Tạp chí Bách Khoa và Văn-Học miền Nam

Trongnghiên cứu về thời bình minh của văn-học chữ quốc-ngữ, chúng tôi đã khẳng địnhvai-trò quan-trọng của báo chí trong quá trình hình thành và phát triển của nềnvăn-học đó. Khác với thời lịch triều trước, từ năm 1865, mối liên hệ báo chí –văn-học ngày càng mật thiết. Sự hình thành của nền văn-học mới chữ quốc-ngữ đãcho thấy có ảnh-hưởng và liên hệ giữa sự phổ biến dễ dàng với phương-tiện in ấntheo Tây phương với "tiến bộ" hiện đại hóa của văn-học và báo chí. Ảnh-hưởngđó không chỉ đơn thuần văn-hóa mà cả trong đời sống chính-trị Nam-kỳ lục-tỉnh rồicả nước và còn ảnh-hưởng qua đến thế-kỷ sau, thế-kỷ XX. Từ Gia-Định Báo, Lục-Tỉnh Tân Văn, Nam-Kỳ Địa-Phận,...đến Đăng Cổ Tùng Báo, Đông Dương tạp-chí,Nam Phong tạp-chí, Phụ Nữ Tân Văn,... rồi Phong Hóa, Ngày Nay, ..., báo chí đã tích cực đồng hành với nềnvăn-học mới, hiện đại và cập nhật theo con người và thời đại.

Sau khi hiệp định Genève 20-7-1954 chia đôi đất nước, một cuộc dicư từ Bắc vào Nam đưa theo nhiều nhân-tố quốc-gia (và cả nằm vùng) sẽ giúp mạnhthêm nền văn-học của miền Nam tự do 1954-1975. Những năm đầu sau 1954, ở trongNam và nhất là Sài-gòn hết còn nóng lửa chiến tranh, nhưng cuộc chiến vẫn âm ỉ,thời lập thuyết đấu tranh ý thức hệ bắt đầu, với những mặt trận văn-hóa, nhữngPhạm Thái, Thiếu Sơn, Hồ Hữu Tường, Ngô Đình Nhu, ... Cũng là thời của các tạp-chí Đời Mới, Nhân Loại, Mùa Lúa Mới, ... -thời của những người quốc-gia đa nguyên đa dạng! Nhưng thất bại của những hợptác và khó khăn của đồng thuận chính-trị khiến chính quyền đệ nhất cộng hòa quyếtliệt vạch một lối đi văn-hóa để thu phục nhân tâm của miền Nam và tiêu diệt tậngốc chủ nghĩa cộng-sản ngoại lai cũng là để những kẻ đứng núi này trông núi nọphải nhận chân và dứt khoát con đường phụcvụ đất nước.

Trong chiều hướng đó, tạp-chí Xã Hộicủa ông Ngô Đình Nhu đình bản cuốinăm 1956 có thể do nội-dung quá lý thuyết không đến được với cán bộ và quầnchúng. Rồi sau hai tạp-chí Sáng Tạo và Chỉ-Đạocũng ra mắt cùng tháng 10 năm1956, là tạp chí Bách Khoa số1 ra mắt ngày 15 tháng 1 năm 1957 và số cuối 426 ra ngày 20 tháng 4 năm 1975.Tòa soạn đặt ở số 160 đường Phan Đình Phùng, Sài-Gòn. Năm 1957 là năm có nhiềubiến cố văn-hóa và chính-trị quan-trọng: Đại hội Văn-hóa diễn ra ở Huế do chỉ đạocủa cố vấn Ngô Đình Nhu từ ngày 6-1-1957. Viện đại học Huế cũng được mở cùngnăm (khánh thành ngày 12-11) và Văn Bút cũng được thành lập ngày 21-10.1957, năm của một khởi đầu văn-hóamiền Nam tự do!

*

Bách Khoa,tạp-chí xuất thân từ Hội Văn-hóa Bình-dân (có trường Bách khoa bình dân) vàtheo Nguyễn Hiến Lê, nhóm chủ trương “xin được nhãn báo (manchette) của tờ BáchKhoa Bình Dân đã chết từ số 2, cắt hai chữ “Bình Dân” đi; rồi hùn nhau để tụcbản”(6). Bách Khoa trong Thay Lời Phi Lộ số ra mắt 15-1-1957 xácđịnh mục đích của tạp chí: “quy tụ mọi người không cần cùng một tôn giáo, mộtquan điểm chính trị, một tổ chức chính trị chặt chẽ mới có thể trở thành bạn đườngtrong lúc tìm kiếm bất chấp đến dĩ vãng nếu hiện thời đi cùng một con đường” đồngthời cho biết bài vở “không cứ phải cao siêu, vì trải nghiệm của người lao độngcũng quan trọng như lý thuyết của học giả” mà cũng không nhất thiết “chỉnói về một tôn giáo, vì đạo đức của Phật giáo cũng đáng để ta tôn trọng nhưlòng nhân ái của Chúa Jesus”. Trong số đầu tiên này, Phan Mai (Nguyễn VănTrung) giới thiệu 'người' trong tác phẩm của Saint-Exupéry, Huệ Châu nói đến địavị của nhạc Jazz trong nghệ thuật hiện đại, Văn Quỳ viết về văn chương nước Mỹ;ngoài ra Huỳnh Văn Lang và Bùi Văn Thinh nói đến kinh tế, thương mại, Phạm NgọcThảo cho biết thế nào là quân đội mạnh, v.v. Hoa-Kỳ đã để lại dấu ấn ngay từ nhữngsố đầu – một cuộc chiến văn-hóa tranh với ảnh-hưởng Pháp!

Tạp-chí Bách Khoa do Huỳnh Văn Lang điềukhiển và viết bài về kinh tế; Phạm Ngọc Thảo viết về quân sự, chính trị, ...Năm 1958, tổng thư ký Lê Ngộ Châu điều hành khi ông Lang đi tu nghiệp ở Mỹ,nhưng báo vẫn đứng tên Huỳnh Văn Lang cho đến tháng 2-1965 dù sau đảo chánh1-11-1963, ông Lang bị đảo chánh bắt vì tội ... Cần Lao. Bách Khoa cũngtừ tháng 2-1965 phải đổi thành Bách Khoa tạp-chí rồi Bách Khoa Thời Đại, Lê Ngộ Châu đứngtên chủ nhiệm, và đến tháng 1-1970, lấy lại tên Bách Khoa. Thời đầu tạp-chíđược tài trợ và nhận quảng cáo liên tục từ các công ty lớn, về sau một số cáccơ quan, công ty vẫn tiếp tục đăng quảng cáo cùng được sự hổ trợ của các viênchức cao cấp và cuối cùng là do độc giả ở Sài-Gòn và miền Trung ủng hộ. Tuynhiên sau vụ Tết Mậu Thân 1968, độc giả miền Trung bị giảm, mà vì giấy báo,nhân công nhà in theo đà vật giá gia tăng do đó Bách Khoa phải giảmsố in; thời 1959-1963 mỗi số bán được từ 4500 đến 5000 trong đó 1000 độc giảmua dài hạn 100 ở ngoài nước (7), sau 1968 xuống còn phân nửa và nhânviên tòa soạn chỉ còn hai người, cho đến ngày đình bản, cuối tháng 4-1975. Cùngvới Văn Hóa Ngày Nay, Bách Khoa là tạp-chí  duy nhất của miền Nam thời này mà các số đầuphải in lại theo nhu cầu của độc giả! Tạp-chí Bách Khoa nội-dung đa dạng về đềtài bách khoa, từ y tế, kinh tế, chính-trị, quân sự đến văn-học, cổ văn, triếthọc; đứng đắn, khô khan lúc đầu, độc giả kén chọn, về sau phần văn-nghệ hùng hậuhơn khiến báo hấp dẫn người đọc hơn. Mục-đích của tạp-chí nhắm phổ biến nhữngkiến thức mới mẻ về nhiều mặt văn-hóa, nghệ-thuật, kinh tế, chính-trị và đối tượngđộc giả là sinh viên, học sinh, công chức, quân nhân, nhà giáo, ... và nhữngngười có trình độ văn hoá trung bình trong xã hội Việt Nam đang cần tăng thêm vốnkiến thức của mình. Trích quảng cáo của Bách Khoa vào năm 1964: “tờbáo cung cấp tài liệu mọi mặt với trên 1.600 bài biên-khảo và trên 1.000sáng-tác văn-nghệ đủ loại, cùng ba cuộc phỏng vấn về văn-chương và hội họa”.

Xétchung trong số các tạp-chí đã thật sự có ảnh-hưởng, vai-trò đối với văn-học miềnNam thời 1954-1975, thì Bách Khoa là một trường hợp đặc biệt. Được sánglập để thực hiện chính sách văn-hóa và chính-trị của chính quyền Đệ nhất cộnghòa muốn xiển dương thuyết Cần lao, Nhân vị (Huỳnh Văn Lang lúc đó là Giám ĐốcViện Hối Đoái và là bí thư Liên Kỳ Nam Bắc Việt Nam của đảng Cần Lao Nhân Vị,điều khiển Hội Văn-hóa bình-dân), tạp-chí Bách Khoa đã chuyển hướng đisâu hơn vào văn-chương học thuật, dĩ nhiên chính-trị vẫn bao trùm vì không thểlàm khác trong thời buổi phải đương đầu và chiến-tranh với một ý thức hệ ngượchẳn. Dù ý hướng nhân bản, khai phóng và đa nguyên đã bị một số người len lỏixâm nhập, viết bài có lợi cho kẻ thù - một số lộ ngay, một số sau này mới rõ. Nếuso sánh với tờ Nhân Loại của nhóm Việt-cộng và thiên Cộng gốc miền Nam lục-tỉnhthì có thể xem Bách Khoa đã là mảnh đất tung hoành của 'nằm vùng' vàthiên Cộng (dưới danh nghĩa 'cựu kháng chiến') gốc miền Bắc và Trung với Lê NgộChâu, Vũ Hạnh, Lưu Nghi, Thiên Giang, ... phần nào với 'đồng lõa' của Nguyễn HiếnLê, Võ Phiến, ... dù người sáng lập là một người miền Nam, Huỳnh Văn Lang. 

Lê Ngộ Châu lúc đầu làngười điều hành, quản lý sau làm chủtạp-chí từ năm thứ nhì đến số cuối; ông mất ngày 24-9-2006 tại Sài-Gòn. Lê NgộChâu (1922-2006) đã là một chủ nhiệm điều hành giỏi và được sự quí mến, tôn trọngcủa nhiều người, cộng tác viên cũng như tác-giả và người đọc. Ông có cảm tình vớikháng chiến, như Nguiễn Ngu Í (Nguyễn Hữu Ngư, 1921-1979) và Nguyễn Hiến Lê (7),có thể nhờ vậy nên không bị làm khó dễ gì sau ngày 30-4-1975, nhưng tòa soạn BáchKhoa phải hạ bảng và cá nhân ông bị phá sản (và theo Châu Hải Kỳ, ông đã từchối sự giúp đỡ của bạn thân như Nguyễn Hiến Lê (8). Cũng theo Nguyễn HiếnLê, ông Châu “có tinh thần trách nhiệm, làm việc đàng hoàng, biết cương quyếtgiữ vững chủ trương cả khi tờ báo suy, biết xét người, xét văn và có tình vớingười cộng tác. Ai gặp tai nạn  gì thì lạinhà thăm, tìm cách giúp đỡ”(9). Và không phải đợi đến năm1963, ông Lê Ngộ Châu mới chính thức được giao vai trò chủ nhiệm Bách Khoa.Thực ra, thời gian ông Huỳnh Văn Lang đi du học từ năm 1958 đến tháng 5/1959 ởMỹ. mọi công việc tòa sọan, bài vở đều do ông Lê Ngộ Châu một mình quyết đoán cả.Theo ông Huỳnh Văn Lang thì cuối năm 1955, bộ Tài chánh giới thiêu ông HoàngMinh Tuynh làm phó cho ông ở Viện Hối Đoái. Lúc đó ông HVL đang cần một thư kýtòa sọan. Ông Tuynh bèn giới thiệu ông Lê Ngộ Châu. Cứ như lời xác nhận này củaông HVL thì tôi có cảm tưởng ông Lê Ngộ Châu làm thư ký tòa sọan Bách Khoa cóthể là ngay từ đầu? Và sau này, có thể nói, không có bất cứ nhà văn nào màkhông có lời lẽ trân trọng đối với ông LNC. Khen và trân trọng hết lời. TheoNguyễn Văn Trung, (bài báo đầu tiên đăng trên BK là bài Tự tử, ký biệt hiệuHoàng Thái Linh), thì ông Lê Ngộ Châu có thể đọc bài, sửa bài rồi đề nghị cắthay thay đổi một đoạn. Mặc dầu không viết bao giờ, ông có khả năng thuyết phụccao, có bon sens, hiểu biết từng nhà văn, nắm được tất cả. Cuối cùng thì ai aicũng đồng ý để ông sửa và cắt bài (10). Các nhà văn khác từng sinh hoạtvà công tác với Bách Khoa như Đặng Tiến, Ngô Thế Vinh, v.v. cũng cùng nhậnxét như vậy!

Vềvai-trò chủ bút/thư ký tòa soạn Bách Khoa, ông Huỳnh Văn Lang đã đínhchính về bài báo trên báo Tân Văn CA (số 6, 1-2008): “Khi nói về tiếntrình hình thành BK, TV đã bỏ qua một giai đoạn mà có 2 nguời đã đóng một vaitrò thiết yếu không thua gì nguời sáng lập. Tôi muốn nói đến chị Phạm ngọc Thảohay Phạm thị Nhiệm, em gái của giáo sư Phạm Thiều, truờng Petrus Ký, Saigon.Người đầu tiên giữ chức vụ thư ký toà soạn và giới thiệu, nếu không nói là đemvào BK, những nhà văn Nguyễn Hiến Lê, BS Nguyễn văn Ba, BS Duơng Quỳnh Hoa...và nhứt là anh Nguyễn hữu Ngư (Nguyễn ngu Í (sic)), chính anh nầy là em nuôi củaGS Phạm Thiều, đã giới thiệu thêm Bùi Giáng, Nguyễn thị Hoàng v.v. Chị Thảo cònviết bài cho BK bút hiệu Minh Phong. Và nguời thay mặt tôi trực tiếp làm việc vớichị Thảo là anh Hoàng minh Tuynh, lúc bấy giờ còn là phó Giám đốc Viện Hối Đoáicho tôi. Lúc tôi vắng mặt, chính anh Tuynh đã thay mặt tôi như là chủ nhiệm chủbút làm việc với anh Châu, lúc không còn có chị Thảo nữa. Cho nên nói rằng anhChâu làm từ lúc đầu là sai hoàn toàn. (Chị Thảo hiện sống ở Cali, nếu thấy cầnxác nhận điều tôi nói trên, chắc chắn chi Thảo sẽ vui lòng trả lời, chị đang ngồixe lăn và yếu lắm, nhưng còn minh mẫn và nói chuyện điện thoại đuợc)” (11).Đặng Văn Nhâm, một cộng tác viên của Bách Khoa từ những số đầu, cũng xácnhận sự việc này: “... Huỳnh VănLang bận công vụ, nên ngay từ đầu đã trao việc tổ chức biên tập, chọn lọc bài vở,trông coi việc ấn loát và phát hành tờ Bách Khoa cho bà Phạm Ngọc Thảo, khuê danh Phạm Thị Nhiệm, búthiệu Thái Hoa Phong, em của giáo-sư Phạm Thiều. Cộng tác mật thiết với bà Thảo(…) còn có nhà văn Nguyễn Ngu. Í, tên thật Nguyễn Hữu Ngư, với tác-giả sách này(tức Đặng Văn Nhâm) ...” (12).

Khi viết về văn-học miền Nam thời này, Võ Phiến cónói nhưng không đúng đủ, có thể vì ông ở trong cuộc – Võ Phiến xem ông và NguyễnHiến Lê là hai cây bút chính của tạp-chí Bách Khoa (13), khi cho rằng: " ... Bách Khoa là một tạp chí dung hòa rộng rãimọi khuynh hướng. Không có chủ trương "văn nghệ cách mạng" cũng khôngchủ trương "vượt thời gian", nó đăng bài của các lão thi sĩ tiền bốiĐông Hồ, Quách Tấn, Vũ Hoàng Chương, lẫn truyện của Thanh Tâm Tuyền, TrùngDương... Về mặt chính trị, sức dung hòa của nó khiến có lần Nguyên Sa nói đùa:Bách Khoa là một vùng xôi đậu. Nó đón nhận cả Nguyễn văn Trung, Nguyễn NgọcLan, Vũ Hạnh, lẫn Võ Phiến, Vũ Bảo..." (14). Võ Phiến viết nhưvậy vì ông đã không đánh giá đúng khi cho rằng chính quyền Đệ nhất cộng hòakhông có chính sách văn-hóa! Ai cũng đã rõ rằng tạp-chí Bách Khoa đượchình thành chính vì một chính sách văn-hóa nhân vị, cần lao và hồi chánh - tiếpthu và tạo cơ hội cho những người kháng chiến cũ, nhất là những người chưa thậtsự tỉnh thức hoặc hết ... kháng chiến! Thời mới viết cho Bách Khoa, Võ Phiếncũng từng viết bài châm chích chế độ như bài Múa gây rừng hoang mà chính ông làcông chức bộ Thông tin (15). Võ Phiến khi chia 3 nhóm đã múa bút với ngụý hơn là viết lên sự thực của một nhà văn-học sử.

Nguyễn Hiến Lê (1912-1984), một cộng tác viên của BáchKhoa có sốbài đăng nhiều nhất, đã ghi nhận về tạp-chí:"Trong lịch sử báo chí của nước nhà,tờ Bách Khoa có một vị trí đặcbiệt. Không nhận trợ cấp của chính quyền, không ủng hộ chính quyền mà sống đượcmười tám năm, từ 1957 đến năm 1975, bằng tờ Nam Phong, có uy tín, tập hợp được nhiều cây bút giá trị như tờ Nam Phong, trước sau các cộng tácviên được khoảng một trăm. (…) Tuy nhiên phải nhận rằng Bách Khoa không có ảnhhưởng lớn như Nam Phong, Phong Hóa Ngày Nay trong dân chúng. (…) Lại thêm BáchKhoa không có một chủ trương mới mẻ, mạnh mẽ cải cách cả về tư tưởng lẫn sựtrình bày như tờ Phong Hoá -Ngày Nay, trước sau vẫn giữ lập trường ôn hòa, đứnggiữa, không theo Cộng, không theo Mĩ, như vậy làm sao nói nó như một phong tràomà ảnh hưởng tới quốc dân được như Tự Lực? Thời đó có một nhóm nhà văn trẻ ở Bắcdi cư vào lập nhóm Sáng Tạo, muốn làm một cuộc cải cách, nhưng họ không đủ kiếnthức tài năng, chỉ hô hào chống Cộng, điểm này không có gì mới cả - mà cũngkhông sâu sắc, vì họ ít đọc sách báo ngoại quốc; và đã đảo lối viết của nhóm TựLực trước kia, mà người cầm đầu Sáng Tạo - Mai Thảo - lại có bút pháp cầu kỳ"làm duyên, làm dáng" - không hợp thời chút nào, chính bọn họ cũngkhông theo. Rốt cuộc chẳng được tiếng vang nào cả'' (16).

Tronghơn 18 năm, Bách Khoa xuất-hiện đều đặn ngay cả những năm cuối phải đổithành giai phẩm tuân theo luật 007/72 gắt gao hơn của bộ Thông tin vìhoàn cảnh chiến-tranh và đấu tranh chính-trị. Độc giả của Bách Khoa do nội-dungvà nguồn gốc xuất xứ thuộc về những thành phần chọn lọc hơn những tạp-chí văn-nghệkhác.

Bán nguyệt san Bách khoa ban đầu qui tụ cáctrí thức và chuyên viên cao cấp liên hệ xa gần với đảng Cần Lao hoặc chính quyền.Huỳnh Văn Lang chủ nhiệm với tinh thần bình dân học vụ và văn-hóa cầnlao nhân-vị. Phạm Ngọc Thảo, Lê Ngộ Châu, Võ Phiến, Nguiễn Ngu Í, ... là nhữngngười cựu kháng chiến. Phạm Ngọc Thảo đã đóng góp trong những năm đầukhoảng 20 bài báo nói về các vấn-đề  chiếnlược, chiến thuật, nghệ thuật chỉ huy, quân sự, chiến-tranh không đổ máu, đánhgiặc không giết người, du kích chiến, Trần Hưng Đạo, binh pháp Tôn Tử,  v.v.

Nguiễn Ngu Í (Nguyễn Hữu Ngư,sinh 20-4-1921, Bình Thuận, mất năm 1979, thuộc nhóm Thái Bình Điên Quấc cùngBùi Giáng, BS Tô Dương Hiệp, BS Nguyễn Tuấn Anh, BS Trịnh Văn Lang, Thích ẢoGiác, Thiện Quang, Lê Hoàng Thúy, ...) đã chứng tỏ là một nhà báo chuyên nghiệp,nhiều công tâm và tài năng. Ông còn có những bút hiệu khác: Ngê Bá Lí, Tân FongHiệb, Phạm Hoàn Mĩ, ... Từ những số Bách Khoa đầu ông đã có nhiều đónggóp đáng kể. Trước hết là hai cuộc phỏng vấn về truyện ngắn Việt và ngoại quốchay nhất, bắt đầu từ số 58 (1-6-1959) (tổng kết 2 với số 77, 15-3-1960) vàcuộc phỏng vấn thứ hai về quan niệm sáng-tác của các nhà văn, từ số 101(15-3-1961). Sauđó, là phỏng vấn các nghệ sĩ nhạc, họa, ...; các phỏng vấn khác như về Đại họcHè 60 vốn là biến cố văn-hóa quan-trọng thời bấy giờ (BK, số 84,1-7-1960), ... và từ giữa năm 1964, nhà văn Nguiễn Ngu Í tiếp tục cuộc phỏng vấncá nhân một số nhà văn thơ – về sau xuất-bản trong tuyển tập Sống Và Viết Với...Nếu Lê Phương Chi một sân một chiếu về phỏng vấn trên tờ Tin Sách của HộiBút Việt thì Nguiễn Ngu Í đã tỏ ra nhiều tài năng về nghệ thuật phỏng vấn, phầnlớn “tam cố thảo lư”, có tài gợi chuyện, hỏi chuyện rồi hỏi lại cho chắc ý, ghinhận rồi đưa cho người được phỏng vấn xem lại, khiến cho nhiều bài hết manghình-thức cổ điển 'hỏi-đáp' mà trở thành một loại bút ký - không như các cuộcphỏng vấn khác là để người phỏng vấn được ... thơm lây, mà phương tiện cũng dễdàng hơn, bằng điện thoại, điện thư, phần lớn như cắt/dán từ những trả lời nhấtlà vào thời điện toán sau này. Nguiễn Ngu Í còn phỏng vấn và đàm thoại về một sốphong trào, biến cố chính-trị như về “Đại học Huế tranh đấu chống chế độ cũ qua2 giờ nói chuyện với giáo-sư Lê Tuyên (BK 171-172, 15-2 & 1-3-1964), các phỏngvấn và “đàm thoại” với các tác-giả như với Ngô Thế Vinh (BK 370, 15-6-1972),v.v. Ông chủ trương một lối viết tiếng Việt hợp lý hơn (theo ông) nhưng đãkhông được đáp ứng (ngoại trừ vài người như Nguyễn Hiến Lê có vẻ theo lối viết ingắn thay y trong nhiều trường hợp, nếu không phải đổi phát âm và phầnnào đã khiến độc giả đọc khó hơn (nguiên nhân, nguiễn, ngèi xanh, i tế, ...).Ngoài tập trên, ông đã xuất-bản biên-khảo Hồ Thơm-Nguyễn Huệ-Quang Trung1752-1792 hay giấc mộng lớn chưa thành (Hồ Hữu Tường đề Bạt, Về Nguồn, 1967), tập thơ Có NhữngBài Thơ (Trí Đăng, 1972), và tập tiểu-thuyết Khi Người Chết Có Mặt (NgàyXanh, 1962, Bình-nguyên Lộc đề tựa) viết về “Một người con gái luống tuổi,xinh xinh, một người đàn ông góa vợ, kì kì. Hai cuộc đời sao lại dính vào nhau,và đâu đây lảng vảng bóng hình một người không còn nữa...” (Trích giới thiệu),chuyện kế-thất tên Dung luôn bị ám ảnh bởi bóng ma của người vợ trước, ở xứ Đồng-Nai.

Võ Phiến từng ở Khu 5 kháng chiến, cộngtác với Bách Khoa từ năm 1960, với nhiều bút hiệu:Võ Phiến, Tràng Thiên và Thu Thủy (lúc đầu là 2 biệt hiệu dùng chung với các cộngtác viên khác), qua nhiều thể loại: truyện, tùy bút, phê bình sách, tổng kếtvăn-học, giới thiệu văn-học nước ngoài, dịch truyện, ... Võ Phiến là  cộng tác viên viết nhiều thứ nhì thứ ba nhưngkhông bao giờ đóng vai chủ biên của tạp-chí Bách Khoa. HuỳnhVăn Lang, chủ nhiệm tờ Bách Khoa trong hồi ký Nhân Chứng Một Chế Độđã cho biết lịch-sử xuất-bản tờ Bách Khoa và vai trò của Võ Phiến: "Võ Phiến chỉ là cây bút viết đều,viết nhiều cho Bách Khoa, không hề giữ vai trò quy tụ, điều hành nào của tờ báonày" (17).

Nguyễn Hiến Lê (cũng như Lê NgộChâu) thuộc vào số những người cẩn mực, có văn-hóa và tin người, nhưng cố chấpvề thế nào là yêu nước và xây dựng miền Nam dân chủ tự do. Riêng Nguyễn Hiến Lêvì tự tin đã tẩy chay giới cầm quyền chính trị văn-hóa thời cộng-hòa và có cảmtình với những người cộng-sản dưới áo khoác bảo vệ văn-hóa dân-tộc kiểu Vũ Hạnh,Lữ Phương, Nguyễn Ngọc Lương, ... cộng tác với Tin Văn như bài"Văn-chương và dân-tộc tính" trên Tin Văn  số 10 (1966). Chỉ một thời-gian ngắn sau 1975thì Nguyễn Hiến Lê đã thức tỉnh và trung thực phê phán chế độ Cộng-sản dù nhẹnhàng phớt qua trong tập Hồi Kí nhưng vẫn bị kiểm duyệt bỏ 6 chương 21,22, 24, 30, 31 và 32 trong ấn bản in trong nước. Trong danh sách tác-phẩm introng Đời Viết Văn Của Tôi, Nguyễn Hiến Lê cho biết “Trong 426 sốBách Khoa từ đầu đến cuối, có 242 bài của tôi gồm 159 nhan đề”.

BáchKhoa còn là đất vẫy vùng của những nhà văn thiên tả,thiên cộng vì dưhương 'khàng chiến' như NguyễnHiến Lê và Nguiễn Ngu Í, là đất của nằm vùng hoặc cảm tình viên Việt cộng (Mặttrận giải phóng miền Nam và Bắc Việt) như Thủy Thủ, Đông Trình, Vũ Hạnh,Vân Trang, Thiếu Sơn, Trần Thúc Linh,Hợp Phố, Lưu Nghi, Nguyễn Huy Khánh, ... Người cộng-sản cũng như quốc gia vàyêu nước không tả không hữu đều đã dùng người khác làm bình phong để thao túng,như với Bách Khoa, hay với Sinh Lực, Mai (Hoàng Minh Tuynh), v.v.hoặc đã dùng những chủ trương bình phong lành mạnh hóa xã hội, bảo vệ thuầnphong mỹ tục, bình dân học vụ, hội Khổng học, ... Nhưng chúng tôi  không đồng ý với nhận xét cho rằng những nhàvăn trẻ của thời cuộc chiến và văn thơ ca nhạc chống chiến-tranh cao độ nhấtnhư Trần Hoài Thư, Kinh Dương Vương, Hồ Minh Dũng, Ngô Thế Vinh, ... bị cộng-sảnlèo lái đưa vô tròng. Vừa nhận vơ vừa cưỡng hiếp lịch-sử. Dĩ nhiên những ngườikhác hoặc có kẻ hở, ngây thơ, háo thắng hoặc mạng nhện tình lý đã bị dùng nhưcon cờ; đó là những Thế Nguyên, Ngụy Ngữ, Nguyễn Trọng Văn, Trần Hữu Lục, Bảo Cự,Trần Vàng Sao, ... bên văn thơ, và những Trịnh Công Sơn, Miên Đức Thắng, NguyễnĐức Quang, Phạm Thế Mỹ, ... bên nhạc.

Vũ Hạnh (Nguyễn Đức Dũng, 15-7-1926-, Quảng Nam), cộng tác viên thứ tư, thứ năm có nhiều bài trên Bách Khoa, và viếtcho nhiều tờ báo dưới nhiều bút hiệu Nguyên Phủ, Minh Hữu, Hoàng Thanh Kỳ, Phương Thảo và A. Pazzi, hoạt động trong Văn Bút Việt-Nam, tổng thư ký Hội Bảovệ Văn-hóa Dân-tộc, một tổ chức ngoại vi của Việt cộng, viết phê bình, điểmsách và lý luận, tranh luận văn-nghệ (18), trước sau một ý cưỡng épvăn-nghệ vị nhân sinh và làm chính-trị một chiều, ý đồ lèo lái những người làmvăn-hóa 'dân tộc' vào con đường cộng sản, cách mạng cộng sảnđồng nghĩa của “dân tộc”; ông dùng cả biệthiệu tác-giả A. Pazzi lẫn dịch giả Hồng Cúc (cùng tên với người phụ trách tòasoạn Tin Văn) dịch cuốn Người Việt Cao Quí để lừa người đọc (thậtra chẳng có nguyên tác tiếng Ý nào cả!), cuối cùng bị bắt ở tòa báo BáchKhoa (7-1967) - nhưng được chế độ pháp quyền và nhân đạo miền Nam buông thả(cùng áp lực của LM Thanh Lãng chủ tịch Văn Bút tin người và cấp tiến nên bị cộng-sảnlợi dụng!). Thời Đệ Nhất Cộng Hòa, Vũ Hạnh đã từng bị cơ quan an ninh bắt vì ylà cán bộ cộng-sản. “Tổng hội Giáo giới đẵ đề nghị tha, và nhận bão lãnh giáoviên tên Dũng có bút hiệu là Vũ Hạnh” (19) - chi tiết này từng được AoThả Vịt ghi lại trên báo Sống ngày 8-12-1966 “hồi tên Dũng bịgiam giữ ở trại Phú Lợi (trại giam những tên cộng-sản nằm vùng) chính Giáo-sưTrần Bích Lan trong Nghiệp đoàn các giáo-sư đã đề nghị trả tự do cho Dũng, vìtưởng đâu hắn ăn năn, hối cải, ngờ đâu”),như Nguyên Sa đã ghi lại trong tập Hồi Ký xuất-bản năm 1998. Nguyên Sa cũng cho biết chính Vũ Hạnh đãbáo cáo với Hoàng Hà người phụ trách Tuyên Nghiêm Huấn của Thành đoàn thanhniên Sài-Gòn-Chợ Lớn, ra lệnh cho nhóm Đặc công quyết tử Thành Đoàn “Bắn chếtChu Tử để trả thù cho Vũ Hạnh” (nhưng ám sát hụt) sau khi Chu Tử viết bài phản ứnglại bài Vũ Hạnh phê bình đánh phá tiểu-thuyết Yêu của Chu Tử họChu gọi là thứ phê bình một chiều “không phải cứ tác-phẩm đề cao giai cấpcông nông, ngợi ca căm thù giai cấp, tung hô vô sản chuyên chính, giang hồ trườngtrị đương nhiên là tác-phẩm có giá trị và những văn thơ khác đều là đồ bỏ”(Sđd. tr. 33). Nguyên Sa đã gọi thứ phê bình của Vũ Hạnh (và của Lữ Phương,Nguyễn Ngọc Lương) là “sa-đích”: “phê bình hiện thực xã hội của Vũ Hạnh là cộng-sảntrong hình thức thô bạo và bán khai nhất, kiểu văn thơ nào không đúng với đườnglối là tiểu tư sản, là phản động, là “văn-hóa Bolsa”, là cánh cửa Lý Bá Sơ đãhé mở”. Thứ phê bình đề cao người cùng phe phái, tập đoàn của mình mà bôiđen, xóa bỏ người khác này Nguyên Sa đã gọi đích danh là “sa-đích văn-nghệ”: “sađích là tên bị bệnh cuồng dâm, biết mình yếu kém, bất tài vô tướng … trở thànhnhững tên thù hận nhan sắc, giết chết người đẹp, bằm vào khuôn mặt giai nhân rồihãm hiếp, để tìm thấy trong hành động man rợ cả quyền uy lẫn thoả mãn dục tình.Phê bình hiện thực xã hội là đỉnh cao của phê bình “sa đích” văn-nghệ(19) - trong khi Nguyễn TrọngVăn trong bài "Những ảo tưởng củangười cầm bút" (Nghiên Cứu Văn Học, 5, 5-1968, tr. 93-112)thì tố cáo sa-đích xã-hội của những người sống phè phỡn và ảo tưởng trênđau khổ, hy sinh của người khác!.

Cácnhà văn và cộng tác viên khác thuộc nhiều thế hệ, nhiều người đã bắt đầu trướckhi viết cho Bách Khoa, người khác mới với Bách Khoa, có thể kể:Á Nam Trần Tuấn Khải, Bùi Giáng, Bình-Nguyên Lộc, Bùi Vị Xuyên, Châu Hải Kỳ,Cung Giũ Nguyên, Đặng Trần Huân (Ngày Vui 7 truyện ngắn và 1 ký sựManila), Đặng Văn Nhâm, Đoàn Thêm, Đông Hồ, Đông Xuyên, Đỗ Trọng Huề, Dohamide,Giản Chi, Hoàng Xuân Hãn, Hoàng Minh Tuynh, Hồ Hữu Tường, Hư Chu, Huy Lực, HuỳnhĐức Quang, Lê Phương Chi, Lê Hương, Lê Văn (Vĩnh Điền), Mang Viên Long (DìLucia, ...), Mặc Thu, Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Sung, Nguyễn Anh Linh, Nguyễn CaoĐàm, Nguyễn Xuân Lan, Lm Nguyễn Huy Lịch, Nguyễn Đồng, Nguyễn Mạnh Côn, NguyễnMinh Hoàng, Nguyễn Tạo Lâm, Nguyễn Sinh Duy, Nguyễn Xuân Quang, Như Phong, PhạmTrọng Nhân, Phạm Việt Châu (Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh), Phạm LongĐiền, Phan Văn Trí, Phan Văn Tạo (còn ký Vũ Bão, sanh 1920 tại Hải Dương và mấtnăm 1987 tại Paris, Pháp) ), Phan Lạc Tuyên, Quách Tấn, Trần Văn Khê, Trần Hà,Tạ Ký, Thái Tuấn, Thiên Giang, Thiếu Sơn, Thuần Phong, Trần Thúc Linh, Trần VănKhê, Tường Linh, Võ Quang Yến, Vi Huyền Đắc, Việt Phương, Cô Liêu Vũ Đình Lưu,Văn Quang, Vương Hoà Đức, Võ Hồng, Vô Ưu, Vũ Ký, Vũ Tam Tư, Vương Hồng Sển, cácgiáo-sư Đoàn Nhật Tấn, Nguyễn Văn Hầu, Nguyễn Quý Bảo, LM Nguyễn Phương, NguyễnVăn Trung (Hoàng Thái Linh), Phạm Hoàng Hộ, Phan Khoang, LM Trần Thái Đỉnh (TrầnHương Tử), Trần Kim Thạch, Trần Trung Lương, ... các BS Nguyễn Văn Ba, Trần NgọcNinh, Trần Văn Tích,…

Trongsố có những tác-giả xuất hiện lần đầu với văn giới và người đọc hoặc những câybút trẻ đã đăng bài trên Bách Khoa như về thơ là NguyễnNho Sa Mạc, Thành Tôn, Hoàng Lộc, Đynh Hoàng Sa, Tần-Hoài Dạ-Vũ; ... về văn,đó là những Vũ Hạnh (Giọt Nước Mắt Trên Dương Cầm, số 30, 1-4-1958, Lương MinhĐức giới thiệu với BK), Lê Tất Điều, Trần Hoài Thư (với truyện ngắn đầu tay NướcMắt Tuổi Thơ), Kinh Dương Vương, Hồ Minh Dũng, Đỗ Tiến Đức, Nguyễn Mộng Giác,Túy Hồng, Hoàng Đông Phương (Nguyễn Thị Hoàng, Vòng Tay Học Trò mà có dưluận hoặc tự tâng công cho rằng đăng VTHT trên BK có mục-đích để 'đồi trụy hóagiới trẻ'!), Thế Uyên (Tiền Đồn), Y Uyên, Hoàng Ngọc Tuấn, Lữ Quỳnh,Nguyễn Thị Thụy Vũ, Trùng Dương, Minh Quân, Phạm Công Thiện (từ năm 13 tuổi!),v.v. cũng như Phan Văn Tạo thời đầu trước đó.

BáchKhoa cũng từnglà đất xác định sự nghiệp của Võ Phiến, Nguyễn Văn Xuân, Phan Du, Võ Hồng, Vũ Hạnh,cũng như Đoàn Thêm, Mộng Trung, Tường Linh, Minh Đức Hoài Trinh, v.v. Những năm cuối trước 1975 là thời của NguyễnMộng Giác, Trần Hoài Thư, Hoàng Ngọc Tuấn, Phạm Long Điền, ... Các tác-giả cóbài đăng nhiều nhất - nhiều tựa hoặc nhiều trang báo, theo thứ tự có thể ghi nhận:Nguyễn Hiến Lê, Nguiễn Ngu Í, Võ Phiến, Vũ Hạnh, Nguyễn Văn Trung, ...  

Vềnội-dung các bài viết, như tên báo hay nói như nhà văn Nguiễn Ngu Í, “đãmang cái nghiệp ... bách khoa” (BK 121, tr. 163), bao gồm nhiều lãnh vực. Lúc đầuchính-trị, kinh tế, xã hội, pháp luật, lịch-sử, triết học và văn-học nhiều hơnvăn-chương, về sau văn-học, văn-chương nặng và chiếm nhiều số trang hơn cáclãnh vực kia. Nhưng nói chung đường lối chủ trương có tính thuần nhất, một phầnnhờ người chủ nhiệm kiêm quản lý Lê Ngộ Châu, phần khác nhờ uy tín chính-trị vàvăn-hóa tích lũy bên cạnh những tờ khác đoản số hoặc đường lối không bền. Phầnnữa nhờ sự cộng tác của nhiều giáo-sư và chuyên viên trong nhiều lãnh vực, gâythêm uy tín. Ngay cả khi có những tranh luận hay bút chiến thì tương đối ônhòa, trí thức hơn là nếu xảy ra ở những tờ báo khác. Như bút chiến về vụ “NgọcHân đầu độc vua Quang Trung” năm 1963 giữa giáo-sư Bửu Kế với tạp-chí PhổThông của Nguyễn Vỹ. Vụ bút chiến về Trương Vĩnh Ký giữa Hồ Hữu Tường vớiPhạm Long Điền và Nguyễn Sinh Duy năm 1974 (BK 404,406, 408) – vụ saunày sôi nổi nhưng thời đó tranh luận gay gắt nhưng có văn-hóa, không như saunày ở hải-ngoại!

Trong18 năm đó, Bách Khoa đã có những đóng góp văn-học đáng ghi nhận. Trước hếtlà hai cuộc phỏng vấn của nhà báo Nguiễn Ngu Í: cuộc phỏng vấn thứ nhất về truyệnngắn Việt và ngoại quốc hay nhất, bắt đầu từ ngày 15-11-1958, và cuộc phỏng vấnthứ nhì về quan niệm sáng-tác của các nhà văn, từ số 101 (11-3-1961). Cuộc phỏngvấn sau đã giúp người đọc và các nhà văn-học sử lúc bấy giờ cũng như sau này hiểucác nhà văn thơ hơn về quan niệm sáng-tác, mục-đích sáng-tác và cả những chuyệnbên lề (cũng như scandale) về văn nghiệp mỗi người (khoảng 70 nhà văn đã trả lờiphỏng vấn). Nhà báo Nguiễn Ngu Í đã cho biết ý định của cuộc phỏng vấn là “muốntìm hiểu mục-đích của các nhà văn khi viết, vì mục-đích sẽ soi sáng nguyênnhân; vả lại công trình sáng-tác chỉ có giá trị trọn vẹn khi nó đã gây được ảnh-hưởnggì đối với người xem, kẻ đọc, chớ không phải vì cái cớ  đã thúc đẩy người nghệ sĩ bắt tay vào việc”(20). Tổng kết cuộc phỏng vấn cũng cho biết “đa số nhà văn viết cho mìnhtrước, mà trong cái 'cho mình' cũng có cái 'cho thiên hạ' phần nào, một số ítnhà văn không rõ mình viết cho ai, một số vừa viết cho mình vừa viết cho người”.Và “phần nhiều là viết cho bây giờ, không muốn nghĩ hoặc không dám nghĩ đến maisau; một số ít không đặt thành vấn-đề” (Bđd tr. 169).  Nhà báo Nguiễn Ngu Í kết luận rằng: “Nhàvăn nước ta phần đông viết vì một sự ngẫu nhiên nào đó và để thỏa mãn 'cái tôi'hơn là vì xã hội. (...) Viết để thỏa mãn mình, viết để nói đến 'cái tôi' là mộtđiều chánh đáng. Nhưng chúng tôi e rằng nếu chỉ viết mãi về mình, chỉ khai thácbản ngã mình thì sau rồi sẽ đưa đến nghèo nàn vì  “Quanh quẩn mãi giữa vài ba dáng điệu,/ Tớihay lui vẫn chừng ấy mặt người./ Vì quá thân nên quá đỗi buồn cười,/Môi nhắc lạichỉ có ngần ấy chuyện” (Huy Cận, Lửa Thiêng) sẽ đưa đến sự bất lợi cho tác-giảvà người đọc (nhà văn viết cho riêng mình, không cần người khác hiểu, dễ trởthành tối tăm, bí hiểm.

Chonên chúng ta sung sướng được biết một số nhà văn trước viết vì mình, sau vì người,một số nhà văn cố đánh dấu thời đại đặc biệt của chúng ta, cố nói lên những điềubăn khoăn, rạo rực, những nỗi chua xót, bất bình cùng những đòi hỏi khẩn thiếtcủa thế hệ hiện thời, thế hệ chùng ta. Nhưng theo chúng tôi, kết quả quan-trọngnhất của cuộc phỏng vấn này, là chúng ta được một số tiêu chuẩn để định đoạtgiá trị của một công trình sáng-tác văn-nghệ, điều rất có ích cho người viếtcũng như người đọc. Nhờ bảy chục nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch đã vui lòngcho biết quan niệm và kinh-nghiệm của mình mà giờ chúng ta có thể nói: “muốn dựngmột công trình văn-nghệ có giá trị, người cầm bút trước hết phải chân thành,thiết tha, rồi hiểu hoàn cảnh mình định gợi, thấu rõ nhân-vật mình tạo, sao chochất Sống của cuộc đời linh động bàng bạc trong tác-phẩm; sau đó, diễn tả chotrung thực, và tránh việc “làm văn-chương””(21).

Nhiềubài viết có giá trị đã xuất hiện trên Bách Khoa như về ngữ học Việt Nam,cải tổ nền giáo dục và chương trình giáo dục, dùng Việt ngữ làm chuyển ngữ ởcác đại học, v.v.  (Nguyễn Hiến Lê), vềtư tưởng Việt Nam, cơ cấu Việt ngữ, ý nghĩa và cơ cấu Truyện Kiều (Trần NgọcNinh), quan niệm mới về tiểu thuyết: chữ đẻ ra chữ (Bùi Hữu Sũng), thơ văn miềnNam (Nguyễn Văn Hầu), v.v. Ngoài ra nhiều bài vở về một số vấn-đề, biến cố nhưtranh luận vể nguồn gốc dân-tộc Việt Nam, về ngữ học, v.v. Bách Khoa cònlà đất thử mùa của chủ nghĩa hiện sinh, vớinhững bài viết về trào lưu văn-học và triết học cũng như một số tác giả, triếtgia. Giáo-sư Nguyễn Văn Trung với búthiệu Phan Mai, Hoàng Thái Linh đã giới thiệu các triết thuyết và triết gia hiệnsinh ngay từ những năm đầu của Bách Khoa và tiếp tục đến những số báo cuối(“Vũ trụ” chữ nghĩa của J.-P. Sartre, rồi cả Sartre trong đời tôi, về Luânlý trong tiểu-thuyết của F. Sagan, v.v.). Giáo-sư Trần Thái Đỉnh (bút hiệu Trần Hương Tử) viết mộtloạt bài về chủ nghĩa hiện sinh (từ 10-1961 đến 9-1962, sau xuất-bản thành tập Triết học hiện sinh (1967), từ bộ mặt thực,hai ngành chính, các đề tài của triết học này cũng như các chủ thuyết của nhưK. Jaspers, Jean-Paul Sartre, F. Nietzsche, Kierkegaard, Husserl, MartinHeidegger. Hai ông cùng với các tác-giả khác như Trần Quý Thành, Nguyễn AnhLinh cũng đóng góp bài về Ludwig Feuerbach, Marleau-Ponty, Cơ cấu luận, ClaudeLévi-Strauss, v.v. Các tác-giả và trào lưu văn-học mới như kịch và “tiểu-thuyếtmới” cũng được Bách Khoa giới thiệu: Nguyễn Văn Trung (hoặc Hoàng TháiLinh) về kịch Bertolt Brecht, tiểu-thuyết Nathalie Sarraute, Michel Butor,Alain-Robbe Grillet, v.v. hoặc về vai-trò và sứ mạng của nhà văn, cái chết củaMarilyn Monroe, người quán rượu, triết lý về về cái nhìn, hối hận, thông cảm, elệ, tự tử, về tâm ca Phạm Duy, v.v. Tràng Thiên thiên về tiểu-thuyết hiện đại,về một số tác-giả Tây phương, ... Miền Nam tự do tư tưởng, do đó trên BáchKhoa đã có những bài viết về chủ nghĩa Lênin (BK 321, 15-5-1970), v.v.

Ngườiđọc cũng không thể quên những bài về sinh hoạt văn-nghệ và xuất bản, như các tổngkết cuối năm do Nguyễn Hiến Lê, Vũ Hạnh (Phương Thảo), Nguiễn Ngu Í,Võ Phiến (Thu Thủy), rồi Nguyễn Mộng Giác, các bài điểm sách của Đặng Tiến,Nguyễn Hiến Lê, Vũ Hạnh, Cô Liêu, Thế Nhân, Nguyễn Văn Trung (Frantz Fanon,Nghiêm Xuân Hồng, ... ), v.v. Một số bài thuyết trình, nói chuyện ở hội Bút Việtvà các câu lạc bộ văn-hóa cũng được đăng lại trên Bách Khoa. Và những mụcliên tiếp nhiều kỳ và đặc biệt như “Nếp sống hôm nay của văn-nghệ sĩ”, “Nhân loạilâm chung?” (số 421 đến 424, 15-1 đến 1-3-1975), v.v.

Vềsáng-tác, thơ xuất hiện trên Bách Khoa đa dạng, từ thơ Đường đếnthơ mới, thơ tự do, Bách Khoa từ giữa thập niên 1960 đến số cuối số nàocũng có thơ của các nhà thơ trẻ miền Trung (mà độc giả Bách Khoa ở miềnTrung cũng chiếm đa số nếu so với dân số miền Nam). Văn-chương phản kháng và phảnchiến cũng chiếm phần quan-trọng trên Bách Khoa nhất là vào những năm cuốivới những Kinh Dương Vương (Tai Ương, ...), Thế Uyên (Tiền Đồn, Ông Thầy TộiNghiệp, ...), Trần Hoài Thư (Một Ngày Cuối Năm Trên Cao Nguyên, ...), Hồ MinhDũng (Người Đền Nợ Nước, ...), v.v.

Hình-thức BáchKhoa trang trọng, khô khan dù nội-dung nhiều bài hực lửa, nóng bỏng. Từ nhữngsố đầu, họa sĩ Phạm Tăng vẽ bìa và trình bày vừa dân-tộc vừa cổ điển, đã góp phầntạo thêm tính đứng đắn. Những năm sau cùng, họa sĩ Văn Thanh điểm thêm vẻ hàonhoáng và hiện đại hơn với những phối hợp hình chụp với minh họa nhất là bìa nhữngsố đặc biệt và Tết.

Chú-thích

6-         Nguyễn Hiến Lê. Hồi Ký (TpHCM: Văn Học, 1993), tr. 415.

7-         Nguyễn Hiến Lê. Sđd. tr. 416-7.

8-         Theo Châu Hải Kỳ. Nguyễn Hiến Lê, Cuộc Đời và Sự Nghiệp (TpHCM: Văn Học, 1993). tr.328.

9-         Theo Châu Hải Kỳ. Sđd. tr. 324.

10-X. Nguyễn Văn Trung. Hồi Ký “Nhìn lại những chặng đường đã qua”, phần V - Vănhoá văn nghệ trong vòng tay chính trị.

11-Huỳnh văn Lang. “Viết về Tạp chí Bách Khoa (1957–1975)” (05-01-2008). http://namkyluctinh.org/

12- Đặng Văn Nhâm. Lịch-sử Báo Chí Việt Nam TừKhởi Thủy Đến Hiện Tại (1861-1999) (CA: Việt Nam Văn Hiến, 1999). tr.493.

13- Võ Phiến. Văn Học Miền Nam Tổng Quan. Westminster CA: VănNghệ, 2000, tr. 11 và 240 (Xuất-bản lần đầu năm 1986 với tựa Hai mươi nămvăn học miền Nam 1954-1975). Nguyên Sa đã đơn giản hóa nhân buổi vinhdanh “Ngày Võ Phiến” nói rằng “nhóm Bách Khoa của Võ Phiến” là một trong bốn“khối lớn”của văn-chương miền Nam. Võ Phiến đã ghi lại nhận xét đó từ tờ Đờisố tháng 10-1985 (Trích theo Võ Phiến. Sđd. tr. 243). Khác với thời sau 1975,vào tháng 4-1965, khi trả lời phỏng vấn của Lê Phương Chi trên Tin Sách,thì Võ Phiến cho biết “hiện tôi đang còn cộng tác (với Bách Khoa) nhưanh đã biết”.

14- Võ Phiến. Sđd. tr. 239.

15- Theo Huỳnh Văn Lang. Nhân Chứng Một Chế Độ (Tập 1. TGXB; NXBVăn Nghệ phát hành, 2000), tr. 425; và Tập 2, tr. 157.

16- Nguyễn Hiến Lê. Sđd. tr. 415, 418-419.

17- X. Huỳnh Văn Lang. Sđd. Tập2, tr. 418-431.

18- Vũ Hạnh đã xuất-bảnTìm Hiểu Văn Nghệ 1970 - được đồngngũ Trần Hữu Tá xếp loại ngang tầm cỡ “với các giáo trình Lý luận văn-học củacác trường đại học ở Hà-Nội thời-gian đó”! (Nhìn Lại Một Chặng ĐườngVăn-Học, 2000, tr. 119).

19- Nguyên Sa. Hồi Ký(Irvine CA: Đời, 1998), tr. 221-223.

20- Nguiễn Ngu Í. “Tổng kết cuộc phỏng vấn về quan niệm sáng-tác củacác nhà văn”. Bách Khoa 121, 15-1-1962, tr. 165.

21-Bđd. tr. 175.

(Trích Văn-HọcMiền Nam 1954-1975. Toronto: Nguyễn Publishings, 2016)