Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Hòa Đàm Paris

BốiCảnh Chính Trị Đưa Đến HòaĐàm Paris

            Cuộc Tổng Tấn CôngTết Mậu Thân (tháng 2-1968) là một thấtbại nặng nề về quân sự của pheCộng sản, với tổng số thương vonggần 39.000, trong đó có 33.249 quân tửtrận, so với phía Việt Nam Cộng Hòa(VNCH) và Hoa Kỳ chỉ có khoảng 15.000thương vong, trong đó có 3.470 tửtrận.1 Nhưng về chính trị, tạiHoa Kỳ, mỉa mai thay, nó lại là mộtthắng lợi lớn của phe Cộngsản.  Tổng Thống LyndonB. (Baines) Johnson quyết định xuống thang chiếntranh và tìm cách thương thuyết đểrút quân ra khỏi Việt Nam. Ngày 31-3-1968, ông tuyên bố không ra tranh cửtổng thống nữa, quyết định ngưngoanh tạc Miền Bắc, và kêu gọi BắcViệt đến bàn hội nghị.  Và hai bên chính thứckhởi sự thương thuyết công khai tạiParis, Pháp, từ ngày 13-5-1968.  Về phía Hoa Kỳ, trưởngvà phó phái đoàn thương thuyếtlà các ông Averell Harriam và Cyrus Vance.  Về phía Bắc Việtlà các ông Xuân Thủy và Hà Văn Lâu.  

ĐươngĐầu với Áp Lực Từ TổngThống Johnson

             Vì là đàm phán công khai, hai bên khôngthể tạo được thỏa hiệp nênhoàn toàn không có kết quả chi cả.  Do đó hai bên đồngý chấm dứt họp công khai và bắtđầu họp riêng từ ngày 26-6-1968.  Tại phiên họp ngày19-8-1968, Phó Trưởng Đoàn Hoa Kỳ CyrusVance lần đầu tiên đề nghị là nênmở rộng thành phần tham dự hòađàm bằng cách mời cả 2 phe VNCHvà Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam(MTGPMN) tham gia. Phó Trưởng ĐoànBắc Việt Hà Văn Lâu đồng ý xemxét đề nghị này. Tổng Thống Thiệu không đồng ývề việc này vì ông cho rằng làmnhư vậy là công khai và chính thức côngnhận Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN)như một thực thể chính trị tạiMiền Nam, nhưng vào lúc đó ông khôngchính thức thông báo sự phảnđối này của ông cho Chính phủ Hoa Kỳbiết, vì ông tin rằng Bắc Việt sẽkhông chấp nhận đề nghị mở rộnghòa đàm vì Bắc Việt không côngnhận chính quyền VNCH.2  Quả đúng như nhậnxét của Tổng Thống Thiệu, BắcViệt không chấp nhận đề nghịđó. 

Haitháng sau, vào tháng 10-1968, cuộc bầucử tổng thống Hoa Kỳ đi vào giaiđoạn cuối (ngày bầu cử là5-11-1968) rất quyết liệt giữa 2 ứngcử viên Hubert H. (Horatio) Humphrey của Đảng DânChủ và Richard M. (Milhous) Nixon của ĐảngCộng Hòa.  Cáccuộc thăm dò ý kiến cử triđều cho thấy là khoảng cách giữa2 ứng cử viên ngày càng hẹp lạivới sự ủng hộ của dân chúngdành cho ông Humphrey đang càng ngày càngtăng lên và ông Humphrey có thể sẽthắng.  Phe Cộngsản rất muốn ông Humphrey thắng vì lậptrường hòa bình của ông cólợi cho họ.  Quay 180độ, tại phiên họp ngày 26-10-1968, đạidiện Bắc Việt Xuân Thủy tuyên bố chấpnhận đề nghị hòa đàm 4 phe củaHoa Kỳ, coi như đó là mộtnhượng bộ của ho, và, dĩ nhiên,họ cũng mong đợi một nhượngbộ từ phía Hoa Kỳ. Chính phủ Johnson vui mừng chớp ngaythời cơ.  Đạisứ Hoa Kỳ tại VNCH, ông Ellsworth Bunkerđược lệnh ráo riết vậnđộng Tổng Thống Thiệu đồng ýký tên vào Thông Cáo Chung Việt Mỹ vềviệc ngưng oanh tạc Bắc Việt (mà TổngThống Johnson sẽ tuyên đọc vào tốingày 31-10-1968) và cử ngay phái đoànVNCH sang Paris để tham gia Hòa Đàm.  Ông Thiệu đông ývới các đề nghị đó của HoaKỳ.  Ngày 30-10-1968,đại diện Hoa Kỳ ông Harriman báo cho XuânThủy biết trước là vào tốingày hôm sau, 31-10-1968, vào khoảng 7 hay 8 giờtối giờ Washington, Tổng Thống Johnson sẽtuyên bố ngưng toàn bộ chiến dịch oanhtạc Bắc Việt. Với diễn tiến này chắcchắn ông Humphrey sẽ thắng trong cuộcbầu cử 5 ngày sau đó.   Nhưng rồi mọi việcđã không diễn ra theo kế hoạch đã thôngqua giữa 2 chính phủ Việt-Mỹ.  Cũng trong ngày 30-10-1968đó, Tổng Thống Thiệu quay 180 độ,báo cho phía Hoa Kỳ biết là ông từ chốikhông ký vào Thông Cáo Chung đó vàcũng từ chối luôn việc cử pháiđoàn VNCH sang Paris vào ngày 6-11-1968 nhưđã thỏa thuận. Tối ngày 31-10-1968, Tổng Thống Johnson đànhphải đơn phương tuyên bố ngưng oanhtạc Bắc Việt. Nhưng vì sẽ không có sự thamdự của phái đoàn VNCH, HòaĐàm Paris coi như bị khựng lại,chẳng giúp ích được gì choứng cử viên của Đảng Dân Chủ.  Năm ngày sau, ông Humphreyđã thất cử. Ông Nixon thắng cử với mộtsố lượng phiếu rất thấp, khôngtới 1% của tổng số phiếu dân bầu.  Việc gì đã xảyra khiến cho Tổng Thống Thiệu thay đổilập trường vào giờ chót vàgiúp cho ông Nixon thắng cử nhưvậy?  

Trongcuốn hồi ký của ông, tác giả BùiDiễm, Đại sứ VNCH tại Hoa Kỳ lúcđó, viết như sau: “Bốn giờ sángngày 30 tháng 10, nghe tiếng chuông điệnthoại, tôi choàng dậy thì ở đầudây, anh Hoàng Đức Nhã, bí thư củaông Thiệu, gọi từ Sài Gòn cho biếtlà chính phủ đang xét lại việc ôngThiệu cùng ký với Tổng Thống Johnsonvào bản thông cáo chung, như đãđược thỏa thuận với ông Bunker.  Lý do chính là từBa Lê đại sứ Phạm Đăng Lâm cho biếtlà hai ông Harriman và Vance không bảo đảmđược điều khoản Bắc Việtsẽ thực sự và trực tiếpđàm phán với Việt Nam vì “Hoa Kỳkhông có cách nào bắt buộcđược Bắc Việt làm việcđó.” Được tin này, ông Thiệu đãtriệu hồi ngay ông Lâm về nước đểtham khảo ý kiến.” 3 Đólà lý chính thức mà phía VNCHđưa ra để giải thích việc thayđổi lập trường về HòaĐàm Paris vào phút chót.   Phía Hoa Kỳ thìChính phủ Johnson hoàn toàn không tin câu chuyệnđó.   Tổng ThốngJohnson, trong cuốn hồi ký của ông, đã ghilại về việc này như sau: “I believe Thieu and hiscolleagues were eager to get on good terms with what they thought would be thenew administration.  I had reason tobelieve they had been urged to delay going to the Paris meetings and promisedthey would get a better deal from a Nixon administration than from Humphrey.  I had no reason to think that the Republicancandidate Nixon was himself involved in this maneuvering, but a few individualsactive in his campaign were.” 4 (Xin tạm dịchsang Việt ngữ như sau: “Tôi tin rằng ông Thiệu và cácngười cộng sự của ông ta rấtmuốn có quan hệ tốt với cái màhọ nghĩ sẽ là chính quyền mớicủa Hoa Kỳ.  Tôi cólý do để tin rằng họ đã bịxúi dục chậm tham dự các phiên họpở Paris và đã đượchứa hẹn sẽ được lợihơn với một chính quyền Nixon hơnlà Humphrey.  Tôi không cólý do gì để nghĩ rằng ứngcử viên Cộng Hòa Nixon có dính líuđến vụ dàn xếp chính trị này,nhưng một vài cá nhân trong bộ máy tranhcử của ông ấy chắc chắn làcó dính líu”).  KhiTổng Thống Johnson nói “tôi có lý dođể tin” là ông nói thật và nóimột cách lịch sự. Vì quả thật chính ông đã ralệnh cho 2 cơ quan an ninh của Hoa Kỳ là CIA(Central Intelligence Agency = Cơ quan Trung Ương TìnhBáo) và FBI (Fereral Bureau of Investigation = Cơ QuanĐiều Tra Liên Bang) theo dõi, ngay cả nghe lénđiện thoại, của Đại sứ VNCHBùi Diễm, cũng như các công điệngửi về VN từ Tòa Đại sứVNCH.  Mọi việcbắt đầu từ buổi gặpgở vào ngày 12-7-1968 của Đạisứ Bùi Diễm với ứng cửviên của Đảng Cộng Hòa Richard Nixon tạiKhách sạn Pierre ở New York do bà Anna Chennaultgiới thiệu.  BàAnna Chennault, gốc Trung Hoa, là góa phụ củaTướng Không Quân Hoa Kỳ Claire Chennault, tưlệnh nổi danh của Không Đoàn Phi Hổ (FlyingTigers) thời Đệ Nhị Thế Chiến.  Bà là một thành viênquan trọng trong ủy ban vận động tranhcử của ông Nixon.  Saucuộc gặp gở ngày 12-7 đó, bàtrở thành người liên lạc giữangười của ông Nixon và Đại sứBùi Diễm.  CIA và FBIđã nghe lén tất cả những liên lạcđiện thoại giữa bà và Đạisứ Bùi Diễm. Trong cuốn hối ký của ông, Đạisứ Bùi Diễm cũng xác nhận nhưsau: “Sựthực thì điều làm tôi thắcmắc hơn cả là từ đâu màmột phần nội dung của những mậtđiện của tôi bị thất thoát ra ngoài,nhưng thắc mắc bao nhiêu chăng nữa,tôi cũng không thể nào ngờ đượcrằng cả hai cơ quan CIA và FBI đềuđược lệnh theo dõi những hoạtđộng của tôi.” 5 Mặc dùnắm được một số bằngchứng trong tay, Tổng Thống Johnson quyếtđịnh bỏ qua toàn bộ vụ việc vìviệc theo dõi, nghe lén điện thoại, vàđánh cắp công điện mật củaTòa đại sứ một nướcđồng minh như thế vừa bất hợppháp vừa không có lợi cho uy tínchính trị và ngoại giao của Hoa Kỳ.  Khi mọi việc đã xong,với ông Nixon đã là Tổng Thốngđắc cử của Hoa Kỳ, ngày 7-12-1968,Tổng Thống Thiệu đã chính chínhthức cử một phái đoàn VNCH dochính Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳcầm đầu sang Paris dự Hòa Đàm.6

Đương Đầu Với CốVấn Kissinger

            Qua sự việcvừa kể trên, chúng ta có một nhậnđịnh về con người của TổngThống Thiệu.  Ông không coingười Mỹ là một Đồng Minhtuyệt đối đáng tin cậy trong HòaĐàm Paris.  Ông thậtsự là một người yêunước, dám chống lại nhữnghành động hay việc làm củangười Mỹ nếu có hại cho VNCH, vàdứt khoát không phải là một “yes-man”như người Mỹ mong đợi.  Chính ông Kissinger cũng côngnhận điều này.  Ôngviết như sau trong cuốn hồi ký củamình, ở 2 trang 1324-1325: “Thieu was a patriot and a highlyintelligent man… But the imperatives on him were almost diametrically theopposite of ours… Our goal was honor; we could (as the phrase went) run a riskfor peace.  But Thieu’s problem wassurvival; he and his people would be left indefinitely after we departed; he hadno margin for error.” 7 (Xin tạm dịch sangViệt ngữ như sau: “ÔngThiệu là một người yêu nướcvà là một người rất thông minh…Nhưng những chuyện tối cần thiếtcủa ông gần như là đối nghịchvới những chuyện tối cấn thiếtcủa chúng tôi… Mục tiêu của chúng tôi làdanh dự; chúng tôi (như người tathường nói) có thể liều vớihòa bình.  Nhưngvấn đề của ông Thiệu là việcsống còn; ông và nhân dân của ông sẽ bịbỏ mặc sau khi chúng tôi ra đi; ông không cóthể sai lầm”).  Chúng ta sẽ cònchứng kiến khía cạnh này của conngười Tổng Thống Thiệu nhiều lầnnữa, đặc biệt là việc ôngtừ chối không ký Hiệp Định Paris trongtháng 10-1972.

            Việc Tổng ThốngThiệu không tin tưởng hoàn toàn vàoĐồng Minh Hoa Kỳ trong Hòa Đàm Paris cólý do rất chính đáng.  Qua các báo cáođịnh kỳ của Đại sứ BùiĐiễm, Tổng Thống Thiệu đã biếtrất rõ là Hoa Kỳ đã thay đổichính sách và quyết định bằngmọi giá phải thương thuyết đểcó thể rút quân.  HoaKỳ đã đơn phương xuống thang trongnhững điều kiện căn bản vềhòa đàm như sau: 8

·        Trong văn thưgửi cho Hồ Chí Minh ngày 8-2-1967: Hoa Kỳsẽ ngưng oanh tạc Bắc Việt nếu HàNội ngưng xâm nhập quân vào Miền Nam; và HoaKỳ sẽ rút quân nếu Bắc Việt cũngrút quân về.  HồChí Minh bác bỏ.

·        Trong tuyên bố tạiSan Antonio, Texas, ngày 29-9-1967: Hoa Kỳ sẳnsàng ngưng oanh tạc Bắc Việt nếuviệc này có thể nhanh chóng đưa đếnthảo luận nghiêm chỉnh và nếu Hà Nội“không lợi dụng” việc ngưng oanh tạcnày.  Mai Văn Bộ,đại diện của Hà Nội tại Parisvẫn bác bỏ, và chủ trương việcngưng oanh tạc Bắc Việt là “vôđiều kiện.”

·        Trong tuyên bốngày 31-3-1968, Tổng Thống Johnson đơn phươngvà vô điều kiện ngưng oanh tạc BắcViệt ở phía Bắc của vĩtuyến 20.  Hà Nộiđồng ý đàm phán và hai phebắt đầu họp tại Paris, Pháp,từ ngày 13-5-1968

·        Trong tuyên bốngày 31-10-1968, Tổng Thống Johnson ra lệnh ngưnghoàn toàn việc oanh tạc Bắc Việt,và đồng ý mở rộng HòaĐàm Paris để có cả sự hiệndiện của VNCH và MTGPMN

Saukhi ông Nixon trở thành Tổng Thống Hoa Kỳ,thay ông Johnson, cách làm của Hoa Kỳ cóthề thay đổi nhưng mục tiêu thì không:vẫn là không tham chiến nữa (disengagement),có nghĩa là, dù cho VNCH có muốn vàđồng ý hay không, Hoa Kỳ cũng sẽ rútquân, và tiến tới ký kết vớiBắc Việt để hoàn tất việcrút quân và đem tù binh về.  Điều kiện căn bảnvề hòa đàm mà chính Hoa Kỳđặt ra ngay từ đầu, Bắc Việtphải ngưng đưa quân xâm nhập vào MiềnNam và rút quân về, đã bị bỏqua một bên, và sẽ không đượcđề cập đến nữa.  Trên thực tế, Hoa Kỳđã đơn phương tiến hành việc rútquân từ sau Hội Nghị ThượngĐĩnh Midway giữa Tổng Thống Nixon vàTổng Thống Thiệu vào ngày 8-6-1969, vàđến cuối năm 1971, quân số Hoa Kỳ tạiVNCH đã giảm từ 536.100 (1968) xuốngcòn có 156.800.9 Vì Hòa Đàm Pariskhông tiến triển, Tổng Thống Nixon quyếtđịnh cử Tiến sĩ Henry Kissinger, CốVấn An Ninh Quốc Gia của ông, tiến hành mậtđàm với Lê Đức Thọ. Sau khichuyển sang mật đàm tay đôi giữaKissinger và Lê Đức Thọ từ ngày 21-2-1970,phía VNCH không còn biết rõ đượcnhững gì xảy ra nữa.  Trên thực tế, Kissingerkhông những đi từ nhượng bộnày đến nhượng bộ khác vềcác vấn đề quân sự (rút quân) màcòn tự động cho mình cái quyềnthảo luận với Bắc Việt cảnhững vấn đề chính trị củaVNCH.   Trên nguyên tắc, Hoakỳ phải luôn luôn thông báo và tham khảochính phủ VNCH về những diễn tiếncủa Hòa Đàm Paris, trên thực tế,Kissinger chỉ thông báo cho chính phủ VNCHnhững gì ông muốn thông báo, vàlờ đi những chuyện khác,đặc biệt là những nhượngbộ của ông tại mật đàm với LêĐức Thọ. Phần Bắc Việt, vì biết quárõ mong muốn sớm rút quân và kếtthúc cuộc chiến của Hoa Kỳ, nên không chịunhượng bộ gì cả, cố tìnhkéo dài thương thuyết, và chuẩnbị cho cuộc Tổng Tấn Công vào cuốitháng 3-1972 để tăng thêm thế mạnh củahọ tại hòa đàm. Do đó Hòa Đàm Paris đã dậmchân tại chổ trong suốt gần 4 năm. 

Trongthời gian này, Hoa Kỳ tích cựctìm cách tiếp cận Trung Quốc.  Tháng 7-1971, Kissinger bímật sang Bắc Kinh để chuẩn bị chochuyến viếng thăm chính thức Trung Quốccủa Tổng Thống Nixon vào tháng 2-1972.  Sang tháng 5-1972, cũng dodàn xếp của Kissinger, Nixon sang Moscow họpthượng đĩnh với Brezhnev, TổngBí Thư của Đảng Cộng sản Liên Xô.  Bắc Việt rất lolắng các với biến cố này vìhọ không biết Hoa Kỳ có ký kết mậtước gì với Trung Quốc và Liên Xôhay không, đặc biệt là với TrungQuốc (họ vẫn còn nhớ đãtừng bị Trung Quốc đâm sau lưng trongHội Nghị Genève 1954). Sau khi thất bạihoàn toàn trong cuộc Tổng Tấn Công năm 1972,và trước viễn ảnh Tổng ThốngNixon sẽ được tái cử, nghĩalà họ sẽ còn phải tiếp tụcđương đầu với Tổng Thống Nixonthêm 4 năm nữa, cùng với những loâu về tác động có thể có củamối quan hệ Mỹ-Hoa vừa hình thành,Bắc Việt đã quyết định tạmthời hài lòng với những gìđã đạt được trong mậtđàm và tỏ ra chiều hướngmuốn sớm ký kết với Kissingertrước khi bầu cử Tổng ThốngMỹ diễn ra vào đầu tháng 11-1972.  Kết quả là đãdiễn ra rất nhiều phiên họp rất tíchcực trong các tháng giữa năm 1972,và lập trường thương thuyếtgiữa Bắc Việt và Hoa Kỳ đãtiến đến gần nhau rất nhiều vớimột số nhượng bộ từ phíaBắc Việt.  Trongcuốn hồi ký của ông, Kissinger ghi lại nhưsau ở trang 1318: “After three meetings, then, there had beensignificant movement, entirely by Hanoi; it was moving in the right directionbut not at a pace that would keep it from reversing course later.  Hanoi had given up the demand for Thieu’simmediate removal.  It had agreed tonegotiating forums in which the Saigon government would parricipate, thus in asense recognizing its legitimacy.  It hadabandoned the absurd demand for an unconditional deadline for the withdrawal ofAmerican forces.  The proposed coalitiongovernment, heretofore a transparent front for a Communist takeover, had beenreduced to a fifty-fifty split of power.” 10 (Xin tạmdịch sang Việt ngữ như sau: “Kế đó, sau ba phiên họp, đã cóbiến chuyển quan trọng, hoàn toàn do phíaHà Nội; họ đã đi đúnghướng nhưng không phải với mộttốc độ có thể ngăn cản không chohọ quay ngược lại được.  Hà Nội đãtừ bỏ yêu cầu phải loại bỏ Thiệungay.  Họ đãđồng ý thương thuyết về cácdiễn đàn mà chính phủ Sài Gònsẽ tham gia, và như vậy có nghĩa làhọ công nhận tính chính thống củachính phủ này. Họ đã từ bỏ cái đòihỏi vô lý về thời hạn chót vôđiều kiện cho việc rút quân của HoaKỳ.  Cái chínhphủ liên hiệp mà họ đề nghị, chotới lúc đó chỉ là một cáibình phong quá rõ ràng cho việc chiếmquyền của Cộng sản, đãđược giảm xuống thành một sựchia quyền 50-50”).  Ngày17-8-1972, Kissinger đến Sài Gòn đểtrình bày và thảo luận với Chínhphủ VNCH về những tiến triển này.  Trọng tâm của việcthương thuyết bây giờ không còn làvề mặt quân sư nữa (vấn đề Mỹrút quân) vì Hoa Kỳ đã rút gầnhết quân về rồi (vào tháng 8-1972, Hoa kỳchỉ còn lại khoảng 27.000 quân tại VNCH,chỉ hơn phân nữa số 50.000 quân Mỹđóng tại Nam Hàn từ sau năm 1953),mà ngiêng nặng về các vấn đềchính trị của VNCH.  Kissinger trình Tổng Thiệu một bảnđề nghị mà ông sẽ công bố vàthảo luận với phe Bắc Việt trong phiênhọp sắp tới với Lê ĐứcThọ vào ngày 15-9-1972.  Về mặt quân sự, Hoa kỳ dờithời hạn chót để rút hết quântừ 4 tháng xuống còn 3 tháng.  Về chính trị, Hoa Kỳtiếp tục bác bỏ đề nghị thànhlập chính phủ liên hiệp của BắcViệt, nhưng sẽ đề nghị một ủy banhỗn hợp ba thành phần để tổchức bầu cử.  Trong khi trình bày bản đề nghịnày, Kissinger dùng luận cứ là cầnphải làm như vậy để giúp TổngThống Nixon có thể thắng cử vàotháng 11.  Đây là mộtluận cứ không trung thực vì TổngThống Nixon không cần điều này trong cuộcbầu cử tổng thống năm 1972.    Trong cuốn hồi kýcủa ông, Tổng Thống Nixon viết như sau: “Theopinion polls confirmed my own intuition that, in terms of voter support, myhandling of the war was generally viewed as a positive issue for me and anegative one for McGovern, who was perceived as weal and favoringsurrender.  Therefore any settlement thatwas hastily completed in time for the election would look cynical andsuspicious … I am inclined to think that the better bargaining time for uswould be immediately after the election rather than before.” 11(Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Các cuộc thăm dòdư luận đều khẳng địnhtrực giác của tôi rằng, vềmặt ủng hộ của cử tri, cách điềuhành cuộc chiến của tôi phần lớnđược xem là một yếu tố tíchcực đối với tôi và tiêu cựcđối với ông McGovern, người bị xemnhư là yếu và chủ trương đầuhàng.  Do đó bấtcứ thỏa thuận nào hoàn tất mộtcách vội vả cho kịp trước bầucử sẽ bi xem là ích kỷ vàđáng nghi ngờ. … Tôi nghĩ rằng thời điểm tốthơn để thương thuyết là ngay saubầu cử hơn là trước bầucử”).  Ngày hôm sau,18-8-1972, Tổng Thống Thiệu đưa cho Kissingermột văn thư 4 trang gồm hơn 20 đềnghị sửa đổi đối vớibản đề nghị của Hoa Kỳ, trong đócó 2 điều quan trọng là : 1) yêu cầu thaycụm từ “standstill cease-fire = ngưng bắntại chổ” bằng cụm từ “generalcease-fire = ngưng bắn tổng quát”; và, 2)phản đối việc thành lập Ủy BanHòa Giải Dân Tộc (UBHGDT) gồm 3 thành phần(the tripartite Committee of National Reconciliation), với lýdo điều này sẽ tạo ra nghi ngờđối với nhân dân Miền Nam.  Tổng Thống Thiệu cũngcho Kissinger biết là ông cần thời gianđể suy nghĩ và chuẩn bị vềmặt tâm lý và chính trị đốivới đề nghị của Hoa Kỳ.   Trong cuốn hồi ký vềHòa Đàm Paris của ông, tác giả NguyễnPhú Đức, Phụ Tá ĐặcBiệt của Tổng Thống Thiệu, cómặt tại buổi họp này, đã ghilại như sau: “In Saigon, at the end of the 18 Augustsession, President Thieu told Kissinger: We need time to think about it.  We are not prepared psychologically andpolitically on your proposal.” 12 (Xin tạm dịchsang Việt ngữ như sau: “Tại Sài Gòn, vào cuối phiên họpngày 18 Tháng 8, Tổng Thống Thiệu bảoKissinger: Chúng tôi cần thời gian để suynghĩ về chuyện này. Chúng tôi chưa chuẩn bị về mặttâm lý và chính trị đối vớiđề nghị của ông”). Sau khi Kissinger rời Sài Gòn, TổngThống đã triệu tập một phiên họpđặc biệt của Hội Đồng An NinhQuốc Gia gồm Tổng Thống, Phó TổngThống Trần Văn Hương, ThủTướng Trần Thiện Khiêm, các ông NguyễnPhú Đức và Hoàng ĐứcNhã để duyệt xét từng điểmtrong đề nghị của Kissinger.  Sau khi thảo luận,những nguyên tắc chỉ đạo sau đâyvề thương thuyết tại hòa đàm Parisđược thiết lập:

·         “Diễn đàn” giữaWashington và Hà Nội không có thẩm quyền“giải quyết” các vấn đề giữaChính phủ VNCH và MTGPMN, như Kissinger đềnghị.

·        Hà Nội khôngcó quyền can thiệp vào các vấnđề chính trị của VNCH.  Hiệp Định Genève 1954công nhận VN bị chia thành 2 nước phâncách bởi Vùng Phi Quân Sự.  Trong khi chờ đợithống nhứt, Chính phủ VNCH không có ýđịnh thương thuyết để thay đổichế độ chính trị của MiềnBắc.  Ngượclại, Hà Nội cũng không thể đòihỏi một sự thay đổi chế độchính trị ở Miền Nam.

·        Hiến Phápcủa VNCH, đã được thông quabởi Quốc Hội dân cử của nhân dânMiền Nam, phải được tôn trọng nhưTổng Thiệu đã tuyên thệ bảo vệnó.

·        Một cuộctrưng cầu dân ý có thể đượctổ chức theo đúng Hiến Pháp.  Việc tổ chứctrưng cầu dân ý có thể do UBHGDT thựchiện, thay vì do Tối Cao Pháp Viện nhưđòi hỏi của Hiến Pháp, đểcó thể bảo đãm sự côngbằng.  Nhưng saucuộc trưng cầu dân ý, UBHGDT phảiđược giải tán, chứ không đượctiếp tục ở lại để sửađổi Hiến Pháp. Chính phủ VNCH, sau cuộc trưng cầu dâný, có thể chấp nhận sự tham giaChính phủ của các thành viên MTGPMN theo tỷlệ phiếu của họ, với điềukiện họ phải công nhận Hiến Pháp.

·        Nếu TổngThống Thiệu chấp nhận từ chứctrước khi bầu cử để bảođảm cuộc bầu cử đượccông bằng thì Phó Tổng Thống TrầnVăn Hương không có lý do gì cũngphải từ chức vì làm như thếlà xóa bỏ ngành Hành Pháp củachính phủ VNCH.

Lậptrường của VNCH về Hòa Đàm Paris,dựa trên các nguyên tắc chỉ đạovừa kể trên, đã đượctrình bày trong một văn thư giao cho Đạisứ Bunker vào ngày 28-8-1972 để kịpchuyển giao cho Tổng Thống Nixon và Kissinger tạiphiên họp của họ tại Honolulu, Hawai vào ngày30-8-1972.13  Kissinger, dođó, không thể bảo là không biết rõlập trường của VNCH về HòaĐàm Paris.  Trong cuốnhồi ký của ông, Kissinger ghi lại như sau: “Ileft Saigon with a false sense of having reached a meeting of the minds.  Thieu and I had decided that we would settlethe few remaining disagreements over our draft proposal by exchanging messagesthrough Bunker.  There were plenty oftime – nearly four weeks until my next meeting on September 15.  Instead, Thieu enveloped himself in silence;we heard absolutely nothing from the Palace.” 14 (Xintạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Tôi rời Sài Gònvới một cảm giác sai lầm làđã có sự đồng ý vớinhau.  Ông Thiệu và tôiđã quyết định rằng chúng tôisẽ giải quyết một vài bất đồngcòn lại về dự thảo đề nghịcủa chúng tôi bằng cách trao đổi thôngđiệp cho nhau qua ông Bunker. Thời gian còn nhiều – gần 4 tuầnlễ trước khi tôi có phiên họp sắptới vào ngày 15 tháng 9.  Thay vì như vậy, ôngThiệu hoàn toàn im lặng; chúng tôituyệt đối không nhận được tintức gì cả từ Dinh Độc Lập”).  Lời tườngthuật trong hồi ký này là một lờinói láo trắng trợn (cũngnhư những lời nói láo kháccủa Kissinger, như sau này chúng ta đãbiết được qua những tài liệuđã giải mật của Chính phủ HoaKỳ) vì làm sao Đại sứ Bunker cóthể không chuyển giao văn thư ngày 28-8-1972của Chính phủ VNCH cho Tổng Thống Nixon vàông Kissinger tại cuộc họp ở Honolulu, Hawaii,vào ngày 30-8-1972 được.  Sau đây là mộtbằng chứng không chối cải đượclà Hoa Kỳ có nhận được vănthư ngày 28-8 về lập trường hòađàm của Chính phủ VNCH.  Trong cuốn hồi ký củamình, ông Nguyễn Phú Đức đãcó ghi rõ như sau về cuộc họp vớiTướng Alexander Haig, phụ tá của Kissingervào ngày 2-10-1972 tại Sài Gòn: “PRESIDENTTHIEU: The GVN has put down its views in its memo of August 28.  Has the US transmitted these views to theNorth Vietnamese?  HAIG: If we presentedthese views, this would break up the talks, and this would endanger our longrange possibility to support you.” 15 (Xin tạmdịch sang Việt ngữ như sau: “TỔNG THỐNG THIỆU: Chính phủ VNCHđã trình bày quan điểm của mìnhtrong văn thư ngày 28 tháng 8.  Hoa Kỳ có thông báocác quan điểm đó cho Bắc Việt haykhông?  HAIG: Nếu chúng tôitrình bày các quan điễm đó thìđiều đó sẽ phá vở hòađàm và gây nguy hại cho khả năng ủnghộ các ông về lâu về dài”).  Như vậy, trên thựctế, rõ ràng là Kissinger đã lờđi, bỏ qua hoàn toàn văn thư ngày28-8-1972 của Chính phủ VNCH, và vẫn tiếptục thảo luận với Lê Đức Thọtrên căn bản những đề nghị củaông.  Đúng như TổngThống Nixon đã nhận định về trạngthái tâm thần của Kissinger trong hồi ký củaông như sau: “…obsessed with the idea that there should be a negotiated settlement.”16 (Xin tạm dịch sang Việt ngữ nhưsau: “… bị ám ảnhvới ý nghĩ là phải ký chođược thỏa hiệp”), Kissinger thậtsự mong muốn, và sẳn sàng trảmọi giá, để ký kết chođược với Bắc Việttrước ngày bầu cử Tổng ThốngHoa Kỳ vào đầu tháng 11-1972.  Và quả thật ôngđã đạt được thỏa hiệpvới Bắc Việt trong phiên họp ngày17-10-1972.  Ông lập tứcthông báo cho Tổng Thống Nixon thời khóabiểu hoạt động của ông trong thời giancòn lại của tháng 10-1972 như sau: 17

·        Sau ngày 17-10, sangSài Gòn 3 ngày để trình bày vềthỏa hiệp với Bắc Việt vàđạt sự đồng thuận của Chínhphủ VNCH

·        Ngày 22-10đến Hà Nội để ký tắtHiệp Định với Bắc Việt

·         Trở về Washingtonđể tuyên bố Thông Cáo Chung về HiệpĐịnh vào ngày 26-10

·        Lệnh ngưngbắn sẽ bắt đầu có hiệulực vào ngày 30-10 khi NgoạiTrưởng của các bên cùng ký tênvào Hiệp Định tại Paris       

Nhưvậy, trên thực tế, Kissinger tin rằng,với việc sắp đặt của ông,mọi việc đã xong, VNCH sẽ dễ dàngđồng ý và chấp nhận bản HiệpĐịnh mà ông đã đạtđược với Bắc Việt tạiParis vì ông tin rằng đó là thỏahiệp tốt nhứt mà VNCH có thểđạt được. Nó gồm những điều khoảnchính như sau:

·        Một cuộcngưng bắn tại chổ

·        Hoa Kỳ rúthết quân sau 60 ngày

·        Bắc Việtđồng ý không xâm nhập thêm quân vào Miền Nam

·        Trao trả tù binhcủa cả hai phía

·        Bắc Việtkhông đòi hỏi một chính phủ liên hiệpnữa; thay vào đó là một HĐHGDTgồm 3 thành phần để tổ chứcbầu cử

·        Bắc Việtkhông đòi hỏi Tổng Thống Thiệu phảitừ chức nữa

Ôngđến Sài Gòn với tinh thần lạcquan đó.  Nhưng mọi việcđã diễn ra không phải như ông mongđợi.  Haiphái đoàn Hoa Kỳ và VNCH bắtđầu họp từ ngày 19-10-1972.  Việc đầu tiên Kissingerlàm là trình cho Tổng Thống Thiệu láthư riêng của Tổng Thống Nixon viết cho ông,với nội dung chính là khuyên TổngThống Thiệu chấp nhận bản thỏa hiệp,trong đó có câu sau đây: “I believe we have no reasonablealternative but to accept this agreement.18 (Xin tạmdịch sang Việt ngữ như sau: “Tôi tin rằng chúng ta không có giảipháp nào hợp lý hơn là chấpnhận bản thỏa hiệp này”).  Ông Thiệu đọc xong khôngbình luận gì cả và bắt đầuphiên họp ngay.

PhíaHoa Kỳ gồm có: Cố Vấn Kissinger, Đạisứ Bunker và phụ tá là ông CharlesWhitehouse, ông William Sullivan của Bộ Ngoại Giao, ôngWinston Lord của Hội Đồng An Ninh Quốc Giavà thông dịch viên David Engel. Phía VNCH gồm có: Tổng Thống Thiệu,Phó Tổng Thống Trần Văn Hương, ThủTướng Trần Thiện Khiêm, NgoạiTrường Trần Văn Lắm, Phụ TáNguyễn Phú Đức, ông Trần KimPhượng, Đại sứ VNCH tại HoaKỳ, ông Phạm Đăng Lâm, Trưởng PháiĐoàn VNCH tại Hòa Đàm Paris, và ôngHoàng Đức Nhã với tư cáchthông dịch viên.  Sau khi nghe ôngKissinger trình bày về thỏa hiệp, phía VNCHđã đặt một số câu hỏi.  Cuối phiên họp TổngThống Thiệu bảo ông Kissinger là phía VNcần phải nghiên cứu kỷ lưởngbản thỏa hiệp. Sáng ngày 21-10-1972, phía VNCH yêu cầuphía Hoa Kỳ sửa lại bản thỏahiệp tất cả 23 chổ trong văn bản.  Một phiên họp tại DinhĐộc Lập để thảo luận về 23điểm này được ấn địnhvào lúc 2 giờ chiều.  Sau đó phiên họpđược phía VNCH dời lạiđến 5 giờ chiều mà không cho biếtlý do.  Đến 5 giờcũng không thấy động tịnh gì vềphía VNCH cả.  Đạisứ Bunker gọi điện thoại vào DinhĐộc Lập thì được báo chobiết là Tổng Thống Thiệu đang bậnhọp Hội Đồng Nội Các.  Nữa tiếng đồnghồ sau, ông Hoàng Đức Nhã gọi điệnthoại đến báo cho phái đoàn Mỹbiết buổi họp đã đượcdời lại 8 giờ sáng hôm sau và sauđó cúp điện thoại, không mộtlời giải thích. Ngày hôm sau, Chúa Nhựt, 22-10-1972, lúc 8giờ sáng, trong phiên họp chỉ có 4người, Tổng Thống Thiệu và ôngHoàng Đức Nhã một bên, và Kssingervà Đại sứ Bunker một bên, TổngThống Thiệu cho biết ông không đồng ýrất nhiều điểm trong thỏa hiệp, nhưngquan trọng nhứt là 2 chuyện sau đây: 1)Bắc Việt không rút quân; và 2) Thànhphần và hoạt động của HĐHGDT.   Ông cũng cho biết ông cầntham khảo Quốc Hội và chờđợi báo cáo của các cố vấncủa ông về phản ứng của Hoa kỳđối với 23 điểm mà phía VNCHđã đề nghị sửa lại.  Và hẹn gặp lạiKissinger vào 5 giờ chiều để trảlời dứt khoát về bản thỏahiệp.  Tại buổi họplúc 5 giờ chiều, với thành phầngiống như vào buổi sáng, Tổng ThốngThiệu, nói bằng tiếng Việt và ôngHoàng Đức Nhã dịch sang tiếng Anh, dứtkhoát từ chối không ký thỏa hiệp.  Trong hồi ký củamình, Kissinger ghi lại là trong lúc trìnhbày, cả hai ông Thiệu và ông Nhã cólúc bật khóc.19  Mặcdù thất bại hoàn toàn trong việcthuyết phục Tổng Thống Thiệu, Kissinger vẫngiữ dự định ra Hà Nộiđể ký tắt thỏa hiệp vớiBắc Việt, nhưng Tổng Thống Nixon khôngđồng ý 20 và ra lệnh cho ông phảiquay về Mỹ ngay.  Kissingertrở về Hoa Kỳ ngày 23-10-1972.  Trước khi rờiSài Gòn, Kissinger đã đến Dinh ĐộcLập gặp Tổng Thống một lần chótvào buổi sáng.  Phiênhọp này diễn ra nhẹ nhàng hơn rấtnhiều, nhưng Tổng Thống Thiệu vẫnkhẳng định 3 điều: 1) BắcViệt phải rút quân; 2) Khu Phi Quân Sự phảiđược tôn trọng; và 3) Thành phầncủa HĐHGDT phải được quyếtđịnh dựa trên kết quả của mộtcuộc trưng cầu dân ý. Kissinger hứa sẽ cố gắng thươngthuyết trở lại với Bắc Việtnhững điểm này. Chiều hôm đó Tổng Thống Thiệu ratrước lưởng viện Quốc Hội,đọc một bài diễn văn (cótrực tiếp truyền hình cho cảnước), trình bày mọi việc vàđược Quốc Hội hoan hô và ủnghộ rất mạnh.  PhụTá Nguyễn Phú Đức đề nghịvà Tổng Thống Thiệu đồng ýthực hiện: cử các cố vấncủa ông đi trình bày và giải thíchquyết định của Chính phủ VNCH cho cácnước bạn và đồng minh trong vùngđể tranh thủ sự đồng tình vàủng hộ của họ đối với lậptrường của VNCH về vấn đềhòa đàm.  PhụTá Nguyễn Phú Đức đi cácnước Cam Bốt, Lào, Thái Lan, vàIndonêxia.  Đại sứTrần Kim Phượng đi các nướcSingapore, Mả Lai Á, Úc, và Tân Tây Lan.  Đại sứ PhạmĐăng Lâm đi các nước Phi Luật Tân,Đại Hàn, và Nhật Bản.21

Đương Đầu Với ÁpLực Của Tổng Thống Nixon

Vềphía Bắc Việt, tức giận vìKissinger không ra Hà Nội để ký kếtthỏa hiệp như hai bên đã thỏa thuận,vào ngày 25-10-1972, đã đơn phươngcông bố toàn bộ bản thỏa hiệp mà haibên đã đồng ý trước khi Kissingerđến Sài Gòn, nhằm gây bối rốivà mất mặt cho Hoa Kỳ.  Kissinger phải họp báo ngayngày hôm sau, 26-10-1972, để trả lời cho HàNội là phía Hoa Kỳ vẫn tôn trọng bảnthỏa hiệp đã ký kết, và trongdịp này, ông đã phát biểu cái câunổi tiếng là “Peace is at hand.” (Hòa bình trong tầm tay).  Ông cũng đề nghị haibên trở lại bàn hội nghị đểthảo luận những đề nghị sửađổi của VNCH.  Ngày 4-11-1972, 3 ngày trước ngàybầu cử tổng thống của Hoa Kỳ,Bắc Việt đồng ý sẽ trởlại bàn hội nghị vào ngày 14-11-1972.

Ngày7-11-1972, Tổng Thống Nixon đã táiđắc cử nhiệm kỳ 2 vớimột đa số rất lớn (theo từvựng chính trị của Hoa Kỳ, đây làmột landslide victory, phiếu dân bầu (popular vote):Nixon được 47.168.710 phiếu (60.7%), McGovernđược 29.173.222 (37.5%); phiếu cử triđoàn (electoral vote): Nixon được 520phiếu, McGovern chỉ được 17 phiếu,vì Nixon thắng tại tất cả 49 tiểubang, McGovern chỉ thắng ở 1 tiểu bang duynhứt là Massachusetts, thành trì của phephản chiến chủ hòa, và tại District ofColumbia--DC tức là thủ đô, nơi đasố là dân da đen 22), đánh bạimột cách rõ ràng ứng cử viênGeorge McGovern của Đảng Dân Chủ chủtrương hòa bình bằng mọi giávà chấm dứt viện trợ quân sựvà kinh tế cho VNCH. Kết quả bầu cử cho thấy TổngThống Nixon đã nhận định rấtđúng là việc ký kết thỏa hiệpvới Bắc Việt trướccuộc bầu cử là hoàn toàn khôngcần thiết như sự tin tưởngcủa Kissinger, và dân chúng Hoa Kỳ khôngđồng ý hòa bình bằng mọigiá và bỏ rơi VNCH. Tuy nhiên, việc thắng cử vẻ vangcủa cá nhân ông Nixon vẫn không giúp ĐảngCộng Hòa chiếm được đa sốtại Quốc Hội (Hạ Viện: Dân Chủ 242,Cộng Hòa 192; Thượng Viện: Dân Chủ 56,Cộng Hòa 42).  Chínhvì đảng đối lập Dân Chủ vẫncòn nắm được đa số tạiQuốc Hội, Tổng Thống Nixon nghĩ rằngcần phải ký thỏa hiệp vớiBắc Việt càng sớm càng tốt.     

Ngàyhôm sau, 8-11-1972, Bắc Việt yêu cầu dờingày họp lại đến ngày 20-11-1972với lý do là Lê Đức Thọ bịbịnh.  Ngày hôm sau,9-11-1972, Hoa Kỳ đồng ý, và việc hòađàm tại Paris tiếp tục trở lạivào ngày 20-11-1972. 

Đểchuẩn bị cho phiên họp ngày 20-11 này,Tướng Haig lại được cửsang Sài Gòn.  Ngày10-11, mở đầu phiên họp ở ĐinhĐộc Lập, Tướng Haig trình TổngThống Thiệu một văn thư đề ngày8-11 của Tổng Thống Nixon gửi cho ông.  Bức thư dài 4 tranghứa hẹn sẽ điều chỉnh lạibản thỏa hiệp theo những đòi hỏicủa VNCH nhằm thuyết phục Tổng ThốngThiệu chấp nhận bản thỏa hiệp,đồng thời cũng hàm ý đe dọanếu Tổng Thống Thiệu tiếp tục chốngđối.  Ở trang 3của bức thư có đoạn ghi khárõ như sau: “The other alternative would be for you topursue what appears to be your present course. In my view this would play into the hands of the enemy and would haveextremely grave consequences for both our peoples and it would be disaster foryours.” 23 (Xin tạm dịch sang Việtngữ như sau: “Giảipháp kia sẽ là việc Ngài tiếp tụcđường lối hiện nay của Ngài.  Theo cách nhận địnhcủa tôi làm như vậy là rơi vào bẩycủa kẻ thù và sẽ mang lại nhữnghậu quả vô cùng nghiêm trọng cho cả hai dântộc chúng ta, và đó sẽ là taihọa cho dân tộc của Ngài”).   Sau khi Tổng Thống Thiệuđọc xong văn nthư này, Tướng Haigtrình bày ngay thời khóa biểu củaphái đoàn Hoa Kỳ tại hòa đàmnhư sau:

·        Từ ngày 20đến cuối tháng 11, hội đàmgiữa Kissinger và Lê Đức Thọ tạiParis

·        Ngày 1 và 2tháng 12 Kissinger sẽ đến Sài Gònđể làm việc với Chính phủ VNCH

·        Ngày 3-12 Kissingersẽ ra Hà Nội để ký tắt thỏahiệp

·        Ngưng bắnsẽ có hiệu lực từ ngày 10-12

·        Thỏa hiệp sẽđược Ngoại Trưởng cácnước chính thức ký kết tạiParis ngày 13-12

Vànói thêm như sau: “If you go your separate way, we can managethe difficulty, but for you it will be fatal.” 24 (Xintạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Nếu quý vị không đicùng chúng tôi, chúng tôi sẽ có cáchgiải quyết chuyện khó khăn đó,nhưng đối với quý vị thìđó là con đường chết củaquý vị”).

Nhưvậy, tình hình hòa đàm vẫn y nhưcũ, đâu có khác gì nhiều lắm, sovới tình hình đã xảy ra trongtháng 10 vừa qua.  HoaKỳ đã quyết định sẽ ký kếtthỏa hiệp rồi, ngay trước khi hòađàm tiếp tục lại. Những hứa hẹn sẽ tìm cáchthay đổi bản dự thảo thỏa hiệptheo những yêu cầu của phía VNCH chỉlà những lời hứa mà chínhHoa Kỳ cũng không tin tưởng sẽ cóthể làm được. Hơn ai hết, Tổng Thống Thiệu đãthấy rõ việc này, nhưng ông nghĩcứ còn nước còn tát, và lầnnày vì hoàn toàn không còn có thể tincậy được Kissinger nữa, ông quyếtđịnh cử Phụ Tá Nguyễn PhúĐức thay mặt ông điều đìnhtrực tiếp với Tổng Thống Nixon.  Đây là một bướcđi có tính toán nhưng tình cờlại rất đúng lúc của Tổng ThốngThiệu.  Đúng lúcvì vào lúc bấy giờ mối quan hệmật thiết giữa Tổng Thống Nixon vàCố Vấn Kissinger đã bắt đầucó sự rạn nứt.   Trước đây Nixongần như khoán trắng cho Kissinger trong vụHòa Đàm Paris, mặc dù cónhững vụ việc ông không đống ývới Kissinger nhưng ông vẫn lờ đi, khôngnói ra, ví dụ như ông nhận địnhlà không cần thiết phải ký kết thỏahiệp với Bắc Việt trướcngày bầu cử (7-11) như Kissinger tintưởng.  Nhưngrồi ông nhận thấy Kissinger bắt đầuđi quá đà khi Kissinger trả lờinữ phóng viên Ý Oriana Fallaci trong mộtcuộc phỏng vấn như sau: “Americans like the cowboy … whorides all alone into the town, the village, with his horse and nothing else …This amazing, romantic character suits me precisely because to be alone hasalways been part of my style or, if you like, my technique.” 25(Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Người Mỹ thích nhânvật cao bồi … một mình cởi ngựavào thị trấn, vào làng, chỉ vớicon ngựa của mình mà thôi … Cái nhânvật lạ lùng, lãng mạn đó thíchhợp với tôi chính vì hànhđộng đơn độc bao giờ cũnglà cách làm của tôi, hay nếu cô thích, làphương pháp của tôi”).  Kiểu nói này hàmý Kissinger mới chính thật là nhân vậttrung tâm của mọi việc chứ không phảiTổng Thống Nixon.  Nixoncảm thấy bị xúc phạm nặngnề.  Ngày 19-11, khiKissinger lên đường đi Paris để mậtđàm với Lê Đức Thọ, Nixon khôngđưa tiển mà chỉ gọi điệnthoại từ văn phòng ông.  Khi Tổng Thống Thiệungỏ ý muốn cử Phụ Tá NguyễnPhú Đức sang gặp ông, ông nhậnlời ngay.  ÔngĐức đến Paris trước đểgặp phái đoàn VNCH cũng như pháiđoàn Mỹ để nắm tình hìnhđàm phán.  Trongthời gian ông đang ở Paris, Tổng ThốngThiệu cử ông Hoàng Đức Nhãđích thân mang một thư rất dài sang cho ôngĐức với những chỉ thịmới.  Sau khi đượcdịch sang Anh ngữ, bức thư dàiđến 24 trang. Ngày 28-11-1972, ông Đứcrời Paris lên đường đi Washington.  Trong thời gian này, Kissingerđã có thêm 2 buổi họp với LêĐức Thọ vào ngày 20-11 và 25-11nhưng đều không có tiến triển vìBắc Việt bác bỏ tất cả nhữngđòi hỏi thay đổi quan trọng trong bảndự thảo thỏa hiệp của VNCH.  Nixon ra lệnh cho Kissingertrở về Mỹ. 

Ngày29-11-1972, ông Đức cùng với Đạisứ Trần Kim Phượng đượcTổng Thống Nixon tiếp kiến tại TòaBạch Ốc, trong Phòng Bầu Dục (Oval Office),có sự hiện diện của Kissinger vàTướng Haig.  PhụTá Đức trình lên Tổng Thống Nixon bứcthư dài 24 trang của Tổng Thống Thiệu,và sau đó giải thích từngđiểm trong bức thư, đặc biệtchú trọng vào 2 điểm chính: 1) Việcđòi hỏi Bắc Việt phải rút quân,và 2) Vấn đề HĐHGDT và thành phầncấu tạo của HĐ. Tổng Thống Nixon có vẻ đồngtình và ông chỉ thị ngay cho Kissinger phảitìm mọi cách cải thiện bản dựthảo thỏa hiệp về 2 điểm đó.  Sau đó, ông nói rõquan điểm của ông về thỏa hiệp như sau:“Theagreement is just a piece of paper.  Whatcounts is our determination to support you.” 26 (Xintạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Thỏa hiệp chỉ làmột mảnh giấy mà thôi. Điều quan trọng là sự quyết tâmcủa chúng tôi trong việc hổ trợ cácông”).  Và ông nóirõ những cam kết của ông như sau:

·        Viện trợ quânsự và kinh tế cho VNCH sau khi ký thỏahiệp

·        Không Quân Hoa Kỳđóng tại Thái Lan và trên các hàngkhông mẫu hạm sẽ oanh tạc trở lạinếu tình báo Hoa Kỳ phát hiện phe Cộngsản vi phạm thỏa hiệp

·        Giữ vữnglập trường ủng hộ Tổng ThốngThiệu

·        Hoa Kỳ đãcó những thỏa thuận với Liên Xôvà Bắc Kinh về các giới hạnviện trợ cho Bắc Việt

Ngàyhôm sau, 30-11-1972, trong phiên họp với Phụ TáNguyễn Phú Đức, khi được ôngĐức hỏi về vấn đề BắcViệt rút quân thì Kissinger nói thẳnglà không thể nào có được điềuđó trong bản thỏa hiệp.27 Trướctình hình gần như bế tắc này,Phụ Tá Đức đã đề nghịvới Kissinger là Hoa Kỳ có thể ký kếtriêng rẽ với Bắc Việt để rútquân và mang tù binh về. VNCH cam kết sẽ thả 10.000 tù binh Cộngsản để đánh đổi cho việc BắcViệt chịu thả tất cả tù binh Mỹ.  Sau đó VNCH sẽ tiếptục đàm phán với Bắc Việt vàMTGPMN về những vấn đề chính trịcủa Miền Nam.  Kissingerbáo cáo lại đề nghị này của ôngĐức và Tổng Thống Nixon lại cóthêm một phiên họp nữa với Phụ TáĐức trong cùng ngày. Sau khi nghe ôngĐức trình bày về đề nghịnày, Tổng Thống Nixon cho biết là ôngđã tham khảo các Dân Biểu vàThượng Nghị Sĩ, thuộc phe diều hâu(tức là những người ủnghộ VNCH), thành viên của hai Ủy Ban Quân Vụ(Armed Forces Committee) của cả Thượng Việnvà Hạ Viện, và tất cả đãđồng thanh chấp thuận bản thỏa hiệprồi.  Nếu VNCH khôngcùng ký kết với Hoa Kỳ thì QuốcHội sẽ chấm dứt mọi viện trợ.  Ông nói rõ như sau: “Ihope that we shall go forward together, then you will have economic andmilitary assistance.  Please convey thisto President Thieu, what counts is U.S. alliance.  I can make that commitment.” 28(Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Tôi hy vọng chúng ta sẽcùng đi với nhau, như vậy các ôngsẽ có được viện trợ kinhtế và quân sự. Xin ông trình lại với Tổng ThốngThiệu điều này: chuyện quan trọng làliên minh của Hoa Kỳ.  Tôicó thể cam kết điều đó”).  Sau đó Tổng ThốngNixon yêu cầu Phụ Tá Đức cho Kissingerbiết những điều ưu tiên mà VNCHmuốn Hoa Kỳ thảo luận với BắcViệt tại các buổi họp trong đợthòa đàm kế tiếp. Ông Đức cho biết ngoài vấnđề rút quân của Bắc Việt, VNCHchống lại việc xem như có hai chínhphủ tại Miền Nam, và, do đó, khôngchấp nhận việc sử dụng danh xưngChánh phủ Cách Mạng Lâm Thời CộngHòa Miền Nam Việt Nam (CPCMLTCHMNVN) thay cho MặtTrận Giải Phóng Dân Tộc, và VNCH cũngchống lại việc HĐHGDT gồm có 3 thànhphần ngang nhau.  Ngày hômsau, 1-12-1972, ông Đức làm việc vớiKissinger về những vấn đề chi tiếtvà cụ thể của thỏa hiệp, như vấnđề ngưng bắn tại chổ, vấnđề Lào và Campuchia, vv. Ngày 2-12-1972, Phụ Tá Đứcrời Washington về Sài Gòn.

Ngày3-12-1972, trong phiên họp của Hội Đồng An NinhQuốc Gia tại Dinh Độc Lập dướisự chủ tọa của Tồng Thống Thiệu,Phụ Tá Đức phúc trình lạimọi diễn tiến trong các phiên họp tạiWashington của ông với Tổng Thống Nixon vàCố Vấn Kissinger.  Cuốiphiên họp, khi được Tổng ThốngThiệu hỏi ý kiến cá nhân của ông, ôngtrả lời ngay là nếu ký thỏahiệp, với các điều khoản ngay lúcđó, thì Miền Nam sẽ mất. Trong cuốnhồi ký, ông ghi như sau: “President Thieu asked me this basicquestion: Do you think that we should sign this Agreement?  I replied: In my judgment, if we sign theAgreement, as it is, South Vietnam will be lost.” 29 (Xintam dịch sang Việt ngữ như sau: “Tổng Thống Thiệuhỏi tôi câu hỏi căn bản: Anh nghĩ chúng tacó nên ký Thỏa hiệp này hay không? Tôi trảlời: Theo nhận định của tôi, nếuchúng ta ký Thỏa hiệp này, như trongtình trạng hiện nay, Miền Nam sẽ mất”).  Tổng Thống Thiệu vàtoàn thể HĐANQG cùng đồng ývới quan điểm này.

Trongthời gian này Hoa Kỳ và Bắc Việttrở lại bàn hội nghị từngày 4-12-1972 nhưng hội nghị không có tiếntriển gì cả vì Bắc Việt bácbỏ tất cả những đòi hỏi thayđổi bản thỏa hiệp của Kissingerdựa trên các yêu cầu của VNCH.  Ngày 17-12-1972, Tổng ThốngNixon ra lệnh tái phong tỏa hải cảng HảiPhòng và tái oanh tạc Bắc Việt,và, đặc biệt trong lần này, lầnđầu tiên trong chiến tranh Việt Nam, Hoa kỳ chophi cơ B-52 trải thảm Hà Nội.  Chiến dịch nàyđược đặt tên là Linebacker II,thực hiện trong thời gian từ 18đến 29 tháng 12 năm 1972, thường đượcbáo chí và sách vở Mỹ gọilà “The Christmas Bombing” (Chiến Dịch Oanh TạcMùa Giáng Sinh).

Ngày19-12-1972, Tổng Thống Nixon lại cửTướng Haig sang Sài Gòn, mang theo mộtbức thư của ông đề ngày 17-12-1972gửi Tổng Thống Thiệu với lờilẻ vô cùng cứng rắn, gần nhưlà một tối-hậu-thư.  Trong hồi ký của ông,Tổng Thống Nixon ghi rõ như sau: “Haig arrived in Saigon onDecember 19, carring the strongest letter I had yet written to Thieu.  In it I stated: “General Haig’s mission nowrepresents my final effort to point out to you the necessity for joint actionand to convey my irrevocable intention to proceed, preferably with yourcooperation but, if necessary, alone… I have asked General Haig to obtain youranswer to this absolutely final offer on my part for us to work together inseeking a settlement along the lines I have approved or to go our separateways.”” 30 (Xin tạm dịch sang Việtngữ như sau: “Haigđến Sài Gòn ngày 19-12, mang theo bứcthư với lời lẽ mạnh mẽnhứt mà tôi từng viết cho ôngThiệu.  Trong đó tôinói rõ: “Sứ mệnh của TướngHaig lần này thể hiện cố gắngcuối cùng của tôi để nói rõvới Ngài sự cần thiết phảihành động chung và thông báo cho Ngàicái ý định không thể đảongược của tôi là tôi sẽ tiếntới thỏa hiệp, tốt nhứt làvới sự hợp tác của ngài,nhưng, nếu cần thiết, thì tôi sẽ tiếnhành một mình.  Tôiđã chỉ thị cho Tướng Haig phảinhận được sự trả lờicủa Ngài về  đềnghị tuyệt đối cuối cùng này củatôi nhắm tới hoặc là mìnhcùng cộng tác để mưu tìm mộtsự thỏa hiệp dựa trên nhữngđường lối mà tôi đã chấpnhận hoặc là đường ai nấyđi”). Trước tình hình nghiêm trọngdo bức “tối hậu thư” này tạo ra,Tổng Thống Thiệu triệu tập ngay một phiênhọp của HĐANQG, lần này đượcmở rộng với sự tham gia củacác vị đứng đầu của cả haingành Lập Pháp và Tư Pháp: đólà các ông Nguyễn Văn Huyền, Chủ TịchThượng Viên, ông Nguyễn Bá Cẩn, ChủTịch Hạ Viện, và Thẩm Phán TrầnVăn Linh, Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện.31 

Mặcdù văn thư của Tổng Thống Nixon mangtính cách gần như là mộttối-hậu-thư, Tổng Thống Thiệu không tinlà Nixon có thể tiến hành ký kếtriêng rẻ với Bắc Việt nên, sau buổihọp của HĐANQG, ông vẫn yêu cầu Phụ TáĐức soạn văn thư đề ngày20-12-1972 trả lời thư ngày 17-12-1972 củaTổng Thống Nixon.  Vănthư này mở đầu bằng tómlược lại 3 đòi hỏi căn bảncủa VNCH về: 1) Việc Bắc Việt phảirút quân, 2) Không công nhận cái gọi là CPCMLTCHMNVN,và 3) Thành phần và nhiệm vụ củaHĐHGDT cho thấy HĐHGDT chỉ là một chínhphủ liên hiệp trá hình. Sau đó, văn thư đề nghị VNCHsẳn sàng chấp nhận bản thỏa hiệpcủa ngày 12-12-1972 nếu 2 yêu cầu sau đâyđược giải qujyết: 1) Khôngđược xem CPCMLTCHMNVN như một chínhquyền song song với Chính phủ VNCH tạiMiền Nam, và 2) Bắc Việt phải rúthết quân về trong cùng thời gian vớiquân các nước đồng minh của VNCH.  Sau cùng, bức thưkết luận: “I must say the South Vietnamese Governmentand people absolutely cannot go beyond these new important concessions, becauseotherwise it would be tantamount to surrender.” 32 (Xintạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Tôi phải nói rằngChính phủ và nhân dân Miền Nam tuyệtđối không thể đi xa hơn nhữngnhượng bộ mới và quan trọng này,vì làm khác đi thì coi như làđầu hàng”).

Trongthời gian này, Chiến dịch Linebacker II, tuycó gây thiệt hại bất ngờ cho Hoa Kỳlà có tất cả 15 phi cơ B-52 bịbắn rơi, một điều chưa bao giờxảy ra cho không lực Hoa Kỳ, đã gây tổnthất rất nghiêm trọng cho Bắc Việt, cảvề phương diện cơ sở vật chấtvà về phương diện tinh thần đốivới dân chúng thủ đô Hà Nội.  Trong một thời gianrất ngắn, chỉ có 11 ngày (trừ 1ngày duy nhứt là ngày Lễ Giáng Sinh,25-12-1972), Hoa Kỳ đã thực hiện 741 phivụ B-52 và 1.274 phi vụ của các chiếnđấu cơ thuộc Không Quân và Hải Quânđể yểm trợ cho B-52 (kể cả phi cơF-111 là loại tối tân nhứt tạithời điểm này), và đã némmột số lượng bom lên đến 20.237tấn,33 gây kinh hoàng cho dân chúng thủđô Hà Nội.  Vềphía Bắc Việt, lực lượngphòng không đã bắn trên 1.000 hỏa tiểnSAM (Surface-to-Air Missiles = hỏa tiển địa-không)nhờ vậy đã hạ đượcmột số lượng đáng kể phi cơ B-52vốn bay ở không độ rất cao (nhờvậy trong bao nhiêu năm thực hiện các phivụ oanh tạc chiến thuật ở Miền Nam–và gây kinh hoàng cho bộ đội BắcViệt và Việt Cộng-- chưa bao giờcó một B-52 nào bị bắn rơicả).  Ngày 28-12-1972,Bắc Việt đồng ý sẽ tiếp tụchòa đàm trở lại vào hai ngày 2-1và 8-1-1973.  Vào lúc 7giờ tối ngày 29-12-1972, Chiến dịch LinebackerII chính thức chấm dứt.

Ngày2-1-1973, một ngày trước khi Quốc HộiHoa Kỳ tái nhóm, các Dân Biểu thuộckhối Dân Chủ (Hạ Viện) biểu quyếtvới tỷ số 154/75 đồng ý sẽcắt hết viện trợ quân sự choViệt Nam ngay sau khi đạt được thỏahiệp rút quân và mang tù binh Mỹ về.  Ngày 4-1-1973, một ngày saukhi Quốc Hội tái nhóm, ThượngNghị Sĩ Edward Kennedy đề nghị mộtnghị quyết tương tự cho khối DânChủ tại Thượng Viện và nghịquyết được thông qua với tỷsố 36/12.  Trướctình hình như vậy, cà Tổng Thống Nixonvà Cố Vấn Kissinger đều thấy cầnphải tiến hành ký kết thỏa hiệpvới Bắc Việt ngay trước khiviệc ủng hộ VNCH tại Quốc Hội tanthành mây khói.

Nhằmchuẩn bị cho việc tái nhóm của Hòađàm Paris vào ngày 8-1-1972, ngày 5-1-1972, Nixonlại gửi thêm một thư nữa cho TổngThống Thiệu với lời hứa sẽđặt lại vấn đề rút quân củaBắc Việt nhưng ông tin là Bắc Việtcũng sẽ lại bác bỏ nữa, và ôngcũng hứa là, nếu VNCH đồng ýký kết thỏa hiệp thì sau này nếuBắc Việt vi phạm thỏa hiệp, ông sẽtrả đủa quyết liệt với tấtcả sức mạnh quân sự của HoaKỳ.  Nguyên văn Anhngữ trong văn thư như sau: “With respect to the question ofNorth Vietnamese troops, we will again present your views to the Communists aswe have done vigorously at every other opportunity in the negotiations.  The result is certain to be once more therejection of our position… Should you decide, as I trust you will, to go withus, you have my assurance of continued assistance in the post-settlement periodand that we will respond with full force should the settlement be violated byNorth Vietnam.” 34 (Xin tạm dịch sang Việtngữ như sau: “Vềvấn đề quân Bắc Việt, chúng tôisẽ lại trình bày quan điểm củaNgài cho phe Cộng Sản như chúng tôi đãtừng làm một cách mạnh mẻ mổikhi có cơ hội tại hòa đàm.  Kết quả chắcchắn là họ sẽ lại bác bỏlập trường này của chúng tanữa… Nếu như Ngài quyết định,như tôi tin là Ngài sẽ làm, đi cùngchúng tôi, Ngài sẽ có đượcsự bảo đảm của tôi về vấnđề tiiếp tục viện trợ sau khi kýkết, và, nếu Bắc Việt vi phạm kýkết này, chúng tôi sẽ trả đủavới tất cả sức mạnh”).  Nhận được thưnày, Tổng Thống Thiệu trả lời ngaybằng văn thư đề ngày 7-1-1973,giữ nguyên lập trường của mìnhtrong văn thư ngày 20-12-1972, và nhấn mạnhrằng những điều kiện đólà những vấn đề sống chếtcủa Miền Nam.

Ngày8-1-1973, Hòa đàm Paris tái nhóm.  Ngày đầu tiên không cókết quả gì cả. Ngày thứ nhì, 9-1-1973, hai bên đồngý sử dụng bản dự thảo củangày 23-12-1972 làm căn bản để thảoluận thêm một số chi tiết.  Vấn đề rút quâncủa Bắc Việt hoàn toàn bị loạibỏ, không được đề cậpđến nữa.  Chỉcó 2 vấn đề chính sau đâyđược thảo luận và đi tớiđồng thuận: 1) vấn đề Vùng Phi QuânSự hai bên vĩ tuyến 17 (VPQS, DMZ = Demilitarized Zone);và 2) vấn đề CPCMLTCHMNVN.  Về vấn đề VPQS,Bắc Việt đồng ý chấp nhận côngthức mà Kissinger đã đề nghịvào tháng 12-1972: hai miền Nam Bắc tiếptục tôn trọng VPQS nhưng sẽ tiến hànhthương thuyết về việc cho phépnhững di chuyển dân sự xuyên qua VPQS.  Về vấn đềCPCMLTCHMNVN, để thỏa mãn đòi hỏicủa VNCH, được giải quyếtbằng hai cách: 1) Danh xưng CPCMLTCHMNVN chỉđược ghi trong phần mở đầu(preamble), hoàn toàn không có ghi trong phầnchính của bản thỏa hiệp; 2) Trong phầnchữ ký, phe Cộng sản, tứcBắc Việt và CPCMLTCHMNVN sẽ ký chung trongmột trang, và phe Tự Do, tức Hoa Kỳvà VNCH, sẽ ký chung trong một trang khác.  Ngày 13-1-1973, hai bên hoàntoàn đồng ý với nhau về mọiđiều khoản trong bản thỏa hiệp cũngnhư thủ tục ký kết bản thỏahiệp.

Ngày14-1-1973, Tổng Thống Nixon gửi thêm một vănthư nữa cho Tổng Thống Thiệu vàlần này cũng lại do chính TướngHaig mang sang.  Trong thư, Nixonnói rõ ông đã quyết định sẽký bản thỏa hiệp vào ngày 27-1-1973,và, nếu cần, Hoa Kỳ sẽ ký mộtmình; trong trường hợp này ông sẽcông khai tuyên bố là Chinh phủ VNCH đã cảntrở hòa bình; và, để phía VNCHdễ dàng chấp nhận cùng ký vàobản thỏa hiệp, ông cũng lại hứa,sẽ tiếp tục viện trợ quân sựvà kinh tế cho VNCH, và, nếu, Bắc Việtvi phạm thỏa hiệp, ông sẽ trả đủamạnh mẻ.  Nguyên văn Anhngữ trong văn thư như sau: “I have therefore irrevocablydecided to proceed to initial the Agreement on January 23, 1973 and to sign iton January 27 in Paris.  I will do so, ifnecessary, alone.  In that case I shallhave to explain publicly that your Government obstructs peace.” 35(Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Do đó tôi đãdứt khoát quyết định tiến hànhký tắt bản Thỏa Hiệp vào ngày 23Tháng Giêng năm 1973 và ký chính thứcvào ngày 27 Tháng Giêng tại Paris.  Nếu cần, tôi sẽ làmđiều đó một mình.  Trong trường hợpđó, tôi sẽ phải giải thích mộtcách công khai là Chính phủ của Ngàicản trở hòa bình”).  Tổng Thống Thiệu vẫnkhông chịu nhượng bộ ngay; ông lạigửi thêm một văn thư nữa cho TổngThống Nixon đề ngày 17-1-1973, yêu cầuđiều chỉnh lại các điều khoảnvề VPQS, về vấn đề quân Bắc Việttại Miền Nam, và về vai trò của ủyhội kiểm soát đình chiến.  Lần này Tổng ThốngNixon không nhượng bộ nữa, ông trảlời ngay cùng ngày, nhắc lại tấtcả các điểm trong văn thư ngày 14-1,và yêu cầu Tổng Thống Thiệu trảlời văn thư này chậm nhứt làvào sáng ngày 20-1-1973 (ngày ông sẽ tuyênthệ nhậm chức Tổng Thống Hoa Kỳnhiệm kỳ 2).  TổngThống Thiệu vẫn chưa chịu chấp nhận,lại gửi thêm một văn thư nữađề ngày 20-1-1973 trong đó ông đềnghị một vài phương cách đểgiải quyết vấn đề quân Bắc Việttại Miền Nam.  Ngày hômsau, 21-1-1973, Tổng Thống Nixon gửi cho TổngThống Thiệu một công điện trongđó ông nói rõ là không còn thờigian để cứu xét bất cứđề nghị nào của VNCH nữa hết,và yêu cầu Tổng Thống Thiệu, nếuđồng ý cùng ký kết với HoaKỳ, phải trả lời trước 12giờ trưa, ngày 21-1-1973, giờ Washington, HoaKỳ, tức là vào sáng sớmngày 22-1-1973, giờ Sài Gòn, Việt Nam.36  Lần này thì TổngThống Thiệu đã hiểu quá rõ làông không còn có cách nào khác hơn làphải đồng ý ký vào Thỏa HiệpParis mà thôi, nghĩa là ông phải làm cáichuyện mà ông đã không muốn làmtrước đây, khi ông nói vớiTướng Haig vào ngày 19-12-1972 sau khiđọc xong thư của Tổng Thống Nixon đềngày 17-12-1972 là các ông muốn tôi ký thỏahiệp không phải vì hòa bình mà chỉlà để tiếp tục nhậnđược viện trợ của HoaKỳ.  Trong cuốn hồiký của mình, Tổng Thống Nixon đã ghilại rõ chuyện này như sau: “After Thieu had read the letterthrough twice, he looked up and said that it was obvious that he was not beingasked to sign an agreement for peace but rather an agreement for continuedAmerican support.  Haig replied that as asoldier and as someone completely familiar with Communist treachery, he agreedwith Thieu’s assessment.” 37 (Xin tạm dịch sangViệt ngữ như sau: “Saukhi đọc hết bức thư hai lần, ôngThiệu ngước lên và nói [vớiTướng Haig] là rõ ràng ông tađược yêu cầu ký một bản thỏahiệp không phải vì hòa bình màđúng ra là một thỏa hiệp đểtiếp tục được Hoa Kỳ viện trợ.  Haig trả lời rằngvới tư cách một quân nhân và mộtngười hoàn toàn quen thuộc vớisự dối trá của Cộng sản ông đồngý với đánh giá của ông Thiệu”).

 

 

 

 

Thay Lời Kết

Cóthể nói Hòa đàm Paris (từ 13-5-1968đến 27-1-1973) là một mối bận tâm rất lớnvề chính trị của Tổng Thống NguyễnVăn Thiệu trong phần lớn nhiệm kỳ 1và gần nữa nhiệm kỳ 2 của ông.  Ngay từ đầu,chắc ông cũng đã thấy rõ sựthay đổi lớn và gần như không thểđảo ngược được trongchính sách của Hoa Kỳ về Chiến tranhViệt Nam: xuống thang, rút quân, và thươngthuyết để có thể chấm dứtchiến tranh và mang tù binh về.  Tuy cách làm của hai vịTổng Thống kế tiếp (Johnson rồi Nixon) cókhác nhau nhưng mục tiêu thì hoàn toàngiống nhau.  Sựsống còn của VNCH, tuy không phải hoàn toànbị Hoa Kỳ bỏ mặc, vẫn không thểđược đặt trên mục tiêu nóitrên.  Tổng Thống Thiệuhiểu rất rõ điều này và đãcố gắng làm hết sức mình trongbối cảnh chính trị – ngoại giao vô cùngkhó khăn đó.  Ôngđã có đủ can đảm tháchthức và đương đầu với haivị Tổng Thống Hoa Kỳ kế tiếp nhau.  Tuy ông không đạtđược mục tiêu mong muốn (buộcBắc Việt phải rút quân ra khỏi MiềnNam) trong Hòa đàm Paris, ông cũng đãbuộc được Tổng Thống Nixon phảicó lời hứa trên giấy trắngmực đen sẽ tiếp tục viện trợquân sự và kinh tế cho VNCH và sẽ trảđủa mạnh mẻ nếu Bắc Việt viphạm Hiệp Ðịnh Paris trước khi ôngđồng ý, vào phút chót, cùngvới Hoa Kỳ ký vào Hiệp Ðịnhnày.  Ðể có đượcsự khẳng định của Tổng ThốngNixon một cách công khai về hai lời hứanày, ông đã viếng thăm Hoa Kỳ vàođầu tháng 4-1973, mặc dùđược biết sẽ không đượctiếp chính thức tại thủ đô Washingtonnhư một Quốc Trưởng.  Thông Cáo Chung của 2 vịTổng Thống sau cuộc hội đàm tại SanClemente, California, ngày 3-4-1973 tái khẳngđịnh các lời hứa đó.  Không may, Tổng Thống Nixonphải từ chức vào ngày 9-8-1974 vìvụ Watergate.  TổngThống kế nhiệm, Gerald Ford, là vị TổngThống đầu tiên trong lịch sử của HoaKỳ không do dân bầu ra, đã bị Quốc Hộido đa số Dân Biểu và Thượng NghịSĩ thuộc đảng Dân Chủ khống chếvà trói tay.  Mọiviện trợ quân sự cho VNCH, như TổngThống Nixon đã hứa hẹn, đãbị Quốc Hội Hoa Kỳ thẳng tay bácbỏ, và việc Hoa Kỳ trả đủađối với các vi phạm Hiệp ÐịnhParis của Bắc Việt (tấn chiếmPhước Long vào tháng 1-1975, và Ban MêThuộc vào tháng 3-1975), như Tổng ThốngNixon đã cam kết, cũng đã khôngđược thực hiện.  Sự sụp đổcủa VNCH vào ngày 30-4-1975 là hậu quảkhó tránh được của việc bỏrơi Đồng Minh của Hoa Kỳ. 

       

GHI CHÚ:

1.     TetOffensive: turning point in Vietnam War,tài liệu trực tuyến tại địachỉ Internet sau đây: http://www.nytimes.com/1988/01/31/world/tet-offensive-turning-point-in-vietnam-war.html

2.     Asselin,Pierre, A Bitter peace: Washington, Hanoi and the making of the ParisAgreement.  Chapel Hill, N.C.: Universityof North Carolina Press, 2002.  Tr.7-8 có ghi như sau: “However, because he believed Hanoi wouldnot accept the proposal for quadripartite talks since it did not recognize hisgovernment, Thieu never formally communicated his objection to the proposal toWashington.”  (Xin tam dịchsang Việt ngữ như sau: “Tuy nhiên, vì ông tin là Hà Nội sẽ khôngchấp nhận đề nghị hòa đàm 4 phevì họ không công nhận chính phủ của ông,ông Thiệu đã không bao giờ thông báochính thức sự phản đốiđề nghị đó của ông cho Hoa ThịnhĐốn”).

3.     BùiDiễm, Gọng kìm lịch sử.  Paris : Phạm Quang Khai,2000.  Tr. 394-395.

4.     Johnson,Lyndon Baines.  The Vantage point: perspectivesof the presidency, 1963-1969.  NewYork: Holt, Rinehart and Winston, 1971. Tr. 517-518.

5.     BùiDiễm, sđd, tr. 403.

6.     ĐoànThêm, Việc từng ngày: 1968 ; tựacủa Lãng Nhân.  [SàiGòn]: Cơ sở xuất bản Phạm Quang Khai,1969 ; Los Alamitos, Calif. : Nhà xuất bản Xuân Thu táibản, 1989.  Tr. 399.

7.     Kissinger,Henry, White House years. Boston: Little, Brown & Co., 1979. Tr. 1324-1325.

8.     NguyễnPhú Đức, The Vietnam’s peace negotiations: Saigon’sside of the story. Christiansburg, Va.: Dalley Book Service, 2005.  Tr. 10-13.

9.    Quân số Hoa Kỳtại VNCH trong khoảng thời gian 1968-1973 lànhư sau: 536.100 (1968), 475.200 (1969), 334.600 (1970), 156.800 (1971),và 24.200 (1972). Nguồn tin: U.S. Department of Defense ManpowerData Center tại đia chỉ Internet sau đây: http://www.americanwarlibrary.com/vietnam/vwatl.htm

10.  Kissinger,sđd, tr. 1318.

11.  Nixon,Richard, The Memoirs of Richard Nixon. New York: Grosset & Dunlap, 1978. Tr. 700.

12.  NguyễnPhú Đức, sđd, tr. 310.

13.  NguyễnPhú Đức, sđd, tr. 310-311.

14.  Kissinger,sđd, tr. 1326.

15.  NguyễnPhú Đức, sđd, tr. 315-316.

16.  Nixon,sđd, tr. 600.

17.  Nixon,sđdf, tr. 693.

18.  Nixon,sđd, tr. 696.

19.  Kissinger,sđd, tr. 1385.

20.  Nixon,sđd, tr. 698-699.

21.  NguyễnPhú Đức, sđd, tr. 332-333.

22.  UnitedStates presidential election, 1972, tài liệu trựctuyến trên Internet, tại địa chỉ sau đây: https://en.wikipedia.org/wiki/United_States_presidential_election,_1972

23.  NguyễnTiến Hưng, Khi đồng minh tháochạy.  San Jose, Calif.:Cơ sở xuất bản Hứa Chấn Minh,2005.  Tr. 529-532.

24.  NguyễnPhú Đức, sđd, tr. 341.

25.  Kissinger,sđd, tr. 1410.

26.  NguyễnPhú Đức, sđd, tr. 353.

27.  NguyễnPhú Đức, sđd, tr. 354-355.  Tác giả ghi như sau: “Iasked him whether he had come up with something new on the withdrawal of theNVA, as President Nixon, the day before, did not foreclose the issue, Kissingersaid that it would be impossible to have the NVA withdrawal in the agreement.”  Xin tạm dịch sang Việtngữ như sau: “Tôihỏi ông ta đã nghĩ ra đượcđiều gì mới về vấn đềrất rút quân của Bắc Việt chưa,vì như Tổng Thống Nixon, ngày hômtrước, đã không có gạt bỏvấn đề đó, Kissinger trả lởilà không thể nào có đượcđiều khoản rút quân của Bắc Việttrong bản thỏa hiệp được”).

28.  NguyễnPhú Đức, sđd, tr. 356.

29.  NguyễnPhú Đức, sđd, tr. 361.

30.  Nixon,sđd, tr. 737.

31.  NguyễnPhú Đức, sđd, tr. 365.

32.  NguyễnPhú Đức, sđd, tr. 367.

33.  OperationLinrbacker II: The Christmas bombing,tài liệu trực tuyến tại địachỉ Internet sau đây:  http://thevietnamwar.info/operation-linebacker-ii-christmas-bombing/ở tr.2.

34.   Nguyễn Tiến Hưng, tr.547-548.

35.  Kissinger,sđd, tr. 1469.

36.  NguyễnPhú Ðức, sđd, tr. 373.

37.  Nixon,sđd, tr. 737.