SÚNG, ĐÂU AI CẦN ĐÂU?
TruyệnVilas Nanivat (Thái Lan)
Bản dịch Nguyễn Văn Sâm
Nai Phan là người nỗi tiếng trong xóm. Khôngphải vì ông là vũ công chân múa nhẹ như bụiđường, cũng không phải vì ông xả thân vàolảnh vực chánh trị hay trường văn trậnbút. Có lẽ ông nỗi tiếng nhờ có tài xào nấucơm chiên ngon lành, nhưng ngay cả nếu tài kia không hayho gì mấy, ông cũng nỗi tiếng nhưthường, bởi vì ông haycho khách hàng mua chịu bao nhiêu cũng được.
Ông thích cho trẻ con kẹo, cho không, không lấytiền. Dĩ nhiên là bà vợ phàn nàn, nhưng ông trảlời: - đáng giá một hai chục satang thì đâu làmgiàu làm có gì được." Ông Than Khun, một côngchức cao cấp sống trong vùng, mỗi khi thèm cà-phêthường biểu con mình: "Lại mua cà-phêđằng tiệm ông Nai Phan, ổng bỏ nhiềusữa. Ổng có nuôi một con bò để lấy sữađó!"
Trong vùng có một người uống rượunhư hủ chìm, hay đến tiệm ngâm nga chuyệnthơ Khun Chang và Khun Phaen; thường thì Nai Phan chú ýlắng nghe. Sau khi ngâm nga xong, người nghiệnrượu xin một ly trà đá. Nai Phan vui lòng cho ngay, cònthảy thêm một cái bánh để thưởng tài.
Vào mùa mưa, Nai Phan thường nói với đámhọc trò con gái: "Mấy cô bé nè, mấy cháu lội trongbùn đất cực khổ, từ rày về sau có thểxách giày dép đi chưn không tới tiệm bác, rửacẳng chưn sạch sẽ rồi hãy mang dép giày." Ôngta luôn luôn cho chúng nước để rửa chân bùnđất.
Nhưng hể tới đúng 8 giờ tối là ông tađóng cửa tiệm. Bạn bè thường khuyên lơn:"Anh phải mở cửa ban đêm chớ, đêm bánđắt, chẳng mấy chốc anh sẽ phất lênlàm giàu."
Nai Phan cười trả lời hóm hỉnh:"Ngủ sớm khoái hơn làm giàu mau!"
Câu nói động lòng những người giàu hơnNai Phan, giàu nhưng không bao giờ thoả mãn với sựgiàu sang của mình, vẫn đôn đáo để kiếmchác thêm thêm mãi.
Người sống trong vùng, buổi tối vềnhà sau một ngày chạy theo lợi nhuận, thấy NaiPhan nằm trên cái ghế dựa, nói nói cườicười vui vẻ với vợ thì nhủthầm:"Trông họ hạnh phúc làm sao ấy, khỏibận bịu lo lắng chuyện bạc tiền. Họsung sướng hơn mình thiệt."
Một đêm nọ, vợ đi coi hát, Nai Phan ở nhà một mình. Trờiđang tối, ông sửa soạn đóng cửa tiệmthì một người thanh niên chạy xầm vào.
"Thưa, ông cần gì?" Nai Phan hỏi.
Thay vì trả lời, người lạ mặt rút rakhẩu súng lục, chỉa thẳng vào ngực Nai Phan. Ôngkhông hiểu chuyện gì, nhưng cảm thấy cóđiều chi bất ổn.
"Đưa tiền đây," người thanhniên nạt bằng giọng cọc cằn thô lỗ,"đưa hết đây, có bao nhiêu đưa hết.Giết người bây giờ là chuyện quá thườngrồi, thiên hạ bắn nhau như cơm bữa. Nếutôi giết ông thì cũng không phải là chuyện lạ, mànếu ông giết tôi thì cũng chẳng phải làchuyện trời long đất lỡ gì đó. Vậy thìđưa mau lên đi. Nếu không đưa tiền thìăn đạn."
Nai Phan không run. Ông đứng yên bình tĩnh và nóibằng giọng đối thoại: "Tôi sẽđưa anh tiền, nhưng không phải vì cây súng củaanh đâu nhé. Tôi đưa tiền vì hình như anh rấtcần tiền. Có thể là cần đến nỗi khôngcó không được. Đây ... Đây... tất cảsố tiền tôi có đây. Lấy đi rồi mau vềnhà. Ai biết được? Có thể là mẹ anh đangđau nặng, có thể là bà ta không cơm cháo gì mấy ngày nay. Về mau đi, cóthể là nhiều người đang đợi anh ởnhà, đang ngóng trông không biết anh có đem tiền vềkhông. Nhiều sinh mạng đang chờ anh đem tiềnvề. Tôi sẽ không báo cảnh sát đâu. Có khoảng chíntrăm bạc mặt đây, có thể nhiều hơn chútđỉnh... lấy đi."
Ông ta để tiền lên bàn nhưng dườngnhư tay súng trẻ không thu đủ can đảmđể nhận.
"Tại sao anh không lấy?" Naj Phan hỏi."Coi nè, sao tôi lại phải gạt anh chớ? Tôibiết anh đang gặp khó khăn. Lúc nầy mọingười chúng ta ai cũng gặp khó khăn hết. Tôi khôngnghĩ anh là một người tệ. Đâu ai muốntrở thành trộm cắp nếu có thể sốngđược như người bình thường. Có thểlà cha anh bịnh tim ngặt nghèo anh phải săn sóc.Đem tiền về chửa trị cho cha anh đi,nhưng đừng dùng hết cho thuốc men nhe! Tin tôiđi, bác sĩ chữa được bịnh tậtcủa thân thể nhưng con người cũng cầnchữa trị cái thần trí và tâm hồn nữa. Hãy mua vàiđóa hoa thơm. Một bó hoa cho mẹ anh chưng trên bànthờ. Đêm nào tôi cũng làm như vậy. Không cầngì phải biết thiêng thiêng là cái gì, ở đâu. Chỉcần cảm nhận sự an bình trong tâm hồn mình làđủ. Niết Bàn là vậy đó. -! Nhưng màđể súng xuống đi chớ -- anh sẽ cảmthấy thoải mái ngay. Ai cầm súng cầm đạn thìkhông biết thanh thản là gì đâu. Sợ hãi, nghi kỵdày xéo lòng. Cảm thấy nguy hiểm cận kề. Tay còncầm súng thì không ai thấy sung sướngđược."
Người thanh niên bỏ súng vào túi quần, ngoanngoản như một đứa trẻ. Anh ta đưatay lên làm cử chỉ chào giả biệt Nai Phan, conngười nỗi tiếng vì món cơm chiên, cà-phê và lònghào phóng.
"Tôi thà bắn tôi một phát còn hơn là bắnông," anh ta nói.
"Đừng có nói điên nói khùng nè,"người chủ quán nói trong khi đưa tiền ra chongười thanh niên. "Tất cả có bao nhiêu đóđó. Của anh đó. Không phải cho vì giận dữđâu nhé. Tôi biết là trại giam đầy chật,nhưng không phải đầy những kẻ t?i phạm.Anh cũng là người như tôi, như mọingười khác; bất cứ ai, ngay cả mộtthầy tu, cũng làm như vậy thôi, nếu rơi vàocảnh vô cùng tuyệt vọng.
Người thanh niên ngồi xuống. "Tôi chưatừng gặp ông và tôi cũng chưa từng gặp ai nóinăng như ông. Tôi không lấy tiền của ông đâu,nhưng tôi bỏ súng đi rồi đó. Bây giờ thì tôivề nhà với mẹ như ông đã dạy." Anh ta hovài tiếng và tiếp tục: "Tôi là đứa conbất hiếu. Tiền mẹ tôi đưa cho, tôinướng vào cá ngựa hết, nếu còn lại chút nàothì lại tiêu vào rượu chè....."
"Nhân sinh là bất toàn mà, ai cũng lầm lỗi.Đời là gì nếu không phải là một sự phatrộn những thử nghiệm, lỗi lầm vàthất bại?" Nai Phan nói.
"Ông biết đó, tôi không đượckhỏe," người trẻ tuổi tiếp tục."Ông có nghe tiếng ho của tôi không? Tôi nghĩ là tôibị lao rồi. Đáng đời tôi, vì tôi đã làmnhiều điều quấy. Đáng chết đi càngsớm càng tốt. Không được sống nữa,sống chỉ chật đất mà thôi. Xin cám ơn ông. Vĩnhbiệt ông."
"Anh không cần phải đi ngay. Ở lạithêm chút nữa đi, mình nói chuyện. Tôi muốn muốnbiết về anh. Anh ở đâu? Anh thích gì? Tôi muốn nóianh tin tưởng điều gì?"
Người thanh niên lắc đầu tuyệtvọng. "Tôi không biết bây giờ mình về đâunữa. Tôi có thể về đâu nữa chớ? Tôi tintưởng gì à? Không biết nữa. Dường nhưtrên đời nầy không có gì đáng để tintưởng hết. Tôi ở trong tình huống khốnkhổ ngay từ lúc mới sanh ra đời. Bởivậy không lấy làm lạ là tôi không thích bà con cậtruột. Lắm khi tôi nghĩ rằng mọi ngườiđều có trách nhiệm về điều không maycủa tôi. Tôi không muốn kết bè kết bạn. Tôi khôngtin tưởng ai hết. Tôi ghét cách người ta nóichuyện với nhau, cách họ sống, cách họthương yêu, cách họ khen ngợi, cách họcười cợt...'
Nai Phan gật đầu biểu đồng tình."Ai cũng thỉnh thoảng có những tình cảmnhư vậy."
"Ông tin không nè? Tôi không còn thích bất cứ thứgì nữa. Tôi chán hết mọi thứ. Cả thế giannầy như hư vô đối với tôi. Vô sắc, khôngcó thứ gì để con người bám víu vào hayđể thiết tha. Nếu thật sự tôi muốn làmviệc, tôi nghĩ là có thể tìm được việc.Nhưng tôi ghét thấy con người một cách thậmtệ, tôi không muốn nhận một ân huệ gì từcon người. Ở công việc nầy một tuần,sang công việc kia hai ba tuần -- Tôi không trụ ởđâu lâu hết."
"Anh có đọc sách không?"
"Trước đây thì có. Nhưng bỏ rồi.Bây giờ cũng không thèm đọc báo nữa? Đọcđể làm gì chớ? Tôi biết rõ những gì đăngtrong đó mà. Toàn chuyện bắn nhau, cướp giật,giết người. Khác là thay đổi tên ngườitên đất, nhưng chuyện thì cũng vậy thôi."
Người thanh niên chà chà cằm mình rồi nhìn NaiPhan nheo nheo mắt nghĩ ngợi. "May cho ông, ông khôngbiểu lộ chút gì sợ hãi hay giận dữ khi tôichỉa súng đe dọa. Nếu không thì tôi đã giếtông rồi. Đời nầy đầy rẫyngười biểu lộ sự giận dữ, nhữngngười có tâm hồn hạ tiện ấy mà, họluôn luôn mở miệng kêu gào rằng nền văn minhnầy và nền luân lý nầy đang băng hoại. Tôikhông tin điều đó. Tôi không tin rằng vì có cảtrăm, cả ngàn người làm bậy thì tất cảmọi người khác phải làm bậy theo. Bây giờthì tôi biết rằng mình đến đây không phải vìtiền mà vì muốn chứng minh cho chính tôi rằng mình tintưởng đúng. Tôi thường nghĩ rằngmặc dầu thế giới nầy đã mất hếthi vọng và đang chìm xuống vực thẳm không đáytuyệt cùng, đang bị làm cho dơ dáy và hư hoạido tội lỗi của con người, vẫn có thểcòn ít nhứt là một người, là người khôngphải vì ông ta giống con người mà vì là một conngười thật sự đúng nghĩa của nó.Người nầy phải biết cách thương yêuđồng loại, phải biết làm sao đểđược kính trọng. Nhưng tôi đã không thểtin tưởng như vậy vì chưa bao giờđược gặp một người như vậy.Biết bao nhiêu năm trời nay tôi ao ước, xin cho tôiđược gặp một người không xấu xabỉ ổi vì thế giới nầy xấu xa bỉổi; gặp để tôi tin tưởng rằng vẫncòn có sự tốt, sự thiện, để tôi cóđủ nghị lực tiếp tục sống. Bâygiờ thì tôi đã gặp được ngườiđó. Ông đã cho tôi tất cả những gì tôi mongmuốn rồi. Không còn gì cần phải cho thêm nữa. Tôivề nhà đây. Chắc chắn trong trí tôi tôi sẽ khôngthù ghét thế giới nầy nữa. Sau cùng tôi đã khámphá ra cách sống mà tôi mong muốn."
Người thanh niên lạ mặt duờng như vuihơn. Anh ta đứng dậy dợm bước đi,rồi, nhớ lại, anh rút cây súng ra, đưa chongười chủ quán.
"Xin nhận vật nầy. Tôi không còn cần nónữa. Đó là dấu hiệu của sự hung hoang.Người nào cầm súng thì không còn ưa ai, không còntrọng ai nữa. Anh ta chỉ trọng cây súng mà thôi.Bọn cướp có thể sống bằng súng, nhưngcuộc sống của họ luôn luôn bị quấyđộng vì nghĩ rằng kẻ thù có thể tấnkích bất ngờ. Họ không bao giờ có thì giờngắm mặt trời chiều hay ca hát vẩn vơ. Khimà con người không có thời giờ để ca hátvẩn vơ, thì thà là làm một con dế mèn hay một consáo sậu còn hơn."
Tay súng mỉm cười sung sướng. Khi vẩytay chào từ giả, anh nói thêm: "Tôi sẽ trởlại để thăm ông, nhưng đừng đểtôi thấy cây súng nữa. Súng là kẻ thù của cuộcsống thuần khiết. Chào."
Người lạ mặt biến mất trong mànđêm. Người chủ tiệm cúi đầu xuốngquan sát vật mình mới có. Ông nghĩ ngày mai mình sẽ bánnó đi. Ông đang rất cần một cái máy lọccà-phê.
(Theo bản tiếng Anh trong Short Story International)