Đất đai và lòng người

ĐẮT ĐAI VÀ LÒNG NGƯỜI

LEO TOLSTOY 

Nguyễn Văn Sâmdịch

 

 

1.

Cô chị đến thăm cô em ở vùngquê. Chồng cô chị bán tạp hóa ở thành phố,chồng cô em là một nông phu trong làng. Khi hai chị em chuyệntrò bên tách trà, cô chị bắt đầu khoe khoan vềtiện lợi của đời sống thị thành,về quần áo đẹp của gia đình mình và con cái,chuyện ăn ngon uống sướng, chuyện đi coihát hò, dạo chơi, giải trí... Cô em bị chọctức nên phỉ báng cuộc đời bán tiệm vàbiện hộ cho đời sống của ngườiở thôn quê:

- Em không đổi cách sống của emlấy cách sống của chị đâu. Có thể emsống kham khổ đó, nhưng ít ra em không vướngbận lo âu. Chị có cuộc sống khá hơn đó, nhưngphải bon chen nên thường để mất nhữnggì đã có. Chị biết mà, tục ngữ nói "vàolỗ hà ra lỗ hóng" cho nên kẻ giàu "nứcđố đổ vách" hôm nay ăn mày từng hộtcơm ngày mai xảy ra hà rầm. Đời chúng em an toànhơn. Làm nghề nông thì không giàu, chỉ đủ đútlổ miệng thôi, nhưng mang chữ thọ. Tụi emkhông thể giàu xụ, giàu hú được, nhưng baogiờ cũng đầy đủ, có ăn có để.

Người chị khinh khỉnh:

- Đầy đủ à? Ứ! Tụi bâyở chung ở lộn với heo với bò thì có. Mầy đâucó biết lịch sự sang trọng là cái giống gìđâu? Mặc dầu thằng chồng mày làm quầnquật cách mấy đi nữa, tụi bây cũng sẽchết theo cách sống của tụi bây, dơ dáy bẫnthỉu, và lũ con của tụi bây sau này cũng vậymà thôi.

- Ừ! Vậy thì có sao? Cô em trảlời. Dĩ nhiên công chuyện ở đây cực nhọckhó khăn đó, nhưng mà bù lại nó chắc chắc.Chồng em không phải quy lụy ai hết. Trong khi đóanh chị ở thành phố biết bao nhiêu là cám dỗ, bâygiờ thì có thể mọi chuyện đều tốtđẹp đó, nhưng mà biết đâu ngày mai mađưa lối quỷ dẫn đường anh sa vôtứ đổ tường thì tất cả sẽ tantành hết. Chị biết mà, mấy chuyện đóxảy ra như cơm bữa.

Pahom người chồng, nằm trên nóc lòsưởi, lắng tai nghe mấy người đàn bà nóitầm xàm tầm đế, nghĩ thầm:

- Phải. Từ nhỏ tới lớnđầu tắt mặt tối cày sâu cuốc bẩmtụi tui đâu có thì giờ nghĩ tới mấychuyện trời ơi đất hởi đó. Chỉ lolà không có đủ đất đai để trồngtrọt thôi. Nếu mà có nhiều hả, chấp luônQuỉ Sứ - Biệt cửa sợ!

Mấy người đàn bà uống xongtuần trà, nói thêm ba điều bốn chuyện vềquần áo, giày dép rồi dọn dẹp đi ngủ.

Nhưng có một con Quỷ Sứ đangnúp ở ngoài sau cái lò sưởi nghe tất cả nhữngđiều Pahom vừa nói. Nó khoái chí khi thấy bà vợcủa Pahom đã dẫn dắt ông chồng vào câu nói pháchlối rằng là nếu anh có thật nhiều đấtđai anh sẽ không sợ chính ngay cả quỷ sứ."Được rồi!" con quỷ sứ nóithầm, chúng ta làm một cuộc thách đấu. Ta sẽcho nhà ngươi đất đai đầy đủ vàbằng số đất đai này, ta sẽ đặt mi dướiquyền lực của ta.

 

2.

Cạnh làng có một người đàn bà,làm chủ một mảnh đất trung trung khoảng 300mẫu. Bà sống hòa thuận với nông dân trong vùng chotới khi bà đặt một người lính giảingũ vô vai trò quản lý cơ sở của mình. Lão nàyphạt vạ dân chúng luôn. Mặt dầu Pahom cốgắng cẩn trọng nhưng mà khi thì con ngựa củaanh đạp lên đám lúa kiều mạch của bà ta, khithì một con bò lạc chân vô vườn, khi thì cảđàn bò băng ngang đồng cỏ khiến anh ta luônbị phạt vạ.

Pahom đóng tiền phạt, nhưng anh tacàu nhàu rồi về nhà với bộ mặt cáu kỉnh,gắt gỏng vợ con. Suốt trong mùa hè, Pahom gặprắc rối vô cùng với lão quản lý nầy cho nên khimùa đông đến thì anh vui vẻ với việcbầy súc vật đã có chuồng đàng hoàng. Mặcdầu anh phải thêm công việc cho súc vật ăn khichúng không thể thảnh thơi gặm cỏ trênđồng nhưng ít ra anh cũng đã thoát khỏinhững lo âu bận bịu.

Mùa đông có tin đồn về bà chủđất sắp bán miếng đất và một ngườichủ quán trọ miền trên đang trả giá. Khi các nôngdân trong vùng nghe chuyện, họ đã vô cùng lo lắng. Họnghĩ. Nếu mà anh chàng chủ quán tậu đượcmiếng đất, chúng mình sẽ bị phạt vạcòn nặng hơn cái lão quản lý của bà chủ cũnữa. Chúng ta tùy thuộc miếng đất này mà.

Vì vậy, tất cả nông dân, nhân danhHội Đồng Làng yêu cầu bà chủ đấtđừng bán cho lão chủ quán, họ đề nghịmua đất với một giá cao hơn. Bà ta đồngý chuyện này. Họ, kế đó, cố gắng dànxếp Hội Đồng Làng mua nguyên miếng đấtđể toàn thể nông dân cùng làm chủ. Họ hội họphai lần để thảo luận điều đó,nhưng vẫn không giải quyết được vấnđề. Con quỷ sứ gieo rắc mối bất hòagiữa mọi người nên dân làng không đi đếnđược một thỏa thuận nào. Cuối cùnghọ quyết định mạnh ai nấy mua phầnmình tùy theo túi tiền. Bà chủ đất cũngđồng ý với chương trình nầy.

Mới đây Pahom nghe rằng lão lánggiềng đang mua năm mươi mẫu, bà chủđất đã đồng ý nhận một nửatiền mặt, cho chịu phần còn lại tới sangnăm.

Pahom cảm thấy tức tức. Anh nghĩthầm: Bỏ mẹ, đất bị lấn lần mòn,rồi ta không có miếng nào cho coi! Anh bàn với vợ:

Họ mua đất, mình cũng phải muađộ 20 mẫu chớ! Cuộc sống trở nên khókhăn rồi. Lão quản lý đang làm bầm làm giậpmình với mấy cái vụ phạt vạ.

Vợ chồng cùng nhau bàn thảo cách mua.Họ đã để dành được một trăm rub.Họ bán một con ngựa con, nửa số ong mật,đợ một thằng con lấy tiền trước,mượn phần còn lại từ người anh emcột chèo, tất cả góp lại được nửasố tiền mua đất.

Xong, Pahom lựa một miếng đấtđộ 40 mẫu, một phần có nhiều cây cối,anh tới thảo luận với bà chủ đất. Haiđàng cuối cùng đồng ý nhau, anh bắt tay bà tađể giao kết, đặt một số tiềncọc rồi cùng nhau ra tỉnh ký bằng khoán. Theo khếước, anh trả phân nửa tiền trước,phần còn lại trả trong vòng hai năm.

Bây giờ Pahom đã có đất đaicủa riêng mình rồi, anh vay hạt giống, gieo trồngtrên mãnh đất đã mua. Mùa màng thu hoạch khá, trong vòng mộtnăm thì Pahom trả được tất cả nợnần cả cho chủ đất lẫn người anhcột chèo... Giờ đây Pahom nghiễm nhiên thành chủđất, cày xới, gieo trồng trên đất mình,cắt rơm trên ruộng mình, chặt cây trên đồngcỏ mình. Khi ra đồng vỡ đất hay nhìnluống bắp đang lên hoặc ngó thảm cỏ xanhtrên đồng, lòng anh rộn rã sung sướng. Cỏmọc, hoa nở nơi đây đối với anh cóvẽ gì khác với cỏ hoa nơi khác. Trướcđây khi đi ngang qua cũng mãnh đất này, tâmtrạng anh dửng dưng như khi đi qua bấtcứ mãnh đất nào khác, nhưng nay lòng anh khác hẵn…..

 

3.

Cho nên Pahom rất bằng lòng, và mọichuyện sẽ tiếp tục tốt đẹp nếungười ta chỉ việc đừng đi băng quaruộng lúa hay đồng cỏ của anh. Phầnlớn anh phản đối họ lễ phép, nhưng màhọ chứng nào tật nấy: bữa thì tụi chănbò để bò của làng đi thơ thẩn trongđồng cỏ, bữa thì ngựa dẫm nát rẫybắp, Pahom lần nào cũng đuổi súc vật đivà bỏ qua, trong một khoảng thời gian thật dàianh nhẫn nhịn không truy tố ai. Nhưng sau cùng anhmất kiên nhẫn và kiện ở Tòa Án địaphương. Anh biết rằng chuyện này xảy ra vìmấy người nông dân đó cần đất, và khôngcó ý xấu xa trong vụ này, nhưng rồi anh nghĩ:"Không thể bỏ qua vụ này được, nếukhông họ sẽ phá nát hết cơ nghiệp của mìnhsao?. Họ phải được dạy cho một bàihọc chớ!" Vì vậy anh mời họ đến,giải thích cho họ, một lần, hai lần, rồithì vài người bị phạt vạ. Sau một thờigian, những người láng giềng của Pahom áccảm với anh về chuyện đó, thỉnh thoảnghọ cố ý để cho súc vật dẫm vàođất của anh. Ngay cả một người nàođó đêm đến xông vào rừng của anhđốn ngã năm cây chanh còn non. Một hôm Pahom đi quarừng, nhận thấy có khoảng trống. Anh đếngần hơn và thấy mấy thân cây đã tróc vỏnằm lăn lóc dưới đất cạnh đótrơ trơ mấy cái gốc còn sót lại. Pahom nổicơn tam bành:

"Nếu chỉ đốn rải rác thìcũng được đi, đằng này thằngđểu đó đốn cả một lùm. Tao mà biếtđược thằng nào hã, tao trả đũaliền, không nhịn đâu". 

Anh nặn óc nghĩ coi người nào. Saucùng anh quyết định, chỉ có cái thằng Simon thôi,hỏng ai vô đó được. Rồi anh đếntrại của Simon để quan sát, nhưng không thấygì, lại thêm gây ra cãi vã đôi co. Tuy nhiên bây giờ thì anh chắcnhư một với một là hai là Simon đã làm chuyệnnày và anh đưa đơn khởi tố. Simon bịmời ra hầu tòa. Vụ kiện xử tới luinhưng rốt cuộc Simon cũng đượctrắng án vì không có đủ yếu tố buộctội. Pahom còm cảm thấy bất bình hơn, anh trútnổi giận hờn của mình lên đầu mấyvị bô lão và các quan tòa. "Tụi bây ăn xôi chùa nênngậm miệng, anh cằn nhằn, nếu tụi bây thanhkhiết thì đâu có để cho thằng ăn trộmđược tự do đâu".

Và Pahom cãi vã cả mấy ông quan tòa lẫnmấy người hàng xóm. Có lời hăm dọa nhà anh sẽbị đốt. Cho nên mặc dầu Pahom có nhiềuđất đai hơn nhưng mà địa vịcủa anh trong cộng đồng còn tệ hơntrước nhiều.

Khoảng thời gian này có tin đồnrằng nhiều người sửa soạn di chuyển tớivùng khác.

Pahom nghĩ: "Tao không cần điđâu hết. Thằng nào đi đở thằngnấy, rộng chỗ, tao mua lại đất, nớirộng trang trại ra. Sống dễ thở hơn. Bâygiờ còn tù túng quá, chưa được thoảimái".

Một hôm Pahom đang ngồi ở nhàmột người nông dân đi qua làng tình cờ ghélại nhà hắn. Anh ta được cho ngủ qua đêmvà đải cơm tối. Pahom tiếp chuyện anh ta,hỏi từ đâu tới. Người lạ cho biếtđến từ bên kia bờ sông Volva. Chuyện này dẫnqua chuyện kia, người lạ tiết lộ córất nhiều người sống ở đó. Anh chobiết lý do tại sao người làng anh đến đó.Ở đây họ gia nhập cộng đồng mới,mỗi đầu người được tặng 25mẫu đất. Đất đai rất trù phú tốtđến nỗi lúa mạch cao khỏi đầungười, dầy đặc quơ chừng vài liềmlà đầy một bó. Có một người nghèo rớtmồng tơi đến đó, tay không chưn đấtmà bây giờ có tới sáu con ngựa, hai con bò.

Lòng ham muốn của Pahom đượckhêu gợi.

"Tại sao mình lại chịu khổsở ở cái xó xỉnh nầy trong khi có thể sốngkhá hơn ở chỗ khác? Mình sẽ bán đất đaivà trang trại ở đây. Với số tiền đómình lại bắt đầu một lần nữa ởchỗ mới, mua mọi thứ lại. Ở cái chỗđộng tiên phải tới tận mắt coi xem sao cáiđã".

Khoảng hè thì anh ta đã sẵng sàng rađi. Anh đi về phía hạ lưu sông Volva trên mộtchiếc tàu, tới Samara rồi lội bộ 300 dặmnữa mới tới chỗ. Đúng như lờingười lạ cho biết, nông dân ở đây có rấtnhiều đất: 25 mẫu công điền cấp chomỗi người để cày cấy, ngoài ra có tiềncũng có thể mua thêm đất ngoài với giá một rubrưỡi một mẫu, mua bao nhiêu cũng có.

Biết được tất cảnhững điều cần thiết, Pahom trở về nhàkhi mùa thu tới, bắt đầu bán đi những gì anh sởhữu. Anh bán đất có lời, bán trại ấp, bántrâu bò, rút chân hội viên làng, chỉ còn chờ đến mùaxuân để cùng gia đình lên đường thựchiện một cuộc định cư mới.

 

4.

Sau khi Pahom và gia đình đến chỗcư ngụ mới anh liền xin gia nhập hộiđồng của một ngôi làng to lớn. Anh ta bợđở các vị Bô Lão và được cấp nhữnggiấy tờ cần thiết. Năm phần đấtcông của làng được cắt cho các con anh sửdụng: nghĩa là 125 mẫu (không phải một miếnglớn mà là những mãnh nhỏ tách rời nhau) ngoài cánh đồngcỏ của làng được sử dụng chung chomọi người. nhiều đất trồng trọtcũng như đồng cỏ nên có thể nuôi bao nhiêutrâu bò tùy ý. Ban đầu, trong tình trạng lộn xộncủa việc xây dựng trang trại mới và ổnđịnh chỗ ăn ở, Pahom vừa lòng vớitất cả mọi chuyện, nhưng sau khi đã quennước quen cái, anh bắt đầu nghĩ rằngchỗ này cũng không đủ đất cho hắn.Năm đầu anh trồng lúa mì trên đất côngđược chia, mùa màng thu hoạch rất khả quan. Anhmuốn tiếp tục trồng lúa mì nữa, nhưnglại không đủ đất công, đất nămngoái không thể sử dụng lại đượcliền vì lúa mì phải gieo trồng trên đất mớihay trên đất hưu canh. Một hai năm thì phảiđể đất nghỉ cho đến khi cỏ hoangmọc phủ tràn mới có thể trồng lại được.Ai cũng thích  đấtmới nên đất không đủ cho mọingười, người ta cãi nhau loạn xạ. Nhữngngười được mùa đòi đượcđất để lại trồng lúa mì, kẻ thấtmùa đòi giao đất cho người trung gian đểcó thể lấy tiền trả thuế. Pahom muốntrồng lúa mì thiệt nhiều và mùa màng phải thiệt làtốt tươi. Nhưng đất lại ở quá xalàng, lúa mì phải chở về xa cả chục dặm.Sau một thời gian, Pahom nhận chân rằng mấyngười nông dân trung gian sống ở các trang trạirải rác dần dần trở nên giàu có. Anh nghĩbụng:

"Nếu ta mua vài miếng đấtngoài và cất trang trại trên đó, chuyện đờisẽ khác hẵn. Không cần phải chở tớichở lui xa xôi".

Chuyện  muađất ám ảnh anh ta thường trực. Anh tiếptục cách làm ăn cũ trong 3 năm, mướnđất và trồng lúa mì. Mùa màng tốt tươi, huêlợi dồi dào cho nên anh bắt đầu để dànhtiền. Anh có thể sống một đời thoảimái nhưng anh lại chán chuyện phải mướnđất của thiên hạ hằng năm, chán luônchuyện tranh giành để được mướnđất. Ở đâu có đất tốt thì nông dânđổ xô về chộp lấy ngay, cho nên phảiđánh hơi thiệt giỏi, nếu không thì khôngđược miếng nào. Năm thứ ba anh và mộtngười trung gian chung nhau mướn một cánhđồng cỏ của vài người nông dân, xong vụcầy xới đất thì chuyện cãi vã xãy ra và mấyngười nông dân đem tới tụng đình. Tấtcả chuyện làm ăn đó dẹp bỏ luôn, bao nhiêu côngsức bỏ ra trở thành công cóc. Pahom nghĩ, nếuđược đất của mình, thì đâu có bịlệ thuộc ai, đâu có mấy chuyện bực mìnhbực mẫy này. Rồi Pahom bắt đầu lùng kiếmđất để mua. Anh ta đến mộtngười đã có 1300 mẫu, giờ đang gặp khókhăn nên muốn bán rẻ. Pahom trả giá lên xuốngvới ông ta, sau cùng hai bên ngã giá 1500 rub, trả trướcbằng tiền mặt một phần, phần còn lạitrả sau. Tất cả mọi chuyện thu xếp xong,chỉ còn chờ kết thúc bằng giấy tờ thìmột người con buôn mễ cốc đi ngang qua làngtình cờ ghé lại nhà Pahom một ngày để chongựa ăn. Anh ta dùng trà với Pahom và hai bên chuyện vãnvới nhau. Người thương nhân cho biết anh tavừa mới trở về từ vùng đất củangười Bashkirs, rất xa, ở đó anh ta mua 13 ngànmẫu đất chỉ với giá một ngàn rub. Pahomhỏi tới thì thương nhân đáp: "Chỉcần làm bạn với thủ lãnh của họ. Tôibỏ ra vài món hàng như quần áo bằng tơ, thảm,trị giá khoảng 100 rub, kiếm thêm một thùng trà,một số rượu cho mấy tay ham uống, và tôi muađược miếng đất, tính ra không tới 3kopeck mỗi mẫu. Anh ta đưa tấm bằng khoán choPahom xem, nói:

-"Đất nằm gần sông, tấtcả là một thảo nguyên chưa hề đượckhai thác trồng trọt gì".

Pahom hỏi đi hỏi lại nhiềucâu, thương nhân nói:

-"Đất ở đó hằng hà sasố, anh đi một năm cũng không hết, tấtcả đều thuộc về người Bashkirs.Họ hiền như đất cục, ta có thể mua đấtvới giá rẻ mạt".

Pahom nghĩ thầm. Hùm! Với một ngànrub tại sao mình chỉ tậu được có 1300mẫu mà lại còn gánh nợ. Nếu tới đó muađất, mình có thể có hơn mười lần,cũng với số tiền đó...

 

5.

Pahom hỏi kỹ lưỡng về cáchtới chỗ đó. Liền sau khi thương nhân mễcốc từ giả, anh ta sửa soạn ra đi. Anh đểvợ ở nhà lo chuyện nông trại lên đườngvới một người giúp việc. Trênđường đi, họ ngừng lại một thànhphố mua thùng trà, mớ rượu, thêm vài món quà theolời chỉ dẫn của gã buôn bán mễ cốc.

Họ đi, đi mãi, hơn 300 dặm,đến ngày thứ bảy của cuộc hành trình họđến chỗ người Bashkirs dựng lều.Đúng nhu người kia nói, dân ở đây sống trênmột thảo nguyên, cạnh sông, trong những túp lều phủnỉ. Họ không trồng trọt cũng không ănnhững thứ làm bằng bột mì. Mục súc và ngựacủa họ ăn cỏ trên đồng hoang. Ngựa conđược cột sau lều, ngựa cáiđược dẫn đến cho bú một ngày hailần. Họ vắt sữa ngựa cái làm kumiss. Đàn bàlàm kumiss, họ cũng làm phó-mát nữa. Đàn ông chỉviệc uống kumiss, uống trà, ăn thịt cừu, hútthuốc. Họ rất cường tráng và vui vẻ. Trongsuốt mùa hè họ không bao giờ bận tâm làm bấtcứ chuyện gì. Họ thất học, không biếtchữ nghĩa nhưng vốn là những kẻ tốtbụng.

Khi thấy Pahom, từ trong lều họchạy túa ra vây quanh. Một người thông ngônđược mời tới. Pahom cho biết anh đếnđây vì chuyện đất đai. Người Bashkirstỏ vẻ vui thích, dẫn anh ta vào cái lều đẹp nhất,mời ngồi xuống một cái gối đặt trênthảm, họ ngồi vây quanh. Pahom được đãikumiss và trà. Họ cũng giết cừu mời anh nữa.Pahom lấy quà và trà ra chia cho mọi người. Họ vôcùng hứng khởi, nói chuyện với nhau liềnmiệng, sau cùng biểu người thong ngôn dịchlại phần cần thiết.

- Họ muốn nói với ông họ thíchông, phong tục của chúng tôi là làm tất cả nhữnggì có thể làm được để vui lòng khách vàđáp lại những món quà đã nhận. Ông đã chochúng tôi, bây giờ ông nói đi, ông thích nhất những gìcủa chúng tôi, nói đi, có thể chúng tôi sẽ tặngcho ông.

Pahom trả lời:"Món làm tôi thíchnhất ở đây là đất đai của các ông.Đất đai ở vùng tôi đông đúc quá và đãcằn cỗi, đất của các ông thì cò bay thẳngcánh, dòm mút mắt, thêm nữa lại phì nhiêu. Tôi chưatừng thấy đất nào như vậy".

Người thông ngôn nói lại vớingười Bashkirs những gì Pahom đã nói. Họ bàn cãivới nhau một chập. Pahom không thể hiểu họnói gì, chỉ thấy họ quá vui và nghe họ reo hò,cười giởn. Rồi thì họ yên lặng ngó chămchăm Pahom khi người thông ngôn nói:

-"Họ bảo tôi nói với ông,để đáp lại quà cáp của ông, họ rất vui lòngtặng ông đất, ông muốn bao nhiêu cũngđược. Ông cứ việc chỉ ra, đấtđó sẽ thuộc về ông".

Dân chúng Bashkirs lại nói chuyện vớinhau một lúc thì bắt đầu bàn cãi. Pahom hỏi xemhọ bàn cãi chuyện gì, người thông ngôn cho biết cóngười muốn hỏi ý ông xếp, không nên quyếtđịnh trong lúc ông ta vắng mặt trong khi mộtsố khác cho rằng không cần thiết phảiđợi ông ta trở về.

 

6.

Trong khi người Bashkirs bàn luận,một người đội một cái nón da chồnrất lớn xuất hiện. Mọi người yênlặng đứng dậy. Người thong ngôn nói:"Đây chính là ông xếp của chúng tôi đó".

Pahom liền lục ra bộ quần áođẹp nhất và 5 cân trà dâng tặng cho ông ta. Ôngxếp nhận tặng phẩm và ngồi xuống ởchỗ danh dự. Người Bashkirs tức thì bắtđầu kể cho ông ta điều gì đó. Ông xếplắng nghe một lúc, bắt đầu ra hiệu bảohọ im rồi nói với Pahom bằng tiếng Nga:

-"Chuyện đó được mà.Chọn bất cứ miếng đất nào anh muốn,chúng tôi có hằng-hà-sa-số".

"Sao mình lại có thể lấy bao nhiêucũng được cà?" Pahom nghĩ thầm, "mìnhphải đòi cho được một bằng khoánđể chắc ăn, nếu không bây giờ họ nóicủa anh đó sau này họ lại lấy lại thìcũng như không."

Pahom nói lớn: "Rất cám ơn vềlòng tử tế của ngài. Ngài có nhiều đất, tôichỉ muốn ít thôi, nhưng tôi muốn chắc chắn miếngnào là của tôi. Ngài có thể cho đo và đặtdưới quyền sử dụng của tôi không? Conngười sống nay chết mai. Quí vị tử tếcho tôi, nhưng con cái của quí vị biết đâulại muốn đòi lại sau nầy?"

Người xếp nói: "Anh nói rấtchí lý. Chúng tôi sẽ đặt đất đaidưới quyền sử dụng của anh".

Pahom tiếp tục: "Tôi nghetrước đây Ngài đã cho một người bán buônmễ cốc một số, và đã ký bằng khoán đànghoàng. Tôi xin được Ngài làm giống nhưvậy".

Người xếp đã hiểu.

-"Được", ông ta đáp:Chuyện đó thì được thôi, dễ dàng. Chúng tôi cómột bản mẫu, chúng tôi sẽ đi ra thành phốvới anh và làm bằng khoán theo đúng thủ tục".

Pahom hỏi: "Nhưng mà giá cả ra sao?".

-Giá cả của chúng tôi thì trước saosau vậy: Một ngàn rub một ngày."

Pahom không hiểu.

-"Một ngày? Đo đạc theokiểu gì vậy? Một ngày là bao nhiêu mẫu?"

-"Chúng tôi không biết tính ra là bao nhiêu,người xếp đáp, "Chúng tôi bán theo ngày. Anh đibộ vòng quanh trong một ngày. Bao nhiêu đất trongđó sẽ thuộc về anh, và giá là một ngàn rub."

Pahom ngạc nhiên hết sức.

"Nhưng mà một ngày đi vòng quanh thì nhiềulắm".

Người xếp cười:"Tất cả sẽ thuộc về anh. Nhưngvới một điều kiện. Nếu anh không trởvề trong ngày nơi chỗ anh khởi hành, anh sẽmất tiền."

-Nhưng mà làm sao ghi đoạnđường tôi đi qua?"

-"Này nhé! Chúng tôi sẽ đếnchỗ anh chỉ định, đứng ở đó, anhphải bắt đầu từ đó và đi một vòng,mang theo một cái xuổng. Chỗ nào anh thấy cần,thì đánh dấu. Mỗi chỗ quẹo đào một cáilỗ và chất một đống cỏ làm dấu. Sauđó chúng ta sẽ đi một vòng với cái cày vạchlằn nối từ lỗ một. Anh vạch cái vònglớn bao nhiêu kệ anh, nhưng mà trước khi mặttrời lặn anh phải trở về điểmkhởi hành. Vùng đất trong vòng anh đã đi quasẽ thuộc về anh".

Pahom thích thú không cùng. Cuộc điđược ước định vào sáng sớm ngàymai. Họ nói chuyện một chập, và sau khi uống xongmột chút kumiss, ăn thêm vài miếng thịt trừu,họ lại dùng trà. Trời tối. Họ đưa choPahom một tấm nệm lót lông để ngủ.

Người Bashkirs giải tán, hứasẽ hội lại sáng hôm sau ngay khi trời mờ sángđể đến chỗ được chọntrước khi mặt trời mọc.

 

7.

Pahom êm ấm trên nệm lông nhưng khôngthể dỗ giấc. Anh miên man nghĩ về đấtđai.

"Rồi đây mình sẽ đánh dấumột miếng đất thật là bự. Mình đibộ một ngày 35 dặm dễ dàng. Mùa này ngày lại dàinữa. Trong một cái vòng 35 dặm thiệt là khốiđất.

Nhượng lại hay là cho tụi nông dânkhoảng nào xấu, giữ miếng đất tốtđể khai thác. Mua cặp bò đực, mướn thêmvài người phụ. Bỏ ra khoảng 150 mẫu làmđất ruộng, phần còn lại làm đồngcỏ nuôi mục súc."

Pahom nằm trao tráo cả đêm, chỉchợp mắt chút đỉnh trước bình minh. Khóngủ ngon khi nằm mơ. Anh mơ thấy mình nằmtrong cái lều nầy, nghe tiếng ai đó cười vuiở ngoài. Anh không biết là ai nên ngồi dậy đi ra,thấy ông xếp của dân Bashkirs đang ngồitrước lều ôm bụng cười ngặtnghẹo. Đến gần ông ta. Pahom hỏi:

"Ông cười gì vui vậy?. Nhưng anhthấy ngay đó không còn là ông xếp nữa mà làngười buôn mễ cốc mới đây đã từngở nhà anh, đã mách cho anh về chuyện đấtđai. Trước khi Pahom kịp hỏi ông ta đến đây lâu chưathì đã không còn là ông ta nữa mà là người nông dânđến từ sông Volga từ lâu lắm, ở nhà cũcủa anh. Rồi thì anh thấy đó cũng không phảilà người nông dân đó nữa, bây giờ lại là con quỷ sứ vớiđủ cả móng chân và sừng, ngồi cười vui,và trước mặt nó, nằm phủ phục trên mặtđất một người đi chân không, chỉ bậnmỗi cái quần và cái áo thung lá. Vía của Pahom nhìn kỹhơn để xem coi ai nằm đó, anh thấyngười này đã chết, mà chính lại là anh.

Giựt mình kinh hãi, anh thức dậy.

"Chiêm bao kỳ cục thiệt!". Anhcàu nhàu trong bụng.

Nhìn quanh quất, qua cánh cửa mở anh thấybình minh đang ló dạng. Anh nghĩ thầm: "Tớigiờ đánh thức tụi nó dậy rồi. Phảibắt tay vào việc". Anh đứng dậy, đánhthức người làm (đương ngủ trong xe) biểuhọ thắng yên cương và gọi người dânBashkirs dậy:

-"Đã tới giờ đếnchỗ đo đất".

Người Bashkirs thức dậy, tụtập. Cả ông xếp cũng đến. Họ bắtđầu uống Kumiss, mời Pahom dùng trà, nhưng Pahomkhông thể đợi được, anh nói: "Đi!Tới giờ rồi. Trễ quá rồi!".

 

8.

Những người Bashkirs đã sẵnsàng, tất cả cùng lên đường: ngườiđi ngựa, kẻ lên xe. Pahom lái chiếc xe nhỏvới người giúp việc, đem theo một cáixuổng. Khi họ đến khu đất, mặttrời đỏ bình minh chiếu rọi những tianắng đầu tiên. Họ leo lên cái đồi nhỏ(người dân Bashkirs gọi là Shikkan), xuống xe,xuống ngựa tụ lại một địa điểm.

Người xếp đến gần Pahomdang tay về phía cánh đồng thẳng tắp nói:

-"Coi nè, tất cả ở đây, xatới mút mắt anh, đều thuộc về anh. Anh cóthể chọn phần nào anh muốn".

Mắt Pahom ngời sáng, tất cảthảo nguyên, bằng phẵng như lòng bàn tay, đennhư hạt dẻ, trong những chỗ đất lòngchảo nhiều loại cỏ mọc cao ngang tớingực.

Người xếp lột cái nón bằng dachồn xuống, đặt trên mặt đất nói:

-Đây làm dấu chỗ nầy. Bắtđầu từ đây và trở lại đây. Tấtcả vùng đất bao gồm ở trong đườnganh đi qua sẽ thuộc về anh".

Pahom lấy tiền bỏ vô nón. Anh cởiáo khoác, chỉ để lại cái áo thung lá không tay. Anh mởdây nịch cột chặt phía dưới bụng, bỏ vôtrong áo một gói nhỏ bánh mì, cột một chainước vô dây nịch, kéo đôi ủng lên cao, giựtlấy cái xuổng từ tay người làm, đứng trongtư thế sẵn sàng khởi hành. Anh dòm quanh quấtmột lúc để coi đi về phía nào cho có lợi -bốn phía đều có vẽ hấp dẫn, mời gọi.

-"Không cần", anh quyếtđịnh, mình đi về phía mặt trời mọc'.

Anh quay mặt về hướng đông,làm vài động tác dản gân cốt trong khi chờmặt trời nhú lên khỏi chân trời.

"Đừng mất thì giờ" anh nghĩ."Khi trời còn mát, đi là tốt nhất". Nhữngtia nắng lóa lên khỏi chân trời lúc Pahom vác xuổng trênvai đi xuống đồi về phía thảo nguyên.

Pahom bắt đầu đi thong thả.Sau khi đi được khoảng 1000 yard, anh ngừnglại đào một cái lỗ, chất cỏ lên thànhđống cho dễ thấy, rồi lại tiếp. Bâygiờ thì anh đã quen, nên đi mau hơn. Sau mộtchập anh lại đào một cái lỗ khác. Anh dòm vềphía sau, ngọn đồi thấy rõ ràng trong ánh nắng,người lố nhố lấp lánh những vành sắtbánh xe. Anh ước lượng mình đã điđược 3 dặm. Trời ấp áp hơn. Anh lộtáo thung ra, vắt ngang vai tiếp tục đi nữa.Trời ấm. Anh ngó mặt trời - đến lúcphải ăn sáng.

Phần thứ nhất thực hiện suônsẻ, nhưng mà còn 3 phần nữa. Còn quá sớm. Pahomngồi xuống, lột giày, móc vô giây nịt, tiếptục đi. Bây giờ thì đi dễ dàng. Mình phảiđi thêm 3 dặm nữa, anh nghĩ thầm rồiquẹo trái, chỗ này đất tốt quá, bỏuổng. Càng đi sâu vào đất dường như càngtốt hơn. Anh đi thẳng một chập và khi anh nhìnquanh, ngọn đồi đã khó thấy, người trênđó chẳng khác nào như đàn kiến đen, anh chỉthấy mấy cái cây gì đó lấp lánh dướimặt trời.

A há! Pahom nghĩ: Phía này như vậy làđủ rồi. Quẹo được rồi. Hơnnữa, mồ hôi ra nhiều quá. Khát nước rát cổhọng.

Anh ngừng lại đào một cái lỗlớn. Chất cỏ lên thành đống. Mở cái chai,uống miếng nước, quẹo gắt về phíatrái. Anh đi mãi miết, trong cỏ cao dưới trờinóng cháy da.

Pahom bắt đầu thấm mệt, anh ngótrời. Mặt trời đúng ngọ. Nghĩ cái đã.

Anh ngồi xuống, ăn vài miếng bánhmì, uống mấy hớp nước, nhưng không dámnằm sợ ngủ quên. Ngồi được mộtchập, anh tiếp tục đi nữa. Ban đầu anh đidễ dàng, thực phẩm tăng thêm sức mạnh,nhưng trời nắng kinh khủng khiến anh buồnngủ. Anh vẫn tiếp tục lê bước, nghĩbụng ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.

Về hướng nầy anh cũng đimột đoạn đường dài, khi địnhquẹo trái nữa thì anh thấy một vùng đấttrủng ẩm thấp. Bỏ khu này cũng uổng,trồng cây đai ở đây thì hết sẩy. Anh điqua luôn chỗ đất đó và đào một cái lỗở bờ bên kia trước khi quẹo gắt phía trái.Về phía đồi, hơi nóng làm cho không gian mậpmờ như giao động; qua cái lờ mờ đó, anh thấyngười trên đó mờ nhạt, hư ảo.

Cha! Mình đi mấy cái chiềutrước có bộ hơi dài, chiều này phải chongắn lại bớt. Anh đo theo chiều thứ ba,bước nhanh hơn. Anh ngó mặt trời: đang xeo xéovề phía chân trời mà anh thì chưa đi được2 dặm của chiều thứ ba nầy của cái hìnhchữ nhật. Còn 10 dặm nữa mới tới đích.Không được, kiểu này miếng đất củamình méo ốm mất, phải đi thẳngđường mới được. Mình có thể đãđi quá xa đó, nhưng mà được nhiềuđất cũng đở.

Vì vậy Pahom đào một cái lỗ vàquẹo thẳng về phía ngọn đồi.

Pahom thẳng về phía ngọn đồinhưng mà bây giờ anh đi một cách khó khăn.Nắng vật anh mệt lã, hai bàn chân không giày bịcắt nát, đùi cẳng rã rời. Mong muốnđược nghỉ ngơi, nhưng anh sợ trởvề không kịp trước khi mặt trời lặn.Mặt trời không đợi chờ ai, đang càng lúc chìmxuống thấp dần.

Bậy, mình đã ham đi quá. Nếutrễ thì hư bột hư đường hết.

Anh ngó về phía ngọn đồi rồingó mặt trời. Vẫn còn xa đích quá và mặttrời thì đã gần chơn trời rồi.

Pahom tiếp tục đi, đi khó nhọcnhưng anh đi càng lúc càng mau. Tuy vội vã, nhưng anh còn quáxa chỗ phải tới. Anh bắt đầu chạy, liệngcái áo, vất đôi ủng, quăng chai nước, bỏcái nón, chỉ giữ lại chiếc xuổng làm nạnđể chống.

Làm sao bây giờ? Mình chộp quá nhiều chonên hư chuyện. Không thể nào về kịptrước khi mặt trời lặn đượcrồi.

Điều lo ngại làm cho anh càng hụthơi hơn. Pahom tiếp tục chạy, Áo quầnướt đẩm mồ hôi dính đeo vô ngườianh. Miệng anh khô khốc khô rang. Ngực anh phồng lênxẹp xuống như ống thụt lò rèn, tim anh đậpmạnh như búa nện, chân anh xiêng xẹo, như khôngthuộc về anh nữa. Pahom kinh hãi e rằng mình sẽbị chết vì cố gắng quá sức.

Mặc dầu sợ chết, anh vẫnkhông thể ngừng lại.

Mệt ứ đừ từ sáng tớigiờ, bây giờ bỏ cuộc thì có là ngu.

Anh tiếp tục chạy mãi, đếngần ngọn đồi, anh đã có thể nghengười Bashkirs reo hò cổ võ; những tiếng ồnào này kích thích anh hơn.

Anh gom tàn hơi chạy tiếp.

Mặt trời xuống gấp gần chântrời, ẩn dưới lớp sương mù, trông to lớnvà đỏ như máu. Bây giờ, vâng bây giờ, mặttrời gần lặn rồi.

Mặt trời thấp thật đó,nhưng anh cũng đã gần tới đích rồi. Pahomcó thể ngó thấy người ở trên đồivẫy hối. Có thể thấy rõ rang cái nón da chồncủa người xếp trên mặt đất, ông tađương ôm bụng cười. Và Pahom nhớlại giấc mơ. Quá nhiều đất, nhưng màtrời có để cho hưởng không? Mình chếtmất! Mình chết mất! Mình không bao giờ tới đóđược rồi.

Pahom ngó mặt trời đã chạm tớimặt đất, một phần đã bị che khuất.Với tất cả sức lực còn lại anh rấntới, chồm người tới trước đểcho khỏi ngã. Khi anh vừa tới chân đồi thì thìnhlình trời sụp tối. Anh ngó lên, mặt trời đãlặn.

Anh kêu lên công cốc cả và địnhdừng lại, nhưng anh nghe người Bashkirs vẫncòn reo hò nên nhớ lại là anh đang ở dướithấp cho nên tưởng mặt trời đã lặntrong khi họ ở trên đồi nên vẫn còn thấyđược. Anh hít một hơi dài và chạy lênđồi. Vẫn còn ánh sang ở đó. Anh đếnđỉnh đồi và thấy cái nón. Trước nónngười xếp ngồi ôm bụng cười. Mộtlần nữa Pahom nhớ tới giấc mộng, anh kêulên, chân anh hụt hẫng, anh ngã về đằngtrước, hai tay với chộp cái nón. Người xếpkêu lên thật lớn:

-Thằng cha này giỏi thiệt,được thiệt là nhiều đất ha!!

Người giúp việc của Pahomchạy lên cố đỡ anh dậy, nhưng miệng anhđã trào máu. Anh đã trút linh hồn.

Dân chúng Bashkirs thương hại chắclưỡi hít hà.

Người giúp việc lượm cáixuổng lên, đào một lỗ huyệt dài vừađủ chứa Pahom, chôn anh trong đó.

Thước mấy, từ đầutới gót là tất cả số đất anh cần.

Leo Tolstoy

NguyễnVăn Sâm (dịch từ bản tiếng Anh)