Ngôn-ngữ của tiểu-thuyết Hồ Biểu Chánh

Trongbài nầy, chúng tôi thử tìm hiểu ngôn-ngữngười Nam-kỳ lục-tỉnh như đãđược tác-giả Hồ Biểu-Chánh đưa vàotrong tiểu-thuyết, từ đó hiểu tại saotiểu-thuyết của ông được ngườiđương thời yêu thích và người hôm nay tìmđọc lại. Tác phẩm là một toàn bộ cấutrúc ngôn ngữ và qua toàn bộ hàm xúc này, tác giả dựngnên một ý nghĩa, một tổ chức. Nhà phê bình làmcông việc nối kết ẩn dụ với hiệnthực, tâm lý, ý nghĩa thật, qua ngôn ngữ của tácphẩm. Qua ngôn từ và cách dùng văn, nhà văn bày tỏcách thế sống của mình, cho thấy những mốiliên hệ giữa tác-giả với thế giới. Nhànghiên cứu phê bình qua phân tích sẽ xác định lạinhững liên hệ và cách thế của tác giả. 

Trướchết, ai cũng biết ngôn-ngữ là một hiệntượng xã-hội, một phương tiệngiao-tiếp mà ý nghĩa cũng như sự sử-dụngcó lịch-sử cũng như nguyên do. Ngôn-ngữ làphương tiện giao tiếp quan trọng của conngười, nên khi đưa vào tiểu-thuyết,ngôn-ngữ ấy cho thấy tương quan xã-hội! Nóingôn-ngữ có tính xã-hội là nói rằng tiếng nói đócó biến hóa theo địa-lý và thời gian - chúng tôi nóibiến-hóa mà không nói là tiến-hóa, vì nghiên cứungôn-ngữ là tìm hiểu nguồn gốc, trạng thái,biến hóa, ảnh-hưởng, v.v. hơn là cho rằngđúng hay sai, cao hay thấp! Chúng tôi không xét vềgiá-trị của ngôn-ngữ sử-dụng, không đánh giáđúng sai, mà chỉ xét về mặt văn-hóa vàvăn-học của ngôn-ngữ sử-dụng trongtiểu-thuyết của Hồ Biểu-Chánh. HồBiểu-Chánh là tác-giả khởi đầu sựnghiệp văn hồi đầu thế kỷ XX và làmột trong những nhà văn mà tác-phẩm đã gópphần làm vững mạnh nền móng sơ khởi chonền văn-học chữ quốc-ngữ. Ôngđược xem là nhà văn sở trườngđưa vào trong trong tiểu thuyết tiếng nóithường ngày - còn được gọi là bạchthoại và khẩu ngữ, của người Nam-kỳ.Một lựa chọn có ý-thức, vì ông theo truyềnthống viết như nói, nói như thật nói, nói xuôi,tức không kiểu cách.

Ngôn-ngữlà một sản-phẩm có tính xã-hội, từ ngôn-ngữvà qua tiểu-thuyết Hồ Biểu-Chánh, ngườiđọc và nghiên cứu sẽ nhận ra một xãhội Nam-kỳ buổi giao-thời đấtnước mất chủ quyền; với những kẻtai mắt hoặc có quyền hành mới, xã-hội củanhững điền chủ, quan quyền, hộiđồng ở thôn quê, của ông Phủ, ông Phán, ôngđốc-tờ, thầy Thông, cô Ký ở chốn thànhthị, bên cạnh những kẻ bán hàng rong, tài-xế,những kẻ làm công, cu-li, lục lộ, làm công-nhậtcác công xưởng, bàn giấy, cũng như giớiđiếm-đàng, bụi đời, v.v. Vớiphương tiện ngôn-ngữ, Hồ Biểu-Chánh ghilại cái đẹp, cái hay cũng như phơi bàymặt trái của xã-hội trưởng giả, nhữnglường gạt, phung phí, những chuyện loạnluân, giết người, cướp của, đoạtgia sản, v.v. bên cạnh những nhân quả, rủi may,chuyện con cái những kẻ sang giàu phải chịunhiều nỗi gian truân, như những Cẩm Vân trong VìNghĩa Vì Tình, Phi Phụng trong Nhơn Tình ẤmLạnh, Thu Hà trong Khóc Thầm, Bạch Tuyếttrong Ai Làm Ðược... Người nghèo cuộcsống thật đáng thương như Trần VănSửu trong Cha Con Nghĩa Nặng, hương hàoÐiều trong Khóc Thầm, Phục trong Nợ Ðời,v.v.

Vậy,bối cảnh của gần toàn bộ tiểu-thuyếtHồ Biểu-Chánh là các vùng đất thôn quê và thànhthị, những nơi chốn khác nhau của miềnlục-tỉnh. Ngôn-ngữ, nhân-vật, tâm lý cũng làcủa con người sống chết với miềnđất mới! Bối cảnh tiểu thuyếtcủa Hồ Biểu-Chánh cũng là những nơi ôngđã sống và làm việc, do đó một mặttác-giả có nhiều ấn tượng, cảm hứngđể viết, mặt khác có những nhận xét,hiểu biết thực tế; vì thế nên khi tả cảnhtả người ông đã ghi nhận đượcnhững nét tinh tế, linh động và đặc-thù địa-phương!Ngay từ tiểu-thuyết văn xuôi đầu tay AiLàm Ðược, khởi thảo từ 1912(được sửa và in năm 1922), ông đã chọn CàMau, là nhiệm-sở làm việc, làm bối-ảnh chotiểu-thuyết. Một chi tiết khác tuy nhỏ nhưngkhông kém phần đặc biệt là ông đã ghi lạiở cuối tất cả các tiểu-thuyết nơi vàthời điểm sáng tác.

  1. Cá-tính ngôn-ngữ địa-phương

Ngôn-ngữlà tín-hiệu, nghĩa là có những nét đặc-thù,được dùng để nói ra và nói lên điều gì,trong một môi-trường, ngữ-cảnh (context).Tiếng láy, tiếng dùng ngắt câu hay cuối câu, v.v. đều là những phương-tiện và nằm trongdiễn trình biểu-hiện, trình bày, ... cũng nhưnhững tiếng kiêng kị (thí dụ ánh / yến: yến sáng, yến mặt trời). HồBiểu-Chánh đã sử dụng ngôn ngữ bình dân,giản dị nhưng không kém phần độc đáocủa riêng ông vừa tượng hình, tượng thanh,vừa diễn tả được tâm trạng, tìnhcảm của nhân vật. Xin ghi lại một sốchữ dùng trong tiểu-thuyết của HồBiểu-Chánh: buồn nghiến, huỡn bước, lóngnầy, lẹo chẹo, thẳng búng, nằm dàu dàu, nằmkhông cục cựa, chau-vau, ngồi ngó cững, ngồichồm hỗm, ngồi xo ro, bươn bả, điriết, đi nhầu, bươn bả đi tuốt,đi lầm lũi, đứng xớ rớ, đứngdụ dự một hồi, nói mờ ơ, dụ dựkhông muốn nói, nói bứt, ngó chừng xăn văn xéo véo,ngủ nhầu, nước mắt nước mũi chàmngoàm, rụt rịt bên chơn, ngộ, hai bàng tang, ngó chằng-chằng,v.v.

Văngiản dị được bổ xung bởi nhữngtừ láy, những từ ngữ tiếp âm đơnhoặc ghép, riêng nhưng đầy lí thú của Nam Bộ,gây sống động và đồng thời gợi hình quaâm thanh, hình ảnh: mày mạy, sơ sịa, sâu sia, quanhquứt, tàm làm, nhụt nhụt, râu lún-thún, nhảy xoi-xói, v.v.

Ngôn-ngữcủa con người Nam-kỳ là một phươngngữ phản ảnh chân dung, hình ảnh địaphương đồng thời phản ánh quá trìnhlịch-sử của sự phát triển một vùngđất, của tiến trình Nam tiến. So vớimiền Bắc, phương ngữ Nam không có nhiềungữ âm địa phương, nghĩa là khá thốngnhất. Trong tiểu-thuyết Hồ Biểu-Chánh, nếungôn-ngữ có khác biệt là do không gian thị tứhoặc thôn quê. Toàn bộ tác-phẩm của ông cung cấp khánhiều và đa dạng phương ngữ củaNam-kỳ. Ngôn-ngữ thường nhật và sinhđộng: ba láp, bãi buôi, hà rầm, nói phang ngang, hỏiphăng, giằn thúc, lượt bượt, láng cháng,lẹo chẹo, mày mạy, trót giờ, gió máy, v.v.

Tiếngnói của thôn quê, rẫy ruộng khá nhiều trongtiểu-thuyết của Hồ Biểu-Chánh: NợÐời, Lòng Dạ Ðàn Bà, Cha Con Nghĩa Nặng, Con Nhà Nghèo,Lời Thề Trước Miễu, ... Cảnh nghèo bi thươngđược tả trong ChútPhận Linh Đinh (1928): Thu Vân nghèo đóiquá, phải dấu tông tích tìm đến nhà ông HộiĐồng là ba của Chí Ðại là người yêunhưng không được cưới nàng vì con nhà nghèo,xin việc. Không được đành xin làm gạchsống qua ngày:

" … - Mẹ con tôi nghèokhổ không có chỗ làm ăn, nghe nói ông HộiĐồng giàu có mà lại nhơn đức, nênđến đây xin làm công việc cho ông mà nhờ hộtcơm tư. Không biết có ông Hội Đồng ở nhàhôn chú? (…)  Chú làm ơn cho tôi vô, tôi lạy ông, tôi ởông bắt làm việc chi cũng được miễn làmẹ con tôi có cơm ăn một ngày hai bữa thì thôi.

 -Không có được. Hễ tôi nói không được làkhông được. Chị đừng có cãi mà.
            (…)

- Tôi muốn làmgạch quá, không biết họ mướn không bà há?

Bà già ấy day lại ngó nàng rồi đáp:

-     Mướn, chớ sao lạikhông mướn.

-     Không biết họ mướnmột ngày bao nhiêu hở bà?

-     Thuở nay có lò gạch nàomướn làm ngày bao giờ. Mình làm trăm làm thiên rồitính tiền chớ.

-     Làm một trăm là baonhiêu?

-     Một trăm gạch làmột cắc, đại tiểu gì cũng vậy. Còn ngóimột trăm thì tính một cắc hai.

-     Một ngày bà làm đượcmấy trăm?

-     Không có chừng, ômđất, nhồi đất thì lâu, chớ in mà bao lâu.Nếu trời nắng, một ngày làm tới hai, batrăm.

-     Không biết mấy ngườilàm đây họ ăn ngủ ở đâu bà há?

-     Ai có nhà nấy chớ.

-     Còn mấy ngườiở xa, không có nhà tại đây họ làm sao?

-     Kia kìa, có mấy cái chòiđó, vô đó mà ở. (…)

Nàngdòm coi trong chòi trống trơn; phía tay mặt thấy cómột cái chõng mà cái chõng lại khác hơn cái chõng củangười ta: sáu cây nạng đóng xuống đấtlàm chơn, trên gác ba cây ngang rồi phủ vạt trethưa thưa. Có một chiếc đệm cuốnbỏ trên chõng chớ không thấy mền mùng chi hết.Phía trong có dụm ba cục gạch làm ông táo. Gần đócó để một cái nồi, hai cái ơ, với vài cáichén, vài cái dĩa đá. Tài vật trong chòi chỉ có bao nhiêuđó mà thôi.

Thu Vân thấyquang cảnh như vậy thì nàng đau đớn tronglòng, song nàng chúm chím cười. Vì nàng nghe con nhỏ hồinãy kêu bà già ấy là "Bà Sáu" nên nàng dắtchước kêu mà nói rằng:

-    Cha chả, chòi nhỏ quá như vầy mẹ con tôi ởđây thì cực cho bà lắm, bà Sáu há?

Bà Sáu day lạicười mà đáp rằng:

-    Cực giống gì, ăn nhiều chớ ở mà hếtbao nhiêu.

-    Tối chỗ đâu mà ngủ?

-    Có một cái chõng đó chi! Lo dữ hôn.

-    Cái chõng nhỏ quá ngủ sao đủ?

-    Ngại gì. Như có chật thì tôi để cho hai mẹcon ngủ đó tôi ngủ dưới đất cũngđược mà.

-    Ai mà nỡ để cho bà ngủ dưới đất…"

Dướithời thuộc Pháp, thôn quê là nơi bị giao-độngvà thay-đổi nhiều nhất, từ nếp sốngđến công việc làm và cả đời sốnggia-đình. Nơi thị tứ, tiểu-thuyết HồBiểu-Chánh đã ghi lại ngôn-ngữ thành thị củađủ giới người, cả giới giang hồ,anh chị bến xe, nhà ga, v.v. cũng như cuộcsống lam lũ nơi các xóm lao động v.v. , trong NợÐời, Ông Cử, Lạc Ðường, .. 

Giới tríthức có tân-học hoặc chí-khí, có lòng với dân vớiđất nước, được tác-giả trình bàytrong Ý Và Tình, Một Ðời Tài Sắc, Tân PhongNữ-Sĩ, Bức Thư Hối Hận, … Hãy nghemột tranh luận về đường lối khai hóaxã-hội giữa Vĩnh Thái, một trí thức du họcPháp về, và Lê Hưng Nhơn, đại diện nhữngthức-giả nơi thủ đô Nam-kỳ, trong Khóc Thầm(1929):

"…- Tôi mới hiệp với mấy ông bạn đồngchí mà lập tờ Quốc Dân báo. Vì tôn chỉ tờ báochúng tôi là khai thông trí thức bảo thủ lợiquyền kết giải đồng tâm chấn chỉnhphong hóa cho quốc dân (...).

VĩnhThái ngồi chim bỉm mà nghe, chừng Lê Hưng Nhơn nóidứt rồi, chàng đáp rằng:

-    Ông nói nghe hay lắm, mà theo sở kiến của tôi, thìnhựt trình quốc ngữ in uổng giấy mực,đọc mất ngày giờ chớ không có ích chi hết.(…). Từ hồi nào cho đến bây giờ tôi nhứtđịnh không thèm đọc nhựt trình quốcngữ. Ðọc đã thất công, mà còn phát giận nữa,để thì giờ lo làm việc khác có ích hơn nhiều.

-    Cậu lo làm việc gì mà gọi là có ích hơn? Trongthời kỳ này người Việt Nam ai có chút tâmhuyết, ai có chút học thức, cũng đềuchăm nom khai hóa nước nhà. Cậu thuộc trongbực thanh niên tân học mà sao cậu không để ý vàoviệc công ích chút nào hết vậy?

-    Ông đừng có nói những tiếng khai hóa và công ích. Tôiđi du học bên Pháp tôi về, mà tôi chưa dám nói khai hóa, tôiquyết chí hy sinh tánh mạng tôi cho xã hội, mà tôi chưadám nói công ích. Tôi tưởng phải lo làm là tốt hơnchọn lời mà nói. Nói không được thì nói làm chi.

-    Té ra cậu đi học bên Pháp mới về sao?

-    Phải.

-    Tưởng là cậu học lôi thôi, nên cậu khôngbiết lo khai hóa nước nhà, chớ cậu đã cóxuất dương du học, thì cái trách nhiệm củacậu đối với xã hội còn nặng hơn củaanh em chúng tôi nhiều lắm. Cậu chẳng nên công kích báoquốc âm, cậu phải giúp với chúng tôi, cậuphải đấu cật đâu lưng với chúng tôi màdìu dắt đồng bào lên con đường tấnhóa..." 

TrongTân Phong Nữ-Sĩ, cô Tân Phong, nhân vật chính,tổng lý báo "Tân Phụ Nữ", đã từchối lời cầu hôn tuyệt vọng của VĩnhXuân, một trí thức tân học:

"…-Ông yêu em, mà ông biết trọng em, thiệt em cảm tìnhlắm. Phải người có học thức cao mới cóthái độ cao như vậy. Em không dám lấy tháiđộ thấp mà đối với ông, nghĩa là emkhông dám phỉnh phờ gạt gẫm ông. Đã vậy màem lại là gái tân thời, hễ nghĩ thế nào thìcứ nói ngay ra, chớ không ưa nói quanh quẹo. Ônghỏi như vậy, em xin trả lời rằng: “Emcảm tình ông lắm, nhưng mà em không thể làm vợ ôngđược ”.

(…)

- Ônglà một nhà bác học, không lẽ em dám cãi việcđời với ông. Nhưng mà theo trí mọn của em conngười có nhiều mục đích, chớ không phảihễ làm trai chỉ biết lo cưới vợ hễ làmgái chỉ biết lo lấy chồng đặng lập giathất rồi sanh con đẻ cháu mà nối dòng, tuy em thuộctrong hạng gái tân thời nhưng em chưa có cái tưtưởng quá khích đến nỗi đạpđổ cả gia đình là cái gốc của xã hội.Song em nghĩ mình đi đường hễ gặp khúc chônggai, thì mình tránh mà kiếm ngã khác bằng thẳng mà đi.Ông đi học thành danh rồi, ông tính cưới vợđể hưởng hạnh phúc. Nếu ngãđường ấy không làm cho ông thấy hạnh phúcđược, thì ông bỏ mà đi ngã khác, chớ sao ônglại ngã lòng thối chí, ông lại tính tự vận mà làmuổng cái công phu ăn học của ông, và làm cho chamẹ buồn rầu thương tiếc…".

Nơithành thị, bên cạnh là giới trung lưu hoặc buônbán (Những Điều Nghe Thấy, TiềnBạc Bạc Tiền, …hoặc thầy thôngthầy ký làm việc với chính quyềnthuộc-địa Pháp (Nhơn Tình Ấm Lạnh, TơHồng Vương Vấn,…). Trong Thầy Thông Ngôn (1926),thầy thông Trần Văn Phong quịt tình ái gái quê, cô SáuLý:

 "…- Té ra thầy nhứt định bỏ tôi mà đi hay sao?Vậy mà hôm trước thề thốt dữ chớ!

-    Hôm trước tôi có dè cha mẹ cản trở nhưvậy đâu.

-    Vậy mà dám xưng là trượng phu, xưng là quântử. Vậy mà dám nói rằng hễ vắng mặt tôi thìbuồn rầu chắc phải chết. Trượng phuquân tử gì mà gạt gẫm đàn bà con gái như vậy.Thầy bỏ tôi mà đi Long-xuyên thầy không sợbuồn rầu rồi chết sao?

Thầy thông Phong hổthẹn không biết sao mà trả lời nên ngồi gụcmặt mà chịu. Cô Sáu Lý đứng dậy mà nói rằng:

-     Thầythúi lắm. Làm trai như vậy nên lắt cái mặt màquăng đi. Tôi biết rồi, thầy gạt tôi,sợ ở đây tôi chửi, nên xin đổiđặng trốn tôi chớ gì. Tôi nói cho thầy biết,thầy gạt tôi không dễ gì đâu.

Cô nói dứt lời liềnquày quả đi vô buồng giở rương lấy cáikhăn với phong thơ của thầy đưa hômnọ mà liệng trúng ngay mặt thầy và mắngrằng:

-        Đồ khốn nạn! Trả khăn với thơ chomầy đó. Đi đâu thì đi cho mau. Đừngngồi đó nữa. Thứ vầy mà cũng xưng làthầy thông! Thông gì! Thông khoan.

Thầy hổ thẹn,mặt mày tái xanh, không nói được một tiếng,thò tay lượm cái khăn với phong thơ, rồi riuríu ra về. Thầy ra tới ngoài đường rồi,mà cũng còn nghe có tiếng lầm bầm mắng nhiếc…". 

Ngữ khí, một nétđặc biệt của khẩu ngữ, đượcHồ Biểu-Chánh dùng ở cuối câu hoặc đểnhấn mạnh "nà, giống, hôn": mắcgiống gì, sợ giống gì, làm giống gì?, sướnggiống gì?, còn ức nỗi gì?, bất nhân hôn, dữ hôn,v.v. Dùng để tả số lượng: đa đa,lắm đa, lung lắm, lung lắm đa, v.v. Việclập lại một từ như mỗi căn ông mỗidòm vô, và may và hỏi rằng, v.v. cũng trong cùng mụcđích để nhấn mạnh.

Khi đối đầu với nhữngtừ mới biểu tả những sự vật mớithì Hồ Biểu-Chánh theo khuynh-hướng miền Namthường Việt hóa như "bao thơ, nhà giây thép,nhà thơ, bót, nhà đèn, ...". Ông ít dùng chữ Hán dùông đã để ra ba năm học các sách Tứ Thưvà dịch truyện Tàu từ hai tập Tình Sử và KimCổ Kỳ Quan (1) trước khi khởi sự viếtvăn. Dù ít nhưng Hồ Biểu-Chánh vẫn dùng chữHán được Việt hóa theo cách của ông. Thậtvậy, tản mác trong các tiểu-thuyết, HồBiểu-Chánh đã dùng những từ Hán: tỵ trần,bài sanh ý (môn bài), đà công (lái ghe), khắc kỳ(định kỳ), phiền-ba (phồn-hoa) đôhội, tư lương (suy tính), đương-môn hộ-đối(trong ALÐ) hoặc đương-môn đối-hộ(trong ÐHT), lộ đồ, lịch duyệt nhân tình, gáitrâm-anh phiệt-duyệt, động dung, v.v. Tác-giảHồ Biểu-Chánh còn dùng tiếng bình dân gốc từtiếng Triều-châu như tía (cha), khị (nó, ôngấy), v.v.

Trongtiểu-thuyết Hồ Biểu-Chánh nhiều từxuất phát từ tiếng Pháp là điều không thểtránh được: bu rô, sa lon, áo bành tô, bon, phắttơ, ba-ton, súp lê, nô te, sô-de, síp-lê, ê-sạt, cu-ly,đít-cua, xẹt, sa-bô-chê, măng sông, săn-đá,cà-ra-hoách, náp, lơ, ... được thực-sựsử-dụng nhiều vào thời ông. Xin mở ngoặcđể ghi nhận là miền Nam thời 1954-1975 đãViệt hóa những từ đó, hoặc dùng từHán-Việt từ Bắc đưa vào với cuộc dicư 1954 (điểm, diễn văn, chưởngkhế, bưu-điện, ...), hoặc Việt hóahẳn (bàn giấy, người đưa thư,...). Trong khi đó, người miền Bắc vẫngiữ thói quen phiên-âm tiếng nước ngoài(thường là vì chưa có tiếng Trung quốctương đương), gần như trở lạithời của cụ Hồ Biểu-Chánh: bốt (poste), comlê (complet), ga tô (gateau), măng tô (manteau), công tơ (compteur),mô típ (motif), li xen sơ (lisence), v.v.

2. Ngôn-ngữ một thời

Tiểu-thuyếtHồ Biểu-Chánh đã ghi lại ngôn-ngữ Nam-kỳcủa một thời cố-cựu và đã góp phần táidựng nên bức tranh xã-hội của thờiđiểm đó. Ngôn-ngữ đó được phátxuất từ những con người mộc mạc,thẳng ruột ngựa nhưng tế-nhị, thừabiết ăn ở cho phải đạo! Ngôn-ngữở đây nói chung có tính lạc quan, tính chân thật và ítphức tạp. Chân thật trong cách phát âm theophương-ngữ, dùng từ láy và ngay cả khi phát âm hayviết sai vì phải biến-chế theo hoàn-cảnhbiến. Tiểu-thuyết của Hồ Biểu-Chánh đãghi lại nhiều dấu vết có ý nghĩa vềdiện mạo ngôn ngữ ở một vùng đất vàxuyên qua toàn bộ tiểu-thuyết của tác-giả,đã đánh dâu các chặng đường phát triểncủa tiếng nói dân tộc nơi đó. Trong số cónhững chữ tiếng hay cách nói ít gặp hoặc nayhết được dùng: lộn chồng, òn ý, từmớ, từng khạo (cai), áo củn, chiết báng,dui dụt, ô-dề, mái chính, chạy tờ, giằn thúc, nômvợ (lấy người đã có chửa làm vợ), hốttốc (hấp tấp), bam bù, má đụng (=lấy)cậu, nóc giận (nuốt giận, hếtgiận), xạc lơ (xuội lơ), cượng(chống), v.v.

Tríchmột cuộc đối thoại trong Đóa Hoa Tàn(1936):

… Ông Bình ngồi uốngnước. Bà kéo ghế ngồi ngang đó mà hỏirằng: "Bữa nay thầy nó đi hầu việc gìvậy?". Ông Bình cười. Ông uống hết bốnchén nước rồi mới đáp rằng:

-        Quan Chánh kêu tôi lên mà quở tôi.

-        Có chuyện gì mà quở?

-        Ngài nói theo tờ của quan Chủ quận thì mấy thángnay tôi cứ lo việc nhà, không lo thuế vụ nên trễ nải.

-        Quan chủ quận chạy tờ hay sao? Có lẽ nàongài làm như vậy!

-        Có thiệt chớ, chạy tờ kín.

-        Ngài mới lên ăn cơm với mình hôm chúa nhựt đâymà.

-        Ăn cơm thì ăn, còn chạy tờ thì chạy, haiviệc đó khác nhau.

-        Quan Chủ quận chạy tờ như vậy, rồiquan lớn Chánh nói sao?

-        Quan Chánh nói ngài biết tôi có nợ nần nhiều, nêntự nhiên tôi mắc lo nợ mà phải bê trễ côngviệc. Vì vậy nên ngài không trách gì; song nếu tôi mắcbận việc nhà, không kham chức Cai tổng nữa,vậy thì tôi nên từ chức Cai tổng đi,đặng rảnh rang mà lo việc nhà.

-        Ngài nói như vậy, nghĩa là ngài muốn xô đuổimình chớ gì. Không biết ý thầy nó thế nào, chớtheo tôi thì cũng nên thôi phứt cho rồi, đặngkhỏi tiếng nặng nề giằn thúc.

-        Bà nó hiệp ý với tôi lắm. Quan lớn Chánh khuyên tôinhư vậy thì tôi trả lời tôi cám ơn ngài, rồitôi ra bàn bếp hầu tôi viết một lá đơn xintừ chức mà đưa cho ngài liền. …"

Tríchmột đoạn trong Con Nhà Giàu (1931) vềchuyện hỏi vợ cho con:

"…-  Má thấy con đó hay chưa?

-        Mà(á) nghe họ nói chớ chưa ngó thấy. Họ nói connhỏ đó giỏi lắm khéo léo lắm.

-  Không được đâu má. Con gái vườn quê mùa khóchịu lắm. Tôi muốn má nói con ông Phán Hương mácưới cho tôi. Cô ấy ngộ mà dễ thươnglắm …". 

Ngoàira, tiểu-thuyết của Hồ Biểu-Chánh có nhữngcâu văn cổ-kính do truyền thừa Nho-học, cũngnhư xen lẫn một số lối nói bóng bẩy và cóvần có đối của thời ông. Ðây là lời tâmsự của một cô gái, Bạch Tuyết, vớingười bạn Chí Ðại lâu ngày gặp lại:

"Congái người ta có cha yêu, mẹ mến, từ mớibiết đi biết nói cho tới chừng khôn lớn nênngười, trong nhà sẵn có mẹ dạy dỗ, charăn nghiêm, tự nhiên quen thói tục cao sang, tự nhiên nhiễmgia phong thuần hậu. Ông ngoại tôi, thì trìu mến yêuthương, mà một vài tháng mới gần gũiđược một lần, hễ gặp mặt thì ôngngoại tôi khóc hoài, nên cũng không dạy dỗ chiđược…" (Ai Làm Ðược).

3. Cách dùng chữ

HồBiểu-Chánh có những hình dung từ đặc biệtkết hợp với thể trạng-từ đã làmđậm sắc thái của nghệ thuật dùng chữbình dân trong tiểu-thuyết của ông: sáng hoắc,bầu trời xanh lét, đơm bông vàng khè, đỏ trõmlơ, đen thui, đen nhùn nhục, đỏ hựchỡ, chau vau, dục dặc; hoặc có nhữngphối hợp giữa danh từ và hình dung từđể nhấn mạnh một hình ảnh độcđáo hay một tình trạng éo le nào đó: mặtchừ bự, đầu chơm bơm, đầu cổchờm bờm, lỗ tai lùng bùng, cặp mắt cháng váng,trong lòng xốn xang, nước da mởn, xũ xọp, kéné, v.v. Chữ dùng màu mè một cách giản đơn,nhưng vừa hài thanh vừa tượng hình bằngkỹ thuật dùng những tiếng đôi, tiếng tưđiệp âm, như trong Cha Con Nghĩa Nặng (1929):áo đen nhùng nhục, gò má nó tròn vìn, (ThịLựu) tánh bồng chành, bốc chách, trâu đidưới ruộng ní na, ní nần, mấyđứa chăn cỡi trên lưng hát rấm ra rấmrít, v.v. 

Bìnhdân trong cách đặt tên cho nhân-vật: ThằngÐược, Thằng Cu, Con Lựu, Lê Văn Ðó, Lê VănÐây, v.v. hoặc tên theo vai vế thường dùng trong Nam: BaÐiệp, Sáu Lý, Hai Liền, ... - bên cạnh cách tác-giảđặt tên theo phẩm-tính, đạo-đức nhưTrần Bá Vạn, Hiếu Liêm, Chánh Tâm, Thủ Nghĩa, ChâuTất Ðắc, Võ Lộ, Nguyễn Tự Cao, ... 

HồBiểu-Chánh đặc biệt trong việc sử-dụngtiếng xưng hô bằng từ biến thể trongtrạng thái hợp âm: thẩy (thầy ấy), cổ(cô ấy), cỏn (con ấy, HBC chỉ dùngđể gọi vợ của em trai hay vợ của contrai), thẳng (thằng ấy, cũng nhưcỏn, chỉ dùng để gọi chồng em gái haychồng con gái), bây (ngôi hai, số nhiều và ít), v.v.hay những tiếng thường dùng trong Nam: tía, má nó,sắp nhỏ, má sắp nhỏ, qua (ngôi thứnhất), hay trong giới theo Tây, xưng gọi là toa,mỏa, ma femme (ngôi thứ ba), v.v. Một bà Phủkêu con làm hội đồng: "Hội đồng, thứcdậy nào. Có anh Cai với cỏn qua với tao đâynè!"(Tỉnh Mộng); hay một bà mẹ khác làKế Hiền, bình dân hỏi con trai Thượng Tứ:"Không có cỏn về hay sao?"(Con Nhà Giàu);hay một hỏi thăm khác: "Này, còn chuyện của sắpnhỏ, chú thím liệu sao?"(Một Ðời TàiSắc), v.v. 

Ngôn-ngữrõ là chân-phương và giàu hình ảnh cụ thể,trực tiếp, cả để diễn-tả nhữngtình cảm, tư tưởng (buốn nghiến), v.v.Chân-phương để phản ánh đúng cách nói củangười Nam Kỳ mà Hồ Biểu Chánh đã dùngthật nhiều từ chuyển hóa như phiền ba(phồn hoa) hiệp ý (hợp ý) xao xiến (xaoxuyến), chính chiên (chính chuyên) hoặc dùng từđọc trại vì sự kiêng kỵ hay do ảnhhưởng của phương ngữ: yên (an), hường(hồng), nhơn (nhân) tình, đờn (đàn), …Ðối với người vùng khác thì nghĩ đấy lànhững chữ viết sai!

4.  Ngôn-ngữ và kỹ-thuật tiểu-thuyết

HồBiểu-Chánh dùng chất liệu tiếng nói của dân chúnghằng ngày sử dụng ở nhiều vùngđất rộng lớn để xây dựng ngônngữ tiểu-thuyết với phương-tiệnkỹ thuật tiểu-thuyết và cách hành văn trong sángcủa Tây phương, từ đó sáng tạo nênngôn-ngữ của nghệ-thuật làm khác ngôn-ngữcủa cuộc-sống. Hơn nữa Hồ Biểu-Chánhđã khéo léo lồng ngôn-ngữ, lời nói, lối nóicủa các nhân-vật trong một khung cảnh tiểu-thuyết,phân bố cục chặt chẽ chứ không trốngtrơn, bỏ rơi theo lối kể chuyện. Nhưvậy nói ngôn-ngữ bình dân, dễ hiểu cũng cónghĩa là văn nếu trau chuốt quá độ sẽthành giả tạo, xa hiện thực cuộc sống -như văn Mai Thảo thời Sáng tạo hay vănthơ hũ nút hoặc dùng nhiều điển tích khôngăn nhập gì đến thực tại đượcnói đến! 

Ngôn-ngữvà kỹ-thuật diễn-tả tình-yêu. Một cảnh tìnhtứ sau cơn giông bão ghen tương trong Ái Tình Miếu (1941):

"…Phúc thấy vợ đương ngồi bình tịnh,sắc mặt buồn hiu, cặp mắt ướtrượt, thì kéo ghế ngồi khít một bên, rồinắm tay vợ mà nói: "Qua xin em tha lỗi cho qua. Vì quathương em quá nên nổi ghen, rồi nghi bậy làmphạm đến danh giá trong sạch tiết tháo caothượng của em. Từ rày anh sẽ thương embội phần, thương dư như vậyđặng đền bồi cái lợt lạt của quamấy tuần nay. Em sẵn lòng tha thứ cho qua hay không?

Cô Lýnhích miệng cười chúm chím, sắc mặt sáng lòa. Côđưa bức thơ của Phúc lên mà ngó rồi xếplại, thủng thẳng xé to xé nhỏ mà quăngtrước mặt. Phúc thấy cử chỉ ấy thìbiết vợ đã hết phiền mình, nên hớn hởnói:

-Phải, em xé bức thơ khốn nạn của qua màbỏ đi, để làm gì. Bức thơ của emmới đáng dể dành. Qua để trong túi áo đây. Quasẽ cất kỹ để làm bùa trừ chứngbịnh cũ của qua và để kỷ niệm sựtái sanh ái tình của vợ chồng ta."

Cô Lýthơ thới trong lòng nên dựa đầu vào vaichồng. Phúc lấy khăn mu xoa mà lau nước mắt vợ…".

Cònđây là ngôn-ngữ của kẻ cướp lộng hànhnơi thôn dã, trích Ngọn Cỏ Gió Ðùa (1926):

"-Có con nhà ai ngộ quá bây; áp bắt nó đem về trại.May dữ hôn, tao chưa có vợ, vậy để taobắt con nầy làm vợ chơi (…) Tha cái gì? Ta bắtvề làm vợ, chớ ai chém giết gì hay sao mà biểu tha.(…)" 

Thậtvậy, chính ngôn-ngữ sử-dụng đã giúp HồBiểu-Chánh khám phá con người cùng tâm-lý, tưtưởng. Cùng với ngôn-ngữ, các cử chỉ,diện mạo, thái độ, hành động, v.v. củanhân-vật đã giúp tác-giả diễn tả nội tâm vàlột trần được tâm lý các nhân-vật -điển hình trong Ngọn Cỏ Gió Ðùa, Nợ Ðời,Tiền Bạc Bạc Tiền, Chút Phận Linh Ðinh, v.v.dù tỏ ra chưa đủ bề sâu trong một số íttiểu-thuyết khác. Tình tiết thường thật-thà,nhẹ nhàng và cá-tính nhân-vật đơn điệu - cóthể vì con người thời tác-giả như vậy,chưa phức tạp, rối rắm hàng hai hàng ba hay muônmặt như sau này? Trong trường hợp HồBiểu-Chánh, rõ ràng là ngôn-ngữ của nhân-vật đã ảnh-hưởngđến lời văn diễn-tả của tác-giả,đến kỹ thuật dựng truyện. Lời vănthiệt thà như tiếng nói của người dânthời đó nhất là ở những chốn thôn quê và miệtvườn, và kỹ thuật của một tác-giả cólòng nhân ái! Ngôn-ngữ thực là cách tả chân khéo nhất,hình thức có đơn sơ thì cũng vì con ngườiđơn sơ! Thực vậy, Hồ Biểu-Chánh khôngchú trọng làm văn-chương thuần túy. Lấy AiLàm Ðược làm thí dụ, ông gọi đó là "tiểu-thuyếttả chân", trong khung cảnh đất Cà-Mau, mộtthử nghiệm đầu tiên sau khi đọc ThầyLazarô Phiền, Phan Yên Ngoại Sử Hoàng Tố OanhHàm Oan như chính ông đã kể lại trong hồi ký(2). Thật vậy, trong tiểu-thuyết Hồ Biểu-Chánh,văn chương giản dị, tác-giả kểchuyện hơn là tả chuyện, làm văn hoặc khaithác tình tiết rối rắm. Không rối rắm lắmvì ở ông, tình tiết, diễn tiến thườngđược thuận theo lý-giải hoặc lẽTrời, lẽ đương nhiên, nhân quả, thiện thắngác dù trễ tràng và tình gia-đình, tình người luônthắng thế. Thời gian diễn tiến thườngtheo chiều thuận. Nói chung, kết có hậu và thườngtác-giả không quên "thưởng phạt" cácnhân-vật! Truyền thống "thiện ác đáo đầuchung hữu báo" khiến lúc nào cũng có hai phe phíathiện-ác được thể hiện qua ngôn-ngữcũng như hành động của nhân-vật. Hailoại nhân-vật lẫn trong tập thể cácnhân-vật thuộc nhiều giai-tầng xã-hội, tứctrong đơn điệu (lưỡng đầu) vẫncó đa dạng, nhờ cách dùng chữ và ngôn-ngữ đãlàm phong-phú tình tiết, diễn-tiến và nội-dung.

TừTrương Vĩnh-Ký, Hồ Biểu-Chánh đã tiếnthêm một bước, tự nhiên hơn, trơn tuộthơn. Trong các đối thoại đã có dàn dựng, cókịch tính; bàn tay tác-giả đã phong phú hóa ngôn-ngữ và tương-đốiđã văn-chương hơn, bớt luộm thuộm,bớt Tàu quá! So với Nguyễn Trọng Thuật (QuảDưa Ðỏ, 1925) và Hoàng Ngọc Phách (Tố Tâm,1925) hoa mỹ, cầu kỳ, trừu tượng và cảthi vị ra sao thì Hồ Biểu-Chánh tự-nhiên và giảndị bình dân bấy nhiêu. Ngôn-ngữ tiểu-thuyếtcủa Hồ Biểu-Chánh sẽ được nhữngBình Nguyên Lộc, Sơn Nam, ... tiếp nối đếngần tiếng Việt thống-nhất của cảnước, theo đó, những tiếng dùng cuối câudần biến mất. Thật vậy, ngôn-ngữvăn-chương Việt Nam được Tâyphương hóa rồi hiện đại hóa, từ PhanKhôi, Tự-Lực văn-đoàn đã đi đến nhómSáng-Tạo rồi trở về căn bản Việt Namđồng thời liên tục tiếp tục đón nhậnnhững trào-lưu văn-chương mới. Vậy,phải chăng tự nhiên, giản dị là thấp kém vàvăn-chương hoa mỹ cao quý hơn? HồBiểu-Chánh tự nhiên và giản đơn của con ngườicó văn-hóa thời đại của ông chứ khôngphải là thô-thiển, hạ cấp! Các nhân-vậtthấp hèn trong tiểu-thuyết của ông có ngườiác-độc hay cộc cằn ở một hoàn cảnh nàođó nhưng không thô lỗ và mục đích củatác-giả không ở chỗ gợi dục vọng vàđề cao cái ác!

5. Truyền-thống hành văn như lời nói vàtiếng Việt ròng

Nhưđã nói, văn Hồ Biểu-Chánh thuộctruyền-thống hành văn trơn tuột như lờinói. Lối viết trơn tuột này thể hiện trongngôn-ngữ đối thoại của các nhân vật đãđành, mà còn cả trong văn truyện và mô tảcảnh tình, tả tâm lý. Truyền thống "nói thơVân Tiên" đặc-thù của miền Nam, rồi cáctruyện thơ và vè bình dân như Thơ Thầy Thông Chánh,Thơ Cậu Hai Miêng, v.v. tức những văn nói và trìnhdiễn, với đám đông. Văn phong của HồBiểu Chánh là từ truyền-thống đó, cănbản trên tiếng nói mà dân chúng phía Nam thường dùnghàng ngày. Dù lúc đầu và thỉnh thoảng trongtác-phẩm ông dùng lối văn biền ngẫu, nhưtrong Ai Làm Ðược (1912), Nhơn Tình Ấm Lạnh(1925), v.v. và đã khởi nghiệp văn với truyệnthơ lục bát, U Tình Lục (1909, xuất-bản1913) và Vậy Mới Phải (1913)!

TríchAi Làm Ðược, tiểu-thuyết văn xuôiđầu tay viết năm 1912, để thấy rõđặc tính:

"-Thưa bác, lời bác nói rất phải, tuy vậy cháu làkẻ hèn hạ, lại tuổi đáng con cháu, nên cháuđâu dám đồng bàn với bác.

-Ối ! Còn luận tuổi tác mà làm gì! Tôi mời thì trò emcứ việc ngồi, cung kính bất như phụng mạng.

Cậutrai ấy ké né kéo ghế ngồi sụp phía sau, KhiếuNhàn không cho, một hai cứ biểu ngồi ngang màthôi."

Mộtđoạn khác trong cùng tiểu-thuyết:

"Ông(Quan Phủ) vừa đánh vừa nói rằng:

-Mầy lấy thằng Chí Ðại làm nhục nhã tao, tộiấy tao chưa nói, bây giờ tao định gã(ả)mầy cho mầy khỏi mang tiếng xấu, mầylại làm hơi khôn lanh, muốn chống cự với taonữa à." 

Sosánh với những đối đáp trong Con Nhà Giàu (1931),giữa bà Kế Hiền xúi con trai là Thượng Tứlấy vợ giàu hơn:

 "-Tôi nghèo cực gì mà phải chui đầu theo bên vợđặng ăn chực? Tôi không thèm đâu.

-Conđừng có nói dại. Con giàu mà được vợgiàu nữa thì càng quí chớ"

(...)

"-Cơm nước rồi, thôi con sửa soạn đivề bển đi. Con đi từ hồi hôm chođến bây giờ, anh chị không biết con điđâu, chắc là anh chị trông lắm.

-Trôngthì trông, có hại gì mà má lo.

-Văychớ hồi hôm con đi, con có nói con về bên nây hay không?

-Không.

-Conkhông nói cho người ta hay, con đi biệt nhưvầy, người ta lo chớ.

-Họlo giữ tiền, chớ có biết lo giống gì.

-Connói sao vậy! Dầu mà họ có lo giữ tiền đinữa, ấy là cái phước của con, chớ sao conlại trách người ta. Cần cho họ giữđặng ngày sau có mà để lại cho vợ chồngcon chớ.

-Mácứ ham tiền hoài! Tại má ham tiền nên tôi mớimắc một con vợ như vậy đó!

-Vợsao? Cha chả! Vợ như vậy, con còn chê nỗi gì!Phải, nó đen đúa thiệt, nhưng mà coi mặn mòi,chớ không phải xấu xa gì đó.

-Tốtvới má chớ tốt với ai. Ði ra thấy ngườirồi dòm lại nó mà mắc cở...".

Ðâylà khuynh-hướng khởi từ những nhà tiền phongkhởi xướng nền văn-học chữquốc-ngữ: Trương Vĩnh Ký với ChuyệnÐời Xưa (1866), Nguyễn Trọng Quản (ThầyLazarô Phiền, 1887, "dụng lấy tiếngthường mọi người hằng nói"), TrầnThiên Trung (Hoàng Tố Oanh Hàm Oan, 1910, "dùng tiếngtầm thường cho mọi người dễ hiểuđặng"), v.v. - nếu chỉ xét văn bản cótính văn-chương như truyện và tiểu-thuyếtthời tiền phong này. Trương Vĩnh-Ký bướcđi bước đầu khi chủ trươngviết tiếng "An Nam ròng" áp dụng trongtập Chuyện Ðời Xưa với ngôn-ngữ ngoàiđời, với những đối thoại và cáchngắt câu! Tiếng "An Nam ròng" này, chúng tôi đã cólần chứng minh không phải là tiếng "nhà Chung"như có người vẫn hiểu lầm(3)! Nói nhưlinh-mục Thanh Lãng, "Chủ trương củaTrương Vĩnh Ký cũng là chủ trương củacác văn gia miền Nam: chống đối vănđài-các miền Bắc ...)"(4).  

Namtiến và hội-nhập đã khiến tiếng nói lưudân nơi vùng đất mới đã phải cậpnhật theo hoàn cảnh sinh hoạt và môi trườngđịa lý mới và khác. Những "hộinhập" này khiến chữ viết Nôm trong Nam đã cónhững biến hóa, cấu trúc khác đi theo phát âm,lối viết phương ngữ Nam-kỳ,ngay cả chữ Hán cũng bị Hoa-hóa và Nam-hóa. Từ đónhư tạo thành một "thứ" tiếng Việtcủa miền Nam lưu dân mà từ lâu nay vẫnbị xem là bên lề, chưa chuẩn, không chính thức!Mặt khác, cùng trường hợp với văn họcViệt Nam trước khi có chữ quốc ngữ đãcó hai dòng bình dân và bác học "nói chữ",nếu tiếng Việt trước 1920 đơngiản, bình dị thế nào thì tiếng Việt canh tân sau1920 trừu tượng hơn nhiều, dù từ nhữngthế kỷ XVII đã có nhu cầu sáng chế nhiềutừ Hán Việt và từ Tây phương hóa (phiên âm theotiếng Tây phương) để theo kịp đàtiến hóa và tiếp xúc với Tây phương. Nhưngvới Nam Phong tạp chí và Phạm Quỳnh thìtrừu tượng đến làm tối tiếngViệt, cũng như khuynh-hướng dùng chữ củaTrung quốc ở trong nước từ nhiều thậpniên qua! 

Nghiêncứu ngôn-ngữ tiểu-thuyết của HồBiểu-Chánh đã vô tình làm công việc ngôn-ngữ họclịch-sử và nghiên cứu về con ngườilục-tỉnh. Ngôn-ngữ được tác-giảdùng để viết tiểu-thuyết, đểtiểu-thuyết hóa một tình huống, để kểlại cái gì, nhắm điều gì. Sự việc nói ra,cách nói, phát ngôn, trong một văn-cảnh mà thành câuchuyện, tiểu-thuyết, tức trở thànhvăn-bản. Ngôn-ngữ còn là một cấu-trúc tinhthần vì là biểu-hiệu hiện-thực củamột hệ-thống ký-hiệu, não-trạng, là hiệnthực trực tiếp của tư tưởng, làbề mặt của một nội dung, bề sâu!Ngôn-ngữ ở đây được nghiên cứu nhưmột tổng-hợp có ý-nghĩa. Ngôn-ngữ là mộthệ thống xuất phát từ nhiều yếu tố siêuhình và thực tại. Tất cả khiến cho tiếngnói có những đặc điểm riêng và chung. Áp-dụngcách phân tích đó vào tiểu-thuyết của HồBiểu-Chánh đã là một thích hợp đáng kể!

Ngôn-ngữtiểu-thuyết ghi chép lại lời nói và sinh-hoạtcủa con người ở một hoàn cảnh vàđịa lý! Ngôn-ngữ có cái giá trị văn-hóa, vì ýnghĩa thay đổi tùy vùng, tùy sự sử-dụng. Dođó có khác biệt về mục đích cũng nhưhiệu quả tùy theo người viết  hay nói vàcũng từ đó mới có phân biệt những loạivăn bản hay tiếng nói dùng nhiều tiếng cổ,tiếng Hán-Việt, tiếng nôm na, hoặc tiếngphường tuồng, cải lương, giới anhchị, nhà quê, thượng lưu quí phái, lai-căn, v.v.Ngôn-ngữ là phương tiện giao tiếp, làm văn-hóavới người đồng thời, cả vớingười trước và sau, các thời đạitrước sau! Lời nói ra nếu không thành ngôn-ngữtiểu-thuyết hoặc một hình thức sao chép, nghệthuật hóa khác, như tục ngữ, ca dao chẳnghạn, thì đã biến mất với thời gian vàđã không ảnh-hưởng gì đến xã-hộicũng như tiến-hóa văn-học!

Ngôn-ngữnhư vậy rõ là dấu ấn của con người,địa phương, xã-hội cũng như quốc-gia! Ngôn-ngữ là sản phẩm của quá-khứ đểlại, nên hôm nay nếu người đọcthưởng thức tiểu-thuyết của Hồ Biểu-Chánh,họ sẽ tìm thấy một thời đại đãqua với con người cũng như văn-hóa, tâm lý,cư xử, ... của con người thời đó!Một số tiểu-thuyết tiêu biểu của Hồ Biểu-Chánhgần đây cũng đã được diễn thành phimbộ như Ngọn Cỏ Gió Ðùa, Con Nhà Nghèo, NợÐời, Chúa Tàu Kim Quy, ... trong đó các nhà làm phim đãcố gắng sử-dụng ngôn-ngữ củatiểu-thuyết Hồ Biểu-Chánh. Các cách phát âmđặc-thù như rung lưỡi, những âm V (W), DZ (J),những phát âm sai, lẫn (nếu so với tiếng Việtnguyên thủy hoặc từ Ðàng Ngoài) đã đượcdiễn viên cố tình duy trì, đã tạo nên nét đặcthù của miền đất. Ngôn-ngữ xưa mà vẫnthu hút người đọc (và người xem) nhưtiểu-thuyết của Hồ Biểu-Chánh, phảichăng do ở những cái đã mất mà thânthương, đã cũ nhưng dấu ấn và vếttích hãy còn có thể nhận ra, phát-hiện lại, hayphải chăng do phong-vị hãy vương vấn đâuđó, như ngôn-ngữ trong các tiểu-thuyết đó?

Nếuvăn hóa là nền tảng của tinh thần thìngôn-ngữ là biểu hiện của cái nền tảngđó. Chất Việt Nam ở tinh thần đạo lýchuyển tải, ở mục đích giáo dục quầnchúng, dạy điều đại nghĩa, điều nhân,điều phải và tốt! Ngôn-ngữ củatiểu-thuyết Hồ Biểu-Chánh đã có những tác-độngvăn-hóa ở thời của ông mà cả ngày nay vớihiện tượng trở về, tìm về tiểu-thuyếtcủa ông.

ChữHán ở Việt Nam từ nhiều thế kỷ đã làngôn-ngữ văn-hóa và văn-học gần như duynhất, đến khi người Pháp chiếmnước ta bắt đầu từ miền Nam đãmuốn phân-biệt, kỳ thị hai thứ chữ:một bên chữ Hán được xem là ngôn-ngữcủa văn-hóa và văn-học, là gia tài văn-hóa,đạo lý chung của Á-châu và Việt Nam, bên kia làchữ quốc-ngữ bị xem là chữ bình dân thôngdụng (đọc công văn!). Nhưng điều đãxảy ra, đó là Hồ Biểu-Chánh tiếp nối cácvị đi trước như Trương Vĩnh Ký,Nguyễn Trọng Quản, Trần Thiên Trung, v.v. và đãthành công biến thứ chữ "thấp kém" đóthành chữ của văn-hóa và văn-học qua các công trìnhbáo chí, biên khảo và sáng-tác. Ngoài ra, khuynh-hướng giáodục quần chúng do đó đã lộ rõ trong nhiều tácphẩm của thời khởi đầu này. HồBiểu Chánh kể trong "Ðời của tôi về vănnghệ" rằng ông viết tiểu thuyết với ýmuốn cảm hóa quần chúng theo con đường chínhtrực (5). Giáo dục quần chúng, đề cao nhữnggiá trị truyền thống của dân tộc nhưlễ nghĩa, nhân đạo, thuyết nhân quả. Ðốivới Hồ Biểu Chánh và một số nhà văntiền phong miền Nam, tác phẩm được viếtkhông cốt yếu để đưa ra những lýthuyết cao siêu trừu tượng, những diễnvăn dao to búa lớn rỗng nội dung, mà như chỉ đểchứng minh những truyền thống, tư tưởngluân lý ngàn đời hãy còn sống động và có giátrị, cũng như để vẽ chân dung những nếpcũ phong hóa đặt trong môi trườnggiao-động, giả-chân của một thời buổiphải tiếp-xúc đối đầu vớ văn-minhTây-phương trong vị-thế yếu . 

Vậymột mặt không thể cho rằng tiểu-thuyếtcủa Hồ Biểu-Chánh là những ángvăn-chương toàn mỹ cho người viết vàđọc thời nay, nhưng mặt khác phải nhìnnhận tiểu-thuyết của ông vẫn hấp-dẫnmột phần người đọc hôm nay vì tác-giảđã thành công phản ánh thời đại của ông, vìông đã vẽ lại, đã bỏ vô bộ nhớcủa lịch-sử, những con người và nhân-vậtNam-kỳ thời đầu thế kỷ XX. Hơnnữa, có thể xem như Hồ Biểu-Chánh đã đónggóp tích cực cho diễn trình bảo tồn và phát huyvăn-hóa dân-tộc, đem ngôn-ngữ nói thường ngàyvào văn-chương. Khi viết tiểu-thuyết, HồBiểu-Chánh đã tự hào truyền thống văn-hóađồng thời chủ-ý canh tân; bình dân dễ hiểunhưng đặt trong khung cảnh văn-học,tiểu-thuyết! Ngôn-ngữ tiểu-thuyết củaHồ Biểu-Chánh có tính cách hệ thống nhưng tựnhiên, đã đáp ứng lòng mong đợi củađộc giả thời ông mà còn cả cho sau này. Từngôn-ngữ tiểu-thuyết của Hồ Biểu-Chánh,người đọc hôm nay có thể nhận diện rađược con người của một thờiđại.

Nhưvậy, tiểu-thuyết của Hồ Biểu-Chánh rõ là cómục đích văn-hóa, giáo-dục chứ không phải làvăn-chương tiêu thụ. Hồ Biểu-Chánh viếtcho đồng bào Nam-kỳ của ông, họ cần cảvăn và đạo (trong khi Hồ Biểu-Chánh làm báo vàviết nghị luận là nhắm đồng bào khắpNam-Bắc!). Tiểu-thuyết của Hồ Biểu-Chánh cóthể xem là một bộ lịch-sử phong tụcvề một miền Nam-kỳ lục-tỉnh thờicủa ông vì qua đó ngoài những phản ánh đạođức luân lý, truyền thống tập quán,người đọc đời sau còn hiểuđược quá trình quan hệ với nước ngoàiqua bình diện ngôn ngữ, tức là qua những từngữ ngoại lai mượn từ Hán tự, Hoa ngữtruyền khẩu và Pháp ngữ phiên âm. Cái làm nên phong-cáchtiểu-thuyết Hồ Biểu-Chánh đó là ngôn-ngữsử-dụng, câu văn viết, từ ngữ riêng vàphương-ngữ và ở lối tả chân và tựnhiên! Tất cả đã góp phần tạo nên ngôn-ngữtiểu-thuyết Hồ Biểu-Chánh! Nếu TrươngVĩnh-Ký, Huỳnh Tịnh Paulus Của chập chững dòdẫm bước đi với những văn-bảnquốc-ngữ đầu tiên, phôi thai, đơn sơ,nếu Nguyễn Trọng Quản tây-phương nhanhhơn con người thời đại, thì HồBiểu-Chánh đã vững bước hơn, vừa tây hóakỹ thuật, vừa bảo-tồn sắc-tháidân-tộc cũng như địa phương, vừa môphỏng (những tiểu-thuyết phỏng dịch)vừa sáng-tạo, chính là nhờ ngôn-ngữ sử-dụngtrong tiểu-thuyết của ông vậy! Do đó, muốnhiểu con người và văn-hóa miền Nam, không thểbỏ qua tác-phẩm của Hồ Biểu-Chánh!

 

Chú thích:

1-Sau xuất-bản với tựa Tân Soạn Cổ Tích(1910) cùng Giáo Sỏi Ðỗ Thanh Phong.

2.Nguyễn Khuê. Chân Dung Hồ Biểu Chánh (Sài Gòn:Lửa Thiêng, 1974), tr. 32.

3.Nguyễn Vy-Khanh.  "Tiếng Việt qua mộtsố tác-phẩm". Văn-Học Và Thời Gian (WestminsterCA: Văn-Nghệ, 2000), tr. 62-91.

4-Thanh Lãng. "Hồ Biểu Chánh". Văn (Sài Gòn),80, 15-4-1967, tr. 16.

5-Nguyễn Khuê. Sđd. Tr. 33.

 

Nguyễn Vy Khanh, 2-2005

 

Nguồn: Hồ Biểu Chánh –người mở đường cho tiểu thuyếtViệt Nam hiện đại

Nhà xuấtbản Văn Nghệ, 2006, TPHCM.