Vài ghi nhận về văn học yêu nước

Đây làbài viết cuối trong loạt bài nhìn lại một vàinếp văn-hóa và văn-học miền Namlục-tỉnh khởi từ cái mốc miềnlục-tỉnh mất vào tay người Pháp và trở thànhthuộc địa Cochinchine (1867). Suốt hơn 90 nămIndochine bị trị đó, dân-tộc ta đã nhiềulần khởi nghĩa, chống ngoại bang, dướinhiều hình-thức, đến năm 1945 rồi 1954,Việt Nam mới tìm lại được độclập quốc-gia tương đối, thì lạixảy ra cuộc chiến mới, một cuộc nộichiến vì ý thức hệ ngoại lai. Sau 30-4-1975, ngàychiến-tranh Việt Nam ngưng tiếng đạn,miền Nam vì hoàn cảnh phải buông súng và miền Bắclàm chủ cả nước nhờ thiên thời vàđịa lợi nhưng không nhân hòa. Độc lậpđất nước và tinh thần ái quốc chưangừng ở đó; cuộc chiến thay đổitần số, nồng độ và nhân sự. Tinh thầnái-quốc vẫn tiếp tục đượcdương cao, cổ võ, ở đầu thế-kỷXXI! Do đó, bàn đến hai chữ "ái-quốc" dùcủa thời quá-khứ vẫn bịảnh-hưởng bởi những chuyện đangdiễn ra. Nhu cầu nghiên cứu buộc chúng tôi giớihạn định nghĩa hai chữ "ái-quốc"vào những thời điểm, biến cố và quanđiểm có tính phổ quát, tránh không đểthời-đại tính và phe-đảng tính chi phối. Bàikhởi từ miền Nam lục-tỉnh nhưng khôngthể không mở rộng ra miền Nam tự do và ViệtNam thống nhất sau đó. Một đề tài khúcmắc, tế nhị và hãy còn nóng đối vớingười cùng thời hôm nay, tuy nhiên chúng tôi vớimục-đích nhìn lại, tìm hiểu, với tâm trạnghậu sinh, thiển nghĩ có thể ghi lạiđược vài ý tưởng về chủ-đềnày. Những từ "Nam Bắc, Nam-bộ,lục-tỉnh, miền Nam, v.v." trong loạt bàiđược dùng như lịch-sử đã xảy ra,ngoài ra chúng tôi không có ý phân biệt, chia rẽ, vì dân-tộcvà văn-học Việt Nam trong-ngoài trước-sau chỉlà Một!

Thơvăn ái-quốc thường bùng phát khi nước nhà nguybiến và tình trạng bi đát đó càng kéo dài thì vô tìnhcàng phong phú về lượng cũng như giá-trị.Lịch-sử nước Việt Nam ta là lịch-sửcủa một dân-tộc luôn phải trả giá đắtbằng sinh mạng, tài nguyên, để đượctự chủ, độc lập và phải thườngtrực cảnh giác vì kẻ thù luôn có mặt. Nhưngkẻ thù ta qua lịch-sử là ai? Là những kẻđồng màu da nhưng khác chủng tộc, là nhữngkẻ khác màu da khác chủng tộc và cuối cùng lànhững kẻ cùng màu da nhưng khác lý tưởng. Kẻthù còn là chính con dân, là đồng loại nhưngrước voi về dày mả tổ, rước conngười và lý thuyết ngoài về dày xéo con ngườivà đất nước. Lịch-sử đã và sẽđánh giá những con người và tập thể tựbiện minh và đánh bóng "sứ-mạng lịch-sử"của mình cũng như sẽ thẩm định côngtội ái-quốc của các triều đại, chếđộ và lãnh tụ! Con người và triềuđại, chế độ sẽ qua đi nhưngthơ văn yêu nước luôn được trântrọng vì văn-học nghệ thuật là phươngtiện và là hình thức hữu hiệu nhất chomục-đích chính-trị yêu nước và vậnđộng dân và nhân quyền!

Tinhthần yêu nước ở bất cứ miền nàođã được thể hiện dưới nhiềuhình thức qua nhiều giai-đoạn khác nhau, lúc âm ĩ,lúc náo động. Các nhà trí thức và văn-nghệ sĩđã sử-dụng đủ các hình thức và thểloại, để ghi nhận, nói lên, kêu gọi tinh thầnái-quốc đồng thời vạch mặt, chỉ tên,tố cáo những âm mưu và thủ đoạn "bánnước". Thời Pháp thuộc, nhiều vănphẩm bị kiểm-duyệt, cấm đoán, màđến thời gọi là độc lập sau 1954ở miền Bắc cộng-sản, các tác-phẩm nói lênlong yêu nước cũng bị kiểm cấm vàtác-giả của chúng bị án tù đày hoặc xử lýnặng nề. Ngay cả hiện nay, khi hai miền đãthống nhất và đất nước lớn mạnhvề vật chất, lòng yêu nước vốn là thứbộc phát tự nhiên và tưởng là tự do thểhiện, nhưng không ngờ hai chữ ái-quốc vẫncòn là cấm kỵ, trở nên hiểm nguy cho nhiều côngdân; vì đối với nhiều tập đoàn bên này haybên kia lằn ranh, yêu nước phải theo đúng quanđiểm chỉ đạo hoặc ý đồđộc đoán!

 

1. Thơvăn ái-quốc hồi đầu thế-kỷ XX:

Từ khimiền Nam lục tỉnh trở thành thuộc địaPháp, lòng trung quân ái quốc và tinh thần quốc gia củacon người miền Nam được biểu lộ, lưutruyền qua các phương-tiện thông tin đại chúngnhư hò, thơ, ca dao, vè, v.v., những hình-thứcvăn-hóa qua đó đã nung đúc tư tưởngchiến đấu của người dân:

"Chimbay trong núi / Nước đổ trên nguồn

Mồ chacái lũ Tây Dương / Mắc mớ chi nó tầmđường qua đây! "

Lịchsử đã chứng minh tinh thần chống ngoại xâmđã phải trở nên thường trực, liên tục,nhất là khi phải đứng lên để giải phóngđất nước:

"Nướcrông, nước kém / Một tháng hai kỳ

đuổiloài bạch quỉ / đâu sá gì ngày đêm. .. "

Rồinhững truyện thơ như Sáu Trọng, thơ ThầyThông Chánh, v.v. được dùng để chuyên chở ýtình đối với đất nước. Thơ SáuTrọng là truyện thơ dân gian được lưutruyền rộng rãi ở Nam bộ vào cuối thếkỷ XIX, đầu thế kỷ XX và được inthành sách lần đầu tiên khoảng năm 1905, làmột tác phẩm văn học dân gian khá đặcsắc, câu đầu tiên "Kỷ vì thọ Pháp tântrào". Cùng với truyện thơ Thầy Thông Chánh,truyện thơ Sáu Trọng thuộc dòng văn học dângian phản ánh khá chân thật diện mạo xã hội vàtâm lý chống đối của giới bình dânlục-tỉnh thời ấy. Ở tác phẩm này,người đọc dễ dàng nhận ra giá trịtố cáo tội ác của bọn thực dân Phápcướp nước, tố cáo hệ thống caitrị của Pháp nhằm đàn áp bóc lột dân ta cũngnhư chà đạp lên các giá trị đạođức, văn hóa truyền thống củangười Việt.

Báo chí vàvăn-học chữ quốc-ngữ khởi hình từthời Trương Vĩnh-Ký, Huình Tịnh Paulus Của,... thời yêu nước kín đáo, ẩn mình củangười dân bị trị, qua văn hóa, đạo lýdân tộc; đến đầu thế kỷ XX, nhữngTrần Chánh Chiếu, Trương Duy Toản, v.v. tiếpnối, đông đảo hơn và công khai đốiđầu với thế lực thực dân. Ngay từ đầuthế kỷ XX, thời Minh Tân ảnh hưởng tràolưu Tân thư từ Trung Hoa, Nhật Bản, năm 1903,Phan Bội Châu vận động ở miền Nam, đãviết Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư rồi sauđó, những Ái Chủng Ca, Ái Quốc Ca khoảng 1911;Đông Kinh Nghĩa Thục thành lập năm 1907, ...tiếp nối nỗ lực canh tân đất nướccủa những Nguyễn Truờng Tộ, Nguyễn LộTrạch, v.v. Từ trời Âu, Phan Châu Trinh rồiNguyễn An Ninh truyền bá tư tưởng tự do bìnhđẳng và nhân bản, bác ái, v.v. nhắm khai mở trítuệ dân-tộc để yêu nước hơn. Mởđầu cho một ý thức hệ dân quyền! NhómNguyễn An Ninh ra tờ La Cloche fêlée/Tiếng Chuông Rèrồi La Lutte/Tranh Đấu 1933 công khai đấu tranhchính-trị với người Pháp, kể cả ra tranhcử Hội đồng Thành phố Sài-Gòn!

Cácthập niên 1920, 1930, báo chí và văn học miền Nam vàogiai đoạn khai phá này còn chứng tỏ tinh thần dântộc cao độ. Nhiều nhà báo và chủ báo đãbị nhà cầm quyền thuộc địa bắtbớ, báo chí bị đóng cửa hoặc cấm lưuhành ở Trung và Bắc kỳ như tờ Phụ NữTân Văn (bị cấm lưu hành từ 1931 đến1933 vì phổ biến tin về vụ khởi nghĩa YênBái). Tác phẩm của các nhà văn như NguyễnTrọng Quản, Trương Duy Toản, Phạm Minh Kiênđược viết với một tinh thần dântộc lộ liễu. Trong khi ở miền Bắc,Nguyễn Tử Siêu và Đinh Gia Thuyết viết tiểuthuyết lịch sử chương hồi nhằmgửi gắm tâm tình yêu nước, thì cùng lúc đómột số nhà văn miền Nam như Trương DuyToản đã xuất bản những tiểu thuyếtlịch sử như Phan Yên Ngoại Sử Tiết PhụGian Truân (1910), Mộng Huê Lầu (tức Lê Hoằng Mưu)in Oán Hồng Quần Phùng Kim Huê (1920), Tân Dân Tử cóGiọt Máu Chung Tình Tòng Đình Thảm Kịch, và PhạmMinh Kiên với Lê Triều Lý Thị, Tiền Lê VậnMạt, v.v. - những truyện với đề tàilịch sử này gây tinh thần tích cực và yêunước. Trần Chánh Chiếu viết Minh Tân TiểuThuyết (1907) và Hương Cảng Nhân Vật, QuảngĐông Tỉnh Thành Phong Cảnh cổ động Minh Tân.Trần Hữu Độ viết Hồi Trống TựDo, Tờ Cớ Mất Quyền Tự Do, Nguyễn An Ninhviết Hai Bà Trưng, vv đều nhắm cổđộng lòng yêu nước và chống thực dân. Ngaycả công chức làm việc với người Phápnhư Hồ Biểu Chánh cũng không quên tình nước,đã soạn chung với Lê Quang Liêm vở tuồng hát VìNghĩa Quên Nhà (1917), v.v.

Giaiđoạn văn học phôi thai này cũng đã cónhững tác phẩm nghị luận thời sự hoặclý luận, lời sắc bén mà nội dung yêu nướccũng quyến rủ không kém. Đất thuộcđịa do đó được quyền ăn nói vàtự do báo chí hơn nhưng rồi một phần các tácphẩm đó cũng bị cấm hoặc tịch thu,như từ 1927 đến 1931 có cả trăm cuốnbị cấm như Hai Bà Trưng của Nguyễn An Ninh,Ngồi Tù Khám Lớn của Phan Văn Hùm, Tiểu Anh HùngVõ Kiết của Phú Đức, cũng như mộtsố truyện và tiểu thuyết phổ biến tìnhtự dân tộc, v.v. Các thư xã được thànhlập ở nhiều tỉnh: Bảo tồn thư xã, Cườnghọc thư xã, Nữ lưu thư quán, Tân dân học xã,Chiêu Anh thư quán, vv. Các hội kín được thànhlập, nổi lên thành phong trào, như Hội kín NguyễnAn Ninh, ...

Nhưvậy, các Tân thư hồi đầu thế kỷ XX vàcác luồng tư tưởng dân chủ Tây phương,đã giúp đưa đến những tư tưởngmới về yêu nước, như tư tưởng dânchủ, nhân quyền, khác với yêu nước thời quânchủ cho đến đó chỉ là "trung quân áiquốc", yêu nước một chiều, lại nhưcác chế độ sau 1945, 1954, 1975, v.v.

 

2. Thờikháng-chiến chống Pháp 1945-1954:

Năm1944, Kỳ ngoại hầu Cường Để đãviết Khuyến Cáo Quốc Dân Ca như một tâm thưcuối cùng của đời ngài:

"Nướcmất 80 năm rồi đó/ Quốc dân ta có nhớ haykhông?

Kìa xem các nướcÁ-đông, / Diến, Phi đều đã thoát vòng Mỹ Anh!

Chỉ còn một mình tađó / Vẫn để cho Pháp nó đè đầu.

Pháp kia còn có chi đâu, /Từ ngày thua Đức đã hầu diệt vong(...)"(1)

Đếnthời điểm đó, thời điểm Kỳngoại hầu gửi đồng bào trong nướcnhững lời trên, là thời chế độ thựcdân tưởng đã vững mạnh ở ĐôngDương, trong thực tế bắt đầu lung lay vàphải chấm dứt sau đó, sau một cuộc khángchiến kéo dài cả gần chục năm. Thậtvậy, các vận động chính-trị của nhiềutừng lớp và thành phần trí thức và cách-mạngtừ khi chiến thuyền Pháp bắn vào Đà Nẳngrồi chiếm đoạt miền Nam lục-tỉnhđã hun đúc lòng yêu nước nơi ngườiViệt khắp ba kỳ và đã đưa đến khángchiến khởi động đúng lúc ở trong Nam.Cuộc chiến Đông Dương thứ nhất có thểxem như khởi đầu đêm 22 rạng 23 tháng 9năm 1945 (trước đó gần năm năm, ngày23-11-1940, đã có những nổi dậy chống Pháp ởSài-Gòn và Mỹ Tho, Vĩnh Long, nhưng bị Pháp chậnđứng). Đêm 22-9-1945, do liên quân Anh-Pháp bất ngờđánh chiếm trụ sở Ủy-ban Hành chính Lâm thờiNam Bộ là cơ-cấu xuất hiện từ 25-8-1945 khiTrần Văn Giàu tuyên bố Nam bộ độc lậpvà chế độ Cộng-hòa dân chủ thành lậptại đây - xem như một tiếp nối củaphong-trào Thanh Niên Tiền-phong của BS Phạm NgọcThạch. Ngày 23-9-1945 Nam-Kỳ kháng-chiến (2), khởiđầu cho một cuộc chiến tranh nhiều mặttrận, bắt đầu mở ra với du kích, thanh niênvô bưng - rừng U-Minh, Đồng Tháp Mười, v.v., theonhững đoàn Giải Phóng Quân, Vệ Quốc Đoàn.Sẽ bị cưỡng bức hoặc tinh tế lợidụng, nhưng kháng-chiến chống Pháp đã là mộtphong trào đấu tranh bộc-phát của thanh niên, sinh viênhọc sinh yêu nước ngay trong vòng vây của thựcdân. Kế thừa truyền thống cha ông, mang trong mình hàokhí Hoa Lư, Lam Sơn và Đông A, tuổi trẻ thờinào cũng nhanh chóng tìm được tiếng nói chung trướccảnh sơn hà nguy biến. Ngoài Bắc từ khi Chínhphủ lâm thời ra mắt ngày 2-9-1945, các nhóm chính trịđấu tranh (Việt quốc, Vìệt cách, đệtứ và đảng cộng-sản Việt Nam) tranh giànhthế chủ động, thì trong Nam, tình hình khác hẳn.Phải chăng miền Nam bị Pháp chiếmtrước, tinh thần yêu nước đã bùng lênsớm và mạnh hơn, vì đã từng bàng bạc quađạo lý, tinh thần hảo hán, Lục Vân Tiên, rồicác phong trào vận động Minh Tân, Đông Du, đám tangTrần Văn Ơn ngày 9-1-1950, v.v. Tiếng súng khángchiến chống Pháp chỉ nổi lên ngày 19-12-1946 ở HàNội và vùng phụ cận, khá lâu sau Tạm ướcngày 14-9-1945 và Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946!Như vậy, miền Nam kháng chiến trướcmiền Bắc gần hai năm!

Sau ngày1-7-1949, khi cựu hoàng Bảo Đại về nướctrở thành quốc trưởng chính phủ"quốc-gia Việt-Nam" (thay cho Nam kỳ tựtrị), nước Việt-Nam 'tự-do' trong Liên-hiệpPháp, mặt khác, phía chính quyền kháng chiến Việt-Namđã dần để lộ rõ chân tườngcộng-sản, lúc bấy giờ ý nghĩa của"kháng-chiến" đã thay đổi và đến khihiệp định đình chiến Genève ký ngày 20-7-1954 thìkhông ai còn nói đến "kháng-chiến" nữa, lúcđó quốc-cộng rạch ròi phân đôi đấtnước cũng như trong lòng người dânViệt-Nam; vĩ tuyến 17 qua-phân lãnh thổ vàngười dân tập trung, tập kết chuẩn bịcho một cuộc đối đầu mới, sẽđược gọi là "chiến-tranh lạnh"(ngôn-ngữ đối ngoại) và "nộichiến" hoặc "chiến-tranh huynh đệ"(ngôn-ngữ đối nội), kéo dài gần 21 năm vàhậu quả đến nay, hơn 31 năm sau, vẫnchưa chấm dứt! Văn-nghệ đã và cũngsẽ bắt đầu một cuộc qua phânthường trực, thành hai chiến tuyến; nền vàmảng văn-nghệ "kháng-chiếncộng-sản" không có mặt người làmvăn-nghệ ở "thành"(vùng tề), mà nhữngngười làm văn-nghệ "tự do,quốc-gia" sẽ không đứng bên những nghệsĩ gọi là "chống Mỹ, chống ngụy"!

Thờiđiểm 1945-1950 đã là thời đặc biệtcủa văn học kháng chiến và yêu nước ởtrong Nam. Nguyễn Văn Sâm nhận xét xác đáng về"nền" văn-chương tranh đấu : "... Trước giai đoạn 1945, chúng ta chỉ cónhững tác phẩm tranh đấu nhưng chưa cómột nền văn-chương tranh đấu vithời đó chỉ có một vài nhà văn sáng tác lẻtẻ khi lòng mình rung động về vấn đềquốc-gia, dân-tộc; nhà văn chưa đặt vấnđề đường hướng sáng tác đểnhững cây bút đồng thời cùng đánh vào mộtmục tiêu. Ngày xưa, Nguyễn Đình Chiểu, HuỳnhMẫn Đạt ... lạc loài trước bao nhà văn cùngthời đại. Năm 1945, gần như tất cảvăn gia đều hướng về việc tranhđấu, giải thực (...) Hi vọng vừa bừngnở đã chợt tắt vì ý đồ thực dâncủa người Pháp trong việc muốn tái lậpchế độ đô hộ xưa, dân chúng vì vậy oánhận, căm thù. Thêm vào đó cảnh máu lửa khắpnơi, người chết, nhà cháy, lòng người nhưmột cảm thấy yêu mến quê hương, dân-tộchơn. Họ làm mọi điều hữu ích cho quốc-giakhông để ý gì đến những hậu quả taihại cho chính bản thân và gia đình họ: gia nhậpbộ đội, xung vào ban cứu thương, sáng táctuyên truyền lòng ái quốc hay phổ biến những sángtác đó, muôn người như một (...)văn-chương Nam-Bộ vì vậy đượcnhững người cầm bút lúc đó coi như thểhiện sự đóng góp phần mình vào công cuộc chungcủa quốc-gia " (3).

Nhưđã phân tích ở trên, chính tinh thần đạo lý bìnhdân cộng với lòng trung quân và yêu nước của conngười ở vùng đất bị thực dân xâmchiếm đã gây nên phong trào kháng chiến rất đặcbiệt ở trong Nam. Tâm lý thực tế, ngôn ngữ dângian càng khiến lòng ái quốc dễ đi vào lòngngười hơn. Đó là lý do khiến trường caChiến Sĩ Hành (1949) và tiểu-thuyết Cây Ná Trắccủa Vũ Anh Khanh, truyện Sương Gió Biên Thùy,Nắng Bên Kia Làng của Lý Văn Sâm, Vó Ngựa Cầu Thu(1945), Người Yêu Nước của Thẩm Thệ Hà,Tôi Bị Đày Đi Bà Rá của Việt Tha, Tàn Binhcủa Sơn Khanh (Nguyễn Văn Lộc), Cứu LấyQuê Hương của Hoàng Tấn, ... và thơ văn ởSài-gòn và trong Nam đã thành công khơi dậy tinh thần yêunước và kháng chiến chống Pháp. Thơ văn này cókhác biệt tinh tế nếu so sánh với thơ vănchống Pháp từ các liên-khu ở Bắc và Trung bộ sauđó. Cũng kêu gọi lên đường, cầm giáo máckhí giới, nhưng lòng ái-quốc trong thơ văn VũAnh Khanh, Lý Văn Sâm, Sơn Khanh, ... vừa có nét tình lý ...gần gũi và dễ cảm hóa người đọc -cũng như những Cha Tôi của Lê Đạt, Bên KiaSông Đuống của Hoàng Cầm, Chiều MưaĐường Số 5 của Thâm Tâm, nhiều bài củaQuang Dũng, ... hơn là những Ta Đi Tới củaTố Hữu, Đất Nước của NguyễnĐình Thi, Nhớ Máu của Trần Mai Ninh, v.v.

Vănhọc kháng chiến và yêu nước khởi dậytừ Sài Gòn với các nhóm văn-học yêu nước nhưnhóm gồm Thẩm Thệ Hà, Vũ Anh Khanh, Sơn Khanh,Quốc Ấn, Lý Văn Sâm, như Ngao Châu (Bùi ĐứcTịnh), Phi Vân, Dương Tử Giang, Hoàng Tố Nguyên,Thiên Giang, Khổng Dương, Bách Việt (Mai VănBộ), ... Thẩm Thệ Hà, Vũ Anh Khanh lập nhàxuất-bản Tân Nam Việt. Lý Văn Sâm chủtrương tờ Việt Bút có sự cộng tác củacác nhà thơ Hoàng Tấn, Hoàng Phố, ... tờ này vềsau trực thuộc nhóm báo chí cũng như một sốhiệp hội văn nghệ sĩ khác do Thành ủy Sài Gònchi phối; họ tổ chức những cuộc bãi côngvào tháng 3-1950, ký giả Nam Quốc Cang (người viếtmục 'Sài-Gòn hoạt cảnh' và 'Trớ trêu' nhiều bàiphúng thích các chính phủ Nam kỳ tự trị) bị ámsát (6-5-1950), Pháp bắt nhà báo Thành Nguyên của tờĐiện Báo ngay buổi họp ở rạp NguyễnVăn Hảo, sau đó một số nhà văn nhà báonhư Lý Văn Sâm, Dương Tử Giang, Thiếu Sơn,v.v. phải rút vô khu kháng chiến. Đấu tranh công khaisau đó yếu dần, chuyển sang những cuộcchống những "sản phẩm khiêu dâm" (1952) và"đầu độc tinh thần dân-tộc" (1953)- trong thơ văn và cả kịch trường, canhạc, rồi quay ra làm báo giáo dục như tờViệt-Nam Giáo Khoa của Bùi Đức Tịnh, NguyễnBảo Hóa, Thuần Phong, v.v. Các báo đăng nhiềutruyện thơ nói lên tình yêu nước và kêu gọichống xâm lăng, ... Riêng tờ Nhân Loại dần dàtrở thành cơ quan văn-nghệ qui tụ nhiều nhà vănthơ yêu nước theo cộâng hoặc độclập, như sẽ trình bày ở một đoạn sau.

Thơvăn nói chung đề cao lòng yêu nước, tinh thầndân-tộc và kêu gọi đấu tranh giành độclập. Về văn xuôi, Con Đường CứuNước của Thẩm Thệ Hà và Hường Hoa nóivới người đọc muốn họ "nhậnlấy cái ý niệm tranh đấu của một mùa Xuântranh đấu" (4). Trí thức và văn nghệ sĩchính kiến và tư tưởng có thể khác nhau - nhưkhông khí trong Giai Cấp của Sơn Khanh nếu so vớicác tác phẩm khác, nhưng trước vận nước,tất cả chung vai đấu tranh! Người YêuNước 1950 của Thẩm Thệ Hà cũng nhưtác-phẩm của Vũ Anh Khanh đề cao, cổ võcuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong hầuhết các tác-phẩm lớn nhỏ của ông, văncũng như thơ: Cây Ná Trắc, Bạc Xìu Lìu, NửaBồ Xương Khô, Đầm Ô Rô, Sông Máu, Ngũ TửTư, v.v. Và nhiều nhà văn khác nữa!

Thơ làthể loại rất thịnh hành thời kháng-chiến.Đáng kể có Ái Lan với tập Trên Đường,Liên Chớp có Khói Sương, Ngao Châu Bùi ĐứcTịnh tố cáo thực dân xâm lăng trong tập ChiêuHồn trong đó có bài Hận Nam Kỳ, Xuân Miễnvới Lửa Binh có bài An Phú Đông vẫn đượcchính thức đề cao "đã trở thành sử thicủa cuộc kháng-chiến Nam Bộ" :

''Bạnđã từng nghe An Phú Đông,/ Một làng nho nhỏ ởven sông.

Mộtnăm chinh chiến! Ôi chinh chiến! / Sông nướcSài-Gòn nhuộm máu hồng,

(...)Nhưng chẳng nao gan người chiến sĩ, / Quângiặc vào đây chết ở đây.

Thân dẫu nát thành trobụi nữa, / Cũng không rời khỏi Phú Đông này''

Tuyểntập Thơ Mùa Giải Phóng (1949) gồm 20 nhà thơ nóilên lòng yêu nước và cổ động tinh thầndân-tộc chống ngoại xâm: Chim Xanh, Bân Bân nữ sĩ(Mộng Tuyết), Ái Lan, Khổng Dương, Vũ AnhKhanh, Trúc Khanh, v.v

"Muônlồng ngực hít khí trời cao rộng, / Muôn cánh tay chàođón phút tự do.

Ôi! Say sưa, cuồngnhiệt reo hò! / Thề lấy máu điểm tô tranglịch-sử "(Ái Lan, Thu Giải Phóng).

Nhà thơ ĐằngPhương (Nguyễn Ngọc Huy) thì có cái nhìn khác,nhuốm âu lo hậu vận :

"... Trời mù mịt,giang-san tràn ngập máu, / Khúc lâm-hành đã trỗi thúc ba quân,

Cùng một lòng hăng hái,cả muôn dân / Đã tiến bước lênđường tìm ánh-sáng.

(...) Hồn dân-tộcbừng lên trong gió phất, / Tình quốc-gia bàng-bạcphủ sơn-xuyên,

Tim muôn dân chỉ nhịpmột câu nguyền : / "Tranh quyền sống về dângcho chủng-tộc"

Sao có kẻ nỡ manh-tâmlừa-lọc, / Hướng đấu-tranh theo mộtnẻo mơ-màng :

Mộngđại-đồng, hờ-hững với giang san /Lấy giai cấp để thay tình máu-mủ?

Cờ giải-phóngmầu trung ôi đã trở! / Và đồng-tâm đổvở tự bao giờ.

Biết bao ngườiđã lạc bước trơ-vơ / Trướcthảm cảnh tương-tàn trong cốt-nhục!..."(5)

Bài thơtrường thiên Chiến Sĩ Hành của Vũ Anh Khanh, đượcviết cuối Thu năm 1947 nhưng chỉđược xuất-bản hai năm sau, vì kiểmduyệt và khó khăn thời đó cho thơ văn tranhđấu (6). Hành là một thể-loại thơ cổTrung-Hoa, được các nhà thơ Việt Namsử-dụng cho các đề tài ái-quốc (kêu gọi,đề cao, ...) và tranh đấu, tươngđương với Hịch bên văn xuôi. Hành là thểthơ cho phép vấn hỏi và than thở với vàidụng-ngữ như "hề!" và cấu trúcnghi-vấn. Vũ Anh Khanh đã tận dụng những phépđó. Ngoài ra, chữ dùng và khí thơ trong bài Chiến SĩHành dựng lại hình ảnh quê-hương hào hùng cha ôngđã hy-sinh để lại mà nay chính mảnh đấtđó lại lâm vào loạn ly:

"Hainăm trước, cuối mùa thu xám / Lửa cămhờn cháy nám trời xanh

... Khói hờn loạnphủ ải xa / Lửa hờn dậy khắp sơn-hàViệt-nam"

cũngnhư nói lên chí khí thanh niên yêu nước. Tác-giả đãtả rõ nét hình ảnh người yêu nước:những người thanh niên ra đi vìđại-nghĩa, vì đất nước lâm nguy,những chiến sĩ chủ-trì hành-động nhiềuhơn nói xuông! Lời thơ và hình ảnh hùng tráng (Vóngựa gõ dịp cầu cao vọi / Gươm mình khuamắt dõi đêm dầy) nhưng sao nỗi ngậm ngùi,thương tiếc cứ vương vất(Chiến-sĩ đi buồn tênh tiếng dế!),tâm-trạng người đi vướng tâm-tình ngườiở lại, hành trình dài và đầy hy vọng nhưngviễn tượng sẽ ra sao, nào ai hay (Trời hộngười trai trẻ thành công)! Chiến Sĩ Hành thuộcvề thi-ca tranh đấu, và thiển nghĩ, nhà thơđã thành công làm sống lại thời hào-hùng đầykhí-thế và hoài bão của người trẻ nhữngnăm tháng đó, dù có dăm câu cho thấyảnh-hưởng thi-ca lãng-mạn yêu nước nhưChinh phụ ngâm. Vũ Anh Khanh còn là tác-giả Tha La XómĐạo, một bài thơ nổi tiếng khác từ cùngthời kháng-chiến, được sáng-tác khi nhà thơtrên đường kháng Pháp về ngang qua quê nhà, nhìnlại nơi xưa đầy dấu vếtchiến-tranh tàn phá và ngậm ngùi sự trống vắngcủa người xưa yêu dấu! Bài này đãđược nói đến rất nhiều, nhưnghễ nói đến thơ văn kháng-chiến trong Nam khôngai có thể quên giá-trị văn-học cũng nhưlịch-sử của bài Tha La Xóm Đạo!

Thờivăn-học kháng chiến có một đặcđiểm nữa là việc dịch thuật cáctác-phẩm rất được chú trọng. Cáctác-phẩm nói lên lòng yêu nước của các tác-giả Âuchâu được liên tục dịch đăng báo vàxuất-bản : Con Đường Cứu Nước(của P.I. Stahl do Thẩm Thệ Hà dịch chung vớiXuân Tước, 1947), Đường Lên Cõi Bắc (củaR. Wright do Bùi Nam Tử dịch), v.v.

Về lýluận và lý thuyết văn-nghệ, nhiều nhà văn hóathời kháng-chiến này viết báo và xuất bảnnhững vận động cho một văn-hóa mới,nghệ-thuật mới: Văn Nghệ Và Phê Bình, NghệThuật Và Nhân Sinh (1949) của nhóm Chân Trời Mới (TamÍch, Thiên Giang và Thê Húc), Việt-Nam Trên đường CáchMạng Tân Văn Hóa (1949) của Thẩm Thệ Hà, ConĐường Văn Nghệ Mới (951) của TriềuSơn. Thiên Giang viết Văn Chương và Xã Hội(1947), Nghệ Thuật Vị Nhân Sinh (1949) dùng lý luậnvăn-nghệ cổ động đấu tranh văn-hóa,xã hội. Nhà thơ Ái Lan viết Sứ Mạng Thi Nhân (1948)cổ động thơ ca vị nhân sinh, thơ cứunhân loại. Nguyễn Bảo Hóa xuất-bản Nam BộChiến Sử (1949) với tự ngôn "Nghệ sĩViệt-Nam lấy tư cách nghệ sĩ có nhiệmvụ phải làm trong cuộc giải phóng dân-tộcchống xâm lăng". Sách bị Pháp tịch thu!

Thờikỳ văn-học kháng chiến ở Nam bộ 1945-1950 cóđặc điểm là thời này nhất là lúc khởiđầu, đảng cộng-sản Việt-Nam chưacan thiệp mạnh mẽ và chưa có nhân sự vềvăn-nghệ và các nhà văn vào các chiến khu 8,9 chưanhiều. Chính người lãnh đạo kiêm lý thuyếtvăn-nghệ Lưu Quý Kỳ, phó ban tuyên huấn củaXứ ủy Nam bộ, chi hội trưởng Chi hộiVăn Nghệ kháng-chiến Nam bộ, đã tườngthuật trong Qua Thực Tiễn Văn Nghệ KhángChiến Nam Bộ xuất-bản ở Hà-nội năm1958 rằng văn-nghệ sĩ kháng chiến Nam bộ chođến năm 1949 hoạt động tự phát 'theocảm tính' và 'bồng bột, sôi nổi', từ 7-1949mới có cuộc nghiên cứu báo cáo Chủ nghĩa Mác vàvấn-đề văn-hóa của Trường Chinh. Tháng 1năm 1951 thêm cuộc họp lần thứ hai trong khu 9đã nghiên cứu bản cương lĩnh củađảng, và đến đầu năm 1954 thêm cuộchọp để kiểm điểm sự thựchiện chủ trương 'khai thác và sử dụngvốn cổ văn-nghệ dân-tộc, phục vụ khángchiến' (7). Chi hội Văn-nghệ Nam bộđược hình thành ngày 3-1-1950 và từ đó miềnBắc thật sự chi phối mạnh kháng chiếnmiền Nam. Xứ ủy Đảng CS Đông dươngở Nam bộ cấm đoán ca vọng cổ, hát bộ,nói thơ kiểu Bạc-Liêu, đàn nguyệt, đàn cò,v.v. nhưng các vùng kháng chiến vẫn không tuân theo - đócũng có thể là lý do đưa đến bế tắcvì truyền thống tín ngưỡng bình dân và hạtầng nông dân không hưởng ứng văn-nghệchỉ huy - chính xứ ủy Lê Duẫn cũng đã báo cáonhư vậy. Từ 1950, lãnh đạo văn-nghệtrương phương châm 'dân-tộc, khoa học,đại chúng' nhập cảng từ các chiến khuViệt Bắc và chú ý đến 'tác phong củangười văn-nghệ sĩ nhân dân, văn-nghệsĩ cách mạng' cũng như lập trường giaicấp của văn-nghệ sĩ! Phải chăng đólà lý do văn-nghệ yêu nước và kháng chiến bộcphát ở Sài-Gòn đã yếu dần rồi vắng tiếng?Và cũng từ đó, văn-nghệ chỉ huy từlập trường đến nhân sự dần dàđộc tôn chiếm lĩnh! Sau cuộc hội tháng1-1951, đảng đề ra thêm lập trường giaicấp trong văn-nghệ, đề cao thơ lục bát(vè) và những hình thức văn-nghệ đại chúngtừng bị cấm đoán nhưng không thành công: cáctuồng cải lương và hát bộ được ...nhuận sắc theo văn kiện 'khai thác vốn cổdân-tộc' đem từ đại hội thành lậpđảng cuối năm 1951 ở vùng Việt Bắc vào.Lưu Quý Kỳ cho biết chiến dịch bộđội 'sáng tác' ca dao, trong một vài tiếngđồng hồ, một tiểu đoàn (400 bộđội) có thể 'sáng tác' được 500 câu "cadao". Bảo Định Giang, một nhà thơkháng-chiến đã có kỷ lục sáng tác 'ca dao' in thànhtập (Ca Dao Đồng Tháp, 1947 và Ca Dao Gọi Lính, 1948).Tuy vậy, đến cuộc họp cao cấp vào tháng5-1954, đảng và chỉ đạo văn-nghệ Nam bộvẫn kiểm thảo và phàn nàn về tính văn-nghệhữu khuynh 'dám nghĩ dám làm' của cán bộ và quầnchúng trong Nam vẫn chưa 'chữa' được (8)!

Văn-nghệkháng-chiến trong các Khu đã được sách báo trongnước ghi thành tích và xuất bản nhiều biêntập, ở đây xin nhắc sơ qua. Khu 8 ĐồngTháp Mười là nơi sinh hoạt văn-nghệ củaBảo Định Giang, Nguyễn Bính ('chín năm đốtđuốc soi rừng' của ông đã để lạitrường ca Những Thanh Gươm Bén, truyệnthơ Hương và hai kịch thơ Ông Lão Mài Gươm1947 và Chiếc Áo Đêm Trăng); Khu 9 có Sơn Nam, ĐoànGiỏi, Kiên Giang Hà Huy Hà, ... Đặc Khu Sài-Gòn ChợLớn có sự góp mặt của Lý Văn Sâm, Lê VĩnhHòa, Dương Tử Giang, Nguyễn Bảo Hóa, v.v.Miền Tây địa phương văn-nghệ củaBảo Định Giang (lúc đầu), ViễnPhương, Xuân Miễn, ... Nguyễn Bính sau khi tậpkết trở về Bắc đã xuất-bảnĐồng Tháp Mười, Trả Ta Về, GửiNgười Vợ Miền Nam, v.v. Thơ rất bình dân,như lời hưá với người 'má' miền Namtrong bài Chung Một Lời Thề:

"(...) Mấydoi, mấy vịnh, mấy vàm / Con nhìn theo má chèo ngang bongdừa

Gió lùa mái tóc bạc phơ/ Mến thương tràn ngập mấy bờ sông sâu:

'- Má ơi, con dám quênđâu / Con xin thề đúng như câu má thề

Nghìn muôn gian khổchẳng nề / Má chờ con nhé, con về, má ơi!"

(Tuyền TậpNguyễn Bính, 1986, tr. 107).

Khiviết về văn-học kháng chiến giai đoạnnày, các nhà phê bình và văn-học sử tùy vị tríngười quốc-gia hay cộng-sản hoặc yêunước độc lập, đến nay, 2006, dù đãcó những thay đổi, 'cải thiện', 'cởimở', nhưng vẫn có những quan điểm vàlựa chọn không đồng nhất (sự thậtchỉ có Một nhưng có nhiều cái nhìn và 'tiếpcận'!). Như với Vũ Anh Khanh, kháng chiến thànhrồi theo kháng chiến khu và tập kết năm 1954nhưng rồi không lâu sau vượt cầu HiềnLương vô Nam đã bị bộ đội bắnchết. Như định nghĩa hay cách xếp các nhà vănnhà báo vào loại "yêu nước công khai" ởSài-Gòn của các soạn-giả tập Địa ChíVăn Hóa Thành Phố HCM trong đó người khángchiến nằm vùng và người kháng chiến thànhhoặc độc lập được đặtcạnh nhau. Với cách nhìn của trong nước chođến nay, các tác-giả kháng chiến như SơnKhanh, ... ít được nhắc đến hoặc cónhắc nhưng nhắc cho có như Tam Ích, Thiên Giang, Thê Húc,... hoặc nhắc để phê phán nặng nề nhưvới Hồ Hữu Tường, ..! Về tiểusử, Lý Văn Sâm, Dương Tử Giang hình nhưcũng có 'vấn đề' và Lê Vĩnh Hòa chẳng hạntừng xuất-bản Mái Nhà Thơ (1965) và NgườiTị Nạn nhưng trong nước chỉ nhắcđến Chiếc Áo Thiên Thanh (1959) là một tuyểntập tuyện ngắn, còn Võ Phiến trong bộ VănHọc Miền Nam không ghi lại tiểu sử Lê VĩnhHòa - dù là em ruột, phải chăng vì anh chống Cộng?

  • Thơ văn kháng chiến ở Trung Bộ và Việt Bắc:

Khởiđộng từ Sài Gòn và lục-tỉnh Cochinchine,ngọn cờ Vệ quốc kháng chiến và thơ vănyêu nước sau đó đã chuyển lửa ra TrungBắc và đồng thời một nền văn-họcgọi là cách-mạng lớn mạnh trong các liên khu ViệtBắc và chuyển trở về các liên khu miền Nam,chỉ thị và đề cương theo nhân sự và tácphẩm vào Nam. Trần Mai Ninh với bài Nhớ Máu nhưtiếng kêu gọi lên đường từ miền Trung:

"Taquyết thắng / Việt-Nam rồi đứng dậy

Sáng vô chừng / rấtđẹp với Nha Trang và Nam Bộ

Phan Thiết, Phan Rang,Đà Lạt / Máu chan hòa trên góc cạnh kim cương

Các anh hùng tay hạ súngtrường / Rồi khẽ vuốt mồ hôi và máu

Họ cười vang runglớp lớp tinh cầu..."

Vớiphương châm 'văn-nghệ là vũ khí, nhà văn làchiến sĩ', viết văn theo đường lốixã-hội chủ-nghĩa là sử dụng phương pháphiện thực phê phán, phê phán là xấu tất cảnhững gì của các chế độ khác, thứ hai làsử dụng hiện thực xã-hội chủ-nghĩa,nghĩa là cái gì của thế giới cộng-sảnđều tốt hết, đều không có khuyếtđiểm, nếu có thì chỉ là hiện tượng(chứ không là thực chất), là do kẻ thù gây ra.Chiến tranh khủng khiếp nhưng nhà văncách-mạng không được nói đến cái chết,những mất mát và cảnh bi thương - vành khăntrắng của Phạm Tiến Duật là trật chỗ,là sai! Kẻ thù không bao giờ tốt, hoặc có thì cũngkhông được nói. Các nhân vật chính đều'tốt', là những nhân vật chính diện! Hình ảnh anhbộ đội - "điển hình bộđội", lúc nào cũng "đẹp","khoẻ" về hình hài cũng như lý trí: trongthơ Chính Hữu (Đồng Chí, 1947), người bộđội đối xử với nhau bằng tình cảmcao quí, người lính bộ đội trong Xung kíchcủa Nguyễn Đình Thi thì trưỡng thành, xứngdanh là chiến sĩ cách mạng; cũng như nhữngphụ nữ kháng chiến vùng Huế trong Gặp Gỡcủa Bùi Hiển! Người phụ nữ mẹ vàvợ bộ đội đảm đang, vị tha vìchồng con yêu nước!

"ThằngTrâu con chó / Cặp đuôi chạy dài

Mã bố nhà nó / NịnhTây hết thời"

Là BàMẹ Việt Bắc bên cạnh những Bầm ơi, Bàbủ, Chị là người Mẹ của Tố Hữu,Bà mẹ canh biển của Tế Hanh, Mẹ củaNguyễn Bính, Gửi mẹ trong vùng giặc chiếmcủa Chế Lan Viên, ... Người vợ trongĐợi chờ của Nam Cao đảm đang hếtmọi việc nhà cho chồng đi công tác bộđội xa. Quan hệ dân với bộ đội lúc nàocũng "chân thật, đẹp đẽ",... HuyCận viết Gặt lúc đêm trăng tả cảnhbộ đội giúp dân gặt lúa, Hoàng Trung Thông viếtBao giờ trở lại tả lòng mong đợi anhbộ đội trở lại làm nhộn nhịp thôn quê:

"Anhđi chín đợi mười chờ

Tin thường thắngtrận, bao giờ về anh?"

LưuTrọng Lư thì:

'Ngòcải đã ra hoa / Bí bầu đã trổ trái

Nỡ nào anh đi mãi /Bộ đội đã về làng

Súng đạn đã âmvang / Giặc tháo sau tháo trước

Tay cơi trầu,đọi nước / Miệng gọi mạ gọithầy

Chớ chi anh vềđây / Giữa đoàn quân chiến thắng!' (Ngò cảiđơm hoa, 1949) (9)

Bài thơtừng bị chỉ trích có tư tưởng bi quan, vì câuáp chót.

Phầnlớn thơ văn yêu nước và kháng chiến ở bamiền nói chung hãy còn lãng mạn, trữ trình. Thơvẫn là thể-loại được sử-dụngnhiều nhất và được xem là "binh chủng mũinhọn".

"Thôihãy lên đường tráng sĩ ơi!

Quê hương mongđợi đã bao đời

Biên thùy nghe dậyniềm ai oán,

Gươmhận mài chưa? Khát máu rồi..."(Biết gửiđưa ai, Vệ Quốc 1-1946) (10) Xin trích bài Chia tay - cóthể là sáng tác tập thể. Vào những ngày đầucủa Nam bộ kháng chiến, các chiến sĩ củaVệ Quốc Quân đã đột phát gia nhập hàngngũ. Khả năng quân sự, trình độ văn hóa,tư tưởng v.v. rất phức tạp. Nhằmmục đích tuyển chọn các cấp sĩ quan, lãnhđạo các đơn vị chiến khu 9 đã tổchức đại hội sát hạch để xácđịnh khả năng các chiến sĩ ưu tú vàcấp lãnh đạo sẽ định cấp bực quânhàm. Bài thơ được ghi lại sau đâyđược sáng tác vào đêm liên hoan bế mạcđại hội sát hạch lần đầu vàđược in trên báo Tiếng Súng Kháng Địchsố 1, thu 1947. Bài thơ ghi lại qua trí nhớ củamột cựu kháng-chiến, có thể có vài từ ngữghi sai và có thể thiếu một câu:

"Chianẽo sa trường, / Bạn về, thôi thế.

Tặng bạnlưỡi gươm, / Đừng quên nhau nhé.

Cười hát điêncuồng, / Mắt không mờ lệ, / Lòng sao rấtthương

. Bạn đi lồnglộng trùng dương, / Ta về gối súng ômgươm đợi thù.

Nhớ mãi một mùa thu, /Tung bay cờ đại hội.

Ta cùng bạn thi đua. /Mến thương mà sôi nổi.

Có ngại gì hơn thua. /Chỉ biết nêu chói lọi,

Danh dự của toàn khu./ Vẳng nghe lời bạn như ru:

Ta thi là để rửathù giang sơn.

Nghĩ tới giặccăm hờn nét mặt. / Gươm bạn trao vằngvặc trăng soi,

Rực lên ý thép sángngời. / Gươm trao là để cho ngườilập công.

Hãy lập chiến công, /Hãy giành thắng lợi.

Tiếng thét xung phong, /Rung cờ đại hội.

Còn cháy bên lòng, / Cònvọng núi sông. [có thể thiếu 1 câu]

Giờ đây sùng sụcmáu hồng cuộn trôi.

Trăng có sángphương trời rạng đông.

Gió có reo lồng lộngđêm nay. / Cho ta nhắn bạn câu nầy:

Nhớ nhau xin chặtđầu Tây cho nhiều.

Rồi đây ta vỗgươm reo. / Lũ ta nghèo súng không nghèo chiến công.

Rồi mai mốt cờtung chiến thắng, / Ta gặp nhau đầm ấm làmsao !

Gươm thềchẳng hẹn lời trao. / Tình xưa đại hộiai nào quên ai ...

Đêm đã gần phai. /Trăng kia đã ngả bóng dài ngang sân". (Vô danh) (11)

VềTruyện và ký có Đôi mắt, Ở rừng, Đợichờ, Truyện biên giới của Nam Cao, Du kích huyệncủa Tô Hoài, Làng của Kim Lân, Đường Vui, Tìnhchiến dịch của Nguyễn Tuân, Đấtnước yêu dấu, Đêm giải phóng của NguyênHồng, Thư nhà của Hồ Phương, Xung kíchcủa Nguyễn Đình Thi - được xem như làtruyện dài đầu tiên thực địa vềcuộc kháng chiến - những giao tranh ở chiếndịch Vĩnh Yên. Trong Đôi Mắt (1948), Nam Cao nóiđến thay đổi nhãn quan, bỏ con mắt thờơ việc nước mà mang lấy đôi mắtcủa nhân dân; nhân vật chính, nhà văn Hoàng, từmột người "trí thức nửa mùa","chỉ tài chửi đổng", "chẳng yêumột cái gì", giỏi buôn bán chợ đen, thíchđọc Tam quốc, nuôi chó dữ, đã tự thắngbỏ cũ theo nếp sống mới, kháng chiến! Nhàvăn yểu mệnh này ghi trong nhật ký Ở Rừng(1948): "cách mạng đã đổi hẳn óc mình, khángchiến chẳng những làm già dặn thêm khối ócđã đổi mới kia, còn thay đổi ngay chínhbản thân mình...".

Bêncạnh thơ văn trữ tình lãng mạn là thơ vănchính luận, loại dùng để kết tội, xửlý, ... tuyên truyền cổ võ cho một mục-đích, ýhướng, có khi không hẳn phải là văn-học yêunước, những 'thơ văn' minh họa những anhbộ đội, v.v. Thơ văn đấu tranhcộng-sản tức thứ văn thơ mà đảngcộng-sản đề cao và gọi là cách-mạng yêunước. Tính chiến đấu trở nênthường trực, phải là phẩm chất hàngđầu của nền văn nghệ, cũng là tínhĐảng. Một thứ thơ văn đấu tranhvới đề-tài, mục-đích dù sao vẫn lànhững thứ ngắn hạn, mang tính thời sự,Đề-tài cưỡng ép do đó đưa đếnnhững bài bản không giá trị văn-chương vàkhông sống mãi với thời-gian. Nhà văn viếttuyệt đối theo tư tưởng Đảngnhưng với ngôn-ngữ của nhà văn. Nhân vật,chủ đề thì theo hình tượng điển hình(hình tượng Tổ quốc, bộ đội anh hùng,nhân dân anh hùng, v.v.). Những nhà văn chân chính, đíchthực hay muốn là lương tri của thờiđại, có lúc cũng phải dằn vặt. Cóngười như Hoài Thanh đã phải phủ nhậncông trình Thi Nhân Việt Nam của mình. Nhân Văn Giaiphẩm là một thí dụ điển hình nhưng xảyra sớm do đó các văn nghệ sĩ sớm cấttiếng ý thức đã phải khốn khổ phầnđời còn lại. Ngay quan chức như NguyễnĐình Thi đã phải viết hai vở kịch Con naiđen và Nguyễn Trãi Ở Đông Quan mà nhiều nămsau mới dám công khai nhắc đến như nhữngvở kịch vạch trần sự nói dối.

NhữngHội Văn Hóa Cứu quốc (9-1945), Văn NghệViệt Nam (1948) được thành lập, nhữngtạp chí Tiền Phong, Văn Nghệ, Lúa Mới, CứuQuốc Việt Nam, v.v. được ra mắt,để hổ trỡ cuộc kháng chiến. Báo-chíđược chiếu cố, phát hành từ trungương Hà-nội đến tận cùng các bưngbiền cả ba miền. Trong khắp các liên-khu, vì vai tròcủa văn nghệ sĩ được đề caonên họ bị theo dõi và chỉ đạo. Văn-họctrở nên tập trung và được gọi là"văn-học cách mạng", chủ đạo và chiphối hết mọi ngành sinh hoạt; những tưtưởng bị gán nhãn "tư sản, phảnđộng" bị loại trừ và kiểmđiểm. Bản Đề-cương về văn-hóaViệt Nam (1943) được đem ra học tập vàáp dụng và những Đại hội văn-hóa toànquốc (lần 1, 12-1946) liên tục kiểm thảo,định hướng! "Nền" văn-học cáchmạng ở các liên khu kháng chiến này trở nên caođộ sau 1948. Trong Nam, các chiến khu có những tờVệ Quốc (1946), Lá Lúa, Tiếng Súng Kháng Địch,Tổ Quốc, Tiền Đạo, Cứu Quốc, Nhân DânMiền Nam (với phụ trương Tiểu ThuyếtNhân Dân), Văn Nghệ Miền Nam, ... phát hành đềuđặn, nội-dung gồm những bài thơ văn,truyện ngắn, tùy bút và nghị luận, thông tin, tuyêntruyền. Nhiều "nhà văn" như Anh Đức,Nguyễn Thi, Nguyễn Trung Thành,... xuất thân và xuấthiện đều đặn trên các báo tuyên truyền này.Để cổ động và tuyên truyền mạnhhơn, giải văn-nghệ Cửu Long đãđược lập ra (Sơn Nam từng đượcgiải này về truyện ngắn Tây ĐầuĐỏ). Tiếp là cuộc chiến "chốngMỹ", giải Nguyễn Đình Chiểuđược lập ra từ 1965 để thưởngcông những cây viết đã đạt đượcnhững tiêu chuẩn đề ra của"chủ-nghĩa anh hùng cách-mạng Việt-Nam củavăn-học chống Mỹ", một "nền"văn-học có "đặc điểm thốngnhất" là "sự lãnh đạo chặt chẽcủa Đảng", như Từ Tuyến ĐầuTổ Quốc, tập thư của một miền Namchống Mỹ!

Kịchthơ và kịch nói là những thể loạiđược sử-dụng nhiều trong giai đoạnkháng chiến. Từ 1945, ở Sài-Gòn đã có kịchthơ của nhóm Hoàng Mai Lưu (Hội nghị DiênHồng, Đêm Lam Sơn, Mê Linh, ..), Tây Thi Gái NướcViệt của Hoàng Mai (Mai Văn Bộ), Giặc CờĐen của Ninh Huy, v.v.

Văn-họckháng-chiến dưới sự chỉ đạo vàđiều động của cộng-sản miềnBắc nay dần trôi vào quên lãng sau những đợt ghilại lịch-sử và đề cao, nay mảng con rơi1945-1950 của miền Nam thì lại được nóiđến nhiều hơn. Tuy nhiên văn thơ do chỉthị và chiến dịch giai đoạn thì giá trịvăn-chương không có mà sự hiện diện củachúng cũng không bền lâu. Một cây viết củakháng-chiến thời này là Đoàn Giỏi sau này đãkiểm điểm như sau: "Truyện Cá Bông Má (1952)của tôi đã được viết đúng nhưchủ trương, mặc dù hồi đó viết nhưvậy tôi thấy cũng đã là "dám" vượtra khỏi khuôn khổ quá xa rồi. Yêu cầu chỉ cócốt truyện, không cần tả cảnh, cảm xúc.Truyện như vậy, bây giờ tôi không muốn nhìnlại nó nữa, hoặc có đọc lại thì tôi khôngkhỏi thấy buồn cười". Đoàn Giỏiphê bình cả những truyện thơ và kịchđược giải thưởng Cửu Long thờikháng-chiến, "những tác-phẩm này bây giờđọc lại thấy bình thường thậm chí cókhi còn rơi vào tự nhiên chủ nghĩa (...) Chỉ cónhững chuyện của Sơn Nam bây giờ đọclại vẫn còn thấy xúc động" (12). Bạnông, Bảo Định Giang, 'tác-giả' nhiều tập'ca-dao kháng-chiến', nổi tiếng với hai câu 'cadao':"Tháp Mười đẹp nhất bông sen /Việt-Nam đẹp nhất có tên bác Hồ".

Nhìn chung,văn-học thời kháng chiến 1945-1954, với mụcđích khẩn cấp, cấp thời, đã là nhữngcông trình bình thường về phương diệnvăn-chương hay thẩm mỹ học. Đãi lọcthì cũng có được một số tác-phẩmvăn-chương như Chiến Sĩ Hành, Cây Ná Trắccủa Vũ Anh Khanh, Sương Gió Biên Thùy của LýVăn Sâm, Vó Ngựa Cầu Thu, Người Yêu Nướccủa Thẩm Thệ Hà, Tàn Binh của Sơn Khanh, v.v. Cáclý thuyết văn-nghệ cũng có như đã trình bày,nhưng chưa qua thử thách và không có dịp thảoluận bình thường và công khai. Nhiều nghiên cứu vàlý luận như tập Văn Học Kháng ChiếnChống Pháp 1945-1954 của Phong Lê, Vũ Tuấn Anh vàVũ Đức Phúc (1986) phê phán gay gắt và gần nhưphủ nhận thơ văn kháng chiến một cách"bộc phát" ở các thành phố và khu kháng chiếnmiền Nam không theo lập trường và chỉđạo của đảng - họ phân biệt hailoại văn-nghệ sĩ "cách-mạng" và"tiến bộ". Ngay cả người từngđược guồng máy đảng đề cao nhưLý Văn Sâm cũng bị "đánh giá lại". Trêntờ Văn Nghệ Đồng Nai số 7 (1981) củaHội văn-nghệ tỉnh Đồng Nai (mà Lý VănSâm là chủ tịch): "Tiếc rằng tác-giảđể ngòi bút của mình bị những chi tiết lykỳ gây cấn, những cảnh ngộ éo le ngang tráidẫn đi khá xa, đến nỗi những tình cảmyêu nước bị chìm ngập trong không khíđường rừng phiêu lưu mang nặng màu sắclãng mạn. Vì thế những nhân-vật của anh dù cónhiều đúc tính dũng cảm, phóng khoáng, caothượng, trọng danh dự, cuối cùng cũngđều chịu một kết cuộc bi thảm, có khikết cuộc bi thảm đó lại do chính nhữngđức tính kia gây nên. Do tánh chất lưỡng phânđó, nên nhân-vật của anh chưa phải lànhân-vật tích cực theo đúng ý nghĩa của nó,cũng chưa phải là điển hình cho con ngườimầm mống của tương lai"(13).

Trongthời kháng chiến 1945-1954, miền Bắc đề ranhững chính sách 'dân-tộc mới, cách mạng, khoahọc và tiến bộ' để chống lạinhững cái mà họ gọi là 'chủ nghĩa vong bản'(có khi còn gọi là 'chủ nghĩa thế giới') cũngnhư chủ nghĩa dân-tộc của ngườiquốc-gia và tự do là 'chủ nghĩa dân-tộc hẹphòi' (14). Trí thức vong bản, văn-nghệ sĩ vongbản, kinh tế vong bản, cả nông dân cũng vongbản (thích nghe tân nhạc, v.v.), ... tất, nếu khôngxuất thân từ chính sách, đề-cương và lò tôiluyện của họ, đều là vong bản,đều không phải là tác-phẩm 'tốt', khán giả'tốt'! Nhà văn ở những vùng họ gọi là 'vùngđịch kiểm soát' nếu viết lên tình yêuđất nước vẫn bị những kẻ giáođiều miền Bắc phê phán là 'khách quan tư sản'và 'thiếu lập trường' nên không có nội-dung,chỉ trọng hình thức chủ nghĩa - thật ra vìnội dung và lập trường không theo ý họ vàvăn-nghệ cách mạng vô sản không quý hình thứcvăn-chương! Họ muốn đồng thờiđẩy mạnh đấu tranh giai cấp, mà ởmiền Nam lục-tỉnh cũng như miền Nam tựdo, vấn-đề giai cấp không trầm trọngnhư ở miền ngoài! Nhưng một thiểu sốngười (sĩ có, nông có) trong Nam có cái Tôi quá cao nên đãbị chế độ miền Bắc sử dụng trongkháng chiến chống Pháp cũng như các MTGPMN, nằmvùng, nhị trùng, phản thùng, v.v.

Tinhthần ái-quốc ở miền Nam đã đượcbiểu lộ dưới nhiều hình-thức: ái quốccảm tính, lỗi thời, hiệp sĩ, nên bịlợi dụng; ái-quốc khoáng đạt, do đó dễrơi vào sai lầm, bị lợi dụng.Văn-chương yêu nước và kháng-chiến 9 nămdù vậy đã góp phần đánh động lòng yêunước, chống thực dân và đã là một phầntích cực của công cuộc kháng-chiến đó. Từmiền Nam văn-chương kháng-chiến đã trỗilên, trong năm năm, 1945-1950, đã thành công khơi dậyvà đi những bước đầu cho đạicuộc. Công việc văn-chương và cổđộng đó đã được ngườiđọc đón nhận một cách tích cực và hiểnnhiên: văn-chương cảm hóa được lòngngười, một thứ văn-chương dấn thân,không những ý tình tác-phẩm chuyên chở mà nhiềutác-giả đã thật sự dấn thân. Không những nhàvăn thơ nhập cuộc mà cả nhà giáo, nhà báo và tríthức đủ ngành sinh hoạt (luật sư,thương gia, ...).Tất cả đã đồngloạt, mỗi người một con đường,phương pháp, tố cáo chế độ thực dân vàcùng kết luận chỉ có một con đườngcứu nước là đánh đuổi thực dân Pháp. Giaiđoạn 1950-1954, đảng cộng-sản Việt-Namdần nắm quyền điều khiển cuộckháng-chiến, văn-chương trở vô các liên khu,từ Việt Bắc đến Đồng ThápMười, hình thành một thứ văn-họccách-mạng có tính đảng và giai cấp. Nhà văn XuânTước trong Hồi Ký 60 Năm Cầm Bút, đã kểlại kinh nghiệm mắt thấy tai nghe vềkháng-chiến thời 1945, về những công tácvăn-nghệ kháng-chiến ở nhiều Khu và các thànhphố, như phe cộng-sản lấn chiếm nhữngtrại huấn luyện và đoàn Thanh Niên Cứu Quốccủa kháng-chiến, như các lãnh đạo kháng-chiếnở Bắc (Lê Duẫn, Lê Đức Thọ, ...) vàođiều khiển cuộc kháng-chiến trong Nam.

  • Văn-nghệ vùng tự do

Cácđảng phái quốc gia, dưới danh nghĩa chungViệt Minh lúc đầu kháng chiến, đã có nhữngchiến khu, sau Việt Minh bị cộng sản hóa, cáclực lượng quốc gia người bị tàn sát,người phải thiên sang đất Trung quốc,người về thành. Những năm 1946-1949,văn-nghệ sĩ theo kháng chiến về nhữngchiến khu Việt Bắc, v.v. Hà-nội bị 'bỏtrống' do đó không thật sự có sinh hoạt tríthức và văn-nghệ. Từ khoảng năm 1950,tức từ khi có những vụ 'dinh tề' thìvăn-nghệ ở thành bùng lên, ở Hà-nội mộtsố nhóm văn-nghệ như nhóm Thế-Kỷ (têntờ tạp-chí của nhóm gồm Bùi Xuân Uyên, TriềuĐẩu, Tạ Tỵ, ..) chống kháng-chiếndưới sự chỉ đạo của đảngcộng-sản, nhưng cũng không hợp tác với Pháp, họđi tìm một chủ nghĩa dân-tộc khác, một cáchxây dựng 'tiêu cực', qua văn thơ và báo-chí. Trongsố những nhà văn viết cho các báo và tạp-chíxuất-bản ở Hà-nội có thể ghi nhận MặcThu (Bão Biển, 1951), Trúc Sĩ (Kẽm Trống), TriềuĐẩu (Trên Vĩa Hè Hà Nội), Nguyễn Thạch Kiên(Hương Lan, 1951), Ngọc Giao (Quán Gió, Mưa Thu,Đất, ...), ... chống kháng chiến cộng-sản,Hoàng Công Khanh (Trại Tân Bồi), Sao Mai (Ánh Mắt Mùa Thu 1952,Nhìn Xuống 1953) day dứt thân phận làm ngườiViệt-Nam thời nhiễu loạn. Bên cạnh cóvăn-chương đô thị, lãng mạn vớinhững Thanh Nam , Nguyễn Minh Lang, Vũ Đình Trung(Đồi Thông Hai Mộ), ... Có nhà văn thuộc quânđội quốc-gia như Kỳ Văn Nguyên (NhữngKẻ Sống Sót, 1950), Nguyễn Ái Lữ (Sóng Gió, 1952), HuyQuang (Ngày Anh Trở Lại, 1951, Đôi Ngã, 1953), ... Phầnlớn các tác-giả này, cũng như kịch giả HoàngNhư Mai với Tiếng Trống Hà Hồi (diễn ởvùng tề Hà-nội 1952, Vũ Khắc Khoan đạodiễn) đã dóng lên những tiếng nói yêu nướckhác, không thuộc dòng kịch kháng-chiến chủ trì ởtrong các Liên khu, phần còn lại diễn tả quanniệm sống trong thời chinh chiến!

Thờinày, một số nhà thơ miền Trung xuất-hiện vàdần vững bước thời văn-học miềnNam sau 1954, như Đỗ Tấn, Diên Nghị, Thanh Thanh,Thế Viên, Tạ Ký, v.v. Thơ yêu nước vàkháng-chiến có mặt nhưng yếu hơn trong Nam dùvề mặt văn-chương có nhiều nỗ lựcsáng tạo. Một Hồ Hán Sơn (ký Trần Hồng Nam):

"Nhớthuở / Anh cày thuê

Em chăn trâu / Bóng mátdưới cầu / Quen nhau ...

(...) Bao giờ / Giặcchết trên ngàn / Giặc tan ngoài bể

Nhớ lời em nhé / Và cánhđồng quê

Dù không may / Anh cứvề

Ai chê ngườiđuổi giặc / Ai ghét kẻ thương binh

Còn làng, còn nước, cònanh

Còn đồng ruộngcũ, còn tình lứa đôi

Em vui / Nước nhàđộc lập / đường quê tấp nập / Traitráng về làng

Hai mùa lúa chin ngô vàng hơnxưa (Tình Nghèo, 1952)

Không xamột Kiên Giang Hà Huy Hà của Tình Quê Tình Nước -được ghi là sáng tác khi thì năm 1954 khi 1955, vì ýnhững câu chót đã/sẽ khác :

"... Quêhương là máu, là xương thịt, / Nướcmắt mồ hôi của giống nòi,

Tranh đấu từ baonhiêu thế kỷ, / Bảo tồn gấm vóc đếnmuôn đời .

Còn sống ngày nào trênđất nước, / Nếu ai xâm chiếm đếnquê hương,

Tình quê sẽ xoá ra tìnhnước: / Tình nước đúc thành súng vớigươm.

Lòng dân võ trang bằng tìnhcảm, / Tay dân võ trang bằng súng đạn.

Dân đứng lên siếtchặt quân hàng: / Giặc vào đây giặc sẽ rãtan..."

Dù gì thìlịch sử đã ghi rằng quân đội viễn chinhPháp rút hết ra khỏi Việt Nam ngày 25-4-1956. Nhà thơđại tá Cao-đài Hồ Hán Sơn đã có bài thơ“Tiển đoàn quân viễn chinh Pháp” được in trênvài nhật báo Sài Gòn một hôm trước khi toán quâncuối cùng của Pháp xuống tàu rút quân vĩnh viễn.Tác giả của bài thơ này tuy ký là Vô danh nhưng vềsau được biết là Hồ Hán Sơn. Có lẽ bàithơ này là tác phẩm cuối cùng của Hồ Hán Sơn,vì không lâu sau đó ông mất tích. Một ngườibạn của ông đã xác nhận như vậy!

"Ánhhồng chói rạng chân trời mới / Ngọn lửađao binh tắt lịm rồi

Có kẻ chiều nayvề cố quận / Âm thầm không biết hận hay vui

Chiều nay, / Kèn kêutức tưởi nghẹn lời

Tiếng ngân xúcđộng dạ người viễn chinh

Chiều nay trên nghĩađịa / Có một đoàn tinh binh

Cờ rũ và súng xếp/ Cúi đầøu và lặng thinh

Âm thầm giả biệtngười thiên cổ / Đất lạ trời xasớm bỏ mình

Thịt nát xương tanhồn thảm bại / Nghìn năm ôm hận cỏi u minh

Hởi ơi làm línhviễn chinh / Chiều nay bước xuống tàu binhtrở về

Tàu xúp lê, tàu xúp lê / CửaHàm Tử lao xao sóng gợn

Bến Bạchđằng lởn vởn hồn quê / Bước đinhững buớc nặng nề

Ngày đi không biết ngàyvề không hay

Một ngàn chín trămnăm sáu / Một ngàn tám trăm sáu hai

Giật mình bấm đốtngón tay / Trăm năm một giấc mộng dài hãi kinh

Ngày anh đến đây,/ Cửa Đà nẵng tan hoang vì đại bác

Xác anh hùng, Đinh Lýgục đâu đây

Giữ Gia Định, DuyNinh liều mạng thác

Ôm quốc kỳ tửtiết giữa trùng vây

Phan Thanh Giản ngậmhờn pha thuốc độc

Bởi xâm lăngchẳng nhượng nước non nầy

Và Thăng long máu hòa bathước đất

Mất kinh thành HoàngDiệu ngã trên thây

Hởi ơi xươngmáu vẫy đầy

Chân anh dẫm đếnnước nầy tóc tang

Tay gươm, tay súng /Bước nghênh, bước ngang

Anh bắn, anh giết /Anh đập, anh vằm

Anh đày Bà Rá Côn Loan / Anhđoạn Sơn La Lao Bảo

Anh đoạt hếtcơm hết gạo / Anh giựt hết bạc hếtvàng

Chém đàu ông lão treo hàngthịt / Mổ mật thanh niên giữa chiến tràng

Cối quết trẻthơ văng máu óc / Phanh thây sản phụ ném vào than

Con lìa mẹ, vợ lìachồng / Cây hết trái, nhà trống không

Người chìm đáybiển, người tấp ven sông

Người ngã trên núi,người gục trong rừng

Đây Cà Mau, đó Nam Quan/ Thôi rồi mảnh đất Việt Nam

Hung hăng anh bóp trong lòngtay anh

Nước tôi đangđộ yên vui sống / Mít ngát hương mùa bưởingọt thanh

Cỏ nặng tình quê khoaimến đất / Không thương nhau lại giếtnhau đành

Cắn răng tôi chịucực hình / Vuốt râu anh hưởng công trình của tôi

Nhưng thôi, / Hận thùkể mãi bao giờ dứt,

Bút mực làm sao tảhết lời / Nói mãi nói hoài thêm tủi nhục

Linh hồn thơm ngáttổ tiên tôi / Bao năm chiến đãu ta hiểu nhaurồi

Cái gì tàn ác và bạongược / Là trái lòng dân nghich ý trời

Sắt thép tinh ròng binhtướng dữ / Không sao thắng được trái timngười

Anh về là phải anhơi / Về bây giờ để cho đời nhớ anh

Việt nam nướccủa tôi / Sông sâu đồng rộng / Trái tốt hoatươi

Hà Nội kinh thành trànsĩ liệt / Sài Côn đô thị rạng anh tài

Phú Xuân bừng chóigươm ưu quốc / Nghĩa nặng tình thâm vạnthuở nay

Việt nam nướccủa tôi / Già cũng như trẻ

Gái cũng như trai /Chết thì chịu chết

Chẳng cúi lòn ai / Tham lamai muốn vô xâm chiếm

Thì giặc vào đâychết ở đây

Dù ai cắt đãt chia hai/ Cho trong than thở cho ngoài thở than

Dù ai banh ruột xé gan / Chotim xa óc cho nàng xa tôi

Thì anh cứ nhớ mộtlời / Ngày mai thống nhất liền đôi bếnbờ

Anh về nước Phápxa xôi / Chắc anh bao giờ quên được

Những làđường đi nước bước / Những làtên tuổi Việt nam

Suối Yên Thế tuôn trànhậm hực / Đất Thái Nguyên câm tức nổivồng

Tháp mười hậnnước mênh mông / U Minh mấy trận bão lòng chưanguôi

Bao giờ tôi chẳngnhớ / Nước Pháp rộng bao la

Cốt-Da-duya ngườithanh và cảnh lich / Bờ Mạc-xây xinh đẹpnhất sơn hà

Khí sông núi đúc nhiềutrang tuấn kiệt / Bậc anh hùng cứu quốcRốp, Gian-đa

Tôi nhớ mãi một ngày nămtám chin / Anh vùng lên phá ngục Bát-ti nhà

Anh giải thoát chogiống nòi đươc sống / Được yên vuitrong đệ tứ cộng hoà

Anh vui anh sướng anhhát anh ca/ Tôi là người ở phương xa

Ngày anh xán lạn cũnghoà niềm vui

Thôi, / Đã đếngiờ chia tay cách biệt / Anh rời nước Việtvừa tủi vừa mừng

Bên nhà vợ đợicon trông / Vắng anh tình mặn nghĩa nồng cũng phai

Tàu xúp lê một, tàu xúp lêhai / Bắt tay anh nhé anh về nước

Biển lặn trời êmnhớ lấy ngày / Và chẳng bao giờ quên chiếnđấu

Cho ai đừng dếndoạ đày ai

Bóng ngã trời tây, giólồng biển cả / Phút giây từ giả

Trang sử trăm năm/ Tàu anh rời bến Việt nam

Hãy xuôi một ngảmột đường mà đi / Xin tàu đừng ghébắc Phi

Sóng to gió lớn chắcgì đến nơi / Đừng oan trái nữa tàu ơi

Hảy xuôi vềnước cho người hát ca / Anh về mạnhgiỏi ô-voa".

 

3.Chiến tranh 1957-1975:

Đảngcộng-sản Việt-Nam giành độc quyền từnhững thành phần yêu nước không cộng-sản,giành giơ cao ngọn cờ "yêu nước" vìmưu lược kế hoạch lâu dài và tuân theo chủnghĩa quốc tế. Miền Bắc cộng-sảnmuốn xích hóa cả nước Việt-Nam, do đó đãý đồ chiếm miền Nam bằng võ lực, ngaytừ khi tiếng súng tạm ngưng với hiệpđịnh Genève tháng 10-1954. Đề tài cải cáchruộng đất sôi nổi ngay từ 1953-1954, nhữngnăm cuối cuộc kháng chiến, nay rầm rộlớn rộng, lên tiếng tố cáo, đấu tố vàđấu tranh giai cấp. Trong những năm 1955-64, nhàvăn miền Bắc viết lại kinh-nghiệmkháng-chiến chống Pháp và tỏ lòng thương miềnNam đưa đến mảng văn-học độngviên đấu tranh song song với các chiến dịchĐồng Khởi và MTGPMN; nhưng cũng là thờicủa những vết thương Trăm Hoa ĐuaNở, Nhân Văn giai phẩm!

Sựthành lập MTGPMN năm 1960 là sản phẩm của HàNội, nhưng sự tham gia nhiệt tình của mộtsố người Nam theo thiển ý cũng là sựnối dài tinh thần đạo lý bình dân. Lịch sửlà chuyện của lịch sử tập thể, nhưngở đây chúng tôi nêu lên như một cắt nghĩa!Người miền Nam mở lòng yêu nước ra vàngười Cộng sản đã lợi dụng, hay cóthể nói thêm rằng mọi người đềunghĩ lợi dụng thời cơ, tổ chứcđể thi thố, thực hiện lòng yêu nước, vàtrong mọi chiến thuật và tình huống, đã cóngười thua kẻ thắng, có kẻ lợi dụng cókẻ lòng ngay! Có thể nói người kháng-chiếnmiền Nam nếu có chung mừng "Cách-mạng Tháng Tám,Chiến Thắng Mùa Thu" nhưng có thể không camừng "chiến thắng Điện Biên Phủ"như người miền Bắc. Tết Mậu Thân 1968là một thử nghiệm của guồng máy chiến-tranhmiền Bắc, nhưng với người bên này vĩtuyến 17, là một cơ hội để bạn thù códịp phân minh, để những thành phần nằm vùnglộ mặt thật. Văn thơ phản chiến đãnở rộ ở các đô thị miền Nam, mộtphần phản chiến tự giác, phần kia nằm vùngvà Cộng sản.

Thờichiến-tranh xâm chiếm miền Nam, là văn nghệhiện thực phản ánh, xây dựng những hìnhtượng và tình cảm chống Mỹ, nguỵ. Vănhọc minh họa, các tác phẩm giống nhau, lẩnquẩn hiện thực, mỗi công trình là như mộthòn đá xây chung bức tường cách-mạng một màumột kiểu:

"Dẫumột cây chông trừ giặc Mỹ

Hơn nghìn trang giấyluận văn chương" (Tiễn Bạn, TốHữu)

Tác-phẩmnào ra ngoài quỹ đạo chính thức sẽ bị phê(và đến nguy hiểm cho nhà văn) là "lệchlạc", là "hoang mang, hoài nghi, giao động"về cái gọi là "chiến thắng tất yếucủa cách-mạng": từ các nhóm Nhân Văn Giaiphẩm đến xét lại, v.v. Con chữ và lời, ý yêunước dễ mang vạ vào thân!

Nhữngnhà văn lớn ở tận trung ương đãphải tham dự việc hiện thực phản ánh, xâydựng những hình tượng và tình cảm chốngMỹ, 'nguỵ'. Tố Hữu (Miền Nam, Máu Và Hoa,Nước Non Ngàn Dặm, Theo chân Bác, Xuân 68, v.v.), XuânDiệu (Tôi giàu đôi mắt), Chế Lan Viên (Những bàithơ giết giặc, Những Ngày Nổi Giận,Nhớ lấy để trả thù, Chim báo bão, ...), HuyCận (Chiến-trường gần đếnchiến-trường xa), Thâm Tâm (Căm thù, Đầu Quân,Lá Cờ Máu), Trần Huyền Trân (Soi Đường),Nguyễn Huy Tưởng (Bắc Sơn), v.v., nói chung khôngmấy giá trị văn-chương (của thờitrước đó) vì mục đích trước mặt vànhu cầu cấp thiết. Tố Hữu ngồi ởBắc bộ phủ gửi thơ vào "miền Nam tronglửa đạn, sáng ngời. Hà-nội, ngày 11-12-1963"như ghi ở cuối bài trong tập thơ Miền Namđược Ban tuyên truyền thành Đà-Nẵng innăm 1967 và người lính cộng hòa đã có thểtịch thu được trên xác người bộđội sinh Bắc tử Nam, như tập Nhật kýcủa Đặng Thùy Trâm:

"... ÔiTổ-quốc giang sơn hùng vĩ / Đất anh hùngcủa thế kỷ hai mưới!

Hãy kiêu hãnh: trên tuyếnđàu chống Mỹ / Có miền Nam : anh dũng tuyệtvời"

Nhà thơ tay làm thơ taycầm súng lục:

"Ai tạc chúng ta lúcnày xin hãy tạc lời căm / Có những căm thù làhạnh phúc

Mặt ta rạng rỡhào quang, tay ta hồng hào sinh lực / Có gì đâu ta sắpđược giết mày'

Hay: " ... Ta đánhMỹ vậy thì ta tồn tại"

Chế LanViên triết lý về hận thù, hăng đếnđộ triệt để: "Dĩ vãng buồnthương mang lá cờ đen / Đến làm giặcgiữa lòng ta, ta bắn chết... ". Đem cảtiền bối Nguyễn Du ra để chống Mỹ:"Gặp Nguyễn nơi đây trên đất QuảngBình / (...) Đêm thắng giặc Bảo Ninh, mẹSuốt ngâm Kiều / Nhật Lệ sông dài thuyền mẹlại qua / Câu thơ Nguyễn cũng góp phần đánhMỹ ...". Thơ như vậy đượcđề cao là thơ chính luận, chi phối bởicảm quan 'sử thi', nghĩa là trở thành tuyên truyềnvà thời sự! Yêu nước (đượcđổi thành Tổ quốc) bây giờ trở thành yêu xãhội chủ nghĩa!

Trẻcũng được khuyến khích làm thơ chốngMỹ, với những cuộc thi thơ. Lâm Thị MỹDạ :

"Tôinhìn xuống hố bom đã giết em / Mưa đọnglại một khoảng trời nho nhỏ

Đất nướcmình nhân hậu / Có nước trời xoa dịu vếtthương đau

(...) Có phải thịt daem mềm mại trắng trong

Đã hóa thành những lànmây trắng? " (Khoảng trời hố bom)

Thờinày xã hội cũng như văn nghệ đượcĐảng lãnh đạo chặt chẽ, văn họctrở nên thống nhất, thành minh họa, không cá tính.Đường lối văn-nghệ cách-mạng qua cácvăn kiện của Đảng: văn-nghệ cónhiệm vụ chủ yếu động viên nhân dânđánh đuổi thực dân bảo vệtổ-quốc; phương-pháp sáng tác hiện thựcxã-hội chủ nghĩa, phản ánh cuộc song hiệnthực như là đúng hướng đi củalịch-sử . Về nghệ-thuật phải điểnhình hóa cao độ. Văn-học chiến-tranh phụcvụ nhiệm vụ chính-trị của từng giaiđoạn cách-mạng, mỗi thời theo nhữngđịnh hướng của tư tưởng chínhtrị có tính cách chiến lược của giaiđoạn, từ chủ đề, nội dung và cảphương pháp sáng tác! Để đạt đượcmục đích thống nhất đất nước,thời 1957-1975, tiền tuyến nay ở trong Nam vàphải thắng cho được 'giặc Mỹ'! Vìthế một bộ phận Đảng vào Nam, mà cácvăn nghệ sĩ cũng phải vào Nam đi 'thựctế' để có thể hoàn thánh sứ mạng mới.Các 'tác phẩm' làm ra trong cuộc chiến chưađủ, sau 'hoà bình thống nhất', các nhà văn thơvẫn phải tiếp tục 'nền' văn họccách-mạng chống Mỹ, vì 'giá trị củavăn-học chống Mỹ trước hết là giátrị lịch-sử của nó' (15)

. Văntruyện được tung ra, những Nguyễn Thi(Từ tuyến đầu tổ-quốc, Ngườimẹ cầm súng, ..) , Hồ Phương (Kan Lịch), PhanTứ, Nguyễn Sáng, Nguyễn Trung Thành (Rừng Xà-nu,Đất nước đứng lên, ), Trần HiếuMinh, Trần Đình Vân (Sống như anh), Anh Đức(Hòn Đất), Nguyễn Đình Thi (Vào Lửa), Chế LanViên (Những Ngày Nổi Giận), Nguyễn Minh Châu (Dãu ChânNgười Lính, Cửa Sông), ... Nhân vật Lữ củaNguyễn Minh Châu trong Dấu Chân Người Línhđược xây dựng trên nền tảng anh hùng ca và làmột người lính quá lý tưởng. Con tim yêunước sang ngời nhưng người đọckhông một lần biết được con tim tìnhcảm của anh hùng Lữ! Nhà văn Nguyên Ngọcdưới bút hiệu Nguyễn Trung Thành từ Bắc vàoNam tham gia cuộc chiến chống Mỷ và đã viếtnhiều truyện và tiểu-thuyết; các nhân vậtcủa ông "đều đã cầm súng chiếnđấu từ một lòng căm thù, từ ý chí tiêudiệt giặc để bảo vệ cuộc sống vàhạnh phúc" - không biết những tấm lòng và ý chíđó thật sự ra sao, hay chỉ là mỹ từ?Hăng quá rơi vào cường điệu cương:nhân vật Chị Út trong Người Mẹ Cầm Súngcủa Nguyễn Thi có những câu bất hủ như"Còn lại cái quần cũng đánh! (...) Đánhgiặc sướng bằng tiên chớ cực gì!". Hainhân vật chính của Mẫn Và Tôi (1972) của Phan Tứlà Mẫn và Thiêm theo sách giáo trình của Nguyễn Bá Thành vàBùi Việt Thắng là "hai ngôi sao sáng trên nền trờiđầy sao của chủ nghĩa anh hùng cách mạng toàndân" (16). Chỉ là những sử thi của nhữngnhân vật tiền chế, không dấu vết conngười thật, có suy nghĩ và tình cảm, cùng lẽphải, con người với bi hài kịch cuộcđời!!

 

4. Thơvăn yêu nước miền tự do từ sauđình-chiến tháng 7-1954:

Sau năm1954, ở trong Nam và nhất là Sài-gòn hết còn nóng lửachiến tranh, nhưng cuộc chiến vẫn âm ỉ,thời lập thuyết đấu tranh ý thức hệbắt đầu, những mặt trận văn-hóa, nhữngPhạm Thái, Thiếu Sơn, Hồ Hữu Tường,...Thời thơ của những Hồ Hán Sơn, ĐỗTấn, Phan Lạc Tuyên, Hà Huyền Chi, Hoàng Trúc Ly, v.v.xuất-hiện trên các báo và tạp-chí Đời Mới,Nhân Loại, Mùa Lúa Mới, Nghệ Thuật, v.v. Trongtập 40 Năm Văn Học Chiến Tranh (1997), chúng tôiđã ghi nhận tổng quan các sinh hoạt và khuynhhướng văn-học. Trong khuôn khổ đề tàiyêu nước, chúng tôi nghĩ có thể thâu tóm trong 3 khuynhhướng văn-học: yêu nước chốngCộng; yêu nước/ kháng-chiến thành và thiên tả vànằm vùng.

Nhữngnăm đầu sau 1954, nói chung, các tác-giả viếtđể ôn quá khứ, rút kinh nghiệm và xây dựngmột miền Nam tự do, dân chủ. Tác-phẩm củanhững Kỳ Văn Nguyên, Nguyễn Mạnh Côn, DoãnQuốc Sỹ, Triều Lượng Chế, Đỗ ThúcVịnh, Trần Lê Nguyễn, Võ Phiến , v.v. lấychất liệu từ cuộc đời dấn thânkháng-chiến của những thanh niên thời chiến. Cóngười sử-dụng văn-chương chochính-trị, lập thuyết, đao to búa lớn nhưngphần lớn làm văn-chương bình thường. PhanLạc Tuyên qua bài Tình Quê-Hương:

"Anhvề qua xóm nhỏ / Em chờ dưới bóng dừa

Ánh chiều lên mái tóc / Tìnhquê-hương đơn sơ

(...) Em hẹn em sẽkể / Tình quê-hương đơn sơ

Mẹ già như chiềunắng / Nhớ con trai chưa về

Ruộng nghèo khôngđủ thóc / Vườn nghèo nong tầm thưa

Ngõ buồn mầu hoangloan / Quê nghèo thêm xác sơ... " (Mùa Hoa Mới, 1956)

Một Hoàng Trúc Ly nhẹnhàng:

"Có người anhkhông quen / đến tôi nhà im cửa ngõ

Trời mưa phiêubạt hoa đèn / Tâm sự nửa chiều cởi mở

Anh kể bài thơ /Ngổn ngang năm tháng

Thu xưa biền biệtáo tím kinh kỳ / Nắng không đè nổi vai ngườibước đi

đồng núi mênh mang /Dép mòn lá rụng / Xóm làng từ buổi thắm loang

Tàn phá đỏ loeđầu súng / Biết còn gì nữa ... người anh

Những mái nhà cayđắng chiến-tranh / Ruộng vườn ai lạnhlẽo cho đành

Từng vành khăntrắng như mây trắng / Xuân đến tha hồthương tóc xanh

Đại dươnglửa khói mờ nhân ảnh / Sực tỉnh nao nao khúcđộc hành

Lạ lùng anh đếnthăm tôi / Dừng chân mưa bay nhạt lối

Bóng chiều nghiêngxuống cuộc đời / Anh mỉm cười ngheđêm tối

Ngày ủng hoa sau lửamắt khơi vơi". (Gặp Người Em, 1956)

Một Quách Thoại yêudân chủ tự do :

"Chiềuchiến-tranh / Những mẹ già run sợ

Và tiếng sung cối xay/ Đêm sắp tối rồi

Người ta đanggiết nhau quá mê say

(...) Ngoài kia vùng BắcViệt / Nơi kẻ thù tôi

Và đồøng bào tôi /Đang giết nhau

Hỡi ôi / Đấtnước chia đôi

Nam Bắc hai đầu /Nhìn nhau mà ruột đứt ..." (Những BuổiChiều Việt-Nam).

 

* * *

 

Trongmột khảo cứu về nhà văn Bình Nguyên Lộcviết năm 1996 (17), chúng tôi đã trình bày qua rằng BìnhNguyên Lộc bỏ bưng về thành, làm "kháng chiếnthành". Ông xem văn chương là lương tri củathời đại, do đó ông đã kiên trì trongđường hướng này. Bình Nguyên Lộc yêunước từ căn bản tình yêu đất, yêu làngquê nơi chôn nhau cắt rún (Tình Đất 1966, Cuống RúnChưa Lìa 1969,...). Trong tác phẩm, Bình Nguyên Lộc rõ là cóchủ trương đề cao và gìn giữ cộinguồn dân tộc, đề cao tình-yêu quê hương,đất nước, thiết tha với lịch sửdân tộc - thiết tha đến độ khảocứu tận nguồn gốc dân-tộc với bộNguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt-Nam (1971).Tác-phẩm của ông mặt khác chứng minh thêm tínhlạc quan, cũng là đặc tính làm nền cho tuầnbáo Vui Sống do ông chủ trương năm 1959. Báo VuiSống (số 1 ra ngày 9-9-1959) là nơi quần hộinhững cây viết thường xuyên là: Bình Nguyên Lộc,Sơn Nam, Diên Quỳnh, Nguyễn Ang Ca, Tô Kiều Ngân, TrangThế Hy, Thiên Giang, Ngọc Linh, Kiên Giang Hà Huy Hà, NguyễnĐạt Thịnh, Hà Liên Tử, Minh Phẩm (TTH), MinhĐức, Trần Lê Nguyễn, Từ Trẩm Lệ,Tường Linh, Khổng Nghi, Thanh Nghị, Lê Thương,Viễn Châu, ... Trong số có người từng đikháng-chiến hoặc nằm vùng sau đình chiến 1954.Đặt biệt báo nhấn mạnh có sự cộng táccủa 20 cây viết nữ: 'Cô Thu Trang, cô Linh Bảo, cô MinhĐức, cô Hương Trang. cô Linh Hà, cô Vinh Lan, cô TrúcLiên, cô Kiều Mỹ Thôn, cô Thạch Hà, cô Hợp Phố,bà Mộng Liên,.... '. Hợp Phố, Linh Bảo lúc đóđã nổi tiếng. Minh Đức văn trên báo hiềnlành, trái hẳn với Minh Đức Hoài Trinh của SámHối, ... hoặc của Chiếm Lại Quê Hương,Bài Thơ Cho Quê Hương, Bên Ni Bên Tê sau này. Nhà văn VinhLan của Vui Sống mới đây xuất-bản tậptruyện và ký Nỗi Sợ Và Niềm Hy Vọng (2006).

Lýtưởng của Vui Sống được in chữđậm trong một cột nhỏ: "Tôiđược Thượng đế mời dựđại hội liên hoan nơi thế gian nầy"Tagore Thi hào Ấn Độ (trích tập thơ Offrandeslyriques). Nhưng, xin chớ hiểu lầm! Vui Sống khôngcó nghĩa là cười đùa hay buông trôi đểtận hưởng cuộc đời. Và hội liên hoankhông phải là những cuộc truy hoan. Vui Sống (la joiede vivre) là hòa mình với cuộc sống, để lấythăng bằng hầu đủ can đảm mà làmviệc. Trác táng không phải là Vui Sống, và kề gáiđẹp, nếm rượu ngon, chỉ là nước bícủa những kẻ mất thăng bằng. Vui Sốngbắt nguồn nơi thanh thản của tâm hồn,mặc dầu ta bận rộn trí óc và nhọc nhằn xácthịt". Người đọc biết chủtrương, đường lối, quan điểmcủa Vui Sống qua các bài mở đầu mỗisố, như trong Vui Sống số 1 với tựađề "Ngả ba số mạng : Cộp...Cộp... Cộp...- Lý tưởng đi vắng!":

"Trênđường lịch-sử, cứ vài mươi nămmột, thì một dân-tộc tiến đến mộtngả ba của số mạng của họ.

Đó làmột khúc quanh lịch sử vô cùng nguy hiểm mà họbắt buộc phải chọn nẻo, không thểtrốn tránh được. Chọn đúngđường, họ sẽ đến nơi xán lạn,chọn lầm, họ sẽ rơi vào vực thẩm.

Mà mộtthế hệ hoang mang, không thế nào chọn đúng conđường được. Họ Phải Biết CáiGì Họ Muốn, tức là họ phải có lýtưởng.

Năm1945, ta đã đứng trước một ngả banhư thế. Ta đã chọn đúng con đường,là đem xương máu giành độc-lập, vì trongthời tiền-chiến, ta có lý tưởng rõ rệt,đó là ý-chí tự quyết-định số phậncủa mình.

Từ khiđộc-lập được thu hồi, kẻ giàan-phận vì kiệt lực, hoặc vì thích ngủ trên vònghoa tráng lệ của thành công, còn thế-hệ mới thìngơ-ngác không biết mình phải làm gì, trong khi còn khôngbiết bao nhiêu công việc phải làm.

Cuộcphỏng vấn của Vui Sống, mà kết quảđăng bên trang 5, là bằng chứng hùng-biện củasự bỡ ngỡ của thanh niên hậu chiến.

Khônglý-tưởng là nguồn gốc của bao nhiêu là cuộcđời thừa, có cũng như không, là nguồngốc của bao nhiêu cuộc đời hư-hỏng, màngười ta không xét kỹ, cứ đổ lỗi chonhiều nguyên nhơn khác.

Hồitiền chiến, không nước nào có nhiều trà thấtbằng nước Nhựt. Thế mà không thanh niênnước nào hăng hái với nhiệm vụ cho bắngthanh niên Nhựt của thời đó.

Hồitiền chiến, số vũ trường ở V. N. khôngkém số vũ trường bây giờ. Thế mà lúckhởi nghĩa, thanh niên ta đã đứng lên đáplời sông núi, trong sô chiến-sĩ ấy, có rấtnhiều thanh niên đã đi nhảy.

Hồitiền chiến, phim cao bồi vẫn chiếu ởđây. Thế mà thanh-niên ta thuở ấy không cao bồi.

Là vìthế hệ tuổi trẻ tiền chiến của ta cómột chỗ nhắm để mà hướng tấtcả tâm chí và hành động của họ về cáiđích ấy: độc lập.

Tràthất, vũ-trường, hộp đêm, hay gì gì nữa,không là nguyên-nhơn chánh của sự buông trôi đểhưởng-thụ. Những ánh đèn mê hoặc ấykhông làm sao rù quến những con thiêu thân được,nếu những con thiêu thân kia có hào quang khác, rực rỡhơn để mà say mê.

Khi thanhniên được hào quang lý tưởng chìếm lònghọ thì vũ nữ hay tiên nga đi nữa cũngchỉ là trò đùa giây lát, mà họ quên ngay sau vài giờ.

Nếu tacứ lười nghĩ, dễ dãi tìm nhữngnguyên-nhơn dễ-dàng và gạt-gẩm như thế thìkhông bao giờ ta trừ được căn bịnhđồi trụy cả.

Chánhthủ-phạm là sự thiếu lý-tưởng, sựrỗng không nơi trí và hồn của con người.

VuiSống ra đời chỉ có một sứ mạngđộc nhứt là gây cho thanh niên một lý tưởng.Khi họ có ngọn lửa thiêng ấy trong ngườihọ rồi, thì xa hoa, trụy lạc khỏi phảitrừ, cũng bị họ khinh thường.

Tham-vọngtrên đây, Vui Sống cả quyết thực-hiện".

Dù mộtsố biên khảo của trong nước có nhắc danhtính và tác-phẩm của Bình Nguyên Lộc nhưngđến nay chưa có thể kết luận rằng BìnhNguyên Lộc thuộc thành phần nằm vùng như VũHạnh, Lý Văn Sâm, Sơn Nam, v.v. Nếu chỉ xét khíacạnh tư tưởng văn-nghệ dân-tộc qua cáctác phẩm của ông cũng đã có thể liệt ông vàohàng ngũ yêu nước chân chất. Có thể với lý dođó mà trong nước đã vinh danh Bình Nguyên Lộc trongsố các nhà văn "yêu nước tiến bộ cáchmạng trên văn đàn công khai Sài Gòn 1954-1975" (18).

Văn-chươngcủa những người lính cộng hòa theo nồngđộ của chiến-tranh mà leo thang lên những gócđộ hãi hùng, hiểm nghèo, từ cảnh tượngchiến trường đến tâm cảm, suy tư.Những Kinh Dương Vương, Trần Hoài Thư, YUyên, Nhã Ca, Nguyên Vũ, v.v. đưa chiến-tranhđến gần với người đọc. Khácvới bộ đội miền Bắc, ngườichiến sĩ cộng hòa có thể viết vềchiến-tranh một cách đa diện - dĩ nhiên nếurơi vào phản chiến hay chống đối chếđộ, sẽ bị kiểm duyệt cắtđục. Hồ Minh Dũng, với bài Khi giải ngũvề, đã nhắn nhủ người yêu dấu:

"Còn banăm nữa anh sẽ về / anh biết chắc không cònquê hương để ở

em gắng sắm cho anhmột cây đàn bầu / làm bằng nắp hòmngười lính nghèo

chết ngoài mặttrận / anh sẽ đàn cho mọi người cùng nghe

mà không xin tiền /chỉ tìm lại ngững đôi mắt trân tráo

những bước chânđi qua vỉa hè / với nụ cười mà nhiềunăm anh đã mất" (19).

Từcuối năm 1963 là thời của đảo chánh,biểu dương lực lượng, ngườiMỹ đồng minh can thiệp công khai vào nội tìnhchính quyền miền Nam. ... Trong hoàn cảnh đó đãxuất hiện một số người thiên tả,phản chiến hay thiên cộng. Có người tựxưng là cấp tiến, lương tâm thờiđại hay ý thức hệ dân quyền khôngcộng-sản! Phát sinh những nhóm Hành Trình, TháiĐộ, Đối Diện, ... với báo chí, văn-chươngxám (in roneo, phát hành bán chính thức, v.v.). Có ngườitự nhận là "thành phần thứ ba", cóngười thân cộng hay trở thành cộng sản.Họ là những trí thức ở thành thị, là sinh viên,giáo sư, nhà văn, nhà báo, tu sĩ. Thái độ củahọ có khi chỉ là một thái độ tinh thần,chính trị hay luân lý nhưng có người dấn thân tranhđấu. Có người cho họ là can đảmnhưng hoạt động của họ bất lợicho các chính quyền miền Nam và vô tình hay cố ý hỗtrợ hữu hiệu cho Mặt trận Giải phóng vàcộng sản Bắc Việt. Có người ngây thơhay không hiểu thấu đáo về cộng sảnBắc Việt hay Mặt trận Giải phóng, cóngười hoạt động có tính cách lãng mạn cáchmạng. Bên cạnh họ có những nhà văn dấn thântích cực, có thể nói đến Phan Nhật Nam, NguyênVũ, Trần Hoài Thư, Thảo Trường, v.v. Nhânvật Lực của Thảo Trường đi línhcộng-hòa, phải theo chiến-tranh bom đạn vàsống giữa những xác chết, của kẻ thùvă cả của đồng đội! "Cuộcchiến-tranh bây giờ là một cuộc giằng cokhổ cực và giai dẳng. Giải đấtquê-hương không còn là những hình ảnh êm đềm.Quê-hương đã bị dầy xéo, đã bị ungnhọt..." (Chạy Trốn, tr.37). Quê-hươngđích thực không còn, trở nên xa lạ vì đã bịnhững kẻ cướp nhân danh đủ thứ chân lý.Mỗi con người là một hoang đảo, mộtkẻ khác, không ai cứu được ai. Tinđược ai? Qua các nhân vật của ThảoTrường người đọc nhìn thấy đó làmột đối kháng liên tục, những tra vấn khôngngừng của con người trí thức, "cấptiến", trong một xã-hội, đất nướcđang lâm chiến và kéo dài, một cuộc chiến-tranhhuynh đệ trong khung cảnh tranh chấp ý thứchệ của cái gọi là "chiến-tranh lạnh"của tương tranh quốc tế về sau biếndạng thành tranh hùng quốc-cộng nay vẫn còn tiếptục.

Văn-chươnggọi là "phản chiến", một mảngnhưng đa-loại chứ không đồng nhất,như chúng tôi đã phân tích khi viết về nhà vănThảo Trường. "Thảo Trường thậtsự đánh dấu một dứt khoát của dấn-thânvà của một ý-thức muốn khác dòng tâm-thứcđang thịnh-hành. Thật vậy, cùng với nhữngtrí thức, giáo sư đại học, trung học và nhàvăn "cấp tiến" khác (Nguyễn Văn Trung,Trịnh Viết Đức, Lý Chánh Trung, Thế Nguyên, các LMThanh Lãng, Nguyễn Ngọc Lan, Trương Bá Cần, ...),và khác với một dòng vận động trí thức khác,mạo danh "dân tộc", của những kẻnằm vùng (Lữ Phương, Vũ Hạnh, NgụyNgữ, Trần Hữu Lục, Thế Vũ, . ..), ThảoTrường đã, qua các sáng tác văn-chương,vạch một ranh giới giữa vô thức và ý thứctích cực, giữa một dấn thân dù chân trờichưa rõ nét và một buông tay, chịu trậnsố-phận.

Trongcuộc chiến vừa qua, sống ở bên này hay bên kiathì người dân vẫn đã không có tự do lựachọn. Nhưng có thể có thái đô. dấn thân khi đãchấp nhận định mệnh (chiến-tranh nhưmột định mệnh), một chấp nhậnrất hiện sinh mà cũng trung-thực không kém. Phảnkháng trong khuôn định mệnh, tác-phẩm lấybối cảnh cuộc chiến nóng bỏng đangdiễn ra, đang tàn phá; nhưng Thảo Trường và mộtsố nhà văn như Phan Nhật Nam, Nguyên Vũ, NgôThế Vinh, Trần Hoài Thư, v.v. đã bị chụpmũ làm nhụt lòng chiến sĩ hoặc làm mấtmiền Nam, trong khi họ cầm súng bảo vệ miềnNam. Dĩ nhiên, họ là người dứt khoát của bênnày chiến tuyến chứ không phải nằm vùnghoặc là người của bên kia - như Vũ Hạnh,Lữ Phương, Sơn Nam, Thế Nguyên, NgụyNgữ, v.v. là những người viết theo nghịquyết hoặc chỉ thị, làm công-cụ cho MặtTrận Giải Phóng tức là Hà-nội! Như vậy,không thể xếp những nhà văn mặc áo lính nói trênvào số văn nghệ sĩ phản chiếnđược. Không thể tổng quát hóa cho rằnghọ đã tiêu cực phản chiến làm mất miềnNam. Phản chiến đúng ra là một nhãn hiệu chỉcó thể áp dụng cho những nhóm thanh niên hoặc tríthức ở Hoa-kỳ hoặc Âu châu chốngchiến-tranh Việt Nam; trong khi đó, các nhà văn trênđã nhập cuộc. Nói rằng họ nói lên cái ý chíphản kháng thì đúng hơn. Dấn thân, nhập cuộclà hình-thức hiện hữu trọn vẹn nhấtcủa nhà văn qua tác-phẩm! Thật vậy, chân lýsẽ được tỏ ngời khi nó đãđược nắm bắt hiệu lực qua các tốcáo, nhắc nhở, tra vấn, ... tức là quaphản-kháng! Dấn thân không chỉ trực diện, mà còncó thể đi đường vòng hoặc dùng cácphương-tiện khác; vì phản kháng có nhữngđiều kiện và hậu quả cay đắng nhưtác-phẩm bị kiểm duyệt hoặc tịch thu vàbị ra tòa - thường là tòa án quân sự. Thái độdấn thân, phản kháng này được ThảoTrường đề cập nhiều lần, như trongChạy Trốn, những thanh niên ở phía quốc-gia thìđi lính và chiến đấu nhưng khi đườngcùng, thì quyết định không ... chạy trốn. Họnhận ra chân lý rằng sự có mặt cũng đã làchiến đấu rồi. "Chiến đấu khôngcứ phải là bắn giết. Có thái-đô. cũng làchiến đấu" (tr. 58)."

Ngoài ra, cóthể cùng chủ đích nhưng với mỹ-học khácvới Bình Nguyên Lộc, Võ Hồng, Nguyễn Hiến Lê,v.v. các tác-phẩm của Phan Nhật Nam, ThảoTrường, Thế Uyên, v.v. ẩn chứa tiềm tàngnhững cổ-xúy đạo-đức, nhữngđiểm nhắm chính-trị vừa con ngườicá-thể vừa con người tập-quần, và cảmột chủ trương ngầm vềvăn-chương là gì, cho ai và để làm gì!Văn-chương ở đây là của dấn thân,của tra-vấn không ngừng, không nhân danh chủnghĩa, ý thức hệ, nhưng nhân danh con người,nhân danh lương trí, ý thức, ... Như vậy, ThảoTrường và Phan Nhật Nam làm nhà văn dấn thân thamdự chiến-tranh, Thế Uyên dấn thân chính-trị làmcách-mạng xã-hội, Trần Hoài Thư, Ngô Thế Vinh,Nguyên Vũ, Hồ Minh Dũng, v.v. nhân danh con người vànạn nhân chiến tranh để phản đốichiến tranh còn những Vũ Hạnh, Thế Vũ,Thế Nguyên, Trịnh Công Sơn, Trần Hữu Lục,Ngụy Ngữ, ... đã phản chiến theo chỉthị của guồng máy chiến-tranh trong đó một sốđã bị lừa phỉnh!" (20).

Bút nhómViệt ở Huế với Trần Hữu Lục,Trần Duy Phiên, Võ Quê, Đông Trình, Bửu Chỉ, VõTrường Chinh, Tần Hoài Dạ Vũ, Nguyễn Phú Yên,Trần Hồng Quang, Huỳnh Ngọc Sơn, TrườngSơn Ca, Trần Phá Nhạc, Nguyễn Đông Nhật, LêGành... Trước 1975, họ viết theo chỉ thị,mệnh lệnh để tố cáo chế độ, xuyêntạc hay làm tuyên truyền, trên các báo Đối Diện,Bách Khoa, v.v. Là một nhóm trẻ theo Cộng "đánhMỹ" và công khai chống chế độ cộng hòamiền Nam, được chế độcộng-sản đánh bóng gọi họ là những"thanh niên trí thức đô thị miền Nam".Họ sử dụng chuyện nhỏ, tiểu tiết,ngoại lệ (ức hiếp, lợi dụng, 'chuồngcọp', v.v.) để tổng quát hóa làm lớn chuyệntuyên truyền. 'Chuồng cọp' của trại tù miềnNam - do thực dân Pháp làm ra, nhưng làm sao có thể so sánhđược với nhà tù Hỏa Lò ở Hà-nội vànhững trại tù 'cải tạo' trên khắp nướcViệt-Nam sau 1975 của cộng-sản? Nếu cóthống kê thì những tù nhân của 'chuồng cọp' cómấy người đã chết vì tù hay gần nhưtất cả đều trở ra sau 1975 và làm chứclớn cả? Còn thống kê về những kẻ sốngở miền Nam bị đòn tù 'cải tạo' thì sao, baonhiêu chết trong trại tù và bao nhiêu đượcthả về để chết ở nhà hoặc lê lếtbệnh tật chết mòn? Sau 1975, nhiều ngườiđược chế độ thưởng công chogiữ những chức vụ trưởng, phó đầungành như Võ Quê, Trường Sơn, Lê Gành, Lê VănNgăn, Trần Hồng Quang, Tiêu Dao Bảo Cự, làmhội viên các Hội Nhà văn Việt Nam như: Võ Quê,Trần Hữu Lục, Đông Trình, Lê Văn Ngăn,Tần Hoài Dạ Vũ, Hội Nghệ thuật tạohình Việt nam : Bửu Chỉ., Hội Nhạc sĩViệt Nam (Nguyễn Phú Yên...).

Nhóm ÝThức ở Phan Rang và các tỉnh miền Trung có tờ báoin ronéo Ý Thức và nhà xuất bản cùng tên tụ tậpnhững cây viết Trần Hoài Thư, Võ Tấn Khanh, MangViên Long, Kinh Dương Vương, Hồ Mạnh Dũng,Ngụy Ngữ, Trần Hữu Lục, Trần HữuNgũ, Châu Văn Thuận, Phạm Văn Nhàn, Nguyên Minh,Lữ Kiều, Lữ Quỳnh, Nguyễn Lệ Uyên, ChuTrầm Nguyên Minh, v.v. Cũng phản đốichiến-tranh nhưng nhóm Ý Thức của nhữngngười cùng tuổi với nhóm Việt, tỏ raphẩn nộ với lương tâm và ý thức công dân khácnhóm ở Huế. Thơ truyện của họ viếtchống các cấp chỉ huy xôi thịt, những cáchđiều khiển chiến-tranh phi lý, phí phạm, tảnhững cảnh cực hình lao công chiến trường(Kinh Dương Vương, Trần Hoài Thư) hay cảnhtòa án quân sự, hay trốn lính, đào ngũ, trình diệntrễ, bất tuân thượng lệnh, v.v. Các cây viếtthuộc khuynh hướng này nói lên cái tiêu cực nhưngđồng thời họ đang cầm súng chốngcộng-sản và bảo vệ miền Nam. Sự cómặt của họ cùng với các nhà văn khác nhưNguyên Vũ, Phan Nhật Nam, Ngô Thế Vinh, các nhóm TháiĐộ của Thế Uyên, Hành Trình của NguyễnVăn Trung, Trình Bày của Thế Nguyên, Diễm Châu,Giữ Thơm Quê Mẹ của văn nghệ sĩ và tusĩ Phật giáo, Đối Diện của trí thức tusĩ Công giáo, v.v. chứng tỏ miền Nam đãtrưỡng thành về chính trị, chấp nhậnđối lập và tiêu cực dù trong tình cảnh chiếntranh khốc liệt, dù rằng đức tính đó (và nhânđạo) đã bị lạm dụng và trong nhiềutrường hợp đã tỏ ra yếu kém (VũHạnh, Lữ Phương, Tin Văn, nằm vùng, giánđiệp, v.v.). So với nhóm Việt, nhóm Ý Thứcnhiều người cầm súng, để bảo vệmiền Nam tự do, không lựa chọn, hay nói cách kháchọ phải bảo vệ đất nước củahọ, dù họ biết cấp trên có người khôngtốt, chính quyền có thành phần lợi dụng, phungphí tài nguyên. Lời của Trần Hoài Thư "Tôiđang viết về một thảm kịch, cho con cháuchúng ta trong tương lai, để sau này khi lớn lênchúng sẽ hiểu về cuộc chiến này. đêm qua,cả làng bên sông, nơi mà bọn tôi đã đến và gìngiữ, sau đó bàn giao lại cho nghĩa quân và xây dựngnông thôn, đã bị pháo dập. địch kéo vềcả đại đội chọc thẳng vào làng.Từ lâu những người bên kia đã coi cái làng nhưmột cái gai cần phải nhổ bằng bất cứgiá nào. Những người ngồi ở Sài Gòn hay Hoathịnh đốn thì muốn coi ngôi làng như mộtthành công trong chính sách bình định phát triển. Nhưngđó chỉ là lý thuyết. Họ đã ngu xuẩnđể hiểu về kế hoạch bảo vệ dânlàng về lâu về dài. Một trung đội nghĩa quânlàm sao đủ sức che chở cả ngôi làng. (...) Tôiđã đến cùng với bãi hoang tàn để hiểu rõhơn về sự thật của cuộc chiến.Cuối cùng cũng vẫn là dân vô tội. Rõ ràng chúng tađã bị thua. Chúng ta đã đến với họ, manglại niềm tin cho họ, nhưng chúng ta không thểbảo vệ họ..."(Nhật Ký Hành Quân). Cuộcchiến đã khiến con người đánh mấtphẩm giá, trở thành biện minh dẽ dãi cho mọi hànhđộng: "Chiến tranh, tôi phải cảm ơn nó,để tôi có thể dẹp bỏ hết nhữngsự ghê tởm , khinh bỉ cái quá khứ rục mửacủa tôi. Chiến tranh đã giúp cho tôi thấy rõ rằngmọi sự là vô nghĩa, là hư vô. đừng bậntâm và thắc mắc. đừng tự ái và ghê tởm.(...) Xã hội này thối nát này phải cảm ơnchiến tranh..."(21). Người lính của Trần HoàiThư đáng tội, chỉ vì anh có suy nghĩ, biếtnhìn thấy những bất nhân và bất công, những tâmđịa và tư cách của những kẻ cùng chiếntuyến!

Sau 1975,Trần Vàng Sao đã viết Tôi Bị Bắt, Tiêu DaoBảo Cự viết Nửa Đời Nhìn Lại rồiTôi Bày Tỏ như một tự kiểm, Lý Quí Chung biênhồi ký Hồi Ký Không Tên (2005), không tên như thấtvọng, bị dùng, không thể nói trắng ra và khônglương thiện tự trách mình (tiên trách kỷ hậutrách nhân!). Thế Nguyên (tác-giả Cho Một Ngày Mai MơƯớc, 1972) thì đã chết trong thất vọng, cònnhững Nguyễn Trọng Văn, Lý Chánh Trung còn đâutiếng nói của lương tri? (Hơn nữa nhữnggì các vị này phê phán miền cộng-hòa như đĩđiếm, nghèo đói, bất công hay sách báo, thời trang,Pepsi Cola của Mỹ thì nay đầy rẫy mà còn tệhơn trước 1975!). Và những Thái Lãng (Nhật KýCủa Người Chứng, 1966, NXB Thời Mớicủa Võ Phiến), Thái Luân (Vùng Tủi Nhục, 1965) từchống Cộng chuyển sang phản chiến chốngMỹ, họ nghĩ gì? Xin nhắc lại đây TrầnVàng Sao thời "bốn ngàn năm nằm gai nếmmật":

"Tôibước đi / Mưa mỗi lúc mỗi to,

Sao hôm nay lòng thấychật

Như buổi sáng mùađông chưa thấy mặt trời mọc

Con sông dài nằm nhớnhững chặng rừng đi qua

Nỗi mệt mỏi,rưng rưng từng con nước / Chim đậu trêncành chim không hót

Khoảng vắng mùa thungủ trên cỏ may / Tôi yêu đất nước nàynhững buổi mai

Không ai cười khôngtiếng hát trẻ con / đất đá cỏ cây ơi

Lòng vẫn thươngmẹ nhớ cha / Ăn quán nằm cầu

Hai hàng nước mắtchảy ra / Mỗi đêm cầu trời khấn Phật,tai qua nạn khỏi

Tôi yêu đấtnước này áo rách / Căn nhà dột phên không ngănnổi gió

Vẫn yêu nhau trongtừng hơi thở / Lòng vẫn thương cây nhớcội hoài

Thắp đèn đêmngồi đợi mặt trời mai

Tôi yêu đấtnước này như thế "(Bài thơ của mộtngười yêu nước mình, 1967)

 

* * *

 

Về cácnhà văn nhà báo và trí thức năm vùng, cộng-sảnhoặc yêu nước ở miền Nam sau hiệpđịnh Genève 20-7-1954, thiển nghĩ hãy đểlịch-sử sau này xét đoán vinh danh hay luận tội,hiện hãy còn khá gần để có thể có cái nhìn vàkết đoán khách quan, trung thực; những ThiếuSơn, Lưu Nghi, Bình Nguyên Lộc, Trang Thế Hy, ThẩmThệ Hà, Ngọc Linh, Kiên Giang, Ái Lan, Kiêm Minh, ... Tuy nhiênđã có một số khá hiển nhiên như Vũ Hạnh,Sơn Nam, Lê Vĩnh Hòa, Nguyễn Bảo Hóa, DươngTử Giang, Lý Văn Sâm, Thái Bạch, Lữ Phương,Vân Trang, ...

Xin nói quavài tạp chí và tên tuổi cánh tả.

NhânLoại với chủ trương 'phục vụvăn-chương lành mạnh' như ghi trên tiêu đềbáo bộ cũ 1955 đến 1956. Bộ mới từ tháng4-1956 đến 1958 thì đình bản. Tiếng nói củavăn-học miền Nam lục-tỉnh tiếp nốidòng văn-học Hồ Biểu Chánh, đăng truyệnNguyễn Chánh Sắt, Phi Vân, v.v. Có mặt DươngTử Giang, Hợp Phố, Ngọc Linh, ViễnPhương, Lý Văn Sâm, Lê Vĩnh Hòa, Văn PhụngMỹ Trang Thế Hy, Tiêu Kim Thủy Tô Nguyệt Đình,Kiêm Minh, v.v. Từ đầu đến gần cuối,tờ Nhân Loại là cơ quan ngôn luận bị Việtcộng thao túng sử dụng. Cùng trường hợp cónhà xuất-bản Phù Sa của Ngọc Linh (từngxuất-bản sách của Ngọc Linh, Lê Vĩnh Hòa, SơnNam, v.v.), nhà xuất-bản Trùng Dương của LưuNghi và Lá Dâu do Thẩm Thệ Hà phụ trách.

Tạp chíBách Khoa ra mắt tháng 1-1957, do Huỳnh văn Langđiều khiển và viết bài về kinh tế;Phạm ngọc Thảo viết về quân sự, chínhtrị, ... 1958 Lê Ngộ Châu điều hành khi ông Lang đitu nghiệp ở Mỹ, nhưng báo vẫn đứng tênHuỳnh văn Lang cho đến tháng 2-1965 dù sau đảochánh 1-11-1963, ông Lang bị đảo chánh bắt vì tội... Cần Lao. Bách Khoa vào những năm cuốitrước tháng 4-1975 từng đổi ra Bách Khoa ThờiĐại. Khi viết về văn-học miền Namthời này, Võ Phiến nói đúng nhưng không đủ, cóthể vì ông trong cuộc, khi cho rằng : " ... Bách Khoa làmột tạp chí dung hòa rộng rãi mọi khuynhhướng. Không có chủ trương "văn nghệcách mạng" cũng không chủ trương"vượt thời gian", nó đăng bài của cáclão thi sĩ tiền bối Đông Hồ, Quách Tấn,Vũ Hoàng Chương, lẫn truyện của Thanh TâmTuyền, Trùng Dương... Về mặt chính trị,sức dung hòa của nó khiến có lần Nguyên Sa nóiđùa: Bách Khoa là một vùng xôi đậu. Nó đónnhận cả Nguyễn văn Trung, Nguyễn Ngọc Lan,Vũ Hạnh, lẫn Võ Phiến, Vũ Bảo..."(22).Nguyên Sa nói đúng hơn! Huỳnh Văn Lang chủnhiệm với tinh thần bình dân học vụ, văn-hóacần lao nhân-vị, Phạm Ngọc Thảo, Nguyễn NguÍ... là người cựu kháng chiến, Võ Phiến từngở Khu 5 kháng chiến, với bút hiệu Tràng Thiên và ThuThủy (phê bình sách của Võ Phiến), những nămcuối trước 1975 là thời của NguyễnMộng Giác, Trần Hoài Thư, Phạm Long Điền, ...Vũ Hạnh lèo lái những người làm văn-hóa 'dântộc'. Lê Ngộ Châu cũng như Nguyễn Hiến Lê lànhững người cẩn mực, có văn-hóa và tinngười, riêng Nguyễn Hiến Lê vì tự tin đãtẩy chay giới cầm quyền chính trị văn-hóathời cộng-hòa và có cảm tình với nhữngngười cộng-sản dưới áo khoác bảovệ văn-hóa dân-tộc kiểu Vũ Hạnh, LữPhương, Nguyễn Văn Giáp, ... cộng tác với TinVăn ("Văn-chương và dân-tộc tính", số10, 1966). Sau 1975 thì Nguyễn Hiến Lê đã thứctỉnh và chỉ nhẹ nhàng phê chế độcộng-sản phớt qua trong Hồi Ký (vẫn bịkiểm duyệt ấn bản in trong nước). Bách Khoacòn là đất vẫy vùng của những nhà vănnằm vùng hoặc cảm tình viên Việt cộng nhưVân Trang, Thiếu Sơn, Trần Thúc Linh, Hợp Phố,Đông Trình, ... Người cộng-sản cũng nhưquốc gia và yêu nước không tả không hữuđều đã dùng người khác làm bình phong đểthao túng, như với Bách Khoa, hay với Sinh Lực, Mai(Hoàng Minh Tuynh), v.v. hoặc đã dùng những chủtrương lành mạnh hóa xã hội, bảo vệthuần phong mỹ tục, bình dân học vụ, hộiKhổng học, ... Nhưng chúng tôi không đồng ývới nhận xét cho rằng những nhà văn trẻcủa thời cuộc chiến và văn thơ ca nhạcchống chiến-tranh cao độ nhất như TrầnHoài Thư, Kinh Dương Vương, Hồ Minh Dũng,Ngô Thế Vinh, ... bị cộng-sản lèo lái đưa vôtròng. Dĩ nhiên những người khác hoặc có kẻhở, ngây thơ, háo thắng hoặc mạng nhện tìnhlý đã bị dùng như con cờ; đó là nhữngThế Nguyên, Ngụy Ngữ, Nguyễn Trọng Văn,Trần Hữu Lục, Bảo Cự, Trần Vàng Sao, ...bên văn thơ, và những Trịnh Công Sơn, Miênđức Thắng, Nguyễn đức Quang, PhạmThế Mỹ, ... bên nhạc.

Do trungương cục và đặc khu ủy Sài-Gòn-GiaĐịnh do Trần Bạch Đằng chỉđạo, tờ Tin Văn ngoài Nguyễn Nguyên (NguyễnNgọc Lương), Vũ Hạnh, Hoàng Hà, Vân Trang, MặcKhải, Phương Đài, Thái Bạch, ... còn lôi kéo thêmNguyễn Trọng Văn, Bình Nguyên Lộc, Nguyễn VănXuân, Minh Quân, Phan Du, ... Dùng dân-tộc làm bình phong, do đó khichiến lược cần, lại hô hào tự do: nhóm tungra "Bản tuyên ngôn của văn-nghệ sĩ vềtự do sáng tác, tự do biểu diễn, tự doxuất-bản" ngay trong số ra mắt (6-6-1966)!

VũHạnh viết cho nhiều tờ báo dưới nhiềubút hiệu Nguyên Phủ, Minh Hữu, Hoàng Thanh Kỳ, côPhương Thảo, hoạt động trong Văn BútViệt-Nam, tổng thư ký Hội Bảo vệvăn-hóa dân-tộc, một tổ chức ngoại vicủa Việt cộng, viết phê bình, điểm sách vàlý luận, tranh luận văn-nghệ (Tìm Hiểu VănNghệ 1970, ...) trước sau một ý cưỡng épvăn-nghệ làm chính-trị một chiều, dùng cảbiệt hiệu tác-giả A. Pazzi lẫn dịch giảHồng Cúc (cùng tên với phụ trách tòa soạn Tin Văn)dịch cuốn Người Việt Cao Quí đểlừa người đọc, cuối cùng bị bắtở tòa báo Bách Khoa (7-1967) - nhưng được chếđộ pháp quyền và nhân đạo miền Nam buôngthả (cùng áp lực của LM Thanh Lãng chủ tịchVăn Bút tin người và "ngây thơ" vềcộng-sản!).

Sơn Namtrong thời kháng-chiến hoạt động ởmiền Tây và Khu 9 và từng được giảigiải Cửu Long 1952 với hai truyện ngắn TâyĐầu Đỏ, Bên rừng Cù lao Dung ký Phạm Minh Tài- cũng như khi cộng tác với báo Nhân Dân Miền Namdo đảng cộng-sản điều khiển, TrầnBạch Đằng phụ trách có đăng các truyệnngắn Tây Đầu Đỏ, Bên rừng Cù lao Dung, Câyđàn miền Bắc, v.v. Hai truyện đầu chốngthực dân và địa chủ tức đấu tranh giaicấp và 'dân-tộc'; truyện sau đề cao tìnhđồng chí Bắc Nam. Trong Tây Đầu Đỏ (khukháng-chiến xuất-bản thành tập cùng tựa), vìmắc nợ trả chưa đủ mà bị 'tên' tâybắt con bò đang chửa mổ bụng lấy bào thainhắm rượu để trừ nợ:

"-Trời ơi! Phen này mổ bụng con bò chửa củatôi để trừ nợ. Thiệt sao, thầy Tư?

- Ổng nói vậy đó.Không tin, lát nữa ông qua bứng cột nhà cho coi"(23).

Sau đìnhchiến 10-1954, theo nhà văn Xuân Tước (24), Sơn Namdựa bóng Bình Nguyên Lộc và Vương Hồng Sểnđể nằm vùng ỡ Sài-Gòn, bị bắt tù hailần, 1960 và 1974. Suốt thời cộng hòa, Sơn Namviết nhiều về lịch sử, văn-hóa và mộtsố tiểu thuyết xã hội thời cựu trào.

NguyễnBảo Hóa là nhà văn yêu nước "tiếnbộ" thời đầu kháng-chiến Nam-bộ,về sau theo cộng-sản nằm vùng sinh hoạt báo chívà trở qua viết tiểu thuyết dã sử đăngnhật trình. Lê Vĩnh Hòa tác-giả nhiều truyệnngắn trên Nhân Loại, Bách Khoa, v.v. sau xuất bảntập Mái Nhà Thơ (1965) và Người Tị Nạn. Ôngchết do bom dội trong bưng, còn Dương TửGiang, thì vượt ngục Tân Hiệp bị bắnchết năm 1956.

TrangThế Hy (còn ký Văn Phụng Mỹ, Minh Phẩm,Triều Phong, Vũ Ái, Phạm Võ,...) xuất-bảnNắng Đẹp Miền Quê Ngoại (ký Văn PhụngMỹ, 1963), làm thơ viết truyện ngắn và tiểuthuyết (đăng báo), có những tác-phẩm nổitiếng như bài thơ Khoai Ngọt Bánh Đắng ký MinhPhẩm được Bình Nguyên Lộc đưa vàotruyện Quán Bên Đường và Phạm Duy phổnhạc, truyện ngắn Người bào chế thuốcgiảm đau, ... Là cảm tình viên của Mặt TrậnGPMN "chống Mỹ", sống ở Sài-Gòn, cộngtác với Nhân Loại, Vui Sống, Bách Khoa, v.v. bịbắt 1962 và sau đó vô bưng ở Củ Chi 1963,viết báo viết truyện đăng báo của Thànhủy Sài-Gòn ký dưới nhiều bút hiệu ông,truyện ngắn Anh Thơm râu rồng đượcgiải văn học Nguyễn Đình Chiểu củaHội Văn nghệ Giải Phóng miền Nam Việt Nam1960-1965, truyện ở tù của một phu đạpxích-lô 'cảm tình viên Việt cộng' đặt truyềnđơn bị công an Cộng hòa bắt giam, trong tù anhgặp nhiều người cùng hoàn cảnh hoặcnạn nhân của những đấu tranh giai cấpchống 'địa chủ'. Sau 1975, ông có thêm các tậptruyện ngắn Mưa Ấm (1981), Người Yêu Và MùaThu (1981), Vết Thương Thứ 13 (1983), NợNước Mắt (2002), tập truyện ngắn vàhồi ức Tiếng Khóc Và Tiếng Hát (1993) và mớiđây, tuyển tập Truyện Ngắn Trang Thế Hy(2006). Ông viết trên dưới 50 truyện ngắn, khôngnhiều như Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam. Thờichiến tranh 1957-1975, ông viết theo chiều hướngđề cao người theo Mặt trận chốnglại miền Nam cộng hòa, cũng như khuyến khíchcầm súng và vô bưng. Trong Mưa Ấm, cô gái tên Thu'cảm tình viên cộng-sản', thuộc một 'tổchức mà em phải chấp hành mệnh lệnh' rủngười yêu ra vùng giải phóng nhưng chàng Diệpchỉ muốn làm 'một người chân chính cỡnhỏ' tức 'tham gia đại cuộc nhưng không toàntâm toàn lực'. Dù sao thì con người Trang Thế Hy,cũng như tác-phẩm, thẳng thắn, chốngbất công và những chuyện bất bình, yêu sựthật, dù có bị lợi dụng, tâm hồn bộclộ qua những lời lẽ tự nhiên như bàithơ Lời nói dối nhân ái, ... không quỵ luỵquyền hành dù là với những người 'bạn'từng chung chiến đấu thời kháng-chiến(truyện Chất Liệu), và lúc nào cũng lòng nhân ái(truyện Thèm Thơ, Chuyện Người ChếThuốc Giảm Đau, ...). Truyện Thèm Thơ kếtthúc trong nuối tiếc:

"...Loan ơi! Chết đem theo sự thèm nghe thơ vàsống mà thèm nghe thơ chưa biết ai khổ hơn ai.Bài thơ mà em thèm nghe và anh thèm làm cũng chẳngđẹp gì cho lắm. Để thèm nó có lẽ ítbuồn hơn là thưởng thức nó với sựđau xót trong lòng. Sẽ có một ngày kia, khi một cô gáiôm một chàng trai trong giấc ngủ yên lành, thì hơiấm của cô ta tạo ra không gợi đến mộttứ thơ cay đắng như em nghĩ. Bài thơvề hơi ấm đó sẽ có người làm và làm hayhơn bây giờ.".

Lòngthương người nhuốm sự bất lựckhông làm được gì nhiều, như trong mộttruyện ngắn khác, Một Thiếu Nữ Không ĐángKể, đăng trên Nhân Loại năm 1957! Hoặcnhư nhân vật nam trong Nắng Đẹp Miền QuêNgoại trong cơn lốc của chiến-tranh đã 'bánđứng' người con gái tên Thơm, cũng là bạnthời nhỏ, đẻ phải hối hận bênnấm mồ: "Em Thơm ơi! Có những kẻmuốn tàn phá hết, sát phạt hết không muốnchừa lại một chút gì tươi đẹp trêngiải nước non này. Nhưng cái đẹp vẫnmuôn đời tồn tại: biển cỏ đẹp, dòngkinh đẹp, màu nước đẹp, cô gái chèo gheđẹp, tiếng hót con chim đẹp và tấm lòng baodung tha thứ của người cha rộng lượngcủa em cũng đẹp đẽ vô cùng. Đếnnhư cái tâm tư đen tối của anh mà cũng chói lênđược vài tia sáng đẹp dưới ánh nắngmiền quê ngoại. Anh không đổ thừachiến-tranh để mong em tha thứ như ngườicha thân mến của em đã vịn vào đó mà xá tộicho anh. (...) Anh chỉ muốn hứa với em rằng tâmtư u tối của anh từ đây sẽ trong sánglần lần nhờ sự soi rọi của nắngđẹp miền quê ngoại" (25).

TrangThế Hy cũng như một số những ngườimiền Nam (và cả nước) thiên tả vì lýtưởng yêu nước và nhân đạo, viết chomột sứ mạng xã hội, ông đứng về phíanhững người bị đàn áp, những nạn nhâncủa địa chủ, guồng máy chính trị vàthực dân, cả guồng máy và con người cộng-sảnsau 1975.

Vănthơ của những người yêu nước vì yêunước, chân thành yêu nước, chân thành kháng-chiến,chống mọi bạo quyền bạo lực; vănthơ của những người này tự nó có giátrị đánh thức, tố cáo và phục vụ tìnhtự dân tộc. Lòng yêu nước xuất phát từchế độ thực dân thành ý thức và hành cửkháng-chiến, như đã nói, người yêu nướcmiền Nam tự nguyện hoặc bị chiếnthuật chiêu hiền hoặc tâm lý chiến mà sát nhậphoặc đi dưới trướng của Mặttrận GPMN; những người khác thành đốilập hay lực lượng chính trị sinh hoạt mộtcách dân chủ (Liên trường, Đại Việtmiền Nam, 'Hoa Sen', Trần Văn Hương, DươngVăn Minh, v.v.), những thế đứng khác nhau,thành-bại, hay-dở đã là những kinh nghiệm! Cáinhãn có thể không quan trọng, nhưng lòng yêu nướcchân thành nếu có, sẽ sáng tỏ với thời gian!

 

5.Những thăng trầm, ngụy tín, từ khi thốngnhất:

Thốngnhất đất nước xong là những chiếndịch bôi xóa, tịch thu, cấm đoán nhữngvăn-hóa phẩm của miền Nam 'thua cuộc', là tùđày, tra khảo những người làm văn-hóavăn-học ở miền đó. Chúng tôi đã có dịpviết về những sự kiện văn-hóa này trong bài"Văn học tự do khai phóng vẫn là nguồn hyvọng!"(26), do đó ở đây chỉ ghi lạiđôi điều.

TừĐề Cương về Văn-hóa Việt Nam (1943) quathời kháng-chiến chống Pháp, chống Mỹ,văn-học đã bị chính-trị và guồng máy hóa,cơ cấu hóa, từ chủ đạo tiến sangđộc tôn. Văn-học trong một thời-gian dàiđã bị dùng như phương tiện, công cụ,chức năng bị hạ thấp ở giáo dục, tuyêntruyền, trở nên công thức, dần dà qua thờiĐổi Mới (1987) mới nhận ra thêm chứcnăng thẩm mỹ (mỹ cảm) và tính đa diệncủa văn-chương! Hiện thực rời sửthi, chỉ thị để xuống đường,đụng đến đời thường và con tim cónhững mạch máu. Từ đó sinh ra những nỗibuồn thật của chiến-tranh, những hiệnthực của những Bến Không Chồng (DươngHướng), Mảnh Đất Lắm NgườiNhiều Ma (Nguyễn Khắc Trường), Bước QuaLời Nguyền (Tạ Duy Anh), v.v. Chu Lai phải Ăn MàyDĩ Vãng, Lê Lựu phải trở về Thời Xa Vắng,Trần Mạnh Hảo phải Ly Thân, tất cả đãphải trở về quá khứ để có thểsống đời thường hôm nay, dùng quá khứ làmchỗ dựa tinh thần. Nỗi Buồn Chiến Tranhcủa Bảo Ninh - được viết với tiềmthức, với ký ức trí tưởng và vớitưởng tượng, đã nương theo phong tràoCởi Trói để viết công khai rằng ngườilính đã có thể nghe và nhìn thấy "những lờiđồn đại, những sấm truyền và nhữnglời tiên tri" (bản 1989, tr. 15), "những linhhồn lồm xồm lông lá", râu tóc quá dài, cởitrần truồng ngồi trên một thân cây "tay cầmlựu đạn"; những "bóng ma rách bươm,uyển chuyển và huyền bí, lướt ngang luồngánh sáng rồi mất hút đi với mái tóc đen dài xõa bay".Những hồn ma của đồng đội từng lànhững con người biết cầm súng, biết yêuthương, được người sống kêugọi "Anh là ai? Hãy ra với chúng tôi. Chúng tôi là bạn.Chúng tôi tìm anh, chúng tôi đã tìm anh bấy lâu nay, khắpnơi". Đời lính phải chứng kiến biếtbao cái chết nhưng với Kiên, những cái chếtấy sao thảm thương, đau đớn quá! Cónhững người chết mà không được mộtnấm mồ, chết mà không còn nguyên vẹn thân xácđể hồn mãi lang thang: "hồn bơi ra khỏixác biến thành con ma cà rồng đi hút máungười". Có những người chết trởthành "đống giẻ nát nhừ vắt mình trênbờ công sự ". Bao nhiêu cái chết dồn dậpvề trong tâm trí Kiên. Truyện là "bầu không khícủa những khu rừng tăm tối, ngùn ngụttử khí và lam chướng, mờ mịt bóng yêu tà.Những di vật và những bộ xương mũn nátđược vớt lên từ đáy những rừng câyấy". Nếu trước đó thơ văn củaChế Lan Viên, Tố Hữu, v.v. rùng rợn thì vì phong phú tưởngtượng hơn là hiện thực, thì rùng rợncủa Nỗi Buồn Chiến Tranh là của đờithường. Đây là tiểu-thuyết về mộtthế giới dị thường, về đêm tối -theo tác-giả, biểu tượng của chiến tranh làbóng đêm và những cơn mưa dày dặc trong rừngsâu! Tưởng huyền ảo, rùng rợn mà là hiệnthực sống qua, do đó đã thành công gâyđược nơi người đọc nhữngcảm xúc đau xót, ghê tởm chiến-tranh và con người,mở ra một tính nhân-bản như một khám phámới, một tìm thấy (vì có đi tìm)!

Sau 1975,guồng máy "chiến thắng" tung hàng loạtấn phẩm gọi chung là "thơ văn cách-mạng,kháng-chiến chống Pháp và chống Mỹ", nào là anhhùng ca, trường ca, hành, ... Người viết"lớn" có (Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận,v.v.) "nhỏ" có, từ bưng biền ra (AnhĐức, Lý Văn Sâm,..), từ vùng nằm ra mặt(Vũ Hạnh, Lữ Phương, Sơn Nam, BảoCự, Cung Tích Biền, Thế Hoài, Trần Hữu Lục,v.v.). Văn thơ yêu nước và cách-mạng trongchiến-tranh 1945-54 (và cả 1957-1975) đã không thậtsự có phần phản kháng, như sau 1987 cho đếnnay. Trong vùng kiểm soát của đảng cộng-sảnViệt-Nam, thơ văn phải phản ánh hiệnthực theo quỹ đạo chính thức (chủ nghĩahiện thực xã-hội chủ-nghĩa) - ngay đến2005 mà Bóng Đè của Đỗ Hoàng Diệu viết theolinh cảm của thế hệ trẻ về tổquốc mà hãy còn bị phê phán là không biếtlịch-sử, quá-khứ, chiến-tranh nên đã"bắn súng lục và nã đạn vào quá-khứ".Hay truyện Cánh đồng bất tận củaNguyễn Ngọc Tư đăng ba kỳ trên báo Văn Nghệ,và nhà xuất bản Trẻ in 2005, sau bị công văncủa Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tỉnh Cà Mau quy kếttội nhà văn trẻ thuộc diện quản lý củamình viết truyện đó có ý bôi xấu hiện thựcquê hương vùng miền (!).

Vănchương kháng chiến cũ là tô hồng nên đã xa, saisự thật, còn những Bảo Ninh, Nguyễn Minh Châu,Dương Thu Hương, v.v. sau này đã dũng cảmkhi viết ra một số sự thật khác với chínhthức, đó là phe bộ đội cũng có nhữngtổn thất và những hành động tàn ác. Vănthơ kháng chiến cũ, đã chỉ vẽ rađược cái đại thể, cái đa sốtốt đẹp, cái chiến thắng, còn thì kỵ tránhnói đến phần mất mát và xấu xa. Thườngđược tiếng nói chính thức xem đơnlẻ chứ không thuộc về bản chất củaquân cách mạng. Thật ra, đã không ai viết thật(đúng sự kiện, thật lòng, thật biết) vìđã chỉ làm nô lệ cho một lý thuyết giáođiều, một ý thức hệ, ngày càng mơ hồ vàcả bất lực! Đề cập đến tiêuchuẩn, vì văn thơ nào không theo đúng hai phươngpháp đó, đều bị coi là phản động,đồi trụy... bị nghiêm khắc cấm đoán,tiêu hủy, như đã xẩy ra cho văn học miềnNam Việt-Nam trước đây và hải ngoạihiện nay.

Đã cónhững công trình nghiên cứu, phê-bình"văn-học" của chế độcộng-sản Việt Nam trong thời chiến-tranh1957-1975 và sau đó, mà tác-giả phần lớn là cán bộvăn-hóa và giáo dục, vì mục-đích chính-trị dođó đã có những xếp loại, phê phán mà nay cóthể nói là sai, một chiều, bất cập! Thỉnhthoảng đây đó có những nhận xét "kháchquan", "xét lại" về nền văn học'cách-mạng' minh họa đó, gióng tiếng phê bấtcập, tiếc rẻ, "giá như..." như NguyênNgọc, ngay cả Phong Lê (27). Văn-học yêu nướcđã phải chịu thịnh suy cùng các biến cốlịch-sử và chế độ chính trị, nay cònlại gì với các thế hệ hôm nay? Có nên mổ xẻthực chất và nhận diện nguồn cơn nhữngsai lầm cá nhân và tập thể? Ai có thể làm côngviệc này? Nhiều người trong cuộc đã códịp giãi bày, giải tỏa một số nghi vấn,phản kháng bằng tự phê tự kiểm (NguyễnHộ, Nguyễn Văn Trấn, v.v.), nhưng phầnlớn đã yên lặng và sống hết cái kiếp làmngười, đã dĩ lỡ làm hoặc đượctôn làm anh hùng yêu nước hoặc từng có thái độ,lựa chọn, thì muốn quên hoặc phó mặc côngluận.

Cuộcchiến 1957-1975 đã lùi vào quá-khứ và lịch-sửđối với các thế lực quốc tế,chiến-tranh lạnh cũng đã được xemnhư tàn cuộc, Mỹ đi rồi Mỹ lạivề, Trung quốc giúp từ 1949 rồi có lúc bịhất ra, đàn anh bèn cho bài học 1979 rồi anh-emlại tái hồi môi hở răng lạnh, v.v. Nhưngvấn-đề chiến-tranh và yêu nước vẫn cònđó giữa người Việt với nhau, giữanhững người từng đối đầuchiến tuyến và cả giữa những ngườitừng chung chiến tuyến ở cả hai bên, cảnh'anh em nồi da xáo thịt' không cùng chiến tuyến làmột đề tài dễ gặp, ngay từ đầuthập niên 1950 như trong Chiếc Mũ La củaNguyễn Hoài Văn, Sơn và Thành trong Cánh Hoa TrướcGió của Nguyễn Minh Lang, đến cuối thập niên1980 với anh đại tá bộ đội thăm embị cải tạo trong Gặp Gỡ Cuối Năm (CánhCửa) của Nhật Tiến, v.v. hay Dòng Đời (2005)của Nguyễn Trung mới in trong nước, ám ảnhvới những vấn-đề của cơ chế vàquá-khứ trong đó có những người anh em ruộtthịt đã từng bị chiến tranh tách chia ở haibên trận tuyến đối địch, dù trong nhữngnăm tháng chiến tranh, tình huynh đệ đã giữđược cho họ ý nghĩ 'không bao giờ có thểchĩa nòng súng vào đầu người em ruột củamình' nhưng rồi ngày nay xem như 'đấtnước đã chiến thắng cuộc chiến tranh,nhưng anh chưa chiến thắng được em',chiến tranh đã phải phân chia thắng bại nhưngkhi phải lựa chọn tương lai cho đấtnước thì cần phải có đối thoạigiữa những con người của những ý thứchệ từng đối nghịch nhau. Nhưng đốithoại có khả thi không với những ngườivẫn 'kiên định lập trường' vàvăn-nghệ chỉ huy theo cơ chế?

Sau bao nhiêunăm, trên con đường Nam Bắc hôm nay nhiềungười Việt yêu nước vẫn còn đang đitìm tổ quốc, một 'tổ quốc', mộtđất nước. Các nhật ký tìm thấy củaNguyễn Văn Thạc, Đặng Thuỳ Trâm, cáchồi ký của Trần Vàng Sao, Tiêu Dao Bảo Cự, v.v.được xuất hiện thời gian gần đâythêm dấu chứng cho những cuộc tìm hoặc dấnthân vì lòng yêu nước. Tuổi trẻ Thạc, Trâmchết với tâm nguyện mình yêu nước mình, nhưngtình yêu nước đó của họ không hẳn đãphát xuất từ trái tim chân chất và ý thức tinhtuyền của tuổi trẻ mà lịch sử đãchứng minh họ đã được dạy yêunước một cách 'kiên định lậptrường' theo quan điểm. Nhật ký của họnằm cùng truyền thống 'cách-mạng' và tiếpnối sứ mạng tuyên truyền cho một mụcđích phải đạt, cho 'sự nghiệp cách-mạngcủa tập thể', và nếu đạt rồi thìphải giữ. Sống còn sau chiến-tranh như BảoNinh, viết lại xúc cảm mà ngay khi xuất-bảnđã bị một chiến dịch kết án đã đisai con đường 'văn-học bảo hiểm chosự thật lịch-sử' và tác-phẩm bị tốcáo là 'bệnh hoạn', là viết về một 'cõichập chờn bất định'!

Cuộcchiến đã xong chưa khi mà âm ĩ tiếng bom tàn tíchcủa quá khứ vẫn còn đó? Tùy phía nhìn, tùy cặpkính mầu mà ta có thể gọi tên cuộc chiến là"chiến tranh ý thức hệ", chiến tranh"ủy nhiệm", "giải phóng", "xâmlược". Phe nào nắm được cái gọi là"chính nghĩa"? Dù gọi là gì thì sau cuộc nộichiến nhiều tang thương đó, con ngườiViệt Nam vẫn bất khả cảm thông và đốithoại với nhau sao? Như gần đây khi nóiđến nhà văn Thanh Tâm Tuyền, một nhà văn tiêubiểu của văn-học miền Nam tự do 1954-1975,vừa mất, trong nước cất lời phê bìnhnhư sau: "Đối với độc giảmiền Bắc, cái tên Thanh Tâm Tuyền hoàn toàn xa lạ,với nhiều độc giả miền Nam cái tên nàygần với một giai đoạn đen tối củađất nước dưới ách kìm kẹp củaMỹ - nguỵ, đó cũng là giai đoạn sáng tácđắc ý của nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, sĩ quancộng hoà, với lý tưởng chống cộngtươi mới vừa chạy ngoài Bắc vào, phụcvụ cho chính quyền nguỵ (...) Sự thất bạicủa chế độ bù nhìn cũng là sự thấtbại của tư tưởng văn nghệ chốngcộng. Trên thực chất nền văn nghệ ấykhông có gì phù hợp về nội dung với văn nghệcủa chúng ta". Đến nỗi nhà thơ ThanhThảo từng tham gia cuộc chiến trước 1975"ở chiến trường Nam bộ", đọcbài ông Tân cũng đã phải thốt lên " đọcnó người ta không khỏi cảm thấy một thoánglạnh mình. Chúng ta đang ở năm thứ 6 củathế kỷ XXI, đất nước đã thốngnhất 31 năm, người Việt dù sống trongnước hay nước ngoài đều muốn xíchlại gần nhau, xóa đi những dị biệt,thậm chí những hận thù trong quá khứ, đểcùng chung tay góp sức xây dựng đất nướcViệt Nam trước ngưỡng cửa nhữngvận hội mới"(28)!

 

* * *

 

NướcViệt Nam tồn tại đến ngày nay là do tình yêuđất nước và tinh thần phản kháng chốngngoại xâm của nhiều thế hệ con dân và quanhiều ngàn năm văn hiến; nhưng Việt Nam ta dohoàn cảnh địa lý và lịch-sử cùng nhân chủng,đã từng mở cửa và hội nhập khi cần. Vìbản chất văn-hóa và nhân chủng củangười Việt nhưng cũng vì sự sinh tồn vàtương lai dân-tộc. Lịch-sử cho chúng ta nhiềubằng chứng về việc mở cửa hay tùy cơứng biến thì sống (tam giáo, thắng quân Tàu xâmlược xong rồi triều cống, ...) mà đóngcửa thì thất bại (như triều đình TựĐức khi phải đối đầu vớingười Pháp và Tây Ban Nha, v.v.). Trong cuộc kháng chiến1954-1954 cũng như cuộc chiến 1957-1975, guồng máychiến-tranh và văn-hóa của miền Bắc đãcứng rắn đẩy việc chống vong bảnđi quá xa. Họ xếp vào 'chủ nghỉa vong bản'những sản phẩm văn-hóa, văn minh từ ÂuMỹ (hoặc do Pháp, Mỹ để lại), kết ánnhững người sống với tiện nghi kỹthuật của thời đại là vong bản, xem thơvăn ca nhạc ảnh hưởng từ những tràolưu học thuật mới sau thế chiến thứhai chẳng hạn là vong bản, kể cả mác-xít giáođiều tức những người theo troskisme tứcđệ tứ quốc tế, tất cả, họđã tung bao nhiêu chiến dịch rồi cả đặtbom, ám sát. Năm 1976 họ đã bỏ chung một rọtoàn bộ báo chí văn-hóa phẩm của miền Nam tựdo 1954-1975 rồi tịch thu, tiêu hủy và cấm đoán.Tất cả những việc làm này nay đã bị chínhngười của chế độ phê phán và họ dùnglại hết mọi thứ ... 'vong bản', từ sách báođến nếp sống! Văn-học chữ quốcngữ mới hơn một thế kỷ, vậy màtừ thời khởi đầu đến nay, lúc nào'mảng' yêu nước cũng có mặt. Yêu nướckhởi phát từ niềm tin, văn-học yêu nướcViệt-Nam suốt thế kỷ XX đã từ niềm tinmà xuất hiện, lúc công khai lúc thầm kín, lúc đơnsơ như tấm lòng người viết, lúc đạtđỉnh cao văn-chương. ... Như đã xét qua,yêu nước không thể ích kỷ, quá khứ dù oai hùng,thần thánh đến mấy, nếu cứ ôm chặt thìcó ngày cũng vuột mất! Yêu nước oai đẹpkhi tự phát, tự giác hay tự nhận thức, nghĩalà không vì chỉ thị, chiêu bài! Xin đừng đểlịch sử che lấp con người!

 

Chú thích:

1. Tríchtừ Thái Bạch. Thi Văn Quốc Cấm ThờiThuộc Pháp. (SG: Khai Trí, 1968); Đại Nam tb, tr. 211.

2. Vấnđề định danh và thời điểm củaNam-kỳ khởi nghỉa, Nam-bộ kháng-chiến vàChiến-tranh Đông dương thứ nhấttrước nay vẫn không đồng nhất, tùy quanđiểm và chế độ. Trong nước vẫn xemngày 23-11-1940 là ngày khởi động Nam-kỳ khởinghỉa; Nam-bộ kháng-chiến 23-9-1945 lúc thì tính từtháng 8 lúc thì văn vẻ gọi là "Mùa Thu rồi ngày23", v.v. Theo Trần Bạch Đằng trong ĐồngBằng Sông Cửu Long 40 Năm (NXB TpHCM, 1986), "ngày 23tháng 11 (1940) Nhân dân Nam Bộ tiến hành cuộc khởinghĩa vũ trang dưới sự lãnh đạo củaXứ Ủy Nam-Kỳ" (tr. 183).

3.Nguyễn Văn Sâm. Văn Chương Nam Bộ Và CuộcKháng Pháp 1945-1950. Los Alamitos CA: Xuân Thu tb, 1988, tr. 21-22. Nghiêncứu này là một công trình dồi dào tài liệu và thamkhảo, Mã Giang Lân trong giáo trình Văn-học Việt Nam1945-1954 đã đánh giá là "quyển sách có nhiềutư liệu quý, hiếm và có những nhận địnhthỏa đáng" (tr. 142). Ngoài ra công trình đãđược các tác-giả tập Địa Chí VănHóa Thành Phố HCM dùng lại khi trích dẫn các tác-phẩmxuất-bản vào thời văn-học này.

4. Lờigiới thiệu của Vũ Anh Khanh. Trích từ XuânTước. Hồi Ký 60 Năm Cầm Bút. Houston TX: VănHóa, 2000. Tr. 48.

5. HồnViệt, NXB Đuốc Việt, 1950, tr. 97,98.

6.Chiến-Sĩ Hành. Thơ trường thiên củaVũ-Anh Khanh, Tam Ích đề tựa, Thẩm-Thệ Hàđề bạt, Nguyễn-văn Mười hoạ bìa vàphụ bản, A. Tích Trú kẽ chữ và phụ bản,Nguyễn văn Dầu khắc bản, nhà xuất-bảnTân-Việt-Nam, 1949.

7. LưuQuí Kỳ. Qua Thực Tiễn Văn Nghệ Kháng ChiếnNam Bộ. Hà-nội: NXB Văn Hóa, 1958. Tr. 5-6.

8. LưuQuí Kỳ. Sđd, tr. 28, 32, 73, 39-40. 9. Trích từ CáchMạng Kháng Chiến Và Đời Sống Văn Học(1945-1954) Hồi Ức Kỷ Niệm. Tập 1. Hà-nội :Tác Phẩm Mới, 1986, tr. 206.

10. Tríchtheo Mã Giang Lân. Văn Học Việt Nam 1945-1954. TpHCM: NXB GiáoDục, 2004, tr. 37.

11. Chúng tôicảm ơn GS Phan Tấn Tài đã cung cấp tài liệunày.

12. CáchMạng Kháng Chiến Và Đời Sống Văn Học(1945-1954). Sđd, tr. 350, 348. Truyện viết vềđấu tranh giai cấp giữa nông dân và 'địachủ', theo chính sách và chỉ đạo, do đó sau này ôngtự tiếc! Đoàn Giỏi tập kết ra Bắc vàtừng bị nghi ngờ trong vụ Nhân Văn giaiphẩm! Một nhà thơ khác, Hoàng Tồ Nguyên cùng tậpkết ra Bắc, bị kiểm điểm, kỷluật.

13. Tríchtheo Địa Chí Văn Hóa Thành Phố HCM. 2-Văn Học.1988, tr. 269.

14. LưuQuí Kỳ. Sđd, tr. 75-85.

15.Nguyễn Bá Thành & Bùi Việt Thắng. Văn HọcViệt Nam 1965-1975. Hà-nội: Tủ sách trường ĐHTổng hợp, 1990. Tr. 28.

16.Nguyễn Bá Thành & Bùi Việt Thắng. Sđd, tr. 89.

17.Nguyễn Vy Khanh. Văn Học Việt-Nam Thế Kỷ XX:Một Số Hiện Tượng Và Thể Loại.Glendale CA: Đại Nam, 2004, chương 16, tr. 491.

18. VănHọc Yêu Nước Tiến Bộ - Cách Mạng TrênVăn Đàn Công Khai Sài Gòn 1954-1975. Tp.HCM : Nxb Văn NghệTp.HCM, 1997.

19. Tríchtừ Thơ Miền Nam Trong Thời Chiến. South BoundBrook NJ: Thư ấn quán, 2006, tr. 166.

20. X."Thảo Trường, nhà văn dấn thân vớinỗi ý thức không rời". Hợp Lưu 88,4&5-2006, tr. 162-183.

21."Cuộc Sống Tôi", Những Vì Sao Vĩnh Biệt,Saigon : Ý Thức, 1971. tr. 105. Năm 2006, nhà Thư ấn-quánxuất bản tuyển tập truyện Một Thời ÝThức in lại truyện ngắn của 24 cây viết củatạp chí Ý Thức, 262 tr.

22. VõPhiến. Văn học Miền Nam Tổng Quan. Westminster CA:Văn Nghệ, 2000, tr. 239.

23. Tríchtừ Hoài Anh. Văn Học Nam Bộ Từ ĐầuĐến Giữa Thế Kỷ XX (1900-1954). NXB TpHCM, 1988.Tr. 360.

24. XuânTước. Sđd, tr. 40.

25. NhânLoại, 82, 29-11-1957. Trích lại theo bản Trần HữuTá. Nhìn Lại Một Chặng Đường VănHọc. NXB TpHCM-Fahasa, 2000. Tr. 436.

26. X. NgàyNay TX, 548, 1-5-2005; Đàn Chim Việt (danchimviet.com), 21-12-2005.

27. Phong Lê.Về Văn Học Việt Nam Hiện Đại -Nghĩ Tiếp. Hà-nội: NXB ĐHQGHN, 2005, tr. 223-227. TheoVietNamNet, "ngày 3/11/2006, trong khuôn khổ Hội thảoQuốc tế Văn học Việt Nam trong bốicảnh giao lưu văn hóa khu vực và quốc tế, nhàvăn Nguyên Ngọc cho rằng không thể xét vănhọc Việt Nam thế kỷ 20 một cách toàn diệnnếu không bao gồm hai mảng văn học mà lâu naychúng ta vẫn không tính tới một cách thích đáng, Đólà văn học đô thị miền Nam trướcnăm 1975 và văn học của các tác giảđương đại người Việt ởnước ngoài".

28. X.Vũ Đức Tân. "Sự lập lờ trong đánhgiá về Thanh Tâm Tuyền". Người Hà Nội,22.9.2006; Thanh Thảo. "Quyết tâm... chụp mũ"(talawas.org) 23-9-2006.

 

11-2006