Hồ Văn Hảo và Thơ Mới hiện-thực
Hồ Văn Hảo bút hiệu cũng là tên thật của nhà thơ, sanh ngày 14 tháng 2 năm 1917 tại làng Tân Qui Đông, tỉnh Sa Đéc. Ông bắt đầu làm thơ từ năm 13 tuổi và chính thức góp mặt trên thi đàn năm 1933, trong khi còn ngồi trên ghế nhà trường Trung học Mỹ Tho, nhờ sự khuyến khích và chỉ dẫn của giáo sư Việt Văn Trần văn Hương. Năm 1934, ông đỗ bằng Thành Chung, đồng thời chiếm giải nhất cuộc thi thơ bằng Pháp văn do Nha Học Chánh tổ chức. Năm 1935, ông cộng tác với Cao Văn Chánh tục bản tờ Phụ Nữ Tân Văn (số cuối 273 ra ngày 21-4-1935) vì những bài đả kích và châm biến Phạm Quỳnh, lúc bấy giờ là Thượng thư ở triều đình Huế (1) nhưng ít lâu sau báo cũng bị đình bản hẳn với nghị định ngày 20-12-1939 viện dẫn lý do báo này đã “mạ lỵ” ông Bùi Quang Chiêu về tội dính líu mật thiết với nhóm thực dân cá mập Homberg (2). Năm 1936, đỗ Thủ khoa Kế toán Phòng Thương Mại Sài Gòn, giúp việc tại Đông Dương Ngân Hàng từ đó đến năm 1945. Năm 1945, ông tham gia kháng chiến và bị Pháp bắt giam ngày 23-9-1945. Năm 1948, lại bị sở Mật thám Pháp quản thúc tại Cam Bốt. Năm 1950, xuất bản tập Thơ Ý, ở đầu tập ghi “Đây là thơ ý, đây là ý thơ”. Từ đó về sau sống với nghề kế toán. Năm 1968, Hồ Văn Hảo về sống ẩn dật ở quê nhà, vùng Chợ Lách (Vĩnh Long). Ông đã soạn xong tập Loạn Lạc nhưng chưa xuất bản.

*

Tên tuổi Hồ VănHảo liên hệ mật thiết đến khuynh-hướng Thơ Mới nhưng các nhà văn-học sử đã bỏ quên ít nhắc đến. Trên báo Phụ Nữ Tân Văn số 122, phát hành tại Sài Gòn ngày 10-3-1932, xuất hiện bài báo của Phan Khôi “Một lối thơ mới trình-chánh giữa làng thơ” trong đó ông kêu gọi “đem ý thật có trong tâm khảm mình tả ra bằng những câu có vần mà không bó buộc niêm luật gì hết”, đăng kèm theo bài thơ Tình Già cũng của Phan Khôi, được xem là tuyên ngôn của khuynh-hướng hay trường phái thơ mới ở Việt Nam - cũng bài này Phan Khôi đã gởi đăng trong Tập Văn Mùa Xuân, phụ trương của báo Đông Tây ở Hà Nội, xuất-bản dịp Tết Nhâm Thân ngày 6-2-1932, tức hơn một tháng trước, nhưng không gây được sự chú ý (3). Sau đó Phụ Nữ Tân Văn tiếp tục cổ võ Thơ Mới với các bài diễn thuyết của Nguyễn Thị Manh Manh và đăng thơ của Hồ Văn Hảo, Nguyễn Thị Manh Manh, Lưu Trọng Lư,… Phụ Nữ Tân Văn được phát hành khắp 3 miền và đã góp phần, tham gia các cuộc tranh luận văn học, văn-hoá thời đó như Thơ Mới, về quốc học, về tiếng Việt ròng, v.v. Sau bài Tình Già của Phan Khôi đã có những bước thử nghiệm của Nguyễn Thị Manh Manh, Hồ Văn Hảo, Lưu Trọng Lư, v.v. Và phải hơn một năm sau, trên Phụ Nữ Tân Văn số 207 ngày 6-7-1933, An Điểm, viết bài “Lối thơ mới” cho biết trên báo này đã có phong trào thơ mới rồi và nó đã ảnh hưởng mạnh đến văn giới cả trong và ngoài Phụ Nữ Tân Văn : “Thiệt, “lối thơ mới” là một cái khuynh hướng đương phát triển trong văn giới Annam.”

Không những là thơ lối “Manh Manh” đăng ởP.N.T.V. được nhiều độc giả hiểu ý nghĩa, tình tứ, mà hoan nghênh; và nhiềuthiếu niên thi sĩ bắt đầu bỏ thiên kiến mà sấn bước vào con đường mới lạ, đặtcảm tình tư tưởng vào khuôn mới, khác hẳn phạm vi Đường thi.

Hình như nhiều giới thi sĩ khác ở ngoài cơ quan PNTVcũng hưởng ứng mà dạn dĩ đặt cho thi cảm của mình vào khuôn mới, khác nào thinhau mà thách sự mai mỉa của hủ tục.

(...) Phụ Nữ Tân Văn muốn làm một cơ quan tiền quâncho nên trong sự sửa đổi khuôn khổ của thơ ta, cũng như trong mọi vấn đề kinhtế xã hội, thoát ra ngoài thiên kiến, mà dạn dĩ gọi bạn làm thơ đi vào conđường mới - con đường mới hợp với sự sanh tồn mới.

Khuynh hướng trong vài giới thi sĩ xứ ta đã thay đổi,thế là bạn làm thơ không phải lãnh đạm đối với kẻ thanh niên thi sĩ của báo PhụNữ Tân Văn.

Ước gì các bạn sẽtiến mau cho đến ngày đánh vỡ được thành trì giam hãm làm sỉ hổ tình tứ của nhàmỹ thuật là luật nhà Đường ; “hồn thơ” trong xứ ta sẽ có cơ tới gầncái thiệt tế hơn”
.

Cùng với Lưu TrọngLư ở ngoài Bắc, trong Nam, Nguyễn Thị Manh Manh tức Nguyễn Thị Kiêm, Hồ Văn Hảohưởng ứng bài Tình Già của Phan Khôi bằng một loạt bài theo thể-loại Thơ Mới,hoàn toàn mới về dung nội lẫn hình thức nếu so với thơ biền ngẫu và Đường luậtthời đó. Những bài thơ này đăng trên tuần báo Phụ Nữ Tân Văn năm 1933.Hai bài thơ đầu của Hồ Văn Hảo, Tự Tình Với Trăng và Con Nhà Thất Nghiệp, đượcnữ sĩ Nguyễn Thị Kiêm (Nguyễn Thị Manh Manh) đưa ra trình bày và phân tíchtrong một buổi diển thuyết sôi nổi tại nhà Hội Khuyến học Nam Kỳ.

Bài Con NhàThất Nghiệp là bài Thơ Mới đầu tiên trong văn-học Việt-Nam theo khuynhhướng hiện thực, đăng trên Phụ Nữ TânVăn số 208 (20-7-1933), trong khi các nhà Thơ Mới khác làm thơ lãng mạn hoặc tảtình:

“Ngọnđèn leo lét,
Xác xơ một nóc nhà tranh;
Trên chiếu tan tành
Một trẻ thơ nằm im, xanh mét…
Ngoài, trời mưa xào xạc,
Gió tạt
Vào vách thưa
Mấy hạt mưa
Mảnh mùng tơi tan tác…
Lạnh lùng đứa bé
Cựa mình, cất tiếng ho ran,
Người mẹ vội vàng
Vuốt ve rằng: “Nín đi con nhé!
Cha con gần về tới,
Con ôi,
Nín đi nào!”
Dạ như bào,
Miệng cười, hàng lệ xối
Cánh cửa tre từ từ mở…
Một luồng gió lạnh chen vô,
Đèn vụt tắt; tối mò…
- Ai đó?
- Ai? Mình về đây!
Chút nữa đã bị còng;
Mới chen vào, họ la ăn trộm!
Nếu chân không chạy sớm
Mặt vợ con còn thấy chi mong!
Thôi! Bây giờ tiền đâu mua thuốc
Cho con; chết nỗi đi Trời!
Túng quá mới ra nghề nhơ nhuốc
Chắc mai đây nhịn đói lắm, mình ơi!
Hồi làm cu-li, Đến mua, tiệm còn bán chịu;
Nay sở bị đuổi ra, thì
Một đồng điếu
Họ cũng bảo: đi!
Âm thầm, vợ đốt đèn dầu,
Ra chiều buồn bã.
Chồng quên lạnh dạ,
Ngồi thở ra, chắc lưỡi lắc đầu
Ngoài, vẫn mưa xào xạc,
Trong, đứa bé ho ran…
Ngọn đèn tàn,
Hết dầu nên lu lạt...”
(Phụ Nữ Tân Văn, số 208, 20-7-1933)

Thạch Lan trongbài “Lối thơ mới “ trên cùng số báo, đã giới thiệu bài thơ Con NhàThất Nghiệp của Hồ Văn Hảo: “Chúng tôi cũng như lắm bạn, nhânđọc thơ của thi sĩ Hồ, tự hỏi rằng: còn nhiều sự vật với hiện tượng khác kịchliệt hơn, xác thực hơn, sẽ cảm xúc người bạn trẻ không?

Thanh niên thi sĩ Hồ Văn Hảo ra mắt bạn đọc báo lần này là lần thứ hai.Hai lần thách sự mỉa mai của hủ tục, sự áp chế của kỷ luật nhà Đường ; hai lầntỏ ra một sự tiến bộ lớn.

Lần đầu trong “P.N.T.V.” kỳ số205, ra ngày 22 Juin vừa rồi thi sĩ Hồ “Tự tình với trăng” (…). Hômnay xem bài thơ sau này, các bạn sẽ có dịp cùng chúng tôi nhận một sự tiến bộlớn. “Tự tình với trăng” và “Con nhà thất nghiệp” tỏ ra năng lựcsáng tạo của thi sĩ Hồ. Hai cái đầu đề cùng với nội dung tỏ ra năng lực tiếnhoá (...)“.


Nguyễn Thị Manh-Manh vừa sáng-tác vừa đăng đàn tranh luận, cổ võ cho ThơMới, đã phê bình bài này; bà cho biết lúc đó “Con Nhà Thất Nghiệp mà ngườita cho là chẳng phải thơ, chỉ vì chẳng phải than thân trách phận, tả cảnh hoatàn nguyệt xế, xuối chảy chim ngâm, mà là một cảnh thiết thật, một cảnh khổ cóthật trong đời : người thất nghiệp.

“Cólẽ trong thơ văn, người cu li ở trần quần vắn là một động vật không có gì lãngmạn chăng? Có lẽ cái bi kịch của một người nghèo khó phải đi ăn trộm ‘hụt’,chúng hay được la ‘ăn trộm’ rồi anh chạy trốn, bi kịch ấy không gì lạ đáng để ýchăng?
.

Thật vậy, trướcCon Nhà Thất Nghiệp, trong bài Tự TìnhVới Trăng, Hồ Văn Hảo đã muốnđổi mới thi ca, với lời thơ nhẹ nhàng, tự do hơn, thể luật không còn và tác-giảvẫn thành công gợi cho người đọc cảnh tượng nên thơ:

“Màn trời ai vén,
Để chị Hằng mặt thẹn đỏ tươi tươi
Một nụ cười,
Ra chiều xẻn lẻn…”.

Các bài thơ sau đónhư Tình Thâm, Thi Nhân Với Cuộc Đời, Vần Thơ Bạn Trẻ, ... cùngđăng trên Phụ Nữ Tân Văn, Hồ Văn Hảo càng tỏ ra là một nhà thơ của nghệthuật vị nhân sinh và là một nhà thơ tranh đấu xã hội. Bài Vần Thơ Bạn Trẻlời tươi sáng, lạc quan, mở đường cho những vần thơ học đường thập niên 1950sau đó:

“Tôithích tuổi thơ trẻ
Vì tuổi hay vui cười.
Trông miệng như hoa tươi,
Lòng tôi thấy vui vẻ.
Các bạn không biết nghiêm.
Tính ngây thơ chất phác,
Các bạn như đàn chim
Chuyền trện cành ca hát.
Muốn được như các bạn,
Sống quảng đời tỏ rạng,
Và ca mãi ngày xuân.
Tôi hát trong mấy vần
Thơ, mong bạn sẽ hở
Nụ cười như hoa nở”
(PNTV số 266, 15-11-1933)

Hoặc như bài Tình Thâm:

“Đêm đã khuya, nhấp nhô sao trời thay bóng nguyệt;
Tàu con lướt sóng, xôn xao tiếng bủa ầm ầm.
Ngon giấc nồng, thêm cơn gió thoảng lạnh đêm thâm
Kẻ đắp chiếu, người trùm mền, nằm im la liệt.
Một làn sóng to ác nghiệt,
Từ từ đập táp vào hông;
Nghiêng… rồi ngã… chú tài công
La trời: “Úy! Mau mau chết!”
Người kịp thức, thấy mình giam vào trong bể tối,
Giờ cuối cùng trông sao chớp, giã kiếp ngàn thu;
Kẻ dưới hầm hay nước phỏng, lung túng trong tù,
Chưa kịp thở, cũng không giây nào cho trăn trối,
Trong bể sống, một người đang lội,
Tay bồng con, tay nương vợ, chới với hụp trồi;
“Mình ơi, phải số nơi trời
Thì…” Làn sóng chẳng để người vợ nối:
Một búng máu hồng
Nhuộm trang phận bạc;
Tấm thân bèo dạt
Nghĩ khổ cho chồng.
“Mình ôi, ôm lấy trẻ thơ,
Thà em cam thác, còn giờ cứu con;
Chỉ lo cho trẻ vuông tròn…”
Im hơi lặng… từ từ chìm đáy nước,
Muốn kéo vợ, trông mình đã kiệt sức,
Rán nâng con lặn lội thẳng vào bờ.
Trông ra một dãi mịt mờ,
Xác người vô phúc dật dờ nơi nao?
Mấy hôm sau
Mặt rầu rầu,
Anh viếng mộ;
Ôi tình! Ôi nghĩa! Ôi nợ duyên ôi!
Cảm lòngem, anh dạ ngùi ngùi.
Gió chiều ù thổi,
Ấy hồn ta dung ruổi ngàn lau.
Đứa bé dàu dàu,
Trông tuồng ngơ ngẩn;
Dưới vuông khăn trắng,
Hai má ướt dầm…
Cô phần một nấm ngàn năm,
Rằng: đây có mảnh “tình thâm” chôn vùi!”
(PNTV, số 210,3-8-1933).

Khác với các nhàthơ khác theo phong trào Thơ Mới chủ trì một cái Tôi lãng-mạn, cá nhân chủnghĩa, Hồ Văn Hảo đứng biệt lập chủ trì cái Tôi sống hiện-thực với đồng loại,sống chung, sống trong một xã-hội với những tang thương, tệ nạn phải đương đầu– chứ không chỉ có hoa với bướm hay chỉ có người nữ đẹp mỹ miều, người nam hàohoa, hào phóng....

Sang năm 1934, ông đã chuyển sang thơ lãng mạn theo phong trào Thơ Mớilúc bấy giờ; với những bài như Yêu, Tiễn Thề, Ly Biệt, ... Nhà thơ củamột cái Tôi chân thật, hiền hòa, ở đây là nỗi lòng người con đối với người mẹ -ông đã sử-dụng những chiều dài, lớn rộng của dặm đường, của ngàndâu, của đêm dài, để diễn tả tình thương của mẹ.:

“ ... Mẹ tôi mấy dặm đường dài
Bộ hành hiu quạnh mình tôi dãi dầu
Mẹ thương con mấy ngàn dâu
Màu xanh như tuổi trên đầu dần phai
Mẹ ơi thức ngủ đêm dài
Con đi xa mẹ giữa đời ai thương?”

Bài Có Lẽ Nào? thì lời thơ vẫn tựnhiên nhưng trở lại khuôn thơ luật:

Qua cửa sổ, gió lùa bao sinh khí,
Lá và hoa cợt với nắng hanh vàng;
Chim trên cành vui cất tiếng ca vang;
Không khí hợp chất gì trong trẻo quá.
Nay là phút lòng tôi chia đôi ngã,
Bên thì nghe tiếng gọi của Tử thần,
Bên gượng cười nấn ná cảnh trời xuân ;
Hoa trong lọ sắp tàn cũng còn ráng nở.
Chết giữa lúc ngày xanh còn rực rỡ!
Chết khi lời chưa trút cạn tâm can,
Của ái ân chưa cạn một cung đàn,
Của da thịt chưa nếm mùi hương phấn !
Có lẽ nào ? Trong không gian vô tận,
Khi lòng trinh hé nụ với hoa đào,
Khi muôn tim hòa khúc nhạc tiêu đạo.
Muôn lá phổi thắm nhuần qua gió rộng,
Tôi cam chịu nghìn năm không cử động,
Mồ con còn ghi thân lớn, lẻ loi,
Da thắm tươi sẽ lúc nhúc rơi đói?
Cả vũ trụ tiêu tan còn chi nữa!
Người chớ bảo: Chết là buôn hết nợ,
Linh hồn sang một thế giới thần tiên;
Quá tham lam, đòi hạnh phúc nhãn tiền.
Tôi nâng chén thời gian chưa muốn cạn.
Tôi là kẻ đắm thuyền còm ômváng,
Sợ mặt trời tắt hẳn trên đầu tôi;
Sắp xa đời, tôi lại thấy yêu đời”
(Thơ Ý, 12-1934)

Chúng tôi ghi lại đây một vài bài sưu tậpđược của Hồ Văn Hảo, như bài Tạnh Mưa Chiều hiện thực từ cảnh vật đếnhành cử của người đẹp:

“Đàn vịt ra sân rỉa nắng chiều
Lũ gà e ngại bước chân theo
Hạt mưa đơm nặng nghiêng tàu chuối
Người đẹp bên ao vuốt áo điều...”

Bài Đìu Hiu thể lục bát:

“Mặt trời đã khuất ven sông
Con thuyền gác mái xuôi dòng lửng lơ
Cánh buồm bạt gió bơ phờ
Hàng bần ủ rũ đứng chờ nước dâng
Bãi vàng nhớ nắng bâng khuâng
Mấy con cò trắng thả chân ngại ngùng”

Ngại ngùng, với lời ghi “Gởi Th L.”:

“Tim rạo rực những lời không giám ngỏ,
Ngại ngùng thay ! Xa cách biết bao nhiêu !
Nhìn ngay ta, nầy đôi mắt yêu kiều!
Đừng e ấp, hỡi làn môi thắm đỏ !
Gió đông đến, tưng bừng chim gọi bạn :
Nắng vàng lên, rực rỡ bướm tìm hương.
Lòng cô đơn, như khách lạ qua đường,
Ta bước mãi trong chiều thu vô hạn.”
(Thơ Ý, 7-12-1939)

Ngày Xưa là một bài thơ đẹp:

“Tựa chớp mắt,bỗng thoảng qua trí nhớ
- Ta đâu ngờ ! – một kỷ niệm xa xôi,
Vừa êm tươi vừa vui sướng nhất đời,
Với tất cả mơ hồ trong rực rỡ
Một cãm giác như ru lòng tự ái.
Thơm như hoa và trong trẻo nhưthơ,
Đến hồn ta những lúc tình cờ,
Rồi vụt mất , không dấu gì lưu lại.
Ôi ! trí nhớ của người , thô sơ quá!
Không tinh vi chạy bắt những ngày xưa
Mà từ đây ta chẳng gặp bao giờ,-
Để thêm hạn sự trầm ngâm vô giá”
(Thơ Ý, 23-5-1939)

Tình không kể lại một mối tình dang dở:

“Khách lạ, xin dừng bước lãng du!
Lòng ta mang nặng một trời thu;
Bâng khuâng thương nhớ gì xa vắng,
Ôm khói tình không đến bạc đầu.
Vì bởi vô duyên với phấn hương,
Đau thương đành rải gió trăng ngàn
Muôn năm sông núi còn u uất
Ngậm ý thơ buồn gởi bốn phương.
Tim ai thổn thức chốn xa xôi
Khi biết lòng ta, đã muộn rồi!
Có kẻ vô tình, trong khiển hứng,
Ngâm nga nhắc lại mấy vần thôi”
(Thơ Ý, 2-4-1943)

Bài Bị Đày ghi lại quan niệm củaông về vai trò thi sĩ đối với xã-hội và thực tại:

“Trời đã bắt xuống trần làm thi sĩ,
Lại đầy tôi vào khoảng đất khô khan,
Thu không về, mà Xuân cũng dở dang,
Đông kém rét; chỉ thấy toàn Mưa, Nắng
Nắng rất thấp nên hồn tôi trũi nặng
Mưa dầm dề, ngày đỗi thê lương.
Người lạ chi khi thấy kẻ bên đường
Đi thơ thẩn lượm từng cảm hứng?
Ấy là lúc ánh dương vừa chín ửng,
Một buổi mai, bừng dậy tiếng chim ca;
Gió ngọt ngào phơn phớt rợn làn da;
Tôi ngây ngất nhìn trời qua kẽ lá.
Nghĩ tội nghiệp cho linh hồn xa lạ
Buồn ly hương, cố níu phút giây vàng!
Ca hát mau, kẻo giờ thắm tiêu tan.
Chiều sẽ đến, âm u và chán nản.
Và đêm nữa, sao lạnh lùng vô hạn.
Chẳng làm say mạnh mẽ giác quan ta?
Nằm trong người, ta lặng giữa canh gà
Lời huyền bí của lòng ta thỏ thẻ.
Sao ít thế, và sao hờ hững thế?
Tim nồng nàn đem gởi chốn thờ ơ!
Kể làm chi người đẹp nói trong thơ;
Nàng cũng vậy, vô tình và phản trác,
Người trong mộng tạo ra vài khoảng khắc
Để mà nguôi quạnh quẽ của thời xuân.
Đau đớn thây cho kẻ lạc vườn trần,
Nhìn ngơ ngác, than ôi ! đời tẻ lạnh .
Chim còn nhỏ, ai nỡ vanh cánh,
Khiến ngăn đôi hồn rộng với không gian”
( Thơ Ý, 26-3-1944)

Năm 1945, khi thamgia kháng chiến, thơ ông mang thêm khí thế của tuổi trẻ hăng hái lên đường vớimục-đích cao cả đánh đuổi thực-dân Pháp (như bài Thanh Niên, ...).

*

Như vậy, phong trào Thơ Mớiđã khởi sự từ miền Nam, miền đất mang tính khai phóng cho con người cũng nhưvăn-hóa và văn-chương nghệ-thuật! Và với Hồ Văn Hảo, thi ca đã xuống đường, đivào thôn xóm, công xưởng, ngọn sông, đi vào sinh hoạt cụ thể thường ngày nơi cónhững tình huống khó khăn như thất nghiệp, đói, bệnh tật, đắm thuyền, chết đuối, ...