Tống Từ,
Phiên âm, dịch nghĩa, minh họa của BS Trúc Cư Nguyễn Đương Tịnh
Một Công Trình Đáng Đọc

Văn chương Trung Hoa có câu thiệu nổitiếng ‘Hán phú, Đường thi, Tống từ, Nguyên khúc’, để chỉ bốnthể loại văn học thạnh hành vào bốn triều đại của đất nước nầy. Nói thạnh hànhvì khi nói Hán phú không phải do phú xuất hiện vào đời Hán mà vì văn nhân đờiHán thích làm phú và làm phú hay. Cũng vậy các nhóm chữ Đường thi, Tống từ, Nguyênkhúc, có nghĩa là thơ luật thịnhhành đời Đường, từ nổi bật đời Tống,và khúc lên cao điểm đời Nguyên.

Nhưng bốn thể loại trên qua tới ViệtNam và tạo ảnh hưởng mạnh lên văn học Việt chỉ có hai thứ: Nhà Nho Việt thíchlàm phúthi (thơ Đường) mà lơ là với thể khúc và thể từ.

Lý do là vì hai thể loại sau dínhdáng nhiều đến ca nhạc. Phú để đọc, thi để ngâm, khúc từ để ngân nga, đểhát. Riêng từ thì bên Trung Hoa pháttriển độ 1000 thể điệu, mỗi điệu sanh thành bắt đầu bằng bài từ đầu tiên viết theo thể nầy. Nói cho dễhiểu, chúng như những thể loại bài ca Mẫu Tầm Tử, Xàng Xê, Lý Con Sáo, KhổngMinh Tọa Lầu, Vọng Cổ…. làm cái nền khuôn nhạc cho người sau trong các bài ca củacổ nhạc Miền Nam.

Nhạc Hoa khác với nhạc Việt do nhiềungữ âm họ có ta không, và nghịch lại,cho nên những gì hễ dính dáng tới nhạc thì không tạo ảnh hưởng nhiều ở Việt Nam.Vì vậy khúc và từ có mặt ở vùng đất nầy một cách mờ nhạt đến nỗi người học vănchương biết rất ít về khúctừ trong khi rành, thích phú thi.

Từ đó nhà Nho Việt làm phú, làm thibằng Hán văn sành đến người Trung Hoa phải nể phục. Sự dịch thuật hai thể loạinầy từ những tác phẩm của văn nhân Trung Hoa phải nói là vô vàn.

Trong khi đó ta ít thấy tác giả ViệtNam sáng tác thể loại từ bằng Hán văn,mấy thập niên đầu của thế kỷ 20 mới có lác đác vài người làm từ bằng quốc ngữ cũng như không thấy aidịch từ và dịch cả mấy trăm bài như thường làm ở  Đường thi.

Hình như bài từ đầu tiên của ViệtNam là bài Vươnglang quy củaKhuông Việt Đại Sư 匡越大師 làm theo điệu Nguyễn lang quy, khitiễn sứ nhà Tống là Lý Giác về Trung quốc. Vì Lý Giác sống vào thời cực thịnh củatừ nên hai người trao đổi với nhau bằng thể loại nầy:

Tườngquang, phong hảo, cẩm phàm trương祥光風好錦

Thần tiênphục đế hương神仙復帝鄉

Thiêntrùng vạn lý thiệp thươnglương千重萬里涉滄浪

Cửu thiên quy lộ trường九天歸路長

Nhân tìnhthảm thiết đối ly trường人情慘切對離觴

Phan luyếntinh tinh lang攀戀星星郎

Nguyện tương thâm ý vị Nam cương 願將深意為南強

Phân minh báo ngã hoàng分明報我皇

Bản dịch của Trúc Cư đáng để ý vì nhữngưu điểm của nó, giữ được nhạc điệu:

Vương lang quy: (theo điệu ChàngNguyễn trở về)

Trờiquang gió thuận đẩy căng buồm,

Anhtrở lại quê hương.

Nghìntrùng xa cách lời khôn xiết,

Mộtthân vạn dặm trường.

Biệtly khiến lòng tôi đau quặn,

Luyếntiễn anh lên đường.

Xinanh hảo ý tâu thiên tử,

Một lòng với Nam phương.

Lịch sử lâu dài và phong phú của từ Trung quốc để lại nhiều bài từ hay,cảm động do nói được tình ý thâm sâu của tác giả. Bài thường được nhắc đến là bàiTúy Hoa Âm 醉花陰của nữ thi nhân Lý Thanh Chiếu 李清照

Bạc vụ nùng âm sầu vĩnhtrú, 霧濃雲愁永晝

Thụy não tiêu kim thú, 瑞腦銷金獸

Giai tiết hựu trùng dương,佳莭又重陽

Ngọc chẩm sa trù, 玉枕紗廚

Bán dạ lươngsơthấu, 半夜涼初透

Đông ly bả tửu hoàng hônhậu, 東籬把酒黄昏後

Hữu ám hươngdoanh tụ 有暗香盈袖

Mạc đạo bất tiêu hồn, 莫道不銷魂

Liêm quyển tây phong, 𤎉卷西風

Nhân tỷ hoàng hoa sấu 人比黃花瘦

Tôi nghĩ bản dịch của Trúc Cư ngoài sự thấu đáo về nộidung, sẽ giúp người đọc hiểu hơn về thể loại từ khi để ý đến âm điệu của nó:

Túy hoa âm (điệu say dưới bóng hoa)

Sương mỏng mây mù ngày tẻ nhạt

Lư đồng trầm hương tắt

Lại đến tiết trùng dương

Rèm kín gối êm

Lạnh nửa đêm thấu cật.

Dậu đông đến chiều vàng say khướt 

Tay áo vương hương ngát

Đừng tưởng gã vô tình

Gió vén rèm thu

Người lẫn hoa ủ dột

Cách đây 4 năm tôi ngạc nhiên trong thích thú theodõi từng kỳ những bài từ dịch rất lưu loát của dịch giả Trúc Cư, mà mình khôngbiết là ai, đăng trên trang mạng của hội cựu Quân Y VNCH. Sau nầy mới biết đó làBác sĩ Nguyễn Đương Tịnh, ông sau hai năm bị tù ‘cải tạo’ sang định cư ở Pháp nhờ sự can thiệp của một cơ quan quốctế. Ngạc nhiên không phải chỉ vì thời nay còn có người dịch từ mà vì những bản dịch của ông xuất thần,đúng nghĩa, lột được ý, hiếm khi thêm hay bớt chi tiết và nhứt là bảo toàn đượcâm điệu của nguyên tác. Tôi bàng hoàng khi đọc từng bài bản dịch của ông, rồi điđến kết luận đây là một người có tâm hồn thơ đã thấu hiểu cái tinh túy của loạithơ khó nuốt nầy.

Dịch thơ Đường khó vì ngoài việc giữ gìn niêm luậtcòn có những chi tiết nhỏ như thanh thoát, hiểu ý tác giả, thấu đáo từ ngữ, không‘cương’ để diễn dịch theo ý mình…, dịch từ, như đã nói, khó hơn một bước, là phảigiữ được cái không khí nhạc của nguyên tác.Dịch giả Trúc Cư đạt được những điều đó, khiến cho người đọc lĩnh hội được nhiều điều về mặt kiến thức cũng như mặtthưởng thức nghệ thuật.

Có thể có người nói sẽ rằng, lúc nầy, chuyện cá ngộ độcchết đầy biển từ nước thải Vũng Áng, chuyện nhân dân trong nước khi đòi hỏi bấtkỳ thứ gì thuộc quyền lợi cơ bản của người dân đều bị đánh đập trù dập, chuyệnTrung quốc tấn công Việt Nam đủ mọi mặt từ trước mặt cũng như sau lưng, thì dịchthơ Đường, dịch từ khúc là chuyện lạcdòng lịch sử, không giống ai.

Tôi nghĩ ta nên phân biệt văn hóa và chánh trị, phânbiệt văn hóa đáng khen ngàn xưa củamột nước và chánh sách đáng chê hiện tạicủa nhà cầm quyền nước đó.  Việc tìm hiểubất kỳ những thứ gì về văn hóa, văn học của Trung quốc, của Pháp quốc…, do vậy,cũng là điều đáng được khích lệ.

Cái ích lợi đầu tiên của những công trình có thể bịmột số người coi như lạc điệu đó là giúp ta có thêm kiến thức về những vấn đề vănhóa của một đất nước chúng ta cần tìm hiểu.

Cũng nên nhắc thêm là Bác sĩ Nguyễn Đương Tịnh ngoàichuyện dịch từ ông là người rất ‘đứngtrong thời thế’ khi viết/in hai tập hồi ký Tìm Lại Dĩ Vãng (Pháp quốc, 1999) trong đó lập trường và nhận xét củaông là những yếu tố quí giá để ta định trị những nhóm người nào có công hay cótội với lịch sử bi thương hơn nửa thế kỷ gần đây của dân Việt.

Tóm lại, con người của Bác Sĩ Nguyễn Đương Tịnh khiếncho ta mến trọng và quyển từ khúc Việt dịch ‘TỐNG TỪ, phiên âm, dịchnghĩa, minh họa’ của Trúc Cư hữu ích, đáng đọc về mặt thưởng thức cũngnhư chuyên môn.