Tiếng Việt qua một số tác phẩm

Trên các sách báo xuất bản ở những năm gần đây, người đọc đã có dịp biếtđến một số những khám phá và giả thuyết mới về văn học Việt Nam qua các đónggóp của hai học giả vừa quá cố: Hoàng Xuân Hãn và Tạ Trọng Hiệp. Nhiều học giảkhác cũng có những công trình đóng góp đáng kể. Các phát hiện, khám phá vềNguyễn Trãi (thơ Nôm, Gia Huấn Ca), Nguyễn Du, Dương Khuê, Lê Quý Đôn, Hồ XuânHương (thơ chữ Hán Lưu Hướng Ký), v.v. sẽ buộc người viết văn học sử tu chínhlại những gì đã được viết. Theo ý chúng tôi, có những phát hiện khác về văn họcmiền Nam chưa được phổ biến rộng rãi một cách chính thức sẽ thay đổi hơn nữanội dung của một bộ văn học sử Việt Nam đúng nghĩa. Trong bài Miền Nam KhaiPhóng, chúng tôi đã đề cập đến những công bố mới về Thầy Lazarô Phiền củaNguyễn Trọng Quản, cuốn tiểu thuyết đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ cũng nhưmột số khai phá tiên phong về văn học và báo chí mở đường cho nền văn học bằngchữ quốc ngữ như ngày nay. Sau đó chúng tôi được biết thêm công trình nghiêncứu Lục Châu Học (dựa vào Văn, Sử bằng chữ quốc ngữ xuất bản ở miền Nam ViệtNam 1860-1930, tìm hiểu con người vùng đất mới) của giáo sư Nguyễn Văn Trungcũng như một số công trình khác của khoa Ngữ văn thuộc đại học tổng hợp thànhphố Hồ Chí Minh sau khi có chính sách Đổi mới ở trong nước, như tập Về Sách BáoCủa Tác Giả Công Giáo (Thế kỷ XVII-XIX). Trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệucuốn Sấm Truyền Ca, cuốn sử Đại Nam Việt Quấc Triều Sử Ký và Truyện Ông GioangNgô Kim Thạch cũng như một vài khám phá khác về những đóng góp văn học và vănhóa của miền Nam; từ đó chúng tôi sẽ nêu một số ý kiến về sự phát triển củatiếng Việt.

 1. Sấm Truyền Ca (1670):

Đạo Thiên Chúa du nhập vàoViệt Nam từ thế kỷ XVI, đến thế kỷ XVIII đã chỉ có một thời được ít nhiều thuậnlợi nhất là ở miền Nam, dù liên tục bị các vua chúa cấm, đã “giúp” Nguyễn Ánhthống nhất hai miền Đàng Trong Đàng Ngoài, thật sự thống nhất sau cái thốngnhất ngắn ngủi của vua Quang Trung. Về văn hóa xã hội, nói chung, đạo ThiênChúa đã góp phần giải phóng cá nhân. Trong hoàn cảnh tiếp xúc mới xuất hiệnnhững truyện Nôm đáp ứng nhu cầu mới của những tiếp xúc với người Tây phương vàcủa cả chiến tranh. Theo bà Quách Thanh Tâm, hai truyện Phan Trần và Thạch Sanhđã ra đời trong hoàn cảnh đó (1). Bên cạnh những tác phẩm của giới trí thức, cókhi khuyết danh cố ý, đã có những tác phẩm tôn giáo có giá trị văn học viếtbằng chữ Nôm như Sấm Truyền Ca (1670) của Lữ Y Đoan, như Thiên Chúa Thánh GiáoKhải Mông (cùng thế kỷ XVII) của Majorica, hoặc viết bằng chữ quốc ngữ nhưTuồng Joseph (1888) của Trương Minh Ký, Phi Năng Thi tập của Philippe Phan VănMinh, linh mục được phong thánh năm 1989 và là tác giả cộng sự viên soạn Tựđiển Tabert (1838), khuyết danh có tập Vãn Và Tuồng (1899, in lần 3). Hay nhưtập Đại Nam Việt Quốc Triều Sử Ký (1879) có thể nói là bộ sử đầu tiên viết theolối Tây phương và có đặc điểm viết với quan điểm của người dân thường miền Namthay vì viết theo chính sử, đàu tiên về in ấn, vì trước đó, năm 1659, thầygiảng Bento Thiện đã là người đầu tiên viết lịch sử Việt Nam dưới dạng viết tay(2). 

Sấm Truyền Ca nguyên tácviết bằng chữ Nôm, tác giả là thầy giảng (linh mục)  Lữ Y (Louis) Đoan, đượcviết vào năm 1670. Hiện nguyên tác đã thất lạc, chỉ còn bản quốc ngữ. SấmTruyền Ca là một tác phẩm văn học đặc sắc vì phản ảnh một nỗ lực Việt Nam hóavà bình dân hóa Kinh Thánh bằng cách mượn những yếu tố văn hóa Việt Nam và Đôngphương để diễn dịch Kinh Thánh. Lưu truyền hạn chế trong giới thu hẹp “nhà thờ”,tác phẩm chắc đã được sửa đổi nhiều lần vì bản hiện còn dễ khiến người đọc nghĩđến các truyện Nôm nổi tiếng của thế kỷ XVIII và XIX. Theo bản chép tay chúngtôi hiện có của Paulus Tạo, người dịch bản Nôm ra quốc ngữ là Simong Phan VănCận. Trong lời tựa ghi tại Cái Mơn ngày 8 tháng chạp Tây năm 1820, ông giớithiệu:

“Truyền rằng sách SấmTruyền Ca là của Thầy Cả Lữ Y Đoan đặt ra năm 1670, viết bằng chữ Nôm. Thầy cảnày đã trở lại đạo hồi nhỏ và đã làm thầy giảng giáp địa phận Đàng Trong, thầyrất tinh thông chữ nho, thuộc Tứ Thư, Ngũ Kinh. Thầy làm sách này cho hạng vănnho đọc để biết rõ đạo Chúa Giê-su. (...) Sách này của thầy bị nhiều thầy cảTây dang hồi đó không ưng vì nó lai sách đạo Nho và đạo Phật, nhưng bổn đạo rấtưa và chép lại để đọc (...).”

Trần Hớn Xuyên (1854-1940)là người đã sưu tầm tập Sấm Truyền Ca kể lại trường hợp ông khám phá ra bảnhiện nay vào năm 1910: “Trải qua cơn bắt đạo dữ dằn đời vua Minh Mạng, ThiệuTrị, Tự Đừc, việc giữ đạo ở miền Nam phải âm thầm, sách vở ảnh tượng đều đượcchôn giấu. Đến năm 1870 có người đào được tại Cái Nhum (Chợ Lách, Vĩnh Long)một hầm vô chủ, có nhiều sách vở về đạo thánh, trong đó có Sấm Truyền Ca, giấyđã mục nhiều (...) Các linh mục Pháp thời đó không nhìn nhận là đúng với KinhThánh của bổn đạo, nên cấm bổn đạo vì sách dị đoan. Vì đó Sấm Truyền Ca bị mai một(...) Sấm Truyền Ca là sự dung hòa giữa nền văn hóa Đông phương và Tây phương.Tôi không nhận xét về mặt hợp hay không hợp Kinh Thánh, tôi mến phục lối thơlục bát của người xưa và cách dùng chữ An Nam hồi đó, đã lột được ý nghĩa củaKinh Thánh cho người An Nam dùng cách dễ dàng. Vì thế tôi đã xin chép lại đểlàm tài liệu quý giá, dành cho con cháu ngày sau được biết ông bà xưa cũng đónggóp rất nhiều vào kho tàng quốc văn của dân tộc”.

Paulus Tạo của tuần báoNam Kỳ Địa Phận và Nguyễn Văn Nhạn của báo Tông Đồ là hai người đã phổ biến bảnSấm Truyền Ca vốn gồm 5 quyển của Kinh Thánh Cựu Ước, bản hiện có chỉ còn quyển1 Genesis và một phần của thiên Exodus.

Trước hết, có thể nói SấmTruyền Ca là dấu tích văn bản Nôm xưa nhất của Việt Nam (1670) vì các văn bản vănhọc Nôm khác như Thơ Nôm hay Gia Huấn Ca của Nguyễn Trãi (hay Lý Văn Phức?!), ThơVăn Quốc Âm của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập, vv cũng chỉ lànhững bản chép lại vào thời Tự Đức với chữ Nôm của thời vua Tự Đức (1840-1883).Tình trạng văn bản, thư tịch Việt Nam trước thời hiện đại vừa thô sơ vừa phứctạp. Thô sơ về cách in ấn và vì nguồn gốc văn bản thường không được ghi lại;phức tạp vì các văn bản thất tán, sao lục sai lạc bừa bải, có khi sự nhuận sắctự đồng hóa với bổ sung, hiệu đính cho hoàn hảo hơn dù chủ quan; tên tác giảkhông phải lúc nào cũng được tôn trọng, lại có truyền thống ẩn danh đối với mộtsố tác phẩm. Việc kiểm soát thư tịch Việt Nam rất khó đối với các tác phẩm chữHán và Nôm. Một lý do văn hóa của vấn đề nằm ở truyền thống kiểm soát của cácchế độ lịch triều quân chủ: vấn đề chính thống, dù có thời chỉ là Tống Nho.Truyện Kiều của Nguyễn Du chẳng hạn, nay không còn dấu vết bản Nôm gốc đầu thếkỷ XIX, thơ Nôm của Nguyễn Trãi chỉ được sưu tầm biên soạn 400 năm sau (Ức TraiDi Tập của Dương Bá Cung, 1868 đời Tự Đức); nói chi đến thơ văn Thiền Tông (chữHán) đời Lý Trần thế kỷ X và XI bản in đầu chỉ vào năm 1715 (Thiền Uyển Tập Anh).Trong tình trạng thư tịch như vậy, các nhà nghiên cứu khi có những khám phá gọilà mới sẽ không có lựa chọn nào khác hơn là phải cẩn thận trong giải đoán vàkết luận!

Là một trong bốn linh mụcĐàng Trong đầu tiên được thụ phong tại Kẻ Chàm (Quãng Ngãi) năm 1676, Lữ Y Đoanđã Việt-hóa và Đông-phương-hóa Kinh Thánh với một tinh thần dân tộc rất cao,việc làm mà chỉ từ công đồng Vatican II (1962) mới được cho phép. Ông đã dùngnhững quan niệm Tam cương, Ngũ Thường của nền luân lý Á đông cũng như nhữngthực tế và truyền thống văn hóa dân tộc để giải thích giáo lý của Kinh Thánh vềvũ trụ vạn vật. Ông đã theo sát Kinh Thánh Cựu Ước nhưng đồng thời chứng tỏ cóóc sáng tạo độc đáo và tầm trí tuệ hiểu Thần học cao hơn cả các vị bề trênngười Pháp của ông ; ngoài việc không hiểu văn hóa Đông phương, đó có thể là lýdo những người này loại bỏ Sấm Truyền Ca cho là dị đoan, sái đạo, đi lệch rangoài tinh thần cơ bản của Kinh Thánh. Lữ Y Đoan  chứng tỏ giới linh mục,tu sĩ thời đó có tinh thần độc lập, tự chủ, tự hào về văn hóa Việt Nam, bình đẳngvới các thừa sai ngoại quốc chứ không mất độc lập và bình đẳng như sau này khithực dân Pháp đã thôn tính cả nước Việt Nam. Và cũng chứng tỏ một tinh thần khaiphóng của con người ở Đàng Trong.

Lữ Y Đoan đã Việt hóa tênngười tên địa dư của nguyên tác cũng như dịch rất văn hóa tựa Kinh Thánh CựuƯớc là Sấm Truyền Ca, Genesia là Tạo Đoan Kinh, Exodus là Lập Quốc Kinh.

Hãy đọc đoạn thơ “Vào Đề” quyểnI Tạo Đoan Kinh:

“Ngày ngày trước mắt chúngsinh
Chữ đời chữ đạo phân minhđôi đường
Xưa nay trong kiếp vôthường
Thấy điều vân cẩu màthương nhơn phàm
Loài người từ thuở A-đam
Đua nhau xây dựng mộng hamlàm trời
Một pho Kinh Thánh ra đời
Chứng minh vạn đại nhữnglời do Thiên ...”
Thiên Lập Quốc Kinh thìđược mở đầu như sau:
“Xưa nay diễn biến trò đời
Đồ vương tranh bá baongười máu xương
Một dân dựng nước khácthường
Bàn tay Thượng đế đo lườngtrước sau
Giếp Tô quyền lực Phan trào
Muôn binh hùng dũng, đấtgiàu dân đông
Yết Linh đứng dậy tay không
Phá xiềng nô lệ về vùngTrà Nam...”

Trong đoạn trên, Lữ Y Đoanđã có một cái nhìn sáng tạo độc đáo khi quan niệm chuyện dân tộc Do Thái (YếtLinh) 40 năm thiên cư qua sa mạc để về vùng đất hứa Canaan (Trà Nam) như một sựđứng dậy tay không phá xiềng nô lệ. Sáng tạo và mới cả đối với ngày nay, thìlàm sao Sấm Truyền Ca không bị các thừa sai người Tây phương vốn coi thường vănhóa phương Đông thời đó hiểu được.

Đoạn diễn ca truyện ThápBabel kể chuyện con cháu ông Nô Ê (Lữ Y Đoan dịch là Nhữ Y) sau trận hồng thủyngạo nghễ rủ nhau xây tháp cao chạm trời. Chúa đã trừng phạt bằng cách làm cho họngôn ngữ bất đồng không hiểu được nhau và hết đoàn kết với nhau; cuối cùng họphải bỏ dở và phân tán đi khắp mặt đất thành nhiều chủng tộc khác nhau:

“Vả chăng, ngôn ngữ cổ thời
Những điều cảm nghĩ, nóilời như nhau
Phía Đông nhiều tộc vùngcao
Dân đông, đất chật, hoamàu cũng vơi
Định cư đất mới kịp thời
Bàn nhau xây tháp để đờihậu lai
Góp nhau vật liệu đủ đầy
Công trình kiến tạo mỗingày rộng cao
Vươn lên tháp đụng ThiênTào,
Muôn đời danh tiếng, trăngsao phải nhường
Nhân gian ngạo nghễ thiênđường
Trời rằng: “Hiệp nhất vicường, đại công...
Phải cho ngôn ngữ bất đồng
Mỗi chi một ngả là xong ýđồ !
Thế là nhứt hữu cửu vô
Thế nhân bỏ cuộc, trở cờchống nhau
Hỗn Lầu (Ba Bên) danh gọivề sau
Kể từ việc ấy, ngũ châungười tràn ...” (đoạn XI)

Ông đã dịch tài tình thápBabel là Hỗn Lầu, và đã có ý niệm về năm châu. Trong Sấm Truyền Ca, dịch giả đãdùng những tư tưởng Phật như “vô thường, hỉ xả, tiền định, chống sát sinh”, củaĐạo học như “cửu hào, dịch tượng quẻ kiền, thái ất, vv” và quan niệm Nho giáonhư “âm dương, ngũ hành, hiếu trung, thiên thời, vv”:

“Cơ trời sinh hóa hóa sinh
Ngũ hành thiên địa tiếntrình yên xuôi” (đoạn II).

Tóm lại, Sấm Truyền Ca làmột tác phẩm thuộc di sản văn chương cổ điển của dân tộc hiếm hoi còn sót lạisau bao chiến tranh, khủng hoảng. Sấm Truyền Ca là dấu tích gia tài của ngườixưa, dấu tích sáng tạo đồng thời là dấu tích của tiếng nói và viết của ngườixưa. Lâu nay vì nhiều lý do đã bị bỏ quên, ngay bởi người Công giáo, thì naySấm Truyền Ca cần được nghiên cứu hơn nữa. Có thể nói Sấm Truyền Ca là một giaolưu điển hình theo kiểu Việt Nam, khởi từ căn bản tự chủ dân tộc để mở tay mởtrí thu nhận các nền văn hóa thế giới.    

2. Đại Nam Việt Quấc TriềuSử Ký (1879):

Đây là một tác phẩm sử họcviết bằng chữ quốc ngữ, in lần đầu năm 1879 tại Sài Gòn (256 trang), do cáclinh mục địa phận Nam kỳ ở Tân Định biên soạn và sửa chữa ở những lần in lại.Nhóm Nghiên cứu Sừ địa in lại tại Sài Gòn năm 1974 và tái bản tại Montréal,Canada năm 1986 theo bản in lần 5(1909) (3). Đây là tập sách lịch sử đầu tiên viếtbằng chữ quốc ngữ được xuất bản (bản chép tay đầu tiên là của thầy giảng BentoThiện năm 1659) vì công trình lịch sử có tính cách khoa học đầu tiên do ngườiViệt biên soạn là bộ Cours d’histoire annamite  tức Giáo Trình Lịch SửAn-Nam của Trương Vĩnh Ký gồm hai tập mà tập 1 xuất bản tại Sài-Gòn năm 1875.Tập Đại Nam Việt Quấc Triều Sử Ký là dấu tích chữ quốc ngữ và việc học sửở  Nam kỳ vào cuối thế kỷ XIX. Đặc biệt, tác phẩm này cung cấp nhiều tàiliệu giá trị, mới mẻ về Tây Sơn và vua Gia Long chưa từng được các sách sử khácnói đến. Tựa sách và ở nhiều chỗ trong sách gọi Tây Sơn là ngụy hay giặc, nhìnchung các tác giả có quan điểm gần với các sử quan nhà Nguyễn, nhưng Gia Longhay Nguyễn Ánh đều “được” gọi là Ông. Khen chê Tây Sơn và nhà Nguyễn khách quanhơn và khác với quan điểm của sử thần nhà Nguyễn. Một đoạn nói lên nỗi khổ của ngườidân giữa hai lằn “đạn”:

“... Dầu quân Tây Sơn, dầuông Hoàng Tôn (cháu đích tôn Vũ Vương) thì cũng lấy điều dữ mà nộ nạt ngăm đethiên hạ, hầu ép lòng dân tùy phục mình; bằng cứ lời nhủ bảo mà thôi thì chẳnghề đặng việc gì. Bởi đó thiên hạ khốn cực lắm, vì phải giặc hai bên chỉ đánhnhau luôn, khi thì bên nọ thắng, khi thì bên kia thắng; thiên hạ chẳng biếtvâng cứ ai, chẳng biết mình thuộc về ai. Hoặc bên nọ lấy đặng xứ nào một ítlâu, mà đến sau phải thua chạy bỏ xứ ấy, thì bên kia liền bắt tội những ngườixứ ấy, vì đã theo giặc” (tr. 11).

Vũ Vương tức chúa NguyễnPhúc Khoát (1738-1765), con là Nguyễn Phúc Thuần tức Định Vương nối ngôi cha.Các tác giả cho biết như sau về nguồn gốc suy yếu của Đàng Trong đưa đến phongtrào khởi nghĩa của Tây Sơn:

“Ông Hiếu Vũ Vương (...)độc dữ làm khốn cho người ta quá lẽ, gây cực khổ cho dân. (...) Ông ấy có lòngtham cùng xấu tính nết, cho đến đổi hễ biết ai có của gì, hay là sản vật gì quýtrọng như chó, ngựa, chim, vườn hay hoa quả, cây cối, như cam, quít, mít, hồngcùng những giống khác thể ấy, hay là vợ con đẹp đẽ xinh tốt, thì cướp lấy, cùngbắt nộp những của trọng vật lạ ấy nữa. (...) Vì Vũ Vương ăn ở thể ấy nên chẳngcòn phép tắc gì: trong nhà nước các quan muốn làm sao thì làm; ai nấy cũng bắt chướcVũ Vương mà hiếp dân sự. Sau nữa ông ấy mê sắc dục, ra như chẳng còn tính loàingười, chẳng những là có nhiều vợ chẳng kể xiết, lại cũng lấy con và chị em làmvợ, mà đã sinh ra nhiều con lắm”. (tr. 2).

“Hiếu Vũ Vương lấy em làmvợ, và sinh đặng một con trai là Hoàng Thượng. (Ông này) ít trí khôn, cũng mêăn uống, chơi bời, xem trò xem hát, cùng xem săn bắn; cho nên các quan có ý tìmích riêng cho mình, vì tin thật ông Hoàng Thượng (Duệ Vương) mê chơi bời làm vậy,thì sẽ có tên chúa mà thôi, còn quờn thế chi thì tại mình. Bởi vậy, hai ông ấy(một trong hai là Trương Phúc Loan) bàn tính với nhau mà lập một phe kín, và cứlời Vũ Vương mà giúp ông Hoàng Thượng. Bao nhiêu quan chẳng hiệp một lòng một ývới mình, hay là có ý binh ông Chưởng Vũ (bố Nguyễn Ánh), thì tìm lẽ nọ lẽ kiamà bắt tội cất chức: kẻ thì phải giam, có kẻ phải chết chém” (tr. 4).

Về việc Nguyễn Ánh cầu cứuquân Xiêm:

Giám mục Bá Đa Lộc qua đếnXiêm, sau “vui mừng quá bội” được gặp lại Nguyễn Ánh ở “trong cõi hòn Dừa cáchxa đất Xiêm ba ngày đàng” (tr.29). Sau đó, “quân Tây Sơn trở về Qui Nhơn, đểông quan lớn tên là Nam Đĩnh ở lại trong thành Sài gòn làm quan quận công caitrị xứ Đồng Nai, và các xứ khác xung quanh. Vậy ông Nam Đĩnh ấy gửi thơ cho vuaXiêm mà cách nói phụ phàng rất kiêu ngạo, cùng lấy quyền bề trên mà truyền dạycho ông vua Xiêm hoặc vua An Nam là ông Nguyễn Ánh có qua bên Xiêm hay là cógặp vua ấy ở đâu thì phải bắt mà nộp cho mình bằng không thì sẽ đem quân sangđánh mà đoạt lấy cả nước Xiêm. Vua Xiêm thấy thơ ấy nói một cách vô phép làmvậy thì giận lắm, cùng quyết sang đánh giặc bên An Nam để phạt quân ấy songchẳng có ý cứu vua An Nam đâu”.

“Đức Thầy Vêrô (Bá Đa Lộc)biết ý vua Xiêm nên đã xin vua An Nam dầu khốn cực thế nào thì cũng đừng baogiờ tin cậy vua Xiêm, vì vua ấy có ý làm hại nước An Nam mà thôi. Cho nên khiĐức Thầy còn ở bên Xiêm mà xin phép về, thì chẳng nói tỏ mình có ý giúp vua AnNam, một lấy lẽ khác. Người lại thử ý lòng vua và các quan Xiêm, thì đặng biết mọisự. Vậy người lại vào trong cõi hòn Dừa, ở lại hai tháng tròn, mà bàn các việccùng vua. (...)  Các quan đã bỏ vua hết, còn một chiếc tàu và ba trăm quânmà thôi” (tr.30).

“... Vậy vua thiếu thốn thểấy thì xin Đức Thầy Vêrô chịu sang bên Tây xin vua Langsa sai nhiều binh qua cứugiúp mình. Vua giao ấn nhà nước cùng ban phép rộng cho người được giao cùng vuaLangsa thế nào thì mình sẽ ưng thể ấy” (tr. 30).

“...Quân Tây sơn những tìmbắt người (Nguyễn Ánh), nên phải cứ ẩn mình trong hòn Dừa, và sai kẻ đi dọtrong các xứ xung quanh cho biết việc ra thể nào. Quân do ấy đến Hà Tiên, thìgặp một đội quân Xiêm đang sắm sửa đi đánh quân Tây Sơn. Quan đại tướng quânXiêm biết là quân do vua An Nam sai thì tỏ lòng thương cùng cho xem sắc chỉ vuaXiêm đã sai mình đi đánh quân Tây Sơn, và nói nhiều lời cho quân do tin thật,bởi vua Xiêm có nghĩa riêng với vua An Nam, mới sai mình đi đánh giặc mà cứu.Cho nên nếu vua An Nam có sẵn lòng hiệp cùng mình, thì càng dễ lo liệu cácviệc. Quân Xiêm lại gởi nhiều của lễ quí trọng mà mừng vua. Vua nghe các điềuấy thì chẳng vội tin, một sai người khác hai ba lần, cho đặng biết quân ấy có ýđánh giặc mà giúp mình chăng. Kẻ ấy trở về cũng nói như những người trước, vàquyết quân Xiêm có lòng ngay và có ý cứu giúp vua thật. Bởi đó vua mới sang Hàtiên cho đặng gặp quan đại tướng Xiêm. Nhưng mà khi đến nơi, thì quân Xiêm bắtlấy và chẳng nói đến sự đi đánh giặc nữa, một sắm sửa trở về nộp vua An Nam chovua Xiêm. Bấy giờ vua thấy mình mắc mưu làm vậy, thì phàn nàn cho đến đổi lakhóc cùng trách mình dại, vì nhớ khi trước Đức Thầy đã nói đi nói lại rằng:không nên tin quân Xiêm bao giờ, bởi vì quân ấy chẳng thực lòng, song hối bấtcập” (tr. 31-32).

Toàn bộ cuốn sử này viếttừ thời kỳ Vũ Vương đến thời vua Gia Long, sách không liệt kê các nguồn tàiliệu hoặc nhân chứng và có nhiều sai lầm về tên gọi như các quốc hiệu nước ta,chỉ dùng “Giao Chỉ”, “An-Nam” để gọi chung. Việc này dễ hiểu vì trước thế kỷXX,  thi Hương chỉ thi Bắc sử (Trung Hoa), đến đầu thế kỷ XX mới cho họcvà thi Nam sử; và cuốn sử duy nhất là bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư khắc in từcuối thế kỷ XVII mà không phải ai cũng có ở tầm tay trong hệ thống in ấn và thưviện ngày xưa. Đó là lý do của những sai lầm trên. Tác phẩm sử này có thể viếttừ tài liệu riêng của các giáo sĩ nhân chứng thời kỳ lịch sử đó. Đặc biệt củatập Đại Nam Việt Quấc Triều Sử Ký là quan điểm không theo chính sử và những chitiết cụ thể kể lại với một ngôn từ bình dị của cuối thế kỷ XIX chứ không như nhữngbộ sử chính thức. Một cuốn sử viết theo lối Tây phương, của những người dânthường, Công giáo, ở miền Nam. Gần đây có khuynh hướng xét lại “công tội” củahai vua Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh, chúng tôi tin cuốn sử đặc biệt này sẽ giúpích không nhỏ.      

 3. Truyện Ông Gioang NgôKim Thạch (1916):

Đây có thể nói là mộttrong những truyện Việt Nam viết theo truyện Tàu đâu tiên đượm tinh thần ThiênChúa giáo. Truyện được đăng trên tờ Nam Kỳ Địa Phận từ số 403 (1916) đến số 415(1917), tác giả là Charles Ngọc Minh đến nay vẫn chưa tìm ra tiểu sử. Truyệncho thấy ở Nam-Kỳ, truyện Tàu rất ảnh hưởng đến quần chúng thế nào, khiến chonhững người truyền đạo mượn lối viết đó để truyền bá đạo mà tác giả tin là phùhợp với đạo lý dựa trên Nho học bình dân. Truyện cũng có nhiều tình tiết giốngcác truyện Kiều và Lục Vân Tiên; các truyện này được viết theo thể văn vầntrong khi Truyện Ông Gioang Ngô Kim Thạch viết theo văn xuôi.

Đoạn mở đầu truyện:

“Tôi thường nghe bên Nhogiáo nói rằng: Họa vô đơn chí (cái họa không xảy đến lẻ một mình). Chữ từ chữthì nghĩa như vậy mà hiểu cho rõ câu ấy có ý chỉ làm sao, thì tôi chưa hiểu rõ.Nay nhơn lúc rảnh, giở sách tích truyện đời xưa gặp cái cơ hội nhà ông Gioangnày, thì bây giờ tôi mới thấu động ý nghĩa sâu cái câu “họa vô đơn chí” là gì.”

Sau đó tác giả cắt nghĩathêm: “Anh hùng hào kiệt đời xưa có chăm lo bốn chữ Trung Cang Nghĩa Khí, thìvẫn có ý trông danh vọng lưu hậu thế, hoặc cho đặng thắng lộc tấn quyền. Cònnhư ông Ngô Kim này thì lại khác, không màng chi danh tiếng phước lộc, can tâmgánh hết các sự gian nan vì biết trong trời đất có Đấng Chí Linh, công bìnhchính trực, chầy kíp cái nạn người ngay có ngày phải hết, đặng lãnh thưởng vàchẳng bao lâu chước độc kẻ gian phải tỏ bày mà chịu phạt...”

Truyện Ông Gioang Ngô KimThạch theo thể truyện chí  của Tàu ở chổ nội dung nói chuyện đạo đức, ởlối chia truyện làm 11 hồi với hai câu thất ngôn ở đầu mỗi hồi, cũng như lối mởđầu câu chuyện:

“Lối năm 1685, gần rốt đờinhà Minh, buổi vua Thần Tông, ở Triệu Khánh phủ về tỉnh Quảng Đông có nhà kiahai vợ chồng sanh đặng một trai đặt tên là Joseph Ngô Kim Luông, cha tên làGioang Ngô Kim Thạch, mẹ là Martha Đặng Ngọc Khanh”.

Nội dung là chuyện luânlý, một kết hợp giữa tam cương ngũ thường của đạo Nho với mười điều răn (thậpgiới) của Thiên Chúa Giáo, giữa nhân ái của Khổng giáo với bác ái của đạo Chúa,với đức tin vào Thiên Chúa là cha trên trời chí công và chí nhân:

“Ông Gioang Ngô Kim ra sứcdạy dỗ con cho nó ghi tạc vào lòng khăng khăng đức tin, cậy, kính, mến, và locác nghĩa cho con hiểu biết mấy điều luật tự nhiên: Tam giáo và tam cương ngũthường (...) Cha mẹ yêu thương con thật, nhất là vì có một con mà thôi, songcha mẹ bằng lòng thấy con chết trước mặt, chẳng thà thấy con sai lỗi điều gìtrong đạo thánh, tam cang ngũ thường. Chẳng những lành phải trả lành, mà lạidầu dữ cũng phải trả lành thay vậy, mắc giữ sự trung với bạn trung, mà cũng mắcgiữ trung với kẻ bất trung nữa, làm người thì phải lo cho tròn trung tín”.

Truyện kể chuyện cấm đạobên Trung Hoa nhưng tác giả có ngụ ý nói chuyện Việt Nam. Vì cấm đạo, nhiều vịquan tài ba phải lẳng lặng từ quan quy điền, gia đình ông Gioang Ngô Kim Thạchphải trốn lên núi, rồi lạc nhau và phải chịu nhiều đau thương. Nhưng chính nhữngngười bị vua quan bách hại vì nghi ngờ lòng trung lại là những người trung quânái quốc. Cuối cùng biết chuyện, vua đã phong tặng các người có đạo và ban sắcchỉ khen đạo “cho phép mọi người giữ đạo và phép đạo mặc ý mình”. Con ông NgôKim Thạch là Kim Luông giúp vua đánh diệt giặc, được vua quan phong lãnh ấn NhịLộ Nguyên Soái. Vua đón Kim Luông hồi triều, lại đứng ra làm chủ hôn: “Vua đứnglàm mai và cho phép làm theo lễ phép hôn nhân có đạo. Cũng thêm một dịp cho vuachúa nhìn biết lòng can đởm trung quân ái quốc. thẳng ngay của kẻ có đạo. Và từđó vua ra sắc ban khen đạo thánh Chúa Kirixitô và cho phép giữ đạo và phép đạomặc ý mình”.  Rõ là những lời muốn nhắn gửi những vị vua thiển cận nhưMinh Mạng, Tự Đức đã nhắm mắt nghe sự xiển nịnh các vị hủ nho. Chính sự hủ lậunày làm mất nước chứ không phải vì đạo Chúa; đạo nào cũng có kẻ theo giặc, aiđi với giặc thì cứ bắt người đó nhưng đừng lấy cớ đó để bắt đạo, cấm đạo!   

Tiếng Việt dùng trongtruyện là một lối văn bình dị, đơn sơ mà sáng sủa, của đầu thế kỷ XX, khác xatruyện Kiều và gần với Lục Vân Tiên về tiếng nói dân gian, ngôn ngữ của ngườibình dân.

  4. Tiếng “Nhà Thờ” HayTiếng Việt Xưa?

Tác phẩm chữ Nôm xưa hiệncó phải nói đến là cuốn Thiên Chúa Thánh Giáo Khải Mông (thế kỷ XVII) củaMajorica và một tác phẩm văn học xưa viết bằng chữ quốc ngữ đã in là cuốn InêTử Đạo Văn gồm 560 câu thơ lục bát in trong cuốn Tự Vị Latinh-Việt Tabert(1838). Nhưng qua ba tác phẩm vừa giới thiệu, người đọc đã có thể thấy có một thứtiếng Việt khác phần nào với tiếng Việt hiện nay, khác về cấu trúc, khác trongcách xử dụng chữ và thành ngữ, tiếng Hán Việt cũng ít hơn, vv.  

Tiếng nói là một bộ phậnchính của văn hóa một dân tộc. Tiếng Việt từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh vàNam tiến cho đến ngày nay đã có những khía cạnh chưa được điều nghiên kỹ. Chiếntranh nối tiếp nhau đã khiến con người chỉ lo sống còn, rồi trở nên phân hóa, cónhững thành kiến, vv. Tiếng nói và chữ viết người Việt chúng ta đã tiến hóatheo thời đại và con người. Nhưng nếu tiến hóa mà mất cội nguồn, phải chăng đólà chuyện tốt ?

 Cuối thế kỷ XIX và đầu thếkỷ XX, sự mở cửa đón nhận những trào lưu văn hóa và khoa học hiện đại, tiếngViệt đã phải thu nhận, sáng chế ra thêm những từ ngữ mới. Nghiên cứu sách báoxuất bản trong Nam là nơi phải tiếp xúc văn hóa thực dân trước, cho thấy cónhững cố gắng du nhập trên căn bản dân tộc, những cuốn từ điển của Huình TịnhPaulus Của, Trương Vĩnh Ký, những biên khảo giới thiệu các khoa học mới nhưPhép Toán, Phép Đo, Bác Học Sơ Giai của Huình Tịnh Paulus Của, rồi những phong tràoĐông Du, Duy Tân xuất phát trước trong Nam. Từ 1903, các nhóm Nghĩa thục ở miềnTrung rồi Đông-kinh nghĩa-thục (1907) ở Hà Nội đã bắt đầu dịch danh từ chung từtiếng Hán. Đàng Trong và miền Nam cho đến đầu thế kỷ XX đã thành công chận đứngxâm nhập văn hóa từ thuộc địa Pháp bằng cách phát huy những căn bản văn hóabình dân của dân tộc. Xuất hiện sau nhưng báo chí miền Bắc có thể vì vị trí địalý thuận tiện và cũng có thể vì giới trí thức dễ đón nhận sản phẩm văn hóangoại nhập dễ dàng từ hàng xóm Trung Hoa, do đó các trào lưu văn học và khuynh hướnghọc thuật đã dễ nhập đất “ngàn năm văn vật”, mà sau đó các trường phái văn họcvà tư tưởng cũng đâm bông dễ dàng hơn ở vùng đất này. Trên tạp chí Nam Phong số16 (tháng 10-1918), ông Nguyễn Háo Vĩnh, ký giả, từ Sài Gòn gửi “Thư ngỏ chochủ bút Nam Phong” đã lên tiếng đả kích chủ trương nhu nhập ào ạt vào tiếng Việtnhững từ ngữ mượn từ tiếng Hán Việt mà lúc bấy giờ Phạm Quỳnh, chủ bút NamPhong là người hăng hái nhất cùng với các cộng sự viên khác như Nguyễn Đỗ Mục, PhanKế Bính, vv. Nam Phong đã có những ảnh hưởng rất lớn về văn chương học thuật vàđã đóng góp nhiều cho sự phát triễn của chữ quốc ngữ, nhưng đồng thời đã biếntiếng Việt phát triễn theo một con đường tuy lớn rộng nhưng đã xa lần nhữngngười Việt không đi cùng đường và người Việt trong Nam, và nhất là đã trừutượng hóa ngôn ngữ Việt Nam.

Miền Nam đã là nơi trú ẩnnhững thành phần chống lại đô hộ văn hóa của Tống Nho, những người chỉ thu nhậnnhững cốt lõi văn hóa của Tam giáo, sau lại là phần đất tị nạn của những ngườiViệt theo đạo Thiên Chủa hoặc không sống được ở Đàng Ngoài. Phan Khôi đã nhìnnhận: “Đại khái chữ quốc ngữ nước ta, phát nguyên tuy từ Bắc, mà bắt đầu thạnhhành lại từ miền Nam. Cho nên bây giờ chúng ta có thể nói được rằng xứ Nam kỳđối với lịch sử chữ quốc ngữ lại có quan hệ mật thiết hơn Trung, Bắc kỳ” (4).Xin nhắc: ông Phan Khôi đã nói như vậy vào năm 1929 ! Trong khi đó nhà phê bìnhVũ Ngọc Phan trong bộ Nhà Văn Hiện Đại (1941) ở phần “Những nhà văn hồi mới cóchữ quốc ngữ” nhìn nhận “người Nam kỳ là những người Việt Nam đã dùng chữ quốcngữ trước nhất” và cho rằng thứ chữ quốc ngữ do các “cố đạo Gia-Tô” đặt ra đãdùng “giọng Bắc Kỳ và giọng miền Bắc Trung Kỳ là đủ” vì “người Nam Trung Kỳ và NamKỳ phát âm sai”, “càng xuống miền Nam càng nhiều, càng thấy sai bấy nhiêu” (5).Họ Vũ đã không phân biệt văn nói với văn viết, và người trong Nam từ TrươngVĩnh Ký đến Hồ Biểu Chánh đã dùng tiếng Việt xưa trước thời Nam tiến. ÔngNguyễn Háo Vĩnh trong thư nói trên đã cắt nghĩa thêm: “Khi nước Lăng-sa quagiao thông với nước ta thì trong cõi Nam-kỳ nổi lên một người là ông Trương VĩnhKý mượn cái xác la-tin mà dựng lại cái hồn của tiếng A-Nam còn sót lại. Cái xácla-tin ấy là chữ quốc ngữ bây giờ! Cái hồn của tiếng ta còn sót lại lần lầnnhập vào xác mới và trong khoảng năm sáu mươi năm vừa qua rồi, cái xác mới vớicái hồn xưa vừa ưa nhau, vừa quen hơi nhau, hiệp sức mà tiêu hóa cái sự phátách tiếng chệt”(6). Riêng Linh mục Thanh Lãng đã ghi lại công lao của nhà văn tiềnbối Hồ Biểu Chánh bỏ lối văn biền ngẫu “vô lối” thịnh hành thời đó như sau: “HồBiểu Chánh là người đàu tìên làm cách mạng: đăp vỡ cái khuơn khổ văn chương đàicác giả tạo ấy. Ông đặt vào miệng các vai truyện của ông những ngôn ngữ đơn sơchất phác, lắm khi thô tục nữa là khác (...) Hơn thế nữa, Hồ Biểu Chánh còn làvăn sĩ của miền Nam, dùng tiếng đîa phương. Văn của ông là văn cùng chungtruyền thống với Huỳnh Tịnh Của, Trương Vĩnh Ký... tức là nói và viết “tiếng A-Namròng” là viết tiếng Việt “trơn truột như lời nói”. Cái chủ trương của TrươngVĩnh Ký cũng là chủ trương của các văn gia miền Nam: chống đối văn đài các miềnBắc (...) (7).  

Thật vậy, người miền Namlúc bấy giờ đã không hiểu thứ tiếng Việt dùng trên Nam Phong tạp chí. Nhập cảngtừ vựng Trung Hoa rồi Hán Việt hóa, trong khi đó tiếng Việt đơn giản đã có lạikhông được dùng, cái họa bắt đầu được nhìn thấy, người còn để lại dấu vết làông Nguyễn Háo Vĩnh, tác giả cuốn Cách Vật Trí Tri Phổ Thông Sơ Giai (1927) vàchủ trương báo Khoa Học Tập Chí từ năm 1924. Ông tố cáo tạp chí Nam Phong: “Cácngài làm thư thế thì hình như các ngài là người Tàu qua lấy nước An Nam, muốnđem tiếng nó qua mà thế tiếng ta vậy” (8).

Trong Sấm Truyền Ca, ĐạiNam Việt Quấc Triều Sử Ký và Truyện Ông Gioang Ngô Kim Thạch, ta đã thấy tiếngViệt miền Nam ở thế kỷ XVII đến XX đơn giản và bình dị. Rồi trong Tuồng ChaMinh (1881, thật ra gần kịch nói hơn là tuồng), theo giáo sư Hoàng Châu Ký từngviện trưởng viện nghiên cứu sân khấu Hà Nội, văn đối thoại trong vở này rất gầngũi với lời nói của dân giả, mới mẻ và đơn giản hơn câu văn đầu thế kỷ XX nhưvăn Nam Phong chuộng lối văn biền ngẫu và cách điệu. Ông nhân đó đặt lại quanniệm cho rằng vở kịch Chén Thuốc Độc của Vũ Đình Long diễn năm 1921 ở Hà Nội làvở kịch nói đầu tiên (9).

Học giả Phan Khôi trongbài  “Chữ quốc ngữ ở Nam kỳ với thế lực của phụ nữ” trên tờ Phụ Nữ Tân Vănsố 28 (7-11-1929) đã nhìn nhận thứ chữ quốc ngữ dùng trong môi trường đạo Cônggiáo thống nhất một mối nghĩa là pha lẫn Bắc Nam. Ông cũng đề cao hai tiền bốiTrương Vĩnh Ký và Huình Tịnh Paulus Của mà ông tôn là “đại sư” vì hai ông đềuviết đúng tiếng Việt: “hai ông cùng học trường bên Đạo mà ra cho nên các ông ấyviết chữ như người bên Đạo nghĩa là viết đúng” (10). Tưởng cũng nên ghi lại ởđây, “trường phái” Trương Vĩnh Ký tiếp nối với Trương Minh Ký, Nguyễn Trọng Quảntác giả Thầy Lazarô Phiền, tiểu thuyết đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ. Linh mụcThanh Lãng trong các nghiên cứu cuối đời, những nghiên cứu trong tâm tình dântộc như ông đã tự kiểm thảo (11), đã kết luận về tiếng Việt “nhà thờ” “đúngthật là tiếng Việt thông thường, phổ thông mà mọi người Việt thời xưa đã nói,tức là cái giới gọi là “nhà thờ” đó, đã nói như mọi người Việt nhà quê cái thứtiếng nói nhà quê, tiếng nói dân gian mà mọi người Việt nhà quê nói với nhau,hiểu vơí nhau một cách bình thường” (12). Cũng theo ông, tác phẩm do cộng đồngCông giáo biên soạn vào thế kỷ XVII hiện còn giữ được, sách vở bằng chữ quốcngữ chỉ có khoảng 700 trang, trong khi đó tài liệu bằng chữ Nôm còn đưộc 14 tựavới cả 4200 trang; 4200 trang chữ Nôm gốc của thế kỷ XVII chưa bị sửa đổi theothời gian. Ngoài các tác phẩm chữ Nôm và quốc ngữ đã giới thiệu ở trên, còn cónhiều văn bản chữ Nôm và quốc ngữ khác được lưu trữ ở Âu châu mà các giáo sư HoàngXuân Hãn, Tạ Trọng Hiệp, linh mục Thanh Lãng, Đỗ Quang Chính, v.v. đã khám phávà chụp vi bản đem về nước. Viện Hán Nôm thuộc Viện Khoa học xã hội đã sưu tầmđược 24 văn bản chữ Nôm thuộc thế kỷ XVII trong đó có những bản từng được lưu trữở chùa Kiểng Phước tại Vọng Các, Thái Lan. Những văn bản sau này là dấu vết chữNôm dùng ở đàng Trong.

Những người đàng Ngoài vàoNam lập nghiệp, theo chân các chúa Nguyễn, đã mang theo gia tài văn hóa trongđó có tiếng nói và chữ viết Nôm (và chữ Hán). Sự phân chia địa lý sẽ đưa đếnnhững dị biệt hay cách biệt về văn hóa. Một văn hóa trưỡng thành song hành vớinhững điều kiện khác biệt và với những con người thành phần tập hợp mới. Ông bàta sẽ đồng hóa người Chiêm Thành, nhưng ta cũng đã bị ảnh hưởng trở lại về vănhóa. Tổ tiên ta cũng sẽ nuốt phần Thủy Chân Lạp. Vua chúa nhà Nguyễn sẽ mở rộngtay đón nhận con cháu nhà Minh; những người này sẽ khai phá những vùng thị tứ mớinay là Chợ Lớn, Biên Hòa, Hà Tiên, v.v. Xa Đàng Ngoài, một tập thể người Việtmới được thành lập, trên mảnh đất đã trãi qua những văn minh Sa Huỳnh, Đồng Naihoặc xa xưa hơn như Óc-Eo, Phù Nam; những lưu dân này sẽ giữ lại những nòng cốtvăn hóa của Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo đại thừa rồi thêm ảnh hưởng của Phậtgiáo tiểu thừa và đạo Bà La Môn.

Từ những lý do đó, tiếngnói lưu dân nơi vùng đất mới sẽ cập nhật theo hoàn cảnh sinh hoạt và môi trườngđịa lý mới. Những “hội nhập” này khiến chữ viết Nôm trong Nam đã có những biếnhóa, cấu trúc khác đi theo phát âm, lối viết và phương ngữ Nam bộ. Thí dụphương ngữ như  “chả”, “dùa”, dị biệt về phát âm như “Chun, chuyến, chiền”,thay vì “chung, chiến, truyền / chuyền” (13). Từ đó như tạo thành một “thứ”tiếng Việt của miền Nam lưu dân mà từ lâu nay vẫn bị gán là “tiếng của nhà thờ”.Ông Nguyễn Háo Vĩnh trong bài nói trên đã viết tiếp lời phê về văn Nam Phongnhư sau: “Coi mà chẳng hiểu thì có ích gì đâu, dần dần người ta ngã lòng trông cậychẳng còn muốn coi nữa”. Mới nghe thì có vẻ văn “nhà thờ”, nhưng thật ra khôngcó thứ văn nào gọi là văn “nhà thờ”, chỉ có tiếng Việt dùng vào chốn nhà thờcũng như tiếng Việt dùng ở chùa đình vậy thôi. Với những khám phá mới, có khichỉ là một trở về nguồn với văn bản thời thế kỷ XVII và sau đó như đã đề cập trongbài này, có thể nói từ khi Nam Bắc phân tranh, ở Đàng Trong, tiếng nói bắt đầuxa dần đồng bào ở Đàng Ngoài; đến khi các vua Nguyễn Huệ và Gia Long thống nhấtđất nước, tiếng Việt Đàng Ngoài sẽ tiếp tục phát triễn theo một hướng độc lậpvới người trong Nam, trở thành một tiếng nói và viết có khác biệt. Trong khi đótrong Nam, đồng bào di dân từ Bắc vào, từ các thế kỷ XVII và XVIII, vẫn tiếptục nói tiếng nói họ mang theo vào. Đó là tiếng Việt được giới tu sĩ và giáodân Công giáo như các linh mục Lữ-Y Đoan, Philippe Phan Văn Minh, v.v. xử dụng cũngnhư mọi người trong cùng xã hội. Đó cũng là tiếng Việt mà các nhà văn nhà báovà trí thức trong Nam từ Trương Vĩnh Ký, Huình Tịnh Paulus Của đến Nguyễn TrọngQuản, Trương Minh Ký, Nguyễn Háo Vĩnh, các nhà báo của tờ Nam Kỳ Địa Phận, v.v.xử dụng. Đó cũng là tiếng Việt mà những cộng đồng người Việt lưu vong ở Miên,Lào và Xiêm vẫn nói từ khi họ phải rời đất nước. Tiếng Việt đó là tiếng Việt thốngnhất mà Phan Khôi trên Phụ Nữ Tân Văn nói đến và khởi từ đó ông phê bình nhữngnhà báo ở Sài Gòn lúc bấy giờ viết sai tiếng Việt - nghĩa là sai tiếng Việt củaTrương Vĩnh Ký, Huình Tịnh Paulus Của, tiếng vẫn bị coi là của “nhà thờ” ! Nếucó ai muốn phê người Nam viết sai nói sai -là chuyện có, những nhà văn nhà báoviết sai theo tiếng nói sai, tức chỉ một phần trong số các nhà văn miền Nam, từnglà đói tượng chỉ trích của học giả Phan Khôi nói ở trên, thì không nên tổngquát hóa, mà nên phân biệt với tiếng Việt thống nhất này, tiếng xưa nay đã cónhiều dấu vết ở trong Nam !

Như vậy, vì hoàn cảnh canhtân, hiện đại, tiếng Việt đã phát triễn mạnh từ những năm 1920 với sự nhập cảngồ ạt từ vựng mới của Trung Hoa (và Nhật) với tạp chí Nam Phong, sau đó theo đàÂu Tây hóa, các báo của Tự Lực Văn Đoàn, Tân Dân, nhóm Hàn Thuyên, rồi phânchia Nam Bắc, tiếng Việt thêm nhiều từ mới. Nhưng tiếng Việt trước 1920 bị xemlà tiếng “nhà thờ” và bị bỏ quên, các hoàn cảnh biến cố tiếp sau đó đã tiếp tụcđẩy đưa cái khuynh hướng này. Cùng tiếng nói nhưng có những dị biệt về chữviết, thành ngữ và phát âm khiến không hiểu nhau trọn vẹn. Đây cũng cùng trườnghợp với tiếng Pháp dùng ở Canada là tiếng Pháp cổ thế kỷ XV do những di dân từmẫu quốc sang vẫn xử dụng. Đế quốc Pháp thua Anh, bỏ rơi luôn dân của họ. Bênnày Đại Tây Dương, người mẫu quốc phát triễn tiếng nói và xa dần hẳn tiếng Phápcủa “anh em họ” (cousins) ở Canada. 

Mặt khác, cùng trường hợpvới văn học Việt Nam trước khi có chữ quốc ngữ đã có hai dòng bình dân và báchọc “nói chữ”, tiếng Việt trước 1920 đơn giản, bình dị thế nào thì tiếng Việtcanh tân sau 1920 trừu tượng hơn nhiều, dù từ những thế kỷ XVII đã có nhu cầusáng chế nhiều từ Hán Việt và từ Tây phương hóa (phiên âm theo tiếng Tâyphương) để theo kịp đà tiến hóa và tiếp xúc với Tây phương. Trừu tượng, đó làlý do khiến ký giả Nguyễn Háo Vĩnh phàn nàn với ông Phạm Quỳnh. Một “học sanhvề điện máy chuyên nghề”, Nguyễn Duy Thanh ở Paris, góp ý trên Phụ Nữ Tân Vănsố 119 (18-12-1932), đã chỉ trích Phạm Quỳnh làm tối tiếng Việt. Ông đưa ranhững thí dụ những tiếng Việt dễ hiểu như “màng ngăn bụng, mạch máu nhỏ tí,mạch máu đi, mạch máu về” hay “chung của” bị ông Phạm Quỳnh thay thế bằng “hoànhcách mô, vi ti huyết quản, hồi huyết quản, khứ huyết quản” và “cộng sản”. Theoông, người Tàu phát âm ngọng vì có những âm không có trong tiếng nói của họ,nên đã phiên âm sai nhiều danh từ riêng và địa lý như Hoa Thịnh Đốn(Washington), Anh Cát Lợi (England), Bỉ Lợi Thì (Belgium), nay Phạm Quỳnh “theođuôi” người nói ngọng thì lại càng đi xa từ gốc (14). Trong số những độc giảphản đối Phạm Quỳnh có hai ông Nguyễn Văn Ngọc và Dương Quãng Hàm lúc đó hãycòn là sinh viên cũng đã lên tiếng phản bác chủ trương/khuynh hướng nóichữ  mà họ cho là “lố bịch” của Nam-Phong. Và nhiều từ Hán-Việt doNam-Phong tạp chí xướng lên đã rơi vào quên lãng, như: liễu kết, chuâu tuần,diên mạn, phó nạn, (kẻ) hậu tấn, v.v. Đó là với người có học; còn người bìnhdân chắc còn ít hiểu tường tận những chữ như “ý thức hệ, thủy quân lục chiến”chẳng hạn, dù họ nghe đã quen và biết là nói cái gì. Rồi chính chữ quốc ngữ cũngtrở thành một trở ngại cho sự phát triển kiến thức, có thể cả tinh thần, vì so vớichữ Nôm, chữ quốc ngữ không “hồn”, thường hay trùng chữ trùng âm và không gợihình, rất hợp cho tưởng tượng thơ văn và “chơi chữ” nhưng xa dần căn bản ýnghĩa của văn tự dễ đưa đến những diễn văn không nội dung hoặc “ông nói gà bànói vịt” !    Văn học Việt Nam cổ kim có những nhà văn thơ lớnnhư Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, vv tư tưởng tâm tình rất tổng hợpvề tín ngưỡng, về nguồn cảm hứng. Đến các tác giả miền Nam của thời văn họcquốc ngữ tiên phong cũng tỏ ra rất tổng hợp và khai phóng về văn hóa. Văn họcđã tổng hợp, khai phóng, người nghiên cứu không thể không có được cái tinh thầnchủ động căn bản của nền văn học đối tượng nghiên cứu đó.

Văn học Việt Nam ngày nayphong phú với nhiều thể loại đa dạng nếu so với văn chương cổ điển Hán Nôm thờilịch triều xưa: tiểu thuyết, kịch nói, bút ký, hồi ký, báo chí, vv. Đây lànhững hình thức diễn tả văn hóa của Tây phương ta đã du nhập, khởi đầu với cáctác giả Thiên Chúa giáo vì họ gần gũi và theo đa số hay vì tiện lợi phổ thông(chẳng hạn vào thế kỷ XVII, giới tu sĩ Công giáo đã viết chữ Nôm nhiều hơn chữquốc ngữ, như đã nói ở trên): thể nhật ký với Philipphê Bỉnh (Sách Sổ Sang ChépCác Việc, thế kỷ XVIII), thể kịch nói với Tuồng Cha Minh (1881), thể khảo cứuvề thể loại văn học với Hồ Ngọc Cẩn tác giả loạt bài Thi Phú Qui Pháp trên NamKỳ Địa Phận năm 1913 (Việt Hán Văn Khảo của Phan Kế Bính ra đời 17 năm sau),thể ký sự với Trương Vĩnh Ký (Chuyến Đi Bắc Kỳ Năm Ất Hợi, 1876), thể truyệnvới Nguyễn Trọng Quản (Thầy Lazarô Phiền, 1887), thể hồi ký với Michel Tình(Chơn Cáo Tự Sự, la petite biographie de Michel Tình par lui même, 1910) . Batác giả sau viết ngoài môi trường giáo hội. Và trái với những gì nhiều ngườivẫn nghĩ, người Việt đã tham gia tích cực trong việc sáng chế ra chữ quốc ngữ:thầy giảng Bento Thiện đã viết về lịch sử nước ta từ năm 1659 bằng chữ quốc ngữnhư đã nói đến ở trên, và cuốn Từ Điển Tabert là công trình của các cộng tácviên người Việt như linh mục Philippe Phan Văn Minh, tác giả Phi Năng ThiTập.   

Vì lẽ đó, những gì chúngtôi nêu lên trong bài này, cũng như trong bài Miền Nam Khai Phóng, chỉ nhắm bổtúc những thiếu sót, khiếm khuyết và đưa ra một số đặc thù văn hóa, xã hội chứ khôngphải để chia rẽ, kỳ thị, vì chúng tôi chủ trương phải thống nhất tiếng Việt. Đểmọi người có thể hiểu nhau và nếu chúng ta còn muốn hiểu nhau! Thống nhất đồngthời phải chấp nhận có những đặc thù địa phương phải tôn trọng. Về tiếng nóicũng như văn học sử. Mặt khác phải có thái độ chấp nhận, sát nhập các tác giảtác phẩm của người Phật giáo, Công giáo, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo v.v. vàodòng văn hóa chung. Thơ văn đời Trần có nội dung Phật giáo, đời Lê và Nguyễn rấtNho giáo, đã là gia tài văn hóa chung của người Việt, vậy không lý gì thơ văndo người Công giáo viết ra lại bị xếp loại ra ngoài. Nay là thời đa văn hóa,đối thoại, cảm thông, mà ngay từ thời lập quốc, dân tộc ta từng tỏ ra rất baodung và khai phóng: đã qua rồi cái thời xem cái gì liên hệ đến đạo là khôngphải dân tộc hay không phải là văn hóa. Vả chăng, Phật, Chúa, Khổng hay Lão, đâucó tín ngưỡng hay tôn giáo nào xuất phát từ Việt Nam; tổ tiên chúng ta đã đónnhận và sống với các văn hóa, tư tưởng, tôn giáo ngoại nhập qua bao thế kỷ, cóthời Phật Nho đã là quốc giáo, nhưng khi xong nhiệm vụ vẫn trở về trong tâm linhngười Việt, một tâm linh tổng hợp, trong tinh thần khai phóng, bao dung.

Ở trong nước, từ hơn mườinăm nay, những người nghiên cứu của nền văn học vẫn nỗi tiếng là “một chiều, phảiđạo, minh họa” đã có những cố gắng thay đổi cách nhìn và cách nghiên cứu. Cóthể nói nếu không có chính sách Cởi trói văn hóa, đã không có những công trìnhnghiên cứu mới mẻ về nền văn học Miền Nam trước thế kỷ XX. Hoàn cảnh mới đã chophép những phát hiện mới, mà sau nhiều thập niên mù quáng vì chiến tranh, cónhững cái đã bị biến hủy nhưng cũng có những nhận diện, cảm thông về những cái tưởngđã chết hoặc yếu đi như tôn giáo. Vả lại, tôn giáo đã trở nên nguồn sống tâmlinh của nhiều người, kể cả cán bộ. Cuộc chiến chính thức tàn năm 1975, nhữngthất bại của chuyên chính từ 1975 đến 1986 đưa đến Cởi Trói như một lối thoátdọ dẫm có cái hay là đã tạo môi trường những cố gắng mới với quan điểm mới hơn,dân tộc hơn, tổng hợp hơn. Trong hoàn cảnh đó càng ngày càng có những nghiêncứu trở về với truyền thống dân tộc thật sự, đó là điều nên mừng. Bước đầu khókhăn đã có người đi, dĩ nhiên còn cần nhiều nghiên cứu sâu xa và khách quan hơnnữa ! 

 

THAM-KHẢO:

- Đỗ Quang Chính. LịchSử Chữ Quốc Ngữ 1620-1659. Sài Gòn: Ra Khơi, 1972. 171 tr.

- Nguyễn Khắc Xuyên. “Chữquốc ngữ vào năm 1838” Văn Lang số 4, 12-1992, tr. 117-124.

- Thanh Lãng. 13 NămTranh Luận Văn Học (1932-1945). 3 tập. Tp HCM: NXB Văn Học, 1995. Nhờ bộsưu tập này mà người đọc có thể tham khảo những bài báo đã đăng trên Hà NộiBáo, Ích Hữu, Phụ Nữ Diễn Đàn, Ngày Nay, Tiễu Thuyết Thứ Bảy liên hệ đến những cuộctranh luận thời đó về văn học, ngữ học và cả chính trị, thời sự.

- Về Sách Báo Của TácGiả Công Giáo (Thế Kỷ XVII-XIX). Tài Liệu Tham Khảo. Tp HCM: Trường Đại họctổng hợp tp HCM. Khoa Ngữ Văn, 1993, 184 tr. Các tác giả: Nguyễn Văn Trung,Trần Thái Đỉnh, Thanh Lãng, Võ Long Tê, Nguyễn Nhã, Trần Thanh Đạm, Phạm ĐìnhKhiêm, Đỗ Như Thắng, Cao Xuân Hạo, Hoàng Châu Kỳ.

 

Chú thích:

(1) Quách Thanh Tâm. “Suynghĩ về các truyện Nôm khuyết danh thế kỷ 18” Tr. 152-161 in 90 Năm NghiênCứu Về Văn Hóa Và Lịch Sử Việt Nam / 90 ans de recherches sur la culture et l’histoiredu Việt Nam. Hà Nội: NXB Xã Hội; École Française d’Extrême-Orient,1995. 

(2) Tài liệu viết tay, 12trang chữ nhỏ, khổ 20X29 cm. Phát hiện cũa linh mục Đỗ Quang Chính. Sđd.

(3) Sử-Ký Đại Nam ViệtQuốc Triều, Nhứt Là Doãn Tích Từ Hiếu Vũ Vương Cho Đến Khi Vua Gia Long(Nguyễn Ánh) Đặng Trị Lấy Cả Và Nước An Nam (Annales Annamites). Montréal: Nghiêncứu Sử-đîa, 1986. xx + 106 trang.

(4) Phan Khôi. “Chữ quốcngữ ở Nam kỳ với thế lực của phụ nữ” Phụ Nữ Tân Văn số 28 (7-11-1929).Trích từ 13NTLVH. Sđd, t. 2, tr. 470.

(5) Thăng Long tái bản,Sài Gòn, 1960, tr 36-37.

(6) Trích lại từ bài ThanhLãng. “Hồ Biểu Chánh”. Văn số 80 (15-4-1967), tr. 16.

(7) Thanh Lãng. “Hồ BiểuChánh”. Văn số 80 (15-4-1967), tr. 16.

(8) Nam Phong, số 16,Octobre 1918, tr. 199. Trích lại từ Thanh Lãng “Thử thiết lập hồ sơ về hai ngườicon gái: một con của Phật, một con của Chúa” in VSBCTGCG Sđd,tr.13.

(9) VSBCTGCG. Sđd, tr 132.

(10) Trích từ 13NTLVH Sđd,t 2, tr 473.

(11) Ngoài ra trong dichúc viết ngày 28-11-1988, linh mục Thanh Lãng đã xin lỗi các Giám mục và linhmục: “Tôi công khai sám hối tất cả với tình anh em linh mục mà tôi vô tình haycố ý làm mất lòng...” (VSBCTGCG, tr. 182).

(12) VSBCTGCG, Sđd, tr. 6

(13) Xem thêm Vũ Văn Kính.“Vài nét sơ lược về chữ Nôm miền Nam”, tr. 328-331 in 5 Năm Hán Nôm1991-1995. TpHCM: Trung Tâm Nghiên Cứu Hán Nôm, 1995.

(14) Trích từ 13NTLVH.Sđd, t. 2, tr. 100-118.

6-1997