Một số ghi nhận về văn học Miền Nam Lục Tỉnh 1954-1975

Hiệpđịnh Genève 7-1954 chia đôi nước Việt Nam,chính thức công nhận sự thành công của chủnghĩa cộng sản quốc tế ở nửaphần đất nước, vô tình bắt buộc chínhphủ và người dân miền Nam nghĩ đếnchủ quyền và xây dựng một miền Nam hùngmạnh và độc lập. Củng cố cái còn lại,xác định chỗ đứng với quốc tế và dântộc. Trong hoàn cảnh mới đó của đấtnước, biên giới địa lý thay đổi,sự di cư và tập hợp của ngườiViệt đủ nguồn gốc, Nam Trung Bắc đãmất đi nhưng không mất hẳn ý nghĩa phânrẽ của thời thực dân, văn học miền Namcũng sẽ có những biến đổi quan trọng.Cá tính "miền Nam lục tỉnh" và "Sài Gòn"sẽ phải chịu những phân thân, hóa thân và hộinhập để dần biến dạng trong biểnvăn nghệ "miền Nam cộng hòa". Ngượclại, các tác giả Bắc và Trung đã nhận phầnnào ảnh hưởng của tiếng nói và tâm tínhngười vùng đất mới qua các tác phẩm củahọ. Trong bài này, chúng tôi thử tìm và xác địnhlại những nét tiêu biểu và giới thiệu mộtsố tác giả của miền Nam lục tỉnh củagiai đoạn 1954-1975.

Cuộc di cư năm 1954 đã thayđổi bộ mặt văn học nghệ thuậtmiền Nam cho đến thời điễm ấy chủđộng bởi người địa phương mànơi hoạt động mạnh là Huế, Qui Nhơn, NhaTrang, Cần Thơ và nhất là Sài Gòn. Sài Gòn thủ đôNam phần đã là nơi sinh hoạt báo chí và vănhọc nghệ thuật chủ yếu và nhiều nhà báo vàvăn nghệ sĩ gốc Trung và Bắc đã đếnlập nghiệp hoặc công tác.

Viết về giai đoạn vănhọc miền Nam 1954-1975, các nhà phê bình và biên khảothường theo một cách nhìn theo đó nền vănhọc này là tiếp nối tự nhiên của vănhọc miền Bắc trước đó hoặc vai tròcủa miền Nam không được đánh giá đúngmức. Nguyên Sa, Du Tử Lê, Tạ Tỵ, Mai Thảo, v.v.trong các bài đăng báo hoặc in trong các tuyển tập,đã nhìn giai đoạn này như có đó và như thếvới từng ấy người mà không đi sâu vàonhững khúc mắc hình thành nền văn chươngđó. Mai Thảo trong số ra mắt tạp chí SángTạo đã nói văn nghệ từ thủ đô HàNội chuyển vào thủ đô văn hóa Sài Gòn (1). Cao HuyKhanh trong loạt bài biên khảo về 20 năm tiểu thuyếtmiền Nam (1954-1973) đăng nhiều kỳ trên tạpchí Thời Tập trước 1975 đã phân tích nềnvăn học đó như sự lớn dậy củamột con người từ mới sinh đến khi khônlớn. Họ Cao là người đầu tiên viếtvề giai đoạn văn học 1954-1973 (ông dùng thờiđiểm hiệp định Paris) nhưng chỉmới được 4,5 bài dẫn nhập thì đãxảy ra biến cố 30-4-75, sau đó không thấy ôngxuất hiện trên báo chí (2)! Nhà văn Võ Phiến, trong HaiMươi Năm Văn Học Miền Nam (3), đã có cáinhìn tổng hợp hơn và đã công bình dành cho miền Nam"lục tỉnh" một vai trò hình thành và xuấtphát cho nền văn học 1954-1975. Tuy nhiên, Võ Phiếnđã không đánh giá đúng mức tác phẩm của cácnhà văn miền Nam thời kháng Pháp ngay trước đólà thời Sài-Gòn rất sôi động về chính trị vàcách mạng trong khi Hà Nội sôi nổi về quân sự.Khuynh hướng văn nghệ đấu tranh này đãlớn mạnh và đa dạng ở Sài-Gòn trong khi vănnghệ kháng chiến ở phía Bắc đã phảichịu sự chỉ đạo trực tiếp củađảng cộng sản ngay từ những ngàyđầu; một khuynh hướng nẩy mầm từnhững Trương Duy Toản, Lê Hoằng Mưu,Phạm Minh Kiên, Tân Dân Tử, ... của những thậpniên 20 và 30 là thời văn học miền Bắc đanglãng mạn đến đẫm lệ và tự tửvới những Cành Hoa Điểm Tuyết, TuyếtHồng Lệ Sử, Tố Tâm, v.v. Viết về 20năm văn học đó mà cứ nói đến các nhómSáng Tạo, Quan Điểm, Văn Hóa Ngày Nay, v.v. mà quên cácnhóm "bản xứ" khác là một thiếu sótlớn! Văn học miền Nam đã có từ 1865,vẫn tiếp tục phát triển song hành hoặc hoà nhậpnền văn học Việt Nam nói chung, hay từ năm1954, miền Nam có văn học khác, mới? Theo thiển ýnên phân biệt ba dòng văn học tại miền Namtừ 1954 đến 1975 mà nếu công bằng ta có thểghi nhận : một thuần Nam, từ Petrus Ký qua HồBiểu Chánh đến Phi Vân, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam,Vương Hồng Sển, ... bình dân hoặc trưởnggiả trí thức với những đòi hỏi thông thườngnhững giá trị dân chủ của Cách mạng Pháp 1789;một dòng giữa gồm miền Nam cộng với Trungvà một ít Bắc đã khởi từ trước 1954,thiên chính trị cách mạng và công bằng xã hội; và dòngcuối là dòng nước mới từ miền Bắc dicư vào từ 1954, dòng trí thức tiểu tư sản vàchính trị lý thuyết. Trong hơn 20 năm, ba dòng vănhọc đó đã sống chung, đã nhập làm mộtdưới biểu tượng dân chủ và cộng hòa. 

Việc định ý nghĩa hai chữ"miền Nam" cũng đã hiếm có đồngthuận. Từ ngữ "miền Nam" có thểđể chỉ "Đàng Trong" - tên chữ là Nam Hà,từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh, từ vĩtuyến 17 trở vào từ hiệp định Genève20-4-1954 mà cũng còn có nghĩa là "xứ ĐồngNai", "Gia Định thành" thời Gia Longđến thời Thiệu Trị trở thành"Nam-kỳ lục tỉnh". Nói đếnlục-tỉnh là nói bao gồm lưu vực sông CửuLong, Tiền giang và Hậu giang, và lưu vực sôngĐồng Nai. Từ năm 1956, chính quyền Sài Gòn chínhthức đổi thành Nam phần để phân biệt vớiTrung phần và cả hai cùng thuộc về miền Nam.Đảng cộng sản Việt Nam dùng từ "Nambộ" để gọi chung Nam-kỳ lục-tỉnh.Trong bài này chúng tôi bàn về miền Nam từ vĩtuyến 17 trở vào nhưng mục đích ghi nhậnnhững đặc điểm "lục tỉnh"của văn nghệ miền Nam, tạm gọi là"Nam-tính", Nam viết hoa.  

Miền Nam của những nămđầu sau 1954 trước hết có nghĩa là tựdo. Tự do trong chính trị, tự do của hếtchiến tranh. Tự do của tái dựng cuộcđời, của thiên cư dù trong đổi thay đã cónhững bi kịch cho tập thể và cá nhân. Và tự dotrong văn nghệ! Tuy nhiên cái tự do này sẽ bị hoàncảnh mới về chính trị giảm thiểu điphần nào, dù vậy vẫn giúp phát triển những cáimới trong văn nghệ như nhóm Sáng Tạo, thơtự do, thơ lục bát mới, thơ văn xuôi, vv.Để đối phó với đấu tranh chính trịmà miền Bắc vẫn tiếp tục, dù sao thì tổngtuyển cử mà hiệp định đình chiếnđã quy định vẫn như lưỡi kiếmDamoclès lơ lững trên sự sống còn của cảmiền Nam. Người dân miền đất mớiđã phải bắt tay xây nền móng. Một vănnghệ tâm lý chiến phục vụ giai đoạn sẽnằm trong nỗ lực vô hiệu hóa mũi dùi củacộng sản Hà Nội, nỗ lực sẽ thành côngchỉ mấy năm đầu 1954-1959, khiến chomiền Bắc tức tối sẽ thành lập Mặttrận giải phóng miền Nam và gây chiến chođến ngày 30 tháng 4 năm 1975.  

Không khí tự do nói trên sẽ khiếnmột số nhà văn nghệ phải xét lại nhữngnền tảng văn nghệ theo đuổi nhưthuyết đệ tứ quốc tế, thuyết giảiphóng dân tộc, thuyết quốc dân và chống ngoạixâm, thực dân mới cũ. Dĩ nhiên có nhiềungười sẽ tiếp tục "công tác" nhưtrước 1954, sẽ vào tù hoặc vô bưng, tậpkết, hay sẽ bị bắn chết khi vượtngục như Dương Tử Giang. Những nhàđệ tứ Thiên Giang, Thê Húc sẽ đi vào conđường thuần giáo dục, Tam Ích sẽ phaPhật giáo nhưng vẫn bế tắc đếnphải tự kết liễu cuộc đời, Hồ HữuTường xét lại thuyết của mình sau khi bị tùvì làm quân sư cho tướng Bảy Viễn nhưngsẽ vẫn không thuyết phục đượcnhiều người, Phú Đức Nguyễn ĐứcNhuận, Tô Nguyệt Đình Nguyễn Bảo Hóa, QuốcẤn, Phi Vân, ... sẽ hoạt động báo chí, ThẩmThệ Hà sẽ chuyên hơn về giáo khoa, Sơn Khanh, ..sẽ bỏ viết, làm luật sư và thủtướng, vv. Vũ Anh Khanh sẽ tập kết vàvượt tuyến trở lại và sẽ bị bắnchết nơi đất nước bị qua phân. LýVăn Sâm sẽ vô bưng khi đã lộ, riêng Thái Bạch,Sơn Nam, Trang Thế Hy, ... sẽ tiếp tục"nằm vùng" vững vàng trong một miền Nam quátin người và "quá" đề cao những giátrị dân chủ, tự do!

Trongbầu không khí đó, các nhà văn thuần lục tỉnhvà Sài Gòn sẽ làm gì ? Trước hết, họ tụtập hoạt động báo chí và xuất bản. Các nhàxuất bản Phạm Văn Tươi, Phù Sa, BếnNghé, Nam Cường,..., các nhật báo Tiếng Chuông, Sài GònMới, Sài Gòn Mai, Tia Sáng, ... và các tạp chí Nhân Loại,Đời Mới, Mới, Sinh Lực, ĐôngPhương, ... sẽ là đất văn nghệ chínhcủa các nhà văn miền Nam này trước khi họsẽ hội nhập vào dòng văn học "miền Namcộng hòa" với các tạp chí Phổ Thông, VănHọc, Văn, Bách Khoa, Nghệ Thuật, vv. Tạp chí NhânLoại ra đời năm 1956 (có thời do Đông Hồlàm giám đốc) chuyên về văn nghệ và ít vềnghị luận chính trị. Đời Mới của nhómTrần Văn Ân, sẽ đóng cửa khi ông Ân bịbắt ở Rừng Sát, là tạp chí có nhiều ảnhhưởng về chính trị cũng như văn họcnghệ thuật trong khi tờ Đông Phương củaHồ Hữu Tường chỉ chuyên về chính trị,cổ võ thuyết trung lập. Về sau có thêm báo chíPhật giáo như Giữ Thơm Quê Mẹ, HảiTriều Âm, Vạn Hạnh. Giai đoạn sau tiêu biểucó tờ Hoà Đồng do Hồ Hữu Tườngchủ trương tổng hợp văn minh mới vàCấp Tiến của nhóm Nguyễn Văn Bông vớichủ trương như một thay thế nhữngthế lực chính trị cổ truyền đã"mỏi mệt"!

Cácnhà văn

Một cách tổng quát, tạm có thểphân biệt một số khuynh hướng chính :

- phong tục và đời sống nơivùng đất mới khai hoang và phù sa: Bình Nguyên Lộc,Sơn Nam, Lê Xuyên, Vương Hồng Sển,Mộng-Tuyết thất tiểu-muội, ...

- xã hội và đời sống thịtứ : Nguyễn Thị Thuỵ Vũ, Hoài ĐiệpTử, ...

- chính trị, đấu tranh : PhạmThái, Thẩm Thệ Hà, Trang Thế Hy, ...

- tình cảm, lãng mạn, diễm tình bìnhdân : Ngọc Linh, Sĩ Trung, Dương Hà, Phú Đức,bà Tùng Long, Phi Long, Dương Trữ La, Thanh Thủy,Trọng Nguyên...

- luận đề, triết lý và tôn giáo :Hồ Hữu Tường, Phạm Công Thiện, Tô Thùy Yên,...

* PhạmThái, tên thật Lê PhùngThời, thuộc nhóm Tự Quyết, tác giả tậpTruyện Năm Người Thanh Niên (1954) và truyện dàiNhà Lá đăng dở dang trên báo Tự Quyết bịđình bản năm 1955. Truyện Năm Người ThanhNiên  một tiểu thuyếtluận đề trình bày dưới hình thức trên bamươi lá thư và trích hồi ký, là chuyện củaHữu, Lưu, Phương, Ngọc, Trang, năm thanh niênthanh nữ sống buổi giao thời mà cách mạngnhư là giấc mơ. Thanh niên đầy nhiệthuyết sẽ làm gì? Làm nhiều tiền, hay đi tu, haylàm cách mạng? Chính Thu người yêu của Phươngsau là vợ Hữu tuy chỉ là nhân vật đượcnói đến nhưng lại đóng vai chính giúpngười đọc hiểu các nhân vật chính.Đoạn thư Trang gửi Phương :

"Thìra chỉ có sự hy sinh của thằng chiến sĩnhư mầy mới hoàn toàn cao quí vì nó không hề tơvương, ích kỷ, không bao giờ hóa thành khô khan và vôbổ được. Người ta có thể thànhnghệ sĩ vì bản tính thiên nhiên, vì tình yêu, vì tự ái,vì bị đời khinh bạc. Người tathường đi tu vì bị một mối thấtvọng lớn, vì không đủ nghị lực gánh chịuphần đau khổ của kiếp người. Nghệsĩ như kẻ tu hành đã chọn con đườngnghệ thuật vào đạo lý để tìm chốn dungthân. Riêng người chiến sĩ lấy dân tộc làmlẽ sống, lấy cách mạng làm nguồn vui, chiếnsĩ đã can đảm nhìn vào sự thật nhậnlấy thử thách, tình nguyện hiến thân mình làmchất vun bón đóa hoa Sinh Tồn cho nòi giống. Lặnlội nơi rừng sâu, núi thẳm,. tàn phế ... mòn mỏi...phơi xương nơi hoang đảo, chiến sĩ cóbao giờ đòi hỏi chút gì bù lại đâu, họchỉ thấy cần phải làm bổn phận...".   

Một đoạn trích khác về Sài Gònđầu thập niên 1950:

"Trời đất ơi! Bỏ xengoài đường đi thăm lòng vòng xóm lao độngBàn Cờ một hồi lâu mới đến cái ổchuột của tụi nó. Trang mò mãi trong bóng tối mớimở được cánh cửa đánh diêm đốtđèn cho thằng Chương mở tủ lấy xấptranh ra cho tao xem. Đèn dầu lửa tù mù, nhà thấp xùmxụp, bít bưng, nóng tháo mồ hôi. Tao xem chẳngthấy hay đẹp gì ráo trọi nhưng cũng khenbừa rồi bỏ hai trăm bạc mua bức tranh,vẽ cô thiếu nữ mơ màng trước rèmtrúc..." (Thư Hữu gửi Ngọc).

Vào thời sùng sục kháng chiến vàđấu tranh của đầu thập niên 1950,truyện TNNTN của Phạm Thái đã là một biếncố quan trọng, một văn nghệ mới và đilên, một văn nghệ cho tiến bộ và cải cách xãhội, tiếp nối con đường của QuốcẤn, Sơn Khanh, Vũ Anh Khanh, ... 

Nhưng ba nhà văn trội bậtcủa dòng văn chương lục tỉnh thời này làBình Nguyên Lộc, Sơn Nam và Hồ Hữu Tường.Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc về sau lại có khuynhhướng viết biên khảo và hai ông đều đãcó những đóng góp đáng kể: Sơn Nam viếtVăn Minh Miệt Vườn, Bến Nghé Xưa, Cá TínhCủa Miền Nam, ...; Bình Nguyên Lộc còn là tác giảNguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam vàLột Trần Việt Ngữ.

* BìnhNguyên Lộc (xin xem bàiviết Bình Nguyên Lộc và Tình đất).

Cá tính miền Nam lục tỉnh đã rõrệt trong nhiều tác phẩm của Bình Nguyên Lộc, quangôn ngữ, nhân vật và một tình yêu đấtđậm đà của tác giả. Rõ rệt, vì Bình NguyênLộc ý thức sứ mạng văn chương củamình. Cá tính này, ngoài Bình Nguyên Lộc, còn lộ rõ hơnnữa với nhà văn Sơn Nam.

* SơnNam nổi tiếng vềnhững truyện ngắn về miền Nam thời khaiphá, ở lưu vực sông Cửu Long mà ông coi là vùngđất linh thiêng, lòng người ngay thẳng nhưngcương trực, dứt khoát và trọng chữ tín. Cóthể nói toàn bộ tác phẩm ông như một thiên anhhùng ca về những con người đã khai phá vùngđất mới, đầy hào hùng và có khi có tính cáchhuyền thoại. Văn ông hồn nhiên như kểchuyện. Ông từng được giải vănchương Cửu Long của kháng chiến với BênRừng Cù Lao Dung. Cộng tác với nhiều tạp chí vànhật báo, ông cùng Ngọc Linh lập nhà xuất bản PhùSa. Sau 1975, mọi người biết ông đã "nằmvùng" cho Việt cộng. Tác phẩm của ông :Hương Rừng Cà Mau (1962), Chim Quyên Xuống Đất(1963), Hình Bóng Cũ (1964), Hai Cõi U Minh (1965), VọcNước Giỡn Trăng, Vạch Một Chân Trời(1968), Bà Chúa Hòn (1969), v.v.

Hương Rừng Cà Mau là một thiên anhhùng ca gồm 18 truyện đề cao những kẻ"tiên phuông" khai phá miền đất mới, xalạ, nhiều cạm bẫy nhưng cũng đầythử thách cho những người chân phải cứng.Đề cao tình quê hương, tình yêu đất, ghilại những hình ảnh xinh đẹp trước khibiến mất với thời gian.

Chuyện người dân ở hòn CổTron, ở rừng U Minh Hạ, vùng Xẻ Bần, rạchBình Thủy, chuyện Phật thầy Tây An núi Sam,chuyện miễu bà Chúa Xứ, v.v. Hương rừngnhư một khám phá thích thú nơi vùng đất hãy cònhoang sơ: "... Con rạch quá nhỏ, uốn ngoằnngoèo như ruột ngựa nối liền qua những lung,bào, tròn tròn méo méo như hình mấy cái bao tử, gan, lálách... Sậy mọc khỏi đầu. Hươngrừng ngào ngạt, mùi hương xa lạ nhưngrất quen thuộc. Thằng Kim hít mạnh đểhửi cho kỹ, để nhớ cho rõ nhưng nhớ mãikhông ra. Chợt ngẩng đầu lên, nó trố mắt.Rừng cơ hồ không còn chiếc lá nào cả! Trên hàngvạn nhánh to nhánh nhỏ, bàn tay thần nào rắc lấmtấm hằng hà sa số đợt bông gòn, không phảiriêng trước mặt mà khắp các tứ phía. Rừngsáng lạn, ai dám nói là rừng âm u? Bông kết oằn sai,mịn màng, trắng tuyết; đài, cánh đâu khôngthấy chỉ thấy toàn là nhụy ngọt. Nó buộtmiệng :

- Rừng cây gì vậy? Chú Tư.

Tư Lập day lại, cười vang :

- Thằng quỉ! Hửi mà không biếtmùi mật ong sao? tràm chớ giống gì! Muôn ngàn hủmật ong của trời ban xuống cho trần gian còn treolủng lẳng như mù sương trên nửa lừngđó. Hửi vô thì say. Say thì không tỉnh được. Cóngười toan dùng nó mà luyện thuốc trườngsinh, từ trăm năm nay..." (Hương Rừng)

Nơi vùng đất mới đó,đời sống sẽ khó khăn như khi nướcsông Hậu dâng. Thằng Nhi trong Mùa "Len" Trâu phảidẫn trâu tới núi Ba Thê để tránh mùa nướclên. Khi "nước giựt xuống", thằng convề nhưng ăn nói đã học đòi dân anh chị:"Đ.m. chết hết một con. Đem cặpsừng bộ da của nó về nè! Nặng gầnchết. Đ.m, không lẽ bỏ luôn". Nó còn biếtthêm hút thuốc rê, nhâm nhi rượu đế và tay cùngbụng xâm đầy những chữ "ngũ hồtứ giải giai huynh đệ", "ái tình vạntuế". Tâm tính con người thay đổi vìcuộc sống khó khăn!

Nhưng cũng có những cảnh trai gáitình tứ : "Con Lài nhìn dòng nước uốn khúc qua voi,qua vịnh như con rắn bò, thứ rắn có khoang màuvàng, con rắn hổ sơn. Nó bụm mặt lạiđể che cái hình ảnh đó. Nhưng nàođược! Kìa chiếc xuồng của thằngLợi bơi lướt tới, vạch ra hai làn bọtnước lốm đốm trắng như con bạchhoa xà... Lập tức nó xuống bến, bơi theo, mãiđến khi xuồng thằng Lợi ghé bên bờ đìa,kế gốc cây bình bát. Thằng Lợi day lại cười:

- Đi đâu vậy cô Hai ... rắn bôngsúng?

Con Lài sực nhìn chiếc áo có bông đangmặc. Nó e thẹn, liếc thằng Lợi:

- Em giống như con rắn bông súng. Cònanh, áo đen mốc như con rắn hổ đất.Cười em làm chi.

- Rắn đâu dám cười rắn. - Nóvừa nói vừa nắm tay con Lài. Con Lài rút tay ra cho cólệ. Nó bước qua xuồng, ngã vào lòng thằngLợi.

- Anh à!

- Cái gì đó, hở rắn!

- Thiên hạ thấy, họ cườichết.

- Ai thấy mà cười? chung quanh đâycái gì cũng là rắn như hai đứa mình. Thí dụnhư mấy sợi dây choại, dây bòng bong kia...

Con Lài gật đầu :

- Phải, dây choại, dây bòng bong giốngnhư rắn lục, nó xanh tươi. Còn đám cỏbồn bồn đằng kia, nó dẹp lép quả thậtlà rắn lá ... Nhánh củi khô, kế đó, anh thấy khônganh Lợi?..." (Cây Huê Xà).

Vềphần các tập tiểu thuyết, Vạch Một ChânTrời viết về lịch sử vùng đất Cái Tàuvới những chuyến săn vàng đẫm máu, Bà ChúaHòn kể chuyện âu mưu soán đoạt ngôi vị chúatể ở một vùng đất mới. Nhưng Chim QuyênXuống Đất là một thất bại về xâydựng tiểu thuyết và đề tài cũng ... lộtẩy vì ông muốn đề cao giới thanh niên và tríthức miền Nam thời kháng Pháp - kín đáo khiêu gợinhững giới đó thời ông vốn chợt cónhững băn khoăn ở vào cuối chế độđệ nhất cộng hoà! Nói chung, văn chươngSơn Nam nặng nề Nam-tính, cần thiết cho các nhânvật sống vào thời khai phá miền Tây, những"anh hùng hảo hán lục lâm giang hồ", nhữngtay "tứ chiến" xâm đầy mình, thờichống Pháp, ... Trong khung cảnh đấu tranh đó,vẫn có những đoạn văn cảm hoài nhẹnhàng : "Ngồi đây mà nhớ đến cái thờixuân xanh năm nào! Nó như chiếc lá già rụng, mụcnát trở về lòng đất để làm phân chonhững cây tơ khác đâm lộc nẩy hoa. Nó nhưmột chiếc xuồng cũ kéo lên trên đất khô, phơidưới ánh nắng gay gắt. Còn đâu hơi giócũ? Còn đâu ánh trăng xưa? Còn đâu hơi thở,còn đâu dáng người? Còn đâu bên sông "nhánh bầngie con đóm đậu"? (HRCM).   

* HồHữu Tườngthời vẫy vùng với nhóm đệ tứ quốctế, sau đình chiến, ông ra báo Phương Đông(1954) cổ võ cho thuyết trung lập và làm cố vấncho nhóm Bảy Viễn nhưng ông bị quân độidẹp loạn bắt tại Rừng Sát và bị tù ởCôn Đảo đến sau đảo chánh 1-11-1963. Ra tù,ông lại ra báo, tờ Hòa Đồng, mở nhà xuấtbản Huệ Minh chủ yếu in sách của ông và viếtrất nhiều bộ tiểu thuyết, lúc thì kểchuyện thời thơ ấu, lúc dựng lại không khíđấu tranh ở trong Nam phần trước và sauthời kháng chiến chống Pháp, lúc thì lập thuyếtđể cứu rỗi nhân loại và thườngcứu rỗi nước nhà. Ông đưa ra thuyếttổng hợp mới, hợp ba nền văn minh mà ônggọi là kỹ sư (khoa học), chánh ủy (chínhtrị) và tu sĩ (triết lý, tôn giáo). Sau cùng ông lạiđề nghị bỏ thuyết trung lập chế vàđưa ra giải pháp "siêu lập", Việt Namthành lãnh thổ Liên Hiệp quốc!

Ông để dấu văn nghệ quaChuyện Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp (1953, in trongNợ Tinh Thần, 1965) và cuốn Thằng Thuộc Con NhàNông (1966). Truyện Chuyện Con Thằn Lằn ChọnNghiệp được nhiều độc giả và nhàvăn chọn là một trong những truyện ngắn haynhất trong cuộc phỏng vấn của Nguiễn Ngu Ítrên tạp chí Bách Khoa đầu thập niên 1960. CònThằng Thuộc Con Nhà Nông là cuốn đầuđược xuất bản của bộ Một KinhNghiệm Sống, truyện tự thuật kể kinhnghiệm sống và thời thơ ấu của tác giảở làng Thường Thạnh (Cái Răng, Cần Thơ)dưới thời Pháp thuộc. Các bộ truyện PhiLạc, Hồn Bướm Mơ Hoa và ThuốcTrường Sanh, v.v. sẽ đưa ngườiđọc vô những mê hồn trận lý thuyết vànhiều khi thần bí hơn là những cuộc đờithú vị và bình dị của con người miền Nam!Đó cũng là khuyết điểm chung trong toàn bộ tácphẩm của nhà "lập thuyết" họ Hồtự cho là dòng dõi Quang Trung Nguyễn Huệ!

Ngoài ra Lê Xuyên, An Khê, Ngọc Linh,Dương Hà, Phi Long, bà Tùng Long, ... cũng sáng tác mạnhdù các nhà văn này ít làm văn chương hơn là viếttiểu thuyết "feuilleton" đăng nhiềukỳ ở các nhật báo.

* LêXuyên viết nhiều vềđời sống phong phú của người đồngquê miền Nam: những mối tình thắm thiết,những gay cấn ly kỳ của cuộc đời,những kinh rạch chằng chịch, những ẩmướt của thời tiết và dục vọng conngười,.... Viết về đồng quê những vùngRạch Giá, Hà Tiên, Cần Thơ, ... nhưng ông nổitiếng vì các nhân vật trong Chú Tư Cầu, VợThầy Hương, Rặng Trâm Bầu sống bồngbột tự nhiên đến độ buông thả theobản năng. Dù sao cũng phải nhìn nhận ông đã cócông ghi lại văn nói đặc biệt củangười nhà quê, nhất là ở thành phần thanh niênthiếu nữ. Nói như Mai Thảo, Lê Xuyên "có thôn quêtrong tâm hồn" (Lời tựa Chú Tư Cầu). Vănđối thoại tự nhiên, trong sáng, có ý vị duyên dángđặc "lục tỉnh". Xuyên qua các tiểuthuyết của Lê Xuyên, người tinh ý sẽ nhận raông còn muốn vẽ lại chân dung người dân quêsống thời Pháp thuộc và Nhật thuộc, lúc nàohọ cũng chân chất, đôn hậu ngay cả khitức giận cũng như khi tỏ lòng yêu nước,họ cũng chừng mực, chậm chạp - khiếndễ bị hiểu lầm họ cam chịu dễ dàng!Hoặc một vài "anh hùng" kháng chiến, họchống Pháp cho "sướng" hơn là cho"được"! Kinh Cầu Muống, NguyệtĐồng Xoài, Người Chờ Góa, ... viết sau, có liênhệ nhiều hơn đến cuộc chiến lúcbấy giờ, những con người bất đắcdĩ phải tham gia cuộc chiến! Lê Xuyên có mộtsố truyện ngắn đăng trên các tạp chíKhởi Hành, Nghệ Thuật, như Cuối Giờ HưuChiến, ... có giá trị nghệ thuật.

* NgọcLinh: dịch giả và tác giảtrên 60 xuất bản phẩm trong đó 20 ký Ngọc Linh.Ông bắt đầu viết bằng truyện ngắntừ năm 1957 (Chị Hà) và có nhiều tiểu thuyếtđược quay thành phim và cải thành tuồng cảilương: Trên Sông Hoàng Hôn, Ngã Rẽ Tâm Tình, ... nhưngvới Đôi Mắt Người Xưa, ông đã cốgắng "làm văn chương" dù bị hệlụy "feuilleton" đăng báo. Tiểu thuyếtcủa Ngọc Linh có hai đặc điểm: đềcao tâm hồn phụ nữ Việt Nam, sự hy sinh vàchịu đựng của họ, và thứ nữa,chuyện thường gây cấn, bi đát nhưng kếtcục luôn có hậu, dù là chuyện thời chiến cónhững bất ngờ. Tiểu thuyết ông khai thácnhững khúc mắc tình cảm: hai vợ, hai chồng, haichị em cùng yêu một người, anh rễ và em gáivợ, những ngộ nhận và hy sinh. Kết có hậutheo luân lý bình dân miền lục tỉnh, mà lạc quan, vì"thiện ác đáo đầu chung hữu báo",những nhân vật biết phục thiện: "Xin chacứ yên lòng, con sẽ không bao giờ sa chân nhưtrước nữa đâu. Con sẽ ra sức làm việcvà sẽ vươn lên trong cuộc đời, như baonhiêu người khác" (ĐMNX). Tiểu thuyếtcủa ông dù vậy đã có công cho thấy những tâmhồn trữ tình hồn nhiên của con ngườilục tỉnh : "Dòng sông này buồn quá phải không cô?Nhất là trong những buổi hoàng hôn như chiều nay(...) tôi lại nghĩ đến những ngày vui rồihết, những cuộc gặp gỡ rồi ly tan,những người yêu nhau rồi chia cách..." (TSHH).

* BàTùng Long, tác giả nhiềutiểu thuyết "feuilleton" đăng nhiềukỳ ở các nhật báo như Sài Gòn Mới sau mộtsố in thành sách như Lầu Tỉnh Mộng, Chúa TiềnChúa Bạc, Hoa Tỉ Muội, Tình Và Tiền, NhữngKẻ Có Lòng,... Truyện của bà không nặng về phântích tâm lý và không tình tiết phức tạp. Ngượclại truyện của bà có tính cách luân lý và tình tiếthợp tâm lý thông thường của đại chúng.Đối với những người chia chiếu vănnghệ thì bà không được coi là nhà văn, càng khó lànhà văn lớn. Tuy nhiên nếu muốn nghiên cứu tâmtình, nếp sống con người miền Nam nhữngthập niên 1940, 1950 và cả 1960, không thể bỏ qua cáctruyện của bà. Hơn nữa bà vẫn đượcnhắc nhở đến như tiêu biểu cho mộtkhuynh hướng văn nghệ ở miền Nam, khuynhhướng viết như nói, viết như nghĩ, khônguốn cong nếp suy nghĩ và cả lời nói của nhânvật như các nhà văn khác nhận ảnh hưởngngoại quốc. Chính nhà văn Duyên Anh đã nhiềulần đề cao bà như tiêu biểu cho khuynhhướng này. Tuy nhiên các truyện của bà thườngdùng lại truyện của Pháp; cái đóng góp nếu cócủa bà chỉ ở những đối thoại, vănnói.

Nếu Sơn Nam, Lê Xuyên, An Khê, NgọcLinh và Hồ Hữu Tường đưa vào vănchương tiếng nói và đời sống củangười miền Tây và Bình Nguyên Lộc miền Đông,thì Nguyễn Thị Thuỵ Vũ thuộc thế hệmới đã bị đô thị hóa, sẽ đưa vàovăn chương lời ăn tiếng nói củangười Sài Gòn - ngoại lệ Khung Rêu bà viếtvề một miền Đông trước thời Kháng chiến.Miền Nam trong văn chương Nguyễn ThịThuỵ Vũ là một Sài Gòn thị tứ vớinhững cuộc sống tân thời và những vấnđề của thời mới, chuyện các cô gái lỡthời, gái bán bar, me Mỹ và làm sở Mỹ (Mèo Đêm,Thú Hoang, Lao Vào Lửa, Chiều Mênh Mông,...). Sau 1972, bà đãđưa đời sống "miệt vườn"vào tiểu thuyết, trong Nhang Tàn Thắp Khuya,  Khung Rêu, phầnlớn nói về giới giàu có, điền chủ ở nhàquê!

Cácnhà thơ

Trên tuần báo Đời Mới năm1953, Đại Mạch, người giữ mục TinThơ, đã tiếp ý nhà văn vắn số TriềuSơn của Con Đường Văn Nghệ (1949)cổ động cho một loại thơ gọi làtự do. Tuy nhiên thơ tự do chỉ thật sự cóhình dạng vì được nhiều nhà thơ dùngđể sáng tác khi tạp chí Sáng Tạo ra đời tháng10-1956. Sáng Tạo sẽ là diễn đàn của nhữngngười văn nghệ từ đất văn vậtvào, nhưng cũng sẽ là đất nảy mầmcủa những văn nghệ sĩ miền Nam như TôThùy Yên, Trần Tuấn Kiệt,...

* TôThùy Yên sẽ là một ngoạilệ mỗi khi xếp khuynh hướng. Ông sinhtrưởng ở Gia Định nhưng là nhà thơtự do đặc sắc của nhóm Sáng Tạo. Dùchỉ xuất bản tập thơ đầu tay năm1996, nhưng trước 1975, ông đã có một chỗđứng đặc biệt. Ông từng đăngthơ trên nhật báo Tiếng Chuông và tạp chí ĐờiMới, Người Việt nhưng từ khi ôngđăng thơ trên các tạp chí Sáng Tạo, NghệThuật, ... thơ ông đã cung cấp cho nền vănnghệ mới những khai phá mới của mộtlục tỉnh hội nhập dòng nước chung.Tương lai cũng sẽ trả lời rằngnhững lai láng, kể lể, pha loảng sau này ởhải ngoại sẽ không thể so sánh với nhữngthu gọn, kín đáo, thâm trầm sáng giá của thơ ôngtrước 1975. Tinh tế của chữ dùng, của tâmhồn gói ghém trong lời, những hình ảnh xửdụng và nhạc điệu đã là của riêng ông.Khắc khoải của phận người và bi đátcủa cuộc sống là ý chính mà ông muốn giãi tỏ quathơ sau khi đã vận dụng lý trí. Dù gì trong thơhọ Tô, miền Nam lục tỉnh vẫn đầydẫy, qua một lăng kính!

"Anh buông ghềnh ưu tư thoát theogiấc ngủ

Con nước quánh đen cuồng bạo củađêm khuya

Để lại phù sa lấp bằng dăm khoảngtrống

Nơi niềm vui như tràm xú mọc vươn lên...

... Anh uống cà phê trong tiệm Tàu cuối chợ

Hồi tưởng những chiều động bãoở Kiên Giang

Trời biển mịt mù mình anh trên mỏm đá

Cái chết kinh hoàng quyến rũ bủa lên chân

Và những khuya thứ năm rạng ngày thứ sáu

Trên chuyến xe đầu đi Cần Đướcthăm em

Đồng ruộng trắng dần cặp đèn phanhắm lại

Đeocầu sắt sông tay người bệnh bẩnrung..."(Buổi Sáng)

* KiênGiang Hà Huy Hà (Xem bài viếtriêng về nhà thơ)

* SaGiang Trần Tuấn Kiệt đã có những nỗ lực làm mớithơ lục bát:

"Bình thường mộng đó hồvơi

Lá thưa cây ngủ chiều phơi bóng vàng

Giật mình gió bão tây phương

Đầm đìa mạch đất máu xươngtrổ hồng

Quả tròn trái rụng vườn không

Người đi qua ngõ tay bồng tay mang

(...) Tiếng sầu gởi với tây phương

Với sa mạc thổi nghe buồn thiên nhiên"(ChungCuộc)

Ngoài khía cạnh sáng tạo, thơ ông còn là những hìnhảnh phần đất quê hương của ông:

"Con chim cu ngói

Về hót một lần

Bên bờ Cửu Long

Một người thôn nữ

Gieo mạ bên đồng

Bên bờ Cửu Long

Những làn sóng biếc

Thao thiết muôn trùng

Bên bờ Cửu Long"(Bờ Cửu Long)

"Ngày Về" đất Sa Giang của nhà thơ:

"Lòng ta vì quá đổi nhớ thương

Cành hoa bụp cũ khóc bên đường

Bến khuya Sađéc trăng mười sáu

Mấy độ chìm theo sóng lớp lang

Hỡi người con gái bến Tân qui

Nàng hát ta nghe tiếng hát gì

Tóc xõa bốn trời trăng gió tụ

Mây vờn âm điệu nét phương phi

Hát nữa nàng ôi não bốn trời

Cành hoa bụp cũ bến kia rơi

Quê hương khúc hát chừng đưa lại

Lớp sóng trường giang lạnh đếntrời".

* KiệtTấn với tậpĐiệp Khúc Tình Yêu Và Trái Phá viết về cuộcđời và chiến tranh trong khi hiện tượngPhạm Công Thiện với Ngày Sinh Của Rắn lớnlời : "Tôi giao cấu với Mặt Trời sinh ramặt trăng /  Tôi thủ dâmvới Thượng dế sinh ra mặt trời" (tr. 6)thì đã vượt biên giới địa lý để vàovới siêu nhiên. Nhưng Mỹ Tho của ông hay mộtnơi nào đó vẫn vướng trong thơ : "Mưachiều thứ bảy tôi về muộn / Cây khếđồi cao trổ hết bông" (tr. 2).

* ThanhViệt Thanh với MâyXa, Rừng Bản Trăng Sao và nhất là Khói QuêHương (1965) : quê hương chiến tranh trởthành xa xôi nhiều kỷ niệm :

"... Đêm sao rạng, tiếng chày khuatiếp nối,

Rộn câu hò làm nghẽn lối thời gian.

Vổ tay reo đàn trẻ tắm trăng vàng,

Đầu râu bạc cụ già lê bướcdạo..."

(ĐâuMộng Quê Hương)

Những nhà thơ khác như ĐôngHồ sáng tạo cạn nguồn, chỉ ra tập TrinhTrắng (1961), còn lại là những tùy bút và biên khảovề văn học miền Nam. Tuy người Hà Tiênnhưng Đông Hồ làm thơ viết văn theo tiêuchuẩn nặng Hán văn màu mè và du dương củatạp chí Nam Phong. Bài Mua áo vẫn hay đượcnhắc đến, tình tứ vợ chồng nhẹ nhàng,tế nhị mà cũng có thể là Nàng Thơ biếtđâu tác giả muốn bộ lộ tâm sự củamột nhà thơ cũ phải theo Thơ Mới nên đãphải giả tạo tình ý? Người bạnđường của nhà thơ, Mộng Tuyết ThấtTiểu Muội, làm thơ và viết tùy bút ít nhiềuđể lộ đặc điểm miền Nam .

Nam-tính

Chúngtôi có ý đi tìm "Nam-tính" trong "Việt-tính" quamột số văn thơ giai đoạn 1954-1975, nhưngchưa đủ điều kiện và thời gian, thành rabài viết chỉ mới là những ghi nhận tổngquát về thế nào là nhà văn điển hình miền Namlục tỉnh. Còn cá tính văn chương miền Namthiết nghĩ nằm ở ngôn từ địaphương, ở tình yêu đất đai tiềm ẩnhay công khai trong tác phẩm. Và một thứ đạođức phổ quát, nền tảng về đạo làmngười và làm con dân đất nước, rồimột tâm tình đôn hậu, cởi mở như làxương sống cho Nam-tính đó! Nếu nông thôn miềnNam đang biến mất trong văn chương ViệtNam - từ những năm 1968, Võ Phiến đã từng xemnông dân là cố nhân (4), người dân quê cũng đôthị hoá nhanh chóng, khiến những chuyện Sơn Nam,Bình Nguyên Lộc, Lê Xuyên, ... viết về thời thập niên 1940, 1950 đãnhư viết về những người xa xưalắm. "Nam-tính" có thể tìm thấy trong nếpsống dân giả, quê mùa, nhưng cũng đầydẫy trong văn nói của con người miền nàycũng như trong những tiềm ẩn hay căn bảnvăn hóa của họ. Một câu hỏi dễ trảlời: văn viết hay văn chương đạichúng chứa đựng nhiều "Nam tính"? Bài nàyviết trong viễn tượng đi tìm đa dạng vàđặc dạng của văn chương Việt Nam,xác định độc đáo trong tổng thểphức tạp. Một nhìn lại mình trước thềmthế kỷ XXI.

Chú-thích:

1.           MaiThảo. "Sài gòn, thủ đô văn hóa". SángTạo, 1, 10-1956, tr. 1-5.

2.           Cao HuyKhanh. "20 năm tiểu thuyết miền Nam từ chiacắt đến ngưng bắn". Thời Tập,14-12-1973, tr. 21-34.

3.           VõPhiến. Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam1954-1975. Westminster, CA: Văn Nghệ. 1986 ("Vai tròcủa miền Nam", tr. 128-135).

4.           VõPhiến. "Nông dân, một cố nhân". TạpLuận (Westminster CA : Văn Nghệ, 1987), tr. 225-230.

 

5-1998