Vui đám ma

Dì Năm nhìn đám sinh viênhọc sinh nam nữ đứng sắp hàng dài đểđợi lấy xe mà phát giận. Dì vừa cầmtấm thẻ vừa len lỏi chen vào các dãy xe đạp,xe gắn máy để kiếm số, vừa lẩm bẩmmắng:

-Thằngchết dịch, đi đâu mất biệt giờnầy....

Cô Bảy đi chợ vềvô tới nhà, thấy chị quýnh quáng với việckiếm xe, lật đật quăng giỏ lên bàn rồichạy ra tiếp.

-ThằngLân đâu?

Dì Năm cằn nhằn:

-Ai mà biết. Nó biệtdạng từ sáng tới giờ. Tưởng là đimột chút thôi, ai dè….

Cô Bảy cười khì:

-Thôi,tôi biết rồi.

-Biếtgì?

-Látnữa nói. Bây giờ lo cái đám nầy đã.

Hai chị em phải mấtnửa tiếng mới giải quyết xong vấnđề giao xe gởi. Dì Năm mệt mỏi ngồiphệt xuống cái ghế đẩu trước cửanhà. Cô Bảy đi vô bếp. Dì Năm ngó theo hỏi:

-Hồi nãy mầy nói mầybiết gì?

Cô Bảy nói vọng từtrong ra:

-Tôi biết thằng Lân điđâu rồi. Thế nào cũng có cái đám ma nào ởgần đây.

-Kỳvậy?

Cô Bảy đi ra, trên tay còncầm bó rau muống:

-Bộ chị không để ýlà mỗi lần ở đâu có đám ma là thằng Lânđi mất tiêu sao?  Nóphải lại đám đó.

-Sao mầy biết?

-Có lần nó kể với tôinhư vậy. Bảo đảm với chị mà,chiều nó về cho chị coi. Nếu chị nhìn mặtnó, chị sẽ thấy nó vui lắm. Hổng tin chịhỏi thử nó coi.

-Hứ! Mầy hỏi, chớtao hỏi, nó trả lời làm sao tao hiểu. Cái thằngmắc dịch, mắc toi! Ði không nói tiếng nào hết.

Tuy mắng thế nhưng dìNăm cũng bắt đầu dịu dần, vì cơnmệt đã qua. Cô Bảy bưng cái rổ nhỏ rangồi bệt xuống thềm nhà, vừa lặt rauvừa kể chuyện thằng Lân cho chị nghe.

Thằng Lân năm nay haimươi tuổi. Nó không câm nhưng không nóiđược như mọi người. Tiếng nóicủa nó khá hơn tiếng ú ớ của người câmnhưng chưa đạt đến mức đã thànhtiếng nhưng sai âm của người ngọng. Nó nóirất tự nhiên, đôi môi cử động và tìnhcảm trên nét mặt thay đổi theo âm sắc nhưngười biết nói thường, nhưng nếu khôngphải là người có một cảm thông tiếng nói bằngtrực giác khi nhìn sự mấp máy của môi và cảm xúcqua sắc mặt nó thì không thể nào hiểu ý nóđược. Trong nhà này chỉ có cô Bảy hiểu nên nóhay kiếm cô để trò chuyện. Cô Bảy cũng thíchnói chuyện với Lân vì nó lúc nào cũng vui vẻ yêuđời. Ðối với cô, sự kiện hiểuđược Lân là một “kỳ tài” đã làm cô hãnhdiện. Cô càng hãnh diện hơn vì nhờ đọcnổi tiếng nói của nó mà cô thường thủ vaithông dịch viên khi nó cần nói chuyện vớingười khác, và nhờ đó mà cô hiểuđược hành động và tâm tình quái dị củanó: thích đi đến đám ma vì…. Vui!

Khi Lân tới xin việc làm,phụ trông coi bãi giữ xe của sinh viên học sinhtừ các trường chung quanh xóm mỗi ngày hai buổiđem gởi, dì Năm nhận cho làm thử vài ngày.  Lân có nét mặt dễ mến,đặc biệt là cái răng khểnh rất có duyên làmdì có cảm tình với nó ngay. Sau mấy hôm, dì rất hàilòng với Lân vì nó chẳng những lanh lẹ, thông minh, màcòn có nhận xét và trí nhớ thật hiếm có.Người gởi xe mới thấp thoáng ởđầu đường là trong này nó đã dẫn xeđứng sẵn để đợi. Tới giờ tanhọc thì nó chỉ cần nhìn mặt người là đingay lại xe, không cần phải coi thẻ tìm số.Nếu dì Năm cần nửa tiếng thì cho nó tốiđa là mười phút. Hơn nữa, dì rất mừngkhi thấy nó cẩn thận còn hơn dì nữa.  Những xe còn mới hoặcthuộc loại đắt tiền Lân đem xếp vàonhững hàng trong sâu, gần chỗ ngồi canh giữcủa nó để ngăn ngừa sự mấtcắp.  Công việc trông coi xecủa dì bớt vất vả nhiều, nên dì sẵn sàngtrả nó ba trăm ngàn đồng mỗi tháng và bao luôn haibữa ăn trưa chiều. Tiền lương nó dùng đểmua quần áo, xài linh tinh, chi cho bữa ăn sáng và chỗmướn để cái ghế bố ngủ ngoài hàng bacủa một gia đình ở cách đó năm phút đibộ. Hôm nào trời mưa thì nó cũng đượcphép đem ghế bố vô trong nhà. Cứ mỗiđầu tháng, sau khi lãnh lương nó cùng vớithằng con của dì Năm cũng trạc tuổi nó, xáchcái bình nhựa hai lít đi mua bia tươi, vài con khô cákhoai, rồi cùng nhau nhậu nhâm nhi trên bãi để xetới khuya.

Tháng trước nó liềumạng làm một chuyện mà ai cũng coi là đề tài“tiếu ngạo giang hồ” để trêu chọc nó. Vàilần Lân thoáng nhìn được cái đồng hồ tayrất tân tiến của một sinh viên mà hình dạng và cáchthiết kế của nó đã có một sức quyếnrũ lạ lùng đối với Lân. Chưa bao giờ Lânđược thấy cái đồng hồ đeo coi “oai”như cái đó. Nó có nhiều chức năng hấpdẫn như có lịch tự động ghi ngày thángnăm, có đủ giờ khắc trên thế giới, cóđộ kín để ở sâu ba mươi thướcdưới nước, có thể dùng làm đồng hồbấm, có tín hiệu báo thức, báo động….Cáiđồng hồ siêu năng này đã vét sạch túi nó, chẳngnhững tháng lương cuối cùng mà tiền dành dụmtừ những tháng trước cũng không còn đồngnào.  Nó không còn tiền trảchỗ mướn để cái ghế bố nên bịchủ nhà đuổi. Dì Năm thương tình nuôi nótrọn một tháng. Lân không buồn, không hờnngười cho mướn nhà mà chỉ biết sungsướng được làm chủ một cáiđồng hồ siêu hạng. Gặp ai nó cũng cung cánhtay lên khoe, cũng nói huyên thuyên không dứt về món củaquý, không cần biết người đối thoại cóhiểu hay không. Nhưng nếu ai cắc cớ hỏi nóbây giờ là mấy giờ, là buổi nào ở bên Mỹ,bên Pháp, nhờ nó canh giùm giờ báo thức , vân vân…thì nósẽ cười khì khì, lắc đầu lia lịa.Thằng Lân không biết chữ nên không nhìn đượcmặt số.

Tình trạng thiếu maymắn của Lân là bẫm sinh. Lúc nó hai tuổi,  cha mẹ nó mới biết con mìnhbị tật. Nó không bị bạc đãi lắm vì nókhỏe mạnh, rất dễ thương, nhưngcũng không được thương yêu lắm vì nó khôngbình thường như mấy đứa con khác. Khi Lânđược năm tuổi thì một buổi sángthức dậy nó thấy trong nhà vắng hoe. Lân ra ngồingoài thềm nhà ngó mông, trông đợi cha mẹ và anhchị. Ðến xế chiều ông Hai bán thuốc lá ởnhà bên cạnh đi về thấy thằng nhỏ ngồivọc đất một mình mà thương tớichảy nước mắt. Ông sang dắt nó về nhà mình.Ông biết cả nhà nó được anh hai nó rướcđi qua Mỹ và họ đã lên máy bay từ hừngđông.

Ông Hai sống một mình trongmột căn nhà rất hẹp, lợp tôn, có chiều ngangđộ hai thước, dài năm thước, có lẽđược biến dạng từ mộtđường hẻm của thời nào trướcđó.  Đồ đạc trongnhà rất đơn sơ, chỉ là vật dụngtối cần cho đời sống của một ông giàkhông có nhu cầu nào khác ngoài cơm nước. Con ôngcũng ở nước ngoài. Ông không bận tâm  chuyện được bảolãnh vì ông muốn chết trong xứ sở, ông trảlời thế mỗi lần có người tò mò. Ôngcảm thấy thân phận thằng nhỏ không khác ông baonhiêu nên ông dạy nó gọi ông là ông nội. Từ khi cóthằng nhỏ để hủ hỉ ông cũng bớtquạnh hiu nhiều. Mỗi ngày ông dắt nó theo ông rachỗ làm ăn; đó là một khoảng nền xi măngrộng chừng một thước rưỡi, mộtnửa nằm choán góc trước của một khách sạnbình dân, một nửa choán một xẻo đườngđi vào ngõ lên thang lầu của nhà bên cạnh. Ông cómột thùng bán thuốc lá để trên cái ghế thấp,bên cạnh là một lò ga nấu nước pha cà phê.Dụng cụ tế nhuyễn cần cho nghề nghiệpông để tạm bên trong dọc theo ngõ lên cầu thang.Tánh ông Hai hiền lành, từ tốn nên hai bên nhà không aiphiền hà sự bày biện của ông. Khách hàng của ônglà những bác đạp xích lô, mấy anh chạy xe ôm hayđợi và kiếm mối trước khách sạn và vàiông già khoảng tuổi ông ở trong xóm. Họ ngồi phìphà với điếu thuốc, khề khà bên ly cà phê phin,nói chuyện tầm khào với nhau mỗi ngày mà khôngbiết chán. Thằng Lân được khách của ôngnội cưng nên không biết là nó không có cha mẹ.

Thằng nhỏđược dạy nhìn mặt các bao thuốc láđể giúp ông bán thuốc trong khi ông phải lo pha cà phê.Nó thuộc lòng hết dạng các loại xe gắn máy và cácloại máy khác nhau. Nó nhận diện ngay từ đàng xaxe nào là của chú bác nào. Nó rất mừng mỗi khi họghé mua thuốc hay uống cà phê, cứ đeo lẩnquẩn bên họ để líu lo kể chuyện. Khôngmấy ai hiểu nó nói gì nhưng mọi ngườiđều thương thằng nhỏ bạc số, nênthường đem quà cho nó, khi thì vài cục kẹo, khi thìcái bánh, khi thì một món đồ chơi rẻ tiền.Ông Hai không tính cho nó đi học, vì ông e rằng cách phát âmđó sẽ gây cho nó nhiều khó khăn ởtrường. Vả lại, ông cũng không biếtphải lo cho nó đi học như thế nào. Vớisố tuổi càng ngày càng cao, sức khỏe càng ngày càngyếu, ông chỉ rán tìm cách có đủ ăn đểtạm sống thôi. Nhiều hơn nữa cho thằng Lâncó thể ông không làm nổi.

Hai ông cháu sống yên lànhnhư thế được ba năm thì một hôm,trận mưa ông bị mắc dọc đường hànhông nóng mê man mấy ngày. Hàng xóm đem ông vào nhà thương,khám phá ra ông bị sưng phổi nặng. Sức yếumà lại không có tiền bạc để chạy thuốcnên ông đành nằm đó chờ ngày cuối cùng. Dì tưSen và chú năm Nồi luân phiên đem thằng Lân mỗingày vào thăm ông. Ngày cuối của ông thằng nhỏcũng được đem vào đúng lúc. Ðứa bé támtuổi có biết gì là vĩnh biệt, như thườnglệ nó đến bên giường, nắm tay ông nộirồi cứ đứng nhìn ông. Ông Hai âu yếm hỏi nó:

-Hỗm nay con có ăn cơmđàng hoàng không?

Lân gật đầu, cặpmôi mấp máy:

-Dì tư Sen cho con ăn.

Ông Hai hiểu âm thanh khó nghe quacử động của làn môi Lân. Ông căn dặn:

-Con nhớ nghe lời dì tưdạy nghen. Ðừng có đi chơi bậy bạ. Rủiđi lạc con không biết đường về đâu,mà con cũng không hỏi ai được.

-Dạ. Con ở chơi bên nhàdì tư không hè. Mà ông nội chừng nào về? Con muốnngủ với ông nội.

Ông Hai động lòng. Ông nhìnlên trần phòng, suy nghĩ tìm câu trả lời. Ông nắmtay nó, vuốt ve bàn tay nhỏ xíu một cách thậtthương yêu, rồi ông trầm tĩnh chầm chậmnói:

-Lân nè, nếu ông nội không vềnữa, con đừng buồn nghen. Ông nội đi luôn làông nội hạnh phúc lắm. Ông nội sẽ không còncực khổ, lo lắng như từ xưa tớigiờ. Ông nội sẽ thật sung sướng, sẽsống thật yên tĩnh. Nếu ông nội không vềnữa thì con phải mừng cho ông nội, nghe hôn con. Conphải vui, nghe hôn con. Ông nội chỉ thương cho thâncon thôi….

Ông kéo đầu nó xuốngngực ông để dấu nó sự nghẹn ngào. Ông xoađầu nó rồi vuốt tóc nó. Vuốt nhè nhẹ,đều đều. Cái vuốt lơi dần rồingưng hẳn.

Thằng Lân lưu lạc trongvài trại mồ côi rồi cuối cùng đượcthải vào đời, hành trang là lời khuyên trăntrối của ông nội nó: nếu ông nội nó đi luôn,hay những người khác như ông nội nó từ giãcõi đời đi luôn, là đi về nơi chỉ cóhạnh phúc, không có cực khổ lo âu! Mỗi lần nghenói tới đám ma là nó tìm đến để nhớ ôngnội nó. Nó đến từ lúc tẩn liệm đểmừng người chết đi về chốn bình yên,rồi cũng đi theo đám tang tới nghĩa trangđể nhìn tận mắt chỗ cách biệt giữatrần ai vất vả và nơi yên nghỉ sungsướng dưới tầng đất sâu. Nó khônghiểu mà không thể hỏi tại sao người ta khóckể vang rân, và kỳ lạ là có khi lại xảy ranhững trận cãi nhau dữ dội đến gầnxung đột chân tay về chuyện thừa tựthừa hưởng gì đó ngay khi người chết cònquàng tại nhà. Ðám nào cũng có những màn quay phim,nhiều khi có đạo diễn bắt tang gia phải làmnhư thế này thế nọ để dàn dựngcảnh cho hay. Vài đám còn có chiếu hình trực tiếpcho người đi đưa đám cùng xem khi ngọnlửa bắt đầu bùng lên thiêu xác. Những thứđó nó không được thấy trong đám ma ôngnội nó. Hồi đó chỉ có dì tư Sen, chú nămNồi, ông ba Hiệp và vài bác đạp xích lô, vài chúchạy xe ôm đưa ông nội đi. Rất im lìm.Rất giản dị. Giản dị, im lìm nhưđời sống của ông nội nó. Ðám ma bây giờ càngngày càng có nhiều mới lạ, hấp dẫn, lôi cuốntánh tò mò ham vui của nó, ngoài lý do nó đến đóđể nhớ ông nội. Dì Năm có chửi mắng nócũng thây kệ. Lần sau nó cũng lại trốnđi.


 
******

 

-Dì hai ơi, dì hai cho con xinmột thau nước được không?

Nghe tiếng kêu hỏi ngoàicổng trước bãi giữ xe, Lân lật đậtchạy ra, quơ tay sân si:

-Không phải dì hai. Dì bảy!

Cô bán hàng đứng sựngnín im, chưng hửng nhìn chàng trai có nét mặt bất bìnhvà có giọng nói thật khó nghe. Cô hơi thấy sợnhưng không biết phải làm sao, cứ sửng sốtnhìn Lân mà không dám nói thêm lời nào. Cô Bảy cũng chạyra hỏi:

-Cái gì vậy?

Cô gái hơi hoàn hồn,vội vàng đáp mà mắt thì vẫn đăm đămnhìn Lân:

-Dì ơi, con muốn xin mộtthau nước rửa chén mà anh nầy dữ quá làm consợ.

Cô Bảy day qua hỏi Lân:

-Mầy nói cái gì làm con nhỏnầy sợ vậy?

Lân sừng sộ:

-Cô nầy cổ kêu dì là dì hai.Con nói không phải, dì là dì bảy.

Cô Bảy cười ngất,nói với cô gái:

-Không có gì đâu con. ThằngLân không chịu con kêu dì là dì hai, tại vì dì thứ bảy.Có vậy thôi. Nó nói khó nghe thành ra con không hiểu, chớ nóhiền lắm. Con vô đi, lại vòi nướcđằng kia mà lấy nước.

Cô gái đem gánh hàng vào sân,rồi đi ngang bãi để xe đến cái ốngdẫn nước từ cái giếng đào nằm gầncuối sân. Trên đầu ống có cái vòi gắn sợidây cao su chuyền nước để tưới hàng bôngtrồng dọc theo bờ tường.

-Con bán gì vậy?

Cô Bảy hỏi. Cô gái vừabưng thau nước trở lại gánh hàng vừađáp:

-Dạ con bán tàu hủ.

-Bán khá không?

-Dạ tàm tạm. Mỗi ngàycon kiếm được từ mười ngàn tới bachục ngàn đồng. Bữa nào trời mưa thì coinhư lỗ vốn.

Trong lúc cô Bảy và cô bán tàuhủ trò chuyện Lân đứng im ngắm cô gái. Côtrạc chừng mười tám tuổi, dáng dấp nhỏthó, gọn gàng. Gương mặt không có gì gọi làsắc sảo nhưng mắt mũi miệngđược tạo hóa khéo sắp xếp một cách cânđối, lại được dậm thêm màu da củabánh mật nên cô trông cũng mặn mà, dễ thương.Lân có vẻ vừa ý lắm. Nghe cô ăn nói lễ phép,nhỏ nhẹ, nó càng thích hơn. Nó hỏi hai dì:

-Dì năm, dì bảy có muốnăn tàu hủ không? Con bao. Múc ba chén đi.

Cô Bảy cười:

-Chà, thằng nầy bữa nayngon há. Chị năm, thằng Lân nó bao mình ăn đó.Con…à, con tên gì?

-Dạ tên Thắm.

-Con cho ba chén đi con.

Cô gái mừng lắm. Cô không dèchẳng những xin được nước sạchđể rửa chén mà còn bán hàng được nữa. Côcười thật tươi, bưng một chén tàuhủ đưa cho Lân. Cô không thấy sợ nữa màchỉ ngại không biết làm sao để hiểu anh nàynói gì. Lân thấy cô gái cười với mình thì nởdạ, mặt mày tươi hẳn lên. Nó vừa ănvừa hỏi, cô Bảy làm thông dịch viên nhưthường lệ:

-Nhà ở đâu?

-Nhà tôi ở Hàng Keo.

-Ờ, cũng đâu có xađây bao nhiêu. Mỗi ngày ghé vô, tôi ăn giùm cho.

Cô Bảy không nín cườiđược vì cách nói trỏng của thằng Lân. Cô ngóchị cười tủm tỉm như ngầm bảo:“Coi bộ thằng nầy cảm cô bán tàu hủ rồi!”

-Thiệt hôn? Cô gái hỏi,nửa tin nửa ngờ.

-Thiệt chớ. Tôi ưa tàuhủ lắm.

-Bộ bán có một mình anh thôisao?

-Ðâu có. Ở đây thiếu gìngười ăn. Ai không mua, tôi bao.

Cô Bảy dịch rồicười rũ rượi, nói với Lân:

-Mầy đừng có xạo.Tiền đâu mà mầy bao hoài.

-Con nói thiệt mà dì bảy. Connhịn uống bia chớ có khó gì.

Cô Bảy nói thầm trongbụng:

-Ðiệu nầy là thằngnhỏ bắt đầu trồng cây si thiệt mà!

Cô nói với Thắm:

-Mỗi ngày con ghé đây đi,dì cho nước sạch rửa chén. Nếu gặp giờra chơi của trường học may ra con có khách ăn.Với lại – cô cười hóm hỉnh – thằng Lân nóhứa bao hết bà con ở đây đó. Con đừngsợ không có mối.

Thằng Lân ngó cô Bảynhư cảm ơn cô đã nói vô giúp nó cho Thắm mỗingày gánh hàng qua đây. Nó thương cô Bảy lắm.Thương tự nhiên như hồi đó nó thươngông nội, như  ông nộithương nó vậy. Nó lớn lên với sự họchỏi về tình thương một cách đơngiản như bữa cơm đạm bạc của ôngcháu nó, nên tình cảm của nó không có nhiều khúc mắcquanh co hay vẩn đục vì những phiền toái bênngoài.

Từ khi Thắm mỗi ngàyghé qua nó thấy quang cảnh ở đây như vui nhộnhơn trước nhiều. Lân vốn đã làm việcgiỏi, bây giờ lại càng xốc vác, tận tâm thêm. Nócứ trông ngóng cái khoảng một giờ trưa chờThắm đến. Cô gái lần lần học qua côBảy cách nhìn cử động môi của Lân phốihợp với âm thanh âm sắc để hiểu tiếngnói của nó. Thắm thích Lân vì Lân vui tánh và đặcbiệt là rất tình cảm. Tuy không diễn tảđược tình tự trong lòng bằng ngôn ngữ, Lânđã tỏ ra là rất tế nhị trong sự quan tâm vàđồng cảm những vui buồn của ngườikhác qua cử chỉ của nó. Nó ân cần hỏi hanmỗi khi nhận thấy có gì thay đổi trên nétmặt Thắm. Ðiều đó làm cho Thắm vô cùng cảmđộng, nên chính cô cũng thấy là một thiếuthốn nếu không ghé qua bãi gởi xe này.

Buổi học trưa củacác trường đã bắt đầu mà bóng cô bán tàuhủ vẫn chưa thấy. Lân bứt rứt, bồnchồn. Nó nghe như có lửa đốt trong lòng, cứđi ra đi vô không biết mấy mươi lần màmặt mày buồn hiu. Cô Bảy đi xóm về thấy dángđiệu Lân thì hiểu ngay. Cô khều nó ra sân bảo:

-Con Thắm bữa nay khôngtới đâu. Má nó bị tai nạn  tối hôm qua, nặng quá nênchết luôn hồi khuya. Ủa, sao mầy không biết?Bộ không ai cho mầy hay có đám ma à?

Lân không trả lời, lậtđật lấy cái nón chụp lên đầu, rồiđẩy xe đạp mau ra cửa. Gần tớiđường nó sực nhớ ra, quay vào nói lớnvới cô Bảy:

-Dì cho dì năm hay giùm con.

Cô Bảy gật đầu,khoác tay biểu nó chạy đi. Cô Bảy cũngthương Lân như nó thương cô vậy. Dì Nămthương Lân vì nó chăm chỉ, giỏi giắn, còn tìnhthương của cô Bảy thì hồn nhiên không bắtnguồn từ lý luận, giải thích.  Nó là một sự cảm nhậntheo bản năng về mối quyến luyến tựnhiên xuất phát từ trong lòng, ngay khi cô mới gặp Lân.Thằng nhỏ thiếu cha mẹ không khác hoàn cảnh cômất cha mẹ cũng ở tuổi thơ như nó. Cô có anh chị đùm bọc,còn thằng Lân nhờ ông nội không cùng dòng máu đã cho chúttình ruột thịt. Ðó là sự may mắn rất quý báuđể nó và cô có trong lòng một nền tảng tìnhcảm cho sự gìn giữ tánh lạc quan và thông cảm. CôBảy năm nay ba mươi bốn, đã có một tìnhyêu rất nồng đậm, nhưng đến khi haingười tính chuyện cưới nhau thì anh bịtử nạn. Ðã tám năm trôi qua cô Bảy vẫn chưamuốn xây dựng một cuộc tình nào khác. Không phảivì cô buồn đau cho sự lỡ làng, mà ngượclại, vì cô còn cảm thấy ấm cúng với mốitình cũ nên chỉ muốn sống một mình vớidư âm êm đềm của kỷ niệm. Cô vui khithấy Lân để ý tới Thắm. Nó làm cô nhớnhiều đến những ngày yêu đương thắmthiết của thời cô còn trẻ nên cô thầm mong nócũng hạnh phúc như cô để thấy cuộcđời bao giờ cũng đáng sống.

Lân tới nhà Thắm đúnglúc vừa tẩn xong. Trong những đám khác nó làngười bàng quan, chỉ đến để coi cho vui,còn lần này nó cảm thấy mình là người thâncủa tang chủ nên có gì làm nó lúng túng. Nó còn đứng lựngkhựng trước cửa nhà thì Thắm chạy ra. Nónhìn Thắm cười làm cô hết hồn, nắm tay nókéo ra ngoài hè.

-Em phải nghỉ đi bán vàingày.

-Sao không cho hay? Lân trách.

-Làm sao em cho hay được.Má em mất thình lình quá. Em phải ở nhà lo đủthứ. May có bà con lối xóm giúp chớ em đâu biếtlàm sao. Mà nè, tới đám ma phải buồn chớ đâuđược cười. Ai mà vui như anh vậy.Người lớn rầy chết.

Lân ngạc nhiên :

-Tại sao ? Ông nội tôinói người chết hạnh phúc lắm, họ không còncực khổ lo âu nữa thì mình phải mừng cho họchớ. Má Thắm đã sướng rồi, sao lạibuồn ?

Thắm đang buồn mà ngheLân nói thế cũng bật cười :

-Nhưng mà… người sốngđâu còn người thân nữa. Người ta khóc vìngười ta mất người thân yêu, mất vĩnhviễn, anh biết không ? Má em không bao giờ trởlại, bây giờ em ở một mình, em không có ai nữa.

Nước mắt Thắmtuôn tràn theo câu cuối. Lần đầu tiên Lân có cảmtưởng nước mắt mình cũng muốn trào rakhi nhìn gương mặt thảm não và nghe giọng nóimếu máo của Thắm. Nó thấy thương Thắmvô hạn, hình như thương hơn thương chínhbản thân nó nữa. Nó rụt rè đưa hai tay ra nắmlấy một bàn tay của Thắm, bóp nhè nhẹ rồikéo lên đặt trên ngực mình. Thắm đọctiếng nói từ làn môi được lồng bằngmột thanh âm thật dịu dàng :

-Thắm đừng lo. Từđây em có anh.

Thắm gật gậtđầu, nước mắt chảy đầm đìa,nhưng trên hai đôi môi cùng một lúc thoáng có nụcười...