Cây sầu riêng vườn cũ

    Tôi rềlại cái băng cây, ngồi xuống ở đằngđầu.  Cái băngđược làm bằng tấm ván dầy, các chưnđược đóng dính luôn xuống đất. Tấmván được cưa cắt rất thô nhưng vìnhiều người ngồi tới ngồi lui nên nó trởthành trơn láng. Ở trại chuyển tiếp đểđi định cư, ai cũng thích đến đây, vìít ra tại vị trí nầy, người ta có thể nhìnra ngoài thấy được một khoảng trờinhỏ và ở dưới kia, cái sườn đồithoai thoải có vài mãnh vườn, cây cối xanh mát.

   Ngồikế bên tôi là chú hai thợ bạc, quê ở SócTrăng.  Mỗi lần rađây, tôi đều gặp chú. Khí hậu Mã Lai thiệt làkỳ cục. Ban đêm, trời lạnh teo ruột teo gan,ngủ phải đắp mền. Ban ngày trời nóng như đổ lửa, hơi nónghừng hực từ sáng tới chiều, mồ hôitươm ra đầy người. Ở tại lềukhông cách gì chịu nổi nên ai cũng tìm nơi đểtrốn nóng. Còn chỗ nào lý tưởng hơn chỗnầy. Cái băng núp dưới bóng mát một bụi treum tùm, ngoài kia dưới sườn đồi là phongcảnh  kỳ thú. Thiệt raở vùng nầy còn nhiều nơi cảnh vậtđẹp hơn nhiều nhưng dân tỵ nạn bịgiới hạn trong vòng rào kẽm gai nên đâu cóđược ra ngoài mà đi đó đi đây.  Có mấy người đichữa bịnh về kể lại rằng ở ngoài kia,thành phố đẹp đẽ, sang trọng, sạchsẽ, tiện nghi.  Riêng tôi vàchú hai thợ bạc thì chỉ biết xứ Mã Lai qua cáikhung trời nhỏ xíu nầy.

   Tôingồi ở đây mà đầu óc ở đâu đâu. Cáivùng đất mới mà tôi sẽ đến thì xa lạquá, nơi đó có vẽ hấp dẫn lắm. Có nhàlầu chọc trời, có xa lộ thênh thang, có tuyếtrơi trắng xoá, có đủ mọi thứ vui.  Tôi tưởng tượng ra baocảnh kỳ lạ mà tôi sẽ được mắtthấp, tai nghe trong một ngày rất gần.  Nhưng có anh bạn đitrước, gởi thơ về trại, trong cóđoạn viết " ...vừa bước ra khỏimáy bay như đi vào cái tủ lạnh, mũi thở rakhói, tay chưn tê cóng..", tôi chợt thấy ghê quá, quayqua chú hai thợ bạc:

     -Maimốt qua bển, chú sợ lạnh hông chú hai?

     -Sợchớ thầy tư, Ở nhà tôi lúc nào cũng tắmbằng nước nóng như mấy ông ghiền thuốcphiện. Tại không nước nào nhận nên tôi đànhphải chịu đi Canada. Tuổi già xương cốtchịu lạnh dở lắm. Người ta nói ở bển, xin lỗi thầytư nghen, đi tiểu ngoài đường, nó đónglại thành cây nước đá. Nghe nói sợ quá.  Mấyđứa nhỏ thì khoái chí. Tối tối tụi nórủ nhau đi đến hội trường coichiếu phim. Thấy tây tà trượt tuyết vớinhảy đầm, coi bộ tụi nhỏ chịudữ.

    Tôi nhìn chúhai thợ bạc. Chú ốm người, da xanh mét, mặtxương xương, dáng khắc khổ.  Muốn gợi chuyện cho vui,tôi nói:

    -Thìlần hồi rồi cũng quen. Người ta chịuđược thì mình chịu được, có gì mà lo. Tôivới chú qua bển, mình học một khoá nhảyđầm với tập trượt tuyết là xonghết.  Người ta tớiđâu mình tới đó. Vượt biên nguy hiểm, chết sống vầy màmình còn làm được, nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻđó!

    -Ý thôithầy tư, thầy tuổi trẻ thì cònđược, tôi trên năm mươi rồi, tiếngTây tiếng Mỹ một chữ cũng không biết, nói chitới việc ôm đầm mà nhảy nhót.

    -Vậychú chịu cực, chịu khổ lặn lội qua đâyđể làm chi?

    Chú hai nhìnra xa trả lời ngập ngừng:

   -Tạibên mình khó sống quá, vừa nhức đầu, vừanghẹt thở, nên phải đi. Chớ vui vẻ gì. Tôiđâu có muốn nhưng hoàn cảnh bắt buộc.Thầy tư nghĩ coi, cái tiệm thợ bạc nhỏxíu cũng bị tịch thâu. Thôâi đành dẹp kềm, dẹp búa. Tôi làm đơnxin về quê làm ruộng. Nhà nước cũng không cho,bắt phải đi xây dựng kinh tế mới.  Cái chế độ gì có mắtkhông được nhìn, có tai không được nghe, cómiệng không được nói, thì ở lại làm gì.  Nói thiệt với thầy tư,tôi ngồi đây mà đầu óc vẫn nhớ Bãi Xàu.Trước nhà tôi có cái rạch nhỏ, chiều chiềura đằng trước câu cá, cũng đủ vui.  Lớn tuổi rồi, đâu cònham muốn gì nữa!

    Nói xong,chú ngó mênh ngó mông. Chợt chú đưa tay chỉ xuốngphía dưới sườn đồi, hỏi:

    -Cáivườn ở dưới đó trồng cây gì mà cành láxanh um?

    Tôi nhìntheo, trả lời ngay:

   -Câysầu riêng đó.  Mấy câynầy mới trồng chừng ba bốn năm, cònnhỏ chưa có trái. Nếu lớn hơn một chút thìmùa nầy đã có bông rồi.

   Tôi nhìn câysầu riêng Mã Lai lá nhỏ nhưng tàn rậm hơn sầuriêng ở Việt Nam.  Thấykhu vườn nầy lòng tôi đâm ngẩn ngơ. Quê tôi làxứ của sầu riêng, măng cụt, bây giờ nó rasao?

    Tôi quay quahỏi chú hai:

   -Ủa,chú chưa bao giờ thấy cây sầu riêng sao?  Chú có ăn được sầuriêng không? Có nhiều người hễ nghe tới mùi làchạy mất, họ nói hôi không chịu nổi.

   -Tôi khoáilắm chớ. Cứ tới mùa trái cây là mua mỗi lầncả chục kí, ăn tới mờ con mắt... Nhưngtiếc quá, tôi chưa có dịp đi vườnđể thấy cây của nó...

    Tôi bèn môtả cây sầu riêng cho chú hai biết:

    -Thôngthường thì ở bên mình, cây trung bình có thân lớncở cột nhà, cao hơn cột đèn đườngchút xíu, tàn thưa mà rộng, mùa có trái nhìn thấy mêlắm. Trái nó treo lủng lẳng đầy cành, gai đâmtua tủa. Những trái còn non nhỏ cở trái cau, trái quít,thường bị rụng rải rác quanh gốc. Hồinhỏ tụi tôi lượm lấy, bẻ mấy cái gainhọn, cắm lên càm... để làm ông già râu!

   -Trái nó toquá mà đầy gai, rủi nó rụng trúng đầu thìchắc chết!

   -Vậy màhình như chưa có ai bị rớt bể đầu vìsầu riêng. Chỉ có mấy anh đi ăn trộmmới sợ thôi vì trái nó chỉ rụng vào nửa đêmvề sáng.  Trái sầu riêng chínrụng ăn mới ngon. Nếu cắt cuống sớm,còn non ăn lạt nhách, nhiều khi bị sượng.Người sành điệu họ lựa chọn kỹcàng khi mua. Phải là thứ vỏ mỏng, nhỏ hột,cơm dầy màu mỡ gà, ăn cái vị nó beo béo,đăng đắng mới đã.  Chớ ăn sầu riêng màlựa thứ cơm ngọt ngay, thì ăn chừng vài múilà ngán ngược. Ăn buổi sáng, buổi chiều cònnghe mùi thơm.

   -Mà chú haiơi, ăn sầu riêng mà ăn một mình cũng chưađủ ngon. Phải đi vào vườn với mộtcô bạn gái dễ thương, lựa một nơi immát, gom cỏ khô lại làm đệm, khui trái sầu riêngchín thơm nực nồng, cầm từng múi bằngnăm ngón tay, ăn hết rồi còn liếm cơm còn dínhtrên các ngón tay, mút chùn chụt, nhìn nhau mà cười...mới đã thèm.

    -Saotả cảnh nghe mê quá vậy. Chắc thầy tư ăn sầu riêng kiểu đóhoài?

    -Phảiđược như chú nói, cũng đỡ. Nhiều khitôi nghĩ tới còn tức mình. Hồi đó tớigiờ, ngồi dưới gốc cây sầu riêng thìnhiều, còn ăn như vậy thì chưa bao nhiêu.  Bây giờ ngồi đây, nhớtới kỷ niệm mà trong lòng nao nao.  Lúc đó tôi vừađược hai mươi tuổi...

° ° °

    Tôigặp lại Phương do một sự tình cờ.buổi chiều hôm đó, trời vừa sẩm tối.tôi ở lớp học ra, đi ngay đến ngảtư đầu đường, để đón xevề tỉnh nhà. Chiếc xe lô ngừng lại. Tôi nhìn vàoxe, thất vọng, trong khoang không còn một chỗtrống.  Người tangồi đen nghẹt, chen chúc nhau. Anh lơ xe mởcửa, nhảy xuống kéo tay tôi, đẩy vào. Tôi cốchen vào trong.  Có vài tiếngcằn nhằn nho nhỏ:

   -Xechật cứng, chỗ đâu mà chứa nữa!

   Tôi vừangồi xuống vừa nghe bác tài xế trả lời:

   -Bà con côbác thông cảm. Chuyến chót hổng rước,người ta phải ngủ lại Sài Gòn sao ?         Thế là đâu vào đó. Ainấy đành chịu chật. Tôi bị kẹt cứngtư bề. Phía trước, phía trong, phía sau làngười ta, còn  bên phảilà cánh cửa xe bằng sắt. Tôi không có cách gì để đặt chưn chogọn. day qua, trở lại, sửa tới, sửa lui,cũng không ổn thoả chút nào. Nhờ xe chạy cóđược chút ít gió mát. Ánh sáng về đêm của thành phó lấp loáng quacửa xe. Đèn quảng cáo xanh xanh, đỏđỏ.  Đèn đườngsáng trắng nhợt nhạt. Bầu trời lấp lánhđầy sao. Chiếc xe còn chạy loanh quanh chưa rakhỏi thành phố. Tôi yên chí nó sẽ chạy mộtmạch về tới tỉnh. Chật quá rồi làm saochứa được nữa. Nào ngờ, qua một gócphố, chiếc xe từ từ ngừng lại. Cótiếng ồn ào:

     -Trời đất ơi, cái xe nhỏ xíu như vậy, báctài tính chứa bao nhiêu mạng ?

     Tôithất vọng. Nếu có thêm người, tôi sẽbị dồn vào trong. Còn đâu mà nhìn thấy phong cảnhbên đường với gió mát trăng sáng.  Chưa kịp phản ứng gì,thì cửa xe đã mở, anh lơ nhảy xuống,đẩy người khách mới lên chỗ tôi. Tôibắt buộc ở cái thế phải ép sát vào bên trongđể nhường chỗ. Đúng là hộp cá mòi. Hành khách bị ép như mấycon cá nằm sắp lớp, hết cục cựa. Bác tàivừa cho xe chạy, vừa cam kết:

     -Thôiđủ rồi, không rước nữa. Bây giờ thì xehơi chật.  Xe chạymột hồi, nó lắc xuống đâu vào đó. Bà con côbác thông cảm!

    Không thôngcảm với bác tài cũng không được. Trờitối rồi, không lẽ bước xuống xeđể ở lại Sài gòn đêm nay.  Mà bây giờ thì tôi đâu cònmuốn bước xuống nữa. Người hành kháchvừa mới lên là một cô gái còn trẻ, trong ánh sángmờ mờ, tôi không thấy rõ nhưng có lẽ nàngđẹp lắm. Tà aó vàng được vén khéo qua bên,nàng cố thu mình cho nhỏ gọn lại, dáng khép nép.  Riêng tôi vì đụng chạm bênngười nàng nên loay hoay, xoay ngang người lại chothư thả.  Ở cáithế nầy tôi thấy thoải mái hơn nhưngđồng thời cánh tay phải như ôm lấyngười nàng. Tôi mắc cỡ quá, đâu có dámđụng, đành phải vói tay qua gác trên cửa xe chođỡ mõi. Trọn nửa người bên phải tôi épsát nửa người bên trái của nàng. Tôi nghe mộtcảm giác êm ái bềnh bồng. Tôi đâu có ngờ hoàncảnh trái ngang như vậy. Lần đầu tiên ngồi gần một cô gáilạ, tôi bối rối quá. Tôi thử nghĩ hằng chục câu hởiđể mong làm quen với nàng, nhưng thấy câu nàocũng vô duyên. Thôi đành ngồi im, làm ra vẻđứng đắn nghiêm nghị.

    Bỗngchiếc xe quẹo gắt ở một khúc quanh,người nàng đè hẳn lên tôi.  Như để đỡmắc cở, nói nói bâng quơ:

    -Chiềuthứ bảy nào xe cũng chật nứt!

Tôi bèn bắt chuyện:

    -Dạ,dạ, cũng hơi đông.

    -Chút xíunủa là tôi đón hụt rồi. Từ trường ratới đây kẹt xe quá!

    -Chắccô học trường Luật?

Cô ta hơi nghiêng đầu qua tôi,hỏi lại:

   -Sao anhbiết?

Tôi thấy vui trong bụng, có dịpđể nàng thấy tôi thông minh:

   -Đasố sinh viên luật thường đón xe chỗ côvừa lên.

Nàng cười nhẹ nhàng, hàm răngtrắng bóng đều đặn:

  -Dạkhông phải, tôi học ở Văn Khoa.

  Tôi đoántrật lất. Nhưng không hề gì. Miễn nói chuyệnđược với nàng là vui rồi.  Tôi tuy không học ở đó,nhưng cũng biết chút ít:

  - Xinlỗi, tôi hơi tò mò, cô đang theo chứng chỉ nào ?

   -Dạ,tôi học lớp dự bị..

  -Vậy làcô được học với ông giáo sư VươngHồng Sễn. Tôi khoái được nghe ổng nóichuyện. Hễ sách nào có bài ổng viết, tôi đềukiếm mua. Ổng rành về đồ cổ... Chắc côcũng thích các giờ ông ấy dạy?

   Lạimột lần nữa tôi bị hố:

   -Dạ,tôi sợ các giờ đó lắm. Kỳ rồi, tôi bịrớt vì môn Văn Chương Quốc Âm, nên kỳ nhìphải thi lại môn nầy.

   Tôi không dámhỏi thêm. Tôi suy nghĩ hoài cũng không hiểu tại saocô ta lại rớt môn Quốc Âm, cái môn được coilà dễ hơn các môn khác. Vốn ít nói và hay rụt rè, tôi lại đành ngồiim. Thoang thoảng, tôi ngữi thấy tóc nàng có mùi thơmnhè nhẹ. Tự nhiên tôi cảm thấy trong lòng một xúcđộng bất ngờ. Trời đất nào xui khiến cho tôi gặp nàngnhư vậy.  Bây giờ tôiphải nói câu nào nữa ?

   -Chắccô về tới bến xe ?

   -Dạkhông, tôi xuống Cầu Ngang.

Tôi lại tìm được câuđối đáp:

   -Cô ởgần cái nhà ngói đỏ, có cổng sắt sơn xanhkhông?  đằng trướccó bụi tre ngà ?â

Cô ta nghiêng đầu qua nhìn tôi:

   -Chắcanh là bạn học của anh Bình! căn nhà đó của tôi.

Đoạn nàng chăm chú nhìn tôi, thoáng dodự, nàng tiếp:

   -Phảianh là anh Hưng không, em là Phương đây !

Tôi vừa xác nhận thì nàng líu lo:

   -Trờiơi, sao lâu quá không thấy anh xuống nhà chơi. Ba má emvới anh Bình thường nhắc tới anh hoài.

   Tôingạc nhiên sung sướng. Không dè con nhỏ Phươngngày nào nhỏ xíu, đen thui, mới có mấy năm màlớn đẹp như vậy. Những chuyện năm trước bây giờđược tôi và Phương nhắc lại. Nàngnói  chuyện lanh lợi, duyêndáng. Tôi lần lần bình tĩnh hơn. Tôi hỏi thămtin tức Bình, sau cùng tôi thắc mắc:

  -Ông Sễndễ lắm má! Tại sao Phương lại bịkẹt môn Quốc Âm?

  Phương phân trần:

   -AnhHưng thử nghĩ coi, em vào vấn đáp, ổngđưa em quyển " Truyện Đời Xưa"ø của Trương Vĩnh Ký, biểu em đọcbài " Anh chàng sợ vợ " Cái chuyện anh chàng  lùikhoai lang trong tro nóng cho chín để ăn vụng, nàongờ chị vợ về nửa chừng, anh ta sợquá bèn cột túm ống quần lại, bỏ cũ khoailang vào trong đó để dấu, nóng quá bèn nhẩy càtưng. Đọc đến đây, ổng bảongừng lại và hỏi em:

    -Nhẩycà tưng là nhảy làm sao "

   Em còn đang suy nghĩ chưakịp trả lời, thì ổng hỏi tiếp:

   - Đâu cônhảy cà tưng cho tôi coi!

   -AnhHưng thử nghĩ cả cái phòng thi rộng mênh mông.Ở dưới  cảmấy chục người ngó lên, em mắc cở quá, làmsao dám nhảy. Chờ hồi lâu không được,ổng nghĩ là em không biết, nên cho dướiđiểm trung bình. Em đành phải thi lại kỳ hai.

    Tôi anủi nàng:

    -Gặptôi mà ổng biểu nhảy thì cũng rớt. Ai lạinhảy cà tưng trước mắt mọi người,kỳ thấy mồ.

    Phương cười nhẹ:

  -Lạytrời cho mai mốt đừng gặp cái "Anh chàngsợ vợ " nữa.

     Tôichớp ngay lấy cái câu nói hớ đó, hỏi lại:

   -Vậychớ Phương muốn gặp anh chàng như thếnào, cho tôi biết các điều kiện đòihỏi....để kiếm cái đầu heo.

  Phương chống chế:

   -Ơ AnhHưng, không phải vậy ! Mấy năm rồi gặp lại, anh vẫn ynhư hồi xưa, cứ phá em hoài.

   Từđó tôi thường xuống Cầu Ngang thăm giađình nàng.  Bình thì đã vàoquân đội, ít khi có nhà. Má nàng lần nào thấy tôi,cũng nói:

  -Khi nào rãnhrổi cháu xuống đây chơi, đừng ngại gìhết, thằng Bình đi lính, hai Bác nhớ nó quá. Nhàđơn chiếc không có ai.!

   Còn Ba nàngthì ít nói, thường dẫn tôi ra sau vườn, bẻtrái cây cả đống bắt ăn. Phương xinhxắn, dễ thương, lăng xăng làm các món ngonđể đãi khách. Chúng tôi thường ăndưới gốc cây sầu riêng lớn. Vườn nhàPhương rất rộng. các mương nướcnhỏ đầy rong. Nước trong vắt, thấyđược những con cá bãi trầu,cá lia thia, cá lìm kìm,lội nhởn nhơ dưới đó.  Đất đen mầu mỡ,cây dâu, cây măng cụt, cây sầu riêng, có những tàn láxanh um, mát rượi...

   Tôingồi mà nghe lòng khoan khoái, mắt nhìn ánh nắng lấplánh qua các khoảng lá thưa. Đâu đây có con chim hót trêncành, tiếng nghe trong trẻo quá. Phương cũngnhư chim líu lo:

    -Trên nhàanh Hưng có vườn không? có trồng nhiều bôngkhông?  đôi khi lên tỉnh, emmuốn ghé chơi cho biết mà sợ... anh Hưng không thèmtiếp.

    MáPhương mắng yêu con gái:

    -Cái connhỏ nầy, mầy làm như cậu Hưng làngười dưng!

 Phương vừa ngó xéo tôi, vừa trả lờimẹ:

    -Thì máthấy đó, hôm con gặp anh Hưng trên xe, ngồigần cả giờ đồng hồ, ảnh đâu cóthèm nhìn... bà con!

     Tôi khôngbiết  trả lời ra sao,đành cười trừ!  Ôi!những buổi trưa ấm cúng, lòng vui như mởhội. Tôi vẫn đắn đo, rụt rè, chưa dámngõ ý với Phương. Học hành chưa thành, công danhchưa toại, bây giờ còn quá sớm để nóichuyện yêu đương....

   Nhữngngày tháng kế tiếp qua mau. Ba má Phương sẵn cóvốn, mở thêm căn tiệm cầm đồ ngoàichợ.  Ngoài những giờhọc, Phương còn phụ mẹ buôn bán, trông nom côngviệc sổ sách.  Tôi lạicó dịp gặp gỡ nàng nhiều hơn.  Chúng tôi trao đổi chuyệntrời mưa, trời nắng, chuyện học hành, thicử.  Toàn là chuyện đâuđâu, vậy mà cũng có để nói hoài, không chán.  Có lần Phương hỏi tôi:

   -AnhHưng ơi, hiện thời anh thương ai nhứt ?

   Tôi trảlời, cười cười:

   -ThìPhương biết rồi, tôi nói hoài!   Đời tôi chỉthương có chú lùn bán hủ tiếu dưới gốcme...

    MặtPhương hơi phụng phịu:

   -Vậychớ mấy người đẹp của anh, không aibằng chú lùn sao ?

   Tôigiảng nghiã:

  -Đẹp đâu có ăn được. Còn hủtiếu cây me ăn ngon, cho nên tôi thương ... chú lùn.

  Phương nín thinh, bậm môi tức tối. Tôimuốn giải hoà cho khuây khoả:

 -Phương ơi, mấy ngày ở nhà không có buôn bán,em làm gì ?

  -Em đichợ, mua cá mua cua.

  -Rồi sauđó Phương làm gì nữa ?

   Nàngtrả thù tôi, trả lời tỉnh rụi:

  -Thì em làm cálàm cua.

  -Vậychớ không lúc nào Phương nhớ tới bạn bè chútxíu nào sao ?

 Phương bật cười, tươi nhưđoá hoa buổi sáng:

  -Có chớ,lúc ghé ăn hủ tiếu cây me thì nhớ tới anh!

  Tôi vừalàm điệu bộ thất vọng, vừa nhìn sữngmặt nàng.  Phươngcười, khuôn mặt vuông vuông, rạng rỡ, làn datrắng mịn màng. Tóc cắt ngắn gọn, cái mũithẳng cao, xinh xắn. Cặp môi trề trề. Hèn chinàng nói chuyện tía lia. Ông trời sao thiệt bấtcông.  Mặt Phương khôngmột khuyết điểm. Tất cả đườngnét đều hoà hợp, thêm vào đó là cái duyên dáng nữa.Còn tôi thì vừa xấu, vừa đen, được quenvới nàng, đời tôi còn hạnh phúc nào hơn.  Do câu chuyện đẩyđưa, bất chợt tôi thấy Phương dễthương làm sao. Trong một thoáng ngẩn ngơ, tôi nóiđại:

   -Cô chủtiệm cầm đồ ơi,sao cô đẹp quá vậy?  Tiệm cô cầm vàngbạc, châu báu ngọc ngà mà có cầm "ngườita" không?

  Phương trố mắt nhìn tôi. Hình như nàngchưa hiểu câu nói. Cặp mắt nàng tròn to, đen bóng,ngây thơ.  Tôi nói tiếp:

  -Có mộtsinh viên nghèo, học hành dang dở, hoàn cảnh túng bấn,cần cầm tạm để đủ tiền ănhọc, miễn có cơm canh ngày hai bửa, mai sau cónghề nghiệp vững chắc, nguyện sẽ làm"tôi mọi" để trả công lẫn lời.

  Phương hiểu ra, cười nho nhỏ, thủthỉ bên tai tôi;

  -Anh Hưngmuốn cầm thiệt không đó ?  Tiệm của em không khó khănnhư mấy tiệm khác đâu. Miễn là sòng phẵng,siêng năng, trả nợ suốt đời...

° ° °

    Từđó, tôi và Phương thương nhau. Rồi chiếntranh ngày một tàn khốc.  Tôiphải vào quân ngũ, trôi nỗi ngược xuôi. Nhữngcánh thơ nồng nàn thay thế những lần gặpgỡ. Phương thường viết cho tôi biết,nàng đã phải nhiều lần từ chối nhữngmối mai xung quanh.  Tôi run trongbụng.   Làm sao nàng có thểchờ đợi và nếu chờ thì đến baogiờ.  Thân tôi, tôi còn lochưa xong. Cưới Phương bây giờ, chỉ làmkhổ cho nàng, điều mà tôi không muốn.  Yêu Phương, tôi muốn nàngđược hoàn toàn sung sướng.  Phương xinh xắn và dễthương quá, nàng đâu thể vì tôi mà chịu khổcực.  Rốt cuộcrồi thì tôi cũng phải chịu thua định mạng.  Một buổi sáng mùa thu, tôinhận được thơ cuối cùng củaPhương. Vào phòng riêng, tôi xé thơ ra đọc. Nétchữ quen thuộc dễ thương ngày nào, quay cuồngtrước mắt tôi:

   " ...bamá bắt em phải lập gia đình với mộtngười không quen. Giữa tình yêu và gia đình, emphải chọn một. Gởi đến anh bức ảnhcuối cùng em chụp bên gốc sầu riêng ngày nào...như nỗi lòng em.."

   Nước mắt tôi tự nhiên ứa ra, rànrụa.  Những chữ cònlại, mờ nhạt.  Cuốithơ Phương không ký tên, tôi đọc đượccâu ca dao ở hàng dưới cùng:

Đêm khuya thắp chút dầu dư

Tim loang cháy lụn, sầu tư mộtmình.

°°°

    Câuchuyện đã trên hai mươi năm rồi, bây giờtôi còn nhớ lại như in. Cái kỷ niệm ngày xưasao mà êm ái nhẹ nhàng quá. Tôi với chú hai thợ bạc,ngồi im lặng bên nhau. Mỗi người một ýnghĩ vụn vặt, tản mác. Xa quê hương là xa hết những cảnh,những vật, những người thân yêu.  Trước mắt tôi, bây giờcũng có cây sầu riêng. Nhưng đâu phải là câysầu riêng vườn cũ. Phương bây giờ đã có chồng, có con.biết được nàng hạnh phúc, tôi mừng lắm.Nhưng rồi vận nước đổi thay.  Hiện giờ vợ chồng concái nàng vẫn còn ở nguyên nơi quê xưa.  Liệu nàng có đủ sứckhoẻ và nghị lực để vượt quanhững khổ nhục mà chế độ mớiđưa tới hay không ?

     Nhớtới giờ phút nầy hình ảnh của hằngtriệu người đang phải lam lủ, chân lấmtay bùn, cuốc xới trên vùng đất khô cằn miềnkinh tế mới để phục vụ một thứchủ nghiã ngoại lai, tim tôi như muốn nghẹnlại:

   -Chú haiơi!  mấy người cònở lại làm sao mà sống nổi với tụi nó ?

   -Rồicũng phải sống chớ thầy tư, hổnglẽ ... tự tử chết ! Con ngựa đua bắt đem đi kéo cày thì cũngnhư con bò, con trâu vậy !

    Nghe chú haithợ bạc nói, tôi nghĩ ngay đến Phươngngày nào. Trời đất ơi! cái sự thật sao màchua xót. Tôi đứng dậy hết muốn nổi. :

  - Vậythì chừng nào dân mình hết khổ, chú hai ?  Hổng lẽ phải chịunhư vậy hoài !

   Chú haithợ bạc vừa đi vừa trả lời:

 - Thầytư đừng có lo! Luật tạo hoá tuần hoàn hết bĩ cựcrối tới thới lai. Như trái sầu riêng chín  thì phải rụng. Ngày đó tôivới thầy tư  trởvề, gầy dựng lại quê hương cũ.  Cầu trời cho nó đừngquá tang thương, đổ nát...