Đập đá gặp ngọc, đãi cát tìm vàng

Hồi 7 tuổi, tôi được nghengười thím dâu tôi kể chuyện Giai Nhân và Ác Quỷ(tên nguyên gốc bằng tiếng Pháp là La Belle et La Bête)của Nữ Bá tước Jeanne de Leprince de Beaumont. Chuyện kể một hoàng tửbị một mụ phù thủy trù ếm trở thành con ácquỷ (quái vật đúng hơn với mình ngườimặt thú). Bà ta dặn chàng rằng sau này nếu có cô gáinào yêu chàng với tấm lòng chân thành thì chàng sẽ xinhđẹp trở lại. Quả vậy về sau, cómột cô gái đẹp người lẫn đẹpnết, sau một thời gian sống chung với chàng, tìmở chàng một tâm hồn cao thượng nên yêu chàng thathiết và bằng lòng kết hôn với chàng. Tức thìchàng hiện nguyên hình trở lại một hoàng tử  xinh đẹp như các vị namthần trên Thiên đình tận ngọn cao sơn Olympia.

Cốt truyện được thi sĩkiêm điện ảnh gia Jean Cocteau thực hiện thànhphim La Belle et la Bête  đưahai diễn viên điện ảnh Pháp là Jean Marais và JosetteDay lên tuyệt đỉnh vinh quang.

Sau này, khi chung sống với ngườibạn lòng, tôi được đương sựgiải thích cái ẩn dụ trong cốt truyện: Rằngkhi ta yêu người  nào thìđương sự dù xấu cũng hóa ra đẹp.Đó là một khía cạnh tâm lý của con người.

Rồi tới tuổi 13 tuổi, tôi tìnhcờ đọc truyện ngắn La Légende de l'Homme à la Cervelle d'Or (Truyền Kỳ Về Người Có Chiếc SọVàng). Đây là một truyện ngắn trong quyểntập truyện Lettres de Mon Moulin (Những Lá Thư Viết Từ Nhà Cối Máy Xay Lúa)của văn hào Alphonse Daudet. Đây là sự tích mộtngười có chiếc sọ vàng. Vàng trong sọ tạomột kho tàng phong phú cho y ta. Y ta bới vàng ra đểăn tiêu phung phí cho tới ngày vàng gần cạn. Anh tagặp một cô gái mũm mĩm dễ thương,nhưng lòng dạ cạn cợt, thích tiêu xài theo hứngbốc đồng. Rồi cô ta chết đi. Anh ta lấymột số vàng còn lại trong sọ để làm lễma chay cho vợ thật linh đình. Sau đó, vào mộtbuổi tối, khi phố xá lên đèn, anh ta đứngtrước tủ kính một hiệu tiệm, chợtthấy đôi giày bằng xa-tanh xanh viền lông thiên ngarất đẹp. Vì quên rằng vợ mình đã chết,anh vào tiệm mua giày về tặng vợ. Ngườinữ thương gia đứng phía sau tiệm chợt nghetiếng la, chạy ra thì thấy y ta tay cầm đôi giày,tay cầm nhúm vàng vấy máu, đứng nhìn bà ta vớivẻ mặt đau đớn.

Trong một cuộc phỏng vấn các nhàvăn nhà báo do tạp san Bách Khoa tổ chức (tôi quênmất vào năm nào, hình như năm 1979 thì phải),nhạc học giả Trần văn Khê cho biết mìnhthích truyện ngắn  La Légendede l'Homme à la Cervelle d'Or nhất. Theo ông, người có sọ vàng là nhànghệ sĩ. Chất vàng trong xương tủy óc nãocủa đương sự là cảm hứng củanghệ thuật để y ta dâng hiến cho cuộc đời và tạo cái đẹpcho nghệ thuật.

Đây cũng là truyện quái dị mà cáchọc sinh ban Thành Chung trong đó có tôi mê nhất. Nhưngcó lẽ bọn nhóc chúng tôi chẳng có đứa nàobiết cái ẩn dụ trong truyện mà chỉ thích thúnhững tình tiết quái dị và éo le của tác phẩm màthôi.

*   *   *

Vào năm 1951, tôi chưa học hết banThành Chung, thì trên các nhật báo ở Sài Gòn loang tin cuốnphim của Nhật Bản tựa là Rhashomon  (Lã Sinh Môn) của diện ảnhgia Akira Kurosawa đoạt giải thưởng Lion d'Or trongĐại Hội Điện Ảnh tại Venise.  Đây là cốt truyện dựatheo truyện ngắn cùng tựa của văn hào NhậtBản Ryunosuke Akutagawa (1892 - 1927) . Đây là vinh dự chungcho nghệ sĩ các nước Á Châu, sau cái vinh dự củathi hào Ấn Độ Rabinranath Tagore đoạt giảiNobel văn chương qua cả nghìn bài thơ trong đó cóthi tập Les Offrandes Lyriques (Hiến Lễ Thi Cảm).

Chính nhờ phim Lã Sinh Môn, điệnảnh Nhật Bản được giới khán giảTây Phuơng chú ý và đôi tài tử hàng đầu là ToshiroMifune và Kyo Machiko trở thành diễn viên tên tuổi quốctế. Cốt truyện như sau: Chàng võ sĩ dắtvợ xuyên qua cánh rừng và bị ám sát. Nhà chức tráchđiều tra thì biết được ngườivợ bị tướng cướp cưỡng hiếp.Nhưng cái chết của chàng võ sĩ thì mờ ám.Người vợ khai răng vì thấy vợ bịcưỡng hiếp mà mình bất lực không bảo vệ đuợc nàng  nên chàng võ sĩ tự tử. Còntướng cướp thì khai rằng sau khi nàng bịcưỡng hiếp trở nên khinh chồng nên nàng bảohắn giết chồng nàng. Những nhân chứng khác trongngôi cổ miếu, mỗi người khai khác nhau, dùmỗi lời khai của từng người (luôn cảlời khai của người vợ, của tướngcướp, của linh hồn người chồng vềnhập xác con đồng), tất cả  đều có nhiều điểmchung, ngoài những điểm dị biệt then chốt.

Vậy đâu là sự thật? Vậycốt truyện phim muốn nói điều gì? Muốnthắp sáng cái ẩn dụ gì? Có phải ngườitrần mắt thịt chúng ta với nhục nhãn bị giới hạn nên khiđứng tại một vị trí nhỏ hẹp trongkhông gian, chỉ thấy một phần nhỏ,  một khía cạnh của sựthực. Chỉ có Phật là đấng Chánh ĐẳngChánh giác với Phật nhãn mầu nhiệm mới thấyđược toàn vẹn sự thực trong vũtrụ, từ cái vĩ đại vô biên, đến cáicực vi, thấy thông suốt luôn từ trong ra ngoài,thấy đủ mọi góc cạnh phơi bày mộtlượt. Trong vũ trụ này, con người giốngnhư những người mù xem con voi. Người sờđược vòi voi cho rằng voi giống như conđĩa khổng lồ. Nguời sờ đượctai voi đổ hô là voi giống như cái quạt.Người sờ được một chân voi nóirằng voi giống như cây cột. Người sờđược đuôi voi quả quyết voi giống cáiphất trần. Nhưng thật ra, con voi gồm càđầu, thân thể, chân, vòi, tai đuôi.  Thấy được tất cả  những cái đó cùng một lúcthì mới là thấy con voi đích thực.

Cuốn phim Rashomon gợi ý cho điện ảnh gia George Cukor thựchiện phim The Girls  với GeneKelly , Mitzi Gaynor, Kay Kendall, Taina Egg (1957), giúp cho điệnảnh gia Martin Ritt thực hiện phim L'Outrage  với Paul Newman, Laurence Harvey vàClaire Bloom (1965).

Vào năm 1982, tôi rời bỏ Paris, đinhcư luôn ở Troyes, sống chung dưới một mái nhà với người bạnlòng. Trên giá sách của đương sự có bày quyểnA Picture of  Dorian Gray  (Le Portrait de Dorian Gray/  Bức Chân Dung Của Chàng DorianGray) mà tác giả là Oscar Wilde, do Edmond Jaloux và Félix Frapereaudịch từ nguyên bản tiếng Anh (năm 1954).  Oscar Wilde! Một tên tuổi lớntrong văn học sử nước Anh vào thập niên 90của Thế Kỷ 20, tức là vào thời Đệnhị Đế Quốc bên Pháp. Chính quyển A Picture OfDorian Gray cùng vở kịch Lady Windermere's Fan  (L'Évetail de Lady Windermere/ ChiếcQuạt của Phu Nhân Widermere) và vở kịch Salomé (dànhcho nữ hoàng kịch nghệ Pháp là Sarah Bernarhdt chủdiễn) đã đưa ông lên tuyệt đỉnh vinhquang của văn giới khắp hoàn vũ.

Cốt truyện như sau: Tạixưởng vẽ của họa sĩ Basil Hallward, Huântước Henry ngắm bức chân dung do họa sĩvừa hoàn thành. Đây là một bức tranh toàn bích. Huântước gặp luôn ngưòi mẫu của bức chândung kia. Đó là chàng quý tộc đẹp trai tên Dorian Gray,một kẻ nhạy cảm, có nghệ sĩ tính, thíchsự hoàn hảo, rất ngưỡng mộ nhân sinh quancủa Huân tước Henry. Tình nương của DorianGray là Sybil Vane là một nữ kịch sĩ lừng danh.Nhưng hôm nọ, vì chỉ nghĩ tói người tình langtuấn mỹ của mình trong lúc đóng tuồng nên nàngdiễn xuất dụng về. Dorian Gray trách móc nàng vàđoạn tuyệt với nàng. Sybyl Vane đau khổ vàtuyệt vọng nên tự tử. Lạ lùng thay, nhữnglát sơn trên bức chân dung của chàng co rúm lại,biến khuôn mặt trong tranh của chàng xấu xí gớmghiếc! Dorian Gray đau đớn hạ sát họa sĩBasil Hallward. Những lát sơn trên bức tranh càng co rúm thêm.Gương mặt trong tranh đã xấu xí lại càngdữ tợn hơn, như khuôn mặt yêu tinh.

Thời gian trôi qua. Dù tuổi tác đã cao,nhưng Dorian Gray vẫn giữ vẻ tươi trẻ.Hình ảnh chàng trong tranh mang hết những dấu vếtgià nua thay thế cho chàng.

Nhưng rồi khi cảnh sát tìm ra thủ phạm hạ sát họasĩ Basil Hallward là Dorian Gray. Họ bao vây nhà chàng. Chàngtự tử. Khuôn mặt chàng bỗng đổi ra xấuxí già nua trong khi đó, khuôn mặt chàng trong tranh lấylại cái mỹ mao trẻ trung như khi bức tranhvừa mới hoàn thành xong.

Vậy thì bức chân dung của chàng DorianGray tượng trưng cho cái gì? Tác phẩm A Picture of DorianGray có cái ẩn dụ gì? Xin thưa: Chân dung trong bứctranh là hình ảnh, là cái bóng phản chiếu của nhânvật Dorian Gray.  Còn cái nhândiện và vóc dáng  xinhđẹp trẻ trung ở trong cuọc sống củachàng dưới cặp mắt thế nhân là một conngười khả ái. Nhưng cái nhân diện và vóc dángấy có phải là con người đích thực củachàng đâu. Nó chủ động, gây ra ác nhân ác nghiệp;tâm hồn phong ba và ngạo mạn của chàng đưađẩy cháng nhúng tay vào những tội ác mà không aibiết. Cho nên chính cái hình ảnh trong tranh mới  phản ảnh nguyên vẹn conngười thật của chàng. Chàng nhìn nó như con yêutinh nhìn hình ảnh của mình trên cái kính chiếu yêu. Chonên  chàng đau khổ, kinh hãi,ghê tỡm. Khi chàng tự sát, chàng đi vào cõi hư vôvĩnh cữu, bức chân dung kia không còn ai hung ác đểphản ảnh nữa nên nó trở về trạng thái banđầu: những lát sơn lấy lại vị trícũ, lấy lại luon màu sắc nguyên sơ. Cho nên conngưòi trong tranh trở lại vẻ tươi trẻ vàtuấn mỹ thuở trước. Lúc ấy cái tử thicủa chàng phải  nhậnlãnh tất cả dấu vết của tâm hồn tàn ác kiêumạn, dấu vết của ác nghiệp ác quả.

Tóm lại, ở nhận vật Dorian Gray,cái nhân diện và vóc dáng là cái bề ngoài che đậy môttâm hồn tội lỗi. Chính bức chân dung kia mớihiển lộ và phản ảnh trọn vẹn conngười đích thật của chàng. Chúng ta tìm cáiẩn dụ trong tác phẩm không khó bằng tác giảđã sáng tạo cái ẩn dụ thâm thúy phi thưòng.Ẩn dụ ấy như tiếng còi báo động,như hồi chuông báo tử bắt chúng ta nhìn sâu vào cáiđáy thẳm của hiện hữu, nhìn các tụyđạo và cái vực sâu của nội giới conngười.      

*    *    *  

Văn chương của chúng ta, nhấtlà truyện ngắn, truyện dài hầu như không cóẩn dụ. Những gì hiện trên mặt chữ thìvẫn là chữ đâu nghĩa đó, không khơi dậycho độc giả một ý tình nào khác tiềm ẩndưới mặt chữ. Tuy nhiên, về thi ca, nhữngnhà thơ ái quốc chống Thực Dân thường dùngđồ vật như trong bài Cây Bắp (của cụThủ Khoa Nguyễn Hữu Huân) Hột Lúa (của PhanVăn Trị) để nói lên cái tấm lòng yêunước yêu dân của mình.

Cây Bắp

                                   Luốngchịu ba trăng trấn cõi bờ

                                   Hiềmvì thương chút chúng dân thơ

                                  Nương oai thích lịch ôm con đỏ

                                  Vưnglịnh nam phong phất ngọn cờ

                                   Miễnđặng an nhà thêm lợi nước

                                   Chi nài dãi gió lại dầmmưa

                                   Biểnhồ dầu lặng, tăm kình bặt

                                   Giảigiáp một phen chúng thảy nhờ.                                                  

Hột Lúa

                                 Giã từ thành thịdạo xa chơi

                                 Thiên hạai mà chẳng biết tôi

                                 Cổi giápvàng kia phơi chốn chốn

                                 Bày dangọc nọ rạng nơi nơi

                                 Ông cha giúp nước từbao thuở

                                 Dòng giốngnuôi dân biết mấy đời

                                 Vì vậyliều mình cơn nước lửa

                                 Ngườiđà có thấu hỡi người ôi!         

Đây là  2 bàithơ  có ẩn dụ. Vậyẩn dụ  (parabole/ métaphore)là gì? Là  những vận sựkhông được tác giả nói ngay nhu theo mộtđường thẳng, mà chỉ nói cong queo lòng vòngbằng cách mượn vận sự khác. Parabole theonghĩa toán hình học là đường cong. Phép ẩndụ chẳng những ngoài sự hiện diện tình ýxoàng xĩnh trên mặt chữ (nghĩa đen) củamột tác phẩm văn chương mà còn có những ýnghĩa cao siêu hơn (méta theo nghĩa tiếng Hy lạp làở trên, là siêu, là vượt bậc) ở nghĩa bóng.Nếu cụ Thủ Khoa Huân và cụ Cử nhân Phan văn Trị chỉ tả câybắp và hột lúa suông trơn qua dáng dấp biểukiến (aspect apparent)  củachúng thì họ chỉ làm hai bài ngâm vịnh lục tụcthường tài. Cụ Thủ Khoa Huân  đưa vào thơ tấm lòngưu thời mẫn thế đối với giang santổ quốc thì bài thơ mới ngậm ngùi, mới cóchiều sâu. Còn cụ Phan nếu không tạo nên thân thếvà hình ảnh người chiến sĩ can trườngcứu nước giúp dân thì bài thơ này làm sao lộnglẫy nét hào hùng và sôi bừng bừng khí phách?

Nhưng mà này, tại sao chúng ta không nghĩrằng cụ Thủ Khoa Huân vịnh cây bắp đểnói lên hoài cái bão của mình. Tại sao chúng ta không nghĩrằng cụ Cử Nhân Phan văn Trị mượnhột lúa để nói lên cái chí khí của mình? Điềunày trước đó có vua Lê Thái Tôn đã từngmượn người bù nhìn, thằng mõ, ngườiăn mày, cây chổi đề nói lên công trị nướcchăn dân cùng cái khí tượng đế vươngcủa mình.

Người Bồ Nhìn

                               Quyềntrọng ra uy trấn cõi bờ

                               Vốn lòngvì nước há vì dưa

                               Xét soitrưóc mặt đôi vừng ngọc

                               Vùng vẫy trên taymột lá cờ

                               Dẹpgiống chim muông xa phải lánh

                               Dể quâncày cuốc gọi không thưa

                               Mặc ainhảy nhót đường danh lợi

                               Ơn nướcđầm đìa hạt móc mưa.

Lại có một ẩn dụ trong bài phúNgọc Tỉnh Liên  (Hoa SenTrong Giếng Ngọc) của Thừa Tướng MạcĐỉnh Chi. Số là khi ông đậu trạng nguyênđược vào triều đình yết kiến vua.Vua  chê ông nhỏ choắt vàxấu xí, muốn sa thảy ông. Cho nên ông làm bài này để tự biện bạch. Bàinày nói lên cái khí phách của ông, ông tự ví mình là hoa sen tronggiếng ngọc, hoa đã thanh cao (hoa sen tượngtrưng cho bậc quân tử), chốn sinh trưởnglại càng tôn quý (giếng ngọc). Vua nhận thấy bàiphú này tuyệt tác nên lưu dụng ông. Xin trích mộtđoạn bài phúNgọc Tình Liên trong Tập 3 của quyển Văn Đàn Bảo Giám  do Trần Trung Viện biênsoạn (trang 195) :

                                     Dĩnhi ca viết:

                                     Giáthủy tinh hề vi cung

                                     Tạc lưu ly vi hộ

                                     Toái pha lê vi nê

                                     Hương phức ức hề trùngtiêu 

                                     Đế văn phong hề nữ mộ

                                     Quế tử lãnh hề vô hương

                                     Tố nga phẫn hề nữ đố

                                     Thái dao thảo hề Phương châu

                                     Vọng mỹ nhân hề Tươngphố

                                     Kiển hà vihề trung lưu

                                     Hạptương phản hề cố vũ

                                     Khởihộ lạc hề vô dung

                                     Thânthuyền quyên hề đa ngộ

                                     Cẩu dư bínhchi  bất a

                                     Quảhà thương hồ phong vũ

                                    Khủng phương hồng hề dao lạc

                                     Hoàimỹ nhân hề tuế mộ.

 

Dịch:                                                                                         

Ca rằng:

Thủy tinh làm mái cung đình

Lưu li tạc để nên hình cung môn

Pha lê nát nhỏ làm bùn

Minh châu làm móc trên cành tưới cây

Hương thơm bay thấu từng mây

Bích thiên âu cũng mê say tấc lòng

Quế thanh khóc vụng tủi thầm

Tố nga luống những mườiphần giận thân

Cỏ Dao hái chốn Phương tân

Bến Tương trông ngóng mỹ nhân dãidầu

Giữa dòng lơ lửng vì đâu

Non sông đất cũ cớ sao chẳngvề?

Đành nơi lưu lạc quản gì

Thuyền quyên lỡ bước lắmbề gian truân

Một lòng trung chính nghĩa nhân

Lạ chi mưa gió phong trần tuyếtsương!

Chỉn e lạt phấn phai hương

Tháng ngày thấm thoát mỹ nhân ai hoài.

                                (KhuyếtDanh)

*   *   *

Sau đó, vào thời Đệ NhấtCộng Hòa có Tô Thùy Yên trong nhóm Sáng Tạo đã sáng tácmột bài thơ ẩn dụ nhan đề là  Cánh Đồng Con NgựaChuyến Tàu. Yên không phải là nhà thơ tư tưởng.Còn Phạm Thiên Thư, dù là  tusĩ Phật giáo, nhưng ông vẫn loạng choạng vàquờ quạng đối với cái tinh thần Bát-nhãtức là cái nền mống căn bản của tinhthần Phật giáo. Đối với Phạm Duy,triết học và tư tưởng tâm linh vẫn còn làmột vấn đề mù mịt đối với ông,khi ông nhạc sĩ nầy đặt lời cho các bảnnhạc của ông. Bên văn xuôi, Võ Phiến, qua các bài tùybút của ông, ông chỉ nghĩ đến những cái bíẩn trong cuộc sống ở phương diệnhiện tượng mà thôi. Do đó,Võ Phiến đào sâu tácphẩm của mình bằng nhân sinh quan. Ông chưa nghĩ tớicái tối hậu, cái chân lý của hiện hữu, cáibản thể của cuộc sống. Còn Phạm Duy và TôThùy Yên chỉ có thể tô điểm lời hát hoặc cáccâu thơ của mình bằng nhân sinh quan thấp thoáng bóngdáng triết học qua các ngôn ngữ thần bí (langagemystique). Thật ra, cả hai trang sức cho lối thơcâu hát  của mình bằngnhững ý tình khoác áo minh triết và thánh triết, chứkhông đưa thơ đưa lời hát của họ vàotinh thần minh triết và thánh triết được.Chúng ta vẫn thừa biết nhân sinh quan, ý tình chỉnhắm vào hiện tượng của sự vật. Trongkhi đó, tư tưởng triết học và tưtưởng tâm linh (tức là minh triết) thì nhắm vàobản thể sự vật. Riêng Phạm Thiên Thư thìtrang điểm cho các câu thơ của mình bằng ngôntừ trong kinh kệ rất kệch cỡm. Cả bốnVõ Phiến, Phạm Duy, Tô Thùy Yên, Phạm Thiên Thư,chưa chịu vào trong sân chứ nói gì vào tận trong ngôinhà của bản thể. Nhưng dù sao đi nữa,họ vẫn làm cho thần trí sáng tạo của mình bùngvỡ biết bao ánh sáng đẹp huy hoàng. Dù sao họcũng vẫn đều là nghệ sĩ lớn. Thơ TôThùy Yên, thơ Phạm Thiên Thư, lời hát củaPhạm Duy không thể đi vào cốt tủy đạoPhật hay đạo Lão như Võ Chân Cửu, Nguyễn TônNhan thuở trước, như Thân thị Ngọc Quế,Như Chi, Đặng thị Quế Phương, NhấtHạnh và Vĩnh Hảo sau này. Cững thế, văncủa Võ Phiến chưa xông xáo vào tư tưởngtriết học, tâm linh như Nghiêm Xuân Hồng thuởtruớc và Vĩnh Hảo sau này. Chúng ta chớ đòihỏi nhiều hơn nữa ở họ. Họ làmvăn chương bằng kiến thức chứ không làmvăn chương bằng sự minh triết nhưDostoievski, Georges Bernanos, Herman Hesse (bên văn), như các thiềnsư Đông Nam Á qua những bài kệ, như thơcủa các đạo sư giáo phái Soufisme trong đó có nhàthơ Rumi... Soufisme là một giáo phái của Hồi giáođặt trên tinh thần bất nhị (le non-deux/ lenon-dualisme) như tinh thần của Phật giáo và Lão giáo.

Chúng ta thử đọc bài Cánh ĐồngCon Ngựa Chuyến Tàu của Tô ThùyYên để tìm thử cái ẩn dụtrong bài thơ này:

                                         Trên cánhđồng hoang thuần một màu

                                         Trên cánhđồng hoang dài đến đỗi

                                         Tàuchạy mau mà qua rất lâu

                                         Tàu chaymau tàu chạy rất mau

                                        Ngựa rượt tàu rượt tàu rượt tàu

                                        Cỏ cây cỏ cây lùi dài chóng mặt        

                                         Gònổng cao rồi thung lũng sâu

                                         Ngựathở hào hển thở hào hển

                                         Tàuchạy mau vẫn mau vẫn mau

                                        Mặt trời mọc xong mặt trời lặn

                                        Ngựa gục đầu gục đầu gụcđầu

                                         Cánhđồng a! cánh đồng sắp hết

                                         Tàuchạy mau càng mau càng mau

                                         Ngựa ngã lăn mình mướt như cỏ

                                         Chấm giữanền nhung một vết nâu

Ngoài cách dùng các điệp ngữđể gây âm điệu xôn xao, dồn dập, hốihả, bài thơ gây cho chúng ta cái cảm tưởng sựđuổi rượt (hay là sự so tài đo sức)  khốc liệt giữa mộtđộng vật (con ngựa) và một động cơ(con tàu). Sức của một động vật làm sao laonhanh bằng một vận tốc kinh khiếp củamột động cơ? Cho nên con ngựa phải ngãquỵ, ngất xỉu hay có thể tắt thở khichưa đến cuối cánh đồng, còn con tàu vẫntiếp tục cuộc hành trình cho đến đíchtức là cuối mức cánh đồng. Con ngựamệt mỏi và ngã quỵ ẩn dụ cho thờiđại làm công việc bằng tay chân, bằng sinhlực của con người hay của gia súc đãchấm dứt. Kỷ nguyên máy móc đã có mặt  và sẽ giúp nhân loại đi xahơn trên tiến trinh sinh hoạt ( được ẩn dụ bằng cuối mứccánh đồng).

Tôi tình cờ gặp bài Ngụ Ngôn  Trong quyển Tuyển TậpThơ  cũng củaTô ThùyYên. Tôi hơi bỡ ngỡ cái tựa của nó :   

                                             Một lão mù hànhkhất

                                            Bị đánh cắp cây đàn

                                            Mửa máu chết uất ức

 

                                                           *

                                            Một condế anh chị

                                            Khoác đôi cánh sét rỉ

                                            Tiếng gáy mài không ra

                                                          *

                                            Mộtcon đóm khoe mình

                                            Xài phá hết lân tinh

                                            Ban đêm không dám lượn

                                                           *

                                              Mộtđứa bé mồ côi

                                             Đi tìm hoài cha mẹ

                                             Đâu biết là những ai?

Theo tôi, ngụ ngôn là bài thơ ẩndụ, mượn chuyện tầm thường,chuyện khôi hài để móc xỏ, ngạo báng,đả kích thói hư tật xấu của ngưòiđời. Nhà thơ Jean de La Fontaine viết ra những bàingụ ngôn, mượn những con vật dữ dằn vàthâm độc, những con vât hợm hỉnh kiêu căngđể công kích những bọn nịnh thần (lescourtisans) gây nhiều tệ đoan dưới triềuđại vua Louis XIV. Bài ngụ ngôn có tính cách rănđời, dạy cho thế nhân những bài học luân lý.Bài Ngụ Ngôn  của Tô Thùy Yêntheo tôi là một bài thơ ẩn dụ ở 2 đoạngiữa. Con dế uy dũng kia mất tiếng  làm chúng ta liên tưởng viênchỉ huy mất giọng thì khó điều khiển ba quânthuộc hạ của y. Chúng ta cũng có thể nghĩtới một ca sĩ có giọng hát đầy sinhlực, nhưng giọng ấy trở nên rè rè thì cáithời vinh quang của y cũng phải chấm dứt.Con đom đóm xài hết lân tinh làm chúng ta nghĩđến cảnh ngộ một mỹ nhân trụylạc nên với nhan sắc tàn phai, nàng  không dám chường mặtchốn dạ hội, nơi mà các vương tôn côngtử say mê nàng. Cái nghĩa thâm thúy của bài thơ rấtai hoài tha thiết, chẳng có chút nhạo báng nào thì đâykhông phải là bài ngụ ngôn. Nó có một nồngđộ truyền cảm rất đậm đà hơn,làm bàng hoàng người đọc rất lâu hơn.

Dù sao, bài thơ ẩn dụ hay bài thơngụ ngôn đều có cái nghĩa thứ hai hay nghĩathứ ba ẩn dưới mặt chữ hay ở saulưng mặt chữ, từ cái vận sự tầmthưòng, cả hai phóng đại ra một hoặc nhiềuvận sự mênh mông hơn, phóng chiếu vào cõithưởng ngoạn chúng ta những hình ảnh và ý tìnhđập mạnh vào ấn tượng chúng ta. Khác nhauchăng là bài thơ ẩn dụ thường có hình thức của bài bi ca (poèmesaturnien). Khác nhau chăng là bài thơ ẩn dụ khôngcần dạy đời hay răn người, Khác nhauchăng là bài ngụ ngôn mang lấy hình thức bài thơphóng cuồng, ngạo mạn, móc xỏ, đả kích(poème satirique).

Tôi còn nhớ vào 3 năm cuối củathập niên 40, thuở tôi học lớp 3 (cours  élémentaire) và lớp nhì (cours moyen),Bộ Quốc Gia Giáo Dục Nam Kỳ gồm một nhómgiáo viên có uy tín chung soạn quyển Trăm Bài TậpĐọc  dành cho hai lớpnày. Trong quyển ấy có bài Ếch Mới  phỏng theo bài thơ ngụ ngôncủa Nam Hương đã đăng trên báo CậuẤm (thời tiền chiến). Cốt truyện nhưsau: Chị ếch nọ có tật ưa làm đỏm.Chị dùng chiếc nấm hương làm dù, lá tía tô làkhăn choàng đầu, hai trái ớt khoét thành đôi giàyđỏ. Chị diện dù, khăn, giày do chị chếtạo rồi đỏng đảnh đi dạo đóđây để khoe bộ đồ vía mới. Bấtngờ một anh nông phu trờ tới. Vì vưóng đôigiày đỏ, chị ếch chạy không kịp nên bịanh ta bắt đem về nhà. Anh chặt đầu lộtda chị, thái nám, lá tía tô và ớt đã có sẵn rải vào món xào cho thêm thơm ngon.Cuối bài, nhóm biên soạn đề câu răn đờinhư sau: Se sua thua gọn ghẻ.  

*   *   *

Trước ngày 30/04/75, văn chươngMiền NamViệt Nam của chúng ta có  một truyện ngắn Tan TrongSuơng Mù của Nguyễn thị Hoàng. Xin đọc bàibút khảo Nguyễn thị Hoàng & Nguyễn thịThụy Vũ trong tạp chí Gió Văn số 3. Thiếttưởng cũng cần nhắc lại phớt qua.

Vợ ông họa sĩ Mishio chết.Nhưng tấm lòng tưởng nhớ của ôngđối với vợ không nguôi. Cho nên bà cứ quanhquẩn theo ông như một người sống. Suốt30 năm lúc nào bà cũng có mặt bên ông. Ông bỏ phếhội họa. Bức chân dung vẽ bà lúc sinh thờibỏ dở dang (chưa kịp vẽ đôi mắtcủa bà thì bà từ trần).

Rồi trong một đại hộivăn nghệ nọ,  mộtnàng nữ sĩ Việt Nam đẹp lộng lẫygặp ông bà Mishio. Giữa nhà danh hoa và một ngườiđẹp làm văn chương nẩy sinh mộtniềm tương đắc bất ngờ. Nàng khôngbiết bà vợ ông đã chết từ lâu nên xin phép ông bàcho nàng được đến viếng nhà họ. Ôngđâm ra tơ tưởng nàng. Bà vợ vì là hồn ma nênđọc rõ những biến chuyển tâm hồn củachồng. Cho nên khi nàng nữ sĩ tới thăm, bà cho nàngbiết bà sẽ đi xa. Còn ông như bừng sống,bắt đầu vẽ trở lại. Nữ sĩ do tìnhcờ còn nghe hai vợ chồng cãi lẫy với nhau. Bàquả quyết ông đã yêu nàng thì bà không còn lý do gìđể ở với ông nữa. Ông thì chối bay cốibiến. Rồi bên đầm nước trong lúc cả haidạo vườn, ông Mishio cho nữ sĩ biếtrằng vợ ông đã chết từ lâu. Ông bấy lâu nayphí cả một cuộc đời để làm bạnvới hồn ma của vợ, bây giơ dù có vẽtrở lại cũng không còn cảm hứng nhưthuở hai vợ chồng sống trong cảnh nghèo nànthiếu thốn mà vẫn yêu nhau mặn nồng.

Khi nữ sĩ ra sân chùa thì thấy bàvợ đi về cuối góc sân, thân hình  bà tan rã trong sương mù.     

Như vậy, ẩn dụ củatruyện ngắn này là: dù bà vợ có chết đi,nhưng nhà danh họa Mishio vẫn yêu thươngtưởng nhớ vợ luôn luôn. Như thế bà dù khôngsống trong cõi dương trần, nhưng vẫnsống trong tâm tưởng, trong hoài vọng của ông.Giờ thì trong trái tim ông có một hình bóng khác. Bây giờmới đích thực là tới giai đoạn bà chếtvĩnh viễn, chết ở ngoài đời từ lâulẫn chết trong nội giới của chồng từkhi có sự xuất hiện của nữ sĩ. Vậnsự này làm tôi nhớ lời ai oán được ghikhắc trên tấm mộ bia trong nghĩa trang MạcĐỉnh Chi (Sài Gòn) thuở nào: C'est l'oubli des vivants quifait mourir les morts  (Chính sựlãng quên của người sống mới giết chếtnhững người đã chết).

Còn về thơ có ẩn dụthường là nhữngbài phảng phất Thiền PhongThiền vị. Chẳng hạn đoạn mở đầu của bài thơ VềThăm Ao Nhà  của nữsĩ Thân thi Ngọc Quế. Bài thơ này trong thi tậpđầu tay Giọt Nước Cành Sen của chi:

                                       Đêmxuống ta về ao cá biếc

                                      Để xem cá chớp ánh trăng non

                                       Ánhtrăng còn vỡ làm bao mảnh

                                      Vẫn thấy lòng ta bóng nguyệt tròn

Trên mặt chữ, nếu chúng ta nghĩrằng đây là một bài thơ viếng cảnh và nói lêntấm lòng tuơi sáng nguyên vẹn của tác giả (bóng nguyệt tròn)trước cảnh ngộ tan nát, chia lìa (ánh trăng cònvỡ làm bao mảnh) thì đúng quá rồi còn gì. Nhưng màdưới mặt chữ, tác giả nêu ra vấnđề vĩ đại hơn. Đó là tinh thầnBát-nhã (tức là tinh thần bất nhị của Phậtgiáo). Cái ẩn dụ  đó làhai cái hiện tượng đối đãi ở chungmột bản thể. Cặp hiện tượng thứnhất là những mãnh vở của ánh trăng trên sóng aođối đãi với bóng trăng tròn đầy tronglòng tác tác giả. Cặp hiện tượng thứ hai làcái cảnh ao trong đêm trăng (ngoại cảnhđấy) đối đãi với  tấm lòng của tác giả(nội giới đấy). Ngoại cảnh và nộigiới có một bản thể chung chính là tác giả. Hìnhdáng vỡ nát thành nhiều mảnh và vóc dáng tròn đàyvẫn thuộc về trăng, cái bản thể chung chínhlà trăng. Tinh thần Bát-nhã chính là đây. Huống hồbài thơ còn có thêm cái tinh thần Bát-nhã thứ ba: Tấtcả (những mảnh trăng vỡ) là một (bóngtrăng).  

Thơ Thiền thường mượncảnh vật, vận sự để ẩn dụ chotinh thần Bát-nhã, cái then chốt, cái căn bản củaPhật pháp. Xin đơn cử bài Minh Nhật bằngchữ Hán của nữ sĩ Vi Khuê:

                                   Tảothần thính điểu minh man

                                    đình đổ hoa ly tú bách hàng

                                    nhàn hạ tiểu di đăngthượng lộ

                                   Thanhsơn đối diện bối hoàng giang

                                    Tác giả  ViKhuê dịch như sau:

                                    Sớmmai nghe tiếng chim kêu

                                    ra sânthấy giậu hoa thêu trăm hàng

                                    thảnh thơibước nhỏ lên đàng

                                    Núi xanhtrước mặt sông vàng sau lưng

Ở đây tác giả Vi Khuê đâu phảilà khách vãn cảnh suông trơn vào buổi bình minh. Khách vãncảnh ở đây ẩn dụ một hành giảđang lên đường tìm về chứng ngộ.Đương sự đứng giửa hai cái đốiđãi  nhau là núi xanh và sông vàng.Núi ở thể rắn và ở truiớc mặt, còn sôngở thể lõng và ở sau lưng. Tóm lại, hành gia tutheo Trung đạo tức là tu theo Phật giáo.

Và chẳng hạn bài Cao  của Trương Anh Thụy :

                                          Dưới chân làng mạc nhỏ

                                           Trên đầu mây chấm vai

                                           Người tìm ta chẳng thấy

                                           Thấy lóe đóm sao Mai

Trên đầu và dưới chân là  hai cái đối đãi nhịbiên (les deux bornes opposées). Hành giả đứng ởkhoảng giữa. Tu như thế là theo Trung Đạo,đã đến thời điểm đốn ngộ (loéánh sao mai). Tác giả không dùng chữ nào trong kinh Phật,không tả cảnh suông trơn. Đây là ẩn dụmột thiền giả tu theo Trung đạo (đạoPhật) đã thành công, đã chứng ngộ.

Trong thi tập Trốn Vài Giấc Mơem  của Nguyễn thịThanh Bình, tôi thích bài Hoa Tâm nhất. Nó vừa là bài thơẩn dụ vừa là bài thơ Thiền :

                                            Trên đỉnh non cao tìm mây trắng

                                             Dướikhe chờ hoa nở đem tin

                                             Hoa chưa kịpnở tàn mùa trước

                                             Chốnấy hoa lòng rộ bình minh

Hoa ở dưới khe là hoa ngoạigiới, hoa lòng là hoa niội giới, cả hai cùng ởnơi nhận thức (thấy và cảm thấy) ởmột người tức là tác giả. Ngoại giới vànội giới đối đãi nhau. Hoa dưới khe héotàn (cái diệt)  và hoa lòngnở rộ (cái sinh) là hai cái đối đãi nhau ởtrong một mùa thu. Cốt tủy Thiền là đây!Nhưng 'cái hoa lòng rộ bình minh' có nhiều ẩn dụtùy theo theo sự chiêu cảm, óc tưỏng tượng,cõi ấn tượng của từng độc giả. Nólà một tình yêu đang nở muôn tía nhìn hồng; nó cũngcó thể là một niềm lạc quan tươi sángdồi dào vừa bừng dậy. Và cũng có thể làmột vấn đề tâm linh đang đượcbừng bừng thắp sáng, chẳng hạn như mộtcơn đốn ngộ nhiệm màu hay một sựmặc khải kỳ diệu.   

Riêng Đặng thị QuếPhượng là người làm thơ quá đổi thơ.Cô tạo cho thơ cô một ẩn dụ huyền bí, tùytheo chiêu cảm riêng biệt và đặc thù của mình,độc giả muốn nghĩ sao thì nghĩ. Nhưng màkhi độc xong bài thơ Tîch Mịch  của cô, chúng ta phải ớnlạnh, cảm thấy cái điều uyền bí ấy saomà ảo diệu, sao mà mầu nhiệm làm chúng ta bàng hoànglay động ở cái bí ẩn sau lưng hiện hũunói chung, ở sau mặt chữ bài thơ của cô nói riêng:

                                               Có một cái gì

                                               đangchờ đợi ta

                                               trong vẻthinh lặng

                                               củabuổi chiều tà                                         

                                                          *

                                               Có một cáigì

                                               trong bóngsương sa

                                               vô cùng hiuhắt

                                               nhưthể hồn ma

                                                         *

                                              Có một cái gì

                                               bao lachất ngất

                                               dườngnhư không phải

                                               là trờihay đất

                                                          *

                                               Có phảihay chăng

                                               thiên thuphơ phất

Cái đang chờ đợi ta, nó ởtrong bóng sương sa (tức là trong cõi vô minh mịtmờ), nó bao la chất ngất, không thuộc vềtrời và cũng không thuộc về đất. Nó nhưảo như chân, phơ phất trong cõi cảm nhận,trong ấn tượng chúng ta từ thuở thiên thutrước và cho đến thiên thu sau vẫn còn hiệnhữu qua trạng thái chập chờn phiêu diễu nhưhình bóng trong cơn chiêm bao. Vậy nó ẩn dụ  cho cái gì? Xin thưa, tạmgọi là cái Chết có được không nào ?

Tô Thùy Yên chỉ thành công về nghệthuật thuần túy của thơ mà không thể    đưa thơ vào cái sâuthẳm nhất của bí nhiệm cuộc sống. MaiThảo trội hơn Yên ở chỗ thành công ởnghệ thuật thuần túy của thơ mà còn đưathơ vào cái vực sâu không đáy của hiện hữu.Xin đọc bài thơ Tiều Phiến trong thi tập TaThấy Hình Ta Những Miếu Đền. Ở đây, lýluận của Võ Phiến rằng thơ cần lời mà không cần ý làmột điều sai lầm đáng tiếc lẫnđáng trách                                      

                                           Đứng ở sát gần tiểuphiến

                                           Đứng kế lam xanh tiểu phiếngần

                                           Phiến đưa tắp tắp vào vôcực

                                           Nơi lá xoay tròn một thớ gân.

Độc giả sẽ tự hỏitiểu phiến là cái phiến nhỏ, nhưng ẩndụ của nó là cái gì ? Hai câu thơ chót thậtđẹp, thật huyền bí làm chúng ta rờn rợnNhưng đó là cái gì, từ chỗ xoay tròn một thớgân để đưa tắp tắp vào vô cực? Nó cóthể là một chiếc lá. Nó có thể là cái âm hộcủa phái đẹp (lá đa theo nghĩa bóng) đưachúng ta nhìn vào cái bí nhiệm của mọi sinh vật quagiai đoạn thụ tinh và rồi kết thành bào thaikhởi đầu sự sinh sản. Nó có thể là cáinọi giới bí hiểm của con người. Nó cóthể từ một lổ nhỏ hẹp đểmột Thiền giả khi chứng ngộ đi vào cái vôbiên vô cực trong vô lượng cảnh giới Hoatạng Huyền môn. Cái chỗ xoay tròn một thớ gâncủa tiểu phiến có vô số ẩn dụ, tùy theochiêu cảm của từngngười đọc màhiện hữu.

Xin đọc bài Thớ Gân  cũng của Mai Thảo:

                                           Bàn taythu lại mặt trời lặn

                                           Cùng nóxòe cho nở mặt trời

                                           Bóngtối lồng trong đường ánh sáng

                                           Chỉlà mai tóc rẽ hai ngôi                                       

Cũng chính ở bàn tay che cặp mắt,khi các ngón tay khép lại (bàn tay thu lại) thì nhà thơ khôngthấy mặt trời (coi như mặt trời lặn).Nhưng khi ngón tay rẽ ra (ciùng nó xòe ra) thì nhà thơthấy mặt trời (nở mặt trời). Văy thìmặt trời là cái cố định, trưóc sao sauvậy, nó ẩn dụ cho cái Chân Tâm. Bởi tại caivọng thức (được ẩn dụ cho bàn tay) nhàthơ khôn thấy Chân Tâm nếu vọng thức dầyđặc (được ẩn dụ qua bàn tay thuhẹp lại với các ngón khép kín). Và nhà thơ chỉthấy được Chân Tâm khi nào vọng thức chiachẻ và phân tán đi (được ẩn dụ bằng bàn tay xoè ra).Như vậy mặt trời ẩn hay hiện đốivới tác nhân (Mai Thảo) chỉ là do sự khép mởcủa bàn tay do thớ gân điêu khiển). Còn mặttrời vẫn không thay đổi. Nó cũng giốngnhư trường hợp chỉ một  mái tóc, nhưng mái tóc ấy chiathành ngôi bên trái và ngôi bên phải là tại ta rẻđường ngôi. Nếu ta chỉ chải ngưọctóc về phía sau, không rẽ đường ngôi thì mái tócchỉ là một mảng đen huyền mà thôi.

Thớ gân điều khiển bàn tay khép hayxòe để cho tác nhân thấy mặt trời hay khôngẩn dụ cho côn phu hành trì của Thiền giả tìmvề chứng ngộ.

Xin đọc bài Lẻ Một  cũng của Mai Thảo:

                                        Sáchmột dẫy nằm trơ trên giá

                                       Cạnh nguời thân thế cũng trơ vơ

                                        Sách,người hai cõi cùng hư hoại

                                        Nơimột nghìn chương thiếu một tờ

Người đọc sách (chủ thể)và sách (đối tượng), cả đều côđơn chỉ về cảnh ngộ. Chúng chỉ làm chothơ bâng khuâng ngậm ngùi, nhưng không có gì đặcsắc. Tuy nhiên, khi tác giả báo trước là cả haicùng hư hoại tức là ông sắp đưa thơ vàomột vấn đề viễn thâm hơn, một vấnnạn dựa trên tư tưởng hữu sinh hữudiệt, cái tinh thần then chốt của Phật giáo. Cáivấn nạn ấy, cái vô thường ở nghìnchương kinh sách để cho hành giả bơingược dòng hoạt diệt, để chứngngộ cái thuờng hằng bất biến. Nhưng nghìnchương sách ấy lại thiếu một tờ. Cáitờ thiếu đó chính là cái bí nhiệm để giúphành giả vào một thời điểm chín muồigặp một đốn ngộ (chứng ngộ tứckhắc trong vòng một sát-na/ l'imédiat santori) bừng tỏcái Chân Tâm không sinh không diệt, tức là nhập vàoNiết Bàn, tức là không còn sinh không còn tử (hoạidiệt) nữa . Chính hành giả và mỗi ngườitrong chúng ta phải tự tìm lấy cái tờ giấythiếu sót ấy, tờ giấy của cá thể này không giống tờ giấy  của cá thể kia vì căncơ mỗi cá thể đều khác nhau.

*    *    *

Riêng trong lãnh vực thơ, cành mai củaMãn Giác Thiền Sư, bóng trăng của Thân thịNgọc Quế, khách nhàn du giữa núi xanh trướcmặt sông vàng sau lưng của Vi Khuê, đóm sao mai củaTrương Anh Thụy, hoa lòng rộ bình minh củaNguyễn thị Thanh Bình, bóng thiên thu phơ phất củaĐặng thị Quế Phượng là những ẩndụ đưa độc giả nắm bắt nhưngvấn đề cao siêu. Đặc sắc nhất làtiểu phiến, thớ gân, đường ngôi rẻ tóccủa Mai Thảo dễ gì để cho một nhà thơ lục tụcthường tài tìm gặp đưa vào thơ, biến cõithơ thêm mầu nhiệm, biến vóc dáng thơ thêm vĩđại bao la. Những cái ẩn dụ ấy bịmọi kẻ khoác áo phê bình gia không tìm gặp nên chúng nhưnhững viên bảo ngọc ẩn mãi trong những tảngđá xù xì thô nhám. Còn ẩn dụ trong truyện ngắn TanTrong Sương Mù  củaNguyễn thị Hoàng bị họ lờ đi dù chịđã khơi sáng cho họ thấy trong tuyển tập Những Truyện Ngắn HayNhất Trên Quê Hương  donhà xuất bản Sóng thực hiện. Nếu chúng ta chú ýmột chút thỉ sẽ thấy cái khơi sáng ởđoạn tác giả nêu  cáiẩn ý của cốt truyện và nêu  cái lý do tại sao chị chọntruyện ngắn này để đóng góp cho tác phẩm.

Chỉ riêng bàn qua ẩn dụ, chúng tamới thấy văn chương hiện đại vàcận đại của chúng ta hầu như không có phêbình gia nào. Tuy nhiên vẫn có những nhà biên khảo vănchương  có tầm vóc nguynga về tài năng. Phải kể Hoàng Ngọc Tuấn (bên Úc Châu), Trần HữuThục, Đào Trung Đạo, Đặng Phùng Quân (HoaKỳ), Thụy Khuê (Pháp). Những học giả này dùviết biên khảo phong phú và sâu sắc, đôi khi lỡtrớn trượt nhào qua lãnh vực phê bình họ cũngtỏ ra rất sâu sắc và hào hứng lắm.