Nguyễn Đình Chiểu và lý-luận văn-học

Cuộctranh luận về Nguyễn Đình Chiểu trên tạp chíVăn Học (California) từ số 141-142 (1&2/1998) chothấy rõ văn học liên hệ mật thiết vớichính trị và thứ nữa, chúng ta vẫn hãy còn cónhiều vấn đề chưa ngã ngũ. Chưa, khôngphải vì chúng ta không hiểu những trục trặc, màvì chúng ta vẫn chưa có một môi trường chínhtrị và văn học thuận tiện để giảiquyết và phát triển lý luận văn học. Đãđến lúc nên "thu dọn chiến trường"nhưng phải chăng chiến tranh hãy còn? Ông ĐỗNgọc Yên gọi đó là "di chứng chiến tranhtrong tư duy học thuật" (Văn Học 148).Một hình thức khác của tranh luận "nghệ thuậtvị nhân sinh / nghệ thuật vị nghệthuật" của những năm 1935-1939 ! Lúc bấygiờ vấn đề đến với giới vănnghệ vì Việt Nam chuẩn bị đấu tranh chínhtrị. Vấn đề hôm nay có khác, nhưng dù saonhiều người dễ đồng ý kiến rằngđã đến lúc phải duyệt xét lại mộtsố lý luận văn học cũng như một sốvấn đề văn học sử, nhất là việcdùng chính trị làm tiêu chuẩn cho văn học hoặcđi xa hơn nữa, dùng chính trị "ápđảo" văn học và đời sống!. 

Nhàphê bình Nguyễn Hưng Quốc khởi tranh luận khiđặt vấn đề tái định giá ca dao, đãđưa nhận xét cho rằng Nguyễn Đình Chiểuđã là tiêu biểu cho một "lý tưởng ởđường cùng"? Theo ông, những câu

"VânTiên cõng mẹ chạy ra,

Đụngphải cột nhà, cõng mẹ chạy vô...

Vân Tiên cõng mẹchạy vô,

Đụngphải cái bồ, cõng mẹ chạy ra,

Vân Tiên cõng mẹchạy ra ... "

mộtcách nào đó chứng tỏ chân lý Nho học đã không cólối thoát, "trung, hiếu, tiết, nghĩa" bịlung lay vào thời Nguyễn Đình Chiểu, "một lýtưởng ở đường cùng". Điều nàyngày hôm nay ai cũng dễ đồng ý, riêng các ôngĐỗ Ngọc Yên, Nguyễn Minh Tường vì lý do riêngdễ hiểu đã không đồng ý và riêng ông họĐỗ phản đối Nguyễn Hưng Quốc"đem thước đo của lý tưởngđạo đức và xã hội áp đặt vào tácgiả và tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu".Theo thiển ý, Nguyễn Đình Chiểu dù "ởđường cùng", cũng đã hết lòng với lýtưởng ông đã theo đuổi suốt cuộcđời.

NguyễnĐình Chiểu tiêu biểu cho một "lý tưởngở đường cùng"? Trường hợpNguyễn Đình Chiểu không phải là độcnhất. Vua quan nhà Nguyễn ở những năm giữathế kỷ XIX, trước hiểm họa xâm lăngcủa người Âu, đều đã không thứcthời. Đạo Nho kiểu Tống Nho không thể chophép họ thức thời vì những quy chế đócứng ngắc, bó khuôn! Vua Tự Đức và quầnthần thừa hưởng những công trình thốngnhất đất nước và xã hội ổnđịnh theo Khổng Nho của tiên vương; họcó khuynh hướng "đóng", "bế quan tỏacảng" để bảo tồn hơn là khai phóng vàthực tiễn theo biến cố và thời đại -súng ống kỹ thuật Tây phương đã đedọa Trung quốc và Nhật Bản trước khi đedọa bờ biển Việt Nam ! Nho học - Tống Nhothì đúng hơn, khiến vua quan Trung quốc ngày xưaquen tự cao: thiên triều, rốn vũ trụ,"trung" quốc! Sau Minh Mạng, các vua ThiệuTrị và Tự Đức đã đoạn tuyệtcả với văn minh phương Tây mà vua Gia Long làngười đã khéo  léo dunghòa theo kiểu Việt Nam. Vua đã thế, quan đãthế mà những Phan Thanh Giản, Hoàng Diệu vàNguyễn Tri Phương cũng đã là những tiêubiểu đường cùng: cụ Phan không giữđược ba tỉnh miền Tây, khi mất VĩnhLong, đã uống thuốc tự vẫn, cụ Nguyễnbị thương khi đánh Pháp, đã không chịunhận chăm sóc cốt tìm cái chết, và cụ Hoàngtuẫn tiết theo thành Hà Nội. Tống Nho bịkhủng hoảng mạnh, vì quá gò bó, thiếu tính"động' và "biến" của đạo Nhoban sơ. Hành cử của các vị này chứng tỏtư cách cao của họ, trung quân ái quốc và sĩ phu,nhưng không cứu được ai, cũng không làmchết thêm một tên lính xâm lăng nào!

Nhưngtrong bối cảnh lịch sử đầy biếnđộng ở cuối bán thế kỷ XIX, NguyễnĐình Chiểu đã là một chiến sĩ văn hóa yêunước dù ông đã mù lòa khi tai biến đến.Năm 1858, Pháp đánh thành Gia Định, Nguyễn ĐìnhChiểu phải bỏ quê quán ở Gia Địnhđể chạy về Cần Giuộc nhưng khôngđược lâu, năm 1861 ông lại phải chạygiặc về Bến Tre. Trương Định mờiông làm quân sư nhưng ông lấy cớ mù lòa đểtừ chối. Từ đó ông giữ tiết tháo, sốngđời dạy học và làm thuốc. Ông dạy họctrò không thụ hưởng gì của Pháp (cụ Phan ThanhGiản cũng đã khuyên con cháu không hợp tác với Pháptrước khi uống độc dược), chính ôngđã từ chối đề nghị trả đấtcủa viên tham biện (tỉnh trưởng) Bến TrePonchon cũng như không nhận trợ cấp củathực dân.

Vănchương của Nguyễn Đình Chiểu tiêu biểucho văn chương yêu nước, đề cao lòng trungquân ái quốc. Người hôm nay xét lại thì dễ"chê" ông là "hủ nho", không thức thời!Nhưng "ở đường cùng" và là nạn nhâncủa một luân lý đạo đức, ông đã không cóthái độ nào khác hơn là bênh vực và phổ dươngtriết lý đó. Và ông đã là một "hủ nho" cókhí phách. Nguyễn Đình Chiểu cũng như nhân vậtLục Vân Tiên của ông vùng vẫy với "hànhtrang" đạo lý đang tàn và bất lựctrước họng súng thần công của Pháp. Lục VânTiên tiêu biểu cho một con người miền Namlục tỉnh, dễ bất bình và đầy nghĩahiệp. Qua Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu đãnói lên tâm trạng và thái độ, hành cử củagiới sĩ phu trước hiểm họa củangười Pháp xâm lăng: đất nước ViệtNam sẽ mất độc lập và người dânsẽ mất gốc! Nỗi lo lắng đó đã thểhiện qua con người Lục Vân Tiên: hào hiệpcứu người lâm nạn, nhưng cứu xong, xinngười đó - là một cô gái, Kiều Nguyệt Nga,hãy "khoan khoan, ngồi đó chớ ra", tiếptục "thụ thụ bất thân", dù sau này cóthể sẽ nên duyên chồng vợ! Đạo lý cảlúc ... biến! Nỗi lo đó cũng bầy tỏ qua tháiđộ phân biệt bạn thù và tư cách chiến sĩcủa Lục Vân Tiên. Nguyễn Đình Chiểu có áiquốc lãng mạn quá chăng ? Nước mất nhà tan,chạy loạn từ Gia Định về CầnGiuộc rồi Bến Tre, là những cái sốngthường ngày và phẫn nộ của ông, một sĩphu mù lòa bị trói tay, vũ khí còn lại của ông chỉlà thơ nói và văn tế. Nguyễn Đình Chiểu nóithơ, làm văn tế với mục đích "chởbao nhiêu đạo thuyền không khẳm  / Đâm mấy thằng gian bútchẳng tà" (Than Đạo), vì "tiếng đồntrung nghĩa đến xa / Thì giữ cang thường làmchắc" (Văn Tế Lục tỉnh nghĩa sĩtrận vong); và "thơ Vân Tiên" từ lâu đãđược người bình dân Nam kỳ lụctỉnh xem như một hệ thống luân lý"thiện ác đáo đầu chung hữu báo".  Đấy đã là một hìnhthức yêu nước cụ thể. Lãng mạn chăng lànhững người đem lòng yêu nước đó ápdụng cho hôm nay, tìm cách đánh động lòng yêunước ở con người chân chất ở miềnđất được gọi là "Nam bộ", chocuộc chiến vừa qua chẳng hạn! Cũng nhưlòng yêu nước và dân tộc cực đoan không bàncải! Thành ra chúng tôi nghi ngờ chuyện nói NguyễnĐình Chiểu chống Pháp để "giảinhững stress cá nhân và thời đại" như ôngĐỗ Ngọc Yên! Vì cũng không thể nói Phan ThanhGiản, Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu tự sátkhi thua giặc cũng là một cách "giải nhữngstress cá nhân và thời đại". Chúng tôi nghĩ họhành cử theo đạo nho nhập thế, theo lốingười quân tử, người chiến sĩ -nếu phải dùng chữ thời đại! Thù bạnphân biệt rõ, nhưng Nguyễn Đình Chiểu đã quákhích, đã không dùng cả những tiện nghi củathời đại như xà bông giặt quần áo. Hìnhnhư ông từ chối "thức thời"! Anh hùnghảo hớn, đến cùng!

Vănthơ Nguyễn Đình Chiểu thuộc "vănchương tải đạo", mà chuyện"tải đạo" thì hình như thời nào cũngđắt khách. Sau ông, Trương Vĩnh Ký "tảiđạo" để văn hóa dân tộcđược sống còn, miền Bắc cộng-sảnvà miền Nam cộng-hòa trong thời 1954-1975 đều"văn học tải đạo" vì phảiđiều động hoặc đối đầuvới chiến tranh. Không "đạo" là chếthoặc thua! Lòng yêu nước cũng là"đạo" của nhiều thời và "lòng yêunước" tưởng là ý niệm tuyệtđối, đã thật là tương đối trongthời gian và không gian. Khi người Pháp đến xâmchiếm Việt Nam vào đầu hậu bán thế kỷXIX, vua quan nhà Nguyễn "yêu nước" hơn hay NguyễnTrường Tộ? Các vị thuộc Văn Thân, hayĐề Thám hay cụ Phan Châu Trinh, là người thậtsự yêu nước? Đánh đuổi thực dân Mỹlà "yêu nước" hay còn tùy? Hình như ý niệm"yêu nước" đã bị lạm phát. Dù gì đinữa thì ít ra yêu nước có hai hình thức : yêunước bảo thủ, giáo điều và yêunước thực tiễn. Vua Gia Long và phần nào vua MinhMạng thực tiễn hơn hai vua Thiệu Trị vàTự Đức nệ cổ và đã không thứcthời khi bị biến, những tưởng lòng áiquốc theo Nho giáo đã đắc thủ sẽ giảiquyết được mọi hiểm nguy! "Thànhđồng" Tống Nho đã gục ngã trước conbuôn quốc tế và trước họng súng của"bọn Bạch quỉ", nói theo ngôn ngữ"tự cao" thời bấy giờ!

NguyễnĐình Chiểu không thức thời, cũng có thể ôngkhông chịu thức thời? Dù sao ông đã không quá "theothời" như Tôn Thọ Tường. Tuy nhiên,Nguyễn Đình Chiểu đã tự nguyện"thức thời" khi thấy đất nướcbị ngoại xâm, nên qua Lục Vân Tiên, các bài văn tếvà thơ văn khác, ông muốn đề cao và truyềnlại cho hậu sinh những giá trị đạođức cổ truyền đã chịu thử tháchcủa thời gian như "trung, hiếu, tiết,nghĩa", những giá trị sẽ đượcTrương Vĩnh Ký tiếp nối phổ dương.Hiện nay đã có nhiều tiếng nói nhìn nhận TrươngVĩnh Ký "thức thời" hơn và có cái nhìn dântộc "động" hơn nhiều sĩ phuthời ông.

Nhưngbản thân Nguyễn Đình Chiểu viết Lục Vân Tiênlà cũng như các tai mắt trong Nam bấy giờ đãhiểu trách nhiệm đối với văn hóa dântộc, đối với lý tưởng đạođức khởi từ "tứ thư ngũ kinh".Họ hiểu sứ mạng của họ vì miềnđất mới sẽ bị mất cá tính văn hóatrước sự đồng hóa của thực dân Pháp!Vào thời điểm đó, có thể nói Lục Vân Tiên làviên gạch đầu tiên khởi dựng một nềnđạo lý bình dân mà dù theo tín ngưỡng nào, conngười Nam-kỳ lục tỉnh cũng nhậnchịu nền tảng đạo đức đó - đãtrở thành cốt lõi của con người miềnđất này. Sau Nguyễn Đình Chiểu có TrươngVĩnh Ký, Trần Chánh Chiếu, các nhà văn Tân Dân Tử,Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Chánh Sắt, Phú Đức,v.v. và gần hơn có Bình Nguyên Lộc, Hồ HữuTường, bà Tùng Long, v.v. Dấu vết đạođức đó còn tìm thấy trong các bài vè, phươngngữ, thơ truyện và bài bản cải lương vàcả trong nền tảng của các tôn giáo như CaoĐài, Hòa Hảo, Bửu-Sơn Kỳ-Hương. Vân Tiêntiếp tục "cõng mẹ" là vì thế!

"VânTiên cõng mẹ trở ra

Đụngphải Chà Và cõng mẹ trở vô

Vân Tiên cõng mẹtrở vô

Đụngphải (ông) Tây cồ cõng mẹ trở ra"

dĩnhiên là những câu ca dao này xuất hiện sau cảnhững câu Nguyễn Hưng Quốc đã đưa rakhởi xướng tranh luận. Hình ảnh một xãhội Việt Nam bị các thế lực ngoại bang thaotúng ngay trên đất nước mình. Trần ChánhChiếu và bạn hữu ông những năm 1906 khiđề xướng phong trào Minh Tân Công Nghệ chắccũng cùng tâm sự! Thực dân cấu kết với ChàVà (và Hoa-kiều) kiểm soát hầu bao ngườiViệt bị trị.

Haicâu ca dao (*) "Vân Tiên ngồi dưới gốc môn /Chờ cho trăng lặn bóp l... Nguyệt Nga" nói nhưNguyễn Hưng Quốc, là "một cách phản ứngchống lại thái độ đạo đứckhắt khe, có phần giả tạo của Lục Vân Tiên,và phần nào của Nguyễn Đình Chiểu", vànhắm phê bình "quan niệm đạo đứccũng như cách thức xây dựng nhận vậtcủa cụ Đồ Chiểu".  Vân Tiên "quốc trạng"triều đình sai đem binh dẹp giặc Ô-Qua, chànglạc đường vô tình đến ngay nhà ...Nguyệt Nga. Sau nhiều năm xa cách, nàng đã lập bànthờ chàng, cuộc tái ngộ cả đêm "... ân tìnhcàng kể càng ưa / mảng còn bịn rịn trờivừa sáng ngay" mà không xảy ra một tai nạn nào! Sovới Kim Trọng-Thúy Kiều, tình Vân Tiên-Nguyệt Nga"đẹp" và "sạch" hơn, dùđời hai người sau cũng nhiều éo le, khôngtrơn tru cho lắm, trước đoạn kết có"hậu"! Dĩ nhiên, "văn chươngphải đạo" thường gượng ép,giả tạo, "nhạt". Vì mục tiêu "tảiđạo", các nhân vật Lục Vân Tiên đã trởthành biểu tượng luân lý do đó mất cảtự nhiên! Truyện Lục Vân Tiên đượctruyền bá sâu rộng trong giới bình dân, cứ "nóithơ" đạo nghĩa hoài cũng sẽ có lúc cóngười làm "thơ" hay đặt vè phê phánlại Lục Vân Tiên và tác giả của nó, mộtphản ứng tâm lý bình thường chê giới có học,nhà nho vốn đại diện cho uy quyền. Dân gian cònđặt truyện Hậu Vân Tiên kéo dài thêm chuyện theo ýhọ! Hai ông Vi B. Vương và Hoài Hương (VH 144) có lýkhi cho qua hai câu ca dao đó, người bình dân muốn VânTiên gần gũi họ, một "người"như họ.  

Khinhà văn Thế Uyên nhận xét người miền Namviết văn "lửa tình rực cháy" và viếtvề tình dục "chi tiết thật cụthể", ông đã nhìn qua "lăng kính" đãbị thanh giáo hóa bởi một văn hóa "Tốngnho", "chính thống" của đất ngàn nămvăn vật! Người bình dân miền Nam, họthấy thường! Từ thời Trịnh Nguyễn phântranh, người miền Nam vì lý do địa lý và chínhtrị đã xa cách miền Bắc chính thống từtiếng nói đến phong tục. Trong khi ngườimiền Nam phải đối phó với một miềnđất hoang dã của đồng bằng miềnĐông và Tây lục tỉnh, phải đối đầuvới những thế lực không-Việt (Miên, Pháp), thìngười miền Bắc đất đai đã yênổn, đã có thì giờ lo đến cơ cấu, toànvẹn hóa hơn, nhưng trong thực tế đã "hìnhthức" và "xơ cứng" văn hóa vớiđủ diển lễ. Vì thế người miền Namthực tiễn hơn, công bằng hơn, trong cảvấn đề tình dục. Văn viết hay nói củahọ giàu hình tượng và đi thẳng vào vấnđề hơn là cứ đi vòng ngoài. Ngườiđàng Ngoài khi bóng gió "đồ này đồnọ" hình như thiếu tự nhiên. Ngườicủa miền đất mới nói và viết cốt cho"đã", còn người miền đất cũnhắm cái khéo, cái hay, cái tế nhị và thườnglưỡng nghĩa hay hơn nữa! Nói tục đãtrở thành một nhu cầu tự nhiên, không nói tụcđược sẽ bị dồn nén, uất ức. Conngười thường có những nhu cầu bìnhthường mà địa vị chính thức không cho phép.Nhu cầu "xả xú bắp" chẳng hạn. Tôi cònnhớ những người bạn thời đạihọc sư phạm người Nam quen "đ.m." mỗikhi nói chuyện hoặc vô tình khi đi thực tập,đã phải tập nuốt nước miếng mỗikhi hai chữ "thần chú" đó muốn ra khỏimiệng, chứ nếu không làm sao làm "thầy" khira trường! Nhưng ra khỏi lớp, đâu hìnhnhư vẫn hoàn đó!

Nhànho, trí thức, sẽ trốn chạy thực tại,trốn vào trong con người dân giả, bình dân qua ca daotục ngữ. Tưởng cần nhắc là ca dao hayvăn truyền miệng lúc đầu là do mấy ông cóchữ làm ra, thêm bớt, ít ra vào thời chưa có chữviết hay chỉ có tiếng Hán. Ngay cả truyệnthơ lục bát dài như Phan Trần, ... đều do cácvị đó nhưng lại ... khuyết danh. Nếu ca daolà văn chương thì không phải đợi đếnE. Kant và F. Nietzsche đưa ra những lý thuyết mỹhọc cho rằng không nên dùng nhãn quan của đạođức để nhìn vũ trụ cũng nhưcuộc sống con người, người bình dân từlâu đã có loại văn chương chống đạođức giả! Nhà nho "ban ngày quan lớn nhưthần", phải giữ thể diện như LụcVân Tiên nhưng "ban đêm quan lớn tần mầnnhư ma" thì cũng là chuyện bình thường. Cáikhông bình thường là người đọc loại cadao phản đạo đức (giả) rồi chê là ...tục hoặc ... bình dân quá!

Việcxét Nguyễn Đình Chiểu có phải là nhà thơ lớn,hình như không đơn thuần là một cắt nghĩavề thi pháp! Các tác phẩm của ông như truyệnLục Vân Tiên, các bài thơ và văn tế có giá trịvăn học không? Nếu văn học phải gắnliền với sinh mệnh của dân tộc, nếuvăn học không thể chỉ là những hình thức haynội dung "viễn mơ", nhập cảng, thì cáctác phẩm nói trên của Nguyễn Đình Chiểu có giátrị và có giá trị văn học; giá trị cả chonhững nghiên cứu về văn hóa, xã hội và lịchsử: tâm tình và phong cách con người nơi vùngđất mới, những giá trị văn hóa củahọ, cách xử thế, hành cử của họ, ngônngữ dân gian nói đặc biệt của họ, v.v. Chínhvì Lục Vân Tiên không là Đoạn Trường Tân Thanh,không là những hình ảnh khéo và đẹp, nhữngthuyết lớn như "tài mệnh tươngđố", những phổ quát và những mẫungười muôn đời như Sở Khanh, Kim Trọng,Hoạn Thư, Mã Giám-sinh, Từ Hải, v.v.. "Thơ VânTiên" chỉ là những lý tưởng phổ quátcủa đạo lý làm người mà tác giả muốnlưu lại cho hậu sinh, những lý tưởng vănhóa của một đàng Trong bị ngoại bang xâmchiếm, của một "tuyệt thông" với"vua cha" ở đất Thần-kinh! "Than là thanbờ cõi lúc qua phân, ngày tháng trông vua, ngơ ngẩn mộtphương tớ dại" (Văn tế TrươngĐịnh). Cũng như Giờ Thứ 25 của C.V.Gheorghiu, Chiến Tranh Và Hòa Bình của L. Tolstoi, For Whom theBell Tolls của E.M. Hemingway, v.v., thơ văn của ôngđồ họ Nguyễn cho người viết sử vàngười đời sau những chi tiết vềnhững trận chiến thời thực dân Phápđến qua "lăng kính" của ông, nghe kểlại rồi lòng căm thù giặc mà thành văn.Nguyễn Đình Chiểu còn cho người đồngthời và người sau biết quan điểm củaông về những vấn đề của thờicuộc, cảnh khổ của người dân, v.v. Sau này,trong Dương-Từ Hà-Mậu, ông đi xa hơn, phê bìnhcả đạo nho và đề nghị vài cảilương xã hội khi nói về đạo tiên! 

NguyễnĐình Chiểu viết Lục Vân Tiên với sứmạng phục vụ nhân sinh, với ý thức vănnghệ phục vụ lẽ phải và nhất là dântộc. Nên xem Lục Vân Tiên như là tâm sự của chínhtác giả với những ước vọng không thành, côngdanh dang dở, cha mất chức từ khi ông lên 12, mẹchết, mù lòa, sống đời và thời không may. NóiNguyễn Đình Chiểu "chọn cách đánh giặcngoại xâm (...), cốt không thắng mà cốt làđể giải tỏa các xung năng tâm lý" như ôngĐỗ Ngọc Yên (VH 146) thì quả hơi ... lạ!

Cóthể nói văn chương bình dân là một cáchđối kháng hiệu quả chống văn hóa cứngnhắc của Nho học, và khi người Pháp đã xâm chiếmViệt Nam, thứ văn chương đó chốngthực dân xâm lược cũng như sau này chống cácchế độ ở hai miền Nam Bắc cũng nhưkhi đã thống nhất. Miền Nam là đấtthuộc địa sớm đã ý thức bảo tồnvăn hóa cổ truyền, họ đề cao cốt lõi,tinh túy thay vì hình thức. Vì là việc khẩn cấp, vè,"thơ", phương ngữ trở thànhphương tiện tiện lợi do đó đã cónhiều tác phẩm vô danh vì tác giả của chúng biếtsẽ dễ truyền tụng. Trong Nam, các thể vănnày cùng với văn nhàn đàm, tiếu đàm đã lànhững phương tiện của người dân bìnhthường phê phán thói đời và con người trong xãhội. Ai đó đã chê - hay phê Lục Vân Tiên, nói theoNguyễn Hưng Quốc, qua câu "Vân Tiên ngồidưới gốc môn / Chờ cho trăng lặn bóp l...Nguyệt Nga" là chê con người giả dối,cứng nhắc quá lố! "Thơ", vè không làm côngviệc phê bình văn học, nhưng phê bình những"điều trông thấy", những nhân vậtvăn học, con người, cái đằng sau, cái ẩný của văn chương và nhà văn. 

ThếUyên, một tác giả của "nghệ thuật vịnhân sinh" đã nêu nhận xét cho rằng chính trị thaythế văn chương, chính trị dùng làm tiêu chuẩnđể đánh giá văn học, đã tai hạiđến văn học. Chúng tôi nghĩ văn họcphải bám chặt con người và đời sống dođó không thể không "chính trị" (dĩ nhiên chúngtôi muốn nói đến định nghĩa thứnhất của chính trị: con người giữa tậpthể). Văn chương tóm lại cũng chỉ là"lăng kính", là cái nhìn của một ngườivề thực tại, về sự việc hay conngười. Vị nghệ thuật hay nhân sinh thì vănnghệ cũng khởi từ ý thức sáng tạo. Nếuvăn học phải đạt đến conngười phổ quát, thì cũng phải từ conngười cụ thể và thời đại. Chínhtrị lãnh đạo văn nghệ và văn nghệphục vụ chính trị chỉ là phiến diện giaiđoạn và xu thời. Văn chương và cuộcsống đưa đến tác phẩm lớn nhưChiến Tranh Và Hòa Bình, A Q của Lỗ Tấn, Les Misérablescủa Victor Hugo, v.v.. Sứ mệnh của ngườiviết là phục vụ con người qua nghệthuật của chữ nghĩa. Sáng tạo nghệthuật là một kết hợp giữa ngoài và trong, giữangoại vật với nội tâm. Trong chiềuhướng đó,  VănTế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc của NguyễnĐình Chiểu cũng như Bình Ngô Đại Cáo của NguyễnTrãi, đã là những áng văn chương tích cực,phục vụ nhân sinh. Lục Vân Tiên có giá trị củanó, có hay không có Lục Vân Tiên thì cuộc kháng Pháp ở trongLục-tỉnh có thể vẫn thất bại; nhưngngười hôm nay khó có thể phê bình nghiêm khắcNguyễn Đình Chiểu. Cái nghiêm khắc dễ khiếnta rơi vào thái độ tổng quát hóa, cái gì từmiền Nam đều dở, tầm thường, "tàolao" như đã từng với đạo Cao Đài,với "mảng" văn học tiền phong chữquốc ngữ, với văn viết của ngườiNam, tiếng Việt dùng trong Nam, v.v.

 

8-1998

 

Chú:

(*)Dân gian trong Nam gọi 2 câu ca dao này là "vè lục bát"."Vè lục bát" mà dài dòng lại đượcgọi là "thơ" gốc gác từ chuyện "nóithơ Vân Tiên". "Thơ Vân Tiên" thườngđược "nói" trước người khác hayđám đông chứ không "ngâm thơ" một mìnhnhư "ngâm Kiều"!