THIÊN LÝ TRỄ TRÀNG
Truyệnngắn của Leo Tolstoy
Bản dịch của Nguyễn Văn Sâm
Thương gia trẻ Ivan Dmitrich Aksionov sốngtrong thành phố Vladimir. Là người hằng sản, anhcó nhà cửa đàng hoàng còn làm chủ hai cửa tiệm nữa.
Đẹp trai, tóc dợn, vui tánh, anh cònthích đờn ca xướng hát. Khi còn trẻ đã có thờisay sưa rượu chè, khi tửu nhập thì cũng lạngquạng, nhưng khi vợ con rồi thì từ bỏ thầnmen, thỉnh thoảng lắm mới chỉ nhấp nhápchút đỉnh thôi.
Mùa Hè nọ Aksionov tính đi lên hội chợNizhny. Hôm anh lên đường vợ anh can ngăn: 'Anhơi, đừng đi bửa nay nhe anh, em chiêm bao thấyanh bị chuyện xui lắm.'
Aksionov cười lớn, nói: 'Chắc em sợanh tới đó lại rượu chè chớ gì!'
Vợ anh trả lời: 'Em không biết nữa,chỉ biết là trong chiêm bao em thấy anh trở về, dởnón ra thì tóc bạc như bông gòn.'
Aksionov cười lớn: 'Điềm hênđó em! Anh sẽ bán hết hàng, đem thật nhiều quà về tặng em cho màcoi!'
Rồi anh từ giả gia đình, lênđường.
Khi đi được nửa đường,anh gặp một phú thương từng quen biết, haingười cùng qua đêm chung một quán trọ. Họcùng nhau nhâm nhi tuần trà tối trước khi đi ngủ.Hai căn phòng họ sát cạnh nhau.
Tánh Aksionov không thích dậy trễ, muốnlên đường sớm khi không khí còn mát mẻ. Anh kêungười đánh xe dậy thắng yên cương rồikhởi hành trước khi trời rựng sáng.
Anh cho xe đi ngang qua chỗ ở củangười chủ quán, một căn lều phía sau, trảtiền rồi tiếp tụccuộc hành trình.
Khi đi được độ chừnghai mươi lăm dặm, anh ngừng lại cho ngựaăn. Thơ thẩn ngoài đường một lúc rồianh vào chỗ hàng hiên ngồi xuống. Anh gọi mộtbình trà, trong khi chờ nhà hàng hâm nóng, anh lấy đàn ra dạochơi vài khúc.
Thình lình một chiếc xe tam mã chạyđến, tiếng chuông kêu leng keng inh ỏi. Một viên sĩquan bước xuống, theo sau có hai người lính. Ông tatiến về phía Aksionov, bắt đầu cật vấnAksionov là ai, đến đây hồi nào. Aksionov trả lờixong rồi mời ông ta dùng trà. Nhưng người sĩquan tiếp tục cật vấn,ông hỏi gằn: Tối hôm qua anh ngủ ở đâu? Ởmột mình hay với ai nữa? Sáng nay anh có thấy ngườiđó không? Tại sao anh rời quán trọ quá sớmnhư vậy?'
Aksionov ngạc nhiên khi bị hỏi kiểunầy nhưng anh cũng trả lời theo những gìđã xảy ra. Rồi anh hỏi, 'Sao ông lại điềutra tôi như là kẻ trộm cướp vậy? Tôi đibuôn bán mà, đừng có hỏi tôi kiểu đó à nhe!'
Viên sĩ quan nọ gọi những ngườilính tới, nói, 'Tôi là sĩ quan cảnh sát địa hạt, tôi hỏi anh vì người phúthương cùng anh nói chuyện tối qua đã bị cắtcổ chết rồi. Chúng tôi phải khám xét hành lý củaanh mới được.'
Họ vào nhà. Họ mở tung hành lý củaAksionov ra lục soát. Thình lình viên sĩ quan cảnh sát rút rađược một con dao nhọn trong bọc hàng, la lớn,'Dao này của ai đây?' Aksionov nhìn, thấy con dao dính máuđược rút ra trong bọc hành lý của mình thì vô cùngsợ hải.
'Tại sao con dao dính máu tùm lum vậy?'
Aksionov cố gắng trả lời,nhưng tiếng không thể thốt ra, chỉ ấp úng:" .. Tôi .. không biết.... không phải của tôi...'.
Người sĩ quan đáp: 'Sáng nay ngườita phát giác ra người phú thương kia nằm chết...bị cắt đứt cổ. Chỉ có anh mới làmđược điều đó thôi. Căn nhà đượckhóa từ bên trong mà, không có ai ở đó hết ngoài anh .'
Nè con dao dính máu này ở trong bọc hành lý củaanh nè. Bộ mặt và cách điệu của anh tố cáoanh rồi. Thù thật đi, anh đã giết người như thế nào? Cướpđược bao nhiêu?' Aksionov thề là anh chẳng làm gì hết,sau khi uống trà xong thì anh và người đó chia tay, tiềnthì là của anh, chỉ có tám ngàn rúp, con dao thì không phải củaanh. Giọng nói của Aksionov tắt nghẹn, đứtkhoảng, mặt mày anh tái ngắt, anh run rẩy như mìnhlà người tội phạm.
Người sĩ quan ra lịnh cho lính tróiAksionov lại, bỏ lên xe. Sau khi bị trói chân, quẳnglên xe, Aksionov ngồi bó gối, nước mắt trào dâng.Tiền bạc và đồ đạt của anh bị lấyđi mất, anh bị giam vô ngục trong một thành phốgần đó. Giấy tờ tư về Vladimir điềutra về tư cách của anh.Dân chúng và giới thương gia ở đây đềunói rằng ngày xưa anh có rượu chè bê bối thiệtnhưng trên căn bản anh là người tốt. Rồitòa xử: anh bị kết án sát nhân đã giết ngườiphú thương ở Ryan, đã cườp của ông ta haimươi ngàn rúp.
Vợ anh tuyệt vọng không biếtđâu mà mò. Con cái anh thì còn quá nhỏ, một đứa cònbú, phải ẳm. Chị ta dẫn bầy con tớithăm chồng trong ngục. Ban đầu người takhông cho chị vào gặp mặt chồng, nhưng sau mộthồi van nài xin xỏ, chị được cho phép rồiđược dẫn đến tận nơi chồng bịgiam. Khi nhìn thấy chồng trong bộ áo tù nhân, mang xiềngxích , bị nhốt chung với những tội phạmđầu trộm đuôi cướp, sát nhân.. chị ngã bịchxuống bất tỉnh nhân sự. Tỉnh dậy chịkéo mấy đứa con vô lòng mình rồi ngồi xuốngbên cạnh chồng. Chị kể chuyện ở nhà, chịhỏi chuyện gì đã xảy ra. Anh ta kể hết mọisự, chị hỏi: "Bây giờ phải làm gì đâymình?'
'Mình phải làm đơn gởi lên Nga hoàng, không thể để mộtngười vô tội bị thụ án oan ức.'
Người vợ nói rằng mình đãđệ đơn lên rồi nhưng đơn đã bịbát.
Aksionov không trả lời, anh tỏ ra thấtvọng tuyệt cùng.
Rồi người vợ nói: 'Không phảikhi không mà em thấy điềm chiêm bao anh trở về tócbạc trắng đâu. Anh nhớ chuyện đó không? Đáng lẽ anh nghe em không xuấthành bữa đó'. Luồn mấy ngón tay vô tóc chồng, chịnói: 'Anh ơi, nói thiệt với em đi, không phải anhlàm chuyện đó phải không?'
'Vậy thì chính em cũng nghi anh nữa !'Aksionov than rồi gụt đầu vô tay khóc nức nở.Một người lính vô kêu vợ con anh ra, anh nói lời từbiệt cuối cùng với vợ.
Khi vợ con đi rồi, anh ngồi ngẩmlại cuộc gặp mặt vừa qua, nghĩ đếnchuyện người vợ tắm mẵn cũng nghi ngờmình, anh nói với chính mình, 'Hình như chỉ có ThượngĐế mới biết sự thật thôi. Chỉ có thể khiếu nạivới Thượng Đế thôi, chỉ có Ngài mới giaân cho mình thôi.'
Từ đó Aksionov không viết đơn từkêu ca gì nữa, anh bỏ hết hi vọng, chỉ chuyên tâm cầu nguyện.
Aksionov bị xử phạt trượng rồibị đày đi làm phu mõ. Anh bị đánh đậpđòn bọng. Khi các vết thương vừa lành thì bịchuyển ngay lên Tây Bá Lợi Á cùng với những tộiphạm khác.
Trong hai mươi sáu năm ở đây,Aksionov sống như kẻ phạm đồ. Tóc anh thành bạctrắng như bông, râu dài thượt, lơ thơ trổmàu râu bắp. Tất cả nét vui vẻ trẻ trung củaanh biến mất biệt tăm, lưng anh còng, bướcchân đi chậm chạp, ít mở miệng, không bao giờcười, chỉ chuyên chú cầu nguyện.
Trong tù Aksionov học đóng giày, kiếmđược một chút ít tiền, ông mua quyển 'Lượcsử các Thánh'. Ông đọc khi trong nhà giam có đủ ánhsáng, ngày chúa nhật, trong nhà thờ của trại ông đọccác bài học và ca trong đoàn vì giọng vẫn còn rấttốt.
Giới chức nhà giam thích AKSIONOV vì ôngđàng hoàng, bạn tù cũng kính nễ ông. Họ gọilà 'Ông Nội' hay 'ông Thánh'. Khi muốn chuyển yêu sách gì lêngiới chức trại luôn luôn họ chọn Aksionov làmphát ngôn viên. Mỗi khi có tranh cải giữa tù nhân vớinhau thưởng họ đến nhờ ông phân đoán.
Aksionov không bao giờ nhận đượctin tức gì về gia đình mình. Ngay cả chuyện sốngchết mất còn của vợ con ông cũng không biết gì hết.
Một ngày kia có một bọn tội phạmmới được giải đến trại. Đêmđến bạn tù cũ ngồi quanh những ngườitù mới hỏi thăm về quê quán và phạm tội gì.Cùng với vài người khác, Aksionov ngồi cạnh nhữngtù mới, lo đảng nghe chuyện.
Một trong những phạm nhân là mộtngười cao lớn, khỏe mạnh, vào khoảng sáumươi, với một bộ râu hun hun đỏ cắtngắn đang kể chuyện mình. 'Mấy bạn này', ôngta nói, "Tôi chỉ lấy có một con ngựa đang cộtvào cổ xe thôi, vậy mà họ tóm cổ tôi và xử vềtội trộm chớ. Tôi nói với họ là tôi chỉ cầnngựa để về nhà nhanh một tý thôi mà. Rồi tôisẽ thả nó ra. Thêm nữa, người đánh xe là bạncủa tôi mà. Vì vậy tôi nói: "Được,được". Họ thì nói: 'Không, mày là thằngăn trộm." Nhưng mà họ đâu có bắtđược tôi đã lấy trộm ở chỗ nào, vàlấy bằng cách nào đâu. Trước đây tôi có làm mộtchuyện thật là bậy và đáng lẽ tôi đã lênđây lâu rồi. Nhưng mà lần đó họ không tóm cổđược tôi. Bây giờ thì họ gởi tôi đếnđây khi tôi không tội tình gì hết... - ồ, tôi nói dốirồi, trước đây tôi có ở Tây Bá Lợi Á ,nhưng mà không ở lâu."
Một người nào đó hỏi: 'Anh từđâu tới vậy?'
'Từ Vladimir. Gia đình tôi ở đó. Têntôi là Mikar, người ta cũng gọi tôi là Semyonich."
Aksionov ngững đầu lên, nói: 'Semyonich,anh có biết gì mấy người tên là Aksionov ở Vladimirhay không? Họ vẫn còn sống đấy chứ?'
'Biết họ à?. Tôi biết rành đấychứ. Họ giàu sụ dầu rằng cha họ bịđày đi Tây Bá Lợi Á. Tội phạm như chúng mình vậymà! Ơ ` mà ông Nội, tạisao ông lại ở đây vậy ông?'
AKSIONOV không muốn nói về nỗi bấthạnh của đời mình. Ông chỉ thở dài, nói: Vềcái tội của tôi, tôi đã thọ hình hai mươi sáunăm nay rồi."
'Tội gì vậy?' MAksionovar Semyonich hỏi.
Nhưng Aksionov chỉ nói: 'Thôi, thôi, tôiđáng tội lắm.' Ông không nói nữa, những nhữngbạn đồng tù của ông kể lại cho ngườimới lý do vì sao ông phải đến đây, kể rành rọtcâu chuyện ông bị xử oan vì kẻ nào đó sát nhân rồidấu dao vào trong gói hành lý của ông.
Khi Mikar Semyonich nghe như vậy thì anh tanhìn ông già Aksionov rồi quỳ xuống cái rột nói: 'Thiệtlà kỳ diệu, thiệt là kỳ diệu! Nhưng mà ông nộiơi, sao mà ông già mau quá thể vậy chớ?'
Mọi người đều hỏi anh tatại sao anh ta ngạc nhiên như vậy, anh ta có gặpAksionov trước đây hay không, nhưng anh không trả lời,chỉ nói: 'Các bạn ơi, chúng tôi gặp nhau đây thiệtlà diệu kỳ vô cùng!'
Mấy lời nói này khiến Aksionov suy nghĩkhông biết anh chàng này có biết ai là kẻ giết người phúthương kia hay không, ông nói: 'Có thể là anh từng nghecâu chuyện đó, cũng có thể là anh đã gặp tôitrước đây phải không ?'
'Làm sao không nghe cho được chớ? Tiếnglành đồn xa tiếng dữ đồn xa. Nhưng màlâu lắm rồi, tôi cũng đã quên những lờiđồn đãi rồi.'
'Cũng có thể bạn nghe nói ai là kẻsát nhân chứ?' Aksionov hỏi.
MAksionovar Semyonich cười lớn, đáp:' Thì chính kẻ có con dao trong bao hành lý của mình chớ cònai vô đó nữa! Nếu nói kẻ nào dấu dao vô đóthì 'khẩu thuyết vô bằng', tục ngữ có nói rồimà! Làm sao ai lại có thể dấu dao vào bọc hành lý củaông khi ông lấy nó kê đầu? Ông thức dậy sao?'
Nghe mấy lời này Aksionov biết chắcrằng người trước mặt mình là kẻ giếtngười phú thương kia. Ông đứng dậy, bỏđi chỗ khác.
Đêm đó, Aksionov trằn trọc không ngủđược. Ông khổ sở vô cùng tận, biết baonhiêu là hình ảnh lởn vởn trong trí. Có hình ảnhngười vợ trẻ lúc ông từ giả nàng đểlên đường đến hội chợ. Ông thấy rõràng như nàng đang hiện diện, gương mặtvà đôi mắt đang ngước nhìn ông. Ông nghe nàng nói,nàng cười. Rồi ông thấy mấy đứa con, nhỏnhư hồi đó, một đứa còn mang tấm vảiche cho nước miếng khỏi dính vô áo, đứa khácthì đang bú vú mẹ. Rồi ông nhớ lại mình lúcđó: trẻ trung và vui tính. Ông nhớ ông đã chơiđàn như thế nào ở mái hiên của quán trọnơi ông bị bắt, nhớ lúc đó ông thanh thản vôtư biết chừng nào. Ông thấy, trong trí của mình,nơi ông bị đánh khảo, những kẻ hành hạông, và những người chứng kiến vây quanh; nhớtới những xích xiềng, nhớ tới nhữngngười bạn tù, nhớ tới đời sống tùđày trong suốt hai mươi sáu năm qua, nhớ tớicái già sòng sọc đến mau của mình. Càng nhớ ôngcàng thấy đau khổ tuyệt cùng, chỉ muốnđâm đầu tự vận.
Tất cả cũng chỉ vì chuyện ghêtởm đó! Aksionov nghĩ. Rồi sự giận dữ củaông bung tràn lên đối với Mikar Semyonich khiến ông có ýđịnh trả thù, ngay cả có chết đi cũngkhông tiếc. Ông liên tục khấn nguyện cả đêmnhưng cũng không thể nào tìm được lại sựthanh thản. Ban ngày ông tránh không đến gần MikarSemyonich, cũng không thèm ngó tới bản mặt anh ta.
Cả hai tuần trôi qua như vậy. Đêm đêm Aksionov không ngủđược, ông rất khổ sở nhưng không biếtphải làm sao.
Một đêm nọ trong khi ông đi langthang trong nhà tù thì nhận thấy có đất rớt ra từdưới cái sạp làm chỗ nằm của tù nhân. Ông dừnglại để coi chuyện gì. Thình lình Mikar Semyonich bò ra từphía dưới sạp, anh ta nhìn lên Aksionov với bộ mặtvô cùng kinh hoàng. Aksionov cố tình buớc đi tránh nhìn MikarSemyonich, nhưng anh này đã nắm tay ông nói rằng anh tađã đào một cái hang dưới tường, mỗingày đem đất ra ngoài bằng cách bỏ vào đôigiày cao cổ của mình rồi trút bỏ trên đườngkhi ra ngoài làm khổ dịch.
"Bố già nên giữ miệng giữ mồmnhe, rồi tôi sẽ cho bố cùng trốn. Nếu mà bốgià tố cáo, chuyện đổ bể thì họ sẽ tra tấn chết tôi, nhưng tôisẽ xơi tái bố già trước rồi ra sao thì ra.'
Aksionov nhìn kẻ thù, giận tràn hông. Ông giậtmạnh tay ra, nói: 'Ta không có ý định trốn trại,và anh cũng không cần phải giết ta nữa làm gì chomệt. Anh đã giết ta từ lâu rồi mà. Nói cho anh biết--ta tố cáo hay không, chuyện đó do Thượng Đếđịnh đoạt."
Ngày hôm sau, khi đoàn tù được dẫnra làm khổ dịch thì đoàn bảo vệ khám phá rằngcó kẻ đã đổ đất từ giày mình rađường. Nhà tù được khám xét, con đườnghầm bị khám phá. Viên quản đốc nhà tù đếncật vấn tất cả tù nhân để truy tìm thủphạm. Không ai chịu chỉ. Kẻ biết thì không chịuphản bội Mikar Semyonich, sợ rằng nói ra thì anh ta sẽbị một trận đòn thập tử nhất sanh.
Sau cùng viên quản đốc quay vềAksionov, một người mà ông từ lâu biết là côngchánh: 'Ông là một người trung thực, vậy ông hãynói, trước mặt Thượng Đế, cho tôi biếtai đã đào con đường hầm đó?'
Mikar Semyonich đứng như là không có chuyệngì liên quan đến mình, nhìn viên quản đốc rồilơ là nhìn Aksionov. Môi và tay Aksionov run rẩy, thời giantrôi qua thiệt lâu mà ông cũng không thốt ra đượclời nào. Ông suy nghĩ. Tại sao mình phải bảo vệcái thằng đã phá nát cuộc đời mình chớ?Để cho hắn ta nếm mùi những gì mà mình đã chịuđựng. Nhưng mà không được. Nếu nói ra biếtđâu hắn sẽ bị tra khảo chí mạng, nếumình đoán sai về hắn thì sao chớ? Mình có lợi lộc gì đâu?
'Ông già ơi," viên quản đốc hốithúc, "nói sự thậtđi: ai đào vậy?'
Aksionov đảo mắt qua Mikar Semyonich, nói:' Thưa ông tôi không thể nói được, ThượngĐế không cho tôi nói. Ông hành hạ tôi cách gì cũngđược, tôi chịu hết.'
Viên quản đốc làm tất cả mọicách Aksionov cũng không chịu nói gì thêm, câu chuyệnđược bỏ qua.
Đêm đến, khi Aksionov nằm trêngiường, vừa thiu thiu ngủ, có ai đó nhè nhẹtiến tới, ngồi trên mép giường. Ông nhướngmắt nhìn trong bóng đêm thấy là Mikar Semyonich.
'Còn muốn gì nữa đây?' Aksionov hỏi.'Anh đến đây làm gì chớ?'
Mikar Semyonich im lặng.
Aksionov ngồi dậy: "Anh muốn gì?Đi đi không thôi tôi kêu cảnh vệ đó!"
Mikar Semyonich cúi xuống gần Aksionov, thìthào, "Ivan Dmitrich, hãy tha thứ cho tôi nhe ông!"
'Chuyện gì?' Aksionov hỏi.
'Chính tôi là cái thằng đã giết ngườiphú thương kia rồi dấu con dao vào gói hành lý củaông. Tôi đã định giết ông luôn nhưng mà nghe có tiếngđộng bên ngoài nên tôi luồn con dao vào gói đồ củaông rồi chuồn êm qua cửa sổ."
Aksionov im lặng, không biết nói gì. MikarSemyonich tuột xuống khỏi giường, quỳdưới đất. "Ông Ivan Dmitrich ơi, xin ông hãytha lỗi cho tôi nhe!. Xin hãy vì tình thương của ThượngĐế mà tha thứ tội tình của tôi. Tôi sẽ thú tộirằng mình là kẻ giết người phú thươngkia để ông được tha trở về với giađình."
'Nói thì dễ lắm," Aksionov nói, "Nhưng ta đã chịu khổgiùm anh trong suốt hai mươi sáu năm qua rồi. Ta còncó chỗ nào đâu nữa mà về? Về đâu bây giờ?...Vợ ta đã qua đời, con cái ta đã quên cha chúng từlâu. Còn chỗ nào nương thân đâu mà về?"
Mikar Semyonich không đứng dậy, anh tađập đầu xuống đất kêu van: "ÔngIvan Dimitrich ơi, xin hãy thứ tha cho tôi. Thà rằng đểhọ tra khảo tôi bằng dùi bằng gậy còn ít đauđớn hơn khi thấy ông như thế này... Vậymà ông vẫn thương hại tôi, vẫn không tố cáotôi. Xin hãy nhân danh Chúa, tha thứ cho tôi đi nhé, tha thứcho một kẻ cùn căn mạt kiếp không ra gì." Rồianh ta nức nở khóc.
Khi nghe MikarSemyonich khóc, Aksionov cũng khóc theo.
Ông nói: "Thượng Đế sẽ thứtha cho anh thôi. Ta có thể còn tệ hơn anh cả trămcả ngàn lần nữa là khác." Khi nói ra đượcnhững lời này, lòng ông cảm thấy nhẹ nhàng,thơ thới, sự mong mỏi trở về với giađình bỗng nhiên tiêu tan mất. Ông không còn ước aorời khỏi nhà tù nữa, chỉ mong sao cho mau đếnngày được giải thoát khỏi chốn trần ai.
Nhờ câu chuyện bữa đó, MikarSemyonich đi thú tội mình, nhưng khi lịnh bạch hóađến trại giam thì ông già Aksionov đã thành ngườithiên cổ.
NguyễnVăn Sâm dịch (theo bảntiếng Anh)