“Chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến không thể thắng được”: Nhận định nầy đúng hay sai?


Các đơn vị Nhảy Dù và Biệt Cách Dù chờ trực thăng vận vào An Lộc, tăng viện cho quân trú phòng, ngày14-15-16 tháng 4/1972 tại phi trường Lai Khê.

(Nguồn: https://www.facebook.com/groups/1669629573295811/permalink/2447969462128481/)


Có thể nói không sợ sai lầm là chính người Mỹ, chớ không phải người ViệtNam, kể cả người Việt trong nước và người Việt ở hải ngoại, đã viết nhiều nhứtvề Chiến Tranh Việt Nam (CTVN). Số lượng tài liệu về CTVN của người Mỹ viết bằngtiếng Anh là một con số khổng lồ. Sự đóng góp của các tác giả Việt chỉ rất làkhiêm tốn. Hiện nay, các tác giả Mỹ đã được phân chia thành hai phe rất rõ rệt:1) phe đa số được xem là phe “chính thống = orthodox,” và, 2) phe thiểu số đượcgọi là phe “xét lại = revisionist.” Nói một cách tổng quát, lập trường của haiphe hoàn toàn trái ngược nhau như sau: phe chính thống cho rằng Chiến Tranh ViệtNam là “một cuộc chiến khộng thể thắng được” (an unwinnable war),trong khi phe xét lại cho rằng Hoa Kỳ đã có thể thắng, và có thểvới một chi phí thấp hơn rất nhiều, nếu đã áp dụng một chiến lược đúng hơn.

Bài viết này cố gắng tìm hiểu, phân tích, và đánh giá nhận định của phechính thống là “CTVN là một cuộc chiến không thể thắng được.

Nguồn Gốc Của Cụm Từ “An Unwinnable War”

Về cụm từ “an unwinnable war,” mà sau này một số tác già thuộc phe chínhthống đã sử dụng ngay trong nhan đề của các tác phẩm của họ (thí dụ như cuốn Autopsyof an unwinnable war: Vietnam của 2 tác giả William C. Haponski vàJerry J. Burcham, do nhà xuất bản Casemate xuất bản năm 2019 và cuốn Vietnam:the history of an unwinnable war, 1945-1975 của tác giả JohnPrados do nhà xuất bản của Viện Đại Học Kansas xuất bản năm 2009), có lẽ đã đượcsử dụng lần đầu tiên bởi ông George Ball (1909-1994), Thứ Trưởng Ngoại Giaotrong chính phủ của Tổng Thống Lyndon B. Johnson. Ông Ball là người duy nhứt,trong số các cố vấn cao cấp của Tổng Thống Johnson, đã khuyên ông Johnson nêntìm cách giải quyết CTVN bằng thương thuyết vì ông không tin rằng Hoa Kỳ có thểthắng được trong cuộc chiến đó. Trong văn thư đề ngày 1-7-1965, gởi cho Tổng ThốngJohnson, ông trình bày rất rõ ràng và đầy đủ những suy nghĩ của ông về CTVN, vớimục đích là khuyên can Tổng Thống đừng leo thang chiến tranh tại Việt Nam. Ngaytrong phần mở đầu của văn thư này, dưới tiêu đề “A Losing War” (tạmdịch: “Một Cuộc Chiến Mà Ta Đang Thua”), ông đã viết rõ như sau:

“… No one can assure you that we can beat the VietCong or even force them to the conference on our terms, no matter how manyhundred thousand white, foreign (US) troops we deploy.” [1] (Xin tạm dịchsang Việt ngữ như sau: “… Không ai có thể bảo đãm với Tổng Thống rằng chúngta có thể đánh bại được Việt Cộng hay ngay cả buộc họ đến bàn hội nghị theo điềukiện của chúng ta, cho dù chúng ta có dàn ra cả trăm ngàn quân da trắng, ngoạiquốc [ám chỉ quân Mỹ].”)

Lúc đó, Tổng Thống Johnson đã không nghe lời khuyên can này, mà vẫn quyếtđịnh leo thang chiến tranh. Về sau này, sau khi Tổng Thống Johnson đã qua đờivà Thư Viện Lyndon B. Johnson đã được xây dựng, trong một cuộc phỏng vấn trựctiếp có ghi âm (oral interview) do chính Thư viện này thực hiện, ông Ball đã lầnđầu tiên sử dụng cụm từ “unwinnable war”:

“ … But each one was addressed at some particularproposal for escalation, challenging the proposal and arguing that we werelosing the war, that it was an unwinnable war, that we could commit any numberof – 500,000 I think the figure I used at one point in a memorandum – and thatwe still would not win.” [2] (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “… Nhưng mỗimột văn thư [các văn thư mà ông Ball gởi cho Tổng Thống Johnson] đều nhắmvào một đề nghị leo thang đặc biệt nào đó, thách thức đề nghị đó và tranh luậnrằng chúng ta đang thua trận, rằng đó là một cuộc chiến không thể thắng được,rằng dầu cho chúng ta có thể sử dụng bất cứ một quân số nào – tôi nghĩ rằng đãcó lúc tôi đã đưa ra con số 500.000 trong một văn thư – thì chúng ta cũng vẫn sẽkhông thể thắng được.”

Luận Cứ Của Nhận Định

Để có thể thật sự hiểu rõ quan điểm này, chúng ta cần phải trở về giaiđoạn người Mỹ quyết định leo thang CTVN. Đó là vào đầu năm 1965, hai năm sau vụđảo chánh lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, với sự tranh dành quyền lực giữa các tướnglãnh của VNCH tạo ra một sự hỗn loạn về chính trị, khiến cho lực lượng Cộng sảnphát triển quá mạnh và đe dọa Miền Nam rất nặng nề và đẩy Hoa Kỳ đến chổ phảiquyết định đưa quân sang tham chiến hầu lật ngược lại tình thế nguy ngập đó.[3,4] Lúc đó, ngoại trừ ông George Ball như đã trinh bày bên trên, gần như tấtcả các cố vấn thân cận của Tổng Thống Johnson, đặc biệt là Tổng Trưởng QuốcPhòng Robert S. McNamara, đều đồng ý với chủ trương leo thang chiến tranh tạiMiền Nam. Việc leo thang CTVN được thực hiện bằng hai chủ trương cùng một lúc:1) Ồ ạt đổ quân bộ chiến (combat ground troops) vào Miền Nam; và, 2) Oanh tạcliên tục Miền Bắc với Chiến Dịch Sấm Rền (RollingThunder) bằng các máy bay phảnlực từ các căn cứ không quân tại Miền Nam (Đà Nẵng là quan trọng nhứt), các hàngkhông mẫu hạm ngoải khơi Biển Đông, và bằng các máy bay oanh tạc chiến lượcB-52 từ các căn cứ ngoài đảo Guam hay tại Thái Lan. Và trong khoảng thời gian 3năm, 1965-1967, cường độ ác liệt của CTVN đã gia tăng đến mức khủng khiếp. Chúngta hảy nghe ông McNamara kể lại trong cuốn hồi ký của ông như sau:

“Between 1965 and 1967, U.S. and South Vietnamese airforces dropped over a million tons of bombs on the South, more than twice thetonnage dropped on the North. … Sorties against North Vietnam grew from 25,000in 1965 to 79,000 in 1966 to 108,000 in 1967, and the tonnage of bombs droppedrose from 63,000 to 136,000 to 226.000.” [5] (Xin tạm dịch sang Việt ngữnhư sau: “Giữa 1965 và 1967, không quân Mỹ và Nam Việt Nam đã thả trên mộttriệu tấn bom tại Miền Nam, hơn gấp đôi số lượng bom thả ở Miền Bắc. … Số phi vụoanh tạc Miền Bắc đã tăng từ 25.000 năm 1965 lên 79.000 năm 1966 lên đến108.000 năm 1967, và số lương bom thả tăng từ 63.000 tấn lên 136.000 tấn và lênđến 226.000 tấn”)

Quyết định tham chiến và leo thang chiến tranh của Hoa Kỳ, ngoài mụctiêu lật ngược lại tình thế nguy ngập tại Miền Nam vào đầu năm 1965, còn có mộtmục tiêu chiến lược nữa là cho Miền Bắc thấy rõ quyết tâm bảo vệ Miền Nam củaHoa Kỳ, gây thiệt hại nặng nề cho Miền Bắc để Hà Nội phải từ bỏ chính sách thôntính Miền Nam bằng quân sự. Hoa Kỳ hoàn toàn không đạt được mục tiêu thứ nhìnày. Cũng trong cuốn hồi ký của mình, ông McNamara đã nhận ra sự thất bại của ChiếnDịch Sấm Rền như sau:

“… as Rolling Thunder intensified, U.S. intelligenceestimated that infiltration increased from about 35,000 men in 1965 to as manyas 90,000 in 1967, while Hanoi’s will to carry on the fight stayed firm.” [6] (Xin tạm dịchsang Việt ngữ như sau: “… trong khi Chiến Địch Sấm Rền gia tăng cường độ,tình báo Hoa Kỳ ước lượng số quân xâm nhập đã tăng từ 35.000 năm 1965 lên đến90.000 năm 1967, trong lúc đó ý chí tiếp tục cuộc chiến của Hà Nội vẫn vững chắc.”)

Từ lúc đó trở đi, ông McNamara bắt đầu có chuyển biến lớn về tư tưởng,ông bắt đầu hoài nghi khả năng thắng trận của Hoa Kỳ Giữa ông và các tướnglãnh cao cấp của Hoa Kỳ trong Bộ Tham Mưu Liên Quân (Joint Chiefs of Staff, thườngghi tắt là JCS),[7] bắt đầu có sự bất đồng ý kiến về đường lối cho CTVN,nhứt là về chủ trương oanh tạc Miền Bắc. Ngày 2-5-1967, ông đề nghị Tổng ThốngJohnson bác bỏ yêu cầu của JCS tăng cường và mở rộng Chiến Dịch Sấm Rền. Ngày19-5-1967, trong một văn thư đệ trình Tổng Thống Johnson, ông đã cho thấy tư tưởngbi quan của ông về Việt Nam như sau:

“ … Continuation of our present moderate policy, whileavoiding a larger war, will not change Hanoi’s mind, so is not enough tosatisfy the American people; increased force levels and actions against theNorth are likewise unlikely to change Hanoi’s mind, and are likely to get us ineven deeper in Southeast Asia and into a serious confrontation, if not war,with China and Russia; and we are not willing to yield. So we must choose amongimperfect alternatives.” [8] (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “… Tiếp tụcchính sách dung hòa hiện nay của chúng ta, trong khi tránh được một cuộc chiến tranhrộng lớn hơn, sẽ không thay đổi được cách suy nghĩ của Hà Nội, cũng như không đủđể thỏa mãn người dân Mỹ; tăng quân và đánh mạnh hơn ở Miền Bắc cũng không làmthay đổi được cách suy nghĩ của Hà Nội, lại rất có thể làm chúng ta lún sâu hơnvào Đông Nam Á và vào một cuộc đụng đầu nghiêm trọng, nếu không phải là chiếntranh, với Tàu và Nga; và chúng ta cũng không muốn nhượng bộ. Vì vậy chúng taphải lựa chọn giữa những giải pháp bất toàn.”)

Sự bất đồng ý kiến giữa JCS và ông McNamara càng ngày càng trở nênnghiêm trọng. Chỉ một ngày sau văn thư đề ngày 19-5-1967 kể trên, tức là ngày20-5-1967, JCS đã gửi cho ông McNamara một văn thư trong đó họ đề cập ngay đếnviệc sử dụng vũ khí hạt nhân. Ông McNamara kể lại trong hồi ký của ông như sau:

“On May 20, they sent me another memo repeating theirviews that invasions of North Vietnam, Laos, and Cambodia might becomenecessary, involving the deployment of U.S. forces to Thailand, and, quitepossibly, the use of nuclear weapons in South China. All of this, theyemphasized, highlighted the need to mobilize U.S. reserves. Their continuedwillingness to risk a nuclear confrontation appalled me.” [9] (Xin tạm dịchsang Việt ngữ như sau: “Vào ngày 20 Tháng 5, họ [chỉ JCS] gửi cho tôi thêm mộtvăn thư nữa, lập lại các quan điểm của họ rằng có thể cần phải đổ quân tấn côngvào Bắc Việt, Lào, và Cao Miên, cũng như dàn quân sang cả Thái Lan, và, rất cóthể, phải sử dụng vũ khí hạt nhân tại Hoa Nam. Tất cả các việc đó, họ nhấn mạnh,cho thấy rõ cần phải động viên quân trừ bị của Hoa Kỳ. Việc họ tiếp tục sẳnsàng chấp nhận một cuộc đụng đầu hạt nhân làm tôi kinh hoàng”)

Mất tin tưởng vào cách suy nghĩ của JCS, ông McNamara quay sang CIA(Central Intelligence Agency = Cơ Quan Trung Ương Tình Báo của Hoa Kỳ) và nhờCIA đánh giá việc oanh tạc Miền Bắc. CIA đã báo cáo thẳng thừng như sau:

“We do not believe that any of the programs … iscapable of reducing the flow of military and other essential goods sufficientlyto affect the war in the South or to decrease Hanoi’s determination to persistin the war.” [10] (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Chúng tôikhông tin rằng bất cứ một chương trình nào trong các chương trình … có đủ khảnăng làm suy giảm mức độ vận chuyển chiến cụ và các tiếp liệu cần thiết để cóthể ảnh hưởng đến cuộc chiến ở Miền Nam hay làm suy giảm quyết tâm của Hà Nộitiếp tục cuộc chiến.”)

McNamara còn tiến thêm một bước nữa trong việc đánh giá lại tình hìnhCTVN. Ông và Bộ Trưởng Hải Quân Paul Nitze cho thành lập, một cách bán chính thức,một nhóm nghiên cứu đặc biệt trong Hải Quân gọi là Navy Vietnam AppraisalGroup, gồm 10 vị đề đốc của Hải Quân và 1 vị chuẩn tướng của Thủy QuânLục Chiến, do Đề Đốc Gene R. LaRocque đứng đầu, sang Việt Nam, nghiên cứu tìnhhình tại chổ. Trong thời gian sáu tháng, nhóm này đã tìm hiểu, nghiên cứu vàđánh giá một loạt các chương trình, kế hoạch, khả năng có thể áp dụng (options)cho CTVN, trong đó có cả khả năng quân đội Hoa Kỳ sẽ đổ bộ và tấn công thẳngvào Bắc Việt. Kết luận sau cùng của nhóm nghiên cứu này là Hoa Kỳ sẽ không thểthắng được về quân sự. Ông McNamara ghi lại như sau trong hồi ký của ông:

“These and other options examined were evaluated asinsufficient to achieve a military victory.” [11] (Xin tạm dịchsang Việt ngữ như sau: “Các khả năng đó cùng những khả năng khác đã được khảosát đều được đánh giá là không đủ để đưa đến một chiến thắng quân sự.”)

Với tư tưởng bi quan đã ăn sâu vào đầu rồi, công thêm với những kết luậncũng hoàn toàn bi quan của CIA và nhóm nghiên cứu của Hải Quân vừa kể trên, ôngMcNamara đã đi đến kết luận là Hoa Kỳ đã thất bại trong CTVN rồi. Ông viết nhưsau trong cuốn hồi ký:

“By now it was clear to me that our policies andprograms in Indochina had evolved in ways we had neither anticipated norintended, and that the costs—human, political, social, and economic—had grownfar farther than anyone had imagined. We had failed.” [12] (Xin tạm dịchsang Việt ngữ như sau: “Tới đây thì đối với tôi đã quá rõ rằng những chinhsách và chương trình của chúng ta tại Đông Dương đã tiến triển đến mức mà chúngta đã không có tiên liệu hay có ý định, và rằng những cái giá mà chúng ta phảitrả--về con người, về chính trị, xã hội, và kinh tế--đã vượt xa hơn mức mà bấtcứ ai đã có thể tưởng tượng. Chúng ta đã thất bại.”)

Cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân của phe Cộng Sản (khởi sự vào ngày 30-1-1968),mặc dù là một thất bại rất nặng nề về quân sự của phe Cộng Sản, càng làm choMcNamara tin chắc là ông đã suy nghĩ đúng: phe Cộng Sản đã thắng. McNamara từchức Tổng Trưởng Quốc Phòng vào cuối tháng 2-1968. Quyết định cuối cùng của ôngtrước khi từ chức là bác bỏ yêu cầu của Tướng Westmoreland tặng thêm 200.000quân cho lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam vào ngày 27-2-1968.[13]

Ngày 31-3-1968, Tổng Thống Johnson tuyên bố không ra ứng cử nữa, ngưngoanh tạc Bắc Việt và kêu gọi Hà Nội đến bàn hội nghị. Sau khi lên cầm quyền,tân Tổng Thống Richard M. Nixon bắt đầu thực hiện Việt Nam Hóa Chiến Tranh,khởi sự rút quân, và tiến hành hòa đàm với Bắc Việt, và ký Hiệp Định Parisngày 27-1-1973. Quốc Hội Mỹ bắt đầu thực hiện các biện pháp trói tay Hành pháp,cắt giảm và sau cùng là cắt bỏ quân viện cho VNCH. Ngày 30-4-1975, VNCH đầuhàng. Phe Cộng Sản đã thắng cuộc CTVN.

Phát Triển Của Nhận Định

Từ sau năm 1975, mặc cảm thua trận tại Việt Nam, Vietnam syndrome,đã dằn vặt người Mỹ trong mấy thập niên. Năm 1995, ông McNamara cho xuất bản cuốnhồi ký của ông. Cuốn hồi ký này đã gây rất nhiều tranh luận trong các giới họcgiả, sử gia Mỹ nghịên cứu về CTVN, và, dĩ nhiên, khen chê đều có. Ông McNamaracho rằng dù gì đi nữa, cuốn hồi ký của ông chỉ cho thấy một phía của việc đánhgiá CTVN. Ông muốn nghe phía bên kia (tức phe Cộng sản) đã nhìn và nghĩ về CTVNra sao. Ông đã nhờ ông Leslie Gelb, lúc đó là Chủ Tịch của Hội Đồng Ngoại Giao(Council on Foreign Relations –CFR),[14] một cơ quan nghiên cứu bấtvụ lợi (non-profit think tank) chuyên về chính sách ngoại giao và các vấn đểbang giao quốc tế, thăm dò xem Hà Nội có muốn trao đổi kinh nghiệm về CTVN vớiHoa Kỳ hay không. Thời điểm này rất thuận tiện vì Hoa Kỳ đã bải bỏ lệnh cấm vậnđối với Việt Nam vào tháng 2-1994, tái lập bang giao giữa hai nước vào năm 1995,và đến ngày 11-4-1997, ông Douglas “Pete” Peterson, một cựu phi công Mỹ bị bắnrơi tại Bắc Việt, bị bắt làm tù binh và giam giữ tại Hỏa Lò, Hà Nội hơn 6 năm, đượcTổng Thống Bill Clinton bổ nhiệm làm Đại Sứ Hoa Kỳ đầu tiên (sau CTVN) tại ViệtNam.

Trong khoảng thời gian từ tháng 11-1995 cho đến tháng 2-1998, đã có tấtcả 6 đợt gặp gỡ tại Hà Nội, giữa các học giả và cựu viên chức dân sự và quân sựcủa Hoa Kỳ và Việt Nam, trong đó, quan trọng nhứt, về phía Hoa Kỳ là cưu TổngTưởng Quốc Phòng Robert S. McNamara, và về phía Việt Nam là Đại Tướng Võ NguyênGiáp. Nhiều tài liệu đã được soạn thảo để chuẩn bị cho các đề tài thảo luậntrong các cuộc gặp gỡ đó. Sau đó, tất cả được đúc kết lại thành một tập tài liệudùng làm căn bản để thảo luận tại một hội nghi quốc tế mang tên là “TheVietnam War Re-examined: Its History and Lessons” do RockefellerFoundation tổ chức tại Bellagio, Ý Đại Lợi, từ ngày 27 đến 31 Tháng Bảy năm1998, có sự tham dự của các viên chức và học giả Mỹ-Việt cùng một số học giả quốctế. Sau hội nghị, năm 1999, tập tài liệu này được Nhà xuất bản Public Affairs tạiNew York in thành sách với nhan đề “Argument without end: in search ofanswers to the Vietnam tragedy.” [15] Cuốn sách này gồm tấtcả 8 chương trình bày những kết luận rút ra từ các đề tài đã thảo luận trongcác buổi họp tại Hà Nội. Chương Bảy, dưới tiêu đề U.S. Military Victoryin Vietnam: A Dangerous Illusion? từ trang 313 đến trang 371, sẽ giúpchúng ta hiểu thật rõ luận cứ căn bản của nhận định tiêu cực này của ôngMcNamara và những người cùng phe với ông về CTVN. Toàn bộ Chương Bảy này, ngoạitrừ phần Introduction (tr. 313-317) do ông McNamara viết, hoàn toàn do cưu ĐạiTá Herbert Y. Schandler phụ trách.

Ông Herbert Y. Schandler (1928-2015) là một cựu chiến binh và là một nhànghiên cứu về CTVN. Ông tốt nghiệp Tường Vỏ Bị Westpoint của Hoa Kỳ vào năm1952, đã phục vụ hai nhiệm kỳ tại Việt Nam trong Lực Lượng Đặc Biệt và giải ngũvới cấp bậc Đại Tá của Lục Quân Hoa Kỳ. Ông đậu Tiến Sĩ về Hành Chánh Công Quyền(PhD in Public Aministration) tại Viện Đại Học Harvard, và là tác giả của 2 cuốnsách nổi tiếng sau đây về CTVN:

  • The Unmaking of a president: Lyndon Johnson andVietnam, do Nhà Xuất Bản Đại HọcPrinceton xuất bản năm 1977.
  • America in Vietnam: the war that couldn’t be won, do Nhà Xuất Bản Rowman & Littlefield xuất bảnnăm 2009

Tiến sĩ Schandler được ông McNamara giao cho nhiệm vụ trả lời câu hỏichánh đã được dùng làm tiêu đề cho Chương Bảy: Chiến thắng về quân sự củaHoa Kỳ tại Việt Nam có phải là một ảo tưởng nguy hiểm không? Và câu trảlời của ông Schandler là như sau:

“The achievement of a military victory by U.S. forcesin Vietnam was indeed a dangerous illusion.” [16] (Xin tạm dịchsang Việt ngữ như sau: “Việc thực hiện được một chiến thắng quân sự của HoaKỳ tại Việt Nam quả thật là một ảo tưởng nguy hiểm.”)

Khi giải thích tại sao ông nghĩ rằng chiến thắng quân sự của Hoa Kỳ tạiViệt Nam chỉ là một ảo tưởng, Tiến sĩ Schandler đã viết rõ ràngnhư sau:

“The heart of the illusion is the failure of the U.S.military and civilian leaders alike to understand the nature of the war inwhich they became involved in Vietnam. It was a people’s war – a civil war. Fundamentally,therefore, it was not simply a war of North Vietnamese aggression, as we viewedit at the time.” [17] (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Tâm điểm củaảo tưởng này là sự thất bại của các nhà lãnh đạo quân sự và dân sự Hoa Kỳ khônghiểu được bản chất của cuộc chiến tranh mà họ đã đính líu vào tại Việt Nam. Nólà một cuộc chiến tranh nhân dân, một cuộc nội chiến. Vì thế, trên căn bản,nó không phải đơn thuần là một cuốc chiến tranh xâm lược của Bắc Việt, như cáchchúng ta đã nhìn nó vào lúc đó”)

Phản Biện Lại Các Luận Cứ Của Nhận Định

Căn bản quan trọng nhứt của luận cứ cho nhận định tiêu cực về CTVN nầyxuất phát từ sự thất bại của quân đội viễn chinh Pháp trong Chiến Tranh ĐôngDương (CTĐD, 1945-1954) tức là cuộc kháng chiến của người Việt Nam chống lại dãtâm muốn đặt lại ách thống trị của người Pháp. Các tác giả thuộc phái chính thốngđều đã nhìn CTVN như là một sự tiếp nối của CTĐD, và quân đội Mỹ cũng giống nhưquân đội Pháp là một quân đội ngoại nhập và vì thế sẽ bị dân chúng Việt Nam chốngđối và sau cùng cũng sẽ thất bại như quân đội viễn chinh Pháp. Quan điểm nàychính là nguồn gốc của tất cả mọi lập luận sai lầm của phe chính thống về bảnchất của CTVN. Phe chính thống đã dựa vào những suy nghĩ và kết luận của ôngMcNamara, người chủ trương và thực hiện đường lối quân sự của Hoa Kỳ tại ViệtNam, là Hoa Kỳ đã làm hết tất cả những gì Hoa Kỳ có thể làm được về quân sự rồimà vẫn không thể thắng được, vậy CTVN đúng là “một cuộc chiến tranh khôngthể thắng được.” Chúng ta sẽ đánh giá từng luận cứ của nhận định tiêu cựcnày.

Luận Cứ Về Bản Chất Của CTVN

Trước hết chúng ta hảy thảo luận về khẳng định của Tiến sĩ Schandler rằngCTVN là một cuộc “chiến tranh nhân dân,” và vì vậy nó là một cuộc“chiến tranh không thể thắng được.” Luận cứ này cho thấy tác giảSchandler đã chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi lý luận của phe Cộng sản. Quan niệmchiến tranh nhân dân do Tướng Cộng sản Võ Nguyên Giáp đúc kết từ kinh nghiệm chốngngoại xâm trong cả ngàn năm của dân tộc Việt Nam. Nó hoàn toàn đúng khi nói vềCTĐD khi toàn dân Việt Nam đứng lên chống lại quân đội viễn chinh Pháp. Nhưnghoàn toàn sai khi nói về CTVN với chủ ý gán ghép cho quân đội Mỹ vai trò tươngtự như quân đội Pháp, và xem dân chúng Miền Nam như dân chúng Việt Nam trong thờigian CTĐD. Người Mỹ rõ ràng là không hiểu gì hết về lịch sử Việt Namtrong thời cận đại. Các tác giả phe chính thống thường cho rằng các nhàlãnh đạo chính trị và quân sự của Mỹ không hiểu Bắc Việt (chính vì vậy màMcNamara đã phải sang Hà Nội nhiều lần, trong khoảng thời gian 1995-1998, chịubị sĩ nhục để tìm hiểu quá muộn màng về Bắc Việt, như đã trìnhbày bên trên) nhưng họ không biết rằng, thật ra, họ cũng không hiểu luôncả đồng minh của họ là VNCH.

Có thể nói mà không sợ sai lầm rằng phần đông những người Mỹ có tìm hiểuvề Việt Nam, trong đó có các tác giả phe chính thống, cũng như các nhà lãnh đạochính trị và quân sự của Mỹ, đều tin rằng Bắc Việt, và biểu hiện cụ thể là ĐảngCộng Sản Việt Nam (ĐCSVN), là đại diện chính thống duy nhứt của dân tộc ViệtNam và chính họ cũng đã từng là những người có công đánh đuổi quân đôi viễnchinh Pháp để giành độc lập cho Việt Nam. Chính vì cách suy nghĩ rất sai lầmnày, mặc dù VNCH là đồng minh của mình trong cuộc Chiến Tranh Lạnh chống lại sựbành trướng của phe Cộng sản tại Đông Nam Á, người Mỹ vẫn có phần nào khôngthành thật tôn trọng VNCH, nếu không muốn nói là có nhiều lúc khinh khi ra mặt.Họ đã không chịu tìm hiểu cho thật rõ VNCH từ đâu mà ra và tại sao VNCH,từ chánh phủ cho đến dân chúng, đã không thể nào chấp nhận sống chung với ngườiCộng Sản. Phần trình bày ngay bên dưới đây cho thấy rõ những diễn tiếncủa lịch sử cận đại của Việt Nam đưa đến sự thành lập của quốc gia mang tên ViệtNam Cộng Hòa.

“Từ sau khi Pháp đặt ách thống trị tại ViệtNam, về tổ chức và đảng phái, ÐCSVN không phải là đảng phái chínhtrị đầu tiên và duy nhứt chống lại thực dân Pháp. Ngay từ cuối thếkỷ 19 đã có nhiều tổ chức, phong trào kháng Pháp như Văn Thân, CầnVương, Ðông Kinh Nghĩa Thục, Ðông Du, vv. Sang đầu thế kỷ 20 đã xuấthiện khá nhiều chính đảng chống Pháp như Việt Nam Quốc Dân Ðảng(VNQDÐ), Ðại Việt, Duy Dân, Tân Việt Cách Mạng Ðảng, vv. Cuộc khởinghĩa của VNQDÐ năm 1927 đã xảy ra ngay cả trước khi ÐCSVN ra đời(1930). Về cá nhân thì HCM cũng không phải là nhà ái quốc đầu tiên vàduy nhứt chống Pháp: người Việt Nam không ai là không biết tên các nhàái quốc chống Pháp như sau: cuối thế kỷ 19 là các vị như NguyễnTrung Trực, Thủ Khoa Nghĩa, Thủ Khoa Huân, Phan Ðình Phùng, NguyễnThiện Thuật, Hoàng Hoa Thám; sang thế kỷ 20 là các vị như Phan BộiChâu, Phan Châu Trinh, Kỳ Ngoại Hầu Cường Ðể, Tạ Thu Thâu, Nguyễn AnNinh, Phan Văn Hùm, vv.” [18]

Ngay cả trước khi ĐCSVN thực hiện thành công Cuộc Cách Mạng Tháng Tám tạiHà Nội (14 đến 30-8-1945), dân chúng tại Miền Nam Việt Nam (lúc đó còn gọi làNam Kỳ hay Nam Bộ) đã nô nức tham gia vào các tổ chức và phong trào đấu tranhgiành độc lập.

“Ngày 18 tháng 3, 1945 tức hơn một tuần sau ngày Nhậtđảo chánh 9 tháng 3, lần đầu tiên ở Sài Gòn đã có một cuộc biểu tình khổng lồ,công khai, trên 50.000 người ở sân thể thao Vườn Ông Thượng. Dân chúng Sài Gònđã nô nức hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Văn Ngà tham dự lễ tưởng niệm các nhà áiquốc Hoàng Hoa Thám, Phan Ðình Phùng, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thái Học, NguyễnAn Ninh, Dương Bá Trạc. Hài cốt hỏa thiêu của Dương Bá Trạc đã được ông TrầnVăn Ân gởi về từ Chiêu Nam (Singapour). Một bàn thờ Tổ Quốc với một đại kỳ màuvàng trên có khắc hai chữ Việt Nam đỏ chói được dựng lên giữa sân, khói trầmnghi ngút. Lần lượt lên diễn đàn có: Hồ Văn Ngà chủ tịch Việt Nam Quốc gia Ðộclập Ðảng, Trần Quang Vinh đại biểu Cao Ðài, Nguyễn Vĩnh Thạnh đoàn trưởng Cận vệquân và Nội ứng Nghĩa binh (đã cộng tác với quân đội Nhật trong ngày đảo chánhPháp), luật sư Diệp Ba... Những lời kêu gọi dân chúng tham gia cùng đứng lên củngcố hàng ngũ quyết tâm xóa tan tàn tích thực dân Pháp, những lời tha thiết tưởngniệm các nhà ái quốc đã từng hy sinh cho đại cuộc chống ngoại xâm, đã được hùnghồn nói lên trong bầu không khí tự do, phấn khởi của một dân tộc không còn edè, lo ngại kẻ thù như trước.” [19]

Và sau đó, một lần nữa, sau khi Nhưt đầu hàng Đồng Minh, khi quân Anhvào Miền Nam để giải giới quân đội Nhựt, người Pháp lợi dụng cơ hội mang quânvào với ý định chiếm lại Việt Nam, dân chúng Nam Bộ, đủ mọi thành phần, già trẻbé lớn, với vũ khí thô sơ, tầm vong vạt nhọn, một lần nữa lại đi trước Miền Bắc,tổ chức kháng chiến chống Pháp ngay lập tức từ ngày 23-9-1945 (Hà Nội chỉ chínhthức đánh Pháp từ ngày 19-12-1946). Cuốn hồi ký, Tập 2 (1945-1954) của ký giảNam Đình Nguyễn Kỳ Nam ghi lại tình hình lúc đó như sau:

“Tức thì, hôm sau [tức là ngày 24-9-1945], súng nổ khắp nơi: Cầu Mac-Mahon [tứccầu Công Lý, trên đường dẫn ra phi trường Tân Sơn Nhứt] bị dân-quân giàntrận đánh quân Anh-Ấn giữ cầu rồi đến cầu Bông, cầu Thị Nghè, cầu Kiệu [cuốiđường Hai Bà Trưng dẫn sang Phú Nhuận] đâu đâu cũng có trận đánh kich-liệt.Dân-quân rút ra khỏi Saigon, tổ-chức lại: hể đêm đến, là đột-nhập châu thànhđánh phá khắp nơi.” [20]

Từ lúc đó trở đi, Việt Minh, do ĐCSVN lãnh đạo, dùng mọi thủ đoạn tiêudiệt một số khá đông những người yêu nước không-cộng-sản, đủ mọi thành phần và thuộcđủ các chính đảng, để nắm giữ độc quyền lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp. Ngaytại Sài Gòn, Việt Minh cũng không ngần ngại thủ tiêu một số các nhà yêu nướcnày.

“Bà Nguyễn Ngọc Sương [Thủ Lãnh Phụ Nữ Tiền Phong], y khoa bác sĩ tốt nghiệp từ Pháp, vàchồng là luật sư Hồ Vĩnh Ký, khoảng một tháng sau ngày mở màn Nam bộ Kháng chiến,đã bị bộ hạ của Trần Văn Giàu [cán bộ Cộng Sản, thủ lãnh Việt Minh]xử bắn ở Bến Súc cùng nhiều đồng chí khác, ngày 23 tháng 10-1945, khi quân độiAnh-Ấn tiến chiếm Thủ Dầu Một. Những người bị Trần Văn Giàu bắt ở Thủ Ðức trongđó có Trần Văn Thạch (người đã hỏi Trần Văn Giàu trong buổi họp có báo chí thamdự ngày 30 tháng 8-1945, năm ngày sau khi Lâm ủy Hành chánh ra mắt: “Ai đã cửanh làm Chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp?”), tất cả đã bị bọn cai ngục được lịnh phảithủ tiêu.” [21]

Trong giai đoạn đầu này của Nam Bộ Kháng Chiến, mặt trận Việt Minh, vớicơ quan Quốc Gia Tự Vệ Cuộc dưới sự chỉ đạo của các cán bộ Cộng sản như Dương BạchMai, Nguyễn Văn Trấn (nổi danh là hung thần Chợ Đệm), đã thủ tiêu không biếtbao những nhà yêu nước không cộng sản như Đức Huỳnh Giáo Chủ của Phật Giáo HòaHảo, hoặc Cộng sản nhưng thuộc Đệ Tứ Quốc Tế như các ông Phan Văn Hùm, Tạ ThuThâu, Trần Văn Thạch, vv Trong lúc đó, ở ngoài Bắc thì rất nhiều đảng viên thuộccác chính đảng quốc gia không-cộng-sản, nhứt là Việt Nam Quốc Dân Đảng, cũng đãbị phe Cộng sản truy sát và thủ tiêu. Khái Hưng, một nhà văn nổi tiếng trongnhóm Tự Lực Văn Đoàn, vì là một đảng viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng, cũng đãphải chịu chung số phận.[22] Thấy rõ bộ mặt thật của ĐCSVN, các nhàyêu nước quốc gia không-cộng-sản bắt đầu rời bỏ hàng ngũ kháng chiến, tìm mọicách rời các chiến khu để trở về thành phố. Ở ngoài Bắc, dân chúng gọi phongtrào đó là “dinh tê,ở trong Nam thì gọi là “vềthành.” Xin đơn cử ra đây hai trường hợp điển hình của hai chính kháchnổi tiếng của Miền Nam: 1) Giáo sư Trần Văn Hương, khi Kháng Chiến Nam Bộ bắt đầu,là Chủ Tịch Ủy Ban Hành Kháng (Hành Chánh Kháng Chiến) của tỉnh Tây Ninh, vềsau đã hai lần làm Đô Trưởng Sài Gòn, hai lần làm Thủ Tướng, sau đó là Phó TổngThống rồi Tổng Thống; 2) Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên, trong thời gian kháng chiến làQuân Y Trưởng của Sư Đoàn 320,[23] về sau tham chính nhiều lần vớicác chức vụ Tổng Ủy Viên, Tổng Trưởng, Phó Thủ Tướng. Phần đông các vị này hoàntoàn không có về thành để hợp tác với Pháp, thí dụ: ông Trần Văn Hương chỉ thamchính với chức vụ Đô Trưởng Sài Gòn sau khi Thủ Tướng Ngô Đình Diệm về nước vàotháng 7-1954. Tuy nhiên, việc rời bỏ kháng chiến này chỉ mới liên hệ đến các cánhân thôi. Phải đợi đến khi ĐCSVN bắt đầu thi hành chương trình Cải Cách RuộngĐất, khởi sự từ năm 1953, giết hại hàng trăm ngàn người dân vô tội, thì dânchúng mới thấy rõ sự độc ác, tàn bạo và vô luận của họ,[24] và việcrời bỏ kháng chiến mới thật sự trở thành một phong trào quần chúng.

Đến đây thiết tưởng chúng ta cũng nên bàn qua về tính chính thống củachính quyền Bắc Việt. Vấn đề này đã từng được một tác giả nhận định như sau:

“Phải thành thật mà nhận rằng, do hoàn cảnh lịch sửđưa đẩy, nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) lúc mới thành lập đã hội đủphần nào các điều kiện để mang tính chính thống và được hậu thuẩn của nhân dân.Điểm quan trọng cần ghi nhận ngay ở đây là sự hậu thuẩn này nhân dân Việt Namdành cho một chính quyền đại diện cho toàn dân để tranh đấu cho độc lập và tự docủa đất nước, chớ không phải dành cho một nhà nước Cộng sản để xây dựng chủnghïa xã hội. Cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta chống thực dân Pháp cũngđặt trên cơ sở này. Chính quyển VNDCCH đã tự động và đơn phương thay đổi điềukiện trong bản hợp đồng với nhân dân. Năm 1951, khi ĐCSVN tái sinh dưới danh hiệuĐảng Lao Động VN và trực tiếp nắm quyền lãnh đạo kháng chiến, đẩy nhân dân vàochổ giết nhau trong các vụ đấu tố cải cách ruộng đất (trong khi miệng vẫn hôhào đoàn kết toàn dân) thì cũng chính năm đó phải được xem là thời điểm chấm dứttính chính thống của nhà nước VNDCCH. Phân tích đến cùng, ta phải thấy rõ là thậtra chính ĐCSVN đã bức tử nhà nước chính thống VNDCCH. Và hành động bất hợp phápnày, ngay lập tức, đã bị nhân dân phản kháng và chống đối. Sự gia tăng rõ rệt củanhững vụ liều chết tìm cách rời bỏ chiến khu để trở về thành sau năm 1952 cûanhiều phần tử yêu nước đã từng thực sự đóng góp cho kháng chiến và của đông đảođồng bào nông thôn đã nói lên sự phản đối này. Tiếp theo đó, với sự chia cắt đấtnước, trắng trợn phản bội quyền lợi của đất nước và với sự quyết liệt chối bỏvà xa lánh cûa hàng triệu ngườ di cư vào Nam, sự chính thống cûa nhà nướcVNDCCH vĩnh viễn chấm dứt.” [25]

Cũng trong thời gian này, quân đội viễn chinh Pháp ngày càng sa lầytrong cuộc chiến, bắt buộc chính phủ Pháp phải tìm một giải pháp chính trị. Cácchính đảng quốc gia chống Cộng nhân cơ hội đã mời Cưu hoàng Bảo Đại về nước lậpchính phủ:

“Ngày 9-9-1947, 24 đại diện các đảng phái vàđoàn thể sang Hong Kong gặp C.H. Bảo Dại.” [26]

Họ trình bày nguyên vọng chung là:

…yêu cầu Cựu hoàng Bảo Ðại, người đại diệnđộc nhất, đủ tư cách của dân tộc Việt Nam ra chấp chính và mở cuộcđàm phán với nước Pháp, hầu tái lập hòa bình ở Việt Nam và thựchiện hòa bình và độc lập.” [27]

Sau khi chính phủ Pháp thỏa mãn những yêu cầucủa Ngài, trong đó điều kiện tiên quyết quan trọng nhứt là Pháp phải trả Nam Kỳvề cho Việt Nam, Cựu Hoàng mới lên đường về Việt Nam và thành lập Chính phủ đầutiên của Quốc Gia Việt Nam vào ngày 1-7-1949 do chính Cưu Hoàng làm Thủ Tướng.[28]Quốc Gia Việt Nam này chính là tiền thân của VNCH được thành lập vào ngày26-10-1955 với ông Ngô Đình Diệm làm Tổng Thống đầu tiên.

Tất cả những diễn tiến lịch sử cận đại của ViệtNam vừa trình bày bên trên cho thấy rất rõ ràng việc các tác giả phe chính thốngcho rằng Bắc Việt là chính quyền chính thống của dân tộc Việt Nam cũng như chorằng VNCH là do Hoa Kỳ tạo ra sau Hiệp Định Genève 1954 đều là hoàn toàn sai lầm.Việc đổ lỗi cho VNCH đã vi phạm Hiệp Định Genève 1954 vì không chịu tổ chức tổngtuyển cử vào năm 1956 (lý do chánh khiến cho Bắc Việt phải gây chiến để thốngnhứt Việt Nam) cũng hoàn toàn không có cơ sở pháp lý vì Chính phủ Quốc Gia ViệtNam (mà VNCH kế thừa) đã không có ký và công nhận Hiệp Định đó. Bác sĩ Trần Văn Đỗ, Ngoại Trưởng và TrưởngPhái Đoàn Quốc Gia Việt Nam tại Hội Nghị Genève, đã phát biểu như sau:

“Việc ký hiệp định giữa Pháp và Việt Minh có những điềukhoản gây nguy hại nặng nề cho tương lai chính trị của Quốc gia Việt Nam. Hiệpđịnh đã nhường cho Việt Minh những vùng mà quân đội quốc gia còn đóng quân vàtước mất của (Quốc gia) Việt Nam quyền tổ chức phòng thủ. Bộ Tư lệnh Pháp đã tựấn định ngày tổ chức tuyển cử mà không có sự thỏa thuận với phái đoàn quốc giaViệt Nam... chính phủ Quốc gia Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận một cáchchính thức rằng Việt Nam long trọng phản đối cách ký kết Hiệp định cùng nhữngđiều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt. Chính phủ Quốc giaViệt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận rằng Chính phủ tự dành cho mình quyền hoàntoàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trongcông cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập, và Tự do cho xứ sở.” [29]

Sau khi Hiệp Định Genève được ký kết vào ngày 20-7-1954 đã có một khoảngthời gian 300 ngày cho dân chúng được hoàn toàn tư do di chuyển để thay đổi nơisinh sống. Và kết quả cho thấy trong khoảng thời gian đó chỉ có 4.269 người chọnđi ra Miền Bắc sinh sống so với tổng số 892.876 người đã chọn lựa di chuyển vàosinh sống tại Miền Nam.[30]

Như vậy, rõ ràng CTVN không phải là một cuộc chiến tranh nhân dânnhư tác giả Schandler đã khẳng định. Nó phải được xem là một cuộc chiếntranh xâm lược. Các lý do rất rõ ràng như sau:

  • Cả VNCH và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (tức Bắc Việt) đều là những quốcgia với đầy đủ tất cả các yếu tố do công pháp quốc tế quy định theo ĐiềuƯớc Montevideo về Quyền và Trách Nhiệm của Quốc Gia (1933):
    • Có một lãnh thổ được xác định
    • Có một dân cư được xác định
    • Có một chính phủ có năng lực kiểm soát hiệu quả
    • Có năng lực tham gia vào điều ước với quốc gia khác
  • “Hành vi dùng vũ lực quân sự để tước đoạt chính quyền,lãnh thổ của một quốc gia khác, theo định nghĩa của Điều 1, Nghị quyết 3314 năm1974 của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, là hành vi xâm lược theo công pháp quốc tế.”[31]

Có điều cần ghi nhận thêm rằng đây không phải chỉ là một cuộc chiếntranh xâm lược bình thường mà là một cuộc chiến tranh xâm lược mang màu sắc ýthức hệ rất phức tạp mà hai phe đều là những người cùng một dòng máu, tương tưnhư cuộc Chiến Tranh Triều Tiên (1951-1953) mà chính Liên Hiệp Quốc đã lên ánvà cho phép mang quân sang chống lại quân xâm lược Bắc Triều Tiên.

Luận Cứ Về Chiến Lược Quân Sự Của Hoa Kỳ Tại Việt Nam

Luận cứ này gồm hai điểm chính sau đây:

  • Hoa Kỳ đã sử dụng hết sức mạnh quân sự của mình rồi mà vẫn không làm choBắc Việt từ bỏ ý định thôn tính Miền Nam
  • Nếu leo thang nữa thì sẽ không tránh được một cuộc đụng độ hạt nhân

Chúng ta sẽ lần lượt xem xét từng điểm của luận cứ này

Hoa Kỳ Đã Sử Dụng Hết Sức Mạnh Quân Sự Của Mình

Luận điểm này vừa nói lên phương tiện vừa cho thấy mục tiêu của việc Mỹtham chiên tại Việt Nam: phương tiện là dùng hết sức mạnh quân sự của Mỹ, mụctiêu là làm cho Bắc Việt thấy rõ lợi hại mà từ bỏ ý định thôn tính Miền Nam.

Trước hết hảy xét về mục tiêu. Luận điểm này cho thấy rõ cái giới hạn củaviệc Mỹ tham chiến: chỉ muốn Bắc Việt ngừng lại việc tấn công Miền Nam, nghĩalà trở lại tình trạng hai nước Việt Nam chia cắt tại vĩ tuyến 17 (giống như ở Đứcvà Triều Tiên). Chính vì thế rất nhiều người đã chỉ trích rất đúng là Mỹ đánhgiặc mà chỉ muốn hòa, chớ không muốn thắng, trong khi địch thì nhất định phảithắng bằng mọi giá, thế nên Mỹ thua là chuyện đương nhiên. Cũng chính vì mụctiêu giới hạn này mà chính phủ Mỹ, tức là phe dân sự, đã đặt ra không biết baonhiêu hạn chế, gọi là “rules of engagement,” đối với giới quân sự.Trong việc oanh tạc Miền Bắc, tức là Chiến Dịch Sấm Rền (Rolling Thuncder), cácmục tiêu rất hạn chế và hoàn toàn do phe dân sự chọn lựa và chỉ định, với kếtquả vô cùng tai hại, như nhận định sau đây của Tướng Bruce Palmer, Jr., Tư LệnhQuân Đoàn II của Hoa Kỳ tại Việt Nam (II Field Force, Vietnam) trong thời gian1967-1968:

“In the end, these limited strikes had little effecton the enemy buildup culminating in the massive Easter Offensive across the DMZin late March 1972. This buildup, incidentally, should have warned the alliesof the strong probability of an attack launched directly from the DMZ.” [32] (Xin tạm dịchsang Việt ngữ như sau: “Sau cùng, những cuộc oanh kích giới hạn đó đã khôngngăn chận được việc tăng cường lực lương của địch mà đỉnh cao là cuộc tổng tấncông Mùa Phục Sinh tiến hành vượt ngang qua Khu Phi Quân Sự vào cuối Tháng 3năm 1972. Tiện đây phải nói là việc tăng cường lực lượng đó đã có thể báo độngcho quân đồng minh về khả năng lớn của một cuộc tấn công của địch từ Khu PhiQuân Sư.”)

Cũng chính vì mục tiêu giới hạn như thế mà Mỹ đã áp dụng chiến lược leothang từng bước (gradual escalation). Phương thức leo thang từng bước có thểđem lại hiệu quả tốt trong đấu tranh chính trị hay ngoại giao, nhưng, trong chiếntranh, nó là một sự sai lầm, có thể đem lại tai họa không nhỏ bởi vì cách đánhnhư vậy giúp cho kẻ đich có thời gian bổ sung, tăng cường và trở lại tấn công. Nóicho đúng, thật ra, chiến lược của Mỹ còn tệ hơn nhiều, cứ đánh rồi ngừng, ngừngrồi đánh, rõ ràng là không tìm cách đánh cho dứt điểm. Nhìn lại các diễn tiến củacuộc chiến, chúng ta có thể thấy rất rõ ràng là phe Công sản đã có được nhữngkhoảng thời gian 3 hay 4 năm để bổ sung lực lương cho một đợt tổng tấn công mới:1968 (Tết Mậu Thân = Tet Offensive), 1972 (Mùa Hè Đỏ Lửa = Easter Offensive),và 1975 (Chiến Dịch Hồ Chí Minh). Trong tác phẩm The real lessons of theVietnam War, hai soan giả John Norton Moore và Robert F. Turner đã phêbình rất nặng về chiến lược này của Mỹ như sau:

“In fact, our policy was not even gradual escalation;that is, progressive and increasing application of force to strangle the enemy.Instead, our policy was escalation and de-escalation, an “on again, off again”knee-jerk reaction that varied with the intuitive whims of President Johnsonand his advisors.” [33] (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Thật ra,chính sách của chúng ta cũng không phải là leo thang từng bước; nghĩa là, từ từtăng cường lực lượng để bóp nghẹt kẻ thù. Thay vì vậy, chính sách của chúng talà leo thang và xuống thang, phản ứng “khi đánh, khi không” một cách máy móctùy theo các nổi hứng theo trực giác của Tổng Thống Johnson và các cố vấn củaông ấy.”)

Nói tóm lại, về mục tiêu, rõ ràng là Mỹ không có chủ trương tiêu diệt kẻđịch là Bắc Việt, nghĩa là không muốn có một chiến thắng hoàn toàn và tuyệt đốitrong CTVN. Đó là một sách lược chiến tranh hoàn toàn đi ngược tư tưởng quân sựcủa các tướng lãnh từ xưa tới nay, phản ảnh qua câu nói để đời của Thống Tướng(tướng 5 sao) Hoa Kỳ Douglas MacArthur: “In war there is no substitutefor victory” (Tạm dịch: Trong chiến tranh không có gì thay thế được chochiến thắng).

Trở lại luận điểm này, phần hai nói rằng Hoa Kỳ đã sử dụng hết sức mạnhquân sự của mình rồi. Sự thật có đúng như vậy hay không?

Nói chung chiến lược quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam gồm 2 bộ phận: 1) Gừibộ binh tác chiến (ground combat troops) vào Miền Nam để tiêu diệt các đơn vị củaquân đội Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (tức là Việt Cộng) và các đơn vị của quânđội nhân dân của Miền Bắc sử dụng đường mòn Hồ Chí Minh xâm nhập vào; và 2)Dùng Không Quân để ngăn chận việc quân Bắc Việt sử dụng Đường mòn Hố Chí Minhvà oanh kích Miền Bắc để làm cho Bắc Việt phải từ bỏ ý định thôn tính Miền Nam.

Về sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ ở Miền Nam, phải công nhận rằng tạithời điểm đầu năm 1968, Hoa Kỳ đã có tại Miền Nam một lực lượng quân sự rấtđáng kể, gần nửa triệu quân (497.498 người) gồm đủ tất cả các quân binh chủngvà các đơn vị thiện chiến, trong đó đáng kể nhứt là các đơn vị sau đây:

  • Lục Quân (U.S. Army):
    • Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Không Vận (1St Cavalry Division - Airmoblie),tức là Sư Đoàn 1 Anh Cả Đỏ, theo cách gọi của quân Bắc Việt
    • Các Sư Đoàn Bộ Binh 1, 9, và 25 (1st, 9th , 25thInfantry Division)
    • Sư Đoàn 23 Bộ Binh (23rd Infantry Division, cũng có tên làAmerical Division)
    • Sư Đoàn Dù 101 (101st Airborne Division)
    • Lữ Đoàn 3 Sư Đoàn Dù 82 (3rd Brigade, 82ndAirborne Division)
  • Thủy Quân Lục Chiến (U.S. Marine Corps):
    • Sư Đoàn 1 (1st Marine Division) đóng tại Chu Lai, Quảng Ngải
    • Sư Đoàn 3 (3rd Marine Division) đóng tại Đà Nẵng, Quảng Nam
    • Sư Đoàn 5 (5th Marine Division) đóng tại Khe Sanh, Quảng Trị
  • Hải Quân (U.S. Navy):
    • Đã có tất cả 20 Hàng Không Mẫu Hạm (Aircraft Carriers) đã từng được điềuđộng tham chiến tại Việt Nam, thí dụ như Constellation, Coral Sea, Enterprise,Hancock, Hornet, Midway, vv. Mỗi hàng không mẫu hạm này đều chở được hàng trămphi cơ khu trục phản lực như A-4 Skyhawk, A-6 Intruder, A-7 Corsair II, vv
  • Không Quân (U.S. Air Force):
    • Sư Đoàn 7 Không Quân (Seventh Air Force) với Bộ Tư Lệnh đóng tại Tân SơnNhứt và các phi đoàn đóng rải rác tại 10 căn cứ không quân trên khắp lãnh thổ củaVNCH; phi cơ phần lớn là khu trục phản lực mà nổi tiếng nhứt là F-4 Phantom (BắcViệt gọi là Con Ma), F-105 Thunderchief (Bắc Việt gọi là Thần Sấm), vv.

Vấn đề cần phải được thảo luận ở đây là Hoa Kỳ đã sử dụng lực lương quânsự hùng hậu này như thế nào, với chiến lược gì và với hiệu quả ra sao. Bộ Tư Lệnhcủa lực lượng này thường được gọi tắt là MACV (Military Assistance Command,Vietnam) và người chỉ huy là Đại Tướng (General, tướng 4 sao) William C.Westmoreland (1914-2005), thường được giới báo chí Hoa Kỳ gọi tắt là Westy. TướngWestmoreland tốt nghiệp Trường Võ Bị West Point vào năm 1936 và khởi nghiệp làmột sĩ quan pháo binh, tham dự Đệ Nhị Thế Chiến tại các mặt trận ở Bắc Phi, Ý,Pháp và Đức, lập được nhiều chiến công, thăng cấp rất nhanh và trở thành ĐạiTá, Tham Mưu Trưởng của Sư Đoàn 9 Bộ Binh Hoa Kỳ. Sau khi Đệ Nhị Thế Chiến chấmđứt, ông theo học khóa nhảy dù của Bộ Binh, được bổ nhiệm làm Trung Đoàn TrưởngTrung Đoàn 504 của Sư Đoàn Dù 82, và sau đó là Tham Mưu Trưởng của Sư Đoàn Dùnày. Năm 1952, vào lúc 38 tuổi, ông thăng cấp Chuẩn Tướng (Brigadier-General,tướng 1 sao) và trở thành vị Chuẩn Tướng trẻ tuổi nhứt của Lục Quân Hoa Kỳ. TrongChiến Tranh Triều Tiên, ông là Tư Lệnh Trung Đoàn Dù 187. Sau Chiến Tranh TriềuTiên, ông lần lượt đảm nhận các chức vu Tư Lệnh Sư Đoàn Dù 101 (1958-1960), ChỉHuy Trưởng Trường Võ Bị West Point (1960-1963), thăng lên cấp Trung Tướng(Lieutenant-General, tướng 3 sao, tháng 7-1963), và Tư Lênh Quân Đoàn Dù 18(XVIII Airborne Corps). Tháng 1-1964, ông được cử sang Việt Nam làm Tư Lệnh Phócủa MACV và đến tháng 6-1964 ông được thăng cấp lên Đại Tướng và được Tổng ThốngJohnson bổ nhiệm làm Tư Lệnh MACV.

Tướng Westmoreland áp dụng một chiến lược gọi là “Lùng và Diệt”(Search and Destroy), thực hiện một hình thức chiến tranh tiêu hao (warof attrition) với mục đích làm tiêu hao tối đa lực lượng của địchđể đạt đến một “điểm vượt” (crossover point) được địnhnghĩa là điểm mà số quân bổ sung của địch không thể bù đắp được cho số thươngvong của địch. Vì vậy, Westmoreland đã ra lệnh tổ chức các cuộchành quân đại quy mô, rất tốn kém, sử dụng một lực lượng rất lớn ở cấp lữ đoànhoặc sư đoàn và đánh vào các căn cứ và mật khu quan trọng của địch, thí dụ nhưHành Quân Attleboro tại Dầu Tiếng, Tỉnh Bình Dương, từ ngày 14-9 đến ngày25-11-1966, Hành Quân Cedar Falls tại khu Tam Giác Sắt, từ ngày 8 đến26-1-1967, và Junction City tại Chiến Khu C, từ ngày 22-2 đến ngày 14-5-1967. Trongkhoảng thời gian 3 năm, với quân số gia tăng từ 184.300 (1965) lên đến 485.600(1967), Westmoreland vẫn không thể nào đạt được “điểm vượt” như mong muốn, ngaycả với cách tính trận liệt (order-of-battle hay thường được viết tắt là OB) cólợi cho báo cáo của ông bằng cách giảm thiểu con số du kích và dân quân của pheCộng sản, đưa đến mâu thuẩn rất trầm trọng giữa MACV và CIA(Central Intelligene Agency = Cơ Quan Trung Ương Tình Báo của Hoa Kỳ), phản ảnhqua vụ bản báo cáo về tình báo SNIE14.3-67.[34] Trong năm 1967, mộtsố người trong và ngoài chính quyền của Mỹ bắt đầu hoài nghi, công kích và saucùng đề nghị Tổng Thống Johnson từ bỏ chiến lược “Lùng và Diệt” của TướngWestmoreland. Nhưng Tổng Thống Johnson vẫn không nghe, vẫn tin tưởng TướngWestmoreland. Cuối năm 1967, ngày 21-11, tại Câu Lạc Bộ Báo Chí Quốc Gia ởWashington, D.C., Tướng Westmorfeland vẫn còn lạc quan tuyên bố như sau:

““We have reached an important point where the endbegins to come into view.” [35] (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Chúng ta đãđạt đến một điểm quan trọng cho thấy kết thúc bắt đầu hiện ra.”)

Chỉ hơn 2 tháng sau, ngày 31-1-1968, Trận Tổng Công Kích Mậu Thân diễnra một cách ác liệt tại thủ đô Sài Gòn, các thành phố lớn và gần như tất cả cáctỉnh lỵ của VNCH. Chiến lược “Lùng và Diệt” của Tướng Westmoreland hoàn toàn bịphá sản. Yêu cầu tăng thêm 200.000 quân của ông bị Tổng Thống Johnson thẳng taybác bỏ. Ông được triệu hồi về Mỹ giữ chức Tham Mưu Trưởng Lục Quân Hoia Kỳ(U.S. Army Chief of Staff) và Phó Tướng của ông là Đại Tướng Creighton Abrams(1914-1974) được cử lên thay ông làm Tư Lệnh MACV.

Một điều hết sức quan trọng cần phải được lưu ý ngay. Trận Mậu Thân là mộtthất bại quân sự hết sức lớn, chưa từng có đối với Việt Công. Sau đây là nhũngcon số thống kê về thương vong chính thức do chính ĐCSVN xác nhận:

“111.306 cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và chínhtrị ở miền nam đã hy sinh và bị thương; trong đó, 44.824 cán bộ và chiến sĩ lựclượng vũ trang đã hy sinh.” [36]

Nhưng thật trớ trêu, chính người Mỹ lại xem đây là một thất bại lớn củaphe Tự Do, và từ đó họ quyết định tìm mọi cách xuống thang chiến tranh, thươngthuyết với phe Cộng sản để rút quân về nước. Tổng Thống Johnson ra lênh ngưngoanh tạc Miền Bắc và tuyên bố không ra tái cử nữa. Sau khi đắc cử, Tổng ThốngNixon thực hiện việc rút quân trong chương trình Việt-Nam-Hóa (Vietnamization).

Phần lớn các tác giả thuộc phái chính thống đều sử dụng mốc thời gian1968 của Trận Mậu Thân, xem đó là thời điểm Chính phủ Mỹ đã dứt khoát nhận ralà không thể nào thắng được tại Việt Nam. Ba tác phẩm quan trọng của nhóm tácgiả chính thống nầy là: Vietnam: a history của Stanley Karnow, America’slongest war của George Herring, và A Bright shining lie củaNeil Sheehan đều dành một đa số trang rất lớn để nói về CTVN cho tới năm 1968,phần thời gian còn lại của CTVN (nhiều hơn gắp đôi, từ 1968 đến 1975) chỉ đượcđề cập đến rất sơ sài như sau:

  • Vietnam: a history
    • Từ trang đầu đến trang 567: cho đến 1968
    • Từ trang 568 đến trang 670 (102 trang): thời gian còn lại của CTVN,1968-1975
  • America’s longest war:
    • Từ trang đầu đến trang 221: cho đến 1968
    • Từ trang 222 đến trang 282 (60 trang): thời gian còn lại của CTVN,1968-1975
  • A Bright shining lie:
    • Từ trang đầu đến trang 725: cho đến 1968
    • Từ trang 726 đến trang 791 (65 trang): thời gian còn lại của CTVN,1968-1975

Trong khi đó, rõ ràng là từ sau Trận Mậu Thân, VNCH và các nước ĐồngMinh đã đạt được nhiều thắng lợi rất lớn, có lúc đã làm lệch cán cân CTVN, gâyrất nhiều khó khăn cho phe Cộng Sản.

Không kể hai chiến thắng lớn của QLVNCH vào các năm 1968 (Tết Mậu Thân)và 1972 (Mùa Hè Đỏ Lửa, Tử thủ An Lộc, Tái chiếm Quảng Trị, và giữ vữngKontum), quân đội Mỹ, dưới quyền Tư Lệnh của Tướng Abrams, đã áp dụng một chiếnlược mới gọi là “Clear and Hold = Quét và Giữ.” Chiến lược này đặttrọng tâm vào vấn đề bình định. Một nhân viên CIA cao cấp, ông William Colby(trước đã từng là Trường Trạm CIA tại Việt Nam), được bổ nhiệm phụ trách cơquan CORDS (Civil Operations and Revolutionary Development Support) để thực hiệnmột kế hoạch mới về bình định gọi tắt là APC (Accelerated Pacification Campaign= Chiến dịch Bình Định Nhanh), mà cốt lõi là Chiến Dịch Phượng Hoàng (PhoenixProgram), nhằm tiêu diệt ha tầng cơ sở của Việt Cộng (tức Mặt Trận Giải Phóng)để tái lập an ninh cho các thôn ấp dưới sự kiểm soat của chính quyền VNCH. Kếhoạch APC đưa ra chỉ tiêu đầu tiên là trong vòng 3 tháng (90 ngày) sẽ vô hiệuhóa hạ tầng cơ sở của Việt Công (Viet Cong Infrastructure, gọi tắt là VCI) và lậplại an ninh hoàn toàn cho 1.000 ấp xôi đậu. Kế hoạch này được thực hiện thànhcông tốt đẹp, vươt hơn chỉ tiêu 1.000 ấp đã đề ra. Trên thực tế, vào đầu tháng1-1969, VNCH đã kiểm soát hoàn toàn được 1.320 ấp.[37] Chiến DịchPhượng Hoàng đã gây tổn thất rất nặng nề cho VCI như sau:

“Between 1968 and 1972, Phoenix “neutralized” 81,740people suspected of VC membership, of whom 26,369 were killed. A significantnumber of VC were killed, and between 1969 and 1971 the program was quitesuccessful in destroying VC infrastructure in many important areas.” [38] (Xin tạm dịchsang Việt ngữ như sau: “Giữa 1968 và 1972, Chiến Dịch Phượng Hoàng “đã vô hiệuhóa” 81.740 người tình nghi là Việt Cộng, trong đó có 26.369 người đã bị giết. Mộtsố lớn Việt Cộng đã bị giết, và giữa 1969 và 1971, chương trình đã thành côngtrong việc tiêu diệt hạ tầng cơ sở của Việt Cộng tai nhiều khu vực quan trọng.”)

Hơn nữa, một số những hạn chế quan trọng của thời Tổng Thống Johnson đãbị hủy bỏ. Sau khi Tướng Lon Nol đảo chánh, lật đổ chính quyền thân Cộng sản củaSihanouk đầu năm 1970, Tổng Thống Nixon, vào cuối tháng 4-1970, đã ra lệnh choquân đội Mỹ, cùng với QLVNCH, vượt biên giới, tiến vào lãnh thổ Miên, tấn côngphá hủy những mật khu an toàn của phe Cộng sản đã được Sihanouk cho phép đóng dọctheo biên giới từ bao nhiêu năm trước đó. Chiến dịch này đã đạt những thành quảquan trọng như sau:

“Major General Nguyen Duy Hinh, author of a postwarmonograph, summed up results of the incursion overall, tabulating 9,300 tons ofweapons, ammunition, and supplies seized, plus 7,000 tons of rice, altogetherconstituting enemy requirements for at least six months of operations in theCOSVN area.” [39] (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Thiếu TướngNguyễn Duy Hinh, tác giả của một tập sách chuyên đề xuất bản sau chiến tranh,đã tóm lược một cách tổng quát những thành quả của chiến dịch như sau: tịch thuđược 9.300 tấn vũ khí, đạn dược và tiếp liệu cùng với 7.000 tấn gạo, đủ dùng ítnhứt cho các cuộc hành quân trong sáu tháng trong khu vực của Trung Ương Cục MiềnNam.”) [COSVN là chữ viết tắt của Central Office for South Vietnam]

Cũng trong tình thần hủy bỏ những điều cấm kỵ dưới thời Tổng ThốngJohnson, ngày 9-5-1972, Tổng Thống Nixon ra lệnh cho Hàng không mẫu hạm USSCoral Sea phong tỏa cảng Hải Phòng (nơi tiếp nhận khoảng 85% hàng nhập cảng củaBắc Việt) bằng cách gài mìn trong Vịnh Bắc Việt. Và khi Bắc Việt ngang nhiên rờibỏ Hòa Đàm Paris vào cuối năm 1972, Tổng Thống Nixon đã ra lệnh cho máy bayoanh tạc chiến lược B-52 trãi thảm Hà Nội trong 13 ngày đêm vào dịp Giáng Sinh1972 (Christmas Bombing) khiến cho Bắc Việt phải trở lại bàn hội nghị.

Những điều vừa kể trên cho thấy rõ ràng chiến lược mà Hoa Kỳ đã áp dụngtrong khoảng thời gian 1965 (sau khi Mỹ đổ quân bộ chiến vào Việt Nam) cho đến1968 (Trận Mậu Thân) là hoàn toàn sai lầm và vì vậy đã không đạt được chiến thắng.Chúng ta cũng thấy rõ là với một chiến lược mới, chú trọng nhiều hơn vào vấn đềbình định, đồng thời phá bỏ tất cả những rào cản, hạn chế vô lý, trói tay quânđội của phe dân sự Mỹ, quân đội Mỹ và QLVNCH đã có những chiến thắng quân sự rõrệt (trong các năm 1968, 1970 và 1972), tạo ra được những thay đổi, xoay chuyểnhoàn toàn có lợi cho phe Đồng Minh. Tất cả giúp khẳng định điều sau đây: ChiếnTranh Việt Nam Dứt Khoát Không Phải Là Một Cuộc Chiến Tranh Không Thể Thắng Đượcvà Nếu Hoa Kỳ Đã Áp Dụng Một Chiến Lược Đúng Ngay Từ Đầu Thì Hoa Kỳ và VNCH ĐãCó Thể Thắng CTVN.

Nếu Leo Thang Nữa Sẽ Không Tránh Được Một Cuộc Đụng ĐộHạt Nhân

Xin nhắc lại, như trên đã nói, khả năng về việc có thể sử dụng vũ khí hạtnhân đã được đề cập đến trong văn thư đề ngày 20-5-1967 của JCS (Bộ Tham MưuLiên Quân Hoa Kỳ) và gây kinh hoàng cho Tổng Trưởng Quốc Phòng Robert S.McNamara. Chúng ta hảy xem xét giá trị của luận cứ này trong bối cảnh của ChiếnTranh Lạnh và trong khung thời gian 1965-1975.

Trước hết, như phần trên của bài viết đã trình bày rất chi tiết, khảnăng Hoa Kỳ và VNCH, với một chiến lược khác và không bị giới hạn bởi ràng buộc,cản trở, trói tay, có thể thắng CTVN, mà không cần sử dụng đến vũ khí hạt nhân,là rất cao.

Giả sử, ngay cả với chiến lược mới và với sự hủy bỏ tất cả các giới hạnđó mà Hoa Kỳ vẫn chưa thể thắng được và đành phải sử dụng đến vũ khí hạt nhânthì có khả năng xảy ra một cuộc đụng độ hạt nhân hay không?

Câu trả lời là: rất có thể KHÔNG. Tại sao không?

Nếu Hoa Kỳ sử dụng vũ khí hạt nhân tại Hoa Nam thì Trung Quốc không thểtrả đủa được nên không thể gọi là “một cuộc đụng độ hạt nhân” đượcvì chỉ có một bên là Trung Quốc lãnh bom nguyên tử thôi. Trung Quốc không thểtrả đủa Hoa Kỳ được vì mặc dù Tung Quốc đã có thử bom nguyên tử từ tháng10-1964 nhưng Trung Quốc vẫn chưa có phương tiện (delivery system) là hỏa tiểnmang đầu đạn nguyên tử để phóng đi. Hơn nữa, trong thập niên 1960, Trung Quốccòn đang khốn đốn, chia rẽ nội bộ trầm trọng trong Cuộc Cách Mạng Văn Hóa. Chỉcó Liên Xô là có phương tiện để trả đủa Hoa Kỳ. Nhưng khả năng Liên Xô dám đứngra lãnh một cuộc đụng độ hạt nhân với Hoa Kỳ thì gần như chắc chắn là không có.Có hai sự kiện lịch sử quan trọng mà chúng ta có thể dựa vào để kết luận như thế.

Thứ nhứt, trong cuộc khủng hoảng Cuba (1962), trước quyết tâm của Hoa Kỳsẳn sàng chấp nhận một cuộc chiến tranh hạt nhân, Liên Xô đã chùng bước, rútlui, chịu tháo gở tất cả các giàn hỏa tiển tại Cuba. Liên Xô đã không chịu hysinh vì Cuba thì lý do gì mà Liên Xô có thể chịu hy sinh vì Trung Quốc?

Thứ hai, Liên Xô và Trung Quốc, trong thập niên 1960, đã trở thành thù địch,kình chống nhau kịch liệt, và, vì vấn đề biên giới, đã từng đánh nhau nhiều lầntrong suốt mấy tháng trời trong một cuộc chiến tranh biên giới vào năm 1969 (từngày 2-3 cho đến ngày 11-9-1969) tại đảo Trân Bảo (Zhenbao Island) trên sôngUssuri, gần biên giới Mãn Châu. Chính trong thời gian cuộc xung đột biên giớinày, Liên Xô cũng đã có ý muốn sử dụng vũ khí hạt nhân để đánh phủ đầu Trung Quốc,đặc biệt nhắm vào các cơ sở nghiên cứu và phát triển nguyên tử của Trung Quốc. LiênXô đã tiếp cận và thăm dò ý kiến của các đảng Cộng sản tai các nước Úc, PhầnLan và Ý. Liên Xô cũng đã thăm dò ý kiến luôn cả với Hoa Kỳ về chuyện này.[40]

Thay Lời Kết

Bài viết này đã cho thấy rất rõ ràng là nhận định “Chiến Tranh ViệtNam là một cuộc chiến không thể thắng được” là hoàn toàn sai lầm. Nếuđã áp dụng ngay từ đầu một chiến lược khác, hoàn toàn không có những hạn chế,trói buộc vô lý, Hoa Kỳ đã có thể thắng trong TCVN, và với một giá thấp hơn nhiều.Trên thực tế, Hoa Kỳ đã không làm như vậy, và với sự phản bội, vô liêm sĩ củaQuốc Hội Hoa Kỳ của hai Khóa 93 (1973-1975) và Khóa 94 (1975-1977) do Đảng DânChủ kiểm soát, bỏ rơi đồng minh, cắt giảm và sau cùng cắt bỏ hết quân viện choVNCH, đã đưa đến kết quả bi thảm là VNCH đã thất trận và bị xóa tên trên bản đồthế giới.[41] Một tác giả Hoa Kỳ thuộc phe xét lại (revisionist) đãnhận định một cách hết sức đúng đắn về việc thất trận của VNCH như sau:

“The South Vietnamese regime did not fall in 1975 becauseit was uniquely corrupt and illegitimate. It fell to Soviet-equipped NorthVietnamese tanks only because the United States, which had left troops in SouthKorea to defend a comparably corrupt and authoritarian dictatorship, hadabandoned its allies in South Vietnam.” [42] (Xin tạm dịch sang Việt ngữnhư sau: “Chế độ Nam Việt Nam đã không sụp đổ vào năm 1975 vì nó là mộtchính quyền duy nhứt tham nhũng và không chính thống. Nó chỉ sụp đổ trước cácchiến xa của Bắc Việt do Liên Xô trang bị vì Hoa Kỳ, trước đó đã duy trì quân độitại Nam Triều Tiên để bảo vể một chế độ độc tài và tham nhũng tương tư, đã bỏrơi đồng minh của mình tại Nam Việt Nam.”)

Ghi Chú:

  1. Memorandum for the President from George Ball, “ACompromise Solution in South Vietnam,” 1 July 1965, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉInternet sau đây: https://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/pentagon4/doc260.htm

  2. Barrett, David M. “The mythology surrounding Lyndon Johnson, hisadvisers, and the 1965 decision to escalate the Vietnam War,” Politicalscience quarterly, vol. 103, issue 4 (winter 1988/1989), tr. 641.

  3. Lâm Vĩnh Thế, Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đổ bộ vào Đà Nẵng ngày 8tháng 3 năm 1965, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉInternet sau đây: https://sites.google.com/site/namkyluctinhorg/tac-gia-tac-pham/i-j-k-l-m/lam-vinh-the/thuy-quan-luc-chien-hoa-ky-do-bo-vao-dha-nang-ngay-8-thang-3-nam-1965 Trong bài viết này, tác giả trích dẫn một báo cáo củaTướng William C. Westmoreland, Tư Lệnh MACV (Military Assistance Command,Vietnam = Bộ Tư Lệnh Viện Trợ Quân Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam) vào đầu tháng3-1965, có ghi như sau: “nếu tình hình nầy tiếp tục, trong vòng 6 tháng, các lựclượng Nam Việt Nam sẽ chỉ còn kiểm soát được các khu vực chung quanh các tỉnh lỵvà quận lỵ .. chúng ta sẽ chứng kiến việc Việt Cộng tiếp thu toàn bộ xứ sở nầy,có lẽ trong vòng một năm.” Đoạn văn này của báo cáo được trích ra từcuốn hồi ký của Tướng Westmoreland do nhà xuất bản Doubleday xuất bản tại NewYork vào năm 1976, A soldier reports, tr.147.

  4. In country: remembering the Vietnam War / edited by John Prados. Lanham, Md.: Ivan R. DeePublisher, 2011. Tại tr. 8, soạn giả ghi như sau: “… President Johnsonconsidered General Westmoreland’s large-scale reinforcement and approved it. Thedeployment of the First Cavalry Division (Airmobile), along with the ThirdMarine Division, followed by the First Infantry Division and the FirstBrigade/101st Airborne Division, was the first wave of the new MACVforce. … the fact is that in the twelve months ending in December 1965 theAmerican force level in country increased from twenty-three thousand to 183,000personnel.” (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: Tổng Thống Johnsonxem xét đề nghị tăng quân trên quy mô lớn của Tướng Westmoreland và chấp thuậnnó. Việc điều quân được thực hiện với Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Không Vận, cùng với SưĐoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến, tiếp theo là Sư Đoàn 1 Bộ Binh cùng với Lữ Đoàn 1 củaSư Đoàn 101 Dù, đó là đợt đầu cho lực lượng mới của Bộ Tư Lệnh Viện Trợ Quân SựHoa Kỳ tai Việt Nam … sự kiện có thật là trong 12 tháng kết thúc vào Tháng12-1965, lực lượng Hoa Kỳ đã tăng từ 23.000 lên đến 183.000).

  5. McNamara, Robert S. và Brian VanDeMark. In retrospect: the tragedyand lessons of Vietnam. New York: Random House, 1995. Tr. 243-244.

  6. McNamara, sđd, tr. 244.

  7. Joint Chiefs of Staff, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây:https://en.wikipedia.org/wiki/Joint_Chiefs_of_Staff. JCS là Bộ Tham mưu Liên Quân của Quân Đội Hoa Kỳ, gồmcác vị đại tướng (tướng 4 sao) tư lệnh của 4 quân chủng Lục Quân, Hải Quân, KhôngQuân, và Thủy Quân Lục Chiến, đứng đầu (Chairman of the JCS) là một vị đại tướngdo Tổng Thống chỉ định, lần lượt chọn ra từ 4 quân chủng kể trên. Tại thời điểmnày, năm 1967, Đại Tướng Lục Quân Earl (Bus) Wheeler là Chairman của JCS.

  8. McNamara, sđd, tr. 266.

  9. McNamara, sđd, tr. 275.

  10. McNamara, sđd, tr. 275.

  11. McNamara, sđd, tr. 276.

  12. McNamara, sđd, tr. 280.

  13. McNamara, sđd, tr. 315.

  14. Council on Foreign Relations, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉInternet sau đây: https://en.wikipedia.org/wiki/Council_on_Foreign_Relation

  15. Argument without end: in search of answers to theVietnam tragedy / Robert S.McNamara và những người khác. New York: Public Affairs, 1999.

  16. Argument without end, sđd, tr. 368.

  17. Argument without end, sđd, tr. 319.

  18. Lâm Vĩnh Thế. Nhận định và đánh giá bộ phim “The Vietnam War” củahai đao diễn Ken Burns và Lynn Novick, tài liệu trực tuyến, có thể đọctoàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: https://sites.google.com/site/namkyluctinhorg/tac-gia-tac-pham/i-j-k-l-m/lam-vinh-the/nhan-dinh-va-danh-gia-bo-phim-the-vietnam-war-cua-hai-dao-dien-ken-burns-va-lynn-novick

  19. Trần Ngươn Phiêu. Gió mùa Đông Bắc (Chương 6), tài liệu trựctuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: https://www.diendantheky.net/2011/04/gio-mua-ong-bac-chuong-6.html

  20. Nguyễn Kỳ Nam. Hồi-ký “1925-1964.” Tập II: 1945-1954. SàiGòn: Nhựt-báo Dân Chủ Mới xuất bản, 1964, tr. 231.

  21. Trần Ngươn Phiêu, sđd, Chương 7.

  22. Hoàng Hưng. Cái chết của Khái Hưng, tài liệu trực tuyến,có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: https://baotiengdan.com/2019/07/29/cai-chet-cua-khai-hung/

  23. Lâm Lễ Trinh. Mạn đàm với BS Nguyễn Lưu Viên: từ Hà Nội La CelleSaint-Cloud đến những ngày VNCH hấp hối, tài liệu trực tuyến, có thể đọctoàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: http://aihuuluatkhoa.com/yahoo_site_admin/assets/docs/MAN_DAM_VOI_BSI_NLV.5092817.pdf

  24. Nguyễn Minh Cần. Xin đừng quên! Nửa thế kỷ trước… Mở hồ sơ tội ácHồ Chí Minh: vấy máu Cải Cách Ruộng Đất, tài liệutrực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: http://www.geocities.ws/xoathantuong/nmc_xdq.htm

  25. H.V.N. “Cộng sản Việt Nam mới thật là Ngụy,” Tạp chí Dân Quyền(Montreal, Canada), số 51 (Tháng 5/1982), tr. 20-21.

  26. Ðoàn Thêm. Haimươi năm qua: việc từng ngày (1945-1964); tựa của Lãng Nhân. LosAlamitos, Calif.: Xuân Thu tái bản, [1979?]. Tr. 37.

  27. Bảo Ðại. Conrồng Việt Nam: hồi ký chính trị (1913-1987). [Không ghi nơi xuấtbản]: Nguyễn Phước Tộc xuất bàn, 1990. Tr. 284.

  28. Đoàn Thêm, sđd,tr. 56.

  29. Hiệp định Genève,1954,tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87p_%C4%91%E1%BB%8Bnh_Gen%C3%A8ve,_1954

  30. Fourth Interim Report of the International Commissionfor Supervision and Control in Vietnam. London, U.K.: HMSO, 1955, tr. 30.

  31. 30/4 – Xâm lược hay giải phóng: từ góc nhìn công phápquốc tế, tài liệu trực tuyến, có thểđọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: https://www.luatkhoa.org/2017/04/30-4-xam-luoc-hay-giai-phong-tu-goc-nhin-cong-phap-quoc-te/

  32. Palmer, Bruce. The 25-year war: America’s military role in Vietnam.Lexington: University Press of Kentucky, 1984. Tr. 125.

  33. The Real lessons of the Vietnam War: reflectionstwenty-five years after the fall of Saigon / edited by John Norton Moore & Robert F. Turner. Durham,N.C.: Carolina Academic Press, 2002. Tr. 391.

  34. Lâm Vĩnh Thế. Tài liệu SNIE 14.3-67: một bài học đắt giá của việcchính-trị-hóa tình báo, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địachỉ Internet sau đây: https://sites.google.com/site/namkyluctinhorg/tac-gia-tac-pham/i-j-k-l-m/lam-vinh-the/tai-lieu-snie-14-3-67-mot-bai-hoc-dat-gia-cua-viec-chinh-tri-hoa-tinh-bao

  35. Lindsay, James. M. TWE remembers: General Westmoreland says the “Endbegins to come into view” in Vietnam, tài liệu trực tuyến, có thể đọctoàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: https://www.cfr.org/blog/twe-remembers-general-westmoreland-says-end-begins-come-view-vietnam

  36. Tết Mậu Thân 1968 qua những số liệu, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉInternet sau đây: https://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/7976502-.html Đây là Trang Web của nhựt báo Nhân Dân điện tử,cơ quan trung ương của Đảng Cộng Sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng, Nhà Nước vàNhân dân Việt Nam; bài báo này đã được đăng tải trực tuyến vào ngày Thứ Sáu17/09/2010, lúc 13 giờ 25.

  37. Sorley, Lewis. A Better war: the unexamined victories and finaltragedy of America’s last years in Vietnam. New York: Harcourt Brace,1999. Tr. 66.

  38. Phoenix Program, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây:https://en.wikipedia.org/wiki/Phoenix_Program

  39. Sorley, sđd, tr. 204-205. Thông tin mà tác giả Sorley trích dẫn là ở tr.7 của quyển Lam Sơn 719 của Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh do TrungTâm Quân Sử của Lục Quân Hoa Kỳ (U.S. Army Center for Military History) xuất bảntại Washinton, D.C. vào năm 1979.

  40. Gerson, Michael S. và những người khác. The Sino-Soviet borderconflict: deterrence, escalation, and the threat of nuclear war in 1969,tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: https://www.cna.org/CNA_files/PDF/D0022974.A2.pdf

  41. Lâm Vĩnh Thế. Hoa Kỳ bỏ rơi Đồng Minh Việt Nam Cộng Hòa: trách nhiệmthuộc về ai?, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internetsau đây: https://sites.google.com/site/namkyluctinhorg/tac-gia-tac-pham/i-j-k-l-m/lam-vinh-the/hoa-ky-bo-roi-dong-minh-viet-nam-cong-hoa-trach-nhiem-thuoc-ve-ai

  42. Lind, Michael. Vietnam: the necessary war: a reinterpretation ofAmerica’s most disastrous military conflict. New York: Simon &Schuster, 1999. Tr. xvii.