Văn Học Miền Nam Tự-Do 1954-1975

Phần 2
Một thời tưởng tiếc
lịch-sửluôn luôn duyệt lại,
không ai lừa đượccuộc đời ... (Lê Đạt, 7-1956)

 

Đếncuối năm 2008, miền Nam Cộng-hòa đã bịbức tử hơn 33 năm! Giới lãnh đạo cộng-sảntrong nước thay đổi diễn văn nhiềulần và cả nhìn nhận một số sai lầm trongsố có sai trái về biệt kích văn-nghệ, đàn áp văn nghệsĩ và trí thức của miền Nam, nhưng cănbản chế độ toàn trị và đảng trịvẫn vậy! Trong bài này, chúng tôi ghi lại nhữngthăng trầm về văn-hóa văn-học tự dođã xảy ra tronggần 33 năm đó và từ đó thử nhìn về tươnglai!

Sau 30-4-1975

Mộtchiến dịch lên án và triệt hạvăn nghệ sĩ và trí thức miền NamCộng-hòa đã bắt đầu ngay từ đầutháng 5-1975. Việt Nam Cộng Hòa bịxóa trong lịch sử kẻ thắng đã đành, vănhọc của kẻ chiến bại Việt Nam Cộnghòa cũng bị xóa bỏ bằng những nghịđịnh và chiến dịch. Ngày 1 tháng 5, Ủy banQuân quản ra chỉ thị cấm lưu hành vàtàng trữ tất cả sách báo xuất-bảntrước ngày “giải phóng”, và đã cho những toán cán bộ ôhợp (VC, nằm vùng, cách-mạng 30/4 [ông30/4], …) đếntừng nhà lục soát, tịch thu sách báo vànghệ-thuật phẩm. Ngày 30-6 đài phát thanhcộng-sản cho biết chỉ nội trong 1 quận đô thànhSài-Gòn chưa đầy 1 tuần, mà dân chúng đã nộp (và bị tịchthu) 482.460 ấn bản sách và 3.000 ký báo-chí xuất-bảnthời ngụy, đồng thời cho biết ở Nha Trangmột hiệu sách đã nộp 35.530 cuốn sách phản động, còn ở tỉnh lỵBạc Liêu dân chúng đã nộp cho chính phủ cách-mạng hơn3.000 tập sách cải lương, tân nhạc và hàngtrăm cassette và dĩa hát nội-dung phản động vàđộc hại cho tuổi trẻ”. Những thứ màsau 1987 sẽ được dân chúng từ Nam chí Bắcưu chuộng công khai và trở thành … thờithượng … trễ, mà trước đó đã xâm nhập ngay hàng ngũ cánbộ và bộ đội cộng-sản (Tờ QuânĐội Nhân Dân ngày 14-8-1977 cho biết bộđội vào Nam bỏ hàng ngũ trong khi các đơnvị ở miền Bắc đã chứa chấp sách báo‘ngụy’ và lén nghe ‘ nhạc vàng’, một vụ kiểm soát2 tiểu đội đã tịch thu được 119cuốn sách ‘đồi trụy, phản cách-mạng’ và cócá nhân 1 bộ đội đã giữ 84 cuộn băng‘nhạc vàng’).

17 và18 tháng 6, hơn một tháng sau đã diễn ra ở thủ đômiền Nam một ‘Hội nghị lần thứ nhấtcác nhà văn giải phóng’ cố xác định ai là nhàvăn giải phóng và ai đứng ngoài và còn là kẻ thù.Sau 30-4-75, Hội Văn nghệ Thành phố HCM cầmđầu bởi 4 Vũ Hạnh, Thái Bạch, ThếNguyên & Nguyễn ngọc Lương.

Đồngthời, Ủy ban Quân quản giao cho một ban thanh lọcvăn nghệ phẩm do Trần Bạch Đằng vàLữ Phương thứ trưởng văn hóacầm đầu với các trưởng tổ VũHạnh, Huỳnh Văn Tòng, Châu Anh (về phía nhân viên có Minh Quân, TườngLinh, Thu Mai, Nguyễn Sỹ Nguyên, Giang Tân, HTA, v.v.). Họđã xếp toànbộ văn nghệ phẩm vào 6 loại. LữPhương đãtrình bày hệ thống xếp loại này trên tờnhật báo Sài-Gòn Giải Phóng 2 ngày 21 và 22-1-1976. Avà B bị cấm vì hại nhất cho cộng-sản, C(trong số có nhạc vàng), D, E thì phải thanh lọc, còn Flà … của ‘‘cách-mạng’’(nằm vùng).Mãi đến ngày 26-10-1975, ban này mới xong đợtđầu, thanh lọc 56 tác-giả và 489 tựa sách đãgóp phần vào công tác chiến-tranh tâm lý chống Cộng.

Đếnngày 20-8-1975, khi Lưu Hữu Phước, bộtrưởng Thông tin văn hóa của chính phủ Cáchmạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam, công bố Thông tri 218/CT.75 cấm lưuhành sách báo xuất bản tại miền Nam, đồngthời công bố danh sách các Cơ sở xuất-bản,Các nhà xuất-bản sách thiếu nhi, Các tác-giả,dịch giả bị cấm toàn bộ các sách đã xuất-bản và của Cáctác-giả có sách bị cấm toàn bộ - một danh sách 130trong đó khoảng 120 tác giả miền Nam vớitoàn bộ tác phẩm bị cấm lưu hành (10tác-giả kia là Âu Mỹ Hoa có bản Việt dịch). Sauđó là tù đày, cải tạo, và khi nghi bóng nghi giólại tiếp tục càn quyét thu vén sách Việt Nam CộngHòa. Tất cảđều  nằm trong sáchlược của Đảng như nghị quyếtĐại hội Đảng lần thứ IV (1976) ghi rõnhiệm vụ phải quét sạch ảnh hưởng của tưtưởng và văn hóa thực dân mới mà đếquốc Mỹ gieo rắc ở miền Nam’ (1). Xóa bỏtác giả và tác phẩm bị gán nhãn/chụp mũ là ‘tàn dưvăn-hóa nô dịch’, ‘phản cách-mạng’, ...

Những trình diện và những lớp họctập. Ngày 10và 11-6-1975, Ủy Ban Quân quản Thành phố Sài-Gòn GiaĐịnh ra thông báo kêu gọi quân nhân, công chức chếđộ cũ trình diện, bị tập trung học tập cải tạo hứa hẹn 3 tháng, trongsố có nhiều văn-nghệ sĩ của miền Nam. Văn-nghệ sĩ của miền Nam tiếptục được chiếu cố tận tình nhiềunăm sau đó.

Ngày 8-3-1976 thêm Thông tri số 15/TTVH/MCTHcủa Bộ Thông tin Văn-hóa cập nhật danh mụcsách cấm lưu hành. Tiếp đến là những vụ lùng bắtvăn-nghệ sĩ miền Nam vào cuối tháng 3 này [mà nhàvăn nhà báo Thanh Thương Hoàng gọi là chiếndịch X3, sau X1 ‘chiến dịch bắt học tậpcải tạo’, X2 ‘đánh tư sản mại bản’. X. NguồnCA, số 52, 6-2011], từng đoàn từng đoàn ‘côngan văn-hóa’ hợp cùng ‘công an khu vực’ hành … quân càn quéttịch thu hết sách báo xuất bản dướithời chế độ cũ, để đốt,“tẩy”. Đây thuộc về là đợt hai kéo dàicủa chiến dịch thanh toán “bọn văn nghệsĩ phản động” và cũng để chuẩnbị bầu cử Quốc hội ‘thống nhất’ 2miền ngày 25-4 sau đó, thành ‘‘Việt-Nam cộng hòa xã-hội’’, chiếndịch khởi động sáng 3-4-1976, một ngày sauvụ nổ Hồ Con Rùa ở bùng-binh đường DuyTân và Trần Quý Cáp: khởi đầu vụ án Hồ Con Rùa (về sau đượccộng-sản quay thành phim), công an lùng bắt khoảng 200người hầu hết là văn nghệ sĩ và tríthức mà từ nay họ gọi là “những tên biệtkích cầm bút”, ngày đầu tiên người bịbắt là Nguyễn Mạnh Côn, hôm sau là những Nhã Ca, Trần Dạ Từ,Hoàng Hải Thủy, Dương Nghiễm Mậu.“Những tên biệt kích cầm bút” (danh xưng sau nàyđược dùng cho cuốn Những Tên Biệt KíchCủa Chủ Nghĩa Thực Dân Mới Trên MặtTrận Văn-Hóa Tư Tưởng do nhàxuất-bản Văn-hóa in năm 1980, tác-giả là Tổngvà Phó tổng biên tập tuần báo Công An Sài-Gòn). Ngườicầm đầu thi hành Vụ án Hồ Con Rùa là HuỳnhBá Thành (1942-1993) bí danh Ba Trung tức họa sĩ Ớt(nhật báo Điện Tín) nằm vùng trướcđó ở Sài-Gòn,sau này năm 1981-82 y viết lại ‘‘Vụ án Hồ Con Rùa’’ đăng từng kỳ trêntờ Tuổi Trẻ và xuất-bản thành sáchnăm 1983. Tội danh gán cho họ khi là‘‘gián điệp’’ khi là ‘‘tuyên truyền phảncách-mạng’’. Chiến dịch khủng bố nàybắt bớ giam cầm các nhà văn như Doãn QuốcSỹ, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Mạnh Côn,Nguyễn Sĩ Tế, Duyên Anh, Dương NghiễmMậu, Hồ Hữu Tường, Hồ Nam, Lê Xuyên,Nguyễn Hữu Hiệu, Mặc Thu, Thái Thủy, TrầnDạ Từ, Nhã Ca,các họa sĩ Đằng Giao, Choé Nguyễn Hải Chí,các nhà báo Minh Vồ tờ Con Ong, Hồ VănĐồng, Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh,... cácnghệ sĩ, đạo diễn Minh Đăng Khánh, HoàngVĩnh Lộc, v.v.

Sau khiđã lùng bắt khoảng 30 văn-nghệ sĩ miềnNam, một “Khóa bồi dưỡng chính trị choVăn nghệ sĩ miền Nam’’ được Thànhủy và Hội văn-nghệ sĩ giải phóng thànhphố HCM tổ chức đợt 1 vào mùa Hè năm 1976,khởi ngày 13-6 và kéo dài cả tháng, đợt 2 vào thángBảy; mục-đích học tập chính-trị cho các văn-nghệsĩ có ‘tội’ không ủng hộ ‘cách-mạng’, ‘khôngđích thực’ như những tay văn-nghệ thuộcMặt Trận Giải Phóng miền Nam; nhưng thực racốt kiểm soát cùng bài bản với những tậptrung ‘học tập, cải tạo’ đối với cácsĩ quan quân đội và công chức Việt-Nam CộngHòa, và quảng cáo, tuyên truyền đã cho các văn-nghệsĩ miền Nam cơ hội - mà có ngườicứ tưởng sau đó sẽ được hànhnghề trở lại. Phần đầu là nhữnghuấn hổ, phô trương công trạng đốivới cách-mạng của 1 số đã theo cộng-sảnHà-Nội, phần sau là các văn-nghệ sĩ củamiền Nam phải làm tự phê tự kiểm, và nhiềungười bị đưa ra Tổ để bịmổ xẻ, bên Tổ Văn và Thơ do Vũ Hạnhphụ trách (nhà văn Nguyễn Mộng Giác đã tình nguyện làm thư-ký Tổ Thơ Văn(theo Hoàng Hải Thủy.”Mắt mù, tai điếc”. SaigonNhỏ, 15-5-2009, tr. A3-5), có Nguyễn Thị Hoàng,Nguyễn Thị Thụy Vũ, Nhật Tiến, PhạmThiên Thư, Lệ Hằng, Tường Linh, An Khê, .... KhiNguyễn Thị Hoàng bị phê phán, Mai Quốc Liên đã tuyên bố “bởi vìmiền Nam các anh, các chị làm gì có văn hóa” [hơn 37năm sau, ông MQL chối đã nói câu như thếmà nay ông cho đó là ‘‘1 câu ngu ngốc mà không ai dại gì nói’’ (Hồn ViệtCA, 20-11-2012)].

Đếnlượt Sở Thông tin Văn hóa Thành phố HCM ra Thôngtri số 12030/STTVH/XB ngày 3-5-1977. Rồi ngày 14-17 tháng 1năm 1978, Bộ Văn-hóa và Thông tin lại tổ chứctại Sài-Gòn một hội nghị toàn quốc với danhxưng ‘‘Hội nghị đấu tranh xóa bỏ tàndư văn-hóa thực dân mới’’ với nhữnghuấn thị, báo cáo của đảng viên cao cấptừ Hà-Nội vào, xem như là một công tác cấpthiết và thường trực. Đồng thờiđể quảng cáo món ‘‘văn-hóa ưu việt xã-hội chủ nghĩa’’,‘‘văn-học cách-mạng ở miền Nam’’ (nhắmcăm thù, lũng đoạn,...) cùngchủ trương viết lách của xã-hội cộng-sảnmiền Bắc. ‘‘Con người mới’’, ‘‘conngười cách-mạng’’, ‘‘con người xã-hội mới’’,... khôngchấp nhận văn-học miền Nam bị gọi là‘‘văn-học đô thị’’ của ‘‘vùng tạmchiếm’’ (21 năm!). Do đó phải đàn áp, phảidùng đến võ lực công an, …

Ngày7-3-1978, nhật báo Tin Sáng cho đăng Nghịquyết của Ủy Ban Nhân dân Thành phố HCM muốntiến hành từ ngày này cho đến cuối năm 1978một đợt tấn công và thanh toán dẹp hếtnhững ‘dấu vết của văn-hóa tân thực dân’,kêu gọi học sinh, sinh viên tập họp kiểmthảo và phê phán một cách triệt để những‘nọc độc’ của thứ văn-hóa suy đồivà phản cách-mạng này và kêu gọi các thành phầntrẻ lập ra những đoàn công tác văn-hóa chomục-đích ‘truy quét văn hóa đồi trụyphản động’.

Nhà Nước ra hẳn một cuốn danhmục sách và tác già cấm lưu hành. Những gì không xuất phát từvăn học hiện thực xã hội chủ nghĩa vàchuyên chính vô sản đều phải xóa bỏ, phủđịnh, vì mảng văn học này bịkết án là đồitrụy hóa con người, phục vụ xã hội tiêu thụ miền Nam tức một thứ văn học phục vụchính trị phản động, phản cách mạng -những cái nhãn hiệu có thể làm tiêu mạng con người!Từ 1975 đến 1997 có gần 20 cuốn sách chửibới phê bìnhvăn nghệ Việt Nam Cộng Hòa: văn học tay sainhưng đáng sợ như những trái bom! 

Vào tháng 3-1981, nhà cầm quyền Hà-Nội rahẳn một cuốn danh mục mới gồm 122 tácgiả với toàn bộ tác phẩm bị cấm lưuhành. Trong chiến dịch lên án và triệt hạnày, theo thống kê chính thức năm 1981, trong chiếndịch đợt 3 vào tháng 6 năm 1981 chính quyềncộng-sản đãtịch thu trên toàn quốc 3 triệu đơn vịấn phẩm trong đó 316,314 sách báo bị cấm; riêngở Sài-gòn 60 tấn sách (151,200 cuốn), 41,723 cuộnbăng nhạc, 53,751 bức tranh, 631 cuộn phim. v.v. Đồng thời khám phá ra 205 nhà in bímật (2). Nhà thơ Quách Tấn sống ở NhaTrang, đã phảitiễn sách bị lệnh tịch thu màcòn phải thuê xa ba-gác chở lên nạp Ty Thông tin:

      Lệnhtrên truyền xuống dám không tuân
Tính tới bàn lui nhữngngại ngần
Lửa cháy đầu non chỉ tiếc ngọc
Giấy in hình rắn dễthêm chân
Giượng cầm giọtlệ, khóc vô mệnh
Nghĩ tội lời khen, bút hữu thần
Thôi cứ ngườisao ta cũng vậy
Dù chi chi cũng vật ngoài thân (Tính Tới Bàn Lui)

      Sáchvở mong cày thế ruộng nương
Ai ngờ sách vở gặptai ương
Ôm lòng tiếc rẻ công vô ích (...)
Quên càng khó lắm nhớ càngthương
Thương người thiêncổ không cònnữa
Mường tượng non xanhbóng Tử Trường (Tình Sách Vở, TrườngXuyên Thi Thoại, NXB văn-nghệ TP. HCM & TTNCQuốc Học, 2000, tr. 167-8).

Sựkiện lịch sử đã xảy ra, đó là sau khi chiến thắng, các cán bộ và cảguồng máy liền gấp rút tấn công và thủ tiêunhững thành tích văn-hóa văn-học ở miền Namtrước khi họ đến. Những khóa bồi dưỡngchính-trị và văn nghệ liên tiếp được mở ra ởSài-gòn, nơi có nhiều “phản động”nhất! Sau đó tiếp tục tấn công về lý luận với những công trình tập thể như cuốn Vănhóa, văn nghệ miền Nam dưới chế độMỹ-Ngụy, tập 1 do Trà Linh, Trần Hữu Tá, v.v.soạn (Hà Nôi : Văn Hóa, 1977); hai năm sau ra tập 2, doTrần Độ chủ biên (Hà-nội : Văn hóa, 1979).Trong cuốn này, cán bộ cộng-sản tỏ ra sợchính sách văn-hóa thời đệ nhất cộng-hòa, thời sau đó họ coithường hơn vì lãnh đạo bất lực vàgiới văn-nghệ phân hóa. Những nhândanh dân-tộc, nhân dân của các cây viết của miền Nam bịhọ gọi là văn-hóamạo hóa. Cáctác-phẩm văn-học có tính hiện thực xã-hội,nhất là vào những năm cuối trước 1975, thìbị họ kết án là độc dược vì vừa đồi trụy vừa chống cách-mạng mộtcách có ý thức(tr.313) của những Nguyễn Thụy Long, Hà Huyền Chi,Văn Quang, Thế Uyên, Phan Nhật Nam, Doãn Quốc Sỹ,Duyên Anh,... Những tác-giả khác bị mũi tên nặngcó thể kể: Nguyễn Mạnh Côn, Nhất Linh, NguyễnVỹ, Nguyễn Đức Quỳnh, Lê Văn Siêu, LêHữu Mục, Thanh Tâm Tuyền, Văn Quang, DươngNghiễm Mậu, Võ Phiến, Nguyễn Đình Toàn, Nhã Ca,...Xuân Vũ, Kim Nhật và những cây viết chiêu hồi dĩ nhiên bị họchĩa mũi dùi nặng hơn!

Sauđó, Viện Văn-học (Phong Lê, Hoàng Trung Thông, ...) racuốn Văn-học Việt Nam Chống Mỹ, CứuNước (Hà-nội : Khoa Hoc Xã Hội, 1979), trong đóđã gọi Mỹ là tên sen đầm quốc tế, là tên đầu sỏ chủnghĩa thực dân mới! Riêng Phạm Văn Sĩ trong Vănhọc Giải phóng Miền Nam 1954-1970 (Hà-nội:ĐH&THCN, 1975) để lại nhận xét ... bấthủ (thời đỏ) : văn-chương chống Cộng làthứ văn-chương xảo trá đê hèn nhấtcủa Mỹ-ngụy ở miền Nam (tr. 377) cùng lúc lạiđề cao những ấn phẩm tuyên truyền như NhữngLá Thư Từ Tuyến Đầu Tổ Quốc đầycường điệu và cương bịa (lính Biệtkích của miền Nam ăn thịt người) củanhững văn công gốc Bắc đưa vào. Ngoài ra còn có Phong Hiền với Chủnghĩa thực dân mới kiểu Mỹ ở Miền namViệt Nam : Khía cạnh tư tưởng và vănhóa 1954 - 1975 (Hà-nội. : Thông tin lý luận, 1975. Tb 1984); và viện Khoa họcgiáo dục in Tìm hiểu chính sách giáo dục thực dânmới Mỹ ở Miền NamViệt Namvà những tác hại của   (Tp.HCM: Tp. Hồ Chí Minh, 1980), v.v.

Nói chung là nhiều ý và lập luận trùngđiệp, nhưng nhát đòn nặng ký vẫn là cuốncủa Lữ Phương, Cuộc xâm lăngvề văn hoá và tư tưởng của đếquốc Mĩ tại miền NamViệt Nam(Hà-nội: Văn hoá, 1981, tái-bản 1985). LữPhương lúc đó là thứ trưởng thông tinvăn-hóa chính quyền quân quản tháng 5-1975 và làngười có liên hệ đến nghị định20-8-75 nói trên, Miền Nam Cộng-hòa theo chủ nghĩa dân chủ vừa pháptrị vừa nhân đạo, đo đó đã bị báđạo cài khá nhiều người nằm vùng,hoạt động cho kẻ thù. Lữ Phương làmột, ông ta đựa trên một thứ đạođức (giả hiệu) và dân-tộc (tức tổ quốcthành đồng) để lý luận, phê bình chống văn-nghệ miềnNam. Tập sách của ông ta do đó khá chi tiết và có cơsở lý luậncộng-sản. Ông ta đã chứng minh thực dân mới Mĩ và các chính quyền miềnNam dùng chiến-tranhvà bạo lực văn-hóa tư tưởng để xâm lượcbành trướng”cùng “chiến-tranh tâm lý là đòn bẫy của mọihoạt-động văn-hóa - tư tưởng (tr. 31, 37), trong đó cácviện đại học cũng như nhóm văn-hóavăn-nghệ như Sáng Tạo, Hiện Đại,Văn Hữu Á-Châu, Quan Điểm,...  được đưa lên bànmổ. Ông gọi tập thể các nhà văn hóa vàvăn-nghệ sĩ miền Nam là đội quân văn-hóaphản động, là ‘tay sai của đế quốc Mỹ’, trongđó có Nguyên Sa, Nguyễn Mạnh Côn, Lý Đại Nguyên, DươngNghiễm Mậu,  Võ Phiến, Doãn QuốcSỹ, LM Hoàng Sỹ Quý, v.v. Văn-hóa dân-tộc chủ trìbởi những Kim Định, Nguyễn ĐăngThục, Lê Văn Siêu, Thái Văn Kiểm, Nguyễn SĩTế,... là những nhà lý thuyết theo ông là bản địa và lạc hậu, thần bí,...không ... khoa học như ... Mác-Lê cộng-sản[thời đó thôi, vìsau này bị thất sủng, ông viết Chủ Nghĩa Marx Và CáchMạng Vô Sản Việt Nam, Huyền thoại Hồ Chí Minh v.v. là để tự xóa vàthanh toán xóa cả chế độ từng đượcông ca là ... khoa học và lý tưởng – ông trở thành... đối-kháng (được phép!) trong lòng chế độ!]. Ông còncó âm mưu và triệt để hơn khi bàn đến cáckhuynh-hướng triết lý văn-học hiện sinh, cấu trúc trongchương về lối sống Mỹ hoặcvăn-chương đồi trụy, tình dục,...

Trongđợt đầu của chiến dịch bôi xóavăn-học miền Nam,cuốn được nói đến nhiều trở thànhhuyền thoại, là Những Tên Biệt Kích CủaChủ Nghĩa Thực Dân Mới Trên Mặt TrậnVăn-Hóa Tư Tưởng do nhà xuất-bảnVăn-hóa in năm 1980 và tái bản nhiều lần. Tậpnày (chỉ ra Tập 1, chưa thấy Tập 2) gồm 11chương, nêu đích danh 11 nhà văn miền Namđể xóa bỏ sự nghiệp văn-hóa vàvăn-học của họ, những người theohọ là nguy hiểm nhất vì ảnh-hưởng “di hại” lâu dài. 11“biệt kích” đó là Thanh Tâm Tuyền, Vũ Khắc Khoan,Doãn Quốc Sỹ,Nhất Hạnh, Nguyễn Mạnh Côn, Duyên Anh, DươngNghiễm Mậu, Mai Thảo, Võ Phiến, Hồ Hữu Tường vàNhã Ca. Bốntrong số đã thoát ra ngoài nước hoặc đã ở ngoài từ trước (NH), sáu cònlại bị bắt và cầm tù hai năm rồi cóngười bị bắt lại và tù lâu hơn hoặc chết trong nhà tù (NMC) hoặcvừa ra khỏi tù (HHT). Các vịbị gán đủ hìnhdung từ như “biệt kích, nguy hiểm, du đãng, bồi bút, v.v.!

Đểkhích động thêm, năm 1982 tờ Tuổi Trẻ Sài-gònra thêm cuốn Vụ Án Hồ Con Rùamà người viết nó, Huỳnh Bá Thành, nằm vùngtrước 1975, thêm thắt dựng chuyện tố cáo cácnhà văn giật mìnsát hại dân và âm mưu lật đổ cộngsản.  Và để kếtthúc đợt đầu, là tập Những Tên BiệtKích Cầm Bút (Công an nhân dân, 1986; TpHCM: VănNghệ TpHCM, 1994, bản sau tự kiểm duyệtnhững quá lố, bịa đặt), mang hình thức truyện vì tên cácnhân-vật đã cắt ngắn hoặc đổi, do côngan Minh Kiên và Nam Thi viết. Nhà văn Hoàng Hải Thủy quaMỹ theo diện HO đã phóng bút viết dựa theotập này đăng báo Ngày Nay (Houston) sau in thànhtập cùng tựa Những Tên Biệt Kích Cầm Bút (Toronto: Làng Văn,2000). Trong cuốn sau này, nhà văn họ Hoàng dùng mình vàvụ xử 8 nhà văn thơ về tội gián điệp - tất cả bịbắt tháng 5-1984 và vụ xử cuối cùng xảy ranăm 1986, làm điểm tham chiếu. Các vị kia là DoãnQuốc Sỹ, Dương Hùng Cường, Lý Thụy Ý, Nguyễn ThịNhạn, Nguyễn Hoạt, Trần Ngọc Tự và casĩ Khuất Duy Trác. Thành thử biệt kích cũng có hai loại:biệt kích cầm bút gián điệp và biệt kích văn-hóa tư tưởng;  nhà văn DoãnQuốc Sỹ là vị được cộng-sảnsợ nhất nên ông được ... chăm sóc kỹ chođến ngày ra đi đoàn tụ gia-đình nhờ áplực quốc tế! Trong hoàn cảnh căng thẳngthường trực của đời sống thờitoàn trị đỏ (cấm đoán viết, di chuyển,liên lạc,...), Doãn Quốc Sỹgửi Đi! in ở ngoài (LáBối, 1982), ký bút hiệu mới Hồ Khanh, với ghi chúsáng tác quốcnội,cũng như Thanh Tâm Tuyền, Hoàng Hải Thủyvà một số nhà văn nhà thơ khác.

Đợtđầu có tính cách tàn bạo, vừa chính-trị vừahình sự, vừa văn-hóa, tâm lý vừa kinh tế,  -hội,với mục-đích hoàn toàn quật ngã hình hài và thânthế người văn-nghệ sĩ sốngở miền Nam Cộng hòa. Sang đợt hai, lý trí được dùngđến dù tính toàn trị, cả vú lấp miệng emvẫn thịnh trị!

Đợthai, giới phêbình nhập cuộc như Lê Đình Kỵ với Nhìnlại Tư-tưởng Văn nghệ thờiMỹ ngụy (TpHCM: NXB TpHCM, 1987), nhưngngười ta nói nhiều đến Trần TrọngĐăng Đàn vìbộ sách 2 tập của ông, thật ra là một luận án khoa học Matxcơva”“tiến sĩ 1 khoa học Ngữ văn” (1987), sauđược thêm bớt và tái bản nhiều lần vàluận án có là nhờ khởi mớm trước vớitập Nọc độc Văn học Thực dânmới Mỹ (Tp.HCM : Tp.HCM, 1983). Bộ sách đó cótựa Văn-học Thực dân mới Mỹ ởmiền Nam những năm 1954-1975 (Hà-nội : SựThật, t. 1-1988; t. 2-1991). Tái bản thêm trang đổitựa là Văn-hóa Văn nghệ phục vụChủ-nghĩa Thực dân mới Mỹ tại Nam Viêt-Nam1954-1975 (TpHCM; Long An: Thông tin, 1990). Hai lần tái bảngần đây sửa chửa thêm và đổi tựa thành Văn-hóaVăn nghệ Nam Viêt Nam, 1954-1975. (Hà-nội: Thông tin,1993; HN: NXB Văn-hóa Thông tin, 2000).

ÔngTrần Trọng Đăng Đàn dùng phương-phápnghiên cứu lô-gích và bác phương-pháp lịch-sửđể nghiên cứu giai đoạn 1954-1975văn-học miền Nam này, vì nếu dùng phương-pháp lịch-sửsẽ phải “bóp méo lịch-sử” và dĩ nhiên chấpnhận nền văn-học đó như là kế tụccủa nền văn-học Việt Nam truyền thống(1, tr. 12). Ngược lại, ông ta đề cao và coinhư chính thống mảng “văn-học tự phát cóchỉ huy” của những nằm vùng như VũHạnh, Lữ Phương, Lê Vĩnh Hòa,... thuộcLực lượng bảo-vệ văn-hóadân-tộc và các tờ Tin Văn, Nhân Loại, Công Lý, v.v. tức thứ văntuyên truyền, dụng-văn cho chính-trị. Vớiphương-pháp lô-gích, ông phân biệt ba loạivăn-học ở miền Nam trong đó loại văn-học phảnđộng về chính-trị được chiếu cố tận tình,một cách hằn học và phản ... văn-học!Nhất Linh được TTĐĐ tả là một tay cầm bút phảnđộng trộn lẫn với hoạt độngchính-trị phản động mà tên tuổi đã gắnliền với những đảng phái phảnđộng và võ biền, với những vụ tốngtiền man rợ năm 1946 (...) lợi dụng danhnghĩa là một thành viên của chính phủ lâm thời ...đi dự hội nghị Đà lạt đã đánhcắp mấy triệu bạc quỹ công đểtrốn chạy theo quân Quốc dân đảng Tàu (1, tr. 82). Tấncông và loại bỏ cả những nghiên cứuvăn-học của miền Nam về các thờichữ Hán và Nôm và về văn-học cổ-điểnthế giới, ông cảnh cáo là trận đồ bát quái. TTĐĐ tức tối khi đềnghị trao đổi văn-hóa của Hà-nộiđầu năm 1960 bị các nhà văn, giáo sư củamiền Nam chống và hạ giá văn-hóa của chế độcộng-sản miền Bắc, cũng như cố cãi làmiền Nam đã phóng đại vụ Nhân Văn giai phẩm!

TrầnTrọng Đăng Đàn kết thúc với việcđề cao những khóa bồi dưỡng chính-trị và vănnghệnhư là ân huệ của cách mạng, vì cho rằng vănnghệ miền Nam thời này có tính chất phản động, tồibại của văn nghệ dưới chế độthực dân mới - một thứ văn nghệ phụcvụ cho chiến-tranh tâm lý, động viên thanh niên đilính, đánh thuê cho Mỷ, xuyên tạc, bôi nhọ cáchmạng, đầu độc nhân dân, đẩy thanh niênvào con đường trụy lạc, du đãng, đĩđiếm, lưu manh, làm băng boại truyềnthống tốt đẹp của văn-hóa dân-tộc,chạy theo thị hiếu thấp hèn để mưuviệc trục lợi  .... Theo ông ta, văn nghệmiền Nam bị ba khủng hoảng: thiếu cơ sởtriết lý xuyên suốt (trước học truyếtMác-Lê), thiếu lý tưởngchính-trị và thiếu hiện thực xã-hội ổn địnhtheo một mô hình lý tưởng”, vì cũng theo ông, vănnghệ sĩ miền Nam ẩn náu trong mặc cảm tội lỗi, trongchiêu bài tự do giả hiệu, trong ảo tưởngvề tinh thần nhân-đạo dưới chiêu bài lên ánchiến-tranh, ẩn náu trong ngộ nhận có tham giaphản ánh hiện thực xã-hội, và cuối cùng, ngộ nhận rằnghọ có đóng góp, có tìm tòi, sáng tạo về mặt hìnhthức nghệ thuật cho văn-học nước nhà (1, tr. 102-112). Với ông,nội dung là yếu tố cơ bản, quan trọngnhất của tác-phẩm văn-học và cả hình thức nghệ thuật, ta đòi hỏi hai mặtđó đều phải tốt một trăm phầntrăm.Dĩ nhiên, ông ta đã dùng cái phương-pháp lô-gíchđể đi đến kết luận như thế vàđồng thời tự hào về thành quả của “nền”văn-học minh họa và bạo động củahọ! Tự hào và dạy dổ này, sau 1987 sẽ bịchính người văn nghệ sĩ trong nước quaymặt, chối bó! Vậy mà khi soạn tập 2 vào năm1990, ông ĐĐ này vẫn cường điệuchống vì sợ xảo quyệt củabọn cầm đầu văn hóa thực dân mới hô hào việc loại trừnhững tàn tích ‘văn-hóa’, ‘văn-nghệ’ thực dânmới cũng là điều kiện quan trọngđể tiếp sức cho những ai thực tâm vươntới cái thiện(2, tr. 119) khi Hội Nhà Vănphải ra thông báo cảnh giác hội viên trước “tình trạng hỗnloạn sách nguy hiểm làm ngã lòng những người cầm bút chân chính”. HộiNhà Văn này cũng là hội được hội viênNguyễn Huy Thiệp chiếu cố vào đầu năm2004 qua loạt bài “Tròchuyện với hoa thủy tiên và những nhầm lẫncủa nhà văn trên báo Ngày Nay (Hà Nội).

Đầutháng 6 năm nay 2008, một cuộc tranh luận vàlời qua tiếng lại trên diễn đàn Talawas từkhi ông Nguyễn Trọng Văn đưa lên bài viết Một sĩ nhục cho tríthức.Lữ Phương xông trận và kết thúc nhanhchóng với “Nói thêm một lần để không nóinữa” (8-7-08) tự biện minh cho việc ông điềuhành ban thanh lọc văn nghệ phẩm nằm trong ‘chínhsách khủng bố’ văn-hóa miền Nam (Nghịđịnh 20-8-1975) và việc biên soạn cuốn CuộcXâm Lăng Về Văn Hoá Và Tư Tưởng CủaĐế Quốc Mĩ Tại Miền Nam Việt Nam(1981). Hai ông đều muốn chối bỏ vai trò của họ trong việcxóa bỏ văn nghệ tự do khai phóng của miềnNam trước ngày 30-4-1975 cũng như bắtbớ giam cầm không xét xử các nhà trí thức và vănnghệ miền Nam. Riêng Lê Đình Kỵ, soạn-giả cuốn Nhìn Lại Tư-TưởngVăn Nghệ Thời Mỹ Ngụy (1987) nóiở trên, đã khôngnhắc lại công trình này trong danh sách tác-phẩm củaông. Đỗ Đức Hiểu cũngvậy đối với cuốn Phê phán văn họchiện sinh chủ nghĩa (Văn Học, 1978) củaông.

Ởtrong nước, ‘chính sách khủng bố’ văn-hóa miềnNam đó đãthật sự chấm dứt 21 năm sau thời‘đổi mới’ chưa? Câu trả lời là còn, còn íthay nhiều thì ‘chính sách khủng bố’ vẫn hiệndiện, Ít hay nhiều vẫn là Có chớ không phải làKhông! Sách báo miền Nam đã thật sựđược in lại ở trong nước chưa?Câu trả lời vẫn là mộtphủ-định. Ngoài các sách dịch, kinh kệ,sách ‘học làm người’, nghiên cứulịch-sử xa xưa, các truyện tình vô thưởng vôphạt hay xãhội thời Pháp thuộc,... thì các tác phẩm khác vẫncòn có vấn đề: Vũ Hạnh và một số quanchức to tiếng gần đây khi nhà Phương Nammuốn in lại mấy tập truyện củaDương Nghiễm Mậu và một của Lê Xuyên, v.v.

Trong‘học phần’ hiện nay về văn-học các đôthị miền Nam (1954-1975) thuộc khoa Ngữ Văn Đạihọc Đà-Lạt (3), ở mụcVăn-họcthực dân mới’, sinh viên hãy còn được … dạyvề hai khuynh hướng chủ yếu là  ‘khuynh hướng vănhọc phản động’ với những tác-giảNguyễn Mạnh Côn, Doãn Quốc Sỹ, Vũ Khắc Khoan, và ‘khuynh hướngvăn học đồi trụy’ với những Duyên Anh,Nguyễn Thị Hoàng, Nhã Ca, Túy Hồng, ‘văn học vừa phản động vừađồi trụy’ với Nguyễn Thụy Long, Mai Thảo, Chu Tử! Phầnkết của ‘học phần’ nhắc qua vềvăn-học Việt-Nam hải-ngoại như sau:‘thời kỳ đầu lố bịch, trơ trẽn,thời kỳ sau nhớ quê hương, thân phận ditản”!

Thờigian xảy ra tranh luận trên Talawas, tờ Thanh Niêntrong nước số ra ngày 30-5-2008, đăng tin “Tácphẩm trước 1975 ở miền Nam: Không cấmxuất bản, nhưng phải lựa chọn” thứtrưởng Bộ Thông tin và Truyền thông qua buổitrả lời trực tuyến với chủ đề“Hoạt động xuất bản, in, phát hành sách ViệtNam góp phần nâng cao dân trí, đổi mới và xây dựngđất nước” được tổchức hôm 29-5 tại Hà-Nội, khi trả lời câuhỏi về việc tái bản, xuất bảnnhững tác phẩm trước năm 1975 ở miềnNam Việt Nam không do Chính phủ Cách mạng lâm thờiCộng hòamiền Nam Việt Nam cho phép, đã cho biết đối với những tác phẩmthuộc loại này, pháp luật Việt Nam (bao gồmcả Luật Xuất bản) không cấm xuất bản.Tuy nhiên, khi khai thác các tác phẩm này đểgiới thiệu đến bạn đọc phảilựa chọn những tác phẩm phù hợp với yêucầu phát triển của đất nước. Khicông bố các tác phẩm trên phải tuân theocác quy định của Luật Xuất bản. Như vậy, di sảncủa các chính sách này hãy còn thời sự tính, vì vẫn cònđó dù không còn công khai thừa nhận - lại ‘đổtội’ cho ‘Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòamiền Nam Việt Nam’, dù đã hơn 20năm ‘đổi mới’, đất nước vàngười dân Việt-Nam vẫn chưa thấy biếtthế nào là ‘glasnost’ vốn là đứa con sinh đôivới perestroika và của thật sự kinh tế thịtrường!  Phải chăng ở các chếđộ chuyên chính và độc đảng, SựThật chỉ có thể tìm thấy trong những phần hồi ký bịkiểm duyệt cắt bỏ, như hồi ký của Đào Duy Anh (NhớNghĩ Chiều Hôm), Nguyễn Hiến Lê, Lý Quý Chung, v.v.,hay những thơ vănviết cuối đời hoặc chỉ công bố sau khimất, như của Chế Lan Viên (Di Cảo Thơ),Nguyễn Khải (Đi tìm cái Tôi đã mất, tùy bút chính-trị), v.v. ?

Chuyệncấm đoán, đốt sách báo miền Nam mục-đíchđạpđổvăn-hóa miền Nam, để làm mất tinh thần,để ai còn lưu luyến phải sợ hãi, lo lắng thườngtrực, cònđể giảm thiểu những phản kháng, chốngđối và gieo nghi ngờ, để mọi ngườiquên đi lịch-sử, quên những thứ mà văn-hóa mác-Lê không thể đem lại chongười dân. Nhưng mục-đích ấycó thành công không? Hay sự thật vẫn là sựthật?

 

Sau Cởi Trói 1986

Vớinhững biến-động xáo trộn đến cănbản cục diện thế-giới của thờihậu-chiến-tranh-lạnh (perestroiska 1985, bứctường Berlin, Thiên An Môn 1989), trong nướcphải “đổi mới” dù dè dặt đổi cóvẻ mới đến đổi như cũ, phải“cởi trói” văn nghệ sĩ, dù cởi rồi tróinhưng dần dà cũng có những thay đổithật, khởi từ tâm trí, ý chí đưa đến hành động.Những Nguyễn Huy Thiệp và Nguyên Ngọc tậndụng kẻ hở Cởi để nói cái riêng, cái trật đườngrầy,những phản tỉnh chính-trị và đào thoát từđó đã xảy ra. Nhà văn Nguyên Ngọc là ngườiđã công khai hóa cáiphản tỉnh này, trong Đề cương đề dẫn thảoluận ở hội nghị đảng viên bàn về sángtác văn học vào tháng 6-1979 (nhưng chỉ được intrên báo Lang Bian số 3, 4-1988, 9 năm sau!), ông đã đặt nghi vấn :... Phải chăng lúc này cóhiện tượng không ít phổ biến làngười viết, vẫn cứ viết mà không thựctin ở chính điều mình viết ra: người là muối mà chính ngườilại không mặn thìbiết lấy gì để muối người.... Cũng từ đó ởtrong một quốc-gia toàn-trị độc đảngmới có những ấn-phẩm in ra bị thu hồirồi in lén, mới có hiện-tượng in sách hoặccủa tác-giả từng bị cấm  hoặc đang phản bội lại Nhà Nước.Không gì ra ngoài vòngdịch-lý của trời đất, khi ra nghịđịnh và chiến dịch hủy hoại, bôi xóavăn-học phảnđộng, thực dân mới Mỹ Ngụy là đã gây mầm hồisinh, tưởng tiếc cho nền văn-học và nhữngcon người làm văn-học thời đó. Vào Nam,Dương Thu Hương và những người làmvăn nghệ của miền Bắc đã công khai hoặc gián tiếpnhìn thấy và cảm nhận sự thật và những cáiđẹp, cái hay của cuộc đời và con ngườinơi đây!

Nhưng người cộng-sảnViệt-Nam vẫn dùng Đảng cộng-sản như lábùa để tiếp tục bắt bớ, cầm tù dânchúng cũng như người làm văn-nghệ thờitrước 1975. Dù đã tuyên truyền Cởi Trói văn-nghệtừ cuối năm 1986, nhưng vào cuối năm 1990,công an cộng-sản vẫn lại bắt bớ nhữngnhà báo Như Phong Lê Văn Tiến, Hồ Nam,Phạm Thái Thủy, các nhà thơ Vương ĐứcLệ, Tô Thùy Yên,  cùng ĐoànViết Hoạt, dân biểu Nguyễn Mậu, v.v.

Mặtkhác, những người làm văn nghệ miền Nambị định mệnh xếp vào hàng “thua trận” đã không có ai viết đểtự chối bỏ và trát tro bạn bè cùng hoàn cảnh;trái lại có người như Nguyễn Hiến Lêtrước có cảm tình với cách mạng nay viết Hồi-ký phê phán và tỏ hốihận. Sống trong một chế độ nhưvậy, đánh giá các văn nghệ sĩ là mộtviệc khó khăn và đầy tế nhị! Sau khi có chínhsách đổimới,từ 1988, đã có những nổ lực thẩmđịnh lại những tác giả và tác phẩmtừng bị kết án là phản động (và có cảtác giả bị thủ tiêu!): TrươngVĩnh Ký, HồBiểu Chánh, Tự-Lực văn-đoàn, Nam-Phongtạp-chí, phong trào Thơ Mới,... Nghĩa làtrước khi “cho phép” “mồ ma miền Nam”được quật làm ... khảo cổ, đã có những mồ ma, cô hồn khác được khaiquật trước, vì lần hồi đã có những nhànghiên cứu đi trước rồi nhà báo, nhà văn theosau, dám cởimở hơn khinhắc đến và bàn đến những tác-giảnhiều thập niên trước đó vẫn có“vấn đề” chính-trị, cách-mạng, cảilương xã-hội,v.v. như Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Quang Dũng, cáctác-giả thuộc nhóm Tự Lực Văn đoàn, Tân Dânhay Nam Phong tạp-chí, cũng như các tác-giả miềnNam như Trương Vĩnh-Ký, Hồ Biểu-Chánh, v.v. Đoàn Phú Tứ và bàithơ Màu Thời Gian được “phục hồi”,hết bị “oan” đã rơivào hố thẳm của nghệ thuật tư sảnbế tắc”!

Nhữngtọa đàm và hội nghị gọi là khoa-học được liên tụctổ-chức dù giới lãnh đạo văn-hóa vẫnchưa theo kịp thời đại: về Tự Lựcvăn đoàn 1988,  vềvăn-học miền Nam thời khởi đầu ởtrong Nam 1989, về Hồ Biểu-Chánh tại Tiền giang1988, tọa đàm Trương Vĩnh-Ký với vấn-đề văn-hóa tại Sài-gòn 8-2001, v.v.Một số tuyển tập từ các hội nghị nàyđược xuất-bản đánh dấu nhữngsửa sai, nói lại, đánh giá lại, có thể kể: TruyệnNgắn Nam Phong; Tự Lực Văn Đoàn: con ngườivà văn-chương (1990); Tự Lực Văn ĐoànTrong Tiến Trình Văn Học Dân Tộc (2000),... Các nhà nghiên cứuvăn-học như Vũ Gia xuất-bản các nghiêncứu của ông về Nhất Linh, Hoàng Đạo (1997),v.v. Một số nghiên cứu và lý luận gia cộng-sảnthay đổi lập trường 180 độ, viếtlại theo quan điểm mới những gì chính họđã viết thời trước đó. Nhất Linhđược đề cao là “một tấm lòng thiết tha canh tânvăn-hóa dân-tộc, tựa một nghiên cứu trên tờ văn-hóanghệ-thuật  (242, 8-2004).Phạm Cự Đệ, một văn-học sử gia,từng xổ toẹt giá trị của Tự Lựcvăn đoàn, Vũ Trọng Phụng, phong trào Thơmới,... trong những nghiên cứu Tiểu ThuyếtViệt Nam Hiện Đại (1974-5), đã gọi Xuân Thu Nhã Tập là nghệ thuật tắctị, kín mít, khó hiểu(4), nay lập luận (nghịch) lại theoCởi trói. Năm 1989, ông theo thời hội luận, hộithảonhìn khác về Tự Lực văn đoàn có hoài bão về mộtnền văn-hóa dân-tộc và thực sự đã đónggóp lớn cho nền văn-học dân-tộc(5). Khoảng năm 2000, ôngđăng báo hải-ngoại đánh tiếng thu góp ấn-phẩm của ngườiViệt hải-ngoại để ... nghiên cứu vàviết lại lịch-sử văn-học cảthế-kỷ. Một tập tổng luận Văn-HọcViệt Nam Thế Kỷ XX: những vấn-đềlý-luận và lịch-sử do ông chủ biênđược nhà xuất-bản Giáo dục in năm 2004(971 tr.) trong đó các soạn giả đã thừa nhận vài vị ởhải-ngoại như Nguyễn Mộng Giác, Nam Dao,Thụy Khuê, Đặng Tiến, Nguyễn HưngQuốc,... Thơ hải-ngoại và vài khuynh-hướngmới cũng được nhắc nhở tới!Về phần các nhà văn ở miền Nam trước1975, họ được nói đến nhưng chưađủ tầm quan trọng đóng góp của họ! Dùsao, đã có khácvới những tổng kết trướcđó như Nhìn Lại Một Chặng ĐườngVăn-Học(Nxb TPHCM, 2000) của Trần Hữu Tá. Theo tập này thìtrong 21 năm (1954-1975), người cộng-sản vànằm vùng thân Cộng vẫn độc diễn và đóngvai chính, người cầm bút quốc-gia chân chính vẫnbị phỉ báng, kết án, nhưng nhiều nhà vănthơ không làm chính-trị đã được TrầnHữu Tá đưa vào ... sử, như các nhàvăn Võ Hồng,Nguyễn Văn Xuân, Phan Du, nhà thơ KimTuấn, v.v. hoặc “lôi kéo” rất phớt qua như Bình Nguyên Lộc, NhậtTiến (tr. 96)!

Ngoàicác tác-phẩm được tái bản riêng từngtập, các tác phẩm của các tác giả thuộc TựLực văn-đoàn và tiền chiến đãđược in lại lần đầu trong tuyểntập Văn Xuôi Lãng Mạn Việt Nam (1930-1945)(1989-90, gồm 8 tập), sau đó có bộ VănChương Tự Lực Văn-Đoàn (1999) 3 tập.Một số tác-giả trước đó từngbị phê phán, cấm đoán xuất-bản và sinh hoạt,từ những năm kháng-chiến 1945 đếnkhoảng 1987, những nhà văn liên hệ đếnvụ án Nhân Văn giai-phẩm hoặc xét lại nhưQuang Dũng, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Vũ TrọngPhụng, Đoàn Phú Tứ, Hàn Mặc Tử,...người đãquá cố người còn sống (mòn) lần lượtđược xét lại, từ 1988, được cáccơ quan báo chí và hội của Nhà Nước nhắcnhở tên tuổi hoặc được xuất-bảncông khai (Quang Dũng, Đặng Đình Hưng,...)hoặc tình cờ,kiên trì (Phùng Cung với tập thơ XemĐêm 1995; Hoàng Cầm với Mưa Thuận Thành1988, còn tậpVề Kinh Bắc thì chờ từ 1959 đến 1994mới được xuất-bản dù vẫn cóđiều kiện!),  v.v. Cáctác-phẩm gọi là di táccủa Ngô Tất Tố thời tiền-chiến đãđược tuyển in lại toàn bộ (!) từnhững công trình tìm kiếm từ nhiều năm qua,ở trong nước cũng như qưa các thưviện và văn khố của các nước như Pháp,Hoa-Kỳ. Một công trình khá đồ sộ, chia thànhnhiều tập: Ngô Tất Tố - Chuyện NgườiĐương Thời, Ký Sự và Truyện Ngắn, NTT - Tiểu PhẩmBáo Chí, NTT - Thơ, Thơ dịch và Bình thơ, trongđó có nhiều nghiên cứu cũng như sáng-tác, dịchthuật mà nhiều người thời sau chưa hềđược đọc. Và về biên-khảovăn-học, trong nước đã xuất-hiện rất nhiều công trìnhmới. Bên cạnh những tuyển tậpxào soạn lại từ những ấn bản trước vẫn có nhữngbiên-khảo văn-học sử và phê-bình lý luận cógiá trị thông tin và lịch-sử. Một số têntuổi về nghiên cứu và lý luận phê bình ởhải ngoại được nhắc đến, thamkhảo, trích dẫn nhưng đáng tiếc có vài nhà nghiên cứu, phê bình ở trong nướcđã trích dẫn, luộc ý và cả cắt/dán bảnvăn của người ở ngoài - mà cá nhân chúng tôicũng đã ‘nhận diện’ bản văn và ý củamình trong một số bài viết và sách ở trong nước.

Nhưngcũng từ đó, một số giáo sư, nhà văncủa chế độ Việt Nam Cộng-hòa được thamkhảo, lên tiếng hoặc nghiên cứu công khai trởlại, những giáo sư Nguyễn Văn Trung,Bằng Giang, Vũ Văn Kính,... Một số nhà văn thơ miền Nam cũbắt đầu cộng tác hoặc gửi đăng bàitrên các báo và cuối cùng thì xuất-bản sách công khai như 30 nămtrước, của những Lê Phương Chi (Tâm Tình Văn-nghệ Sĩ - những phỏng vấn trên BáchKhoaTin Sách thập niên 1960, tiếc là vănbản đã ‘hiệu đính’ lại), Thế Phong (kýThế Nhật), Nguyễn Tôn Nhan nhà thơ thànhhọc giả (Từ Điển Văn Học CổĐiển Trung Quốc, Từ Điển Thành NgữTrung Quốc, Từ Điển Hán Việt: Văn ngôndẫn chứng, Kinh Lễ, v.v.), Huỳnh Phan Anh (KhôngGian Và Khoảnh Khắc Văn Chương tuyển tríchlại những bài từ hai tập trước 1975 và bàimới viết về các tác giả ngoại quốc), v.v.Về phần sáng tác tái xuất những Cao Thoại Châu (BảnThảo Một Đời, 1991), Nguyễn Bắc Sơn(Đời Như Một Nhà Thơ Đông Phương1995),  Huy Tưởng (HỏiĐường Cùng Mây Trắng,..), Trần DzạLữ (Hát Dạo Bên Trời 1995) và Gọi Tình Bên Sông 1997 được xuấtbản sau hơn 30 năm góp mặt với làng thơ),Ngy Hữu (Thị Trấn Khô, được thânhữu xuất bản sau khi mất), v.v. Cả xuất-bảnvà gửi tác-phẩm ra ngoài nước một cách công khaihơn trước đó: Nguyễn Thụy Longxuất-bản nhiều tập Hồi Ký Viết Trên Gác Bút 1999, Thuở Mơ LàmVăn Sĩ 2000, Giữa Đêm Trường 2000, ThânPhận Ma Trơi 2000,..., Thế Phong gửixuất-bản Hồi Ký Ngoài Văn-Chương, Văn Quang gửi bàiđăng trên Internet, trở thành giây liên lạc trong ngoài,giúp vài nhà văn và xuất-bản Sài-gòn Cali 25 NămGặp Lại 2000, Ngã Tư Hoàng Hôn 2001,các phóng sự tiểu-thuyết Lên Đời 2004-5,v.v. Ở đây chúng tôi không muốn nói đến“tác-phẩm” của những nhà văn thơ theo cộnghoặc nằm vùng vìdĩ nhiên được trả công nhất là nhữngnăm đầu sau 1975. Nay thì chân dung nhiều ngườitrong số đó đã phải nhiều tang thươngkhác!

Kế đó là hiện-tượngsách và sách dịch của các nhà văn sống thờiViệt NamCộng-hòa từngbị cấm, nay được tìm kiếm để inlại. Chúng tôi không tham khảo đượcthư-mục ấn phẩm hàng năm của ThưViện quốc-gia Hà-nội, nhưng cũng được thông tin vềhiện-tượng này. Các tác-giảcủa miền Nam lần hồi được in lại,bắt đầu với Thế Uyên, Nguyễn Mộng Giácvới bộ Sông Côn Mùa Lũ (Hà-nội:Văn-học, 1998) - đã là một biến cố (không văn-học dĩ nhiên!) cùng thơ vàsách Bùi Giáng, truyện Ngọc Linh, Bình Nguyên Lộc, Nguyễn Thị Hoàng,Nguyễn Thị Thụy Vũ,... Các nghiên cứu văn-hóadĩ nhiên được dùng lại, cả trang trọnggiới thiệu, như của Kim Định,Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Đăng Thục,... Vấn-đề nay không còn là in được hayđược in mà là vấn-đề bản quyền!Khi có dịp thamquan nước ...cựu-thù Hoa Kỳ và Pháp, nhiều ngườiđến các thư viện quốc-gia vàđại-học tham khảo và cả lợi dụngchụp phóng ảnh đem về trong nước inlại. Thử hỏi nếu không có những “tên” thựcdân mới (HK) cũ (Pháp) giữ hoặc tặng cho cácvăn khố và thư-viện thì gia tài văn-hóa Việt Nam làm sao tìmlại được từ những tro tàn phần thư” thờiđại mới gây ra?

Cũngcần nói đến hiện-tượng sách miền Namấn bản in trước 1975 từng bị cấm (vàđốt) nay đã (tái) xuất hiện ở các thưviện đại học trong nước như ĐHSư phạm Sài-gòn.Xin ghi lại vài tựa sách: Chiến Tranh Cách Mạng:tiểu luận và tài liệu (Thế Uyên. Sài gòn: TháiĐộ, 1968, số định danh: 355.4 TH250U-ch);  TổngThức Vận Toàn Diệu: vận mệnh dòng tổnghợp các nhận thức toàn (Lý Đại Nguyên. Sàigòn: Lý Đại Nguyên, 1956, số định danh: 181.197L600NG-t), Mối tình màu hoa đào (Nguyễn Mạnh Côn.Sài gòn: Giao Điểm, 1967), toàn bộ của NguyễnVăn Trung và Nghiêm Xuân Hồng trong có Cách mạng và Hànhđộng (Quan điểm, 1964, số định danh:909.7 NGH304H-c), cũng như một số sách của TạTỵ (2), Doãn Quốc Sỹ (13), v.v. Nếu không có sáchcủa người và đảng cộng-sảnViệt Nam bên cạnh thì người mơ ngũ sẽ tưởngđang ở Sài-gòn... trước 1975!

Gầnđây nhiều nhà văn chúng tôi biết đã in sách trong nước(rẻ và đẹp hơn) từ thơ đếntruyện, như Phạm Ngọc (Mùa Khát Vọng, NXB  ĐàNẵng, 2004). Nguyễn Ước đã in lại nhiều bảndịch về tôn giáo và văn-hóa. Đấy là nói vềsách xuất-bản hoặc tái bản đàng hoàng hoặccửa sau, chưa kể đến những vụ“luộc sách” (in ăn cắp sách)!Nguyễn Thị Thanh Bình có ghi trên bìa tập truyện Dấu Ấnxuất-bản 2004 rằng bà từng in chui ở ViệtNam. Nhà thơ Phan Nhiên Hạo (Chế TạoThơ Ca 2004) gần đây đã gửi đăng thơ trên báo trong nước(Người Hà-Nội,...) vàđược trân trọng giới thiệu vớingười đọc trong nước (Văn-NghệTrẻ, 25-2-2005). Trần Thiện Đạo sốngở Pháp và từng cộng tác tạp-chí Vănthời Trần Phong Giao cũng xuất bản ChủNghĩa Hiện Sinh Và Thuyết Cấu Trúc (NXB Vănhọc 2002) và Cửa Sổ Văn Chương ThếGiới (NXB Văn hoá Thông tin, 2003). Một số kháctrước sau về Việt-Nam lại ngỏ ý muốn về sốngở trong nước!? Nguyễn Quốc Trụvề trong nước lên báo trong đề cao cái trong. Nhàthơ Du Tử Lê về nhưng tuyển tập Thơ Tình (NXB Văn-nghệ TP HCM, 2005) của ôngđã in và được Trần Mạnh Hảo, v.v. trân trọng giới thiệu đã xuấtlại bị tịch thu và cấm! Yên Tử cư-sĩTrần Đại Sỹ (Nam Quốc Sơn Hà 2003, AnhHùng Tiêu Sơn NXB Trẻ 2003, Anh Hùng Đông A Dựng Cờ Bình Mông 2004),... xâm nhập thị trườngtiểu-thuyết lịch-sử trong nước. Nhiềungười viết ở Đông Âu từng đilao-động và tị-nạn nay xuất-bản trongnước: Nguyễn Văn Thọ in thơ MảnhVỡ, Cửa Sổ, Bên Kia Trái Đất, tậptruyện Gió Lạnh, Vàng Xưa (2004), giảithưởng của báo Văn Nghệ, hội Nhà vănViệt Nam và báo Văn nghệ Quân đội, tập tùybút Đào Ở Xứ Người (2005), Lê Minh Hàxuất-bản các tập truyện Gió Từ ThờiKhuất Mặt  ThươngThế Ngày Xưa (2005) và Những Giọt Trầmsau khi đã thành côngvới độc giả Việt Nam ởhải-ngoại; Phạm Hải Anh, giải thưởngcủa hội Nhà văn Việt Nam 2003 với ĐiHết Đường Mưa (bạt Vương TríNhàn, NXB Hội Nhà văn 2002) sau Huyết Đằng2001 in ở Cali do nhà Văn Mới (và Tìm Trăng ĐáyNước 2003) - hai nhà văn nữ này in chung tậptruyện Sâm Câm (NXB Phụ Nữ 2004), Thế Dũngvới Hộ Chiếu Buồn, v.v. Thuận sốngở Pháp, sau khi in Made in VietNam, Paris 11 tháng 8ChinaTown / Phố Tàu (NXB Đà Nẵng, 2005) đượcNguyên Ngọc đề cao, tự xem như nhà văn trongnước. Nguyễn Hòa gần đây khi phê bình tập Văn-HọcViệt Nam Thế Kỷ XX của Phan Cự Đệđã đặt nghi vấn: ...với văn học của ngườiViệt ở hải ngoại chẳng hạn, khi mà trongnhững năm gần đây, tác phẩm của mộtsố nhà văn lâu nay đã định cư ởnước ngoài như Nguyễn Mộng Giác,Thế Dũng, Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Quỳnh TrangCindi Nguyen, và gần đây nhất là của Thuận...đãđược xuất bản trong nước thì có nên, dùchỉ là bước đầu, bàn đếnvăn chương của người Việt ởhải ngoại?” (evan.com, 31-3-2005).

Biên-giới trong-ngoài có còn không? Một số dùng tiền muabảng hiệu nhà xuất-bản trong nướcđể in sách đem từ ngoài về, số khácngười trong cuộc mới biết như Nam Dao (TrăngThuê Ảo Ảnh NXB Lao Động và Trung tâm Văn hoáNgôn ngữ Đông Tây 2008),  Mai Ninh (Ảo Đăng2003, do Nguyên Ngọc đề tựa - lại NguyênNgọc!) - tất cả đều do Hội Nhà VănHà-nội xuất-bản. Mai Ninh in thêm Cá Voi Trầm Sát(Nxb Trẻ, 2004). Hai cây viết “du học” này đi theokhuynh-hướng thời thượng ngoài-in-trong củanhiều nhà văn đi trước. Thực hưlịch-sử sẽ phán nhưng chúng tôi ước đoánmấy “trí thức” ngụy-tín và dân du học từng phản chiến hoặc thờma cộng-sản trước 1975 sẽ là nhóm ra mặttung hoành mảnh đất lắm người nhiều macủa thị trường chữ-nghĩa ởhải-ngoại cũng như trong nước và mặttrận đã... bắt đầu! Ngoài ra, mảng văn-chương thuần túy, vịnghệ-thuậtđã có nhiều giao lưu,hợp tác. Các tạp-chí Thơ, VănHọc,  Hợp Lưu, v.v.đã là nơigặp gỡ thường xuyên. Tuy nhiên “mảng”“văn-học đấu tranh” là mảng nhiều cảmtính và lý tưởngsống chết thìtrong hay ngoài nước vẫn là những conđường rầy xe lửa không ga bến. Trong hoàncảnh giao thời đó, nhóm Thư Quán Bản Thảoở Hoa Kỳ đăng thơ văn trên tạp-chí cùngtên và xuất-bản các tập thơ và truyện củamột số thân hữu (của họ) đang sinhsống khó khăn hoặc bệnh tật trong nướchoặc đãmất. Các số đặc biệt về nhà văn Y Uyên,Nguyễn Nghiệp Nhượng, Nguyễn BắcSơn, Võ Hồng,Trần Dzạ Lữ, v.v. và tái bản một sốtập thơ văn như Chiến-Tranh ViệtNam Và Tôi của Nguyễn Bắc Sơn, v.v. Ngoài ra,Thư Ấn Quán đã đặc biệt sưu tập vàxuất-bản các tuyển tập thơ vănnhư Tuyển Truyện Thời Chiến của YUyên, Một Thời Ý Thức, Một Thời Lục Bát Miền Nam, ThơTự Do Miền Nam, Thơ Tình Miền Nam (1954-1975), ThơMiền Nam Trong Thời Chiến, v.v.

Ởtrong nước, lýluận thay đổi và ngôn-ngữ sử-dụng cũngđã thay đổi theo thời. Những từ Ngụy,Mỹ Ngụy, bù nhìn, thực dân mới, v.v. dần mất trong diễnvăn chính thức, chỉ sử-dụng khi cầncảnh cáo hay lo sợ phản-kháng. Mỹ trởthành bạn làm ăn, trao đổi thương mại sautrao đổi giáo dục, xã-hội! Việt kiều đĩ điếm trở thành khúc ruột ngàn dặm được nâng niu, nhắc nhởmỗi khi nói đến ... tiền, kinh tế và ... táithiết! Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa có thểsẽ được trùng tu. Nguyễn Cao Kỳ về nước mối lái cho tư bản Mỹ, quay mặtlại đồng đội của ông với vài tuyênbố scandale. Thiền sư Nhất Hạnhcùng phái đoàn cả trăm người cũng về nhìn lại quê hương thì đã trễ, họ không còncó cơ hội chứng kiến các trại “cảitạo” và vùng “kinh tế mới”, lúc đó mà họ vềgiảng thuyết nhân bản, từ bi thì đã quá đắc sách và lưulại hậu thế một tấm gương khôngnứt rạn được! Ngoài ra, những trụctrặc đối với tập Thơ Tình của Du Tử Lê vàvụ Nguyễn Hưng Quốc bị cấmnhập cảnh vào giờ chót ở phi trườngcũng đáng gây suy nghĩ về “diễn văn” vàluật lệ của lãnh đạo và quan chức trong nước!

Tựasách của nhà lý luận cộng-sản Trần TrọngĐăng Đàn nói trong phần đầu bài nàyđược đổi từ Văn-học thực dânmới Mỹ ở miền Nam ra Nam Việt Nam khi tái bản năm 1993 và 2000 một cách ... nhẹ nhàng! Dù vậy, ông này mớiđây vẫn giật mình đòi hỏi ... lùi: trong mộthội thảo của Ban Chấp hành Hội Nhà văn TPHồ Chí Minh đã tổ chức cuộc về Lý luận- Phê bình vào 20-3-2004, TTĐĐ đã cảnh giácđồng nghiệp và chỉ đạo: Lượng thông tin tổnghợp hôm nay lớn. Tổ chức Hộiđồng LLPBTƯ là cần thiết, nhưng tổ chức “chóp bu” chưanắm được lực lượng, tổ chứcđược lực lượng. Vấnđề hiện nay nằm ở phần lý luận. Trước kia tập trung đánh giặc, chín bỏ làmmười. Hiện nay, trong các giảng đường tagiảng về lýluận thế nào? Ta phải có một êkíp nắmđược, hiểu được đối tác,đối đầu là ai để làm việc. Có mộtsố người quá khích ở nước ngoàinói rằng: “Về văn hoá các anh thua rồi, bây giờkhông còn gì đểnói nữa.Có thật vậy không?. Chính-trị thì có lý do để lo xa vàparanoi, còn toàn trị ngày nào thì không lạ gì nhữngbiện pháp đối với văn nghệ sĩ!

Ở trong nước, từ hơn mườinăm nay, những người nghiên cứu của nềnvăn học vẫn nổi tiếng là “một chiều,phải đạo, minh họa” đã có những cố gắng thay đổicách nhìn và cách nghiên cứu. Không dễ! Hội thảo của Hộiđồng lí luận phê bình văn học, nghệthuật trung ương ngày 14-1-2005, tại Hà-Nội,vẫn loay hoay trong địa-đạo quản-lýchỉ-huy ...quan hệ giữa chính trị và văn nghệ là vấnđề có tầm quan trọng cần được chúý nghiên cứu một cách sâu sắc, thuyết phục. Bản chất ý thức hệ của vănnghệ là điều không thể phủ nhận. Nhưng mối quan hệ giữa văn nghệvà chính trị nằm trong các mối quan hệ nhiềumặt giữa văn nghệ và văn hoá, kinh tế,đời sống v.v& tự thân nó cũng là quan hệnhiều chiều. đâycần tránh các quan niệm cực đoan, đi tìm vănnghệ thuần tuý, hoặc xem văn nghệ chỉ làvũ khí phục vụ một cách thô thiển cho chínhtrị (VănNghệ, 25-2-2005).

Từhai thập niên qua, chữ nghĩa văn chươngbị kinh tế thị trường xô đẩy,biến dạng, nhường chỗ cho một chợ sáchbáo đáp ứng những nhu cầu mở tầm mắt,học hỏi kiến thức ngoài sau nhiều thập niênbị cấm đoán, đưa đến nhu cầu sáchbáo phổ thông, kiến thức tổng quát, thườnglà những bản dịch từ sách báo Âu Mỹ trongsố đã có những bản dịch từ nhiềuthập niên trước đó ở miền Nam CộngHòa mà đã từngtrớ trêu bị đốt hủy và cấm sau tháng 4-1975như của các tác giả J.-P. Sartre, A. Camus, E. Caldwell, F.Nietzche,..., như sách y học phổ thông, sách “học làmngười”, “tổ chức khoa học” đờisống, công việc,...  Văn học rút gọn lại trong những ấnphẩm tuyển tập về những tác giả đã thành danh, cả những nhómvà tác giả từng bị phỉ báng và cấm đoánhoặc các tuyển tập truyện Âu Mỹ. Thờicủa dịch giả và nhà xuất bản tư vàcả công nếu biết theo thời.Dịch đủ thứ, cả lý luận phê bình mà quên phát triển luậnlý văn-chương nội hóa. Vớisự giúp đỡ của nước ngoài như tạp-chí Văn-HọcNước Ngoài thuộc Hội Nhà Văn Việt Nam. Pháp táilập trường Viễn-đông bác-cổ (EFEO),xuất-bản và trợ cấp in sách báo. NướcĐức giúp dịch và in lại H. Hesse cũng như giúptổ chức các tọa đàm. Các nước khác như(Thụy Điển, Áo, Nhật, Đại Hàn (khuynhhướng mới từ khi phim bộ Hàn quốcđược thay món Trung quốc),... cũng vào trongquỹ đạo mới đó! Nhà văn hội viênHội nhà văn quốc doanh trở nên dịch-giảdễ kiếm được lợi nhuận và có thểđược mời ra nước ngoài tham quan. Các nhàvăn nhà báo của miền Nam (Hoàng Ngọc Tuấn, PhanKim Thịnh, Lý HoàngPhong,...) cũng nhờ mốt dịch màsống còn! Cũng có một khuynh hướngphỏng dịch về lý thuyết văn-học, nằm trong khuynhhướng chung ở trong nướcđua nhau dịch, mà từ mấy năm qua đã trởthành tranh luận, phê phán, có khi rất nặng nềhoặc thù cá nhân.

Có thể nói nếu không có chính sách Cởi tróivăn nghệ, đã không có những công trình nghiên cứumới mẻ về hai nền văn học Miền Nam thế kỷ XIX cũng nhưmiền Namtự-do trước 1975. Và đã có giao-lưu, gặp gỡ”! Tác-phẩm vàtác-giả từng bị cấm đoán bằng nghịđịnh và chiến dịch như Thanh Tâm Tuyền,Nguyên Sa, Duyên Anh,... được nhắc đến.Trần Trọng Đăng Đàn và các nhà “phê bình của Viện Vănhọc Hà-Nội có tấn công thơ tự domà họ gọi xiên xỏ là “bí hiểm”, “tắc tị”,“quái thai”, “hỗn tạp những rối rắm quáigở”, “những thứ ngôn-ngữ ô uế tới mứcthô bỉ” (6) và “dựng lại cái thây ma mà mườilăm năm về trước những người trongnhóm Xuân Thu nhãtập đã nêu lên. Đó là mặt nổi của tuyên truyền, vìmặt khác, ngay từ 1977 họ đã sợ thứvăn-học hư hỏng của miền Nam đóđược người chiến thắng lén lút tìm đọc thờicòn bị cấm. Dù bị cấm.đe, nhưng họ thú nhận đã không thành công, không thể thỏa mãnvới những công việc chúng ta (CSVN) đã làm (...)những đoạn nhạc vàng vẫn truyền đi trêncác băng ghi âm một cách bất hợp pháp, nhữngcuốn tiểu-thuyết, những tập thơ mangnội dung phản động hoặc đồi trụyvẫn được chuyền tay nhau, không những ởcác tỉnh miền Nam mà ngay cả ở một số thànhphố miền Bắc (...) Chúng ta phải đề caocảnh giác, không thể xem nhẹ những tác hạicủa nó được (7). Trong nước đã cónhững nghiên cứu cởitrói, đã có cái nhìn khách quan hơn. Trần Thị Mai Nhi viếtvề “nhóm Sáng Tạo” đã nhìn nhận họ muốn có một ‘đườnghướng sáng tạo’, muốn là ‘kẻ sáng tạo ngônngữ trong thơ ca’(...). Họ muốn đổimới niêm luật, cú pháp, chấm câu, từ ngữ trongthơ cả. Rồi việc họ chấp nhậnthứ ‘tiếng của vỉa hè’ cũng không hoàn toànchỉ là một sự lập dị. (...) Đúng thôi, vănhọc Sài Gòngặp văn học phương Tây ở quan niệmthẩm mỹ... (8). Bùi Giáng được chiếucố nhiều nhất, được khám phá đủchiều, có tạp-chí như Thời Văn ra cảsố đặc biệt. Hoàn cảnh mới đã cho phépnhững phát hiện mới, mà sau nhiều thập niên mùquáng vì chiến tranh, có những cái đã bị biếnhủy nhưng cũng có những nhận diện,cảm thông về những cái tưởng đã chết hoặc yếuđi như tôn giáo. Vả lại, tôn giáođã trở nên nguồn sống tâm linh của nhiều người, kể cả cánbộ. Cuộc chiến chính thức tànnăm 1975, những thất bại của chuyên chính từ1975 đến 1986 đưa đến Cởi Trói nhưmột lối thoát dọ dẫm có cái hay là đã tạo môi trườngnhững cố gắng mới với quan điểmmới hơn, dân tộc hơn, tổng hợp hơn.Trong hoàn cảnh đó càng ngày càng có những nghiên cứutrở về với truyền thống dân tộc thậtsự, đó là điều nên mừng. Bướcđầu khó khăn đã có người đi, dĩ nhiên còn cần nhiều nghiêncứu sâu xa và khách quan hơn nữa!

Vềvăn-học hải-ngoại, gần đây trongnước đã có những nhận xét khác tiếng nóichính thức, như một bài viết của NguyễnVĩnh Nguyên trên báo Sài Gòn Tiếp Thị được tờ Tuổi Trẻ On-line(10-6-2005) đăng lại. Nhân điểm qua một vàicây viết phần lớn xuất phát từ miềnBắc xã-hội chủ nghĩa, ông cho rằng: Văn học hảingoại, bản thân cũng chia nhiều hướng; tuynhiên với bạn đọc VN, chúng ta chỉ nên xét trên cơsở những gương mặt đã xuất hiện tác phẩmvà gắn bó với dòng chảy của văn học trongnước, có tác động không những với cộngđồng nơi nhà văn sống và viết mà còn với  người đọctrong nước. (...) Môi trường văn chươngđã bắtđầu có những hé cửa tiếp nhận sựđa tuyến, đa chiều. (...) Sự phân chia giới tuyến trong vàngoài nước trên lãnhđịa văn học suốt ba mươi năm qua cólẽ đã quá đủ. Hợp lưu đang làvấn đề đang được hoá giải theo thời gian. Hẳn rằng, vớinhiều nhà văn chân chính ở hải ngoại, khôngbị câu thúc bởi những hằn học quá khứ vànhững lý do cầm bút phi văn chương, ai cũngmuốn được hợp lưu trước khihội nhập. Nhìn nhận và đón nhậndòng chảy văn chương hải ngoại là mộtcâu thúc nội tại để đưa nền vănhọc phát triển hơn. Trong vòng khoảng 5 nămtrở lại đây, có thể nói, lực lượng nàyđã có nhiều đóng góp, thậm chí có những tácphẩm sau khi được in tại quê nhà, thựcsự gây bất ngờ đối với nhữngđồng nghiệp trong nước lâu nay mãi lúng túng khôngtìm được cái nhìn mới về những vấnđề đời sống đương đại (9).

Dù cómột số chữ dùng khác biệt, ngườiViệt trong và ngoài nước vẫn có thể đọcsách báo của nhau, tìmhiểu nhau và có những đồng tâm, tri kỷ vềmột số sự việc và vấn đề lớnnhỏ. Người viết xuất-bản chung trong ngoài,đã có nhiều thử nghiệm, lúc đầu phảichịu vài chếtnon vìkỹ-luật chính-trị như dự áncủa Khánh Trường chủ biên tạp-chí HợpLưu thời 1990 - ngược lại, cũng vì cái kỹ luật đó mànhóm Montréal thân trong nước thời đó đã ra tuyển tập ViệtKiều Với Quê Hương: Thơ VănNgười Việt Nam Ở Nước Ngoài, 1975-1990 (NXBTpHCM, 1990). Sau đó thìđã có nhiều tuyển tập nhiều cây viết  trong ngoài đáng kể có tuyểntập 26 Nhà Thơ Việt Nam ĐươngĐại (Tân Thư, 2002) và nhất làkhuynh-hướng thời thượng dịch đápứng nhu cầu “tòmò (voyeurisme)chính-trị hơn là văn-chương của vàitác-giả trong nước và lâu lâu xen kẽ vài cây viếthải-ngoại hoặc miền Nam tự-do như cáctuyển dịch của Phan Huy Đường, củaĐoàn Cầm Thi,...! Các nhà văn ở ngoài cũng có mặttrong một số tuyển tập xuất-bản trongnước, như Tuyển Tập Văn Mới (2005). Nhucầu thưởng thức văn-học nghệthuật không có biên giới, nếu có là do chính trị bày trò. Nhà văn Vương TríNhàn trong một bài viết gần đây đã tiếtlộ Vănhọc Sài Gòn đã đến với Hà-Nội từ trước1975” (10) trong giới văn nghệ sĩ và trí thứcmiền Bắc.

Tưởngcũng cần ghi nhận là Internet và toàn cầu hóa đã đưa ngườiviết và người đọc đến gầnnhau hơn, trực tiếp hơn, và đồng thờitạo cơ hội cho các “tác-phẩm” khó khănxuất-bản ở một nơi có thể ra mắtở nơi khác - như trang Talawas (vừa ngưng hoạtđộng) và damau.org với mục Trên Kệ Sách http://kesach.org ‘xuất bản’ dướihình thức ebooktừ các tác phẩm đã hoặc sẽ xuất bản,bên cạnh chương trình ‘Cho & Nhận’ với mục đích hỗ trợ các tác giảtrong và ngoài nước gặp khó khăn trong việcấn hành và phổ biến tác phẩm văn họccủa mình. “Khó khăn” bao gồm những trở ngại tàichánh, kiểm duyệt văn hóa/chính trị, và rào cảnđịa lý.Cũng từ đó sinh ra các hiện-tượngĐỗ Hoàng Diệu, Vi Thùy Linh, thơ Tân Hình-Thức, nhóm MởMiệng và nhóm Ngựa Trời, v.v. Các ấn phẩmbị thu hồi, cấm lưu hành ở trongnước cũng có thể ‘ra mắt’ ngườiđọc trong và ngoài nước qua phương tiệnInternet như tập truyện Tột Đỉnh Tình Yêu 2008 của Nguyễn Thúy Ái,v.v. (nhưng Internet cũng đi nhanh hơn kiểm duyệtvà nhà xuất bản như trường hợp bảnthảo cuốn ‘Hồi ký’ của Nguyễn Đăng Mạnh gầnđây). Tại Sài-Gòn, nhóm Mở Miệng đãxuất-bản Khoan Cắt Bê Tông, một tuyểntập thơ, dưới tên nhà xuất bảnGiấy Vụn, in 100 bản với lời chú “In xong &nộp bản lưu cho các tác giả 9-2005”, với sựgóp mặt của 23 tác giả trong và ngoài nước. Nóichung, những năm gần đây, Nguyễn Việt Hà (KhảiHuyền Muộn, 2005), Bùi Hoằng Vị, Nguyễn Bình Phương,Nguyễn Viện, Ngô Tự Lập, Phan Triều Hải,Hồ Anh Thái (Tự Sự 265 Ngày, 2005), NguyễnVĩnh Nguyên (Khu Vườn Lưu Lạc 2006),Nguyễn Thế Hoàng Linh,... là những cây bút có kỹthuật và/hoặc nội dung mới, đa dạng, cónhiều triển vọng! Nói hy vọng vẫn nằmở văn-học tự-do, khai phóng, là vậy! Sau mộtthời kỳ khá dài, từ Cởi Trói văn-nghệđầu 1987 đến gần đây, các cây viếtnhư Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Khángrồi Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương,Phạm Thị Hoài, v.v. đã khai thác nhân tính và nhân phẩm làm ngườiViệt Nam cũng như đã tập tễnh khai thác những cái tâm linh, linhcảm mà lý trí chủ chủ nghĩa xơ cứngchưa thỏa mãnđược, nay lớp nhà văn mới tới muốnđi xa hơn chăng? Các nhà văn trong nước (vàmột ít ở ngoài nước) có khuynh-hướngthời thượng nếu không viết tiểu-thuyếtlịch-sử thìnói chuyện thế-giới bên kia, không thật, nói cái thiêng để tránhlách cái phàm, thể hiện những chiều kích thời-giankhông thật, đã qua! Nhà văn mượn hồnnhập xác, nhìn vào thế giới bên kia, tâm linh, v.v. Saunhững Cõi Người Rung Chuông TậnThế (Hồ Anh Thái), Phần Hồn(Nguyễn Mạnh Tuấn), Đêm Thánh Nhân (NguyễnĐình Chính), ThoạtKỳ Thủy (Nguyễn Bình Phương), ThiênThần Sám Hối (Tạ Duy Anh), v.v. So với nguồncơn văn-chương của châu Mỹ latinh, ViệtNam ta không cùng văn-cảnh, do đó thứvăn-chương này phải chăng là để trốntránh thực tại? Nhà văn do đó đánh mất vai trò của mình hoặc chứngtỏ là ngụy trí thức. Làm như người viết không dámlấy đề tài trong hiện thực, “đươngđại” sợ đụng đến những thếquyền chăng? Mặt khác, nhà vănmuốn khai thác chất phi lý trong tính cách con người, thám-hiểmsức mạnh của thời gian vì sự quên lãng như đangchực chờ đâu đó!

Khuynh-hướngnày mang tính hậu hiện-đại, đề cao cáingược lại với duy-lý, mô-phạm, khoa-học, lạc quan,... ; tóm, con người ở đâyhết là cái rốn của vũ trụ. Dịch lý được vận hànhtrở lại, mở rộng vòng tay đón tiếp phi lý,vô thường, biến hóa, tóm, con người chưachết nhưng thường ở bên cạnh hay ởđâu đó, có khi hội-nhập vào vũ trụ, thiênnhiên - con người hết làm cứu cánh, trởnên một trung dung hấp lực. Văn-chương đođó không biên giới, không nhất thiết phải trungthành với một trường phái. Vai-trò của con chữđược đề cao. Ngôn-từ hết phảiđúng văn phạm, hợp lý,...; ngôn từ ở đâyđược đón nhận như đượcviết hay nói ra!  Kếtcấu của tiểu-thuyết hết còn là mộtcấu trúc toàn bộ, mà có thể chỉ là nhữngphần mảnh không thể dán hoặc nhập vào nhau.Một thế-giới mơ tưởng vốn là trù phúcho sáng-tạo, nay chiếm ngự trong óc sáng-tạo củanhà văn thơ, cố tình, với tư duy.

Một hình-thức hậu hiện-đại kháccũng đang thao diễn trên trườngvăn trận bút, đó là văn-chương khai phóngnữ quyền và dục tính. Cách mạng tình dục tiếp tụcvới văn học hải ngoại nhưng rấtmới với trong nước nhất là với các nhàvăn nữ. Họ lên tiếng về những âu lo, tâmtình mà lâu nay nhất là ở Việt Nam ít thấy, nói thẳngnhững lo âu thực tế, sờ mó được, cảm được, không cần nhiều ngõ quanh,đi vòng. Người nữ chống văn minh,văn hóa dựa trên quyền hành đàn ông, phụquyền, chống Tây phương kỹ nghệđịnh nghĩa đàn ông ở khả năng sángtạo và chế biến sự vật. Phụ nữ  chống văn chươngnhư một nền chế, họ thích mặt trận“ngôn ngữ” hơn, thích phổ dương liên hệtrực tiếp với chữ viết cũng nhưvới thân xác. Xây dựng lại nội dung bằngđường thoát ngôn ngữ. Lạc thú thân xác điliền với lạc thú ngôn ngữ, đến sau lạcthú ngôn ngữ. Người nam đi vào văn để tìm hoặc nếu đãthấy, trình bày lý thuyết, triết lý hay một nghiệp, ngườinữ thìđến để thực hiện cái tôi, xác địnhcái tôi, cá nhân. Và họ đi vào tình dụccủa đời thế tục, tận hưởng phútgiây, lãng mạn tình yêu đến tự do tình dục.Người nữ sống đời hải ngoạihội nhập, choáng ngợp giữa nhữnglạ-lẫm (exotic), ngợp trước tự do ởxứ người, tự do tuyệt đối và cá nhânchủ nghĩa, từ vật chất, thân xác, tình cảm,... Có thể họmuốn giả vờ, trưởng giả, nhưnglại không giữ lề, thích tự do, khám phá,... Tìnhdục trước khi là hiện tượng xã hội, văn hóa, đã làthân xác. Nhà văn nữ muốn làm chủ câu chuyệncũng như tác động hành xử dâm dục,muốn đưa ra ánh sáng cái khuất chìm,...Một diễn văn đi xa hơn đòi nữquyền, mà tranh đấu cho một văn hóa nữ-hệ hay cho mộtcái tôi sùng sục, dục, hay dồn nén, thiếu thốn?Đưa tính dục cá nhân vào đời sống tậpđoàn và xâm nhập những lãnh vực cho tới đócấm kỵ hoặc không can dự gì! Trong nước,đời sống và thân phận phụ nữ có khác, dođó cách “tiếp cận” cũng khác. Dương ThuHương qua Chốn Vắng (No Man’s Land) tỏ lộmột số khuynh-hướng tình dục, thủ dâm, những cách làm tình,đi xa tả cơ quan sinh dục. Ở đây, nhà vănnữ đòi quyền dân sự, nên, dễ hiểu khởitừ bản thân, Đỗ Hoàng Diệu là một tiếpcận khác, buông thả hơn. Ngay cả cây bútđồng-nội Nguyễn Ngọc Tư qua tậptruyện Cánh Đồng Bất Tận cũng đã muốn mượn” tình dục đểchuyển tải bi kịch của sự đói nghèotriền miên, của sự dốt nát, của sựhẹp hòi...Văn-chương nhắmphần-mảnh, tầng kín, sống vội, với cái cóthực, v.v., tức khuynh-hướng hậuhiện-đại, phá bỏ hoặc tránh né những tuyênngôn to lớn. Như vậy, hiện-tượngtính-dục và nữ quyền đã từ hải-ngoại nhập vào trong nước,như một hợp lưu (chung dòng nước!)của con người hôm nay! Với văn chươngtính-dục, chúng tôi thiển nghĩ tính văn chươngsẽ không ở lâu với những quẩn quanh trần-bì không lối thoát. Khôngbắt buộc phải hướng thượng, nhưngnếu nhân vật, hành động và nội dung củavăn chương cứ bị tình dục, thân xác giam hãm tù đày,định nghĩa về văn-chương hình nhưđã bị hãmhiếp một cách tội nghiệp vậy! Ngườiđọc dĩ nhiên không khỏi có những nghi vấn:phải chăng văn-chương tính của cáiđược viết ra mới là chính, là cốt lõi? Lên đường tìmkiếm làm mới văn-chương hoặc buông thả theo hiện thực, hoang tưởng; haihiện-tượng văn-học này sẽ sống lâu hayyểu mệnh như bao hiện-tượng khác?Phải chăng đây cũng là phản ảnh củamột đời sống mới, tự-do và triệtđể không giới hạn? Theo thiển nghĩ thì câu trả lời đãtiềm ẩn trong nghi-vấn!

*

Chúng tôi nhận ra một số nghịch lý vàđương nhiên dịch lý. Trong một nghiên cứu gần đây(Miền NamĐạo-Lý), chúng tôi đã ghi nhận những nỗlực văn-hóa của Nam-kỳ thuộc địa trongviệc bảo tồn và phát huy đạo lý truyềnthống khi thực-dân Pháp đến xấm chiếm vàđô hộ miền Nam Cochinchine; và các tiền bốiđã thành công. Miền Nam Cộng Hòa in facto đã bịchấm dứt hiện hữu ngày 30-4-1975 (dù hãy còn sốngđộng trong tâm tưởng và hồi ký củanhiều tai mắt và của cả ngườimiền Nam).Nước mất thìnhà tan, con người phân tán, Việt Namhải-ngoại thành hình. Trong nước thì người dânmất nước, mất chính quyền và thẩmquyền, mất quyền công dân, xác thân bị kiềmchế trong các trại gọi là “cải tạo” hay “kinhtế mới”, dĩ nhiên văn-hóa cũng bị xóa nát vùidập. Các sản phẩm nghệ thuật, âm nhạc(nhạc vàng), văn-chương, văn-học, văn-hóagì gì của miềnNam cộng hòa đều bị xóa, với nghịđịnh, với hàng trăm bài báo và sách lý luận, nghiêncứu như vừa trình bày. Nhưng kẻ thắng trận (miền Bắccộng-sản) dù cố tình bôi xóa văn-hóa củamiền Nam,đã thất bại với thời gian (vì cấm vận,chiến-tranh lạnh, đôla, v.v.). Nhưngchủ yếu là ngườicộng-sản Việt Namđã không có một văn-hóa phổ quát và nhân bảnkhả dĩ có thể thay thế. Tronghọc đường, ngoài xã-hội mọi người đã nhìn thấymột thứ không-văn-hóa đang làm băng hoạixã-hội thời hậu chiến. Và con ngườiđã chạytrở lại tìm những thứ mà nền móng xã-hội mới đã không có hoặc khôngthể có, của Việt Nam cộng hòa và của Nam-kỳCochinchine cũng như của một xã-hội Việt Nam bị phêlà lạc hậu và cả phong kiến nhưng córễ văn-hóa, có căn bản con người, mộtnhân bản không thiết yếu phải có tính khoa-học,nhưng có nền tảng! Nghĩa là vẫn có hy-vọng!

Nói hyvọng để khôn ngoan và khả năng khai-phóngđược có cơ xuất hiện, vì hiện cónhững tạp-chí có vẻ giao-thoa hợp-lưutrong-ngoài đầy những sáng tác có tính rác rưởinhất thời, khai thác những dục vọng thấphèn, rất tư riêng, bệnh hoạn, dâm-bôn, cũngđược cho ra như một cố gắngđể được nói đến như những “nhàvăn thơ” đương-đại, hậuđương-đại hay giải phóng. Cái gọi làvăn-chương, văn-học có nhữngđiều-kiện đương-nhiên hoặc ngầmcủa nó, mà không một tập đoàn, chủ báo hay nhàvăn nào có thể tự diễn hay tác oai tác quái mà tồntại lâu dài được. Người đọccũng như lịch-sử văn-học hãy còn đâu đó như làthẩm phán cuối cùng!

Vớiđầu tư cùng du-lịch quốc tế và tiềnhàng tỉ hàng tỉ mỗi năm đổ về củaViệt kiều, chính quyền trong nước không ... cáchmạng theo thì cũng phải thíchứng, cập nhật. Những bóng ma tàn tích của cuộcchiến vừa qua, như ma “thực dân mới”,“biệt kích”, v.v. nay đã hiện nguyên hình là ... bạn! Chiến-tranhxưa nay ít ai thậtđại thắng, thường thì gặp thời(Điện Biên 7-1954, miền Nam 4-1975, v.v.). Đãnói chiến-tranh thì phải có thắng thua, nhưngdân-tộc thì khôngbao giờ thua, có chăng là giàu thêm và khôn ngoan ra dù phảithêm xương máu! Văn-học thì lại càng không có chuyện thắng thua,nói thắng thua là trò con người bày ra, cưỡng ép,cường điệu, kể cả chuyện hợplưu!  Văn-học cũngkhông là chuyện kinh tế hay mạnh đượcyếu thua! Như vậy thiển nghĩ thế thờicó thế nào thìvăn-học vẫn là hy vọng vì trướcmắt chúng tôi không tin người Việt sẽ cóđồng thuận về văn-hóa - khó, vì làm văn-hóa thì con ngườiphải văn-hóa trước đã (to be or not to be)! Trong hoàn cảnh đó,văn-học sẽ là bước đầu, nếuthật lòng lênđường!

 

Chú thích

1.   Tríchtừ Văn Hóa Văn Nghệ Miền NamDưới Chế Độ Mỹ Ngụy (Hà-Nội:Văn Hóa, 1977), tr. 8.

2.   TheoTrần Thọ, Tạp-chí Cộng-Sản 10-1981.

3.  http://www.dlu.edu.vn/detail_subjectdraft_faculty.aspx?orgId=62HYPERLINK"http://www.dlu.edu.vn/detail_subjectdraft_faculty.aspx?orgId=62&subjectId=NV234&p=2"&HYPERLINK"http://www.dlu.edu.vn/detail_subjectdraft_faculty.aspx?orgId=62&subjectId=NV234&p=2"subjectId=NV234HYPERLINK"http://www.dlu.edu.vn/detail_subjectdraft_faculty.aspx?orgId=62&subjectId=NV234&p=2"&HYPERLINK"http://www.dlu.edu.vn/detail_subjectdraft_faculty.aspx?orgId=62&subjectId=NV234&p=2"p=2

4.   X.Phong Trào Thơ Mới”. Hà-Nội: NXBKhoa-học xãhội, 1982. Tr 268.

5.    Tự Lực văn đoàn:con người và văn-chương.Hà-Nội: Văn học, 1990. Tr. 57.                                  

6.   TrầnTrọng Đăng Đàn. Văn Học Thực DânMới Mỹ Ở Miền Nam Những Năm 1954-1975,tập 2. Hà-Nội: Sự Thật, 1991. Tr. 68, 72.

7.   TríchLời Nói Đầu. Văn hóa, văn nghệ miềnNam dưới chế độ Mỹ-Ngụy. Sđd.

8.   TrầnThị Mai Nhi. Văn Học HiệnĐại Văn Học Việt Nam Giao Lưu GặpGỡ. Hà-Nội: Văn Học, 1994. Tr. 135, 136.

9.   NguyễnVĩnh Nguyên. Vănhọc hải ngoại: dòng riêng có gặp dòng chung?. TuổiTrẻ On-line 10-6-2005.

10.          http://www.phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=4354

 

(2-2005;11-2008 +)