Phất phơ sợi tóc

Hoàng bước lên thang lầu mớiđược mấy bực đã đứng dừnglại trợn trừng mắt. Nhạn dang thẳng hai tay tì lên thành cầu thang,tuột một cái vù từ từng lầu mộtxuống.  Tới cái cộttrụ ở cuối thang hai tay cô ôm cái đầu cộtđu mình từ hai bực cuối một vòng quanh cáicột rồi đáp chân xuống đất, tà áo dài bayphất thành một đường tròn rất đẹpmắt.  Hoàng không thấyđẹp mà thấy chướng mắt.

-        Con gáigì mà.….

Hoàng có một quan niệm thật rõ ràngvề phong cách của phái nữ nên mỗi lần bắtgặp cảnh vừa xảy ra là chàng cảm thấy khóchịu đến muốn lên tiếng gắt gỏng.  Theo Hoàng thì con gái phải dịudàng, thùy mị; con gái phải yểu điệu,thướt tha;  con gái phảinết na, mềm mỏng. Chớ kiểu con gái như cô nầy.....Ði lên thang thìnhảy một lần hai, ba bực.  Ði xuống thang thì cứ đeotay vịn cầu thang mà tuột một lèo chớ khôngchịu bước.  ThấyHoàng trợn mắt Nhạn nhìn lại, nheo một conmắt rồi mỉm cười mà cái môi dướihơi trề ra như chọc tức.  Hoàng bực bội quay đi,miệng lẩm bẩm:

-        Con gáigì mà......

Hoàng học cùng lớp đệ nhịvới Nhạn ở trường tư nầy.  Ông Hiệu trưởngmướn cái biệt thự cũ để làmtrường học nên phần xây cất nội ốccủa trường không giống như mộttrường học bình thường.  Cũng vì thế mà sự gặpgỡ của học sinh trong trường ngoài giờhọc đôi khi có vẻ như trong một gia đình.  Các lớp học đều cólẫn lộn nam nữ.  Luônluôn nữ sinh ngồi hai ba hàng ghế đầu, sau đóđến nam sinh.  Hoàng thíchngồi bàn cuối, còn Nhạn lại ngồi bànđầu và đầu bàn.  Côgái nhanh nhẹn, lúc nào cũng nhảy nhót, thích chạytới chạy lui chớ không nghiêm trang đầm thấmnhư hầu hết các nữ sinh ở tuổi 18, 20 nênlãnh nhiều công tác trong lớp. Với vai trò phó trưởng lớp tuy chỉchịu trách nhiệm cho phe nữ nhưng cô tựnguyện chu toàn tất cả mọi việc cầnthiết cho nguyên lớp học.

Hoàng xuất thân từ một gia đìnhđầy lễ giáo.  Ôngnội chàng ngày xưa là Quận trưởng, rất nghiêmkhắc trong vấn đề kỷ cương.  Hoàng nghe kể lại là cuộchôn nhân của ba và má chàng, một cô gái nghèo trong quận,đã bị ông làm khó dễ đủ điều vì quanniệm môn đăng hộ đối.  Ông nhất định không làm suivới gia đình mà ông cho là không xứng đáng ngồingang hàng với ông.  Ðến khibiết được má chàng mang thai, ông mới chịunhượng bộ đôi chút, nhưng ông làm đámcưới theo kiểu “đập dẹp” cho có lệđể đừng mất mặt với bạn bè vàngười quen biết.  Tuynhiên, ông chỉ cho dâu ở nhà dưới với đámngười làm.  Ông rađiều kiện, khi nào cô sanh con trai để ông có cháuđích tôn nối dòng thì ông mới chánh thức nhìn nhậnlà con dâu.  May mắn cho cô làchẳng những đứa bé là con trai mà còn khoẻmạnh và thật khôi ngô.  Hoàngđược ông bà nội cưng chìều như ngọcquý, và từ đó má chàng mới được xem là vợcậu ấm.  Hoàng chỉthấy mẹ sống trong nhung lụa nên không bận lònglắm về những ngày buồn đau của mẹ  trong quá khứ.  Ngược lại, đôi khiHoàng còn  hãnh diện vớilối sống lễ nghi phong thái của một gia đìnhquý phái mà không phải bạn học nào cũng có. 

Quen với lối phán xét ngườicủa ông nội nên Hoàng coi Nhạn như một cái gaitrong con mắt. Nếu đánh giá một cô gái qua “công dungngôn hạnh”  thì đầu tiênHoàng cho cái mục “ngôn và hạnh” của Nhạn hai consố không to tướng. Về phần “công”  thì cônầy cũng giỏi giắn tháo vác, Hoàng đành  tạm cho điểm trungbình.  Còn “dung”  thì phải nói, dù không ưa, Hoàngvẫn công nhận Nhạn rất có duyên.  Cho điểm cao thì không muốn,nhưng tối thiểu cũng phải tám điểm.  Cho thì cho vậy chớ mỗilần thấy mặt Nhạn là lòng Hoàng sôi nổi lênmột sự phẩn nộ lạ lùng.  Phẩn nộ vì chàng không thểnào chịu nổi cái tánh cởi mở, hồn nhiên củaNhạn, phẩn nộ vì có gắng kềm giữ chàngcũng không thể bình tĩnh khi bị cô gái cố ý khiêukhích.

Một điểm nữa đã làm Hoàng khóchịu khi đối diện với Nhạn là cô bạncùng lớp khó thương nầy học giỏi, cóthể nói là giỏi hơn cả bọn con trainữa.  Hoàng cảm thấynhư tự ái bị đụng chạm. Chẳngnhững vì mình là nam nhi chi chí mà học không qua nổi connhỏ đáng ghét, mà còn tại nó học giỏi nên trongđám bạn của chàng có nhiều đứangưỡng mộ Nhạn ra mặt. Cô gái ngangbướng lúc nào cũng vui vẻ, đùa nghịchvới đám bạn trong lớp một cách thật tựnhiên, không tránh né, không e dè, không phân biệt trai gái, họclực, nên cô luôn luôn có một đám bạn bao vâyđể mà líu lo.  Mỗilần thế là Hoàng đứng tách rời ra xa và nhìnhọ bằng một đôi mắt nửa như trách móc,nửa như kỳ thị. Còn Nhạn, khi thấy vẻ bực dọc củaHoàng là như gặp chuyện vui, cứ nheo mắt,rồi mỉm cười với cái môi trề đểchọc Hoàng giận.  Nhạnbiết mình không được Hoàng ưa mà cũngbiết mình không thể làm gì khác hơn được.  Cô luôn luôn thân mật vớitất cả bạn trong lớp, nhưng cái lề lốitrưởng giả, gò bó của Hoàng là một bứctường khó san bằng. Dù vậy, vốn vui tánh cô khôngghét Hoàng như Hoàng đã ghét cô, mà Nhạn thấy thích thúkhi có dịp chọc cái anh chàng con cháu nhà quan nầy nổigiận.

Sự xung khắc giữa Nhạn và Hoàngcứ ngấm ngầm kéo dài suốt cả năm học.Trong lúc Nhạn vô tư cười đùa thì Hoàng ôm ấpmột sự giận dỗi vẩn vơ vô lý.  Thấy một cô gái nhẹ nhàngnâng tà áo là Hoàng nhớ tới hình ảnh con nhỏ vừađi vừa nhảy cà tưng, hất tung vạt áo theonhịp bước.  Thấymột thiếu nữ e thẹn mơ mộng bên vành nón lánghiêng nghiêng thì Hoàng nhớ đến cái miệng chu, cái môitrề, con mắt nheo khiêu khích rất khó thươngcủa Nhạn.  Nghe mộtgiọng nói thanh tao ngọt ngào của ngườiđẹp nào đó thì Hoàng nhớ tới giọngcười dòn dã, cách nói hài hước, châm biếm, móc ngoéocủa đứa con gái thông minh, hiểu biết không thuaai.  Hoàng cứ bị hìnhảnh của Nhạn theo đuổi từ trườngcho tới về nhà, lúc ngồi một mình cũng nhưcả khi gặp gỡ nhiều người khác.  Lúc nào chàng cũng có dịpđể mà liên tưởng, so sánh, rồi càu nhàu một mình:

-        Con gáigì mà......

Hoàng đứng tần ngần giữa khunhà cháy, bàng hoàng nhìn quang cảnh điêu tàn sau trậnlửa phá hoại.  Vụ cháyở xóm Nguyễn Thiện Thuật ba ngày trướcđã gây xôn xao cả thành phố. Người ta nhớ tới hoàn cảnh củanạn nhân hỏa hoạn Nancy và Khánh Hội.  Bao nhiêu năm qua rồi...Sứcnóng của ngọn lửa tàn phá đã nung sôi lại tinhthần và phong trào lá lành đùm lá rách.  Các trường học cũngđi theo dòng vận động của các cơ quan từthiện và những hoạt động xã hội gầydựng những đội ngủ cứu trợ.  Ban Giám đốc trường, dùkhông vui thấy lớp học vắng bóng học trònhưng không dám rầy la hay ngăn cản.  Ban đầu Hoàng cũngđể ý đọc báo, đứng nghe ké khi bạn bèsôi nổi bàn luận, tuy nhiên sự xúc động trong lòngchàng không có một độ cao nào đáng kể.  Nhưng khi thấy cảtrường hăng hái tham gia cứu trợ hoặcbằng hình thức này hoặc bằng hình thức khác,Hoàng không muốn đứng lẻ loi một mình.  Vốn tánh hay cân nhắc và không quenvới hoạt động tập thể Hoàng muốnđến khu cháy một mình để xem sự thật cóbi đát như lời người ta kể hay không.

Ðang lúc còn ngỡ ngàng với nhữngcảm xúc mới lạ trong lòng Hoàng chợt thấymột dáng dấp quen thuộc xuất hiện đàngxa.  Dáng dấp của mộtcô gái, đầu đội bê-rê, mặc áo sơ-mi taysắn tới cùi chỏ cùng với quần tây bó gọngàng, đang bước thoăn thoắt qua nhữngđống cột kèo cháy nám nằm hỗn độn, khéoléo tránh né những mái nhà nghiêng ngả đổđứng đổ xiên lên những ụ than chồngchất ngổn ngang.  Cô gáiđi từ đám thanh niên thiện chí này đếnđám khác để giải thích hay chỉ dẫn hay ralịnh gì đó Hoàng không đoán được.  Chàng chỉ nhận thấy làcử chỉ của cô trông thông thạo, rành mạch,dứt khoát như một nữ tướng đangđiều quân.  Tình cờđi ngang qua một em bé đang thút thít khóc vì bịvấp té, cô ôm em vào lòng vỗ về an ủi, coi vếtthương rồi dẫn em đến lều y tếgần đó. Vừa quay lại gặp một bàđứng tuổi đang bươi móc đống than,cô cũng sà ngay vào phụ giúp lôi ra vài món đồ chưabị cháy và trò chuyện với bà bằng một nétmặt rạng rỡ như để chung vui vớisự may mắn nhỏ nhoi của bà.   Hoàng đứng ngây ngườinhìn đoạn phim sống động đó mà trong lòngkhông ngăn được một sự bồi hồi. Vìcô gái ấy không ai khác hơn là Nhạn. Chàng thắcmắc:

- Tại sao con nhỏ có nhiều bộ mặtnhư thế?

Vừa lúc đó Nhạn vô tình đi ngangHoàng, cô ngạc nhiên đứng sựng lại:

- Ơ...anh Hoàng. Anh.....mới tới hả?

Hoàng ngập ngừng:

- Tôi...muốn đóng góp với các bạn,nhưng mà không biết phải đi gặp ai.

Mặt Nhạn tươi hẳn lên:

- Ðể Nhạn tìm người dẫn anhđi. Hồi sáng nầy cũng có mấy bạn cùnglớp mình đến giúp.

Trong lúc cô ngó quanh để kiếm bạn,Hoàng tò mò nhìn cái phù hiệu hoa huệ đính trên cái mũbê-rê.  Trên túi áo Nhạn cógắn hàng chữ thêu Nữ Hướng Ðạo ViệtNam, một bên cầu vai có dấu hiệu với hàngchữ tên của đoàn, vai bên kia tên của toán.  Cái mũ nằm lệch trên mái tócngắn và cái khăn quàng màu vàng cột ở cổ làmtăng thêm phần linh động và tạo một nét oainghiêm trên  gương mặtxinh xắn của Nhạn. Hoàng hơi lúng túng trước một tình huốngkhông chờ đợi và không đoán trướcđược nầy.  Lúcđó Nhạn reo lên:

- Anh Lâm, anh giúp Nhạn đem anh Hoàngtới anh Tráng trưởng đi. Ảnh sẽ mừnglắm, vì mình đang cần nhiều người tiếp.

Trước khi đi theo Lâm, Hoàng nhìnNhạn nhếch mép cười, nửa thân mật nửabẽn lẽn.  Nhạn nhìntheo chàng “công tử Bạc liêu”, mỉm cười mộtmình, một thoáng nhẹ nhỏm hiện trên đôi mắt.

 Nắngchiều đã ngả hẳn. Mọi ngươi dẹp công tác đi ăn. Hoànggặp Nhạn với ổ bánh mì trên tay.  Nhạn vồn vã hỏi:

-        AnhHoàng có mệt không?

Hoàng gật đầu:

-        Mệt,nhưng mà ...vui!

Nhạn nhìn Hoàng với đôi mắtđầy thiện cảm. Lần đầu tiên nét hóm hỉnh trên mặt và ýnghĩ trêu chọc trong đầu Nhạn hoàn toàn vắngdạng.  Cô thấy anh bạnthường rất nghiêm trang từ diện mạotới cách ăn mặc hôm nay có vẻ dễ mếnhơn.  Có lẽ anh dễmến nhờ dáng điệu lừng khừng củangười chưa biết lối sống tập thểmà đang cố gắng để nhập cuộc, cólẽ anh dễ mến nhờ cử chỉ lọngcọng của người chưa hề đụngtới việc làm tay chân đang có thiện chí vượtkhó khăn với chính mình.  Nhạn thân mật nói:

-        Anhđi với Nhạn lại lấy bánh mì và nướcuống.  Anh có đói bụnglắm không?  Nhạn đóiquá trời.  Từ trưatới giờ quên luôn uống nước nữa.

Hoàng cười:

-        Ừ,tôi cũng đói quá.  Chắcthế nào ăn cũng ngon lắm.

-        Mìnhchỉ có bánh mì dồn thịt nguội thôi anh à.

-        Bộăn bánh mì dồn thịt nguội không ngon sao?

Nhạn hơi ngạc nhiên nghe Hoàng hỏivới giọng đùa cợt. Cả năm học nay chưa bao giờ Nhạnđược thấy một thoáng cởi mở nào trêngương mặt anh bạn cùng lớp.  Cô cảm thấy như có mộtnỗi mừng bất ngờ đến trong lòng.  Cô hớn hở hỏi:

-        Anh cóý về ngay không?

Hoàng tò mò:

-        Không.  Còn có mục gì nữa không?

Nhạn cười thật tươi:

-        Nếuanh không gấp về thì sau khi ăn mình tới lều sinhhoạt coi văn nghệ. Các em “thiếu”  đã chuẩn bị mộtchương trình giúp vui hấp dẫn lắm.

Sau một ngày làm việc bằng chân tay,thân thể Hoàng như đã rã rời ra, nhưng chàngphải thú nhận rằng trong lòng mình có một niềmvui thật mới lạ, một niềm vui khi biết mìnhđã làm điều gì không chỉ ích lợi cho chính cá nhânmình. Vì thế mà chàng có một chút hiếu kỳ muốnbiết nốt những gì còn sẽ xảy ra.  Nơi đây quả thật làmột cuộc sống mà chàng chưa bao giờ hình dung ra,hay đúng hơn, nó là một cuộc sống mà chàng khônghề quan tâm tới. 

Khi chương trình văn nghệ bắtđầu Nhạn và Hoàng ngồi kế nhau bên vách lều.Tiếng đàn tiếng hát vui nhộn xen lẫn tiếngvỗ tay cổ võ làm Hoàng dần dần quên mệt và hòanhịp vào  không khí sốngđộng hồi nào không hay. Chàng chăm chú nhìn các em múabài “Góp công dựng nhà”:

Anh có chi? - Tôi có cuốc!

Chị có chi? - Tôi có ky !

Em có chi ? - Em có chổi !

Cuốc đây, ky đây, chổi đây ! Dôta...

.........................

Lá đây ! Cây đây !

Thiếu dây ! Dây đây!

Anh chị em chúng ta ráp vô

Góp công , cất xây cho đặng cái mái nhànày !

Các em « ấu » thót lên vai các em« thiếu » đã đứng song song hai hàng dọclàm sườn nhà. Với những cánh tay giơ thẳnglên, trong tư thế đối diện các em nghiêng mình vàonhau, bàn tay nắm lấy bàn tay ráp thành cái đỉnh nhàvới hai cái mái chảy xuôi xuống bằng thânngười của các em. Từ khán giả vang lên cùngmột loạt tiếng  "Ô"  kinhngạc, rồi tiếng vổ tay vang dậy khen ngợicái nhà người.  Hoàng thíchquá, la lên:

- Nhạn, coi kìa, cái nhà....

Không nghe Nhạn trả lời mà vai Hoàngnặng trĩu đi. Nhìn sang, Hoàng thấy Nhạn đãdựa đầu lên vai chàng thiếp đi từ hồinào.  Chàng cảm độngnhìn gương mặt đầy nét mệt mỏinhưng thanh thoát nhu mì như một con chim non hiềnlành.  Hoàng thấy thươngcô bạn học đã vất vả suốt ngày, mà cólẽ cũng đã ba ngày rồi. Một chút bâng khuâng vẩn vơ làm chàng quên mấtchương trình văn nghệ. Thỉnh thoảng nghe bên tai có tiếng reo hò, hoan hô,nhưng mà hồn Hoàng bây giờ trôi nổi tận nơiđâu. 

Mấy sợi tóc Nhạn bay phất phơcọ vào cổ Hoàng gây cho chàng một cảm giác êmđềm, êm đềm đến độ chàng phảinhắm mắt như để thưởng thứcthầm lặng một thứ hương vị gì kỳthú lắm.  Có một lúc chàngkhông nghe gì nữa mà như chơi vơi mơ màng trongmột thế giới mông lung mơ hồ...

Khi nghe tiếng cười nói nhộnnhịp xôn xao sát bên mình Hoàng mới bừng tỉnhbiết là buổi trình diễn đã chấm dứt. Chàngchưa vội đứng dậy, có ý đợi Nhạnmở mắt, rồi bỗng nhiên sực nhớ ra là từ sáng tới giờ trongđầu chàng không có một lần nào lảng vảng câumắng:

- Con gái gì mà.......