Truyện Nôm  Nữ Tú Tài, phần 1. Những gì ta biết về bản văn

NguyễnVăn Sâm phiên âm theo bản Nôm do nhà Kim Ngọc Lâu 金玉楼giữ bản gỗ, khắc in năm Ất Hợi (1875) người Minh hương sống ở tỉnh Gia Định là DuyMinh thị 惟明氏soạn thành truyện, nhà phát hành Hòa Nguyên Thạnh Điếm 和源盛店ởChợ Lớn nhập và phân phối ở Việt Nam . Bản khắc gỗ thực hiện bên Tàu, tại tỉnhViệt Đông 粤東, xứ Phật Trấn 佛鎮 (Quảng Đông).


1.Bìa truyện Nữ Tú Tài bản Nôm Phật Trấn. 2.Trang thứ nhì, tức 1b: Đêm ngày luyện tập thi thơ…)


Nhữnggì ta biết về bản văn Nữ Tú Tài.

Nữ Tú Tài Nôm:

Vềmặt Nôm thì Nữ Tú Tài biệt vô âmtín, thời Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa của cụ Mai Thọ Truyền mặc dầuxuất bản được một số lớn tác phẩm Nôm phiên âm có kèm theo bản Nôm nhưng cũngchưa kịp in Nữ Tú Tài… Số phận truyện Nữ Tú Tài, giống như nhiều tác phẩm Nômkhác như Hạnh Thục Ca, Hoa Điểu Tranh Năng, Bần Nữ Thán hay Lưu Nữ Tướng… sẽ bịngười đọc không biết đã đành, giới nghiên cứu cũng không có điều kiện để tiếpxúc. Đó là điều đáng buồn cho văn học Việt Nam, mà ai ưu tư khi nghe đến cũngthở dài.

Trongchuyến đi Paris tháng 11 năm 2016 vừa qua, tôi được nhà Hán học Phạm Xuân Hytặng cho bản sao truyện Nữ Tú Tài màtôi nghĩ ông đã sao lại từ Thư Viện Trung Ương Pháp, nay là thư viện Mitterantở Paris. Tiếc là bản nầy, không biết do nguyên nhân từ đâu, mất trang đầu.Chúng tôi thích thú khi được bản Nôm mình chưa từng thấy nên khi về lại Mỹ đãra công phiên âm và chú thích những từ ngữ và câu văn cần thiết cho người đọccó trình độ văn chương Việt Nam trung bình.

Lụctrong đám thư tịch sách Hán Nôm ta thấy NữTú Tài được bộ sách Di Sản Hán NômViệt Nam cho biết còn có hai bản nữa đang ở Pháp, tại trường Ngôn Ngữ ĐôngPhương.

1.  Bản  AB43 Thịnh Văn Đường, in năm Thành Thái Nhâm Dần (1902), 42 trang, ký hiệu: LO.VN. III. 308.

2.  Bản VNb 13 Phúc Văn Đường, in năm Khải Định Thứ Sáu (1921), 44 trang, kýhiệu LO. VN.IV.471.

Chưacó điều kiện tiếp xúc với hai bản nầy tôi tạm làm việc với bản thứ ba gọi là bản Phật Trấn, in năm Ất Hợi(1875), là bản xuất hiện sớm nhứt, có nhiều từ cổ cũng như cách nói xưa, âm xưamà lại xuất hiện ở vùng Gia Định cógiá trị về phương ngữ Nam Kỳ Lục tỉnh trong những năm người Pháp mới chiếm NamKỳ…

Nữ Tú Tài Nôm có phiên âm ra QuốcNgữ:


1.Trang đầu nản Nôm Thành Thái do M. Durand chép lại và phiên âm. 2. Bảnquốc ngữ Vũ-Hoài-Anh.

Học giả Hán Nôm MauriceDurand trong khi làm việc với các văn bản Nôm thường chép lại bản Nôm bằng bútlông và phiên âm ra quốc ngữ bằng bút mực màu đỏ phía dưới câu chữ Nôm. Ông làmviệc cặm cụi trong khoảng 4 thập niên, các công trình ông để lại hiện chứa tại ĐạiHọc Yale, Mỹ. Trong số nầy có bản phiên âm NữTú Tài bản Thành Thái Nhâm Dần AB 43 Thịnh Văn Đường.

Nhìnchung bản phiên âm của ông Durand cómột giá trị giới hạn vì đây là di cảo chưa hoàn tất. Một vài sailầm có thể thấy ngay, như chữ một nhiều khi bị đọc là việc, vìgiống nhau về tự dạng, chữ nương long được đọc thành nàng Long...

Điều đáng chú ý là tinh thần khoa học của ông:khichữ nào tồnnghi thì ông đưa ra chữ giảthuyết, hoặc chừatrống chỗ chữ cần phiênâm hay đặtdấu hỏi kế bên chữ giả định màông chưa nhứt quyết.

Chữđể trống cũng khánhiều.  Chẳnghạn: 

Nghĩ khi cử động      hành, Thời ta giữ chẳng lộ hình khi nao.

Chữnầy, theo thiển ý,đọclà dòm 𥇌,tức ngó, cử chỉ của đôi mắt. Chữ khó đọc vì bản khắc hơi khác với chữ thông thường,vã lại dòm là từ Miền Nam Kỳ Lục Tỉnh rặc ròng, đã khó hiểu với người chịuquá nhiều ảnh hưởng bởi văn ngôn Miền Bắc, lại đi với chữ hành khiến cho ông Durand phân vân.

Nữ Tú Tài quốc ngữ.

Truyệnthơ Nữ Tú Tài không được học giới biết nhiều vì không nằm trong chương trìnhTrung học của thời Việt Nam Cộng Hòa, sau 75 thì dĩ nhiên càng không thể có!Tôi chưa đủ điều kiện để rà soát trong hai bộ báo có nhiều tư liệu văn chươngviệt Nam là Nam Phong Tạp ChíTri Tân Tạp Chí có nói gì đếntruyện  Nữ Tú Tài hay không. Trong mớsách về cổ văn xưa chỉ thấy có ba (03) bản Quốc ngữ là bản của cụ Đinh GiaThuyết (ĐGT),do nhà xuất bản Tân Việt in (Sàigòn, 1952 ?), bản của nhà xuất bản Quốc Hoa (QH),không thấy tên người chịu trách nhiệm (Sàigòn, 1960), và bản do Vũ Hoài Anh(VHA) lược truyện và chú thích, nhà xuất bản Á Châu in (Sàigòn, không đề năm).



1.   Bản Thi Nham Đinh Gia Thuyết.

Năm 1952, cụ Thi NhamĐinh Gia Thuyết ở Hà Nội có soạn, nhấn mạnh trên việc đính chánh và chú thích,quyển Nữ Tú Tài và Bần Nữ Thán. Nhàxuất bản Tân Việt, Sàigòn  in, chắc cùngnăm đó hay chậm lắm là một hai năm sau. Nhà Tân Việt có thói quen chỉ đề giấy phép xuất bản - chẳng hạn số832/TXB của Nha Thông Tin Nam Việt cho quyển của ĐGT -  mà không đề năm. Sách in chung hai tác phẩm,phần Nữ Tú Tài gồm 79 trang, chúthích chú trọng đến việc giải nghĩa từHán Việt và những điển tích dùng trong bản văn. Phần nầy là điểm son củacông trình vì cụ Thi Nham vốn là một nhà Nho lỗi lạc có trí nhớ khá tốt - màkhông chú thích về những từ ngữ thuầnViệt cổ thường hay gây khó khăn cho người đọc. Những câu thơ trúc trắc do điều kiện cần có của thi pháp hay của ngôn từthời tác phẩm xuất hiện là bức tường khiến người đọc bị ngăn cách với tác phẩm đánglý cần được giải thích cũng không có. Bản của cụ Thi Nham Đinh Gia Thuyết vìvậy chưa giới thiệu được điều hay, điều quí của bản văn cũng như không thể chongười đọc đoán định thời gian ra đời của bản văn. Phần đóng góp của tác phẩmtrong trào lưu văn học vào thời nó xuất hiện vì vậy giới hạn gần như là bịtriệt tiêu đi.

Khảo sát cẩn thận bản củaĐinh Gia Thuyết, chúng ta thấy rằng mặc dù có thể có nhiều khả năng cụ Thi Nhamcó trước mắt ba bản Nôm nhưng cụ chọn bản Phúc Văn Đường, in năm Khải Định Thứ Sáu(1921) làm bản nền. Có thể hai bản kia mcụ tham khảonhững bản chéptay chăng?

Với tinh thần khoa họcngày nay, người khảo sát hay phiên âm bản Nôm phải tôn trọng bản văn tối đa,xét nhiều khía cạnh khi chọn âm mình nghĩ rằng tương xứng nhứt đối với câu thơvà đoạn văn, cụ Thi Nham có thể đãchọn chữ một cách dễ dãi hay thay đổi chữ đã dùng trong bản Nôm bằng chữ khácdễ hiểu hơn. Không có những bản Nôm cụ Đinh Gia Thuyết dùng, chúng tôi chỉ đưara nhận xét nầy bằng chữ có lẽ, nhưngvới niềm tin rằng nhiều phần có thiệtkhi thấy rằng nhiều chữ hoặc nhiều câu khác bản Thịnh Văn Đường vài ba chữ mà lại rất mới, mới đến độ có thể là đãđược sửa chữa. Điều nhận xét nầy càng có lý do hơn khi kiểm điểm lại chúng tôi không thấy nhiều vết tích của từ cổ cũngnhư những câu gọi là khó hiểu, điều chắc hẵn là phải có, do phong cách viết xaxưa cách đây hơn thế kỷ của bản văn!

Trởvề trường hợp chữ dòm ở trên, chữ tương ứng trong bản ĐGT là ngôn: Ngôn,hànhdễ hiểu hơn. Từ đây ta có thể tạmđưa ramột trong hai giả thuyết:

a.    Ông ĐGT dùng bản Khải Định Thứ Sáu (1921)để phiên âm, trong đó chữ chỗ nầy là ngôn.

b.   Ông ĐGT dùng bản Thành Thái Nhâm Dần (1902)để phiên âm nhưng chữ chỗ nầy ông thấy là lạ và tối nghĩa nên đọc ngôn cho dễ hiểu. Điều nầy thì khó xảy ra vì bản phiên âm của ĐGTkhác với bản Nôm Thành Thái do M. Durand sao lại sai biệt nhau tới mấytrăm chỗ.

Dầu sao người đi trướccũng mở gai góc cho người đi sau. Khi phiên âm bản Phật Trấn Ất Hợi nầy lắm khichúng tôi cũng nhờ bản quốc ngữ của Đinh Gia Thuyết để tự tin hơn trong sựphiên âm của mình.

Đặc biệt bản Đinh GiaThuyết có thêm vài ba đoạn mà bản Phật Trấn không có. Chẳng hạn lúc cuốitruyện, bản Phật Trấn kết thúc bằng hai câu:

                   Truyện nầy dầu thiệt dầungoa,

                   Cứ trong cựu thuyết dần dàchép chơi.

thì bản Đinh Gia Thuyếtcó thêm sáu câu nữa do phiên âm theo bản Khải Định:

                   Truyện nầy dù thực dù ngoa,

                   Cứ trong tiểu thuyết diễn mà chép chơi.

                   Miễn là lầm lỗi[1]theo lời,

                   Chẳng ca Bạch Tuyết, chẳngtài Thanh Liên.

                   Ít nhiều chấp chảnh mộtthiên,

                   Ai chê mặc ý ai khen mặclòng,

                   Dõi truyền phúc lộc thọchung,

                   Kim toàn bách phúc, hưởngđồng thiên xuân.

2.   Bản của nhà Quốc Hoa.

Chắc chắn rằng bản quốcngữ Quốc Hoa (1960) là bản quốc ngữ Đinh Gia Thuyết được mô phỏng với sự sửađổi vài từ theo giọng Bắc cho có vẻ mới, vẻ khác. Những chú thích thì không cógì thêm, chỉ tóm lược lại những chú thích của bản Đinh Gia Thuyết mà những chữHán kèm theo của chính bảnđã được cho vắng mặt.

Nói theo ngôn từ ngày nay, đó là một kết quả của tình trạng ăn theo cho nên có những sai lầm, của người không phải trong giới, đángnực cười. Chẳng hạn câu ‘Thấy trong Kim CổKỳ Quan, sách ngoài.’ được giải thích là: sách nước ngoài, chép nhữngchuyện lạ lùng xưa nay. Thiệt ra, không phải là sách nước ngoài mà là ngoạithư, sách không dùng để học thi, sách đọc chơi và quyển mà tác giả đương đọc làquyển Kim Cổ Kỳ Quan.

Một dẫn chứng khác: Vàogiờ chót sau khi những hiểu lầm rắc rối đã được giải quyết, ngọc trang đính ướctrước đây người tình si Soạn Chi trao cho nữ nhân giả nam nhân Tuấn Khanh đượctrả lại cho vợ của Soạn Chi, Tử Trung bèn đòi lại mũi tên ước duyên, trúc tiên,của vợ mình, nói rằng của ai giao trả nấy cho vui lòng mọi người:

                   Tử Trung mới hỏi Soạn Chi:

                   ‘Ngọc trang đã hợp nào thìtrúc tiên.

                   Giao hoàn cho phỉ sở nguyền…’

Vậymà bản Quốc Hoa, và cả bản VHA,  đành in hai chữ giao hoàn thành giao hoan!  Tôi không nghĩ đó là lỗi typo, mà cho là lỗido sự hiểu giới hạn của người làm ăntheo.

3.   Bản Vũ-Hoài-Anh (VHA).

Nhàxuất bản Á Châu ở Sàigòn, trênđường Lê Lai thời thập niên 70,có in chừng chục tựa sách những quyển cổ văn dng trong chương trình Trung học. Ông VHAlược truyện và chú thich quyển Nữ Tú Tài. Bản nầy cũng như bản Quốc Hoa, không có giá trị văn học vì là loại luộclại bản của ĐGT, những chú thích từ bản ĐGT, VHA cũng không cần thay đổi gì nhiều. Côngông làm lược truyện thì trong đó ít nhứt là5,6 điềusai lầm:

a.    Nhân vật Tuấn Khanh, tức Phi Nga con nhà Tham Tướng họ Văn chứkhông phải họ Vân như VHA cho in từ đầu tới cuối quyển sách của mình.

b.   Phi Nga giả trai vì muốn học kinh sử theo thời chuộng văn khinh võ chớ không phải vì‘Đã đẹp lại có thiên tài, Phi Nga lấy làm đắc ý lắm. Nàng giả trai… 

c.    Phi Nga và hai bạn đều đổ Tú Tài chớ khôngphải đều chiếm khôi nguyên.

d.   Người chú giải không hiểu câu nói của SoạnChi ‘Lấy nhau đây cũng thuận tình gả cho.’Chữ gảở đây là cưới chứ không phải gả nhưchúng ta dngngày nay. Soạn Chi chẳng cóquyền gì để gả bán ai, hơn nữa trong lòng anh ta rất thích Tuấn Khanhnếu Tuấn Khanh là gái.

e.    Cha của Phi Nga không cho con gái mình đithi Hội vì sợ con bị lộ hình tích làgái chớkhông phải ngại con thânnữ dặm trường…

f.     Tên của người cáo gian quan Tham Tướng là Binh Đạo chớ không phải là Đình Đao.

Ngoàira phần chú giithì nhiều sai lầm nếu khác với chú giải của ĐGT. Chẳng hạn chữ quy tỉnh trong câu 44: Giả rằng quy tỉnh phủ công ra về, VHAsửa là quy tính và cắt nghĩa là quy tâm là nhớ nhà muốn về. Thật ra chữ tỉnh ở đâylà tỉnh thám, tức thăm viếng,quy tỉnh là về thăm viếngcha mẹ.

Haibản quốc ngữ Quốc Hoa và VHA đều chéptheo, nếu không nói là lấy cắp của ĐGT. Chẳng hạn ĐGT khi in sai chữ ân thành ăn trong câu:

Nóithôi mở lấy túi vàng/chia cho những kẻ ngục trường làm ân thì hai bản kia cũng viết làm ăn...

Cũngvậy, khi bản ĐGT insai chữ thời thành thôi trong câu:

Nghĩmình cử động ngôn hành, Thời ta giữchẳng lộ hình khi nao! Thì hai bản kia cũng viết thôi ta

Chúngta chưa thấy thêm bản quốc ngữ Nữ Tú Tài nào khác. Ba bốn nguồn để tác phẩmbình dân dưới hình thức truyện thơ đến được với quần chúng là nhóm ‘sửa lại bổn cũ’ do mấy nhà xuất bản ởChợ Lớn thực hiện từ thập niên 30 đến thập niên 60 của thế kỷ trước là Phạm VănThình, Phạm Đình Khương, Thuận Hòa đều không thấy truyện Nữ Tú Tài.

ÔngXuân Lan, một biệt hiệu khác của nhà văn Nguyễn Văn Vĩnh, chủ bút tờ Đông DươngTạp Chí, đã có thời in nhiều truyện thơ xưa, chúng ta cũng không may mắn thấyđược Nữ Tú Tài từ công trình của ông.

Nhàxuất bản Văn Học ở Hà Nội trước 1975 thỉnh thoảng có in một hai truyện thơ vớichú giải rất uyên thâm như Lưu Nữ Tướng,nhà xuất bản Thuận Hóa ở Huế sau 1975 cũng thế, rất đáng ngợi khen với quyển Mã Phụng Xuân Hương. Vậy mà không thấytăm dạng Nữ Tú Tài.

ÔngTrịnh Xuân Thanh trong quyển ThànhNgữ  Điển Tích Danh Nhân Từ Điển cómục từ Nữ Tú Tài trên trang 778, sau khi tóm lược cốt truyện chỉ lập lại ý kiếncủa Đinh Gia Thuyết mà ông dùng làm tài liệu và chịu ảnh hưởng: ‘Truyện Nữ Tú Tài chẳng có gì đặc sắc, trọngtâm của tác giả là giới thiệu một người con gái tài kiêm văn võ có hành độngnhư một trang nam tử.’

Gầnđây nhứt, tại Sàigòn, nhóm của Th.S. Bùi Văn Vượng khi thực hiện hai tập dầycợm Kho Tàng Truyện Nôm Khuyết Danh (2000)giới thiệu hơn  hai mươi truyện Nôm khuyết danh dưới dạng chữ quốc ngữ cũngkhông thấy bóng dáng Nữ Tú Tài.

Tiếcthay!

......

Vậythì truyện Nữ Tú Tàitrên nguyên tắc có ba bản Nôm,hai bản kia có thể đã được dùng tuy rằng bản Nômchưa được công bố, bản Phật Trấn có số phận hẩm hiu hơn, chưađược học giả nào nói tới cũng như chưađược ai phiên âm và giới thiệu.

Việc phiên âm bản nầy vậy là điều đáng làm. Chúngtôi bắt tay ngay khi được thủ đắc cũngvì lẽ đó. Điều đáng mừng là nó rất sạch sẽ, không bị rách hay mất chữ. (Chỉ bị mất trang đầu như đã nói ở trên,nhưng cũng có thể tìm được sau nầy khi ai có điều kiện sangParis với hằng tâm tìm đếncác thư viện.) Điều mừng thứ hailà bản Phật Trấn nầy ra đời sớm nhất,năm 1875 - không thể là năm 1935 vì lúc nầy chữ Nôm không còn đắc dụng, sự buônbán bản Nôm khắc từ bên Tàu đem qua cũng đã chấm dứt từ lâu - trong khi hai bảnkia xuất hiện sau đó từ 30 đến 50 năm, những vết tích xưa trong bản văn thờitác phẩm được sáng tác vì vậy không còn giữ được nhiều như bản Phật Trấn…

_________________________________

[1]Hai chữ lầm lỗi ở chỗ nầy vô nghĩanên, ông M. Durand khi phiên âm chữ tương ứng đã đọc là cầmlỗi.  Cũng không soi sáng gìhơn. Chúng tôi đề nghị đọc hai chữ nầy là cầm trỗi.  Miễnlà cầm trỗi theo lời có nghĩa là cầm lên đọc được dầu không haylắm.