Chuyện đời xưa

 

 

 

P. J. B. TRƯƠNG VĨNH KÝ

 

CHUYỆN ĐỜI XƯA

 

LỰA NHÓN LẤY NHỮNGCHUYỆN HAY VÀ CÓ ÍCH

NOUVELLE EDITION

 

(9e mille)

 

 

IMPRIMERIE de QUINHON (An Nam), 1914

Tous droits réservés

 

 

 

 

 

Nguyễn Văn Sâm chú thích và bìnhluận

阮文

CA (USA), 2016

 

 

 


Trương Vĩnh Ký                                          Ông Trương giảng bài cho các quan chức.


 


tựa

 

Nguyễn Văn Sâm

 

     QuyểnChuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký làquyển sách bán chạy nhứt của nhà văn nầy. Intới lui nhiều lần, năm 1914 đã in tới ngànthứ chín. Những lần in không đề tái bảnlần thứ mấy và in bao nhiêu thì phải nói là cơman.

Tại sao quyển truyện mỏng nầylại có sức hấp dẫn như vậy? Chính lànhờ ông Trương khi viết đã đưa ra haimục tiêu và đã làm gần như trọn vẹn:

    1. Giáo dục về luân lý. Người đọccẩnthận sẽ thấy những bài học tốt chocách ở đời, cách xử thế, ứng xử trongtrạng huống cần thiết, đề phòng kẻxấu, chớ cả tin..

    2. Dùng tiếng Annam (Việt Nam) ròng. Trong toànquyển chuyện không sự kiện làm vănchương, mặc dầu điều nầy không hẵnlà xấu, mà chỉ có sự sử dụng tiếngViệt thường nhựt, với những từngữ của người bình dân. Người đọcl âu nay đón nhận cũng vì lẽ đó.

     Ngoài ra vì tácgiả khéo léo cho thấy sinh hoạt của dân chúng cóthể nói là cuối thế kỷ 19 nên đây là nguồntư liệu dồi dào về những chi tiết củacuộc sống dân ta mà gần như ngày nay không thểthấy (ăn ong, ăn bánh lớ, cái chày mổ, sư làmđám, hầm bắt cọp, bắt chồn, tục maidong, tục ở rể, thợ làm ghe trét chay, những taytứ chiếng lang thang kiếm cơm của thiên hạrộng lòng, thợ may phải làm nghề dạo…).

Sách viết hơn trăm năm trước,bằng theo lời nói của dân miền cực Nam nênchắc chắn là khó hiểu với phần đôngngười đọc hiện giờ. Sự chú giảinhững từ nầy và những cách nói đặcbiệt là cần thiết nên quyển sách Chú GiảiChuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký cólý do để ra đời.

Victorville,CA, tháng 11, 2016 (Những ngày làm việc dối già)

 

 

 


Ý SÁCH

CHUYỆN ĐỜI XƯA

 

     Kêu rằng: Chuyện đời xưa, vìnó là những chuyện kể lớn trước ta bày rađể mà khen sự tốt, chê sự xấu chongười ta sửa cách ăn nết ở cho tửtế[1].

     Ta[2]cũng có thêm một hai chuyện thiệt tích mà có ý vị,vui, dễ tức cười, cũng để chongười ta thấy khen mà bắt chước, thấychê mà lánh[3].

     Góp nhóp trộntrạo[4]chuyện kia chuyện nọ, in ra để cho con níttập đọc chữ quốc ngữ, cùng là có ý chongười ngoại quốc muốn học tiếng Annam,coi mà tập hiểu cho quen[5].

     Nay ta in sách nầylại nữa: vì đã hết đi, cũng vìngười ta dùng sách nầy mà học tiếng, thì lấylàm có ích. Vì trong ấy cách nói là chính cách nói tiếng Annamròng, có nhiều tiếng nhiều câu thường dùng lắm[6].

P. J. B. Trương Vĩnh Ký.

________

 


CHUYỆNĐỜI XƯA

1. Con chồnvới con cọp.

 

    Ngày kia[7]con chồn đi kiếm ăn trong rừng, mắc hơhỏng[8]vô ý sẩy chơn sụp xuống dưới hầm,chẳng biết làm làm sao[9]mà lên cho được. Hết sức tính[10]nữa. Than vắn thở dài, khôn bề tấn thối[11],như cá mắc lờ[12].Tưởng đã xong đời[13]đi rồi. May đâu nghe đi thịch thịch[14]trên đất, mới lo mưu định kế, rồilên tiếng hỏi rằng: Ai đi đó? Chẳng ngờlà con cọp, thì làm bộ mừng rỡ, mới hỏi:Chớ[15]anh đi đâu? đi có việc chi? Anh cọp nói: Tôi đidạo kiếm chác[16]ăn, mà anh xuống mà làm chi đó vậy? Thì anh chồn talại trở cách[17],mà nói rằng: Ủa! Vậy chớ anh không có nghe đi gì[18]sao? Người ta đồn đến mai nầy trờisập.

    - Cơ khổ[19]thôi nhưng! Tôi không hay một đều[20]?Mà có thật như vậy, hay là người ta đồnhuyễn[21]vậy anh?  – Ấy, khôngthật làm sao? Bởi thật tôi mới xuống đây mànúp, kẻo đến nữa[22](tr.6) mà chạy không kịp, trời đè giậpxương chết đi uổng mạng; mà anh, chẳngqua là nghĩ tình cũ ngãi xưa[23],tôi mới nói; chớ như không[24],thì ai lo phận nấy, tôi có nói làm chi.      – Thôi, vậy thì xin anh cho tôixuống đó với anh cho có bạn.  – Ừ, mặc ý[25]xuống, thì xuống.

    Anh cọp mớinhảy xuống, chuyện vãn[26]một hồi, rồi anh chồn mới theo chọc lét[27]anh cọp hoài. Cọp la[28]không đặng. Cứ lẻo đẻo theo khuấy[29]luôn. Con cọp nổi giận mới ngăm[30]:Chọc, tôi xách cẳng[31],tôi ném lên cho trời sập đè giẹp ruột đigiờ[32].Anh chồn cũng không nao[33],càng ngăm, lại càng chọc hoài. Anh cọp hếtsức nhịn, mới dồi quách[34]anh chồn lên: Rắn mắt[35],nói không đặng, lên trển[36]trời đè cho bỏ ghét. Anh chồn mừng quá bộimừng[37],thấy mình gạt được anh cọp mắcmớp[38].Mới chạy kêu người ta tới đâm cọp sahầm[39].

    Thườngkẻ xấu lâm nạn, thì lo phương gỡ mình,dầu phải làm mưu cho kẻ khác mắc vòng lao lýcực khổ, miễn là cho mình khỏi thì thôi. Lạiđôi khi cũng kiếm thế mà làm hại nó nữa[40].

 

2. Chàng rểbắt chước cha vợ.

 

    Có một thằngkhờ khạo, ít oi[41],không biết gì hết. Mà đến tuổi phải lođôi bạn[42]với người ta, mới tính đi cưới vợ.Đi coi rồi mượn mai dong[43](tr. 7) đi nói. Đàng gái chịu gả, cho bỏ trầucau[44].Mà phép hễ có miếng trầu miếng cau rồi, thìphải đi làm rể[45],mà nó không biết làm rể là làm sao. Lấy làm khó lòng[46];mới hỏi thăm ông mai: Chớ làm rể phải làmlàm sao? Ông mai mới dạy rằng: Đạo làm rể,hễ thấy ông gia[47]làm giống gì[48],thì phải giành lấy mà làm, hễ thấy làm đi gì[49],thì phải làm theo như vậy.

    Bữa ấytới nhà làm rể. Cơm nước rồi, cha vợ nóxách rựa[50]đi đốn cây, nó cũng vác rựa mà đi theo.Ổng lại cây nầy, mới kê rựa vào đốn,thì nó lại nó nói: Cha, để tôi đốn cho. Cha nónghe, thì để cho nó, qua cây khác. Nó cũng lại, nó nóilàm vậy. Ông cũng để cho, ổng đi cây khác. Nólại, cứ nó giành hoài. Ông gia nó thấy vậy, mớisanh nghi có khi nó điên chăng, nên giựt mình[51]đâm đầu chạy đi. Ngó ngoái lại, thấy nólăng căng[52]chạy theo, lại càng thêm nghi. Chạy rớt cái khănmắc trên bụi tre[53].Nó thấy vậy, nó cũng lột cái khăn của nó, màném lại đó như cha vợ nó vậy.

    Ông gia nó mới tinchắc nó là điên thiệt, nên cong lưng chạyriết[54]về nhà. Thở hào hển chạy ngay vô nhà, thấy mụngồi trong bếp đang chổng chồng mông thổi lửa[55].Mới đá mông mủ[56]một đá, biểu chạy trốn đi: Thằngrể nó điên thiệt. Chàng rể chạy xợt[57],thấy bà mẹ còn đó, cũng bắt chướcgiơ chơn đá mủ một đá như ổngvậy. Hai (tr.8) ông bà chạy chun núp dưới vựa lúa.Nó cũng chun theo. Hai ông bà thất kinh hồn vía, sợdại nó có làm hung chăng[58],mới la làng[59]lên. Nó cũng bắt chước la làng lên nữa.

 

3. Con cóc tíavới con cọp và con khỉ.

 

    Con cọp bữanọ đi ngang qua góc rừng chỗ hang con cóc tía ở.Con cóc thấy con cọp đi làm vậy, thì sợ ecọp làm nhăng[60]bắt mình, mà ăn đi chăng. Nên mới lo mưutrừ, làm cho cọp đừng có léo đến[61]tới lui đó nữa? mới lên tiếng hỏirằng: Ai đi đó? đừng có đi qua đâynữa mà chết. Chú cọp nghe hỏi, liền ứngtiếng hỏi lại: Ai hỏi vậy?

    Anh cóc mới nói: Taođây, tao là cóc tía, mầy không biết danh tao sao? Cọpgiận: Chà! Mầy hình vóc bằng cổ tay, mầylại có mầy tao mi tớ với tao nữa[62]!Mầy lại giỏi quá tao à[63];tài nghề gì mầy, mà mầy xấc[64]?Ấy! Mầy bất quá tài nhảy mà thôi, mà tao coi thìnhỏ, mà tài gì, tài gì cũng đủ miếng[65].

     Cọp mớithách ra nhảy thi[66],coi thử ai nhảy xa cho biết. Cóc chịu. Ra tớimương cái[67],gạch mức đứng ngang nhau mà nhảy. Cóc khônmới làm tài hay[68],nói với cọp: Thôi, tao không thèm đứng ngang mầynữa, tao thụt lui lại sau, tao chấp[69](tr. 9) đó. Cọp khi nhảy, thì đập đuôi vàicái, rồi mới nhảy. Cóc quỉ[70]hả miệng mới ngậm lấy đuôi cọp.Nhảy qua bên kia, quất đuôi mạnh, cóc văng rađàng trước xa; mới lên tiếng: Tôi đây. Anhcọp thấy mình thua, bèn xuống vai dưới[71]chịu đầu: Thật anh có tài! Tôi là tài, mà anh lạitài quá hơn tôi nữa.

    Anh cóc thừathắng, mới nói rằng: Tôi đã nói ấy! Tài gì tài gì[72],tôi cũng chẳng thua ai. Tôi bắt sống cọp tôiăn, nầy coi đây thì biết. Hả miệng ra,thấy đầy những lông cọp. Cọp thấythất kinh, cong đuôi chạy mất. Vùi đầu vùi óc[73],bất kể là giống gì, cứ chạy mãi.

     Con khỉ ởtrên cây thấy cọp chạy hào hển[74],kêu giựt lại hỏi: Việc chi mà chạy dữvậy? Cọp mới nói:  _Thôithôi, đừng hỏi, để cho tôi chạy, kẻo nótheo kịp chết đi giờ.  – Mà giống gì, nói cho tôi hayvới? Cọp sợ đã sảng hồn[75],nói:  _ Cái con chi, quên tên đi,nhỏ nhỏ mà da nó nhám...  –Ờ, thôi, biết rồi; con cóc phải không?  Ừ, phải đó. – Sao anhdở vậy? Anh sợ nó, mà chạy cho nó dểngươi nữa? Bẻ cổ nó đi như chơi[76]chớ.

     - Anh đã đánhphách[77]!  – Ấy, không tin đem tôitới, tôi vật nó như vật nhái[78]cho mà coi.   – Ý, đừng,đừng chớ! gạt tôi rồi báo hại tôi giờ[79]. – Không đâu; nói thiệtđó. Có sợ tôi gạt, thì để tôi bứt dây, tôibuộc đậu cật tôi lại với lưng anh[80].Anh đem tôi đến đó, tôi hủy nó đi[81]cho anh coi.

    – Ừ, có vậy,đi thì đi. (tr. 10)

     Khỉ rút dâycột xong xả, cỡi cọp tới nơi con cócở. Con cóc khôn mới hỏi: Ai vậy? Anh khỉ đóphải không? Khỉ ừ. Cóc mới nói: Anh mắc mưucọp rồi đó. Nợ mười hùm chưađủ, một thấm chi? Nó thế mạng đó.Cọp nghe làm vậy càng sợ, đâm đầu chạymiết dài[82],chạy đà không kể cây cối, gai gốc, bờbụi gì hết.

     Khỉ phầnthì va đầu vào cây, phần lại cụng xươngsống giập đầu, nằm nhăn răng. Cọpmệt quá, đứng ngừng lại nghỉ cẳng, ngótrực lại, thấy khỉ nằm chinh chòng[83]nhăn răng ra, thì giận, mà nhiếc[84]rằng: Hết đánh phách chưa bậu? Đã báongười ta cho đến sức[85],lại còn cười nữa chớ!

 

4. Thằngchồng khờ.

 

    Có hai vợchồng. Vợ thì ít oi[86]thiệt thà, chồng thì khùng khùng dại dại, khờkhông đi[87],không biết chuyện gì hết. Vợ nó có mang[88].Tới ngày nằm bếp[89].Sẵn nó có nghe người ta nói: hễ là chó đẻ thìdữ lắm, thường thường hay cắn. Nómới nghĩ, nó giựt mình: cha chả! Vợ mìnhđẻ có khi nó dữ lắm. Sức chó mà còn làm vậy,huống chi người ta[90].(tr. 11) Nên khi nó đem cơm cho vợ, thì nó đứng xaxa, không dám léo lại gần[91],tay thì cầm một cái cây, bộ tướng dịkỳ.

    Vợ nó thấyvậy, thì tức cười. Nó in trí đã sẵn[92],nó mới nói trong mình nó[93]:ấy! Họ nói thật: hễ đẻ thì hung[94]:chưa gì, nó đã nhăn răng muốn làm dữ. Ơ, muốnlàm dữ thì cho làm dữ nghé[95],nó vác cây, lại nó đập vợ nó một cây. Con ấynon da yếu gối[96]chạy không kịp, chết tươi tạigiường cữ[97].

 

5. Hai thầyđi làm đám.

 

    Hai anh thầy sãi[98]đi làm đám[99],người ta mời đi tụng kinh. Nổi mõ lêncốc cốc tụng một chặp, rồi ra nghỉ.Chủ đám[100]dọn cơm cho các thầy ra lót lòng[101].Hai thầy làm bộ nhơn đức, không dám ăn cho nocho đã thèm, sợ bổn đạo[102]chê mình mê ăn. Lua[103]vài ba miếng, nước nôi xong xả[104],rồi vào cứ tụng kinh.

    Khuya lại kiếncắn bụng[105],đi ngủ, nghĩ lại mới thèm mới tiếc.Nhắm chừng[106]chỗ để đồ ăn, phăng phăng rờvách, mà lần tới đó kiếm chác, coi may có gặp chiđánh một bụng[107]cho no, mà về ngủ. Thầy kia thấy vậy cũngđánh mò theo[108].(tr. 12) Ai hay đâu[109]xuống nhà dưới, lục đục đạpnhằm cái chày mổ[110],nó đập trên đầu thầy một cái bốp,đau quá sức; hai thầy ôm lấy đầu mà la,tưởng là ai đánh: Không, không phải tôi đâu!Thầy nầy đổ cho thầy kia: Tôi đi kiếmngõ ra đi tiểu mà. Trong nhà nghe la thức dậy thắpđèn, lên coi thử giống gì[111],thấy hai thầy đang men[112]xuống bếp[113].

 

6. Thằngkhờ đi mua vịt.

 

     Có mộtđứa dại[114]không biết làm nghề gì mà ăn, vợ con phiền hà,trong nhà thiếu thốn, mà người vợ khôn, hay lochắc mót để dành[115]để dập[116]được bốn năm quan.

     Bữa ấy convợ mới biểu chồng lo đi mua hàng hóa gì, vềmà bán cho té ra một hai đồng[117]mà chi độ[118].Thằng chồng lãnh lấy tiền cột lưng rađi, tính mua ít cặp vịt đem về cho nó đẻấp vài lứa[119],mà bán lấy lợi mà ăn. Đi bá vơ ngoài đồng[120],không biết đâu mà kiếm mà mua, đi mộtđỗi xa xa, mới ngó thấy hai đứa chăn trâuđang có chơi với nhau[121]gần một bên mé bàu sen[122].Thấy một bầy le le ăn đó. Anh ta xăm xúi,lại hỏi: chớ bầy vịt của ai đóvậy? Hai thằng chăn trâu lanh[123],liền nói là của mình. Anh hỏi làm chi? – Hỏi (tr. 13)mua, chớ hỏi làm chi. – Muốn mua, thì bán cho. – Mấy?Hai anh chăn trâu thấy vác bó tiền[124],đâu cũng đặng chừng bốn năm quan; thìđòi năm quan. – Đó, đem tiền lại,đếm xỉa rồi[125],lùa mà bắt lấy. Hai đứa chăn trâu xách tiềnđi mất.

     Anh ta ởlại lùa đồng nầy qua đồng kia, lùa hoài lùahũy, bắt không được con nào hết, mồ hôimồ hám ướt[126]dầm dề, quần áo xăn tròn vo[127].Lùa hết sức rồi lại rượt. Mệt đàle lưỡi[128].Lật bật mặt trời đã xen lặn[129].Anh ta hết sức, ngã lòng mới bỏ mà về, rầurĩ quá chừng. Đã mất tiền, lại mệtmỏi, mà bắt không đặng con nào hết, lằmlũi[130]về nhà. Vợ hỏi chớ mua được giốnggì[131]?Nó ngồi thở ra, rưng rưng nước mắt,tức mình mắc mớp[132]hai đứa chăn trâu nó gạt lớp[133]mình. Rồi mới kể lại đầu đuôi gốcngọn[134]cho vợ nghe. Vợ mới mắng cho một cấp[135].Chưởi thôi cũng đã mỏi miệng, ngồigằm đầu[136]đó mà chịu.

 

7. Đặtlờ trên ngọn cây.

 

     Có một lão kia[137]nghèo không biết lo phương nào, mà làm cho ra tiền, màăn qua tháng ngày với người ta. Than thở nói to nóinhỏ với vợ. (tr. 14) Vợ nó nói rằng: Cựcthì thôi[138]!Có một mình anh dở làm vậy! Người ta sao lanhlợi khéo lo khéo liệu[139].Chồng mới nói: tao mạnh giỏi[140],làm giống gì cũng được hết; ngặt[141]có một đều không ai chỉ vẽ cho mà mần. Thìvợ nó nói: Thôi để tôi biểu cho mà mần, đimua ít cái lờ, mà đi đặt cá mà ăn. Thằngchồng khờ nói: Biết ở đâu có cá mà đem màđặt? – Có khó gì đều ấy! Coi chỗ nàonhiều cứt cò[142],đem tới đó, mà đặt thì trúng. – Ừ, vậytao làm được.

    Sáng ngày ra, lăngcăng[143]xách tiền đi mua đó[144]mua lờ. Vác rựa đi coi chỗ, thấy trên câybần[145]kia trắng những cứt cò, mừng, về vác lờđem tới, leo lên đặt trên ngọn cây[146].

 

8. Nhơnvật đạo đồng.

 

     Ông TrươngThủ Chỉ, đi câu dọc gành[147],thấy một cặp cua đi ăn với nhau. Rủisao con cua cái tới kỳ lột, non da non thịt, yếuđuối đi không đặng. Con cua đực đitha mồi về cho ăn. Nằm ngoài giữ kẻo cuakhác tới ăn giành đi.

     Đến khi cuacái cứng gối[148],thì cua đực mừng vợ đã mạnh. Mà kếlấy[149]mình lại lột, rát rao[150]đau đớn quá, nằm một chỗ. Cua cái vô tình[151],không (tr. 15) nghĩ tình cũ ngãi xưa, bèn bỏ không màngđến[152],chẳng thèm tới lui thăm viếng. Cứ đichơi bời, ngồi lê đôi mách[153],dạo xóm cả ngày. Chẳng những làm vậy mà lạirủ chúng bạn tới ăn thịt cua đực non dayếu gối.

     Ông TrươngThủ Chỉ thấy vậy, thì gẫm việcđời, mới than rằng: Nhơnvật đạo đồng[154]!

 

9. Nói láomắc[155]nói láo.

 

     Có một thằngđi xứ xa về nói chuyện: Tôi ngó thấy mộtchiếc tàu lớn và dài quá chừng. Cha tôi thuở haimươi tuổi, mà bắt trước mũi[156]mà đi ra sau lái, đi mới tới cột buồmgiữa đã già bạc râu bạc tóc, chết giữachừng, không đi tới lái.

     Thằng kia nghe nó nói láo làmvậy, thì mới nói: Vậy chưa mấy! Cho bằngtao, tao đi rừng cao[157],tao thấy một cái cây cao lớn quá chừng quáđỗi! Từ gốc chí ngọn, chim bay mườinăm chưa tới.

     – Mầy đã nói láo quá cha taođi nữa[158],có lẽ nào mà có? Thì thằng kia lại nói: Ấy! Như khôngcó, thì lấy cây ở đâu mà làm cột buồm, màđóng chiếc tàu mầy nói với tao đó, chođược? (tr. 16)

 

10. Láo dinh láoquê[159].

 

     Hai đứa kiacó một tài đi nói láo mà ăn mà thôi. Một đứa láodinh, một đứa láo quê. Hai đứa đi đànggặp nói chuyện với nhau, đâu vừa đếncái sông, mới rủ nhau mà tắm cho mát, kẻo trờinóng nực lắm. Thằng điếm quê muốn nói láo,mà gạt thằng kia chơi, thì buộc năm tiền vàolưng, không cho thằng kia thấy, mới lặnxuống dưới nước một hồi, rồitrồi lên, tay xách năm tiền, mà nói rằng: Anh nầy.Tôi xuống dưới, tôi gặp hai ông tiên ngồiđánh cờ tướng với nhau, tôi ngồi ghé[160]lại tôi coi. Thì hai ông cho tôi năm tiền biểu tôi thìđi đi, đừng có coi nữa. Tôi mừng xáchtiền trồi lên.

     Thằng kiabiết nó nói láo, thì tính bề lật độ[161]nó chơi, nên mới nói: Để tôi lặn xuống, tôicoi thử, có khi các ổng sẽ cho tôi[162]chăng. Nó mới lặn xuống quào dưới bùn,lấy miếng sành[163]rạch mặt cho trầy ra, rồi trồi lên kêuthằng kia: Anh ơi! Tôi xuống gặp hai ông tiên đó,mà họ giận, họ nói: Tao đã cho thằng trướcnăm tiền, biểu về mà chia nhau, sao mầy cònxuống đây làm chi nữa? Thì họ lấy bàn cờ màquăng lả mặt[164]tôi đi đây[165].(tr. 17)

     Té ra điếmmắc điếm: thằng kia phải chia cho nó haitiền rưỡi; ăn trọn một mình khôngđặng[166].

 

11. Kén rểhay trớ trinh[167]láo xược.

 

     Ông kia giàu có, cómột đứa con gái xinh tốt lịch sự[168].Nhiều nơi gắm ghé[169]muốn đi nói[170],mà ông cha thì ý muốn kén một chàng rể cho lanh lợi,nói láo, trớ trinh. Có một anh nọ, tốt trai mà nghèo,ở xa nghe đồn ông ấy kén rể hay nói láo, màcũng đã có nhiều nơi tới làm rể, láoxược thôi cũng đã hết sách hết vở[171],mà cưới không được con ông ấy[172].Vậy nó mới tới làm rể, mà ăn ở cứmực thiệt mà làm[173].Như vậy cũng đã lâu. Ngày kia anh ta mới tínhđã tới nước[174]nói láo, thì ra thưa với cha vợ, xin về chịu tangcha, ít ngày sẽ trở lại.

     Cách chừngđược vài ba tháng, nó mới trở về, taycầm đường câu ống[175],vai quảy một con cá lớn, đã tươi mà lạingon thịt, vô nhà. Cha vợ mừng hỏi? Cá ở đâumầy vác mầy đi vậy? Nó mới nói: Thưavới cha, cá của tôi câu, có cái đường câu[176]của cha tôi thuở trước làm nghề đểlại, tôi đem theo, để có lỡ bữa[177]câu ăn nó cũng đỡ; (tr. 18) tôi mới câuđược ngoài vàm[178],còn tươi, đem cho cha nấu canh ăn mộtbữa.

     Bữa kia ông chavợ biểu sắm ghe đi câu chơi. Nó đem câuđồ[179]đi. Tới khúc sông có đá hàn[180],nó thả câu xuống mắc trong đá, kéo hò lơ hòdịch[181]không lên. Nó nói: Cha chả! Con cá thật đà nên lớn!Thôi, tôi lên trên quán uống nước, rồi thì tôi sẽxuống mà lội lặn, mà bắt nó mớiđược. Giả đò đi uống nước,mới lấy mỡ, hành, tiêu ớt, ướpnướng một miếng khô, bọc trong lưng[182]mà xuống. Một hồi giập bã trầu[183],nó trồi lên, tay cầm miếng khô miệng nhai nguổmnguảm[184].Cha nó hỏi: Khô ở đâu mà ăn làm vậy? Thì nó nói:Vua Thập điện dưới ngài quải cho ông bà[185],nên ngài nói với tôi, ngài mượn con cá, để làmdọn đãi. Đang có dọn dẹp ầm ạp[186]dưới đấy, ngài mời tôi ở lại ăn,mà tôi kiếu về[187]sợ cha trông; nên ngài biểu đưa một miếng khôcho tôi cầm về ăn mà uống rượu;người nghe nói có cha đi nữa, thì ngườidặn biểu mời cha xuống chơi.

     Ông cha nghe lời xuống, nó liệuchừng còn đặng một sải nữa mà tớiđó, thì nó dùn dây[188]lại va đầu ông ta vào đá xẻ ra[189],chảy máu; rồi trồi lên. Nó thấy vậy, nó kêutrời van đất, sao vua Thập điện ởbất nhơn làm vậy? Rồi, nó lấy muối ớt,nó xát vô[190]cho. Rát rao[191]lắm, mới nói ra: Thật mầy đã khéo nói láo!Gặp đặng thằng rể như ý, về gảcon cho nó liền[192].(tr. 19)

 

12. Bụng làmdạ chịu.

 

    Có một anhbất tài chẳng biết làm gì mà ăn, mới đihọc làm thầy bói[193].Bói nhiều quẻ cũng khá ứng[194];nên thiên hạ tin đua nhau đem tiền đến xinbói. Làm vậy ăn tiền cũng đã khá, lại càng radạn dĩ càng đánh phách[195]khua miệng rân[196].

    Bữa kia trongđền vua, có mất con rùa vàng[197],kiếm thôi đã cùng khắp, mà không ra.

     Người tamới tâu có anh thầy bói kia có danh, xin cho rước va tới,mà dạy gieo quẻ bói thử, họa may cóđược chăng. Vậy vua giáng chỉ dạysắm võng dá[198],quân gia dù lọng cho đi rước cho được anhta đem về.

     Thấy quân giarần rộ tới nhà, trong bụng đà có lo có sợ,không biết lành dữ dường nào. Chẳng ngờ,nghe nói vua đòi đến bói, mà kiếm con rùa vàng củavua mất đi, trong lòng đã bấn bíu[199],lo đái ra cây[200],sợ e bói chẳng nhằm, mà có khi bay đầu đi[201].Mà phải vưng phải đi, đánh liều mặc maymặc rủi,. Bịt khăn bận áo[202],bước lên võng ra đi, nằm những thở rathở vô không biết liệu phương nào[203],mới than rằng: Bụng làm dạ chịu, chớ kháthan van.

     Chẳng ngờmay đâu hai thằng khiêng võng, một đứa tên làBụng một đứa tên là Dạ, là hai (tr. 20)đứa đã đồng tình ăn cắp con rùa củavua. Nghe thầy nói làm vậy, thì ngờ là thầy thông thiênđạt địa[204]đã biết mình rồi: sợ thầy tới nói tên mìnhra, vua chém đi, cho nên để võng xuống, lạilạy thầy xin thương xót đến mình, vì đã dạisinh lòng tham, mới ăn cắp con rùa ấy, mà dấu trênmáng xối. Xin thầy làm phước, đừng có nói tênra, mà chúng tôi phải chết tội nghiệp.

     Anh thầy[205]nghe nói mới hở hơi[206]được, đem bụng mừng, thì mới nói: Thôi,tao làm phước, tao không có nói đâu, mà hòng sợ[207].Tới nơi anh ta bói xong, kiếm được, rồivua trọng thưởng, lại phong cho chức sắcvề vinh vang.

     Mà vốnthiệt là việc may đâu mà nên mà thôi[208].Chẳng phải là tại va có tài nghề chi đâu! Ởđời có nhiều người nhờ vận may mà nênmà thôi, chớ chẳng phải tài tình chi[209].

 

13. Cháu nói láohại chú trả thù.

 

     Thằng kia nghèotới nhà ông chú ruột, nói tính làm bánh cúng, mà không vạc màhấp bánh, nên xin chú cho mượn cái vạc đồng[210]ít bữa. Chú nó tưởng thiệt, thì biểu trẻlấy cho nó mượn.

     Nó vác vềđem bán quách[211]đi, lấy tiền ăn. Chú đòi đôi ba phen, nócứ cù lần hoài[212].Sau túng (tr. 21) thế[213]người chú làm đơn quì[214]với quan huyện.

    Nó nghe chú nó lođi kiện nó, thì lật đật biểu vợ đimua một con vạc đồng[215],xách đi theo sau. Tới nhà, quan hỏi: nó cung khai xongrồi, xin đem trả trước mặt quan, kẻosau đàng kia có nói ngược chăng. Vậy nói vạcđồng, thì nó đem con vạc đồng nó trả.Chú nó đi kiện mà nói không có rạch[216],không ra mí, cho nên mắc lý[217],phải nhận lấy mà đem về, mà trong lòng giậncăm gan, lo kiếm thế báo nó cho bỏ ghét[218].Mình vậy mà đi thua trí thằng con nít; tức mình.

     Về nhà nghĩđi nghĩ lại, thấm ý càng xúc gan[219],mới toan lo bắt cháu mà nhận nước nó đi, chonó chết cho hết đời nó đi cho rồi, kẻomang nhơ xấu tiếng[220]với người ta. Vậy mới cho trẻ[221]đi kêu nó tới, bắt bỏ vào cũi[222]khóa lại, đem ra bên sông, mà nhào nó xuống[223]trấn nước nó đi cho rồi.

     Tới bựcsông[224],quân khiêng củi để xuống nghỉ vai. Nó mớilàm mưu[225]:Thưa với chú, tội tôi chết thì đáng rồi, màxuống âm phủ không biết làm nghề chi đỡ màăn, thưa, trước tôi có mua một cuốn sách nóiláo, tôi để trên cái tran[226],bị lật đật quên lấy theo. Xin chú làmphước chạy về lấy giùm cho cháu, kẻotội nghiệp. Chú nó nghe lọt vào tai[227],lăng căng[228]chạy về lấy, để nó đó một mình.

     May đâu có thằng phung cùilở lói đi ngang qua[229].Thấy vậy ghé hỏi: chớ làm sao mà ngồi trongcũi vậy? Thằng ấy làm tỉnh[230]mới nói: (tr. 22) Đừng có hỏi, tao khi trướcphung cùi quá hơn mầy đi nữa kia cà, mà chú tao bỏtao vào trong cái cũi thuốc nầy, thì lành trơn[231]đi.

     - May phướcdữ a! Tôi cất đầu lạy anh, cho tôi vào, mànhờ một phen cho đã tật[232]với tôi.  – Ừ, mầynghèo cực, tao cũng chẳng nỡ đi ăn tiềnbạc gì mầy. Thôi, tao cũng làm phước. Vậy thìmầy lại tháo cũi ra mà chun vô. Thằng cùi vô, thì nó rakhóa cửa lại để đó. Đi xẹo[233]đi mất.

    Chú nó kiếmcuốn sách táo tác[234]không thấy đâu. Đổ quạu và đi và lằm bằm,hăm hở ra tới mé sông. Mắc giận sẵn, đivừa tới nơi, không coi trước coi sau,đạp dộng[235]cái cũi xuống sông. Rồi bỏ đi miết[236]về nhà, rầu rĩ mất công mất linh[237]với thằng cháu khốn.

     Thằng cháu thoátkhỏi đi xa kiếm phương thế gạt chúng[238]mà ăn. Bữa kia nó đi ngang cầu, ngó thấy xa xamột anh ăn mặc tử tế cỡi ngựa đitới, thì nó lăng căng[239]sụt xuống dưới cột cầu lặn lênlặn xuống hoài. Anh kia tới đó, gò cươnglại mà coi. Thấy dị[240]làm vậy, thì hỏi nó làm gì vậy. Thằng kia và khóc vànói[241]bệu bạo[242]:Tôi đi đòi nợ giùm cho chú tôi, được mộtchục nén, lộn lưng[243]về ngang đây, rủi thì nó sút nó rớt xuốngđây: tôi lặn hết hơi lặn không được[244],cậu lặn giỏi, cậu xuống lặn,được thì cậu lấy bảy nén, để chotôi ba mà thôi, để tôi cầm ngựa cho cậu.

     Anh kia tham, liềncổi khăn cởi áo đưa cho (tr. 23) nó cầm,nhảy xuống mà lặn. Thằng kia ních đồ vào[245],nhảy phóc lên quất ngựa chạy mất biệt.Mới chạy thẳng về nhà chú nó. Chú nó thấy nóvề thì mừng mà hỏi: Ủa! Thằng kia sao mầyvề đó? Lại tử tế làm vậy[246]?Thì nó nói: Tôi xuống dưới âm phủ nhờ tổ[247]được sung sướng đủ no mọi bề[248].Ông bà lại sai tôi về trên nầy đi thăm chú.

     Chú nó ngờ làthật, thì nói với nó: Vậy thì mầy đem tao,đóng cũi mà nhận tao xuống sông, coi thử họamay xuống dưới, tao được sướngnhư vậy chăng. Thì nó làm theo ý chú nó, nó đem, nóđạp dưới sông chết ngay cán cuốc[249],sướng đâu chẳng thấy[250].

 

14. Thầy pháprâu đỏ.

 

     Lão thầy pháp kiarâu hoe hoe đỏ đỏ, cưới vợ về.Vợ nó mới chê: râu gì đỏ hoe đỏ hoétxấu quá. Thì nó kiếm chước nói giải cho xuôi[251]cho rồi đi. Vậy nó nói: Húy! Mầy đừng cókhinh: râu tài[252]đó. Râu nầy có biết sợ ai?

     Vợ nó khônghiểu được ý làm sao mà làm vậy: làm thinh lừacơ thử tài anh va[253],coi thử có thiệt hay không. (tr. 24)

    Cách ít bữakế bịnh rước thầy đi chữa[254],mà nhà bịnh ở cuối truông[255]ném qua bên kia kìa[256].

    Chữa chuyên xongrồi, người ta đem bánh lớ[257]xôi chè chuối mít, lại một cái đầu heo tạthầy. Thì thầy lấy khăn cột xách đemvề.

     Vợ nghechừng anh ta về tối, mới vác gậy ra, ngồigiữa truông núp trong bụi. Anh thầy ta xợt xợt[258]đi tới. Chị ta đập một cái sạt[259].Thầy thất kinh quăng gói chạy quày trở lại,không dám đi. Người vợ ra lượm lấy cáigói xách ngay về nhà, đóng cửa lại ngủ.

     Một chặp[260],anh ta tỉnh hồn mới mò về, thì hăm hởhối mở cửa cho mau. Bước vào, cái mặtcắt không đặng một chút máu[261],gài cửa lại lấy cây chống thêm.

     Vợ thấyvậy hỏi việc gì thất thanh đi vậy[262].Thì chú chàng[263]mới nói: Hú hồn! Tao tưởng đâu chúng nó đãcắt cổ tao đi rồi! Một đảng ăncướp cũng được hai ba trăm nó đón nóđánh giữa truông.

     - Có ở đâunào?

     – Ấy! Làquả làm vậy chớ!

     - Mà anh nói anh râuđỏ anh không biết sợ ai, sao mà sợ té đái[264]ra vậy?

     – Nó đônglắm mượn sợ[265],năm ba mươi chẳng nói gì, cái nầy đâu cũngđược vài trăm, không sợ làm sao? Thôi tấn cửalại cho chặt rồi ngủ.

     Vợ nó đinấu nước đi pha trà cho chú nghỉ[266]uống, lại có đem ra một nải chuối nữa.Nó nhìn đi nhìn lại nải chuối hoài: Mẻ[267]!Chuối ở đâu mà (tr. 25) giống chuối họđưa mình! Vợ nó nói: Phải ở đâu[268]?Chuối sớm mai tôi đi chợ tôi mua? Khéo nhìn bá láp[269]không! Rồi đem dĩa xôi ra. Anh ta càng lấy làm lạ:Lạ nầy! Xôi nầy của nhà bịnh đemđưa tao về đây mà.

     Đem lần cácmón ra, anh ta hiểu không được, hỏi gắtvợ cho biết đồ ấy ở đâu mà cóvậy. Thì vợ mới nói thiệt:      Hồi chạng vạng[270]tôi núp trong bụi, tôi nhát anh, anh ném gói anh chạy, tôi xách góivề đó, chớ ai? – Có lẽ nào? Ăn cướp nórượt người ta chạy sảng hốt[271],mà mầy nói mầy nhát à? – Thiệt, không tin, tôi đem cáiđầu heo, lại cái khăn anh, mà gói cho mà coi[272].

    Thầy thấyquả[273],chưng hửng[274],mới nói: _ Phải hồi[275]tao biết là mầy, tao đập một cây chếtđi còn gì?

 

15. Bốn anhtài.

 

     Hai ông bà son[276],con cái không có. Khấn vái hết sức. Sau trờiđộ vận[277]sinh[278]được một đứa con trai. Mà nó ăn hung quá[279],bung kia chảo nọ[280]ăn cũng hết, càng lớn lại càng ăn nhiềulắm. Hai ông bà làm không đủ cho nó ăn. Túng thế[281]mới tính mưu với nhau, mà đưa nó đi chorồi, (tr. 26) kẻo để chịu không nổi.Vậy hai ông bà kêu nó vô, mà nói với nó: Con bây giờ thìcũng đã khôn lớn, mà cha với mẹ thì tuổi tácđã cao, gần đất xa trời, yếu đuốilàm gì không đặng mà nuôi con, thuở trước nhà tacòn đang hào cường[282],cha có cho hoàng đế bên Tàu mượn và vàng và bạc[283]hơn bảy mươi muôn lượng[284];thì bây giờ mình túng[285],không phép ngồi bó tay mà chịu nghèo.

     Con liềnchịu, sắm sửa ra đi.

     Đi ra ngoài bãibiển gặp ông Khổng lồ, đang tát biển, thìlại hỏi thăm: Anh làm chi mất công mất linh làmvậy? – Anh khéo hỏi không? Trong đời có một mìnhtôi mà thôi, không ai dám bì, chẳng tin lại xách thử cái gàumà coi: tôi đố anh dở cho nổi. Anh kia lại xáchthử gàu múc nước tát: _ Nhẹ hều[286]đi giống gì?

     Khổng lồkhông dè có người mạnh mẽ, tài tình hơn mình làmvậy, kết nghĩa làm anh em. Rồi anh ta bày chuyệnmình đi. Rủ ông Khổng lồ đi theo có bạn.

     Hai anh em dắt nhau đi lên trênnúi, gặp một người vạm vỡ[287],to xương, lớn vóc, mới hỏi: Anh làm gì ởrừng bụi chèo queo[288]một mình: Đi với qua đây mà chơi, coi ra còn cóvị hơn. Anh ở núi nói: Tôi có một tài ngồilại trên đảnh núi[289],thổi làm dông làm gió cho ngã cây ngã cối chơi vậy.

    – Nào, làm đi coi thử, nào! Anhta mới búng má[290]thổi một hơi. Cây cối gì đều rạp (tr.27)xuống hết. Vậy hai ông kia biểu: Thôi thì đivới tôi qua Tàu đòi bạc mà chơi. Đàng kia coi khámòi[291],ừ, cuốn áo[292]ra đi.

     Đi cách vài bangày đường, lại gặp một lão dị kỳtướng[293]gánh voi trên núi. Mới lại mới hỏi: Chớ anh làmgiống gì lục thục[294]ở trên rừng vậy? Anh kia đứng ngừnglại nói: Tôi đi lên rừng cao, đi bắt voi trói giò,gánh về để rục[295]lấy một hai cây ngà bán kiếm tiền ăn.

     – Thôi mà, vềlấy áo đi với mấy đứa tôi qua bên BắcThảo[296]đòi bạc đem về chia nhau ăn.

     – Ừ, có vậycũng may.

     Bốn bà condắt nhau đi. Tới nơi, gởi dộng[297]vô trong nội một cái thơ đòi bạc nợ. Vua choquan ra coi thử ai mà đi đòi nợ đó. Ra thấybốn người dị hình dị dạng ở bên An Namqua. Thì vua dạy dọn yến tiệc đãi tửtế. Mà các ảnh ăn hung quá, cung đốn theothường không đủ.

     Vua tức mình lomưu hại quách[298]nó đi, để nó khuấy rối. Dọ coi thì anh nào cũngtài tình hết, sợ có khi các ảnh làm nhăng mà khốn[299].Vậy mới hạ chỉ dạy dọn yến, lạiđặt binh gia để phục mà hủy chođược.

     Bốn bợm tathấy léo[300]rồi, ăn thì ăn, mà ngó chừng kẻo nó vô thình lìnhmà khó giải.

     Nó nghe hiệulịnh, nó ào nó vô, thì anh làm gió thổi lên một hơi, nórập xuống[301]hết. Vậy về báo với vua rằng: Tính thếkhông xong: sức mới có một anh ra cự, mà quan quân binhlính (tr. 28) rả ra hết, huống chi bốn bợm[302]ra một lượt, thì ắt là nó ăn ta đi[303],nó giết hết.

     Vậy vua bànvới triều đình phải mở kho mà trả bạccho nó. Dầu mình không có mắc nợ gì mặc lòng, nóđòi bao nhiêu, thì giao cho nó bấy nhiêu, đặng cho nóđi đi cho rảnh, để nó khuấy rốigiờ.

     Vậy mới kêuvô mà giao bảy mươi muôn lượng bán kim bán ngân(nủa vàng nửa bạc), thì các ảnh chia nhau mộtngười một gánh, gánh đi hểu hểu[304].Ai nấy thấy đều thất kinh hồn vía.

 

16. Bạnhọc trò, một người đậu, mộtngười rớt.

 

     Hai anh em bạnkết nghĩa với nhau đã lâu. Có một anh tốtphước[305]đi thi đậu về làm quan vinh vang tử tế, màbụng không được tốt mấy, mắc tham tâm[306]mà quên nhơn ngãi. Bữa kia anh học trò lỡ vận[307]tới dinh đi thăm, cậy quân vô bẩm, nó ra nó nóingài giấc ngài ngơi. Đợi không được,lại về bữa khác cũng tới làm vậy, thì ngài lạimắc việc khác không ra khách được[308],là vì thấy tới mặt không, không có lễ mễ[309]gì, nên lánh đi. Anh kia lẻo đẻo[310]tới hoài đã năm ba phen, mà không có gặp mặt, thìvề mua một con heo choai[311],quay vàng lườm để vô mâm bưng tới. Quân vô (tr.29) bẩm, ngài nghe nói có lễ mễ lật đật mangáo ra.

    Chào hỏi sơsài lếu láo[312]ba tiếng, biểu quân cầm một miếng trầu,châm một điếu thuốc đem lại đưacho. Anh ta lãnh lấy xăm xúi đem lại nhét trongmiệng con heo. Rồi đứng vòng tay lạy con heo ba lạy:Giã ơn mầy, vì bởi nhờ mầy, nên tao mới vàođặng cửa quan, mà thăm bạn cũ tao. Rồibỏ ra về một thể[313],chẳng thèm tới lui nữa.

 

17. Trên vuadưới tôi.

 

      Thằng hềkia ra giễu một chặp, rồi mới hỏithằng kia: Đố mầy biết, trên vua dướiai? Thằng kia nói: Trên vua thì dưới các ông hoàng chớai?

     – Không phải.

     – Không, thì trên vuadưới các quan tứ trụ, cũng là triều đìnhchứ ai?

     – Cũng khôngnữa, nói bậy.

    Thằng kiamới giận hỏi: Vậy chớ mầy nói ai?

     – Tao đâychớ ai? Trên vua dưới tao.

     – Ấy! Anh nầyphạm thượng bay[314]!

     – Không, thật làmvậy chớ. Nầy, để tao nói cho mầy nghe: Ngàyxưa tao túng tiền xài, chạy đi hỏi ngườinầy bốn năm quan, chạy đi hỏingười kia đôi ba quan, không ai cho. Túng tao mới đivay. Họ bắt tao làm tờ tạm đứngđiểm chỉ[315].Mướn học trò làm tờ[316],trên đề niên hiệu, thì là ngài Đức vuađứng, (tr. 30) còn dưới kế lấy đó[317],thì tao đứng. Có phải là trên vua, dưới tao không?

 

18. Đút sápcho cọp ăn khỏi chết[318].

 

      Thằng hátbội[319]kia nó giễu cái nầy xâm[320]những quan hay ăn hối lộ: Ý cha chả hômtrước tôi đi ăn ong[321]về, gặp ông cọp, tưởng đà xong đời[322]đi rồi.

     _ Hủy! Vậythì còn gì mầy?

     _ Mà may, tao có vácmột bó sáp trên vai, tao mới chảng hảng[323]ra, tao đút sáp ra đàng sau, ổng chạy theo ổng táp,mắc nhai sáp, tao chạy trợt đi khỏi. Xí hụt[324]!

 

19. Tráchngười ít đánh chầu.

 

      Cũng cóthằng khác[325]ra giả một đứa đầy tớ, mộtđứa làm chủ. Đầy tớ đi cày về,chủ hỏi cày được bao nhiêu? Nó nóiđược ít đàng[326]gì đó. Chủ mới nổi thần hung[327]lên, mới nhiếc nó dở dang làm biếng làm nhát. Thì nónói:

     _ Cày ít, có phảilà tại tôi sao? Con trâu nó đi tới đâu thì tôi đitới đó, chớ phép tôi khiêng nó được sao?

     – Vầy sao mầykhông đánh nó (tr.31) cho nó đi cho mau, cái da trâu là ông là cha gìmầy, mà mầy hòng sợ, mà không dám đánh?

     Là có ý nói xóc tâm[328]anh cầm chầu, sao có hẹp với nó, không hay chầuhay thưởng[329].

 

 

20. Chađiếc, mẹ điếc, con điếc, rểđiếc.

 

     Hai ông bàđiếc, sinh đặng một đức con gáicũng điếc, rầu mình vô phước, mình phậngià cả chẳng nói làm gì, còn con mình tật nguyềnđiếc lác[330],biết gả cho ai mà gởi thân cho nó nhờ. Mà nghĩlại mình cũng còn khá, lớn ruộng, nhiều trâu,thế cũng có khi cũng có dễ.

     Vậy thấymột đứa trai lịch sự ở xa cách vài làngnăng[331]vô ra tới lui trong làng, thì kêu nó mà gả con cho nó. Chẳngngờ nó cũng điếc.

     Cướihỏi xong cả, nó về nó ở với cha mẹvợ, thì cha nó biểu đứa con gái biểu nó ra coi càybừa đám ruộng ở kề bên đường. Nónghe liền vác cày ra cày. Đang lui cui cày, có ông quan đingang qua đó, mà là quan kinh mới tới nhậm[332],đứng lại hỏi thăm nó cái đàng đi vô dinhquan phủ.

     Nó chẳng lành thìchớ[333],điếc nghe không rõ (tr. 32) tưởng ổng quở[334]sao có cày ruộng của ổng chăng, nên vọtmiệng mắng: Ruộng tôi, tôi cày, sao ông nói ruộngcủa ông? Ông nầy ngang quá ghẹ[335]đi cà. Ong quan thấy nó dễ ngươi[336],thì biểu quân rượt đánh nó. Nó đâm đầuchạy về nhà, vợ đang ngồi nấu cơm trongbếp, nó đạp cỏn hai ba đạp chúi vào trongbếp:

      _Ruộng nàoở đâu mà mầy chỉ bậy cho tao cày, làmngười ta đánh tao cờ bơ cờ bấc[337],cũng là tại mầy lếu[338]?

     Con kia nói:   

    _Dữ không?Đợi một chút cho người ta nấu dọn chomà ăn không được? Làm gì bất nhơn làmvậy?

     Kế lấymẹ nó đi chợ leng keng[339]bưng rổ về, con gái ra mét[340],nói sao chồng độc dữ đá đạp nó làmvậy. Bả thấy bộ nó giận quạu quọ[341],thì ngờ là nó nói mình sao đi chợ năm tiền, màăn bánh ăn hàng hết đi mua về ít đó. Mayđâu, ổng đi tát dìa quảy vịt về, mớiđể xuống bả chạy lại bả nói:

     _Tôi ăn bánhăn hàng ở đâu? Mà con nó nói thêm nói thừa cho tôi?

     Ông nghe không rõ,tưởng bả nói, sao mình có bắt cá mà cho ai, thì nói:

    _Nào tôi có cho aiđâu? Đặng con nào bỏ vịt con nấy đemvề, mà nói bắt cho ai? Có chứng lão cày ruộng mộtbên đó. Bà ra hỏi lão mà coi. Nắm tay bả dắt rangoài đồng lại hỏi lão cày:

     _Chớ lão cóthấy tôi bắt cá, mà cho ai không?

     Chẳng may lão càycũng lảng tai[342],tưởng là hỏi lão có khuấy chơi[343]lấy quần giấu đi chăng. (tr. 33)

     (Thấy ổngđóng khố, thì hiểu làm vậy.) cho nên mới nói:

     _ Nào! Tôi sớmmai đến giờ cứ cày hoài, tôi có qua chi bển, màtôi hòng biết quần ổng để đâu, mà lấymà giấu? Ông già khéo nghi bậy không?

 

21. Thằng chanhảy cà tứng[344].

 

     Thằng cha kiasợ vợ. Bữa nọ con mẻ[345]đi chợ, ở nhà anh ta lấy khoai đem lùi[346]bốn năm củ. Con mẻ đâu lơn tơn[347]về. Thằng chả ngó thấy bóng[348],lật đật lấy khoai bỏ vô trong quần túmlại, chạy ra. Mà mắc nó nóng quá[349],nên đứng nhảy lên nhảy xuống hoài. Con mẻthấy tức cưởi hỏi: Làm gì mà điên vậy?Đứng nhảy cà tứng đó? Nó mới nói: Taomừng mầy đi chợ về[350].

 

22. Hai anhsợ vợ.

 

     Hai thằng cha kiahay sợ vợ, ở kế một bên nhau. Bữa nọphơi đồ, sao để quên mưa ướtđi. Con vợ nó mắc lục đục[351]trong bếp, nhớ trực[352](tr. 34) lại đồ phơi ngoài sào, thì hối nó ra màlấy vô. Con mẻ nó mắng nó nhiếc, rồi nó xỉvả nó lại vác cây nó đập cho, chạy mất.

     Qua bên nhà anh kia,ở bển nói chuyện. Người kia hỏi: Chớgiống gì, mà chỉ mắng, chỉ chưởi làm ombển đi vậy?

     – Tôi quên đemđồ vô, nó rầy tôi.

     – Tốt kiếpthì thôi thê[353]!Anh đó, chới tôi ấy, thì...

     Con vợ nó nghenổi xung[354],ở trỏng[355]xách cây chạy ra hỏi: Chớ tôi...thì...sao?

     Thằng chồngsợ, nói:  

     _ Không mà, tao nói: Anhđó chớ, chớ tôi, thì tôi đem vô trướchồi chưa mưa kia chớ.

 

23. Mẹchồng nàng dâu ăn vụng.

 

     Bà mẹ nấuchè ăn trưa chơi[356],mà đợi lâu lắm: thèm quá, mới lén mới lấymột chén bưng lên trên bồ lúa[357]ngồi ăn, kẻo con dâu ngó thấy.

     Con dâu đói bụng thét[358],ngó quanh ngó quất[359]không có ai, mới lén bưng một chén đem đi giấumà ăn. Trong nhà có một chỗ vựa lúa là kín mà thôi, nênnó lên đó mà ăn, kẻo mẹ chồng ngó thấy. Aingờ đi trờm tới[360]đụng lấy bà mẹ đang ngồi ăn chè!

     Bả mắc cỡhỏi:

     _ Con bưng chèđi đâu (tr. 35) vậy?

     Con dâu lanh, nói:

     _ Tôi tưởngmẹ đã ăn gần hết, tôi múc đem thêm chomẹ sớt[361].

     Kỳ thật làhai người ăn vụng[362].

 

24. Tích hang ôngTừ Thức.

 

     Ở ngoài Bắccó một cái hòn tự nhiên bốn bề đá dựng[363],đêm ngày sóng tạt bổ ầm ầm[364],người ta đặt tên là hang ông Từ Thức.

     Do cái chuyện nóngười ta bày thế nầy:

     Thuở xưakia, vua tính xây một cái thành chỗ đồng nội kia,thình lình chỗ ấy có mọc lên một cây vô danh, bông lálạ thường, đã xinh mà lại thêm thơm nữa.Ai nấy đều định phải đem dưng chovua. Vậy mới cho dân canh giữ nhặt nhiệm[365],kẻo sợ người ta hái bông đi. Thiên hạđồn dực[366],đâu đó rủ nhau tới coi.

     Tiên ở tạihòn nói trước nầy, cũng đua nhau đi coi. Mà cónàng Giáng Hương, tiên xinh tốt, lại gần rờrẫm[367]cái hoa, rủi rụng xuống. Quân lính mới bắtlấy đó. Xúm lại xin[368],nói gãy lưỡi[369]cũng không tha.

     Vừa may có ôngTừ Thức là ông quan lão[370]nghe đồn cũng đi tới coi cho biết.Bước vô, thấy bắt buộc làm vậy, thìhỏi lính: Tội tình chi mà (tr. 36) bắt trói ngườita lại, người ta là con gái mà bắt làm gì tộinghiệp vậy? Tha người ta đi.

     Lính bẩm: Bẩmông, cô nầy ở đâu không biết, tới coi lấytay nưng[371]cái hoa, nó rụng xuống nơi tay, tôi bắt cổ[372]lại đây, bây giờ ông dạy tôi tha, tôi có dám tha ởđâu? Ông Từ Thức mới cởi áo đưa chothằng lính, cho nó đặng nó tha nàng Giáng Hươngđi.

     Sau về nhà, ôngTừ Thức mới nhớ mường tượng hìnhnhan nàng con gái mình cứu, trong lòng nó bắt khoăn khoái[373]nhớ thương, ước cho đặng gặpmặt lại mới phỉ lòng. Ra vô bâng khuâng tưtưởng, ăn chẳng ngon, nằm chẳng ngủ.Thao thức cả đêm, đang chừng nửa đêm,lồm chồm[374]chổi dậy kêu một đứa thổi lửa,thắp đèn, rồi ổng cuốn gói xuống chiếcxuồng ong[375],cầm giầm bơi đi, đi bơ vơ chẳngbiết đi đâu. May đâu, đi trợt tới hòntư bề đá dựng đứng, lại có cái cửavô, cứ xăm xăm đi tới hoài. Ngó trướcthấy nàng Giáng Hương ra rước. Vô cung, ởđó vui vẻ đủ no mọi đàng[376].

     Đếnbữa nàng Giáng Hương phải đi chầu bà Chúatiên, thì đóng cửa lại dặn ổng[377]ở nhà làm gì thì làm, mà đừng có mở cái cửa sau màkhốn[378],đến nữa phải trở về, khôngđược ở đó nữa.

     Dặn dòtrước sau phân minh, nàng ấy ra di. Ông Từ Thứcở nhà nghĩ hoài: Mẽ[379]!Nầy! Không biết ý làm sao mà biểu đừng mởcửa sau? Có khi (tr. 37) bên kia có giống gì[380]xinh tốt quí báu hơn bên nầy, nên cổ cấm mìnhvậy chăng? Lục tặc[381]đem vùng mở phức ra[382].

     Ngó thấythế gian, khi ấy mới nhớ nhà. Vậy các tiênở đó nghe động đất thì biết, nênvề đuổi ông Từ Thức về, không cho ởnữa.

     Tưởng làmới đâu vài ba bữa, ai hay về kiếm nhà khôngđược. Nhớ chắc chỗ cũ vào hỏi thìchẳng thấy một ai quen biết, hỏi thăm nhàông Từ Thức, thì họ nói họ không biết, cũngkhông có nghe tên ấy bao giờ. Hỏi mấy ông già, bàcả, thì người ta nói: Thuở trướcđời vua kia vua nọ, thì có ông quan lão tên là TừThức, mà ổng chết đã hơn ba bốn trămnăm nay rồi, còn ở đâu?

 

25. Cọpbị đá.

 

     Anh kia còn nhỏtrai[383],hay cầu vui[384]theo chúng bạn. Bữa ấy đi chơi tối, khuyavề kêu cửa. Ở nhà thì có nuôi một con chó vện[385]lớn. Bữa ấy có con cọp tới rình nằm ngoàicửa. Anh ta đi chơi về, lợt xợt vô[386],thấy mập mờ, trời thì tối, tưởng làcon chó vện, nên co chơn đạp cho một đạplăn cù[387]:Chó mèo gì tối nó ngậm câm chẳng thèm sủa? (tr. 38)

     Con cọpgiựt mình, thình lình thất kinh cong đuôi chạymất. Vào nhà thấy con chó vện hãy còn, mới biếtlà cọp, giựt mình nổi ốc[388].Từ ấy về sau, tởn không dám[389]đi đêm nữa.

 

26. Cọpmắc đuôi trong bụi dừa nước.

 

     Trong Rạch Giá,Gò Quao[390]cọp nhiều quá chừng, lỉnh nghỉnh[391]trong rừng như chó vậy, hai bên bờ sông đầynhững dừa nước, còn trên bờ thì rừng tràm,chỗ người ta đi ăn ong.

     Bữa kia có haingười chống xuồng đi bẻ dừanước non mà ăn, thế chuối chát[392].Người ở trước mũi, thì ở xứ kháctới đi buôn, lâu nay chưa biết cọp ra làm sao, cònngười sau lái, là người cố cựu đó.

     Ghé xuồng vàobụi dừa rậm, chẳng hay có con cọp điđâu, mắc kẹt cái đuôi ở trong bẹ dừagiựt không ra, ngồi đó chịu phép.

     Anh trướcmũi bước lên đốn dừa, thấy vàng khè,mừng tưởng là con chồn cáo, chạy nắmđuôi kéo. Tay thì kéo, miệng thì la: Lại tiếp, anh, tôiđã nắm được đuôi con chồn cáo lớndữ lắm. Anh kia lật đật chạy lên, thấycọp dội lại[393]:Hủy! Cọp đó, anh, không phải chồn đâu.Rồi sợ xô xuồng đi. (tr. 39) Anh kia ở đó,không biết liệu làm sao, buông nó ra, thì ngoái, nó chụpmình, mới cứ trì hoài đó. Con cọp thì đaugiựt giựt mãi, mà không ra.

     Một hồi lâucọp cũng mệt, mà người cũng mệtmỏi tay quá vùng buông phứt. Con cọp giựtđược, nhảy ào cong lưng chạy miết[394]về rừng.

 

27. Ăntrộm và cọp rình nhà.

 

     Hai thằng ăntrộm đi rình nhà, lại có con cọp cũng tớirình bắt heo. Trời tối mờ mờ, anh kia tò mòlại chỗ con cọp ngồi, tưởng là thằngđi với mình, lại giõ miệng: Nầy! Họ cònthức hay là ngủ? Lại vỗ vai nó một cái, vỗnhằm đụng lông lá xồm xàm, giựt mình nhảytrái chạy đi mất.

     Còn con cọp thìnhlình chúng vỗ vai cái bốp, thất sắc cũngchạy đi mất. Thằng rình góc nghe chạy thịchthịch, tưởng là chúng hay chúng rượt, cũng vụtchạy ra.

    Anh kia chạytrước, nghe sạt sạt sau lưng, tưởng làcọp đuổi theo, càng chạy mau lắm. Con cọpchạy giữa nghe lộp độp sau lưng, ngờ làchúng rượt theo, lại càng nhảy nai hơn nữa.Hồn vía mất hết, ai mạnh đàng nào chạyđàng nấy. (tr. 40)

 

28. Thằngăn trộm gà bỏ quần mà chạy.

 

     Có mộtđứa ăn trôm vặt. Tối đầu canh hai, anhta lót cót đi rình bắt gà. Động, gà vịt kêu lên,chủ nhà hay, lén để rình chụp mà bắt nó. Nómới được một con gà cồ, xách đi, gà kêuchoác choác, nó bóp hầu bóp họng cũng không thôi la.

    Túng thế mớibỏ vào ống quần, cột túm miệng ốnglại. Chẳng ngờ chủ la lên rượt theo. Chúchàng càng chạy, gà càng la, không biết làm làm sao cho nó nín.Chúng theo riết, tuột quần bỏ lại mà chạy.

     Té ra gà bắtkhông được, mà lại mất quần, lỗvốn bị gai ô rô, cắt một bữa, cũngtrầy trụa ra hết cả mình.

 

29. Thằngăn trộm được mời uống nướctrà.

 

     Mộtđứa ăn trộm nghề, mới chạng vạnganh ta lòn bóng[395]vô, leo lên trên trính[396]phía khu đĩ nhà[397],ngồi đó, chờ trong nhà ngủ đặng cóxuống mà khuân đồ. (Tr 41) Chủ nhà có ý, đếnchừng dọn dẹp đóng cửa đi ngủ, thìbiểu trẻ nấu nước pha uống, ngó trựclên khu đĩ, thấy anh bợm ngồi tòn ten đó, thìlàm tỉnh kêu trẻ lấy chén thêm. Rồi biểutrẻ lại mời anh ngồi trên trính xuống, uốngít chén nước cho ấm. Bợm ta chưng hửng[398]tuột xuống, lại lạy ông chủ xin tha. Thì ôngchủ nói: Tôi tha làm phước, mà đừng có léotới đây nữa[399],mà tôi bắt tôi nạp đi đó.

 

30. Ông Cống Quình.

 

     Truyện ôngCống Quình đậu trạng, có nhiều điều phalửng[400]trớ trêu tức cười.

     Bữa kia cómột người ở xa tìm tới kinh vào chầu vua,đem dưng cho người một mâm trái trường thọ.Mới đem vô, nói chưa xong, ông Cống Quình lạilấy lột ăn phức[401]đi. Vua thấy ổng làm điều vô phép, sỉĩhổ cho vua, thì ngài dạy đem mà chém đi.

     Ông ấy quìxuống tâu rằng: Tâu bệ hạ, muôn muôn tuổi, naytôi tôi hỗn hào vô lễ, mà Bệ hạ đòi chém, thì làđáng lắm. Muôn tâu bệ hạ cho tôi nói một ítlời cho cặn kẽ, rồi tôi sẽ ra chỗ pháptrường: trái nầy gọi là trái trườngthọ, mà sao (tr. 42) tôi ăn vô chưa khỏi cổ đàthấy chết? Vậy thì nó là trái đoản thọmới phải. Vua nghe được tha ông đi[402].

     Bữa khác, vuangự đi chơi, quân gia binh lính chầu chực hầuhạ, thiên trùng vạn điệp[403].Ông Cống Quình đi tắm ngó thấy, lật đậtchạy đút đầu vô bụi giơ đít ra. Vuangự ngang qua thấy mới hỏi ai. Cống Quình quìxuống tâu: Tôi nghe ngài ngự, tôi núp không kịp, nênphải làm làm vậy, tục nói: hễ giấu đầuthì ra đuôi.

     Trong nội, vua cónuôi một con mèo, có cột cái xích bằng vàng. Cống Quìnhvô ra ôm quách[404]về nhà, lấy xích vàng ra, cột dây nuôi ở nhà. Màthường ổng biểu đem hai dĩa, mộtdĩa thịt thà[405],còn một dĩa, thì cơm nguội trộn vớiđầu tôm xương cá[406],hễ nó lại nó ăn dĩa đồ ngon thì đánh, nênnó quen đi cứ dĩa đồ hèn mà ăn mà thôi.

     Vua tiếc con mèo,sai đi kiếm táo tác[407],kiếm không ra. Người ta nói có ngó thấy Cống Quìnhnuôi con mèo giống in con mèo của vua, có khi nó đó[408].Vậy vua cho đòi ông Trạng tới, hỏi con mèo.Ổng nói một hai không phải. Vậy ổng bắt conmèo đem tới, biểu quân đem hai dĩa cơm,một dĩa đồ ngon, một dĩa đồquấy quá[409];mèo của vua thì thường ăn đồ mĩ vị,ngon lành, mà của tôi đâu đồ ngon mà cho ăn, ănnhững cơm nguội cơm ngặm, mắm muốiquấy quá vậy thôi, nếu (tr. 43) nó ăn dĩađồ ngon, thì thật là của ngài, mà như nó ănđồ hèn, thì nó là của tôi chắc.

     Đem ra, thì conmèo tập đã quen, cứ lại dĩa cơm nguội màăn, thì Cống Quình vỗ tay cười, Ậy! Củadân sự nghèo nàn thì nó như vậy! Ôm mèo về mất.

     Bên Tàu qua đisứ, đem dưng vua một cái ve thủy tinh, liềnkhông có miệng, mà trong có nước, xin hỏi làm làm sao,mà lấy nước cho được. Vua cùng đình thầnbối rối không biết giải làm sao. Vậy đòiCống Quình tới, hỏi tính làm sao. Cống Quình mớinói: Tưởng là giống gì khó lắm, việc nầyliệu được mà. Vua mới giao cho anh ta đemvề. Sáng ngày lợt xợt[410]vô. Vua ra lập trào rước sứ Tàu cho đặnggiải việc hỏi. Ông Cống Quình tay xách dùiđục[411],tay cầm cái ve của sứ đem qua. Vua phán hỏi.Cống Quình quì xuống: Muôn tâu lịnh thiên tử, Tàuhỏi làm thế nào lấy nước ra chođược? Vậy hễ muốn lấy chođược nước, thì phải đánh mớiđược. Và nói và đập, bể cái ve đi.

     Năm sau, sứđem một con trâu có tài báng lộn[412]ăn hết[413]các trâu bên Tàu. Đem qua hỏi coi thử An Nam có trâu nàogiỏi hơn chăng. Vua đòi Cống Quình tới hòi,coi thử tính làm sao.

     Cống Quình vàochầu. Vua phán: Đó bây giờ Tàu người ta đemcon trâu báng giỏi nhứt có tài, coi thử mình có đem racự, Trạng tính làm sao? (tr. 44)

     - Muôn tâu Bệhạ, có khó chi, để tôi về tôi tính, xin sứđể ba bữa. Ông Trạng về biểu bắt connghé nhỏ còn bú, nhốt riêng nó ra, đừng cho bú babữa.

    Tới ngày sứđem trâu tiếng Tàu[414]ra, ông Cống Quình dắt con nghé ra. Vua ngự ra, sứbộ cùng triều đình tựu tới coi. Thả trâulớn của Tàu ra, nó hăng đứng nghinh đó,Cống Quình thả trâu nghé ra. Nó nhịn bú đã ba ngày, khátsữa, thấy trâu lớn tưởng là trâu mẹ,lăng căng[415]chạy lại xúc xúc[416]dưới bụng nơi sau háng, trâu Tàu nhột[417]chịu không đặng, chạy mà tránh cho khỏi kẻonó rúc ruột. Càng chạy, nó chạy theo xúc, cong lưngchạy miết dài. Cống Quình đứng vỗ tay la:Trâu Tàu thua rồi! Trâu An Nam ăn rồi! Thèm đem trâulớn đâu, sức con nghé con, ốm tong ốm teo, mà trâukia còn phải thua nữa là!

    Bước quanăm sau, Tàu giận thấy mình thua trí người An Nam,mới sai sứ đem một cây gòn đẽo bào bằnggốc bằng ngọn, lại kéo sơn đôi ba nước,mất da mất thịt cây đi hết, ở giữa cóđề hai chữ: Túc tử. Đem qua đố An Nambiết là tên cây gì, lấy chữa đó, mà bàn cho ra tên.Lại đố biết đầu nào gốc, đầunào ngọn.

    Các quan hiệpnghị mời Cống Quình tới hỏi: Sao, ông tính nóicái ấy đặng hay là không? Cống Quình chịu, lãnhvề nhà tính. Sáng ngày ra, vua ngự, lập ban cho sứ vàochầu, Cống Quình (tr. 45) vào quì xuống tâu: chữ túc làlúa, chữ tử là con, là hễ, còn lúa con ăn con no conmập, hết lúa con mòn con gầy, thì là cây gòn[418].Còn việc nói đầu nào gốc, đầu nào ngọn,thì xin xuống mé sông tôi sẽ coi.

     Vua quan cùng cácsứ thấy đều theo xuống theo mà nghe nói. Dạykhiêng cây xuống. Ông Quình mới thả day ngang qua sông[419],thì nó phải day trôi theo giọt nước[420],đầu nào day trước ấy là đầu gốc.

     Đến sau vuasai ông Cống Quình đi sứ bên Tàu. Nhằm khi có các anhtấn sĩ[421]mới đậu. Thấy sẵn[422],lại nghe tiếng Cống Quình giỏi vănchương chữ nghĩa lắm, vua mới mờiCống Quình thử chơi ít bài, mấy tấn sĩ có tàilàm thơ làm phú lẹ, hễ nhảy lên ngựa cầmviết lia, nhảy xuống thì đã rồi.

    Cống Quìnhcũng không sợ, chịu ra thi. Dẫn ngựa voi ra nghiêmtrang tử tế, phát viết, mực, giấy má xongrồi, nghe hiệu trống đánh một cái, thì ainấy nhảy lên ngựa. Cống Quình nhảy lên lấyviết huây huây ba cái lăng nhăng líu quíu, rồi nhảyxuống hô: Rồi! Người ta chưa ai rồihết, đem vở lại nộp!

    Quan giám khảo coikhông ra, hỏi chớ Cống Quình viết giống gìlăng nhăng coi không được. Cống Quình nói:Chữ bên tôi tháu[423]làm vậy đó, như ngài coi không đặng, đểtôi viết lại chữ thảo hay là chơn tự chongài coi. Vậy mới viết thơ cũ thuộc lòng chohọ coi. Họ lấy cho được thứ nhứt.(tr. 46)

     Bữa kia quanThừa tướng Tàu dọn tiệc, mời Cống Quìnhtới uống rượu chơi một bữa. Đàngsá đâu đó có đào hầm, để gạt choCống Quình sụp mà chết, kẻo để Tàuchịu thua An Nam xấu hổ, chiếu bông nệm gấmtrải liệt địa cùng đàng[424].

     Ông Thừatướng tới nhà mời và rước Cống Quình.Ra tới đàng có trải nệm bước xuốngmời Cống Quình đi bộ cho mát, biểu Cống Quìnhmột hai đi trước, Cống Quình không chịu.Nhường cho quan Thừa Tướng rằng: Tiên vi chủ, hậu vi khách . Quan thừa tướng mời gãy lưỡi[425]cũng không được, túng[426]phải ra đi trước, Cống Quình khôn, cứbước theo dấu chơn Thừa Tướngthẳng tới nhà, khỏi sụp vào đâu hết.

     Ngày kia Cống Quìnhvui, muốn khuấy chơi[427]các quan triều một bữa. Chửng[428]mới viết thiệp cho mời các quan tối tựutại nhà uống rượu chơi.

     Mặt trờichen lặn, võng giá các quan lải rải[429]tới. Cống Quình mua rượu nhiều, ve chén bày rabộn bàng[430],còn biểu quân ở đàng sau nhà bếp cứ bằmthớt[431]hoài. Nghe bằm lộp cộp lạc cạc hoài. Các quantưởng có khi Cống Quình dọn trọng thể[432]lắm. Chẳng ngờ cũng không thấy dọn chi.

     Cống Quìnhngồi cầm khách, cứ rót rượu mời các quan,một chặp lại hối: trẻ coi lo dọn thoáng[433]đi bay. Nó dạ rân. Cứ thỉnh thoảng rótrượu mời uống khan hoài, các quan đã xoàng (tr. 47)xoàng đi hết, thì càng vui càng nói chuyện inh sình[434].Cống Quình lại càng rót rượu đưa cho ông nầyông kia; dập thêm hoài[435].

     Ngồi uốngkhan làm vậy cho đến hết nửa canh hai. Ông nào ôngnấy, thôi say mèm, nằm thài lai[436]ra đó hết. Quân hầu đi theo, thì đã cho vềhồi chiều hết rồi.

     Vậy ôngCống Quình biểu quân trong nhà ra đưa các quan về,lại dạy nó tráo dinh hết, tới đâu thì biểumở cửa đem thẳng vào giường kẻo ngàisay đã mê mết[437]rồi. Quân dạ dàn võng giá ra[438].Võng các ông đem lộn dinh hết.

     Đến sángngày ra, ai nấy thức dậy ngó sao mùng mền khác lạkhông phải nhà mình, xẻn lẻn[439]ra về ai về dinh nấy, biết bị Cống Quìnhkhuấy chơi rồi, căm căm trong bụng[440] giận ông Cống Quình.

     Mà ông Cống Quìnhngoan[441]lắm chạy đón các quan đang đi vô chầu, nói:Cơ khổ[442]!Tệ quá! Hôm qua cầu vui uống rượu cầmchừng chờ trẻ nó dọn ăn, mà mắc bụngđói say sớm làm không ai ăn hết, thấy các ông saytôi hối quân võng các ông về kẻo để khuyanhiễm mù sương có khi khốn. Té re các ông báo tôi, thôihôm nay thịt cá ê hề ăn không hết.

     Cách năm mười bữa,Cống Quình xin cấm chợ ba bữa để choổng phơi sách. Thiên hạ đồn Cống Quìnhphơi sách đâu đó rủ nhau đến coi.Đến bữa ấy ổng biểu quân đemchiếu trải giữa chợ, cổi (tr. 48) quầncổi áo ra nằm giữa đó. Người ta hỏi:Ủa! Nghe nói ngài phơi sách, mà sao ngài làm làm cái gì vậy!Ổng mới chỉ cái bụng ổng nói: Sách ở trongbụng, chớ sách ở đâu?

     Ông Cống Quìnhthường hay đi đó, mà ổng không có trảtiền, tháng kia qua tháng nọ ổng cũng không cótrả. Quân đưa đò[443]nó mới đòi ổng, ổng nói: Thôi để maimốt tao trả cho. Ổng về mua tre mua lá, chở ragiữa dòng sông, cất lên một cái chòi, viết ba chữdán vào đó: Chửi cha đứa nào coi về học lại.

     Thiên hạ nghe ôngCống Quình làm gì lạ không biết, thì đua nhau tớiđó mướn đò ra coi. Coi rồi vô, kẻ kháchỏi chớ giống gì vậy? Ai nấy đều nói:Nói không được, hãy ra đó mà coi lấy. Đòđưa đà không lập[444],lấy tiền cũng đã mê.

     Dỡ chòirồi, quân chèo đò, nó còn đòi tiền ông Cống Quìnhnữa. Ổng mới nói: Bay mắc tao bây giờ thì cóchớ, mà bay lại theo đòi tao nữa? Vậy chớ ailàm cho bay đặng mối mấy bữa đó?

     Chuyện CốngQuình còn nhiều điều dễ tức cười, mànhư nói tinh những chuyện ấy[445],thì nó mất vui mất hay đi. Để xen chuyện nầychuyện kia nhiều thứ thì hay hơn. (tr. 49)

 

31. Con chóvới con gà.

 

     Con chó đigặp con gà trống mới chào, rồi nói: Tôi trông chogặp anh một chuyến mà hỏi một chuyện. Conchó mới hỏi: Trời phú tính cho anh hay, chớ phảichơi sao! Sao lại biết canh ba, lại khi gần sángdậy mà gáy, ngày ngày cũng vậy. Con gà nói: Cái là trờiđã phú tánh hễ tới chừng thì gáy.

     Rồi con gàmới hỏi: Còn như anh làm sao anh biết cóngười ta đi mà sủa?

     – Vốn cái tâm tôithuộc đất: hễ động đất thìđộng tới tâm tôi, nên tôi biết.

     – Mà khi anh nằm dướiđất thì làm vậy, chớ như khi anh nằm trên vánthì biết sao được mà sủa?

      _ Chừng tôiở trên ván, nghe chúng sủa, thì tôi bắt chướcsủa hùa theo mà thôi.

 

32. Bốn anhthầy chùa làm phước mà phải chết.

 

     Có mộtthằng nài giữ voi, cắc cớ cỡi voi đi ngangqua thấy buồng dừa xiêm nạo, đánh đòngđeo đó mà bẻ[446],chẳng ngờ con voi nó đi tuốt đi, bỏ anh talại tòn teng đó[447].May đâu bốn anh (tr. 50) thầy sãi đi qua, thằngchăn voi khóc la xin các thầy cứu. – Mô phật! Biếtsao bây giờ! Thôi, ta lấy áo nhựt bình[448]ta, mà nằm bốn người bốn chéo, cho nó buôngxuội xuống rớt vào trong ấy, thì khỏi giậpxương.

     Nó ở trên nóbuông tay rớt xuống, mắc cao quá, cái áo nó thụnglại mạnh quá, bốn cái đầu trọc cụnglại với nhau, đâu lại thêm cái buồng dừarớt chụp lên trên, chết tươi đi, cảbốn thầy.

     Thằng chănvoi sống, không biết làm sao mới vác bốn cái thây mađem về, để sau buồng. Đem ra một thâynằm đàng trước, chạy đi mướn ngườita chôn. Giá cả xong rồi mới hỏi: Tôi nóitrước với anh em, có chôn thì chôn cho tử tế,huyệt cho sâu! Anh tôi sống chẳng lìa tôi, vìthương tôi quá, nay chết rồi, sợ có khi cũngkhông muốn lìa, lại ảnh là người tu, có khi cóphép.

    Các ảnh vác maivác xuổng đi ra đào, nghề làm mướn trông chomau rồi, về lấy tiền, mới đào sơ sàicạn cạn vậy, vác quách ra[449]dập lại, khỏa đất không dện[450].Lăng căng về đòi tiền.

     Chủ đám rađón nói: Cơ khổ! Các anh làm tệ quá, tôi đã nóitrước, làm cho người ta, thì làm cho đáng ănđồng tiền người ta. Đó, về đó màcoi. Làm sao ảnh lót cót[451]về nằm đó?

     Các ảnh vềthấy nằm đó. Lạ dữ nầy! Vác ra lịchịch[452],đào chôn nữa, mà trời đã gần tối, lậtđật đắp lại đó, bỏ về hỏitiền. Mới quày về thấy (tr. 51) anh chủ đámchạy ra kêu: Các anh thật bất nhơn quá! Đó, chônchưa kịp khỏa đất, ảnh đã trởvề nằm trỏng. Vào đó mà coi.

     Các ảnhgiận lụm cụm[453],lại vác ra chôn nữa. Chôn vừa rồi, lại thấychủ chạy ra la lối om sòm. Các ảnh nói: lạ nầy,mấy tôi đào sâu dữ lắm mà, mà còn dậy mà vềđược? Vác ra. Đào huyệt sâu hơ sáu bảythước mới bỏ xuống dện diệt[454]tử tế. Thôi chuyến nầy chắc, dậy khôngđược dâu. Kéo nhau về lấy tiền.

     Đi ngang qua cáicầu ngang, trời tối mờ mờ, thấy anhthầy sãi ở đâu ngồi ỉa đó[455].Nó giận đã sẵn, nó mới chưởi: Mẹ chathử! Về làm sao, về hoài về hủy đi vậycà! Đạp anh thầy cho một đạp, rớtchủm[456]dưới sông, uống nước chết đi.

 

 

33. Anh làm quan,em làm dân.

 

     Hai anh em ruộtđi học với nhau một thầy, tháng ngày sôi kinhnấu sử[457]với nhau. Tới kỳ ra đi thi, người anhđậu được làm quan trấn nhậm nhằmchỗ người em ở. Mà vô tình, chẳng có đoàihoài tời lui thăm viếng gì hết thảy. Thiênhạ xầm xì xầm xả[458]với nhau: Lạ! Sao anh em ở với nhau như mặttrời mặt trăng[459]?(tr. 52)

     Người emmới bỏ chỗ ấy, mà xuống dướirừng sác[460]mà ở. Thì may[461]người anh làm quan, đi vãng dân[462]tại chỗ ấy, mới ghé lại nhà, lấyviết, viết bốn câu thơ mà hỏi:

Tư bề sóng bổ xao.

Ở đây nhờ lộc nào?

Con cái đặng mấy đứa?

Sưu thuế đóng làm sao[463]?

     Người emlấy viết, viết lại bốn câu nầy:

Tư bề sóng bổ xuyên.

Ở đây nhờ lộc thuyền.

Vợ xé gai chằm lưới.

Chồng đánh cá đổi tiền[464].

 

 

34. Thằngchồng khờ, ngồi ăn có dây dụi.

 

     Có hai vợchồng. Vợ thì lanh lợi tử tế, còn chồng thìcó chứng láu ăn[465].Hễ ngồi lại lua láu[466]ăn hối ăn hả. Cho nên vợ nó lấnlướt[467]nó đặng.

     Bữa kia có anh embạn tới nhà chơi, nó nói với vợ nó: Có khách, mầyphải thưa phải dạ cho tử tế, kẻongười ta chê cười. Vợ nó ừ. Một lát nólàm bộ xăng văng[468]chạy vô hối dọn cơm, thoắng đi mà ăn[469].Con vợ thấy nó đặng nề[470]làm rộn bộ[471]quá, ních chiếc đũa bếp lên đầu[472]nó một cái cốc. (tr. 53)

     Nó giả đò nóđánh vợ: Tao đã biểu cho săn tay[473]nghé! Chậm sao hơn là rùa!

     Khách nghe mớila: Cái anh thì thôi, để thủng thẳng cho chỉmần! Đói khát gì mà hối dữ vậy?

     Lộn ra ngồicầm khách một chặp lại chạy vô. Nó lạiđánh cho nữa[474].Đến chừng gần bưng cơm, vợ nó ngắtnó vô dặn: Nầy! Có người ta, ăn thì phải chotề chỉnh, đừng có giữ theo chứng cũgắp lia băng cung[475]mà xấu hổ, chúng cười. É, mà anh hay quên lắm!Để tôi cột cái dây dụi, hễ chừng nào tôigiựt cái dây dụi, thì gắp thì ăn.

     Xong xảrồi, ra mời anh em ngồi lại. Ban đầu còn giữ,khi vợ nó nhắp[476],thì nó và nó ăn. Vợ nó mắc xớ rớ trong bếp.Rồi thì con gà chạy ngang qua, mắc dây giựt lia! Nóở ngoài tưởng vợ nó giựt lia, bỏđũa xuống, hai tay bốc thuồn vào họng. Kháchngồi sửng, không biết làm sao, mà nó làm dị cụclàm vậy.

 

 

35. ĐạiTrượng Phu, Chí Quân Tử với Phú trưởnggiả.

 

     Thuở xưa kiacó hai người anh em bạn thiết, mộtngười tên là Đại Trượng Phu, ngườikia tên là Chí Quân Tử. Anh trước giàu có, anh sau thì nghèo.Năng tới lui chơi bời với nhau. (tr. 54)

     Hai vợ chồnganh Đại Trượng Phu thấy anh kia nghèo cực,thì nói: Thôi anh gnhèo không có vốn mà buôn bán, có muốn lấynăm ba trăm chi đó thì lấy, mà dùng làm vốn đibuôn cho té ra một hai đồng, mà chi độ thê nhi.

     Anh Chí Quân Tửnghĩ đi nghĩ lại, mình lấy thì đượcđó, hai vợ chồng cũng tử tế có lòngthương, mà mai sau rủi có lỗ hay là điều nào,thì biết lấy chi mà trả. Nếu không dám lãnh, nghèo thìchịu vậy: Cám ơn anh chị có lòng với em út! Tôitính cũng không buôn bán chi, mà hòng lấy của anh chịkhó lòng.

     Vợ chồng ĐạiTrượng Phu, nhà thôi đã đủ đồ,chẳng thiếu vật chi, đồ nữ trang cũnghiếm chẳng thiếu gì, mới tính với nhau lấyvàng đem cho thợ khéo, kéo chỉ ra đậu một conrùa vàng để chơi. Đưa năm lượng.

     Cách ít lâu, QuânTử lại nhà chơi. Đại Trượng Phu,mới hỏi:

     _Anh đã cóthấy rùa vàng hay chưa?

     – Rùa vàng hiếmchi, thiếu gì?

     – Không, khôngphải rùa vàng ngoài đồng đâu. Cái nầy là rùa vànglàm bằng vàng thật.

     – Cái thì chưathấy.

     ĐạiTrượng Phu mới biểu vợ đi lấy đemra coi. Coi rồi để trong cái dĩa, ngồi uốngrượu, nói chuyện hoài, rót thêm rót thêm hoài, hai anh emnằm ngủ quên đi. (tr. 55)

    Thằng con trai anhĐại Trượng Phu đi học trường xa,chạy về thăm nhà. Thấy con rùa tốt gói trongkhăn cầm, đem đi chơi. Đến khi tỉnhdậy, quên lửng con rùa vàng.

     Quân Tử từgiã kiếu về, một chặp lâu ĐạiTrượng Phu sực nhớ lại con rùa, chạyvề hỏi vợ, vợ nói không cất. Khó a! khôngbiết tính làm sao, không có lẽ nghi cho anh em, người cóbụng dạ tốt.

     Bữa kiaĐại Trượng Phu đi lên nhà Quân Tử chơi,thì hỏi mánh rằng: Hôm trước đó, con rùa vàng anhcó cầm về chị coi không? Chẳng lành thì chớ! QuânTử sợ anh em nghi, thì chịu bốc lấy mình cócầm về. Đại Trượng Phu mới nói: Thôiđể đó mà chơi, hề gì.

     Bướchơn ra về, hai vợ chồng Quân Tử không biếttính làm sao lo mà trả cho được, người tathấy mình nghèo, người ta nghi cũng phải, khôngphép chối[477]đi. Vậy mới bán nhà bán cửa, dắt nhau đitới với ông Phú Trưởng Giả giàu có muôn hộ,vào lạy ổng, xin ở làm tôi, mà xin năm lượngvàng[478]làm rùa mà trả cho ảnh. Ông Phú Trưởng Giả nghebiết việc, thì lấy vàng, kêu anh thợ làm con rùa vàngrước tới làm, rồi giao cho hai vợ chồngđem về trả. Mà không cho cố thân[479],giúp mà thôi. Đàng kia cũng không chịu, cứ ở làmbộ hạ chơn tay[480].

     Cách đôi ba bữa, con traiĐại Trượng Phu, (tr. 56) chơi no[481]con rùa, cầm về đi thăm nhà luôn trót thể, vàomới hỏi: Cha mẹ thì thôi! Hổm nay là tôi, phảingười ta lạ, người ta đã lấy mấtcon rùa vàng đi còn gì? Hai vợ chồng chưng hửng,lấy làm lạ: Mẻ! Rùa nào con mình lấy đi chơi?Rùa nào anh kia đem trả, không hiểu được.

     Mớiđịnh chừng có khi anh Quân Tử sợ mình có nghi lòngảnh, nên mới làm của khác đem mà thế.

     ĐạiTrượng Phu lật đật chạy lên trên nhà QuânTử hỏi thăm, thì người ta nói: Quân Tửđã bỏ xứ đi đâu trên ông Phú TrưởngGiả, cố thân mà lấy vàng thường con rùa vàng nàođó, nghe nói vậy, không biết nữa.

     Nghe vậylại càng thêm lo. Tìm tới nhà Phú Trưởng ông, hỏithăm có hai vợ chồng Quân Tử hay không. Ngườita nói có. Kêu ra, hai đàng khóc ròng. Đại TrượngPhu vào trả con rùa vàng cho Phú ông, mà lãnh vợ chồng QuânTử về. Phú ông là người nhơn[482],không chịu lấy rùa: Ảnh có mượn của tôi saoanh trả? Còn hai vợ chồng Quân Tử, tôi có bắtbuộc chi, mà anh xin lãnh?

    Tính không xong, trảvàng không lấy, hai vợ chồng Quân Tử mắc nợkhông đi, trả rùa cho Quân Tử, Quân Tử không lấy.Túng mới đề điệu nhau ra quan, mà xin quanxử.

    Té ra ba nhà hếtthảy đều thật là người ngay lành trungtrực, chẳng biết kể của cải ra (tr. 57) giốnggì[483],nguyên lo tu đạo đức, lấy nhơn ngãi mà ởvới nhau. Ấy mới thật là người quântử.

 

 

36. Chú lái ăn30 đồng thịt heo.

 

     Chú lái mớixuất thân, mà chứng người rít róng hà tiện hàtặn[484]quá, vắt chày ra mỡ[485]đặng. Bạn bè[486]đi với va, ăn cực ăn khổ lắm. Tớichợ ghé lại mua ăn, sai một thằng bạn lênchợ, mua ba mươi đồng[487]thịt quay, đem xuống hối nó xắt ra: Bay lấycái thớt, bay xắt cho tao một dĩa, còn bao nhiêu bayăn với nhau.

     Ba mươiđồng thịt xắt một dĩa, thì có lẽ nàocòn dư giống[488]gì?

 

37. Tham ănvới con.

 

     Người kia cóvợ, lại có một đứa con nhỏ ba bốntuổi. Ở không, mới chạy ra ngoài đồng, tátao bắt được ba con cá rô. Mà chứng ngườitham ăn. Lụi cụi[489]đi chẻ gắp nướng ăn. Thằng conthấy thèm, khóc đòi ăn. Mẹ nó dỗ: (tr. 58)

     Cha chả! Kìa concá vàng dữ! Để rồi cha cho con ăn. Cha nó mớinói: Vàng gì? Nghệ hay sao mà vàng? Con nó lại khóc nữa.Mẹ nó dỗ không nín. Mẹ nó mới nói: Kia cà, cá béodữ, để rồi cha mầy cho ăn. Thằng chalại đổ quạu: Cá đó, chớ heo hay sao mà béo?

     Thằng concứ khóc hoài, dỗ hết sức không nín. Mẹ nóbồng lại chỉ gắp cá: Nầy con! Cá nướngkia cà, để chín, rồi cha cho coi con nào nhỏ, cha chocon một con mà ăn. Nín đi, đừng có khóc. Cha nólại càng quạu: Ba con bằng nhau hết, không có con nàonhỏ.

 

 

38. Ăncướp buồm vì thằng bạn khùng.

 

     Chiếc ghebản lồng[490]đi hụt đoàn ở sau, chèo bơ vơ đi tớikhúc vắng, ăn cướp ra chận đánh. Nào bạnbè, nào lái đều buông chèo, chịu phép, tính cự khônglại. Chú lái ra ngồi chò hỏ[491]sau bóng lái, buồn xo, cái mặt bằng hai ngón tay tréo[492].

    Có một thằngbạn khùng khùng, ngồi xó khuông bếp, tay cầm haichiếc đũa bếp. Ăn cướp bướcqua, nó cầm đũa bếp chun vào trong mui, dỡ khoang ra,ngoắc ăn cướp vào mà dọn:

     Đây (tr. 59) nầy,vào mà dọn. Miệng thì kêu, tay thì cầm đũabếp ngồi đó tỉnh táo, như tuồng không cóchuyện chi vậy.

     Anh đầuđảng ăn cướp phát nghi: Mẻ! Thằng nầy,thế có khi tài nghề gì lắm đấy, nên nó làmbộ tỉnh queo. Thôi, buồm ta buồm[493]!Xô ghe ra đi mất.

     Việc cơ maynhờ anh bạn buồm[494],làm bậy, mà khỏi bị ăn cướp.

 

 

39. Ăn thamhúp cháo cứt rùa.

 

     Có hai vợchồng nghèo khổ làm bạn với nhau[495],mới được một ít lâu. Mà ngườichồng thì có tánh hay ăn tham. Bữa kia đi ngoàiđồng, gặp con rùa, bắt đem về, mình ănkhông có đã thèm. Vậy nó giấu đi.

     Về nhà nóivới vợ. Thôi, bây giờ ăn riêng, tao làm tao ăn, mầylàm mầy ăn. Mới dừng ngang[496],chia hai cái nhà ra. Xong xả rồi, nó mới lấychảo, bắt nước lên, mà làm thịt con rùa, nấucháo ăn.

     Mà nghềđờn ông cụ kệ[497]không biết nấu, cho nên bắt con rùa để sốngbỏ vào chảo nước. Bỏ đó chạy đikiếm rau cỏ về mà ăn. Con rùa ỉa cho (tr. 60) mộtbãi trong chảo, rồi nước nóng thét lấy[498],bò ra đi mất, chun qua bên chỗ vợ nó ở.

     Đi mua rauvề, chạy vô thăm, thấy cứt nổi lêu bêu,khen: Chả! Mới nấu nó đà nát bấy ra! Nhắc xuốngđem ra húp cứt rùa một bữa no bụng, lại có[499]khen ngon.

     Bữa sau vợnó xí được con rùa, làm thịt nấu nướngtử tế, qua mời chồng qua ăn. Hỏi thịtgì? Nói thịt rùa. Nó lại có khen: Chà bay! Con rùa có thịtbéo biết ngon nầy! Hôm trước tao có bắtđược một con, mà tao nấu nó ra nướchết.

    Từ ấymới thôi, mới hết ăn riêng, ở riêng.

 

 

40. Làm tỉnhđược việc, rộn không xong

 

     Có ông kia giàu có, mànhà ở cheo leo một mình giữa cái cù lao[500].Bữa ấy nước ròng, ăn cướp rủ nhautới đánh, ghe nó đà áp vào tứ phía. Trong nhà bấnloạn[501]sợ đà té đái, mà ông chủ gượng làm oai,họa may nó có kiêng nó đi đi chăng, mới làm bộkêu trẻ thức dậy thắp đèn.

     Trẻ thưa:

     _Có ăncướp nó đà vây bốn phía.

     Ông chủ nói:

    _Vậy thì càng hay,may cha chả là (tr. 61) may! Bấy lâu nay trông cho các ảnhtới một chuyến, mà không thấy! Thôi, bay mởcửa ra hết cho khoảng khoát.

     Các bợm[502]ở dưới ghe nghe nói, thôi đà nổi ốc cùng mình[503]:Mẹ ôi! Lão nầy có khi tài lắm đây bay? Không biếtcơ mưu nó làm sao mà mình dám vô... Thôi, chi bằng ta luiđi chỗ khác.

    Hè nhau chống gheđi ráo[504].

 

41. Nướctới trôn mới nhảy

 

    Thuở ôngThượng trấn Nam Kỳ lục tỉnh, thì thiênhạ bằng yên[505].Trộm cướp, gian giảo tịnh vô không có. Là vìngười có oai lắm, người là bộ, mà tính khícang cường, oai dõng nghiêm nhặt, binh dân ai nấyđều khiếp vía. Hễ dạy chém thì chém, không ai dámcãi lịnh. Quờn người lớn đặngtiền trảm hậu tấu.

Bữa kia người đang nghỉ trưa,mới biểu đem chém thằng kia ở phòng trà. Rồingười thức dậy, bộ buồn bực. Tớibuổi ra khách, đứa tội nhơn bị án tửhồi nãy dẫn ra, mà nó lấy cái gáo múc nướckẹp dưới háng ra, nhảy cà tứng trướcmặt ông ấy. Thì ổng tức cười, hỏi nólàm gì vậy? Nó mới gởi: Bẩm lịnh ông lớn,tôi nói (tr. 62) đã cùng, nước tới trôn mớinhảy, biết sao bây giờ. Thì ông lớn tha nó đi.

 

 

42. Trâu mọtchảy nước

 

     Thằng cha kia[506]nghèo, dại đặc không biết làm một cái gìhết. Nghe người ta nói nghề làm ruộng, thì kháchắc ăn. Vậy nó mới vác tiền đi coi trâu màmua. Đi cùng xứ, tối ngày vác tiền về. Vợ nóhỏi: Chớ đi mua trâu, làm sao một ngày trọn, màkhông đặng con nào hết? Nó mới nói: Trâu hiếmlắm, thiếu gì? Mà lựa không được con nào nênthân mà mua, con nào con nấy mọt ăn, chảynước ra hết. Là vì nó ngó thấy trâu đái, nó nóitrâu có mọt, chảy nước dưới bụng.

 

 

43. Trần MiênKhố Chuối

 

Thuở xưa có một anh học trò khó, tên làTrần Miên[507]Khố Chuối, con nhà khó khăn, mà hay siêng năng cầnquyền[508]việc học hành, nghèo là quá đỗi nghèo, áo quầnxơ xải[509]rách te rách (tr. 63) nát, vá trăm cật, lấy là chuối mà đóngkhố. Theo chịu lòn học trò giàu, mà nhờ hộtcơm rớt, ăn những cơm thừa cá cặn. Chúngbạn chẳng nghĩ hân hủi[510]đày đọa tất tưởi bắt quéttrường, múc nước, mài mực. Tối tămđèn dầu chẳng có, theo nhờ sáng trăng cùng là nhángđốm đốm[511]mà coi mà học, đêm ngày sôi kinh nấu sử chẳngnệ khó nhọc.

Đến buổi mở hội thi, thì chúngbạn tựu trường, anh ta cũng theo ôm trắp[512]cho chúng mà đi. Ai nói là tên học trò? Tưởng làđệ tử theo phò các thầy quần dài áo rộng. Mànhờ hoàng thiên bất phụ độc thơ nhơn[513],phát phước thì đậu, sau được vinh vang.Còn mấy anh em bạn thì rớt hết.

Ở đời có kẻ giả dại quaải cứ thủ phận, bèo theo bèo, sen theo sen[514],lần hồi mà trời độ vận[515]lập thân nên. Con nhà học trò cũng nên lấy đó màbắt chước, lấy đó mà suy hai chữ thạnhsuy, là đường con tạo hay đi vớiđời.

 

 

44. Bài thơcái lưỡi.

 

Ông Nguyễn Đăng Dai[516],là người công thần với nhà nước, đánhNam dẹp Bắc, trấn cõi Bắc mấy năm, thiênhạ bình yên, bá tánh an cư lạc nghiệp. Đanggiữa đám công danh, lâm (tr. 64) bịnh mà chết.Để lại một người con, học hànhchữ nghĩa văn chương cũng chẳng thua gìai. Nối nghiệp cha, cũng làm quan ở phẩm hàm,hưởng lộc nước.

     Bữa kianhằm lúc chuyện ông Hoàng Bảo[517]mới rồi, vua đãi yến các quan, ngài ăn cắnnhằm lưỡi, luôn dịp ngài ban mời các quan làmthơ chơi. Lấy việc ăn cắn nhằmlưỡi làm đề. Ai nấy đều làm. Coithơ các quan rồi, tới con ông Dai, quì xuống dưngbài thơ mình. Bài thơ tứ cú đặt như vầy:

Ngã sinh chisơ, nhữ vị sinh,

Nhữ sinh chihậu, ngã vi huynh.

Kim triêuhạnh hưởng cao lương vị,

Hà nhẫnđộc thương cốt nhục tình[518].

     Bài thơ làm thìhay, mà có xâm[519]trách vua sao chẳng nghĩ tình anh em cốt nhục, mànỡ ra tay hại ông Hoàng Bảo là anh. Cho nên vua dạyđem ông ấy ra cửa Ngọ môn, mà phạt ít chụchồng côn[520].Rồi đem vàng bạc thưởng tài người hay.

 

 

45. Anh họctrò sửa liễn cửa ngõ phủ ông Hoàng.

 

     Có ngườihọc trò còn nhỏ tuổi mà đã già chữ nghĩa[521]lắm. Lúc dọn phủ[522]cho đức ông nhứt (tr. 65) ở, thì triều đìnhcó hội nhau lại, mà đặt một câu liễncửa ngõ đức ông. Đắp chữ vôi thếp vàngtử tế.

     Hai câu ấy đặt nhưvầy:

        Tử năng thừa phụ nghiệp,

                    Thần khả báoquân ân[523].

Anh học trò đi ngang qua cửa, thấy câuliễn, đứng lại coi, không ưng ý, đi họcvề giận đứng lại đó, không cất nón[524].Quân canh nhựt[525]cửa đó, liền bắt, hỏi sao vô phép không cấtnón? Có biết đó là phủ ông nào chăng?

     Ngườihọc trò nói:

     _Tôi biết, màmắc tôi giận, thấy câu liễn đặt khôngnhằm, nên quên lấy nón xuống.

     Quân mớidẫn vào Thái tử Đông cung. Đức ông hỏi.Người học trò cũng cứ khai thiệt làmvậy. Chừng[526]đức ông cho mời đình thần vào, mới kểtự sự cho các quan nghe, rằng tên học trò chê câuliễn các quan đã đặt ngoài cửa.

     Vậy mớihỏi học trò, vì làm sao mà chê, bây giờ có dễ sửalại hay không? Thì anh học trò nói: Đặng. Đứcông biểu: Bẻ làm sao thì bẻ đi[527],rồi sửa đi thử coi. Anh học trò mớibẩm:

     Câu liễn ấythất lễ, là vì đặt con đứng trướccha, tôi đứng trước vua, làm vậy sao chophải?

     – Ừ, nói ngheđược. Mà bây giờ sửa lại làm sao?

     – Bẩm lịnh các ông lớn,sửa lại như vầy, thì hay quyết đi mà thôi. (tr.66)

Phụnghiệp tử năng thừa

Quân ân thầnkhả báo

     Các quan ai nấyđều khen. Vua cho người ấy đậutiến sĩ, lại ban cho một ngàn quan tiềnthưởng tài, triều đình lại thưởng ítngàn nữa.

 

 

46. Trét chai chotrơn

 

    Tên thợ lắpvò[528]kia ngồi nơi trại[529]một mình, đang nấu chai mà trét ghe. Xảy đâu cómột tên trên rẫy cỡi lừa đi ngang đó,thấy lạ, mới đứng lại, nhảyxuống, bước vô coi và hỏi rằng: không biếtanh nấu chi đó hé?

      – Chú mầy không thấy nấuchai đó sao?

      – Nấu chai làm chi vậy, anh?

     – Nấu chai trétghe, chớ làm chi? Thuở nay không thấy người tatrét ghe sao?

    – Tôi ở trênrẫy[530],ghe cộ đâu mà thấy? Mà trét làm chi vậy, anh?

    – Khéo hỏi khôngtrét cho nó trơn, cho ghe đi cho mau.

    _ Vậy hà!... Tôikhông có ghe, mà có con lừa đây, nó chạy tợ rùa bò.Không biết ước chừng trét chai nó, nó có trơn, cóchạy mau hơn không?

    – Mau lắmchớ!

    – The thía[531]!Không dám nào xin anh làm ơn trét giùm nó cho tôi chút,được không?

    – Sao khôngđược? Đâu chú mầy vén cạy đuôi nó lên,qua trét giùm cho mà coi. (tr. 67)

     Tên rẫymừng, dắt lừa lại, vén luốc đuôi lên[532],chú thợ múc một vá chai sôi, bắt tạt vô chỗấy đó... Con lừa bèn nhảy nai, phóng riết... Tênrẫy mừng khen rằng: Phép hay thiệt! Cám ơn anh...Ủa cơ khổ! Thôi rồi! Nó chạy mau quá, mấtrồi!... Tôi theo bắt sao cho kịp?... Thôi, anh chịu khólàm ơn trét tôi luôn thể, trét bằng hai, cho tôi rượtcho kịp.

      – Mặc ý.

     Chú thợ tạtcho một vá chai sôi, anh ta nhủi xuống la lên:

     _Cha ôi[533]!Chết tôi! Trơn đâu mà chạy!

 

 

47. Thầy bóibị trác[534]cổi quần vắt vai đi giữa chợ.

 

     Thằng chathầy bói kia đi đâu, có mướn đứadắt để chỉ chừng đường sá. Mànhằm đứa lý lắc[535]hay chơi pha lửng[536],dặn nó hễ có mương thì nó la lên, cho thầy biếtmà nhảy kẻo sụp.

     Đi ngang quachợ đông, nó muốn khuấy chơi, nó nói:Mương, thầy, mương! Nhảy, thầy,nhảy! Thầy nghe nói nhảy một chặp. Rồi nónói: Đây có cái hào lớn, thầy cổi quần ra màlội mới được. Anh thầy tin tưởnglà thật, cởi tuột quần ra vắt vai đi xungxăng[537]giữa chợ. Thiên hạ thấy trêu làm vậy, thìcười om cả chợ. (tr. 68)

 

48. Hà tiệnđến chết cũng còn hà tiện.

 

     Ông kia cảđời những hà tiện rít róng[538],tiện tặn, không dám ăn dám mặc, bo bo giữcủa[539]hoài. Xán bịnh xuống[540],tính thế cầm không đậu, mới kêu ba đứacon vào trối trăng mọi sự. Hỏi ngườicon thứ tư: Cha chết rồi, con tính chôn cất làmsao, cho khỏi tốn kém? Thì nó nói: Mua một chiếcđệm rách bó xác vác đi, đào lỗ dập lại,thì khỏi tốn cơm tốn tiền.

     Mới hỏiđến người con thứ ba, thì con thứ ba nói: Chamột mai có nhắm mắt lại rồi thì rinh màchuồi xuống sông[541]thì xong.

      Cha cũngchưa ưng bụng: Vậy cũng chưa hay mấy, vìphải mất công mà vô ích.

      Mới kêu contrưởng nam đầu lòng ra hỏi: Trẻ em[542]nó tính làm vậy đó, mà như con, con tính làm sao? Vậy conthứ hai mới thưa với cha rằng: Cha mạngmột[543]đi rồi, thì con chất lửa thui cái xác đi, lấytro làm phân trồng hành, bán có lợi. Cha nghe nói ưng ýmới chịu, mà lại khen: Con thiệt giống ý cha.Tính vậy là phải lắm.

      Hà tiện làm sao đếnđỗi đã gần chết hòng lìa bỏ mọisự[544],mà hãy còn so hơn tính thiệt, tính lợi tính hại! (tr. 69)

 

49. Ba anhdốt làm thơ.

 

     Có ba anh học tròdốt, ngồi nói chuyện với nhau. Mới nói: Mìnhtiếng con nhà học trò, mà không có làm thơ làm phú vớingười ta, thì té ra mình dở lắm. Mấyngười kia mới nói phải. Hè nhau[545]làm ít câu chơi.

     Anh thứnhứt thấy con cóc ở trong hang nhảy ra, mới làmcâu mở như vầy:

Con cóc trong hang,con cóc nhảy ra.

     Ngườithứ hai tiếp lấy:

Con cóc nhảyra, con cóc ngồi đó.

     Ngườithứ ba:

Con cóc ngồi đó, concóc nhảy đi.

     Lấy làm haylắm. Rồi nghĩ lại giựt mình, vì trong sách nói: Hễhọc hành giỏi, thì sao cũng phải chết. Cho nên tinnhư vậy, mới biểu thằng tiểu đồngra đi mua ba cái hàng đất[546]để dành cho sẵn đó.

     Tiểuđồng lăng căng[547]đi mua, ra ghé quán uống nước, ngồi xớrớ[548]đó. Có anh kia hỏi nó đi đâu? Mua giống gì[549]?Thì nó nói: Ba thầy tôi thông minh trí tuệ làm thơ haylắm, sợ lời sách quở[550],có khi không sống, nên sai tôi đi mua ba cái hòm.

     – Mầy có nghehọ đọc thơ ấy không?

     – Có.

     – Mà có nhớ, nóilại nghe chơi, coi thử sức nó hay làm sao! (tr. 70)

     Thằng tiểuđồng mới nói: Tôi nghe đọc mộtngười một câu như vầy:

Con cóc trong hang,con cóc nhảy ra,

Con cóc nhảyra, con cóc ngồi đó,

Con cóc ngồiđó, con cóc nhảy đi.

     Anh kia nghe tứccười nôn ruột, mới nói với tiểuđồng: Mầy chịu khó mua giùm cho tao một cái hòmcho luôn trót thể[551].

     Tiểuđồng hỏi: Mua làm chi? Lão nọ mới nói: Tao muahờ[552]để đó, vì tao sợ tao cười lắm, có khicũng chết theo ba thầy làm thơ đó nữa.

 

50. Bốn anhhọc trò đặt thơ trong chùa.

 

     Bốn anh họctrò đi đường, ghé vào chùa chơi. Ngồi coi babàn thấy tượng đồ treo thờ đó, mớirủ nhau làm ít câu thơ chơi.

     Anh thứnhứt thấy tượng Quan Đế, thì mởrằng:

Hớnvương ăn ớt mặt đỏ gay!

     Ngườithứ hai thấy tượng Quan Bình, thì đặt:

Bên kia Tháitử đứng khoanh tay.

     Ngườithứ ba ngó quanh ngó quất, thấy tượng ChâuXương, thì đặt rằng:

Thằngmọi râu rìa cầm cái mác. (tr. 71)

     Còn anh thứbốn ngó ra, thấy con hạc đạp lưng qui, thìthêm:

Ngoài nầy còquắm đạp cần thay[553].

 

51. Học phéphà tiện.

 

     Anh kia đi tìmthầy dạy học phép hà tiện. Tới nhà thầy,hỏi thầy phải mua chi mà làm lễ cúng tổ.Thầy mới biểu đi mua một cái bánh tráng mà thôi,đừng có mua gì nữa mà tốn tiền.

     Nó mới đichợ mua một cái bánh tráng, lại có mua một con gà, ômvề. Thầy nó thấy gà thì la: Cái thằng dại, aibiểu mua gà làm chi cho uổng của? Học trò mớithưa với thầy: Tôi tính làm vầy mới mua gà: là khibẻ bánh tráng mà ăn, thì làm sao cho khỏi rớt vụnvằn xuống cũng uổng, nên mua con gà, để phòngkhi có rớt mảnh mún[554],thì nó lượm nó ăn, lớn lên thì bán đượclời.

     Thầy nghe nói lýấy, thì nói: Thôi, mầy hà tiện quá cha tao[555]đi rồi, còn đi học gì nữa?

 

52. Thiênlực, không phải nhơn lực.

 

     Ông kia làm quantước phẩm cũng đã cao. Mà bởi công mình có chíhọc hành, chớ (tr. 72) chẳng phải là nhờ có aiđùm bọc nưng đỡ[556]mà làm nên. Cho nên đề một tấm biển hai chữ Nhơn lực treo giữa nhà.Mà người vợ bé cũng là tay hay chữ, ra vôthấy chữ Nhơn lực,thì giận chịu không được.

      Bữa ấychồng cô ấy đi việc quan khỏi, ở nhà côấy bắt thang lên, thêm vào hai ngang[557],mà sửa ra chữ Thiên lực.Chồng về ngó trực lên thấy Thiên lực, thì hỏi trong nhà ai mà cải chữ thiên làm vậy. Thìngười vợ bé ra chịu sửa[558].Ổng lại hỏi: Chớ sao mà nói Thiên lực? Cô ấy thưa rằng: Ngườisinh ở thế, mạng hệ ở trời, mọisự cũng nhờ mạng trời dạy, trờikhiến mới nên. Có ai mà bởi sức riêng mà làm nênđược đâu?

      Ông ấy mớinói: Có ở đâu: Tao đây cực khổ từ béđến lớn, lo học hành hết hơi hếtsức, mới ra làm vậy, nào có thấy sức trờigiúp chi mô? Ơ, mầy nói làm vậy thì thôi, để coithử cậy sức trời có xong gì không cho biết[559].

      Ổngđuổi cô ấy đi, lấy áo quần vớiđồ nữ trang lại hết. Để cho cái áo cáiquần rách xài xể[560]bận mà đi. Vậy cô ấy ra thắp đèn nhang khói,mà vái với trời, xin: hễ chính ngọ tôi ra đàng màgặp một người đờn ông nào, thì ấy làchồng tôi, được mà gởi tấm thân mà nhờ.

      Khấn vái xongxả, ra đi. Đi tới cái cầu vừa trưađứng bóng, gặp một người đang câu cá,bộ quê mùa dốt nát, rách rưới túm trước túmsau[561],(tr. 73) mới lại mới hỏi: Chú kia, chú ở đâumà đi câu đó, nhà chú ở đâu? Người câu cámới xớ rớ[562]thưa: Tôi nghèo khổ, ngày đi câu cá, tối vềngủ trong hang đá, có che ba cái lá khô kia kìa.

     Vậy cô ta xáchgói vào hang ở đó, nấu cơm nấu nướcdọn dẹp tử tế, có mâm trên mâm dưới bỉbàng[563].Anh kia tới buổi cuốn câu vác về nghỉ.Bước vào hang thấy mâm cao cỗ đầy, thìlấy làm lạ lắm. Cô kia mới mời chú chàngngồi lên trên, còn cô ấy ngồi dưới.

     Ăn rồi côấy mới nói sự tình trước sau, lại bàylời mình khấn vái xin gặp ai đang chính ngọ, thìlấy người ấy làm chồng. Vậy bây giờthiếp đã thề nguyền làm vậy, xin chàng chothiếp theo mà làm vợ. Người kia nói rằng:Phận tôi khác, phận cô khác. Cô là người dung nhan tàisắc, tôi là đứa bá vơ khốn nạn[564],làm làm vậy sao xứng. Cô kia rằng: Chẳng hề gìđều ấy mà lo, việc trời đã địnhvậy, thì hay vậy.

     Chồng cứlệ cũ, thường bữa vác cần câu đi câu cá.Vợ ở nhà dọn dẹp, sắm áo sắm quần chochồng mặc, đêm lại vợ khuyên chồng thôiđi câu đi. Đem tiền bạc ra, biểu đichơi bời, tới đám tới đình cho quen, cho biếtviệc đời, lịch thiên hạ sự[565]với người ta.

     Anh ta đãdốt lại khờ, chiều theo ý vợ, cộttiền đi chợ búa quán xá chơi. Ngửa nón ra, mua búnmắm nêm[566],đứng mời ai nấy, không ai ăn. Giận mình cócủa, mời người không ai thèm. (tr. 74) ăn, màvợ căn vặn biểu đi làm quen làm lớn[567]với người ta. Vậy mới mua thêm đồ, vàochùa gần đó nghỉ, thấy tượng phậtnhiều, thì lại mời ăn. Tượng ngồitrơ trơ mặt địa[568],không ừ hử nói đi nói lại gì hết. Nổi nóngmới lật ngửa các tượng ấy xuống,lấy bún mắm nêm đút trây[569]cả miệng cả mồm: Khinh người ta chi làmvậy? Ở sao bất lịch sự quá!

     Xong rồi bỏphật nằm ngửa nằm nghiêng đó, xách nón về.Mà phật linh. Người ta vô chùa cúng, thấytượng ngã chinh chòng[570],thì lo thưa với làng với xã. Thiên hạ tới coiđông nức[571],mà dựng dậy không được. Phật hờn trìxuống[572]không chịu dậy, lại cho ôn dịch chết dân tronglàng nhiều lắm.

     Làng báo với quanđịa hạt, quan lại báo bộ[573].Vậy vua giáng chỉ: Hễ ai dựng tượng lênđược, thì cho chức quan lớn. Ngườivợ thấy yết thị dán, về học lạivới người chồng. Chồng nói: Tưởng làchi, cái điều dựng phật, thì tao làm dư đichớ, tao lật xuống đó. Hôm trước tao mua búnthịt bánh trái đem vào đó ăn, thấy các ổngtử tế mời họ ăn, họ làm lẽ[574],tao giận, tao vật họ xuống, tao nhét đồăn và đổ rượu cho họ đó. Vợhỏi: Có chắc làm vậy hay không? Lão chồng[575]:Sao lại không chắc? Hổm tao vật họ xuốngđó tao đi, bữa sau tao vào nữa, thấy còn nằm,tao dựng dậy tao lại mời nữa. Họ cũngcứ miếng cũ làm đời làm lẽ[576],tao giận tao lật vật họ xuống lại. (tr. 75)

     Vợ mớibiểu chồng ra đình, đánh mõ lân[577]cho làng xóm tựu lại, cho có đông người ta coi,rồi chịu ra mà dựng tượng lên. Vậy nódựng dậy được. Thiên hạ mừng rỡkhen ngợi.

     Ít bữa tờtư về tỉnh, tỉnh cụ sớ[578]về bộ, bộ làm sách tấu. Vua ban phong quờn caolộc cả[579],lại triệu về dẫn kiến[580].Thình lình đâu xa ngựa quân gia tới hang ngườiở, lều tranh chiếu rách, thấy hai vợ chồngnghèo cui cút[581],một ngày tới tối những đi câu cá mà ăn. Bâygiờ vinh vang võng giá dù lọng tử tế.

     Tới kinh vàochầu cả hai vợ chồng. Khi ấy ngườichồng cũ cô ấy cũng chầu đó. Liếc ngóthấy vợ bé mình, khi xưa bởi cải chữ Nhơn lực, mà đặt Thiên lực, mà mình đuổiđi, bây giờ nhờ thiênlực, mà nên cơ hội nầy, thì mới biếtmình đặt chữ quấy.

 

53. Cọpmắc bẫy, không ai thèm cứu.

 

     Con cọp làm chúalâm, đến lúc se da cấm cung lại[582],ở nhà không đi đâu. Các loài cầm thú đâu đónghe tin chúa lâm khó ở[583],thì phép phải tới lui thăm viếng. Con nào con nấytới thôi đà đủ mặt. Mà chúa lâm cấm cung,thôi, bụng đà đói, nên tính bắt lỗi kẻ vôthăm mà ních thịt[584].(tr. 76)

     Vậyđầu hết anh chồn cáo vào, thì chú biểu lạigần mà hỏi: Mình đau làm vậy, mà thơm hay là thúi?Thì anh chồn thiệt thà thưa rằng: Thúi. Thì chúa nói saomầy dám nói tao thúi, tao làm chúa lâm, ngồi trên đầutrên óc thiên hạ mà thúi làm sao? Giẩng gáy[585]lên, chụp anh chồn, mà anh kia lẹ nhảy trái rakhỏi.

     Ra đượcmới trầm trồ nói:

     _Ý cha chả! Khólắm!

     Con cò nói:

     _Thôi, cho tôi vô.

     – Vô mà tính nói làmsao cho chảy[586]thì vô. Cò nói không hề gì.

     Bước vô,chúa lâm hỏi: Ai đó?

     Cò thưa: Tôiđây.

     – Xích lạiđây cho gần. Chúa cứ hỏi: Chớ ông đauốm làm vậy, mà ông thơm hay là thúi?

     Cò nói: Thơm.

     Chúa lâm nổigiận nói rằng: Thằng nầy nịnh nầy. Vùngchụp nó mà hụt đi. Cò chạy ra sợ, mặt táingắt[587].

     Chuột nghe nói,thì nói: Thôi, để tôi vô. Chúa lâm thấy bóng vào, thìbiểu lại gần, rồi hỏi: Chớ sao? Ôngđau, mà ông thơm hay là thúi? Chuột nói cũng khôngthơm cũng không thúi. Thì chúa lại chụp, nói sao có nóibậy. Chuột ra nói lại, ai nấy đều kinh tâmthảy thảy.

     Cách năm bảybữa, cọp đi rủi mắc bẫy cần vọtbật lên trên khí[588],may gặp chuột đi ngang qua đó.

     Thấy vậymới hỏi:

     –Ủa? Ông làm gìleo lên trên ấy?

     – Ôi thôi!Đừng có hỏi, ông mắc bẫy rồi, cóphương chi cứu với. Chuột mới nói: Tôicứu thì được: là tôi leo lên ra ngoài chót (tr. 77) vót[589],nhỏ mình nhẹ, không sợ gãy té, rồi tôi cắn dâycho đứt đi thì xong. Mà tôi sợ một điều,là ông sẽ chụp tôi như bữa hổm. Tôi nầy làbao nhiêu, ăn cả lông cũng chưa đủ mộtmiếng, mà hổm[590]ông cũng hằm hằm[591]đi nữa là. Nói vậy rồi bỏ đi mất.

 

54. Ruồi,muỗi, chim sắc với con rùa.

 

     Con ruồi, conmuỗi với con chim sắc, rủ nhau đi dạođồng chơi, ra đậu trên lá sen ởdưới bàu, nước trong mát mẻ lắm. Mớihỏi thăm nhau việc ăn ở thế nào,sướng cực làm sao. Anh ruồi mới nói: Tôi thì làsướng nhứt, có ai ví cho bằng. Tự Thiên tử chỉ ư thứ dân[592],hễ có dọn yến tiệc gì, thì tôi ăn trướchết. Mâm cao cỗ đầy, ăn trên ngồitrước, hưởng trước chúng hết cả.

     Anh muỗilại nói: Tôi giống gì chẳng hay, chớ mặt son máphấn[593]nào, tôi cũng hưởng hết, sướng lắm.

     Anh chim sắc nói:Tôi cũng sướng nữa: hễ là lúa sớm lúa mùachi, thì tôi hưởng trước đi hết.

     Con rùa ởđâu dưới, bò lại cũng tranh sướngvới chúng. Các con thượng cầm[594]đó mới hỏi: Ừ, (tr. 78) anh sướng làm sao,nói cho tôi nghe với.

     – Tôi ở đâymát mẻ ăn uống vui chơi.

     – Mà anh ănnhững vật gì nói nghe thử?

     – Thiếu gì mónăn: hột sen, củ sen, cá rô, cá sặc, cá lóc, cá trê,đủ thứ.

     – Anh nói anh ănnó, mà sao hãy còn thấy lên đánh móng[595]đầy đi vậy?

     Con rùa nói: Là không,tôi có rau muống, tôi ăn rau muống thôi, tôi không có ăncác thứ ấy.

     Các conthượng cầm mới kêu nhau đi về. Anh rùa racầm lại: Khoan đã nào, ở chơi về chilật đật? Con ruồi mới nói: Thôi, tưởnganh làm sao, cái nầy anh ăn những rau muống không,mấy tôi[596]ở lại làm chi, đến trưa đói bụngchết còn gì?

 

 

55. Con cócvới con chuột.

 

      Con cóc làm bạn với con chuột đã lâu ngày.Mà con cóc bụng dạ tử tế, hay chiêu hiền đãisĩ[597].Thường bữa cóc hay đi chợ mua đồvề dọn tiệc mời anh chuột tới ănuống chơi. Anh cóc thì ở hang, còn anh chuột thì làmổ trên ngọn cây.

     Bữa kia con chuột mua đồ về dọnăn, tới mời con cóc lên nhà uống rượuchơi, mà con cóc không biết làm thế nào mà lên chođược. Thì con chuột biểu thì cắn lấycái đuôi nó mà lên (tr. 79) theo. Tới vừa gần cửa,thì chị chuột trong nhà ra chào: Anh cóc đi dạo trên nầy.Con cóc hả miệng thì sút té xuống chết.

     Khi ấy vợ chồng con chuột nói vớinhau, mà cười con cóc rằng: Ba mươi đờithứ bay nhạy miệng[598],thì hay chết[599].

 

56. Hữu dõngvô mưu.

 

     Thằng cày mở trâu ra sắm sửa đi cày.Ra đồng cày đàng kia qua đàng nọ. Trâu mệtđà le lưỡi. Mà mắc cày ruộng gần chơnnúi. Khi cày, thì thằng trai cầm cày hò hét, đánhđập thá ví[600]con trâu đà cơ khổ, lại thêm chửi rủa hànhhạ quá chừng.

     Con cọp ngồi rình trong bụi, ngó thấyvậy, thì giận lắm. Đến buổi thôi cày,thằng chăn thả trâu ra đi ăn. Con cọpmới lại gần kêu con trâu, mắng nhiếc sao cóchịu làm vậy: Mầy có vóc giạc, mạnh mẽsức lực, lại có hai cái sừng nhọn, là khí giái[601]mầy, sao mầy không cự không chống? Đểgằm đầu[602]mà chịu nó? Theo làm đầy tớ cho nó hành phạt mầy?Nó leo nó cỡi lưng cỡi cổ[603]mầy như vậy?

     Con trâu mới nói rằng: Trời sinh muôn vật,mà khôn thì làm sao cũng hơn mạnh thôi. Dầu mầynữa cũng phải thua nó, huống chi là tao. (tr. 80)

     Con cọp tức giận, mới nói rằng: Taocó nghề[604]trong mình, tao lại mạnh, cho mười nó đi nữatao cũng làm chết, lựa là một. Con trâu nói: Vậythì mầy đi lại đây, đặng cho tao kêu nóđánh với mầy cho biết sức. Con trâu mớiđi kêu thằng cày lại. Anh trai cày lơn tơn[605]lại nói với cọp rằng: Tao bây giờ đangđói bụng, không có lẽ mà đánh với mầyđặng. Con cọp nói: Vậy thì mầy đi ăncơm đi, rồi có lại mà đánh với tao.Thằng cày nói: Mầy hay nói láo lắm. Tao bỏ taovề, thì mấy chạy đi mất, còn gì mà đánh? Concọp nói: Tao chẳng thèm trốn, mầy nói tao dọakiếp[606].Mặt nào, chớ mặt nầy có chạy đâu!Thằng cày nói: Như có thiệt làm vậy, thì đểtao trói mầy lại đây, đặng tao về tao ăncơm cho no, rồi tao ra tao mở mầy ra, đặng mầyđánh với tao. Như vậy mới chắc, không thì mầytrốn đi, tao có biết đâu đặng.

     Con cọpỷ mình mạnh, thì nói: Tao chẳng có sợ gì, trói thìtrói. Nó mới để cho thằng cày trói nó xong xảrồi, thằng cày mới chạy đi bẻ cây lạiđánh con cọp. Con cọp mắc trói thất thế,vùng vẫy không được, bị đòn[607]mà chết. Con trâu khi ấy mới khẻ miệng[608]con cọp rằng: Tao đã nói với mầy ấy, mầykhông muốn nghe tao: mầy ỷ mầy sức lựcmạnh mẽ mà thôi. Bây giờ mầy chết là đángsố mầy lắm. Không thương hại lấymột chút.

      Ấy là mạnhmà không mưu, ỷ thế mạnh mà khinh dễngười ta. Có người tuy yếu thế yếu (tr.81) sức, mà cao mưu, nên nhiều khi thắngđược, kẻ mạnh quờn mạnh thế màthấp mưu[609].

 

 

57. Thầy chothuốc trừ muỗi.

 

     Người kia bất tài lỡ vận[610],không biết làm chi mà làm giàu. Ngày nọ đi lỡ đàngvào xóm đỗ nhờ[611].Đi từ sớm mai cho tới trưa, đói đãlủi[612].Không phép ngồi không mà đợi cơm[613],mới bày chuyện nói mình có phép trừ muỗi. Mà chỗấy thì nhiều muỗi lắm.

    Ai nấy nghe, ngồi trông, rồi có xin đemvề trừ muỗi, ai xin cũng chịu cho, dọncơm thầy ăn, rồi thầy vò cơm có cục tròntròn như hoàn thuốc tiêu, bỏ vô hầu bao. Cơmnước xong rồi, lấy ra mới đưa chomột người một ít viên. Người ta hỏiđem về làm làm sao? Thì thầy mới nói: Hễ khimuỗi cắn, thì sẽ lén mà lấy viên thuốc, mà châmcho trúng nó[614],thì nó chết.

    Té ra thầy nói khào[615]mà nuốt cho qua ba miếng cơm. Rồi từ giã rađi. No bụng thì thôi, chẳng còn lo ai bàn bạc khen chêgì nữa[616].(tr. 82)

 

58. Thợ hànkim.

 

     Có một người cũng có chứng hay nóixạo[617]mà kiếm ăn. Đi tới nhà người ta lạ, tínhla lết đó chấyba hột cơm[618] dằn bụng, mới bàychuyện nói.

     Người ta hỏi anh làm việc chi, thì anh tanói mình là thợ hàn kim. Trong nhà mừng, lo dọn cơmnước cho chú thợ ăn. Ních cho một bụngcơm no nóc, trầu thuốc[619]tử tế.

     Trong nhà với hàng xóm nghe đem kim lại,cậy thợ hàn giùm. Thợ lãnh lấy hốt cảbụm[620],rồi mới hỏi: Vậy chớ còn mấy cáimiểng sứt[621]ra ở đâu, kiếm đem lại đây, tôi hàn mớiđược.

     Mà đời nào ai lượm cái miểng nhỏđể dành? Té ra tốn một bữa cơm vô lối,chẳng nhờ đặng cái cóc rác[622]gì hết.[623]

 

 

59. Thầy phápchữa ma mèo.

 

     Lão kia nghèo, đi gặt mướn, vùi lấylông lúa[624]gặp một lũ con nít bắt thoa[625]cho đứa nầy, đứa kia cùng mình. Nó về nó xótnó ngứa, nổi mày đay[626],sinh ghẻ sinh chốc. Thì lão tới giả đò làmthầy pháp. (tr. 83)

     Cha mẹ mấy đứa con nít nghe nói, chạytới hỏi thầy có phương chi[627]giùm cho trẻ nhỏ. Thì thầy nói: Nó bị ma mèokhuấy nó[628]đó, giống gì? Bây giờ phải nấu cơm nếpcho nhiều.

     Ai nấy chạy về nấu đem tới.Thầy mới lấy nắn tinh những mèo[629]bằng cổ tay, cổ chơn, để đầughế. Rồi biểu múc hai ba thùng nước đểđó, biểu đem con nít đến. Thầy đứngdậy hò hét một chặp, rồi mới đọc: Mèomẻo, mèo meo, mèo đừng ghẹo trẻ, tao bẻ mèora, tao tra vào đãy, tao quảy mèo đi... Kim niên, kimnhựt, kim ngoạt, kim thì... kim năng, thỉnh giải[630].

     Đọc rồi bẻ cổ mèo bỏ vàođãy hết. Rồi biểu đem con nít tắm đi thìhết.

     Ba mươi đời thứ xót[631],hễ tắm thì hết, thầy làm lối[632],lấy cơm nếp đem về ăn một bữalứ lừ[633].

 

60. Con gáicầu chồng đại vương.

 

     Có một con kia[634]nhan sắc đẹp đẽ, mà trong ý[635]ước trông cho được một người sangtrọng đứng vì vương vì tướng. Cho nênthường bữa thường ra chợ mua nhang muađèn, đem vô chùa vái cùng phật bà, xin xui khiến cho mìnhđặng như tình mình sở nguyện[636]vậy. (tr. 84)

     Người bán nhang còn nhỏ tuổi, thấy côấy mỗi bữa mỗi ra mua nhang, thì lấy làmlạ: quảy giỗ[637]thì cũng có khi[638],có đâu mà mỗi ngày, ngày nào như ngày nấy. Đánh mò[639]theo coi, thấy vô chùa vái xin chồng sang. Anh ta dòm hiểuđược ý, thì bữa ấy mượn ngườikhác bán thế cho mình. Liệu vừa chừng[640]cô ấy vô chùa, anh ta vô núp sau tượng phật. Cô vàothắp nhang, đốt đèn, ngồi lạy xin mộthai cho được chồng làm vua làm tướng mà thôi.Chú chàng[641]ở sau ứng tiếng lên nói: Con muốn làm vậy màkhông nên, con phải lấy thằng bán nhang ngoài chợ.Số con làm vậy đó.

     Cô ta ra về, vưng theo lời phật bàdạy ra tìm người bán nhang. Hẹn hò ngày kia buổinọ[642],thì ra chỗ nọ cho nó đem về nhà. Vậy nó bỏcon ấy vào cái bao không, bỏ một đầu thì cônọ, một đầu thì nhang, gánh thẳng về nhà.  Đàng về nhà thì phải đi ngang qua cáirừng.

     Bữa ấy cóThái tử đông cung đi săn trong ấy. Anh ta sợgặp quân gia quan quyền, có khi họ hỏi han khó lòng,mới đứng ngừng lại. Quân gia đâu vừađi trợt tới[643].Nó thấy vậy để gánh dẹp lại một bênđường, chạy tuốt vào bụi trốntrỏng[644].Quân thấy gánh, mà không có người, thì lại lục màcoi, mở cái bao ra thấy một nàng xinh tốt lắm,nằm khoanh trong ấy, thì dẫn lại cho Thái tử xem.(tr. 85)

     Đức ông mới hỏi tự sựtrước sau. Thì cô ấy gởi rõ duyên cớđầu đuôi gốc ngọn lại cho đức ôngnghe. Sẵn có săn được một con cọp, thì Tháitử dạy đem con cọp bỏ vào cái bao cộtlại, để lại trong gánh im lìm như trước.Còn cô ấy Thái tử đem về làm vợ.

     Anh kia núp trong bụi nghe coi đã vắngtiếng[645],thì đã biết họ đã đi rồi, thì ra, lạirờ cái bao thăm coi vợ mình còn hay không. Bóp coi thấycòn, thì kê vai gánh về nhà.

     Cha mẹ anh em ra mừng, hỏi chớ giốnggì trong cái bao nầy vậy: thì nó nói nộ[646]rằng: Cọp đó chớ gì? Cất nhang đồrồi, nó rinh các bao ấy vào phòng, đóng cửa lại,rồi lại mở miệng bao. Được có đemvợ ra. Chẳng ngờ vợ đâu chẳng thấy,cọp ở trỏng nhảy ra, bẻ cổ anh tachết tươi đi tức thì.

    Bởi thiên lý vịnhiên, nên nghịch thiêngiả tử[647].

 

 

61. Ông huyệnthanh liêm cả đời, vì một lời nói mấtđức thanh liêm.

 

     Ông huyện kia đắc chỉ[648]ra ngồi huyện nơi kia. Mà ông ấy là ngườithanh liêm lắm, cho nên không dụng lễ mễ của ai,lấy một đồng, (tr. 86) đem cửatrước cũng không xong, đem cửa sau cũng khônglọt. Bà huyện thấy tính chồng không có ưa, thìcũng không dám lãnh lấy của ai vật gì.

     Có cái làng kia nhờ ông huyện lắm, màđền ơn nghĩa không được. Hễ đemtới giống gì, giống gì bất kỳ, vàng bạctiền của gì, ổng cũng không thèm gì hết, tứcmình mới lo đem đút cho bà huyện. Mà bả cũngrằng rằng quyết một[649],một hai không dám lãnh: Ngài tôi thanh liêm, tính không có chịu,tôi mà có lấy sau nữa rầy tôi. Làng càng nài, xin bàcất, nhậm lấy lễ, biểu trẻ thâu cho[650].Bã thấy làng năn nỉ, cầm lòng không đậu, thìbày rằng: Ông huyện tôi, ngài là tuổi tí, vậy làng cóbụng làm vậy thì thôi, làng có muốn, thì về đúcmột con chuột bằng bạc đem tới đây,để tôi chịu khó, tôi nói giùm cho, họa may cóđược chăng.

     Vậy làng nghe lời, về đúc một conchuột cống đặc ruột bằng bạc ròng,đem vô. Bà huyện lãnh lấy cất đi, không dám nóivới chồng hay.

     Đến sau khi ông huyện thôi làm quan, vềhưu trí thì nghèo, nhiều khi túng ngặt thiếutrước thiếu sau. Mà bà huyện thì lấy conchuột, chặt lần ra mà bán, lấy tiền mua sắmăn sắm mặc.

     Bữa kia ông huyện nói với mụ rằng:Bây giờ ta túng xây túng xài hơn thuở trước khi ta (tr.87) còn làm quan lắm, mà mụ lấy đâu mua ăn muamặc làm vậy? Thì bà huyện mới học lạichuyện làng đem của đền ơn, mà khônglấy: Thuở ông ngồi huyện, làng kia mắc ơnông, mà tới năn nỉ đem lễ vật, mà tôi khôngchịu, họ nài quá, tôi mới bày cho họ về đúccon chuột bạc đem dưng, vì ông là tuổi tí. Bâygiờ nhờ con chuột ấy, tôi chặt một khimột ít bán đi mà tiêu dụng. Thì ông huyện mớitiếc mới nói rằng: Vậy sao bà không có nói làtuổi sửu, cho họ đúc con trâu? Phải nói vậy,bây giờ chẳng khá khiển[651]đi à?

 

62. Mưu tríhơn là sức mạnh.

 

     Trong thú vật thì con cọp làm lớn, có oaiquờn[652],hễ nó đi tới đâu, thì con nào cũng đềusợ nó. Có một con chồn cáo hay phản nghịch, kiêungạo, lại dễ ngươi, gặp cọp thì nhúntrề[653]trở đít cho nó[654],rồi chạy tách đi mất. Cọp giận sao nó có dámkhinh dị[655]mình làm vậy.

     Bữa nọ chồn cáo nằm ngủ, cọpđi tới gặp chụp bắt lấy. Muốn ănthịt đi, mới mắng chồn ba điều,rồi có trị tội nó: Mầy ỷ mầy có tàichạy hay, nên mầy khinh dể tao ghe phen[656].Bây giờ tới số mầy rồi, tao nhai xương mầy,tao chẳng tha. (tr. 88)

Con chồn mới nói với cọp rằng: Mầyđừng làm phi ngãi, mà tao biểu các muôn thú hại mầy,mà khốn giờ[657].Cọp mới nói: Mầy ấy là giống gì[658],mà làm điều ấy được, mầy nói tao nghecoi thử? Chồn mới nói lại như vầy: Tao cóphép mà sai khiến đặng, vì Ngọc hoàng có phong cho taolàm vua quản trị hết thảy, mầy cũngphải kính sợ tao nữa. Cọp nói: Tao không tin ngay, cólẽ nào mầy hèn hạ làm vậy, mà ai đi cho mầychức quờn sang trọng thể ấy, mầy nói láo màthôi. Chồn cáo lại gắng điều nầy nữa:Như mầy không tin, thì mầy để tao leo trênlưng mầy tao cỡi, mà đi dạo các nẻođường rừng mà coi, thì mầy biết. Chớtao nói tay hai với mầy cũng không cùng. Cọp chịu:Ừ, mầy đã quả quyết làm vậy, thì mầyleo lên, tao đem mầy đi, nếu không có thiệtnhư lời, thì tao sẽ nhai xương mầy chođáng tội.

Khi ấy chồn lên cỡi, đi tới đâutới đó, thì con chi cũng đều thất kinhchạy hết, mà con cọp dại tưởng chúng nósợ con chồn, chớ không dè chúng nó sợ mình, cho nêntrở lại xin lỗi với con chồn cáo. Vưngphục đầu lụy[659]con chồn. Cọp bái tạ đi, thì chồn dặnbiểu cọp: Từ nầy về sau mầy đừngdễ ngươi[660]tao nữa, mới một lần, thì tao tha cho đi, mà saucó làm vậy, thì tao không dung[661]nữa đó, chẳng chơi đâu.

Chuyện nầy nói xâm kẻ tiểu nhơn hènhạ bất tài, mà hay nương thế kẻ có oaiquờn mà (tr. 89) húng hiếp người bình dân. Lại nóingười có quờn thế lớn hùng hào, mà lạihữu dõng vô mưu, để cho kẻ dưới mìnhgạt được.

 

 

63. Thằngquáng manh[662]đi làm rể.

 

Thằng cha kia quáng manh đi hỏi vợ. Conmắt thì tử tế lành lẽ như thường, mà cótật quáng. Tới nhà làm rể. Bữa ấy ra đi càyruộng, đánh mò[663]theo chúng đi trước, ra làm được mộtbuổi. Trưa lại, tới buổi thả cày[664],chúng lật đật về ăn. Anh ta theo không kịp,đi sau lịch ịch[665]sao sụp xuống dưới giếng loạn[666],không biết đường nào mà lên.

Một chặp lâu lâu ở nhà bà mẹ vợ nói:Ủa! Thằng rể nó ham làm[667]thì thôi! Trẻ, chạy ra kêu nó về ăn cơm. Trẻchạy đi kiếm, và đi và lằm bằm! Cực thìthôi!... Nó ở dưới nghe, leo lên, đi theo về nhà.

Ngồi lại mâm ăn, bà mẹ vợ ngồigần đó, chỉ món nọ món kia cho nó ăn. Nó khôncứ lừa lừa theo lời mẹ vợ mà gắptrúng, không biết là quáng[668].Ở đâu con chó hỗn, nó ăn trong mâm. Bà mẹ nói: Saocon không có đánh chó, để nó ăn vô làm vậy? Thì nóthưa: Thưa mẹ, chớ đánh chó kiêng chủ (tr. 90)nhà[669],tôi không dám đánh. Mẹ vợ nó nói: không có hề gì, cáidùi đục[670]đây, nó có lại nó hỗn, thì đánh đại nóđi, đừng có sợ gì.

     Bà mẹ thấynó nết na, nhát không dám ăn không dám gắp, thì lại làmtài khôn[671],gắp đồ bỏ vô chén nó cho nó ăn. Nó nghe rọcrạch[672],nó tưởng là con chó lại ăn hỗn, nó đậpcho một cái dùi đục chảy máu đầu ra.

 

64. Ông thầyăn khín[673]bánh của học trò.

 

    Có một nhà giàucó, sinh đặng một đứa con trai. Con nhà giàu,lại là con một, nên tưng lắm. Khi đượcnăm sáu tuổi, cha mẹ nó muốn cho con đi học,mà sợ tới trường học, học trò nhiềuđứa ngang tàng rắn mắt ăn hiếp chăng.

     Mà anh thầyấy hay ăn thép[674].Bữa kia mẹ thằng ấy đi chợ về, mua chomột tấm đường hay là cái bánh ngọt tròn trònmà lớn. Con nó ra mừng mẹ đi chợ về,mẹ nó đưa bánh cho nó, nó mừng cấp ca cấpcủm[675]ôm lấy tiếc, chưa dám ăn, cầm chơiđể dành.

     Thầy thấythèm, mới kêu thằng học trò lại. (tr. 91)

     Nầy, con đemlại cho thầy tập nghe nghĩa cho con. Nó tình ngaythiệt thà, lật đật cầm đem lại.Thầy lấy lấy, rồi để ra giữa cáighế, mới giả đò nghe sách[676]cho nó coi: Ngôi Thái cực là như vầy (để ragiữa nguyên y lé như vậy). Rồi bẻ hai ra mà nóirằng: Như vầy là Thái cực sinh Lưỡng nghi.Rồi lại bẻ ra làm bốn, mà nói rằng: Nhưvầy là Lưỡng nghi sinh tứ tượng. Rồithầy cầm lấy cái bánh, nói: Còn như vầy làTứ tượng biến hóa vô cùng, cầm đem lủmphứt cái bánh đi.

     Thằng họctrò nó mới lăn ra, nó giãy, nó khóc. Mẹ nó nghe mới kêumới hỏi, thì nó nói: Thầy nói để thầytập nghe nghĩa[677]cho tôi, rồi thầy ăn cái bánh của tôi đi.

 

65. Con thỏgạt con cù, cứu cá mà ra khỏi nơm.

 

     Con thỏ ởnhằm chỗ đồng khô cỏ cháy, không có cỏ rácmà ăn cho no, tính qua sông, đi sang xứ khác thì nói vớicon cù[678]rằng: Anh chịu khó chở tôi qua bên kia sông, thì sau tôisẽ gả chị tôi cho anh. Cù đưa tới giữasông, cù hỏi: Cái lưng tôi vậy ngồi có êm, có tốtkhông? Thỏ nói: còn nói chi nữa, đã láng thì chớ, màlại mát nữa. Con cù chở qua tới bờ, (tr. 92) nólên rồi nó lại nói: ‘Cực chẳng đã tao mớingồi trên lưng mầy mà thôi, tanh hôi dơ dáy quá,chị ở đâu mà đem gả cho uổng. Nói vậyrồi bỏ đi đi.’

     Lên bờ,thấy cảnh mới vui vẻ xinh tốt, đi lầnvô moi khoai người ta mà ăn. Chủ vườngiận gài bẫy đánh[679].Thỏ quen chừng qua bữa sau cũng tới đóăn, mắc bẫy.

     Người tabắt được đem về, lấy cái nơmchụp lại để gần một bên cái chậu cá.Mà trong nhà bữa ấy tính làm việc chi đó, nghe nói: haicon cá với con thỏ thì đủ dọn. Con thỏ nói vớihai con cá rằng: Hai anh biết, họ tính làm thịt tađó. Mà hai anh có muốn ra cho khỏi hay không?

     Cá nói:

     _Làm sao khôngmuốn? Muốn lắm mà không được chớ.

     – Vậy thì làmvầy: hai anh nghe lời tôi thì xong: cắn đuôi nhau màvùng cho mạnh cho sạt bể hai cái chậu ra, thì lóc màxuống hồ thì thôi, họ bắt không đặngđâu.

     Hai con cá nghelời ra sức vùng bể chậu đi. Thỏ cao mưukêu: Bớ ông chủ, cá đi cà. Trong nhà lật đậtra xách nơm theo mà chụp cá. Thỏ vùng chạy vụtđi mất. Đã cứu đặng cá mà lại cứuđặng mình nữa. (tr. 93)

 

66. Cọpmắc mưu thỏ làm mà cứu voi.

 

     Lần khácthỏ đi chơi, gặp con voi đang rầu rĩbần xừ: mới lại hỏi vì làm sao mà làm bộbuồn bực vậy? Thì con voi nói: Bữa hổm concọp gặp biểu tôi thì ngày kia tháng nọ tới chỗnọ  nộp mình cho nó ănthịt, mà nay đã gần tới kỳ, không biếtliệu làm sao. Thỏ thấy tội nghiệp thì nói: Thôiđể tôi tính giùm mà cứu cho, cho khỏi nó ănthịt, hễ tới ngày thì lại rước tôi, tôiđi với, tôi làm phước cứu cho.

     Đến ngàyđi nộp mình, thì voi tới rước thỏ. Cỡitrên lưng mà đem tới chỗ hẹn. Thỏ dặnvoi: Cứ nằm đó, đừng nói gì hết, đểmặc tôi. Dặn dò xong rồi. Cọp đâu vừatới. Thỏ ngó thấy cọp đến, thì nhảy ratrước đầu, táp một miếng, và táp và nói:không có con chi vừa. Nhảy đàng sau, nhảy bên nầy,nhảy bên kia cũng nói làm vậy. Rồi ngó quanh ngóquấy* thấy cọp lại: Ờ, ờ, có cọpđây, thịt ngon hơn thịt voi.

     Cọp nghe nóithất kinh, không hiểu đặng con gì nhỏ nhỏ màdữ làm vậy, vật voi xuống mà ăn, lạiđòi ăn tới thịt cọp nữa. Nên nhảy tráira chạy miết dài một thể.

     Bầy khỉthấy cọp chạy, thì kêu hỏi: Việc gì mà chạyhung làm vậy? Thì cọp nói: Úy! Đừng (tr. 94) hỏi.Cái con chi nhỏ thó, mà nó vật voi nó ăn, nó thấy tôi,nó nói: Ờ, thịt cọp ăn ngon hơn thịt voi. Tôisợ tôi chạy. – Anh dắt mấy tôi tới coi chobiết với. Cọp nói: Tao mạnh lại lẹchơn, có sao tao chạy được, mà bay đếnchừng làm vậy, mà chạy sao khỏi? Khỉ nói: khônghề gì, để mấy tôi bứt dây cột xâu lạivới nhau, rồi cột vào mình anh, rủi có làm sao, anhchạy anh kéo đùa với tôi theo, có hề gì.

     Cọp chịu,mới để cột dòng theo sau một bầy khỉ,dắt nhau tới. Tới mới ngó vào thấy con thỏcòn đang táp làm ào ào trên mình con voi, cọp lại sợquày chạy đi, kéo hết bầy khỉ, va đầutrong gai gốc, chết nhăn răng hết cảbầy. Tới chỗ khỉ, cọp mới đứnglại, thả khỉ ra. Ngó ngoái lại thấy bầykhỉ nhăn răng nằm thài lai, thì cọp mắng nó:Tao chạy mệt đà hết hơi, mà bay còn vuisướng nỗi gì mà cười?

   Mạnh mà dạimắc chúng quỉ dọa hẩm mà thua, thì là anh cọp.

 

 

67. Nói phạmthượng.

 

     Có mộtngười kia trong xóm chạy lại nhà người quen,có việc chi đó. Hỏi trẻ ở nhà: Chớ cha bayđi đâu khỏi? Thì trẻ trong nhà nói:  (tr. 95)

     Cha mấy tôiđi điền điệp[680].Nghe nói tiếng nói về vua, thì giận chạy qua nhà ông nómắng vốn: Bầy trẻ ở bên nhà nó, nó phạmphép quá, nó nói: Cha nó đi điền điệp. Ông nómới hỏi: Vậy mà hoàng nam hay là công chúa? Ngườiấy lại tức mình, tưởng là trẻ nhỏ nóphạm thượng làm vậy thì thôi, có đâu ông nócũng nói loát[681]làm vậy nữa.

     Giận, về,lại hỏi cha bầy trẻ, mắng vốn và con vàông. Cha nó mới hỏi: Nó nói làm sao? Lão nói lại: Tôihỏi trẻ, anh đi đâu? Nó nói anh đi điềnđiệp. Rồi tôi qua bên nhà ông nó tôi nói. Ổng hỏi:hoàng nam hay là công chúa? Thì người cha mới nói: Vậylà ngoại tổ hay nội tổ?

     Thì lão lại cànggiận, ra về, đi thưa với làng. Ra nhà vuông[682],thấy có làng nhóm mới thưa: Nầy tôi xin thưavới làng, con chú kia ở trong làng, nói phạm phép: điđiền điệp. Hỏi ông nó, ông nó lại hỏihoàng nam hay công chúa? Rồi tôi nói với cha nó. Cha nó hỏi:vậy mà ngoại tổ hay nội tổ? Xin làng phânxử. Làng mới nói: Thôi, bữa nay còn mắc, đểbữa nào hiệp nghị[683]đã, sẽ xử. Anh ta nghe giận mới nói: Tôi tứcmình, tôi muốn băng[684]đi cho rồi. (tr. 96)

 

68.Người hay đi kiếm ăn.

 

     Có người kiacó tài hay đi ăn chực. Hễ đâu có đámtiệc, thì có anh ta, tới cà xốc[685]kiếm ăn mà thôi. Có một người ở lốiđó thấy gai con mắt[686],tính gạt nó một chuyến chơi, cho nên biểu vợxách tiền đi chợ, giả đồ đi muađồ về dọn tiệc.

     Chú chàng gặpbưng rổ đi mua đồ về nấu dọn. Anhta nghe men tới, thấy dọn dẹp lớn, la lết[687]ở đó chờ ăn. Chồng láy[688],vợ giả đò đau bụng, nhào lộn đứngsức, rên la om sòm.

     Tiệc dọnđã rồi, bỏ đó chạy lo thuốc men. Anhbợm ta cũng chạy xăng văng hỏi thămngười chồng: Sao, đã nhẹ chưa? Chồngbứt đầu bứt óc nói: Cha chả! Khó lòng thì thôi!Rủi bữa nay có việc sai thằng kia đi khỏi!Chứng bịnh nầy có một thứ máu cam[689]làm thuốc trị mới đặng mà thôi, thằngđó mọi lần có vậy thì nó kiếm mau lắm.

     Anh ta nóng, sợđồ ăn nguội đi: thôi biểu trẻđưa cái chén đây cho tôi kiếm cho. Nó mới giang cánhtay nó ra, nó đấm mũi nó cho chảy máu ra.

     Ngồiđợi coi có khá không, một lát chạy hỏi thăm,mà lần lần mũi nó sưng lên đau lắm,đến chừng nó đã sưng vù lên rồi. Chủ nhànói vợ mình đã nhẹ[690],ra mời ăn. Thì anh ta đau ăn không được,xin kiếu. (tr. 97)

     Té ra có ý kiếmăn, mà phải chịu đói mà về, vì đau quá,ăn không đặng[691].

 

 

69. Thầytrừ chồn.

 

     Cái nhà kia hay nuôi gànuôi vịt bán, mà bị chồn nó phá, nó ăn hếtnhiều lắm. Gài bẫy, đánh nó hoài, mà cũng khôngtrừ nó cho lại được.

     Anh kia nghe vậy,tính gạt ăn của nó một bữa chơi. Nêntới nói: Nghe nói chồn nó phá gà phá vịt đây lắm.Có muốn trừ thì tôi trừ cho.

     Chủ nhà nghechịu liền. Vậy thầy mới biểu: Đâmbột cho nhỏ, đậu cà ra làm nhuân, cho đầymột cái thúng, đến mai tôi đến, tôi làm phép cho mộtbữa thì hết. Thầy xách chiết[692]tới, lấy bột, lấy đậu, đem ra nắnchồn lớn, chồn nhỏ, để nơi ghế.Lại nắn một con lớn hơn hết đểgiữa.

Rồi đứng dậy, biểu vợ chủnhà ra lạy. Thầy đứng vòng tay đọc: chồn đèn, chồn cáo, láođáo ăn gà, tao chẳng có tha, tao tra vào chiết.

     Nói vừarồi, bắt chồn bỏ bột vào chiết, bẻ liabỏ vô túi. Con mẹ nọ thấy vậy tiếc,thấy thầy lấy đã nhiều quá, thì nóng ruột,thì lồm cồm chổi dậy, và lạy và la: chồn nào chồn nấy, tôicũng lấy một chồn. Rồi ôm con chồnlớn chạy vô mất. (tr. 98)

 

70. Thợ maybị đập dùi đục trên đầu.

 

     Anh thợ may kiacó tiếng hay đi nhà nầy nhà kia may đồ chongười ta, mà đi thì có đem theo một đứađể mang gói. Tới đâu, chúng dọn cơm dọnnước cho ăn, rồi kêu thằng đi theo ăn,thì anh thợ biểu đừng[693],nói nó đã ăn rồi. Thằng ấy đi bữa nàovề bữa ấy, về đói xơ mép[694].

     Bữa kia haithầy trò dắt nhau tới nhà ông huyện đi cắtđồ mà may. Thằng ôm gói, giận đã sẵn, tínhbáo[695]anh thợ may một bữa. Khi anh thợ cắtđồ rồi xong xả ra tiểu. Ở trong nầythằng đi theo mới nói nhỏ với ông huyệnrằng: Bẩm ông, thầy tôi có chứng điên:đồ ông là đồ lớn tiền ông phảigiữ, hễ ngó thấy mằn mằn dướichiếu bộ dớn dác, thì là tới cơn điên,bứt xé đồ đi hết.

     Ông huyệnhỏi: Mà lấy gì mà trừ nó? Nó bẩm: Dùi đụcđập trên đầu một cái cho mạnh thì hết.Nói rồi, nó lấy kim nó giấu đi. Anh thợ vàothấy mất kim, hai tay gõ dưới chiếu, cho nódậy[696],con mắt thì láo luân[697]ngó chăm chỉ mà kiếm.

     Ông huyệntưởng đã tới cơn điên nó, thì cầm dùiđục, lại đập trên đầu một cáibộp: Mầy điên xé áo xé quần nghé! Nó nói: Bẩm ông,tôi không điên mà, tôi kiếm kim. Ậy! Ông huyện nói: (tr.99) Thằng đi với mầy nó nói mầy điên. Nó[698]mới hỏi: Chớ sao mầy nói tao điên. Thằng kianói: Còn không điên nữa? Tới đâu nói tôi ăn cơmrồi, làm tôi đói bụng chết cha đi, không điênlàm sao?

 

71. Con chó vàchồn.

 

     Bữa kia sói vàchồn rủ nhau đi câu. Sói nói với chồn rằng:Nề[699],đứa nào đem giỏ theo, rồi kéo cá về? Mầyhay là tao? Chồn rằng: Đuôi anh chắc, thôi anh lãnhchuyện ấy. Sói chịu. Vậy chồn lấy dâychắc, cột giỏ vào đuôi sói, rồi đi câuvới nhau.

     Bữa đó câutrúng quá[700],được cho một giỏ đầy cóng[701],sói kéo đi một đỗi, vụt đứt đuôiphứt. Ôi! Cha chả là đau!

    Sói giận nóivới chồn rằng. Mầy gạt tao hử, thôi,để tao nhai xương mầy cho rồi. Chồnnăn nỉ rằng: Ăn tôi làm chi tội nghiệp, anh?Anh theo tôi vô nhà chú thợ rèn gần đây, tôi mướnchú rèn cái đuôi anh chắc lại như thường, choanh coi, mà có khi nó chắc hơn trước, không gãy, khôngđứt nữa.

    Sói nghe lời vônhà chú thợ rèn: chú thợ thổi lửa nướngmột miếng sắt đỏ, rồi đắp vào câyđuôi anh ta, nóng quá anh ta vụt chạy sải, la lốiinh ỏi. (tr. 100)

    Chồn cũngchạy theo, gặp sói đang ngồi một bên đàng.Sói thấy mặt chồn, thì phát nổi gan[702],mà nói rằng: Chuyến nầy tao ăn mầy đi chorồi, chớ không dung[703]nữa.

    Chồn rằng:Anh Cụt ơi, chơi chút vậy, mà anh oán chi, anh?Thịt tôi nó dai nhách, anh ăn mỏi răng, chẳng íchlối gì, chi bằng anh chịu khó theo tôi đây, nay mìnhtrúng to: tôi biết có nhà kia có thịt dồi ngon quá đi,để mình đi ăn cắp ăn chơi chosướng bụng.

   Sói ta nghe nóithịt dồi, nhễu nước miếng, đi theochồn. Tới nơi, đỡ chồn lên treo lấymấy khúc dồi đem ra ngoài bụi.

    Bấy giờchồn bày mưu rằng: Ở đây không xong, sợmấy đứa khác đánh hơi tới dành, thì ta ănkhông được mấy miếng, thôi mình kiếm cây nàocao, leo lên để trên, rồi mình ăn với nhau chovững bụng.

    Sói nghe bày chịuliền. Vậy chồn đem mấy khúc dồi lên trêncháng hai cây đầu[704]cao, rồi ngồi ăn một mình.

    Sói trèo lên khôngđược, mới nói rằng: Thôi, thì mầy ănphần của mầy, còn phần của tao thì quăngxuống cho tao chớ. Chồn ném xuống một haimiếng vụn mà rằng: Ừ đây, cho mầy ítmiếng đây, Cụt. Sói giận nói rằng: Tao cóbắt được mầy, thì tao nhai đi, thịt mầycó cứng bằng vỏ cây, tao cũng nuốt không dung. (tr.101)

    Nó liền la hétdậy rừng, mấy con chó sói khác nghe tiếng chạytới nhiều lắm, anh Cụt ta mới học lạichuyện con chồn ăn ở bất nhơn với mình.Mấy con kia nghe nói thì thương xót, quyết hạichồn mà báo cừu giùm cho anh ta.

   Vậy bọn nóbày thế mà bắt chồn, nó tính con nầy leo lên vai conkia, chồng tiếp lên luôn dựa theo cây cho tới conchồn, nó bắt Cụt ta chịu gốc, rồinhảy trên vai nhau, mà lên lần lần.

   Khi gần tới,thì chồn la: Bớ Chú thợ rèn, đem miếng sắtcháy đỏ đây mà sửa đuôi anh Cụt mộtchút! Cụt ta nghe tên thợ rèn, nhớ trực bữa hổm,hoảng hồn vụt chạy, mấy con kia nhào xuốnglục cục[705],giận quá, rượt theo anh Cụt bắt vặnhọng chết. Chồn thấy vậy tứccười ngồi ăn cho hết dồi, rồixuống đi mất.

    Mạnh sức màthua mưu người yếu là sự cũngthường[706].

 

 

72. Thầydạy ăn trộm, thử học trò.

 

    Có ông thầy kia làmthầy dạy phép đi ăn trộm. Học trò cũngđược năm bảy đứa. Có mộtđứa mới vô sau, thầy muốn thử coi chobiết nó có dạn dĩ lanh lợi hay không, thì thầydắt nó đi ăn trộm với thầy. (tr. 102)

    Thầy đem rìnhcái nhà có đứa con gái hay làm hàng lụa. Biết có câylụa dệt rồi, nó gói nó để trên đầugiường kê đầu mà ngủ, thầy mở cửabiểu nó vô lấy cây lụa đem ra. Thầy thìđứng giữ nơi cửa, nó vào thắp đèn ló[707]lên, rọi thấy rồi, thụt đèn đi, thò taylấy cây lụa. Mà chưa từng đứng dựa cáigiường sợ run rẩy, động con ấythức dậy, nắm đầu chú bợm, nó thấtkinh kêu: Nó nắm đầu tôi rồi, thầy ôi! Thầynó mới nói mưu: tưởng nắm đâu, chớnắm đầu không hề gì nắm mũi mớisợ.

    Con kia nghetưởng nắm mũi chắc, bỏ đầunắm lấy mũi, nó giựt nó chạy rađược. Mõ ống[708]làng xóm chạy tới rượt theo, nó sợ quá nhèbụi tre gai chun phóc[709]vào trỏng. Gai đâm trầy trụa nát cả và mình[710],và khi ấy không biết đau. Thủng thẳng càng lâucàng đau, nhứt nhối rát rao[711]lắm. Còn ông thầy chạy thẳng về nhà chỏngcẳng ngủ.

    Sáng ngày ra, thầynói với vợ nó phải lo mà đi kiếm nó về.Chỉ phải đi kiếm đàng nào. Vợ nó ra đikiếm, nó ở trong bụi tre gai thấy cỏn[712]đi ngang qua, mới kêu vô: Mầy về nói vớithầy cứu tao với. Tao hồi hôm sợ quá chun vôđây. Họ rượt thét lấy[713],chun đại vào không biết đau, bây giờ chun ra khôngđược: Mình mảy[714]nát hết.

    Vợ nó vềthưa lại với thầy. Thầy xách gậy ra. Nólạy lục xin cứu. Thầy nó mới vùng la làng lên:Bớ làng xóm! Thằng ăn trộm đây! Nó sợ đã(tr. 103) sẵn, thất kinh quên đau, vụt chạytuốt ra được. Về nhà thuốc men hai ba thángmới lành.

     Còn có thằnghọc trò khác dạn lắm, thầy nó muốn thử coinó có khôn ngoan biết làm mưu, mà thoát thân khi túngnước hay không, thì đem anh ta tới nhà kia giàulắm, thầy đánh ngạch[715]vô được giở rương xe ra, biểu nó vô khuânđồ.

     Nó chun vô, ởngoài thầy khóa quách lại[716],bỏ đó ra về ngủ. Nó ở trong không biết làmlàm sao ra cho được, mới tính dùng mưu. Vậy nómới quơ hết các áo quần tốt mặc vào sùm sùmsề sề. Lại lấy cái bung đội trênđầu, khuất mặt khuất mầy đi hết.Ở trong rương mới kêu lên: Ớ chủ nhà, ta làthần, bấy lâu nay ta ở với, cho mà làm giàu, naymở rương cho ta đi dạo chơi ít bữa.Mở rương rồi, đờn bà ô uế phảiđi đi cho xa. Còn đờn ông thì nhang đèn, màđứng nới ra xa xa, đừng có lại gầnkhông nên.

     Trong nhà ngờ làthần thật, vật heo vật bò, để tạthần. Lại có mời tổng xã tới thị đónữa. Dọn dẹp xong, tiêm tất, mở rươngchống nắp lên dẹp lại hai bên[717]đứng ra xa xa chờ ông thần ra.

     Đâu ởtrỏng thấy mặc đồ sùm sề đầuđội cái bung[718]đen đen, đi ra, rồi đi luôn đi, thầndạy: Ai có muốn cúng dưng vật chi, thì đi theo sauxa xa. Tới chùa thần mới vô ngự cho mà lạy. Thiênhạ ai nấy nghe đồn, rủ nhau đô hộiđi theo coi. (tr. 104)

     Tới cái chùa kia,ông thần vô chùa, leo lên trên bàn thờ ngồi, cất cáibung đi. Thiên hạ vô thì đứng xa ngoài sân không dám vô.Bữa ấy anh học trò nhát, mà bị chúng rượtchun bụi tre gai, có đi theo coi. Biết là bạn họcmình, thì thưa với quới chức[719],xin cho va vô coi cho gần. Mà mắc có lời thần đãphán, hễ ai lại gần, thì thần phạt sặc máura mà chết.

     Làng tổngmới nói với nó: Mặc ý, muốn chết thì vô. Nóbươn[720]nó vô leo lên đàng sau dòm mặt, biết. Anh kia mới nói:Anh đừng có nói ra, để nữa về tôi chiađồ cho. Nó không tin nói: Rồi về anh chối đi,anh không chia. Anh kia nói: không thì thề. Thằng nọhỏi: Thề làm sao? Nó nói: Anh le lưỡi tôi liếm,rồi tôi le lưỡi anh liếm, thì là thề đó.Vậy thằng kia le lưỡi ra, anh nọ cắn ngangđứt lưỡi đi, máu chảy ra, dầm dề,leng teng[721]chạy ra, mà nói không được, lấy tay chỉbiểu làng vô bắt.

     Ai nấy thấymáu mủ vậy, thì ngờ là nó bị thần phạtsặc máu, liền sợ thất kinh bỏ chạy ráo[722].

     Thần ta mớimang đồ về nhà thầy, chia cho thầy màđền ơn. Thầy khen nói: Mầy học phép ăntrộm được rồi đó. Có muốn ra riêng[723],thì thầy cho ra được. (tr. 105)

 

73. Con ruồibị thưa, bị đập.

 

     Mộtngười kia ở xứ rẫy bái quê mùa. Đếnbữa nó đơm quải [724]dọn ra một mâm cúng, con ruồi lên đậu ăn. Thìngười chủ giận sao nó có hỗn, mới đithưa với quan huyện rằng: Lạy ông, tôi cúng chocha mẹ tôi, mà con chi không biết, nó bay lên, nó ăntrước đi, hỗn hào quá lắm. Ông huyệnmới biểu nó: Hễ nó hỗn hào vô phép, thì gặp nóđâu đánh nó đó. Nói vừa buông miệng[725],con ruồi ở đâu bay lại, đậu trên mặtông huyện ấy, thì thằng ấy nói: Bẩm ông, ôngmới xử nó làm vậy, mà nó còn dễ ngươi, nótới đậu trên mặt ông. Và nói và giơ tay ra giangcánh, đánh một vả trên mặt ông huyện xửngvửng[726].

 

74. Làm ơnmắc oán.

 

    Ngày kia, con beobuồn bắt khỉ võng đi dạo sơn thủychơi[727],thình lình nghe tiếng chó sói đi săn. Khỉ, cáinghiệp nó nghe giớn giác[728],nghe động thất rừng kinh[729],quăng võng, leo lên cây (tr. 106) ngồi hết. Còn con beo conglưng chạy miết dài. Chó sói cứ rượt mãi.

    Con beo túngnước sợ có khi nó bắt được, may đâugặp một ông già, theo lạy lục xin ông già cứu,ông già không biết làm làm sao[730],mới mở cái đãy[731],ổng biểu nó chun vô, rồi thắt lại vác trên vai màđi. Chó sói chạy tới thấy đâu mất đi,mới hỏi thăm ông già. Ông già nói không có thấy. Chó sóibỏ về.

     Ông già điđược một đỗi xa xa, rồi mởmiệng đãy thả con beo ra. Con beo phần thì mệt,phần thì đói bụng quá chừng, nó đòi ănthịt ông già đi[732].Ông già: Tao làm ơn  cứu mầycho khỏi miệng chó sói, mà mầy đòi ăn thịtsao? Con beo nói: Cứu gì ông bỏ tôi vô đãy ngột[733],thiếu một chút nữa chết còn gì? Bây giờ đóibụng quá, phải ăn mới xong. Ông già nói: Thôi thìđi hỏi chứng cớ cho hẵn hòi rồi sẽăn.

     Vậy tớichòm cây cao lớn, dắt nhau lại hỏi, thì cây nói: Ngườita là giống bất nhơn, ăn nó đi để làmchi? Mấy tôi[734]hằng giúp nó làm nên lương đống cửa nhà[735],mà nó còn lấy búa, lấy rìu nó chặt, chém chúng tôi hoài.Ơn ngãi gì mà để? Ăn nó đi. Con beo nói: Đó, còntừ chối gì nữa? Nó xốc lại nó đòi ăn.

     Ông già lại nói.Cây cối biết gì? Nói vậy chưa đủ tin.Dắt nhau đi tới nữa, gặp một bầy trâugià. Con beo lại hỏi có nên ăn đi hay không? (tr. 107) thìtrâu nói: Chúng tôi làm đầy tớ nó già đời[736],cày bừa, làm ruộng cho có lúa gạo cho nó ăn cho no,đến khi chúng tôi chết rồi, nó còn phân thây, xẻthịt, cái xương thì làm vạch[737],da thì bịt trống, đóng giày, đóng dép, cứt thì làmphân, không có biết công ơn chúng tôi chút nào, huống gì làanh? Ăn nó đi là đáng lắm.

     Con beo lạiđòi ăn, ông già nói: Lục súc vô đồ[738]cũng chưa có chắc. Lời tục ngữ có nóirằng: Sự bất quá tam[739].Xin mầy để hỏi một lần nữa, rồi mầyhãy ăn tao cho đáng số tao[740].

     Dắt nhau đinữa, một đỗi đàng khá xa, mới gặpmột người con trai đi đường,đứng dừng lại hỏi: Thì người biểunói gốc tích lại ban đầu[741]cho nó nghe. Nghe biết rồi, mới nói: Nào con beo hồiđầu mầy thâu mình lại[742],mà chun vô đãy ông già làm sao, thì làm lại coi thử, rồihãy ăn thịt ông già.

    Con beo chun vôrồi, thì nó thắt miệng đãy lại, vô bẻ câyđập con beo chết đi, và đánh và dặn: Mầyvô ơn bạc ngãi với kẻ làm ơn cứu mầy,thì tội mầy đập chết đi, thì đánglắm.

     Lấy đó màxét: Ở đời biết là mấy[743]người bạc tình[744],đặng chim bẻ ná, đặng cá quên nơm? Chẳngnhững là bội ơn mà thôi, mà lại dĩ ơn báo oán[745]nữa. Mấy người làm vậy bụng dạvạy vò[746],chẳng người thì trời cũng hại nó đi cóthuở[747].Hễ làm lành thì gặp lành, mà làm dữ thì gặp dữ,chẳng (tr. 108) chầy thì kíp, chạy đàng trời khôngkhỏi. Làm ơn mắc oán sự thường. Nhưngvậy ơn cũng chẳng mất đi đâu, làm saocũng sẽ trả, chẳng người nầy thìngười khác, chẳng thế nầy thì thế khác. Nênai nấy cứ làm lành thì sẽ gặp lành mà chớ[748].

 

 

 

MỤC LỤC

 


01. Con chồn với con cọp

02. Chàng rể bắt chước cha vợ

03. Con cóc tía với con cọp và con khỉ

04. Thằng chồng khờ

05. Hai thầy đi làm đám

06. Thằng khờ đi mua vịt

07. Đặt lờ trên ngọn cây

08. Nhơn vật đạo đồng

09. Nói láo mắc nói láo

10. Láo dinh láo quê

11. Kén rể hay trớ trinh láo xược

12. Bụng làm dạ chịu

13. Cháu nói láo hại chú trả thù

14. Thầy pháp râu đỏ

15. Bốn anh tài

16. Bạn học một người đậumột người rớt

17. Trên vua dưới tôi

18. Đút sáp cho cọp ăn khỏi chết

19. Trách người ít đánh chầu

20. Cha điếc, mẹ điếc, conđiếc, rể điếc

21. Thằng cha nhảy cà tứng

22. Hai anh sợ vợ

23. Mẹ chồng, nàng dâu ăn vụng

24. Tích hang ông Từ Thức

25. Cọp bị đá

26. Cạp mắc đuôi trong bụi dừanước

27. Ăn trộm và cọp rình nhà

28. Thằng ăn trộm gà bỏ quần mà chạy

29. Thằng ăn trộm được mờiuống trà

30. Ông Cống Quình

31. Con chó với con gà

32. Bốn anh thầy chùa làm phước màphải chết

33. Anh làm quan, em làm dân

34. Thằng chồng khờ, ngồi ăn có dâydụi

35. Đại Trượng Phu, Chí Quân Tửvới Phú trưởng Giả

36. Chú lái ăn ba mươi đồng thịtheo

37. Tham ăn với con

38. Ăn cướp buồm vì thằng bạnkhùng

39. Ăn tham húp cứt rùa

40. Làm tỉnh được việc, rộnkhông xong

41. Nước tới trôn mới nhảy

42. Trâu mọt chảy nước

43. Trần Miên Khố Chuối

44. Bài thơ cái lưỡi

45. Anh học trò sửa liễn cửa ngõ phủông Hoàng

46. Trét chai cho trơn

47. Thầy bói bị trác cổi quần vắcvai đi giữa chợ

48. Hà tiện, đến chết cũng còn hàtiện

49. Ba anh dốt làm thơ

50. Bốn anh học trò đặt thơ trong chùa

51. Học phép hà tiện

52. Thiên lực, không phải nhơn lực

53. Cọp mắc bẫy, không ai thèm cứu

54. Ruồi, muỗi chim sắc với con rùa

55. Con cóc với chuột

56. Hữu dõng vô mưu

57. Thầy cho thuốc trừ muỗi

58. Thợ hàn kim

59. Thầy pháp chữa ma mèo

60. Con gái cầu chồng đại vương

61. Ông huyện thanh liêm cả đời, vìmột lời nói mất đức thanh liêm

62. Mưu trí hơn là sức mạnh

63. Thằng quáng manh đi làm rể

64. Ông thầy ăn khín bánh của học trò

65. Con thỏ gạt con cù, cứu cá, mà ra khỏinơm

66. Cọp mắc mưu thỏ làm mà cứu voi

67. Nói phạm thượng

68. Người hay đi kiếm ăn

69. Thầy trừ chồn

70. Thợ may bị đập dùi đục trênđầu

71. Chó sói và chồn

72. Thầy dạy ăn trộm thử họctrò

73. Con ruồi bị thưa bị đập

74. Làm ơn mắc oán


 

 

Chung.

 

 


Nguyễn Văn Sâm và Trần Ngọc Ánh.




[1] Mục tiêu thứ nhứt, giáo dục: đưa ra chuyện nầy kia đểgiúp sửa đổi cách sống cho ngườiđọc

[2] Ta: Cách nói xưa của tôi.Trương VĩnhKý xài nhiều chữ nầy.

[3] Cũng là mục tiêu thứ nhứt, giáo dục: giúp ngườita thấy xấu thì bỏ, thấy hay thì bắtchước theo.

[4] Trộn trạo: Trộn lẫn lộn.HTC giải thích là làmcho lộn lạo.

[5] Mục tiêuthứ hai: giúp cho một số người học tiếng Annam.

[6] Cũng là mụctiêu thứ hai: Không viết theo cách văn chương màviết theo cách nói củangười dân: Dùng tiếng Annam ròng, dùng những câuthường thấy lúc đó.

[7] Ngày kia: Hômnọ, bữa nọ. Ông TVK không viết ngày xưa màviết ngày kia chắchẵn vì ông không muốn chuyện của mình mang tính cáchthần thoại, truyền kỳ…

[8] Mắc hơhỏng: Bị lơ đảng, không chú ý, không cẩnthận.

[9] Chẳng biếtlàm làm sao: Nay nói chẳng biếtlàm sao, các trường hợp phải dùng hai chữgiống nhau của ngày trước nay chỉ còn một chữ thôi.

[10] Hết sứctính: Suy nghĩ nhiều,tính toán lắm mà cũng chẳng giải quyếtđược gì. Hết cách.

[11] Khôn bềtấn thối: Chẳnggiải quyết được tình huống.

[12] Cá mắc lờ:Cá vô lờ rồi thì có thểlội trong vòng lờ nhưng không thoát ra được. Lờ,thứ bẩy để bắt cua, cá. Cá trong lờ đỏhoe con mắt/Cá ngoài lờ ngúc ngắc muốn vô. Hay Tung tăng như cá tronglờ/Trong ra không được, ngoài ngờ là vui. Ca Dao.

[13] Tưởngđã xong đời:Tưởng rằng sẽ phải chết,

[14] Thịchthịch: Nay nói thìnhthịch, tiếng động bước đi củathú lớn trên mặt đất.

[15] Chớ:Tiếng đầu câu hỏi, ngày xưa hay dùng.

[16] Kiếm chác:Kiếm thứ gì đó để ăn hay để làmcủa, không dùng cho việc kiếm đồ đãmất. Nay dùng từ nầy trong ý nghĩa xấu nhưlợi dụng, ăn cắp, ăn hối lộ, cửaquyền…

[17] Trở cách:Đổi giọng ra bộ niềm nỡ hay lạnh lùng.

[18] Đi gì: HTC, Tiếnghỏi giống gì vậy, sự chi, ra làm sao, thế nào.Cách nói nầy thấy nhiều trong sách Thiên Chúa giáo từhồi thế kỷ 18.

[19] Cơ khổ:Tiếng đầu câu để tỏ ý ngạc nhiên, thanthở.

[20] Không hay mộtđều: Không hay chuyện gì hết. Mộtđiều cũng không ngơ!

[21] Đồnhuyễn: Lời đồn không có thiệt.

[22] Kẻođến nữa: Để không thôi sau nầy…

[23] Nghĩ tìnhcũ ngãi xưa: Nhớ tới tình nghĩa ngàytrước (của hai đàng).

[24] Chớ nhưkhông: Nếu không, nếu không có lòng nghĩ đến…

[25] Mặc ý:Mặc tình, kệ anh, tùy ý anh…

[26] Chuyện vãn:Chuyện trò.

[27] Chọc lét:Chọc cho nhột, cù lét.

[28] La: Rầy,biểu không được làm điều gì đó.

[29] Lẻođẻo theo khuyấy: Đi theo chọc phá hoài.

[30] Ngăm: hăm,hăm he. HTC, Lấy lời nói,hoặc ra bộ, tỏ ra sự mình muốn làm hung dữthế gì. 

[31] Xách cẳng ném:Nắm cẳng ai đó nhỏ con hơn mình mà quăngđi. Cử chỉ của kẻ mạnh và ác độc.

[32] Trời sậpđè giẹp ruột đi giờ: …bây giờ. Chữ đi giờ nay không còn dùng,đuợc thay bằng bây giờ, bi giờ, chừ… Cólẽ đi>bi>bây.

[33] Không nao: Khôngnao núng, không sợ.

[34] Dồi quách:Liệng lên đại.

[35] Rắn mắt:nghịch ngợm.  HTC, Trìtrợm, nặng nề, không biết sợ; khó khiến,khó dạy. (Xấu, tốt, hai nghĩa).

[36] Lên trển:Lên trên ấy. Để ý cách dùng từ nói gộp lại như thế nầythường thấy ở văn ông Trương VĩnhKý: cổ, ổng, trển…

[37] Mừng quábội mừng: Mừng quá xá.

[38] Mắc mớp:Mắc bẩy lừa gạt của ai bằng lời nói,xua giục, hứa hẹn…

[39] Đâm cọp sahầm: Giết cọp bị xụp hầm dongười dân đánh bầy.

[40] Trương Vĩnh Ký nhiều lúc kết thúcchuyện bằng những lời ‘dạy đời’rất có ích lợi cho người đọc. Những bàihọc đó làm cho người đọc sáng nướchơn trong cuộc sống và tử tế hơn vớingười chung quanh. 

[41] Ít oi: Khôngkhôn, khờ, không biết tính toán, dễ tin nên thườngbị gạt.

[42] Lo đôi bạn:Lo chuyện lấy vợ, lấy chồng.

[43] Mai dong:Người làm mai mối giới thiệu hai đàng.Xưa mai dong là một nghề vì người ta ít đi xa,ít giao thiệp, ít đến trường… nên sự quenbiết nhau của trai gái rất khó khăn, vai trò củamai dong do đó cần thiết.

[44] Bỏ trầucau: Làm đám hỏi, đám nói.

[45] Làm rể:Chàng rể sau đám hỏi phải đến nhà chamẹ vợ tương lai ở để làm công việcnhà.Nhà vợ đánh giá để chấp nhận luôn haytừ chối tùy theo cách sống lúc nầy của chàngrể. Cũng là dịp để nhà gái lợi dụngnếu họ xấu. Ca Dao: Cônganh làm rể có tài/ Một mình ăn hết mười haivại cà…

[46] Lấy làm khólòng: Không biết phải làm sao cho đúng. Khó nghĩ.

[47] Ông gia: Ông giàvợ. Gần đây người ta thường dùngchữ ông bô là do ảnhhưởng của Pháp. Hết Tàu rồi tới Tây!

[48] Làm giống gì:Làm chuyện gì.

[49] Thấy làmđi gì: Thấy làm chuyện gì. Cách nói xưa.

[50] Rựa:Thứ dao lớn dài, có nghéo ở đầu, dùngđể chặt cây phá rẫy.

[51] Giựt mình:Lo sợ.

[52] Lăng căng:Bộ mau mắn, lanh lẹ.

[53] Người đàn ông xưa khănthường được quấn trên đầu, hayvắt trên vai. Ở đây là đội trên đầu.(Thằng rể lột khăn.)

[54] Cong lưngchạy riết: Cắm đầu cắm cổchạy hoài hủy.

[55] Chổng chồngmông thổi lửa: Nấunướng xưa cực nhọc, nhúm lửa rồiphải thổi cho củi bắt lửa. Xưa bếpđặt dưới đất nên phải ngồi màthổi lửa. Nay nói chổng mông, không nói chổngchồng mông.

[56] Mủ:Mụ ấy. Petrus Ký thường dùng cách nói gọnnầy: ổng, trển …

[57] Chạy xợt:Chạy ngang qua thiệt mau.

[58] Sợ dại nócó làm hung chăng: Sợ e nó làm dữ.

[59] La làng: Kêu lênlớn cho bà con làng nước chung quanh ai đó tớicứu.

[60] Làm nhăng:Làm chuyện gì không đúng, ở đây là con cọp ănthịt con cóc.

[61] Léo đến:Tới nơi nào mà đáng lẽ không nên tới. Léo hánh. Naykhông còn dùng chữ léo đimột mình nữa.

[62] Mầy tao mitớ (với ai): Nói chuyện ngang hàng hoặc coithường người đối thoại.

[63] Giỏi quá tao:Hay hơn tao. So sánh ngày nay ít dùng chữ quá mà dùng chữ hơn.

[64] Xấc: Làmtàng, làm mặt bãnh. HTC: Ỷ mình, cậy thế, càng ngang,không biết kính vì ai.

[65] Tài gì, tài gìcũng đủ miếng: Có nhiều cách thếtrổ tài để thắng. Trong nghề võ ngườicó nhiều miếng thuakẻ đủ miếngnhưng hay hơn kẻ chỉ có một vài miếng nghề. ThờiTrương Vĩnh Ký nói tài gìtài gì, nay nói tất cảtài hoặc hết cảmọi tài. Cũng vậy thời nầy nói ban mai, ban mai có nghĩa là mỗi buổi mai

[66] Thách nhảy thi:Thách để đua coi ai nhảy hay hơn. Thách: Thách đố.

[67] Mương cái:Mương lớn. Trong vườn, nước vô ranhiều mương nhỏ nhờ có mương cáichuyển nước. Để ý mương cái khác với cái mương.

[68] Làm tài hay: Ravẽ mình hay hơn người khác. Nhóm chữ nầytương tợ với làmtài khôn, làm tài lanh

[69] Chấp (ai):chịu thiệt thòi, không kể, không tính. Trong cuộc thi,trong cá độ chấp làchịu cho phe kia hơn mình một vài chi tiết nào đókhi nghĩ rằng chấpnhư vậy mình vẫn thắng: chấp điểm,chấp tiền, chấp đi tiên, chấp đátrước, chấp chạy trước. Xưa có đánh chấp cây là chođịch thủ cầm cây mình chơi tay không. Đọc chấp sách làđọc thuộc lòng không cần mở sách….

[70] Cóc quỉ:Cóc lém lỉnh, tinh ma.

[71]Xuống vaidưới: Chịu là mình dởhơn đối thủ.

[72] Tài gì tài gì:Cách nói xưa của bấtcứ tài gì hoặc tài gì, khôngcần lập lại. X. chú về chữ làm làm ở trên.

[73] Vùi đầuvùi óc: Cắm đầu cắm cổ (đi, chạy,học hành, làm việc...)

[74] Hào hển:Thở không ra hơi. Mệt đứ đừ.Trương Vĩnh Ký viết hào hễn, chúng tôi sửatheo Huình Tịnh Của.

[75] Sảng hồn(sợ): Sợ thất kinh hồn vía nên quên tuốt.Sợ tới tên con cóc cũng không nhớ nó là con gì.

[76] Như chơi:Dễ dàng.

[77] Đánh phách:Nói miệng tài.

[78] Vật nhưvật nhái: Vật rất dễ dàng, không chút nào khókhăn. Trương Vĩnh Ký quá hay khi cho con khỉ nóinhư vậy vì nhái với cóc cũng cùng một thứloại.

[79] Báo hại tôigiờ: Báo hại tôi bây giờ. Chữ bây/bi đã được nuốt.

[80] Đậucật tôi lại với lưng anh: Cột hai đànglưng đâu nhau. Cật:lưng. Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng/Ngàn thu vẹn tiết gái Giang Đông. (Tôn ThọTường) Cật ngựa:Lưng ngựa. Chỉ Tôn Phu Nhơn xách gươm lênngựa đi theo chồng. Đậucó nghĩa là chung lại, như ởđậu, đậutiền (tiếng trong cờ bạc). Đâu có nghĩa hai đàng ráp lại,đối mặt, như gà nhà đâu mặt đá nhau. HTC:Đậu mối: Làm cho haimối đâu lại. Tathấy hai chữ đậu và đâu nghĩa gầngiống nên ngày nay tiếng đậucật đã được thay bằng đâu cật.

[81] Tôi hủy nóđi: Tôi giết, tôi diệt nó. Xóa sổ nó. Làm cho nóbiến đi.

[82] Đâmđầu chạy miết dài: Cắm đầucắm cổ chạy không nghỉ một hồi thiệtlâu.

[83] Nằm chinhchòng: HTC, Chinh chòng: Bộnghiêng đầu nầy, vòng đầu kia không yên mộtmực; bộ không tề chỉnh. Nằm chinh chòng thì nằm gác tay, gác chơnkhông xuôi xả. Khỉ chết nhăn răng, ngayđơ tay chưn thì nằm chinh chòng là phải.

[84] Nhiếc:Mắng; nhiếc mắng là rầy trách nhẹ hơnchưởi.

[85] Báo ngườita cho đến sức: Hại người ta đãđời. Hại cho nhiều.

[86] Ít oi: Ngâythơ, dễ dãi, ít nói. Ít oi thiệt thà: HTC, Chất phát,quê mùa, ít ăn ít nói, không biết đua tranh, không hay làm hungdữ, làm quỉ quái.

[87] Khờ khôngđi: Khờ quá chừng chừng, khờ quá mạng.

[88] Có mang: Cóbầu, có chửa.

[89] Nằm bếp:Sanh đẻ. Trước đây, độ 6, 70 nămtrước, khi sanh đẻ người đàn bàthường được đốt cho một lò thanđể dưới gầm giường sưởiấm nên thời gian nầy gọi là nằm bếp.

[90] Nó khờ nên nghĩ là chó cũng nhưngười.

[91] Không dám léolại gần: Chẳng dám léo hánh tới.

[92] In trí sẵn:Trong trí đã nghĩ rằngmsự thế là như vậy

[93] Nói trong mình:Nghĩ thầm, nói thầm.

[94] Hễđẻ thì hung: Hễ đẻ thì dữ. Kháiniệm nầy quá sai. Hung:Dữ.

[95] Nghé: Nhưnghen, hen, hén, ha. Âm cuối câu chỉ có cảm xúc mạnh,tùy theo người mà âm nầy thay đổi.

[96] Non da yếugối: Người xưa tin đàn bà mới sanhrất ương yếu.

[97] Giườngcữ: Giường nằm của đàn bà mới sanhcon. Cữ rất nhiều thứ cho chồng, chongười đàn bà đẻ, cho người thântộc. Cữ là cấm kỵ không phải sanh đẻ.Từ nằm cữ, ở cữ với nghĩasanh đẻ là hiểu theo nghĩa liên hệ đếnsự việc khiến cho nghĩa ban đầu bị phôipha đi. Cũng vậy người ta nói nằm lửa, nằmbếp để chỉ sanh đẻ.

[98] Thầy sãi:Sư trong chùa, để ý danh từ nầy, ngày nay khôngdùng nữa. Trong ChuyệnĐời Xưa có vài ba bài châm chọc thầy sãi, tôikhông cho là phỉ báng gì đạo Phật, mà chỉ vì cácthầy hiện diện nhiều trong sinh hoạt xã hộilúc đó. Cha cố, không được nhắc đếnvì thành phần nầy ngày đó không có bao nhiêu, sựhiện diện trong xã hội mờ nhạt nên không cómặt trong sách nầy. Tuồng San Hậu có hai sãi mầmlà Đạo Chuối và Đạo Xôi làm chuyện saiquấy nhưng tuồng nầy được hoan nghinhtừ bao nhiêu năm qua chứng tỏ ngườiđọc biết phân biệt giữa đạo Phậtvà thành phần xấu làm nhơ danh đạo nói chung.

[99] Làm đám:Cúng đám, tụng kinh siêu độ cho ngườichết.

[100] Chủ đám:Chủ nhà, người chịu trách nhiệm trong việctổ chức, chi tiêu của đám (quan, hôn, tang, tế)hôm đó.

[101] Lót lòng (ăn):Ăn uống chút đỉnh cho đở đói. Naytừ nầy chỉ có nghĩa là ăn sáng, điểmtâm. Đói bụng ăn giữ bữa ăn sơ sơ bahột mà gọi là ăn lót lòng thì bị cho là nói trật…

[102] Bổnđạo: Tín hữu của một đạo nàođó.

[103] Lua: Vàthức ăn vô miệng một cách mau lẹ, ănuống vội vã. Thí dụ: Luaba hột rồi còn có ra đồng kẻo trưa…

[104] Nước nôixong xả: Trà nước xong xuôi.

[105] Kiến cắnbụng: Đói bụng, đói cồn cào như bịkiến cắn trong bụng.

[106] Nhắmchừng: Đồ chừng, đoán chừng,độ chừng.

[107] Đánh mộtbụng: Ăn uống cho thiệt no bụng.

[108] Đánh mò theo:Đi theo dấu, đi theo cách của người đitrước

[109] Ai hay đâu:Ai dè, ngờ đâu.

[110] Chày mổ:Chày giả gạo. HTC, Chày có cán cầm mà mổ xuống.Tôi cũng chưa hình dung chày mỗ thời Petrus Ký nhưthế nào. Xin ai đó chỉ giùm.

[111] Coi thửgiống gì: Xem coi là cái gì, chuyện gì.

[112] Men: Đi rónrén, đi cẩn thận, đi lần lần theo, nhưmen theo bờ ruộng bờ kinh, bờ đất, bờrừng…

[113] Petrus Ký muốn đưa ra hình tượngcon người ai cũng thế, khi đói thì phảikiếm gì đó để cho vô bụng. Nhưng lúc đóimà biết giữ ghìn tư cách thì đáng trọng hơn.Tôi từng nghe nhiều chuyện khí tiết củanhững thầy Tuyên Úy, Phật giáo cũng như Thiên Chúagiáo trong các trại tù gọi là Cải Tạo rấtđáng khâm phục.

[114] Đứadại: Người khờ khạo.

[115] Chắc mótđể dành: Tiện tặng dành để phòng thân.

[116] Đểdập: Để dành. HTC, Dành dập: Làm cho có ngằn, cầnkiệm, giấu để; nhín nhúc. Từ để dập chưa thấy ở đâu khác,kể cả trong sách của Huình Tịnh Của hayTrương Minh Ký.

[117] Té ra một haiđồng: Sanh lời vài đồng. Đượcmột chút tiền lời.

[118] Chi độ:Tiêu dùng, xài.

[119] Lấy tiềncột lưng: Xưa tiền thườngđược đúc bằng kim loại, có lổ ởgiữa, người ta xỏ dây số tiền cần mangđi rồi cột trong mình, thường là ngang lưngquần.

[120] Bá vơ (đi):Đi không có định hướng, chẳng cầnbiết tới đâu. HTC, Đi bá vơ: Đi bậy bạ,đi rông vát.

[121] Đang cóchơi với nhau: Đương chơi đùa cùngnhau.

[122] Bàu sen: Bàu thường là hồ, cónước, tương đối nhỏ hơnđầm nhiều. Đầm thường là bùn, sìnhlầy, ít nước, thường có một loại chimsinh sống như đầm chim, đầm cò. Bàu, khácvới đầm. Khu bàu sentại Sàigòn ngày trước 1975 bị đổi thànhđầm sen là do người ta không phân biệtđược hai từ nầy. Người dân ởđây vẫn còn dùng từ bàusen để chỉ vùng mình ở trước đây cóhồ sen lớn, và đầm sen để chỉ khu vuichơi mới lập ở đó.

[123] Lanh: Khôngvặt, mau miệng.

[124] Bó tiền:Xâu tiền coi bộ hơi nặng.

[125] Đếmxỉa rồi (tiền): Đem tiền ra đếmrồi trao cho ai xong xuôi (để đổi lấyvật gì).

[126] Uớt, nguyênbản in sai thành ước.

[127] Xăn tròng vo:Xăn quần thiệt chặc khi lội nước.

[128] Mệt đà lelưỡi: Mệt quá thở không ra phải há miệngđể thở.

[129] Lật bậtmặt trời đã xen lặn: Chẳng bao lâu thìmặt trời đã lặn. Xế chiều, tốitới nơi.

[130] Lằm lủi:Cắm đầu cắm cổ mà đi. HTC, lằm lủi: Cứ lủilủi đi tới một bề.

[131] Muađược giống gì?: Mua được thứgì? Mua được gì?

[132] Mắc mớp:Bị gạt. Bị lừa.

[133] Gạt lớp:Gạt. Lừa, phỉnh…

[134] Kể lạiđầu đuôi gốc ngọn: Kể lại chitiết từ đầu đến cuối.

[135] Mắng chomột cấp: Chưởi một hồi.

[136] Gằmđầu: Cúi đầu, chẳng dám ngước lênkhi bị rầy la. Gụt mặt. Chỉ tình trạngxấu hổ hay sợ sệt.

[137] Lão kia:Người kia, cách nói nầy như nói thằng cha kia, chakia…không có nghĩa là một người già.

[138] Cực thì thôi:Nhóm chữ chỉ sự xót thương, tội nghiệp.Cơ khổ.

[139] Khéo lo khéoliệu: Biết tính toán, biết lo xa.

[140] Mạnhgiỏi: Có sức khỏe.

[141] Ngặt: Cáikhó khăn. HTC, Ngặt: Nguy hiểm, gian nan, túng cùng hếtthế.

[142] Cứt cò: Còkiếm ăn, tìm chỗ có nhiều cá, thườngđậu trên cây gần đó, ỉa cứt, dính trắngcây, nông dân có kinh nghiệm biết chỗ nước ởđó có cá.

[143] Lăng căng:Vội vã, lo túi bụi. Nay ta nói lăngxăng mặc dầu thời Petrus Ký hai từ nầyđều được dùng.

[144] Đó (cái):Dụng cụ để bắt cá.

[145] Bần (cây):Loại cây mọc mé nước, có nhiều ở vùng sôngnước miền Nam, trái chua chua chát chát, con nít nhà quêthường bẻ ăn cho vui miệng khi đi tắmsong, leo cây… CD: Bần gie đơm đớm đâu sángngời./ Lỡ duyên tại bậu trách trời sao đang.

[146] Thường trong dân gian ngày trước cónhiều chuyện như cười ngạo ngườikhuyết tật, Petrus Ký ở đây chỉ ghi lạibằng giọng văn của ông. Nên đọc chuyệnnầy để hiểu rằng lời dặn không rõ ràngthì người nghe dễ hiểu sai lệch hơn làđể ý đến sự thiếu thông minh củangười khờ khạo mà cười ngạo.

[147] Gành (cái):Chỗ đất gie ra bên mé biển, như Gành Ráng, gànhHào.

[148] Cứng gối:Nói đàn bà sau khi sanh để một thời gian thìmạnh trở lại. Đây chỉ cua cái, vỏ cứnglại sau khi lột.

[149] Kế lấy:Kế đó, sau đó.

[150] Rát rao: Rát, rátlắm.

[151] Vô tình: Không cótình cảm với ai. Nay nói vô cảm, chữ vô tình chỉnói về trường hợp vô ý, không để ý

[152] Không màngđến: Chẳng để tâm đến.

[153] Ngồi lêđôi mách: Đi xạo sự đằng nầyđằng nọ. Nay nói là đi tám chuyện, đi buônchuyện.

[154] Nhơn vậtđạo đồng: Tánh người và tánh thú vậtcó điều giống nhau. Chuyện nầy gần đâyđược viết thành bài ca Vọng cổ rất hay.Thiệt ra một vài trường hợp chứ khôngphải là tất cả. Ông Trương Vĩnh Ký có qua biquan chăng?

[155] Mắc:bị, bị thua.

[156] Bắttrước mũi: Từ đằng trướcmũi mà đi tới.

[157] Rừng cao:Rừng nhiều cây cao lớn.

[158] Quá cha tao đinữa: Hơn cha tao nữa. Nay nói: quá cha tao, hơn chatao, quá cha tao nữa, hơn cha tao nữa. Tiếng đitrong câu nầy đã bị biến mất.

[159] Láo dinh láo quê:Nói láo ở thành phố, ở nông thôn.

[160] Ngồi ghé:Ngồi chỉ để một phần đít lên ghếthôi, tỏ ý kính trọng người đươngngồi ở đó

[161] Lậtđộ: Làm cho lòi chành, làm cho thấy bên kia là sai trái màcứ nói mình phải. HTC đưa ra một nghĩa khácnữa: Lật độ: Pháviệc tức ngang. Đàng gái lậtđộ, không chịu gả con.

[162] Sẽ cho tôi: Chia cho tôi.

[163] Miếng sành:Miểng sành, mảnh bể của chai lọ, đồsứ…

[164] Lả mặt:Rách mặt.

[165] Tôi đi đây:Tôi đây. Cũng cũng như nhiều câu nói khác, chữ đi nay đã bị biếnmất

[166] Ăn trọnmột mình không đặng: Câu nầy không đúngvới sự kiện trong chuyện vì thằng kia đemtiền của mình ra mà đùa giai.

[167] Trớ trinh:Nói qua nói lại, lật lọng, HTC, Trớ trinh: Nhiều lời nói,dối trá, láo xược.

[168] Lịch sự:Đẹp, có nhan sắc. Chữ nầy nay đã biếnnghĩa thành ra là người biết cách giao tế.

[169] Gắm ghé:Muốn đi hỏi cưới.

[170] Đi nói:Đi hỏi cưới con gái nhà ai.

[171] Hết sáchhết vở: Hay quá. Hay còn hơn sách.

[172] Vậy thì ngày trước chuyện làmrể bị xù, bị lật độ, nói theo ngày nay làbị bẻ chỉa không cho cưới cũng là khábộn bàng!

[173] Cứ mựcthiệt mà làm: Sống, hành động thiệt thà,chơn chất.

[174] Tớinước: Tới lúc, tới cở, tới hoàncảnh… chữ nước nghĩa nầy còn thấyở từ hết nước, thua nước,nước tiên, nước hậu…

[175] Đườngcâu ống: HTC, Câu ống: Câucó ống nối cũng là cách câu dầm. HTC giải thích hàtiện lời quá, tôi chưa thấy cái câu ống nênđọc lời giải thích nầy cũng chưa hìnhdung được câu ống ra làm sao. Xin chỉ giùm.

[176] Cáiđường câu: Theo nghĩa của đoạnnầy thì đây là cái cần câu. HTC: Đàng câu: Sợi dâycâu. Điều nầy cho ta suy ra ngày xưa có lúcngười ta câu không dùng cần câu mà chỉ thảxuống nước sợi dây câu thôi, như trẻnhỏ nhà quê thường dùng.

[177] Lỡ bữa: HTC,Đương ăn nửa bửa; không nhằmbữa ăn, quá bữa ăn. Anh tới lỡ bữa, khôngbiết làm sao. Ở đây có nghĩa là lúc thiếuthức ăn.

[178] Vàm: Chỗcửa sông, như Vàm Cỏ, vàm Tượng, vàm Tuần.

[179] Câu đồ:Có lẽ là đồ câu in sai?

[180] Đá hàn:Đá ngầm dưới long song, lòng rạch.

[181] Hò lơ hòdịch (kéo câu/lưới): Kéo hết sức, kéomệt thở le lưỡi. Hò lơ là tiếng hò cuốicâu để làm khiến cho bớt mệt khi nhiềungười làm công việc nặng nhọc.

[182] Bọc tronglưng: Giấu trong lưng quần.

[183] Giập bãtrầu: Thời gian ngắn chừng ăn xong mộtmiếng trầu.

[184] Nhai nguồm nguàm:Nhai miệng đầy thiếu điều rớtthức ăn ra ngoài. HTC, Nhai ngỏm ngoãm: Nhai lớn miệng,miệng cham bam.

[185] Quải cho ôngbà: Cúng cơm cho vong linh ông bà hưởng. Đám giỗông bà.

[186] Ầm ạp:HTC không có từ nầy mà chỉ có từ ầm ầm ai cũng đã biết nghĩa.

[187] Kiếu về:Xin phép về sớm trogn đám tiệc, đám hội…Lời nói lịch sự.

[188] Dùn dây:Thả lỏng, thả thêm cho dây dùn lại. CD: Dây dùn khóđứt bạn lang khó tìm.

[189] Xẻ(đầu ) ra: Tét đầu. Thương tích hởmiệng.

[190] Xát vô: Trét vô.

[191] Rát rao: Rát, xótxa, rát quá.

[192] Thú thiệt là tôi không thích cái chuyệnnầy, ghét nữa là khác. Ai đời ông già có con gáicưng mà quyết gả cho thằng nào láo thiên láođịa,vậy thì nói láo lên ngôi sao? Hay là TrươngVĩnh Ký có tài tiên tri cho cả trăm năm sau?

[193] Ngay từ câu đầu Trương VĩnhKý đã cho thấy ông chê bai nghề nầy. Bói ra ma!

[194] Ứng (bói):Bói trúng.

[195] Đánh phách:Làm phách.

[196] Khua miệng rân:Ba hoa về tài của mình.

[197] Có mất con rùavàng: Cách nói kiểu dư chữ nay không được dùng nhiều nữa.

[198] Võng dá: Nguyênbổn viết như thế, tự điển viếtvõng giá, tức võng lọng, những thứ dùng mờirước quan chức hay người đáng kínhtrọng. Như xe limousine ngày nay! Nói láo đời nàocũng vậy, ăn trên ngồi trước thiên hạ.

[199] Bấn bíu: Lolắng quá nhiều. Bấn xúc xích.

[200] Lo đái ra cây:Lo quá sức.

[201] Bay đầu:Bị xử trảm. Xưa làm việc với vua, ngán cáichuyện nầy do thất bại hay không vừa ý vua

[202] Bịt khănbận áo: Sửa soạn áo quần tề chỉnh.Nhờ TRươgn Vĩnh Ký dùng chữ bịt khăn tanay hình dung được phần nào lối ăn mặcngày xưa: Khăn bị trên đầu khi rađường. Nó là hình thức đầu tiên củakhăn đóng sau nầy.

[203] Liệuphương nào: Tính cách nào, nghĩ cách gì đóđể giải quyết vấn đề.

[204] Thông thiênđạt địa: Biết chuyện trên trờidưới đất. biết nhiều điềungười khác không biết.

[205] Anh thầy:Dùng từ kiểu nầy cũng là dụng ý của tácgiả, như chữ va ở dưới, coi thườngtên thầy bói.

[206] Hở hơi:Thở ra khoan khoái, hết lo rầu.

[207] Mà hòng sợ:Đừng lo sợ.

[208] Mới hởhơi: Mới thở được, mới hết lolắng.

[209] Lới bình luận thường có cuốitruyện của ông Trương.

[210] Vạcđồng (cái): thứ chảo thiệt lớn làmbằng đồng. Vạcđồng (con): Loài chin ăn đêm tiếng kêu nghenhư vạc vạc từ đó có tên

[211] Bán quách: Bánliền. Từ quách đisau một động từ làm cho động từ có tínhcách thực hiện liền ngay, không chần chờ,chẳng suy nghĩ: mua quách, lấy quách con đó cho xong,bỏ quách nó đi..

[212] Cứ cù lầnhoài: Cứ hẹn nay hẹn mai, cứ lần lữa.Nay nói: Cù cưa cù nhằng, cùnhầy. Chữ cù lần nay mang nghĩa khác là ngungốc, không được lanh lợi, hoặc là tênmột giống khỉ nhỏ con.

[213] Túng thế:Không còn cách nảo khác.

[214] Đơn quì:Tôi không hiểu từ nầy, chẳng lẽ làm đơnthưa đến qua phải đội đơn mà quìchờ nghe xét?

[215] Vạcđồng: Con vạc sống, không phải con vạclàm bằng đồng. CD: Cáicò cái vạc cái nông/ Sao mầy đạp lúa nhà ông hỡicò…

[216] Không có rạch:Không rạch ròi, chẳng rõ ràng.

[217] Mắc lý:Bị thua lý với đối phương trong sự tranhkiện….

[218] Báo cho bỏghét: Báo thù, báo hại cho hả giận, như cô kiatạ acid tình địch….

[219] Xúc gan: Tứcmình, giận quá sức giận. HTC cắt nghĩahơi khác chút đỉnh: Chọc giận,làm cho tức mình. Các bản in sau nầy không hiểuchữ xúc gan nên đã sửa lại là tức gan. Hếtbiết!

[220] Mang nhơxấu tiếng: Bị chê bai.

[221] Trẻ:Tiếng gọi chung chỉ người giúp việc.

[222] Cũi: HTC, Đồđóng bằng cây, tra song mà không đóng bịt (bít bùng);đồ nhốt thú vật làm bằng cây có thể mà khiêng,cũng có khi dùng mà nhốt người ta; nhốtngười nặng tội mà khiêng đi.

[223] Nhào nó xuống: Liệng nó xuống, đạp nó xuống.

[224] Bực sông:Mé giáp nước của bờ sông. Chỗ cao thấpxuống gọi là bực, nay còn bực thềm, bựcthang, bực tam cấp… nhưng không còn ai nói bực song.

[225] Làm mưu:Lập mưu kế.

[226] Tran: Cái khámthờ, thường đặt trên cao trong nhà. Tran thờ, Phật, thờthần tài. Nay thường dùng nói châm ngạo kẻsợ vợ: Nó lập tranthờ bà!

[227] Nghe lọt vàotai: Nghe phải lý lẽ, nghe vừa ý.

[228] Lăng căng:Lật đật. Cử chỉ lẹ làng.

[229] Mấy chục năm trước tôi cònthấy người cùi đi ăn xin nhan nhãn ngay ởSàigòn. Thời Đệ Nhứt Cộng Hòa hình như cóchủ trương gom lại những người xấusố nầy nên không thấy nữa.

[230] Làm tỉnh:Giữ thái độ bình tỉnh không cho người khácbiết mình đang gặp rắc rối hay đang mưutính điều gì.

[231] Lành trơn:Thường phung cùi thì bị lỡ lói. Bây giờ lànhtrơn nghĩa là hết, da lại trơn tru…

[232] Đã tật:Tức đả tật nghĩa là trừ bịnh, đánhbạt bịnh đi. HTC trường hợp nầy cho là có nghĩa làm cho bớt, chohết, như dã thuốc độc, dãrượu, dã say, ông còn dẩn và giải thích câutục ngữ: Thuốc đắng dã tật, lờithật mất lòng: Thuốcđắng khó uống mà bịnh lành, lời thậtmất lòng mà hay sửa tính nết.

[233] Đi xẹo:Tránh đi chỗ khác. HTC, đi tránh, đi lãng. Chữ xéo ngày nay là có nguồn từchữ xẹo.

[234] Táo tác:Kiếm tở mỡ.

[235] Đạp dộng: Đạp nhầu, đạpđại. HTC, Đạp đùa,đạp tống. Lấy chơn mà đánh cho ngã ra.Đạp dộng cữa ngõ.

[236] Đi miết:Đi thẳng một lèo, đi không ghé nơi nào, lầmlũi mà đi.

[237] Mất côngmất linh: Mất công, uổng công. Công linh/công lênh: Công việc. Quốc Văn Giáo KhoaThư: Công lênh chẳngquản bao nhiêu./ Ngày nay nước bạc ngày sau cơmvàng.

[238] Kiếmphương thế gạt chúng: Tìm cách lừa đãongười ta.

[239] Lăng căng:Lật đật, lăng xăng.

[240] Thấy dị:Lấy làm lạ.

[241] Và khóc và nói:Vửa khóc vừa nói.

[242] Bệu bạo:Nói không rõ ràng trong khi khóc nên tiếng khó nghe.

[243] Lộn lưng:Cách đem tiền theo mình ngày xưa. Bỏ vô lưngquần lộn lại vài ba lần cho tiền khỏirớt. Kẻ lộn lưng thường bị bợmbãi lật lưng lấy hết tiền. Cũng dễbị rớt tiền vì chỉ vô ý hay bị ai giựtquần cho tiền rớt ra.

[244] Lặn hếthơi không được: Lặn không đủ hơinên không thể xuống sâu được.

[245] Ních đồ vô:Bận đồ vô. Nay chữ níchnầy chỉ còn dùng cho nghĩa chữ ăn mà thôi

[246] Tử tế:Nói về sự ăn mặc tươm tất, có vẽphong lưu.

[247] Nhờ tổ:Nhờ ông bà, tổ tiên.

[248] Đủ nomọi bề: Đầy đủ mọi thứ.

[249] Ngay cán cuốc:Ngay đơ, thẳng cẳng.

[250] Chuyện nầy theo tôi ông Trương VĩnhKý không nên kể lại vì tính chất vô luân của nó. Cóđâu vì một chút giận hờn mà tính kế giếtcháu ruột. Rồi thằng đó gạt để cho ngườicùi bị chết, gạt để giết chết chú nó…Bậy! Bậy! Bậy! Quá bậy!

[251] Kiếmchước nói giải cho xuôi: Tìm cách giải thích chonghe được.

[252] Râu tài:Sợi râu thường mọc đơn lẽ hay mọctrên nốt ruồi, được giải thích là râu tài:râu của người có tài nghệ gì đó hay dễkiếm được tiền…

[253] Anh va: Anhchàng, anh ta, hắn…

[254] Bịnhrước thầy đi chữa: Nhà có ngườibịnh nên rước thầy đến trị..

[255] Truông: Chỗđi nguy hiểm trong rừng, trong núi, thường cócọp voi hay cướp đảng.

[256] Ném qua bên kia:Về phía bên kia.

[257] Bánh lớ: Bánhlàm bằng bắp đâmnhỏ rang lên rồi pha với đường, vắtlại thành viên. Như một loại cốm. Miền Tâycách nay chừng gần thế kỷ còn có. Nay không thấynữa, hiện chỉ còn ở vùng Nam Trung Việt vàđã được biến cải bằng nhiềuthứ bột khác nhau.

[258] Xợt xợt: HTC, Bộđi xăm xúi; đi trờ tới, đi lỡbước.

[259] Sạt(tiếng): Tiếng động khi đánh vào khóm lá..

[260] Một chặp:Một lúc khá lâu.

[261] Mặt cắtkhông đặng một chút máu: Sợ xanh mặt.

[262] Thất thanhđi vậy: Sợ quá vậy? Chữ đi nầy bâygiờ không dùng nữa.

[263] Chú chàng:Như chữ anh va ởtrên. Tiếng chỉ ngôi thứ ba có chút diễu cợt.

[264] Sợ té đái:Sợ quá, nước tuông ra quần.

[265] Mượnsợ: Không sợ, biệt sợ, nỏ sợ.

[266] Chú nghỉ: Nhưtiếng anh va, chú chàng ở trên. HTC, chú nghỉ: Tiếngkêu chơi, hiểu là nó, tên ấy, chú ấy, ngườiấy, anh ta. Kiều: Gia tư nghỉ cũngthường thường bậc trung. Vậy thì nghỉkhông phải là tiếng riêng của Hà Tỉnh, cóđiều là chữ nầy ít thấy ở miền Nam.

[267] Mẻ:Tiếng đầu câu chỉ sự ngạc nhiên như quái, lạ

[268] Phải ởđâu: Đâu phải!

[269] Bá láp: Khôngđúng, bậy bạ. HTC, Bá láp: Hư, càlếu, không nên việc gì. Đi báláp; làm bá láp.Vậy nhìn bá láp là nhìntầm bậy thứ gì của ai, không đúng. Nói bá láp là nói lộn xộn,chẳng đâu vô đâu, vô lý.

[270] Chạngvạng: Lúc trời vừa sâm sẩm tối.

[271] Chạy sảnghốt: Chạy trong kinh hoàng. HTC, Sảng hốt: Hoảng kinh, không cònnhớ sự chi.

[272] Cho mà coi: Naythường nói cho coi.Tiếng nói có khuynh hướng đơn giản từtừ.

[273] Quả(thấy): (Thấy) thiệt như vậy, đúngnhư vậy.

[274] Chưnghửng: Ngạc nhiên. HTC, Chưng hửng: Sửng sốt, lấylàm lạ, không dè.

[275] Hồi:Hồi đó, lúc đó.

[276] Ông bà son:Cặp vợ chồng trẻ, hiểu là cưới nhaukhông lâu lắm.

[277] Trờiđộ vận: Gặp may mắn. Hên.

[278] Thỉnh thoảng ta gặp trườnghợp dùng chữ khác với chữ trong Nam thườngdùng như thế nầy, như chữ ném, chữ chúnghỉ trong chuyện thứ 14.

[279] Ăn hung quá:Ăn nhiều quá, ăn dữ quá xá. Hung đi sauđộng từ  tạo nênnghĩa nhiều, lắm như đánh hung cải hung, giãydụa hung lắm…

[280] Bung kia chảonọ: Các nồui lớn nhỏ đựng nấuthức ăn.

[281] Túng thế:Hết cách.

[282] Còn đang hàocường: Lúc khá giả, lúc có của ăn củađể.

[283] Và vàng và bạc:Vừa vàng vừa bạc. Cách nói và… và nay nói vừa…vừa thấy rất nhiều trong chuyện ĐờiXưa.

[284] Bảymươi muôn lượng: Cách nói xưa của bảytrăm ngàn lượng. Muôn: Mười ngàn. HọcLạc nói xách mé người bạn giàu keo kiệt khi dùngchữ muôn (10 000) để nói chữ muông (thú vật): Tôikhó anh giàu đã hóa muôn.

[285] Túng (tiền):Lúc thắt ngặt không có tiền chi dụng. Túng (thế):Hết cách. Bí lối giải quyết

[286] Nhẹ hều:Nhẹ tênh.Nhẹ hễu.

[287] Vạm vỡ:thân thể cường tráng, bắp thịt rắnchắt.

[288] Ở rừngở buội chèo queo: Ở cô độc trong rừng

[289] Đảnh núi:Đỉnh núi, chóp núi.

[290] Búng má: Phùng málấy hơi.

[291] Coi khá mòi:thấy có vẽ được, ưng ý.

[292] Cuốn áo:Sửa soạn, chuẩn bị quần áo để điđâu.

[293] Dị kỳtướng: Hình dáng lạ lùng. tướng tá lạlùng.

[294]Lục thục: HTC, Lục thục: Thủng thỉnh,chẫm rải, lần lần, kế theo. Tôi nghĩ là ÔngPetrua Ký muốn diễn tả ý nhởn nhơ. Chữ lục thục khiến tanhớ đến chữ lúcthúc, mà HTC định nghĩa là: Lui cui, lục đục, xây ra xây vô trong mộtchỗ. Vậy thì lục thục mang nghĩa vui thíchở chỗ vắng trong khi lúc thúc chỉ sự côđộc cũng ở chỗ vắng vẻ.

[295] Đểrục: Để cho rữa nát mất thịt còntrơ xương. Nấu thịt cho rục là nấu thothiệt là mềm.

[296] Bắc thảo:HTC rất ích lợi khi cho từ nguyên của chữnầy: Bắc thảo: Nólà Bắc-đẩu, nói theo tiếng Phúc-kiến. Tên xứở bên Trung-quấc. Hàng bắcthảo, hiểu là hàng tốt.

[297] Gởi dộng:N:hắn gởi. Dộng là nói với kẻ bề trên,như nói với vua, với quan lớn.

[298] Quách (hại):Giết nó ngay đi.

[299] Làm nhăng màkhốn: (Họ) đánh ta, hại ta thì ta rất nguyhiểm.

[300] Léo: Mưuchước. Từ nầy tôi chưa từng thấyở chỗ khác.

[301] Rậpxuống: Ngả rạp xuống.

[302] Bợm:Người.

[303] Ăn (nó ănta đi): Thắng trong cuộc đánh nhau, cờbạc, tranh giải, thi tuyển…

[304] Hểu hểu:Nhẹ hều nhẹ huể.

[305] Tốtphước: May mắn nhờ phước đứcông bà để lại. Quan niệm xưa về sự thiđậu, sự làm quan, chuyện gặp hên…

[306] Tham tâm: Lòngtham.

[307] Lỡ vận:Vận không may, chẳng thi đậu hay làm nên chuyệngì…

[308] Không ra kháchđược: Chẳng thể ra tiếp khách.

[309] Lễ mễ:Vật làm lễ cho người nào đó để mongcầu cạnh hay tỏ lòng tôn kính.

[310] Lẻođẻo: Đi tới chỗ nào hay đi theo ai hoàihoài.

[311] Heo choai: Heovừa vừa, không lớn không nhỏ.

[312] Lếu láo:Làm chuyện gì cho có, miễn cưỡng, chẳngthiết tha.

[313] Bỏ ra vềmột thể: Bỏ ra về thẳng, bỏ đimột nước, chẳng cần quay mặt lại.

[314] Bay/bây:Tiếng ở cuối câu chỉ nghĩa ngạc nhiên màmuốn nói cho người khác nghe. Ở đây cùng tácdụng của chữ hangày nay. Thằng nầy phạm thương ha!

[315]Điềm chỉ: Lăn tay, lăn tay để lấy dấunhư chữ ký ngày nay.

[316] Làm tờ: Làmtờ cam đoan, làm giấy cam kết. Xưa ngườibiết chữ ít nên cần giấy tờ gì phảimướn người có học (học trò) làm giùm.Thơ tuồng hát bội Trương Ngộ có mộtđoạn dài mô tả rõ ràng chuyện làm tờ…

[317] Dướikế lấy đó: Nay nói gọn hơn nhiều:kế đó; ở dưới; kế ở dưới;dưới đó…. thường không cần chữ lấy.Ghi nhận nầyđể cho thấy cách nói hơn trăm nămtrước đến nay đã thay đổi nhiều.

[318] Bài nầy tôi đọc lại hai ba lầnmới hiểu hết ý nghĩa. Tại sao lại làthằng đi ăn ong? Sáp giống như thứ gì?

[319] Thằng hátbội: Cách nói khinh thị nầy là theo quan niệmxưa, chắc là phổ thông chớ không riêng gì củaPetrus Ký.

[320] Xâm (nói): Nói xagần để chọc mà người nghe khó lòng bắtbẻ. HTC, Nói xâm: Nóilời châm chích, xóc hông, nói bài biếm.

[321] Đi ăn ong:Đi lấy mật ong trong rừng.

[322] Xong đời:Chết.

[323] Chàng hảng:Đứng bẹt hai chưn ra.

[324] Xí hụt:Tiếng ngạo cười rằng bắt khôngđược, chụp không trúng.

[325] Cũng cóthằng khác… Lại  là cáchnói khi dễ diễn viên hát bội như bài trên. Tưtưởng xướng ca vô loại  đến thời nầy vẫncòn…

[326] Ít đàng: Vàiđường cày. Ruộng, cày bắt từđầu  nầy tớiđầu kia là một đường.  Mới cày ít đàng là không càyđược bao nhiêu.

[327] Nổi thầnhung: Nổi giận.

[328] Xóc tâm (nói):Nói chạm khiến người ta phát giận mà khó thể lên tiếng.HTC có từ nói xóc óc mà khôngcó từ nói xóc tâm.

[329] Trong khi diễn tuồng hát bội, phíadưới khán quan người ta chọn ông nào có vaivế ở địa phương và biết rành hátbội được vinh dự cầm chầu đểđánh trống thưởng. Khi diễn viên diễn hay háthay thì người cầm chầu gỏ vào tang trống(thành trống) để chầu hay đánh vào mặttrống để thưởng. Nên nhớ rằng mặttrống lúc trước được làm bằng da trâuthuộc…

[330] Điếc lác:Điếc.

[331] Năng:Thường.

[332] Mới tớinhậm: Mới đến nơi nhận việc caitrị.

[333] Chẳng lành thìchớ: Bị xui xẻo.

[334] Quở:Rầy.

[335] Ngang quá ghẹ:Con ghẹ, cua bò ngang chớ không bò tới nên ngườita nói nó là ngang. Nay nói ngang như/hơn cua.

[336] Dễngươi: Coi thường, lờn mặt.

[337] Cờ bơcờ bấc (đánh): theo văn cảnh ở đâythì ta có thể cắt nghĩa là: Đánh cho te tua… HTCviết nhóm từ nầy cách khác hơn và giải thích cáchkhác. Cù bơ cù bất: Bộtất bất nghèo nàn, không chỗ nương dựa.

[338] Lếu: Làm chuyệnlăng nhăng, không đúng.

[339] Leng keng: Thúthiệt là tôi không biết nghĩa từ nầy. Theovăn cảnh thì đây có thể là chữ lơn tơnđã bị đọc theo âm miền ngoài. Nhưng saoTrương Vĩnh Ký lại viết theo âm của miềnngoài? Hơi khó hiểu. Cần có người cao kiến.

[340] Mét: Máchlại chuyện gì đó cho người lớn vềviệc quấy của ai.

[341] Quạu quọ:HTC cắt nghĩa từ nầy rất đạt. Quạuquọ: hay giận,hay gây, chuyện lành sanh dữ , tuồng mặt không vuivẻ.

[342] Lảng tai:Tai bị bịnh nghe không rõ, tiếng đượctiếng mất.

[343] Khuấy chơi:Chọc phá nho nhỏ để mua vui. Chẳng hạngiấu đồ vật của ai cho người ta tìmđã rồi mới chỉ..…

[344] Nhảy càtứng: Nhảy lên nhảy xuống vì vui mừng. PetrusKý viết cà tứng hailần trong bài nên không thể cho là in sai, nhưng tôi nghe nói cà tửng bao nhiêu năm nay. Dấuthinh theo thời gian biến đổi là thường.

[345] Con mẻ: Conmẹ ấy. Nay mấy từ kiểu nầy (thằngchả, ổng…) dùng cho người mình không ưa, không nóimột cách bình thường như thời của Petrus Ký.

[346] Lùi (khoai lang):Nhét khoai lang vô trong đống than đương nóng đểnướng. Thay vì đống than là đống trođương nóng gọi là lùitro. Hột mít lùi tro, ăn no té địt…(con nít hátchơi.)

[347] Lơn tơn:HTC, Lơn tơn: Bộ lật đật đimột mình. Lơntơn xách góiđi theo. Lúc nhỏ tôi nghe người lớn hỏi:Mầy đi đâu mà lơn tơn đây? Chữ lơn tơn trongtrường hợp nầy cắt nghĩa khác với HTC!

[348] Thấy bóng:Thấy dạng ở xa xa.

[349] Mà mắc nó nóngquá: Vì nó nóng quá. Lối nói xưa ở miền Nam ưadùng từ mắc: Mắccười mắc ỉa…, mắc coi chừng con nít…

[350] Vợ chồng ngày xưa thường mầy tao với nhau.Người bình dân ở trong đồng ruộng xa xôihiện tại cũng còn dùng lối xưng hô nầy.

[351] Lụcđục: Lúc thúc làm công chuyện dưới nhàbếp. HTC: Lục đục: Khuađộng; khua cái nầy động cái kia; bộ haychuyển chệ; soạnsành khua động; xây ra xây vô ở trong nhà; chậmchạp. Ngày nay từ lụcđục mang thêm nghĩa mới rộng hơn làvợ chồng xào xáo cơm chẳng lành canh chẳngngọt.

[352] Nhớ trực:Giựt mình nhớ lại chuyện chưa hoàn thành, Nay cóthể nói trực nhớ.

[353] Tốt kiếpthì thôi thê: Tiếng than chỉ bất hạnh, chẳngmay. Chữ thê nhấngiọng nay đã không còn!

[354] Nổi xung:Nổi hung, phát giận. Từ hungbiến thành từ xungchăng?

[355] Trỏng (ởtrỏng): Ở trong ấy, trong đó.

[356] Cũng là một sanh hoạt đáng ghicủa hơn thế kỷ trước.

[357] Bồ lúa:Đồ dựng lên để cho lúc khỏi tràn ra ngoài.

[358] Đói bụngthét: Thét là thúc tới, đói bụng thét là đóibụng nhiều, bắt muốn ăn.

[359] Ngó quanh ngóquất: Ngó chung quanh để tìm một chỗ vừaý  hoặc coi có ai để ýđến mình hay không.

[360] Trờm tới: Đitrờ tới. HTC cắt nghĩa là: Xơm tới, lố tới.Trong khi Xơm tới thì ông cắt nghĩa là Áp tới, xốc tới, xốcvào. Vậy thì ta có thể hiểu thêm rằng đi trờm tới là đitới chỗ nào đó mà mình vô tình không chú ý đếnchung quanh.

[361] Sớt:Đem từ phần nầy chia cho phần kia. Ởđây con dâu nói rằng mình đem ra để sớtbớt cho mẹ chồng, chị ta không nói bưng chomẹ nguyên chén chè.

[362] Viết chuyện có giải thích kiểunầy Petrus Ký muốn người đọc hiểuhơn nhưng làm cho kỷ thuật viết mất cái hayho đi. Khuyết điểm nầy thấy nhiều trongtập chuyện Đời Xưa.

[363] Bốn bềđá dựng: Bốn bên đều là đá cao ngất.

[364] Sóng tạtbổ ầm ầm: Sóng đánh mạnh vỗ vào ầmầm.

[365] Canh giữ nhặt nhiệm: Canh giữ nghiêmnhặt.

[366] Thiên hạđồn dực: Người ta đồn om lên,đồn rần. HTC viết là đồn rực vàđịnh nghĩa là nói om, nói rân. G. Hue viết nhưTrương Vĩnh Ký.

[367] Rờ rẫm:Rờ với sự nâng niu sung sướng. Nàng tiên thích cáihoa đó quá!

[368] Ấy là các tiên cùng đi với TừThức.

[369] Gãy lưỡi(nói): Năn nĩ hết lời, hết sức.

[370] Quan lão: Ôngquan, tiếng gọi tang bốc, không phải là quan già.

[371] Nưng cái hoa:Bợ cái bông lên, nâng lên.

[372] Cổ: Côấy.

[373] Khoăn khoái:Nhớ lắm. Từ xưa không phải khoan khoái chữthường dung hiện giờ.

[374] Lồm cồmchổi dậy: Đương nằm bỗng chốngtay ngồi dậy mau mắn.

[375] Xuồng ong:Xuồng nhỏ chỉ dùng cho một người ngồi.

[376] Đủ nomọi đàng: Đầy đủ mọi thứ.Để ý chữ no ngàyxưa có nghĩa là đầy đủ, nhiều.

[377] Ổng: Ôngấy.

[378] Mà khốn: Màbị nguy hại. Bị gặp chuyện không may.

[379] Mẽ:Tiếng đầu câu tò sự ngạc nhiên và tựhỏi. Như tiếng Oh! của Pháp.

[380] Giống gì:Thứ gì, chuyện gì.

[381] Lục tặc:Theo giáo lý nhà Phật sáu thứ: sắc, thinh, hương,vị, xúc, pháp, điều khiển bởi 6 phần trongcon gười ta là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý,làm cho người có khuynh hướng thụ hưởngkhiến khó tu hành nên được gọi là sáu giặc.Trong dân gian, người bình dân hiểu lục tặc làsự tò mò không chính đáng.

[382] Lục tặcđem vùng mở phứt ra: Ta nên hiểu câu nầynhư sau. Sự tò mò khiến ông ta mở liền cánhcủa ra, không nghĩ ngợi gì.

[383] Còn nhỏ trai:Thanh niên, con trai còn trẻ.

[384] Hay cầu vui:Ham vui.

[385] Chó vện:Chó có nhiều sọc lông vàng. Vện, HTC, Chó vện: Chó văn xiên xiên mà dài.

[386] Lợt xợtvô: Đi vô mà không chú ý gì tới chung quanh.

[387] Đạplăn cù: Đạp khiến đối tượng ngãlăn.

[388] Nổi ốc:Sợ quá, trên da ở mỗi chơn lông nổi lênnhững chấm nhỏ, người ta kêu là ốc.

[389] Tởn không dám:Sợ, chừa không dám nữa. Nay ta nói tởn hay không dám. Khôngcần dùng cả hai.

[390] Gò Quao,cũng như nhiều vùng khác của Lục Tỉnh ngàyxưa có nhiều cọp. Gia Định Nhất ThốngChí của Trịnh Hoài Đức có nói nhiều chuyện vềcọp ở Gia Định. Những nơi xây dựng thônlàngtrên đất cao thường có địa anh là gò: Gò Đen,Gò Dầu, Gò Kén, Gò Dưa. Gò Chén.

[391] Lỉnhnghỉnh: Nhiều quá, nói về thú, khi nói về loài bòsát thì người ta nói lểnh nghểnh.

[392] Sinh hoạt nầy cũng rất hay khóthể tìm ở đâu: Ăn dừa nước non thếchuối chát mà phải chống xuồng đi vô rừngđể kiếm.

[393] Thấy cọpdội lại: Đương chạy tới, thấycon cọp nên lật đật ngừng lại. Dội lại: Đươnglàm chuyện gì mà ngừng lại không làm vì nhận thấybất lợi gọi là dội lại.

[394] Chạymiết: Chạy không ngửng nghỉ.

[395] Lòn bóng: Theonhững chỗ không có ánh sang mà đi vô đâu…

[396] Trính: Câyđòn ngang nối liền hai khu đĩ.

[397] Khu đĩ:Trên vách nhà phía sát nóc phần hình tam giác là khu đĩ.

[398] Chưnghửng: Ngạc nhiên vô cùng.

[399] Đừng léotới đây: Chớ có vát mặt tới, đừngléo hánh đến…

[400] Pha lửng:Chọc phá thiên hạ.

[401] Ăn phức:Ăn liền tức khắc, ăn ngay.

[402] Lý luận hay nhưng nếu bị vua giam vôngục hay phạt đánh bổng thì nói sao cho khỏiđây!

[403] Thiên trùng vạnđiệp: Đông vầy.

[404] Ôm quách: Ômliền, bắt đại. Nguyên bản củaTrương Vĩnh Ký in sai thành ômquác nên rất khó hiểu.

[405] Thịt thà:Thịt cá, nói chung là thức ăn ngon.

[406] Đầu tômxương cá: Nói chung là thức ăn dở, cơmthừa canh cặn…

[407] Kiếm táo tác:Tìm khắp nơi. Kiếm tìm tở mở.

[408] Có khi nó đó:Có thể là nó.

[409] Quấy quá(đồ ăn): Thức ăn không ngon, bậy bạcho có ăn để mà sống. Làmquấy quá là làm cho có chừng, không đàng hoàng. Nói quấy quá vài ba câu là nóichẳng ra gì nói xho xong, cho có..

[410] Lợt xợt(đi) vô: Đi vô lẹ làng, mau mắn. HTC, Lợtxợt: Bộ đitới một bề, bộ đi săn (sái) chưn,bộ đi xăm xúi; đi trờ tới, đi lỡbước.

[411] Dùi đục:Khúc cây tạp dùng để đập vật gì. Khúc câyxấu không dùng làm việc gì khác. HTC, Dùi đục: Cán đục, đồđóng nhỏ, khúc cây vắn vắn để mà đóngvỗ cái đục. TN: Dùi đục chấm mắm nên.

[412] Báng lộn:Trâu bò lấy sừng chem. Nhau.

[413] Ăn hết:Thắng tất cả.

[414] Trâu tiếng Tàu:?

[415] Lăng căng:vui vẻ chạy tới. HTC cắt nghĩa là bộvội vã.

[416] Xúc xúc: Theovăn cảnh thì ông Trương Vĩnh Ký muốn nói nútnút. Các từ điển không thấy chữ xúc xúc.

[417] Nhột: HTC, Nhột(n.): Nghe rờ rẩmnhẹ nhẹ ngoài da, bắt phải nôn phải tứccười; bị chọc léc.

[418]  Giải thíchkiểu nầy nói chơi thì được nhưng lýluận không ổn chút nào.

[419] Thả day ngangqua sông: thả cây nằm ngang với nước song.

[420] Trôi theo giọtnước: Trôi theo dòng nước.

[421] Tấn Sĩ:Tiến Sĩ, xưa học vị Tiến Sĩ là caonhứt, mỗi kỳ thi ba người Tiến Sĩ caonhứt được gọi là Trạng Nguyên, BảngNhãn, Thám Hoa.

[422] Thấy sẵn:biết trước, nghe trước, có kinh nghiệmvề điều gì trước đó. Cách viét nầyrất khó hiểu đối với ngày nay.

[423] Chữ tháu:Chữ viết mau, ẩu, khó coi.

[424] Liệtđịa cùng đàng: Khắp nơi. Truyện Tàu cóLiệt Địa Trận là trận rất lớn,đại quy mô bày ra để giết gọn địchquân.

[425] Mời gãylưỡi: Mời nhiều lần, mời cáchthiết yếu lắm.

[426] Túng: Tứctúng thế, không còn cách nào khác.

[427] Khuấy chơi:Phá chơi. Chọc chơi cho vui.

[428] Chửng:Chừng ấy? Thiệt tình tôi chưa chắc cái nghĩanầy.

[429] Lải rải:Lai rai, lài rài, rải rác.

[430] Bộn bàng:Nhiều lắm, nhiều tới dư thừa.

[431] Bằm thớt:Để thịt trên thớt mà bằm cho nhuyển.

[432] Trọng thể:Lớn, nhiều, quan trọng.

[433] Dọn thoáng:Dọn (cổ bàn) mau ra. Từ nầy bây giờ không cònnghe nói nữa, chỉ còn nghe thoáng, đi thoáng qua

[434] Inh sình: Inhỏi, ồn ào, om sòm.

[435] Dập thêm hoài:Rót đầy hoài hoài.

[436] Thài lai (nằm):Nằm sãi tay sãi chưn, nằm mệt mõi. HTC viết thàilai, G. huê vuết thài lài.

[437] Mê mết: Tôinghĩ là bản in của ông Trương sai. Đúng ra là mê mệt mà Ông Huình cắtnghĩa là mệt nhọc, bất tỉnh. từ mê mệtngày nay đã sang nghĩa khác, trai phong lưu đềubiết.

[438] Dàn võng giá ra:Sửa soạn những thứ ngày xưa đểđưa rước các quan lớn.Võng để nằmcho chúng khiên và giá để che nắng  che mưa.

[439] Xẻn lẻn:Mắc cở.

[440] Căm cămtrong bụng: Giận thầm, để bụnggiận mà không nói ra.

[441] Ngoan lắm:Khôn lắm.

[442] Cơ khổ:Tiếng đầu câu ngõ ý tiếc cho ai sự gì.

[443] Quân đưađò: Những người đưa đò. Quântiếng chỉ số nhiều cho người, khôngphải quân lính. chữ quân lính cũng có nghĩa là nhữngngười lính.

[444] Đò đưađà không lập: ? Tôi thiệt tình không hiểu chữlập nầy. Có thể là: Đò đưa đà khôngkịp? Có thể lắm!

[445] Nói tinh nhữngchuyện ấy: Nói toàn mấy chuyện đó. Tinh có nghĩa là ròng, thuần, toàn

[446] Cỡi voi, giữ voi cũng là sinh hoạtthời đó, nay không còn. Người lớn tuổihơn tôi vài chục tuổi nói đường Chi Lăng củathời VNCH trước đây là Đường Voi Đi. Nghe thì biết vậychớ chưa tìm được bằng chứng sáchvỡ.

[447] Tòn teng: Treolủng lẳng chưa rớt xuống.

[448] Áo nhựt bình:HTC cắt nghĩa là áo của sư hay ni thườngmặc. Cũng chưa hình dung được ra làm sao!

[449] Vác quách ra: Václiền ra, vác vội vội vàng vàng.

[450] Khỏađất không dện: Lấp đất lại khôngnện. Làm việc chon cất vội vội vàng vàng.

[451] Lót cót: Nay nói lót tót. Lục đụcđi trở về.

[452] Vác lịchịch: Mang vác nặng nề nên đi đừng khókhăn.

[453] Lụm cụm:Bộ già cả, lum khum.

[454] Dện diệt:Dện, nện. Đánh đập xuống cho đấtcứng lại.

[455] Thầy sãiở đâu ngồi ỉa đó: Ông sư ở đâuđến đó ngồi bài tiết.

[456] Rớt chủm:Rớt cái ùm xuống nước.

[457] Sôi kinh nấusử: Học hành cần mẫn. "Sĩ thì nấu sử sôi kinh, Làm nên khoa bảngcông danh để truyền." (Cadao)

[458] Xầm xìxầm xà: Xì xầm.

[459] Như mặttrời mặt trăng: Tránh nhau, không chịu gặpmặt. Như là kẻ thù, rất ghét nhau.

[460] Rừng sác:Rừng cây mọc theo đất thấp ở ven biển.Còn gọi là rừng nước mặn.

[461] Thì may:Gặp chuyện may mắn. Nay nói thời may thấy chữ thì may hơi bợ ngợ.

[462] Vãng dân: Quanđi thăm dân cho biết sự tình.

[463] Hay ở chỗ người anh hỏiđời sống của em nhưng vẫn không quênchuyện của mình, kẻ cầm quyền, hỏi vềtiền đóng thuế.

[464] Chúng tôi kiếm tiền cực lắm,cả vợ chồng đều phải cật lực…

[465] Láu ăn(chứng): Tật ham ăn.

[466] Lua láu: Ănuống lật đật, và liên tu như sợngười ta ăn hết.

[467] Lấnlướt: Hổn hào, cầm quyền, lớn lối.

[468] Xăng văng:Làm bộ mau mắn nhặm lẹ nhưng chẳng ra tích sựgì.

[469] Thoắng đimà ăn: Mau lên để dọn ra ăn.

[470] Đặngnề: Đắc thế, được thế,được mợi. 

[471] Làm rộnbộ: HTC, Làm bộ lăng xăng, rộn ràng màthường không được sự gì.

[472] Ních chiếcđủa bếp lên đầu: Khỏ đủabếp lên đầu. Ních: Đánh, như ních đòn làđánh đòn

[473] Săn tay: Mautay, làm cho nhanh.

[474] Chữ đâychỉ người vợ.

[475] Lia băng cung:HTC: Cho mau, mau quá. (Tiếng hối cũng là tiếng trách).

[476] Nhắp:Thả cho dùn rồi giựt. Nhắp nhắp: thảgiựt, thả giựt cho cá thấy mồi.

[477] Khôngđược phép chối: Không nên nói là không có trách nhiệm,không phải mình làm…

[478] Nămlượng vàng, số tiền coi bộ bộn à nha!

[479] Cố thân:Làm mướn để trừ nợ.

[480] Bộ hạchơn tay: Người tín cẩn giúp việc.

[481] Chơi no: Chơi tới chán không muốn chơinữa.  Chơi đãđủ cho sự ham thích. No:Tiếng xưa có nghĩa là đủ, đầy, nay còntừ no trong nghĩa no bụng. No ngày khẳm tháng: Đủ ngày đủ tháng,nói về thai nhi.

[482] Ngườinhơn: Người nhơn đức, nhơn hậu,có long thương người.

[483] Chẳngbiết của cải ra giống gì: Không coi trọngcủa cải bạc tiền.

[484] Chứngngười rít róng hà tiện hà tặn: Tánh hà tiện.

[485] Vắt chày ramỡ: Hà tiện quá sức. Có khi nói vắt chày ranước.

[486] Bạn bè,thằng bạn: Kẻ ăn người làm.

[487] Ba mươiđồng nầy không biết giá trị nó là bao nhiêu,đừng phải là ba mươi đồng củathế kỷ 21!

[488] Còn dưgiống gì: Cách nói xưa, còn dư thứ gì, còn dư gìđâu.

[489] Lụi cụi:Làm việc mtột mình. Như lui cui.

[490] Ghe bản lồng: HTC, Ghe có cữa khuông, vánkhuông. TGrương Vĩnh Ký có một bài viết vềcqác thứ ghe rất ích lợi vì nhiều thứ ghe đóđã biến mất,

[491] Chò hỏ(ngồi): Ngồi xổm một mình với vẽbuồn.

[492] Mặt bằnghai ngón tay tréo: Mặt buồn so. Mặt choắt lạirất xấu. Hai ngón tay tréo, người Mỹ cho là chúcmay mắn, đối với người Việt thì là cáigiống của phụ nữ. Nay dân nhậu nói: Mặtnhư mặt phụ khoa.

[493] Buồm/buồmđi: Tiếng lóng của bọn cướp có nghĩalà rút lui, chạy đi.

[494] Tôi nghĩ chữ buồm nầy bản incủa Trương Vĩnh Ký sai, phải là chữ khùngmới đúng với toàn truyện.

[495] Làm bạnvới nhau: Kết tình chồng vợ. Lấy nhau,cưới nhau.

[496] Dừng ngang:Dựng vách ngang chia hai cái nhà ra.

[497] Cụ kệ:từ nầy coi vậy mà khódàng mây. GS. Đàm Quang Hưng nói với tôi rằng kệlà ông tổ trên cụ cố tổ cho nên nguời tathường chưởi nhau là kệ mày, thây kệ mày. HTCgiải thích hơi khác. Cụ kệ: Bộ cứngcỏi, võ tướng và ông thí dụ: Đờn ông cụ kệ. Theo ý trongcâu của Trương Vĩnh Ký thì cụ kệ mang nghĩa vụng về, chẳngbiết gì về việc bếp núc.

[498] Thét lấy:Đuổi tới, thúc tới, thúc lấy. Từ nầynay đã mất.

[499] Lại có:Lại còn. Còn.

[500] Cù lao: Đảonhỏ.

[501] Bấn loạn: HTC, Bốirối quá. Bộ lăng xăng, rối rắm.

[502] Các bợm:Các tên ấy, mấy thằng đó.

[503] Nổi ốccùng mình: Sợ quá, mình mẩy nổi ốc ởchưn lông

[504] Ráo (đi):Đi hết. Vài động từ có tiếng ráo đi theotrở thành nghĩa mạnh hơn, có nghĩa hếtnhư mua ráo, bán ráo, xài ráo, đổ ráo. Tiếng ráo đitrước danh từ có nghĩa khô: ráo nướcmắt, ráo mực…

[505] Bằng yên:Thái bình, bình yên.

[506] Thằng cha kia:Người kia, chú kia. Cách nói thằng cha, con mẹ naytrở thành tiếng khinh thị thường thấyở chợ búa.

[507] Miên:Đọc cách khác của Minh vì tránh tên của ông lớnnào đó. Trong Nam trước đây có cậu hai Miên là concủa tồng đốc Phương, và thơ Cậu HaiMiên nói về nhân vật nầy.

[508] Cần quyền:Siêng năng, chịu khó.

[509] Xơ xải: HTC,Rách rã, tơi bời, tan tác.

[510] Hân hủi: Bạc đãi, ăn hiếp. Nay nói hấthủi.

[511] Nháng đốmđốm: Ánh sang chớp tắt của com đơmđớm.

[512] Trắp: Cáihộp vuông dùng chứa đồ vật ít ít. Học tròxưa có trắp để đựng sách vỡ…

[513] Hoàng thiên bấtphụ độc thơ nhơn: Trời không bạcđãi người đọc sách.

[514] Bèo theo bèo, sen theo sen: giữ phận mình nghèo,không lân la đua đòi với người giàu.

[515] Trời độvận: Nhờ trời giúp nên thành công.

[516]  Ông NguyễnĐăng Giai. Đậu cử nhân năm 1820, làm quanlớn dưới ba triều Minh Mạng, Thiệu Trị,Tự  Đức, nhiềulần cầm quân dẹp giặc có công lớn, mấtnăm 1854).

[517] Hoàng Bảo:Ông hoàng tử Nguyễn Phúc Hồng Bảo (1825-1854), là anhcả nhưng không được chiếu truyền ngôi màngôi vua về tay Nguyễn Phúc Hồng Nhậm tứcTự Đức nên có hành động như muốncướp lại ngôi vua. Có lần ông định trốnqua Tân Gia Ba nhưng bị bắt lại và phải quỳlạy khóc lóc thảm thiết mới được tha.

[518] Ngã sinh chi sơ,nhữ vị sinh 我生之初汝未生 (Khi ta sinh ra thì nhàngươi chưa sinh), Nhữ sinh chi hậu, ngã vi huynh 汝生之後我爲兄(Nhà ngươi sanh sau nên ta là anh). Kimtriêu hạnh hưởng cao lương vị 今朝幸享 (Ngày nay ngươi đượchưởng món ngon vật lạ) Hà nhẫn độc thương cốt nhục tình何忍毒傷骨肉情 (Sao lại nhẫntâm làm thương tổn tình cốt nhục?)

[519] Xâm (nói): Nóixiên xẹo, xa gần để châm chọc kẻ khác. HTC, Nóixâm: Nói lời châmchích, xóc hông, bài biếm.

[520] Hồng côn:Gậy để đánh kẻ có tội theo luậtxưa.

[521] Già chữ nghĩa: Học giỏi, nhớ sách hơnngười.

[522] Dọn phủ:con trai của vua khi lớn lên được cấp chomột cái nhà gọi là phủ. Lúc sửa soạn phủcho ông hoàng thì gọi là dọn phủ.

[523] Tử năngthừa phụ nghiệp 子能乘父業: Con cái nên tiếp nối công trình của cha. Thần khả báo quân ân 臣可報君恩 : Bề tôi phải báo đáp ơn vua.

[524] Không cất nón:Không giở nón ra, chứng tỏ long tôn kính. Xưa đingang phủ ông hoàng phải tỏ ra kính cẩn kiểugiở nón.

[525] Canh nhựt:Canh giữ.

[526] Chừng: Chotới khi. Nguyên bản in sai thành chửng.

[527] Bẻ (bắt):Nói  ra lý lẽ để chêtrách chuyện gì.

[528] Thợ lắpvò: Thợ làm nghề xảm trét dầu chai cho ghethuyền. Lấp Vò là tên quận ở giửa sông Tiềnvà sông Hậu. có thể ngày trước ở đây nghềlàm ghe, trét ghe thành hành.

[529] Trại: Nhàlớn rộng, trống trải được dựnglên để làm công việc hay chứa đồ vật:Trại ghe, trại hòm, trại cưa…

[530] trênrẫy: Ở chỗ trồng rau đậu, cây củ…cũng có nghĩa là nơi quê mùa, không phải nơi sôngnước có người qua lại.

[531] The thía: HTC: Maylắm, tốt vía vang; tiếng con buôn gặp mối hàngbán, được mầng rỡ mà la lên, cũng như nóirằng gặp vía vang tốt. Từ nầy tôi chưatừng nghe/ thấy, cũng chẳng biết nghĩa, mayquá nhờ tự điển của ông HTC và sách của ôngTrương Vĩnh Ký.

[532] Vén luốcđuôi lên: Vén hết cái đuôi lên, ý hết nầy suytừ chữ luốt mà G.Hue cắt nghĩa là hoàn toàn, complètement, entièrement. Vậy thìTrương Vĩnh Ký viết chánh tả sai chỗnầy!

[533] Cha ôi:Tiếng than kiểu nầy bây giờ là Trời ơi,mẹ ơi, không nghe nói cha ơi nữa.

[534] Trác (bị):Bị gạc chuyện nhè nhẹ, thuờng là không phảichuyện tiền bạc. Tổ trác.

[535] Lý lắc:Ưa trửng giởn, ưa chọc phá.

[536] Pha lửng:Nói chơi, nói đùa.

[537] Xung xăng(đi): Đi lăng xăng, tung tăng một cáchhồn nhiên.

[538] Rít róng: Hàtiện quá mức.

[539] Bo bo giữcủa: Bỏn xẻn quá, không lòi ra đồng nào choai.

[540] Xán bịnh:Bị bịnh nặng thình lình.

[541] Chuồixuống sông: Thả nhẹ vật gì xuống sông theo chiềudọc. Kẻ gian có thể chuồi xuống sông đểkhông tạo tiếng động.

[542] Trẻ em: Nóichung là mấy đứa em. Trẻ, trái lại chỉ ngườilàm công cho gia đình giàu có.

[543] Mạng một:Tức mệnh một,chết.

[544] Hòng lìa bỏmọi sự: Sắp bỏ hết tất cảmọi thứ.

[545] Hè nhau: Cùngnhau, xúm nhau làm chuyện gì chung hay làm một lượt.

[546] Hàng đất: HTC,Hòm để mà chôn. Không biết có phải làmbằng đất hay không! Xin được mách.

[547] Lăng căng:Cử chỉ vội vã.

[548] Ngồi xớrớ: Ngồi lơ ngơ vì không ai nói chuyệnvới.

[549] Mua giống gì:Mua thứ gì, cách nói xưa.

[550] Sách quở:Người xưa dị đoan cho rằng mình hay giỏiquá, hơn cả sách thì thần sách quở làm cho mình bịbịnh, có khi phải chết. Tin tưởng củangười làm biếng!

[551] Mua giống gì:Mua thứ gì?

[552] Mua hờ: Muadự phòng có việc cần dùng đến.

[553] Cần thay:Bản in sai thành cầy thay.Đọc hoài mà không thông sau nhớ trực lại là con cần thay, nhờ mày mò theoquyển tự điển của Huình tiên sinh: Concần thay: Loài rùa;trấng nó ngon, vua Cao-mên có lệ cấm dân khôngđặng ăn phải để dành cho vua. G. Hue: Con cần thay là loài rùasống trong sông và con cầnđước là rùa sống ở ao hồ,

[554] Mảnh mún:Những miếng nhỏ do vật gì bể ra. HTC có từ manh mún. Manh mún: Rã ra từ miếngnhỏ mọn. Mảnh mún là danh từ và mảnh mún làtrạng từ chỉ thể cách.

[555] Quá cha tao:Hơn tao nhiều lắm.

[556] Đùm bọcnưng đỡ: Bao biện giúp đỡ trong côngviệc làm.

[557] Thêm hai ngang:Chữ nhơn thêm hai nét ngang thành chữ thiên .

[558] Ra chịusửa: Đi ra nhận là mình đã sửa chữ.Văn xưa không mấy rõ ràng.

[559] Để ý vợ chồng xưng hô mầytao như vậy. Đây không phải là lời quan nóivới dân. Trong Chuyện ĐờiXưa có nhiều chỗ vợ chồng xưng hô ‘thân mật’ kiểu nầy.

[560] Rách xài xể:Rách quá chừng đổi. HTC không có từ nầy.

[561] Túm trướctúm sau: Quần áo vá chằn vá chịt.

[562] Xớ rớ: Đứng không yên, coi bộ bối rốikhông biết phải làm gì. HTC, Xớ rớ: Thơ thẩn, không cóchuyện mà mần. Đira đi vô, không có công chuyện mần. Đây mang nghĩa bối rối.

[563] Bỉ bàng:Đầy đủ. Nói về thức ăn là nhiều.

[564] Bá vơ khốnnạn: Chẳng ra gì, nghèo khổ.

[565] Lịch thiênhạ sự: Giao tiếp với bên ngoài để biếtcách sống. Lịch sự. Từng trãi trong giao tiếp.

[566] Cũng là điều đáng chú ý về sinhhoạt ngày xưa.

[567] Làm quen làmlớn: Nay nói quen lớn, tức quen nhiềungười sang giàu.

[568] Trơ trơmặt địa: Chẳng nhúc nhích.

[569] Đút trây:Đút ăn nhưng làm cho người được đútdính đầy mặt, mũi.

[570] Chinh chòng (ngã):chênh chòng, ngã nghiêng, ngã xó. G.Hue có chữ chênh chòng: sens dessus dessous. HTC, cắt nghĩa rộnghơn: Chinh chòng: Bộ nghiêng đầu này, vòng đầu kia khôngyên một mực; bộ không tề chỉnh. Nằm chinh chòng thì nắm gác tay, gác chơnkhông xuôi xả.

[571] Đông nức:Đông thiệt đông. từ đông nức quá hay!

[572] Trì xuống: Kéoxuống lại, chống lại lực kéo lên. Nhưđứa nhỏ trì xuống không chịu cho ẳm lên.

[573] Quan lại báobộ: quan chức trình lên cấp Trung ương.

[574] Làm lẽ: Ravẽ mình không muốn khi được mời, thỉnh.

[575] Lão chồng:Người chồng, như nay ta nói ông chồng, thằngchồng, không có nghĩa là người chồng già.

[576] Làm đờilàm lẽ: Nghĩa nhưchữ làm lẽ. Tiếng làm đời sanh ra tiếng làm trời hiện đươngđược sử dụng.

[577] Mõ lân: Cái mõ cótạc hình con lân (tỏ sự may mắn), như mõ cá  là mõ tạc hình con cá (tỏ sựcần mẫn trong việc canh phòng, báo tin). Xưa ngườita đánh mõ để báo tin hay để kêu gọi dân làngtụ họp. Thành ngữ: Réomõ không bằng gõ thớt: Dân không hào hứng đếnhọp hành nhưng hào hứng khi nghe có chuyện độngdao động thớt (có tiệc tùng, ăn uống). 

[578] Cụ sớ:Dâng sớ về vua, trình văn thơ lên quan chức ởTrung ương.

[579] Quờn caolộc cả: Chức tước lớn, quyền nhiều.

[580] Dẫn kiến:Triều kiến nhà vua; giới thiệu với khán giả.

[581] Cui cúc: Đơnđộc, không kẻ thân ở cạnh kề. Côi cúc. NguyễnĐình Chiểu: Cui cúc làm ăn,riêng lo nghèo khó (Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc).

[582] Se da cấm cunglại: Bịnh nhè nhẹ, ở nhà không đi ra ngoài.

[583] Khó ở:Như chữ se da, bịnh nhẹ.

[584] Ních thịt:Ăn thịt. Tôi nghĩ chữ níchnầy phải viết nítnhư chữ con nít là trẻ nhỏ chỉ lo biếtăn thôi. Các tự điển đều viết haichữ khác nhau, chắc là có lý do khác mà kẻ chú giảinầy chưa tìm ra vì học chưa tới.

[585] Giẩng gáy: Xùlông gáy lên, dựng/xửng lông gáy lên. Như nói giẩng tóc, giẩng mày, giẩng tai. HTCđưa thêm một yếu tố mới: Giẩng gáy: Dựng lông gáy nhưcọp, như ngựa là khi nólàm hung. Giẩng biếnthành dựng, xửng, (nhưtừ xửng cồ), hai từ nầy đánh bạt từgiấng đi vào tự điểntừ cổ.

[586] Chảy (nói):Nói cho xuôi, không có chuyện gì trục trặc xảy ra. Nóitrôi chảy.

[587] Tái ngắt(mặt): Mặt sợ quá hóa xanh, mặt cắt không cònmột chút máu!

[588] Bật lên trênkhí: Bật lên trên không, bật lên trên. Để ý từkhông khí ngày nay dùng chữ không, ngày xưa dùng chữ khí.

[589] Chót vót: Tuốilên tới trên đỉnh. Tuốt trên cao.

[590] Hổm: Hốmấy, bữa đó.

[591] Hằm hằm:Bộ mặt biểu lộ giận dữ muốn làmđiều gì đó ghê gớm lắm.

[592] Tự thiên tửchí ư thứ dân: Từ vua cho đến dân.

[593] Mặt son máphấn: Mặt đàn bà, thiếu nữ.

[594] Thượngcầm: Loài chim. Thứ loại sống nhiều trên bầutrời.

[595] Đánh móng: Đớpmóng, ăn móng. Cá lên mặt nước hớp hơi thởtạo ra bong bong nho nhỏ gọi là móng. Huình Tịnh Của có ghi lại nhóm từ cũngkhá hay: Cá ăn móng nhâm mặt nước: Cá ănmóng nhiều lắm, thấy đầy ngay trên mặtnước.

[596] Mấy tôi:Bọn chúng tôi.

[597] Chiêu hiềnđãi sĩ: Trọng than những người tốt,kẻ hiền. Đây có nghĩa là thân thiện, trọngbạn bè.

[598] Nhạymiệng: Hay nói không phải lúc.

[599] Làm bạn với kẻ xấu, chết nókhông thương thì chớ lại còn nói nhiếc!

[600] Thá ví:Điều khiển kêu đi bên phải, bên trái. Đây cónghĩa là điều khiển.

[601] Khí giái: Khígiới. Xưa thường đọc chữ giớibằng chữ giái, như thế giái, Trư Bát Giái…

[602] Gằmđầu: cúi đầu, gục mặt.

[603] Cỡi lưngcỡi cổ: Điều khiển, hành hạ.làmnhục..

[604] Có nghề:Biết cách để thắng nhờ mạnh, nhờnhững thế võ…

[605] Lơn tơn:Đi mà không chú ý chung quanh. HTC, Lơn tơn: Bộ lật đậtđi một mình. lơntơn xách gói đitheo.

[606] Đọakiếp: HTC, tiếng chỉ bậc qua lắm. Trongđoạn nầy chữ đọa kiếp cho ta hiểulà nói láo quá lắm.

[607] Bị đòn:Bị đánh mà không chống trả được,hoặc không quyền chống trả.

[608] Khẻ miệng:Đánh nhè nhẹ vô miệng.

[609] Chuyện nầy và cả chục chuyệnkhác có ý nghĩa, sau nầy có thấy trong sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư.Ảnh hưởng của ChuyệnĐời Xưa, cách nầy cách khác lên chúng ta cảmấy thế hệ vô cùng lớn lao.

[610] Bất tàilỡ vận: Bất tài thi không đậu, nghèo cũnghoàn nghèo.

[611] Đỗnhờ: Xin ở tạm.

[612] Đói đãlũi: Đới tới đi không vững, muốnchúi đầu tới hoài.

[613] Không phép ngồikhông mà đợi cơm: Chẳng/Không lẽ ngồikhông mà đợi cơm. Cách viết nầy ngày nay không cònthấy nữa.

[614] Châm cho trúng nó:Ịn lên cho trúng nó. Ai đời! Làm sao mà giếtđược muỗi kiểu nầy.

[615] Nói khào: HTC, Nói khào: Nóichuyện không ăn thua, nói chuyện bá vơ. Nói khào mà kiếm ăn.

[616] Lời nhắn người đọccủa TVK!

[617] Có chứng haynói xạo: Có tật hay đặt chuyện gạtngười.

[618]  La lết đó chấy ba hộtcơm: La lết ở đó để kiếm chátmột bữa ăn. Chấy: Kiếm chát chút ít.G. Hue:Grapiller: thu nhặt, chút đỉnh..

[619] Trầuthuốc: Sau khi mời ăn uống thì cho ăntrầu, xĩa thuốc. Chỉ sự kính trọng.

[620] Hốt cảbụm: Đầy chứa cả bàn tay khum khum.Nhiều quá!

[621] Mấy cáimiểng sứt: Đầu kim gảy kia… Hình nhưchỗ nầy ông TVK dùng chữ không đúng!

[622] Cái cóc rác:Chẳng đáng một chút tí tẹo nào. Chẳng có gì,như nói cái cóc khô. Văn chương chẳng phảibợm mèo quào. Danh phận chẳng qua cái cóc rác.(Học Lạc)

[623] Cũng là lời bình luận!

[624] Vùi lấy lông lúa:Người chú giải không hiểu rõ hành độngnầy! Tiếc quá.

[625] Thoa: Xoa, gãy nhènhẹ.

[626] Nổi mày đay: Nay nói nổi mề đay.Da dị ứng nổi lên từng chỗ dầy giốngnhư cái mề đai. Một bịnh ngoài da lành tính do dị ứngmà có. HTC: Mày đay: Mận mụt nổi ngoài da, làm cho phảingứa ngẩm khó chịu, như nó không lặn thì có khilàm ra đơn phong.

[627] Phương chi: Cách gì.

[628] Ma mèo: Cáinghề thầy pháp là đặt chuyện ma nầy ma kia!

[629] Nắn tinh những mèo: Nặn toàn mèo là mèo. Tinh: Toàn là.

[630] Thỉnhgiải: Xin cứu giúp. Câu nầy ông ta đặtbụng ra cho có, chưa chắc là câu của thầy pháp.

[631] Ba mươiđời thứ xót: Ối, cái chuyện xót mà… Cài dòngxót, nó..

[632] Làm lối:HTC, Làm lối: Làmbộ làm tịch, làm mặt giỏi, làm phách, dốigiả.

[633] Lứ lừ: Mệt nghĩ, ở đâylà no cành hông luôn.

[634] Con kia: Cô gáinọ.

[635] Trong ý: Tronglòng, ý muốn, ước ao.

[636] Như tìnhsở nguyện: Được như ý muốn.

[637] Quảy giỗ:Cúng kiến, giỗ chạp.

[638] Cũng có khi:Ở đây là có ngày tháng nhứt định.

[639] Đánh mò:Rình đi theo dấu. HTC, Đánh mò: Lò mò đi theo. Bắt mò. Coi dấu mà theo, mentheo, lần theo sau, rình mò cho biết ở đâu.

[640] Liệu vừachừng: Canh vừa lúc…

[641] Chú chàng: Anhchàng. Va, hắn.

[642] Ngày kia buổinọ: Lúc nào đó.

[643] Đi trợttới: Tình cờ đi tới. Nay nói: đi trờ tới, đi chợt tới.

[644] Trốntrỏng: Nay nói trốnở trỏng, trốn trong trỏng, trốn trongđó. chữ ở đã bị nuốt đi trogn trườnghợp nầy.

[645] Nghe đãvắng tiếng: Nghe không còn tiếng người, ngheêm êm.

[646] Nộ: Nhát,nói cho người ta sợ. Nay nói nồ.

[647] Bởi thiên lývị nhiên, nên nghịch thiên giả tử: Vì thiên lý lànhư thế nên nghịch với thiên lý là chết.Chuyện nầy có nhiều điểm vô lý…

[648] Đắcchỉ: Được lịnh.

[649] Quyếtmột: Nhứt định là… Nhứt quyết rằng…

[650] Biểu trẻthâu cho: Khiến người trong nhà nhận lấy. Đồngý nhận của biếu xén nhung không đưa tay nhậnmà biểu người nhà ra nhận.

[651] Khá khiển:Giàu có. Như khá lung, tứckhá lắm.

[652] Oai quờn: Oaiquyền.

[653] Nhún trề: Chêbay, nói lời bất kính, cười ngạo bằng cáchkhi nói tới người mình muốn chê thì trề môi mímmiệng…

[654] Trở đít cho nó:Đưa đít trước mặt ai. Tỏ vẽ khidễ.

[655] Khinh dị: Khidễ, không coi ra gì. HTC nhắc tới chữ dễ duôi,quá hay!

[656] Ghe phen: Nhiềulần. Ghe: nhiều.

[657] Khốn giờ:Bị hại bây giờ. Tiếng bây trong văn nói đã bị lướt nên khónghe hay đã biến mất.

[658] Giống gì:Thứ gì, ‘thớ’ gì?

[659] Vưng phụcđầu lụy: chịu lịnh sai khiến, chịudưới quyền.

[660] Dễ ngươi:Lờn mặt, coi thường.

[661] Không dung:Chẳng tha thứ, chẳng dung tha. Bắt tội.

[662] Quáng manh: Mắtbị bịnh nhìn không rõ, chỉ thấy lờ mờ. Còngọi là quáng mỏng.

[663] Đánh mò: Lò mòđi theo, theo dấu mà lần theo.

[664] Thả cày: Buôngcày, nghỉ cày.

[665] Lịch ịch(đi): Đi bộ nặng nề. HTC, Lịchịch: Bộbầng xách nặng nề, đi không muốn nổi,(lệch ệch).

[666] Giếng loạn:Giếng cạn không xài nữa. HTC, Giếng loạn: Giếng bỏ hoang, bùnđất lấp xuống

[667] Ham làm: Siêng năng.

[668] Quáng:Quáng manh,không thấy rõ.

[669] Đánh chó kiêngchủ nhà: thành ngữ nói rằng nên nễ mặtngười nhà kẻ mà ta định hiếp đáp.

[670] Dùi đục:HTC, Dùi đục: Cánđục, đồ đóng nhỏ. Khúc cây vắn vắnđể mà đóng vỗ cái đục. Thứ đồchẳng có giá trị gì: Dùi đục chắm mắm nêm,Thành ngữ. Lời nói sẵng,nghe chướng tai.

[671] Làm tài khôn: Rabộ lanh, ra bộ biết chuyện. thường kẻlàm tài không không làm nên sự việc.

[672] Rọc rạch:Tiếng động nho nhỏ.

[673] Ăn khín: Ănchực, ăn của người khác. Xưa nói ănnhờ, ăn thép. Từ ngữ ănkhín ít xài hơn từ bậnquần/ áo khín vì thói thường mặc áo khín bịchật quá hay rộng quá con nít hay chọc. Con nít xưa cóbài hát chọc nhau: Mặc áokhín. Lấy chồng lính. Đẻ con so. Bắt vô lò.Nổ cái bụp. Lâu nay không còn nghe nữa, xin chéplại để dành.

[674] Ăn thép: X.Ăn khín.

[675] Cấp ca cấpcủm: Giữ vật gì với cách thế trân quí.

[676] Giả đònghe sách cho nó coi: Làm bộ như nó sẽ đượcgiảng sách để học..,

[677] Thầy tậpnghe nghĩa: Thầy tập cho học trò nghe giảngnghĩa theo sách.

[678] Con cù: Loài vậthuyền thoại sống ở đáy sông biển, rấtlớn. Cù thường nằm im, khi dậy thì nổi sónghay tạo thành cù lao.

[679] Gài bẫy đánh: Đặt bẫy, giăng bẫy,gài bẫy để bắt…

[680] Điền điệp(đi) 田蹀: Đạp ruộng, tức cày ruộng, cáchnói chữ theo kiểu dùng cho vua chúa.

[681] Nói loát: Nóilớn lối vì dùng chữ của hoàng gia.

[682] Nhà vuông: Nhà làng,nhà họp hội tề của làng.

[683] Hiệp nghị: Cuộchọp hành quan trọng.

[684] Băng:Tiếng chết dùng cho thiêntử mà thôi. Cái cười nằm ở chữ băng nầy. Ông ta khôngchịu được người dùng chữ lớnlối mà ông ta lại xài.

[685] Cà xốc:Nghinh ngang, vô phép. Ở đây có nghĩa là ‘tự nhiên như thanh niên Hà nội’.

[686] Gai con mắt:xốn con mắt, thấy khó chịu vì người nàođó làm bậy/nói bậy..

[687] La lết:Chỗ người ta không thích mà cứ tới lại ởlâu chẳng có chuyện gì làm.’

[688] Láy [mắt]:nháy, nheo mắt ra dấu cho người kia ngầmhiểu phải làm gì.

[689] Máu cam: Máuchảy từ lỗ mũi.Thường trẻ con dễbị chảy máu cam.

[690] Nhẹ (đãnhẹ bịnh): Bớt bịnh, sắp lành.

[691] Cũng là lời giải thích câu chuyện.

[692] Chiết: Cáigiỏ xách, thường làm bằng gỗ.

[693] Biểu đừng:Kêu đừng làm chuyện gì đó. Anh thợ may biểu người nhà đừng cho tên thợ phụăn cơm. Ca Dao: Anh ôm em mà emcứ biểu đừng.Nay em mai mối mình thành người dưng mất rồi.

[694] Đói xơ mép:Đói tới nỗi miệng khô, mép muốn lỡ. Nhưđói lũi

[695] Báo: Báo hại,trả thù.

[696] Dậy (cho nódậy): Lòi ra, làm cho lòi ra.

[697] Láo luân: HTC khôngcó từ láo luân mà có từ láo liên: Con mắt hay dòm hay ngó,dòm nghiêng dòm ngữa.

[698] đây chỉngười thợ may. Văn xưa không rõ rang kiểunầy là thường.

[699] Nề: Nói trạicủa nầy, tiếng bắtđầu để sai biểu của người có quyềnthế.

[700] Trúng (câu):Thường làm việc gì mà được lợinhiều gọi là trúng. Câutrúng: Câu được nhiều cá. Trúng mối: Được mối hàng có lờilớn. Trúng mánh: Đượctiền. Trúng cờ bạc, trúng me, trúng số. trúng thưởng.Nghĩa rộng là ngay, gặpnhư trúng thực, trúng độc…

[701] Đầy cóng:Đầy ngập, đầy chật tới miệnggiỏ.

[702] Nổi gan:Nổi giận, phát giận.

[703] Không dung:chẳng tha thứ, chẳng bỏ qua.

[704] Cháng hai câyđầu: Chỗ cây đầuchẻ ra làm hai nhánh, chỗ dễ ngồi trên cây, nhưcháng ba. Cây đầu: theo HTC thì có hai thứ cây đầu.1. Cây đầu heo: Câylớn, da trơn, có nhiều u giống cái đầu heo.2. Cây đầu rái: Thứ cây có nhiều dầu,phải mổ bộng mà đốt thì dầu chảy ra.

[705] Lục cục:Lỏng chỏng từ đứa từ đứa nhưnhững cục đá nằm kế nhau.

[706] Lại một lời giải thích câuchuyện của người kể chuyện.

[707] Đèn ló: Đèncủa ăn trộn, để trong ống tre cho khỏitỏa sáng ra chỗ không cần thiết, có nắp đậy,khi cần lấy nắp để đènló ra. Như kiểuđèn pin ngày nay.

[708] Mõ ống: Mõlàm bằng ống tre gõ tiếng kêu vang hơn mõ thường.Thời xưa còn có mõ gió làngười ta treo những vật có thể gây tiếng độngkhi có gió làm cho chim chóc thú nhỏ sợ mà không dám tới phámùa màng. Kiểu nhu utrong chiến tranh vừa qua nhhững lohộp thiếc được treo lên hang rào quanh đồn…

[709] Chun phóc: Chungthẳng vô không do dự, không vạch gai … Như nhảy phóc.

[710] Nát cả và mình:Nát cả mình mẫy. Cách nói xưa.

[711] Rát rao: Rát

[712] Cỏn: Conấy.

[713] Rượt thét:Rượt thúc bách lắm. Thét:Tiếng trạng từ đi sau động từ làm chohành động trở nên mãnh liệt hơn. (G. Hue: Thét: violemment, vivement.) như Dộng thét: đậpdồn dập, Đói thét:đói quá. Làm thét: làmnhiều, Mắng thét:rầy rà quá đỗi, Quởthét: quở mắng nghiêm khắc. Riêng chữ nói thét nay dùng thườngnhưng nghĩa hơi trại đi thành nói nhiềulần để khuyên lơn rầy biểu ai.

[714] Mình mảy: Mình mẩy.

[715] Đánhngạch: Đào lỗ dưới vách mà chung vô ăntrộm. Xưa ăn trộm thường đào chỗ ngạch cữa vì vô sẽmở cửa liền khỏi đi lại trong nhà tìmcửa có thể nguy hiểm.

[716] Khóa quách lại:Khóa lại liền.

[717] Dẹp lạihai bên: Biểu tránh ra hai bên để có đườngtrống chừa lối đi ở giữa. Nguyên bản:đẹp lại. nghĩ là in sai.

[718] Cái bung:Nồi lớn, phình ra ở hông, đít rộng.

[719] Quớichức: Quí vị có chức tước.

[720] Bươn:Lách mình đi mau qua, lật đật. Bươn bả,bươn tới, bươn ra…

[721] Leng teng chạyra: Chạy ra một cách thần thờ.  Như lơntơn: bộ đi lật đật..

[722] Bỏ chạyráo: Bỏ chạy hết trơn.

[723] Ra riêng: Làmăm một mình không chung, không hùn hạp, không lệthuộc nữa. Nay còn thấy trong nghĩa con cái lớn lêncó gia đình không ở với cha mẹ nữa.

[724] Đơmquải: Cúng cơm, cúng giỗ.

[725] Nói vừa buôngmiệng: Nói vừa dứt tiếng, nói vừa xong.

[726] Xửngvửng: Đứng không vửng, lảo đảo.

[727] Đây là sự bao biếm quan lại cóquyền bắt dân phục dịch.

[728] Giớn giác:HTC, Bộ sợ sệt con mắt láo liên, ngó đầunày, coi đầu kia, không tề tỉnh.

[729] Nghe độngthất rừng kinh: Nghĩ là bản in sai, phải là Nghe động rừng thất kinh: Nghe tiếngđộng trong rừng, quá sợ…

[730] Không biết làmlàm sao là cách nói xưa, nay nói không biết làm sao.

[731] Đãy (cái): HTC,Cái túi; đồ may bằng vải lụađể mà đựng trầu thuốc. Thiệt ra đãy có khiđược may lớn bằng cái bị như trongchuyện nầy. Đãy thao lăm chờ vậnkhả vi, gương trí dốc đợi thời kinhtế. (Trần Nhạc Võ, 6b).

[732] Chữ đitheo cách nói nầy nay cũng không còn xài.

[733] Ngột: Bíhơi không thở được, nay nói ngộp

[734] Mấy tôi:Bọn chúng tôi.

[735] Lươngđống cửa nhà: Nhà cửa, cột kèo. chỉnhững thứ làm bằng cây.

[736] Già đời:Cả đời, chỉ thời gian lâu. Nay còn thành ngữưa được dùng: Già đời còn dạy.

[737] Vạch (cái):Dụng cụ của thợ may dùng để vạchđường theo đó mà cắt, hình như  dấu huyền, làm bằngsừng trâu bò.

[738] Lục súc vôđồ: Lục súc thì không vô nhóm nào. Câu nói không rõnghĩa. HTC có ghi: Lục súcchi đồ, được cắt nghĩa là loài súcvật, thường được dùng làm câuchưởi. Có thể là người bình dân thời đónói như Trương Vĩnh Ký đã ghi lại vàđặt vô miệng ông lão trong chuyện.

[739] Sự bấtquá tam: Chuyện gì cũng không xảy ra quá ba lần.

[740] Cho đángsố tao: cho đáng kiếp, đáng đời tao vìđã cứu kẻ vong ơn như mầy.

[741] Nói gốc tích lại ban đầu: Kểlại từ đầu.

[742] Thâu mình lại:Rút mình lại, co mình…

[743] Ở đờibiết là mấy: Ở đờinầy có quá nhiều…

[744] Ngườibạc tình: kẻ ở không có tình cảm, vô ơn,bội tình…

[745] Dĩ ơn báo oán:Mang ơn người nhưng đáo trả lạibằng oán cừu. Đây là nói theo kiểu người Việtmình

[746] Vạy vò: Congqueo, không ngay thẳng.

[747] Trời cũnghại nó có thuở: Có lúc cũng bị trời hại.Chữ có thuởđược thay bằng cólúc, có khi ngày nay hầu như được đặtở đầu câu.

[748] Mà chớ:Chữ mà chớ nầyxưa dùng ở cuối một câu khuyên lơn hay rănđe, không thêm nghĩa gì cho toàn câu.