Khói thuốc cả

Truyện ngắn làbài viết ít sự thực
kế đó làhồi ký, trên cùng là bài viết  vềlịch sử.
Sự thực làmnguồn cho truyện ngắn,
bị bóp méo ítnhiều trong hồi ký,
được đàoxới, phân tích, giải thích
trong các bài vềlịch sử.... NVS.

biểuđừng:  Muốn hôn em mà em cứ bảođừng. Đến bây giờ thì haiđứa đã trở thànhngười dưng mất rồi...

1. Lờithầm thì của cậu học tròtrường con trai.

Kểtừ 1946 vùng Chợ Đệm quê ngoại cưu mang giađình chúng tôi không còn yên lành chút nào nữa. Mấylò gạch bự xộn, những ruộnglúa minh mông, chục đám mía Tây ngon ngọt, consông rộng bát ngát... của vùng nhà quêmột thời hiền hòa nầy bị tôi bỏlại. Chiến tranh khiến cha mẹ tôi kéo bầy con lếchthếch bốn đứa từ chỗ nầy qua chỗkhác một năm vài ba bận đi lần về Sàigònlánh nạn. Chợ Đệm-Sàigòn,khoảng cách nay chỉ bằng một chuyến xebuýt ngoại thành sao mà ngàytrước thấy muôn trùng vờivợi. Tôi xẹt vô trường nầy chừng nămba tháng, ghé vô trường kia một vài tuần.Cái hay ho của thời đó là tớiđâu cũng có trường cho con nít họckhông bị đòi hỏi chứng minh giấytờ gì. Không có khai sanh h?Cứ khai danh dự, khai sanh hay Giấy ThếVì Khai Sanh đưa cho trường sau cũngđược. Dễ vô dễ ra nên ba tôi cho mấy connhập học trường nầy trườngnọ tự nhiên, không thắc mắc. Tuổitrẻ dễ nhớ, vậy mà  chưa kịp nhẵn mặthết mấy đứa cùng lớp thì đã bị lôi tuộtqua trường khác. Nhớ đầu tiên là cái trườngchỉ ọp ẹp có ba lớp, nguyên là căn nhà rộngcủa vợ thầy Ba y tá chích dạo trong xóm theo toa BácSĩ được ngăn phòng.  Cô Ba mở rađể giúp cha mẹ học trò cầm chưn mấyđứa nhỏ khỏi lang thang lâu ngày do không thểđi học hơi xa. Trường nghèo, băng ghếcái nầy xọ cái kia đóng bằng đủthứ cây của người thợ vụngvề, nhám ồ và dăm nhỏ thườngđâm vô tay học trò nhiều khi làm độc,thành m.

Năm đólúc tôi học lớp Tư (lớp 2 ngày nay), không nhớgì nhiều, chỉ nhớ là học được chừngnon hai tháng thì thằng bán cà lem cục trước cửatrường vô học chung lớp. Nó ngồi cùng bàn vớitôi, tên nó hơi lạ nên tới giờ vẫn còn nhớ:Trần Doãn Nhàn. Chúng bạn cùng lớp chưa ý thức vềsự tôn trọng người khác nên cứ kêu Nhàn bằngcái biệt danh ‘thằng bán cà lem cục’, nóichuyện về nó thường ra dấuvới nhau bắt chước cửchỉ hai tay nó lẹ làng đè cắt cụccà lem và rút cái tăm tre ghim vô trao chongười mua một cách điệu nghệ. Nhànhọc giỏi vô cùng, bỏ xa các bạn vô trước.Tôi nhớ là mình từng làm anh hùng can thiệp để cứubạn bớt bị chế ngạo hay ăn hiếp. Vốnlà dân lội ruộng từ nhỏ, lớn con hơn mấyđứa dân thành thị, lại là tay lăn chai nên tôi bovệ nó hữu hiệu. Nó có vcảm động lắm, tâm sự về gia đình vớitôi nhiều điều. Tôi có rộng thờigiờ thắc mắc ngó cái miệngbự xộn của nó với cặp môi vnhtròn vì phải rao bán cà lem lâu ngày khicòn quá nhỏ.

Rồi ba tôixách con tạt qua học trường mới. Đi mà tôi vẫnnhớ dai dẵng cái thằng có tên Trần Doãn Nhàn. Tiếclà dòng đời vô tình đẩy con người ta đivào nhiều lối, từ đó đến giờ tôi vẫnmang trong trí cái tên đó nhưng chưa bao giờ gặplại hay nghe tin về người bạn từng cùngngồi chung một băng ghế lỏng chỏng ngàychiến tranh xa xưa.

Trườngmới tên chánh thức là gì không còn nhớ, hình như là TrườngNgã Sáu Sàigòn, nhưng cha mẹ học trò đềukêu là trường Hãng Đinh. Tên nầy có là do trườngdùng dãy nhà của cái hãng sản xuất đinh của aiđó bị Tây tịch thâu. Ở trường Hãng Đinhtôi quen với thằng Cu.Sau nầy còn gặp nó ở Mỹ, nói chuyện xưa râmran khiến cho nhiều lần người trong nhà chếngạo ‘Tám’ quá, coi chừng tăng hormone nữ.Trường nầy có thằng Phơi và chị nó họccùng lớp. Hai chị em học giỏi tất cả cácmôn. Tôi mắc cở thầm khi thấy mình thua họ cảmột trời một vực.  Lúc nhỏ cũng có lúcchơi chung, tiếc là lớn lên gặp lại không còn thânthiết cũ. Chỉ chào nhau, nói chuyện ngày xưanăm ba phút rồi mạnh ai nấy đi, lòngcảm thy có gìhụt hẫng vìnhững trao đổi nhạt phèo mà mìnhtưởng rằng srất sinh thú. Chắc thời gian làm mờ ký ứctrong khi thực tế chiếm chỗ trong trí ta bằng nhữnglo âu tính toán cho hiện tại và tương lai khiến conngười lơ là với hình bóng cũ.

Năm sau thì qua trường Nguyễn Tri Phương, nay trườnglớn lên sau hơn nửa thế kỷ, khang trang hơnvà mang một cái tên mới lạ hoắc và đầy máu lửa.Lúc mới thành lập, trường còn cả khu đấttrống phía sau, chúng tôi làm sân đá banh bằng lá chuốicột lại tuy đau chưn nhưng cũng hào hứngtận mây xanh. Điều đáng nhớ là toàn khu nầynhà cửa thơ thớt, chiều tan trường nếulơ mơ về trễ là bị bạn bè nhát ma, có lầntôi bị hù chụp, đã chạy vắt giò lên cổ, vềtới nhà mặt xanh như tàu lá chuối. Lớp Ba củatôi có anh Thạnh là đặc biệt. Kêu bằng anh vì Thạnhlớn hơn tụi cùng lớp chúng tôi ít nhứt là 4 tuổivà là người rất chững chạc.Không biết cha mẹ anh làm giấy tờ sao đó mà anh họccùng với lũ nhỏ chúng tôi. Thạnh có tài đá cầuvycá mỗi mạng cả ngàn cái, chúng tôi đứa nàocũng mê mn theo coi anh đá lầnlần tới nhà mỗi khi tan học. Thạnh dườngnhư cưới vợ một hai năm sau đó khi chúngbạn còn đương học lớp Nhứt (Lớp 5ngày nay). Tôi nhớ có lầnsau nầy nghĩa là 2, 3 năm sau ngày thi Tiểu học, tôitò mò ghé lại tiệm may của Thạnh lúc anh đã có con2 tuổi. Tôi nhắc lại chuyện cũ, anh lơ lãngnhư nghe chuyện của ai đâu, anh trởthành kẻ ngoại cuộc, đã quên hết quên cả cái tài đá cầu củamình ngày trước.  Vì bận bịu mưu sinhcon người bị biến đổi tớinhư vậy sao?

Rồi tôi quatrường Trương Minh Ký trên đườngGalléini (nay là trường Nguyễn Thái Học trênđường Trần Hưng Đạo) lớp Nhìtôi học có thằng Thức Georges vớitên Tây đáng nhớ, thằng BửuĐăng ưa khoe rằng mình là chú vuaBảo Đại. Lớp Nhứt có hai thằng bạnnhỏ con, mặt mày như tiểu thơ các bạnthường chọc là con gái cha mẹ đặtlộn tên rồi cho đi học lộn trường. Trờixui đất khiến tôi gặp lại mộtđứa cùng chung lớp ở trường Petrus Ký. Saunầy ở hải ngoại nó mạnh khỏe, lớncon, lừng danh là người biết nhiều về chuyệnmôi trường, đất đai dòng nước nhiễmđộc.... Còn thằng tiểu thơ kia, tên cúngcơm là Lê Huyền Trang, con của ông chủ tiệmvàng Lê Văn Sự ở đườngQuai de Belgique mà tụi nhóc chúng tôithường hát chọc: Thằng Lê HuyềnTrang, Là ông Tam Tạng,  Cha nó bán vàng, mànó lang thang. Nghe chọc, nó cung tayrượt tụi tui chạy có cờ.Rượt thì rượt, chọc thìvẫn chọc, lớp chúng tôi năm đónổi tiếng là lộn xộn trong giờ rachơi nhứt trường. Tôi gặp Tranglần cuối khi nó là Trung Úy nhảy dù,bị đạn thù xuyên bụng tại chiếntrường đương trong thời giannghỉ phép dưỡng thương.

Năm đócó cuộc di cư từ Bắc vô Nam theo hiệp địnhGenève. Đậu được vô Petrus Kýnhưng chưa tựu trường, tôi lợi dụng lúcnghHè rbạn lơn tơn vô thăm trường cũ, nơitôi theo học gần hai năm, thời gian lâunhứt trong đời làm học tròTiểu học. Ngôi trường có cái sân rộngmà tụi chúng tôi hằng ngày xếp hàng trước lớpdự chào cờ và nghe ông Hiệu Trưởng Phác giảngdạy luân lý năm ba phút về những cách cư xử củahọc trò khi ra đường cũng như lúcở nhà. Trường đặc biệt cóba tác giả cuốn sách Khoa Học Quan Sátlừng danh: Huỳnh Văn Đó, NguyếnHữu Thông, Tăng Văn Chương mà họctrò đứa nào được học vớibất cứ thầy nào cũng lấy làmhãnh diện.

Sântrường bây giờ la liệt đó đây là nhữngtúp liều, những lu vại, bếp núc. Quần áotreo, giắt lủnglngkhắp nơi cả trên lan can và trên cácnhánh cây trứng cá. Một số bàn ghếđã bị khiêng ra làm chỗ ngủ hay đã bị chẻra làm cichụm bếp. Tôi ngạc nhiên trong đau xót khithấy sân trường mình hoang tàn mộtcách thảm hại. Lác đác cónhững bếp lò làm bằng ba cụcgạch như là được cạy xớilên ở đâu đó. Trên lò thườngcó nồi niêu soong chảo đen đúa khóiám, nhiều lò lửa còn đươngcháy, củi tàn ngã cả ra ngoài. Kế bênthường là bãi nước lầycủa chỗ làm cá thịt và giặcgỵa...

Tôi tò mò nhìnnhững bà cụ dân quê đặc, tóc chảithành lọn dài, quấn bằng tấm vảithâm, cuốn vòng trên đầu. Điều khiếncho tôi và thằng bạn lối xóm đi chung tòmò là các bà đều có răngđen, mặc áo thâm với hai vạt dài, cái ruộttượng luôn luôn quấn ngang bụng, nói chuyệnbằng giọng mà cố gắng lắm chúngtôi mới hiểu lõmbõm.

Cótiếng trẻ coi rượt đuổi ca hát.Thằng Thôn bạn cùng xóm,đi chung, thách tôi lập lại coi các béhát gì. Lấy hết trí thông minhđương có, tôi lập lại khi kết nối vớihình ảnh người Chà Vàđương đội mâm bán bánh rếbánh cay cũng mới bước vô cửatrường: Ông Tây đen nằm trong cáibồ. Đánh cái rắm thành bánh gatô... Ông Tây đen nằm trong cái bồ. Đánhcái rắm thành bánh ga tô... 

Thằngtrời đánh Thôn, đập lên vai tôi mộtcái đau điếng chỉ một bé gáichừng bốn năm tuổi coi mũmmĩmdễ thương nói theo kiểu dân chợbúa:

 ‘Thưởngcho mầy con nhỏ bốn năm tuổi đó,đem về nuôi một trăm tạ gạo nữalà vừa. Taochịu con chị, nó chừng mườituổi trổ mã tới nơi’.

Tôimắc cở lãng mắt ra khỏiđám con gái hát hò, hướng vềphía đám con trai đương hátbằng một điệu mà tôi chưatừng nghe:

Dướitrời kỳ quái sao cùng/ Chân đâu cònvết ở trong đá này/Ví đem sắctướng tin đây/ Như Lai chưa dễ thấyngay được ngài.

Tụinhỏ vừa hát vừa ịn chưn mìnhtrên mấy dấu chưn có sẵn trên nềnđất ẩm. Chúng  kéo nhau rồng rắnđi một vòng rồi hát tiếp, rồilại ịn chưn:

Bểoan lai láng trên đời/ Xưa nay ai vớthết người trầm luân/Mong cho ngọn nướcchảy lần/ Lòng mê ta rửa dần dầntỉnh ra.

Tròchơi kéo dài. Tôi đứng vnhtai nghe, chíp trong bụng mấycâu hát chưa từng nghe trong Nam. Thằng Thôntrố mắt ra ngó. Cái miệng nótròn vo.  Độ chừng mười lămphút, thằng nầy đố tôi là nếu tôithuộc hai bài đó thì nó bao tôi điđổ xí ngầu ăn bò vò viên trênđường Hamelin bên hông trường... Haibài hát vì vậy in vô trí tôi để saunầy tôi được cái cơ duyên nóichuyện với Ngoạn Nguyệt dễ dàngvà ôm em thiệt lâu trong tình thương mến...

2. Lờithì thầm của một học sinh trườngcon gái.

Bà Nộitôi là con một vị túc nho đã đTú Tài trong kỳ thi Hương ngày trước.Nội thấm nhuần nhiều điều thuộcvề Nho giáo và thuộc nằm lòng lắmbài thơ Nôm mà Nội nói không sách quốcngữ nào có. Lúc nhỏ nhà tôiở khu buôn bán Phố hàng Buồm, cũngthuộc hàng khá gi.Trẻ con trong phố  thường xuống vệđường ca hát ngông nghênh chọc ông Tâyđen bán bánh. Nghe mãi nên tôi nhập tâmlắm bài kỳ hoặc mà nếu Nộinghe cháu gái u ơ thế nào cũngmắng. Chẳng hạn như bài ông Tâyđen nằm trong cái bồ... nhưng màthôi không dám kể tiếp đâu.

Lúc tôinăm tuổi, theo gia đình vào Nam, mấytháng đầu tạm cư trong một ngôitrường sau này tôi mới biết làtrường Trương Minh Ký, cũng là tênmột nhà văn miền Nam như trường tôihọc những năm đầu tiên ở MiềnNam. Mẹ dặn không nên bước ra khỏi cng,nhưng thỉnh thoảng tôi cũng  ren rén theomột người lớn nào đó rangoài ngắm nghía mấy chiếc tàuđiện chạy qua mà trên đầu nẹtlửa thật đáng ngạc nhiên.

Khôngnhớ gì nhiều về thời gian ởđây ngoài việc mẹ bảo chăm sóc hai câycà chua bỗng nhiên mọc dại, trổ trái xumxuê cạnh nơi gia đình tôi dùng làm sànnước. Hằng ngày tôi ra ngắm  hai câycà của mình, sờ nắn đểthấy từng trái lớn lên theo thờigian. Và rồi tới lúc mọingười phải dọn đi, trảtrường lại cho học sinh. Tôi thắcmắc không biết phải làm sao với hai câycà. Mẹ bảo cứ để vậy, cóthể ai đấy sẽ hưởng nhữngquả kia... Ngày rời khỏi sântrường tôi khóc hết nước mắtkhi những tên con trai lém lỉnh đã nhổphăng cả hai, vất lăn lóc và dmnát những quả tròn mịn, bóngnhẩy mới lớn bằng ngón chân màtôi từng nâng niu.

Nhà mớichúng tôi ở khu Tân Định, trênđường Paul Blanchy, tôi học Tiểu họcở trường Huỳnh Tịnh Của, chịNgoạn Thư học tiếp trường TrưngVương.

Năm tôihọc lớp Nhất thì chị Thư cho theocác chị đi bán báo Xuân ở mấytrường con giai. Các bà ý ngại nêncần người theo cho đỡ sợ.

Lầnđấy, năm 1959, kể cả tôi là nămngười, chúng tôi đi bán  ởtrường Chu Văn An. Chẳng nhớtrường tọa lạc nơi nào, cácbà ấy bảo đi đâu thì mình điđấy. Vào một lớp nọ, hìnhnhư là Đệ Nhất B6, chị Ngoạn Thưlí nhí xin phép giáo sư cho các em bánbáo. Thầy Ngà, sau nầy tôi mới biếttên thầy, đặt viên phấn lên bàn, lui ngồivào ghế, nhìn chúng tôi. Các chị quíuchân. Tôi rất tự nhiên, khuân cả hai chồngbáo to kềnh vào. Có anh kia đứng lênxin phép thầy cho phụ với các cô. Đượcphép thy và khôngđợi chúng tôi đồng ý, anh đemphát cho mỗi người một quyển nóilà các bạn xem trong năm phút, thấythích thì giả tiền, không thích thìgiả báo lại. Lần đấy chúng tôibán quá hơn mình mong đợi nhiều.Lớp ấy tiêu thụ bằng cả ba bốnlớp cộng lại.

Bán xong,khi thấy bọn nữ sinh chúng tôi phải khuânvác nặng xuống cầu thang có anh kia xin xungphong ra giúp. Khi đi gần tôi anh ấy nói,giọng Nam:

Nữsinh Trưng Vương sao bé bằng cáikẹo thế này?

Cácbà ý quay lại ngó tôi cười trêu. Tôiđáp tự nhiên:

Em chưaphải là nữ sinh Trưng Vương. Em làhọc sinh trường Tiểu học HuỳnhTịnh Của, Tân Định.

ChịNgoạn Thư đi cạnh anh nhanh nhukhi nãy. Sau này tôi mới biết anh tên Cần,Lê Mộng Cần. Anh chị quen nhau từ đấy.Những lần đầu tiên đến nhàchúng tôi, anh Cần thường đi vớianh Sảnh, người đã nói tôi bénhư cái kẹo. Thân thiết tôi xem hai anh nhưngười thân trong gia đình. Tiếc là anhCần năm sau phải đi du học Nhật Bản,bỏ chị Ngoạn Thư tôi lại nhà chúiđầu vào sách vvới nỗi buồn thâm quần hốc mắtsâu.

3. Khóithuốc cả.

Tôi ratrường được bổ nhậm vềtỉnh ba năm sau mới được chuyểnvề Sàigòn. Trường lớn, nổitiếng học sinh giỏi và ngoan. Dạy môn Triếtdầu không thích vì phải soạn bài thậtcẩn thận. Năm nọ, kỳ thi Tú Tài 2,khóa 1, lớp tôi chỉ có một cậurớt phải thi lại khóa 2. Vài tròđược phép du học cùng nhau tổchức một tối liên hoan có ăn uốngvà khiêu vũ. Được mời, tôitừ chối nhiều lần nhưng các emkhẫn khoản quá nói rằng  Thầyphải tới cho các em vui, thầy trò mìnhbiết bao giờ mới đượcgặp lại. Phải nhận rằng em ấynói hay và tha thiết...

Tiệcthiệt tưng bừng, vui nhộn, sang trọnghơn tôi tưởng. Người tham dựtoàn là học sinh nam nữ trang lứa nhưngsành điệu và chngchạc khác với hình ảnh của cácem lúc còn đi học chỉ mới cáchnay chưa đầy một tháng.

Lúcbắt đầu màn khiêu vũ, tôi bịbắt buộc phải nhảy một bản slow khaimạc. Các em dẫn đến cho tôi một côthật đẹp, trong ánh sáng lờmờ tôi có cảm tưởng là cô ta quenquen. Mùi nước hoa thơm ngát,giọng Bắc ngọt ngào, cô ôm tôi thân thiệnvà xưng em kêu tôi bằng thày.Cô nói mình học Trưng Vương, mớiđỗ Tú Tài 1, ban C.  Cô nói chuyện códuyên, từ chuyện nầy dẫn sang chuyện kia,rằng ngày xưa có người nóimình học Trưng Vương sao mà bé nhưcái kẹo. Tôi cười vui, bớt điphần nào bỡ ngỡ khi khiêu vũtrước mắt bao nhiêu học trò.

Cô nói thàydạy trường PétrusKý mà thày có biết ở Sàgòncó một trường cũng tên có chữKý không. Tôi nói lúc nhỏ tôi học ởđó, còn lạ gì. Cô nói em có kỷniệm ở đấy vì ngày mới dicư vào Nam gia đình tạm trú trongtrường.

Tôinhớ lại lúc mình đi thămtrường cũ bảy tám năm vềtrước. Tôi hát nho nhỏ: Ông Tây đennằm trong cái bồ... rồi ngừnglại vì mắc cở. Ai đờilàm giáo sư, đang khiêu vũ với mộtcô đẹp mà hát bậy. Tôi chuyển sang : Dướitrời kỳ quái sao cùng/ Chân đâu cònvết ở trong đá này.... Tôi bàng hoàngkhi thấy cả hai chúng tôi cùng ngâm nga hết cảhai bài. Tới đây thì tôi tịt, cô bécòn hát thêm vài ba bài nữa rồihỏi sao thầy biết mấy bài ấy. Tôi nóitình cờ thôi. Lúc xưa trước khinhập trường Trung học, tôi đi thămtrường cũ, được nghe trẻ conhát. Cô ta nói có thể là trong số trẻđấy có em.

Nhạc khiêuvũ chấm dứt bài, chuyển sang Tango. Cô tavẫn ôm tôi sát hơn, nói nhỏ:

Ta tiếptục bài này. Rồi ngước lên nhìntôi:  Anh không nhận ra em sao?  Bé Ngoạn Nguyệtđây.  Té ra cô ta đã nhận ra tôi ngay từđầu nhưng không nói ra. Mới có chừngấy năm mà cái kẹo ngày xưađã thành thiếu nữ đươngđộ. Nhớ tới câu nói củathằng Thôn ngày trước, tôi bạo dạn:

NgoạnNguyệt dùng nước hoa gì màhương thơm lạ? Soir de Paris?

Không, Rêved’or.

Giáđừng dùng nước hoa thì hơn, vẫn....sang trọng như thường. Tôi dùng từsang trọng vì không dám dùng từ đangcó trong trí.

Vòng tayđang ôm ngang hông tôi xiết mạnh. Tôi bạo dạnghơn vì hoàn cảnh và bóng tối:

NgoạnNguyệt cho anh hôn lên tóc nha.

Làtình anh em như anh Cần ngày trước haykhác?

Khác.

Anh cóngười yêu chưa?

Đã,nhưng sẽ tính lại sau này.

Thếthì không được.

Chotới khi bản nhạc dứt chúng tôi vềbàn, không nói gì thêm. Từ đấyNgoạn Nguyệt sang ngồi với tôi luôn,chắc cô bé có ý muốn nói gìđấy. Cô nói sang đàng từ chuyệnnầy sang chuyện kia như là đương bốirối...

...Em họcở Trưng Vương sáu năm rồi,Giáo sư em thương kính nhất là bàHồng Điệp, giám thị thì thích bàTừ Nguyên... Trường cho em tinh thần họchỏi nghiêm túc, tình thương bè bạn, nghĩathầy trò. Xin lỗi, đáng lý em gọi anhbằng thày nhưng vì chúng ta đã làanh em trước cho nên em mạn phép xưng hônhư thế.

Sdĩ em nói không là vì em họcđược rằng ở đờiphải biết việc gì quan trọng việc gìkhông. Nói chung  tất cả mọi chuyện rồisẽ tan biến như khói thuốc. Biến thànhkhông. Nhưng cùng lúc đó mọi chuyệncũng quan trọng, nó làm cho con ngườimình trở  nên có giá trị hay tồitệ....

Tôi lấyhết can đmđặt tay mình lên trên bàn tay đẹp củaNgoạn Nguyệt như cho em một điểmmười.

NgoạnNguyệt đckhcho tôi bài thơ em nói là mới họcthuộc khi xem Giai Phẩm Xuân của trường TrungHọc Hoàng Diệu năm nay. Em nói:

Bàithơ buồn quá. Em coi mà như thấy vậnvào đời thanh niên thiếu nữ ngàynay.

Trongtiếng nhạc nhẹ, lẫn với âm thanh ồnào của buổi vui chơi đông người,tôi nuốt từng lời giọng đọcbuồn của em. Như có tiếng nấc nghẹnngào lạc lõng:

 Khi ánh trăng xếp hàng nằm ngủ.
Tôi hỏi rằng mình đứng đợiai đây,
Trời vào Thu, trời lớp lớpmưa bay,
Tôi 16 tôi vào đời con gái,
16 tuổi yêu không ngần ngại,
Người yêu tôi anh thiếu úy khôngquân.

Ngoạn Nguyệt cần lyrượu chát của tôi san nửa qua cáily không trên bàn, đọc tiếp:

.......Tôi đứng nơi nầy trôngngóng trời Tây,
Để thầm nhủ ngườiyêu tôi ở đó…

…Có người yêu thời chiếntranh thật khổ.
Lúc gần nhau ngắn ngủi làm sao,
Lúc giã từ cũng không kịp hôn nhau,’
tôi đã khóc sợ người yêuvào lịch sử,’

…Trời có buồn đâu sao trời ủr,
Mây có buồn đâu sao mây rũ khăntang,
Trời vào thu trời tiếcthương chàng,
Tôi 19 tôi vào đời quả phụ..

Tôinói mà như nói với mình:
Thờichiến mọi người đều có haysẽ có những đau buồn. Ngườiđi đối diện với chết chóc,người ở nhà chìm ngập trong lo âuhay chờ đợi cái tang nát ruộtxé gan.

Lơđãng nhìn những hạt khóiđược rọi sáng thành nhữnglàn khói mỏng khi ánh đènlướt qua, Ngoạn Nguyệt nói trong tiếngthở dài:

Khóithuốc cả.

4. Thơbuồn không địa chỉ.

Hai năm saumột chiều gần lễ Noel, một bứcthư màu xám được ai đóđem tới trường cho tôi, không địachỉ người gởi nhưng nhìn cáchtrình bầy và chữ viết ngoài phongbì tôi run run linh cảm có tin gì đó khônglành từ Ngoạn Nguyệt. Thơ rấtđặc biệt khiến nửa thế kỷqua như vẫn còn hiện hiện trướcmắt:

Sàigòn, ngày buồn khôngnước mắt 1970
Anh S.
‘Tôi mười chín tôi vàođời quả phụ.’
Khói thuốc cả.
Em: NN.

Từđó đến nay tôi không được tintức gì của Ngoạn Nguyệt. Biếtmình vô lý, nhưng mỗi lần nhớ vềthời trai trẻ tôi đều thầm van váingười em gái Trưng Vương thông minhvà dễ thương đó không có thânphận của khói thuốc dầu cuộcđời đã vốn dĩ phù du màlại luôn tác quái lên mọi người. Chẳngchừa một ai. Van vái chỉ vì thươngcảm và sự yếu lòng. Khói thuốcnào rồi chẳng biến tiêu? Câu than của emđã ảnh hưởng nhiều trên hànhtrạng của tôi cũng như đãhướng dẫn nhiều phản ứngtrước cuộc đời. Em có biếtkhông Ngoạn Nguyệt?