Nhận xét về nhân vật Lê Văn Duyệt

Vũ Huy Phúc

Lê Văn Duyệt là một danh tướng, một đại thần khai quốc, một tổng trấn Gia Định đây công lao và thành tựu của triều Nguyễn trong vòng cuối thế kỷ X VIII và hơn 30 năm đầu thế kỹ XIX. Ông sinh năm 1764 (Giáp Thân) tại Định Tường. Cụ thân sinh tên là Toại, vốn người huyện Chương Nghĩa, Quảng Ngãi, sau rời vào cư ngụ ở Định Tường. Cụ có bốn người con trai, Lê Văn Duyệt là con trưởng. Bấm sinh Lê Văn Duyệt có khuyết tật cơ thể, về mặt sinh dục, nhưng lại là một người ngắn nhỏ, tính hãn, có tài lực (Đại Nam liệt truyện). Từ 15, 16 tuổi đã có chí lớn muốn làm tướng lập công ghi danh muôn thuở. Năm 17 tuổi, Canh Tý 1780[1] cũng là năm Gia Long lên ngôi chúa ở Gia Định vẫn theo niên hiệu nhà Lê, Lê Văn Duyệt được tuyển dụng làm thái giám, lo việc nội dinh rất giỏi và được bổ làm cai đội cả 2 đội thuộc nội. Từ đó Lê Văn Duyệt găn bó cuộc đời với binh nghiệp và luôn bên cạnh Gia Long, cùng đồng cam cộng khổ hầu vua và cầm quân lập nhiều chiến công lớn lao cho triều Nguyễn. Cuộc đời và sự nghiệp Lê Văn Duyệt đã được nhiều nhà sử học trình bày khá đầy đủ và rõ ràng. Cho tới trước 1975, tên Lê Văn Duyệt đã được đặt cho một đường phố vào loại to đẹp nhất tại thành phố Sài Gòn. Nhưng sau 1975 tên phố đó đã không còn nữa. Như vậy chỉ riêng một điểm đó có thể nói quả thực đã có những đánh giá khác nhau về nhân vật lịch sử Lê Văn Duyệt xuất phát từ những quan điểm, lập trường và cách nhìn khác nhau.

Dưới đây là một vài suy nghĩ mong đóng góp vào việc nhin nhận nhân vật lịch sử Lê Văn Duyệt. Cũng có thê bắt đầu từ những vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận. Nhưng có lẽ điều ấy hơi xa xôi và không thiết thực lắm. Vì vậy ở đây chỉ xin đề cập đến những điều cụ thể. Theo ý kiến cá nhân, có lẽ nhiều nhà sử học có thê đễ dàng chấp nhận hay thừa nhận những điều dưới đây về Lê Văn Duyệt:

- Một danh tướng, một nhân vật lịch sử có tên tuổi.

- Một đại công thần khai quốc triều Nguyễn.

- Một tổng trấn Gia Định tài năng có công lao phát triển và giữ vững miền đất phía Nam đất nước.

Nếu chỉ với những phẩm chất như vậy thôi thì chẳng có gì phải bàn cãi cả. Nhưng mặt khác Lê Văn Duyệt còn có những tính cách khác làm cho người ta phải suy ngẫm và cân nhắc. Đó là:

Khi còn sống:

- Một lãnh tụ địa phương có tư tưởng cát cứ, cục bộ.

- Một đại thần không tán thành quyết định của Gia Long lập Minh Mệnh làm vua kế vị.

- Một đại thần thân Pháp, dung dưỡng các giáo sĩ Pháp.

Khi đã mất:

- Phần nào chịu trách nhiệm tỉnh thần về cuộc binh biến Lê Văn Khôi.

- Bị Minh Mệnh xử tội nặng nề, mất hết mọi chức tước vinh hiển và bị làm nhục.

Vậy thì quan phương mà nói, kể từ 1838, Lê Văn Duyệt không còn là một đại thần mà là một kẻ tội phạm của triều đình. Nhưng không phải vì thế mà trong dân chúng, nhất là lòng dân Nam kỳ, dân Gia Định, Lê Văn Duyệt lập tức mất đi sự ngưỡng mộ. Ngược lại ông vẫn được người đời ghi nhớ, tưởng niệm và hàm ơn. Đó là một sự thực đời thường không chối cãi, một cách ứng xử đã trở thành đời sống tâm linh của không ít người. Trước một thực tế dạng này thì không gì hay hơn là hãy để yên như thế.

Tuy vậy, nếu là những nhà nghiên cứu, những nhà lịch sử thì rất nên suy xét sâu hơn đến những nguyên nhân sâu xa của những sai lầm của Lê Văn Duyệt. Và nếu muốn như vậy không thể không hiêu kỹ hơn chút nữa về các vua Nguyễn cùng thời đó. Như vậy cũng có nghĩa là góp phần nào đó đánh giá triều Nguyễn. Tôi cho rằng Lê Văn Duyệt đã mắc những sai lầm, những sai lầm rất lớn quyết định vận mệnh ông. Khả năng mắc sai lầm thì bất cứ ai cũng có, nhưng điều quan trọng hơn là khả năng đó lại biến thành hiện thực, thành hành động. Đó cũng là trường hợp Lê Văn Duyệt. Như trên đã nói, khi còn là một thiếu niên 17 tuổi, Lê Văn Duyệt đã theo vào cung Nguyễn Ánh ở Gia Định. Lúc ấy Nguyễn Ánh xưng vương và cũng chỉ hơn Lê Văn Duyệt có 2 tuổi (Nguyễn Ánh sinh năm 1762) tức là 19 tuổi. Cũng năm đó, 1780, Hoàng tử trưởng của Gia Long là Hoàng tử Cảnh cũng chào đời. Hình như số phận gắn bó những người này. Lúc ấy Nguyễn Ánh tuy chỉ hơn Lê Văn Duyệt 2 tuổi nhưng đã là một người trưởng thành, đã trải qua nhiều gian nan thử thách, nghị lực và tinh thần từng được tôi luyện, lại có nhiều tướng tài quanh mình giúp rập. Các sự kiện lịch sử thời ấy cho thấy rằng Nguyễn Ánh luôn tính đến cầu viện nước ngoài nhất là những khi lâm nguy cùng quấn. Trước khi xưng vương năm 1777 Nguyễn Ánh đã được Giám mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine) giúp đỡ việc ân náu và do đó đã có ý cầu viện nước Pháp theo sự gợi ý của giám mục này (Năm đó Nguyễn Ánh mới 14 tuổi, còn Pigneau de Béhaine đã 36 tuổi). Sau khi về được Gia Định lần đầu, tháng Chạp 1777 Nguyễn Ánh phải nhiều lần rời bỏ rôi lại trở về Gia Định. Trong một lần trốn chạy, Nguyễn Ánh cùng quần thần bàn luận thống nhất nội dung cơ bản cho một hòa ước với Pháp để trao cho Bá Đa Lộc, sứ thần đặc mệnh toàn quyền của Nguyễn Ánh đưa Hoàng tử Cảnh sang Pháp. Quyết nghị này đề ngày 10 tháng 7 năm Cảnh Hưng thứ 43 (1782). Như vậy hắn là quyết định nhờ cậy Pháp chính thức đặt ra trong lúc Nguyễn Ánh đang phải lấn trốn ở đảo Phú Quốc, còn P.de Béhaine cũng đang phải lánh nạn ở Campuchia. Theo nguôn tài liệu Pháp thì Nguyễn Ánh trao hoàng tử Cảnh, quốc thư, quốc ấn cùng một vài người thân tín nữa cho Bá Đa Lộc vào tháng 11-1784 tại Chantaboun bên Xiêm (Thái Lan) (cũng có tài liệu ghi việc này vào thâng 7 Quý Mão 1783). Cùng đi với Hoàng tử Cảnh mới 4 tuổi còn có Phó Vệ úy Phạm Văn Nhân và Cai cơ Nguyễn Văn Liêm để hộ vệ. Có tài liệu cho răng Lê Văn Duyệt có tham dự đoàn đi này, nhưng không một tài liệu chính thức nào xác minh việc đó. Và lại trong Đại Nam liệt truyện ghi rõ là năm Ất Tỵ 1785 Lê Văn Duyệt vẫn “theo vua đi sang Xiêm…” Tuy vậy điều chắc chắn là Lê Văn Duyệt vừa hiểu vừa chứng kiến quyết định của Nguyễn Ánh cầu viện vua Pháp. Ông còn chứng kiến cả những ý định không thành của các cường quốc khác muốn giúp Nguyễn Ánh để hòng có được những lợi ích về sau, như nước Anh, Hà Lan, Bồ Đào Nha. Còn Nguyễn Ánh dường như trông cậy nhiều hơn và thực đã như vậy đối với nước Xiêm. Ngay khi nhờ Bá Đa Lộc sang Pháp, Nguyễn Ánh cũng còn phân vân chưa quyết hẳn vì còn muốn nhờ Xiêm. Rõ ràng là khi Nguyễn Ánh giao Hoàng tử Cảnh cho Bá Đa Lộc tháng 11-1784 thì hơn 2 năm trước bản nghị quyết hòa ước với Pháp đã được ấn định rôi. Một thời gian như thế đủ để lý giải sự đắn đo của Nguyễn Ánh. Mãi đến khi Nguyễn Ánh sang Vọng Các (Bangkok) câu viện Xiêm và đại quân Xiêm thua to quân Nguyễn Huệ trên sông Tiền Giang giữa năm 1785 thì hẳn Nguyễn Ánh không trông chờ øì ở Xiêm được nữa. Thế là chỉ còn lại con đường cầu viện nước Pháp. Vì nhiều lý do, sứ đoàn Bá Đa Lộc đến Pondichery tháng 2-1785 và mãi tới mùa xuân 1787 mới đặt chân lên đất Pháp, rồi hòa ước được ký kết ngày 28-11-1787 tại cung điện Versailles. Đây là một hiệp ước liên minh tấn công và phòng thủ, nhưng thực chất là Pháp giúp Nguyễn Ánh quân đội khí giới để nội chiến, đề đối lại việc giao nộp đảo Côn Lôn và Cảng Hội An và các quyên buôn bán thông thương cho Pháp. Điều đáng lưu ý là mặc dù P.de Béhaine là một øiâm mục nhưng hiệp ước không có một chữ nào về đạo cả. Một hiệp ước nhượng đất như vậy thực là bất đắc đĩ, là một mối nguy hại trên thế yếu và đương nhiên đây phiêu lưu và rủi ro. Chính khi hiệp ước được ký kết thì quân Nguyễn Ảnh sau khi từ Bangkok trở về đang mạnh lên, còn quân Tây Sơn yếu đi vì chia rẽ nội bộ. Trong khi các sự kiện ở Bắc Hà thu hút sự chú ý của Tây Sơn thì Nguyễn Ảnh lấy lại được Gia Định và nhiều vùng ở Đàng Trong kể từ tháng 7 âm lịch năm 1788. Kể từ đó, có thêm sự giúp đỡ của Bá Đa Lộc cùng 20 chuyên gia quân sự Pháp, từ tháng 6 Kỷ Dậu 1789, Nguyễn Ánh làm được nhiều việc xây dựng kinh tế chính trị, ôn định đất Gia Định, do đó càng đánh càng thắng. Càng thắng thì đương nhiên hòa ước Versailles càng trở nên vô ích, bởi lẽ sự giúp đỡ hiện thực của Bá Đa Lộc là với tư cách cá nhân. Nhưng dù thế nào thì người Pháp, kỹ thuật quân sự Pháp đã tới và bắt đầu có tác dụng. Thế là Nguyễn Ánh đã tìm cách rũ bỏ cái hiệp ước Versailles tai ác kia bằng cách viết thư cho vua Pháp cám ơn và nói rõ không cân sự giúp đỡ của nước Pháp nữa. Việc này được thực hiện ngay trong năm 1790, tức là chỉ 3 năm sau khi ký kết. Đứng vào địa vị Nguyễn Ánh có thể thấy đó là một cố gắng nhằm rút ra khỏi sự cam kết, xóa bỏ hiệp ước Versailles, xóa bỏ nguy cơ có thể xảy ra sự can thiệp của Pháp vào Việt Nam, một khi vương quyền nhà Nguyễn được xác lập. Mối lo toan đó là hoàn toàn chính đáng, nhưng không thể nào xóa bỏ được một việc đã rồi. Nguyễn Ánh phải mang ơn người Pháp và nước Pháp. Nhưng Nguyễn Ánh cũng không chịu vì ân huệ đó để phương hại tới vương quyền nhà Nguyễn. Nếu Lê Văn Duyệt từng ủng hộ Nguyễn Ánh trong việc cầu viện nước Pháp thì ông lại đã không hiểu hết mối lo của Gia Long đối với người Pháp. Lê Văn Duyệt một lòng một dạ thờ vua, trung thành với vua và dòng đích trưởng của vua là Hoàng tử Cảnh và con trai hoàng tử Cảnh. Nhưng rõ ràng Cảnh là học trò từ bé thơ của P.de Béhaine, đã được gặp gỡ vua Louis XVI của nước Pháp, đã thấy nước Pháp tận mắt trong gần 1 năm liên. Hoàng tử Cảnh là hiệp ước Versailles bằng xương bằng thịt.

Hoàng tử Cảnh còn xin theo đạo Thiên Chúa và từ chối không lạy trước tông miếu. Người Công giáo thời đó chỉ được lạy trước bàn thờ Chúa. Chính vì việc này, Bá Đa Lộc dám xin Tòa thánh bãi bỏ việc đó để đạo Thiên chúa đễ phù hợp với người Việt Nam. Nhưng Tòa thánh tức giận, thiếu chút nữa thì ra lệnh rút phép thông công Bá Đa Lộc. Vậy thì Hoàng tử Cảnh chính là một tư cách Pháp, và tư cách đó sẽ làm vua kế vị Nguyễn Ánh. Hoàng tử Cảnh cùng Bá Đa Lộc từ Pháp về năm 1789 thì năm 1793 được lập làm Đông cung thái tử. Hẳn là Nguyễn Ánh lúc này không thể làm khác được. Nhưng rồi đến năm 1801 Hoàng tử Cảnh qua đời vì bệnh đậu mùa, một năm trước khi vua Gia Long chính thức lên ngôi toàn cõi Việt Nam. Bắt đầu từ đây sự suy nghĩ của Gia Long thực sự có sự thay đối lớn lao đối với người Pháp, có nghĩa là cái nguy cơ tốn hại đất nước từ phía hòa ước Versailles, từ phía người Pháp có điều kiện to lớn hơn, nặng nề hơn. Theo cách nghĩ thông thường thái tử kế vị phải là con trưởng hoặc cháu đích tôn. Nay Hoàng tử Cảnh đã qua đời thì con lớn của Hoàng tử Cảnh phải được lập làm Thái tử. Nhưng hắn là Gia Long không ưng một việc như thế, do đó việc lập thái tử đã trì hoãn mãi tới 1816 mới quyết định. Và cái quyết định ấy của Gia Long làm bàng hoàng các triều thần. Gia Long chọn Hoàng tử thứ ba, em của Hoàng tử Cảnh, tức Hoàng tử Đảm, lúc ấy đã 26 tuổi làm Thái tử. Nhiều tài liệu nói tới thái độ không tân thành của Lê Văn Duyệt trước việc trên. Nhưng cũng chỉ 3 năm sau thì Gia Long băng hà và Minh Mệnh lên nối ngôi. Theo các nguồn tài liệu khác nhau thì Gia Long đã di huấn lại cho Minh Mệnh, trong đó có nói hãy đối xử tốt với người Pháp nhưng không thể nhượng một tắc đất cho họ. Rõ ràng Gia Long vẫn canh cánh cái nguy cơ bị Pháp can thiệp, và Minh Mệnh vừa theo di huấn lại vừa bị buộc phải đối xử cứng rắn hơn với các giáo sĩ Pháp và tàu chiến Pháp. Cần nhớ lại răng sau khi lên ngôi, Gia Long thắng thừng cự tuyệt sứ thần Anh sang xin thông thương buôn bán ở Sơn Trà năm 1803. Sau đó nhiều lần người Anh tới xin mở quan hệ cũng đều bị khước từ. Đối với người Pháp thì ngoài quan hệ tốt từ trước, Gia Long còn cho mấy người thuyền trưởng cũ như Vannier, Chatigneau, Despiau… làm quan tại triều, có lính hầu, dinh ở và không phải lạy khi vào châu. Đối với đạo Thiên Chúa, Gia Long ra lệnh giữ nguyên hiện trạng chứ không cho phát triển thêm. Giám mục Bá Đa Lộc qua đời ngày 9-11-1799, chỉ mấy năm trước khi Nguyễn Ánh lên ngôi. Nhưng nhiều người Pháp vẫn phục vụ Nguyễn Ánh; trong số đó đặc biệt có Jean Marie Dayot, vốn là trung tá hải quân, được Nguyễn Ánh phong chức trong hải quân Nguyễn năm 1790. Sau mấy năm làm việc cho Nguyễn Ánh có công lao, Dayot quay ra hoạt động ở vùng biển Đông Nam Á và ngày 15-11-1807 đã nhờ người đem về Pháp các bản đồ địa lý hàng hải vùng biển Nam kỳ, mà ông ta đã vẽ thời kỳ giúp Nguyễn Ảnh. Dayot thừa nhận bản đồ đó là “kết quả làm việc khá gian khổ trong 6 năm ròng”. Không hiểu triều Nguyễn và cá nhân Lê Văn Duyệt có biết việc này không, nhưng không thể không gọi hành động điều tra thăm dò bất hợp pháp ấy là một hành vi điệp báo lén lút. Cùng lúc đó, nhiều nguồn tin tức về Việt Nam đã được các giáo sĩ Pháp, các quan chức người Pháp, đặc biệt là giáo sĩ De la Bissachère truyền về chính giới Pháp. Vì vậy ngày 17-9-1817 Thủ tướng Pháp, quận công Richelieu, đã viết thư cho J.B.Chaigneau đang làm quan trong triều Gia Long để hỏi tình hình Việt Nam. Thế rồi điều Gia Long lo lắng quả đã diễn ra. Chiếc tàu buôn La Paix vừa rời bến cảng Đà Nẵng vì không đạt kết quả thông thương thì mấy ngày sau, chiếc chiến hạm Pháp La Cybèle với đầy đủ vũ khí cập bến cảng này ngày 30-12-1817. Thuyền trưởng Đại tá Hải quân De Kergariou, theo các tài liệu Việt Nam, đã cho biết rằng Pháp hoàng Louis XVIII sai sang xin thi hành những điều ước ông Bá Đa Lộc ký năm 1787 về việc nhượng cửa Đà Nẵng và đảo Côn Lôn. Vua Gia Long không cho tiếp kiến và sai quan trả lời răng những điều ước ấy nước Pháp trước đã không thi hành thì nay bỏ, không nói đến nữa. Thái độ như vậy của Gia Long là hoàn toàn thỏa đáng trước việc một tàu chiến Pháp trang bị súng ống đầy đủ tới đòi thực hiện điều ước 1787 lỗi thời. Nhưng điều cần rút ra nữa là sự lo ngại của Gia Long quả thực hoàn toàn có lý do và rồi sau này năm 1857 trước khi Pháp nổ súng, kẻ địch vẫn còn nhắc lại cái hiệp ước Versailles đó để làm cớ cho sự xâm lược. Không đạt kết quả gì, tàu chiến La Cybèle rời Đà Nẵng ngày 22-1-1818, nhưng de Kergariou đã thực hiện việc ghi chú, xác minh lại cho chính xác các bản đô của Dayot vẽ trước kia khi chạy dọc bờ biên miền Nam Việt Nam. Sau đó, khi kế ngôi vua cha, Minh Mệnh đã được căn đặn nhiều, và nhà vua đã rất chú ý đến hoạt động của các người Pháp, đặc biệt các giáo sĩ. xem đó là các hoạt động không thuần túy tôn giáo. Chaigneau nghỉ phép về Pháp khi trở sang với tư cách lãnh sự Pháp tại triều Huế đã đem theo trên tàu La Rose hai giáo sĩ Pháp (Tabert và Gagelin). Minh Mệnh tiếp tục thái độ cự tuyệt các tàu nước ngoài, nhất là các tàu chiến Pháp Cléopâtre 1822, Thétis 1824. Chiến hạm Thétis lại lén đưa vào Việt Nam giáo sĩ Pháp Régereau. Sau các sự việc này, nguồn tài liệu Pháp cho biết Minh Mệnh đã có chỉ dụ nói rõ việc các giáo sĩ lén vào Việt Nam là một tai họa, do đó ra lệnh khâm xết các tàu thuyền. Chính sử Việt Nam không ghi chỉ dụ này. Sau đó, Minh Mệnh đã có quyết định cho mấy người Pháp làm quan trong triều Nguyễn trở về nước, vì họ thường báo cáo tình hình Việt Nam cho chính quyền Pháp. Đó là bối cảnh lịch sử khiến Minh Mệnh thực hiện việc tập trung các giáo sĩ Pháp về Huế cuối năm 1826 để giúp việc phiên dịch nhưng thực chất là để kiểm soát. Đây là dịp thứ hai để Lê Văn Duyệt bộc lộ sai lầm nữa. Nếu trước kia, Lê Văn Duyệt phạm sai lầm đầu tiên là quá trung thành với Hoàng tử Cảnh cũng là trung thành với người Pháp mà không hiểu hết nỗi lo của Gia Long, thì nay một lần nữa ông tỏ ra không hiểu chủ trương của Minh Mệnh đối với các giáo sĩ Pháp. Ông đã can thiệp với Minh Mệnh, bênh vực các giáo sĩ, tổ ý răng vua Nguyễn vừa ăn cơm của Pháp xong đã phủi mọi công ơn của người Pháp. Sự phản kháng của Lê Văn Duyệt rất mạnh mẽ và rút cục đã đưa được 3 giáo sĩ ở miền Nam đã tập trung ở Huế trở lại miền Nam (Tabert, Gagelin, Odorico, riêng Regereau được Lê Văn Duyệt giữ lại từ trước). Sự việc này càng làm tăng thêm tính chất đối kháng trong quan hệ giữa Minh Mệnh và Lê Văn Duyệt.

Ngoài vấn đề chủ yếu trên đây, Lê Văn Duyệt còn phạm một sai lầm nữa là ngay từ năm đầu Minh Mệnh 1820, đã xin cho hơn 900 người quy thuận ở Thanh Nghệ nhân chuyến kinh lý năm trước được theo về Gia Định làm thủ túc. Đó là cơ Thanh Thuận và cơ An Thuận, có tài liệu gọi là lĩnh Bắc Thuận và Hoàn Lương cũng vậy. Chính trong số này có Nguyễn Hữu Khôi, được Lê Văn Duyệt nhận làm con nuôi, tức là Lê Văn Khôi. Sau khi Lê Văn Duyệt qua đời, Lê Văn Khôi đã khởi cuộc binh biến chiếm thành Gia Định trong 3 năm kể từ 1833 có sự tham dự của lính Bắc Thuận, Hoàn Lương, một số người công giáo và linh mục Marchand, tức Cố Du. Trong một bức thư gửi cho Giám mục Tabert ở Xiêm đề: “Từ pháo đài Sài Gòn ngày 24-12-1834”, Cố Du viết: “Kính thưa đức Cha, con hiện đương là chiến sĩ của những người nôi dậy…”. “Các thủ lĩnh nổi dậy đã yêu cầu con chỉ bảo cách làm các lá cờ giống lá cờ của Constantin…”[2] Lẽ đương nhiên Lê Văn Duyệt khi đã qua đời không thể là người chủ mưu khởi loạn. Nhưng những gì ông nghĩ và làm từ trước 1832 không thê không ảnh hưởng tới cuộc nôi dậy của Lê Văn Khôi. Một điều rõ ràng là Lê Văn Duyệt thực có ý định vun vén cho quyền lực của mình ở Gia Định trên cơ sở những tầng lớp người ủng hộ ông, những lính Bắc Thuận, Hoàn Lương, những người Pháp, những giáo sĩ Pháp. Đó chỉ có thể là tư tưởng hùng cứ địa phương. Đó cũng là 1 trong 7 tội Minh Mệnh nghị ân ông đáng xử chém.

Tóm lại, lời buộc tội của Minh Mệnh và triều Nguyễn đối với Lê Văn Duyệt chưa chắc đã hoàn toàn là điều phán quyết của lịch sử. Nhưng rõ ràng ông có hai sai lầm lớn và rất có thể liên quan đến nhau. Đó là sự quá trung thành với người Pháp, giáo sĩ Pháp, với Hoàng tử Cảnh nên không hiểu được chủ trương có lý do thuyết phục của các vua Gia Long, Minh Mệnh đối với người Pháp và các giáo sĩ Pháp. Sai lầm thứ hai là hùng cứ cát cứ địa phương. Sai lầm thứ nhất là sai lầm chủ yếu và quan trọng nhất, có thể nó là nguyên nhân hay điều kiện cho sai lầm thứ hai. Nếu Lê Văn Duyệt được nghe câu nói sau đây của Napoléon năm 1804 thì chắc chắn ông không thể mắc các sai lầm quan trọng kể trên. Nhân địp tái lập lại Hội Thừa Sai Paris năm 1804, Hoàng đế Pháp Napoléon, người khai sáng cho công cuộc mở mang thuộc địa Pháp, đã nói trước Hội đông quốc gia Pháp: “Tôi có ý định lập lại Hội truyền giáo nước ngoài, những giáo sĩ ấy sẽ rất có ích cho tôi ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Tôi sẽ cử họ đi điều tra tình hình các xứ. Tấm áo của họ dùng để che chở họ và đề ấn giấu các mưu đồ chính trị và thương mại. Phí tôn cho họ ít thôi, họ sẽ được những người dã man kính trọng và vì họ không có vẻ gì là chính thức nên không thể gây điều gì sỉ nhục cho chính phủ. Tính mẫn cán tôn giáo sẽ làm cho họ thi hành tốt mọi công việc và coi thường những hiểm nguy, vượt hẳn lên trên một viên chức bình thường”[3]

Thực sai lầm biết bao nếu tin tưởng tuyệt đối vào các giáo sĩ của Napoléon!

______________________

[1] Cần hiểu tuôi này tính theo âm lịch, vi vậy năm sinh của ông là năm Giáp Thân 1764. Điều này trùng hợp với tuôi khi mât được ghi 69 tuôi âm lịch, hay 68 tuôi dương lịch năm 1832.

[2] Đây là cờ thánh, có hình thập tự và chúa Jesus. Taboulet: La geste francaise en Indochine. Maison neuve Paris 1955. T.I trang 332.

[3] Jean Suret Canale: “Afrique NoIre”. Ed. Soclales Paris 1958, tr. 120.