Thư-viện thời lịch-triều Việt-Nam (1011-1945)

Nguyễn Vy Khanh

Trong hơn một ngàn năm vớibốn lần Bắc thuộc, người Trung-quốc đã dùng mọi phương tiện, chính sách vănhóa, xã hội, hành chánh cai trị để Hán hóa người Việt. Ứng Hòe Nguyễn Văn Tốtrong loạt bài “Đại Nam Dật Sự” trên tạp chí Tri Tân, khi khảosát việc các quan Tàu cai trị nước Nam và “Chính sách người Tàu đối với nướcNam”, đã dùng phương pháp sử luận hiện đại thời bấy giờ và nêu lên sáu phươngcách khả thể mà “một nước lớn đối với các nước dưới quyền”, là bá chủ,lợi dụng, thực dân, đồng hóa, hợp tác và khai phóng, và đã đi đến khẳng định “Nước Tàu lúc đầu sang ta khôngphải có nhiệt tâm khai hóa như người A Rập đi truyền giáo sang Âu châu vào thếkỷ thứ 7, cũng không phải chỉ tìm vàng như Tây-ban-nha sang Tân thế giới vàothế kỷ thứ 16, lại cũng không phải vì trong nước thiếu chỗ ở phải di dân ranước ngoài như người Anh ở thế kỷ thứ 17”. Cụ Ứng Hòe kết luận: “ngườiTàu lúc đầu sang ta đã gồm cả ba cách bá chủ, lợi dụng và thực dân. Còn như cáchđồng hóa, hợp tác và khai phóng, sẽ xét sau trong truyện những người sang đô hộ... phần nhiều chỉ lợi cho họ, ít lợi cho ta” (Tri Tân số 108,19-8-1943, tr. 4).

Mục đích đồng hóa, cho nênvề mặt nhân sự và khoa cử dĩ nhiên cũng khắt khe hạn chế – như thời nhà Đườngnăm 845 quy định sĩ tử An-nam thi khoa tiến sĩ không được quá 10 người và thờiBắc thuộc thứ tư, nhà Minh mở trường theo kiểu Tàu nhưng không tổ chức chongười Việt-Nam thi mà chỉ để lựa chọncác nho sinh có học vấn để sung vào lệ tuyển cống cho triều đình hằng năm chohọc hành rồi đưa về phục vụ trong bộ máy cai trị thực dân. Muốn đồng hóa về vănhóa dân Việt, người Trung-quốc đã vơ vétsách vở đưa về các kinh đô Tràng An, Kim Lăng - và nhiều đời như vậy. Nhà Minhkhi chiếm Đại Việt cuối thời nhà Hồ, đã dẹp bỏ các trường lớp và hủy diệt sáchvở, thư tịch (cả đục bia đá) nước ta – trừ sách kinh đạo Phật và Lão giáo. Năm1407, Minh Thành-tổ ra chiếu lệnh thứ hai nhằm hủy diệt văn hóatriệt để hơn: "Nhiều lần trẫm đã bảocác ngươi, phàm An Nam có văn tự gì, kể cả các câu hát dân gian,… các bia dùdựng lên một mảnh, hễ nom thấy là phá hủy hết. … Sách vở do quân lính bắt đượcphải ra lệnh đốt luôn, chớ được lưu lại...”. Sử gia Ngô Sĩ Liên đã tả trongĐại Việt Sử Ký Toàn Thư: “Giáo mác đầy đường, đâu chẳng là giặc Minhcường bạo: sách vở cả nước ta đều trở thành một đống tro tàn”. Năm 1418đánh dấu cuộc thư-phần tàn bạo sau khi đã đưa sách cướp được về kinh-đô KimLăng bấy giờ, lại sai Hạ Thanh và Hạ Thì sang thu các loại sách ghi chép vềpháp luật, binh pháp, sử ký và các thực-lục, truyện ký, văn thơ của vua quan vàcác tác giả khác. Chuyện phần-thư và tàn phá này, nhà Thanh sẽ tái diễn khi xâmlăng nước Nam vào cuối thế kỷ XVIII, và CS Hà Nội cũng sẽ hành xử như vậy saukhi thành công làm chủ miền Bắc với Hiệp định Genève 7-7-1954 cấm sách báo xuấtbản trước ngày đó và rồi ngày 30-4-1975 đối với sách báo của miền Nam.

Nói chung, Việt-Nam vănhiến nước ta có một lịch sử thường xuyên bị tấn công và sách vở, thư tịch HánNôm trãi qua nhiều đời bị hủy hoại, mất mát, cho nên các triều đại phải truytìm, sưu tầm và lưu trữ gia sản văn hóa đó. Di sản dân tộc do đó về văn bảnkhông được nguyên vẹn, bất biến, mà phải chịu thất truyền, “tam sao thất bản”,ngay cả thư viện cổ không còn vết tích – ngoại trừ của nhà Nguyễn. Tuy nhiên ýthức bảo vệ văn hóa dân tộc luôn được đề cao cảnh giác và nhất là sau mỗi thờiloạn, mọi nhà chung tay góp sức tái dựng gia tài văn hóa đó – làm như chân-lývà sự thật lịch sử luôn phải thắng thế và trường tồn. Hơn nữa, người Việt-Nam ta quý sách, trọng giá trị kiến thức và tinhhoa của sách truyền thừa từ nhiều đời. Từ học trò, sĩ tử, trí thức, quan chứclan rộng về các địa phương xa xôi đến với người đọc ngày càng đông đảo; đặcbiệt loại độc giả sau thiên về truyện thơ chữ Nôm.

Tổ chức về thư viện

Thư viện các triều đại banđầu chỉ là những kho sách, kho ván khắc in,... của triều đình hoặc tư-nhân. Thưviện thời lịch triều gồm các văn khố, tàng thư của triều đình và các Bộ, sở (Bíthư các, Đông các, Nội-các,...) cũng như ở Văn Miếu, Quốc-tử giám và học đườngcác tỉnh. Hoặc ở các Chùa thời Phật giáo được tôn là quốc-giáo. Bên cạnh, cóthư viện của các cơ sở tôn giáo và tư-nhân thường là của các vị khoa bảng, cácvăn nhân hoặc vì nghề nghiệp như phong thủy, y dược.

Năm 1070, nhà Lý cho dựng Văn Miếu vànhà Quốc Tử Giám ở kinh-đô, xem như đó là trường Đại học đầu tiên. Sau đó làthi cử – năm 1075, triều đình mở khoa thi đầu tiên tuyển dụng nhân tài giúpnước. Đời nhà Trần, Lê Văn Hưu bổ túc biên tập bộ sử Việt Chí của TrầnTấn và biên soạn Đại Việt Sử Ký được xem là bộ sử-ký đầy đủ đầu tiên gồm30 quyển, hoàn thành năm 1272. Đến đời nhà Lê, đất nước vững mạnh về chính trị,xã hội thịnh trị và văn hóa thăng hoa với nhiều tác giả thơ văn, sử, truyệnký,... Ngô Sĩ Liên Đại Việt Sử Ký Toàn Thư . Thiền sư Kim Sơn thuộc pháiTrúc Lâm soạn Thiền Uyển Tập Anh thời Trần Minh Tông (1337).

Từ khi nhà Lý dời đô từ HoaLư về thành Đại La (1010) sau đổi tên là Thăng Long, các thư viện qui mô bắtđầu xuất hiện và lưu lại dấu vết trong sử sách, như Kho Trấn Phúc chứakinh nhà Phật (1011), Bát Giác Kinh Tàng (1021, giữ pho Kinh Tam Tạng do NguyễnĐạo Thanh đi sứ xin đem về), Đại Hưng Tàng (1023), Trùng Hưng Tàng (1034, giữpho Kinh Đại Tạng vua sai Minh Xưởng sang Trung-quốc thỉnh về năm 1011) ở BắcNinh. Thư viện tổng-hợp xuất hiện với Thư-viện Quốc-Tử Giám (1087) saukhi xây Văn Miếu khoảng năm 1076 – nơi bắt đầu có kinh sách Nho học cạnh KinhPhật giáo. Sau đến Hàn-Lâm Viện (1086, có chức quan Hàn-lâm học sĩ) và Bí ThưCác (1087, lưu trữ sách vở của triều đình được khắc, in). Thời nhà Lý, Phậtgiáo là quốc-giáo, các vua từng đi tu, do đó các chùa đa số đều có thư-viện vừachứa kinh sách vừa là nơi in ấn và phổ biến kinh sách. Thủ Đại Tạng Kinh làchức quan coi sách.

Sang đời Trần, Tamgiáo cùng tồn tại, với các khoa thi Tam giáo và các thư-viện nội dung, nguồnsách cũng đa dạng hơn, tuy các vua khi lớn tuổi thường nhường ngôi cho con vàđi tu. Bí-Thư Các được duy trì làm nơi lưu trữ các văn kiện của triều đình vừađóng vai trò xuất bản sách vở, thư tịch chính thức và đa dạng về lịch-sử, tôngiáo cũng như triết lý, y học, quân sự binh lược: Đạo Tràng Tân Văn, CôngVăn Cách Thức, Phật Giáo Pháp Sự,.... Quốc Tử Viện (1236) và Quốc Học Viện(1253) được lập ra làm nơi giảng dạy Tứ Thư, Ngũ Kinh cho con em quí tộc họctập vừa là nơi tàng trữ sách vở, thư tịch. Quốc Sử Viện cũng được thành lập làmnơi biên soạn sách sử-ký, thực-lục,... và tập trung tài-liệu, kinh sử vảtư-liệu dân gian. Cũng là nơi in ấn sách. Sử quan Lê Văn Hưu soạn bộ ĐạiViệt Sử Ký làm việc ở nơi đây. Ngoài ra, mở thêm Thiên Trường Phủ Kinh Tànglưu trữ bộ Kinh Đại Tạng đồng thời cho in mộc-bản các phó bản để lưuhành. Ở trên núi Phật-tích huyện Tiên Du, năm 1384 vua Trần Dụ-Tông cho lậpthêm thư viện hoàng-gia Lạn Kha Thư Viện và cử danh nho Trần Tôn làm việntrưởng và giảng dạy kinh sách; có Cung Bảo Hòa để Thái thượng-hoàng đến chơihoặc ở lại. Cũng tại đây, năm 1384 thượng-hoàng cho thi tuyển Thái học sinh, cóngười được chọn làm thư-sử cho thư-viện. Cung Bảo Hòa với thời gian, trở thành Cungcủa Thái thượng-hoàng và thư viện nơi đây được dùng để lưu trữ, biên chép sáchvở phụ cho Bí Thư Các ở Thăng Long, nhưng cũng nhờ thư viện này mà triều nhàTrần đã bảo tồn được thư tịch, sách vở sau khi quân Chiêm Thành của Chế BồngNga cướp phá đốt kinh thành năm 1371 và nội loạn năm 1378.

Đời nhà Hồ tuy ngắnngủi 7 năm nhưng cũng đã cổ động dùng chữ Nôm (chiếu lên ngôi năm 1400 viếtbằng chữ Nôm) và thi hành một số cải cách như cho tiền già, in 7 hạng tiềngiấy, đề cử quan lại thay vì khoa cử (phải bỏ vì bị chống đối, nhưng ông địnhlại từ trường văn thể và bỏ phép ám-tả và từ năm 1404 thêm thi Toán pháp), ấnđịnh phẩm phục các quan, guồng máy hành chánh, quân sự, chế súng Hỏa Mai,.. HồQuý Ly dịch thiên Vô-dật trong Kinh Thi và thêm vào bài Tựa bằng chữ Nôm, đãsoạn Quốc Ngữ Thi nghĩa (viết về giáodục) và sách Minh Đạo lục (14 thiênthuyết lý, phê phán triết học, phổ dương cải cách, đổi mới, nay đã thất truyền– nhưng theo Hồ Hữu Tường và G. Coedès thì người Nhật còn giữ phó bản). Năm1406, nhà Minh lấy cớ “phù Trần diệt Hồ” đã xâm chiếm nước ta vơ vét hết sáchvở gửi theo đường sông về Kim Lăng, kinh đô nhà Minh, phần khác sai đốt hủy đi(1416).

Năm 1428, vua Lê cholập Quốc Tử Giám ở kinh-đô cho con em các quan chức và bổ nhiệm thầy dạy chocon nhà dân. Vua Lê Thánh Tôn không những chủ soái “Nhị thập bát tú” mà năm1425, ông còn xuống chiếu thu thập tác phẩm của Nguyễn Trãi cũng như cho tìmsách vở, sử, truyện của tư nhân để soạn bộ Đại Việt Sử Ký. Năm 1485, triều đìnhban phát sách học như Tứ thư, Ngũ kinh, Đăng khoa lục, Văn Hiến Thông khảo Văn tuyển Cương mục cho các học-quan ở phủ, lộ và sách thuốc cho các quan yở các phủ.

Quốc Tử Giám tiếp tục vaitrò giảng dạy và thêm việc lưu trữ sách vở và ván in kinh sách phân phát chocác địa phương – năm 1435, Lê Thái Tông cử Ngô Thời Trung giữ chức Thư-khố ởđây. Sử-Quán được tổ chức qui mô hơn trước, vua triệu tập các nhà khoa bảng đểtrước tác và biên soạn quốc-sử cũng như in ấn sách của triều đình. Quan trôngcoi sách được gọi lả Giám Quốc Tử Thư-khố: Ngô Thời Trung năm 1435, Lương NhưHộc Trung-thư sảnh kiêm Bí-thư giám-học sĩ năm 1462, đến 1466 là Vũ Vĩnh Trinh.Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (1483) 15 quyển của Ngô Sĩ Liên và các sách ThiênNam Dư Hạ Tập, Thiên Chinh Ký Sự, Đại Việt Thông Giám Thông Khảo (Vũ Quỳnh,26 quyển), Đại Việt Lịch Đại Sử Ký,... được soạn và in ấn tại đây. BíThư Sảnh tiếp nối vai trò lưu trữ thư tịch và sách quốc sử của triều đình cũngnhư sưu tầm được – năm 1467, vua Lê Thánh Tôn yêu thích sách vở, thơ văn, đã ralệnh tìm kiếm di-cảo của Nguyễn Trãi cũng như các dã sử, truyện ký trong dângian; nộp sách hiếm quý thì được thưởng và cho dựng thêm kho tàng trữ sách ởVăn Miếu (1470). Sách của Trung-quốc cũng được khắc in lại như Tứ Thư ĐạiToàn. Ngoài ra, Lê Quý Đôn có nói đến Bồng Lai Thư Viện. Thời vua Lê ThánhTôn, văn học phát triễn mạnh, vua chủ soái Hội Tao-đàn xướng họa thơ văn, sautập hợp trong Hồng Đức Quốc Âm Thi-Tập. Thời thịnh Lê nhiều tác phẩm,sách, ký xuất hiện: Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi, Đại Thanh Toán Phápcủa Lương Thế Vinh, Bản Thảo Thực Vật của Phan Phù Tiên, Hý Đường PhảLục của Lương Thế Vinh (1501) – là sách đầu tiên viết về kịch hát cổtruyền,... Cũng cần ghi nhận việc các vua chúa can thiệp vào công việc viết sửđã đành mà cả trong việc biên soạn tuyển tập như các bộ Hoàng Việt Văn Hải Toàn Việt Thi Lục (1752-1758) là do Lê Quý Đôn làm theo sắc chỉ của triềuđình – năm 1762 sau đó, ông và Nguyễn Bá Lân, Ngô Thì Sỹ được Chúa Trịnh cấtlàm học-sĩ để duyệt sách trong phủ Chúa.

Cuối đời Hậu Lê, chúa Trịnhchuyên quyền, chúa Nguyễn phải xuôi Nam, nạn kiêu binh trong triều và nhiềucuộc tao loạn đã xảy ra. Năm 1516, Trần Cảo gây náo loạn, phá kinh thành, sáchvở rắc bỏ đầy đường. Nhà Mạc truy tầm, sưu tập lại được khá đầy đủ, nhưng khivua Lê chúa Trịnh lấy lại kinh thành, sách vở bị lửa cháy. Lại phải tái lập cácthư viện.

Từ thế kỷ 16, 17, cácgiáo-sĩ truyền giáo Âu Tây đến Việt-Nam viết tay và in ấn kinh sách trong nộibộ Nhà Chung, cũng ảnh hưởng phần nào đến sinh hoạt in ấn của người Việt.

Đời Tây Sơn vua Quang Trung đề cao chữNôm và nền quốc-học cũng như ra lệnh dùng chữ Nôm trong các văn kiện chínhthức, việc cai trị, hành chánh và thi cử – vua tự viết chữ Nôm trong các vănbản và giấy tờ. Ông đã cho thành lập thư viện Sùng Chính năm 1791 và cử Nguyễn Thiếplàm Viện trưởng, là nơi lưu trữ kinh sách và biên soạn, dịch chú một số Kinhsách Nho gia sang chữ Nôm, cũng là nơi dạy học. Vua còn cho biên soạn bộ ĐạiViệt Quốc Thư gồm văn thư ngoại giao và của triều đình. Đời vua Cảnh Thịnh sauđó, sử quán đã biên soạn và cho khắc in bộ Đại Việt Sử Ký Tiền Biên 17quyển. Những năm 1786 – 1802, Hà-Nội và nhiều thành phố bị đốt và cướp bóc,sách vở và thư viện thêm một lần bị tàn phá, mất mát.

ĐờiNguyễn kế thừatruyền thống sưu tầm và tàng trữ thư tịch của các triều đại trước, lấy đó làmcơ sở làm nên kho thư tịch phong phú và đa dạng cho đời sau; sách vở cũng đượcthu thập và các vua hạ chiếu dân chúng ghi chép và nộp cho các quan sở tại, kểcả việc nhà vua xuống chiếu thu thập tài liệu về triều Tây Sơn vào năm 1828. Từnăm 1803, vua Gia-Long sai Lê Quang Định đi nghiên cứu từ Lạng Sơn đến Hà-Tiênđể viết Nhất Thống Địa Dư Chí. Sau đó vua sai soạn Duyên HảiLục, Quốc Triều Thực Lục,... Năm 1858, vua Tự Đức quan tâm về việc biênsoạn sử cũng như thư tịch lịch sử và đã ra chỉ dụ về phương pháp và nguyên tắcviết sử, nhờ đó đã có nhiều bộ sử được in thời nhà Nguyễn.

Các sử quán và thư viện,văn khố được liên tục thành lập:

- Quốc Sử Quán khai mạc năm1820 và hoạt động từ 1821 đến 1841, ở phường Phú Vân trong kinh thành, là cơquan chính tiếp nối Sử-Cục thời Gia Long (và Lầu Tàng Thư là nơi lưu trữ côngvăn). Quốc Sử Quán lưu trữ nhiều sử liệu in và viết tay do các triều trước đểlại và các văn kiện hành chánh, các Châu-bản (từ Gia Long, 1819) và văn bảnngoại-giao từ Nội Các chuyển ra. Đây cũng là nhà in và phát hành sách vở nhấtlà các bộ quốc sử, địa-phương chí, văn học sử và pháp sử do các quan Quốc SửQuán biên soạn như các bộ Liệt Thánh Thực lục, Khâm Định Việt SửThông giám Cương mục, Đại Nam Thực Lục cũng như của các quan chức như GiaĐịnh Thành Thông chí của Trịnh Hoài Đức, ... Theo thư-mục Sử Quán Thủ sách (1907), số sách bấy giờtại thư viện này có 169 bộ gồm Đại Nam thực lục, Ngọc điệp (Giaphả Hoàng tộc), Ngự chế thi tập (những tập thơ do các vua làm), di chiếu, hòaước, thương ước cùng các ván in cho 68 bộ sách. Hai bộ phận ở Quốc Sử Quán:quản lý có Giám-tu, Tổng-tài, biên soạn và lưu trữ có Toản-tu, Biên-tu,Khảo-hiệu, Đằng-lục, Bút-thiếp-thức, Thư chưởng và Nhập-lưu, số nhân viên thayđổi tùy công tác. Năm 1841, đời vua Thiệu Trị thành lập Thư viện Quốc Sử Quánvà bổ nhiệm chức quan Thư-trưởng (Trưởng Thư-giám) để quản thủ một cách hiệulực hơn.

- Cổ Học Viện chứa sách Kinh,Sử, Tử, Tập của Trung Quốc và Quốc thưkhố gồm sách Hán Nôm của Việt Nam. Tập Hiền Viện (1848) và Khai Kinh Điện được vuaTự Đức chọn làm nơi biên soạn sách vở;

- Thư viện Đông Các thànhlập năm 1826, là thư viện riêng của vua, còn được gọi là Thư viện Nội Các. Năm1902 có 7.190 bản sách. “Fonds annamites” của thư viện Trường Viễn Đông Bác Cổ(École francaise d'Extrême-Orient) gồm những bản sao chép các sách ở nơi đây.Theo Nội Các Thư Mục năm 1908thì số sách tàng trữ tại đây “ghi rất sơ sài mỗi bộ chỉ có tên sách và sốquyển, cũng chia làm 5 loại: Quốc triều thư mục, kinh, sử, tử, tập, không ghitổng số”, Nội Các Thủ Sách năm1914 thì cho biết chỉ còn 70 bộ sách sử và thơ văn triều Nguyễn (Trần VănGiáp. Sđd tập 2, tr. 266, 267);

- Tụ Khuê Thư-viện từ 1852,xây cạnh thư viện Nội Các vì thư viện này có từ 1802 đã hết chỗ, tiếp tục lưu giữsách Kinh, Sử, Tử, Tập và sách cổ do vua ra lệnh sưu tầm cả nước - năm 1866 có80 bộ, 322 bản và năm 1881 có 77 bộ và 585 bản (Trần Văn Giáp. Sđd tập 2, tr.265);

- Tân Thư-viện (Duy Tân,1909) là thư viện cho trường Quốc-Tử giám đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập,hội thảo và bình văn, giữ sách về Kinh, Sử, Tử, Tập và Quốc Thư, Tây Thư và lànơi lưu trữ sách của Cổ-Học Viện và trường Hậu Bổ. Từ năm 1908 dời theo trườngvề bên trong Kinh Thành, sau cửa Thượng Tứ. Đến năm 1923 lại dọn về đặt ở dãynhà nằm bên trái phía sau Di Luân Đường vì phải nhường cơ-sở làm Viện Bảo-tàngKhải Định. Năm 1912 có khoảng 4.000 bộ với 58.850 bản, trong đó, 1.481 bản sáchViệt-Nam (Trần Văn Giáp. Sđd tập 2, tr. 267). Năm 1914 có 2.640 bộ sách bao gồm4.570 bản sách thuộc các bộ Kinh, Sử, Tử, Tập, 6.801 bản thuộc loại quốc thư.Năm 1933, trường Quốc-Tử giám bị bãi bỏ và tòa nhà được dùng làm Thư-viện BảoĐại.

- Thư viện Bảo-Đại đượckhai trương ngày 5-8-1934. Dịp này, thượng-thư Phạm Quỳnh cho biết Thư-viện có10.914 cuốn sách của tác giả Việt-Nam và Trung-quốc, và có một chi nhánh dànhcho sĩ tử và độc giả (Nam Phong, số 201-202, 8-1934, tr. 31). Thư việntriều đình này được biết là một kho sách phong phú và quý hiếm vì sách vở củaLầu Tàng Thư và Tụ Khuê Thư viện được đưa về đây cũng như sách quý của gia đìnhcác quan lại - đặt dưới sự quản lý của Viện Văn hóa Trung Kỳ khoảng đầu thậpniên 1940. Những năm 1934-1935 từng có kế hoạch biến Thư viện này thành TổngThư-Viện Trung-Ương nhưng không thành (Phạm Quỳnh cho biết thư viện này có thểgọi là “Thư-viện Quốc gia Việt-Nam ” - Bđd, tr. 31).

Thư viện tư nhân có ở khắpmiền đất nước và phong phú về nội dung, thể loại và đặc biệt sách chữ Nôm, đãlà nguồn bổ sung cho thư viện triều đình thời bình cũng như thời loạn. Các nhàNho mở trường dạy học hoặc các vị quan khi về hưu hay từ quan cũng có người mởtrường dạy học, viết sách. Các vị này luôn có tủ sách gia đình và nhiều nhà cókhối sách giá trị, quý hiếm – cả sách bị cấm. Nổi tiếng có tủ sách của dòng họdanh gia như Phúc Giang Thư-viện của dòng họ Nguyễn Huy, Long Cương Thư-việncủa dòng họ Cao Xuân Dục, hoặc Lê Quý Đôn, Nguyễn Du, Phan Huy Ích, Lê NguyênTrung, Ngô Thời Sĩ, v.v. Tu-viện và tư-phường, tư-gia cũng có khắc in sách vở,lập thư-trang xuất bản và bán sách cũng như trước-tác ngoài đường chính thứccủa triều-đình, quan chức.

Về in ấn, từ thuở cổ xưa, ngườiTrung-quốc đã dùng trúc mộc, trúc bạch, giáp cốt, lụa, đồ đồng thau, đá (thạchkhắc), đất sét,... để in ra nhiều bản, sau mới dùng đến gỗ tức mộc-thư (vánkhắc) và với sáng chế ra giấy, được khắc và dùng để in ấn từ hai thế kỷ trướcCông nguyên. Đến thế kỷ 11 mới có kỹ thuật in chữ rời (hoạt tự), do một nôngdân tên Tất Thăng nghĩ ra; rồi chữ rời bằng thiếc, bằng chì. Ở Việt-Nam, hiệncó nơi còn giữ được của triều Trần, thế kỷ 14 nhất là các Mộc Kinh Thư in kinhsách nhà Phật. Còn Mộc Văn Thư in sách văn thơ truyện ký thì có từ Lương NhưHộc đời Hậu Lê học nghề khắc mộc-thư sau khi đi sứ bên Trung-quốc về và ba làngLiễu Tràng, Thanh Liễu và Khuê Liễu vùng Hải Dương nổi tiếng về nghề in và khắcván. Thượng thư bộ Lễ Nguyễn Huy Oánh khi về trí sĩ, lập Phúc Giang thư-đườngphát triễn nghề ấn loát, trở thành nơi in sách giáo khoa quan trọng đưa đếnviệc chúa Trịnh Giang ban lệnh cấm chỉ nhập sách tứ-thư ngũ-kinh từ Trung-quốcvì nay đã có thể in tại thư-đường này. Cũng tại đây, ông lập xưởng chế khắcmộc-bản và Nguyễn Huy Tự (tác giả truyện Hoa Tiên), con ông, tiếp nối sựnghiệp. Đời nhà Nguyễn, vua Minh Mạng lập Quốc Sử Quán và cho khắc in mộc bảnđể in nhiều đầu sách như Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Đại NamThực Lục, Đại Nam Nhất Thống Chí, Đại Nam Hội Điển Sử Lệ,... Ấn Thư-cục cónhiều người làm với chức vụ khác nhau như kiểm-hiệu, thư-lại, thợ khắc chữ,...Kho mộc bản nhà Nguyễn với trên 30.000 ván in từ năm 1960 được chính phủViệt-Nam Cộng-Hòa chuyển về bảo tồn tại Đà-Lạt.

Về hình thức sách, đời nhàThương (1776-1122 trước CN) có “giản sách” là sách viết trên mảnh tre – trênthẻ tre gọi là “trúc giản”. Thời Xuân Thu có sách viết trên lụa, gọi là “bạchthư”. Sau đó giấy được Thai Luân đời Đông Hán (125-220 trước CN) sáng chế. Từkhi giấy được phát minh và kỹ thuật khắc gỗ và in ấn ngày càng lan ra khắp cácnước, sách được phổ biến và các thư viện sẽ được lập ra để tàng trữ. Đặc biệt,thời nhà Nguyễn đã có những sách bằng lụa và kim loại (vàng, bạc, đồng) viếtchữ để tôn phong các vua chúa hoặc ban tặng cho các thành viên được sủng áitrong hoàng gia và hoàng tộc tùy địa vị và chức tước từ vua Gia Long đến KhảiĐịnh; ngoại lệ là cuốn khắc thơ vua Minh Mạng ngự chế gồm bài “đế hệ thi” và 10bài “phiên-hệ thi” đặt chữ lót sẵn cho 20 thế hệ con cháu thuộc dòng chính và10 dòng phụ của 10 anh em trai của vua; các sách này được đúc năm 1823, nayhình như đã không còn dấu vết (X. Paul Boudet. Bđd, tr. 245-253).

Thời lịch triều, sách kinhsử muốn được in ra hoặc phổ biến thường phải dâng vua ngự-lãm và phê chuẩn bankhen rồi mới được khắc in hoặc lưu trữ trong các thư viện, bí-thư khố. Côngvăn, tấu sớ được vua “châu điểm”, “châu phê”, “châu khuyên” hay “châu mạt” mới đượcgọi là “châu bản” sẽ là nguồn sử liệu chính thức được dùng để chép “thực-lục”.Riêng sách chữ Nôm thì có thời bị cấm in, như năm 1663, phủ Chúa Trịnh ra 47điều giáo hóa trong đó có điều cấm in bán truyện thơ chữ Nôm không tuân thủgiáo điều (“nôm na mách qué”); nếu ai có phải nộp hoặc hủy đi – cũng là thờicác nhà Nho sáng tác thơ truyện dồi dào và việc in ấn trở nên dễ dàng ngoài tầmkiểm soát của triều đình. Thơ truyện chữ Nôm thường được viết tay, tư nhân inkhắc ván và phổ biến, như thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Lục VânTiên của Nguyễn Đình Chiểu, ... hoặc các thơ khuyết danh như Phan Trần, Quan ÂmThị Kính, Thạch Sanh, Bích Câu Kỳ Ngộ, Phạm Công Cúc Hoa, v.v.

Từ khi nước Việt-Nam cóthư-viện, kinh sách chữ Hán luôn chiếm độc tôn rồi trở nên đa sốvới sự xuất hiện các tác phẩm chữ Nôm, và cuối cùng từ đầu thế kỷ 20, sách vởchữ Hán dần trở thành “tử ngữ” và cần được dịch thuật ra chữ quốc ngữ. Kỹ thuật in ấn cũng tiến hóa theo thờigian: ban đầu thỉnh mua kinh sách từ Trung-quốc, sau khắc in ngay trong nước,từ những ấn-thư cục trong triều đình lan ra đến chùa chiền và tư-nhân.

Từ khi chữ quốc-ngữ đượcchính thức sử dụng ở Nam-kỳ (1869) và triều đình Huế bỏ thi chữ Hán (1919),việc in ấn sẽ sử dụng chữ quốc-ngữ (1864, riêng cuốn Từ điển Việt-Bồ-La vàquyển giáo lý tiếng Việt của A. de Rhodes đã được in ở La Mã năm 1651. ỞBangkok Thái-Lan cũng từng có nhà in kinh sách Tân Ước và Cựu Ước chữ quốc-ngữ.Kinh sách chữ Nôm thì cũng được viết và in ấn từ các Nhà Chung truyền giáo từthế kỷ 17, 18 như cuốn Từ điển Dictionarium Annamico-Latinum của Tabertthì được khắc in ở Ninh Phú năm 1877) kéo dài cho đến khi có kỹ thuật điện toánvà nhu liệu ký-tự chữ Việt từ giữa thập-niên 1980 – và từ đây “nhà xuất bản” cóthể thu hẹp vào máy điện toán và do một người duy nhất điều động.

Mặt khác, từ ngày29-11-1917, Toàn quyền Pháp ở Đông Dương đã ký quyết định thành lập Thư-việnTrung-ương Đông Dương tại Hà-Nội và như vậy, thư-viện này song hành với cácThư-viện của triều đình Huế, dĩ nhiên nhiều sách báo ngoại ngữ bên cạnh sáchchữ quốc ngữ (và một phần sách chữ Hán và Nôm) nhờ chính sách “dépôt légal” (nghịđịnh nộp bản ngày 31-1-1922, nhưng trước đó từ 1897 nghị định áp dụng cho toàncõi Đông dương).

Thư-Tịch Việt-Nam

Thư-tịch chí (bibliographie)- còn gọi là Kinh-tịch chí, là nguồn tài liệu văn học, lịch sử, cũng đồng nghĩalà nguồn văn hiến của một dân tộc – nói theo Trần Văn Giáp trong Mở đầu cho bộ Tìmhiểu Kho sách Hán Nôm: “Chữ văn học ở đây có thể tương tự như chữ văn hiến nghĩalà các 'tư liệu thành văn còn truyền lại'” (Bản 1984, tr. 14). Các “thưmục” đã xuất hiện sớm từ thời Hy-Lạp Cổ-đại, gọi là “bibliographo”, từ thế kỷ15, xuất hiện thêm các từ “catalogue”, “catalogus” và từ thế kỷ 17, từ“bibliographica” trở thành chính thức sử dụng. Ở Đông phương, Lưu Hướng sốngvào thế kỷ thứ nhất trước Công-nguyên là người đầu tiên lập thư-mục với từ“Biệt lục” rồi “Nghệ Văn Chí”. Sau thêm từ “Kinh tịch chí” từ thế kỷ thứ 7. ỞViệt-Nam, Lê Quý Đôn là nhà thư-mục đầu tiên, dùng từ “Văn Tịch Chí”, Phan HuyChú dùng “Nghệ Văn Chí”, miền Nam trước 1975 dùng các từ “thư-tịch”, “mục-lục”còn miền Bắc từ 1954 và cả nước sau 1975 thì dùng từ “mục-lục” để chỉ các“thư-mục” là từ cuối cùng trở nên thuật-ngữ phổ biến nhất.

Điển lễ, hiến chương, vănchương sách vở tức kho tàng thư tịch Việt-Nam đã khốn đốn theo mệnh nước, cùngvới hoàn cảnh dân tộc, đất nước, sau những cuộc ngoại xâm (Bắc thuộc, nhà Minh,Pháp thuộc) và chiến tranh, nội chiến, đã thất thoát cũng như bị hủy hoại rấtnhiều. Sách vở còn truy tìm, sưu tầm lại được khá đầy đủ, nhưng các văn bảnchiếu, sắc, lệnh cũng như các bài ca, tụng, các tờ tâu, biên bản về điều lệ,điển chương của các vương triều thì rất thiếu sót.

Lê Quý Đôn được xem là nhàthư-tịch đầu tiên của Việt-Nam, với thiên “Nghệ Văn Chí” trong Đại Việt Thông Sửvới 115 tác phẩm từ đời Lý-Trần đến đầu đời Lê Trung Hưng tức từ thế kỷ X đếnthế kỷ XVII. Với hai chức vụ Thủ thưViện Hàn Lâm năm 1754 và học sĩ ở Bí-Thư Các năm 1762, ông đã bỏ ra 10 năm đểbiên soạn Đại Việt Thông Sử. Năm 1775ông được cử chức Quốc-sử quán tổng tài. Phan Huy Chú tiếp nối truyền thống với thiên“Văn Tịch Chí” trong Lịch Triều HiếnChương Loại Chí bao gồm 214 tácphẩm nhờ bổ túc thêm 99 thư tịch từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII - đời Lê ChiêuThống.

Gần đây nhất là Trần VănGiáp (1898-1973) đã chứng tỏ là nhà thư tịch học, thư mục học xuất chúng củaViệt Nam, với Tìm hiểu Kho sách Hán Nôm có giá trị như một nguồn tàiliệu văn học, sử học Việt Nam đồng thời có giá trị đặc biệt về phương pháp thưmục học khoa học. Đây là bộ thư mục tổng hợp với một quy mô lớn gồm 2 tập: tậpI xuất bản năm 1971, tái bản năm 1984 và tập II xuất bản năm 1990. Bộ thư mụcnày giới thiệu cho chúng ta trên 300 tác giả Việt Nam với đầy đủ tiểu sử và 470bộ sách Hán Nôm được chọn lọc và phân tích kỹ lưỡng. Đây là một bộ thư mục tổnghợp, hồi cố, bao gồm đa phần kho tàng sách phong phú của nước ta, gồm những tácphẩm tiêu biểu của Việt Nam từ thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XX bằng chữ Hán và chữNôm.

Nói chung, cả ba ông đều đãsử dụng phương pháp thư mục học đặc biệt, sáng tạo mang tính Việt Nam với phânloại sắp xếp sách trong thư mục theo phương pháp phân tích hình thức và nộidung các tác phẩm, tức không rập theo khuôn mẫu của Trung Quốc.

Phân loại, sắp xếp sách

Thư viện ở các nước từtrước nay đều có những phương pháp và hệ thống phân loại sách báo in giấy hoặcsử dụng các kỹ thuật microches, microfilms, cassettes, videos, CD, DVD, v.v. ỞÂu Mỹ, Dewey thập phân và Library of Congress là hai hệ thống phân loại thườngđược sử dụng. Các thư viện ở Việt-Nam thì lịch sử cho thấy từ thế kỷ 18 mới cóphân loại và thư-mục.

Phương pháp phân loại vàsắp xếp sách ban đầu ở nước ta dựa theo cách của người Trung-quốc, theo Tứkhố Toàn thư (Trung Quốc cổ, xuất phát từ Lưu Hướng và Ban Cố) phân loạisách chia thành “tứ bộ 部”: 1. Kinh 經 bộ với 10loại lớn, 2. Sử 史 bộ 15 loại, 3. Tử 子 bộ 14 loại và 4. Tập 集 bộ 5 loại.

Những thư mục Việt-Nam được biên soạn và còn lưu lại có Tụ KhuêThư viện Tổng mục ghi sách Trung-quốc chứa tại Thư viện Tụ Khuê triều Nguyễn phânchia theo 5 loại: Kinh bộ – Sử bộ - Tử bộ - Tập bộ và - Tây dương thư (sáchdịch từ ngoại ngữ). Theo kiểm kê năm 1902 có 2.155 bộ, lẻ 263 bản Kinh, Sử, Tử,Tập: - Bản quốc thư 232 bộ lẻ 703 bản – Kinh bộ có 776 bộ lẻ 69 bản - Sử bộ 712 bộ lẻ 173 bản - Tử bộ 1.081 bộ lẻ216 bản - Tập bộ 1.089 bộ lẻ 84 bản - Tây thư 77 bộ lẻ 96 bản và 50 tập. Cùngnăm, thư-viện Đông Các có 7.190 bản.

Tân Thư Viện từ 1909, chiakho sách thành 3 khu: Sách Trung-quốc –Sách Bản quốc – Tây văn tức sách phương Tây. Vào năm 1912 có khoảng 4.000 bộ,xếp theo các kho Kinh, Sử, Tử, Tập và Quốc thư (sách Việt-Nam ) - Tây thư (sáchTây phương dịch ra Hán văn).

Cổ Học Viện: theo Cổ HọcViện Thư Tịch Thủ Sách do Nguyễn Bá Trác, Nguyễn Tiên Khiêm,... biên soạnnăm 1924 ghi chép 11 cuốn mục lục với 9 phân loại: Tân thư - Kinh khố - Sử khố- Tứ khố - Tập khố – Ngự Chế - Văn thơ,truyện ký và – Quốc thư (sách Việt-Nam ).

Ngoài ra, có Hoàng Lê TứKhố Thư Mục Hoàng Nguyên Tứ Khố Thư Mục của Lê Trọng Hàm và nhómĐồng Thiên Hội: Hoàng Lê Tứ Khố Thư Mục gồm 76 bộ sách có trước triềuNguyễn, phân chia làm 5 loại Hiến Chương 8 bộ - Kinh Sử 13 bộ - Thi Văn 29 bộ -Truyện Ký 28 bộ và Tạp loại 6 bộ. Hoàng Nguyên Tứ Khố Thư Mục ghi chép159 bộ sách từ đầu đời nhà Nguyễn, sắp xếp theo địa dư: Thần kinh 20 bộ – Bắckỳ 70 bộ – Trung kỳ 42 bộ – Nam kỳ 21 bộ – Các nữ sĩ 6 bộ.

Lê Nguyên Trung đời ThiệuTrị ghi lại thư mục Lê Thị Tích Thư Ký (1846) chia sách thư viện ChỉTrai của gia đình thành 7 loại, xếp theo thứ tự số hiệu bổ sung: Kinh- Thư – Sử– Tử – Tập - Cử nghệ và Tạp trứ. Ôngthích đọc sách và yêu quý sách như ông viết trong bài ký đầu thư-mục “Tôi đi làm quan đã lâu,tiêu pha tằn tiện, hễ còn tiền tôi đem mua sách để dành. Hễ mua được thì bộ nàođóng thành từng bộ ấy, và tự yên ủi: Ấy là ruộng báu nhà ta (...) Trung, Hiếu là của báu của nhà nho,kinh sử là của cải ruộng nương của nhà nho” và “Xưa kia, có người cứ đến ngàyCanh Tý thì làm lễ bái kinh”.

Cáchphân chia theo khu vực địa lý không thích hợp với thư mục và văn hóa dântộc tổng hợp. Những cách trên nói chung hoặc quá đơn giản hoặc khôngthực sự phù hợp với nội dung thư-tịch của Việt-Nam. May thay, lịch sử thư-tịchViệt-Nam đã có được hai nhà bác học Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú.

Lê Quý Đôn (1726-1784) biên soạn VânĐài Loại Ngữ, là một thứ “bách-khoa toàn thư” với 9 đề mục tổng luận kiếnthức khoa học và nhân văn Đông-Tây, trình bày và nhận xét, bình phẩm các nộidung và đề tài. Dù vẫn ảnh hưởng của vũ-trụ luận Tống Nho cùng trích dẫn kinhsách Trung-quốc, nhưng qua các giảng luận mạch lạc và cụ thể, ông đã chứng tỏcó kiến thức khoa học luận và lý luận, như việc ngày xưa áp dụng khoa thiên vănvào địa lý, xác định khu vực các vì sao tương ứng với khu vực quốc gia trên mặtđất và cũng từ đó qui ra các điềm lành hay dừ của trời đất đối với con người vàông nghi ngờ không có cơ sở những cái gọi là điều ứng hiện lành dữ trên. Ông đãnói đến bốn châu Á, Âu, Phi, Mỹ và cho rằng quả đất tròn và bài bác quan niệmcũ cho rằng "trời tròn đất vuông". Quan trọng hơn nữa, đây là lầnđầu, một hệ thống phân loại kiến thức được nêu ra rõ ràng và áp dụng trong biênkhảo. Ông còn soạn Quần Thư Khảo-Biện khảo cứu và biện luận về các sáchxưa và nay, và Kiến Văn Tiểu Lục ghi lại nhận xét và tài liệu, thơ văn,kinh sử liên quan khi đọc sách.

Với “Nghệ văn chí” (Đại Việt Thông Sử), Lê Quý Đôn đi xa hơn nữa và hệ thống hóa việc phân loại kiến thứcvà sách vở khởi đi từ phương pháp đã quen của Trung-quốc để đề ra một hệ thốngphân-loại thích hợp cho nước Đại Việt. Ông đã nghiên cứu, tìm hiểu nội dung cácsách từ các kho sách, từ các sách sử và đã chia 115 bộ sách thành 4 môn loạichính, trong mỗi môn loại lại sắp theo thứ tự thời gian. Mỗi sách có các chitiết thư-mục như tên tác giả, tựa sách, phụ đề và bao nhiêu tập, kèm theo phântích nội dung và lời bàn hoặc phê bình; cuối cùng là trình trạng thư tịch và ởđâu bao nhiêu bản – có khi sách không còn, ông vẫn ghi lại để truy tìm, bổ túcsau:

1. Hiến chương loại16 bộ sách liên quan đến Nhà Nước, thể chế, luật pháp, văn sử và khoa học tứnhiên; 2. Thi văn loại 67 bộ; 3. Truyện ký loại 19 bộ và 4. Phươngkỹ loại 14 bộ sách liên quan đến khoa học tự nhiên (X. ĐVTS, tr. 127-140).

Lê Quý Đôn còn có công vớibiên khảo và thư-mục Việt-Nam với các tuyển chọn thi ca (Toàn Việt Thi Lục),văn xuôi (Hoàng Việt Văn Hải), cùng tiểu truyện các danh nhân Việt vàcác nhà văn, thơ (Kiến Văn Tiểu Lục).

Phan Huy Chú (1782-1840) được vua MinhMạng triệu vào triều đình làm Hàn lâm Biên-tu trường Quốc-Tử Giám năm 1821.Thời gian đầu ở đây, ông đã dâng lên vua bộ LịchTriều Hiến Chương Loại Chí mà ông đã biên soạn trong 10 năm (1809-1819) vàđược nhà vua khen thưởng và cho khắc in. Bộ sách gồm 49 quyển chia thành 10Chí, trong đó “Văn tịch chí” trình bày cách phân loại và sắp xếp sách cũng nhưvăn liệu qua các đời. Cùng mục đích như “Nghệ văn chí”, 50 năm sau, Phan HuyChú đã bổ sung nhiều tài liệu và “hiện đại hóa” phương pháp biên soạn. Mỗi sáchghi các chi tiết thư-mục như tên tác giả, tựa đề, phụ đề và số tập, thời gianra đời, còn hay đã thất lạc, thiếu phần nào, hình thức chép tay hay được khắcin, cùng phân tích nội dung và lời bàn hoặc phê bình với dẫn chứng, cả nguồnthư mục tham khảo để tác giả biên soạn. Phan Huy Chú cũng đã ghi lại danh mụccác sách bị người Tàu nhiều lần cướp đưa về và từ nay không còn dấu vết.

“Văn tịch chí” chia sách vởthành 4 mục (5, nếu so với “Nghệ văn chí”) với 214 tựa sách từ thời Hồng Bàngđến cuối triều đại Hậu Lê:

1. Hiến chương loại26 bộ sách về tập diệp phả, điển lệ, hình luật, bản đồ, bang giao tức liên quanđến Nhà Nước;

2. Kinh sử loại 27bộ gồm sách của nho gia trước thuật, giảng giải, bình luận nghĩa lý các kinhtruyện, các bộ sử – so với “Nghệ văn chí”, phần này tách riêng và thu tóm, ghinhận thêm nhiều kinh sách, sách dịch;

3. Thi văn loại 106bộ gồm các tập ngự-chế của các triều, các tác phẩm của văn nhân hay công khanhcó tiếng và các tuyển tập thơ văn qua các triều đại; và

4. Truyện ký loại 54bộ gồm các bản thực-lục (không là chính sử) của các triều, các bản kiến-văn tạpchí, các sách địa lý cùng các tác phẩm văn xuôi và các sách tổng loại.

Phương kỹ loại” trởthành phần phụ và gồm 10 tài liệu về các môn khoa học như toán, dược, đạo Phật,địa lý,... (X. LTHCLC tập 3, tr. 63-183).

Trong bài Tựa, ông viết: “Cáidiệu trong chế tác tỏ ra ở điển lễ hiến chương, cái hay trong tâm thuật ngụ vàotrong văn chương sách vở, cho nên xem đến tư văn thì biết được đạo đời. Thưtịch, văn minh của loài người là ở đó.

Nước Việt ta tiếng khen lễnghĩa đã hơn nghìn năm, vốn có thư tịch đã từ lâu lắm. Kể từ Đinh, Lê dựngnước, đối địch với Trung Hoa, mệnh lệnh từ chương dần dần rõ rệt. Đến Lý, Trầnnội trị, văn vật mở mang, về tham định thì có những sách điển chương điều luật,về ngự chế thì có các thể chiếu sắc thi ca. Trị bình đời nối, văn nhã đủ điều.Huống chi, nho sĩ đời nào cũng có, văn chương nảy nở như rừng, sách vở ngàycàng nhiều, nếu không trải qua binh lửa mà thành tro tàn,thì hẳn là trâu kéophải mệt, nhà chất phải đầy. Đến khi nhà Lê dựng nước, văn hóa lại càng thịnhdần, hơn ba trăm năm, chế tác đầy đủ kỹ càng, văn hiến đứng đầu trung châu,điển chương rạng cả triều đại. Trong khi ấy các bực vua sáng tôi hiền cùng bànbạc, các nhà học rộng tài cao soạn thuật ra, tinh thần ngụ đó, tiếng tăm lẫylừng. Tóm lại mà xét, há chẳng phải là văn nghệ thịnh vượng sao! Nhưng trải quabao cuộc bể dâu, nhiều phen binh lửa, như cuối đời Trần bị nạn giặc Minh, thưtịch đã mất một lần trước (khi nhà Nhuận Hồ thất thủ, tướng Minh là Trương Phụlấy cả sách vở cổ kim đưa về Kim Lăng, đầu nhà Lê bị loạn Trần Cảo, thư tịchlại tan một lần sau (cuối năm Hồng Thuận, Trần Cảo làm loạn, kinh thành bị mất,nhân dân tranh nhau vào các nơi cung cấm dinh thự lấy tiền của, văn thư, sáchvở ném ra đầy đường). Từ Trung hưng về sau, tuy đã cố tìm tòi, nhưng sau khi đãtản mát đi, thu thập lại được cũng khó. Nội các thì không có kho chứa sáchriêng, sử thư lại không chép văn tịch khiến cho điển cổ các triều đều không cònnữa, người muốn khảo cổ vì thế phải phàn nàn mà rất tiếc.

Than ôi! Sách vở các đời đãtừng tản mát, sách mất đã khó sưu tầm, sách còn lại nhiều sai lẫn, đằng đẵngngàn năm, biết theo vào đâu mà khảo xét? Nhưng sự học ở các nhà nho quý ở tìmrộng, cần phải tìm tòi ở giấy má còn lại, đừng đổ cho là không có sách vở đểlàm bằng. Tôi bèn xét tìm sử cũ, tham khảo các nhà, biên hết tên sách, chia làmbốn loại: 1. Loại hiến chương, 2. Loại kinh sử, 3. Loại thi văn, 4. Loại truyệnký. Trong đó có nhiều thứ tên thì còn mà sách thì đã mất, cũng nêu đủ và chuarõ. Thứ nào còn thì đều có lời phê bình để cho người xem biết được đại cươngnhững thuật xưa nay, thấy được đại khái hay dở của các sách, ngõ hầu giúp chosự xem rộng biết nhiều. Các môn loại đều tóm tắt biên lên đầu để cho dễ hiểu” (Sđd, tập 3, tr. 63).

Chế độ nạp bản đã được ápdụng vào đời nhà Nguyễn. Các thư viện Cổ Học Viện, Tụ Khuê Thư viện, TânThư-viện và các thư-viện của Đông-Các Viện và Sử Quán đều áp dụng chế độ đăngký sách. Mục đích là để xây dựng các mục-lục sách và hoàn thiện việc bổ sung vàlưu trữ sách – gần giống như việc buộc các nhà xuất bản nộp-bản cho thư-việnquốc-gia ở các nước trên thế giới với mục đích kiểm soát thư-tịch và gầy dựng,bảo tồn gia tài văn hóa chung.

Việc cho mượn sách thư việncông thời lịch triều thì chúng tôi không có được chi tiết. Thư-viện ở cácQuốc-Tử giám chắc phải có hệ thống cho các học sinh, quan triều mượn sách để nghiêncứu và “dồi mài kinh sử”. Các sử-quan và nhân viên trực thuộc có thể tra cứu,tham khảo sách vở và tài liệu tại chỗ. Chỉ ghi lại đây việc Lê Thị Tích ThưKý thư mục tủ sách gia đình của Lê Nguyên Trung đời Thiệu Trị cho biết vàiý niệm: “Bên cạnh tủ sách, tôi để quyển sổ ghi đủ 4 chi họ, ai cũng cóthể mượn về đọc, ai mượn thì ghi rõ vào cuối bảng, khi trả lại, xóa tên đi.Việc này không thể xao lãng, để khỏi mất sách”.

Người trông coi các thưviện thời nay được gọi là thủ-thư, quản-thủ thư-viện. Ngày trước, quanthư-viện với trọng trách trông coi sách vở thì tùy thư-viện và trách nhiệm,được gọi lả Thủ Đại-Tạng kinh, Thủ Tạng thư, Giám Quốc Tử Thư-khố, Bí-thư giámhọc sĩ, Thủ thư, Học sĩ Bi-thư Các, Thv chưởng, ... Để quản thủ các kho sáchquốc gia, triều đại, cũng là kho tàng trí thức, gia sản văn hóa của đất nước,họ thường là những vị quan lớn trong triều đình hoặc đỗ đạt cao, quán thôngkinh sử kim cổ như Lý Tế Xuyên, Trần Tôn, Lương Như Hộc, Vũ Vĩnh Trinh, Lê QuýĐôn, Nguyễn Thiếp, Phan Huy Chú,...

Tóm lại, thư viện luôn đãlà “trí nhớ”, là “bộ não” của quốc gia, dân tộc và nơi đó là những trường lớp“đại học” cho các tầng lớp quý phái và bình dân (ai cũng có thể đi thi và làmquan nếu đỗ đạt). Thư viện thời lịch triều của Việt-Nam đã phát triển từ chỗhạn hẹp (vua, con cháu vua quan, triều đình, thái học-sinh, tu viện và cả tưnhân) ra đến chỗ công chúng, đám đông (tỉnh, lộ, huyện, học sinh làng xã và độcgiả có thể mua), từ chỗ mang tính triều đại, quốc gia thành nơi giáo dục,nghiên cứu, và từ kho lưu trữ trở thành nơi in ấn, phát hành và cuối cùng thành“thư viện” như hiện nay. Ban đầu, thư viện tập trung, lưu trữ tất cả mọi thểloại, từ kinh sách, sử, truyện ký, thơ ca cho đến chiếu chỉ, công văn và mọithứ giấy tờ, nhưng từ cuối đời nhà Nguyễn cho đến nay, trở thành hai ngành gầngũi nhưng tách biệt nhau: “thư-viện” (library, bibliothèque) và “văn-khố”(archives). Ngoài các thư-viện lịch-triều như đã trình bày, năm 1825 vua MinhMạng đã cho xây dựng Lầu Tàng Thư (藏書樓) để bảo quản sổ sách địabạ, sổ thuế và sổ sách của Lục Bộ – trong khi Sở Bản Chương thuộc Nội Các thìchuyên lưu trữ tài liệu văn thư của vua và Nội-Các, các văn kiện ngoại giao,hiệp ước,... Thư-mục toàn bộ tài liệu theo thứ tự ngày tháng được ghi trong TàngThư Lâu Bạ-tịch. Riêng số địa bạ thời Gia Long và Minh Mạng lưu trữ ở đâytrước 1945 đã lên đến 12.000 tập. Ngoài ra nơi đây còn giữ nhiều bản thảo sáchNho, Y, Lý, Số, các bộ quốc sử, cùng rất nhiều bản gỗ (mộc bản). Sau Cách mạngCộng sản tháng 8-1945, toàn bộ khối lượng sách khổng lồ của Tàng-Thư Lâu cũngnhư các thư viện khác nếu không bị cháy khi “cách mạng” đốt hoàng cung thì cũng đã thất thoát gần hết – có người đãnhìn thấy bán ở các chợ ở Huế. Vào năm 1947, Lầu Tàng Thư chính thức ngưng hoạtđộng, các địa bạ, điền bạ được chuyển đến Viện Văn hóa. Năm 1959, số tài liệucòn lại này được chuyển đến tàng trữ tại Viện Văn hóa Huế rồi năm 1961, chínhquyền Việt-Nam Cộng Hòa chuyển toàn bộ khối “Châu bản triều Nguyễn” lên Văn khốtại Đà Lạt.

_________

Tài-liệu tham-khảo

  • Boudet, Paul. “LesArchives des empereurs d'Annam et l'histoire Annamite”. BAVH 29, no 3,7-9/1942, tr. 229-259.

  • Drège, Jean-Pierre. LesBibliothèques en Chine au temps des manuscrits (jusqu'au Xe siècle). Paris:École francaise d'Extrême-Orient, 1991. 138 p.

  • Dương Hổ-Tiểu Dương. NghềSách Trung Quốc. Nguyễn Mạnh Sơn dịch. ThPHCM: NXB Tổng hợp ThPHCM, 2011.184 tr.

  • Lê Quý Đôn Vân ĐàiLoại Ngữ Bản dịch Phạm Vũ-Lê Hiền. Westminster CA: Tự Lực, s.d. 557 tr.

  • Lê Quý Đôn Đại Việt Thông Sử. Bản dịch Ngô Thế Long-VănTân. NXB Văn Hóa-Thông Tin, 2006.

  • Nguyễn Hùng Cường(1917-2004). Lược Khảo về thư-viện và thư-tịch Việt-Nam. Sài Gòn: TrungTâm Học Liệu, 1972. 57 tr.

  • Nguyễn Hùng Cường. “Tàiliệu Việt học tại các thư viện lớn và các trung tâm Việt học”. Dòng ViệtCA, số 2. tập 2, 1994, tr. 397-423.

  • Nguyễn Vy Khanh.“Esquisse d'histoire de la bibliothéconomie viêtnamienne de XIe siècle jusqu'àl'occupation francaise” Projet de recherche, Université de Montréal, 1976. 20p.

  • Phan Huy Chú. LịchTriều Hiến Chương Loại Chí. Bản dịch Viện Sử Học Việt-Nam. Hà-Nội: Khoa-họcXã-hội, 1992.

  • Trần Văn Giáp. Tìmhiểu Kho Sách Hán Nôm: I- 1970; II- 1990 Tập I: Thư Viện Quốc Gia xuất bảnnăm 1971; Nxb Văn Hoá tái bản, Hà Nội, 1984. Tập II: Nxb Khoa Học Xã Hội, HàNội, 1990.