Văn Học Miền Nam 1954-1975 của Nguyễn Vy Khanh

Cuối năm 2016, bộ “Văn Học Miền Nam 1954-1975” của Nguyễn Vy Khanh được ra đời, do nhà Amazon phát hành, đáp ứng được sự đòi hỏi cho những ai muốn tìm hiểu về văn học miền Nam, nhất là bổ sung cho những thiếu sót của Bộ Văn học tổng quan của Võ Phiến, đặt biệt là văn chương thời chiến 1964-1975. Sự thiếu sót này do phần thiếu thốn tài liệu tham khảo. nhớ đâu viết đó, hay căn cứ vào sách vở của các tác giả khác để trích dẫn, chứng minh.

Riêng tác giả Nguyễn Vy Khanh thì khác. Ông may mắn làm việc trong thư viện ở Canada, không già để mà trí nhớ hao mòn, không quá trẻ để rất xa lạ với nền văn chương miền Nam trước 1975.

Ham đọc, ham tìm tòi, say mê nghiên cứu, đó là những đức tính mà tôi nghĩ rất cần cho một nhà nhận định văn học. Những đức tính này tôi tìm được ở ông trong mấy mươi năm ở hải ngoại từ thời có diễn đàn Ô Thước đến Talawas, và bây giờ là tạp chí Thư Quán Bản Thảo.

Để chứng minh vềnhững điều này, chúng tôi đăng lại trang mục lục gồm những bài viết về văn học miền Nam của hai bộ.

Dưới đây là mục lục của bộ sách Văn học Tổng Quan của nhà văn Võ Phiến:

Văn Học Miền Nam: Tổng Quan của Võ Phiến
  • Khái Quát
  • Các Yếu Tố Của Sinh Hoạt Văn Học - Nhà Văn
  • Các Yếu Tố Của Sinh Hoạt Văn Học - Độc Giả
  • Các Yếu Tố Của Sinh Hoạt Văn Học - Xuất Bản
  • Mấy Nét Tổng Quát Về Nền Văn Học 1954-1975 - Bối Cảnh
  • Mấy Nét Tổng Quát Về Nền Văn Học 1954-1975 - Văn Học & Chính Trị
  • Mấy Nét Tổng Quát Về Nền Văn Học 1954-1975 - Văn Học & Tôn Giáo / Triết Học
  • Mấy Nét Tổng Quát Về Nền Văn Học 1954-1975 - Văn Học & Tính Cách Cực Đoan
  • Mấy Nét Tổng Quát Về Nền Văn Học 1954-1975 - Văn Học & Vai Trò Của Miền Nam
  • Mấy Nét Tổng Quát Về Nền Văn Học 1954-1975 - Văn Học & Tính Cách Tự Do
  • Mấy Nét Tổng Quát Về Nền Văn Học 1954-1975 - Đối Chiếu Thành Tích
  • Giai Đoạn 1954-1963: Bối Cảnh - Tình Hình Trước 1954
  • Giai Đoạn 1954-1963: Bối Cảnh - Tình Hình Từ 1954
  • Giai Đoạn 1954-1963 - Văn Học
  • Giai Đoạn 1964-1975 - Bối Cảnh
  • Giai Đoạn 1964-1975 - Văn Học
  • Các Bộ Môn - Tiểu Thuyết
  • Các Bộ Môn - Tuỳ Bút
  • Các Bộ Môn - Thi Ca
  • Các Bộ Môn - Kịch
  • Các Bộ Môn - Ký
  • Kết
Văn học miền Nam 1954-1975 của Nguyễn Vy Khanh

Mục lục

Quyển Thượng: Tổng Quan

Dẫn nhập

Chương 1. Một thời văn-học
  • Các giai-đoạn văn-học
  • Các nhóm văn-nghệ:
  • Sáng Tạo - Chỉ Đạo - Quan Điểm - Đại Học – Tư Tưởng, Vạn Hạnh - Bách Khoa - Nhân Loại – Tinh Việt Văn-đoàn – Văn Hóa Ngày Nay – Các nhóm “hiện-đại” - Thái Độ – Hành Trình, Đất Nước - Trình Bầy – Ý Thức, v.v.
  • Những người viết trẻ
  • Sứ mạng văn-nghệ
  • Văn-nghệ “hôm nay” - hiện sinh - dấn thân - viễn mơ
  • Văn-học chiến-tranh
  • Văn-chương phản-kháng, phản-chiến, hiếu chiến, mơ ước hòa-bình và Mác-xít
  • Ngôn-ngữ và kỹ thuật văn-chương
  • Một số hiện-tượng văn-học
  • Miền Nam lục-tỉnh:
  • Hồ Biểu Chánh, Phạm Thái, Thẩm Thệ Hà, Ngọc Linh, Vương Hồng Sển, Phạm Công Thiện, Thanh Việt Thanh, Phương Triều, Đông Hồ, ...
  • Ấn phẩm xám
  • Văn-học & ảnh-hưởng tôn giáo
Chương 2: Văn xuôi / Tiểu-thuyết
  • Văn-học chiến-tranh
  • Tiểu-thuyết chiến-tranh
  • Tiểu-thuyết phản kháng, phản chiến
  • Cái Chết
  • Tiểu-thuyết hiện-đại: văn-chương và triết lý
  • Khuynh-hướng dấn thân và thân phận con người
  • Tiểu-thuyết tâm-lý, tình cảm
  • Khuynh-hướng hiện thực xã-hội: tiểu-thuyết, phóng sự
  • Tự truyện
  • Con đường cách tân tiểu-thuyết
  • “Tiểu-thuyết mới”
  • Ảnh-hưởng các trào lưu văn-chương hiện-đại
  • Dục tính trong tiểu-thuyết
  • Tiểu-thuyết nữ quyền
  • Tiểu-thuyết đăng-từng-kỳ
  • Kỹ thuật tiểu-thuyết
  • Các thể-loại ngắn
Chương 3: Thi ca
  • Một số thể thơ: Thơ tự do – Thơ xuôi - Thơ lục bát
  • Nội-dung: Thơ tình - Thương nhớ quê nhà
  • Thơ chiến-tranh - Thơ binh lửa
  • Thơ phản chiến
  • Thi-ca triết-lý, về phận người và vũ trụ
Chương 4: Bộ môn Kịch
  • Ngôn-ngữ kịch và sân khấu
  • Kịch-bản hay kịch-trường?
Chương 5: Phê bình văn-chương và Nghiên cứu văn-học
  • Các phương-pháp nghiên-cứu và phê-bình 375
  • Phê-bình phân-tâm học - xã-hội học
  • Phê-bình hiện-sinh, hiện-tượng luận
  • Phê-bình cơ-cấu
  • Phê-bình văn-học
  • Biên-khảo văn-học
  • Các nhà biên-khảo, phê-bình:
  • Bằng Giang - Bình-Nguyên Lộc - Bùi Đức Tịnh – Bùi Xuân Bào - Cao Huy Khanh - Đặng Tiến - Đỗ Long Vân - Huỳnh Phan Anh - Lê Huy Oanh – Lê Ngọc Trụ – Lê Tôn Nghiêm - Lê Tuyên - Lê Văn Siêu – Nguyên Sa - Nguyễn Hiến Lê - Nguyễn Văn Sâm - Nguyễn Văn Trung – Phạm Công Thiện - Phạm Thế Ngũ – Phạm Việt Tuyền - Tam Ích – LM Thanh Lãng - Thế Phong - Trần Thái Đỉnh - Trần Văn Nam – Uyên Thao
  • Các công trình khác – Các tuyển tập thơ văn.
Chương 6: Dịch thuật và văn-học nước ngoài

Dịch-giả:
Nguyễn Hiến Lê – Trương Bảo Sơn - Trần Thiện Đạo – Trần Phong Giao - Nguyễn Minh Hoàng - Vũ Đình Lưu – Phạm Công Thiện - Phùng Khánh & Phùng Thăng - Hoài Khanh - Diễm Châu – Mặc Đỗ – Bùi Giáng – Đỗ Khánh Hoan – Cung Tiến – Bửu Ý – Lê Thanh Hoàng Dân – Tam Ích – Hoàng Hải Thủy – Các nhà xuất-bản

Chương 7: Báo chí miền Nam
  • Báo-chí quân đội, cơ quan chính phủ
  • Các tạp-chí văn-chương, văn-học
  • Tạp-chí các nhóm trẻ, chuyên môn, phổ thông-đại chúng
  • Báo chính-trị, đảng phái
  • Báo-chí tôn giáo
  • Báo thiếu nhi, tuổi trẻ
  • Nhật-báo: 1954-1963, 1964-1975, nội-dung, kiểm duyệt, ...
  • Các nhà xuất-bản: thương mại, chuyên nghiệp, giáo khoa, của nhà văn, tạp-chí và nhật báo.

  • Sơ kết
Chương 8: Biên niên 21 năm lịch-sử và văn-học
  • Biên niên
  • Hậu 1975 – Các nhà văn tử trận
  • Các giải thưởng văn-chương
Phụ lục
  • Văn-học miền Nam 1954-1975: một thời tưởng tiếc 640
  • Phê-bình một bộ “văn-học sử” miền Nam 665

Quyển Hạ: Tác-Giả
  • An Khê
  • Anh Hoa
  • Bình-Nguyên Lộc
  • Bùi Giáng
  • Cao Thoại Châu
  • Châu Liêm
  • Chu Trầm Nguyên Minh
  • Chu Tử
  • Cung Tích Biền
  • Diễm Châu
  • Diên Nghị
  • Doãn Dân
  • Doãn Quốc Sỹ
  • Du Tử Lê
  • Duyên Anh
  • Dương Nghiễm Mậu
  • Đinh Hùng
  • Đinh Tiến Luyện
  • Đoàn Thạch Biền
  • Đoàn Văn Khánh
  • Hà Thúc Sinh
  • Hạc Thành Hoa
  • Hoài Khanh
  • Hoàng Anh Tuấn
  • Hoàng Lộc
  • Hoàng Ngọc Biên
  • Hoàng Ngọc Hiển
  • Hoàng Ngọc Tuấn
  • Hồ Hữu Tường
  • Hồ Minh Dũng
  • Joseph Huỳnh Văn
  • Kiên Giang
  • Kinh Dương Vương
  • Lâm Chương
  • Lâm Hảo Dũng
  • Lê Văn Thiện
  • Lê Xuyên
  • Luân Hoán
  • Lữ Kiều
  • Lữ Quỳnh
  • Mai Thảo
  • Mai Trung Tĩnh
  • Mặc Đỗ
  • Minh-Đức Hoài Trinh
  • Nguyên Minh
  • Nguyên Sa
  • Nguyễn Bắc Sơn
  • Nguyễn Đình Toàn
  • Nguyễn Đức Bạt Ngàn
  • Nguyễn Đức Sơn
  • Nguyễn Lệ Uyên
  • Nguyễn Minh Nữu
  • Nguyễn Mộng Giác
  • Nguyễn Nghiệp Nhượng
  • Nguyễn Nho Sa Mạc
  • Nguyễn Tất Nhiên
  • Nguyễn Thị Hoàng
  • Nguyễn Thị Thụy Vũ
  • Nguyễn Thụy Long
  • Nguyễn Xuân Hoàng
  • Nhật Tiến
  • Phạm Cao Hoàng
  • Phạm Ngọc Lư
  • Phạm Nhã Dự
  • Phan Nhật Nam
  • Phan Nhự Thức
  • Phương Tấn
  • Quách Thoại
  • Song Hồ
  • Sơn Nam
  • Thanh Tâm Tuyền
  • Thành Tôn
  • Thảo Trường
  • Thế Nguyên
  • Thế Uyên
  • Toàn Phong
  • Tô Thùy Yên
  • Trần Dzạ Lữ
  • Trần Hoài Thư
  • Trần Thị NgH.
  • Trần Tuấn Kiệt
  • Trần Yên Hòa
  • Trùng Dương
  • Tú Kếu Trần Đức Uyển
  • Túy Hồng
  • Viên Linh
  • Võ Hồng
  • Võ Phiến
  • Vũ Hoàng Chương
  • Vương Đức Lệ
  • Y Uyên