Bàn về Âm Nhạc

Thân chào các Bạn,

Chúng ta có một nền âm nhạc lâu đời, đa dạng với nhiều sắc thái địa phương đang từ từ bị đẩy lùi vào bóng bởi một số nhạc nước đủ sức thỏa mãn nhu cầu ồ ạt của giới trẻ.

Ai ai cũng nhìn nhận nhu cầu tất yếu bảo tồn gìn giử kho tàng âm nhạc mà ông cha chúng ta đã sáng tạo, thể nghiệm lưu lại cho chúng ta. Nhưng khi đề cập đến việc bảo tồn, gìn giử sao cho hữu hiệu thì chỉ thấy nói qua loa, khiên cho giới trẻ không thấy được cái tầm quan trọng của nó.

Nếu ngày nay giới trẻ quay lưng với nhạc dân tộc thì đó là một phần do thiếu trách nhiệm của người lớn, trong ấy có tôi.

Thắng kẻ địch ở bãi chiến trường, tuy có gian nan nhưng hảy còn dễ hơn trên mặt trận văn hóa.

Một dân tộc mà mất đi nền văn hóa của chính mình thì dễ đi tới việc mất nước.

Nghệ thuật chung, trách nhiệm chung. Sự đóng góp của mỗi người tuy có khác nhau, nhưng việc làm của mỗi người sẽ được đời sau tôn vinh như nhau, nếu nó có một giá trị nào đó, được nhiều người chấp nhận.

Danh tiếng của một quốc gia là do linh hồn của nước ấy chớ không phải do diện tích rộng hay hẹp.

Trong tương quan quốc tế hiện nay, văn hóa và nghệ thuật là nhịp cầu ngắn nhứt để các dân tộc gấn gũi với nhau, học hỏi trao đổi với nhau và tôn trọng lẫn nhau trên khía cạnh đặc thù dân tộc.

Một số người Việt vì chịu ảnh hưởng văn hóa tây phương, không mặn mòi với nhạc Việt, cho nhạc Việt không hay bằng nhạc tây phương. Chẳng những không khuyến khích mà lại còn không tán thành cho con em học nhạc Việt, bởi việc giảng dạy nhạc tây phương có sư phạm, dễ tiếp thu. Bản đàn ghi chép rõ ràng, người học chỉ nhỉn bản là đàn được. Học nhạc tây được người ta trọng vọng, dễ hái ra tiền, có cơ hội xuất ngoại giao lưu với nhạc sĩ quốc tế, còn nhạc Việt cách dạy theo truyền khẩu, truyền ngón khó học, bản đàn ghi chép thô sơ, học xong chẳng sống được với nghề.

Không thể đem nhạc nầy và nhạc kia ra để so sánh, cho nhạc nào hay hơn nhạc nào. Nhạc là sản phẩm của một xã hội, tiếng nói của một dân tộc, dân tộc nào đã phát sinh ra nó, khi nghe nó, dĩ nhiên là cảm thấy thấm thía.

Nhạc tây phương và nhạc Việt khác nhau. Nhạc tây phương thuộc nhạc Cung (musique tonale), nhạc Việt thuộc nhạc Điệu (musique modale).


NHẠC ĐIỆU:
gồm nhiều yếu tố như là:

CẤU TRÚC.
  • Cách sắp xếp nốt đàn tương tợ như Thơ đường và Thơ mới.

Đàn TRANH: Rao Điệu Bắc, Nhạc Lễ, Rao buồn.

CÁCH LÊN DÂY ĐÀN.
  • Bản nào dây nấy.

TỐC ĐỘ (Tempo)
  • Đàn nhanh, đàn chậm.

TIẾT TẤU:

TÔ ĐIỂM NỐT ĐÀN là dùng kỹ thuật Rung, Mổ, Nhấn, Luyến láy...
  • Vai trò của Tô điểm là tạo ra cái HƠI, nói lên cái tinh thần của bản đàn và tạo duyên dáng cho bàn.
  • Bản đàn không tô điểm là khô khan, vô duyên.
  • Trong âm nhạc, danh từ HƠI có thể hiểu là giọng, cách phát âm chuẩn hay không chuẩn.

NHẠC SĨ TÂY PHƯƠNG VÀ VIỆT
  • Nhạc sĩ tây phương xem bản đàn là một thực thể cố định, bất biến, ghi sao đàn vậy, không thêm bớt.
  • Nhạc sĩ Việt tương tợ như nhạc sĩ nhạc Jazz, không chỉ người diễn tấu đơn thuần mà còn là người ứng tác tấu ngay trong khi đàn.
  • Theo tâm tư tình cảm thếm thắt hoa lá tô điểm nốt đàn để mang lại cho bản mình đàn một sức sống mới. Một bản đàn đàn qua đàn lại nhiều, mỗi lần mỗi khác và hay ho khác nhau. Người nghe đánh giá tài ba của nhạc sĩ qua nhửng dị bản cá nhân.

NHẠC TÀI TỬ NAM BỘ

Danh từ Tài tử:

  • Do thích làm chơi, làm cầu vui, không chuyên.
  • Làm việc theo kiểu Tài tử: nghĩa là thích thì làm, làm tà tà, làm việc bữa đực bữa cái.
  • Người chơi đàn Tài tử là người học có thầy, học với bạn, rồi tự phát. Tuy nhiên cũng có người đàn rất hay.

NHẠC TÀI TỬ gồm 4 Điệu, 20 Bản gọi là Bản Tổ

20 BẢN TỔ XẾP THEO THỨ TỰ NHƯ SAU:

ĐIỆU BẮC (vui) 6 bản:
  • Lưu thủy trường
  • Phú lục chấn
  • Bình bán chấn
  • Xuân tình chấn
  • Tây Thi văn
  • Cổ bản vắn
ĐIỆU NHẠC LỄ 7 bản, tục gọi là 7 Bài Cò.
  • Xàng xê
  • Ngũ đối thượng
  • Ngũ đối hạ
  • Long ngâm
  • Long đăng
  • Vạn giá
  • Tiểu khúc
ĐIỆU NAM 3 bản
  • Nam xuân diễn tả cái thanh thản
  • Nam ai buồn rơi lệ
  • Đảo ngũ cung uy nghi
ĐIỆU OÁN
  • Tứ đại oán buồn
  • Phụng cầu hoàng
  • Phụng hoàng cầu
  • Giang nam
GIÀN ĐỜN
  • Thường khi là 3 cây đàn:
    • Đàn Kìm dây tơ. Tượng trưng cho Nam
    • Đàn Tranh dây thau hay dây thép, tượng trưng cho Nữ.
    • Đàn Cò loại đàn kéo, vuốt đuôi theo đàn Kìm, Tranh hay phụ họa cho ca.

PHONG CÁCH ĐÀN
  • Khoan thai, tiên phong đạo cốt, tròn vành rõ chữ, chắt chiu từng nốt đàn. Người đàn lẫn người ca luôn luôn là ngồi nghiêm chỉnh, không ngoại hình như là ra bộ ra tịch, nghiêng qua ngả lại.
  • Chủ trương là hòa, dùng tiếng đàn nói chuyện với nhau, kẻ tung người hứng, tiếng đàn khi lặn khi mọc,
  • Tuy nhiên vẫn có cái màn trêu ghẹo thử lửa nhau bằng cách đột xuất tung ra những độc chiêu, quật ngã đồng đội để cùng cười vui với nhau.
  • Nhạc Tài tử Nam bộ ngày xưa không chấp nhận sự hiện diện của Vọng cổ củng như của đàn Guitare và violon.
  • Giàn Nhạc miền Trung rất kỵ Guitare và violon.