Chuyện Đời  Xưa, bây giờ mới hiểu rõ

Tôiđi dự buổi nói chuyện tại Viện Việt Học cuối tuần rồi về Trương Vĩnh Ký, conngười và những tác phẩm quan trọng  do badiễn giả thuyết trình.

GSTrần Văn Chi, người thường viết bài về những vấn đề văn hóa,  nói nhiều về nhà văn hóa Trương Vĩnh Ký, cangợi những công trình của ông nầy  về nhữngquyển sách của ông, nhắc đến thời đại đặc biệt mà ông Trương Vĩnh Ký sinh sống  để thấy sự khó khăn của một người làm văn hóatrong hoàn cảnh nghiệt ngã của đất nước Việt Nam trước  sự tấn công của nước Pháp lúc đó đương chủ trươngthiết lập thuộc địa trên thế giới. Vậy mà ông Trương Vĩnh Ký vẫn cặm cụi viết lách,tránh xa những cám dỗ giàu có, chức quyền…

GS  Nguyễn Trung Quân, nguyên HT trường PhanThanh Giản Cần Thơ và HT trường Trung học Nguyễn An Ninh Sàigòn trước 1975, nhắcđến hai danh nhân Phan Thanh Giản và Petrus Trương vĩnh Ký, hai người đã mất têntrên hai trường Trung học lớn nhứt nhì của Miền Nam Việt Nam do sự đánh giá thiênlệch của những người cầm quyền hiện tại ở Việt Nam. Ông đòi hỏi hai tên trườngnầy phải được lấy lại như là sự trả về giá trị đích thực của hai danh nhân miềnNam kỳ lục tĩnh…

Vềdiễn giả chánh của buổi nói chuyện , ông Quân cho biết rằng GS Nguyễn Văn Sâm,tốt nghiệp ở Đại học Văn Khoa Sàigòn, một trường đào tạo nhiều trí thức miềnNam, rất sớm, sau đó ông được mời lại dạy ở trường nầy cho tới ngày đại biến1975 thì bị cho thôi việc.

Vượtbiên bằng đường biển, ông Sâm đến Indonesia năm 1979, và vào Mỹ cùng năm, dạy họctừ đó đến ngày nghỉ hưu, năm 2006. Trong thời gian dạy học cũng như trong thờigian  nghĩ hưu GS Nguyễn Văn Sâm viếttruyện ngắn mô tả cảnh sống nghiệt ngã và éo le của người Việt nơi hải ngoại cũngnhư ở quê nhà.

Thỉnhthoảng nhà văn Nguyễn Văn Sâm viết về đề tài văn học Miền Nam và phiên âm  vài quyển sách chữ Nôm chưa được người trướcphiên âm hay ông thấy  cần được giới thiệulại .

Trongbài nói chuyện về Trương V ĩnh K ý GS Nguyễn Văn Sâm  đưa những hình ảnh mà ông  sưu tầm được về con người Trương Vĩnh Ký, nơi ôngta chào đời, chữ ký và bút tích cũng như những tác phẩm phiên âm  hay biên soạn của nhân v ật lừng lẫy nầy.

GSSâm đưa ra giả thuyết rằng Trương Vĩnh K ý là nhà văn chống Pháp bằng đường hướng gián tiếp, không nói thẳng ra làmình ghét người Pháp, nhưng ta suy nghĩ tận cùng  thì Trương Vĩnh Ký có lý do  khi cho in những đoạn văn có hơi hướng thùnghịch….

GSNguy ễn Văn Sâm nói cụ thể trong lời Tựa quyển sách chú giải chuyện Đời Xưa:

‘Vớitỷ số 13/74 truyện loài vật, quá ít so với truyện con người nên ông Trương VĩnhKý có lý khi đặt tên quyển sách của mình là Chuyện Đời Xưa mà không phải là Chuyện Ngụ Ngôn. Nhìn chung hầu hếtlà chuyện về con cọp, với chuyện con cù phụ thêm: mạnh nhưng không khôn, thườngbị chúng gạt tới bị gánh nạn cũng như bị lợi dụng. Chắc chắn rằng ông Trương códụng ý gì đó ngoài sự dạy khôn người đời, chẳng hạn như  sức mạnh của thực dân Pháp không bằng tríkhôn của chồn, của thỏ, của người nông phu tượng trưng cho dân Việt. Điều nầycó thể tin được nếu ta để ý đến nhiều yếu tố khác ngoài đời của tác giả, hayhành động can trường của ông khi cho đăng bài Vè Nằm Dỏ trên Miscellannées số 4 năm 1889 có những câu rất là nhạycảm:

Từ ngày có giặc Lang Sa, Muôn dânthiên hạ nhà nhà đảo điên. Dân tình ai nấy ưu phiền, Sưu cao thuế nặng quantruyền vô đây. Ngày thì bồi lội đông tây, Tối thì ra dỏ, roi dây hẵn hòi…

Vềích lợi của quyển chuyện Đời Xưa trogn việc tìm hiểu đời sống người xưa cáchnay một thế kỷ , GS Nguyễn Văn Sâm cho biết quyển sách ghi lại những điều lý thúmà không phải ai cũng biêt vì những sinh hoạt đó ngày nay hầu như đã không cònnữa:

Ởmặt sự kiện trong truyện, tác giả còn khéo léo cho thấy sinh hoạt của dân chúng hầu hết là vào đầu thế kỷ 19 nên đây là nguồntư liệu dồi dào về những chi tiết của cuộc sống dân ta mà gần như ngày naykhông thể thấy, không thể hiểu cho tường tận do sự thay đổi của xã hội (ăn ong,ăn bánh lớ, cái chày mổ, đèn ló của ăn trộm, mõ ống, sư làm đám, hầm bắt cọp, bắtchồn, tục mai dong, tục ở rể, thách cưới, ăn chè trưa, thầy pháp trừ tà…).

Sáchviết hơn trăm năm trước, bằng tiếng dùng hằng ngày của dân miền cực Nam nên chắcchắn là khó hiểu với phần đông người đọc hiện giờ. Sự giải thích những từ nầylà cần thiết nên quyển sách Chú GiảiChuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký có lý do để ra đời. Bản đánh máy được cẩnthận dò theo bản in năm 1914 được phóng lớn để tránh sơ sót và có thể đínhchánh một vài trường hợp chữ in sai của bản in 1914.

Tómlại, buổi nói chuyện ở Viện Việt Học, không phải là một buổi ra mắt sách, nhưngtôi thu lượm được nhiều điều bổ ích về con người của Trưong vĩnh Ký cũng nhưnhiều điều tôi chưa biết về một quyển sách của cụ Trương.

Mongrằng trong tương lai sẽ có những cuộc nói chuyện như thế về các đề tài khác, chẳnghạn như Tôn Thọ Tường, Phan Văn Trị, Nguyễn An Ninh, Hồ Hữu Tường … ở tại các cơsở văn hóa như Viện Việt Học, Thư Viện Việt Nam, Thư Viện Việt Nam Toàn Cầu…