Nhà biên-khảo, phê-bình văn-học Nguyễn Văn Sâm
Ông sanh năm 1940 tại Sài-Gòn, trước 1975 là giáo-sư Việtvà Triết ở các trường trung học Nguyễn Ðình Chiểu (Mỹ Tho), Pétrus Ký và cáctrường Ðại Học Văn Khoa (Sài-Gòn), Ðại Học Vạn Hạnh, Cao Ðài, Hoà Hảo, Cần Thơ.Nguyễn Văn Sâm khởi đầu sự nghiệp với những công trình nghiên cứu nghiêm túc vềvăn-học sử. Các biên khảo của ông đều lấy chủ đề là văn học miền Nam: Văn Học Nam Hà: văn-học xứ Đàng Trong (LửaThiêng, 1971, tb 1973. 442 tr.), Văn ChươngTranh Đấu Miền Nam (Tựa Thẩm Thệ Hà, Kỷ Nguyên, 1969. 466 tr.) và VănChương Nam Bộ Và Cuộc Kháng Pháp 1945-1950 (luận án Cao họcVăn-chương Việt-Nam; Lửa Thiêng, 1972. 295 tr.; Xuân Thu tb, 1988) - đã lànhững đóng góp độc đáo cho mảng văn học thường không được đánh giá đúng mứcnày. Không được đánh giá đúng mức, vì sau 1954 ở miền Nam, “kháng chiến” thànhkiêng kị, “hồn ma”, rồi xuất hiện MTGPMN. Ông đã đi xa hơn hai cuốn Văn HọcMiền Nam của Phạm Việt Tuyền và Đông Hồ và đã đưa vào văn học sử mảng vănhọc yêu nước và kháng chiến của miền Nam, phần nào “chính danh” lại cho nhữngvăn nghệ sĩ miền Nam vốn vẫn bị đảng Cộng sản sử-dụng cho các chiêu bài “yêunước” và “dân tộc” của họ!

Ở miền Nam, Thế Phong là nhàbiên-khảo đầu tiên đã giới thiệu giai đoạn văn học kháng chiến này trong NhàVăn Kháng Chiến Miền Nam 1945-1950 - tập 3 của bộ Lược Sử Văn Nghệ ViệtNam xuất bản vào năm 1963 sau khi đã đăng trên tạp chí Văn Hóa Á Châu, nhưng NguyễnVăn Sâm mới là nhà nghiên cứu đánh giá đúng mức tinh thần yêu nước và sự đónggóp cụ-thể và đáng kể của các nhà văn miền Nam thời kháng chiến, với tập VănChương Tranh Đấu Miền Nam và tập luận án cao học về Văn Chương Nam Bộ VàCuộc Kháng Pháp 1945-1950 tiếp theo. Hai tác-phẩm này là một côngtrình nghiên cứu dồi dào văn bản, tàiliệu và tham khảo [Mã Giang Lân trong giáo trình Văn-học Việt Nam 1945-1954đã đánh giá là “quyển sách có nhiều tư liệu quý, hiếm và có những nhận địnhthỏa đáng” (tr. 142). Ngoài ra công trình đã được các tác-giả tập ĐịaChí Văn Hóa Thành Phố HCM dùng lại khi trích dẫn các tác-phẩm xuất-bản vàothời văn-học này].

Thời điểm 1945-1950 đã là thờiđặc biệt của văn học kháng chiến và yêu nước ở trong Nam, ông đã nhận xét xácđáng về “nền” văn-chương tranh đấu: “ ... trước giai đoạn 1945, chúng ta chỉcó những tác phẩm tranh đấu nhưng chưa có một nền văn-chương tranh đấu vi thờiđó chỉ có một vài nhà văn sáng tác lẻ tẻ khi lòng mình rung động về vấn đềquốc-gia, dân-tộc; nhà văn chưa đặt vấn đề đường hướng sáng tác để những câybút đồng thời cùng đánh vào một mục tiêu. Ngày xưa, Nguyễn Đình Chiểu, HuỳnhMẫn Đạt ... lạc loài trước bao nhà văn cùng thời đại. Năm 1945, gần như tất cảvăn gia đều hướng về việc tranh đấu, giải thực (...) Hi vọng vừa bừng nở đãchợt tắt vì ý đồ thực dân của người Pháp trong việc muốn tái lập chế độ đô hộxưa, dân chúng vì vậy oán hận, căm thù. Thêm vào đó cảnh máu lửa khắp nơi,người chết, nhà cháy, lòng người như một cảm thấy yêu mến quê hương, dân-tộchơn. Họ làm mọi điều hữu ích cho quốc-gia không để ý gì đến những hậu quả taihại cho chính bản thân và gia đình họ: gia nhập bộ đội, xung vào ban cứuthương, sáng tác tuyên truyền lòng ái quốc hay phổ biến những sáng tác đó, muônngười như một (...) văn-chương Nam-Bộ vì vậy được những người cầm bút lúc đócoi như thể hiện sự đóng góp phần mình vào công cuộc chung của quốc-gia “ (12).

Mở đầu biên-khảo Văn Chương Tranh Đấu Miền Nam (1969),Nguyễn Văn Sâm khi luợc qua những công trình biên-khảo liên quan đến thời kỳvăn-học này, đã nhận định và ghi lại cho người đọc cái khuynh-hướng kiêng kịkhi tránh viết và nói đến văn-học tranh đấu ở miền Nam thời 1945-1950. Chínhphủ Đệ nhất Cộng hòa đã cách này hay cách khác, bán chính thức “kiểm duyệt”những sách báo đề cập đến văn-học thời “kháng chiến” nói chung ở toàn quốc chớkhông riêng gì ở miền Nam, như chúng tôi đã đề cập khi trình bày về thơ vănthời hậu kháng chiến ở miền Trung và Nam – có thể giới chính-trị và hữu tráchđoán trước sự ra đời của Mặt trận GPMN qua các vụ tập kết ra Bắc sau Hiệp địnhGenève tháng 7-1954 và các vụ tấn công, phá hoại của du kích Cộng-sản ở Trungvà Nam. Ông kết thúc phần mở đầu: “dù nhắm vào hướng nào, các văn nghệ sĩđược đề cập đến ở đây đều nhắm vào mục đích làm sao cho người dân ý thức thânphận nhược tiểu của mình mà đứng lên lật đổ cơ cấu xã hội thuộc địa lúc ấy đểcó thể tạo một đời sống thoải mái hơn. Có người bảo rằng như vậy nền văn chươngnầy dựa trên căm thù, tạo sự chết chóc, sắt thép. Tôi cho rằng không cần hỏivăn chương có cần phải nhẹ nhàng tươi sáng… hay căm thù, mà chỉ cần hỏi ở đây sựcăm thù có chính đáng hay không. Tại sao ta lại cấm đoán văn chương làm sứ mạnglịch sử của nó khi nó có thể làm được mạnh hơn. Ta có thể bảo rằng chính vì nhờnền văn chương nầy mà những năm 1945-1950 người chống Pháp rất nhiều, khiếnngười Pháp hiểu rõ hơn tinh thần dân Việt Nam, tinh thần một dân tộc không chịusống yên trong nô lệ, đã thường nổi dậy suốt trong những năm cai trị của họ 4Cuối cùng vấn đề chót đặt ra là móc giới hạn không gian và thời gian của loạtbài nầy, Trả lời câu hỏi thứ nhất, tôi xin nói ngay rằng đó chỉ là vấn đề tàiliệu. Về giới hạn thời gian thì tế nhị hơn. Năm 1945 có sự thay đổi lớn trongtinh thần dân Việt. Những hy vọng, ôm ấp mong mỏi của toàn thể mọi người dân từlâu bây giờ bỗng nhiên thành sự thật. Mọi người đếu thấy trước một tương laitươi sáng cho dân tộc hé mở. 1945 là vậy, sau đó sự thật thế nào như ta đãbiết. 1950 cũng là năm quan trọng vì lúc nầy giới lãnh đạo cuộc chiến tranh củadân tộc đã ra mặt, tỏ rằng mình chiến đấu đảng hơn là vì dân vì nước. Năm 1950Việt Nam chia làm hai chính phủ, thật sự đánh nhau với sự hỗ trợ của hai khối,chiến tranh bây giờ là chiến tranh ý thức hệ chớ không còn là chiến tranh cáchmạng, giải phóng nữa. Văn nghệ sĩ hết còn thấy “hứng” trong các đề tài cũ nữa.Một giai đoạn của lịch sử văn học bước qua theo chân của sự chuyển hướng chánhtrị. Vậy văn học miền Nam 1945-1950 phát sinh do hoàn cảnh đặc biệt của dântộc. Nhiều nước chung quanh ta cũng có trường hợp lịch sử gần như tương tợnhưng khi xong thế chiến thứ hai họ không bị nước đế quốc cũ trở lại và họ đượcđộc lập ngay lúc ấy. Dĩ nhiên nhờ đó họ không bị một cuộc chiến tranh dai dẳngnhư nước Việt Nam bây giờ. Nhưng bù lại ta được một nền văn chương đặc biệt,văn chương ghi lại sức đấu tranh hào hùng của dân tộc . Trong cái rủi cũng cócái may! Cuộc chiến kéo dài càng làm cho nền chiến tranh mà ta đang khảo sátđây thêm mơ hồ, khó hiểu; khó hiểu vì bị lợi dụng, vì tài liệu thiếu thốn…Chúng tôi hy vọng là người vạch những gì bao bọc nền văn chương nầy để nó đượccoi như bất cứ một nền văn chương nào khác mà thôi, người muốn tìm hiểu cứ bướcvào khỏi phải e dè rào đón”.

Sau khi lược qua 24 tác-giả của thời văn-học này, ôngnhận định ở cuối sách: “Kết luận chúng tôi chỉ tóm tắt rằng văn học Miền Namgiai đoạn 45-50 rất phồn thịnh và thấy rằng mình có bổn phận giới thiệu sự phồnthịnh đó, còn đặt giá trị của nền văn chương nầy trong vị trí văn học Việt Namthì xin nhường quyền lại cho sự lựa lọc của thời gian. Chỉ xin thêm rằng: Theonhận định lệch lạc, chủ quan của một số người thì văn nghệ miền Nam rất nghèonàn hay không có một quá khứ văn nghệ. Tập sách nầy viết ra không nhằm trả lời- mục đích chỉ giới thiệu. Vì hình như không ai muốn khai thác tìm hiểu vănchương Miền Nam. Và văn chương tranh đấu miền Nam cho tới lúc nầy hình như vẫncòn là một khu rừng cấm đối với giới thưởng ngoạn, phê bình” (13).

Trong Văn Chương Nam Bộ Và Cuộc Kháng Pháp 1945-1950,khi kết luận về “Vai trò của văn-chương Nam-Bộ”, Nguyễn Văn Sâm nhận xét rằng: “Một thế hệ văn-học không đầy năm nămtrong vòng kiềm tỏa của thực dân, trong hoàn cảnh chiến-tranh, sản xuất đượcnhiều tác-phẩm trội là điều đáng hãnh diện (…) Về mặt tư tưởng, đề tài củavăn-chương Nam Bộ … đã góp thật nhiều cho quốc-gia. Đó là tiếng nói phẫn uất,gào thét của lớp người bị áp bức, đó là tiếng thúc dục lên đường xóa tan nhữngbất công (…) Văn-chương bước chân ra ngoài đời để làm sứ mạng lịch-sử, để đóngmột vai trò tích cực. (…) Vậy chúng tôi nghĩ mọi sự khảo sát tường tận về nềnvăn-chương này đều cần thiết và công bằng. Cần thiết vì chúng ta sẽ hiểu rõràng về văn-chương cách-mạng, văn-chương chống Pháp. Công bằng vì trước đâynhững nhà văn-học sử chỉ khảo cứu những khuynh-hướng khác của văn-chương, cốtình bỏ qua văn-chương tranh đấu. Tình trạng bỏ ngõ đó có thể góp phần tạo nênsự mai một của một nền văn-chương quá gần với chúng ta và chúng ta, hơn ai hết,sẽ gánh lấy trách nhiệm đó. Mặt khác, sự lơ là nầy sẽ tạo tình trạng cho nhữngcuộc nghiên cứu có tính cách phe nhóm, lập trường kéo theo những xác định sailệch phục vụ cho những định kiến sẵn. (…)

Chọn đề tài nầy, chúng tôi muốn gây lên tiếng vang đểnhững người còn e dè bước chân vào khu rừng hoang dã khám phá thêm.những cáihay tiềm ẩn mà lâu nay chúng ta chưa nhìn thấy hầu đặt đúng giá trị của nềnvăn-chương tranh đấu của Việt-Nam nói chung, của Miền Nam nói riêng (…) Cho đếnngày nay có thể có người đã mất đi lòng tin tưởng nơi tiền đồ của dân-tộc,nhưng chắc ai cũng nhận rằng những cớ chính để những người của giai đoạn1945-1950 tin tưởng ở sự thành công của dân-tộc Việt-Nam là văn-chương đã hỗtrợ tích cực cho công cuộc giải phóng và hỗ trợ với một nghệ-thuật tinh tế.Khảo sát sự hỗ trợ nầy là đề tài của quyển sách đang ở trong tay quý vị” (14).

Văn Học NamHà của Nguyễn VănSâm là một biên-khảo chuyên biệt về văn chương một vùng, nhưng văn chương khuvực này có vị trí quan trọng trong việc nghiên cứu tuồng thời Nguyễn giai đoạncác Chúa. Tác giả trong phần viết về tính chất chung của văn học Nam Hà đã đềcập: “Văn học Nam Hà đặc biệt về phương diện tư tưởng cũng như hình thức. Tưtưởng gắn liền với thời thế và tạo một ý thức mới cho người Đàng Trong. Gắnliền bằng những sáng tác phẩm phản ảnh sự qua phân phe nhóm, nhắc đến nỗi khổcủa dân chúng trong thời đại loạn lạc, ca tụng những người lãnh đạo cùng phíavới mình, ngợi khen đất nước, phong cảnh mà họ đang sống, đang phục vụ. Ý thứcở chỗ kêu gọi bảo vệ và mở mang bờ cõi cũng như chống lại bất cứ mọi hình thứcbàng quan nào kể cả hành vi có tính cách thiêng liêng nhất: tu niệm. Hình thứcmới được thể hiện trong thể văn, thể tuồng, thể vè, thể vãn, trong chữ dùng đặcbiệt của những người sống từ vùng Thuận Hóa trở vào Nam” (15).

Sau biến cố 30-4-1975 và ởhải-ngoại, Nguyễn Văn Sâm bước qua lãnh vực sáng-tác và tiếp tục nghiên cứu,hiệu đính và công bố một số văn bản cổ-văn và tuồng chữ Nôm.