàng xuôi nguồn
  • Huyền Sử Một Người Mang Tên Quốc
    Ngày xưa khi Anh vừa khóc chào đời. Mẹ yêu theo gương người trước chọn lời
  • Khi Xưa Ta Bé
    Khi xưa ta bé ta chơi. Đôi ta chơi bắn súng khơi khơi
  • Khối Tình Trương Chi
    Đêm năm xưa khi cung đàn lên tơ. Hoa lá quên giờ tàn. Mây trắng bay tìm đàn
  • Khúc Hát Thanh Xuân
    Ngày ấy khi xuân ra đời. Một trời bình minh có lũ chim vui
  • Kiếp Nào Có Yêu Nhau
    Đừng nhìn Em nữa Anh ơi. Hoa xanh đã phai rồi
  • Kỷ Vật Cho Em (thơ: Linh Phương)
    Em hỏi Anh Em hỏi Anh bao giờ trở lại. Xin trả lời xin trả lời mai mốt Anh về
  • Một Bàn Tay
    Bàn tay đưa Anh ra khỏi lòng người. Một đêm kêu lên hơi thở tuyệt vời
  • Mùa Thu Chết
    Ta ngắt đi một chùm hoa thạch thảo. Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi
  • Mùa Thu Paris
    Mùa thu Paris. Trời bước ra đi. Hẹn nhau quán nhỏ
  • Ngậm Ngùi (thơ: Huy Cận)
    Nắng chia nửa bãi chiều rồi. Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá sầu
  • Ngày Đó Chúng Mình
    Ngày đó có Em đi nhẹ vào đời. Và mang theo trăng sao đến với lời thơ nuối
  • Ngày Trở Về
    Ngày trở về anh bước lê trên quảng đường đê đến bên lũy tre. Nắng vàng hoe vườn rau trước hè chờ đón người về
  • Ngày Xưa Hoàng Thị (thơ: Phạm Thiên Thư)
    Em tan trường về. Đường mưa nho nhỏ
  • Nghìn Thu
    Nghìn thu Anh là suối trên nguồn. Thành sông Anh đi xuống Anh tuôn tràn biển mơ
  • Nghìn Trùng Xa Cách
    Nghìn trùng xa cách người đã đi rồi. Còn gì đâu nữa mà khóc với cười
  • Người Về
    Mẹ có hay chăng con về. Chiều nay thời gian đứng im để nghe
  • Nguyên Vẹn Hình Hài
    Ai có về vùng trời Gia Định. Hay xuôi sông về bến Cần Thơ
  • Nha Trang Ngày Về
    Nha Trang ngày về. Mình tôi trên bãi khuya
  • Nhớ Người (Ra) Đi
    Ai có nghe tiếng hát hành quân xa. Mà không nhớ thương người mẹ già
  • Nhớ Người Thương Binh
    Chiều về chiều về trên cánh đồng xanh. Có nàng gánh lúa cho Anh ra đi giết thù
  • Nụ Tầm Xuân
    Trèo lên lên trèo lên. Trèo lên lên trèo lên. Lên cây bưởi hái hoa
  • Nước Mất Mùa Thu
    Nước mắt mùa thu khóc ai trong chiều. Hàng cây trút lá nghĩa trang đìu hiu
  • Nước Non Ngàn Dặm Ra Đi
    Nước non ngàn dặm ra đi. Dù đường thiên lý xa vời
  • Nương Chiều
    Chiều ơi, lúc chiều về rợp bóng nương khoai, trâu bò về giục mõ xa xôi
  • Phố Buồn
    Đường về đêm đêm mưa rơi ướt bước chân Em
  • Phượng Yêu
    Yêu người như lá đỗ chiều đông. Như mây hồng chưa tím
  • Quê Nghèo
    Làng tôi không xa kinh kỳ sáng chói. Có những cánh đồng cát dài
  • Thà Như Giọt Mưa
    Thà như giọt mưa vỡ trên tượng đá
  • Thuyền Viễn Xứ
    Chiều nay sương khói lên khơi. Thùy dương rũ bến tơi bời
  • Tiễn Em (Thơ: Cung Trầm Tưởng)
    Lên xe tiễn Em đi. Chưa bao giờ buồn thế. Trời mùa đông Paris
  • Tiếng Đàn Tôi
    Đời lạnh lùng trôi theo giòng nước mắt. Với bao tiếng tơ xót thương đời
  • Tiếng Hò Miền Nam
    Nhà Bè nước chảy chia đôi. Ai về Gia Định Đồng Nai thì về.
  • Tiếng Sáo Thiên Thai
    Xuân tươi. Êm êm ánh xuân nồng. Nâng niu sáo bên rừng
  • Tiếng Thu (thơ: Lưu Trọng Lư)
    Em không nghe mùa thu. Dưới trăng mờ thổn thức
  • Tình Ca
    Tôi yêu tiếng nước tôi. Từ khi mới ra đời. Mẹ hiền ru những câu xa vời
  • Tình Hoài Hương
    Quê hương tôi có con sông dài xinh xắn. Nước tuôn trên đồng vuông vắn
  • Tình Khúc Chiến Trường
    Gửi tới Em gửi tới Em gửi tới Em, một hạt mưa lẻ loi, một hạt mưa trong đêm tối, mưa bay dài
  • Tình Nghèo
    Nhớ nhớ thuở nào. Anh (lơ) cày thuê, Em (lơ) dắt trâu
  • Tình Tự Tin
    Tình bằng có cái trống cơm. Khen ai khéo vỗ, ấy...tay mà vui tay
  • Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài
    Thuở ấy Em vừa thôi kẹp tóc. Thuở ấy Anh vừa thôi học xong
  • Tôi Ước Mơ
    Sáng nay vừa thức dậy. Nghe tin Em gục ngã nơi chiến trường
  • Trả Lại Em (Anh) Yêu
    Trả lại Em yêu khung trời Đại học. Con đường Duy Tân cây dài bóng mát
  • Trả Lại Tôi Tuổi Trẻ
    Trả lại tôi là tuổi trẻ mênh mông. Chúng mình như lúa reo trên ruộng đồng
  • Trở Về Mái Nhà Xưa
    Về đây khi mái tóc còn xanh xanh. Về đây với màu gió ngày lang thang
  • Trường Ca Con Đường Cái Quan
    Hỡi Anh đi đường cái quan. Dừng chân đứng lại, dừng chân đứng lại, cho Em đây than đôi lời
  • Tưởng Như Còn Người Yêu (thơ: Lê Thị Ý)
    Ngày mai đi nhận xác chồng. Say đi để thấy mình không là mình
  • Vần Thơ Sầu Rụng
    Vần trăng từ độ lên ngôi. Năm năm bến cũ Em ngồi quay tơ
  • Về Miền Trung
    Về miền Trung, miền thùy dương bóng dừa ngàn thông. Thuyền ngược xuôi suốt một giòng sông...dài
  • Vết Thù Hằn Trên Lưng Ngựa Hoang
    Ngựa hoang nào dẫm nát tơi bời. Đồng cỏ nào xanh ngát lưng trời
  • Viễn Du
    Ra sông, biết mặt trùng dương biết trời mênh mông. Biết đời viễn vông biết ta hãi hùng
  • Việt Nam Việt Nam
    Việt Nam Việt Nam nghe từ vào đời. Việt Nam hai câu nói trên vành môi
  • Vợ Chồng Quê
    Chàng là thanh niên mạch sống khơi trên luống cày. Nói năng hiền lành như thóc với khoai
  • Xuân Ca
    Xuân trong tôi đã khơi trong một đêm vui. Một đêm một đêm gối chăn phòng the đón cha mẹ về
  • Xuất Quân
    Ngày bao hùng binh tiến lên. Bờ cõi vang lừng câu quyết chiến

Phạm Duy Nhượng (1919-1967)
Tên là Phạm Duy Nhượng. Sinh tại Hà Nội
Em là Phạm Duy. Làm Thầy giáo
Vào Miền Nam năm 1953.
Nhạc Phẩm của Phạm Duy Nhượng
  • Tà Áo Văn Quân
    Có những chiều hoa nồng nhạt say liên hoan. Bên những người hoa ngạt ngào hương tóc phấn

Phạm Đình Chương (1929-1991)
Là Ca sĩ Hoài Bắc. Tên là Phạm Đình Chương. Sinh tại Hà Nội
Từ năm 1975, di tản, định cư và chết tại California.
Nhạc Phẩm của Phạm Đình Chương
  • 10 Thương
    Một thương tóc xỏa mơ màng. Hai thương ăn nói dịu dàng mà có duyên
  • Anh Đi Chiến Dịch
    Anh đi chiến dịch xa vời. Lòng súng nhân đạo cứu người lầm than
  • Dạ Tâm Khúc (thơ: Thanh Tâm Tuyền)
    Đi đi chúng ta đến công viên, nơi Anh sẽ hôn Em đắm đuối
  • Đôi Mắt Người Sơn Tây
    Thương nhớ ơ hờ thương nhớ ai. Sông xa từng lớp lớp mưa dài
  • Đón Xuân
    Xuân đã đến rồi reo rắc ngàn hồn hoa xuống đời. Vui trong bình minh
  • Được Mùa
    Con cò cò bay lả lả bay qua. Bay qua qua ruộng lúa bay về về đồng xanh. Tình tính tang
  • Hò Leo Núi
    Vượt đèo vượt nương. Dô! Đi qua đồng hoang. Dô!
  • Hội Trùng Dương: Tiếng Sông Hồng, Tiếng Sông Hương, Tiếng Sông Cửu Long
    Trùng dương, trùng dương, trùng dương, trùng dương. Chốn đây ngàn phương. Có ba giòng sông
  • Ly Rượu Mừng
    Ngày xuân nâng chén. Ta chúc nơi nơi. Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi
  • Mắt Buồn
    Đôi mắt Em lặng buồn. Nhìn thôi mà chẳng nói. Tình đôi ta vời vợi. Có nói cũng không cùng
  • Màu Kỷ Niệm
    Nhớ ngày nào tan trường về chung lối. Mắt thuyền sương nghiêng nón ngất ngây đời
  • Mộng Dưới Hoa (trích thơ của Đinh Hùng)
    Chưa gặp Em tôi vẫn nghĩ rằng. Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng
  • Mưa Sài Gòn Mưa Hà Nội
    Mưa hoàng hôn. Trên thành phố buồn gió heo may vào hồn
  • Nửa Hồn Thương Đau
    Nhắm mắt cho tôi tìm một thoáng hương xưa. Cho tôi về đường cũ nên thơ
  • Sáng Rừng
    Rừng xanh lên bao sức sống. Ú u ú u. Ngàn cây xôn xao đón hương nồng
  • Thuở Ban Đầu
    Sao không thấy Em lại. Để cùng anh thẩn thơ. Trước sân trăng vòi vọi
  • Tiếng Dân Chài
    Đêm dâng với ngọn triều. Dô à dô kéo thuyền nhổ neo
  • Xóm Đêm
    Đường về canh thâu. Đêm khuya ngõ sâu như không mầu, qua phên vách có bao mái đầu

Phạm Mạnh Cương (1933)
Tên là Phạm Mạnh Cương. Sinh năm 1933 tại Huế
Năm 1980 vượt biên tỵ nạn từ Cà Mau.
Định cư ở Montreal, Canada.
Nhạc Phẩm của Phạm Mạnh Cương
  • Cho Nhau Lời Nguyện Cầu
    Đừng sầu đừng trách nếu ai hững hờ. Ai đã lạnh lùng ai có giận hờn
  • Giã Từ Cố Đô
    Một sớm mưa nhiều tôi rời thành xưa. Sông nước tiêu điều nhỏ lệ buồn đưa
  • Nhạc Khúc Mừng Xuân
    Đàn chim tung bay trong cánh dưới ánh nắng hồng mừng xuân mới. Ngàn hoa tươi khoe chim hót ríu rít trên cành chào xuân tới
  • Thu Ca
    Lạnh lùng sương rơi heo may. Buồn ngơ ngác bóng chim bay
  • Thung Lũng Hồng
    Gọi gió trên thung lũng hồng mây trôi bềnh bồng. Hạt nắng lung linh tím dần mong mênh thu vàng
  • Thương Hoài Ngàn Năm
    Ngàn năm thương hoài một bóng người thôi. Tình đã khơi rồi mộng khó nhạt phai.
  • Tình Yêu Còn Đó
    Tình yêu còn đó Em lo sợ gì. Vì Anh còn nhớ trăng thanh ngày xưa
  • Tóc Em Chưa Úa Nắng Hè
    Rồi nắng hạ tàn phai. Cơn mê tình ái. Rã rời lạc lối
  • Loài Hoa Không Vỡ
    Một loài hoa không vỡ. Đó là loài hoa nở trong vườn yêu
  • Mắt Lệ Cho Người Tình
    Rồi đây mây trên đồi vắng. Lang thang tìm phiến đá xưa rêu mòn

Phạm Thế Mỹ (1930-2009)
Tên là Phạm Thế Mỹ. Sinh ở Bình Định.
Theo kháng chiến. Sau 54 ở lại nằm vùng ở Miền Nam dạy ở trường Bồ Đề ở Sài Gòn.
Chết ở Sài Gòn.
Nhạc Phẩm của Phạm Thế Mỹ
  • Bông Hồng Cài Áo
    Một bông hồng cho Em. Một bông hồng cho Anh. Và một bông hồng cho những ai cho những ai đang còn mẹ
  • Nắng Lên Xóm Nghèo
    Đây xóm nghèo quê tôi khi nắng lên. Hương lúa ngọt tình quê thêm trìu mến.
  • Những Ngày Xưa Thân Ái
    Những ngày xưa thân ái Anh gửi lại cho ai. Gió mùa xuân êm đưa. Mang hàng cau lưa thưa
  • Thương Quá Việt Nam
    Em nghe gì không hỡi Em. Con chim nó hát vang đầu hè
  • Tóc Mây
    Theo gió heo may đêm đêm gọi tình. Một trời áo tím trong mắt trên môi
  • Trăng Tàn Trên Hè Phố
    Tôi lại gặp Anh người trai nơi chiến tuyến. Súng trên vai bước về qua đường phố

Phạm Trọng Cầu / Phạm Trọng (1935-1998)
Sinh tại PnomPenh, Campuchia về ở Sài Gòn
Theo kháng chiến bị thương phải cưa chân. Năm 1953 học trường QGAN Sải Gòn và du học Pháp năm 1962.
Về nước (1969) dạy trường QGAN và nằm vùng nên bị bắt giam (72-75)
Chết ở Sài Gòn.
Nhạc Phẩm của Phạm Trọng Cầu
  • Mùa Thu Không Trở Lại (1962, viết bên Pháp)
    Em ra đi mùa thu. Mùa thu không trở lại. Em ra đi mùa thu. Sương mờ giăng âm u
  • Trường Làng Tôi
    Trường làng tôi, cây xanh lá vây quanh. Muôn chim hót vang lên êm đềm

Phó Quốc Lân (1933-2012)
Tên là Phó Quốc Lân. Sinh tại Hà Nội
Di cư vào Miền Nam sau 54. Sau biến cố 75 tiếp tục làm việc tại Trung Tâm Điện Ảnh.
Năm 1978 vượt biên thì bị bắt ở tù Côn Đảo 1 năm rồi về làm lại
Năm 1981 vượt biên tỵ nạn thành công. Định cư ở Texas với anh là Phó Quốc Thăng. Chết tại Houston.
Nhạc Phẩm của Phó Quốc Lân
  • Hương Lúa Miền Nam
    Hương lúa mênh mông. Tràn miền Nam ngát thơm nồng
Nhạc Phẩm của Phó Quốc Thăng
  • Dựng Một Mùa Hoa (+ Hoài An)

Song Ngọc
Tên là Nguyễn Ngọc Thương. Sinh năm 1943 tại Long Xuyên
Em là Ca sĩ Kiều Oanh
Từ năm 1975, di tản và định cư ở Houston.
Nhạc Phẩm của Song Ngọc
  • 1 Chuyến Bay Đêm (+ Hoài Linh)
    Giữa lòng trời khuya muôn ánh sao hiền. Người trai đi viết câu chuyện một chuyến bay đêm
  • Chúng Mình Ba Đứa / Lời Người Bộ Binh (+ Hoài Linh)
    Mình có ba người vừa đúng nét hai mươi. Những chiều mây lưng trời tầm mắt hướng xa xôi
  • Nó Và Tôi (+ Vọng Châu?)
    Tôi nó sinh ra nhằm chinh chiến mới quen nhau mà thương mến. Nó quê ngoài kia từ lâu lắm chưa lần về
  • Thiệp Hồng Anh Viết Tên Em
    Hôm ấy Anh đi mình với mình chưa quen. Tình những chưa thành tên
  • Thương Vợ Hiền
    Tôi ở đơn vị xa. Đã lâu không về nhà. Khu chiến từng quen tên
  • Yêu Cái Đèn Cù
    Thắp cái đèn cù, thắp! Tít tít mù mù tít!

Thanh Bình (1932-2014)
Tên là Nguyễn Ngọc Ninh. Sinh tại Bắc Ninh
Di cư vào Nam sau 54. Chết ở Sài Gòn
Nhạc Phẩm của Thanh Bình
  • Lá Thư Về Làng
    Từ miền Nam, viết thư về thăm xóm làng. Sắt son gửi trong mấy hàng.
  • Những Nẻo Đường Việt Nam
    Những nẻo đường Việt Nam. Suốt từ Cà Mau thẳng tới Nam Quan. Ôi những nẻo đường Việt Nam
  • Tình Lỡ
    Thôi rồi còn chi đâu Em ơi. Có còn lại chăng dư âm thôi

Thanh Sơn (1940-2012)
Tên là Lê Văn Thiện. Sinh tại Sóc Trăng
Chết tại Sài Gòn
Nhạc Phẩm của Thanh Sơn
  • 3 Tháng Tạ Từ
    Người ơi thắm thoát niên học hết rồi. Chúc đi cạn lời giây phút ly bôi
  • Gót Phiêu Du
    Chiều nay trên núi đồi hoang sơ nghe tiếng gió xa đưa gợi niềm thương. Về đây sau bao ngày phong sương ôi nhung nhớ trong tim nghẹn ngào tình quê hương
  • Lưu Bút Ngày Xanh
    Lòng xao xuyến mỗi khi hoa phượng rơi. Nhắc lại câu chuyện buồn
  • Mùa Hoa Anh Đào
    Mùa xuân sang có hoa anh đào. Màu hoa tôi trót yêu từ lâu
  • Mười Năm Tái Ngộ
    Suốt đêm không ngủ bên tách cà phê đen chúng ta ôn chuyện đời
  • Nỗi Buồn Hoa Phượng
    Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn. Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương

Thăng Long (1936-2008)
Tên là Nguyễn Văn Thành. Sinh tại Hải Phòng
Năm 15 tuổi (1951) vào Nam hát dạo với 1 nghệ sĩ mù. Làm công chức. Nổi danh với bài Quen Nhau Trên Đường Về (1963) nên có Ban Nhạc Hồ Gươm ở Đài Phát thanh Quân Đội.
Sau 1975 về sống và chết ở Sóc Trăng.
Nhạc Phẩm của Thăng Long
  • Quen Nhau Trên Đường Về (1963)
    Chiều nay có phải Anh ra miền Trung. Về thăm quê mẹ cho Em về cùng. Rồi ta sẽ đi chung chuyến tàu

Thẩm Oánh (1916-1996)
Tên là Thẩm Ngọc Oánh. Sinh tại Hà Nội
Di cư vào Nam sau 54
Năm 1991 định cư nhờ gia đình bảo lãnh và chết ở Washington DC (1996)
Vợ là em họ của Dương Thiệu Tước
Nhạc Phẩm của Thẩm Oánh
  • Nhà Việt Nam
    Nhà Việt Nam Nam Bắc Trung sáng trưng Á Đông. Bốn ngàn năm đó văn hóa xây đắp bao kỳ công
  • Thiếu Phụ Nam Xương
    Ai đời còn nhớ chăng. Xóm Nam Xương có một nàng
  • Tôi Bán Đường Tơ
    Tôi bán đường tơ. Ca ca hát hát, điên điên rồ rồ. Quên quên nhớ nhớ, mơ mơ hồ hồ
  • Trưng Nữ Vương
    Trưng Nữ Vương lau phấn son mưu thù nhà. Mài gươm vang khúc toàn thấy hùng ca

Thu Hồ (1919-2000)
Tên là Hồ Thu. Sinh tại Thừa Thiên
Vào hát ở Đài Phát thanh Pháp Á từ năm 1948. Còn dạy nhạc ở các trường tư thục (như trường Nguyễn Bá Tòng...)
Năm 1991 được bảo lãnh sang Mỹ ở Nam California với con gái là Ca sĩ Mỹ Huyền. Chết tại Westminster, California.
Nhạc Phẩm của Thu Hồ
  • Khúc Ca Đồng Tháp
    Đây Tháp Mười phương Nam tôi thân yêu. Sông lúa vờn vợn trong ánh nắng chiều
  • Người Ấy Là Anh (+ Minh Kỳ)
    Ai đã ra đi vì nước nhà rửa thù chung. Ai đã hy sinh nơi chiến trường quên thân mình
  • Quê Mẹ
    Đêm khuya trăng mơ mắt trong về cõi xa mờ. Nơi xa xăm kia tôi say nhìn quê cũ dấu yêu

Trần Văn Trạch (1924-1994)
Tên là Trần Quang Trạch. Sinh tại Mỹ Tho
Anh là Nhạc sĩ Trần Văn Khê.
Con của Trần Văn Khê là Trần Quang Hải lấy Ca sĩ Bạch Yến.
Năm 1977, được phép định cư tại Pháp cho đến khi qua đời.
Nhạc Phẩm của Trần Văn Trạch
  • Ba Chàng Đi Hỏi Vợ
  • Cái Đồng Hồ Tay
    Thưa quý ngài. Mỗi người đều có một cái đồng hồ
  • Xổ Số Kiến Thiết Quốc Gia
    Kiến thiết quốc gia. Giúp đồng bào ta. Sẽ giúp bao người. Được thêm cửa nhà
Nhạc Phẩm của Trần Văn Khê
  • Đi Chơi Chùa Hương
    Hôm nay đi chùa Hương. Hoa cỏ mờ hơi sương. Cùng thầy me Em dậy. Em vấn đầu soi gương

Trịnh Hưng (1924-2008)
Tên là Nguyễn Văn Hưng. Sinh tại Bắc Ninh
Di cư vào Miền Nam sau 54
Năm 1980, con trai cả bị bắt lính sang Campuchia dánh Khmer Đỏ. Đào ngũ vì chịu khổ không nỗi nên người con bị Công an bắt và hành hung đến chết (1982). Trịnh Hưng rất phẫn uất, viết bài “Ta quyết tâm giết lũ Hồ”. Cũng vì bài nầy, Trịnh Hưng bị tù 8 năm ở Hàm Tân (1982-90). Sau khi ra tù được con gái bảo lãnh sang định cư ở Pháp và chết ở Paris (2008).
Nhạc Phẩm của Trịnh Hưng
  • Lối Về Xóm Nhỏ
    Về thôn xưa ta hát khúc hoan ca. Ngọt bông lúa tình quê thêm đậm đà
  • Lúa Mùa Duyên Thắm
    Chiều dần rơi sau mái đồi ánh trăng buông lả lơi. Nhịp chày rơi như tiếng ca thiết tha xây cuộc đời
  • Tôi Yêu
    Tôi yêu quê tôi yêu lũy tre làng đẹp xinh. Yêu con sông xanh dâng cát hoe vàng bên đình

Trọng Khương (?-?)
Nhạc sĩ đánh đàn ở Hà Nội. Di cư vào Miền Nam sau 54
Nhạc Phẩm của Trọng Khương
  • Bánh Xe Lãng Tử
    Bánh xe quay nhanh nhanh. Chiếc thân xe rung rinh. Chìm trong làn cát trắng. Xe nhịp nhàng quay bánh lướt
  • Ghen
    Hỡi cô nhân tình bé của tôi ơi. Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười
  • Về Miền Nam
    Đứng vùng lên nào bao thanh niên yêu nước. Hướng về đây miền Nam thân yêu nắng ấm

Trúc Phương (1933-1995)
Tên là Nguyễn Thiên Lộc. Sinh tại Trà Vinh
Chết tại Sài Gòn.
Nhạc Phẩm của Trúc Phương
  • 24 Giờ Phép
    Từ xa tôi về phép hai mươi bốn giờ tìm người thương trong người thương
  • Ai Cho Tôi Tình Yêu
    Ai cho tôi tình yêu của ngày thơ ngày mộng. Tôi xin dâng đôi vòng tay mở rộng
  • Bông Cỏ May
    Những ngày chưa nhập ngũ Anh hay dắt Em về vùng ngoại ô có cỏ bông may
  • Bóng Nhỏ Đường Chiều
    Ai biết ai vì đời cùng ngược xuôi chung lối mòn. Ngày Anh hai mươi tuổi Em đôi tám trăng tròn
  • Buồn Trong Kỷ Niệm
    Đường vào tình yêu có trăm lần vui có vạn lần buồn. Đôi khi nhầm lỡ đánh mất ân tình cũ
  • Chiều Cuối Tuần
    Em ơi. Tôi lên đường phố cũ tìm Em chiều hẹn hò
  • Chiều Làng Em
    Quê Em nắng vàng nhạt cô thôn. Vài mây trắng dật dờ nơi cuối trời
  • Chuyện Chúng Mình
    Đêm nay Em ngồi lặng yên nghe Anh kể chuyện xưa. Bao năm lắng trong tim
  • Con Đường Mang Tên Em
    Trở lại chuyện hai chúng mình. Khi Em vởi Anh vừa biết đam mê tình yêu tràn trề
  • Đò Chiều
    Một ngày nào trên bến cô liêu. Xóm bên sông tiêu điều. Buồn hắt hiu mây chiều
  • Hai Chuyến Tàu Đêm (+ Y Vân)
    Lòng buồn rạt rào. Nhớ hôm nào xuôi miền Trung. Chuyến xe đêm Anh gặp Em
  • Hai Lối Mộng
    Xin giã biệt bạn lòng ơi. Trao trả môi người cười. Vì hai lối mộng hai lối trông
  • Kẻ Ở Miền Xa
    Tôi ở miền xa trời quen đất lạ. Nhiều đông lắm hạ nối tiếp đi qua
  • Mưa Nửa Đêm
    Đêm chưa ngủ nghe ngoài trời đổ mưa từng hạt rơi
  • Nửa Đêm Ngoài Phố
    Buồn vào hồn không tên, thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa vào đời. Đường phố vắng đêm nao quen một người
  • Tàu Đêm Năm Cũ
    Trời đêm dần tàn tôi đến sân ga. Đưa tiễn người trai lính về ngàn
  • Tình Thắm Duyên Quê
    Tình nồng thắm xuyên qua bao mái tranh. Ngọt ngào hương thơm vương mái tóc xanh
  • Trên Bốn Vùng Chiến Thuật
    Tôi thường đi đó đây, bùn đen in dấu giày, lửa thù no đôi mắt, chân nghe lạ từng khu chiến thuật

Trường Hải
Tên là Tạ Trường Hải. Sinh năm 1938 tại Sóc Trăng
Năm 1979 vượt biên tỵ nạn tới Nam Dương. Định cư ở Orange County (từ 1980).
Nhạc Phẩm của Trường Hải
  • Những Chiều Không Có Em
    Những chiều không có Em. Ngõ hồn sao hoang vắng. Ôi dừng chân đây đường phố cũ
  • Tình Ca Người Đi Biển
    Chiều nay ra khơi. Thoáng thấy mắt Em nhuốm buồn

Tuấn Hải
Tên là Lê Xuân Nghị. Sinh năm 1939 tại Hải Phòng
Di cư vào Miền Nam sau 54. Định cư nhờ bảo lãnh ở Úc (từ năm 1990).
Nhạc Phẩm của Tuấn Hải
  • 100 phần 100 (+ Ngọc Sơn)
    Một trăm phần trăm Em ơi một trăm phần trăm
  • Phượng Buồn (+ Lê Kim Khánh)
    Em đến với Anh vào một ngày trời đẹp nắng. Một ngày phượng hồng thắm trong đôi mắt buồn xa xăm

Tuấn Khanh
Tên là Trần Ngọc Trọng. Sinh năm 1933 tại Nam Định
Di cư vào Miền Nam sau 54
Năm 1982 vượt biên tỵ nạn. Định cư ở Garden Grove, California.
Nhạc Phẩm của Tuấn Khanh
  • Chiếc Lá Cuối Cùng
    Đêm qua chưa mà trời sao vội sáng. Từng đàn chim cánh nhỏ chờ mùa sang
  • Chiều Biên Khu
    Chiều nao Anh đứng gác ngoài biên khu. Gió xa về dâng sương khói mịt mù
  • Hoa Soan Trên Thềm Cũ
    Khi nắng nhẹ vươn trên lưng đồi. Xa vắng miền quê bao năm rồi
  • Một Chiều Đông
    Dù mai Em đưa Anh về nơi mái tranh xa xôi lạnh lùng. Một đêm có ánh sao trời cao tim nao nao
  • Mùa Xuân Đầu Tiên
    Bao nhiêu thương nhớ gom thật đầy, Anh trở về thăm Em. Bao lần ngồi thâu đêm nghe mùa xuân vừa đến
  • Nỗi Niềm
    Từng hạt sương khuya hoen đôi mắt biếc. Sau khi chia tay hôn Anh một lần vội vã
  • Quán Nửa Khuya (+ Hoài Linh)
    Quán nửa khuya đèn mờ theo hơi khói. Trút tâm tư vào đêm vắn canh dài

Từ Công Phụng (1942)
Tên là Từ Công Phụng. Sinh năm 1942 tại Phan Rang (Ninh Thuận)
Vợ là Từ Dung (con gái út của Hoàng Đạo Nguyễn Tường Long), cùng hát chung ở Đại học Văn Khoa Sài Gòn (cuối thập niên 60s).
Vượt biên tỵ nạn và định cư ở Portland, Oregon (1980).
Nhạc Phẩm của Từ Công Phụng
  • Bây Giờ Tháng Mấy (1960)
    Bây giờ tháng mấy rồi hỡi Em. Lênh đênh ngàn mây trôi êm đềm
  • Giữ Đời Cho Nhau
    Ơn Em thơ dại từ trời. Theo ta xuống biển vớt đời ta trôi
  • Mãi Mãi Bên Em
    Nếu có điều gì vĩnh cửu được. Thì Em ơi đó là tình yêu chúng ta
  • Mùa Thu Mây Ngàn
    Chiều nay có mùa thu đi về. Buồn vương mây ngàn giăng khắp lối
  • Tuổi Xa Người
    Một chiều êm tay đang tay dìu nhau trên lối. Đưa Em đi nhè nhẹ vào đời.

Từ Vũ
Tên là Trần Đỗ Lộc. Sinh năm 1932 tại Hà Tây
Vào miền Nam năm 1950 và sống ở Sài Gòn
Nhạc Phẩm của Từ Vũ
  • Gái Xuân (thơ: Nguyễn Bính)
    Em như cô gái hãy còn xuân. Trong trắng thân chưa lắm bụi trần
  • *
  • Văn Giảng / Thông Đạt (1924-2013)
  • Tên là Ngô Văn Giảng. Sinh tại Thừa Thiên, Huế
  • Năm 1981 vượt biên tỵ nạn và định cư ở Úc. Chết tại Footscray, Victoria.
  • Nhạc Phẩm của Văn Giảng (VG) / Thông Đạt (TĐ)
  • Đêm Mê Linh (VG)
    Canh dài ta ngồi trong rừng cây vang âm u. Trời vắng hồn lắng tiếng sơn hà trong gió hú
  • Lục Quân Việt Nam (VG)
    Đường trường xa muôn vó câu bay dập dồn. Đoàn hùng binh trong sương lướt gió reo vang
  • Thúc Quân/Hồn Quân Reo (VG)
    Dồn trong đêm vắng ngàn tiếng đồng loa vang lừng. Đầu người lô nhô sát theo bờ núi sông hò reo
  • Ai Về Sông Tương (TĐ)
    Ai có về bên bến sông Tương. Nhắn người duyên dáng tôi thương
  • Hoa Cài Mái Tóc (TĐ)
    Mẹ Việt Nam mắt ngời sáng quắt. Nghe đâu đây tiếng vọng hòa bình

Văn Lương
Tên là Nguyễn Tấn Hiền. Sinh năm 1931 tại Bến Lức
Theo kháng chiến. Sau 54, về sống ở Cao Lãnh làm ký giả cho nhật báo (Tiếng Chuông...) với bút hiệu là Đặng Tấn.
Sau 75 sống ở miền Nam.
Nhạc Phẩm của Văn Lương
  • Trong Mùa Lúa/Tía Em Má Em (1953)
    Tía Em hừng đông đi cày bừa. Má Em hừng đông đi cày bừa. Tía Em là một người nông dân. Má Em là một người nông dân. Cùng sống trên đồng bao la

Văn Phụng (1930-1999)
Tên là Nguyễn Văn Phụng. Sinh tại Hà Nội
Vợ là Ca sĩ Châu Hà
Di cư vào Miền Nam sau 54
Từ năm 1978 vượt biên tỵ nạn, định cư và chết ở Jakarta, Nam Dương (?).
Nhạc Phẩm của Văn Phụng
  • Bên Lưng Đèo
    Hoàng hôn đã xuống đồi thông xanh xanh mơ. Một đàn chim trắng bay về xa tìm thương nhớ
  • Bức Họa Đồng Quê
    Trời xanh xanh bao la, mây trắng trắng trắng xóa. Tia nắng tưng bừng chiếu trên lúa vàng
  • Các Anh Đi
    Các Anh đi ngày ấy đã lâu rồi. Các Anh đi đến bao giờ trở lại
  • Đêm Buồn
    Đêm qua ra đứng bờ ao. Trông cá cá lặn trông sao sao mờ
  • Ghé Bến Sài Gòn (+ Huyền Linh)
    Cùng nhau đi tới Sài Gòn. Cùng nhau đi tới Sài Gòn. Thủ đô yêu dấu nước Nam tự do
  • Giã Từ Đêm Mưa
    Đêm khuya mưa rơi rơi trên đường vắng. Đôi chân lang thang tâm tư trầm lắng
  • Giấc Mộng Viễn Du (Mộng Viễn Du)
    Có ai biết chuyện tình cờ. Có ai biết đâu nào mà ngờ
  • Hôn Nhau Lần Cuối
    Cầm tay Anh khẻ nói. Khóc lóc mà làm chi. Hôn nhau một lần cuối
  • Mưa
    Mưa rơi rơi trên đường. Mưa rơi suốt canh trường
  • Nhớ Bến Đà Giang
    Ai qua bến Đà Giang. Cho tôi nhắn vài câu. Thương về mái tranh nghèo bên hàng cau
  • Ô Mê Ly (1st 1948)
    Ô mê ly. Ô mê ly, mê ly! Ô mê ly, mê ly đời ta. Ô mê ly đời sống với cây đàn
  • Suối Tóc
    Tìm đâu thấy liễu xanh xanh lả lơi. Hai đi tìm giòng suối tóc trên vai
  • Tiếng Dương Cầm
    Nhớ hôm nào mùa xuân mới sang. Muôn bầy chim ca hót vang
  • Tiếng Hát Với Cung Đàn
    Đêm nay khi ánh trăng êm đềm trong sáng. Ngân nga tiếng tơ sầu nhớ chan hòa
  • Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn
    Tôi đi giữa hoàng hôn, khi ánh chiều buông, khi nắng còn vương
  • Trăng Sơn Cước (+ Văn Khôi)
    Suốt canh tàn, một mình ta dưới trăng vàng. Đàn trầm rung khúc mơ màng
  • Vó Câu Muôn Dặm
    Một đoàn trai đi khi xuân tới. Hẹn rằng gieo tình thương khắp nơi

Võ Đức Thu (1914-?)
Tên là Võ Đức Thu. Sinh tại Sài Gòn
Ba người em đều là Nhạc sĩ: Võ Đức Tuyết, Võ Đức Hảo và Võ Đức Phấn
Nhạc Phẩm của Võ Đức Thu
  • Quyết Tiến
    Quyết tiến, ta giống dân Lạc Hồng. Liều thân sống tranh đấu giữ gìn non sông
  • Bình Minh Ca Khúc
    Bình minh tươi sáng đây đó khắp nơi. Trời xanh thắm tươi muôn vật đều vui cười

Vũ Huyến (?-1994)
Tên là Vũ Huyến. Sinh ở Miền Bắc.
Cha là Kịch sĩ Vũ Huân. Vợ đầu là Ca sĩ Minh Hoan (nên còn có bút hiệu là Vũ Minh) và vợ sau là Ca Kịch sĩ Linh Sơn (hay hát song ca với Vũ Huyến).
Di cư vào Nam năm 54.
Từ năm 1975 di tản và định cư ở Mỹ. Chết ở California.
Nhạc Phẩm của Vũ Huyến (Vũ Minh)
  • Cô Hàng Nước (1952)
    Tôi kể rằng đầu làng Ngũ Xá có nàng. Một nàng bán nước chè xanh. Người đâu trông mà duyên dáng

Vũ Thành (1926-1987)
Tên là Vũ Thành. Sinh tại Hà Nội
Di cư vào Miền Nam sau 54. Di tản sau biến cố 75. Định cư và chết tại Mỹ.
Nhạc Phẩm của Vũ Thành
  • Giấc Mơ Hồi Hương
    Lìa xa thành đô yêu dấu, một sớm khi heo may về

Xuân Tiên
Tên là Phạm Xuân Tiên. Sinh năm 1921 tại Hà Nội
Anh là Xuân Lôi
Di cư vào Miền Nam sau 54.
Được bảo lãnh định cư ở Sydney, Úc (1996).
Nhạc Phẩm của Xuân Tiên
  • Hận Đồ Bàn
    Rừng hoang vu, vùi lấp bao nhiêu uất căm hận thù. Ngàn gió ru, muôn tiếng vang trong tối tăm mịt mù
  • Khúc Hát Ân Tình
    Người từ là từ phương bắc, trải qua giòng sông sông dài. Tìm đến phương nầy một nhà thân ái
  • Về Dưới Mái Nhà
    Người ơi mau về đây. Về bên bếp hồng tay cầm tay. Cười lên chan chứa
Nhạc Phẩm của Xuân Lôi
  • Ánh Sáng Miền Nam (+ Nhật Bằng)
  • Nhạt Nắng (+ Y Vân)
  • Tiếng Hát Quê Hương (+ Y Vân)

Y Vân (1933-1993)
Tên là Trần Tấn Hậu. Sinh tại Hà Nội
Vào Nam năm 1952.
Chết năm 60 tuổi tại Sài Gòn đúng như bài hát “60 Năm Cuộc Đời” của mình viết.
Nhạc Phẩm của Y Vân
  • 20-40
    Năm Anh hai mươi, Em mới sinh ra đời. Năm Anh bốn mươi, Em mới vừa đôi mươi
  • 60 Năm Cuộc Đời
    Em ơi có bao nhiêu. Sáu mươi năm cuộc đời. Hai mươi năm đầu
  • Anh Về Thủ Đô
    Anh về thủ đô chúng tôi chờ mong. Với vạn niềm tin với muôn tình thương
  • Ảo Ảnh
    Yêu cho biết sao đêm dài. Cho quen với nồng cay. Yêu cho thấy bao lâu đài
  • Đêm Tái Ngộ
    Em đứng đây chờ Anh đã từ lâu. Sân vắng thưa người đêm cũng buồn theo
  • Hai Chuyến Tàu Đêm (+ Trúc Phương)
    Lòng buồn rạt rào. Nhớ hôm nào xuôi miền Trung. Chuyến xe đêm Anh gặp Em
  • Lòng Mẹ
    Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào. Tình mẹ tha thiết như giòng suối hiền ngọt ngào
  • Ngăn Cách
    Yêu nhau trong cuộc đời. Mơ duyên tình dài gắn bó đôi lởi. Ta quen nhau một ngày
  • Người Yêu Lý Tưởng
    Em thường hay ước mơ. Mơ người yêu lý tưởng. Với vẻ hào hoa lắm nét kiêu hùng
  • Nhạt Nắng (+ Xuân Lôi)
    Tôi thương miền quê nhớ hoàng hôn trên đất xưa. Nghe tiếng tiêu mơ màng chiều hè
  • Những Bước Chân Âm Thầm
    Từng bước từng bước thầm. Hoa vòng rừng tuyết trắng. Rặng thông già lặng câm
  • Sài Gòn (Sài Gòn Đẹp Lắm)
    Dừng chân trên bến khi chiều nắng chưa phai. Từ xa thấp thoáng muôn tà áo tung bay
  • Thúy Đã Đi Rồi (+ Nguyễn Long)
    Thúy ơi. Thúy đã đi rồi. Những ngày băng giá không tiếng cười
  • Tiếng Hát Quê Hương
    Có cô gái miền quê hát bài ca. Giữa hoa lá xinh tươi bên làn gió
  • Tình Lính
    Anh là lính đa tình. Tình non sông rất nặng. Tình hải hồ ôm mộng
  • Tình Yêu Thủy Thủ
    Mắt Em màu trùng dương. Tóc Em như sóng cồn. Gió nhẹ như hơi thở của người yêu, buồn mà duyên dáng
  • Tôi Sẽ Đưa Em Về
    Tôi sẽ đưa Em về, về miếng đất thân yêu, về kiếp sống cô liêu
  • Về Miền Tây
    Về Miền Tây. Có ai về miền Tây. Lúa mùa thơm thơm mãi
NHẠC SĨ VÀ NHẠC PHẨM (Ở MIỀN BẮC)

    Doãn Mẫn
    (1919-2007)
    Nhạc Phẩm của Doãn Mẫn
    • Biệt Ly
      Biệt ly nhớ nhung từ đây. Chiếc lá rơi theo heo may

    Đặng Thế Phong
    (1918-1942)
    Nhạc Phẩm của Đặng Thế Phong
    • Con Thuyền Không Bến
      Đêm nay thu sang cùng heo may. Đêm nay sương lam mờ chân may
    • Đêm Thu
      Vườn khuya trăng chiếu. Hoa đứng im như mắc buồn
    • Giọt Mưa Thu
      Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi.

    Đoàn Chuẩn
    (1924-2001)
    Tên là Đoàn Chuẩn. Các nhạc phẩm của Đoàn Chuẩn đều được ghi tên là Đoàn Chuẩn Từ Linh. Từ Linh (?-1992) tên là Hà Đình Thâu là bạn tri âm của Đoàn Chuẩn đã gợi cảm hứng cho Đoàn Chuẩn sáng tác. Do đó Đoàn Chuẩn đều ghi tên Từ Linh trong các nhạc phẩm của mình để tôn vinh tình bạn tri âm.
    Nhạc Phẩm của Đoàn Chẩn (+ Từ Linh)
    • Cánh Hoa Duyên Kiếp
      Từ một nơi xa xôi cách bao núi rừng suối đồi. Anh gởi mấy cánh hoa về người yêu
    • Chuyển Bến
      Chiều nay sao dâng nhanh màu tím. Và mây bay theo nhau về bến
    • Đường Về Miền Bắc / Đường Về Việt Bắc
      Chiều nay áo tím nhiều quá. Lòng thấy rộn ràng nhớ người. Đường về miền (Việt) Bắc
    • Gởi Gió Cho Mây Ngàn Bay
      Với bao tà áo xanh đây mùa thu. Hoa lá cành hàng cây đứng hững hờ
    • Gởi Người Em Gái / Gởi Người Em Gái Miền Nam
      Cành hoa tim tím bé xinh xinh báo xuân nồng. Rừng đào phong kín khép mong manh đóa hoa lòng
    • Lá Đổ Muôn Chiều
      Thu đi cho lá vàng bay. Lá rơi cho đám cưới về
    • Lá Thư
      Nhớ tới mùa thu năm xưa gửi nhau phong thư ngào ngạt hương
    • Tà Áo Xanh (Dang Dỡ)
      Gió bay từ muôn phía. Tới đây ngập hồn Anh, rồi tình lên chơi vơi
    • Thu Quyến Rũ
      Anh mong chờ mùa thu. Trời đất kia ngả màu xanh lơ
    • Tình Nghệ Sĩ
      Đây khách ly hương mấy thu vàng ấm. Nơi quán cô đơn qua bao trùng sóng

    Đỗ Nhuận
    (1922-1991)
    Nhạc Phẩm của Đỗ Nhuận
    • Đoàn Lữ Nhạc
      Ra đi khắp nơi xa vời. Gió bốn phương kìa gió bốn phương ào ào cuốn lá rơi

    Hoàng Dương
    (1933-2017)
    Nhạc Phẩm của Hoàng Dương
    • Hướng Về Hà Nội
      Hà Nội ơi hướng về thành phố xa xôi. Ánh đèn giăng mắc muôn nơi

    Hoàng Giác
    (Sinh năm 1924)
    Nhạc Phẩm của Hoàng Giác
    • Lỡ Cung Đàn
      Tha thiết gởi mấy cung đàn. Nửa chừng xuân cung đàn lỡ
    • Mơ Hoa
      Cô hái hoa tươi, hãy dừng bước chân. Trên đường thầm xa
    • Ngày Về
      Tung cánh chim tìm về tổ ấm. Nơi sống bao ngày giờ đằm thắm

    Hoàng Quý
    (1920-46)
    Nhạc Phẩm của Hoàng Quý
    • Chiều Quê
      Quê nhà tôi chiều khi nắng êm đềm. Chạy dài trên khóm cây đàn chim ríu rít ca
    • Cô Láng Giềng
      Hôm nay trời xuân bao tươi thắm. Dừng bước phiêu lưu về thăm nhà
    • Tiếng Chim Gọi Đàn
      Tiếng chim vang lừng gọi đàn trong sương sớm. Vang trong trời xa như giục lòng trong gió sương

    La Hốii
    (1920-1945)
    Nhạc Phẩm của La Hối
    • Xuân Và Tuổi Trẻ (thơ: Thế Lữ)
      Ngày thắm tươi bên đời xuân mới. Lòng đắm say bao nguồn vui sống

    Lê Trực/Hoàng Việt
    (1928-1967)
    Nhạc Phẩm của Lê Trực
    • Tiếng Còi Trong Sương Đêm
      Bến nước gió rét đò đưa khách sang. Lau xanh ven sông mờ run bóng trăng

    Lê Yên
    (1917-1998)
    Nhạc Phẩm của Lê Yên
    • Ngựa Phi Đường Xa
      Ngựa phi ngựa phi đường xa. Trên con đường cát trắng trắng xóa
    • Xuân Nghệ Sĩ Hành Khúc
      Xuân tươi xuân vui xuân đẹp trong ý thơ đẹp trong tiếng ca

    Lưu Hữu Phước
    (1921-1989)
    Nhạc Phẩm của Lưu Hữu Phước
    • Bạch Đằng Giang
      Đây Bạch Đằng Giang sông hùng dũng của nòi giống tiên rồng
    • Hội Nghị Diên Hồng
      Toàn dân nghe chăng sơn hà nguy biến. Hận thù đằng đằng
    • Lên Đàng
      Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng, kiếm nguồn tươi sánh
    • Tiếng Gọi Thanh Niên
      Nầy anh em ơi tiến lên đến ngày giải phóng

    Nguyễn Đình Phúc
    (1919-2001)
    Nhạc Phẩm của Nguyễn Đình Phúc
    • Cô Lái Đò (thơ: Nguyễn Bính)
      Xuân đã mang mong nhớ trở về. Lòng cô lái ở bến sông kia

    Nguyễn Thiện Tơ
    (Sinh năm 1921)
    Nhạc Phẩm của Nguyễn Thiện Tơ
    • Quanh Lửa Hồng
      Trong đêm thâu quanh ánh lửa hồng dưới ngàn cây xanh lá. Anh em ta quây quần chốn nầy cất cao muôn lời ca

    Nguyễn Văn Khánh
    (Chết năm 1976)
    Nhạc Phẩm của Nguyễn Văn Khánh
    • Chiều Vàng
      Trên đồi xanh chiều đã xuống dần. Mặt trời lấp ló sau đồi
    • Nỗi Lòng
      Yêu ai yêu cả một đời. Tình những quá khắt khe khiến cho đời ta

    Nguyễn Văn Tý
    (Sinh năm 1925)
    Nhạc Phẩm của Nguyễn Văn Tý
    • Dư Âm
      Đêm qua mơ dáng Em đang ôm đàn dìu muôn tiếng tơ. Không gian trầm lắng như âu yếm ru ai trong giấc mơ

    Nguyễn Văn Thương
    (1919-2003)
    Nhạc Phẩm của Nguyễn Văn Thương
    • Đêm Đông
      Chiều chưa đi màn đêm rơi xuống. Đâu đây buông lững lờ tiếng chuông

    Nguyễn Xuân Khoát
    (1910-1993)

    Phan Huỳnh Điểu
    (1924-2015)
    Nhạc Phẩm của Phan Huỳnh Điểu
    • Mùa Đông Binh Sĩ
      Mùa đông giá lạnh lùng gió lạnh lùng. Chim thôi bay nhìn mưa gió hãi hùng
    • Trầu Cau
      Ngày xưa có hai anh em nhà kia. Cùng yêu thương ở cùng nhau bỗng đâu chia lìa

    Tô Hải
    (Sinh năm 1927)
    Nhạc Phẩm của Tô Hải
    • Nụ Cười Sơn Cước
      Tôi nhớ mãi một chiều xuân chia phôi. Mây mờ buông xuống núi đồi

    Tô Vũ/Hoàng Phú
    (1923-2014)
    Em của Hoàng Quý.
    Nhạc Phẩm của Tô Vũ
    • Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa
      Em đến thăm Anh một chiều đông. Em đến thăm Anh một chiều mưa
    • Tạ Từ
      Rồi đây khi mùa dứt chiến chinh. Gió dâng khúc đàn thanh bình

    Trần Hoàn
    (1928-2013)
    Nhạc Phẩm của Trần Hoàn
    • Lời Người Ra Đi
      Một chiều Anh bước đi. Em tiễn chân Anh tận cuối đường. Nghe dặn lời rằng chiến đấu đừng sờn lòng
    • Sơn Nữ Ca
      Một đêm trong rừng vắng. Ánh trăng chênh chếch đầu ghềnh thấp thoáng, bóng cô sơn nữ miệng cười xinh xinh

    Tu My
    (1928-1986)
    Nhạc Phẩm của Tu My
    • Tan Tác / Hận Lòng
      Mây bao la trời đen u tối. Đêm đông trường lữ khách bâng khuâng

    Văn Cao
    (1923-1995)
    Nhạc Phẩm của Văn Cao
    • Bến Xuân 1
      Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước. Em đến tôi một lần. Bao lũ chim rừng hợp đàn trên khắp bến xuân
    • Đàn Chim Việt / Bến Xuân 3
      Về đây khi gió mùa thơm ngát. Ôi lũ chim giang hồ. Bao cánh đang cùng dật dờ trên khắp cố đô
    • Buồn Tàn Thu
      Ai lướt đi ngoài sương gió. Không dừng chân đến Em bẽ bàng
    • Cung Đàn Xưa
      Hồn cầm phong sương hình dáng xuân tàn. Ngày dần buông trôi sầu vắng cung đàn
    • Không Quân Việt Nam (KQVNCH)
      Giờ đoàn người từng vượt qua biên giới quyết chiến đấu. Đã chiếm chiến công vang trời
    • Suối Mơ
      Suối mơ, bên rừng thu vắng. Giòng nước trôi lững lờ ngoài nắng
    • Thiên Thai
      Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng. Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc tới đào nguyên
    • Trương Chi
      Một chiều xưa trăng nước chưa thành thơ. Trầm trầm không gian mới rung thành tơ

    Văn Chung
    (1914-1984)

    Việt Lang
    (1927-2008)
    Nhạc Phẩm của Việt Lang
    • Tình Quê Hương
      Ngàn dâu xanh ngắt mấy nếp tranh xa mờ. Tiếng sáo bay dập dìu đường về thôn xưa

    NHẠC PHẨM

    Những Nhạc Phẩm được chia ra 24 Tiết Mục tùy theo nội dung.

    Đề tài của Nhạc Phẩm là chú trọng tới Tình Cảm:

    • Tình Cảm đơn giản của đôi Nam Nữ thường gọi là “Nhạc Tình” (1).
    • Tình Cảm trong những Chuyện Tình có tiếng (2), trước Sắc Đẹp (3), trước Sắc Hoa (4) hay theo Tiếng Nhạc (5) và đôi khi trong lúc Biệt Ly (6).
    • Tình Cảm thể hiện trong những bối cảnh như Đồng Quê (7), đặc biệt là trong Đêm Trăng (8) hay trên Sông nước (9); Quê Hương (10); Thành Phố (11) hay Rừng Núi (12); hoặc trong khi Viễn du (13) qua nhiều Địa Danh (14).
    • Tình Cảm trong Lịch sử Chính trị (15) hay trong Đời Lính khi chiến tranh thường gọi là Tình Lính (16).
    • Tình Cảm trong Mùa Thu (17), đặc biệt là trong Mưa (18) hay lúc buổi Chiều (19); trong Mùa Hè (20), nhất là ở Học Đường (21); trong Mùa Đông (22) và trong Mùa Xuân (23).
    • Tình Cảm trong Gia Đình (24)

    Nhạc Tình

    (Nhạc Sĩ ở Miền Nam)

    • Anh Còn Nợ Em (Anh Bằng)
    • Giấc Ngủ Cô Đơn (Anh Bằng và Lê Dinh)
    • Lẻ Bóng (Anh Bằng)
    • Nếu Hai Đứa Mình (Anh Bằng và Lê Dinh)
    • Nếu Vắng Anh (Anh Bằng)
    • Nhật Ký Của Hai Đứa Mình (Anh Bằng)
    • Sầu Lẻ Bóng (Anh Bằng)
    • Tình Nồng Cháy (Anh Bằng)
    • Nhớ Nhau Hoài (Anh Việt Thu)
    • Con Đường Xưa Em Đi (Châu Kỳ)
    • Đừng Nói Xa Nhau (Châu Kỳ)
    • Giọt Lệ Đài Trang (Châu Kỳ)
    • Sao Chưa Thấy Hồi Âm (Châu Kỳ)
    • Trách Người Đi (Đan Trường)
    • Sang Ngang (Đỗ Lễ)
    • Trả Lại Anh (Đức Quỳnh)
    • Hồn Lỡ Sa Vào Đôi Mắt Em/Về Đâu Mái Tóc Người Thương (Hoài Linh)
    • Mười Năm Chuyện Cũ (Hoài Linh)
    • Cho Người Tình Lỡ (Hoàng Nguyên)
    • Đừng Trách Gì Nhau (Hoàng Nguyên)
    • Đường Nào Lên Thiên Thai (Hoàng Nguyên)
    • Túp Lều Lý Tưởng (Hoàng Thi Thơ)
    • Không Bao Giừ Quên Anh (Hoàng Trang)
    • Hai Phương Trời Cách Biệt (Hoàng Trọng)
    • Ngàn Thu Áo Tím (Hoàng Trọng)
    • Biết Nói Gì Đây (Huỳnh Anh)
    • Nếu Anh Về Bên Em (Huỳnh Anh)
    • Thuở Ấy Có Em (Huỳnh Anh)
    • Đôi Ngả Chia Ly (Khánh Băng)
    • Biết Đến Bao Giờ (Lam Phương)
    • Chờ Người (Lam Phương)
    • Duyên Kiếp (Lam Phương)
    • Em Đi Rồi (Lam Phương)
    • Em Là Tất Cả (Lam Phương)
    • Khóc Thầm (Lam Phương)
    • Ngày Buồn (Lam Phương)
    • Ngày Hạnh Phúc (Lam Phương)
    • Phút Cuối (Lam Phương)
    • Thiên Đàng Ái Ân (Lam Phương)
    • Tình Bơ Vơ (Lam Phương)
    • Tình Nghĩa Đôi Ta (Lam Phương)
    • Trăm Nhớ Ngàn Thương (Lam Phương)
    • Xin Thời Gian Qua Mau (Lam Phương)
    • Tình Yêu Trả Lại Trăng Sao (Lê Dinh)
    • Cho Vừa Lòng Em (Mặc Thế Nhân)
    • Từ Giã Thơ Ngây (Nguyễn Hiền)
    • Khi Đã Yêu (Phượng Linh=Nguyễn Văn Đông)
    • Bao Giờ Biết Tương Tư (Phạm Duy)
    • Chuyện Tình Buồn (Phạm Duy)
    • Đừng Bỏ Em Một Mình (Phạm Duy)
    • Đừng Xa Nhau (Phạm Duy)
    • Hai Năm Tình Lận Đận (Phạm Duy)
    • Kiếp Nào Có Yêu Nhau (Phạm Duy)
    • Ngậm Ngùi (Phạm Duy)
    • Ngày Đó Chúng Mình (Phạm Duy)
    • Nghìn Thu (Phạm Duy)
    • Nghìn Trùng Xa Cách (Phạm Duy)
    • Tiễn Em (Phạm Duy và Cung Trầm Tưởng)
    • Tình Tự Tin (Phạm Duy)
    • Nửa Hồn Thương Đau (Phạm Đình Chương)
    • Thuở Ban Đầu (Phạm Đình Chương)
    • Cho Nhau Lời Nguyện Cầu (Phạm Mạnh Cương)
    • Thương Hoài Nghìn Năm (Phạm Mạnh Cương)
    • Mắt Lệ Cho Người Tình (Phạm Mạnh Cương)
    • Những Ngày Xưa Thân Ái (Phạm Thế Mỹ)
    • Thiệp Hồng Anh Viết Tên Em (Song Ngọc)
    • Tình Lỡ (Thanh Bình)
    • Ghen (Trọng Khương)
    • Ai Cho Tôi Tình Yêu (Trúc Phương)
    • Buồn Trong Kỷ Niệm (Trúc Phương)
    • Chuyện Chúng Mình (Trúc Phương)
    • Hai Chuyến Tàu Đêm (Trúc Phương và Y Vân)
    • Hai Lối Mộng (Trúc Phương)
    • Nỗi Niềm (Tuấn Khanh)
    • Giữ Đời Cho Nhau (Từ Công Phụng)
    • Mãi Mãi Bên Em (Từ Công Phụng)
    • Tuổi Xa Người (Từ Công Phụng)
    • Hôn Nhau Lần Cuối (Văn Phụng)
    • 20-40 (Y Vân)
    • 60 Năm Cuộc Đời (Y Vân)
    • Ảo Ảnh (Y Vân)
    • Đêm Tái Ngộ (Y Vân)
    • Ngăn Cách (Y Vân)
    • Những Bước Chân Âm Thầm (Y Vân)
    • Tôi Sẽ Đưa Em Về (Y Vân)
    • (Nhạc Sĩ ở Miền Bắc)
    • Tà Áo Xanh/Dang Dỡ (Đoàn Chuẩn)
    • Nỗi Lòng (Nguyễn Văn Khánh)
    • Cô Láng Giềng (Hoàng Quý)

    Chuyện Tình

    (Nhạc Sĩ ở Miền Nam)

    • Chuyện Tình Trương Chi Mỵ Nương (Anh Bằng)
    • Hòn Vọng Phu 1 2 3 (Lê Thương)
    • Chuyện Tình Lan Và Điệp (Mạc Phong Linh và Mai Thiết Lĩnh)
    • Khối Tình Trương Chi (Phạm Duy)
    • Tà Áo Văn Quân (Phạm Duy Nhượng)
    • Thiếu Phụ Nam Xương (Thẩm Oánh)
    • Ai Về Sông Tương (Thông Đạt)

    (Nhạc Sĩ ở Miền Bắc)

    • Trầu Cau (Phan Huỳnh Điểu)
    • Trương Chi (Văn Cao)

    Sắc Đẹp

    (Nhạc Sĩ ở Miền Nam)

    • Cô Hàng Cà Phê (Canh Thân)
    • Thoi Tơ (Đức Quỳnh)
    • Nét Đẹp Thiên Thần (Lê Dinh)
    • Tấm Ảnh Ngày Xưa (Lê Dinh)
    • Em Tôi (Lê Trạch Lựu)
    • Khi Xưa Ta Bé (Phạm Duy)
    • Em Hiền Như Ma Soeur (Phạm Duy)
    • Vần Thơ Sầu Rụng (Phạm Duy)
    • 10 Thương (Phạm Đình Chương)
    • Mắt Buồn (Phạm Đình Chương)
    • Mộng Dưới Hoa (Phạm Đình Chương)
    • Tóc Mây (Phạm Thế Mỹ)
    • Gái Xuân (Từ Vũ)
    • Suối Tóc (Văn Phụng)
    • Cô Hàng Nước (Vũ Huyến)
    • Người Yêu Lý Tưởng (Y Vân)

    (Nhạc Sĩ ở Miền Bắc)

    • Gởi Người Em Gái (Đoàn Chuẩn)

    Hoa Lá

    (Nhạc Sĩ ở Miền Nam)

    • Chuyện Tình Hoa Sim (Anh Bằng)
    • Chuyện Hoa Ti Gôn (Anh Bằng)
    • Trúc Đào (Anh Bằng)
    • Ngọc Lan (Dương Thiệu Tước)
    • Những Đồi Hoa Sim (Dzũng Chinh)
    • Hai Sắc Hoa Ti Gôn (Hà Phương)
    • Ai Lên Xứ Hoa Đào (Hoàng Nguyên)
    • Bài Thơ Hoa Đào (Hoàng Nguyên)
    • Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím (Huỳnh Anh)
    • Cỏ Úa (Lam Phương)
    • Hoa Nở Về Đêm (Mạnh Phát)
    • Sắc Hoa Màu Nhớ (Nguyễn Văn Đông)
    • Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng (Phạm Duy)
    • Hoa Xuân (Phạm Duy)
    • Nụ Tầm Xuân (Phạm Duy)
    • Phượng Yêu (Phạm Duy)
    • Loài Hoa Không Vỡ (Phạm Mạnh Cương)
    • Bông Hồng Cài Áo (Phạm Thế Mỹ)
    • Mùa Hoa Anh Đào (Thanh Sơn)
    • Nỗi Buồn Hoa Phượng (Thanh Sơn)
    • Bông Cỏ May (Trúc Phương)
    • Phượng Buồn (Tuấn Hải và Lê Kim Khánh)
    • Chiếc Lá Cuối Cùng (Tuấn Khanh)
    • Hoa Soan Trên Thềm Cũ (Tuấn Khanh)
    • Hoa Cài Mái Tóc (Thông Đạt)

    (Nhạc Sĩ ở Miền Bắc)

    • Cánh Hoa Duyên Kiếp (Đoàn Chuẩn)
    • Mơ Hoa (Hoàng Giác)

    Âm Nhạc

    (Nhạc Sĩ ở Miền Nam)

    • Tango Dĩ Vãng (Anh Bằng)
    • Tình Đời/Duyên Kiếp Cầm Ca (Anh Bằng)
    • Một Thuở Yêu Đàn (Hoàng Trọng)
    • Mùa Hợp Tấu (Hùng Lân)
    • Kiếp Cầm Ca (Huỳnh Anh)
    • Bài Tango Cho Em (Lam Phương)
    • Nhạc Rừng Khuya (Lam Phương)
    • Thương Đời Hoa (Lê Dinh)
    • Cây Đàn Bỏ Quên (Phạm Duy)
    • Tiếng Đàn Tôi (Phạm Duy)
    • Tôi Bán Đường Tơ (Thẩm Oánh)
    • Ô Mê Ly (Văn Phụng)
    • Tiếng Dương Cầm (Văn Phụng)
    • Tiếng Hát Với Cung Đàn (Văn Phụng)
    • (Nhạc Sĩ ở Miền Bắc)
    • Tình Nghệ Sĩ (Đoàn Chuẩn)
    • Lỡ Cung Đàn (Hoàng Giác)
    • Dư Âm (Nguyễn Văn Tý)
    • Cung Đàn Xưa (Văn Cao)

    Biệt Ly

    (Nhạc Sĩ ở Miền Nam)

    • Trước Giờ Tạm Biệt (Hoài An)
    • Chuyến Tàu Hoàng Hôn (Hoài Linh và Minh Kỳ)
    • Tình Đêm Liên Hoan (Hoàng Thi Thơ)
    • Ngày Tạm Biệt (Lam Phương)
    • Phút Cuối (Lam Phương)
    • Tiễn Người Đi (Lam Phương)

    (Nhạc Sĩ ở Miền Bắc)

    • Biệt Ly (Doãn Mẫn)

    Đồng Quê

    (Nhạc Sĩ ở Miền Nam)

    • Bướm Trắng/Người Hàng Xóm (Anh Bằng)
    • Làng Tôi (Chung Quân)
    • Hương Xưa (Cung Tiến)
    • Đi Từ Ruộng Đồng Bao La (Duy Khánh)
    • Dựng Một Mùa Hoa (Hoài An)
    • Miền Quê Tôi (Hoàng Lang và Thùy Linh)
    • Đám Cưới Trên Đường Quê (Hoàng Thi Thơ)
    • Đường Xưa Lối Cũ (Hoàng Thi Thơ)
    • Duyên Quê (Hoàng Thi Thơ)
    • Rước Tình Về Quê Hương (Hoàng Thi Thơ)
    • Mộng Ban Đầu (Hoàng Trọng)
    • Nắng Đẹp Miền Nam (Lam Phương)
    • Nắng Chiều (Lê Trọng Nguyễn)
    • Khúc Nhạc Đồng Quê (Thúc Đăng=Mạnh Phát)
    • Ánh Sáng Miền Nam (Nhật Bằng)
    • Bà Mẹ Quê (Phạm Duy)
    • Đố Ai (Phạm Duy)
    • Em Bé Quê (Phạm Duy)
    • Gánh Lúa (Phạm Duy)
    • Nương Chiều (Phạm Duy)
    • Quê Nghèo (Phạm Duy)
    • Tình Ca (Phạm Duy)
    • Tình Hoài Hương (Phạm Duy)
    • Tình Nghèo (Phạm Duy)
    • Vợ Chồng Quê (Phạm Duy)
    • Được Mùa (Phạm Đình Chương)
    • Nắng Lên Xóm Nghèo (Phạm Thế Mỹ)
    • Hương Lúa Miền Nam (Phó Quốc Lân)
    • Lá Thư Về Làng (Thanh Bình)
    • Khúc Ca Đồng Tháp (Thu Hồ)
    • Lối Về Xóm Nhỏ (Trịnh Hưng)
    • Lúa Mùa Duyên Thắm (Trịnh Hưng)
    • Tôi Yêu (Trịnh Hưng)
    • Chiều Làng Em (Trúc Phương)
    • Tình Thắm Duyên Quê (Trúc Phương)
    • Trong Mùa Lúa/Tía Em Má Em (Văn Lương)
    • Bức Họa Đồng Quê (Văn Phụng)
    • Bình Minh Ca Khúc (Võ Đức Thu)
    • Tiếng Hát Quê Hương (Y Vân)
    • Nhạt Nắng (Y Vân và Xuân Lôi)
    • (Nhạc Sĩ ở Miền Bắc)
    • Chiều Quê (Hoàng Quý)

    Đêm Trăng

    (Nhạc Sĩ ở Miền Nam)

    • Khúc Nhạc Dưới Trăng (Dương Thiệu Tước)
    • Tình Lúa Duyên Trăng (Hoài An và Hồ Đình Phương)
    • Trăng Về Thôn Dã (Hoài An và Huyền Linh)
    • Gạo Trắng Trăng Thanh (Hoàng Thi Thơ)
    • Múc Ánh Trăng Vàng (Hoàng Thi Thơ)
    • Trăng Rụng Xuống Cầu (Hoàng Thi Thơ)
    • Khúc Ca Ngày Mùa (Lam Phương)
    • Đêm Buồn (Văn Phụng)

    Sông Nước

    (Nhạc Sĩ ở Miền Nam)

    • Thuyền Mơ (Dương Thiệu Tước)
    • Thuyền Trăng (Nhật Bằng)
    • Bên Cầu Biên Giởi (Phạm Duy)
    • Bến Xuân 1 2 (Văn Cao và Phạm Duy)
    • Giòng Sông Xanh (Phạm Duy)
    • Thuyền Viễn Xứ (Phạm Duy)
    • Viễn Du (Phạm Duy)
    • Tiếng Dân Chài (Phạm Đình Chương)
    • Đò Chiều (Trúc Phương)
    • (Nhạc Sĩ ở Miền Bắc)
    • Con Thuyền Không Bến (Đặng Thế Phong)
    • Chuyển Bến (Đoàn Chuẩn)
    • Cô Lái Đò (Nguyễn Đình Phúc)

    Quê Hương

    (Nhạc Sĩ ở Miền Nam)

    • Bến Cũ (Anh Việt)
    • Trở Về (Châu Kỳ)
    • Lối Về Đất Mẹ (Duy Khánh)
    • Xin Anh Giữ Trọn Tình Quê (Duy Khánh)
    • Dừng Bước Giang Hồ (Hoàng Trọng)
    • Ngày Về Quê Cũ (Khánh Băng)
    • Đường Về Quê Hương (Lam Phương)
    • Kiếp Tha Hương (Lam Phương)
    • Hải Ngoại Thương Ca (Nguyễn Văn Đông)
    • Về Mái Nhà Xưa (Nguyễn Văn Đông)
    • Thương Quá Việt Nam (Phạm Thế Mỹ)
    • Gót Phiêu Du (Thanh Sơn)
    • Quê Mẹ (Thu Hồ)
    • (Nhạc Sĩ ở Miền Bắc)
    • Ngày Về (Hoàng Giác)
    • Đàn Chim Việt (Văn Cao)
    • Tình Quê Hương (Việt Lang)

    Thành Phố

    (Nhạc Sĩ ở Miền Nam)

    • Nếu Vắng Anh (Anh Bằng)
    • Ngoại Ô Buồn (Anh Bằng)
    • Người Đi Ngoài Phố (Anh Việt Thu)
    • Mưa Đêm Ngoại Ô (Đỗ Kim Bảng )
    • Nỗi Buồn Gác Trọ (Hoài Linh và Mạnh Phát)
    • Quán Nửa Khuya (Hoài Linh và Tuấn Khanh)
    • Sao Em Không Đến (Hoàng Nguyên)
    • Nếu Đời Không Có Em (Hoàng Trang)
    • Rừng Lá Thay Chưa (Huỳnh Anh)
    • Kiếp Nghèo (Lam Phương)
    • Thành Phố Buồn (Lam Phương)
    • Phố Vắng Em Rồi (Mạnh Phát)
    • Dấu Chân Kỷ Niệm (Thúc Đăng=Mạnh Phát)
    • Tương Tư 3 (Mặc Thế Nhân)
    • Chiếc Bóng Bên Đường (Phạm Duy)
    • Còn Chút Gì Để Nhớ (Phạm Duy)
    • Con Đường Tình Ta Đi (Phạm Duy)
    • Phố Buồn (Phạm Duy)
    • Dạ Tâm Khúc (Phạm Đình Chương)
    • Trăng Tàn Trên Hè Phố (Phạm Thế Mỹ)
    • Bóng Nhỏ Đường Chiều (Trúc Phương)
    • Chiều Cuối Tuần (Trúc Phương)
    • Con Đường Mang Tên Em (Trúc Phương)
    • Nửa Đêm Ngoài Phố (Trúc Phương)

    Rừng Núi

    (Nhạc Sĩ ở Miền Nam)

    • Đồi Thông Hai Mộ (Hồng Vân)
    • Nhạc Rừng Khuya (Lam Phương)
    • Đường Lên Sơn Cước (Lê Bình)
    • Chiều Lên Bản Thượng (Lê Dinh)
    • Đường Chiều Sơn Cước (Lê Dinh và Minh Kỳ)
    • Trăng Mờ Bên Bờ Suối (Lê Mộng Nguyên)
    • Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng (Phạm Duy)
    • Thung Lũng Hồng (Phạm Mạnh Cương)
    • Bên Lưng Đèo (Văn Phụng)
    • Trăng Sơn Cước (Văn Phụng)

    (Nhạc Sĩ ở Miền Bắc)

    • Đường Về Miền Bắc (Đoàn Chuẩn)
    • Nụ Cười Sơn Cước (Tô Hải)
    • Sơn Nữ Ca (Trần Hoàn)
    • Suối Mơ (Văn Cao)
    • Thiên Thai (Văn Cao)

    Viễn Du

    (Nhạc Sĩ ở Miền Nam)

    • Khúc Thụy Du (Anh Bằng)
    • Đôi Bờ (Cung Tiến)
    • Anh Đi Về Đâu (Hoàng Nguyên)
    • Con Đường Vui (Phạm Duy)
    • Nước Non Ngàn Dặm Ra Đi (Phạm Duy)
    • Trường Ca Con Đường Cái Quan (Phạm Duy)
    • Viễn Du (Phạm Duy)
    • Hò Leo Núi (Phạm Đình Chương)
    • Những Nẻo Đường Việt Nam (Thanh Bình)
    • Bánh Xe Lãng Tử (Trọng Khương)
    • Giấc Mộng Viễn Du (Văn Phụng)
    • Vó Câu Muôn Dặm (Văn Phụng)
    • Về Dưới Mái Nhà (Xuân Tiên)
    • (Nhạc Sĩ ở Miền Bắc)
    • Đoàn Lữ Nhạc (Đỗ Nhuận)
    • Tiếng Chim Gọi Đàn (Hoàng Quý)
    • Ngựa Phi Đường Xa (Lê Yên)

    Địa Danh

    (Nhạc Sĩ ở Miền Nam)

    • Giòng An Giang (Anh Việt Thu)
    • Vỹ Dạ Đò Trăng (Canh Thân)
    • Ai Ra Xứ Huế (Duy Khánh)
    • Đi Từ Ruộng Đồng Bao La (Duy Khánh)
    • Sao Không Thấy Anh Về (Duy Khánh)
    • Thương Về Miền Trung (Duy Khánh)
    • Đêm Tàn Bến Ngự (Dương Thiệu Tước)
    • Tà Áo Tím (Hoàng Nguyên)
    • Ghé Bến Sài Gòn (Hoài Linh và Văn Phụng)
    • Chiều Cố Đô (Hoàng Thi Thơ)
    • Chiều Tây Đô (Lam Phương)
    • Hà Tiên (Lê Dinh)
    • Gợi Giấc Mơ Xưa (Lê Hoàng Long)
    • Hòn Vọng Phu 1 2 3 (Lê Thương)
    • Đà Lạt Hoàng Hôn (Minh Kỳ và Dạ Cầm)
    • Mưa Trên Phố Huế (Minh Kỳ)
    • Nha Trang (Minh Kỳ)
    • Thương Về Xứ Huế (Minh Kỳ)
    • Cửu Long Giang/Về Miền Nam (Phạm Duy)
    • Mùa Thu Paris (Phạm Duy)
    • Nguyên Vẹn Hình Hài (Phạm Duy)
    • Nha Trang Ngày Về (Phạm Duy)
    • Nước Non Ngàn Dặm Ra Đi (Phạm Duy)
    • Tiễn Em (Phạm Duy)
    • Tiếng Hò Miền Nam (Phạm Duy)
    • Trường Ca Con Đường Cái Quan (Phạm Duy)
    • Về Miền Trung (Phạm Duy)
    • Hội Trùng Dương: Tiếng Sông Hồng, Tiếng Sông Hương, Tiếng Sông Cửu Long (Phạm Đình Chương)
    • Giã Từ Cố Đô (Phạm Mạnh Cương)
    • Quen Nhau Trên Đường Về (Thăng Long)
    • Đi Chơi Chùa Hương (Trần Văn Khê)
    • Ghé Bến Sài Gòn (Văn Phụng và Huyền Linh)
    • Nhớ Bến Đà Giang (Văn Phụng)
    • Sài Gòn Đẹp Lắm (Y Vân)
    • Về Miền Tây (Y Vân)

    (Nhạc Sĩ ở Miền Bắc)

    • Hướng Về Hà Nội (Hoàng Dương)

    Lịch Sử Chính Trị

    (Nhạc Sĩ ở Miền Nam)

    • Nỗi Lòng Người Đi (Anh Bằng)
    • Bên Bờ Đại Dương (Hoàng Trọng và Hồ Đình Phương)
    • Khỏe Vì Nước (Hùng Lân)
    • Việt Nam Minh Châu Trời Đông (Hùng Lân)
    • Chuyến Đò Vỹ Tuyến (Lam Phương)
    • Học Sinh Hành Khúc (Lê Thương)
    • Suy Tôn Ngô Tổng Thống (Ngọc Bích và Thanh Nam)
    • Em Là Vì Sao Sáng (Nguyễn Hiền)
    • Về Đây Anh (Nguyễn Hiền và Nhật Bằng)
    • Huyền Sử Một Người Mang Tên Quốc (Phạm Duy)
    • Trả Lại Tôi Tuổi Trẻ (Phạm Duy)
    • Việt Nam Việt Nam (Phạm Duy)
    • Xuất Quân (Phạm Duy)
    • Mưa Sài Gòn Mưa Hà Nội (Phạm Đình Chương)
    • Nhà Việt Nam (Thẩm Oánh)
    • Trưng Nữ Vương (Thẩm Oánh)
    • Về Miền Nam (Trọng Khương)
    • Lục Quân Việt Nam (Văn Giảng)
    • Thúc Quân (Văn Giảng)
    • Hoa Cài Mái Tóc (Thông Đạt=Văn Giảng)
    • Quyết Tiến (Võ Đức Thu)
    • Giấc Mơ Hồi Hương (Vũ Thành)
    • Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên)
    • Khúc Hát Ân Tình (Xuân Tiên)

    (Nhạc Sĩ ở Miền Bắc)

    • Bạch Đằng Giang (Lưu Hữu Phước)
    • Hội Nghị Diên Hồng (Lưu Hữu Phước)
    • Lên Đàng (Lưu Hữu Phước)
    • Tiếng Gọi Thanh Niên (Lưu Hữu Phước)
    • Không Quân Việt Nam (Văn Cao)

    Tình Lính

    (Nhạc Sĩ ở Miền Nam)

    • Chuyện Một Đêm (Anh Bằng)
    • Chuyện Tình Hoa Trắng (Anh Bằng)
    • Huynh Đệ Chi Binh (Anh Bằng)
    • Nó (Anh Bầng)
    • Tím Cả Chiều Hoang (Anh Bằng)
    • Biết Trả Lời Sao (Duy Khánh)
    • Chân Đi Theo Nước (Hiếu Nghĩa)
    • Ông Lái Đò (Hiếu Nghĩa)
    • Một Chuyến Bay Đêm (Hoài Linh)
    • Biệt Kinh Kỳ (Hoài Linh)
    • Chúng Mình Ba Đứa (Hoài Linh và Song Ngọc)
    • Đầu Xuân Lính Chúc (Hoài Linh)
    • Nhịp Cầu Tri Âm (Hoài Linh)
    • Tôi Nhớ Tên Anh (Hoàng Thi Thơ)
    • Người Tình Không Chân Dung (Hoàng Trọng)
    • Giờ Nầy Anh Ở Đâu (Khánh Băng)
    • Trăng Thề (Khánh Băng)
    • Bức Tâm Thư (Lam Phương)
    • Buồn Mà Chi Em (Lam Phương)
    • Chiều Hành Quân (Lam Phương)
    • Đêm Dài Chiến Tuyến (Lam Phương)
    • Tình Anh Lính Chiến (Lam Phương)
    • Trăng Thanh Bình (Lam Phương)
    • Đám Cưới Nhà Binh (Lê Minh Bằng)
    • Đêm Nguyện Cầu (Lê Minh Bằng)
    • Chuyến Đi Về Sáng (Mạnh Phát và Trần Thiện Thanh)
    • Nhớ Một Người (Mạnh Phát và Hoài Linh)
    • Ai Nói Với Em (Minh Kỳ)
    • Người Ấy Là Anh (Minh Kỳ và Thu Hồ)
    • Tôi Đã Gặp (Minh Kỳ)
    • Trở Về Bến Mơ (Ngọc Bích)
    • 100 Phần 100 (Ngọc Sơn và Tuấn Hải)
    • Chàng Là Ai (Nguyễn Hữu Thiết)
    • Chiều Mưa Biên Giới (Nguyễn Văn Đông)
    • Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp (Nguyễn Văn Đông)
    • Mấy Dặm Sơn Khê (Nguyễn Văn Đông)
    • Mùa Sao Sáng (Nguyễn Văn Đông)
    • Phiên Gác Đêm Xuân (Nguyễn Văn Đông)
    • Chiến Sĩ Vô Danh (Phạm Duy và Bùi Công Kỳ)
    • Kỷ Vật Cho Em (Phạm Duy)
    • Ngày Trở Về (Phạm Duy)
    • Người Về (Phạm Duy)
    • Nhớ Người Ra Đi (Phạm Duy)
    • Nhớ Người Thương Binh (Phạm Duy)
    • Tình Khúc Chiến Trường (Phạm Duy)
    • Tôi Ước Mơ (Phạm Duy)
    • Tưởng Như Còn Người Yêu (Phạm Duy)
    • Xuất Quân (Phạm Duy)
    • Anh Đi Chiến Dịch (Phạm Đình Chương)
    • Đôi Mắt Người Sơn Tây (Phạm Đình Chương)
    • Tình Yêu Còn Đó (Phạm Mạnh Cương)
    • Trăng Tàn Trên Hè Phố (Phạm Thế Mỹ)
    • Nó Và Tôi (Song Ngọc)
    • Thương Vợ Hiền (Song Ngọc)
    • 24 Giờ Phép (Trúc Phương)
    • Kẻ Ở Miền Xa (Trúc Phương)
    • Tàu Đêm Năm Cũ (Trúc Phương)
    • Trên Bốn Vùng Chiến Thuật (Trúc Phương)
    • Chiều Biên Khu (Tuấn Khanh)
    • Thúc Quân (Văn Giảng)
    • Các Anh Đi (Văn Phụng)
    • Anh Về Thủ Đô (Y Vân)
    • Tình Lính (Y Vân)
    • Tình Yêu Thủy Thủ (Y Vân)
    • (Nhạc Sĩ ở Miền Nam)
    • Tiếng Còi Trong Sương Đêm (Lê Trực/Hoàng Việt)
    • Mùa Đông Binh Sĩ (Phan Huỳnh Điểu)
    • Tạ Từ (Tô Vũ)
    • Lời Người Ra Đi (Trần Hoàn)

    Mùa Thu

    (Nhạc Sĩ ở Miền Nam)

    • Hai Vì Sao Lạc (Anh Việt Thu)
    • Thu Vàng (Cung Tiến)
    • Rước Đèn Tháng Tám (Đức Quỳnh)
    • Tà Áo Cưới (Hoàng Thi Thơ)
    • Thu Sầu (Lam Phương)
    • Thằng Cuội (Lê Thương)
    • Sắc Hoa Màu Nhớ (Nguyễn Văn Đông)
    • Mùa Thu Chết (Phạm Duy)
    • Mùa Thu Paris (Phạm Duy)
    • Tiếng Thu (Phạm Duy)
    • Thu Ca (Phạm Mạnh Cương)
    • Mùa Thu Không Trở Lại (Phạm Trọng Cầu)
    • Mùa Thu Mây Ngàn (Từ Công Phụng)
    • (Nhạc Sĩ ở Miền Bắc)
    • Đêm Thu (Đặng Thế Phong)
    • Giọt Mưa Thu (Đặng Thế Phong)
    • Gởi Gió Cho Mây Ngàn Bay (Đoàn Chuẩn)
    • Lá Đổ Muôn Chiều (Đoàn Chuẩn)
    • Thu Quyến Rũ (Đoàn Chuẩn)
    • Lá Thư (Đoàn Chuẩn)
    • Buồn Tàn Thu (Văn Cao)

    Mưa

    (Nhạc Sĩ ở Miền Nam)

    • Mưa Rơi (Châu Kỳ và Ưng Lang)
    • Lạnh Trọn Đêm Mưa (Huỳnh Anh)
    • Mưa Rừng (Huỳnh Anh)
    • 2 Mùa Mưa (Lê Minh Bằng)
    • Chiều Mưa Biên Giới (Nguyễn Văn Đông)
    • Giọt Mưa Trên Lá (Phạm Duy)
    • Thà Như Giọt Mưa (Phạm Duy)
    • Mưa Nửa Đêm (Trúc Phương)
    • Giã Từ Đêm Mưa (Văn Phụng)
    • Mưa (Văn Phụng)
    • (Nhạc Sĩ ở Miền Bắc)
    • Giọt Mưa Thu (Đặng Thế Phong)
    • Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa (Tô Vũ)

    Chiều

    (Nhạc Sĩ ở Miền Nam)

    • Hoài Cảm (Cung Tiến)
    • Bóng Chiều Xưa (Dương Thiệu Tước)
    • Chiều (Dương Thiệu Tước)
    • Tiếng Xưa (Dương Thiệu Tước)
    • Chiều Tím (Đan Thọ)
    • Hình Ảnh Một Buổi Chiều (Lâm Tuyền)

    (Nhạc Sĩ ở Miền Bắc)

    • Chiều Vàng (Nguyễn Văn Khánh)

    Mùa Hè (Hạ)

    (Nhạc Sĩ ở Miền Nam)

    • Khúc Ca Mùa Hè (Canh Thân)
    • Hè Về ( Hùng Lân)
    • Tóc Em Chưa Úa Nắng Hè (Phạm Mạnh Cương)
    • Nhạt Nắng (Y Vân và Xuân Lôi)

    Học Đường

    (Nhạc Sĩ ở Mùa Nam)

    • Nhật Ký Của Hai Đứa Mình (Anh Bằng)
    • Mùa Chia Tay (Duy Khánh)
    • Trường Cũ Tình Xưa (Duy Khánh)
    • Ngày Xưa Hoàng Thị (Phạm Duy )
    • Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài (Phạm Duy)
    • Màu Kỷ Niệm (Phạm Đình Chương)
    • Trường Làng Tôi (Phạm Trọng Cầu)
    • 3 Tháng Tạ Từ (Thanh Sơn)
    • Lưu Bút Ngày Xanh (Thanh Sơn)
    • Mười Năm Tái Ngộ (Thanh Sơn)
    • Nỗi Buồn Hoa Phượng (Thanh Sơn)
    • Học Sinh Hành Khúc (Lê Thương)
    • Trả Lại Tôi Tuổi Trẻ (Phạm Duy)

    Mùa Đông

    (Nhạc Sĩ ở Miền Nam)

    • Sầu Đông (Khánh Băng)
    • Tình Chết Theo Mùa Đông (Lam Phương)
    • Tiếng Thời Gian (Lâm Tuyền)
    • Mùa Sao Sáng (Nguyễn Văn Đông)
    • 1 Chiều Đông (Tuấn Khanh)
    • Bây Giờ Tháng Mấy (Từ Công Phụng)

    (Nhạc Sĩ ở Miền Bắc)

    • Đêm Đông (Nguyễn Văn Thương)
    • Mùa Đông Binh Sĩ (Phan Huỳnh Điểu)

    Mùa Xuân

    (Nhạc Sĩ ở Miền Nam)

    • Bây Giờ Tháng Mấy (Từ Công Phụng)
    • Đón Xuân Nầy Nhớ Xuân Xưa (Châu Kỳ)
    • Bến Xuân Xanh (Dương Thiệu Tước)
    • Câu Chuyện Đầu Năm (Hoài An)
    • Tâm Sự Ngày Xuân (Hoài An)
    • Đầu Xuân Lính Chúc (Hoài Linh và Tấn An)
    • Gió Mùa Xuân Tới (Hoàng Trọng)
    • Mừng Nắng Xuân Về (Huỳnh Anh)
    • Cánh Thiệp Đầu Xuân (Lê Dinh và Minh Kỳ)
    • Hạnh Phúc Đầu Xuân (Lê Dinh và Minh Kỳ)
    • Mùa Xuân Gởi Em (Lê Dinh và Minh Kỳ)
    • Xuân Đã Về (Minh Kỳ)
    • Mộng Chiều Xuân (Ngọc Bích)
    • Anh Cho Em Mùa Xuân (Nguyễn Hiền)
    • Nhớ Một Chiều Xuân (Nguyễn Văn Đông)
    • Phiên Gác Đêm Xuân (Nguyễn Văn Đông)
    • Khúc Nhạc Mừng Xuân (Nhật Bằng)
    • Bến Xuân 2 (Phạm Duy)
    • Hoa Xuân (Phạm Duy)
    • Khúc Hát Thanh Xuân (Phạm Duy)
    • Tiếng Sáo Thiên Thai (Phạm Duy)
    • Xuân Ca (Phạm Duy)
    • Đón Xuân (Phạm Đình Chương)
    • Ly Rượu Mừng (Phạm Đình Chương)
    • Mùa Xuân Đầu Tiên (Tuấn Khanh)
    • (Nhạc Sĩ ở Miền Bắc)
    • Xuân Và Tuổi Trẻ (La Hối)
    • Xuân Nghệ Sĩ Hành Khúc (Lê Yên)
    • Bến Xuân 1 (Văn Cao)

    Gia Đình

    (Nhạc Sĩ ở Miền Nam)

    • Ơn Nghĩa Sinh Thành (Dương Thiệu Tước)
    • Lòng Mẹ Việt Nam (Lê Thương)
    • Lòng Mẹ (Y Vân)

    KẾT LUẬN

    Miền Nam Việt Nam trong thời kỳ nầy (1954-63) đã có những Nhạc sĩ với tài nghệ vượt thời gian và không gian và những Ca sĩ với tài năng thiên phú và tự nhiên. Họ đã truyền bá những Nhạc phẩm tuyệt vời phản ảnh nền văn hóa tốt đẹp nhất của dân tộc. Những Nhạc Phẩm nầy sống mãi trong lòng người dân Việt trong và ngoài nước.

    Tài Liệu Tham Khảo

    1. Những Bài Viết có liên quan từ Google
    2. Việt Nam, 66 Năm Nhạc Kịch Điện Ảnh (1937-2002) của Nguyễn Long