Quê hương mình

Họđã  ngã rạp trong chốn ma thiêng nướcđộc

đểlót đường cho con cháu đi tới..  

(Bình NguyênLộc)

 

Ngồichễm chệ trên cái mui ghe cá dềnh dàng nhứt, nổibật lên trong đám ghe đậu san sát ngoài sau lưng dãyvựa cá, thằng Đực khoái trá, đánh đòngđưa hai chưn, mặt vát hất ngó trời ngóđất. Bên kia sông lèo tèo mấy cái xuồng nhỏcủa những gia đình ở dựa mé, sắm sẵnđể đi chợ mà khỏi phải cuốc bộqua cầu, đậu ơ hờ, rập rình theo sóng. Ốngkhói hãng thuốc Bastoz bữa nay theo lệ thường hàngtuần phun khói từng bựng, đen kịt. ThằngĐực đánh vần hàng chữ đập vô mắtnó mỗi lần ngó qua bên kia sông: Manufacture des tabacsIndochinoise. Maison fondée en 1887. Chữ đắp nổiđược trình bày trong một cái vòng tròn thiệtbự có chữ ký tên J. Bastoz ở chính giữa. Mọibữa giờ này thầy thợ trong hãng túa ra vềđặt nghẹt một khúc đường, nón látủa ra mọi ngả, tràn vô mấy đườnghẻm gần đó. Mấy thầy cai kha khá hơn, đilàm bằng xe máy, vác xe lên cầu, bước từngbực thang để khỏi đạp mộtđỗi đường dốc dài. Lần nào thằngĐực ngó cảnh người cõng xe cũng bắttức cười. Bữa nay Chủ Nhựt, khung cảnhmất đi sự vui nhộn thường ngày. Buồnthiu. Phía dốc ngã đi về cầu Rạch Bần,một chiếc xe-cá chở đầy nhóc ván, con ngựakéo hổn ha hổn hển nhưng cũng không nhúc nhíchđược nhiều. Trên cầu, bộ hành qua lạithưa thớt, vội vã. Mấy cây trụ đèn trên lancan cầu vượt lên trên nền trời trong, sừngsững như cột chống trời. Ban trưa cảnhtượng chìm trong không khí im lìm, hoạt cảnh xêdịch thật chậm chạp, chỉ có cảnh tụibạn đương lặn hụp, rượt bắtngoài giữa sông là coi mòi hấp dẫn. ThằngĐực nghĩ bụng: Chưa cần. Ngồi chơimột chút đã rồi tính sau.

Gió trưa thổi như muốn lộtbỏ lớp hơi nóng hừng hực dán lên mình mẩy nónãy giờ. Mát rượi, sướng rơn, nó lim dimmắt, gõ nhịp đùng đùng vô mui ghe, tán thưởngnhịp song lang thiệt ngọt phát ra từ cái máy hát trongkhoan đương mê hoặc thiên hạ bằng sáu câuvọng cổ 'Đắc Kỷ thọ hình' mùi rệu.Nhớ trực lại ghe cá họ ghét cay ghét đắngchuyện dộng rầm rầm trên ghe, sợ cá giựtmình quẩy mạnh sẽ bị hao hớt, nó lật đậtsửa bộ lại tề chỉnh rồi lấm lalấm lét liếc xéo về phía mũi, nhóng chừng coi cóai lên tiếng lên tăm gì không. Được một đỗihơi lâu, thấy bộ chừng đâu vô đó, nóvững bụng vảnh tai thưởng thức trạngthái vừa sợ sợ vừa khoái khoái của mộtđứa nhỏ làm điều cấm kỵ mà khôngbị quở trách rầy la. Một cơn gió thổiphất tạt hơi cá sình đằng sau tới. Nó daylại. Cá phơi nhiều vô kể, con nào con nấybụng trắng hếu, ngay đơ, nằm chấtchồng xếp lớp lên nhau, kín mít gần hết mui. Cha!cá ghe nầy chết bộn ha, hôm qua đâu có dữ tợnnhư vầy nè. Ham lời chở cho cố, đầynhóc hầm, cá ngộp hao hớt bộn bàng, vậy màvẫn cứ chùm nhum trong đó nghe đờn caxướng hát như thường. Nhà giàu khoái thiệt,của lượm mót thôi cũng thấy mê, bằng cảgia tài người ta chớ ít ỏi gì sao? Nhưng trí thằngĐực không định được lâu để lýluận so đo vòng vo. Nó bốc lên một con, lậtngược lật xuôi, ngắm nghía xăm xoi, như từtrước tới giờ chưa từng thấy con cá nàolạ lùng như vậy. Cá chắc đâu đãđược liệng lên mui từ hai ba bữatrước, mình đã hơi khô khô, vảy lưng đãcong queo, vảy khúc đuôi cuốn kèn cứng ngắc. Nóấn ấn lên mình con cá. Thịt lưng hơi xốpxốp, còn bệu, nhưng chắc chắn sẽ thành khôkhi phơi đủ nắng. Coi bậy bạ vậychớ tiền là tiền. Nhưng mà bây giờ thì khóchịu quá, thúi còn hơn cứt. Thum thủm cái mùi ôngTrịn mỗi lần ông ta mở cái chén úp ở chỗmổ làm độc dưới be sườn non --để gợi lòng thương thiên hạ. ThằngĐực nhăn mặt khịt khịt mấy cái nhưđể tống lôi tống khứ mùi hôi thúi lẩnquất trong lỗ mũi, cái mùi cá có thiệt trướcmặt và cái mùi ông Trịn liên tưởng. Cũng khôngăn thua gì ráo trọi, còn nghe khổ lỗ mũi lắm,như thịt thúi, tanh ói thiếu điều muốnmửa.  phải rồi, mùithằng chõng chết trôi, giống hịt mùi thángtrước khi một thằng chỏng tấp vô sợidây neo của chiếc ghe trước mặt. Nó xìnhchương, thịt nở ra thành mập ú, mình mẩyvừa tái mét vừa bầm bầm, hai tay quỳnh ra ngoàisau, mặt ngước cao lên trời đưa cái cổdài thoàng, mấy cục xương cổ nổi cộmlên thấy mà phát ớn. Chén cơm bữa đó bỏmứa luôn, nuốt đâu có vô! Khỉa luôn hai ba bữa saucũng vậy, cứ và vài ba miếng là thấy nhợn,buông đủa ngó mông.

Thằng Đực nín thở nhốmtừ từ về phía sau lái. Nhớ tới ông Trịnchỉ hơi ghê ghê, nhưng nhớ tới thằngchỏng chết trôi thiệt tình nó thấy rỡn tóc gáy,như ai lấy búa thầu quơ quơ trên đầu nêný muốn lội chơi với chúng bạn hay đợitàu kéo chạy ngang nhảy ùm xuống đu trên sợi dâydòng tự nhiên tiêu tán. Ông già bà cả thường nói hoài,tắm sông mà nghĩ tới hay thấy trong trí hiện rahình ảnh thằng chỏng chết trôi, chém chếtcũng gặp xui xẻo, hỏng bị ma da kéo cẳngnhận cho chết chìm làm ma thế chỗ cho nó điđầu thai cũng bị vọp bẻ uốngnước đầy nhóc bụng. Chắc như ba bómột giạ, hỏng trật được. Chuyệnbà Thủy, bà Hỏa mà, đâu có giỡn đâu. Mà cho làngười lớn đặt chuyện hù dọa con nítđi nữa cũng hỏng nên thử, nguy quá.  Thôi nhịn thèm một bữahỏng chết ai. Tắm mà trong bụng đánh-lô-tô thì cósướng ích gì đâu. Nó phát thinh nói thành tiếng, nóimột mình như ông ứng bà hành mấy chữ bà nộinó thường rao ở cửa miệng. 'Cẩn tắc vôưu, cẩn tắc vô ưu.'

Để lòng ham hố của mình thiệttiêu tan, thằng Đực ngồi thẳng lưng lên ngóngang ngó dọc, mấy ngón tay nhịp nhịp lênđầu gối, cố gắng tập trung ý nghĩ vôchuyện khác.

Trên không trời trong vắt, chói chang. Ánhnắng giữa sông phản chiếu long lanh. Từnghơi thở nhẹ của không gian làm nhăn mặttấm kiếng khổng lồ dài ngoằn như conrắn thủy tinh vảy lóng lánh bạc đươnguốn mình tới xa mút mắt.

Ngóng ba đồng bảy đổi, chánchê, nó sửa bộ lại, day mặt hóng mỏ lên bờ.Cảnh chợ trưa buồn hiu. Chán phèo. Thưa thớt.Tan loãng. Bạn hàng chạy nhiều ngườiđương sửa soạn ra về. Cặp mắtthằng Đực ngừng lại trên người ănmày cụt hết hai cẳng, mặt buồn xo, ngồitrên tấm ván thùng sữa có gắn bánh xe lănđương khan cổ van xin khách qua đườngbằng một thứ văn chương bình dân có vầncó điệu, có kinh có kệ, nghe rầu thúi  ruột.

'Lạy ông đi qua lạy bà đi lại,thân con đau ốm tật nguyền. Xin ông bà làm ơn làmphước cho xin đồng xu cắc bạc, con muacơm ăn, tội nghiệp.'

Nó quay đầu thêm một chút nữa. Ôngăn mày gặp mỗi ngày có gì lạ nữa đâu. Dòmcàng lâu càng thấy sợ, thấy buồn chứ đâuhứng thú gì? Bài bản xin xỏ nghe mấy lầnđầu còn hơi lạ lạ, vui vui, nhưng nhàm quárồi, thuộc nằm lòng rồi. Chán chê, thằngĐực rảo mắt lục lọi khắp chỗkiếm chuyện hào hứng hơn. Nó khoái chí khi bắt gặpbộ mặt của thầy phú-lít mũi trâu Năm Mành,điếu thuốc trên môi, đương uể oảiđứng dựa cột đèn, tréo ngoãi chưn,đưa mắt ngó bao quát quang cảnh chợ.Điếu thuốc thơm 'nút chuồn' phong lưucủa thầy mỗi ngày một gói cả chợ này ai màhổng biết? Người sành điệu hút thuốcBastoz / Khách phong lưu hút thuốc nút chuồn (Golden club).Câu thơ quảng cáo mà mấy thằng đánh giày tậptành hút sách thường nghêu ngao hát khi buồn hayđọc lên thiệt lớn để châm chọcthầy Năm - nhảy vô trí nó. Bắt tức cườighê. Ai đời mũi gì mà như mũi lân, vậy mà cònphì phà phì phèo để khói thuốc bay vô mắt rồinhăn nhăn hỉn hỉn, trái chanh đỏ bự,gần bằng nắm tay, sần sùi, đo đỏ trênmặt chạy lên chạy xuống, thấy, ai mà níncười được? Thằng Đựccười trong bụng, để trả thù mấybữa trước thằng chả đã rượt nóchạy thục mạng, chạy thiếu điềutuột quần khi nó cùng với tụi bạn báođộng 'phú lít mũi trâu tới' cho bạn hàngchạy, chạy vuột khỏi tay thầy. Nó còn nhớrõ, bữa đó mặt thầy Năm đỏ gay nhưông già say rượu, thấy mà phát sợ.

Buổi trưa nóng nực thấm mệt,mắt thầy Năm coi tức cười thiệt,nhưng có bộ hiền lành hơn buổi sáng lúc chợđông thầy còn phải thị uy để đuổimấy người bạn hàng tràn ra lấn chiếmlề đường. Nó ngó theo ánh mắt của thầy,ngưng lại ở chỗ một đứa con gái tranglứa nó, đương xắp xắp xếp xếpmấy nhúm ớt tỏi, năm ba cọng hành lá, vài ba tráichanh trên cái tràn nhỏ đậy gá ngỡi vào cái rổ trecạp vành. Con nhỏ mở tròn quây cái miệng, rao lên vàitiếng rời rạc mời mọc hiệp chóttrước khi trút hết xuống rổ ra về hay bánđổ bán tháo vớt vát chút nào hay chút nấy bù gỡbữa chợ ế.  Tiếngrao khàn khàn, rời rạc như than vãn mệt nhọc,buồn như tiếng mèo rượn đực lúcnửa đêm. Nhão nhẹt, lạc lõng, gợi nhớđiệu đờn đám ma đêm tối trờimưa.

Không thấy hứng thú, thêm vô trờicũng đã gần quá ngọ, thằng Đựcđứng dậy nhóng thẳng vô phía đường lênbờ. Thinh không nó lật đật bò lom khom tới saulái, a-thần-phù nhảy cái rột xuống sàn ghe, phóng maunhư vượn chuyền nhánh, chuồn thẳng vềghe mình. Nó chun tọt vô mui từ phía sau lái, kéo cái thùngsữa đựng quần áo dưới gầm bàn ra,xốc xổ kiếm cái quần xà lỏn đen, thayvội thay vàng rồi quơ đại một cái áotrồng vô bất kể ngược ngạo. Đâu đóxong xuôi, thấy coi bộ qua mặt bà nội nóđược, nó ngồi chò hỏ trong khoang dựa cáicửa lách, ngó mông ra ngoài như nãy giờ nó hiền từlắm, ngồi ở nhà học bài. May quá, em nó không haybiết trời đất gì hết, cứ mải mêchơi đánh đũa phía đằng đầu mũi.

Trên bờ, dì Tư đương tránhmấy quày dừa ngổn ngang, cố lựa chỗtrống để đi xuống ghe. Mấy ngườichủ vựa trái cây ngồi trong mát, ngó ra, làm thinh không nóigì. Dì Tư lầm bầm về trời nắng, vềsự lấn chiếm của chủ vựa trong khivẫn quày quả bước. Tấm bửng bắttừ bờ sông xuống cái ghe lu cao lênh khênh ngại ngùngbước. Dì ngừng lại, chuyển giỏ đồqua tay trái, lật cái khăn đội đầu xuốngvai, nhén nhẹ hai ống quần lên, từ từbước từng bước. Tấm đòn dài, oằnxuống rung rinh. Dì ngó xuống sông, chỗ này gầnbờ, vỏ dừa, vỏ mía, rau cải dập thúi thiênhạ đổ dồn ngày này qua ngày khác chất chồngthành ụ, thành đống cao gần bằng bờ,nước kéo đi không kịp nên thiệt khô, thiệtcạn. Trí dì Tư nghĩ thiệt mau về chuyện ôngchủ vựa ngày nào đó sẽ kêu thợ lợp mộtcái mái gie rồi vừng vách, đóng cừ, lót sàn, mởrộng vựa một cách ngon ơ. Con đườngbăng qua dãy vựa mấy năm trước lúc mớiđặt chưn lên đất Sàigòn này, rộng thinh thangvừa đi vừa múa cũng còn dư dật, bây giờthì chật còn hơn nêm cối, đi phải tránh phảiné, bắt mệt! Thiên hạ làm ăn mau khá thiệt,gầy dựng từ từ mà phát lên lúc nào không hay. Nhà mìnhcựa quậy ngày nào đủ đút vô lỗ miệngngày đó. Chốn thành thị yên thân thì yên đó nhưng màkhông thấy hứng thú chút nào. Tạm bợ thìđược, chứ tính kế lâu dài coi bộ khókhăn. Làm đầu tắt mặt tối cốt khỉcũng quờn cốt khỉ. Nghèo cũng hườnnghèo, không biết chừng nào mới dư dả chútđỉnh để dễ thở hơn. Ở đâymười năm rồi, chán thấy mồ, không thấymột ngày vui. Tình đời lạt nhách. Người quenbèo mây tương hội, lịch sự đãi bôi, ù ơví dầu, miệng lưỡi nhiều chơn tình ít. Trôngmong cho giặc giã dứt, trở về quê nhà săn sócmiếng ruộng, vườn mía. Khỏe hơn, khỏilo chạy ăn cầm canh. Khỏi chán ngán lòngngười lạt lẽo.

Con Gái đứng đằng mũi ghe tayvịn cây sào, chưn nhón tới ngóng bóng dáng bà nội.Thoáng thấy dạng dì Tư ló đầu lên từ sau cáighe lu, nó lớn họng réo om xòm bát nhã, giọng con gái trongveo, dễ thương cách gì!

'Nội ơi nội! Nội dìa trễ quá,con đói bụng muốn xỉu luôn.'

Thằng Đực đã lấp ló saulưng em, nói giọng đàn anh, luôn dịp đểkhỏa lấp chuyện trời ơi đất hỡimình làm nãy giờ.

'Gái, mầy đứng xích vô. Coi chừngté chết trôi đó. Bộ mầy muốn làm thằngchỏng hả?' Nó vừa nói vừa  quỳnh hai tay ra phía sau ngửngđầu lên, con mắt trợn dộc, miệng mởtàng hoạt làm bộ tịch thằng chỏng đểdọa.

Con nhỏ bị hù sợ quýnh, lậtđật bước thụt vô khoang, mắt lấm lalấm lét nhưng cũng còn ngoái cổ về phía bànội ở ngoài xa cách hai ba chiếc ghe. Dì Tư sau khibước nhờ nhè nhẹ trên mấy cái ghe thiên hạ, thởhắt ra khi bỏ chưn xuống sàn ghe mình. Thấycặp mắt nheo nheo vì chói nắng của con Gái, dì nóngruột quở thương.

'Bây dang cái đầu trần ra nắngchan-chan, nói hoài không được, cứng đầucứng cổ có bữa nứt đít đó.' Dì rờđầu nó, chắc lưỡi nói giọng ấm hơn.'Đầu nóng hổi, nó biết thì bây chịu nghen,đòn bọng cũng đừng kêu réo tao. Tao xin khôngđược đâu. Như bây biết đó, nó nóngnhư lửa, còn hơn là Trương Phi nữa. Lầnnào đánh con cũng đánh như đánh giặc, đâucó bao giờ biết nới tay!'

Nghe rầy, con Gái mặt xụi lơnhư bánh bao chiều. Thằng Đực tỉnh queo,chế dầu vô lửa bằng một câu em nó nghe khônglọt lổ tai chút nào hết.

'Thuốc cảm 'con cọp cỡingựa' uống chua lè chua lét, mà còn dính ở cần cổsặc muốn nghẹt thở luôn. Cho mầy uốngmột ngày ba gói cho mầy hết dang nắng. Nó làm bộquay mặt chỗ khác nói lẽ theo điệu đãđạp cứt người lớn. 'Lớn rồi, nóihoài mỏi miệng quá, như nước đổ lá môn.'

Con Gái bực mình vênh mỏ bêu xấuđịch thủ.

'Tao có bịnh, tao biệt cửa cho mầyăn ké. Lần nào cũng xin, húp hùm hụp nhưđồ chết đói bảy đời vương.Lại còn ước được bịnh để cócháo thịt bằm ăn mỗi ngày. Hứ! Thứ đồanh dụ ăn của em. Hỏng biết xấu.'

Dì Tư không bằng bụng về lờinói hỗn hào đó, liếc mắt lườm cháu gái.Thằng Đực mắc cỡ sượng trân. Connhỏ chu chu vảnh vảnh cái mỏ lông ben thấy phátgiận cành hông, ước sức muốn xán mộtbộp tay cho thấy ông bà ông vãi. Nhưng nó kịp nghĩlại. Chắc con Gái sùng trong bụng lắm mớiđổ quạu lớn tiếng mầy tao nầynọ. Tốt hơn hết nhịn nhục đểkhỏi đổ bể chuyện tắm sông. Nó nuốtgiận làm lơ, đánh trống lãng bằng cách chàohỏi lăng xăng lích xích rồi nói với dì Tưmột câu mua lòng được ớn.

'Nội coi kìa, con Gái bữa nay coimướt ghê, trổ mã rồi. Có vẻ con gái rồi.Nội thấy nó đẹp hơn mọi bữa không?'

Dì Tư cười xòa. Thằng này nịnhcũng hay. Con nhỏ có khác gì mọi ngày đâu? Tuy vậydì cũng liếc qua cháu gái với một chút xíu hãnhdiện trong lòng. Con Gái mắc cỡ háy anh nó một cái dàisọc rồi tủm tỉm cười.

Dì Tư như một cách giảng hòa,đưa cái giỏ đi chợ cho thằng Đực,đưa mấy gói vụn vặt cho con Gái. Bangười lần lượt bước vô mui. Con Gáiđã quên hết giận hờn, chót cha chót chét với anhnó trong khi nội nó lo bày biện đồ ăn ra mộtcái bàn nhỏ kê sát vách mui, sửa soạn bữa cơmtrưa.

'Con Gái lãnh phần vo gạo nấu cơm,một lon rưởi gạo thôi,' Dì, giọng thiệt vui,sai phái giống như chủ tướng truyềnlịnh. 'Nhớ đậy khạp kín, vo bằngnước đổi cho sạch rồi đổ vôbốn lon nước. Làm vén khéo nhe con, bung thùa đổtháo tội trời lắm đó.' Dì quay lại thằngĐực, tiếp. 'Thằng Đực lãnh phần rửarau, rửa rau bằng nước sông, nước chótmới xài nước ngọt. Coi chừng đó, hụtchưn thì bà Thủy kêu đó, nội già rồi khôngnhảy xuống vớt được đâu.'

Con Gái làm theo lời dặn. Nó lấynồi, lui cui dở khạp gạo quơ tay kiếm cáilon sữa bò, đụng nhằm trái mảng cầu xiêm vàhai trái vú sữa nội nó dú trong đó, nó rờ rờ bópbóp nhưng thấy còn sống nên không nói gì. ThằngĐực cũng làm theo lời nội dặn nhưng nócười hì hì nho nhỏ. Bà nội có tuổi nên lẩmcẩm, sợ bóng sợ gió mất công vô ích, chẳng khácnào lo bò trắng răng. Mình còn dám leo lên chót vót cộtđèn trên cầu nhảy xuống, huống hồ...Trọng cải rồi chứ bộ nhỏ nhít gì nữasao! Có chuyện gì thì chỉ cần sải hai sải lànắm được be liền. Dể ợt! Nghĩvậy, nhưng nó cũng dạ dạ cho qua chuyện. Nóiqua nói lại cù cưa cù nhầy mất công mà có khi còn lòichành mấy cái tội dàng trời của mình không biếtchừng, hổng tắm sông thì mỗi chiều thứnăm bỏ đi ba đồng bảy đỗi chứkhông ở nhà học bài. Bả nổi giận mét cha thì bàhú.

Nó ngó lên cái chổi lông gà ba nó giắt trênmui, rồi xách gói rau ra ngoài sau lái chổng mông xuống múcnước rửa rửa lặt lặt, chăm chămchú chú như một đứa con gái chánh hiệu.

 

                                                               ***

 

Đương xé bỏ mấy chỗ rauúng, thinh không thằng Đực réo lên thiệt lớn,giọng vui thiệt là vui.

'Nội nè!'

Dì Tư ngước lên ngó cháu. Cái thằng!Tánh như con gái, réo nội ơi nội hỡi tối ngàynhư mình mắc nợ ba bốn đời chưatrả!

'Nội nè, tại sao nhà mình không ở trênđất liền mà ở dưới sông? Mấyđứa bạn nghe mình ở ghe, cười quá mạng.Người ta xài ghe để chở đồ đi bánchứ ai ở dưới ghe năm nầy qua năm khácbao giờ.' Nó ú a ú ớ ngó nội nó một hồi mớirào đón sau. 'Nói nội đừng giận, tụi nó nóinhà mình dị hợm, hổng giống ai. Con hổngbiết nói làm sao nữa!'

Dì Tư ngừng tay đánh vảy con cá, ngócháu một đỗi hèn lâu mới nói thiệt chậm rãi.Giọng không một chút giận hờn nào hết.

'Có nhiều điều mà con nít khôngbiết được đâu con. Người ta nói con nítcon nôi là như vậy đó. Chỉ lo ăn, ngủ thôi,chớ biết cái khỉ gì đâu. Xứ mình sông rạchchằng chịt, xe cộ ít ỏi, đường sálỗ hang, dùng ghe đi đâu cũng tiện. Vàingười, một gia đình, hoặc là làm ăn không khá,hoặc là thời thế đẩy đưa, chỗ làngnước khó ở, dắt díu nhau lên ghe, chất theođủ tam tứ thứ thập vật, từ cái áorách, cái chén bể, tới cái ông lò, chiếc chiếu,nồi niêu chảo đụn, nương theo connước, theo lạch theo ngòi, ngừng lại ởmột voi một vịnh, một xẻo nào đó, lênbờ coi cuộc đất hơi tốt tốt cóthể trồng trọt được thì chặt cây,chầm lá, dựng chòi, cất nhà. Ngoảnh đingoảnh lại không bao lâu khoảnh đấttrước đây dầu cho hoang vắng cách mấycũng thành chỗ có người của mình. Banđầu thì thưa thớt, vài ba gia đình, leo-heomấy cái nhà, độ chừng vài ba năm thì xum-xuê,rộn-rịp, có làng có xã đàng hoàng. Bây biết hông,xứ mình rộng lớn minh mông, đi già đờicũng hổng hết đất mà đâu đâu cũngthấy người là nhờ ghe đó. Đừng cóphụ rãy nó. Ghe là thứ chưn có bùa có phép đểđi trên nước đó con.' Dì Tư ngừng nói,bốc một miếng trầu đã têm sẵn đểdành trong cái hộp thiếc thuốc con mèo, bỏ vômiệng nhai bỏm bẻm rồi tiếp tục. 'Cònchuyện tụi bạn bây nói nầy nói nọ hơisức nào bây để ý. Trối kệ chúng, coi nhưkhông có. Thói thường người ta ở không thì ưabươi móc chuyện thiên hạ. Hễ giống họhay thua họ thì không sao, hễ khác một chút hay hơnhọ thì... ối thôi đủ điều. Nhưng màmỗi người có một hoàn cảnh. Nếu hoàncảnh ai cũng giống ai thì đời đâu còn ngườinghèo người giàu.'

Thằng Đực không bằng bụng bànó xử chìm xuồng về chuyện châm chọc củachúng bạn nhưng nó khoái thiếu điều muốnnhảy dựng lên vì câu ví von của bà. Phải rồi,trong truyện Phong Thần, truyện Tây Du có thiếu gì ôngtiên có phép thần thông, ghe cũng là một thứ thầnthông chứ bộ! Có tài độn thủy cũng chỉđi được một mình mình. Có ghe chởđược nhiều người mà còn đem theođược đồ đạc vật dụng. Nó ngódì Tư rồi tủm tỉm cười tán đồng.

Dì được dịp nói rộng hơný mình.

'Bây nghe chuyện tàm thực của ông bàmình chưa? Sẵn đây tao nói luôn trót thể, bây họcđược chút nào hay chút nấy, để nữa taoquên.' Dì Tư trầm ngâm như nói với riêng mình. 'Ngàyxưa đất nầy của người đàngthổ, dân mình ở ngoài Trung từ từ nhích lần vô,đâu phải đi bộ thôi đâu, phần lớnđi ghe để tới được những chỗkhó khăn, trong hóc, trong xó, trong xẻo, trong gành. Mình tớiở chung ở lộn với họ một thời gian,họ không ưa chung đụng với dân lạ nênbỏ vô sâu hơn, thét rồi làng nước chỗ đóthuộc về người Việt. Đất đainước mình rộng lên từ từ. Đó là chánh sáchtàm thực do dân mình tự ý thực hiện đểmở rộng nước. Công ơn ông bà mình đãlớn, mà công lao của ghe xuồng càng lớn hơn. Bâyđừng khi dễ nó.'

'Vậy người đàng thổ chắcghét người Việt Nam mình lắm phải khôngnội,' con Gái hỏi một câu nghe được ớn.

'Chuyện đó thì đương nhiênrồi. Đất đai của họ thinh không mìnhtới ở, chiếm, làm chủ, chuyện ghétthương làm sao tránh khỏi? Cũng như trong lòng mìnhcảm thấy sao sao đó khó chịu về chuyệnmấy người 'cắc chú' có nhà có cửa, cóđất đai, có xe cộ vẻn-vang trên đấtnước mình. Thí dụ như bây giờ bỗng nhiên mìnhqua Tây, qua Mỹ, ăn nhờ ở đậu trênđất đai của họ năm nầy qua năm khácchắc chắn là họ ngó mình bằng nửa con mắtthôi.... Hai bên ngấm ngầm xung khắc, đụngchạm là cái chắc. Bịnh bài ngoại dân nào cũngchứa trong máu. Mà tao thấy cũng đúng, không trách aiđược!'

'Người ta ghét rồi người ta cóchém giết mình không nội? Lúc ban đầu họ đôngmình ít mà? Mình đánh đâu có lợi.'

'Chắc là có. Quyền lợi mà! Có lúc taonghe chuyện thổ dậy, chặt đầungười mình liệng xuống sông lềnh khênh, tôm càng,cá chốt mập ú, no tròn mà đâu có ai dám ăn.Người ta cũng hỏng dám chài vớt bán nữa,sợ người khác ăn mình bị tội. Lâu lâumấy tay bạt mạng túng tiền làm ẩu đem bán xaxa cũng được nhắm mớ, nhưng mà bịrủa, tội trời lắm! Trở về chuyện thổ dậy, nói cho đúngra, tao cũng không thấy tận mắt. Chắc có lẽở xa. Đâu miệt dưới. Dầu sao đinữa có người chết mới có miền đấtđai trù phú nầy. Mới có sông rạch cho mìnhđậu ghe. Nếu không thì dân mình chùm nhum lại ởngoài kia chật chội ứ hơi chứ đâu có thongthả như bây giờ. Tiên phong lót đường luônluôn thiệt hại nhưng ích lợi cho công cuộcđường dài. Tao nghĩ nếu ông bà mình ngày xưa màngán dao ngán búa thì bây giờ đất mình ướcchừng chỉ bằng cái bụm tay thôi, có khi bị Tàulấy mất tiêu rồi cũng không chừng.'

'Vậy quê mình không phải ở đây saonội?' thằng Đực không muốn nghe vòng vo tamquốc, nó thắc mắc chuyện dính dấp tới mìnhhơn. 

'Tứ xứ ở trên đấtnước nầy, gần thì Sàigòn, Lục Tỉnh, xa thìHà Nội, Hải Phòng, đâu đâu cũng là quêhương mình hết thảy. Có điều chỗ chônnhao cắt rún, chỗ ông bà của dòng họ mình lậpcơ ngơi ban đầu không phải ở đây. Mình làlưu dân, đâu phải chánh gốc ở đất Sàigònnầy.  Người ta gọixách mé 'trai tứ chiếng, gái giang hồ' là vậy đó.Mà thôi! Bỏ qua chuyện đó đi. Quê thiệt củamình có cái tên hơi 'lạ tai' một chút. ChợĐệm.'

Dì Tư tự thưởng mình bằngnụ cười khi đã kiếm được mộtchữ đặc biệt diễn tả quê hương.Lạ tai chớ không phải quê. Dì nhấn mạnh,'Chợ Đệm cũng gần đây chớ không xalắm. Xe cộ bây giờ nếu chạy một mạchchỉ cần một buổi thôi, sớm mơi đi trưađã tới rồi.'

Thinh không dì Tư trầm ngâm ngang. Tên quê nhàlâu không được nghe nhắc, bây giờ lại nghetừ chính miệng mình, gợi trong lòng dì cảm giácbồn chồn xao xuyến. Đường về không xa,nhưng sao bao năm nay đâu dám nghĩ tới! Bà con khôngcòn, người quen phân tán, làng xã khó dàng trời! Nẽovề bị chận nhưng đi về bằng tâmtưởng, bằng trí tưởng tượng vẫn cóđủ sức để sụt sùi lòng. Kỷ niệmxưa, không gian và thời gian cũ chập thành hiệntại trước mặt, bào xé ruột gan, nướcmắt sống chực hờ rớt xuống theo nỗibùi ngùi.

Thằng Đực trong lúc đó vẫncứ ngơ ngơ, đủng đa đủngđỉnh lật qua, lật lại mấy cọng rausà-lách cố rửa mấy hột đất dính ởbẹ lá. Đối với nó, chợ Đệm, chợQuán, chợ Rẫy, chợ Đũi, chợ Gạo haychợ gì đó cũng chỉ là một cái tiếng, cái tênnhư Thị Nghè, Bà Chiểu, Đất Hộ, Dakao, khôngăn nhập gì với nó hết, có lẽ còn thua, còn khônggợi cảm, không êm đềm bằng mấy chữchợ Cầu Ông Lãnh, chợ Cầu Muối  mà nó nghe hằng ngày, sốngở đó, lớn lên ở đó với kỷ niệm vàbạn bè ở đó.

'.....Còn nhớ nhà ông cố bây ở gầnsông, bên kia sông cách nhà chưa dập bã trầu có cái chợnhỏ, mỗi lần tao muốn đi chợ đềuphải kêu xuồng của con Thơm, con bác Hương HàoNgọ, để xin quá giang. Lắm khi phải réo rátbản họng nó mới nghe. Sông không rộng lắm,nhưng hai bên bờ trống trải, lùm buội khôngnhiều, chỉ le-que mấy cây bần thôi. Tiếng kêu nóhuốt đi. Quá giang sướng là khỏi phải chèochống gì hết, thiên hạ đâu có cho! Mình dầu sao cũnglà khách trên xuồng họ. Nhưng lại phải mangơn thiên hạ. Có nhiều bữa con Thơm nó không vui,mình ngồi cũng phải ké-né. Dì nói một câu không ănnhằm gì hết với chủ đề buổi nóichuyện. Ở đời nó vậy đó. Nhờ cậyai thì lúc họ ể mình khó chịu, mình cũng ngạicũng sợ, bởi vậy tao ngán nhờ vả lắm.Cực chẳng đã!'

Tiếng Dì Tư nghe chua chua xót xót như muốn ám chỉ đứacon dâu vắng mặt. Con Gái ngước mặt lên ngó bànội, trù trừ một lúc mới hỏi.

'Như con có giang từ cầu tớitrường phải không nội? Nhiều bữa ông xengựa không muốn rước nói là tụi con xuốnggần quá, ổng bị mất mối.'

'Ừ ! Nói có giang, hay quá giang, gì cũngđược. Bây giờ xe cộ chạy trênđường, trên đất, có chèo chống gì trên sôngđâu mà nói giang, nói hà. Có một điều là bây quá giang xengựa là bây đi một đỗi đường thôi,không đi hết lộ trình. Mà quan trọng là bây có trảtiền. Nói quá giang là mình nói cho nó lịch sự vậy mà.Lời nói không mất tiền mua.'

Con Gái khen lấy khen để.

'Nội cắt nghĩa nghe hay quá. Cũngnhư bữa hỗm nội cắt nghĩa tại sao ghenước họ bán nước ngọt cho mình mà họchỉ rao 'đổi nước không'. Hồitrước con cứ lấy làm lạ, mình có đổi gìvới họ đâu. Mấy tiếng như vậy -chừng nào con lớn lên, con đi học trườnglớn hơn, con mới biết hết phải không nội?'

Dì Tư quậy quậy khứa cá trong cáinồi nước đang đỏ màu máu đểrửa lần chót rồi bỏ vô nồi, bắt lên lò.Củi chẻ nhỏ, khô, bắt lửa nãy giờ, nổlốp bốp văng tàn tùm lum. Mắt dì rưng rưngcảm động. Thằng Đực, con Gái hỏinhiều câu được ớn, coi cũng có đầuóc lắm chứ đâu thua ai. Tụi nó mà còn ở nhà quêchắc nổi bật lên giữa đám con nít trong làng. Mìnhcũng nở mặt nở mày. Ở đây ai cũngnhư ai, anh hùng tứ xứ, chuyện ai nấy lo,hồn ai nấy giữ, giỏi dở gì cũng nhưnhau. Thiệt uổng!

'Ừ! Tiếng mình có nhiều chữmắc mỏ,' dì gật đầu. 'Nhiều ngườinói thì nói vậy chớ không biết trúng trật. Bây càngngày càng lớn, để ý sẽ học đượctừ từ. Mình nói trúng thiên hạ không khi dễ. Cũngnhư ông Trịn đó. Nít nhỏ chọc ông ta tại vìông ta nói chữ trật lất trật lơ. Ai đời'tụi bây ăn ở độc dược với tao,trời đảng mạng tụi bây! hay là 'bà con ănở có nhơn duyên thì Trời Phật độ bà con.'

'Nội nói chuyện ông cố nữa đinội.'

Thằng Đực lên tiếng, nóng ruột vì đề tàiđã đi quá xa. Dì Tư ngó thẳng về trướcmặt nhưng trí không thu nhận ngoại cảnh nào,mơ màng, nói thiệt chậm rãi, sống lại quákhứ qua những điều dì nói, một quá khứthiệt tầm thường, nhưng thời gian khôngthể làm phai mờ.

'Ừ! Thì nhà mình là dân cố cựu nêncũng đủ ăn đủ để, rân rát. Tao cònnhớ nhà mình bự xộn, bốn năm gian, lại còncó mấy lẫm lúa. Tao là con út, mấy anh chị có giađình ra riêng hết. Nhiều người theo vợ, theochồng đi ở xa. Ông cố già rồi. Chừngđộ bảy mươi. Trong nhà có chứa cái hàng, kêulà hậu sự, cái hòm đó, mua hờ để cósẵn, khi lỡ theo ông theo bà khỏi phiền nhiễu concháu. Ông cố bây..... Mà thôi! Nói hoài chuyện xưa thêmrớt nước mắt chứ ích lợi gì.'

Dì kéo khăn chậm nước mắt. ConGái ngó sững nội. Nội nó cười với nó.

'Đâu để coi, lúc lớn ông cốgả tao cho ông nội bây, cũng là người cùngxứ, gia đình không khá giả nhưng là ngườichơn chất làm ăn. Ra riêng, cha mẹ hai đàng chođủ tiền cất nhà cửa, mua sắm ghe cộ.Nội có một cái ghe lớn bộn dùng để đilên tỉnh bổ hàng về bán. Hàng xén ấy mà. Đâu khôngđược bao lâu, gặp năm giặc giã lung tung,đánh nhau long trời lở đất, thiên hạ bịchặt đầu mổ bụng rần rần. Cả nhàrút lên ghe, chèo thả theo sông kiếm chỗ tản cư.Ở chổ kinh Tàu Hủ một đổi. Ở chỗkinh Lò Gốm cũng lâu ớn rồi lần hồimới trôi dạt tới đây. Đổi ghe nhiều lầnkhi túng ngặt để lấy tiền ăn. Cuối cùngmới tới cái ghe nhỏ nầy đó chớ? Bao nhiêunăm rồi!'

Thằng Đực hỏi chuyện tâmtình.

'Rồi nội nhớ nhà không?'

Con Gái cũng nhao nhao.

'Phải rồi! Nội có nhớ nhà,nhớ chỗ nội sống hồi còn nhỏ không?'

'Nói cho cùng mà nghe, xa quê ban đầuphải nhớ, ai mà hỏng vậy? Tao nghe bây đọcnhư con két mẹ 'Chỗ quê hương đẹphơn cả' mà...' Dì trầm ngâm. 'Ban đầu thì cũngnhớ... nhưng năm nầy qua năm nọ, mọichuyện rồi cũng đâu vô đó. Con người taăn theo thuở ở theo thời, ở đó nhớ hoàicòn làm ăn gì được. Tao chỉ buồn là ba bây mọc gốc mọcrễ ở đây. Chỗ nầy nó đã quen nướcquen cái cho nên không dám nghĩ tới chuyện trở vềquê hương xứ sở. Còn bây thì khỏi nói. Nghetới hai tiếng Chợ Đệm lạ quắc lạquơ bây cho là chỗ quê mùa hủ lậu, chó ăn đágà ăn muối, làm sao bây nghĩ tới chuyện về?'

Dì Tư nhích tới chỗ con Gái ngồi,dở nắp nồi, cơm vừa chín tới thơm mùinhựa gạo, đưa đũa bếp xớixới. Tay dì quậy mạnh mẽ, thành thạo, nhưngđể ý mới thấy Dì cố tránh đụngmạnh mấy cái hột vịt luộc ké trong đó. Xongxuôi dì đập lên vành nồi cho mấy hột cơm dínhtrên đũa bếp rớt xuống, đậy nắpnồi, xây xây, lựa chỗ cho nắp vung khít khao vớimiệng nồi để hơi khỏi bay ra.

Con Gái biết ý nội, lấy đôiđũa sắt quậy trong lò, than vụn lọt quavĩ, rớt xuống phía dưới đỏ au. Nó vóitay dụi mấy cây củi đương cháy đỏvô thau nước dơ cạnh đó, rồi chất vôđống củi, tiết kiệm đề xài lầnsau. Dì Tư ngó cháu mỉm cười bằng bụng,đưa tay xấp xấp xếp xếp mọi thứgọn gàng, kéo cửa sổ, hất hết rác rếnxuống sông rồi đứng dậy đi lấy chénđũa. Cử chỉ của dì Tư thiệt tựnhiên, thiệt bình thường nhưng thằng Đựcthấy bà nó cố gắng đè xuống đáy lòngmột thứ tình cảm gì đó mà nó lờ mờ  hiểu rằng đó là nỗibuồn nhớ quê của người xa xứ lâu nămkhông được trở về, giờ đây nghenhắc tới. Nó ngó theo từng cử chỉ của bànội. Mường tượng nghe một tiếngthở ra. Thương bà và cũng phục bà. Bà nói trúngphóc, hổng trật một chút nào hết. Hôm qua đâychứ đâu lâu lắc gì, trong lúc chờ con Gái từtrường Tôn Thọ Tường băng qua đểđi về chung, nó đã tò mò đứng ngó gầnrớt con mắt ba bà nhà quê đương sà xuống muathuốc Nam của mấy người Chàm bày bán trên lềđường. Nó lấy làm lạ về mấyngười Chàm thì ít. Họ nói bằng thứ tiếng líulíu lo lo bổng trầm. Họ bận quần áo màu mè, lòeloẹt thùng thình. Họ đeo cả chục cái vòng ở mỗi cườm tay.Mấy chuyện này mới gặp lần đầu thìlạ. Nhưng bây giờ thì quá thường rồi, quáquen rồi. Cứ vài ba tuần, thì thế nào cũng cónăm bảy người, đàn ông có, đàn bà có, bàythuốc ra bán. Thuốc rễ cây, lá cây khô. Họ còn bàybiện ra trên mấy tờ giấy dầu nhữngsản phẩm đặc biệt của rừng núi,rất thu hút người thành thị như là mậtgấu, nanh heo rừng, gạc nai, củ sâm, răngcọp, lông đuôi voi. Có bận họ còn chưng nguyênmột con khỉ khô, nguyên bộ dạng ngồi chòmhỗm, nhăn răng như khi còn sống, giành ăn khọtkhẹt làm cho người ta bu lại coi đen nghẹt,chật hết lề đường. Hôm qua nó cũnglấn vô để hy vọng được coi con khỉkhô lần nữa. Nhưng không có gì hết. Chỉ thấymấy người đàn bà nhà quê, bận hai ba cái áomột lượt, khi móc tiền ra trả, rụt ràrụt rè vén từ cái lên, tiền ở trong túi cái áo chót.Họ lây quây mở kim tây, lấy từng đồngbạc mới tinh ra, mấy tấm giấy mộtđồng thẳng thớm vừa thơm mùi giấy,vừa thơm mùi long não, họ đếm tớiđếm lui, năm lần bảy lượt mớichịu đưa tiền. Đưa rồi mà họthiếu điều của hỏng  muốn rút tay về.

Nó đứng ngó trân trân cảnhtượng đó, quên mỏi cẳng, quên con Gáiđứng ngoài sau kéo áo nó mấy lần đòi về. Nónhư á khẩu, hồn trí bay bổng lên cung Dao Trì, lênvườn Tây Vương Mẫu, mất hút không cònbiết gì nữa. Lạ quá, phải ngó, phải dòm. Họnhư cha căng chú kiết nào đâu á, không giống aihết. Họ nói chuyện với nhau thì phải biết. Lạlùng về tiếng đã đành mà còn lạ về cách nóinữa! mình ên, chời ơi, xấu như ma móc,ếm-cùm-cum, chèn-đéc-ơi, quỷ thần thiênđịa ơi, giùm làm. Họ rụt rụt rè rè, lơngơ, láo ngáo. Không giống ba nó cười cười nóinói vui vẻ, không giống má nó bận có một cái áo túinăm nầy qua năm khác. Tiền, khi ba nó hỏi, thìđưa liền chứ không tiếc hùi hụi con mắtngó theo hoài. Cũng không giống mấy người bạnhàng ồn ào, sôi nổi, miệng bằng tay, tay bằngmiệng. Không giống mấy chú khiêng hàng, bất kểquân thần trời đất, chạy càn chạylướt, xô đẩy mấy người chậm chânlóng cóng, hễ ai than phiền thì cự nự, chửithề, bậm trợn.

Người ở đây vậy đó. Maulẹ, lanh lợi, dữ dằn, vui vẻ, liếngthoắng. Họ không làm người khác sợ thì thôi,chứ ai mà cà rờ, cà rờ, cà rịch, cà tang, mua cómột mớ thuốc mà tốn hết cả buổitrời, khóm ra khóm róm như sắp bị ăn tươinuốt sống. Chỉ cần gặp một lần thìbiết là nhà quê rồi.

Nó ngửng đầu lên khi trí nóđụng nhằm một thắc mắc không giảiquyết được.

'Nội nè! Bộ mấy người dưới quê hếtthảy đều quê mùa sao nội?'

'Không vậy, nhưng những ngườiở quê không nhiều thì ít đều có những cửchỉ mà người ở chợ cho là nhà quê. Cũng cóngười có ăn có học đến đó chứ.Mấy ông hương chức hội tề, mấy côcậu tiểu thư công tử con chủ điền,chủ lò đường, lò gạch, chủ chợ,chủ ghe đò... Mấy thầy giáo nữa chi? Đâuphải ai cũng cày sâu cuốc bẩm ù ù, cạc cạc,củi lục hết, có người từng đi họctrên tỉnh, thậm chí có người từng lên Sàigònhọc nữa! Nhưng mà sống dưới quê, lâu ngàynhiễm cách ăn nói, quen cử chỉ của ngườichung quanh nên có hơi lạ đối với ngườiở chợ. Bây thấy đó, khác chớ đâu phảiquê, mà cho là quê đi, cũng không có gì xấu hết. Họcoi lẫm rẫm vậy mà xài được ớnchứ hổng chơi đâu. Họ thiệt thà chơnchất, cục mịch nhưng một là một, hai làhai... Nói cho cùng mà nghe, nếu tao còn ở Chợ Đệmtới giờ thì thằng tía bây đã thành nhà quê. Bây là connít nhà quê. Người ta nói là quê rít quê rang, quê từđầu tới đít là vậy đó. Quê ba bốnđời.

Con Gái vỗ tay cười, nói một câuthiệt là lạc quẻ.

'Ha! Ha! Mày là đồ nhà quê.'

Thằng Đực mơ màng, nó như khôngnghe em nó cười ngạo vô lý. Nó thấy mình lớnbộn sau câu chuyện, lên giọng nhận xét tài khôn.

'Như tụi con đây cũng nhà quêphải không nội?'

Tên gì mà thằng Đực, con Gái, mấycái tên đó để kêu ở nhà mới phải, vôtrường phải có tên khác chứ.'

'Thì tao đặt bậy vậy mà. Ba má bâykhông chịu cũng phải chịu. Có sao kêu vậy. Gái,Đực, Bông, Lành, Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Trâu, Bò. Taocũng biết đặt đẹp cho cháu vậy.Huỳnh Hoa, Trí Dũng, Hiền Tâm, Thiên Kim. Nhưng mà tênquê có cái dễ thương riêng của nó. Bây không thấynó đơn giản, mộc mạc thiệt thà đó sao?Tên đẹp mà làm gì, lòng mình đẹp tốt bằng mười...Với lại con nít mà đặt tên đẹp quá ông bàquở, ấm mỏ ác, khóc đêm ọc sữa tốingày ai chịu cho nỗi. Nhờ tao đặt bậyvậy cho nên bây mới sởn sơ mạnh dạn chotới bây giờ. Nêu không, nói bậy mà nghe, biết đâubà hú tụi bây hồi năm rồi. Nhứt là thằngĐực. Đã là con so mà lại xấu háy nên lặc lìalặc lọi năm nầy qua năm khác, hỏng có tao thìbây đã đi đầu thai mấy kiếp rồi.Một tay tao chạy thầy chạy bà, kiếm thuốckiếm thang, chớ mẹ mầy còn nhỏ quá có biếtcái mốc gì đâu?'

Thằng Đực sợ bà nó nhắclại những trận đau ngày xưa của tụi nó.Xáp vô chuyện nầy bả xà quần cầu nửa ngàychưa hết. Nó nói vời sự cảm xúc dào dạttrong lòng.

'Như vậy có nghĩa là quê hay không quê tùythuộc chỗ mình ở. Mà quê cũng không có gì là xấu.Thấy ai quê mùa mình phải thương chớ khôngđược khinh khi phải không nội?'

Dì Tư cúi xuống cắt cắt mấycọng hành không ngó lên. Dì chần-chờ một đỗimới trả lời thiệt nhỏ, giọng mơhồ, xa vắng.

'Xứ quê chứ người không quê.'

Mắt dì Tư ươn ướt.Một giòng nước đọng lại, chỉ chờmột cái chớp mắt là nhiễu xuống. Dì nhớtới xứ quê mùa hủ lậu của mình. Con sông êmđềm nước chảy, lâu thiệt lâu có khi cảngày trời mới có một chiếc ghe đi ngang.Cảnh buồn hiu nhưng chứa chan bao thân thiết khicòn nhỏ, nào tập tễnh lội bập dừa, nàochơi đập nước quậy bùn khi mớilớn, nào thẹn thùng tắm dưới trăng lúcnửa đêm nóng nực. Vườn mía Tây mập cùicụi trước sân, chỉ nghe tiếng lá xào xạctrong gió cũng đủ ngọt miệng huống hồgì được tự do ngồi trong luống cạpmấy lóng vàng lườm, tươm mật rít tay.Phải biết! Ngậm mà nghe! Cả xứ chỉ cóvườn  mía mình là một,căn nhà nữa, lót gạch Tàu lên nước bóng lángtừ trước tới đằng sau, buổi trưanắng đổ lửa mà ngả lưng xuống thì nghemát rượi hết cả tứ chi. Buổi sớmtiếng chim kêu ríu rít trong bụi quanh quất đâu đókhi trời mới thả vài tia nắng sớm, se sẻ,chào mào, chích chòe đua nhau hòa tấu điệu bình minh. Cáigiếng hộc lấp ló sau mấy thân cây chuối lửabự bằng cột nhà....

'Con phải thương mấyngười nhà quê phải không nội?'

Thằng Đực hỏi khôn hỏi khéo,nhắc lại bổn phận tự đặt khi thoángthấy một thứ tình cảm gì đó lạ lùnglắm, hiện diện trên gương mặt xươngxẩu của nội nó. Nó xốn xang vì giọtnước mắt thì ít mà vì sự im lặngđương phũ trùm trong ghe thì nhiều. Nó bỗngnhiên có cảm tưởng mình được nốikết thật chặt chẽ với một khung cảnhmà lâu nay chỉ mường tượng là vắng vẻ,đìu hiu nhưng đã chứa chấp tổ tiên ông bà mấyđời trước đó, với những quầnvải áo bô, mặt xương, chưn mốc, tóc hớtcao, những người mà trước đây nó thờơ, xa lạ thậm chí còn khi dễ.

'Mà con nói cho nội biết tại sao connghĩ tới chuyện đó?'

Thằng Đực câm họng, khôngbiết nói sao để diễn ý thành lời. Lớnđại, mười hai, mười ba tuổiđầu, nhưng nó chưa hề suy nghĩ trừutượng, cũng như diễn tả tình cảmcủa mình. Nó đứng đực mặt, bậm môi,rặn lắm, nhưng cũng không nói đượchết ý:

'Con nghĩ là....là con hên hơnhọ...Họ...xui xẻo...chớ không phải ai tàigiỏi gì hơn ai?'

Dì Tư không ngờ được có câutrả lời như vậy. Dì tưởng mình sẽ nghevề tình người, tình dân tộc, đồng bào, tráilại đụng nhằm một câu nói trúng ngay thựctế. Phải, người hên người xui nên thànhngười chợ búa kẻ quê mùa thôi. Không có gì khác hơnchơn lý đó.

'Ừ! Ở đời mỗingười đều có phước có phần riêng.Trời cho ai nầy hưởng. Quê chưa chắcxấu, thành thị chưa chắc hay. Hay là quê mà không ngudốt, không hủ lậu, thành thị mà không lém lỉnh,gạt người và che đậy một cách tứccười cái gốc gác của ông bà tổ tiên. Taothấy có người mới tới đây đâu có baolâu, gặp thời xưng hùng xưng bá, nói láo ngang láodọc mà không biết mắc cỡ miệng tao bắttức cười... Với tao thì quê hương tao luônluôn là hình ảnh sáng chói trong lòng mặc dầu đã xaxứ từ lâu.'

Con Gái bình thường bô bô cái họnghỏi không liền da non, bữa nay cũng thấykhớp trước những điều mới mẻvừa được nghe. Nó bâng khuâng vừa bồnchồn vừa bùi ngùi. Nó nhớ tới một đứanhỏ cũng chừng trạc tuổi nó, cặp mắtngơ ngác, khô cằn, cái kẹp ba lá kẹp sau đuôi tóc,bận cái áo túi bông xanh xanh, cả ngày lúc thúc, lủithủi trong khoang chiếc ghe chở nồi ơ, cà ràng,ông lò mấy bữa rày đậu kế bên ghe nó mà mỗilần nó trừng mắt làm bộ bậm trợnđể hù nhát thì con nhỏ lấm la lấm lét quaymặt đi hay cúi gầm xuống im thin thít. Nó ướcthầm trong bụng. Ưng ai mai mốt ghe đóđậu chỗ này nữa để tôi làm quen với connhỏ đó, tôi xin lỗi nó. Lúc đó tôi đâu biếtgiỡn chơi như vậy là bậy. Ưng ai ôngđịa làm phước!

Nó ngó ngọn lửa đã tàn trong lò,mấy cục than đã cháy gần hết đươngbắt đầu phủ một lớp tro trắng xámchung quanh, ánh lửa lâu lâu sáng hực lên, chiếu bóng khóilên vách ghe mỗi khi có cơn gió thổi lòn vào trong mui. Nónhìn chăm chú ánh lửa, mơ màng thấy mình với connhỏ có cặp mắt ngác ngơ, nắm tay nhau đixuống phía chưn cầu, chỗ xác mía chất chồngđầy dẫy, tay trong tay vừa cười nói thânthiết vừa dòm thán phục mấy chị đàn bàđương lanh lẹ róc mía chất lên mấy cái xe babánh, và nó đã mạnh dạn nài một khúc ngon ớnbẻ hai chia cho con nhỏ.

Thằng Đực vẫn đeođuổi ý nghĩ của mình. Quê hay không quê khác nhauchỉ là rời xứ sớm hay không mà thôi. Không hay ho gì hết trơn hếttrọi. Cái hay ho là biết nhớ biết thươngxứ nhà quê của mình, hay nói theo cách của bà nội nó'Quê hương phải là hình ảnh sáng chói trong lòng'.

Lâu lắm dì Tư mới đứngdậy lấy chén đũa dọn cơm. Dì nói lớnmột câu vớt vát để phá tan không khí đặcbiệt đương trùm phủ không gian.

'Thôi ăn cơm bây, trưa trờ trưatrật rồi. Kiến cắn bụng quá! Nãy giờmấy bà cháu mình lo nói chuyện tầm-ruồng bá-láp không.'

Bên ghe đậu gần đâu đó, cóchị đàn bà buổi trưa nằm nói thơ giảibuồn, hứng chí nói lanh lảnh mấy câu thơ SáuTrọng thiệt ngọt ngào, nhưng lời thơthiệt thấm thía:

Trọng rằng: 'Buôn bán không lo,

Nóichuyện đưa đò chè cháo lạnh tanh.'

Đẩu rằng :'Lòng khiếnthương anh

Cháochè nguội lạnh cũng đành bụng tôi.'

Thằng Đực vảnh mỏ ra nghe,mỗi lần chị ta nói thơ Sáu Trọng là nó khoái trongbụng. Nghe ngày nầy qua ngày khác nó gần như đãthuộc nằm lòng nguyên cuốn thơ. Nó nhớ tớiSáu Trọng người lưu lạc mà anh hùng, thẳngthắn, gan dạ. Nó thấy bà nội nó coi quê mùa dốtnát mà nói ra những điều thiệt đáng kínhphục, những điều nó chưa từng họcở nhà trường, chưa từng nghe ai giảnggiải mà tạo được xúc động lớn laonhư vậy.

Nó lập lại trong bụng, tầmruồng, bá láp, đưa đò! Không tầm ruồng bá lápđâu nội, không đưa đò đâu chị. Íchlợi còn hơn uống mười thang thuốc bổnữa đó nội. Đáng giá còn hơn bạc ngàn đóchị. Nội đã dạy con yêu mến quê hương,thân thiết với người nhà quê tội nghiệp.Chị đã dạy em nghĩa khí can trường, biếtphẫn nộ trước những bất công củacuộc đời.

Con Gái đã trở về thực tạisau câu nói của nội nó. Nó tiếc tiếc hình ảnhhồi nãy nhưng cũng nghe lời đứng dậydọn cơm.

Đương bưng nồi cơmxuống để lên cái rế bỗng nghĩ ra mộtđiều, nó lật đật để xuống,phủi tay lia lịa, hỏi một câu thiệt đángđồng tiền.

'Chừng nào mình mới về quê thăm quêmình hả nội?'

Dì Tư cảm động ngó cháu.

'Cái đó còn tùy nhiều thứ lắm con!'

Dì không nói thêm gì, nhưng tiếng conđược kéo dài thiệt ngọt ngào, thiệt bao la.Thằng Đực và con Gái ngó nhau, lờ mờ trong tríchúng nó đại để chuyện về quê còn tùythuộc nhiều thứ mà bà nội chưa thể kểra ngọn ngành nhưng chắc chắn là sẽ vềmột ngày nào đó. Câu trả lời của bà, ngườingu cách mấy cũng cảm thấy ẩn dấu trongđó một tình cảm dạt dào, sâu đậm, mộtsự ngóng trông, hướng về; một nỗi niềmtiếc nuối... Hai đứa thấy mình đã hiểubà, hiểu tại sao ánh mắt bà vời vợi, tạisao câu trả lời như một lời than, một cáichép miệng. Và thằng Đực bới một chéncơm thiệt đầy, kính cẩn đưa hai taymời bà nó. Con Gái lặng lẽ trở mấy chiếcđũa lộn đầu về một phía, so so rồilựa đôi tốt nhứt kiếng cho nội. Đôikế tiếp nó đưa cho anh nó. Thằng Đựcđưa tay ra nhận mà lòng tràn ngập khoái cảm. Nóngước lên ngó em bằng ánh mắt thân thiết. Hai anhem cùng mỉm cười, lâng lâng nôn nao, khác với lúc bìnhthường hằng ngày như được cho mộtđồng bạc, một gói xôi, hay ổ bánh mì cá hộp.Lạ lắm. Khác lắm.

Bên ghe kia, chị đàn bà đã bỏthơ Sáu Trọng qua thơ khác, chị ngâm nga ngheđứt ruột đứt gan:

'Mười giờ tàu lại Bến Thành

Xúplê vội thổi bộ hành xôn xao.'

Thằng Đực và con Gái lạiđưa mắt ngó nhau lần nữa. Trong trí haiđứa hiện lên đồng loạt khung cảnhbến tàu đò nhộn nhịp ở đằngđầu kia chợ với những người đàn bàáo quần tươm tất từ dưới bướclên, tay dắt mấy đứa nhỏ, ngơ ngác ngócảnh vật lạ chung quanh. Hai đứa đềuước ao mình được ngồi trong  tàu đò đi về miền quêhương trong tâm tưởng, một thứ quê hươngđược cấu tạo trong thần trí bằng tìnhcảm thiêng liêng chớ không bằng một chút kỷniệm nhỏ nhoi nào.

Dì Tư ngồi chống đũa. Con sôngtrống trải hai bên bờ, vườn mía Tây xào xạc,tiếng chim kêu líu lo buổi sớm, và cái giếng hộcngọt lịm kế bụi chuối sau hè đã chemất thực cảnh trước mặt.

 (Trích Ngày Tháng Bềnh Bồng, Gió Việt,TX, 1987)